THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MĨ THUẬT VÀ TRUYỀN THÔNG
I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MĨ THUẬT VÀ TRUYỀN THÔNG
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Mĩ thuật và Truyền thông
Tên Công ty : Công ty Cổ phần Mĩ Thuật và Truyền Thông
Tên Tiếng Anh : ART DESIGN & COMMUNICATION JOIN STOCK
COMPANY.
Tên viết tắt : AD & C
Địa chỉ : 187B – Giảng Võ – Phường Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại : 04.5122163
Fax : 04.5121385
Email :
Website : adc.net.vn
Ngày thành lập : 08 – 11 - 2004
Khi mới thành lập Vốn điều lệ của công ty là15.000.000.000đ (Mười lăm tỷ Việt
Nam đồng). Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành 1.500.000 cổ phần
với mệnh giá là 10.000đ (Mười nghìn Việt Nam đồng)/cổ phần.
2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Cổ phần Mĩ Thuật & Truyền
Thông
Công ty Cổ phần Mĩ Thuật & Truyền Thông là một doanh nghiệp hoạt động rất đa
dạng trong các lĩnh vực về:
- Thiết kế đồ hoạ các xuất bản phẩm phục vụ ngành Giáo dục và các xuất bản phẩm
khác.
- Dịch vụ chế bản, in các sản phẩm phục vụ ngành Giáo dục và các dịch vụ liên
quan đến ngành in.
- Phát hành sách tranh, tranh - ảnh phục vụ cho ngành Giáo dục và các sản phẩm
khác (lịch, catalogue…) (không bao gồm xuất nhập khẩu).
- Kinh doanh đồ dùng, thiết bị dạy học.
- Quảng cáo trưng bày, giới thiệu hàng hoá và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo.
- Tổ chức hội chợ, triển lãm, trưng bày giới thiệu các sản phẩm thương mại.
- Tư vấn và thiết kế quảng cáo thương mại.
- Thiết kế trang web, dịch vụ thiết kế nội thất, ngoại thất và các dịch vụ thiết kế
chuyên dụng khác (thời trang, mẫu quần áo, đồng phục học sinh, giày dép, thiết kế
phối cảnh phim, sân khấu…)
- Tổ chức các hoạt động vẽ, sáng tác các sản phẩm nghệ thuật và các hoạt động hội
hoạ khác.
- Mở trường dạy nghề, đào tạo huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành mĩ thuật, thiết
kế đồ hoạ (chỉ các hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy phép).
- Buôn bán nguyên liệu, vật tư phục vụ ngành in ấn, chế bản, mĩ thuật và truyền thông.
- Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu.
- Xuất nhập khẩu các nguyên liệu, vật tư và các sản phẩm ngành in ấn, chế bản, mĩ
thuật và truyền thông (trừ các loại Nhà nước cấm).
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Mĩ thuật &
Truyền thông
- Đầu tư khai thác, phát triển dịch vụ và sản xuất kinh doanh các lĩnh vực, ngành
nghề mà pháp luật cho phép
- Trên cơ sở các nguồn lực của công ty, liên doanh liên kết với mọi thành phần kinh
tế để tổ chức, sản xuất kinh doanh các nghành nghề hợp pháp khác nhằm tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty mang lại lợi ích hài hoà cho người lao động,
các cổ đông, công ty và xã hội.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mĩ Thuật và Truyền
Thông (sơ đồ số 1)
*Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty Cổ phần Mĩ thuật & Truyền
thông. Hội đồng quản trị có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến mục
đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật
* Ban điều hành : Gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước công ty về tổ chức, điều hành hoạt động của
công ty. Là người đại diện hợp pháp và duy nhất cho công ty tham gia ký kết các
hợp đồng kinh tế với bạn hàng, nhà cung cấp.
- Hai phó giám đốc: Là người giúp Giám Đốc công ty chỉ đạo và quản lý trên lĩnh
vực kỹ thuật, tài chính cũng như kinh doanh của công ty, thay mặt Giám Đốc công
ty giải quyết các công việc được giao và chịu trách nhiệm về các công việc đó.
