Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đề cương môn Văn hóa dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.29 KB, 15 trang )

Đề cương
VĂN HÓA DÂN GIAN

Câu 1: Nêu khái niệm văn hố dân gian cổ truyền? Những thành tố của nó. .............................................. 2
Câu 2: Phân tích quan niệm về văn hố dân gian của trường phái nhân học Anh – Mỹ?............................. 2
Câu 3: Phân tích quan niệm về văn hố dân gian của trường phái xã hội học Pháp? ................................... 3
Câu 5: Phân tích tính ngun hợp trong văn hố dân gian? Lấy ví dụ để chứng minh?............................... 3
Câu 6: Phân tích tính tập thể trong văn hố dân gian? Lấy ví dụ để chứng minh?....................................... 4
Câu 7: Phân tích tính diễn xướng và tính nghệ thuật trong văn hố dân gian? Lấy ví dụ để chứng minh? ... 5
Câu 8: Nêu những nội dung cơ bản của văn hoá dân gian thời kỳ xây dựng văn minh Đông Sơn? ............. 6
Câu 9: Nêu những nội dung cơ bản của văn hóa dân gian thời kỳ Bắc thuộc? ............................................ 8
Câu 10: Nêu những nội dung cơ bản của văn hoá dân gian vào thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc
lập tự chủ?................................................................................................................................................ 8
Câu 11: Phân tích tính biểu trưng trong nghệ thuật tạo hình dân gian? ..................................................... 10
Câu 12: Phân tích tính biểu trưng trong nghệ thuật biểu diễn dân gian? ................................................... 11
Câu 13: Phân tích tính biểu cảm, tính linh hoạt trong nghệ thuật biểu diễn dân gian................................. 13
Câu 14: Nêu những phương thức tổ chức nông thôn cổ truyền của người Việt? ....................................... 14
Câu 15: Phân tích tính cộng đồng và tính tự trị trong tổ chức nông thôn cổ truyền của người Việt?.......... 14

1


Câu 1: Nêu khái niệm văn hoá dân gian cổ truyền? Những thành tố của nó.
Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
VHDG là những giá trị vật chất và tinh thần do quần chúng nhân dân sáng
tạo ra, được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử bằng hình thức truyền miệng
phục vụ nhu cầu giải trí của đơng đảo quần chúng nhân dân.
Văn hố dân gian theo nghĩa hẹp “folk lore” là toàn bộ giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra nhưng nó được thể hiện trên bình diện thẩm mỹ
Khái niệm “folklore” xuất hiện vào giữa thế kỉ XIX do 1 nhà bác học người


Anh: Wiliam Thoms đưa ra.
Văn hố dân gian theo nghĩa rộng “folk culture” là tồn bộ giá trị vật chất
tinh thần do con người sáng tạo ra liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống của
dân chúng, đó là những hoạt động sáng tạo từ sản xuất của cải vật chất đến các
sinh hoạt vật chất, từ phương tiện đến cách thức trong việc ăn, mặc, ở, đi lại, chữa
bệnh… đó là những nét riêng trong phong tục tập quán gắn với các tổ chức cộng
đồng người, là những sáng tạo thể hiện tri thức của con người về tự nhiên cũng
như xã hội. Nó cịn bao hàm cả tư tưởng, tình cảm của dân chúng, là thế giới quan,
nhân sinh quan trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và mơi
trường xã hội.
VHDG cổ truyền là những gì được sáng tác và lưu truyền từ CM T8 (1945)
trở về về trước .
Các thành tố cơ bản của VHDG :
+ Văn học dân gian
+ Tín ngưỡng dân gian
+ Nghệ thuật biểu diễn dân gian
+ Nghệ thuật tạo hình dân gian
+ Tri thức dân gian
+ Nghệ thuật ứng xử dân gian
Câu 2: Phân tích quan niệm về văn hố dân gian của trường phái nhân học
Anh – Mỹ?
Theo nghĩa rộng: VHDG bao gồm tồn bộ lịch sử văn hóa khơng thành văn
của dân tộc ở thời nguyên thủy

2


Theo nghĩa hẹp: VHDG bao gồm phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng thời
cổ xưa mà cịn được bảo lưu trong những bộ phận đông đảo cư dân thời kì đầu văn
minh

