Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng quả vải chín sớm tại lục ngạn, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ HẢI ĐĂNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG QUẢ VẢI CHÍN SỚM TẠI
LỤC NGẠN, BẮC GIANG

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thanh Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Hải Đăng



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng
nỗ lực hết sức của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ rất nhiều tổ chức
và cá nhân trong và ngồi ngành nơng nghiệp tại địa phương tôi thực hiện đề tài. Tôi
xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tơi sự
giúp đỡ q báu đó.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng nhất tới sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo TS. Vũ Thanh Hải là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi về mọi
mặt để tơi hồn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô trong
bộ môn Rau hoa quả và cảnh quan, khoa Nông học, các thầy cô trong Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang; Cục
Thống kế tỉnh Bắc Giang, Sở Nông nghiệp & PTNT Bắc Giang, Ủy ban nhân dân huyện
Lục Ngạn, xã Nghĩa Hồ và hộ gia đình ơng Nguyễn Văn Thân xã Nghĩa Hồ, huyện Lục
Ngạn đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên to lớn và sự giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè
trong quá trình học tập tại Học viện và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Hải Đăng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................................ 2

1.2.1.

Mục đích ......................................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu ........................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.


Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới........................................ 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 2

1.4.2.

Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Nguồn gốc, lịch sử cây vải ............................................................................... 4

2.2.

Phân loại và các giống vải................................................................................ 6

2.2.1.

Phân loại.......................................................................................................... 6

2.2.2.

Các giống vải ................................................................................................... 6

2.2.3.


Đặc điểm một số giống vải chín sớm ở Việt Nam .......................................... 11

2.3.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và Việt Nam .......................... 14

2.3.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới ............................................... 14

2.3.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Việt Nam ............................................... 17

2.4.

Thực trạng sản xuất vải ở Bắc Giang ............................................................. 20

2.4.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng vải của Bắc Giang qua các năm ................. 20

2.4.2.

Tình hình phát triển vải chín sớm ở Bắc Giang .............................................. 22

2.4.3.

Những tồn tại trong sản xuất vải ở Bắc Giang và phương hướng khắc phục ... 24


2.5.

Đặc điểm ra hoa và yêu cầu độ ẩm, nhiệt độ của cây vải ................................ 25

2.5.1.

Đặc điểm thực vật học ................................................................................... 25

iii


2.5.2.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây vải .............................................. 27

2.5.3

Yêu cầu ngoại cảnh của cây vải ..................................................................... 28

2.5.4.

Nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng, cắt tỉa và chất giữ ẩm .................... 33

Phần 3 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................... 42
3.1.

Đối tượng và vật liệu nghien cứu ................................................................... 42

3.2.


Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 42

3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 42

3.4.

Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm ................................................ 42

3.4.1.

Thí nghiệm 1: ................................................................................................ 42

3.4.2.

Thí nghiệm 2: ................................................................................................ 43

3.4.3.

Thí nghiệm 3: ................................................................................................ 44

3.5.

Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 45

3.5.1

Các chỉ tiêu về hoa......................................................................................... 45


3.5.2

Các chỉ tiêu đánh giá quả ............................................................................... 45

3.6.

Xử lý số liệu .................................................................................................. 46

Phần 4 Kết quả thảo luận .......................................................................................... 47
4.1.

Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến khả năng đậu quả, năng suất và chất lượng
quả vải U trứng và U hồng ............................................................................. 47

4.1.1.

Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến số lượng, thành phần hoa và khả năng đậu
quả của giống vải U trứng và U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang...................... 47

4.1.2.

Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến khả năng giữ quả của giống vải U trng và
U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang ................................................................... 49

4.1.3.

Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
của hai giống vải U trứng và U hồng .............................................................. 51

4.1.4.


Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến một số chỉ tiêu cơ giới quả của hai giống
vải thí nghiệm .............................................................................................. 53

4.1.5.

Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến chất lượng quả của hai giống vải thí nghiệm 55

4.1.6.

Hiệu quả của biện pháp sử dụng chất giữ ẩm ................................................. 56

4.2.

Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa hoa đến khả năng đậu quả, năng suất và
chất lượng quả vải U hồng ............................................................................ 57

4.2.1.

Ảnh hưởng của cắt tỉa hoa đến số lượng, thành phần hoa và khả năng đậu
quả của giống vải U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang ....................................... 57

4.2.2.

Ảnh hưởng của tỉa hoa đến khả năng đậu quả ................................................ 59

iv


4.2.3.


Ảnh hưởng của cắt tỉa hoa đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
của giống vải chín sớm U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang............................... 60

4.2.4.

Ảnh hưởng của cắt tỉa hoa đến một số chỉ tiêu cơ giới quả của giống vải
U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang ................................................................... 62

4.2.5.

Ảnh hưởng của cắt tỉa hoa đến chất lượng quả của giống vải U hồng tại Lục
Ngạn, Bắc Giang ........................................................................................... 63

4.2.6.

Hiệu quả của biện pháp cắt tỉa hoa ................................................................. 64

4.3.

Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng ga3 đến khả năng đậu quả, năng
suất và chất lượng quả vải U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang .......................... 66

4.3.1.

Ảnh hưởng của GA3 đến số lượng, thành phần hoa và khả năng đậu quả của
giống vải U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang .................................................... 66

4.3.2.


Ảnh hưởng của việc xử lý GA3 đến khả năng giữ quả .................................... 68

4.3.3.

Ảnh hưởng của GA3 đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của
giống vải U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang .................................................... 69

4.3.4.

Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu cơ giới quả của giống vải thí
nghiệm........................................................................................................... 70

4.3.5.

Ảnh hưởng của GA3 đến chất lượng quả của hai giống vải thí nghiệm ........... 72

4.3.6.

Hiệu quả của biện pháp phun GA3 ................................................................. 72

Phần 5. Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 74
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 74

5.2.

