THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG FADIN VIỆT NAM
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
1. Sơ lược quá trình hình thành của công ty.
Công ty cổ phần xây dựng Fadin là một doanh nghiệp hoạt đông trong các lĩnh
vực về xây dựng, thiết kế thi công các công trình, hạng mục công trình. Công ty
được thành lập ngày 20/10/1998.
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Fadin Việt nam
Địa chỉ : Số 19 đường Nguyễn Cao - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại : 04.2143569 ; 04.566.5524
Fax : 04.285.7542
Email :
Công ty CP xây dung FADIN Việt Nam được thành lập năm 2006. hiện nay là đơn
vị hoạch toán độc lập. Có đăng ký kinh doanh số 0103014652 do Sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 17/11/1998
Là doanh nghiệp mới được thành lập trong thời gian ngắn, nhưng công ty đã cố
gắng nhiều trong việc xây dựng và phát triển. Ngay từ khi mới thành lập công ty đã
có rất công trình có quy mô lớn. địa bàn hoạt động của công ty rộng khắp các tỉnh
thành phố trong cả nước. Công ty Fadin hoạt động rất đa dạng thiết kế, xây dựng,
tư vấn thiết kế và thi công các công trình.
2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty.
- Tư vấn xây dựng bao gồm: Lập dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng
dự toán các công trình, tư vấn đấu thầu, thẩm tra các dự án đối với các công trình
dân dụng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất, giao thông, thuỷ lợi, cấp
thoát nước, Tư vấn chuyển giao công nghệ (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công
trình);
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ
tầng, khu đô thị;
- Kiểm định hiện trạng, kiểm định chất lượng công trình;
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp, thiết bị;
- Thi công, lắp đặt: hệ thống cấp thoát nước, mạng điện dân dụng, điện công
nghiệp, hệ thống phòng cháy chữa cháy;
- Trang trí, nội ngoại thất công trình;
- Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước (Không bao gồm tư vấn pháp luật, tư vấn tài
chính);
- Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng;
- Mua bán và cho thuê các loại máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ cho ngành xây
dựng;
- Thiết kế tổng mặt bằng kiến trúc, nội ngoại thất: đối với công trình xây dựng
dân dụng, công nghiệp;
- Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
- Thiết kế kiến trúc công trình;
- Thiết kế công trình cầu, đường bộ;
- Khảo sát địa chất công trình;
- Khảo sát trắc địa công trình;
- Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện đối với công trình dân dụng và công
nghiệp;
- Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện đối với công trình đối với công trình
cầu, đường bộ;
- Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng;
- Tư vấn, thẩm tra: Hồ sơ thiết kế, dự toán, quyết toán các công trình xây dựng
dân dụng, xây dựng công nghiệp;
- Kiểm định và đánh giá chất lượng hiện trạng công trình xây dựng;
3. Tổ chức bộ máy.
Công ty cổ phần xây dựng Fadin là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập.
Xuất phát từ yêu cầu sản xuất và yêu cầu quản lý, công ty được tổ chức theo hệ
thống: đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, sau là tổng giám đốc. Dưới là các
phòng ban. Ngoài ra công ty con thành lập 2 trung tâm là trung tâm kiến trúc và
xây dựng và trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng.trong trung tâm có giám đốc trung
tâm và phó giám đốc.
+ Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần xây dựng Fadin.
Hội đồng quản trị có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích,
quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật.
+ Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty.
+ Giám đốc trung tâm do tổng công ty chỉ định với sự nhất trí của cán bộ công
ty, chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật về mọi vấn đề của trung
tâm
+ Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất và kinh
doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đảm bảo cho mọi hoạt động
được diễn ra kiên tục đúng kế hoạch.
- Phòng kinh doanh: phụ trách việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giao kế
hoạch, kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch, đồng thời tiếp cận thị trường tìm
kiếm dự án.
- Phòng tài chính kế toán: có trách nhiệm quản lý vốn và tài sản, tham mưu
tài chính cho cấp trên, phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty, tổ chức
công tác kế toán, giám sát, phân tích các hoạt động kinh tế, giúp ban giám đốc nắm
bắt được tình hình tài chính của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ giúp cho ban lãnh đạo công ty trong việc
xây dựng các phương án mô hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, quản lý lao
động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động
- Phòng kỹ thuật: phụ trách các công tác thiết kế thi công của công ty, lập kế
hoạch thi công và tiến hành thực hiện kế hoạch, nghiên cứu hồ sơ thiết kế để bổ
sung sửa đổi những thiếu sót. Kiểm tra giám sát chất lượng, an toàn tiến độ thi
công các công trình cùng với ban quản lý công trình, lập thủ tục bàn giao khi công
trình hoàn thành.
