Tài liệu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 1: Thống nhất về mặt Nhà nước 1976
Câu 2: Cương lĩnh 1991
Câu 3: “ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 4: ba chương trình
Câu 5: Kháng chiến chống Pháp
Câu 6: Kháng chiến chống Mỹ
Câu 7: Luận cương chính trị (10/1930)
Câu 8: Chiến lược biển
Câu 9: Xây dựng và bảo vệ miền Bắc 1954-1975
Câu 10: kinh tế thị trường
Câu 11: Đường lối cách mạng (9/1960)
Câu 12: Sau hịa bình (7/1954) và đường lối CM
Câu 13: Đường lối CM (2/1951)
Câu 14: Nghị quyết 15 (1/1959)
Câu 15: ĐCSVN là nhân tố cơ bản
Câu 16: Độc lập dân tộc và CNXH
Câu 17: CM của ND, do ND, vì ND
Câu 18: Khối đại đồn kết tồn dân
Câu 19: Sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
❶ Trình bày những chủ trương của Đảng trong việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
năm 1976. Ý nghĩa?
a) Những chủ trương của Đảng: (trang 102 giáo trình)
- Thống nhất đất nước về mặt nhà nước, đưa cả nước đi lên CNXH là nhiệm vụ chính trị của giai đoạn
cách mạng mới, là ý chí và nguyện vọng của toàn dân tộc Việt Nam. Nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ này, từ
cuối năm 1975, Đảng và Nhà nước ta đã khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết để hồn thành
thơng nhất nước nhà về mặt nhà nước.
- Từ sau ngày 30-4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, điều kiện quan trọng nhất để thống nhất đất
nước đã đạt được, nhưng thực tế vẫn tồn tại hai chính quyền ở hai miền: …
//Chép tiếp trong giáo trình
…đã long trọng tuyên bố thống nhất nước nhà và quyết định đặt tên nước là nước CHXNCHVN. Tiếp đó,
theo chủ trương của TW Đảng, các tổ chức quần chúng cũng họp hội nghị hợp nhất, thống nhất cơ quan
lãnh đạo trong toàn quốc.
Ngày 5-6-1976, thống nhất Đoàn Thanh niên trong cả nước lấy lên là “Đoàn TNCS HCM”. Ngày 8-6-1976,
thơng nhất tổ chức cơng đồn lấy tên là ‘Tổng Cơng đồn Việt Nam”. Ngày 12-6-1976, thống nhất hai tổ
chức phụ nữ trong toàn quốc, lấy tên là “Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”. Ngày 4-1-1977, Đại hội Mặt trận
thông nhất đã thống nhất hai tổ chức mặt trận lấy tên là “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
//Ý nghĩa sách Hỏi - Đáp: Thành công của việc thông nhất nước nhà về mặt nhà nưỏc đã phản ánh
nguyện vọng thiết tha của nhân dán cả nước vê một nước Việt Nam độc lập, thông nhất và đi lên chủ nghĩa
xã hội. Nó là thành quả vĩ đại của cuộc cách mạng lâu dài, gian khổ, của cuộc đâu tranh kiên cường, bất
khuất và vô cùng oanh liệt của nhân dân ta ngót nửa thế kỷ.
b) Ý nghĩa: (trong giáo trình cũng có)
Trên mạng: - Hồn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát
triển CMVN. Với thắng lợi đạt được đã thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết tồn dân tộc, ý chí thống nhất
Tổ quốc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập và thống nhất của toàn thể nhân dân ta; - Tạo
điều kiện cho việc tiếp tục hoàn thành thống nhất các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội
gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng XHCN trên phạm vị cả nước..
- Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện đất nước, tạo điều kiện
thuận lợi để cả nước đi lên xây dựng CNXH, tạo ra khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ
với các nước trên thế giới.
❷ Cho biết những phương hướng lớn xây dựng CNXH được xác định tại “Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kì quá độ lên CNXH” được ĐCSVN thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 7 năm 1991.
Các phương hướng lớn là trong giáo trình (trang 117).
7 phương hướng cơ bản:
Một là, xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh GCCN với giai
cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do ĐCS lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ
nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hố đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một
nền nơng nghiệp tồn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH,
không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến
cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN,
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động
và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
Bốn là, tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền
thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã
hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ
ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá
trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên CNXH.
Năm là, thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi
lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hồ bình, hợp tác và hữu nghị
với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của GCCN, đoàn kết với các nước XHCN, với tất cả các lực
lượng đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Sáu là, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của CMVN. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm
vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phịng, bảo vệ an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho
Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.
❸ Tình bày tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nước ta sau CMT8 năm 1945? Đảng đã có những chủ
trương, (biện pháp) gì để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới ra đời?
a) Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”: (đây tóm tắt, cần kết hợp trang 54 - giáo trình)
- Hậu quả của chế độ cũ để lại như nạn đói, dốt rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng.
- Kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp còn non yếu.
- Nền độc lập của đất nước chưa được quốc gia nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
- Về Quân sự: Cùng lúc chúng ta phải đối đầu với nhiều kẻ thù.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng đằng sau chúng có Mỹ giật dây cùng với bọn Việt Quốc,
Việt Cách theo chân về nước.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: quân Anh theo sau chúng là quân Pháp.
+ Trên đất nước ta lúc này cũn khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ tước vũ khí, chúng sẵn sàng làm theo
lệnh quân Anh, nổ súng vào lực lượng cách mạng Việt Nam mở đường cho quân Pháp quay lại xâm lược.
* Kết luận: Một đất nước mới giành được độc lập, chưa có điều kiện đề củng cố chính quyền, khơi phục
kinh tế, lực lượng cách mạng cịn non trẻ cùng lúc đó “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm” đe dọa. Có thể
nói chưa bao giờ đất nước ta lại đứng trước nhiều khó khăn thử thách như thế, tổ quốc bị lâm nguy, vận
mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
b) Chủ trương: (tóm tắt)
Trong hồn cảnh hết sức khó khăn, nhằm thực hiện 3 nhiệm vụ: diệt giặc đói, giặc dốt va giặc ngoại xâm,
ngày 25/11/1945 BCHTW Đảng ra chỉ thị ''Kháng chiến, kiến quốc''. Nội dung của bản chỉ thị như sau:
// Chép giáo trình [ ]
Những chủ trương nêu trên của Đảng đã giải quyết kịp thời nhiều vấn đề quan trọng về chỉ đạo chiến
lược và sách lược cách mạng trong tình thế mới vơ cùng phức tạp và khó khăn của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà vừa mới khai sinh.
c) Biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trên: (bonus)
- Về kinh tế: Tổ chức cứu đói và đề phịng nạn đói cho dân. Trong phiên họp đầu tiên ngày 3-9-1945, Hội
đồng Chính phủ cách mạng lâm thời đã bàn về biện pháp chống đói. Nhiều biện pháp như tổ chức lạc
quyên, lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm” để góp gạo cứu đói: khơng dùng gạo, ngô, khoai sắn
nấu rượu... Biện pháp cơ bản lâu dài là tăng gia sản xuất. Và các phong trào đua tranh tăng gia sản xuất dấy
lên khắp ở các địa phương. Chính phủ cách mạng ra Sắc lệnh số 11, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý
khác của chế độ cũ, ra thông tư giảm tô 25%.