Đề nghị ......................................................................................................... 74

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 76

Phụ lục ...................................................................................................................... 79

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các giống vải chủ lực của một số nước trên thế giới ....................................9
Bảng 2.2. Sản xuất vải quả các nước trên Thế giới. ................................................... 15
Bảng 2.3. Phân bổ mùa vụ vải quả giữa các nước trên thế giới ..................................16
Bảng 2.4. Sản lượng các sản phẩm chế biến vải ở Việt Nam......................................19
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng vải của tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2010 - 2015 ............................................................................................... 20
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất vải của các huyện năm 2015 ........................................ 21
Bảng 2.7. Tình hình sản xuất vải chín sớm ở các huyện trong tỉnh............................. 23
Bảng 2.8. Quan hệ giữa nhiệt độ và tỷ lệ hoa cái của vải ...........................................28
Bảng 2.9. Mức độ thích nghi của cây vải thiều đối với đất đai ................................... 31
Bảng 2.10. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ ............32
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến số lượng, thành phần hoa và khả năng
đậu quả của giống vải chín sớm U trứng và U hồng tại Lục Ngạn,
Bắc Giang ................................................................................................. 48
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến khả năng giữ quả của giống vải U trứng
và U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang .......................................................... 50
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của hai giống vải thí nghiệm .............................................................. 52
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến một số chỉ tiêu cơ giới quả.......................54
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của biện pháp sử dụng chất giữ ẩm trên hai giống vải U
trứng và U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang .................................................56
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của cắt tỉa hoa đến số lượng, thành phần hoa và khả năng đậu
quả của giống vải chín sớm U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang....................57
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tỉa hoa đến khả năng giữ quả của giống vải U hồng ......... 59

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của cắt tỉa hoa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống vải chín sớm U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang ..........................61
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến một số chỉ tiêu cơ giới quả ...............................62
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của biện pháp cắt tỉa hoa trên giống vải U hồng tại
Lục Ngạn, Bắc Giang ................................................................................ 65
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của GA3 đến số lượng, thành phần hoa và khả năng đậu quả
của giống vải chín sớm U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang ......................... 67

vi


Bảng 4.12. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng giữ quả của giống vải U hồng tại Lục
Ngạn, Bắc Giang ....................................................................................... 68
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống vải chín sớm U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang ..........................69
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của việc xử lý GA3 đến một số chỉ tiêu cơ giới quả .................71
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế của biện pháp phun GA3 trên giống vải U hồng tại Lục
Ngạn, Bắc Giang ....................................................................................... 73

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1

Tình hình đăng ký sáng chế về chất giữ ẩm trên thế giới............................ 38

Hình 2.2. Tình hình đăng ký sáng chế về chất giữ ẩm ở Trung Quốc (CN),
Nhật (JP) và Hàn Quốc (KR). .................................................................... 38
Hình 2.3. Hướng nghiên cứu chất giữ ẩm trong nông nghiệp theo IPC ...................... 39

Hình 2.4. Xu hướng đăng ký sáng chế chất giữ ẩm tại một số nước........................... 39
Hình 3.1. Vị trí và thời điểm tỉa chùm hoa ............................................................... 44
Hình 3.2. Quả thường chỉ đậu ở nhánh và hoa gần phía gốc cành ..............................44
Hình 3.3. Thời điểm hoa tàn và tiến hành phun ......................................................... 45
Hình 4.1. Diễn biến lượng mưa tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2016 ......................... 47
Hình 4.2. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến tỷ lệ đậu quả ban đầu và tỷ lệ đậu quả
khi thu hoạch của hai giống vải thí nghiệm ................................................ 48
Hình 4.3. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của hai giống vải thí nghiệm ...................................................... 52
Hình 4.4. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến tỷ lệ phần ăn được của hai giống vải thí
nghiệm ...................................................................................................... 55
Hình 4.5. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến độ Brix trong quả .................................... 56
Hình 4.6. Ảnh hưởng của tỉa hoa đến tỷ lệ đậu quả ban đầu và tỷ lệ đậu quả khi thu
hoạch của giống vải chín sớm U Hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang ...............58
Hình 4.7. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến năng suất của giống vải chín sớm U hồng
tại Lục Ngạn, Bắc Giang ........................................................................... 61
Hình 4.8. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến tỷ lệ phần ăn được của giống vải U hồng.........63
Hình 4.9. Ảnh hưởng của việc cắt tỉa hoa đến các chỉ tiêu hố sinh trong quả của
giống vải U hồng ....................................................................................... 64
Hình 4.10. Ảnh hưởng của GA3 đến tỷ lệ đậu quả ban đầu và tỷ lệ đậu quả khi thu
hoạch của giống vải U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang ...............................67
Hình 4.11. Ảnh hưởng của việc xử lý GA3 đến năng suất của giống vải chín sớm U
hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang................................................................... 69
Hình 4.12. Ảnh hưởng của việc xử lý GA3 đến tỷ lệ phần ăn được của quả vải ........... 71
Hình 4.13. Ảnh hưởng của việc xử lý GA3 đến độ Brix trong quả ............................... 72

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Vũ Hải Đăng
Tên luận văn: Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng
của quả vải chín sớm tại Lục Ngạn, Bắc Giang.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60 62 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa hoa, bón chất giữ ẩm,
phun GA3 đến năng suất và chất lượng quả vải chín sớm tại Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu
- Bố trí các thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến năng suất và
chất lượng quả vải U trứng và U hồng; Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa hoa đến
năng suất và chất lượng quả vải U hồng; Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến tỷ lệ đậu
quả và năng suất quả vải chín sớm U hồng.
- Thu thập các chỉ tiêu theo dõi để làm căn cứ đánh giá kết quả của việc áp dụng
một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng của quả vải chín sớm tại Lục
Ngạn, Bắc Giang.
- Xử lý số liệu theo Xử lý thống kê bằng chương trình MS Excel và IRRISTART.
Kết quả chính và kết luận
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến năng suất và chất lượng quả vải U
trứng và U hồng cho thấy, khi sử dụng chất giữ ẩm làm tăng số quả thu hoạch/chùm,
tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Đối với giống vải sớm U Trứng, cơng thức bón
80g/cây có số quả thu hoạch/chùm, năng suất cao nhất (đạt 6,23 quả/chùm; 49,55
kg/cây và 128.766.000 đ/ha) so với đối chứng (đạt 4,58 quả/chùm; 34,68 kg/cây và
78.843.600 đ/ha). Đối với giống vải U Hồng, cơng thức bón 80g/cây có số quả thu
hoạch/chùm, năng suất cao nhất (6,85 quả/chùm; 50,59kg/cây và 132.426.800 đ/ha) so
với đối chứng (4,01 quả/chùm; 35,51 kg/cây và 81.765.200 đ/ha).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa hoa đến năng suất và chất lượng quả
vải U hồng cho thấy, biện pháp tỉa hoa trên giống vải chín sớm U Hồng làm tăng số quả