Với xu hướng hiểu Folklore theo nghĩa rộng và khơng phân biệt rach rịi giữa
nghiên cứu Folklore với dân tộc học hoặc nhân học. Các đại biểu của trường phái
nhân học Anh- Mỹ đều cho rằng: Folklore là 1 khoa học về truyền thống nói chung
của nhân loại ở khắp nới trên thế giới.
Cách hiểu này cho thấy khái niệm VHDG sẽ bao gồm toàn bọ đời sống vật
chất và tinh thần của các tầng lớp dân chúng, tương đương với thuật ngữ Folkculture.
Câu 3: Phân tích quan niệm về văn hoá dân gian của trường phái xã hội học
Pháp?
VHDG là những tri thức sáng tạo văn hóa của quần chúng lao động của các
dân tộc nguyên thủy hay 1 bộ phận của cư dân lạc hậu của cá nước văn minh
Trường phái xã hội học Pháp hiểu khái niệm Folklore theo nghĩa rộng : là
truyền thống của các tầng lớp dân chúng. Tuy nhiên khuynh hướng này đã nhấn
mạnh vào sự khác nhau giữa dân tộc học và VHDG khi khu biệt rằng: Trong xã
hội có giai cấp, dân tộc học nghiên cứu mọi hiện tượng được lưu truyền qua chữ
viết còn VHDG nghiên cứu mọi phương tiện văn hóa lưu truyền qua cửa miệng
của các giai cấp, các nhóm xã hội khác nhau.
Cũng theo xu hướng này: Folklore là sản phẩm của số đông tức là tầng lớp
nhân dân lao động để phân biệt với số ít là tầng lớp thượng lưu phong kiến.
Nhược điểm của quan niệm rất rộng này là không phân định được danh giới
rõ rệt giữa các ngành khoa học gần gũi nhau
Câu 5: Phân tích tính ngun hợp trong văn hố dân gian? Lấy ví dụ để
chứng minh?
Tính nguyên hợp : Nhận thức nguyên hợp về tổng thể vốn có của thế giới
Sự kết hợp, hòa trộn của nhiều yếu tố trong 1 chỉnh thể, nếu tách riêng từng
thành tố như 1 đối tượng độc lập thì khơng thể có 1 nhận thức đầy đủ và chính xác
về chúng.

3



Tính ngun hợp trong văn hóa dân gian là nhận thức ban đầu có tính chất
tổng thể về hiện thực. Trong nhận thức ban đầu người ta chưa phân tích tổng thể
hiện thực ra thành từng thành tố khác nhau.
Tính nguyên hợp là một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa dân gian
(Theo GS.Đinh Gia Khánh,1982)
Tính ngun hợp là sự cộng dồn của nhiều hình thức sinh hoạt dân gian,là sự
thống nhất hữu cơ lại của các thành tố trong văn hóa dân gian, nhưng các thành tố
đó khơng hịa tan vào nhau, vẫn “ngun” nhưng “hợp” lại thành 1 chính thể là văn
hóa dân gian.Các thành tố hịa quyện vào nhau, nếu thiếu đi 1 phần thì khơng có
giá trị. Gắn với sự ra đời của văn hố dân gian.
Câu 6: Phân tích tính tập thể trong văn hố dân gian? Lấy ví dụ để chứng
minh?
VHDG là sản phẩm của nhân dân lao động, là thành quả của 1 q trình sáng
tạo khơng ngừng nghỉ từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Là
cơng trình của cả 1 tập thể chứ khơng phải của bất kì cá nhân nào.
Khách thể tiếp nhận, thưởng thức cũng chính là nhân dân lao động. Họ sáng
tạo ra VHDG để phục vụ ngay chính cuộc sống của mình, nhằm thỏa mãn nhu cầu
tinh thần và mục đích giải trí.
Tính tập thể trong sáng tác:
Cá nhân sáng tác đầu tiên, sau đó được sáng tạo, gọt rũa, bồi đắp bởi nhiều
thế hệ, nhiều nơi nhiều lúc. Suy ra sáng tác vô danh hay sáng tác tập thể (khơng
biết ai là tác giả)
Tính tập thể trong tiếp nhận:
Sự thêm bớt, gia giảm dựa trên cơ sở tâm lý văn hóa của cả 1 cộng đồng, của
thời đại, được cộng đồng lựa chọn, chấp nhận
Các cá nhân hay tập thể sáng tạo chịu ảnh hưởng của quan điểm tập thể và
trong q trình lưu truyền lại được chính thời đại hay tập thể thẩm định, màng lọc
này sẽ loại bỏ những tác phẩm không phù hợp với quan điểm chung của cộng
đồng. Điều này cũng có nghĩa 1 tác phẩm VHDG khơng mang phong cách riêng
của cá nhân, nó được sáng tạo bồi đắp bởi nhiều người ở mọi nơi mọi lúc, phi cá

tính.

