Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá vược nước ngọt tại huyện tiền hải tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG VĂN TRỊ

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ MƠ HÌNH NI
CÁ VƯỢC NƯỚC NGỌT TẠI HUYỆN TIỀN HẢI
TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60340102

Người hướng dẫn khoa học:

Ts. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính bản thân tác giả, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách


nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trương Văn Trị

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và trong thời
gian nghiên cứu viết luận văn, bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của các thầy, các cô;các đơn vị, chính quyền địa phương; gia đình và bạn bè.
Trước hết cho phép bản thân tôi được cảm ơn các thầy, cơ giáo trong Khoa Kế
tốn và Quản trị kinh doanh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự hướng
dẫn tận tình của thầy TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã giúp tơi hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, đóng góp ý kiến của UBND; lãnh
đạo phịng Nơng nghiệp & PTNT; Chi cục Thống kê huyện Tiền Hải; Chính quyền các
xã và tồn thể các hộ gia đình ni cá Vược đã tham gia phỏng vấn đã giúp đỡ tơi trong
q trình nghiên cứu, thu thập thơng tin và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, động
viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trương Văn Trị

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.
Đặt vấn đề......................................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 4
2.1.
Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4
2.1.1.
Lý luận chung về nuôi trồng thủy sản .............................................................. 4
2.1.2.
Lý luận về hiệu quả kinh tế .............................................................................. 7
2.1.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT trong NTTS ............................................. 13
2.1.4.
Đặc điểm sinh học và kinh tế ­ kỹ thuật của cá Vược .................................... 14
2.1.5.
Hiệu quả kinh tế mô hình ni cá Vược thương phẩm .................................. 17
2.2.
Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 20
2.2.1.
Kinh nghiệm trên thế giới .............................................................................. 20
2.2.2.
Kinh nghiệm tại Việt Nam ............................................................................. 24
2.2.3.
Bài học kinh nghiệm cho nuôi cá Vược ở Tiền Hải ....................................... 28
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 31
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 31
3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 31
3.1.2.
Điều kiện kinh tế ­ xã hội ............................................................................... 32
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 37
3.2.1.
Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 37
3.2.2.
Phương pháp phân tích ................................................................................... 38
3.2.3.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................... 40

iii


4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.
4.2.5.
4.2.6.
4.2.7.
4.3.
4.3.1.
4.3.2.


Khái qt chung tình hình ni cá Vược tại huyện Tiền Hải ......................... 40
Thực trạng ngành thuỷ sản huyện Tiền Hải ................................................... 40
Thực trạng nuôi cá Vược huyện Tiền Hải ...................................................... 40
Thực trạng hiệu quả mơ hình ni cá Vược thương phẩm nước ngọt
trên địa bàn huyện .......................................................................................... 41
Tổng quan chung ............................................................................................ 41
Chi phí đầu tư ni cá Vược thương phẩm nước ngọt ................................... 46
Tình hình sinh trưởng, phát triển của cá trong các mơ hình ni .................. 52
Tình hình tiêu thụ sản phẩm nuôi cá Vược tại huyện Tiền Hải ..................... 54
Kết quả thực hiện mơ hình ni cá Vược....................................................... 55
Đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình ni cá Vược .......................................... 58
So sánh mơ hình ni cá Vược thương phẩm với một số mơ hình khác ....... 63
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mơ hình .................... 69
Cơ sở khoa học ............................................................................................... 69
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mơ hình trên địa
bàn huyện ....................................................................................................... 71

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 79
5.1.
Kết luận .......................................................................................................... 79
5.2.
Kiến nghị ........................................................................................................ 80
5.2.1.
UBND và chính quyền cấp tỉnh Thái Bình .................................................... 80
5.2.2.
Đối với UBND và chính quyền cấp huyện Tiền Hải ..................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 81

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

ĐDSH

Đa dạng sinh học

FAO

Tổ chức Nông Lương Thế giới

HQKT

Hiệu quả Kinh tế

HTX

Hợp tác xã


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PTNT

Phát triển nông thôn

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLN

Tỉ suất lợi nhuận

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng sản lượng thủy sản thế giới giai đoạn năm 2009­2014 ....................... 21

Bảng 3.1. Nội dung, nguồn, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................. 37
Bảng 4.1. Quy mơ ni trung bình của các hộ gia đình ............................................... 44
Bảng 4.2. Mật độ ni trung bình của các hộ gia đình phân theo địa bàn ................... 44
Bảng 4.3. Chi phí ni cá vược thương phẩm nước ngọt theo hộ gia đình.................. 47
Bảng 4.4. Chi phí ni cá vược thương phẩm quy đổi trên 1.000m2 .......................... 49
Bảng 4.5. Chi phí ni quy đổi trên 1.000m2 theo diện tích, mật độ và thời gian
ni .............................................................................................................. 51
Bảng 4.6. Tình hình sinh trưởng và phát triển của cá .................................................. 53
Bảng 4.7. Tình hình sinh trưởng và phát triển theo diện tích, mật độ và thời gian
ni ....................................................................................................................54
Bảng 4.8. Kết quả của mơ hình ni cá vược thương phẩm nước ngọt ....................... 56
Bảng 4.9. Kết quả của mơ hình theo diện tích, mật độ và thời gian ni .................... 57
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của mơ hình ni .............................................................. 58
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế theo diện tích, mật độ và thời gian nuôi ........................... 60
Bảng 4.12. So sánh với mơ hình trồng lúa tại địa phương ............................................. 65
Bảng 4.13. So sánh với mơ hình chăn ni vịt ............................................................... 66
Bảng 4.14. So sánh với mơ hình ni ngao thương phẩm ............................................. 67
Bảng 4.15. Các khó khăn chủ yếu trong ni cá vược thương phẩm trên địa bàn ......... 70

