Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Báo cáo thực đi tập ngành nhà hàng khách sạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.17 KB, 54 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................... 1

STT

Viết tắt

Diễn giải

1

BP

Bộ phận

2

KD

Kinh doanh

3

NV

Nhân viên

4

DT


Doanh thu

5

ĐVT

Đơn vị tính

6

LNST

Lợi nhuận sau thuế

7

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

8

NH

Nhà hàng

9

DV


Dịch vụ

10

ROA

Return on total assets

11

ROE

Return on common equyty

12

ROS

Return on sales

13

GSV

Giám sát viên

14

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

15

AN - TT

An ninh – Trật tự

16

VCSH

Vốn chủ sở hữu

17

KT

Kỹ thuật

18

HC

Hành chính

19

NS


Nhân sự

20

MT

Mơi trường

21

DTT

Doanh thu thuần

22

BH

Bán hàng


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC...................................................................................................................... 1

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC...................................................................................................................... 1


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành Báo cáo thực tập nhận thức này, em đã nhận sự giúp đỡ từ mọi
người rất nhiều. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Khách sạn Nam Hải cùng toàn
thể các anh chị nhân viên khách sạn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời
gian em thực tập tại Khách sạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô và bạn bè đã tận
tình chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài báo cáo này một cách hoàn
chỉnh.
Trong thời gian thực tập tại Khách sạn Nam Hải, em đã học hỏi được nhiều kiến
thức để vận dụng vào thực tế và thu thập được nhiều thông tin cần thiết để phục vụ cho
việc hoàn thành báo cáo thực tập này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập khơng cho phép
và kinh nghiệm bản thân có hạn nên báo cáo có những hạn chế nhất định, vì vậy rất
mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, các anh, chị và ban lãnh đạo
trong Khách sạn Nam Hải để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Bình Dương, ngày 10 tháng 3 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn

Thị

Mỹ

Duyên


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của thực tập nhận thức
Thực tập nhận thức là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hình thành,
phát triển phẩm chất cũng như năng lực của bản thân sinh viên theo yêu cầu của Nhà
trường và Bộ giáo dục. Thực tập nhận thức đối với mỗi sinh viên khi bước vào ngưỡng
cửa các Trường Đại học nói chung và Trường Đại học nói riêng là một phần khơng thể
thiếu, nhằm mục đích đào tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với những môi
trường thực tế tại doanh nghiệp, là quá trình trải nghiệm rất bổ ích để sinh viên tự trang
bị thêm cho mình những kĩ năng và kiến thức thực tiễn cần thiết cho bản thân.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, sau q trình tìm hiểu và liên hệ thực tiễn,
em đã lựa chọn và xin phép thực tập tại “KHÁCH SẠN NAM HẢI”. Đây là một
trong những Khách sạn có quy mơ và vị thế được xem là bậc nhất của Thành phố Quy
Nhơn ngày nay. Trải qua nhiều năm kinh doanh, Khách sạn ngày càng khẳng định tên
tuổi của mình với nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Thời gian thực tập tại đây,
em đã tìm hiểu những hoạt động kinh doanh diễn ra Khách sạn trong những năm gần
đây. Đồng thời em đã vận dụng kiến thức các môn học ở trường để tiến hành phân tích,
đánh giá các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Khách sạn. Từ đó, đưa ra những nhận
xét, đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong mỗi một hoạt
động của Khách sạn nhằm tìm ra giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế.
2. Mục tiêu của việc thực tập
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh diễn ra tại khách sạn Nam Hải trong những năm
gần đây về hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, phân tích thực trạng công tác tiêu
thụ về sản phẩm của khách sạn và đánh giá, đề xuất giải pháp hoàn thiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tình hình hoạt động và các nghiệp vụ của từng bộ phận
của khách sạn Nam Hải trong những năm gần đây.
Phạm vi nghiên cứu của báo cáo này được thực hiện từ thời gian thực tập tại
khách sạn Nam Hải với những số liệu thứ cấp được thu từ nhiều bộ phận trong khách
sạn giai đoạn năm 2016 – 2018.



2
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng những lý luận về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh vào phân
tích, đánh giá thực tiễn hoạt động của khách sạn. Bài báo cáo thực tập nhận thức này áp
dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp thu thập số liệu: từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân
đối kế tốn của khách sạn và từ các sách báo có liên quan.
Phương pháp so sánh: xác định mức độ thay đổ, biến động ở mức tuyệt đối,
tương đối cùng với xu hướng các chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp thống kê: thông kê số liệu của khách sạn qua các năm.
5. Kết cấu của bài báo cáo
Trong báo cáo này, em đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động của Khách sạn
từ năm 2016 đến năm 2018. Về mặt lí thuyết em đã hoàn thành báo cáo thực tập nhận
thức với kết cấu gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Khách sạn Nam Hải
Phần 2: Phân tích thực trạng các hoạt động của các bộ phận tại Khách sạn
Nam Hải
Phần 3: Đánh giá chung và các giải pháp hồn thiện

Bình Dương, ngày 10 tháng 3 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mỹ Duyên