4


Chính tính tập thể này đã tạo nên tính dị bản trong VHDG, vì VHDG chủ yếu
được lưu truyền qua hình thức truyền miệng , qua nhiều người, nhiều đời sẽ bị
“tam sao thất bản”
“ Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon”
Dị bản:
“ Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
Mình nói dối ta mình hãy cịn son
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bị
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước rửa (tắm) cho con mình.
Dị bản:
Mình nói dối (với) ta mình hãy cịn son
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bị
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi gánh nước tắm (rửa) cho con mình
Con mình vừa đẹp vừa xinh
Một nửa giống mình, nửa lại giống ta.
Câu 7: Phân tích tính diễn xướng và tính nghệ thuật trong văn hố dân gian?
Lấy ví dụ để chứng minh?
Nói đến diễn xướng là nói tới mơi trường tạo dựng và tồn tại của VHDG .
Khơng thể có hiện tượng VHDG nào được coi là đầy đủ ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ
khi bị tách khỏi môi trường diễn xướng của nó.
Diễn:động tác

Xướng: lối ca,bài hát
Chúng tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau trong 1 chỉnh thể thống nhất.
VHDG có tính truyền miệng, chính vì vậy phải đem kết hợp vào nghệ thuật trình
diễn dân gian và mơi trường diễn xướng cụ thể, môi trường sinh hoạt văn hóa của
nó.Mơi trường diễn xướng chính là cái nơi sinh ra những câu chuyện, phải đặt đúng

5


trong khung cảnh của nó, đúng trong ngơn ngữ thuần túy mới thấy được hết giá trị của
nó. Đặt vào mơi trường diễn xướng khác nhau sẽ có cảm giác và giá trị khác nhau.
Cần phải xem xét 1 hiện tượng VHDG trong bối cảnh cụ thể của nó:
Bối cảnh hẹp : địa điểm, không gian, người diễn xướng, lễ vật, đối tượng hưởng
thụ, người tham dự…
Bối cảnh rộng: VHDG lưu hành và thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều vào KT, CT,
XH, tôn giáo, thay đổi về thẩm mỹ, thị hiếu…
Vì vậy, việc tìm hiểu vai trị, những ảnh hưởng của các quá trình KT, CT, XH,…
như là điều kiện tiên quyết đối với việc hiểu chính các hiện tượng VHDG.
Ví dụ: Hoạt động biểu diễn NT múa rối nước diễn ra ở các thủy đình hay ao làng
ở đồng bằng Bắc Bộ, nếu mang múa rối đó biểu diễn ở miền núi cao sẽ không phù hợp.
Hoặc đem cồng chiêng Tây Nguyên mang ra giữa sân Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
để biểu diễn , người xem sẽ khơng hiểu hết những giá trị đích thực của nó, xem chỉ để
giải trí. Phải đặt nó vào chính khơng gian văn hóa cồng chiêng của người Tây Ngun,
trong không gian âm vang, bạt ngàn hùng vĩ của núi rừng, bên những ngọn lửa bập
bùng cạnh nhà Rơng, thì mới hiểu hết được bản sắc văn hóa, con người, và vùng đất
nơi đấy.
Như vậy có thể nói rằng mơi trường diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của
VHDG, tuy nhiên không thể phủ nhận dạng tồn tại trong trí nhớ dân gian, tồn tại cố
định bằng các hiện vật.Trong diễn xướng, các phương tiện NT của tác phẩn VHDG
mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp.

Tính nghệ thuật:
Tính ích dụng từ các tác phẩm NT : NT ngôn từ, NT biểu diễn, NT tạo hình
Thơng qua thực tiễn được gọt giũa, bồi đắp đạt đến trình độ thẩm mỹ, nghệ thuật
nhất định
Câu 9: Nêu những nội dung cơ bản của văn hố dân gian thời kỳ xây dựng
văn minh Đơng Sơn?
Thời kì văn minh Đơng Sơn có niên đại từ 2500 ± 300 năm TCN
Đặc tính nơng nghiệp, trồng lúa nước và xóm làng là nét đặc trưng cơ bản của
văn hóa dân gian giai đoạn này.
Những thành tựu về sinh hoạt vật chất
Ăn: Ăn gạo nếp, biết tận dụng sản phẩm nơng nghiệp, gắn bó với nghề trồng
lúa nước
6