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Sản lượng đánh bắt và NTTS tại Việt Nam từ năm 2009­2015 ................ 24
Biểu đồ 2.2. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hecta đất trồng và mặt nước NTTS
từ năm 1995­2015 ...................................................................................... 25
Biểu đồ 4.1. Mật độ nuôi của các hộ gia đình ................................................................ 45
Biểu đồ 4.2. Mật độ ni phân theo diện tích ao ni ................................................... 46
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu chi phí ni theo hộ gia đình ......................................................... 48
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu chi phí mua ngồi trên 1.000m2 .................................................... 50

Biểu đồ 4.5: Nơi bán sản phẩm cá Vược của các hộ điều tra......................................... 55
Biểu đồ 4.6. Lợi nhuận bình quân trên 1000m2 theo chi phí đầu tư.............................. 61
Biểu đồ 4.7. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận quy đổi trên 1.000m2 diện tích ................. 63

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Hình dạng lồi cá Vược .................................................................................. 15
Hình 2.2. Bản đồ những nước ni trồng cá Vược chính trên thế giới .......................... 22

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của
mơ hình ni cá Vược thương phẩm nước ngọt tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình và từ
đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mơ hình trên địa bàn huyện trong
thời gian tới.
Số liệu nghiên cứu được thu thập thơng qua hai hình thức: (i) Số liệu thứ cấp
được thu thập từ các nghiên cứu, ấn phẩm, báo cáo, thống kê trong giai đoạn từ năm
2013 đến 2015; (ii) số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp thông qua phỏng vấn bảng hỏi
và phỏng vấn sâu với 75 hộ tại 5 xã Nam Cường, Nam Hưng, Nam Phú, Nam
Thịnh,Nam Thắng. Đồng thời nghiên cứu cũng sử dụng một số phương pháp phân tích
tiêu biểu như thống kê mô tả, so sánh, phương pháp chuyên gia cũng với một hệ thống
các chỉ tiêu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng (i) nuôi cá Vược nước ngọt đang được huyện
Tiền Hải quan tâm phát triển. Diện tích ni trên 100 ha năm 2015 so với thời điểm thí
điểm 0.5 ha năm 2006. (ii) Diện tích ni trung bình là 1.522,14 m2, với mật độ 0,74
con/m2 trong 6,45 tháng với tỉ lệ sống: 94,65% và trọng lượng thu hoạch: 1,11 kg/con;

Chi phí bình qn/hộ: 82,9 triệu đồng, tương đương 57,68 triệu đồng/1000m2; doanh
thu: 87,6 triệu đồng, trong đó TNHH/hộ: 42 triệu đồng, lợi nhuận: 29,9 triệu đồng và tỉ
suất lợi nhuận trung bình là 51,87%. (iii) Ni cá Vược thương phẩm nước ngọt tại Tiền
Hải với mật độ dưới 1 con/m2 cho tỉ suất lợi nhuận cao nhất. Hiệu quả kinh tế nuôi cá
Vược cao hơn nghề trồng lúa, chăn nuôi Vịt và nuôi ngao thương phẩm tại địa phương.
Tuy nhiên, các mơ hình ni cá Vược nước ngọt tại Tiền Hải cịn một số khó khăn ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển mơ hình: thiếu quy hoạch tổng thể
chung, phần lớn chủ các mơ hình thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thị trường TTSP, kỹ
thuật chăn nuôi.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho mơ hình ni cá Vược
thương phẩm nước ngọt trên địa bàn, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau: (liệt kê
tên các giải pháp) vốn, đào tạo nhân lực, thị trường đầu ra, và xây dựng thương hiệu
riêng cho con cá Vược ở Tiền Hải.
Từ khóa: Hiệu quả kinh tế; Mơ hình ni; Cá Vược; Huyện Tiền Hải.

ix


THESIS ABSTRACT
This research aims at analyzing and evaluating the economic efficiency of the
model of farming commercial fish­ Lates calcarifer in freshwater in Tien Hai Thai Binh
province and hence proposed solutions to enhance economic efficiency of the model in
the district in the near future.
Research data were collected through two methods: (i) Secondary data was
collected from studies, publications, reports and statistics for the period from 2013 to
2015; (ii) primary data was collected directly through questionnaires and in­depth
interviews with 75 households in 05 communes of Nam Cuong, Nam Hung, Nam Phu,
Nam Thinh, Nam Thang. At the same time researchers also used a number of typical
analytical methods as descriptive statistics, comparisons, expert method also with a
system of indicators studied.