3
PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN NAM HẢI

1.1. Tổng quan về khách sạn Nam Hải
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn
Ngày nay, do chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, nhu cầu về sử dụng dịch
vụ ăn uống càng phức tạp và mang tính cao cấp. Việc ăn uống tại nhà nhiều khi mất
thời gian, trong khi đó, yêu cầu về tác phong công nghiệp nơi làm việc lại rất cao dẫn
đến nhiều người khơng có thời gian ăn uống tại nhà. Bên cạnh đó, đi ăn tại các nhà
hàng, khách sạn ln tạo cảm giác thoải mái, lịch sự phù hợp với việc xả giao giữa bạn
bè, đồng nghiệp…Hiểu rõ điều đó và nhằm đáp ứng những nhu cầu này mà các nhà
hàng - khách sạn dần hình thành và ra đời ngày một nhiều ở Việt Nam nói chung và
tỉnh Bình Dương nói riêng trong đó có khách sạn Nam Hải.
Khách sạn Nam Hải thuộc quyền quản lý của Công ty cổ phần xây dựng 47 (trước
là Công ty Thủy Lợi) được thành lập theo quyết định số 483 ngày 10/12/1990 của
Cơng ty Thủy Lợi. Mục đích xây dựng nhà nghỉ mát là để phục vụ cán bộ công nhân
viên của công ty.
Năm 1994 khách sạn Nam Hải đã không ngừng phấn đấu vươn lên và phát triển
nhanh chóng bước đầu khẳng định tên thương hiệu của mình trong hệ thống các khách
sạn ở Bình Dương. Để tồn tại và phát triển trong mơi trường cạnh tranh và mang tính
tồn cầu như hiện nay, Ban lãnh đạo khách sạn phải chú ý đến chất lượng của quá trình
phục vụ khách hàng, đặc biệt là chất lượng dịch vụ khách hàng và sự hài lòng của
khách hàng.
Sau hơn 2 năm kinh nghiệm dịch vụ du lịch, tháng 8/1996 khách sạn Nam Hải đã
được Tổng cục du lịch xếp hạng khách sạn 2 sao và trở thành hội viên chính thức của
chi hội PATA Việt Nam (9/2000), khởi đầu cho giai đoạn đưa thương hiệu khách sạn
Hải Âu vươn ra tầm khu vực và quốc tế.
Năm 2001, khách sạn Hải Âu được Tổng cục du lịch công nhận cấp hạng khách
sạn 3 sao đầu tiên tại tỉnh Bình Dương. Năm 2003, khách sạn chính thức trở thành hội
viên của Hiệp hội du lịch Việt Nam.


4

Năm 2007, một lần nữa khách sạn được Tổng cục du lịch xếp hạng cho khu A là
khách sạn 4 sao. Khơng những vậy, khách sạn Nam Hải cịn phát triển về cả vấn đề tổ
chức các chương trình du lịch cho những du khách bên trong và ngoài nước.
Đặc biệt trong giai đoạn 2004 – 2010, khách sạn Nam Hải liên tục nhận được
nhiều giải thưởng tiêu biểu như: huân chương lao động hạng ba (năm 2004); huân
chương lao động hạng hai (năm 2010); bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ (năm
2009); cờ thi đua của UBND tỉnh Bình Dươngtặng các năm 2006, 2008, 2009; bằng
khen UBND tỉnh Bình Dương tặng các năm 2005, 2008; kỷ lục “Bánh tráng nước dừa
lớn nhất Việt Nam” (năm 2008); giải nhì “Chất lượng – dịch vụ hoàn hảo” do các nhà
báo tổ chức bình chọn năm 2007; “Biển vàng chất lượng dịch vụ và an toàn vệ sinh
thực phẩm” do Liên Bộ tặng và “Vương miệng chất lượng quốc tế” do tổ chức quốc tế
BID trụ sở tại Tây Ban Nha tặng.
1.1.2. Quy mô của khách sạn
Tổng tài sản đến năm 2018 của khách sạn là 96.000 triệu đồng. Trong đó, tài sản
ngắn hạn 44.000 triệu đồng và tài sản dài hạn 52.000 triệu đồng.
Số cán bộ nhân viên tại khách sạn hiện tại 178 người.
Với vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng nguồn vốn và số lao động như trên thì khách
sản Nam Hải được đánh giá là khách sạn có quy mô lớn theo Nghị định số
56/2009/NĐ-CP.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn Nam Hải
1.2.1. Chức năng
- Phục vụ khách nghỉ tại khách sạn với 170 phòng ngủ sang trọng, ấm cúng và rất
tiện nghi.
- Nhà hàng sang trọng với các món ăn Âu, Á ngon miệng, hợp khẩu vị, thực đơn
phong phú, giá cả hợp lí,…để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, nhà hàng
bổ sung vào thực đơn những đặc sản của Bình Định làm cho khách du lịch ngoài tỉnh
và nước ngoài trở nên thích thú.
- Cung cấp các dịch vụ hội nghị, hội thảo với nhiều loại phòng hợp từ 40 – 350
chỗ được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.



5
- Tổ chức tiệc cưới trọn gói với thực đơn ngon miệng, hấp dẫn, giá cả hợp lí, đội
ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình chu đáo, cùng với các dịch vụ đi kèm như: MC, ban
nhạc,...
1.2.2. Nhiệm vụ
- Đăng kí kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
- Sử dụng có hiệu quả và bảo tồn nguồn vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kĩ thuật
của Khách sạn. Bên cạnh đó, Khách sạn có nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của mình:
+ Tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm bớt tình trạng
thất nghiệp cho địa phương.
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ cơng nhân viên đáp ứng yêu cầu
đặt ra của thị trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về kinh doanh
lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung,…theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn
của Tổng cục du lịch, đồng thời hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển theo kế
hoạch và mục tiêu của khách sạn.
- Thực hiện theo quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên,
đảm bảo an ninh trật tự trong phạm vi quản lý của khách sạn. Thực hiện chế độ báo cáo
thuế, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính chính
xác và trung thực của báo cáo.
1.2.3. Giới thiệu hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của khách sạn
Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung
cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu
để đăng kí buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn.
Do lĩnh vực hoạt động của khách sạn Hải Âu là chuyên kinh doanh dịch vụ du
lịch và khách sạn nên sản phẩm chính của khách sạn là các sản phẩm dịch vụ. Các sản
phẩm dịch vụ cụ thể như sau:
1.2.3.1. Dịch vụ lưu trú