thu hoạch/chùm, tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Cơng thức 3 (tỉa 1/2 chiều dài
cành hoa) có số quả thu hoạch/chùm, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất (đạt 7,42
quả/chùm; 58,83 kg/cây và 162.091.600 đ/ha) so với đối chứng (đạt 4,10 quả/chùm;
37,35 kg/cây và 88.242.000 đ/ha).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến tỷ lệ đậu quả và năng suất quả vải chín
sớm U hồng cho thấy, biện pháp phun GA3 làm tăng số quả thu hoạch, tăng năng

ix


suất và tăng hiệu quả kinh tế. Công thức 3 (phun GA3 ở nồng độ 100ppm) có số quả
thu hoạch/chùm, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất (đạt 8,62 quả/chùm; 63,60
kg/cây và 178.002.000 đ/ha) so với đối chứng (4,25 quả/chùm; 37,60 kg/cây và
89.122.000 đ/ha).

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Hai Dang
Major: Crop Science

Code: 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Study on the effect of sprinkling, moisturizing, GA3 spraying and
early ripening quality in Luc Ngan, Bac Giang province.
Materials and Methods:
- Experimental design: study the effect of humectants on the yield and quality of U
and U; Study on the effect of flower sprouting on the yield and quality of U roses; Study

on the effect of GA3 on the rate of fruit and fruit ripening early pink flowers.
- Collect monitoring indicators as a basis for evaluating the results of applying
some technical measures to yield and quality of early ripening fruit in Luc Ngan,
Bac Giang.
- Data processing according to Statistics by MS Excel and IRRISTART.
Main results and conclusions:
- Research on the effect of moisture on fruit yield and quality U eggs and U pink
showed that when using humectants increase the number of harvest / bunch, increase
productivity and increase economic efficiency. For early U-Stock, 80 g / tree had the
highest number of harvested fruit / bunch (6.23 fruits/ bunch, 49.55 kg/tree and
128,766,000 VND/ha). With control (4.58 fruits/ bunch, 34.68 kg/tree and 78.843.600
VND/ha). For U-shaped varieties, 80g/tree had the highest number of harvested fruit/
bunches (6.85 fruits / bunch, 50.59 kg/tree and 132.426,800 VND/ha) (4.01
fruits/bunch, 35.51kg/tree and 81.765.200 VND/ha).
- Study on the effect of the method of pruning on the yield and quality of U pink
roses showed that the method of pruning on the early ripening variety U Pink increased
the number of harvested / bunched fruit, increased productivity and increased
efficiency. economy. Equation 3 (pruning 1/2 flower length) has the highest number of
harvested fruit / bunches, the highest productivity and economic efficiency (7.42 fruits /
bunches, 58.83 kg / tree and 162.091.600/Ha) compared to control (4.10 fruits/bunch,
37.35kg/tree and 88.242.000 VND/ha).
- Study on the effect of GA3 on the rate of fruiting and early ripening efficiency
of pink roses showed that GA3 spraying method improves fruit harvest, increases
productivity and increases economic efficiency. The formula 3 (spraying GA3 at

xi


100ppm) has the highest number of harvested fruit / bunches, the highest productivity
and economic efficiency (8.62 fruits / bunches, 63.60 kg / tree and 178.002.000 VND /

ha). Compared with control (4.25 fruits/bunch, 37.60 kg/tree and 89.122.000 VND/ha).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vải (Litchi chinensis Sonn.) là cây ăn quả Á nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng
và giá trị kinh tế cao, thuộc vào nhóm cây ăn quả chủ đạo của miền Bắc Việt
Nam. Sản lượng vải được xếp sau dứa, chuối, cam, quýt, xoài.... Về mặt chất
lượng, quả vải được đánh giá cao với hương vị thơm ngon, nhiều chất bổ dưỡng,
được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Ngoài sử dụng ăn
tươi, quả vải còn được chế biến như sấy khô, làm đồ hộp, chế biến nước giải
khát, được thị trường trong nước và thế giới ưa thích.
Năm 2010, tổng diện tích vải của cả nước là 79.100 ha trên tổng số 776.300
ha cây ăn quả của cả nước (chiếm 10,2 % diện tích cây ăn quả cả nước), sản lượng
đạt 256.700 tấn. Theo số liệu năm 2010 diện tích vải được trồng nhiều nhất ở các
tỉnh như Bắc Giang 35.800 ha, Hải Dương 13.000 ha, Quảng Ninh 3.700 ha, Thái
Nguyên 4.400 ha. Giống trồng tại các vùng chủ lực là vải thiều Thanh Hà có thời vụ
thu hoạch chủ yếu trong tháng 6 hằng năm (Cục Trồng trọt, 2011).
Lục Ngạn là huyện miền núi nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách
thủ đô Hà Nội khoảng 90 km với diện tích tự nhiên là: 101.223,72 ha, trong đó đất
nơng nghiệp 27.000 ha (chiếm 26,7% tổng diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí
hậu, đất đai thích hợp với nhiều loài cây ăn quả á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng,
đào, mơ, mận, cam, chanh... trong đó vải thiều chiếm vị trí quan trọng. Theo số
liệu báo cáo của địa phương, Lục Ngạn có tổng diện tích cây ăn quả là 21.599 ha,
trong đó diện tích vải thiều duy trì hàng năm khoảng 16.500 - 18.500 ha, tổng sản
lượng từ 90.000 - 100.000 tấn, giá trị thu nhập năm 2016 khoảng 3 nghìn tỷ đồng,
chủ yếu trồng bằng giống vải thiều Thanh Hà chính vụ thời gian chín của giống vải
này ngắn tập trung khoảng 30 ngày, với sản lượng lớn như vậy việc tiêu thụ sản

phẩm gặp nhiều khó khăn, đầu vụ giá bán sản phẩm còn cao, giữa vụ giá thấp làm
thiệt hại kinh tế cho người trồng vải. Trong những năm qua thấy rõ được vị trí kinh
tế của cây vải, Đảng bộ huyện Lục Ngạn nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã ban hành Nghị
quyết số 86-NQ/HU về định hướng phát triển cây ăn quả với mục đích đa dạng sản
phẩm hàng hố, cơ cấu lại giống vải để rải vụ thu hoạch giảm áp lực cho tiêu thụ:
cơ cấu diện tích trồng vải chín sớm chiếm 15-20% bằng các giống vải chín sớm U
trứng, Bình Khê, U hồng, Hùng Long...