=> Kết quả: Đã đẩy lùi được nạn đói. ĐSND, đặc biệt là đời sống nông dân được cải thiện một bước.
- Về tài chính: Chính phủ ra sắc lệnh về “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng” nhằm động viên tinh thần tự
nguyện đóng góp của nhân dân để “giữ vững nền độc lập của Tổ quốc”. Và sắc lệnh phát hành tiền Việt
Nam để thay thế giấy bạc Đông Dương. Khó khăn về tài chính dần được khắc phục.
- Về văn hoá, giáo dục: Chủ tịch HCM ký Sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ, phát động phong
trào xoá mù chữ. Kết quả các trường tiểu học, trung học phát triển mạnh, bước đầu có đổi mới theo tinh
thần độc lập dân chủ. Xây dựng đạo đức mới với nội dung “cần-kiệm-liêm-chính”, bài trừ các tệ nạn xã hội
cũ như: cờ bạc, rượu chè, hủ tục... ra khỏi đời sống xã hội.
- Về chính trị-quân sự: Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà ra Sắc lệnh về cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Ngày 6-1-1946, Tổng quyển cử bầu cử Quốc hội:
89% cử tri cả nước hăng hái đi bỏ phiếu bầu Quốc hội. 333 đại biểu được bầu vào Quốc hội đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ. Ngày 2-3-1946, Quốc hội khố I họp phiên đầu tiên, thơng qua danh sách
Chính phủ liên hiệp chính thức do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 9-11-1946 Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hồ chính thức cơng bố. Việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cũng được chú
trọng khắp nơi trên đất nước.
- Bài trừ nội phản: Đối với tổ chức phản cách mạng dùng khẩu hiệu “Đoàn kết chống thực dân Pháp xâm
lược, phản đối chia rẽ để vạch mặt phá hoại của chúng”.
- Đấu tranh chống ngoại xâm: Thực hiện nguyên tắc ngoại giao “Bình đẳng tương trợ, thêm bạn, bớt
thù”. Đối với quân đội Tưởng thực hiện “Hoa-Việt thân thiện”.
Trước ngày 6-3-1946, Đảng ta đã có sách lược hồ hỗn với Tưởng và tay sai ở miền Bắc để tập trung lực
lượng đánh đuổi Pháp ở miền Nam. Đối với Tưởng, ta chủ trương tránh xung đột vũ trang, nhân nhượng
chúng một số yêu sách về kinh tế và chính trị: Nhận cung cấp một phần lương thực, thực phẩm. Đối với
quân Pháp ở miền Nam: Kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp; cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng
chiến với các phong trào “Nam Tiến”, “ủng hộ Nam Bộ kháng chiến”.
Ngày 28-2-1946, Pháp và Tưởng ký hiệp ước Hoa-Pháp, Pháp sẽ thay thế quân Tưởng giải giáp quân
Nhật ở miền Bắc nên đã đặt nhân dân ta vào hai con đường: một là cầm vũ khí chiến đấu chống thực dân
Pháp; hai là hồ hỗn nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng đối phó với nhiều kẻ thù một lúc, đẩy 20 vạn
quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian củng cố lực lượng cách mạng.
Chiều 6-3-946, ta đã ký Hiệp định sơ bộ với Pháp. Qua đó, việc ký Hiệp định sơ bộ là một trủ chương
sách lược đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh. Ta đã loại trừ được một kẻ thù nguy hiểm là quân
Tưởng và tay sai của chúng ra khỏi nước ta. Tranh thủ thời gian hồ bình cần thiết để củng cố chính quyền
cách mạng , chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.
❹ Đánh giá chủ trương Đại hội VI (1986): “Cần tập trung lực lượng, trước hết là vốn và vật tư, thực
hiện cho bằng được ba chương trình quan trọng nhất về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết
yếu và hàng xuất khẩu”.
(câu này nằm trong trang 110 và là mục tiêu được đề ra trong Đại hội VI trang 114)
Tham khảo trên mạng:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày đến ngày 15-18/12/1986. Nhằm mục tiêu
dảm bảo nhu cầu lương thực, hàng thiết yếu của xã hội, tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, Đảng
ta đã đề ra ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu, nhằm đạt mục tiêu dưới đây khi kết thúc chặng đường đầu tiên:
- Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về
thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động.
- Đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về những hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng được phần
lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hố cần thiết.
Ba cương trình mục tiêu là nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải được tập trung cao độ
sức người, sức của để thực hiện. Phải kết hợp việc xây dựng các ngành kinh tế - kỹ thuật với việc phát huy
thế mạnh của từng vùng, từng tỉnh, thành phố theo hướng mở rộng sản xuất và lưu thơng hàng hố, chú
trọng xây dựng kinh tế trên địa bàn huyện; sử dụng đúng đắn và liên kết các thành phần kinh tế, phát huy
vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh.
Các chương trình này phải được cân đối giữa mục tiêu, phương tiện và biện pháp; giải quyết đồng bộ cả
về tổ chức sản xuất, khoa học - kỹ thuật và chính sách kinh tế.
Ba chương trình này định hướng cho việc sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trước hết
là bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả khả năng lao động,
đất đai và cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có.
❺ Thành tựu và hạn chế lãnh đạo xây dựng, bảo vệ miền Bắc của Đảng thời kỳ 1954-1975.
a) Thành tựu:
- Đảng đã luôn luôn trung thành và vận dụng đúng đắn những nguyên lý về xây dựng CHXN của chủ
nghĩa Mác-Lênin vào thực tế. Tùy theo từng giai đoạn, Đảng đã có các chủ trương và sự chỉ đạo năng động,
sát đúng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của miền Bắc, đưa công cuộc xây dựng CHXN từng bước vượt qua khó
khăn đi lên giành những thắng lợi quan trọng.
- Đảng đã động viên, đồn kết, tổ chức nhân dân miền Bắc kiên trì phấn đấu hoàn thành các kế hoạch
phát triển kinh tế, xã hội, thu được nhiều thành tựu đáng tự hào. Miền Bắc đã căn bản xóa bỏ được chế độ
người bóc lột người; hình thành quan hệ sản xuất mới tiến bộ, thúc đẩy sản xuất phát triển; cơ sở vật chất
của CHXN được xây dựng bước đầu; văn hóa, xã hội lành mạnh, ưu việt; hệ thống chính trị được củng cố
vững mạnh; khơng có nạn đói, dịch bệnh dù chiến tranh ác liệt, kéo dài; quan hệ quốc tế mở rộng, tranh
thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của thế giới,... Những thành tựu đó tuy cịn nhỏ bé, còn xa với những mục
tiêu của CHXN, nhưng đặt vào hồn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thì có giá trị thật lớn lao.