Mơ hình cơm- rau – cá đã được định hình trong bữa ăn của người Việt
Mặc: Người ĐS biết làm quần áo và đồ trang sức
Quần áo có sự phân biệt giữa nam và nữ: nam mặc khố, nữ mặc váy
Trang phục có sự phân biệt giữa ngày thường và ngày hội (có vạt tỏa ra 2 bên,
đầu đội mũ lơng chim)
Đồ trang sức: vịng cổ, hoa tai, chuỗi hạt… làm bằng đá xanh, vỏ sị hoặc
đồng
Ở nhà sàn, có mái cong hình thuyền, do địa hình nước ta lúc đó biển ăn sâu
vào đất liền, phương tiện di chuyển chủ yếu bằng thuyền, do đó phát triển nghề
đóng thuyền, nhà sàn có mái hình thuyền là biểu tượng của cư dân hướng về môi
trường nước
Những thành tựu về văn hóa tinh thần
Tín ngưỡng: bắt đầu xuất hiện các hình thức tín ngưỡng sơ khai nhất của
người Việt.
Những tín ngưỡng liên quan đến vạn vật hữu linh, thờ 1 số con vật: cóc, rồng,

chim lạc.
Những tín ngưỡng sùng bái các hiện tượng tự nhiên liên quan đến sản xuất
nông nghiệp : thờ mặt trời, mây mưa…
Tín ngưỡng phồn thực
Thờ nhân thần, vì thời này có sự giao tranh với các bộ lạc, hình thành liên
minh bộ lạc và suy tơn người giỏi nhất lên làm vua
Phong tục
Xuất hiện các tục cổ: ăn trầu, nhuộm răng săm mình, để tóc dài hoặc búi tóc
(nữ)
Cưới xin: có tục ở rể (đàn ơng), ăn trầu cau
Tang ma: Gia đình có người chết phải mang chày cối ra để gõ, địa tang.
Lễ hội:
Xuất hiện dấu ấn lễ hội và các trò diễn dân gian trên trống đồng như cảnh
đánh trống, giã gạo, nhảy múa, đua thuyền.
Nghệ thuật
Xuất hiện 1 số loại hình NT biểu diễn sơ khai như nhạc cụ trong âm nhạc:
trống đồng, đàn đá, khèn lá…
Xuất hiện nhảy múa (tập thể)
7


Tạo hình : nổi bật là nghệ thuật điêu khắc trên đồ đồng, đỉnh cao của mỹ thuật
Việt cổ thông qua những họa tiết hoa văn hình học được sắp xếp trên 1 bố cục
xoay trịn, vịng quanh ngơi sao giữa mặt trống, các vòng tròn tượng trung cho mùa
vụ, có 2 kĩ thuật đó là khắc chìm và đắp nổi.
Câu 10: Nêu những nội dung cơ bản của văn hóa dân gian thời kỳ Bắc thuộc?
- Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt - Hán
+ Người Việt học chữ Hán để có ngơn ngữ nhằm ghi lại những phong tục tập
quán tốt đẹp lưu truyền tới đời sau
+ Người Hán truyền bá đạo Nho vào nước ta làm cơng cụ phục vụ cho chính

sách thống trị và nô dịch.
+ Mở trường để dạy Nho học, nhằm đào tạo đội ngũ quan lại người Việt phục
tùng nhà Hán, là cơng cụ tay sai cho thiên triều.
+ Chính sách đồng hóa đưa người Hán ở chung với người Việt, truyền bá tư
tưởng lễ giáo, phong tục tập quán của người Hán vào nước ta. Tất cả những gì liên
quan đến văn hóa truyền thống (sách, tranh…) đều bị đốt phá, những người hiền
tài bị bắt sang TQ .
- Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt-Ấn
+ Thời kì này, Phật giáo đã được truyền vào nước ta và nhanh chóng được
người Việt chấp nhận, bằng chứng là văn hóa Phật giáo được thể hiện bằng Hội
chùa đã được nhập vào lịch lễ hội VN.
- Chủ đề trong những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết là những anh hùng
dân tộc, đã bắt đầu có sự phân biệt giữa VHDG với văn hóa bác học, mặc dù biểu
hiện của nó chưa rõ nét.
- Giữ gìn bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc bằng cách bảo tồn
những giá trị truyền thống đã được định hình và phát triển trong giai đoạn văn hóa
Đơng Sơn.

Câu 11: Nêu những nội dung cơ bản của văn hoá dân gian vào thời kỳ xây
dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ?
- Thời kì xây dựng quốc gia PK độc lập tự chủ được đánh dấu bằng năm 938
với chiến thắng Bạch Đằng vang dội, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, kết

8


thúc hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra 1 trang mới trong lịch sử dân tộc, kéo
dài đến năm 1858
Các vương triều liên tục thay thế nhau trị vì đất nước, xây dựng một quốc gia
tự chủ, nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc

Biên giới nước ta tiếp tục được mở rộng về phương Nam. Khơng gian VH
mở rộng
Đặc điểm VH thời kì này
-Đất nước bước vào thời kì độc lập tự chủ, nền văn hóa Đại Việt có điều kiện
phát triển mạnh sau hơn 1000 năm nô lệ với tinh thần phục hưng mãnh liệt.
Thời kì Ngơ-Đinh-Tiền Lê khơi phục, thời kì Lí-Trần (Phật giáo hưng thịnh)
phát triển rực rỡ, và đạt tới đỉnh cao rực rỡ là thời nhà Lê (Nho giáo trở thành quốc
giáo).
Giao lưu và tiếp nhận rộng rãi với VH Trung Hoa, với phương châm “Việt
Nam hóa”những thứ văn hóa ngoại lai, nghĩa là tiếp nhận văn hóa và vận dụng cho
phù hợp hồn cảnh và bản lĩnh, tính cách dân tộc Việt. Do đó nhân dân ta đã tạo
nên một nền Nho giáo Việt Nam, Phật giáo mang đậm bản sắc Việt Nam...
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc tiếp nhận VH Trung Hoa cịn có
những rập khn, máy móc: pháp luật phỏng theo Trung Quốc, tư tưởng Nho giáo
trọng nam, khinh nữ, tầng lớp thấp hèn trong xã hội (con hát) bị khinh rẻ…
-Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sĩ phương Tây
đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo.
Đặc điểm của văn hoá dân gian:
+Văn học truyền miệng tiếp tục phát triển: ca dao, tục ngữ, hò, vè, truyện
cười, truyện Trạng…
+ Thơ 6-8, 7 7 6 8.
+ Đình làng ra đời
+Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc , nghệ thuật múa rối nước có từ thời Lý,
Hát Quan họ , tuồng , ả đào, phát triển dân ca các vùng miền.
+Trò chơi dân gian: đánh phết, đánh đu, chọi trâu, lị cị, ơ ăn quan... đến nay
vẫn cịn bắt gặp, nhất là trong hội làng.
+Thủ công mĩ nghệ: đã nung được nhiều loại men gốm bền đẹp: men ngọc,
men hoa nâu, men nhiều màu.
+Nghệ thuật tạo hình mang đậm màu sắc đạo Phật
9



+Hội hoạ: tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, làng Sình
+ Bắt đầu có sự giao lưu với văn hóa phương Tây

Câu 13: Phân tích tính biểu trưng trong nghệ thuật tạo hình dân gian?
Nghệ thuật tạo hình dân gian là q trình người dân xử lí những vật phẩm vốn
có trong tự nhiên để phục vụ cho 1 nhu cầu nào đó trong cuộc sống con người như
ăn, mặc, ở, giải trí… Đến 1 trình độ phát triển nhất định, ngồi tính ích dụng, con
người cịn đem đến cho sản phẩm những giá trị thẩm mỹ.
Tính biểu trưng trong nghệ thuật tạo hình dân gian nhấn mạnh, để làm nổi bật
trọng tâm, gợi nhiều hơn tả, hình thức biểu trưng chú ý người xem tới nội dung
(biểu cảm) cái cốt lõi
Tính biểu trưng dùng các thủ pháp:
- Thủ pháp hai góc nhìn: tức là nhìn 1 sự vật, hiện tượng: nhìn ngang và nhìn
từ trên xuống
VD : như Bức chạm gỗ Đánh cờ ở đình Liên Hiệp (Hà Tây,TK XVII) để thể
hiện đầy đủ sự gay cấn của ván cơ lúc tàn cuộc, nghệ nhân đã sử dụng cả góc nhìn
ngang lẫn góc nhìn từ trên xuống.
Trên trống đồng, hình nhà nhìn từ bên ngồi được vẽ với đầy đủ người ngồi
đánh trống, giã gạo ở trong.
Thủ pháp nhìn xuyên vật thể: nhìn vật thể bị che lấp ( thơng qua vật thể này
để nhìn vật thể khác)
VD Trên bức chạm gỗ Chèo thuyền ở đình Phù Lưu (Bắc Ninh), nhìn con
thuyền từ bên ngồi ra thấy cả người cầm lái và chân của những người chèo thuyền
lẽ ra bị che khuất trong lịng thuyền.
- Thủ pháp phóng to thu nhỏ: phóng to, làm nổi bật nhân vật trung tâm hoặc
phân biệt vị trí xã hội bằng cách phóng to và thu nhỏ kích cỡ của chúng.
Như trên bức tranh Đám cưới chuột, con mèo (đại diện cho tầng lớp thống trị)
được phóng to, con ngựa (vật cưỡi của con chuột) được thu nhỏ, thành ra con mèo

to hơn con ngựa nhiều lần. Việc phóng to - thu nhỏ khơng chỉ áp dụng trong việc
xử lí các các nhân vật mà còn áp dụng đối với cả các bộ phận của nhân vật. Bức
chạm gỗ Tiên cưỡi hạc ở đền Hai Bà Trưng (Vĩnh Phúc) đã khắc khuôn mặt và đôi
cánh cô tiên to rõ (tiên phải đẹp và có cánh) cịn thân mình chân tay thì thu nhỏ lại.