* Phòng thiết kế: Thiết kế đồ hoạ các xuất bản phẩm phục vụ ngành Giáo dục và
các xuất bản phẩm khác.
* Phòng Truyện tranh: Phát hành sách tranh, tranh - ảnh phục vụ thiếu nhi.
* Phòng ảnh – chế bản: Dịch vụ chế bản, in các sản phẩm phục vụ ngành Giáo dục
và các dịch vụ liên quan đến ngành in.
* Phòng Truyền thông – Khai thác thông tin: Tổ chức hội chợ, triển lãm, trưng bày
giới thiệu các sản phẩm thương mại. Thiết kế trang web, dịch vụ thiết kế nội thất,
ngoại thất và các dịch vụ thiết kế chuyên dụng khác.
* Phòng Sản xuất - Kinh doanh: Có chức năng giúp Ban Giám Đốc tổ chức việc
kinh doanh, tìm hiểu thị trường tìm kiếm bạn hàng, ký kết và thực hiện các hợp
đồng kinh tế với khách hàng.
* Phòng Tổ chức hành chính: Có chức năng giúp Ban Giám Đốc xây dựng, tổ chức
bộ máy quản lý lực lượng lao động nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động
của công ty, theo dõi và thực hiện các chế độ tiền lương hàng tháng cho lao động.
Đồng thời, thực hiện quản lý việc sử dụng con dấu, hồ sơ tài liệu của công ty.
* Phòng Kế toán:
- Cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động tài chính ở đơn vị. Thu nhận, ghi chép,
phân loại, xử lý và cung cấp các thông tin. Tổng hợp, báo cáo lý giải các nghiệp vụ
tài chính diễn ra ở đơn vị, giúp cho Giám đốc có khả năng xem xét toàn diện các
hoạt động của đơn vị kinh tế.
- Phản ánh đầy đủ tổng số vốn, tài sản hiện có như sự vận động của vốn và tài sản
ở đơn vị qua đó giúp Giám đốc quản lý chặt chẽ số vốn, tài sản của công ty nhằm
nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh.
4. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty Cổ phần Mĩ thuật & Truyền thông
Công ty là đơn vị thành viên của Nhà Xuất Bản Giáo Dục và cũng là đơn vị hạch
toán độc lập. Do vậy tổ chức bộ máy kế toán của công ty áp dụng theo hình thức
phân tán. Công việc kế toán của công ty được thực hiện tại phòng kế toán.
Với chức năng và nhiệm vụ vừa bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Phòng kế toán Công ty Cổ phần Mĩ thụât & Truyền thông được tổ chức theo sơ đồ
2 ở phần phụ lục. Trong đó:
* Kế toán trưởng: Trực tiếp phụ trách phòng tài chính kế toán của công ty
theo chức năng điều hành kiểm tra kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu
trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và giám đốc công ty về các vấn đề liên
quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty. Kế toán trưởng có
nhiệm vụ phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương tới các nhân viên kế
toán và ký duyệt các quyết định, tài liệu kế toán trong thẩm quyền của mình.
* Kế toán tổng hợp: Làm thao mưu cho kế toán trưởng đồng thời quản lý
chung về tất cả các phần kế toán trong công ty, chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả
các số liệu từ các chứng từ để lập báo cáo quyết toán.
* Kế toán tiền mặt, TGNH: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình thu chi, tồn tiền
mặt, tiền gửi, tiền vay. Từ đó lên báo cáo kế toán phục vụ tài chính cho công ty.
* Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư và theo dõi sổ
sách tình hình tài sản phát sinh của công ty trong tháng, quý, và năm. Lập báo cáo
và lập các bảng biểu về tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
* Kế toán bán hàng: Chịu trách nhiệm về số liệu xuất bán, ghi nhận các hóa
đơn, thực hiện việc kê khai thuế. Theo dõi quá trình tiêu thụ sản phẩm, thuế hàng
tháng phải nộp.
* Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ tổ chức lập bảng thanh toán
lương và BHXH hàng tháng cho cán bộ công nhân viên trong toàn bộ Công ty.
