Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.76 KB, 57 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở TỈNH HẢI
DƯƠNG HIỆN NAY-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Sơn
Lớp: Trung cấp LLCT-HC A167-K23
Chức vụ: Quản đốc phân xưởng
Đơn vị công tác: Công ty cổ phần Bia Hà Nội- Hải Dương
Giáng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Quang Toản

Hải Dương, tháng 02 năm 2020


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

1

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

2


LLSX

Lực lượng sản xuất

3

QHSX

Quan hệ sản xuất

4

CSHT

Cơ sở hạ tầng

5

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

6

GRDP

Tổng sản phẩm trong tỉnh

7


KTTT

Kinh tế tập thể

8

HTX

Hợp tác xã

9

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

10

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

11

KVDNTN

Khu vực doanh nghiệp tư nhân

12


CPH

Cổ phần hóa

13

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

14

FTA

Hiệp định thương mại tự do


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới. nhân
loại đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành
nền kinh tế dựa vào tri thức, sử dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu
của khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất đời sống. Đó là điều mà CácMác đã tiên đoán cách đây 150 năm về khả năng đưa khoa học trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Theo đánh giá của các nhà tương lai học, thế giới
đang chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, trong đó khả năng hiểu biết của
con người đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông đã được ứng dụng
ngày càng nhiều mặt của đời sống xã hội. Riêng đối với nước ta, sau một thời

gian dài duy trì mơ hình kinh tế tập trung đã thấy sự khơng phù hợp của nó.
Chính vì vậy, năm 1986, Đại hội Đảng VI đã đề ra đường lối đổi mới
toàn diện nền kinh tế xã hội nhằm đưa đất nước dần thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng vào những năm cuối thập kỷ 80. Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu
sự ra đời của kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Tiếp đó đại hội
Đảng VII đến lần XII tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hố bằng các chính sách,
cơ chế nhằm kiên trì xây dựng nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, trong
đó giữ vững vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước. Hiện nay nền kinh tế nhiều
thành phần nước ta đang trong quá trình chuyển đổi. Các thành phần kinh tế
này đan xen vào nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau ln vận động và
có sự chuyển hố trong q trình phát triển. Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần và ích lợi của nó có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát
triển Kinh tế – Xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Biết
những mặt mạnh để phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục, chúng ta
sẽ xây dựng được một nền kinh tế phát triển vững chắc, đưa đất nước ra khỏi
đói nghèo, phát triển toàn diện về mọi mặt, sánh nganh cùng các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới.
4


Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển
không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà
pháp luật khơng cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng
được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng
sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế.

Do vậy, đến nay nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước chuyển
biến rõ rệt và đang trên đà phát triển thành một nước cơng nghiệp hố, hiện
đại hố theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Hải Dương có vị trí quan trọng, nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sơng
Hồng, Hải Dương đóng vai trị cầu nối giữa thủ đơ Hà Nội với thành phố
Cảng Hải Phòng và tỉnh Du lịch Quảng Ninh. Trên địa bàn tỉnh có nhiều
tuyến quốc lộ đi qua như quốc lô 5, 10, 18, 37 và 38. Nhiều dự án giao thông
quan trọng nối Hải Dương với các tỉnh bạn đã và đang được tỉnh triển khai
xây dựng. Vị trí địa lý thuận lợi cùng hệ thống giao thơng tương đối an tồn
chính là lợi thế, cơ hội của Hải Dương trong giao lưu, trao đổi thương mại với
các đỉnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội-Hải Phòng-Quảng
Ninh và các tỉnh lân cận.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải
Dương đã tập trung khai thác mọi nguồn lực, tỉnh đã và đang nỗ lực nhằm ghi
điểm với các nhà đầu tư. Tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội
và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Trong suốt 20 năm qua, thu
hút đầu tư của tỉnh đã có bước phát triển theo từng năm nhưng vẫn chưa thực
sự tương xứng vưới tiềm năng của tỉnh. Quy mơ thành phần kinh tế nhỏ, thu
hút ít các tập đoàn lớn, các dự án đầu tư phần lớn có quy mơ vốn nhỏ và trung
bình, chưa có nhiều dự án cơng nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn.
5


Trong triển vọng, để Hải Dương không chỉ là nơi đi qua mà là điểm
dừng chân của các nhà đầu tư lớn. Hải Dương đang trở thành vùng trọng điểm
thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, du lịch thương mại, giải quyết việc làm
để giảm áp lực cho các thành phố lớn và trở thành một trong các đô thị lớn
trong vùng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu
“Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở tỉnh Hải Dương hiện nay-Thực trạng và
giải pháp".