1


Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, diễn biết thời tiết theo hướng bất
lợi cho cây vải sinh trưởng và phát triển như nhiệt độ mùa đơng có xu hướng
tăng nên việc phân hoá mầm hoa của cây á nhiệt đới như cây vải dễ bị ảnh hưởng
tiêu cực. Nước khan hiếm vào mùa quả vải bắt đầu lớn, thậm chí có năm hạn kéo
dài đến cuối tháng 4 dương lịch, lượng mưa phân bố không đều cũng ảnh hưởng
tiêu cực đến năng suất và chất lượng quả, nhất là đối với vải chín sớm có thời
gian chín sớm khi hạn kéo dài… Để thích ứng và tìm những biện pháp kỹ thuật
canh tác nhằm giảm tác động xấu của điều kiện tự nhiên hay vấn đề nội tại của
cây những biện pháp kỹ thuật như dùng chất kích thích đậu quả, duy trì độ ẩm
đất đều hơn bằng chất giữ ẩm hay cắt tỉa chùm hoa để tập trung dinh dưỡng cho
quả cần được nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề tài “Ảnh hưởng của một số biện
pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng của quả vải chín sớm tại Lục
Ngạn, Bắc Giang” đã được thực hiện để tìm hiểu thêm những biện pháp khắc
phục các hạn chế trong canh tác nhằm giúp cây vải chín sớm có thể cải thiện
năng suất, chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
1.2. MỤC ĐÍCH, U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa hoa, bón chất giữ ẩm, phun GA3 đến
năng suất và chất lượng quả vải chín sớm U trứng, U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang.

1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi đặc điểm sinh trưởng của cây, đặc điểm ra hoa, đậu quả.
- Theo dõi tỷ lệ đậu hoa, tỷ lệ đậu quả cũng như các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất quả.
- Đánh giá chất lượng quả vải khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật tỉa hoa,
bón chất giữ ẩm, phun GA3.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên quy mô 2 ha cây vải 5 năm tuổi tại xã Nghĩa Hồ, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2016.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài bổ sung thêm những dẫn liệu có cơ sở khoa học, lý luận cho việc
khẳng định tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất giống vải chín
sớm tại Việt Nam nói chung và Lục Ngạn (Bắc Giang) nói riêng.

2


Đề tài góp phần hồn thiện quy trình trồng, chăm sóc giống vải chin sớm U
trứng, U hồng góp phần tăng năng suất và chất lượng quả, tăng thu nhập cho
người trồng vải.
1.4.2. Những đóng góp mới của đề tài
Việc kết hợp làm cỏ, bón thúc với bón chất giữ ẩm CH ở hàm lượng
80g/cây vào giai đoạn cây vải chín sớm U trứng, U hồng hình thành quả non; đối
với giống U hồng tiến hành cắt tỉa ½ chiều dài cành hoa (nhánh chính) trước khí
hoa nở khoảng 2 tuần và xử lý GA3 lồng độ 100ppm vào thời điểm hoa tàn và
quả bằng hạt đậu xanh sẽ đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ CÂY VẢI
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinenis Sonn, thuộc họ Bồ hịn
Sapindaceae, có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam (Wu,
1998; Vũ Công Hậu, 1999). Ở Trung Quốc, những cây hoang dại đã được tìm
thấy khá nhiều ở những khu rừng ẩm ướt tới độ cao 1.000m như ở Hải Nam,
dưới 500m ở những vùng đồi phía Tây và Đơng tỉnh Quảng Đơng, Quảng Tây,
và dưới 1.000m ở vùng đồi hoặc thung lũng phía Nam tỉnh Vân Nam (dẫn
theo Wu, 1998). Theo FAO (1989), tài liệu đầu tiên đã ghi lại về vải đã ghi
nhận vào năm 100 trước cơng ngun Hồng đế Hán Vũ đã đem vải vào niềm
Nam Trung Quốc và niềm Bắc Indonexia. Ở Việt Nam, vải hoang dại cũng
được tìm thấy ở vùng núi Ba Vì (Hà Nội), rừng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và
Tun Hóa (Quảng Bình). Vải hoang dại hồn tồn khác với hầu hết các giống
vải trồng, có nhu cầu lạnh để phân hóa mầm hoa ít khắt khe hơn.
Vải được nhân giống bằng hạt từ thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Tuy
nhiên, đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, phương pháp chiết cành mới được
sử dụng và đến thế kỷ 16, phương pháp ghép lần đầu tiên mới được ghi nhận
(Anonymuos, 1978 ). Sử dụng phương pháp ghép và chiết cành đối với vải
được mô tả chi tiết lần đầu tiên trong sách của Xu Bo (1579) and Deng
Qingcai (1628).
Theo Galan Sauco and Menini (1989), vải di thực sang Myanmar, gần
biên giới với tỉnh Vân Nam Trung Quốc vào cuối thế kỷ 17, tới Ấn Độ năm
1798, và sau đó đến các nước Nepal, Thái Lan… Cây vải được đưa đến Tây Ấn
năm 1.775, đã được trồng trong nhà kính tại Anh và Pháp đầu thế kỷ 19. Cây
vải tới Hawaii vào năm 1873, và Florida vào năm 1883, và chuyển từ Florida
đến California vào năm 1897. Nó có quả đầu tiên tại Santa Barbara vào năm
1914. Năm 1937 Trung Quốc (30.000 ha) là nơi có diện tích trồng vải lớn nhất
thế giới sau đó là Ấn Độ (12.500 ha). Ngồi ra nó được trồng rộng rãi ở
Pakistan, Bangladesh, Miến Điện, Đài Loan, Nhật Bản, Philippines,