- Với tiềm lực kinh tế và quốc phòng được xây dựng, cùng với việc tiếp thu và sử dụng có hiệu quả sự
giúp đỡ của quốc tế, miền Bắc chẳng những đứng vững trong chiến tranh, mà còn đánh thắng hai cuộc
chiến tranh phá hoại bằng kỹ thuật và phát triển hiện đại nhất của đế quốc Mỹ. Qua hai lần chống chiến
tranh phá hoại, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 4.181 máy bay trong đó có nhiều B.52, bắn cháy 271 tàu
chiến, bắt hàng trăm giặc lái Mỹ.
- Song song với những thành tựu đó, miền Bắc cịn hồn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương lớn đối
với tiền tuyến lớn miền Nam và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia.
b) Hạn chế:
- Việc tổ chức thực hiện đường lối cách mạng XHCN do Đảng đề ra có nhiều vấn đề chưa kịp thời cụ thể
hóa và vận dụng tốt vào các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa..., chưa nắm vững và giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa xây dựng quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất.
- Chủ quan, duy ý chí, giáo điều trong chỉ đạo cải cách ruộng đất, cải tạo XHCN, tiến hành CNH.
- Trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, chưa chú ý
phát triển đúng mức kinh tế địa phương.
- Bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện kém năng lực, pháp chế XHCN còn lỏng lẻo.
- Trong lĩnh vực lưu thơng, phân phối, tài chính, ngân hàng, giá cả, tiền lương... có những nhận thức và
thực hiện khơng đúng, làm cản trở việc đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.
❻ Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
a) Ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam:
- Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam đã kết thúc thắng lợi 21 năm
chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược (tính từ năm 1954), 30 năm chiến tranh cách mạng (tính từ năm
1945), 117 năm chống đế quốc (tính từ năm 1858), quét sạch quân xâm lược, đưa lại độc lập, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.
- Đã kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, mở ra kỷ
nguyên mới cho dân tộc ta, kỷ ngun cả nước hịa bình, thống nhất, cùng chung một nhiệm vụ chiến lược,
đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đã tăng thêm sức mạnh vật chất tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộc Việt Nam, nâng cao uy
tín của Đảng và dân tộc ta trên trường quốc tế.
- Để lại niềm tự hào sâu sắc và những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài về
sau.
b) Ý nghĩa lịch sử về mặt quốc tế:
- Đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới,
bảo vệ được tiền đồn phía Đơng Nam Á của chủ nghĩa xã hội, mở rộng địa bàn cho chủ nghĩa xã hội.
- Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, làm phá sản các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, gây tổn thất to lớn và
tác động sâu sắc đến nội tình nước Mỹ trước mắt và lâu dài.
- Làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực
Đông Nam Á, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và
hịa bình thế giới.
c) Nguyên nhân thắng lợi:
- Là do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đại biểu trung thành cho những lợi
ích sống cịn của cả dân tộc Việt Nam, một Đảng có đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ,
đúng đắn, sáng tạo.
- Là kết quả của cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là của
đặc biệt, chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước ở miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù, xứng
đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”.
- Là kết quả của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc
vừa chiến đấu vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của hậu phương lớn, hết lòng hết sức chi viện
cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
- Là kết quả của tình đồn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia và kết quả của sự ủng
hộ hết lòng và sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Sự ủng hộ nhiệt tình của phong
trào cơng nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới cũng như nhân dân tiến bộ Mỹ.
d) Kinh nghiệm:
Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả
nước đánh Mỹ.
Hai là, tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, thực hiện khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh
nhân dân, sử dụng phương pháp cách mạng tổng hợp...
Ba là, trên cơ sở sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng phải có cơng tác tổ chức chiến
đấu giỏi của các cấp bộ Đảng và các cấp chi ủy quân đội, thực hiện giành thắng lợi từng bước đến thắng lợi
hoàn toàn, là “trên cơ sở phương hướng chiến lược đúng, hãy làm đi, rồi thực tiên sẽ cho phép ta hiểu rõ
sự vật hơn nữa”.
Bốn là, hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam và tổ chức
xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế. “Năm
tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi
mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về
sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Thắng lợi đó đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ
Cách mạng tháng Tám, chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc, thực dân trên đất
nước Việt Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ
quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
❼ Phân tích nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930).
a) Hồn cảnh lịch sử:
ĐCSVN vừa mới ra đời với đường lối cách mạng đúng đắn, đã lãnh đạo quần chúng dấy lên phong trào
cách mạng rộng lớn chưa từng có trước đó. Đang lúc phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao, Ban
chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng-Trung Quốc (từ ngày
14 đến ngày 31-10-1930). Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng,
thông qua Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng. Hội nghị đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông
Dương. Hội nghị cử ra Ban thường vụ Trung ương và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư. Hội nghị thảo
luận và thơng qua bản Luận cương chính trị của Đảng.
b) Nội dung cơ bản:
Bản luận cương chính trị gồm 13 mục, trong đó tập trung vào những vấn đề lớn:
- Về mâu thuẫn giai cấp: Luận cương xác định , ở Việt Nam, Lào, Campuchia, mâu thuẫn diễn ra ngày
càng gay gắt giữa một bên là là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên là địa chủ phong kiến ,
tư bản và đế quốc chủ nghĩa.
- Về tính chất cách mạng Đơng Dương: “Trong lúc đầu , cuộc cách mạng Đông Dương sẽ làm một cuộc
cách mạng tư sản dân quyền....nhờ vô sản giai cấp chuyên chách các nước giúp sức mà phát triển, bỏ qua
thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường CNXH”.
- Về nhiệm vụ cách mạng: “Sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phải đấu tranh để
đánh đổ các di tích phong kiến , đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và thực hành thổ địa cách
mạng cho triệt để, một mặt nữa là đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đơng Dương
hồn tồn độc lập. Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới
phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi: mà có phá tan chế độ phong kiến
thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”.
- Về lực lượng cách mạng: “Vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhưng vơ sản có cầm
quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được”. Tư bản thương mại , tư bản công nghệ ,khi phong trào
quần chúng nổi lên cao thì bọn này sẽ theo đế quốc. Tiểu tư sản có nhiều hạng: thủ cơng nghiệp đối với
phong trào CMVS, hạng này cũng có ác cảm....rất do dự. Bọn thương gia không tán thành cách mạng. Trí
thức-tiểu tư sản, học sinh.... đại biểu quyền lợi cho tất cả giai cấp tư bản bản xứ.
- Về phương pháp cách mạng: Khẳng định để đạt được mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ
đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay cơng nơng thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con
đường "võ trang bạo động". Vì vậy, lúc thường thì phải tuỳ theo tình hình mà đặt khẩu hiệu "phần ít", "phải
lấy những sự chủ yếu hàng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách
mạng". Đến lúc có tình thế cách mạng "Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của
địch nhân và giành lấy chánh quyền cho công nông". Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ
thuật, "phải tn theo khn phép nhà binh".