6
Sản phẩm chủ yếu của dịch vụ lưu trú là phịng ngủ. Hiện tại khách sạn có 2
khu: khu A gồm 11 tầng và khu B gồm 5 tầng đạt tiêu chuẩn 4 sao hiện đại và cao cấp.
Khách sạn được thiết kế theo phong cách châu Âu với tổng số 170 phòng nghĩ sang
trọng tiện nghi. Tất cả các phịng đều có ban cơng riêng hướng nhìn về trung tâm thành
phố hoặc đại dương. Ngồi ra, khách sạn cịn xây dựng các hệ thống nhà hàng, phòng
họp và các dịch vụ giải trí khác nhằm mang lại cho người sử dụng một không gian trọn
vẹn, ấm cúng.
Tất cả các phịng đều có các tiện nghi như: bàn làm việc, đường truyền wifi và
internet tốc độ cao, điện thoại quốc tế, truyền hình vệ tinh, hệ thống báo cháy, máy
lạnh, dụng cụ pha trà/cà phê, tủ lạnh, máy sấy tóc, áo chồng tắm, hệ thống thẻ khóa
điện tử,…
Khu A (khu 11 tầng)

Bảng 1.2.1 Hệ thống phòng ngủ khu A
Giá phòng (đồng)

Loại phịng

Số phịng

Loại giường

Diện tích

Presidential Suite

01


King Bed

68m2

10.000.000

Seagull Suite

02

King Bed

68m2

8.000.000

Luxury

44

Deluxe

67

Double
Twin
Double
Twin


30m2
30m2

Phịng đơn

Phịng đôi

2.400.000

2.600.000

2.400.000

2.600.000

2.200.000

2.400.000

2.200.000

2.400.000


7
(Nguồn: Internet)

Khu B (khu 5 tầng)
Bảng 1.2.2 Hệ thống phòng ngủ khu B
Loại phịng


Số
phịng

Loại giường

Diện tích

Double + Sgl
Superior

29

Twin

27

Twin
Double

Phịng đơn

Phịng đơi

1.900.000
23m2

Triple
Standard


Giá phòng (đồng)

1.600.000

1.800.000

1.900.000
19m2

1.400.000

1.600.000

1.800.000
(Nguồn: Internet)

Giá được niêm yết bằng tiền Việt Nam đồng (VNĐ) và bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng (10%) và phí dịch vụ (5%).
- Bữa sáng buffet theo tiêu chuẩn quốc tế tại nhà hàng Cung Đình ở tầng 1.
- Miễn phí trà và cà phê trong phịng, 02 chai nước suối/phòng/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi ngủ chung giường với bố mẹ (giới hạn tối đa
02trẻ/phòng)
- Miễn phí sử dụng phịng tập thể dục, hồ bơi.
Hệ thống dịch vụ đa dạng và tiện nghi đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ du
khách du lịch giải trí hoặc kinh doanh đến khách ở dài hạn.
1.2.3.2. Dịch vụ ăn uống
Giống như dịch vụ lưu trú, dịch vụ kinh doanh ăn uống cũng chiếm một vị trí
hết sức quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Đây là lĩnh vực kinh doanh mang lại
doanh thu khá lớn, khả năng xoay vòng vốn nhanh, là một thế mạnh của khách sạn.
Nhà hàng có 6 hệ thống được xây dựng dựa trên sự sáng tạo, kết hợp những

tinh hoa hiện tại của thế giới cùng với sự chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của
đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Đó là các nhà hàng: Sao Mai, Chim Yến,
Cung Đình, Sân Vườn, Biển Xanh, Phong Lan và Lucky. Mỗi nhà hàng có sức chứa,
cách xây dựng thiết kế và màu sắc khác nhau mang đặc trưng riêng của từng nhà hàng.


8
Nhà hàng ở khách sạn l Nam Hải à nơi lý tưởng để du khách có thể tận hưởng những
hương vị tuyệt vời của cuộc sống.
Bảng 1.2.3 Hệ thống nhà hàng
STT

Nhà hàng

Vị trí

Sức chứa
(khách)

Ẩm thực

Giờ hoạt động

1

Phong Lan

Tầng 2

750


Việt Nam, Á

06:00am – 10:00pm

2

Sao Mai

Tầng 1

280

Âu, Á

07:00am – 10:00pm

3

Lucky

Tầng 2

350

Việt Nam, Á

06:00am – 10:00pm

4


Sân Vườn

Ngoài trời

500

Việt Nam, Á

05:00pm – 09:00pm

5

Chim Yến

Tầng 1

120

Âu, Á

06:00am – 12:00pm

6

Cung Đình

Tầng 1

120


Âu, Á

06:00am – 12:00pm
(Nguồn:Internet)