10


- Thủ pháp giảm thiểu lược bỏ: Trên các tác phẩm hội họa, điêu khắc, từ
truyền thống Đông Sơn cho đến sau này, khơng bao giờ có chi tiết thừa. Cảnh
Đánh vật trên bức tranh dân gian Đông Hồ chỉ có hai chi tiết duy nhất cần thiết để
tạo nên khơng khí hội hè là hai tràng pháo, ngồi ra khơng có cỏ cây, hoa lá, khơng
có cả người xem (hai đô vật ngồi chờ lượt kiêm luôn chức năng người xem).
- Thủ pháp mơ hình hóa: Rất phổ biến là các mơ hình trang trí mang tính triết
lý sâu sắc. Bộ Tứ linh với Long (rồng) biểu trưng cho uy lực, cho nam tính; Li
(long mã) hoặc lân (kì lân, một con vật tưởng tượng đầu sư tử rất hiền lành, ăn cỏ,
không hề làm hại một sinh vật nào) biểu trưng cho ước vọng thái bình, Quy (rùa)
biểu tượng cho sự sống lâu và Phượng (phụng) biểu tượng cho nữ tính. Cặp rồngphượng biểu tượng cho hạnh phúc lứa đơi.
Tính biểu trưng là 1 trong những nét đặc thù tiêu biểu nhất của nghệ thuật tạo
hình dân gian

Câu 15: Phân tích tính biểu trưng trong nghệ thuật biểu diễn dân gian?
Nghệ thuật biểu diễn dân gian được coi là 1 trong những thành tố quan trọng
của VHDG, hàm chứa ý nghĩa văn hóa xã hội, có tính cộng đồng dân chủ, bình
đẳng cao và mang bản sắc dân tộc độc đáo. Dùng để chỉ những lĩnh vực bao gồm
các loại hình nghệ thuật cùng coi trọng 2 yếu tố thanh và sắc.
Giống như nghệ thuật ngôn từ,nghệ thuật thanh sắc Việt Nam cũng có
tính biểu trưng như một nét đặc thù tiêu biểu nhất : Mục đích của nghệ thuật ở đây
là thông qua những biểu tượng để nhằm diễn đạt nội dung chứ khơng phải hình
thức, cái cốt lõi chứ không phải các chi tiết phụ trợ. Điều này khác hẳn với truyền

thống nghệ thuật phương Tây đi theo con đường tả thực. Trong nghệ thuật thanh
sắc, từ cách hóa trang, đạo cụ, cho đến diễn viên, sân khấu phương Tây đều cố
gắng tả sao cho sự việc xảy ra trên sàn diễn càng giống sự thực ngồi đời càng tốt.
Giống như trong nghệ thuật ngơn từ, tính biểu trưng, trong nghệ thuật thanh
sắc Việt Nam thể hiện trước hết ở nguyên lý đối xứng, hài hòa. Sự cân xứng, hài
hòa này thể hiện rõ rệt nhất trong nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa Việt Nam tuân
thủ luật âm dương rất chặt chẽ. Đội hình múa phổ biến là các đội hình hình trịn và
vng. Quan niệm về cái đẹp của người Việt múa nói chung và múa tuồng chèo
nói riêng xây dựng trên cơ sở những mối tương quan cặp đôi giữa các bộ phận của
cơ thể, các phần của động tác: Thượng hạ tương phù : động tác phải có trên có
11


