Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.17 KB, 37 trang )

THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
THĂNG LONG
2.1 Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long với vấn đề lập kế
hoạch kiểm toán
2.1 1 Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với tiến trình hội nhập nền kinh tế Thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam
dần đổi mới để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng
như trên khu vực. Kiểm toán là hoạt động cần thiết để các công ty nâng cao được uy
thế và tăng cường khả năng cạnh tranh, hội nhập với kinh tế thế giới.
Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long ra đời nhằm đáp ứng
những đòi hỏi cấp thiết của thị trường trong nước và khu vực. Hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp, Công ty có trụ sở đặt tại P403- 17/12 Trung Hoà- Nhân Chính- Cầu
Giấy- Hà Nội, là hãng kiểm toán chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán
và tư vấn cho các loại hình doanh nghiệp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long
P.403-17T2 Trung Hoà Nhân Chính- Cầu Giấy- Hà Nội
ĐT: 042510008- Fax: 042511327
E-mail:
Website: http:// www.kiemtoantaichinh.com
Được Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh số
0103002379 ngày 18/06/2003 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2003, đến
nay Công ty có số vốn 1.5 tỷ đồng do 3 cổ đông sáng lập, bao gồm:
1. Từ Quỳnh Hạnh
2. Lê Ngọc Khuê
3. Nguyễn Thị Kiều Oanh
Xuất phát từ vai trò của lập kế hoạch trong một cuộc kiểm toán và do đặc điểm
Công ty mới được thành lập nên việc thu hút khách hàng đến với dịch vụ kiểm toán
của Công ty được quan tâm hàng đầu. Do đó ngay từ khâu đầu của công tác kiểm
toán đó là lập kế hoạch kiểm toán đã được Công ty đặc biệt coi trọng.
Sau hơn một năm hoạt động Công ty đang từng bước ổn định và từng bước mở


rộng quy mô hoạt động của mình. Hiện nay Công ty đang xem xét khả năng mở thêm
các văn phòng tại một số tỉnh, thành phố lớn và coi đây là một phần quan trọng trong
quá trình lập kế hoạch chiến lược của Công ty.
Công ty cung cấp toàn bộ các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính,
thuế cho các khách hàng trong và ngoài nước nằm trong khuôn khổ các chính sách,
quy định nghề nghiệp của Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, ngay từ khi
mới thành lập Công ty đã xác định kiểm toán là lĩnh vực then chốt tạo doanh thu
chính cho Công ty.Trong một thị trường có tính cạnh tranh gay gắt, tồn tại song song
với các Công ty có tên tuổi như AASC, VACO, KPMG…muốn thu hút khách hàng
đến với dịch vụ kiểm toán của Công ty, đòi hỏi Công ty phải có những chính sách ưu
đãi đối với dịch vụ này. Chủ trương của Công ty là thông qua giá phí và chất lượng
dịch vụ để thu hút khách hàng. Để có chất lượng dịch vụ tốt, tạo niềm tin đối với
khách hàng Công ty đã rất chú trọng tới việc lập kế hoạch kiểm toán- khâu đầu tiên
của công tác kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là căn cứ đầu tiên để khách hàng có thể
đánh giá chất lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp. Công ty chuyên cung cấp các
dịch vụ sau:
Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ kế toán
Dịch vụ tư vấn thuế
Dịch vụ tư vấn tài chính
Dịch vụ đào tạo
Dịch vụ hỗ trợ trong quá trình kiểm toán
Dịch vụ chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế
Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp – tư vấn cổ phần hoá
Mặc dù còn non trẻ nhưng Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Dịch
vụ kiểm toán của Công ty không ngừng phát triển thu hút khách hàng. Năm 2004
dịch vụ kiểm toán của Công ty chiếm 83% trong tổng doanh thu, dịch vụ tư vấn
chiếm 7% còn lại là các dịch vụ khác. Cho đến nay khách hàng của Công ty không
chỉ bó hẹp là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh…Điều này chứng tỏ chính sách thu hút khách