- Phòng vật tư: có nhiệm vụ cung ứng toàn bộ số vật liệu mà công ty cần để
đảm bảo cho quá trình hoạt động của các đội sản xuất trong quá trình thi công tại
công trình.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Sơ đồ 4)
4. Tổ chức bộ máy kế toán:
- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán tại
công ty. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và ban giám đốc cũng như cơ
quan pháp luật về công tác tài chính kế toán tại công ty.
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán chi
tiết. Trong từng kỳ hạch toán và lập báo cáo tài chính.
- Kế toán tiền mặt, TGNH: có nhiệm vụ phản ánh tình hình thu chi, tồn tiền
mặt, tiền gửi, tiền vay. Từ đó lên báo cáo kế toán phục vụ tài chính cho công ty.
- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư và theo doi sổ
sách tình hình tài sản phát sinh của công ty trong tháng, quý, và năm. Lập báo cáo
và lập các bảng biểu về tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
- Kế toán bán hàng: chịu trách nhiệm về số liệu xuất bán, ghi nhận các hóa
đơn, thực hiện việc kê khai thuế. Theo dõi quá trình tiêu thụ sản phẩm, thuế hàng
tháng phải nộp.
- Kế toán tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ tổ chức lập bảng thanh toán lương
và BHXH hàng tháng cho cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ nhập, xuất, quản lý tiền mặt, ghi chép sổ quỹ, lập báo
cáo và hàng ngày phải báo cáo cho ban giám đốc và kế toán trưởng. Cuối tháng sẽ
thực hiện kiểm kê quỹ.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty: (Sơ đồ 5)
5. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng.
Công ty áp dụng hình thức kế toán nửa tập trung nửa phân tán. Công ty đã trang
bị đầy đủ máy tính để phục vụ công tác kế toán. công tác kế toán được thực hiện
trên chương trình phần mềm kế toán Fast Accounting.
Căn cứ vào hệ thống tài khoản cũng như quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất
kinh doanh, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán của công ty. Công ty đã áp dụng
hình thức “nhật ký chung” vào công tác kế toán của doanh nghiệp.
Sơ đồ kế toán theo hình thức nhật ký chung (Sơ đồ 6)
6. Một số chỉ tiêu phản ánh quá trình hoạt động của công ty.
Đơn vị: triệu đồng
St
t
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm2007
Chênh
lệch
So
sánh(%
)
1 Doanh thu thuần 33.229 70.425 37.196 119,94
2 TSCĐ và đầu tư dài
hạn
14.337 21.000 6.663 46,47
3 TSLĐ và đầu tư ngắn
hạn
25.356 32.000 6.644 26,2
4 Doanh thu hoạt động
tài chính
30.243 35.299 5.056 16,71
5 Tổng tài sản 35.512 42.301 6.789 19,1
6 Nguồn vốn chủ sở hữu 9.782 12.372 2.590 26,48
7 Tổng chi phí 35.332 79.400 44.068 124,725
8 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
417 521 104 24,94
9 Thu nhập khác 0 0 0 0
10 Chi phí khác 0 0 0 0
11 Lợi nhuận khác 0 0 0 0
12 Lợi nhuận sau thuế 336 600 264 78,57
13 Thu nhập đầu người 1.5 2 0.5 33
Nhận xét:
Qua số liệu trên ta thấy được mọi chỉ tiêu năm 2007 đều tăng hơn so với năm
2006. Chứng tỏ công ty đang ngày càng phát triển và có hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
FADIN VIỆT NAM.
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty là từng
công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình, hạng mục công trình được tập
hợp từ khi khởi công xây dung đến khi hoàn thành, nghiệm thu công trình đưa vào
sử dụng.
Để phản ánh đúng tình hình công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
của công ty, trong bài luận văn này em xin lấy số liệu của công trình “Đường vào
mỏ đá Sunway”
Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết để
theo dõi tập hợp các khảon mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
2.Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị trực tiếp của toàn bộ vật liệu
chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình. Nó không bao
gồm giá trị vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và vật liệu sử dụng cho
quản lý đội công trình. Chi phí vật liệu trực tiếp còn bao gồm cả chi phí cốt pha,
dàn giáo, công cụ, dụng cụ sử dụng nhiều lần.