dưới, có gốc có ngọn, có đầu có đi, có tiến có lùi... các bộ phận này phải phù
hợp với nhau tạo nên một chỉnh thể; Tả hữu tương ứng : động tác phải có phải có
trái, có trước có sau... các phía này phải ứng với nhau tạo nên một sự hài hịa; Phì
sấu tương chế : sự hài hòa còn được tạo nên bởi sự tương phản giữa động tác rộng
và hẹp, dày và mỏng; Nội ngoại tương quan : phải có sự tương quan giữa nội tâm
và ngoại hình của nhân vật, giữa múa với hát, giữa con người với thế giới thiên
nhiên xung quanh.
Tính biểu trưng trong nghệ thuật thanh sắc Việt Nam còn được thực hiện
bằng thủ pháp ước lệ, chỉ dùng một bộ phận, một chi tiết để gợi cho người xem
nghĩ đến, hình dung ra sự thực ngoài đời. Trong âm nhạc, trong khi phương Tây
phải dùng tới cả một dàn hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng đồ sộ thì âm nhạc cổ
truyền Việt Nam chỉ cần một bộ trống với vài ba nhạc cơng (nhị, sáo, đàn,...) là đã
có thể tạo nên mọi âm thanh của cuộc sống. Trên sân khấu, trong khi người diễn
viên phương Tây phải đánh nhau cật lực thì diễn viên Việt Nam chỉ cần múa vài
đường gươm, rồi một người kẹp kiếm của đối phương vào nách là người xem đã
hiểu ngay rằng các nhân vật đã chiến đấu rất gay go, đối thủ đã bị đâm trúng tim.
Đó cũng là lúc kẻ chiến bại, kiếm vẫn kẹp trong nách, tiến ra giữa sân khấu cất lên

tiếng hát lâm li để giãi bày tâm sự ! Bằng những động tác ước lệ với một cái roi,
diễn viên có thể làm cho người xem hình dung dược dễ dàng cảnh cưỡi ngựa; với
một mái chèo để hình dung cảnh đi thuyền; với một vịng trịn đề hình dung cảnh
vượt hàng trăm dặm dường xa,...
Tính biểu trưng ước lệ trong nghệ thuật thanh sắc còn được thực hiện một
cách xuất sắc bằng thủ pháp mơ hình hóa.
Trong tuồng các nhân vật được phân thành các loại gọi là đào, kép, lão, mụ,
vua, quan, tướng, soái ....
- Đào chia thành
+ đào chiến là những nữ tướng cầm quân ra trận;
+ đào thương là những có gái gặp nhiều đau khổ;
+ đào lẳng là những cô gái ong bướm lẳng lơ (như Thị Màu);
+ đào cảnh là những cô gái nhàn hạ loại tiểu thư, công chúa,...
- Kép được chia theo cách vẽ mặt thành
+ kép đỏ là những anh hùng trung dũng văn võ song toàn
+ kép đen là những hảo hán bộc trực (như Hớn Minh trong vở Lục Vân Tiên)
12


+ kép xanh là những hào kiệt nơi rừng núi
+ kép màu da cam là người vùng sông nước,
+ kép xéo (có hố mắt vẽ xéo ngược hai bên tới mang tai) là người có sức
mạnh phi thường
+ kép rằn ri là loại người đáng sợ nơi biên thuỳ (như Từ Hải)
+ kép trắng đỏ lốm đốm là kẻ lòng dạ phản trắc, tráo trở
+ kép có vệt đỏ ở mang tai là kẻ nóng nảy, bộp chộp.
Lơng mày, bộ râu cũng là những mơ hình nói lên tính cách nhân vật :
+ mày lưỡi mác là kẻ anh hùng
+ mày nhọn mũi dùi là kẻ nham hiểm
+ mày viền nét đỏ là kẻ nóng tính

+ râu quai nón lởm chởm là kẻ có sức mạnh
+ râu năm chịm dài là người trung dũng
+ râu ba chòm dài là người đôn hậu
+ râu chuột, râu dê là kẻ hèn hạ, ti tiện
+ râu cáo là kẻ quỷ quyệt ranh ma…
Câu 16: Phân tích tính biểu cảm, tính linh hoạt trong nghệ thuật biểu diễn
dân gian
- Âm nhạc truyền thống không địi hỏi người nhạc cơng chơi giống hệt nhau.
Chỉ cần bắt đầu và kết thúc giống nhau, chơi đúng theo quy định cịn ở phách giữa
thì mỗi người nghệ sĩ có thể bộc lộ khả năng, tài năng của mình
- Sân khấu truyền thống khơng địi hỏi người diễn viên phải tuân thủ 1 cách
chặt chẽ bài bản của tích diễn mà phải mang cái thần, cái ý nghĩa chính của vở,
người nghệ sĩ tùy trường hợp có thể biến báo lời dẫn cho thích hợp => chính sự
linh hoạt này là lý do cắt nghĩa tại sao 1 bản nhạc, 1 tích tuồng chèo thường có
nhiều dị bản
- Sân khấu truyền thống có sự giao lưu rất mật thiết với người xem. Sàn diễn
thường có sự giao lưu rất mật thiết với người xem. Sàn diễn thường là sân đình, 4
manh chiếu trải trước cửa chính. Người xem có thể tham gia bình phẩm khen chê ,
chen vào những câu ngẫu hứng, người diễn phải có những phản ứng thích hợp
- Trong múa rối nước, sự giao lưu khán giả có thể là mời trầu, … lại do kĩ
thuật dưới nước phức tạp, dễ xảy ra các tình huống bất ngờ nên diễn viên rối nước
thường có kĩ năng rất cao trong việc ứng biến, ứng tác
13