hàng thông qua chất lượng dịch vụ và giá phí là hoàn toàn đúng đắn. Kế hoạch kiểm
toán được lập đầy đủ và chu đáo đã đưa đến sự thành công cho Công ty, tạo được sự
tin tưởng đối với khách hàng. Do đó công tác lập kế hoạch kiểm toán luôn được
Công ty coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Hiện nay Công ty có khoảng trên 60 khách hàng. Khách hàng của công ty rất
đa dạng, gồm các liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các tổng công ty
và doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã,
các dự án vay, tài trợ không hoàn lại của các ngân hàng, các tổ chức phi Chính phủ,
các ban quản lý dự án lớn thuộc các Bộ, ngành.
Ngay từ khi thành lập Công ty đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu của mình là:
+ Cung cấp dịch vụ chuyên ngành cho các khách hàng thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau tại Việt Nam
+ Tạo điều kiện cho nhân viên tiến bộ và thành công trong nghề nghiệp của
mình.
+ Đạt kết quả tốt về mặt tài chính, Công ty phát triển lớn mạnh và có các
khoản khen thưởng dành cho nhân viên.
+ Công ty đảm bảo vai trò của mình trong xã hội và phục vụ nhân dân đất
nước Việt Nam
Doanh thu năm 2003 của công ty là 450 triệu nhưng sang năm 2004 đã tăng
lên là 1.480 triệu trong đó doanh thu từ hoạt động kiểm toán chiếm một tỷ trọng
đáng kể ( 83 %). Để đạt được những thành tựu như trên, trong hoạt động kiểm
toán Công ty đặc biệt coi trọng công tác lập kế hoạch kiểm toán vì kế hoạch kiểm
toán là tiền đề để một cuộc kiểm toán đạt kết quả tốt.
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cuộc
kiểm toán và được Công ty đặc biệt coi trọng. Do đó trước khi thực hiện thủ tục kiểm
toán chi tiết, Giám đốc phải trực tiếp làm việc với những người quản lý hoặc chủ
nhiệm kiểm toán để hoạch định những vấn đề có tính chiến lược. Sau đó những
người quản lý sẽ lập kế hoạch thực hiện hợp đồng để có thể đáp ứng những mục tiêu

mang tính chiến lược của Công ty. Hiện nay Công ty đang áp dụng mô hình quản lý
kiểu trực tuyến, Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty
cùng với sự tham mưu cố vấn của Phó Giám đốc và các trưởng, phó phòng. Mọi
quyết định kinh doanh của Công ty đều chịu sự tác động trực tiếp từ ban quản lý.
Cán bộ, nhân viên của công ty gồm 25 người ( trong đó 10 người có trình độ
cao học và 5 người có chứng chỉ CPA ) được chia thành 3 nhóm lớn: Ban Giám đốc,
Ban quản lý và đội ngũ nhân viên. Cán bộ nhân viên của công ty là những chuyên gia
có trình độ đại học và trên đại học đã qua đào tạo thực tế, có khả năng đáp ứng tốt
những yêu cầu khắt khe của công việc này.
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy của Công ty
Giám đốc
Từ Quỳnh Hạnh
Phó Giám đốc
Nguyễn Duy Thông
Phòng Kiểm toán
1
Phòng Kiểm toán 2
Phòng Tư
Vấn
Phòng Soát xét báo cáo
Phòng Kế toán, hành chính tổng hợp
Phòng Kiểm toán XDCB

Chịu trách nhiệm cuối cùng đối với hoạt động của Công ty là Ban Giám đốc có
nhiệm vụ hoạch định chính sách và dẫn dắt các vấn đề về tổ chức. Ban Giám đốc là
bộ phận chịu trách nhiệm cuối cùng về các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành
chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ như: lập kế hoạch, lập ngân sách, phát
triển kinh doanh, nhân lực, đào tạo, quản lý văn phòng.
Các phòng ban chuyên môn của Công ty gồm phòng Tư vấn; phòng Kế toán,
hành chính tổng hợp; phòng Kiểm toán tài chính 1; phòng Kiểm toán tài chính 2;