Queensland, Madagascar, Brazil và Nam Phi (Morton, 1987).
Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1998), vào thế kỷ 19, cây vải
được đưa đến trồng tại Israel. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, các công nhân

4


Hoa Kiều gốc Quảng Đông đã đưa vải vượt qua xích đạo vào Cơng Gơ. Hiện
nay vải được trồng ở gần 30 nước trên thế giới nhưng chủ yếu phân bố ở các
nước vùng Đông Nam Á, Châu Đại Dương, các đảo ở Thái Bình Dương và
miền Nam Châu Phi.
Châu Á các nước trồng vải là: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam,
Myanma, Bawnglades, campuchia, Lào, Malaysia, Philippin, Srilanda, Indonesia
và Nhật Bản.
Ở Châu Phi có: Nam Phi, Madagasca, Cơng Gơ, Ga Bơng, Mautirius và
Reeuyniong.
Châu Đại Dương có: Australia và Newzealand.
Châu Mỹ có: Hoa Kỳ, Hundurat, Panama, Cu Ba, Tirinidat, Pooctorico và
Braxin.
Ở Việt Nam, cây Vải được trồng cách đây khoảng 2000 năm và phân bố
từ vĩ tuyến 18 trở ra phía Bắc, nhưng chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sơng
Hồng trung du miền núi phía Bắc và một phần khu Bốn cũ. Vùng Thanh Hà Hà Hải Dương hiện cịn cây vải nhà cụ Hồng Văn Thu trên 130 tuổi được gọi
là cây vải tổ. Hàng năm, vào vụ vải chín người dân thơn Thúy Lâm, xã Thanh
Sơn vẫn tổ chức ngày hội làng để tưởng nhớ người đã có cơng mang cây vải về
xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho vùng quê này. Từ vùng Thanh Hà - Hải
Dương, cây vải đã được đưa đi trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, miền Trung
và cả một số tỉnh Tây Nguyên. Ở Thời điểm hiện tại, đã hình thành một số vùng
trồng vải mang tính sản xuất hàng hóa lớn như Thanh Hà, Chí Linh, Tứ Kỳ (Hải
Dương), Đơng Triều, Hồnh Bồ (Quảng Ninh), Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên
(Bắc Giang ), Đồng Hỷ, Đại Từ (Thái Nguyên)… Tuy nhiên so với các vùng

trồng vải thì đứng đầu về diện tích, sản lượng phải và chất lượng quả vải thì
Lục Ngạn (Bắc Giang) ln xếp hàng đầu, hàng năm duy trì khoảng trên 16.500
ha, với sản lượng trên 90.000 tấn. Cây vải thiều được người dân Lục Ngạn tôn
vinh là cây vải tổ đầu tiên được ông Nguyễn Đức Trụ người dân xã Nam
Dương trồng vào tháng 7 năm 1957. Rồi tới những năm 1960, trong hành trang
của hang chục ngàn người Hải Dương lên phát triển kinh tế tại Lục Ngạn có cây
vải Thanh Hà mang theo. Nhưng cũng mất hơn 20 năm vừa trồng vừa thử
nghiệm cây vải Thanh Hà mới có kết quả trên đất đồi Lục Ngạn.

5


2.2. PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG VẢI
2.2.1. Phân loại
Cây vải (Litchi chinensis Sonn), thuộc họ bòn hòn (Sapindaceae). Là 1 họ
lớn có khoảng 125 chi và 1.000 lồi, phân bố chủ yếu ở các vùng á nhiệt đới và
nhiệt đới chủ yếu tập trung ở Châu á và Châu Mỹ. (Panday et al., 1989; Hồng
Thị Sản, 2003).
Cây vải có bộ nhiễm sắc thể 2n = 28, 30, 32 (Menzel, 1992, 2000).
* Vải có 3 lồi phụ:
Litchi chinensis: lồi này tập trung các giống vải thương mại ngày nay có
nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc có khoảng trên 100
giống trong đó có 15 giống thương mại quan trọng, Ấn Độ có khoảng trên 50
giống, Thái Lan trên 20 giống, Australia có trên 40 giống…(Bosse et al., 2001).
Litchi philippinensis: được trồng nhiều ở Philippines và Papua New
Guniea trên những vùng núi cao, cây sinh trưởng tốt, tán lá rậm rạp màu xanh
sẫm, quả nhỏ hình ơ van, vỏ quả dày, gai quả nhọn, hạt to dài, cùi chỉ là một lớp
mỏng bao quanh hạt, ăn có vị chua và chát.
Litchi javenensis: lồi này có nguồn gốc từ Malay Peninsula, Indonesia,
Trung Quốc, West Java và Đông Nam Á, có đặc điểm quả nhỏ, hạt to, gai dài và

ăn có vị chua.
Ở Việt Nam trong họ Bồ hịn đến nay biết được 25 chi, 91 loài phân bố
khắp cả nước. Trong họ này có nhiều lồi cây ăn quả như vải, nhãn và chôm
chôm. Cây vải là cây gỗ nhỡ, lá kép lơng chim, hoa nhỏ và lưỡng tính, khơng có
cánh hoa, vỏ quả mỏng, màu nâu đỏ, mặt ngồi sần sùi, hoa vải có cơng thức:
K5C5A5+5G4 (Võ Văn Chi, 1978).
2.2.2. Các giống vải
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải khác nhau đa dạng về chủng
loại. Trung Quốc là nước được coi là có nhiều loại vải nhất trên thế giới trên 200
giống và dòng khác nhau. Có khoảng 20 giống phát triển rộng dãi được trồng với
diện tích lớn, các giống quan trọng được tập trung phát triển và sử dụng cho công
tác chọn tạo có gần 100 giống, được phân thành 3 nhóm chính:
- Các giống vải thương phẩm đang phát triển rộng: 33 giống;
- Các giống vải địa phương trồng cịn ít: 20 giống;
- Các giống vải quý hiếm mang tính đặc thù: 22 giống.