- Ngồi ra, về nhạc cụ có đàn bầu – 1 mình mang 3 đặc trưng : tổng hợp, linh
hoạt và biểu cảm. Tổng hợp vì chỉ có 1 dạng mà cho ra được mọi âm thanh,cung
bậc. Linh hoạt bởi chơi đàn bầu phải phối hợp cả 2 tay linh hoạt . Biểu cảm bởi vì
đàn bầu rất thích hợp để thể hiện những cảm xúc âm tính, phù hợp với cảm xúc
người Việt


Câu 21: Nêu những phương thức tổ chức nơng thơn cổ truyền của người
Việt?
Có 5 phương thức tổ chức nơng thơn cổ truyền:
Theo:
+ Gia đình gia tộc (theo huyết thống)
+Phường, hội : (theo nghề nghiệp, sở thích) VD : phường vải- những người
cùng làm nghề bán vải, hội Tao đàn ( gồm 28 người do vua Lê Thánh Tông lập ra,
là hội thơ ca)…
+ Truyền thống nam giới : theo giáp, có 3 cấp (tiểu, đinh tráng, lão)
+ Địa bàn cư trú làng xóm.
+ Hành chính thơn xã : chỉ dành cho dân chính cư, gồm 5 hạng (chức sắc,
chức dịch, lão, đinh, tiểu)
Câu 22: Phân tích tính cộng đồng và tính tự trị trong tổ chức nông thôn cổ
truyền của người Việt?
Việc tổ chức nông thôn cổ truyền theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên
tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng xã
lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác- nó là đặc trưng dương
tính, hướng ngoại. Sản phẩm của tính cộng đồng là 1 làng xã mang tính tự trị: làng
nào biết làm ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều
đình phong kiến. Tính cộng đồng và tính tự trị chính là hai đặc trưng bao trùm
nhất, quan trọng nhất của làng xã. Chúng tồn tại song song như hai mặt của vấn đề
Biểu tượng truyền thống của tính cồng đồng là cây đa – bến nước – sân đình
Làng nào cũng có 1 cái đình, đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi
phương diện: trung tâm hành chính, văn hóa, tơn giáo, tình cảm…
Bến nước : Nơi phụ nữ quần tụ lại

14



Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miều thờ lúc nào cũng
hương khói nghi ngút- là nơi hội tụ của các thân. Dưới gốc cây có quán nước là nơi
nghỉ chân của những người đi làm đồng, khách qua đường. Nhờ khách qua đường,
gốc cây đa trở thành của sổ liên thông làng với thế giới bên ngồi.
Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Rặng tre bao kín quanh làng
như 1 thành trì kiên cố bất khả xâm phạm, cột mốc biên giới rạch rịi giữa các làng
hình ảnh lũy tre chủ yếu chỉ xuất hiện ở làng xã miền Bắc.
Ngồi lũy tre thì tính tự trị cịn được thể hiện trong các luật tục, hương ước.
Tính cộng đồng và tính tự trị là 2 đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sản
sinh ra hàng loạt ưu nhược điểm trong tính cách của con người Việt Nam
Ưu điểm:
Tính cộng đồng:
Do đồng nhất nên người Việt ln sẵn sàng đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi
mọi người trong cộng đồng như anh em trong nhà, tính tập thể rất cao. Là ngọn
nguồn của nếp sống dân chủ, bình đẳng, cùng chia sẻ cùng hưởng lợi.
Tính tự trị
Do sự khác biệt, cơ sở của tính tự trị tạo nên tinh thần tư lập cộng đồng: Mỗi
người phải tự lo lấy mọi việc
Nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình.
Nhược điểm:
Tính cộng đồng
Triệt tiêu những gì thuộc về cá nhân, người Việt ln hịa tan vào các mối
quan hệ xã hội, giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng.
Hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: “ Nước chảy bèo trôi”…
Tư tưởng cầu an cả nể, làm gì cũng sợ “ rút dây động rừng”
Thói đố kị, cào bằng, trâu buộc gét trâu ăn..
Cái tốt nhưng tốt riêng sẽ trở thành cái xấu, ngược lại cái xấu nhưng xấu tập
thể thì trở thành cái tốt
Tính tự trị
Ĩc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết làng ấy, “trống làng nào làng ấy

đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”.
Ĩc gia trưởng tơn ti, áp đặt lối suy nghĩ lên người khác.
“Phép vua thua lệ làng”
15



×