2. Mục đích và nội dung nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận và quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin và Quan
điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế nhiều thành phần trong tình hình hiện nay
- Đánh giá rõ thực trạng kinh tế nhiều thành phần tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2015-2020.
- Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nhiều thành phần Hải Dương 2020-2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu nền kinh tế nhiều thành phần ở tỉnh Hải Dương: mối quan
hệ các thành phần kinh tế, việc phát triển thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh
Hải Dương.
-Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các thành phần kinh tế và mối quan
hệ giữa chúng ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020 đề xuất giai đoạn 20202025
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài: dựa vào nền tảng tư tưởng Hồ
Chí Minh, chủ trương đường lối của đảng ta về phát triển kinh tế nhiều thành
phần qua các thời kỳ.
- Phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích
thống kê, so sánh, diễn giải quy nạp, phỏng vấn sâu, tìm hiểu thơng qua các
tài liệu báo cáo của tỉnh ủy, UBND tỉnh, các nghành, sở Kế hoạch đầu tư, Tài
chính, sở Cơng thương, Xây dựng… và khảo sát thực tế tình hình để làm khóa
luận.
6


5. Kết cấu của đề tài
+ Chương 1: Một số vấn đề chung của phát triển kinh tế nhiều thành phần
+ Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế nhiều thành phần ở tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2015-2020
+ Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế nhiều thành phần ở tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2020-2025

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cịn hạn chế nên khơng thể tránh
được những thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự đánh giá chân thành của
các thầy cô.
Tôi hy vọng đề tài này có thể mang lại một phương pháp tiếp cận mới
với vấn đề “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở tỉnh Hải Dương hiện nayThực trạng và giải pháp” và là một tài liệu tham khảo có ích. Tơi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của Thầy giáo hướng dẫn ThS. Bùi Quang Toản
để đề tài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

7


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN
1.1 Khái niệm và lịch sử hình thành các thành phần kinh tế
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Định nghĩa thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên
một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế
khơng tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau tác động lẫn nhau tạo
thành cơ chế kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
1.1.1.2 Các thành phần kinh tế của Việt Nam
Theo Văn kiện đại hội XI chỉ rõ 4 thành phần kinh tế:
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
* Thành phần kinh tế Nhà nước
Thành phần kinh tế Nhà nước là những đơn vị, tổ chức trực tiếp sản
xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực

thuộc sở hữu Nhà nước hoặc phần vốn của Nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế.
Cơ sở hình thành: Dựa trên sở hữu cơng cộng mà nhà nước là chủ đại diện.
- Vai trò của kinh tế Nhà nước
+ Mở đường của kinh tế nhà nước
+ Lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế
+ Là nguồn lực nuôi bộ máy nhà nước
* Thành phần kinh tế tập thể
Thành phần kinh tế tập thể là sự liên kết kinh tế tự nguyện của các chủ
thể kinh tế với các hình thức đa dạng, linh hoạt phù hợp với nhu cầu, khả

8


năng và lợi ích của các bên tham gia. Cơ sở hình thành: dựa trên hình thức sở
hữu hỗn hợp.
- Vai trò của kinh tế tập thể
+ Phục vụ cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển và thu hút
được vốn, lao động cho quá trình sản xuất kinh doanh
+ Tập trung được vốn nhà rỗi trong dân cư, giải quyết công ăn việc làm
cho lao động tại địa phương
* Thành phần kinh tế tư bản nhà nước
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là sản phẩm của sự can thiệp của
nhà nước vào hoạt động của các tổ chức, đơn vị kinh tế tư bản trong và ngồi
nước bao gồm tất cả các hình thức hợp tác liên doanh sản xuất kinh doanh
giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản trong và ngoài nước nhằm sử dụng,
khai thác, phát huy thế mạnh của mỗi bên tham gia, đặt dưới sự kiểm soát
giúp đỡ của nhà nước. Cơ sở hình thành: dựa trên sở hữu hỗn hợp.
- Vai trò của kinh tế tư bản nhà nước
Có vai trị quan trọng trong việc huy động, sử dụng vốn kỹ thuật, công
nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý của các nhà tư bản.