- Về Đảng: Sự lãnh đạo của ĐCS là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đơng Dương, là
cần phải có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải
tranh đấu mà trưởng thành, “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy CN Mác-Lênin làm gốc”.
- Về quan hệ quốc tế: Luận cương chính trị chỉ rõ: “Vơ sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản
thế giới, nhất là vô sản Pháp để làm mặt trận vô sản “mẫu quốc” và thuộc địa cho sức tranh đấu cách mạng
được mạnh lên”.
c) Ý nghĩa:
Cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng đã vận
dụng những nguyên lý của CN Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Đông Dương, vạch ra con
đường cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến, đáp ứng những đòi hỏi của phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam.
Luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng ở nước ta như mục
đích, tính chất của cách mạng trong giai đoạn đầu là làm cách mạng tư sản dân quyền (tức cách mạng dân
tộc dân chủ ) với hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến , nhằm thực hiện độc lập cho dân tộc và
ruộng đất cho nông dân. Cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ lập ra nhà nước cơng nơng sau đó sẽ
chuyển thẳng sang làm cách mạng XHCN; GCCN và giai cấp nông dân là hai động lực chính của cách mạng ,
trong đó GCCN là lực lượng lãnh đạo CMVN liên kết mật thiết với GCVS các nước và các dân tộc thuộc địa.
Luận cương còn xác định thêm con đường đúng đắn tiến lên giành chính quyền phải là con đường cách
mạng bạo lực của quần chúng.
d) Hạn chế:
Chưa xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không nêu được vấn đề dân tộc lên
hàng đâù mà nặng về đấu tranh giai cấp, về vấn đề cách mạng ruộng đất. Đánh giá không đúng khả năng
cách mạng, mặt tích cực , tinh thần yêu nước của các giai cấp, tầng lớp khác ngồi cơng nơng trong
CMGPDT. Chưa thấy được sự phân hoá trong giai cấp địa chủ phong kiến, nên không đề ra được vấn đề lôi
kéo một bộ phận giai cấp đia chủ trong CMGPDT.
Những hạn chế trên được Đảng khắc phục dần trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
e) Nhận xét (Ý nghĩa + Hạn chế):
Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã vạch ra nhiều vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược cách mạng. Tuy
nhiên, do nhận thức giáo điều và máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng
thuộc địa, lại hiểu biết không đầy đủ về tình hình đặc điểm của xã hội, giai cấp và dân tộc ở Đông Dương,
đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng "tả" của Quốc tế Cộng sản và một số ĐCS trong thời
gian đó, nên BCHTW đã không vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn giữa
dân tộc Việt Nam bị nô dịch với đế quốc TD Pháp xâm lược và tay sai của chúng, do đó khơng nhấn mạnh
nhiệm vụ GPDT, mà nặng về đấu tranh giai cấp, về cách mạng ruộng đất, không đề ra được một chiến lược
liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai. Luận cương
chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân
tộc, cường điệu mặt hạn chế của họ, chưa thấy được khả năng phân hố và lơi kéo một bộ phận địa chủ
vừa và nhỏ trong cách mạng GPDT. Từ nhận thức hạn chế như vậy, BCHTW đã phê phán gay gắt quan điểm
đúng đắn trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hội nghị hợp nhất thông qua. Đó là một quyết
định khơng đúng. Sau này trong q trình lãnh đạo cách mạng, nhất là đến Hội nghị lần thứ VIII của BCHTW
(5-1941), Đảng đã khắc phục được những hạn chế đó và đưa cách mạng đến thành công.
❽ Trình bày các quan điểm chỉ đạo của ĐCSVN về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9, khóa XII
(10/2018). Nêu một số giải pháp để Việt Nam trở thành một quốc gia “mạnh về biển, giàu từ biển”.
a) Quan điểm chỉ đạo của Đảng:
Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trị và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo về Tổ quốc. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian
sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam
phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn;
phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì mơi trường hịa bình, ổn
định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là
quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam. Trung ương đã xác định mục
tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và năm 2045, một số chủ trương lớn và khâu đột phá, các
giải pháp để thực hiện Chiến lược biển tiếp tục phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong nhiều
b) Giải pháp:
- Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng về biển đảo của Tổ quốc;
- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về Chiến lược biển, tăng cường phối hợp chặt
chẽ các cấp, ngành và liên kết các thành phần kinh tế trong thực hiện Chiến lược biển;
- Đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về biển đảo; Đổi mới đồng bộ, mạnh
mẽ thể chế, cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế biển;
- Áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào thực hiện các mục tiêu của Chiến lược biển
quốc gia, nhất là chuyển từ kinh tế biển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi
trường sang kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, KHCN, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy hiệu quả
tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam;
- Bảo đảm các nguồn lực, tập trung đầu tư để thực hiện Chiến lược biển.
❾ Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
a) Ý nghĩa lịch sử:
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bác nói: “Lần đầu tiên
trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng
lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hịa bình, dân chủ và
XHCN trên thế giới”. Thật vậy, thắng lợi này có ý nghĩa vơ cùng sâu sắc và rộng lớn, vừa mang tính dân tộc,
vừa mang tính quốc tế, nó viết nên trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Thắng lợi của ta buộc Pháp phải rút quan khỏi Đông Dương, miền Bắc được giải phóng và đi lên CNXH,
tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ về sau thắng lợi. Thắng lợi của nhân dân ta đã ghi lại hình
ảnh vơ cùng nhục nhã của qn đội viễn chinh Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ, nó mở đầu cho sự sụp
đổ của CN thực dân cũ, nó cỗ vũ phong trào GPDT, dân chủ, hịa bình, tiến bộ và CNXH trên thế giới. Thắng
lợi của ta khẳng định: một dân tộc dù nhỏ yếu nhưng khi đã đồn kết, một lịng chiến đấu dưới sự lãnh đạo
của ĐCS chân chính để dành độc lập tự do thì sẽ có đủ lực lượng và điều kiện để đánh thắng kẻ thù mạnh.
b) Nguyên nhân thắng lợi:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ là kết quả tổng hợp của nhiều
nguyên nhân, trong đó, nổi bật là:
+ Do Đảng đề ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt, sâu sát của
Đảng, Chính phủ và Bác Hồ kính yêu;
+ Do có khối đồn kết tồn dân trong mặt trận thống nhất, mà nòng cốt là khối liên minh cơng nơng do
Đảng lãnh đạo;
+ Do có tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất, kiên cường, dũng cảm và sáng tạo của nhân dân cả
nước, đặc biệt là quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng;
+ Do có hậu phương, căn cứ địa vững chắc và không ngừng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu vật chất và
tinh thần, đảm bảo cho kháng chiến lâu dài và thắng lợi.
+ Do có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn
mạnh,làm cơng cụ sắc bén tổ chức tồn dân kháng chiến, xây dựng chế độ mới.