phòng Kiểm toán đầu tư xây dựng căn bản; phòng Soát xét báo cáo. Mỗi phòng ban
có chức năng nhiệm vụ riêng của mình, chịu sự phụ trách của trưởng phòng và Ban
Giám đốc Công ty.
2.1.3 Tổ chức kế toán
Công ty duy trì một bộ máy kế toán tương đối đơn giản và gọn nhẹ.Với số
lượng nghiệp vụ phát sinh không lớn và nội dung không phức tạp Công ty đã lựa
chọn hình thức ghi sổ nhật ký chung.Trong quá trình hạch toán Công ty sử dụng hệ
thống tài khoản và bộ sổ mẫu, chứng từ theo quy định hiện hành.
Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức,
kiểm tra toàn bộ công tác kế toán và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật. Các kế toán viên giúp việc cho kế toán trưởng trong việc ghi chép,
hạch toán kế toán, lập báo cáo, tính thuế, nộp thuế và các công việc khác của Công ty
theo yêu cầu của Phụ trách bộ phận. Thủ quỹ phụ trách các nghiệp vụ về thu, chi, tồn
quỹ và các công việc khác theo yêu cầu của trưởng bộ phận.
2.1.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Các cuộc kiểm toán của Công ty đều được lên kế hoạch chu đáo đảm bảo thời
gian, giá cả hợp lý và phải được Ban giám đốc phê duyệt. Công việc kiểm toán luôn
có sự hướng dẫn chu đáo, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ ở mọi cấp để đảm bảo rằng
công việc do công ty tiến hành đảm bảo được những chuẩn mực chất lượng. Đánh giá
khả năng chấp nhận kiểm toán là giai đoạn đầu của lập kế hoạch kiểm toán. Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 220 về Kiểm soát chất lượng đối với việc thực hiện một
hợp đồng kiểm toán cho rằng kiểm toán viên phải xem xét hệ thống kiểm soát chất
lượng khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Do đó trước khi đưa ra quyết định
chấp nhận hay giữ một khách hàng thì Công ty luôn phải xem xét tính độc lập của
kiểm toán viên, khả năng phục vụ tốt khách hàng của Công ty để đảm bảo công tác
kiểm toán được tiến hành độc lập, khách quan. Giám đốc Công ty là người trực tiếp
lựa chọn đội ngũ nhân viên tham gia vào cuộc kiểm toán dựa trên việc xem xét kiểm
toán viên phải có sự hiểu biết tổng thể về pháp luật và các quy định liên quan đến
hoạt động và ngành nghề kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Đồng thời phải đảm
bảo được kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm

toán như: độc lập, chính trực, khách quan, tính bí mật, tuân thủ chuẩn mực chuyên
môn, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, …
Công ty Cổ phần kiểm toán và Tư vấn Thăng Long đã xây dựng và thực hiện
các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc Kiểm toán
đều được tiến hành phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán. Tất cả các nhân viên của Công ty bắt
buộc phải chấp nhận và thực hiện những nguyên tắc và hướng dẫn về chuẩn mực và
đạo đức nghề nghiệp được đưa ra. Công ty có triển khai các chương trình và chính
sách về nhân sự nhằm quản lý hành chính một cách thận trọng nhất và được thiết kế
tạo điều kiện cho các nhân viên nghiệp vụ có điều kiện được đào tạo lý thuyết và học
hỏi kinh nghiệm làm việc thực tế nhằm tiếp tục phát triển nghề nghiệp của mình.
Ngoài ra tất cả các tài liệu, báo cáo phải được soát xét theo quy định của Công ty
trước khi phát hành.
Mặc dù còn non trẻ, nhưng Công ty đã tạo dựng được uy tín của mình, xây
dựng được lòng tin vững chắc đối với khách hàng trong nước cũng như ngoài nước.
Nhiều khách hàng đã trở nên quen thuộc và mong muốn được hợp tác lâu dài với
Công ty. Qua thực tiễn hoạt động ở Công ty cho thấy công tác lập kế hoạch kiểm
toán đóng một vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong mỗi một cuộc kiểm toán mà
còn cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vượt qua những khó khăn từ buổi đầu
thành lập, cho đến nay Công ty đã khẳng định được tên tuổi của mình và có những
đóng góp nhất định đối với sự phát triển của đất nước. Thông qua các dịch vụ cung
cấp cho khách hàng Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long mong muốn
không chỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong dịch vụ kiểm toán mà còn phát triển các
dịch vụ khác như tư vấn thuế, tài chính, kế toán, là bạn đồng hành của các doanh
nghiệp trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới.
2.2 Tình hình thực tế về lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
2.2.1 Các công việc thực hiện trước kiểm toán
Để bắt đầu một cuộc kiểm toán Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long liên hệ với khách hàng thông qua thư chào hàng. Định kỳ hàng tháng Công ty
đều gửi thư chào hàng tới các khách hàng tiềm năng của Công ty kể cả khách hàng