Research results indicate that (i) farming Lates calcarifer in freshwater is paid
attention to develop in Tien Hai District. Farming area is over 100 ha in 2015 compared
to 0.5 ha pilot in 2006. (ii) The average farming area is 1522.14 m 2, with a density of
0.74 head / m2 in 6.45 months with alive ratio of 94.65% and harvested weight of 1.11
kg / head; Cost per household: 82.9 million, equivalent to 57.68 million / 1000m2;
Revenue: 87.6 million, of which gross income / household: 42 million, profit: 29.9
million and the average rate of return is 51.87%. (iii) Lates calcarifer farming in
freshwater in Tien Hai at a density of less than 1 / m2 gives the highest rate of return.
Economic efficiency of farming Lates calcarifer higher than rice farming, duck
breeding and commercial clam farming. However, the model of Lates calcarifer farming
in freshwater in Tien Hai faced many difficulties affecting the economic efficiency and
the ability to develop the models such as there is a lack of the general planning, and
model owner is faced up with the shortage of capital and experience, product
consumption market, farming techniques.
In the coming time, to improve economic efficiency for model of Lates
calcarifer commercial freshwater farming in the area, there should implement
synchronously some following solutions: Capital, human resource training, output
markets, and branding for Lates calcarifer in Tien Hai.
Key words: Economic efficiency; Raising Model; Seabass; Tien Hai district.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự phát triển kinh tế đất nước, ngành thủy sản đã và đang được coi
là ngành kinh tế mũi nhọn. Trên cả nước đã có vài trăm nghìn hecta được chuyển
đổi từ cấy lúa, cấy cói kém hiệu quả sang ni trồng thủy sản (NTTS), tuy nhiên
phần lớn lại là các đối tượng cá truyền thống (cá Mè, cá Trôi, cá Trắm…) được
đưa vào nuôi theo phương thức cũ, giá trị kinh tế thấp, thu nhập từ những loại cá

này không đáp ứng được ngày cơng bỏ ra, khơng có khả năng xóa đói giảm
nghèo và phát triển kinh tế một cách bền vững.
Cá Vược là lồi cá có nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng thịt ngon, lớn
nhanh, chủ động sản xuất giống nhân tạo, dễ ni và có thể ni trong nước ngọt.
Bên cạnh đó, cá Vược là đối tượng cá biển ni hiện nay ở Việt Nam có thị
trường xuất khẩu và tiêu dùng nội địa lớn so với một số lồi cá ni nước mặn,
nước lợ khác. Do vậy, đây là một lồi cá có tiềm năng rất lớn, có khả năng tạo
bước tiến vượt bậc so với mơ hình ni cá truyền thống nếu được nghiên cứu và
triển khai một cách bài bản, với từng lộ trình cụ thể.
Tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Tiền Hải nói riêng có tiềm năng về
điều kiện tự nhiên, khí hậu, mặt nước nuôi trồng thủy sản thuận lợi và to lớn.Với
dạng mặt nước là ao, hồ tự nhiên, nhưng chưa lựa chọn được đối tượng phù hợp
để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước đó và phát triển ni đối
tượng chủ lực, quy mơ hàng hóa, xuất khẩu.Nhưng trong những năm qua việc
quản lý, khai thác và sử dụng diện tích mặt nước để phát triển ngành còn nhiều bất
cập, đặc biệt là hiệu quả kinh tế của các mơ hình ni cịn thấp.
Với đặc thù là một huyện ven biển, Tiền Hải có khả năng phát triển nhiều
loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.Thực hiện chương trình sản xuất nơng nghiệp
hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện nay huyện đang tập trung phát triển thuỷ
sản, đặc biệt là nuôi cá Vược với việc định hướng xây dựng thương hiệu “Cá
Vược Tiền Hải” nói riêng và dần xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản Tiền
Hải. Trong bối cảnh ngành thuỷ sản nói chung, ni cá Vược nói riêng chịu ảnh
hưởng của các biến động kinh tế­ xã hội, hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm
hàng đầu của hộ nông dân.Cá Vược là ngành thuỷ sản mới của huyện nhưng đến
nay các nghiên cứu để phát triển hơn nữa ngành này cịn ít và hạn chế.

1


Xuất phát từ những thực trạng trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế các mơ

hình ni cá Vược tại huyện tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu
quả kinh tế mơ hình ni cá Vược nước ngọt tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái
Bình”. Với mong muốn hồn thiện mơ hình ni cá Vược và góp phần thúc đẩy
phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải trong những năm tới.
1.2 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình ni cá Vược thương
phẩm nước ngọt tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình và từ đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
­ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế.
­ Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế mơ hình nuôi cá Vược thương
phẩm nước ngọt tại huyện Tiền Hải trong thời gian vừa qua.
­ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cá Vược nước
ngọt trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình và hiệu quả kinh tế mơ hình ni cá
Vược thương phẩm nước ngọt tại các hộ dân của huyện Tiền Hải.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
­ Các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế.
­ Thực trạng hiệu quả kinh tế của mơ hình ni cá Vược thương phẩm
nước ngọt của hộ dân tại huyện Tiền Hải.
­ Các giải pháp nâng cao hiệu quả mơ hình ni trên địa bàn huyện trong
thời gian tới.
Do trên địa bàn huyện Tiền Hải, các mơ hình ni các Vược đều là nuôi
cá thương phẩm; không nuôi cá bố, mẹ, cá giống. Vì vậy, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu mơ hình ni cá Vược thương phẩm.