+ Do Pháp tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo, mắc nhiều sai lầm chiến lược.
+ Do cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa nên đã nhận được sự cổ vũ và sự ủng hộ của các nước
XHCN, Trung Quốc, Liên Xơ, nhân dân u chuộng hịa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.
Đồng thời do có sự liên minh đoàn kết, chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia.
c) Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến, Đảng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quan trọng:
Thứ nhất, xác định đúng kẻ thù, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho tồn
Đảng, tồn dân thực hiện. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài,
dựa vào sức mình là chính.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chế độ CNXH, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là
chống đế quốc, GPDT, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Thứ ba, thực hiện phương châm vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày
càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
Thứ tư, quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, đồng thời tích cực, chủ động đề
ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo, kết hợp đấu tranh quân
sự với đấu tranh ngoại giao, đưa kháng chiến thắng lợi.
Thứ năm, tăng cường công tác xây dựng của Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của
Đảng trong chiến tranh.
d) Trách nhiệm bản thân:
Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây
dựng đất nước. Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, và thực hiện tốt mọi
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời vận động mọi người xung quanh
cùng thực hiện; Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn
xã hội; Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả
năng; Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Ln tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hố, về non sơng
gấm vóc, những sản vật phong phú. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN, Cảnh giác trước âm mưu
chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến
an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tích cực tham gia các hoạt động
an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa… Hoàn thành tốt huấn luyện
nghĩa vụ quân sự trong Đại học, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
❿ Quan điểm cơ bản của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Kinh tế nhà nước cần làm gì để thực hiện vai trị chủ đạo của mình, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay?
a) Quan điểm: (trang 136 giáo trình)
b) Biện pháp: (trên mạng)
Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không chỉ biểu hiện ở số lượng doanh nghiệp nhà nước,
tỷ trọng đóng góp giá trị sản lượng trong GDP, mà trước hết là ở trình độ quản lý, điều tiết năng lực cạnh
tranh và hiệu quả phát triển, chất lượng sản phẩm. Đầu tư vào những dự án lớn, đòi hỏi vốn lớn mà thời
gian thu hồi vốn lại chậm…
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế nhà nước phải là trụ cột để đẩy lùi các
nguy cơ chệch hướng XHCN, tụt hậu xa hơn về kinh tế, đồng thời phải là cơ sở vững chắc để khắc phục
những hạn chế, khuyết tật của cơ chế thị trường.
Thứ ba, kinh tế nhà nước phải đi đầu trong việc kết hợp với quốc phòng, an ninh để bảo đảm hài hòa
theo quan điểm phát triển và ổn định của Đảng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện. Đây là vai trò độc quyền,
chủ đạo, kéo theo sự tham gia của các thành phần kinh tế khác.
Thứ tư, kinh tế nhà nước là yếu tố bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh,
có trách nhiệm điều phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác theo đường lối phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng. Đặc biệt trong các lĩnh vực chủ chốt, vĩ mô của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, như
xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ cơng, tạo điều kiện kích thích các
thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
⓫ Đánh giá nhận định: Đường lối cách mạng do Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại Đại hội III (9/1960)
thể hiện tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề chưa có tiền lệ lịch
sử.
(câu này nằm ở trang 83 – giáo trình; tham khảo thêm câu tiếp theo)
Tham khảo trên mạng: (cẩn thận có chống Pháp, câu này là của chống Mỹ)
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước, nhờ đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo, Đảng
đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn, vừa tranh thủ được sự giúp đỡ của quốc tế, nhưng không phụ thuộc
vào sự chỉ đạo của họ, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, một lần
nữa, tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng được phát huy. Mặc dù đất nước mới cơ bản hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Nhưng Đảng đã độc lập, sáng tạo trong việc đề ra đường lối đúng đắn, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã
hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chính sự đúng đắn, sáng tạo đó đã giúp
cho cách mạng Việt Nam phát triển đúng quĩ đạo, đi đến thắng lợi. Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội nhanh chóng đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời là hậu
phương lớn chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam, để hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam, cả nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
⓬ Phân tích đặc điểm tình hình nước ta sau khi hồ bình lập lại (7-1954) và nội dung cơ bản của đường
lối cách mạng Việt Nam do Đại hội lần thứ III của Đảng tháng 9 năm 1960 vạch ra?
a) Đặc điểm tình hình nước ta từ sau khi hồ bình lập lại (7-1954):
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã dẫn đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ (1954) về Đông Dương, công
nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Miền Bắc đã hồn tồn giải
phóng.
Ở Miền Nam, Mỹ đã hất cẳng Pháp hòng biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ
quân sự của chúng, lập phòng tuyến ngăn chặn CNXH lan xuống Đông - Nam châu Á, đồng thời lấy miền
Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, tiền đồn của CNXH ở Đơng - Nam châu Á, hịng đè bẹp và đẩy lùi
CNXH ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Đất nước bị tạm thời chia cắt làm hai miền, có hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Miền Bắc đã hồn
tồn được giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về cơ bản đã hoàn thành và bước vào
thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Còn ở miền Nam: về cơ bản xã hội miền Nam là thuộc địa kiểu mới. Đặc điểm
đó địi hỏi Đảng ta phải đề ra được đường lối cách mạng phù hợp với đặc điểm tình hình mới để đưa cách
mạng Việt Nam tiến lên.
b) Nội dung cơ bản đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng:
Sau khi vạch rõ mâu thuẫn chung của cả nước và những mâu thuẫn cụ thể của từng miền, Đại hội lần
thứ III của Đảng đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là: Tăng cường
đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hồ bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng
thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ
sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hồ bình ở Đông - Nam châu Á và thế giới.
Đại hội vạch rõ hai chiến lược cách mạng ở hai miền là:
- Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc.
- Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất, hoàn
thành độc lập dân chủ trong cả nước.
Hai chiến lược đó có quan hệ mật thiết và tác động thúc đẩy lẫn nhau, nhằm trước mắt phục vụ mục
tiêu chung của cách mạng cả nước là: Thực hiện hồ bình thống nhất Tổ quốc, giải quyết mâu thuẫn chung
của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng. Giải quyết mâu
thuẫn chung ấy là nghĩa vụ của nhân dân cả nước.
Vị trí, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng mỗi miền:
- Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng chung của cả nước; cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết
định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước
nhà.
- Cách mạng miền Nam có vị trí rất quan trọng. Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp
GPMN khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hồ bình thống nhất nước nhà, hồn
thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, cùng cả nước quá độ lên CNXH.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau tháng 7-1954 đến tháng 5-1975 chứng minh đường lối tiến hành
đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền của Đảng Lao động Việt Nam là đúng đắn và sáng tạo, thể
hiện tính nhất quán của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH được Đảng đề ra trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Một Đảng thống nhất lãnh đạo một nước tạm thời chia cắt làm đôi, tiến hành đồng thời hai chiến lược
cách mạng khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7-1954
đến tháng 5-1975.