Nguyên vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực
tiếp cho công trình hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng
thực tế. Còn trong trường hợp không tính riêng được thì phải phân bổ theo định
mức tiêu hao, theo khối lượng thực hiện.
Tài khoản và sổ kế toán sử dụng: các chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh
được hạch toán vào TK621, chi phí NVL thực tế và các tài khoản khác liên quan
như TK111, TK112, TK152, TK621 được mở chi tiết cho tổng bộ phận như
TK621.2 cho kết cấu thép, TK621.5 cho bộ phận xây dựng.
Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho (phụ lục 1), Phiếu xuất kho (phụ
lục2). Các giáy tờ tạm ứng, hóa đơn thuế GTGT.
Giá phiếu thực tế của NVL áp dụng theo công thức sau:
Giá trị thức số lượng NVL, Đơn giá thực tế
tế của NVL = x
xuất kho xuất kho xuất kho
Ví dụ : Theo phiếu xuất kho ngày 30/01/2007 (phụ lục 2) phục vụ cho công trình
xây dựng.
- Xi măng Bỉm Sơn: xuất với số lượng 35 tấn, đơn giá 920.000đ/tấn
35 x 920.000 = 32.200.000đ
- Cát đen: xuất với số lượng 443.006 m3, đơn giá 36000đ/ m3
443.006 x 36000 = 2.658.038đ
Vậy giá thực tế xuất dùng cho công trình đường vào mỏ đá Sunway là
32.200.000 + 2.658.038 = 34.858.038đ
Như vậy, căn cứ vào các dự toán phương án tiến độ thi công của công trình, kế
hoạch cung ứng vật tư cho thi công, nhân viên phòng cung ứng vật tư căn cứ vào
hợp đồng mua vật tư báo cho bên cung cấp các loại vật tư cho từng công trình. Vật
tư mua về được chuyển thẳng tới công trình đồng thời căn cứ vào hoá đơn bán
hàng của bên bán, thủ kho, đội trưởng và người giao vật tư tiến hành kiểm tra và
lập phiếu nhập kho. Sau đó nhân viên cung ứng đem hoá đơn, phiếu nhập kho về
phòng tài vụ thanh toán để trả bằng tiền mặt thông qua phiếu chi.
Cụ thể: đối với công trình “Đường vào mỏ đá Sunway”. Căn cứ vào Phiếu nhập
kho (phụ lục 1). Hoá đơn GTGT (phụ lục 3 ) kế toán định khoản và ghi vào Nhật
ký chung (phụ lục 4)
Nợ TK 152: 34.858.038 đ
Nợ TK 133: 3.485.803,8 đ
Có TK 111: 38.343.841,8
Sau đó máy sẽ tự động chuyển vào Sổ cái TK 621 (Phụ lục 5), và ghi vào sổ Chi
tiết TK 621 (phụ lục 6)
Nợ TK 621: 38.343.841, đ
Có TK 152: 3.485.803,8 đ
Cuối kỳ kế toán tổng hợp tiến hành kết chuyển tính giá thành công trình “Đường
vào mỏ đá Sunway” quý IV theo bút toán:
Nợ TK 154: 904.555.841,8 đ
Có TK 621: : 904.555.841,8 đ
2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, làm thêm giờ, các
khoản phụ cấp lương và phụ cấp có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp xây
lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp theo đơn giá xây dựng cơ bản. nhưng không
bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tính theo tiền lương
phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và tiền ăn giữa ca của công nhân xây lắp.
Tài khoản kế toán sử dụng.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty được hạch toán trên TK622 (chi phí
nhân công trực tiếp) mở chi tiêt cho từng công trình và các tài khoản liên quan
khác như; TK111,112,141,334…
Chứng từ kế toán sử dụng: bảng chấm công, hợp đồng lao động, hợp đồng giao
khoán, bảng thanh toán lương sản phẩm, bảng nghiệm thu, bảng thanh lý hợp
đồng…
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: có 2 cách tính lương:
- Lương theo sản phẩm đối với người trực tiếp sản xuất
- Lương theo thời gian đối với nhân viên văn phòng
- Ngoài ra còn lương khoán
Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm
Lương tháng là tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên theo tháng, bậc
lương đã xắp xếp .
Tiền lương phải trả Mức lương Số ngày làm
trong tháng = một ngày x vịệc trong tháng
Lương ngày là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và
số ngày thực tế làm việc trong tháng.