Khách sạn có khả năng đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách 24h/24h. Ngoài ra,
khách sạn sẽ cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách lẻ, khách nghỉ tại khách sạn
với những bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và đặc biệt là việc tổ chức tiệc cưới, hỏi, liên
hoan, sinh nhật, hội nghị, hội thảo, tọa đàm,…Đến với Hải Âu, bạn sẽ được thưởng
thức những món ăn ngon, độc đáo, mới lạ với phong cách phục vụ niềm nở, tận tình và
chu đáo của những nhân viên.
Với tiêu chí khơng ngừng hồn thiện, thúc đẩy chất lượng dịch vụ của khách sạn
nói riêng và ngành dịch vụ trên địa bàn Thành phố nói chung, Khách sạn Nam Hải tự
hào mang đến cho quý khách một kỳ nghỉ hoàn hảo xứng tầm dịch vụ khách sạn đẳng
cấp 4 sao.
1.2.3.3. Các tiện nghi và dịch vụ bổ sung khác
Ngoài kinh doanh 2 lĩnh vực lưu trú và ăn uống, khách sạn Nam Hải cịn kinh
doanh dịch vụ bổ sung như: xơng hơi, massage, bar, trung tâm tập thể dục, tổ chức sự
kiện, trung tâm lữ hành,…Luôn đảm bảo cho khách hàng sự tự tin và hài lòng.
- Quầy Bar:
Bar Panorama (tầng thượng) – quầy bar cao nhất thành phố, nơi đây bạn có
thể ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh của tồn thành


9
phố về đêm. Là một vị trí lý tưởng để bạn thưởng thức những món ăn nhẹ và nhiều loại
thức uống phong phú.
+ Vị trí: tầng 12
+ Sức chứa: 300 khách, chuyên phục vụ giải khát, cooktail, các món ăn nhẹ

và tiệc sinh nhật, sinh nhật,…
+ Thời gian phục vụ: 16h00 - 24h00 hằng ngày.
Bar Cung Đình: mang phong cách Cung Đình qua sự tinh tế trong trang trí,
ánh sáng cùng tiếng nhạc hịa tấu du dương bạn có thể cùng bạn bè, người thân, hay đối
tác thư giãn sau những giây phút bận rộn của cuộc sống.
+ Vị trí: Tầng 1 khu 5 tầng
+ Sức chứa: 50 khách, chuyên phục vụ giải khát, cooktail và các món ăn
nhẹ.
+ Thời gian phục vụ: 10h00 – 24h00 hằng ngày.
Bar Hồ Bơi: với vị trí nằm ngay cạnh hồ bơi và biển, quý khách có thể vừa
thử sức vẫy vùng trong làn nước biển trong xanh hoặc ngâm mình thư giãn trong hồ
bơi vừa thưởng thức các loại thức uống trái cây và cooktail vùng nhiệt đới.
+ Vị trí: tầng triệt, khu 11 tầng
+ Sức chứa: 30 khách, chuyên phục vụ giải khát, cooktail và các món ăn
nhẹ.
+ Thời gian phục vụ: 17h00 – 23h00 hằng ngày.
- Quầy lưu niệm:
Ghé qua quầy lưu niệm ở ngay trước
sảnh khách sạn, quý khách có thể lựa
chọn những món q thủ cơng tinh tế,
q lưu niệm ý nghĩa giúp ghi dấu lại kỉ
niệm của chuyến đi và các món ngon đặc
sản của Bình Định tặng người thân.


10
- Dịch vụ Spa – Massage: thời gian phục vụ: 10am – 23pm
Spa: chăm sóc da, chăm sóc thể hình; spa thư giãn; tạp kiểu tóc; nghệ thuật
làm móng, trang điểm…
Massage: có 14 phịng massage,

01 bể sục, 02 phịng xơng hơi (khô và ướt).
+ Xông hơi: 50.000/vé.
+ Massage: 110.000/vé.
Dựa trên các nguyên liệu thảo mộc
và chăm sóc sắc đẹp từ thiên nhiên, sự đa
dạng của bộ sưu tập trị liệu, kết hợp giữa phương pháp mát xa hiện đại với những tinh
hoa với phương thức trị liệu truyền thống đã làm nên bài thuốc tuyệt vời, chắc chắn sẽ
làm hài lòng quý khách khi đến thư giãn tại Seagull Spa.
- Trung tâm thể dục:
Phòng tập thể dục nằm sát bên bờ biển, quý khách
thể lựa chọn các dụng cụ sẵn có như: máy chạy
xe đạp hay các thiết bị tập thể lực khác giúp cho
thể khỏe khoắn và nhanh nhẹn.


bộ,


- Trung tâm lữ hành:
+Tổ chức chương trình du lịch trong tỉnh khởi hành hằng ngày.
+ Tổ chức chương trình du lịch trong nước.
+ Tổ chức các chương trình du lịch ngoài nước.
+ Hướng dẫn viên du lịch.
+ Đặt vé máy bay – Tàu hỏa.
+ Vận chuyển khách Du lịch.
Đội xe: đưa đón sân bay, bến xe, nhà ga,…
Bảng 1.2.4. Hệ thống xe du lịch


11

Tên xe

Số ghế

Universe Space Luxury

45

Country Deluxe

29

Innova

7

Ford Laser

4

Mercedes Sprinter

16
(Nguồn: Internet)

- Trung tâm tổ chức sự kiện: chuyên thực hiện và cung ứng các sự kiện như: lễ
khởi công – khánh thành, giới thiệu sản phẩm mới, họp báo, hội nghị khách hàng,…
1.3. Bộ máy tổ chức của khách sạn
1.3.1. Mơ hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý


GĐ Khách sạn

Mua hàng

PGĐ

KT– Bảo trì

HC - NS

AN - TT

BP Bếp

BP NH

Bếp trưởng

Trưởng NH

Kế tốn

PGĐ

Kế tốn trưởng

Thủ
quỹ

Lữ hành


Lễ tân

NV Kế
tốn

KD tiếp thị

Phó NH
Bếp phó

Buồng

GSV
GSV

Nhóm trưởng
Giặt


Vệ sinh
MT

Buồng
phịng


12

Đầu

bếp

NV

chế

NV Vệ
sinh
dụng cụ

Cashier
(thu
ngân)