mới hay khách hàng hiện tại. Thư mời kiểm toán cung cấp cho khách hàng thông tin
về các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng
được hưởng khi tham gia vào các dịch vụ của Công ty.
Cùng với sự ra đời của Nghị định 105 do Chính Phủ ban hành năm 2004, thị
trường kiểm toán của Việt Nam hết sức sôi động. Theo đó 100% các doanh nghiệp
Nhà nước bắt buộc phải kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên. Điều này đã tạo ra
một thị trường khách hàng tiềm năng cho các công ty kiểm toán. Tuy nhiên việc ra
đời của một loạt các công ty kiểm toán mới cùng với các công ty kiểm toán cũ có tên
tuổi như KPMG, Ernt & Young, VACO, AASC...đã tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt
cho các công ty kiểm toán. Trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như vậy, việc có
được một khách hàng là điều khó khăn, nhưng điều quan trọng hơn là phải có được
chất lượng dịch vụ tốt, tạo niềm tin đối với khách hàng. Công ty Cổ phần Kiểm toán
và Tư vấn Thăng Long thông qua việc gửi thư mời kiểm toán cho khách hàng, Công
ty đã góp phần củng cố niềm tin và thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với các
dịch vụ mà Công ty cung cấp.
Dưới đây là một phần trong thư chào hàng do Công ty gửi tới khách hàng của
mình.
Hà nội, ngày tháng năm
Số / TGT/ CT
THƯ CHÀO HÀNG
Kính gửi: Ban lãnh đạo Xí nghiệp ABC
Trước tiên Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long xin gửi tới Ban
lãnh đạo Công ty lời chúc sức khoẻ và thành công trong công việc điều hành hoạt
động đầu tư và liên doanh.
Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long là Công ty kiểm toán
chuyên nghiệp, hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và thực hiện các dịch
vụ tư vấn khác về tài chính tại Việt Nam. Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp giàu kinh nghiệm, là các kiểm toán viên cấp quốc gia được Bộ Tài chính cấp
chứng chỉ Kiểm toán viên ( CPA ) có từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm được đào tạo
trong và ngoài nước. Công ty là một trong 44 công ty được Bộ Tài chính công nhận