2


1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong các hộ nuôi cá Vược tại huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp về đặc điểm kinh tế ­ xã hội của huyện Tiền Hải và thống
kê ngành thủy sản ở Việt Nam được lấy từ 2013­2015.
Số liệu thống kê về ngành thủy sản và nghề nuôi cá Vược trên thế giới
lấy từ năm 2014 trở về trước.
Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2015.
Thời gian thực hiện đề tài: từ 15/10/2015 đến 30/08/2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận chung về nuôi trồng thủy sản
2.1.1.1. Khái niệm
Nuôi trồng thủy sản là khái niệm chỉ hai hoạt động là “nuôi” và “trồng” các
đối tượng thủy sản gồm nuôi các động vật như cá, ếch, tôm,... và trồng các loại
thực vật như rong câu chỉ vàng, rong sụn, .... trong mơi trường nước ngọt, mặn,
lợ.Nói cách khác NTTS là hoạt động nuôi dưỡng sinh vật sống trong mơi trường
nước, nhằm mục đích tăng cường hỗ trợ, cải thiện nâng cao chất lượng nguồn
sinh vật sống nhằm mục đích phục vụ tốt cuộc sống con người.
Theo định nghĩa của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO, 1992), nuôi
trồng thuỷ sản là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như cá,
nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh... Quá trình này bắt đầu từ thả giống,

chăm sóc, ni lớn cho tới khi thu hoạch xong. Có thể ni từng cá thể hay cả
quần thể với nhiều hình thức ni theo các mức độ thâm canh khác nhau như
quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
2.1.1.2. Đặc điểm, vai trò, chức năng và tầm quan trọng của NTTS
* Đặc điểm của ngành NTTS
Ngành nuôi trồng thủy sản có một số đặc thù chuyên biệt như sau:

­ Môi trường nuôi thuỷ sản khắt khe. Mỗi giống lồi thủy sản u cầu một
mơi trường sinh thái phù hợp khác nhau về thủy lý, thuỷ hoá, thủy sinh của mơi
trường đất và nước, về nhiệt độ, dịng chảy…Nếu gặp môi trường sống phù hợp,
các đối tượng thuỷ sản sẽ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp môi trường không
phù hợp các đối tượng thuỷ sản sẽ chậm hoặc không phát triển, phát sinh bệnh
tật, nếu điều kiện môi trường thay đổi đột ngột rất dễ dẫn đến hiện tượng chết
hàng loạt.

­ Ni thuỷ sản mang tính mùa vụ khác nhau giữa các loài. Mặc dù các
loài cùng sống trong mơi trường nước nhưng mỗi lồi thủy sản có đặc điểm sinh
học, sinh sản và sinh trưởng khác nhau, nhất là giữa các bộ khác nhau như giáp
xác, cá, nhuyễn thể, do đó mùa vụ sinh sản cũng như thời gian sinh trưởng của
mỗi loài thường khác nhau.

4


­ Các lồi thuỷ sản sống trong mơi trường nước, có khả năng lan truyền
dịch bệnh nhanh. Do đối tượng nuôi thuỷ sản là động vật sống, di chuyển nhanh,
sống trong môi trường nước là môi trường vật chất mang tính dễ lan toả nên nếu
một con bị bệnh sẽ nhanh chóng làm cho cả ao ni bị bệnh. Mặt khác do điều
kiện của hệ thống cấp và thoát nước khơng hồn chỉnh. khơng có đường cấp và
thốt riêng, khơng có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường nên

khi một ao nuôi bị bệnh cũng sẽ rất dễ dàng dẫn đến cả vùng nuôi sử dụng chung
nguồn nước sẽ bị bệnh.

­ Sản phẩm thuỷ sản mau ươn thối. Động vật thuỷ sản sống trong môi
trường nước, yêu cầu điều kiện môi trường khắt khe nên khi bị tách ra khỏi môi
trường nước hoặc đưa vào một môi trường nước khác không phù hợp sẽ làm cho
các động vật thủy sản chết nhanh chóng. Mặt khác do cấu trúc tế bào dễ phân huỷ
và có độ đạm cao nên động vật thuỷ sản sẽ nhanh chóng bị ươn thối sau khi chết.

­ Các loài thuỷ sản thường chịu tác động lớn của môi trường. Nuôi thủy
sản mang nhiều tính chất của q trình sản xuất nơng nghiệp vì các lồi thuỷ sản
cũng có q trình tự phát triển ngồi tác động của cơng cụ lao động và con
người, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường. Con người
hiện nay bằng các máy móc kỹ thuật tiến bộ có thể điều chỉnh mơitrường nhưng
thường chỉ trong phạm vi nhất định và với chi phí rất cao, do đó đến nay kết quả
hoạt động nuôi thuỷ sản vẫn phải chịu tác động lớn của môi trường. Những biến
động bất ngờ của môi trường về khí hậu, đặc biệt là mưa và nhiệt độ, ơ nhiễm
nguồn nước do chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu từ hoạt động nơng
nghiệp…đều có ảnh hưởng khơng tốt nghiêm trọng tới hiệu quả nuôi thuỷ sản.
Ngược lại cũng do đặc tính này, nếu mơi trường phù hợp cộng với các tác động
hữu ích của con người cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của đối
tượng thuỷ sản nuôi, mang lại hiệu quả cao Nuôi thuỷ sản có thể thực hiện thâm
canh năng suất sản phẩm. Sự phát triển của đối tượng nuôi thuỷ sản phụ thuộc
nhiều vào điều kiện môi trường sống và lượng chất dinh dưỡng làm thức ăn nên
con người bằng các tác động để tạo ra môi trường sống phù hợp và điều kiện
thức ăn đầy đủ có thể thúc đẩy nhanh quá trình sinh sản và sinh trưởng của đối
tượng ni nên trong hoạt động ni thuỷ sản có thể thực hiện thâm canh tăng
năng suất.