NV
Bàn

NV
Bar
(Nguồn: Bộ phận Hành chính – Nhân sự)

Hình 1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn

Ghi chú:

Mối quan hệ trực tiếp

Nhận xét:
Nhìn vào sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Hải Âu ở vị trí cao
nhất là Giám đốc. Các bộ phận trên được liên kết với nhau bằng mối quan hệ trực

tuyến từ vị trí cao xuống thấp. Ngồi ra, giữa các bộ phận đều có mối quan hệ chức
năng như quan hệ giữa bàn và bếp, bộ phận Cashier và bộ phận kế toán,…Nhờ những
mối quan hệ trên mà việc quản lý cũng như thực hiện công việc hằng ngày sẽ thuận lợi
và hiệu quả hơn.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
- Giám đốc khách sạn: quản lý, lãnh đạo toàn bộ khách sạn, chịu trách nhiệm
điều hành mọi hoạt động của khách sạn theo quy chế hoạt động của doanh nghiệp Nhà
nước, là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm chung với mọi hoạt động kinh
doanh của khách sạn trước phát luật.
- Phó giám đốc: có trách nhiệm giúp giám đốc quản lý, điều hành, tổ chức các
hoạt động kinh doanh của khách sạn thuộc phạm vi mình phụ trách và là người chịu
trách nhiệm quản lý đôn đốc nhân viên khi giám đốc vắng mặt.
- Kế toán trưởng: tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh
hàng năm, tổ chức mơ hình hạch tốn kinh doanh và phân tích tình hình tài chính của
khách sạn phù hợp với chế độ chính sách của Nhà nước, đôn đốc, động viên và giám
sát các nhân viên cấp dưới nhằm mục đích mang lại hiệu quả tốt nhất.
+ Nhân viên kế tốn: thực hiện cơng tác quản lý tài chính của khách sạn, kế
tốn thống kê, thơng tin kinh tế hạch toán, lập các chứng từ xác định kết quả kinh
doanh và lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm của các bộ phận trong khách sạn.


13
+ Thủ quỹ: thực hiện thu, chi tiền mặt chính xác trong phạm vi trách nhiệm của
mình, bảo quản an tồn quỹ tiền mặt của khách sạn, hoạch tốn chính xác đầy đủ các
nghiệp vụ của quỹ tiền mặt và làm báo cáo về quỹ tiền mặt.
- Kĩ thuật – Bảo trì: quản lý, giám sát các hệ thống kỹ thuật và thiết bị trong
khách sạn đảm bảo vận hành tốt, khơng gặp sự cố, trục trặc trong q trình hoạt động;
theo dõi, bảo trì thường xuyên các thiết bị trong khách sạn; sửa chữa các công cụ, thiết
bị khi có yêu cầu của các bộ phận khác và thực hiện cơng việc trang trí sân khấu, chuẩn
bị âm thanh cho hội trường khi khách sạn có hội nghị, hội thảo hoặc có yêu cầu.

- Trung tâm du lịch lữ hành: tổ chức và thực hiện các tour du lịch theo tuyến
điểm chương trình du lịch, theo các yêu cầu của khách như: đặt vé tàu, vé máy bay, các
dịch vụ hành chính và có mối quan hệ với các hãng lữ hành nhằm thu hút khách về
khách sạn để hoàn thành các mục tiêu do khách sạn đề ra.
- Sale maketing (tiếp thị và kinh doanh): tổ chức nghiên cứu thị trường, đối
thủ cạnh tranh; lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng; tiếp thị sản phẩm; thống kê, phân
tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn; mở rộng thị trường khảo sát khách
hàng để đề ra các biện pháp nhằm thu hút khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm
năng của khách sạn.
- Buồng: chịu trách nhiệm về sự nghĩ ngơi lưu trú của khách hàng tại khách sạn;
chuẩn bị buồng, đảm bảo luôn ở chế độ sẳn sàng đón khách; vệ sinh buồng phịng hàng
ngày, các khu vực tiền sảnh và khu vực công cộng; phối hợp chặt chẽ, nhất quán với bộ
phận lễ tân trong hoạt động bán và cung cấp dịch vụ buồng.
- Lễ tân: đại diện cho khách sạn tiếp nhận các yêu cầu của khách, làm các thủ
tục cho khách đến cũng như rời khỏi khách sạn, giải đáp cho khách các thơng tin mà
khách cần; chịu trách nhiệm về thanh tốn và thu tiền của khách; theo dõi tình trạng
phịng trong khách sạn; tham mưu cho Ban giám đốc và các bộ phận có liên quan.
- Phịng hành chính - nhân sự: có trách nhiệm trong việc tuyển dụng nhân sự
(bao gồm cả việc tuyển dụng và chọn lựa nhân sự trong và ngồi nước) cũng như các
chương trình đào tạo, định hướng đào tạo, tiền lương, quan hệ lao động và phát triển
nguồn lực; ban hành các thể chế, quy chế làm việc; theo dõi, đánh giá nhân viên các bộ
phận và quản lý trực tiếp nhân viên.


14
- Anh ninh trật tự: đảm bảo an toàn cho khách hàng, tài sản của khách sạn và
khách hàng, chịu trách nhiệm về an ninh trong khách sạn; tuần tra xung quanh khách
sạn, điều khiển các thiết bị giám sát, chất xếp hành lý của khách vào và ra khỏi khách
sạn; lập phương án tự xử lý các tình huống xảy ra làm mất an ninh an tồn, phương án
phịng cháy chữa cháy trong khách sạn.