⓭ Trình bày tóm tắt nội dung cơ bản đường lối cách mạng Việt Nam được vạch ra trong "Chính cương
Đảng Lao động Việt Nam" do Đại hội lần thứ II của Đảng tháng 2 - 1951?
- Bối cảnh lịch sử: Bước vào năm 1951, trước sự phát triển nhanh chóng của cách mạng nước ta sau 5 năm
kháng chiến, thực tiễn đòi hỏi Đảng ta phải bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân đã được vạch ra từ ngày thành lập Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
đã được triệu tập vào tháng 2-1951 tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang.
- Đại hội đã thông qua các văn kiện quan trọng, đặc biệt là bản "Chính cương Đảng Lao động Việt Nam",
gồm các nội dung quan trọng sau:
// Chép giáo trình
- Giải quyết những nhiệm vụ cơ bản và sắp xếp lực lượng cách mạng như trên, cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn này là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thông qua Đảng Lao động Việt Nam, nhất
định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Cùng với các văn kiện đã thông qua tại Đại hội, "Chính cương Đảng Lao động Việt Nam" thể hiện sự hoàn
chỉnh thêm một bước đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được vạch ra trong Cương lĩnh cách
mạng đầu tiên của Đảng, đường lối đó soi đường dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và can thiệp Mỹ.
⓮ Nghị quyết 15 (1-1959) đối với cách mạng miền nam. (trang 79 giáo trình)
a) Bối cảnh (nguyên nhân ra đời): Chính sách khủng bố và chiến tranh của chính quyền Ngơ Đình Diệm đã
làm cho mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ và tay sai với nhân dân miền Nam VN thêm gay gắt, làm cho tình thế
CM chín muồi, dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quần chúng. Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 1-1959,
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã ra nghị quyết về CM miền Nam với tinh thần cơ bản là tiếp tục cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng chính trị và vũ trang, kết hợp
đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.
b) Vai trò:
Nghị quyết 15 ra đời đã đáp ứng đúng địi hỏi của tình hình và nguyện vọng của đơng đảo cán bộ, đảng
viên, nhân dân, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển đi lên của cách mạng Miền Nam là phải dùng bạo lực
cách mạng, phải chuyển hướng sang đấu tranh vũ trang, để đưa phong trào vượt thốt khỏi tình thế hiểm
nghèo. Ðây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng chỉ đạo đấu tranh cách
mạng ở cấp lãnh đạo cao nhất, sự chuyển hướng mạnh mẽ về hình thức và phương pháp đấu tranh.
Nghị quyết 15 chính là ngọn lửa châm ngòi cho cao trào Ðồng khởi trên quy mô lớn tại các địa phương ở
Nam Bộ và Khu 5. Trước khi có Nghị quyết 15, các cuộc đấu tranh có tính chất vũ trang tự vệ của quần
chúng cách mạng, yêu nước chỉ diễn ra lẻ tẻ, tự phát ở một vài địa phương. Sau khi có Nghị quyết, tinh
thần cơ bản của Nghị quyết đã được truyền đạt. Vì thế, thực tế diễn biến cho thấy, từ giữa năm 1959 đã có
hàng loạt cuộc đấu tranh mang tính bạo lực của quần chúng nổ ra ở các địa phương như: //trong giáo
trình. Ðiều đó báo hiệu một giai đoạn đấu tranh mới đang hình thành. Quá trình khởi nghĩa từng phần ở
Miền Nam đã bắt đầu. Như thế, ý nghĩa, tác động của Nghị quyết 15 là trực tiếp, nhanh chóng và rõ rệt, mở
ra hướng đi mới cho phong trào đấu tranh ở Miền Nam.
Đến cuối năm 1960, phong trào Đồng khởi ở nông thôn thắng lợi của đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào
đấu tranh ở đô thị và các đồn điền, nhà máy. Thắng lợi đó đã dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải
phóng Miền Nam (20-12-1960). Từ đây… //chép tiếp giáo trình.
Như vậy, có thể thấy rằng Nghị quyết 15 ra đời là vô cùng cần thiết, đáp ứng đúng địi hỏi của tình thế
cách mạng, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam ở Miền Nam, khi tình thế đã đầy
đủ và chín muồi, giải tỏa nỗi bức xúc bị kìm nén và nguyện vọng tha thiết của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào
Miền Nam. Nghị quyết 15 như ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam ở Miền
Nam, là cơ sở trực tiếp cho phong trào Ðồng khởi nổ ra và giành thắng lợi. Kết quả to lớn và dễ nhận thấy
của phong trào Ðồng khởi là sự khôi phục hoạt động của Ðảng bộ Miền Nam. Cũng từ phong trào Ðồng
khởi, lực lượng vũ trang ba thứ quân từng bước củng cố, phát triển về số lượng và chất lượng. Phong trào
Ðồng khởi thực sự là một mốc son lịch sử đánh dấu bước chuyển giai đoạn cách mạng quan trọng, đẩy Mỹ
và chính quyền, quân đội Sài Gòn vào thế bị động chống đỡ và thất bại.
Nghị quyết 15 đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ đấu tranh cách mạng giải phóng Miền
Nam, đánh đổ sự thống trị của Mỹ-Diệm, với nhiệm vụ xây dựng, củng cố bảo vệ Miền Bắc, hậu phương lớn
và trực tiếp của cách mạng Miền Nam. Ðồng thời, Nghị quyết 15 cũng góp phần xác định và giải quyết tốt
mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng, đấu tranh bảo vệ hịa bình, giải phóng
dân tộc trên thế giới.
⓯ Chứng minh ĐCSVN là nhân tố cơ bản lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của CMVN.
- Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phát huy truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, các
phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản chống Pháp rất sôi nổi. Nhưng rút
cuộc các phong trào đó đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là các giai cấp lãnh đạo hoặc không đủ tư cách,
hoặc đã hết vai trò lịch sử.
- Đầu năm 1930, ĐCSVN ra đời, đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của CMVN. Đảng ra đời đã chấm dứt
thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước, chấm dứt thời kỳ đấu tranh tự phát, chuyển sang thời kỳ đấu
tranh tự giác của GCCN. Đảng ra đời, chứng tỏ GCCN đã trưởng thành và đủ năng lực lãnh đạo CMVN, mở
ra thời kỳ cách mạng Việt Nam đấu tranh dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN có đường lối đúng đắn và khoa học,
phù hợp với quy luật của cách mạng nước ta trong thời đại mới.
- Trong lịch sử đấu tranh 70 năm qua của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng nước ta đã
giành được nhiều thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược và ý nghĩa thời đại sâu sắc:
+ Vừa mới ra đời, Đảng ta phát động được Cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ
Tĩnh.
+ Thoát ra khỏi thời kỳ thoái trào của cách mạng những năm 1932-1935, Đảng lãnh đạo nhân dân ta
phát động được Cao trào vận động dân chủ 1936-1939, đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hồ bình, chống
phát xít, chống chiến tranh.