6


=> Các giống này thường có thời gian cho thu hoạch vào giữa tháng 6 đến
giữa tháng 7. Đặc biệt ở Trung Quốc, thời gian cho thu hoạch có thể kéo dài đến
cuối tháng 7, sang đầu tháng 8, vì vậy tạo nên lợi thế so sánh giữa các nước có
các giống vải cho thu hoach sớm hơn, giúp rải vụ thu hoạch và có giá bán cao.
Ở tỉnh Quảng Đông các giống vải như: Baila, Baitangying, Heiye (Hắc
diệp), Fezixiao,Guiwei (Quế vị), Nuomici (Nhu mễ tư) và Huazhi (Hoài chi)
được trồng với diện tích khá lớn khoảng hơn 140.000 ha, trong đó giống Guiwei,
Nuomici chiếm hơn 80% diện tích. Tỉnh Phúc Kiến trồng chủ yếu giống vải
Lanzhu với diện tích khoảng hơn 25.000 ha.
Ở tỉnh Vân Nam, giống Lanzhu được xem là giống trồng chính với diện tích
xấp xỉ 25.000 ha. Các giống mới được chọn tạo có năng suất, phẩm chất tốt, hạt

lép là: giống Honghu (khối lượng quả trung bình 24 g/quả, tỷ lệ ăn được 79%,
đường tổng số >18,5%, năng suất cao và ổn định); giống Dongguan Seedlesss là
giống chín sớm, có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường, khối lượng
quả lớn: 35,3 – 62,6 g/quả, tỷ lệ quả lép hạt cao trên 90%, đường tổng số > 17%;
tỷ lệ ăn được >80% (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998; Hong and Li,
2000; Zhao and Zhu, 2000; Minas and et al., 2002).
* Theo chất lượng vải có 2 nhóm chính:
- Nhóm khi quả chín, thịt quả thường nhão và ướt;
- Nhóm thì cùi ráo và khơ.
* Theo vụ thu hoạch thì có 3 nhóm chính
- Nhóm chín sớm và cực sớm: giống Sanyuehong, Feizixiao, Edanli,
Ziliangxi, các giống này được trồng tập trung chủ yếu ở tỉnh Hải Nam. Giống
Sanyuehong là giống chín sớm nhất vào cuối tháng 4.
- Nhóm chín chính vụ: khoảng 90% sản xuất vải ở Trung Quốc là giống
chính vụ, gồm các giống: Baila, Baitangying, Heiye, các giống này được trồng
tập trung ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Zhanjiang, Maoming và
Yangjiang. Thời gian thu hoạch nhóm chính vụ kéo dài khoảng 50 ngày, từ cuối
tháng 5 đến giữa tháng 7.
- Nhóm chín muộn: Guiwei, Nuomici, Huazhi, Feizixiao, Lanzhu, các
giống này được trồng tập trung ở tỉnh Quảng Đông, phía đơng nam tỉnh Quảng
Tây và tỉnh Phúc Kiến (Ghosh et al, 2000; Mitra, 2002),Giống chín muộn nhất là
giống Nanmuye, vào giữa tháng 8 ở tỉnh Tứ Xuyên.

7


Tại Đài Loan, giống vải chủ yếu là giống Heiye chiếm hơn 90% tổng diện
tích. Ngồi ra cịn có giống Yuhebao được trồng ở miền Nam và giống Feizixiao
được trồng ở miền Trung (Anonymous, 2000).
Theo Gosh and Mitra (2000), Gosh et al. (2000), ở Ấn Độ vải được trồng

tập trung ở các bang vùng phía Đơng, chiếm trên 60% tổng diện tích. Các bang ở
phía Bắc Ấn Độ, diện tích vải chiếm khoảng 16%. Các bang trồng vải chủ yếu
của Ấn Độ chủ yếu là: Bihar (chiếm trên 74% diện tích) West Belgan, Tripura,
Asam và Uttaranchal. Các giống trồng quan trọng là; China, Shahi, Bombai,
Deshi, Calcutta, Rose Scented và Mazaffarpur. Hai giống lai mới được chọn tạo
là H-73 và H-105 có tiềm năng cho năng suất cao.
Tại Nam Phi giống vải chủ yếu là Kwaimi (thường được gọi là “Mauritius”
vì có nguồn gốc từ hịn đảo này) chiếm 75% sản xuất vải ở Nam Phi và giống
McLean -Red, chiếm 16% (Milne, 1999; Ghosh, 2001).
Ở Thái Lan, các giống chính được trồng là Haak Yip, Taiso, Wai Chee
(tên địa phương là baidum, Hong Huey và Kim Cheng). Các giống vải của Thái
Lan được phân thành hai nhóm: nhóm vải nhiệt đới và nhóm vải á nhiệt đới.
Nhóm vải nhiệt đới trồng có tính thương mại, thích hợp ở các tỉnh vùng miền
Trung Thái Lan có các tháng mùa đơng ấm áp. Có khoảng 20 giống thuộc nhóm
này; nhóm vải Á nhiệt đới được trồng chủ yếu ở các tỉnh vùng Bắc Thái Lan
nơi có mùa đơng mát mẻ hơn. Có khoảng 10 giống thuộc nhóm này. Giống
Kom được coi là giống quan trọng của nhóm vải nhiệt đới, giống Hong Huay là
giống chủ đạo của vùng á nhiêt đới (Chinawat and Suranant, 2000; Anupunt
and Sukhvibul, 2003).
Ở Nam Mỹ, chỉ có 2 nước trồng vải là Braxin và Mê-xi-cô. Giống chủ yếu
trồng ở Sao Paulo - Braxin là Bengali nhập từ Ấn Độ và ở Mê-xi-cô là Hắc diệp và
Kwaimi do cộng đồng người Hoa đưa đến từ Trung Quốc (Yamanishi and, 2001).
Ở Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ), vải được trồng ở Florida, chiếm 95%.Một số ít
được trồng ở Hawai và California.Giống chủ yếu là giống Brewster (Chenzi).Từ
năm 1992 có thêm giống Mauritius (Campbell, 2001; Knight, 2001).
Theo Menzel and Greer. (1986); Greer and Campbel. (1990); Dixon etal.
(2003). Có khoảng trên 40 giống vải được trồng ở Australia. Các giống đang
được trồng ở Bắc Queensland là Kwai May Pink, Fay Zee Siu và Souey Tung...
Kwai May Pink là giống trồng phổ biến ở miền Trung, miền Nam Queensland và