là doanh nghiệp kiểm toán độc lập được phép hành nghề tại Việt Nam theo Công văn
số 13292TC/ CĐKT ngày 16/11/2004
Với năng lực và kinh nghiệm của mình, chúng tôi tin tưởng sẽ đáp ứng được
đầy đủ yêu cầu về chất lượng dịch vụ của Quý Công ty, cùng với mức phí hợp lý nhất
sẽ là những cơ sở, căn cứ để Quý Công ty xem xét lựa chọn chúng tôi là Kiểm toán
viên và là Nhà tư vấn về tài chính, kế toán cho Công ty trong hiện tại và trong tương
lai.
Chúng tôi rất mong được góp phần vào thành công của Quý Công ty.
Trân trọng
Từ Quỳnh Hạnh
Giám đốc
Nếu có sự phản hồi từ phía khách hàng chấp nhận dịch vụ mà Công ty cung cấp,
Công ty sẽ xem xét tới khả năng kiểm toán. Đây là bước công việc mà Công ty phải
xem xét tới các rủi ro nếu như chấp nhận hợp đồng, nhân sự có đảm bảo để thực hiện
cuộc kiểm toán và có am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, lựa chọn đội
ngũ kiểm toán và ký kết hợp đồng.
Sau khi gửi thư chào hàng cho ABC, Công ty đã nhận được thư mời kiểm toán
từ phía ABC. Đối với khách hàng mới như ABC, Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư
vấn Thăng Long sẽ đánh giá khả năng kiểm toán. Dựa vào những hiểu biết sơ bộ về
hoạt động kinh doanh, về uy tín của Ban giám đốc, công ty đã xác định được ABC là
đối tượng khách hàng có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán. Đồng thời Công ty có một
buổi gặp gỡ với khách hàng để trao đổi, tìm hiểu thông tin cũng như những yêu cầu
của khách hàng đối với dịch vụ Công ty cung cấp.Trên cơ sở đó, Công ty tiến hành
các việc tiếp theo bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, lựa chọn đội
ngũ kiểm toán viên và ký hợp đồng kiểm toán với ABC. Để hiểu rõ bước công việc
này, em xin đưa ra ví dụ về xí nghiệp ABC và Công ty TNHH X được thực hiện bởi
Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long.
Xí nghiệp ABC là một xí nghiệp liên doanh giữa Công ty Vật tư Thiết bị và
Xây dựng Công trình giao thông- TRANSMECO và Công ty La Routiere Guyâníe
Cộng hoà Pháp hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất nhũ tương Nhựa đường và duy tu

bảo dưỡng đường bộ. Đây là năm đầu tiên Công ty tiến hành kiểm toán Báo cáo tài
chính cho xí nghiệp ABC. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, Ban giám đốc
thu thập những thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hệ thống
kiểm soát nội bộ, báo cáo tài chính…Qua những thông tin thu thập được Ban giám
đốc nhận định rủi ro kiểm toán cho Xí nghiệp ABC là không cao vì mục đích kiểm
toán của Xí nghiệp là để minh bạch tình hình tài chính và củng cố hệ thống kế toán.
Công ty X là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
đã được kiểm toán bởi Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn Thăng Long trong năm
trước đây. Những thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức
sở hữu, công nghệ sản xuất… đã được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán năm trước. Rủi
ro kinh doanh đối với Công ty X là thấp vì trong năm vừa qua tình hình hoạt động
của Công ty nói chung là ổn định.
Tiếp theo Công ty tiến hành lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên. Đây là công việc
quan trọng, quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Đối với Xí ngiệp ABC
quy mô của cuộc kiểm toán này không lớn nên Ban giám đốc Công ty đã chỉ định 3
kiểm toán viên tham gia kiểm toán. Với Công ty X nhóm kiểm toán dự kiến 4 người.
Đội ngũ kiểm toán viên được lựa chọn là những người có kiến thức về hoạt động của
Công ty ABC còn đối với Công ty X nhóm kiểm toán viên là những người đã tham
gia kiểm toán năm trước đây . Soát xét chất lượng kiểm toán và điều hành chung
cuộc kiểm toán là Ban giám đốc công ty.
Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, Công ty đi đến ký kết
hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán tại Công ty được thiết kế đúng theo như
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Sau đây là mẫu hợp đồng kiểm toán giữa Công ty và Xí nghiệp ABC
Biểu 1: Mẫu hợp đồng kiểm toán của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Số 11 /2005/ HĐ- KT
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN

Kiểm toán báo cáo tài chính năm 2004
Của xí nghiệp ABC
- Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế được công bố theo Lệnh số 24-
LC/HĐNN8 ngày 29 tháng 9 năm 1989 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 17/ HĐBT ngày 16 tháng 1 năm
1990 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là chính phủ ) quy định chi tiết về việc thi hành
Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế;
- Căn cứ vào Nghị định số 105/ 2004/ NĐ- Cp ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính
phủ về Kiểm toán độc lập và nghị định 64 ngày 29/6/2004 hướng dẫn Nghị định 105
- Thực hiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán;
- Theo yêu cầu của Xí nghiệp Nhũ tương Nhựa đường về việc Kiểm toán báo cáo tài
chính 6 tháng cuối năm 2004 của Xí nghiệp;
Hợp đồng này được lập ngày 19 tháng 2 năm 2005 và đã được thoả thuận giữa các
Bên:
Bên A : XÍ NGHIỆP ABC
Đại diện : Đỗ Quốc Cường
Chức vụ : Giám đốc
Điện thoại : 04.8.611.719
Fax : 04.8.618.428
Địa chỉ : Thanh Trì- Hà Nội
Mã số thuế : 0101505800 – 007
Bên B : CÔNG TY CP KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THĂNG
LONG
Đại diện : Bà Từ Quỳnh Hạnh
Chức vụ : Giám đốc
Điện thoại : 04.2.510.008
Fax : 04.2.511.327
Địa chỉ : P – 403 Nhà 17T2 Khu đô thị Trung hoà - Nhân
chính Cầu giấy Hà Nội
Mã số thuế : 0101380284

Các bên đã cùng nhau thoả thuận những điều khoản sau:
Điều 1: Dịch vụ cung cấp
Bên B cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập Báo cáo tài chính của Xí nghiệp Nhũ
tương Nhựa đường cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2004
Điều 2: Luật định và chuẩn mực
Dịch vụ kiểm toán được tiến hành theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quy chế
kiểm toán độc lập hiện hành của Việt Nam
Điều 3: Trách nhiệm của mỗi Bên
Trách nhiệm của Bên A:
 Bảo đảm cung cấp đầy đủ, chính xác các tài liệu, thông tin có liên quan; chịu
trách nhiệm về tính trung thực của các tài liệu và các thông tin phản ánh trên tài liệu
đã cung cấp.
 Tạo mọi điều kiện cho Bên B tiến hành kiểm toán được thuận lợi theo kế
hoạch kiểm toán đã được hai Bên chấp thuận.
 Phải khoá sổ và lập báo cáo tài chính kịp thời trước khi cuộc kiểm toán bắt
đầu. Bảo đảm không có những điều chỉnh lớn sau khi khoá sổ, lập báo cáo tài chính.
 Hợp tác và hỗ trợ cho Bên B trong quá trình làm việc. Điều này bao gồm sự hỗ
trợ của Ban Giám đốc, phòng Kế toán tài chính và các phòng ban khác liên quan đến
việc lập ra báo cáo tài chính và cung cấp các thông tin liên quan.
Trách nhiệm của Bên B:
 Thực hiện kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quy chế kiểm
toán độc lập hiện hành của Việt Nam
 Thông báo cho Bên A chương trình và nội dung cuộc kiểm toán.
 Cử các kiểm toán viên có kinh nghiệm thực công việc tại Văn phòng của Bên
A.
 Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán, Bên B sẽ phát hành báo cáo kiểm
toán nêu ý kiến về những vấn đề trình bày trong báo cáo tài chính
 Kết quả kiểm toán phải đảm bảo tính khách quan, sát thực tế và giữ bí mật
 Phát hành hoá đơn tài chính cho Bên A
Điều 4: Thời gian và phương thức thực hiện kiểm toán

Bên B dự tính thời gian tiến hành công việc kiểm toán như sau:
 Thời gian thực hiện kiểm toán không chậm hơn 2 ngày sau khi nhận được lời
đề nghị từ Bên A
 Thời gian thực hiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán là 2 tuần kể từ
ngày bắt đầu thực hiện kiểm toán
Điều 5: Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
Phí dịch vụ : 4.545.454 đồng
Thuế GTGT : 454.545 đồng
Cộng : 5.000.000 đồng
Phương thức thanh toán: Bên A thanh toán cho Bên B toàn bộ phí kiểm toán
ngay sau khi Bên B giao báo cáo kiểm toán chính thức cho Bên A.
Điều 6 : Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Bên cam kết thực hiện các điều khoản đã
ghi trong Hợp đồng. Trong qúa trình thực hiện, nếu có khó khăn, các Bên thông báo
cho nhau kịp thời để cùng bàn niện pháp giải quyết.
Hợp đồng được lập thành 2 bản tiếng Việt, mỗi Bên giữ 1 bản
Đại diện Bên A Đại diện Bên B
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

×