- BP Bếp:
+ Bếp trưởng: chịu trách nhiệm chung cho các hoạt động trong BP bếp; quản
lý, điều hành, tổ chức và hướng dẫn các NV bếp làm việc; chế biến các món ăn phải
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phụ trách lên thực đơn, đề ra các quy định, định
lượng và chất lượng món ăn.
+ Bếp phó: phụ trách, chia sẽ công việc trong gian bếp với bếp trưởng; thường
xuyên kiểm tra kho bảo quản nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu sử dụng cho việc chế
biến món ăn; xử lý những sự cố liên quan đến món ăn và làm các báo cáo công việc
được phân công.
+ Đầu bếp: trực tiếp chế biến các món ăn phù hợp theo yêu cầu của khách hàng
và đảm bảo vệ sinh; quản lý khu vực bếp được phân công; báo cáo công việc trong bếp
cho bếp trưởng khi được yêu cầu.
+ NV Bếp sơ chế: thực hiện các công việc trong công đoạn chuẩn bị; sơ chế các
nguyên, vật liệu theo yêu cầu, hướng dẫn của cấp trên; kiểm tra, sắp xếp hàng hóa,
dụng cụ khi lấy ra hoặc cất vào và báo cáo với các cấp trên khi gặp các sự cố về
nguyên liệu, dụng cụ nấu nướng.
+ NV Vệ sinh dụng cụ: có nhiệm vụ vệ sinh dụng cụ trong khu vực chế biến;
vệ sinh chén ăn, nền nhà, hàng lang, kệ phơi,…phân chia dụng cụ sau khi vệ sinh xong.
- BP Nhà hàng:
+ Trưởng – Phó NH: quản lý và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về tồn
bộ quy trình phục vụ khách tại bộ phận; lập kế hoạch hoặc hoạch định chiến lược kinh
doanh (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) cho NH nhằm đạt được mục tiêu đề ra; đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng và phong cách phục vụ chuyên nghiệp cho NV; xử lý
những tình huống xảy ra trong NH, quầy Bar, Bếp và giải đáp những thắc mắc, khiếu
nại của khách.


15
+ Giám sát viên: có trách nhiệm giám sát các hoạt động kinh doanh của NH tại
khu vực được phân công dưới sự chỉ đạo của quản lý NH, hỗ trợ quản lý NH các công

việc như: phân ca, chia khu vực làm việc cho NV cấp dưới vào đầu mỗi ca, đào tạo,
hướng dẫn NV mới, giải quyết các tình huống tại chỗ trong phạm vi quyền hạn và các
công việc khác theo quy định.
+ NV Bàn: đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác các cơng việc chuẩn bị sẳn
sàng phục vụ khách; phục vụ tận tình, chu đáo, thái độ niềm nỡ, lịch sự, đáp ứng nhu
cầu của khách; thu dọn, vệ sinh sạch sẽ khi khách về và tiến hành set up lại; phối hợp
hoạt động với các bộ phận khác để hoàn thành nhiệm vụ.
+ NV Bar: cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách lưu trú tại khách sạn; tiếp nhận
và làm theo yêu cầu của khách đúng, đủ kịp thời cả về số lượng và chất lượng; làm ra
những món ăn thức uống ngon, đáp ứng nhu cầu về ẩm thực của khác và phục vụ
khách với thái độ văn minh, lịch sự.
+ Cashier (thu ngân): chịu trách nhiệm về mặt tài chính, thu – chi của nhà
hàng; theo dõi và báo cáo công việc hàng ngày lên cấp trên.
1.4. Đặc điểm sản phẩm du lịch và quy trình cung cấp sản phẩm du lịch
1.4.1. Đặc điểm sản phẩm du lịch
- Sản phẩm dịch vụ của khách sạn mang tính vơ hình.
- Sản phẩm du lịch là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được. Quá trình “sản
xuất” và “tiêu dùng” các dịch vụ khách sạn là gần như trùng nhau về khơng gian và
thời gian.
- Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp. Khách của khách sạn chủ yếu là khách du
lịch. Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu
dùng thơng thường.
- Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao.
- Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia của khách hàng.
- Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật
chất nhất định. Để có đủ điều kiện kinh doanh, khách sạn phải đảm bảo các điều kiện
về cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.4.2. Quy trình cung cấp sản phẩm du lịch



16
1.4.2.1. Quy trình cung cấp dịch vụ Nhà hàng
Chuẩn bị
phục vụ

Phục vụ
khách

Thu dọn

Hình 1.4.1 Sơ đồ quy trình cung cấp dịch vụ Nhà hàng

Chuẩn bị phục vụ: quét dọn lau chùi phịng ăn, cửa kính và khu vệ sinh; kê xếp
lại toàn bộ bàn ghế và những vật treo trên tường (quạt máy, hoa trang trí, tranh ảnh,…);
trải khăn trải bàn; lau chùi lại dụng cụ ăn uống; cắm hoa tươi; trút thêm gia vị vào lọ
hoặc thay mới theo định kỳ; chuẩn bị bày dụng cụ ăn uống lên bàn ăn.
Phụ vụ khách: ghi nhận đầy đủ thông tin các yêu cầu về món ăn của khách,
giới thiệu thêm về các món ăn mới lạ hay đặc sản của nhà hàng; khi nhận món ăn từ
nhà bếp thì phải check in lại các thơng tin tên món ăn, số lượng, số bàn hay đối tượng
khách cụ thể nào đó, sắp xếp kèm theo các dụng cụ ăn phù hợp; phục vụ thức ăn, đồ
uống cho khách, phục vụ các nhu cầu của khách trong bàn ăn; khi có dấu hiệu thanh
tốn của khách thì mang hóa đơn đã được tính sẵn cho khách; tiễn khách và thu dọn
dụng cụ.
Thu dọn: sắp đặt bàn ghế ngay ngắn; thu dọn các lọ gia vị bằng khay và tập
trung tại nơi quy định; thu dọn các dụng cụ phục vụ đồ uống như bình trà, cà phê;
chuẩn bị cho ca sau.
1.4.2.2. Quy trình cung cấp dịch vụ Buồng
Chuẩn bị phịng đón khách