* Thành phần kinh tế tư nhân
Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm:
+ Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và
khả năng lao động của người lao động và các hộ gia đình.
+ Kinh tế tiểu chủ cũng dựa trên tư hữu nhỏ nhưng có thuê mướn lao động.
+ Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất và bóc lột sức lao động.
Cơ sở hình thành: dựa trên hình thức sở hữu tư nhân.
- Vai trò của kinh tế tư nhân
Có vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế-xã hội, là nòng
cốt của một nền kinh tế.
* Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
9


Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là thành phần kinh tế mà
vốn do các chủ thể kinh tế nước ngồi đầu tư.
Cơ sở hình thành: dựa trên hình thức sở hữu tư bản tư nhân(100% vốn
nước ngoài) và hỗn hợp (liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong
nước).
- Vai trị của kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
- Thu hút được vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý hiện đại.
- Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động.
- Tăng trưởng và phát triển kinh tế.
* Cơ sở tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần
-

Lý thuyết về quốc hữu hóa và hợp tác hóa.
Sự phát triển khơng đồng đều giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Mối quan hệ giữa Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng.

Tồn cầu hóa và tính tất yếu của nó.

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về các thành phần kinh tế
1.2.1 Quan điểm của CN Mác-Lênin về vấn đề tồn tại nhiều thành phần
kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần, tương ứng với các
giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhưng vị trí, cơ cấu, tính chất của các giai
cấp, tầng lớp này có sự biến đổi sâu sắc.
Từ nghiên cứu sự phát triển trong lích sử thế giới, V.I.Lênin cho rằng,
sự phát triển của từng dân tộc khơng những tn theo tính quy luật chung, mà
cịn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang tính đặc thù về trình tự của sự
phát triển đó. Tính Quy luật chung về kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là sự tồn tại và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Xét về mặt lý luận, cả C.Mác và Lênin đề cho rằng: khơng thể có chủ
nghĩa tư bản thuần túy và chủ nghĩa đế quốc thuần túy. Đặc biệt trong tác
phẩm “Kinh tế chính trị trong thời đại chun chính vơ sản” và “Bàn về thuế
lương thực”, Lênin cũng khẳng định rằng: trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
10


xã hội tế mang tính phổ biến trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền
kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế và ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau
số lượng thành phần kinh tế cũng khác nhau.
Tuy mỗi thời kỳ số lượng thành phần kinh tế có khác nhau tuy nhiên
Lênin cho rằng đặc điểm kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong đó có ba thành phần
kinh tế sau đây: thành phần kinh tế Xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế tư
bản chủ nghĩa tư nhân và thành phần kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ.
Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội là đặc trưng kinh tế mang tính phổ biển đối với các nước trong
thời kỳ quá độ, trong đó có nước ta. Ở mỗi nước, mỗi chặng đường của thời
kỳ quá độ, có chiến lược cơ cấu thành phần kinh tế tương ứng thích hợp.
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển các thành phần kinh tế
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong lựa chọn con
đường phát triển của dân tộc, Hồ Chí Minh đã vận dụng sang tạo nguyên lý
kết hợp cái phổ biến với cái đặc thù. Người khảng định rõ, mặc dự phát triển
của xã hội lồi người tn theo tính quy luật chung, song các dân tộc tùy vào
hồn cảnh cụ thể có thể lựa chọn con đường phát triển riêng của mình. Trong
tác phẩm Thường thức chính trị, Người viết “Từ cộng sản nguyên thủy đến
chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội
(cộng sản) – nói chung thì lồi người phát triển theo quy luật nhất định như
vậy. Nhưng tùy vào hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác
nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên xơ. Có
nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng
sản) – như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam ta, v.v.
Từ đó, Việt Nam có thể và cần phải lựa chọn con đường riêng cho phù
hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình. Trong bài Nói chuyện tại lớp
hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và Hội nghị sư phạm, Người chỉ rõ ; (Ta
khơng thể giống Liên xơ, vì Liên xơ có phong tục tập qn khác.
11


Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh sau năm 1945 đã chỉ ra những hình thức sở hữu chính
tương ứng với hình thức sở hữu là nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm
“năm loại kinh tế khác nhau” trong niền kinh tế Việt Nam
- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của
nhân dân)

- Hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội)
- Kinh tế cá nhân, nơng dân và thủ cơng nghệ (có thể tiến dần vào hợp
tác xã , tức là nửa chủ nghĩa xã hội).
- Tư bản của tư nhân
- Tư bản Nhà nước ( như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh)
1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta
Nền văn minh của Việt Nam đã được xây dựng trên nông nghiệp.Các
triều đại phong kiến đã luôn luôn coi nông nghiệp như là cơ sở kinh tế chính,
những tư tưởng kinh tế của họ đã được khẳng định trên chủ nghĩa trọng nông.
Quyền sở hữu đất đai đã được qui định và những cơng trình qui lớn như đê,
các cơng trình thủy lợi đã được xây dựng ở đồng bằng sông Hồng để tạo điều
kiện canh tác lúa nước. Trong những thời điểm n bình, những người lính đã
được gửi về nhà để làm, triều đình gọi chính sách này là ngụ binh ư nơng.
Hơn nữa, triều đình cấm giết mổ trâu bò, gia súc và tổ chức nhiều nghi lễ liên
quan tới nông nghiệp. Thủ công mĩ nghệ và nghệ thuật được coi trọng, nhưng
thương mại đã bị hạn chế, các những người kinh doanh được gọi bằng thuật
ngữ ‘’con buôn’’. Nền kinh tế quốc gia là tự cung tự cấp.
Từ thế kỉ 16, Nho giáo đã mất ảnh hưởng của nó lên xã hội Việt Nam
và một nền kinh tế tiền tệ bắt đầu phát triển. Các cảng thương mại ban đầu,
như Hội An, bị hạn chế, và các quốc gia nước ngồi có nền văn hóa khác nhau
và tham vọng xâm lược của họ được coi là một mối đe dọa.Chính sách đóng

12


cửa này đã dẫn đến một mức độ đình trệ trong nền kinh tế Việt Nam, và góp
phần đưa Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.
- Giai đoạn trước năm 1954
Pháp thực hiện độc quyền thương mại, đặc biệt là công khai buôn
bán thuốc phiện. Độc quyền nấu rượu thì giao cho cơng ty Société des

Distilleries d'Indochine phân phối cho toàn Liên bang dưới hiệu "RA" (Régie
de Alcool), tục gọi là "rượu ty". Những nguồn rượu khác thì bị liệt vào hạng
rượu lậu và ai nấu hay mua thì bị truy tố và tài sản tịch thu. Đối với thuốc
phiện thì quyền nhập cảng, chế biến và bán sỉ là do cơ quan Régie de l'Opium
đảm nhận. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận chính phủ thu được từ thuốc
phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của tồn Liên bang Đơng
Dương. Riêng việc phân phối bán lẻ là để cho tư nhân, đa số là người Hoa.
Theo giáo sư Trần Văn Thọ, kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc thịnh
vượng nhất là năm 1938, cao hơn năm 1960 là 60%. Năm 1938, tổng sản
phẩm quốc nội của Đơng Dương là 1,014 tỷ tiền Đơng Dương, trong đó cơng
nghiệp chiếm 22%. Kinh tế thị trường có mức độ phát triển nhất định. So với
thời trước thực dân, cơ cấu kinh tế chuyển từ kinh tế phong kiến nặng tự cung
tự cấp sang nền kinh tế có cơng nghiệp và thương mại phát triển ở mức độ
nhất định, chủ yếu xuất khẩu lúa gạo, cao su, than,... Lao động giá rẻ của
người bản xứ được tận dụng. Nhiều công trình giao thơng và thành phố hiện
đại theo kiểu phương Tây được xây dựng, phục vụ cho lợi ích thực dân.
- Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Sau khi hịa bình được lập lại ở miền Bắc (1954), sản xuất công nghiệp
từng bước được khôi phục và phát triển.
- Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1986
Năm 1976, Việt Nam thống nhất đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, năm 1980 ra Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam được quyết định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc năm 1976,
nhằm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện ba
13


cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học – kỹ thuật, tư tưởng và văn
hóa (phát triển từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua giai
đoạn tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa). Các

chính sách quốc hữu hóa và tập thể hóa được đẩy mạnh ở miền Nam, ngoài ra
áp dụng phân bổ lại nguồn lực lao động trên cả nước, bao gồm cả xây dựng
các vùng kinh tế mới, từng bước hoàn thiện phân phối xã hội chủ nghĩa làm
theo năng lực hưởng theo lao động, xóa bỏ kinh tế hàng hóa. Chỉ tiêu kinh tế
đặt ra rất cao trong hoàn cảnh chiến tranh tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là các vùng nông thôn và một số cơ sở hạ tầng giao thông và công nghiệp
miền Bắc, nhân lực hạn chế do tỷ lệ thương tật trong chiến tranh cao, tỷ lệ mù
chữ khá cao, khả năng quản lý kinh tế yếu kém, phát triển kinh tế dàn trải, đầu
tư nhiều cho nơng thơn và các tỉnh (hịng sớm xóa bỏ hố phân hóa kinh tế
giữa hai miền, nơng thơn - thành thị, đồng bằng - miền núi) trong khi điều
kiện các vùng về tài nguyên tự nhiên, nhân lực rất khác nhau (rất khác với mơ
hình kinh tế thị trường sau này các vùng có điều kiện phát triển như thành thị,
duyên hải, có nhiều tài nguyên và chất lượng nhân lực tốt được đầu tư nhiều
hơn và lợi nhuận chảy nhiều vào các khâu trung gian cấp vốn và đầu ra sản
phẩm).
Đường lối kinh tế chủ đạo của Việt Nam từ thời kỳ này là cơng nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của
nhân dân lao động (gồm công nhân, nơng dân tập thể, trí thức xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V do Lê Duẩn, Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày, ngày 27 tháng 3 năm 1982.
Cơng nghiệp nặng được ưu tiên phát triển, Các thành phần kinh tế phi xã hội
chủ nghĩa được cải tạo, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế quốc dân và được phát triển ưu tiên, nông dân ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ
được khuyến khích tham gia sản xuất tập thể.
- Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006