* Thủ quỹ: Có nhiệm vụ nhập, xuất, quản lý tiền mặt, ghi chép sổ quỹ, lập
báo cáo và hàng ngày phải báo cáo cho Ban Giám Đốc và Kế Toán Trưởng. Cuối
tháng sẽ thực hiện kiểm kê quỹ.
Chính sách kế toán của công ty:
* Chế độ kế toán:
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 1141/TC/QĐ
ngày 01/11/1995 và báo cáo tài chính đã được điều chỉnh theo thông tư số
89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về 4 chuẩn mực kế toán.
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
Để thuận tiện cho việc thanh toán cũng như theo dõi đồng ngoại tệ, công ty
áp dụng là tỷ giá thực tế tại thời điểm thanh toán.
Tài khoản công ty áp dụng được gửi tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương –
Techcombank.
Phương pháp kế toán TSCĐ:nguyên tắc đánh giá TSCĐ là theo “nguyên
giá” và phương pháp khấu hao TSCĐ theo “phương pháp tuyến tính”.
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hình thức kế toán áp dụng:Nhật kí chung.
* Sổ sách kế toán :
Công ty sử dụng phương pháp ghi sổ nhật ký chung nên mở các loại sổ sau:
+ Sổ nhật ký chung: ghi tất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày và 4
nhật ký đặc biệt ( nhật ký thu tiền, chi tiền, bán hàng và mua hàng )
+ Sổ các cho tất cả các tài khoản sử dụng
+ Sổ chi tiết tài khoản
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Đánh giá hàng tồn kho: theo giá gốc và chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để có
được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện vật. Nếu giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho, tồn kho cuối kỳ: thực tế đích danh.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Giá vốn chủ yếu được xác định theo phương pháp thực tế đích danh và bao gồm
cả những chi phí phát sinh trong quá trình mua, bán hàng.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán, phương pháp chuyển đổi
các đồng tiền khác:
Phương pháp chuyển đổi: những nghiệp vụ phát sinh trong năm bằng đồng
tiền khác được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của ngân hàng
Nhà nước tại thời điểm thanh toán. Tài sản bằng tiền và các khoản phảI thu, phảI
trả có gốc ngoại tệ được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân
liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày lập Bảng Cân đối kế
toán.
Đơn vị tiền tệ để ghi chép kế toán và lập Báo cáo tài chính là đồng Việt
Nam, kí hiệu quốc tế là VNĐ.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MĨ
THUẬT & TRUYỀN THÔNG TRONG HAI NĂM 2006 - 2007
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: tr.đ
Stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Giá trị %
1 Doanh thu bán hàng 9.228 9.735 507 5.49
2 Các khoản giảm trừ 800 135 -665 -83.125
3 Doanh thu thuần về bán hàng (1-2) 8.428 9.600 1.172 13.9
4 Giá vốn hàng bán 6.225 7.150 925 14.86
5 Lợi nhuận gộp từ HĐKD(3- 4) 2.203 2.450 247 11.21
6 Chi phí bán hàng 1.234 1.374 140 11.34
7 Chi phí quản lý DN 426 386 -40 -9.38
8 Lợi nhuận từ HĐKD [5-(6+7)] 543 690 147 27.07
9 Doanh thu HĐTC 428 497 69 16.12
10 Chi phí HĐTC 315 360 45 14.28
11 Lợi nhuận từ HĐTC (9- 10) 113 137 24 21.23
12 Thu nhập khác 211 264 53 25.11
13 Chi phí khác 76 94 18 23.68
14 Lợi nhuận khác (12- 13) 135 170 35 25.92
15 Lợi nhuận trước thuế (8+11+14) 791 997 206 26.04
16 Thuế thu nhập DN phải nộp(28%) 221.48 279.16 57.68 26.04
17 Lợi nhuận sau thuế (15- 16) 569.52 717.84 148.32 26.04
Từ các kết quả tính được ở trên, có thể rút ra nhận xét sau:
Xét về tổng thể, so với năm 2006, tổng doanh thu (doanh thu thuần) năm
2007 đã tăng 1.172 tr.đ với tỷ lệ tăng là 13,9%.