Phục vụ khách trong thời

gian lưu trú

Nhận bàn giao phòng và
tiễn khách
Hình 1.4.2.Sơ đồ quy trình cung cấp dịch vụ Buồng


17
Chuẩn bị phịng đón khách: sau khi được ca trước giao cơng việc cịn lại thì
nhân viên ca sau tiến hành kiểm số phòng, đồng thời vệ sinh phòng khách và vệ sinh
phòng tắm nhằm đảm bảo sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Phục vụ khách trong thời gian lưu trú: trong suốt thời gian khách lưu trú tại
khách sạn thì nhân viên thường xuyên dọn phịng hàng ngày cho khách hoặc khi có u
cầu để đảm bảo chất lượng dịch vụ buồng. Khi đến nghỉ dưỡng tại khách sạn thì du
khách có thể sử dụng những dịch vụ bổ sung khác như: trung tâm thể dục, thể thao, hồ
bơi,…
Nhận bàn giao phòng và tiễn khách: khi khách có dấu hiệu trả phịng thì nhân
viên phụ gói, mang hành lý xuống dưới sảnh cho khách hoặc làm theo những gì khách
yêu cầu. Nếu khách quên đồ sau khi trả phịng, thì thơng báo cho lễ tân để hoàn trả lại
cho họ.
1.5. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của khách sạn Nam Hải trong
những năm gần đây
Phân tích chung tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của khách sạn
Bảng 1.5.1. Bảng phân tích biến động tài sản và nguồn vốn
(ĐVT: triệu đồng)

Chênh lệch
2017/2016

Chênh lệch

2018/2017

+/-

%

+/-

%

96.000

1.500

1,62

2.000

2,13

42.450

44.000

-30

-0,07

1.550


3,65

21.240

19.102,5

24.200

-2.137,5

-10,06

5.097,5

26,68

16.992

16.980

14.520

-12

-0,07

-2.460

-14,49


4.248

6.367,5

5.280

2.119,5

49,89

-1.087,5

-17,08

II. TSDH

50.020

51.550

52.000

1.530

3,06

450

0.87


NGUỒN VỐN

92.500

94.000

96.000

1.500

1,62

2.000

2,13

1. VCSH

62.467

67.152

69.823

4.685

7,5

2.671


3,98

2. Nợ ngắn hạn

10.511

10.739

15.706

228

2,17

4.967

46,25

3. Nợ dài hạn

19.522

16.109

10.471

-3.413

-17,48


-5.638

-35

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

TÀI SẢN

92.500

94.000

I. TSNH

42.480

1. Tiền mặt
2. Khoản phải thu

Chỉ tiêu

3. Hàng tồn kho


(Nguồn: Phịng Kế tốn – Tài chính )


18
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu về tiền mặt và nguồn vốn của khách sạn tăng
giảm không đều qua các năm.
Năm 2017, tiền mặt và khoản phải thu giảm 2.137,5 và 12 triệu đồng tương ứng
giảm 10,06% và 0,07% so với năm trước. Trong khi đó hàng tồn kho lại tăng 49,89%.
Lượng tiền mặt giảm xuống nguyên nhân có thể khách sạn trong năm đã thanh toán
những khoản nợ cho đối tác, người lao động,…Bên cạnh đó, các chỉ tiêu trong nguồn
vốn cũng có sự tăng giảm không đều. VCSH và Nợ ngắn hạn tăng 7,5% và 2,17% so
với năm 2016. Ngược lại giảm 17,48% của chỉ tiêu Nợ dài hạn.
Năm 2018, lượng tiền mặt đã có sự ổn định trở lại. Nhưng khoản phải thu và
hàng tồn kho tiếp tục giảm 14,49% và 17,08%. Nợ dài hạn cũng tiếp tục suy giảm
5.638 triệu đồng tương ứng giảm 35%, trong khi đó VCSH và Nợ ngắn hạn tiếp tực
tăng nhưng không đều so với năm 2017.
Khách sạn cần có những giải pháp khắc phục để hồn thiện hơn về mặt tài sản
và nguồn vốn, cần xác định những nguyên nhân tích cực và tiêu cực để khách sạn ngày
phát triển hơn.
Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của khách sạn


19

Bảng 1.5.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Nam Hải
giai đoạn 2016 – 2018
(ĐVT: triệu đồng)
Chênh lệch
2017/2016