14


Đây là là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam, từ nền kinh tế

kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng khơng
phải là thị trường hồn tồn tự do mà "có sự quản lý, điều tiết của nhà nước",
là để nhằm hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường.
Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập
khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và cịn xuất
khẩu gạo. Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mơ tồn quốc càng
khuyến khích nơng dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng,
nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm.
Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất
khẩu lớn. Đây là thời kỳ chuyển biến thực sự về nhận thức tư duy kinh tế, áp
dụng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Báo chí nước ngồi khen ngợi
Việt Nam, ví Việt Nam như "con hổ" kinh tế trong tương lai gần. GDP bình
quân đầu người đạt mức 396 USD (Lào 328 USD, Campuchia 283 USD) năm
2000.
-Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại
hố, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh.
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đồn
kết tồn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc
phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không
ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra
thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Nhận thức
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ
hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ
nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên
những nét cơ bản.

15



1.3 Quan điểm và chủ trương của Đảng ta về phát triển các thành phần
kinh tế từ đại hội VI.
Trên cơ sở quán triệt tinh thần của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và tổng kết thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trước
thời kỳ đổi mới, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khảng định rõ
tính tất yếu khách quan của sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần. Đại hội cho
rằng: “Xuất phát từ sự đánh giá những tiềm năng tuy phân tán nhưng rất quan
trọng trong nhân dân, cả về sức lao động, kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tạo việc
làm, chúng ta chủ trương: đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh
tế tập thể, tăng cường nguồn tích lũy tập trung của Nhà nước và tranh thủ vốn
nước ngồi, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần
kinh tế khác. Đồng thời chỉ ra: các thành phần kinh tế ở nước ta là: Kinh tế xã
hội chủ nghĩa bao gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông
dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư
bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao
là cơng tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng
bào dần tộc tiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác.
Kế thừa và phát triển quan điểm về nền kinh tế nhiều thành phần của
Đại hội VI, Đại hội VII nêu rõ: Trong điều kiện kinh tế thị trường, với quyền
tự do kinh doanh được pháp luật đảm bảo từ ba loại hình sở hữu cơ bản (sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), sẽ hình thành nhiều thành phần
kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng.
Đại hội VIII của Đảng, chỉ rõ, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thể
hiện ở "làm đòn bẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã
hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát
triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và
quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới".
Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh, kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất
quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế vĩ
16



mơ. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng khoa học và
công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả và chấp hành pháp
luật.
Sản xuất hàng hóa càng phát triển, sự cạnh tranh càng gay gắt thì
những người lao động riêng rẽ, các hộ cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
càng có yêu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển. Vì thế,
phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là con đường để giải quyết mâu thuẫn
giữa sản xuất nhỏ manh mún với sản xuất hàng hóa lớn, đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Kinh tế hợp tác là hình thức kinh tế mang tính tập thể, xã hội hóa, là
nhân tố quan trọng để xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nó giáo dục ý thức cộng đồng, tinh thần
hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên xã hội, giữa các thành phần kinh
tế để sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật.
Với những ưu việt như vậy, Đại hội IX của Đảng xác định: Kinh tế tập
thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác xã đa dạng. Nhà nước phải giúp đỡ
hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học - công nghệ, nắm bắt thông tin,
mở rộng thị trường... để cùng với kinh tế nhà nước ngày càng giữ vai trò nền
tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Trong chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, Đại hội IX của Đảng coi kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan
trọng, lâu dài. Loại hình kinh tế này xuất hiện và phát huy tác dụng ở cả thành
thị và nông thôn, cả trong nông nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, thương mại và
dịch vụ. Sự phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong điều kiện nền kinh tế hàng
hóa gắn với thị trường có vai trị quan trọng trước mắt cũng như lâu dài trong
việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất, kinh doanh
dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc

lột lao động làm thuê.
17


Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ở Việt Nam, thành phần
kinh tế này có vai trị quan trọng xét về phương diện phát triển lực lượng sản
xuất, về phát triển nền sản xuất hàng hóa, về giải quyết các vấn đề xã hội. Đại
hội VIII của Đảng khẳng định: "Kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần
xây dựng đất nước. Khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên
tâm làm ăn lâu dài; bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện
thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có
lợi cho quốc kế dân sinh". Đại hội IX của Đảng cũng khẳng định rõ hơn vai
trị vị trí của kinh tế tư bản tư nhân Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX, xác
định: "Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
cùng phát triển lâu dài, hợp tác, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập
thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của kinh tế quốc doanh.
Trong Đại hội X , Đảng xác định còn 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Đại hội XI chỉ rõ 4 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đại Hội XII nhấn mạnh: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình
đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Như vậy kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng đã vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam trên cơ sở phân tích đặc
đặc điểm của từng bước quá độ, từ đó từng đại hội trong thời kỳ đổi mới
18


không những nhất quán thực hiện kinh tế nhiều thành phần, mà còn xác định
rõ cơ cấu các thành phần kinh tế, tạo cơ sở cho hoạch định và thực thi đúng
đắn các chính sách đối với các thành phần kinh tế.
1. 4 Vấn đề phát triển kinh tế nhiều thành phần trong tình hình hiện nay
tại Việt Nam.
Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là sản phẩm của quá
trình Đảng và nhân dân ta nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, thể hiện tư duy mới của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Trước đổi mới, trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta
chưa thực sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần còn tồn tại ở nước ta
trong một thời gian tương đối dài. Việc cải tạo các thành phần kinh tế phi xã
hội chủ nghĩa được thực hiện theo kiểu chiến dịch, gị ép, khơng căn cứ vào
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Những sai lầm này tất yếu dẫn đến
tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng vào cuối những năm 70
- đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Tình hình đó địi hỏi Đảng ta phải có
những thay đổi lớn trong nhận thức và hành động, phải tìm ra con đường,
bước đi phù hợp để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, có những thành
phần kinh tế đã thể hiện tốt vai trị của mình, song cũng có những thành phần
kinh tế còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém.
Về kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế này lấy sở hữu công cộng về
tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế. Kinh tế nhà nước không chỉ bao gồm các
doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao gồm các tài sản, công cụ kinh tế quan
trọng thuộc sở hữu nhà nước, v.v.. Văn kiện Đại hội XII tiếp tục khảng định

của Đảng xác định rõ: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, v.v.. Kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình
hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta nói
19


chung, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói riêng vẫn cịn một số hạn chế
nhất định, như: Trong các doanh nghiệp nhà nước, vấn đề quản lý, phân phối
chưa được giải quyết tốt, cịn có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh
tế; các loại thị trường được hình thành và phát triển chậm, thiếu đồng bộ; các
nguồn lực kinh tế được phân bổ chưa đồng đều… Nguyên nhân chủ yếu của
những hạn chế trên là do: Việc nhận thức về kinh tế thị trường định hướng
XHCN cịn nhiều hạn chế, cơng tác lý luận chưa theo kịp đòi hỏi của thực
tiễn. Nền kinh tế vẫn cịn trong tình trạng kém phát triển, sự chênh lệch giữa
các tầng lớp dân cư, các vùng miền và các thành phần kinh tế còn cao.
Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được coi là một thành phần
kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Thành phần kinh tế này tồn tại và phát triển dựa
trên hình thức sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Sự phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi phát triển mạnh mẽ và vững
chắc thành phần kinh tế này, bởi như V.I.Lênin đã nhấn mạnh, đó là mơ hình
dễ tiếp thu nhất của những người nông dân để tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Rút bài học kinh nghiệm sâu sắc từ phong trào tập thể hoá trước đổi
mới và thực tế những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm đến việc phát triển thành phần kinh tế này, chủ trương xây dựng các hợp
tác xã kiểu mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và nhu cầu của
các chủ thể sản xuất.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, những năm qua,
KTTT đã có sự phát triển mạnh mẽ. Kết quả đó được thể hiện rõ nét trên
nhiều mặt, cụ thể:

Một là, số lượng các HTX mới thành lập tăng lên, kết quả hoạt động tốt
hơn trước. Theo số liệu thống kê: “tính đến hết năm 2018, cả nước có 21.787
HTX (tăng 1.711 HTX, tương đương 5,9% so với năm 2017). Mặc dù cịn
nhiều khó khăn nhưng hoạt động của các HTX ngày càng ổn định và có xu
hướng phát triển.

20


Hai là, mơ hình HTX hoạt động theo mơ hình chuỗi giá trị từ sản xuất –
tiêu thụ tăng lên và đã đem lại hiệu quả cao. Theo đánh giá của Liên minh
HTX Việt Nam: “Các HTX thành lập mới và tái cơ cấu HTX đang hoạt động
theo mơ hình chuỗi giá trị tăng mạnh ở các địa phương. Đến tháng 6/2018 có
khoảng 1.200 HTX (tăng 21% so cuối năm 2017). Tỷ lệ HTX hoạt động sản
xuất, kinh doanh có hiệu quả có xu hướng tăng”.
Ba là, trong lĩnh vực nơng nghiệp đã bước đầu hình thành mơ hình
nơng sản an toàn gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu dùng gắn với
thương hiệu, truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Bốn là, ngồi các HTX (nịng cốt của KTTT) thì các hình thức khác của
KTTT như: liên hiệp HTX, các tổ hợp tác cũng có bước phát triển đáng kể.
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2018, các hình thức này đã tăng so năm
2017 là: “72 liên hiệp HTX (tăng 16,1%) và hơn 106.000 tổ hợp tác với tổng
số thành viên là gần 1,5 triệu thành viên (tăng 2,4%)”.
Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện có khoảng trên 750.000
doanh nghiệp đang tạo ra 12 triệu việc làm, đóng góp tới 43% GDP (so với
khu vực kinh tế nhà nước 28,9% GDP và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi
FDI là 18% GDP; riêng trong lĩnh vực dịch vụ, khu vực tư nhân đóng góp tới
85% GDP). Thành quả đó là q trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng, là
bước đi đúng đắn phù hợp với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, là sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ nhằm "cởi trói" về cơ

chế, thể chế, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.Trong kinh tế tư
nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất, có vai trị quan trọng trong nhiều ngành nghề ở cả thành thị và nơng
thơn, có khả năng huy động vốn và lao động. Đóng góp của kinh tế cá thể,
tiểu chủ trong lĩnh vực nông nghiệp khá lớn, tỷ trọng GDP khá cao nhưng lại
đang giảm liên tục. Sự giảm sút này không đáng lo ngại, thậm chí là một dấu
hiệu tích cực, phản ánh sự di chuyển khá mạnh mẽ của nó vào các bộ phận,
các thành phần kinh tế có trình độ cao hơn; thực chất, là sự thu hẹp cách thức
21


sản xuất nhỏ lẻ để tiến lên những hình thức sản xuất tiến bộ hơn. Đây là một
xu thế tất yếu, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đang diễn ra một cách mạnh mẽ buộc những thành
viên của kinh tế cá thể, tiểu chủ phải thay đổi, di chuyển vào các bộ phận, các
thành phần kinh tế khác để bảo đảm lợi ích, do đó làm tăng sức cạnh tranh và
cơ hội để phát triển khoa học và cơng nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi: thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài là thuật ngữ chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, mới
được sử dụng phổ biến trong vài thập niên gần đây, khi làn sóng đầu tư từ
quốc gia này sang quốc gia khác tăng lên nhanh chóng. Thành phần kinh tế
này khơng đồng nhất với các thành phần kinh tế trong nước cả về mục tiêu và
cơ chế vận hành. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi bao gồm các doanh nghiệp
có thể 100% vốn nước ngoài (một thành viên hoặc nhiều thành viên) có thể
liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân
của nước ta.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có đóng góp rất to lớn đối với quốc
gia, đặc biệt là một nước đang có tiềm năng phát triển như nước ta. Doanh
của khu vực đầu tư nước ngồi góp phần làm tăng thêm của cải và nâng cao
sức cạnh tranh của các mặt hàng trong nước, đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ

để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của các cơ cấu ngành nghề trong
nước, giải quyết một số lượng lớn việc làm của người lao động trong nước.
Tuy nhiên, sự phát triển của thành phần kinh tế này đã và đang nảy sinh
một vấn đề - đó là sự lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Giả định
rằng, vì lý do nào đó, chẳng hạn lạm phát, các nhà đầu tư nước ngoài đồng
loạt rút một số lượng lớn nguồn vốn đầu tư thì tình hình kinh tế – xã hội Việt
Nam sẽ thế nào? Hoặc là tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế này ngày càng
lớn đến mức ngang bằng hoặc vượt kinh tế nhà nước thì liệu kinh tế nhà nước
có thể duy trì được vai trị chủ đạo của mình khơng? Nhà nước có thể kiểm
sốt được thành phần kinh tế này hay không? Rõ ràng, sự phát triển của thành
22


phần kinh tế này đem lại những lợi ích kinh tế – xã hội rất lớn, đồng thời cũng
tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam. Theo chúng tôi, để tận dụng được những đóng góp và hạn chế
được những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với nền kinh tế – xã hội nước
ta, một mặt, chúng ta phải phát triển mạnh mẽ kinh tế nhà nước để tạo nên sức
mạnh thực sự của Nhà nước; mặt khác, phải có biện pháp hướng thành phần
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào kinh tế tư bản nhà nước.
Như vậy, cùng với quá trình tổng kết kinh nghiệm và phát triển sáng tạo
lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã
bước đầu tìm ra những biện pháp, bước đi mang tính quy luật của q trình đi
lên chủ nghĩa xã hội. Một trong những biện pháp đó, xét về mặt kinh tế, là
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Để nền kinh tế nhiều thành phần phát
triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt, chúng ta phải tạo môi
trường phát triển thuận lợi, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của các thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ đạo; mặt
khác, chúng ta phải tăng cường vai trò của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo,
quản lý kinh tế.


23


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở
TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015-2020
2.1 Một số đặc điểm chung của tỉnh Hải Dương
2.1.1 Vị trí địa lý
Hải Dương là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, trải dài từ 20°43'
đến 21°14' độ vĩ Bắc, 106°03' đến 106°38' độ kinh Đơng, có các điểm cực :
Điểm cực bắc tại xã Hồng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, điểm cực tây tại
xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Giàng, Điểm cực đông tại phường Minh Tân, thị
xã Kinh Môn, điểm cực nam tại xã Tiền Phong, huyện Thanh Miện.
Tỉnh Hải Dương có vị trí địa lý:
-

Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
Phía đơng bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
Phía đơng giáp thành Phố Hải Phịng.
Phía tây giáp tỉnh Hưng n.
Phía nam giáp tỉnh Thái Bình.

2.1.2 Địa Hình
Hải Dương có diện tích 1.662 km², là tỉnh có diện tích trung bình trong
số các tỉnh thành ở Việt Nam, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng
đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc của tỉnh, chiếm khoảng 11% diện
tích tự nhiên gồm 13 phường xã thuộc thành phố Chí Linh và 18 phường xã
thuộc thị xã Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn

quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng cịn lại chiếm
89% diện tích tự nhiên do phù sa sơng Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích
hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
2.1.3 Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm
4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh
minh (khoảng đầu tháng 2 - đầu tháng 4 dương lịch) có hiện tượng mưa

24


phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa
kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm
- Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C
- Số ngày trời nắng trong năm: 1.524 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Hải Dương giai
đoạn 2015-2020
2.2.1. Thành phần kinh tế tập thể
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển hợp tác xã của tỉnh
triên khai thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ
tướng chính phủ. Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã tiếp tục phát triển, đã
hoàn thành việc chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2015.
Là 1 tỉnh nằm trong vùng tam giác kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng
(Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh), kinh tế nơng nghiệp Hải Dương vẫn còn
chiếm tỷ trọng lớn. Theo báo cáo, hiện nay tồn tỉnh có 01 Liên hiệp HTX và
626 trong năm 2019 đã thành lập được thêm 05 HTX, trong đó có 330 HTX
nơng nghiệp; 296 HTX phi nơng nghiệp (71 quỹ tín dụng, 79 HTX thương
mại - dịch vụ, 10 HTX dịch vụ điện, 10 HTX nước sạch và vệ sinh - môi

trường, 52 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 15 HTX giao thông vận
tải, 21 HTX xây dựng, hơn 32 HTX thuộc các lĩnh vực khác). Tổng số có hơn
400.000 cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân là thành viên trong các HTX, Liên
hiệp HTX.
Liên minh HTX Hải Dương hoạt động chính trên 2 lĩnh vực nơng
nghiệp và phi nơng nghiệp. Tồn tỉnh hiện có khoảng 800 tổ hợp tác (THT),
có 11 tổ hợp tác đăng ký hoạt động với chính quyền, trong hoạt động. Mơ
hình HTX gắn với chuỗi giá trị ở tỉnh đang được nhiều HTX áp dụng, bước
đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong năm qua, Liên minh HTX Hải Dương, đã thực hiện công tác
tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai chính sách hỗ trợ phát
25


×