Giá vốn hàng bán cũng tăng 925 tr.đ so với tỷ lệ tăng 14,86% tăng cao hơn
so với doanh thu.
Chi phí quản lý của công ty năm 2007 đã giảm so với năm 2006 là 40 tr.đ
với tỷ lệ tương ứng 9,38%. Đây là yếu tố thuận chiều làm tăng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt 717.84 tr.đ tăng 26,04% so với năm 2006.
II. TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MĨ THUẬT & TRUYỀN THÔNG
1. Chính sách giá cả, phương thức bán hàng, phương thức thanh toán của
công ty
1.1. Các phương thức bán hàng tại công ty
Công ty kinh doanh nhiều loại hàng, trong đó mặt hàng chủ yếu là in các sản
phẩm phục vụ ngành Giáo dục và các xuất bản khác. Đặc điểm tiêu thụ hàng hoá
tại công ty là thời điểm bàn giao hàng hoá không trùng với thời điểm thời điểm
nhập hàng, do vậy công ty áp dụng phương thức bán hàng gửi đại lý và bán buôn
qua kho.
Phương thức bán buôn qua kho: bên mua hàng nhận hàng trực tiếp tại kho
của công ty hoặc tại kho của bên mua tuỳ theo thoả thuận hợp đồng đã kí kết giữa
hai bên.
Phương thức bán hàng gửi đại lý: công ty giao nhận hàng hoá cho khách
hàng, khi khách hàng chấp nhận thanh toán số hàng ký gửi thì kế toán ghi nhận
doanh thu.
Bên cạnh đó, công ty còn có thể tiêu thụ hàng hoá thông qua đơn vị cấp trên
và các đơn vị thành viên trong nội bộ khác. Trong trường hợp này công ty sử dụng
cả phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và ghi nhận doanh thu nội bộ.
1.2. Chính sách giá cả của công ty
Hệ thống giá bán được xác định trên giá mua thực tế cộng với chi phí thu
mua bảo quản và gắn liền với sự biến động của giá cả thị trường.
Giá bán hàng thường được thoả thuận với khách hàng cho nên các mặt hàng
của công ty thường không có giá bán cố định như của các công ty khác. Tuy nhiên
đối với một số mặt hàng truyền thống được bán thường xuyên cho khách hàng thì
công ty áp dụng chế độ một giá bán, trừ trường hợp giá mua vào tăng đột biến.
1.3. Phương pháp giá bán thông thường
Với đặc điểm hàng hoá nhiều, đa dạng, được nhập theo từng lô, từng đợt nên
công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho hàng bán theo giá thực tế đích
danh.
Giá vốn hàng bán gồm trị giá vốn hàng xuất kho (hoặc bán ngay…) cộng với
CPBH, chi phí QLDN. CPBH và chi phí QLDN tính cho hàng đã bán có thể là toàn
bộ CPBN, chi phí QLDN phát sinh trong kỳ hoặc chỉ là phân bổ cho phần đã bán.
1.4. Các phương thức thanh toán
Thanh toán bằng tiền mặt: đối với ngoại tệ, kế toán phảI quy đổi ngoại tệ
thành tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoáI hợp lý để ghi sổ kế toán. Khi có nghiệp vụ
phát sinh thì kế toán phảI quy đổi thành tiền Việt Nam đồng theo nguyên tắc: tỷ giá
hối đoáI nhập vào là tỷ giá bình quân do liên Ngân hàng công bố vào thời điểm thu
tiền.
Thanh toán không dùng tiền mặt: thanh toán qua tài khoản tiền gửi thanh
toán, séc, thư tín dụng…
2. Kế toán chi tiết bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần
Mĩ thuật & Truyền thông
2.1. Chứng từ sử dụng
Chứng từ dùng trong kế toán tiêu thụ hàng hoá gồm có:
Mẫu số 01 GTKL-3LL Hoá đơn giá trị gia tăng
Mẫu số 02 GTTT-3LL Hoá đơn bán hàng thông thường
Mẫu số 06 TML-3L Hoá đơn thu mua hàng
Mẫu số 07 MTT Hoá đơn bán lẻ