8


Bắc New South Wales cùng với hai giống Slathiel và Wai Chi. Các giống quan
trọng nhất hiện nay là Tai So, Haak Ip, Kwai May Pink, Bosworth N03, Wai Chi,
Fay Zee Siu, Salathiel.
Israel cũng trồng vải từ năm 1930 với những giống: Mauritius nhập nội từ
Nam Phi, giống Floridian nhập nội từ Mỹ và Bengali nhập nội từ Ấn Độ (Goren
et al., 2001). Tuy nhiên đến năm 1970, trồng vải ở Israel mới trở thành ngành sản
xuất thương mại, với các giống chủ yếu là Mauritius (chiếm 80%) và Floridian
(20%) (Gazit, 2001).
Bảng 2.1. Các giống vải chủ lực của một số nước trên thế giới
STT
1

Tên nước
Trung Quốc

Tên giống
San Yee Hong, Baitangying, Fay Zee Siu, Bah Lup, Waichee,
Haak Yip, Kwai Mi, No Mai Chi, Souney Tung, Tai So, Brewster
Baila, Heiwei, Huaizhi, HongHu, Dongguan Seedlesss
Ajhuli, Bedana, Shahi, Bombai, China, Calcutta, Rose

2

Ấn Độ

3


Đài Loan

4

Thái Lan

5

Astralaia

6

Nam Phi

Salathiel.
Tai So, Bengal

7
8

Madagascar
Mauritius

Tai so
Tai So

9

Mỹ


10

Banglades

Tai So và Kaimana
Rajshahi, Madrajie, Mongalbari, Bombai, Kadmi, Bedana,

11

Nepal

12

Philippines

Scented, Green, Kasba, longia, Purbi, và Mazaffarpur
Haak Ip, Sah Keng, Yu Her Pau, No Mai Chi, Sa Ken và Kwai Mi.
Tai So, Wai chee, Baidum, Chacapat và Kom
Fay Zee Sui, Tai So, Bengal, Wai Chi, Kwai May Pink và

Kalipuri, china-3.
Mujafpuri, Raja

Saheb,

Deharaduni,

China,

Calcuttia,


Pokhara, Udaipur, Tanhu, Chitwan, Kalika và Gorkha
Philippines
Nguồn: Campbell (2003)

Trong nước, công tác nhập nội giống cũng đã được tiến hành từ những
năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 (trong phạm vi nghiên cứu và trao đổi khơng
chính thức, một số giống vải tốt của Trung Quốc đã được đưa sang khảo
nghiệm tại Phú Thọ từ những năm 60). Vào những năm 1989-1992, tập đoàn 7
giống vải có nguồn gốc từ Trung Quốc, Australia được nhập nội và trồng tại
Nông trường quốc doanh Lục Ngạn. Kết quả khảo nghiệm và đánh giá cho thấy

9


3 giống có triển vọng là Swei Tung, Sum Yee Hong và Fay Zee Siu (Phạm
Minh Cương và cs., 2000).
Tập đoàn 5 giống vải: Mỏ gà, Phi Tử Tiếu, Tam Nguyệt Hồng, Hắc Diệp và
Bạch Đường Anh đã được nhập nội và đánh giá tại Viện Nghiên cứu Rau qủa từ
những năm 1997. Kết quả cho thấy: giống vải Mỏ gà có khả năng sinh trưởng tốt,
ra quả nhiều qua các năm, khối lượng trung bình quả: 25-30g, tỷ lệ ăn được xấp
xỉ 80%(tương đương các giống hạt lép trồng tại Trung Quốc).
Theo Trần Thế Tục (1998), (2004), các giống vải của nước ta có thể được
phân chia theo thời vụ thu hoạch, đặc điểm sinh trưởng hoặc phẩm chất quả. Ở miền
Bắc Việt Nam các nhóm giống và giống vải được phân chia như sau:
- Theo thời vụ có: nhóm vải chín sớm, nhóm vải chín chính vụ và nhóm vải
chín muộn.
- Theo đặc điểm sinh trưởng và phẩm chất quả có: nhóm vải chín sớm,
nhóm vải chín chính vụ và nhóm vải chín muộn.
* Các giống vải chín sớm: là các giống vải có thời gian chín từ 5/5 đến

30/5 hàng năm trong điều kiện các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Có đặc điểm: chùm
hoa có phủ một lớp lơng thưa màu nâu, khối lượng trung bình quả đạt 30-40g,
tỷ lệ phần ăn được 65-72%, quả hình tim hay hình trứng, vỏ quả khi chín có
màu xanh vàng hay đỏ sẫm, ăn có vị ngọt hơi chua. Các giống này thường có
năng suất cao, có khả năng thích ứng rộng hơn các giống chính vụ và chín
muộn. Một số giống thuộc nhóm này là: Hùng Long, Yên Hưng, n Phú, Phúc
Hịa, Bình Khê…
* Các giống vải chính vụ: là các giống vải có thời gian chín tập trung trong
khoảng từ 1/6-30/6 trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm:
chùm hoa có phủ lớp lơng màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt 18-25g, tỷ lệ
phần ăn được 68-82%, quả hình cầu, vỏ quả khi chín có màu đỏ tươi, ăn có vị
ngọt thanh, cùi ráo, vị thơm, năng suất khá cao, ổn định. Các giống thuộc nhóm
này là: Thiều Thanh Hà, Thiều Phú Hộ, Thiều Lục Ngạn.
* Các giống vải chín muộn: hiện đã phát hiện được một số dịng chín
muộn. Các dịng này có thời gian chín trong khoảng thời gian từ 30/6 đến 10/7
trong điều kiện các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Có đặc điểm: chùm hoa có lớp phủ
lớp lơng thưa, màu trắng, khối lượng trung bình đạt từ 25-35g, tỷ lệ phần ăn
được đạt 66-75%, quả hình tim hoặc hình cầu, vỏ quả khi chín có màu đỏ tươi

10


hoặc đỏ thẫm, vị ngọt, năng suất đạt xấp xỉ các giống vải chính vụ, ít có hiện
tượng ra quả cách năm. Các dịng vải thuộc nhóm này chủ yếu được phát hiện
tại Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang).
Ở thời điểm hiện tại, tỷ trọng về diện tích các giống vải cịn chưa hợp lý,
tập trung chủ yếu là giống chính vụ (trên 95% diện tích). Các giống chín sớm
với chín muộn có mặt với diện tích cịn rất hạn chế, gây khó khăn trong bố trí
lao động cho thu hoạch, bảo quan, chế biến, tiêu thụ và làm giảm hiệu quả kinh
tế cho người trồng.

Hướng nghiên cứu chọn tạo giống vải trong nước hiện tại và tương lai là
tiếp tục đánh giá, chọn lọc và cải tiến tập đồn giống hiện có; chọn tạo giống
theo hướng lai hữu tính, gây đột biến (bao gồm cả xử lý đột biến bằng tác nhân
vật lý và hóa học) để có được bộ giống phong phú, có năng suất cao, phẩm chất
tốt bao gồm các giống chín sớm, chính vụ, chín muộn để kéo dài thời gian cho
thu hoạch, bên canh đó là nhập nội các giống vải ưu tú (vải hạt lép, khơng hạt) từ
các nước có điều kiện sinh thái tương đồng để khảo nghiệm, đánh giá, chọn lọc
và đưa vào sản xuất thay thế các giống cũ.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Dũng và cs. (2005), (tại 13 huyện
của 7 tỉnh miền Bắc), Việt Nam có tập đồn vải khá phong phú. Đã thu thập được
31 giống, trong đó tuyển chọn được 8 giống có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt, có tính chống chịu sâu bệnh khá, năng suất cao và ổn định. Hiện nay, 5 giống
đã được công nhận giống quốc gia là thiều Thanh Hà, Hùng Long, Bình Khê,
Yên Hưng, Yên Phú. Trong đó, trừ giống thiều Thanh Hà ra, 4 giống cịm lại đều
là giống chín sớm.
Như vậy, tập đồn giống vải của các nước trên thế giới rất phong phú
nhưng chủ yếu là các giống chín chính vụ và chín muộn(thời gian chín tập trung
từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7). Các giống chín sớm có mặt với diện tích cịn
hạn chế. Do vậy, nếu muốn nâng cao hiệu quả trồng trọt, nâng cao năng suất và
rải vụ thu hoạch thì phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để điều khiển sự ra hoa
đậu quả của cây vải.
2.2.3. Đặc điểm một số giống vải chín sớm ở Việt Nam
2.2.3.1. Giống vải lai Chua
Đặc điểm: là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà (Hải Dương), chín sớm chín
từ 5/5 - 25/5 hàng năm. Quả hình trái tim, khi chín có màu đỏ tươi phần cuối quả

11


có màu hơn xanh. Quả to trung bình 30 - 35 quả/kg, khi chín vỏ quả mỏng. Quả

xanh có vị chua, khi chín thì ngọt hơi chua. Hạt quả to, tỷ lệ cùi từ 50-55%, lá to
xanh đậm, cây sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt. Thân cây vặn dãnh
múi khế, cây phân cành thưa, chùm hoa thưa, dài và khỏe. Lá non, hoa, cuống,
nụ hoa và quả có phủ một lớp lông màu nâu sẫm. Năng suất thấp hơn vải chính
vụ (Ngơ Thế Dân, 2002; Đỗ Xn Bình, 2003).
2.2.3.2. Giống vải U Hồng - Tân Mộc
Đặc điểm: là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà - Hải Dương, chín sớm, từ
25/5- 5/6 hàng năm, là giống vải chín sớm được trồng đầu tiên ở xã Tân Mộc của
huyện Lục Ngạn (nên thường gọi là U hồng Tân Mộc) quả hình tim, cuống quả
sâu, vai quả nhơ cao nên khi bổ theo chiều dọc quả thì mép trên có hình chữ u
(nên gọi là U Hồng). Giống vải U Hồng có đặc điểm: cây phát triển ít cành tăm
hương, cành thưa, lá to dài và có màu xanh sáng cây sinh trưởng mạnh. Cuống
hoa dài, bông thưa, từ cuống hoa đến nụ hoa phủ một lớp lông màu nâu. Quả
đóng thưa và khoe quả. Thuộc giống quả to trung bình, khối lượng 23- 25
quả/kg. Khi chín vỏ quả mỏng, vai quả có màu hồng đỏ tươi, phần cuối quả có
màu vàng hoặc xanh sáng. Quả khi cịn xanh hơi chua, khi chín quả ngọt vừa. Tỷ
lệ cùi ăn được chiếm từ 55-60%. Hạt quả nhỏ hơn vải lai chua, năng suất bằng và
cao hơn vải chính vụ hình chữ U (nên gọi là U hồng).
Giống vải U hồng có đặc điểm: cây phát triển ít cành tăm hương, cành
thưa, lá to dài và có màu xanh sáng cây sinh trưởng mạnh. Cuống hoa dài, bông
thưa, từ cuống hoa đến nụ hoa phủ một lớp lơng màu nâu. Quả đóng thưa và
khoe quả. Thuộc giống quả to trung bình, khối lượng 23-25 quả/kg. Khi chín vỏ
quả mỏng, vai quả có màu hồng đỏ tươi, phần cuối quả có màu vàng hoặc xanh
sáng. Quả khi cịn xanh hơi chua, khi chín quả ngọt vừa. Tỷ lệ cùi ăn được
chiếm từ 55-60%. Hạt quả nhỏ hơn vải lai chua, năng suất bằng và cao hơn vải
chính vụ (Ngơ Thế Dân, 2002; Đỗ Xuân Bình, 2003).
2.2.3.3. Giống vải lai Thanh Hà
Đặc điểm: là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà - Hải Dương, giống chín
hơi sớm. Cây mọc khỏe, ít cành tăm, thân và cành hơi vặn. Lá màu xanh đậm,
thuôn dài nhỏ hơi vặn. Từ cuống hoa đến nụ hoa phủ một lớp lơng màu xanh

sáng. Hoa cái màu trắng, quả chín vào đầu tháng 6, sớm hơn vải chính vụ sau U
hồng. Quả to tròn, khối lượng quả 35-40 quả/kg. Tỷ lệ cùi ăn được từ 60 - 65%.
Khi chín ăn vị chua ngọt, sau khi ăn có vị hơi chát. Quả chín có màu đỏ tươi

12


×