+ Đảng lãnh đạo nhân dân ta trong cao trào đấu tranh GPDT trong những năm 1939-1945, làm CMT8
thắng lợi, đập tan ách thống trị hơn 80 năm của TD Pháp và xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn
năm ở nước ta. Thắng lợi này đã đưa dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập tự do.
+ Đảng lãnh đạo nhân dân ta chống thù trong, giặc ngoài, khắc phục khó khăn cu?a đất nước để giữ
vững và củng cố chính quyền cách mạng, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, giải phóng miền Bắc.
+ Từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn ở miền Bắc và đánh
bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hồn tồn miền
Nam, thống nhất Tổ quốc.
+ Từ năm 1975 đến nay, cả nước đi lên CNXH, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều thành
tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, đặc biệt là những năm thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng.
- Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược trên đây của CM nước ta đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của
Đảng. Đảng ta đứng ở trung tâm các sự kiện lịch sử vĩ đại của cách mạng và thực sự là nhân tố cơ bản lãnh
đạo và tổ chức mọi thắng lợi của CMVN. Bởi vì:
+ ĐCSVN là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của GCCN, của dân tộc Việt Nam.
+ Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và TTHCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động nhằm
giải quyết kịp thời và đúng đắn những vấn đề về chiến lược, sách lược của cách mạng nước ta.
+ Đảng là người đại diện trung thành và đầy đủ nhất lợi ích sống cịn và nguyện vọng chân chính của
GCCN, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Đảng lấy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm
mục đích cao nhất của mình.
+ Đảng có trun thống đồn kết thống nhất, ky luật nghiêm minh, thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chu, tự phê bnh và phê bnh, nhằm phát huy dân chu, tăng cường ky luật, đoàn kết thống nhất tồn Đang,
chống tập trung quan liêu, độc đốn, chun quyên, chia rẽ bè phái trong Đang.
+ Đang có mối liên hệ máu tht với quân chúng. Đây là tiêu chuẩn cơ ban cua một đang cách mạng chân
chính.
Đang kết hợp chặt chẽ chu nghĩa yêu nước chân chính với chu nghĩa quốc tế XHCN trong sáng, tích cực
ung hộ sự nghiệp đấu tranh v hòa bnh, độc lập, tự do và tiến bộ cua nhân dân các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, cách mạng nước ta còn rất nhiêu khó
khăn và tơn tại, nhất là trong thời kỳ trước đổi mới. Đang ta tự kiểm điểm là đã phạm những sai lâm khuyết
điểm chu quan, nóng vội, duy ý chí, đặc biệt là trong việc xác đnh chu trương, đường lối và ca trong công
tác xây dựng Đang. Những sai lâm và khuyết điểm trên đã kéo dài và chậm sưa chữa, làm cho vai trò lãnh
đạo cua Đang b suy yếu, lòng tin cua quân chúng đối với Đang b giam sút so với trước.
- Đang ta phai tự đổi mới, tự chỉnh đốn vê mọi mặt cho ngang tâm với nhiệm vụ.
+ Đang phai đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ, đê ra cương lĩnh, đường lối chiến lược và
sách lược đúng đắn, có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tiễn nước ta. Đây là vấn đê cơ ban và cốt lõi
nhất và cũng là lý do tôn tại cua Đang.
+ Phai phát huy dân chu trong Đang, thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đang, tăng
cường đoàn kết thống nhất trong Đang.
+ Cân đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo cua Đang, giai quyết tốt mối quan hệ giữa Đang, Nhà
nước và các đoàn thể quân chúng trong hệ thống chính tr cua nước ta hiện nay.
+ Làm trong sạch đội ngũ đang viên, cung cố và nâng cao sức chiến đấu cua các tổ chức cơ sơ đang.
+ Đổi mới công tác cán bộ cua Đang, v "cán bộ là cái gốc cua mọi công việc ... công việc thành công hay
thất bại đêu do cán bộ tốt hay kém".
Ngay lúc này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (25/1-2/2) đang được diễn ra, ĐCSVN sẽ tổ chức
đánh giá kết quả lãnh đạo và phát triển đất nước, quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội XII (2016–2020) và
đề ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong giai đoạn 2021–2025, tầm nhìn đến năm
2045.
⓰ Trình bày bài học “kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH”
Trong phần này, sinh viên phải nắm được nội dung chính sau đây:
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học lớn xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội là định hướng tiến lên phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và thế giới. Để
làm sáng tỏ được điều đó, sinh viên phải trình bày các nội dung cụ thể sau đây:
(*) Cơ sở của ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức và
giải quyết theo lập trường của một giai cấp nhất định. Trong thời đại ngày nay, vấn đề dân tộc phải được
giải quyết theo lập trường của giai cấp công nhân, phải do giai cấp cơng nhân lãnh đạo thì dân tộc mới có
được thắng lợi triệt để. Đó là sự lựa chọn sáng suốt của Hồ Chí Minh.
(*) Sự thực hiện trên thực tế đường lối kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng ta trong các
giai đoạn lịch sử từ 1930 đến nay:
- Thời kỳ 1930-1945:
+ Nội dung của đường lối kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lúc này là: cả nước tiến hành
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chuẩn bị những tiền đề cho cách mạng XHCN.
+ Đặc điểm của đường lối két hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lúc này là: giành độc lập dân
tộc là nhiệm vụ trực tiếp; còn CNXH là định hướng để tiến lên.
+ Ý nghĩa của sự kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn này là: Sự kết hợp đó bảo
đảm cho cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân đi đúng hướng và thực hiện được triệt để.
- Thời kỳ 1954-1975:
+ Nội dung của sự kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lúc này là: tiến hành đồng thời
2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền. Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN; miền Nam tiến hành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thống
nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên CNXH.
+ Đặc điểm của sự kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn này là: Lúc này
ngọn cờ CNXH đã trở thành hiện thực ở miền Bắc và đang phát huy sức mạnh cho cách mạng cả nước, là
chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Miền Nam.
+ Ý nghĩa của sự kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn này là: phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả dân tộc và thời đại để xây dựng CNXH và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
- Thời kỳ 1975- đến nay:
+ Nội dung của sự kết hợp độc lập dân tộc và CNXH lúc này là: Kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+Đặc điểm của sự kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn này là: Lúc này độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã kết hợp làm một, sự kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH giờ đây
trọn vẹn và đầy đủ nhất.
+ Ý nghĩa của sự kết hợp độc lập dân tộc và CNXH trong giai đoạn này là: Phát huy sức mạnh tổng hợp
của dân tộc và thời đại để đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Tổng kết từ thực tiễn cách mạng mấy thập kỷ
qua, Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử lớn hàng đầu là:’’ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc
và CNXH. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo vững
chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ
hữu cơ với nhau’’. Đây là ngọn cờ bách chiến, bách thắng của cách mạng Việt Nam.