Chênh lệch
2018/2017

+/-

+/-

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

68.362

76.598

82.364

8.236

12,05

5.766

7,53


412

390

206

-22

-5,34

-184

-47,18

3. DTT BH & CCDV

67.950

76.208

82.158

8.258

12,15

5.950

7,81


4. Giá vốn BH

32.385

34.948

36.609

2.563

7,91

1.661

4,75

5. LN gộp BH & CCDV

35.565

41.260

45.549

5.695

16,01

4.289


13,40

6. DT hoạt động TC

1.242

1.071

1.496

-171

-13,77

425

39,68

7. Chi phí tài chính

2.670

2.364

2.054

-306

-13,48


-310

-13,11

Trong đó: Chi phí lãi vay

2.403

2.127

1.849

-276

-11,49

-278

-13,07

8. Chi phí bán hàng

1.639

1.548

1.720

-91


-13,38

172

11,11

9. Chi phí quản lý DN

9.830

10.510

11.302

680

6,91

792

7,54

22.668

27.909

31.969

5.241


23,12

4.069

14,58

11. Thu nhập khác

2.637

2.526

2.806

-111

-4,15

280

11,09

12. Chi phí khác

2.294

2.321

2.579


27

1,18

258

11,12

343

205

277

-138

-40,13

72

35,12

14. LNTT

23.011

28.114

32.196


5.103

22,18

4.082

14,52

15. Thuế TNDN

4.602,2

5.622,8

6.439,2

1.020,6

22,18

816,4

14,52

18.408,8

22.491,2

25.756,8


4.082,4

22,18

3.265,6

14,52

Chỉ tiêu
1. DT BH & CCDV
2. Các khoản giảm trừ DT

10. LN thuần từ HĐKD

13. LN khác

16. LNST

%

%

(Nguồn: Phịng Kế tốn – Tài chính)

Nhận xét:


20
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Nam Hải giai

đoạn năm 2016 – 2018 ta thấy tình hình kinh doanh của khách sạn biến động tăng giảm
qua các năm cụ thể như sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng qua các năm. Năm 2017
tăng 8.236 triệu đồng (tương ứng tăng 12,05%) so với năm 2016 và năm 2018 tăng
5.766 triệu đồng (tương ứng tăng 7,53%) so với năm 2017.
- Các khoản giảm trừ doanh thu có xu hướng giảm, năm 2017 giảm 22 triệu
đồng (tương ứng giảm 5,34%) so với năm 2016. Đến năm 2018 tiếp tục giảm 184 triệu
đồng (tương ứng giảm 47,18%) so với năm trước đó.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cụ thể năm 2017 tăng
8.258 triệu đồng (tương ứng tăng 12,15%) so với năm trước và tiếp tục tăng nhưng
không đáng kể ở năm 2018 với giá trị là 5.950 triệu đồng (tương ứng tăng 7,81%).
- Giá vốn hàng bán năm 2017 tăng thêm 2.563 triệu đồng (tương ứng tăng
7,91%) so với năm 2016 và năm 2018 tăng 1.661 triệu đồng (tương ứng tăng 4,75%) so
với năm 2017.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 tăng 5.695 triệu
đồng, năm 2018 tăng 4.289 triệu đồng so với năm 2016 và năm 2017.
- Doanh thu hoạt động tài chính tăng giảm khơng đều, năm 2017 giảm 171 triệu
đồng so với năm 2016 và năm 2018 tăng 425 triệu đồng so với năm 2017.
- Chi phí tài chính, trong đó lãi vay đều giảm. Chi phí tài chính từ 2.670 triệu
đồng (năm 2016) giảm 306 triệu đồng còn 2.364 triệu đồng (năm 2017) và từ 2.364
triệu đồng giảm xuống còn 2.054 triệu đồng (năm 2018), giảm 310 triệu đồng tương
ứng giảm 13,11%. Chi phí lãi vay năm 2017 giảm 276 triệu đồng (tương ứng giảm
11,49%) và đến năm 2018 tiếp tục giảm 278 triệu đồng (tương ứng giảm 13,07%).
- Chi phí bán hàng tăng giảm không đều năm 2017 giảm 91 triệu đồng so với
năm trước và đến năm 2018 nhờ tăng cường các hoạt động Marketing nên chi phí bán
hàng đã tăng 172 triệu đồng (tương ứng tăng 11,11%) so với trước đó.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể năm 2017 tăng 680
triệu đồng và năm 2018 tăng 792 triệu đồng so với năm 2016 và năm 2017



21
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 5.241 triệu đồng năm 2017 và
tăng 4.069 triệ đồng năm 2018.
- Thu nhập khác năm 2017 giảm 111 triệu đồng (tương ứng giảm 4.15%) cho
đến năm 2018 tăng 280 triệu đồng (tương ứng tăng 11,09%) so với năm trước.
- Chi phí khác năm 2017 tăng 27 triệu đồng (tương ứng tăng 1,18%) so với năm
2016, năm 2017 tăng 258 triệu đồng (tương ứng tăng 11,12%) so với năm 2017.
- Lợi nhuận khác giảm 138 triệu đồng ở năm 2017 tương ứng giảm 40,13%, giá
trị đó đến năm 2018 tăng 72 triệu đồng so với năm trước tương ứng tăng 35,12%.
- Lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2017 tăng 5.103 triệu
đồng (tương ứng tăng 22,18%) so với năm 2016 và năm 2018 giá trị này tăng 4.082
triệu đồng (tương ứng tăng 14,52%) so với năm trước.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm 1.020,6 triệu đồng so với năm 2016,
đến năm 2018 tăng 816,4 triệu đồng so với năm 2017.
- Lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm. Cụ thể năm 2017 tăng 4.082,4 triệu
đồng (tương ứng tăng 22,18%) so với năm 2016, năm 2018 tăng 3.265,6 triệu đồng
(tương ứng tăng 14,52%) so với năm 2017 trước đó.
Để đạt được kết quả như trên, trong những năm qua khách sạn Nam Hải đã
không ngừng đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao chât lượng phục vụ. Thường
xuyên cử cán bộ đi học hỏi về chuyên môn và nghiệp vụ, mời giáo viên và các chuyên
gia về đào tạo tại chỗ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cơng việc.
Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt kinh doanh của khách sạn trong
giai đoạn 2016 – 2018
- Doanh lợi doanh thu (ROS):
ROS là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của khách sạn, nó
phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng với doanh thu của khách sạn.
Được xác định theo công thức sau:
ROS =

x 100%


- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):


×