­ Sản phẩm thủy sản có giá trị cao. Thực phẩm thủy sản ngày càng được

ưa chuộng trong đời sống hàng ngày của mọi người. Một mặt do sự phân bố rộng

5


khắp của động vật thuỷ sản trên thế giới đR dẫn đến thói quen ăn thực phẩm thủy
sản, làm cho thực phẩm thuỷ sản hợp khẩu vị với nhiều người trên thế giới. Mặt
khác do đặc điểm cấu trúc tế bào cơ thể động vật thủy sản là dễ phân huỷ, đạm
động vật thủy sản dễ tiêu, không mang nhiều chất cholesterol có hại cho hoạt
động tim mạch thường có hàm lượng cao trong các thực phẩm khác, có nhiều yếu
tố vi lượng giúp cơ thể chống lại một số bệnh nguy hiểm như béo phì, tim
mạch…Bên cạnh đó với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng
chiết suất được rất nhiều chất từ sản phẩm thủy sản, sử dụng sản phẩm thủy sản
để làm nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, dược phẩm, thủ
công mỹ nghệ…dẫn đến nhu cầu về sản phẩm thủy sản ngày càng cao trong khi
nguồn lợi thủy sản tự nhiên chỉ có hạn. Vì vậy, sản phẩm của ni thuỷ sản ngày
càng có giá trị kinh tế cao trên thị trường.
* Chức năng và tầm quan trọng của ni trồng thủy sản
Ngành thuỷ sản nói chung, ngành ni thuỷ sản nói riêng có vai trị quan
trọng trong đời sống kinh tế ­ xã hội của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có
hoạt động ni thuỷ sản. Vai trị của ni thuỷ sản thể hiện trên các nội dung sau:
Nuôi thuỷ sản là ngành quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho nhu cầu
đời sống con người: thực phẩm nói chung là một trong những nguồn cung cấp
năng lượng chủ yếu cho hoạt động sống của con người, thực phẩm thuỷ sản cịn
có các ưu thế riêng: thành phần chất đạm cao, ít mỡ, mỡ dễ tiêu, giàu chất
khoáng…đang ngày càng trở thành nguồn thực phẩm được nhiều người ưa
chuộng, có nhu cầu ngày càng cao trên thế giới. Trong khi đó nguồn lợi thuỷ sản
tự nhiên là có giới hạn và hiện đang bị khai thác đến mức báo động do đó việc
đẩy mạnh phát triển nuôi thuỷ sản một cách hiệu quả và bền vững hiện đang trở
thành một trong những mục tiêu kinh tế của tất cả các quốc gia có phát triển nuôi

thuỷ sản.
Nuôi thuỷ sản là một ngành cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Vai
trò quan trọng trước tiên của lĩnh vực này là cung cấp nguyên liệu cho cơng
nghiệp chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó ni thuỷ sản còn cung cấp nguyên liệu
cho một số các ngành công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp khác như hố
chất, dược, thủ cơng mỹ nghệ.
Ni thuỷ sản là một ngành kinh tế mang lại thu nhập cho người dân lao
động và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Nuôi thủy sản mang lại thu
nhập không những cho người lao động trực tiếp tham gia nuôi thuỷ sản mà đi

6


kèm với phát triển nuôi thuỷ sản là sự phát triển của các ngành dịch vụ hậu cần
cho nuôi thuỷ sản nên ni thủy sản cịn mang lại thu nhập cho một số lượng lao
động đáng kể tham gia sản xuất, dịch vụ hậu cần cho nuôi thủy sản. Bên cạnh đó,
sản phẩm thủy sản đang được thị trường thế giới ưa chuộng nên xuất khẩu thuỷ
sản ngày càng có vai trị quan trọng trong việc góp phần tăng tích luỹ ngoại tệ
cho đất nước, tạo điều kiện thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đặc
biệt đối với các nước đang phát triển và nghèo.
Nuôi thủy sản là một ngành tạo được nhiều việc làm có thu nhập cho
người lao động. Phát triển nuôi thủy sản không những tạo việc làm có thu nhập
cho những người tham gia trực tiếp ni mà nó cịn tạo việc làm cho rất nhiều lao
động tham gia các khâu dịch vụ hậu cần cho nuôi thủy sản và chế biến tiêu thụ
sản phẩm nuôi thủy sản. Mặt khác hoạt động nuôi thủy sản là một hoạt động sản
xuất dễ tiếp cận, có thể sử dụng cả lao động quá tuổi hoặc chưa đến tuổi lao động
cho một số khâu trong quá trình sản xuất. Do đó phát triển ni thủy sản có mơi
trường quan trọng trong tạo việc làm có thu nhập, đặc biệt cho những người dân
nông thôn.
Nuôi thuỷ sản có tác dụng cải tạo và bảo vệ mơi trường. Các công thức

nuôi ghép thủy sản và nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa, chăn ni…có tổ chức
rât tốt trong sử dụng hợp lý chuỗi thức ăn và giảm tiểu sự ô nhiễm môi trường do
một đối tượng trồng trọt hay chăn nuôi gây ra. Phát triển nuôi thuỷ sản cịn có tổ
chức cải tạo các vùng đất hoang hoá ngập nước, cải tạo các vùng cát ven biển
thành các mặt nước sản xuất phục vụ đời sống con người một cách hiệu quả. Bên
cạnh đó, phát triển ni thuỷ sản sẽ tạo việc làm có thu nhập cho người dân, sẽ
góp phần giảm áp lực khai thác lên các nguồn lợi khác như lâm nghiệp, hải sản,
khoáng sản…
2.1.2. Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Khái niệm
* Các quan điểm truyền thống
Xét góc độ thuật ngữ chun mơn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là
“Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hố và dịch vụ,
có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí thì
được gọi là hiệu quả kinh tế.Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu
chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào” (Mai
Hữu Khuê và cs., 2001).

7


Ngày nay, người ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả. Ở
mỗi góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả cũng được xem xét nhìn nhận khác
nhau và thơng thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì chúng ta
xem xét vấn đề hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội. Tương ứng
ta có 3 phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế: Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố,
từng ngành thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế. Có thể hiểu hiệu quả kinh
tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả
thu về đề cập trong khái niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm

công nghiệp…Hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Hiệu quả chính trị, xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền
kinh tế quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Hai
phạm trù này phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với
việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã
hội.Và hai loại hiệu quả này có vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước
một cách toàn diện và bền vững. Hiệu quả chính trị, xã hội phản ánh trình độ
phát triển nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản
lý, mức sống bình qn.
Phải ln có sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị, xã
hội. Đây là một nguyên tắc để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một
cách liên tục và lâu dài. Bất kỳ một sự mất cân đối nào sẽ dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng.
Mặc dù đã có sự thống nhất rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh
phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa có
sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.Các nhà kinh tế
và thống kê cón hiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh do
điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu là không giống nhau.
Theo (Hoàng Hùng, 2001) Các quan điểm truyền thống chưa thật tồn
diện khi xem xét hiệu quả kinh tế vì một số lý do:
Thứ nhất, nó coi q trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ
xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư.Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan
trọng không những cho phép biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem

8


xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ
nào.Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được.

Thứ hai, nó khơng tính yếu tố thời gian khi tính tốn thu và chi cho một
hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính tốn hiệu quả kinh tế
theo quan điểm này thường chưa tính đủ và chính xác.
Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai
phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài
chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả.
Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển có những tác động khơng
chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa, có những phần thu
lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu khơng hoặc khó lượng hố được nhưng nó
là những con số khơng phải là nhỏ lại khơng được phản ánh ở cách tính này.
Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh sử dụng
các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu
đặt ra. Nó không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh thực trạng tổ chức quản lý
kinh doanh của một doanh nghiệp, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề
phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao
động, nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản
của quá trình sản xuất kinh doanh.
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra các quan niệm mới về hiệu quả kinh tế,
nhằm khắc phục những điểm thiếu của các quan điểm truyền thống:
Theo Hoàng Hùng (2001): quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải
căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan
hệnày, cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency), hiệu
quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic
efficiency).
+ Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố
trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng

doanh thu bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau...

9


+ Hiệu quả tài chính, xã hội và mơi trường
Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba
phương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả mơi trường. Hiệu quả tài
chính, trước đây quen gọi là hiệu quả kinh tế thường được thể hiện bằng những
chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn.... Hiệu
quả xã hội của một dự án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đem lại như:
Việc làm, mức tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự tự
lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trường sinh
thái.... Một số tác giả khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân biệt
hai khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.Hiệu quả kinh tế được hiểu là
mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Cịn
hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu đượcvà
tổng chi phí bỏ ra.Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết
với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
Việc phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội là tuỳ theo phạm vi
và mức độ của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội khi xem xét. Hiệu quả
tài chính được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân của từng người đầu tư;
chỉ tính tốn những lời lãi thơng thường trong phạm vi tài chính để cho người
đầu tư ra quyết định đầu tư. Hiệu quả xã hội thì được phân tích trên lợi ích của
tồn xã hội để xem xét sự phát triển chung của xã hội như mức tăng trưởng, sự
công bằng xã hội và sự phát triển cộng đồng và cả về vấn đề môi trường vv.... Vì
vậy, tuỳ theo phạm vi xem xét là của cá nhân hay tồn xã hội mà có hiệu quả tài
chính hay hiệu quả xã hội.
Hiện nay những dự án sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, các nhà đầu tư
thường chú ý nhiều tới hiệu quả tài chính. Thế nhưng ở những dự án phát triển

như những dự án xố đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn thì hiệu
quả của dự án chủ yếu tập trung vào hiệu quả xã hội. Chính vì vậy, các dự án đầu
tư hiện nay hiệu quả đem lại chưa cao. Các dự án phát triển nông nghiệp, nông
thôn cần hướng đồng thời vào ba mục tiêu: Một là đảm bảo lợi ích tài chính (tăng
số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguồn lực...); hai
là đảm bảo mục tiêu xã hội (tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các vùng, các
cộng đồng, các tầng lớp cư dân, giữ gìn bản sắc văn hoá,...); ba là sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thối mơi trường,....Ba mục tiêu trên
ln ln được tính tốn một cách kỹ lưỡng trong xây dựng và thực hiện các dự

10


án phát triển nông thôn. Một dự án phát triển được coi là đạt hiệu quả chỉ khi
đồng thời cùng một lúc đáp ứng được cả mục tiêu tài chính, xã hội và môi
trường…
+ Coi việc đánh giá dự án thơng qua việc so sánh giữa lợi ích và chi phí.
Quan điểm đánh giá hiệu quả gắn với việc xem xét quá trình phát triển và
tăng trưởng cho phép đưa ra một cách nhìn tổng quát hơn về hiệu quả kinh tế.
Một mặt, quan điểm này phù hợp với quan điểm truyền thống về đánh giá hiệu
quả kinh tế ở chỗ nó cũng nhằm so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích thu được.Mặt
khác, quan điểm này có cách nhìn nhận rộng hơn về khái niệm chi phí và lợi ích.
­ Về chi phí, các quan niệm truyền thống chỉ chú ý chủ yếu vào các yếu tố
tiền bạc, vật chất, công sức bỏ ra cho một dự án đầu tư. Quan điểm mới cho rằng
ngoài yếu tố chi phí trên cịn phải tính đến các chi phí phi vật chất và gián tiếp
như các tác động bất lợi của dự án đầu tư đến môi trường (ô nhiễm môi trường
thay đổi bất lợi cho hệ sinh thái, vv...) và đến xã hội như khoảng cách giàu và
nghèo, công bằng trong phân phối....
­ Về lợi ích, quan điểm mới tính đến ba phạm trù: Lợi ích tài chính, xã hội
và lợi ích về mơi trường. Lợi ích tài chính bao gồm việc đạt được kết quả, năng

suất cao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.Ở các dự án đầu tư
nơng nghiệp và nơng thơn thì lợi ích kinh tế chính là sự tăng lên của năng suất
vật ni, cây trồng, sự đa dạng hố nền sản xuất nông nghiệp và chủng loại sản
phẩm nông nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái khác nhau.
Lợi ích xã hội thể hiện ở khả năng đảm bảo công bằng trong phân phối các nguồn
lực và phúc lợi xã hội giữa các vùng, giữa các cộng đồng dân cư trong cùng một
vùng..... Đồng thời đảm bảo sự bền vững của dự án thông qua các cơ chế tham
gia của người hưởng lợi dự án vào các quá trình đầu tư và sử dụng thành quả đầu
tư, thực hiện được mục tiêu ổn định xã hội. Lợi ích mơi trường là khả năng bảo
tồn và phát triển tài nguyên môi trường (đất, nước, đa dạng sinh học ...).
Quan niệm mới về hiệu quả đầu tư cho phép đánh giá toàn diện hơn các
tác động do dự án đầu tư mang lại, phù hợp với xu thế thời đại và chiến lược tăng
trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia ngày nay.
2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng
của các hoạt động kinh tế.Thực chất của hiệu quả kinh tế là vấn đề nâng cao

11


hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn
lực.Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả.Nói cách khác, bản chất của
hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã
hội, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết gắn liền với hai quy luật tương ứng
của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm
nguồn tài nguyên.
Việc làm rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế cần phải phân định rõ
sự khác nhau nhưng có mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả.Kết quả phản ánh
về mặt định lượng mục tiêu đạt được bằng hệ thống cácchỉ tiêu kế hoạch đề ra,
không đề cập đến cách thức, chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó, bản thân kết

quả không thể hiện được chất lượng.
Hiệu quả thể hiện một cách toàn diện trên mặt định lượng và định tính, về
định lượng hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa chi phí (đầu vào) và kết quả
(đầu ra). Về mặt định tính, hiệu quả khơng chỉ thể hiện qua các con số cụ thể mà
còn thể hiện nguyên nhân mang tính định tính để đạt được con số đó, phản ánh
được sự nhất trí và khả năng đóng góp của các mục tiêu trên vào mục tiêu chung.
Như đã phân tích hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và
yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh.Trong quá trình sản xuất kinh
doanh việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra sẽ có một số vấn đề sau:
Đối với yếu tố đầu vào:
Các tư liệu tham gia nhiều lần vào qúa trình sản xuất khơng đồng đều
trong nhiều năm, có các loại rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa
nên việc khấu hao và phân bổ chi phí để tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả chỉ có
tính chất tương đối.Sự biến động của giá cả thị trường gây trở ngại cho việc xác
định chi phí bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí khấu hao tài sản cố định. Một
số yếu tố đầu vào quan trọng cần phải được hạch tốn để tính các chi phí, nhưng
thực tế khơng thể tính được cụ thể chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thông
tin, giáo dục, đào tạo, tuyên truyền, khuyến cáo kỹ thuật…. Các yếu tố của điều
kiện tự nhiên kể cả thuận lợi và khó khăn cũng có tác động rất lớn tới q trình
sản xuất. Tuy nhiên, mức độ tác động của các tố này chưa có phương pháp xác
định chuẩn xác.
Đối với các yếu tố đầu ra
Các kết quả đạt được về mặt vật chất có thể lượng hố được để so sánh,

12


nhưng cũng có những yếu tố khơng thể lượng hố được như vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái tái sản xuất kỹ thuật của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh…
Có những trường hợp hiệu quả bộc lộ ra trong một thời gian dài, thậm chí

rất dài như mơi trường sinh thái, các tệ nạn xã hội…nên việc xác định các yếu tố
đầu ra cũng gặp những trở ngại phức tạp.
Như vậy, hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ thực hiện các nhu cầu của xã
hội, cịn mục đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh
thần cho xã hội.Do đó hiệu quả khơng phải là mục đích cuối cùng của sản
xuất.Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế không những để đánh giá mà cịn
là cơ sở để tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất với trình độ cao hơn.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT trong NTTS
2.1.3.1. Các yếu tố về mơi trường tự nhiên
Yếu tố khí hậu: bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, là
những yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến q trình phát triển ni thuỷ
sản, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể các đối tượng thuỷ sản nuôi.
Yếu tố thuỷ văn: nguồn nước là một trong những điều kiện thiết yếu đầu tiên
cho nuôi thủy sản.Nguồn nước đủ và khơng có biến động lớn, q cao hay quá
thấp là điều kiện lý tưởng cho nuôi thủy sản.
Yếu tố về thổ nhưỡng, môi trường: điều kiện về thổ nhưỡng và môi trường
nước là những điều kiện cơ bản cho phát triển nuôi thuỷ sản.Bao gồm các chỉ số
chính về thành phần cơ học, thành phần hố học các thuỷ vực, thuỷ sinh vật.
Yếu tố về nguồn lợi các giống loài thuỷ sản: ngày nay do sự phát triển của
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo, di giống và thuần hoá giống
thuỷ sản nuôi nên nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên giảm đi phần nào vai trị quan
trọng của nó. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn rất có ý nghĩa trong việc duy trì sản xuất
các đối tượng ni chưa sản xuất được giống nhân tạo, các lồi ni đặc sản có
giá trị kinh tế cao của địa phương, trong việc cấp ghép gen để tăng khả năng phù
hợp với điều kiện sống của mỗi địa phương.
2.1.3.2. Các yếu tố kinh tế ­ kỹ thuật
Yếu tố vốn đầu tư: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
kinh doanh của mọi ngành kinh tế nói chung của ni thủy sản nói riêng.Trong
cơng tác về vốn đầu tư thì việc bố trí cơ cấu sử dụng vốn đầu tư hợp lý là hết sức
cần thiết.


13


Yếu tố giá thị trường: là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình sản
xuất kinh doanh, cho cả các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của sản
xuất.Chọn đối tượng nuôi, thời điểm bán được giá cao là việc làm cần thiếtcủa
người nuôi thuỷ sản.
Yếu tố áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến: bao gồm các khâu, từ
chuẩn bị sản xuất, sản xuất, đến bảo quản và chế biến, vận chuyển và tiêu
thụ sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, nó
ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và giá thành cũng như giá bán
sản phẩm.
Yếu tố tổ chức sản xuất và quản lý: là yếu tố quan trọng, mặc dù chỉ có
ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hiệu quả nuôi thủy sản nhưng nó có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển chung của nuôi thuỷ sản trên một vùng cụ thể.
2.1.3.3. Các yếu tố về kinh tế ­ xã hội
Yếu tố chính sách: là yếu tố cực kỳ quan trọng, mặc dù nó cũng chỉ có ảnh
hưởng gián tiếp đến kết quả hiệu quả sản xuất nhưng các chính sách sẽ tạo ra môi
trường kinh tế, kinh tế ­ xã hội thuận lợi, tạo những "cú hích" cơ bản cho phát
triển ni thuỷ sản.
Yếu tố nhu cầu thị trường: là yếu tố hết sức quan trọng, việc điều tra nắm
bắt được nhu cầu thị trường là việc làm hết sức cần thiết khi muốn phát triển một
ngành sản xuất hàng hoá lớn.
Yếu tố về trình độ của nguồn nhân lực: có ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp
thu các thông tin kinh tế, thị trường và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
cơng nghệ tiên tiến… trong q trình phát triển ni thuỷ sản.
Yếu tố về mức sống và tích luỹ: có ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm
ni thuỷ sản và mức độ đầu tư cho nuôi thủy sản là yếu tố cần được nghiên cứu
khi xây dựng các kế hoạch phát triển.

2.1.4. Đặc điểm sinh học và kinh tế ­ kỹ thuật của cá Vược
2.1.4.1. Đặc điểm phân loại và hình thái
Cá Vược cịn gọi là cá Chẽm, có tên tiếng Anh là Seabass thuộc lớp:
Osteichthyes;bộ: Perciformes; họ: Serranidae; giống: Late; lồi: Lates calcarifer.
Cá Vược có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đi khuyết sâu.Đầu
nhọn, nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng.

14


×