Tổng kết từ thực tiễn cách mạng mấy thập kỷ qua, Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử lớn hàng
đầu là:’’ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện
CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là
hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ hữu cơ với nhau’’.
⓱ Trình bày bài học “cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân’’.
Trong phần này, sinh viên phải nắm được nội dung chính sau đây:
(*) Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong suốt tiến trình cách mạng Việt nam, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là
Hồ Chủ Tịch luôn khẳng định quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,
quần chúng là người làm nên lịch sử.
(*) Sự thực hiện trên thực tiễn của Đảng ta:
- Hồ Chủ Tịch luôn khẳng định rằng: Làm CM là công việc chung của cả dân chúng chứ không phải của
một, hai người. Khi cách mạng thành cơng thì quyền thuộc về dân chúng số nhiều; nhân dân làm chủ đất
nước. ND theo quan điểm của Đảng ta là bao gồm tất cả người Việt nam có lịng u nước, u độc lập tự
do.
- Đảng ta ln ý thức rằng: cách mạng là sự nghiệp của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân bởi nhân
dân là người tham gia cách mạng; là nguồn sức mạnh của cách mạng và cách mạng phải mang lại quyền lợi
cho đông đảo nhân dân.
- Muốn phát huy được sức mạnh của ND thì phải phát huy quyền làm chủ của ND; xây dựng Nhà nước
thực sự là của dân, do dân và vì dân; hoạt động của Đảng và nhà nước là phải vì lợi ích nhân dân. Đại hội
Đảng VII của Đảng ta đã rút ra bài học:’’ Sự nghiệp cách mạng là của ND, do ND và vì ND”.
⓲ Trình bày bài học “khơng ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân”
(*) ĐĐK là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ khi ra đời đến nay, thấu hiểu sức mạnh và giá trị
của truyền thống đó, Đảng ta đã nâng ĐĐK lên một tầm cao mới trên nền tảng liên minh cơng-nơng-trí.
(*) Thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh: một trong những nhân tố cơ bản làm nên thắng lợi của
cách mạng Việt Nam- đó chính là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Thắng lợi vĩ đại của cách mạng Tháng Tám chính là kết quả của chiến lược toàn dân nổi dậy từ dưới lên
trên , từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là thành công của chiến lược tập hợp, động
viên toàn dân đánh giặc; thực hiện mơ hình chiến tranh nhân dân.
- Thắng lợi bước đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH , đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội
cũng là kết quả to lớn của chiến lược toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(*) Điều kiện tiên quyết để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là:
- Phải luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản- giai cấp tiêu biểu cho lợi ích cuả người lao
động- của số đông trong xã hội, tiêu biểu cho lợi ích của cả tồn dân tộc.
- Khơng bao giờ được tách rời lợi ích chung của cả dân tộc với lợi ích riêng của giai cấp mình. Khối đại
đồn kết phải được hình thành trên cơ sở lợi ích chung phù hợp với lợi ích của mỗi giai tầng trong xã hội
đó. (*) Phương pháp xây dựng khối đại đoàn kết:
- Đảng ta phải xác định đúng đắn mục tiêu chiến lược, mục tiêu trước mắt và chương trình hành động
phù hợp với quan hệ giai cấp biến đổi ở mỗi thời kỳ. Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt nam là độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
-Đảng ta kết hợp việc củng cố khối liên minh cơng-nơng-trí-nền tảng của khối đại đoàn kết với việc tranh
thủ với các giai cấp khác, các cá nhân u nước có uy tín trong quần chúng.
- Đảng ta xây dựng nên các mặt trận dân tộc nhân dân rộng rãi với các hình thức, tên gọi thích hợp với
mục tiêu đấu tranh của từng thời kỳ. Trải qua các thời kỳ lịch sử, từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta đã
quyết định thành lập các Mặt trận dân tộc với tên gọi như sau: Hội phản đế đồng minh( ra đời ngày
18/11/1930); Mặt trận dân chủ Đông Dương( ra đời tháng 6/1937); Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế
Đông Dương ( ra đời 11/1939); Mặt trận Việt Minh ( ra đời tháng 5/1941); Hội Liên Việt( ra đời tháng
5/1946); Mặt trận Liên Việt (ra đời 3/1951); Mặt trận Tổ quốc Việt nam ở miền Bắc( ra đời 9/1955); Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ( ra đời 12/1960); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam( thống nhất năm
1977).
Đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Mặt trận là vấn đề chiến lược cách mạng, có ý nghĩa quan trọng trong
mọi thời kỳ lịch sử, góp phần quan trọng vào thắng lợi cách mạng.
⓳ Trình bày bài học “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức
mạnh quốc tế”.
Trong phần này, sinh viên phải nắm được nội dung chính sau đây:
(*) Cơ sở lý luận của vấn đề: Từ khi ra đời, Đảng ta đã xác định cách mạng Việt nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì độc lập dân tộc và CNXH khơng tách rời khỏi cuộc
đấu tranh chung của nhân dân các nước vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
(*) Cơ sở thực tiễn của vấn đề: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân ta ln phải đương đầu với
kẻ thù có sức mạnh hơn mình bội phần. Vì vậy, Đảng ta ln có chủ trương kết hợp giữa việc phát huy tinh
thần tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính với việc tranh thủ tối đa điều kiện quốc tế thuận lợi, sự
giúp đỡ của các nước anh em và nhân dân lao động thế giới. Thực tế cách mạng Việt nam chứng minh:
đoàn kết quốc tế là một trong những nhân tố cơ bản dẫn đến các thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Cách mạng Tháng Tám thành công là kết hợp của yếu tố bên trong và yếu tố bên ngồi; tức là vai trị
chủ động sáng tạo của Đảng ở trong nước và hoàn cảnh quốc tế thuận lợi khi quân Nhật đầu hàng đồng
minh. Trong quá trình phát triển của Đảng ta giai đoạn 1930-1945 đã nhận được sự giúp đỡ của Quốc tế
Cộng sản và giai cấp công nhân thế giới.
- Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giành được thắng lợi là nhờ sự đồng tình và ủng hộ tịch
cực của nhân dân thế giới, đặc biệt là phong trào phản chiến của nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ; nhờ sự
giúp đỡ vô cùng to lớn của các nước XHCN, nhất là Trung Quốc và Liên Xô; nhờ sự đồn kết, liên minh của 3
dân tộc Đơng Dương.
- Ngày nay chúng ta tiến hành hoà nhập với thế giới, có quan hệ với hơn 170 nước trên tồn thế giới.
Quan hệ quốc tế rộng rãi là một trong những nhân tố thuận lợi để nước ta phát triển.
(*) Điều kiện kết hợp:
- Đồn kết quốc tế cịn có mục tiêu ủng hộ, đoàn kết với các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân
các nước, phù hợp với điều kiện , khả năng thực tiễn của nước ta.
- Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quyền lợi dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, kết hợp nhuần
nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
(*) Nguyên tắc kết hợp:
- Kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa sôvanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi,
vị kỷ; chống áp đặt và can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Đề cao ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi.