Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.82 MB, 125 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


BÙI VŨ HIỆP


<b>NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ TIÊU PHÁT </b>
<b>TRIỂN BỀN VỮNG CHO THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH </b>
<b>TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU </b>


Chun ngành: Mơi trường trong Phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TSKH. TRƯƠNG QUANG HỌC


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

i
<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất tới GS.TSKH
Trương Quang Học, người thầy đã tận tình hướng dẫn cũng như đóng góp những ý
kiến quý báu giúp tơi hồn thành bản Luận văn này.


Tơi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường-
Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy, cô đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức
cho tơi trong suốt q trình học tập


Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ các phòng ban của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đặc biệt là Trung tâm Quan trắc và


Phân tích Mơi trường đã tạo cho tôi điều kiện thuận lợi nhất, cung cấp số liệu để tôi
thực hiện luận văn này.


Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc gia đình, bạn bè, những người đã
ln quan tâm, động viên, chia sẻ và khuyến khích tơi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn này.


<b>Xin chân thành cảm ơn! </b>


<i>Quảng Ninh, ngày tháng năm 2014 </i>
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ii


<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được
công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chưa
từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.


<i>Quảng Ninh, ngày tháng năm 2014 </i>
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

iii
<b>MỤC LỤC </b>


LỜI CẢM ƠN ... I
LỜI CAM ĐOAN ... II


MỤC LỤC ... III
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ... V
DANH MỤC CÁC BẢNG ... VI
DANH MỤC CÁC HÌNH ... VI


MỞ ĐẦU ... 1


1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1


2. Mục tiêu nghiên cứu... 1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2


4. Ý nghĩa của đề tài ... 2


5. Cấu trúc của luận văn ... 2


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4


1.1. Cơ sở lý luận ... 4


<i>1.1.1. Các thuật ngữ ... 4</i>


<i>1.1.2. Khung lý thuyết xây dựng cơ sở khoa học PTBV và các chỉ số đánh </i>
<i>giá PTBV cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi </i>
<i>khí hậu ... 7</i>


1.2. Tổng quan tài liệu ... 11


<i>1.2.1. Những nghiên cứu về phát triển bền vững và các chỉ tiêu đánh giá </i>


<i>phát triển bền vững trên thế giới ... 11</i>


<i>1.2.2. Những nghiên cứu về phát triển bền vững và các chỉ sổ đánh giá </i>
<i>phát triển bền vững ở Việt Nam ... 19</i>


1.3. Tổng quan tình hình phát triển của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh ... 22


<i>1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế ... 22</i>


<i>1.3.2. Tình hình xã hội ... 23</i>


<i>1.3.3. Tình hình mơi trường ... 34</i>


CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ... 48


2.1. Địa điểm nghiên cứu ... 48


<i>2.1.1. Vị trí địa lý ... 48</i>


<i>2.1.2. Địa hình, địa mạo ... 49</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

iv


<i>2.1.4. Thủy văn ... 50</i>


2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu... 51


<i>2.2.1. Phương pháp luận ... 51</i>



<i>2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 51</i>


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN... 56


3.1. Kinh tế xanh – cơ sở khoa học để phát triển bền vững cho thành phố Hạ
Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu ... 56


3.2. Đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
trong bối cảnh biến đổi khí hậu ... 75


<i>3.2.1. Các chỉ tiêu đã ban hành và khả năng áp dụng cho thành phố Hạ </i>
<i>Long ... 75</i>


<i>3.2.2. Đề xuất một số chỉ tiêu bổ sung ... 93</i>


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 101


TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 104


PHỤ LỤC ... 106


PHỤ LỤC 1. BỘ CHỈ TIÊU ĐẦY ĐỦ DO LIÊN HIỆP QUỐC ĐỀ XUẤT 106
PHỤ LỤC 2. BỘ CHỈ TIÊU PTBV ĐÔ THỊ Ở BA LAN ... 114


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

v


<b>DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT </b>
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á



BĐKH Biến đổi khí hậu


JICA Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản
PTBV Phát triển bền vững


TNMT Tài nguyên môi trường


NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn


UN Liên Hợp Quốc


UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

vi


<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>


Bảng 1.1. Các chủ đề về Chỉ tiêu do Hội đồng PTBV đề xuất năm 2007 ... 15
Bảng 1.2. Các chủ đề và chủ đề nhánh về Chỉ tiêu phát triển bền vững do Hội
đồng PTBV của Liên Hợp Quốc đề xuất năm 2007 ... 15


Bảng 3.1. Dân số thành phố Hạ Long tại các phường qua các năm ... 23
Bảng 3.2. Biến động diện tích bãi triều và rừng ngập mặn trong vịnh Cửa Lục
... 40
Bảng 3.3. Các giá trị đầu vào đề tính chỉ số HDI ... 77


<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>


Hình 1.1. Tháp phân cấp thơng tin ... 6
Hình 1.2. Khung lý thuyết xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển bền vững.. 7


Hình 1.3. Mơ hình DPSIR đánh giá phát triển bền vững ... 8
Hình 1.4. Khung lý thuyết đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ... 10


Hình 1.5. Một số mơ hình phát triển bền vững ... 13
Hình 3.1. Biến động dân số qua một số năm... 25
Hình 3.2. Sơ đồ phát triển bền vững (UNESCO) (A) và kinh tế xanh, con
đường PTBV ... 63


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

1
<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích
271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần 50 km. Phía đơng Hạ Long giáp thành
phố Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh
Hạ Long với bờ biển dài trên 20 km. Với các điều kiện thuận lợi về địa lý, địa hình
và địa chất đã tạo cho thành phố Hạ Long những điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế xã hội như phát triển công nghiệp, du lịch, vận tải biển, cơ sở hạ tầng...


Tuy nhiên, song song với việc phát triển kinh tế xã hội đã tạo ra những vấn đề
về môi trường, xã hội như ô nhiễm nước biển, ô nhiễm khơng khí, suy thối tài
ngun rừng, tài nguyên đất và việc làm. Câu hỏi đặt ra là với những điều kiện ưu
đãi của thiên nhiên như vậy làm sao có thể phát triển thành phố Hạ Long một cách
bền vững trong điều kiện biến đổi tồn cầu như hiện nay.


Để có thể phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trên tầm vực
quốc tế cũng như quốc gia đã có những mơ hình phát triển và tiêu chí đánh giá. Tuy
nhiên, với quy mô địa phương các mơ hình cũng như tiêu chí của quốc tế cũng như


quốc gia là khá rộng nên chưa phản ánh hết các đặc thù của từng địa phương. Với
mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu mơ hình phát triển và các bộ chỉ tiêu phát triển bền
vững trên thế giới và ở Việt nam trên cơ sở đó khái quát được tình hình phát triển
bền vững của thành phố Hạ Long và đề xuất mơ hình và bộ chỉ tiêu đánh giá phát
triển bền vững cho thành phố Hạ Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu tôi lựa chọn
đề tài luận văn thạc sĩ của mình là "Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất bộ chỉ
tiêu phát triển bền vững cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh
biến đổi khí hậu" với hi vọng sẽ bổ sung thêm một cơng cụ đánh giá góp phần vào
sự phát triển bền vững của thành phố Hạ Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

2


- Khái quát được tình hình PTBV của Tp Hạ Long trên cơ sở phân tích
những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của thành phố Hạ Long;


- Đề xuất được bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho thành phố Hạ
Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu.


<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>


- Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là các chỉ số bền vững cho các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, mơi trường và thể chế chính sách của thành phố Hạ Long
- Phạm vi nghiên cứu


+ Về không gian: Khu vực thành phố Hạ Long


+ Về nội dung: tập trung vào các vấn đề i) Nghiên cứu cơ sở khoa học cho phát
triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu; ii)Khái qt tình hình phát triển bền
vững của thành phố Hạ Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu; iii) Trên cơ sở nghiên


cứu tình hình thành phố Hạ Long trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường
đề xuất một mơ hình phát triển và bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững cho
thành phố Hạ Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu.


<b>4. Ý nghĩa của đề tài </b>


- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của Luận văn góp phần xây dựng cơ sở khoa học
cho việc:


+ Đánh giá tình hình phát triển bền vững của thành phố Hạ Long


+ Nghiên cứu hoàn thiện các chỉ tiêu phát triển bền vững cho thành phố Hạ
Long.


- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho các nhà quản lý hiểu rõ hơn tình hình phát triển
bền vững của thành phố Hạ Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu đồng thời bổ sung
thêm một cơng cụ đánh giá tính bền vững của thành phố trong quá trình phát triển.
<b>5. Cấu trúc của luận văn </b>


Kết cấu của Luận văn “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất bộ chỉ tiêu phát
triển bền vững cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí
hậu” gồm những phần cơ bản như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

3


- Chương I: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu


- Chương II: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

4


<b>CHƯƠNG 1.</b> <b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>


<b>1.1.Cơ sở lý luận </b>


<i><b>1.1.1.</b><b>Các thuật ngữ </b></i>


<b>Biến đổi khí hậu </b>


Theo IPCC (2007), Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ
thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động
của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng
thập kỷ hoặc dài hơn.


Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “BĐKH là sự thay đổi của hệ
thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và
trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.


Theo quan điểm của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận
động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong
mối quan hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động của ngoại lực hoặc do
hoạt động của con người.


Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng hiện
nay, là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH đã
thực sự tác động đến mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường,
kinh tế - xã hội và sức khỏe con người. Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan
và các hiện tượng khí hậu cực đoan như là hệ quả của BĐKH hiện đang hoành hành
ngày càng nhiều và khốc liệt ở khắp mọi nơi trên thế giới. BĐKH tác động trực tiếp


tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và được coi là thách thức lớn cho PTBV


<b>Phát triển bền vững (PTBV) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

5


chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển lần đầu tiên đã đưa ra một
định nghĩa tương đối đầy đủ về PTBV là: “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của
<i>hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa </i>
<i>mãn các nhu cầu của chính họ”. </i>


Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Rio – 92 và được bổ sung,
hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg – 2002: “Phát triển bền vững là q trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là:
phát triển kinh tế, cơng bằng xã hội và bảo vệ mơi trường”. Ngồi ba mặt chủ yếu
này, có nhiều người cịn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững
như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc... và đòi hỏi phải tính tốn và cân đối
chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho
từng quốc gia, từng địa phương cụ thể [6].


<b>Bộ chỉ tiêu PTBV </b>


Bộ chỉ tiêu PTBV là một khái niệm không mới đối với nhiều nước, song trên
thực tế dễ bị lầm lẫn. Vì vậy, trước khi đề cập đến bộ chỉ tiêu, cần làm rõ một số
khái niệm có liên quan.


 <b>Dữ liệu thơ: Tồn bộ thơng tin định tính và định lượng có thể thu thập </b>
được trong lĩnh vực quan tâm;


 <b>Số liệu thống kê: Toàn bộ số liệu thống kê được các cơ quan có thẩm quyền </b>


thống kê theo định kỳ hoặc thu được qua các cuộc điều tra, tổng điều tra;


 <b>Các chỉ tiêu: Thơng tin được tính tốn từ số liệu thống kê thể hiện hướng </b>
thay đổi hay một trạng thái nào đó của đối tượng nghiên cứu;


 <b>Bộ chỉ tiêu: Là những chỉ tiêu được nhóm thành một tập hợp liên quan tới </b>
nhau theo nhiều chiều;


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

6


<b>Hình 1.1. Tháp phân cấp thơng tin </b>


Trong biểu đồ trên có thể thấy dưới cùng của hình tháp là dữ liệu thơ với độ
chi tiết cao. Từ dữ liệu thô, một phần được thống kê phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học. Trên cơ sở số liệu thống kê, các chỉ tiêu được tính tốn. Việc lựa chọn từ
các chỉ tiêu này một nhóm chỉ tiêu phản ánh một vấn đề có mối quan hệ với nhau
theo nhiều chiều (chẳng hạn vấn đề phát triển bền vững thể hiện mối quan hệ của
kinh tế - xã hội - môi trường…) cho ta một bộ chỉ tiêu. Từ bộ chỉ tiêu được lựa
chọn, các chỉ số được tính tốn nhằm đơn giản hóa tính phức tạp của hệ thống qua
một con số, song vẫn phản ánh được bản chất của hệ thống này; những thông tin
quan trọng được thể hiện thông qua các chỉ số nhằm phục vụ các nhà hoạch định
chính sách.


Việc xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:


- Hiểu biết về sự bền vững: Các chỉ tiêu thường cung cấp các thông tin về xu
thế, mô tả một trạng thái. Các chỉ tiêu có thể giúp xác định các thành phần liên quan
của sự PTBV, làm tăng cường sự hiểu biết về trạng thái của bền vững. Việc chỉ ra
mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu hoặc sự phát triển theo thời gian của một chỉ tiêu nào
đó sẽ giúp mọi người hiểu biết thế nào là PTBV [14].



- Hỗ trợ các quyết định: Các chỉ tiêu có thể hỗ trợ việc ra quyết định một cách
hệ thống, minh bạch, toàn diện, kịp thời… Các chỉ tiêu giúp đo được sự bền vững
và do vậy quản lý được. Các chỉ tiêu đang được sử dụng nhiều hơn cho việc xác
định các mục tiêu và tiêu chuẩn.


Chỉ số


Bộ chỉ tiêu


Các chỉ tiêu


Số liệu thống kê


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

7


- Chỉ đạo: Kết hợp theo dõi, đánh giá, làm sáng tỏ những phát hiện và lưu ý về
hướng dẫn và kiểm tra hoạt động hướng tới mục tiêu. Việc chỉ đạo diễn ra trong giai
đoạn triển khai. Những khía cạnh liên quan của PTBV được xác định, các chỉ tiêu
được xây dựng và sử dụng nhằm cung cấp sự phản hồi về sự tiến triển.- Giải quyết
các mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận. Các chỉ tiêu tạo nên một ngôn ngữ
chung để trao đổi và xác định các điểm giống và khác nhau. Các chỉ tiêu có thể chỉ
ra những ưu điểm và nhược điểm của các phương án và giúp tìm ra phương án tối
ưu [6].


<i><b>1.1.2.</b><b>Khung lý thuyết xây dựng cơ sở khoa học PTBV và các chỉ số đánh giá </b></i>
<i><b>PTBV cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí </b></i>
<i><b>hậu </b></i>


<i>1.1.2.1.Khung lý thuyết xây dựng cơ sở khoa học để phát triển bền vững </i>



<b>Hình 1.2. Khung lý thuyết xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển bền vững </b>


Đánh giá
Tình hình
Kinh tế


Đánh giá về
cơ chế chính


sách


Đánh giá
Tình hình xã


hội
Đánh giá


Tình hình
mơi trường


Xây dựng cơ
sở khoa học
PTBV cho tp


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

8


Đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, mơi trường và cơ chế chính sách dựa trên
mơ hình đánh giá DPSIR. Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi
trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mơ hình nhận thức dùng để


xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên
nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó
cần thiết. Cấu trúc của mơ hình bao gồm các thơng số chỉ thị về điều kiện tự nhiên –
kinh tế– xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số
này được chia thành 5 hợp phần (Hình 1.3):


<b>Hình 1.3. Mơ hình DPSIR đánh giá phát triển bền vững </b>


Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi
trường vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc
trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các hoạt động sản xuất
phát triển kinh tế– xã hội chính diễn ra trong vùng như cở sở hạ tầng, nông nghiệp,
công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

9


áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của
vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.


Các thông số về tình hình chất lượng môi trường (STATE indicators). Các
thơng số tình hình chất lượng mơi trường giúp cung cấp thơng tin định tính và định
lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh thái các thành
phần mơi trường vùng (đất, nước, khơng khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh
thái thuỷ sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới cộng
đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.


Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻ
và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).


Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả mơi trường và xã


hội (RESPONSE indicators).


Như thể hiện ở Hình 1.3. các hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo
hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mơ hình nhận thức
theo chuỗi như vậy, DPSIR là một cơng cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh
giá các mối quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh
tế– xã hội. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch
và chiến lược quản lý môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm báo phát triển bền
vững.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

10


<i>1.1.2.2.Khung lý thuyết nghiên cứu các chỉ số đánh giá phát triển bền vững cho </i>
<i>thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh </i>


<b>Hình 1.4. Khung lý thuyết đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho </b>
<b>thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu </b>


Xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững địa phương đòi hỏi phải cân bằng
các nhu cầu khác nhau trong địa phương đó. Một phiên họp có thể đưa ra hàng trăm
chỉ tiêu bổ sung cho bộ chỉ tiêu phác thảo ban đầu. Quyết định giữ lại bao nhiêu chỉ
tiêu là một điều khó khăn, nhiều khơng phải là tốt hơn, ít hơn cũng khơng phải là tốt
hơn. Số chỉ tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả báo cáo đánh giá phát triển
bền vững cho đối tượng nào, trong khoảng thời gian bao nhiêu, có bao nhiêu thời
gian để nghiên cứu các dữ liệu, số lượng các vấn đề liên quan, và phụ thuộc vào nhu
cầu cụ thể của địa phương. Phương pháp tiếp cận xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển
bền vững được sử dụng trong luận văn này là sử dụng mơ hình chủ đề, chủ đề
nhánh.


Yêu cầu của một bộ chỉ tiêu tốt là cần phải thể hiện được mọi khía cạnh của


PTBV nhưng lại phải gọn, không rườm rà với nhiều chỉ tiêu và định lượng, do được
sự PTBV. Để đạt được yêu cầu này, các bộ chỉ tiêu thường được xây dựng theo một
mơ hình khái niệm nhất định. Các mơ hình này sẽ giúp cho hệ thống chỉ tiêu có


Đề xuất bộ chỉ tiêu
PTBV cho thành


phố Hạ Long


Nghiên cứu các bộ
chỉ tiêu PTBV trên


thế giới


Nghiên cứu các bộ
chỉ tiêu PTBV ở


Việt Nam


Bộ chỉ tiêu ban
hành cho
địa phương


Tình hình thành
phố Hạ Long, tỉnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

11


được một cấu trúc rõ ràng, đầy đủ, không trùng lặp về ý nghĩa và cân bằng giữa các
chỉ tiêu. Tùy theo mục đích xây dựng các bộ chỉ tiêu, các mơ hình khái niệm được


sử dụng rộng rãi là: Mơ hình nhân quả (Causal based framework), mơ hình theo chủ
đề (Theme based) và mơ hình theo mục đích (Goal based) [2].


Trên thực tế, thường phải sử dụng một vài chỉ tiêu để phản ánh ‘Sức ép’,
‘Thực trạng’ và ‘Phản ứng’, mặc dù chỉ phản ánh nội dung trọng tâm nhất của chủ
đề về môi trường, xã hội và kinh tế. Phương pháp đánh giá theo chủ đề cần đảm bảo
về dữ liệu, vì thế trước khi áp dụng cần kiểm tra lại các cơ sở dữ liệu, chỉ sau khi
kiểm tra mới quyết định được có theo chủ đề đã chọn hay khơng. Trong trường hợp
thiếu số liệu thì cần nâng cấp mức độ khái quát của chủ đề. Trong trường hợp thiếu
số liệu nghiêm trọng, thì chỉ nên đưa ra ba lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Ngược lại, có tương đối đầy đủ dữ liệu thì đưa ra nhiều cấp chủ đề nhánh chi tiết
hơn.


Hiện nay, Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được phê
duyệt, trong đó có 20 định hướng ưu tiên phát triển bền vững, vì thế, hệ thống chủ
đề chung cho địa phương cũng cần có đủ 20 chủ đề như chiến lược PTBV Việt
Nam.


<b>1.2.Tổng quan tài liệu </b>


<i><b>1.2.1.</b><b>Những nghiên cứu về phát triển bền vững và các chỉ tiêu đánh giá phát </b></i>
<i><b>triển bền vững trên thế giới </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

12
<i>mãn các nhu cầu của chính họ” </i>


Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Rio – 92 và được bổ sung,
hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg – 2002: “Phát triển bền vững là q trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là:
phát triển kinh tế, cơng bằng xã hội và bảo vệ mơi trường”. Ngồi ba mặt chủ yếu


này, có nhiều người cịn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững
như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc... và địi hỏi phải tính tốn và cân đối
chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho
từng quốc gia, từng địa phương cụ thể. Trong nỗ lực thực hiện phát triển bền vững,
Viện nghiên cứu quốc tế về phát triển bền vững (IISD) đã đưa ra 10 nguyên tắc thực
hiện là: (1) phải có tầm nhìn và mục tiêu; (2) có phương pháp luận cụ thể; (3) quan
tâm đến các yếu tố chính là dân số, hệ sinh thái và sự phát triển kinh tế; (4) phạm vi
nghiên cứu phải đầy đủ; (5) Tập trung thực hiện các mục tiêu; (6) các phương pháp
và dữ liệu thực hiện được cập nhật tới tất cả các cá nhân liên quan; (7) Tuyên truyền
hiệu quả; (8) không ngừng tăng cường sự tham gia của các bên liên quan; (9) quá
trình đánh giá PTBV phải được thực hiện liên tục; (10) tăng cường năng lực cho các
chính quyền địa phương [16]. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới năm 2001 cũng
đã đưa ra 07 bước thực hiện để đánh giá sự PTBV là: (1) xác định mục tiêu đánh
giá; (2) định nghĩa hệ thống và mục tiêu; (3) phân loại phạm vi và xác định các
nhân tố và đối tượng; (4) lựa chọn các chỉ tiêu và tiêu chuẩn thực hiện; (5) thu thập
dữ liệu và bản đồ chỉ số; (6) liên kết các chỉ tiêu và bản đồ chỉ số; (7) xem xét lại
kết quả và đánh giá mức độ hoàn thành [17].


<b>WCED, 1987 </b> <b>Jacobs và Sadler, 1990 </b>


<i><b>Hệ kinh tế </b></i>


<i><b> H</b></i>


<i><b>ệ </b></i>


<i><b>x</b></i>


<i><b>ã</b></i>



<i><b> h</b></i>


<i><b>ộ</b></i>


<i><b>i </b></i>


<i><b>H</b></i>


<i><b>ệ</b></i>


<i><b> tự</b></i>


<i><b> n</b></i>


<i><b>h</b></i>


<i><b>iê</b></i>


<i><b>n</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

13


<b>Việt Nam, 2004 </b> <b>UNESCO </b>


<b>Elliott 2007 </b> <b>Anthony Charles, 2001 </b>


<b>Hình 1.5. Một số mơ hình phát triển bền vững </b>


<i>Nguồn: [6]. </i>
Dự thảo đầu tiên tập hợp các chỉ tiêu phát triển bền vững đã được phát triển để


thảo luận chung của Phòng phát triển bền vững (DSD) và Phòng Thống kê, đều nằm
trong Ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc. Dự thảo gồm một bộ 134 chỉ số
đã được xây dựng. Trong năm 1995 và 1996, các tổ chức trong Liên Hợp Quốc đã
tham gia vào các cuộc tham vấn dự thảo phương pháp luận cho từng chỉ số và xuất
bản cuốn sách “Chỉ tiêu phát triển bền vững: Khuôn khổ và phương pháp luận”
(UN, 1996) và được phổ biến rộng rãi


Từ 1996-1999, 22 quốc gia từ khắp nơi trên thế giới tự nguyện thử nghiệm xây
dựng các chỉ tiêu PTBV cho mình dựa trên bộ Chỉ tiêu do Liên Hợp Quốc đề xuất.


<b>Hệ thông môi trường </b>


- Đa dạng di truyền
- Thích ứng
- Năng xuất sinh học


<b>Hệ thống kinh tế </b>


- Giảm nghèo
- Tăng cường bình đẳng
- Tăng sản vật và dịch


vụ có lợi


<b>Hệ thống xã hội </b>


- Đa dang VH
- Bền vưng thể chế
- Công bằng XH
- Sư tham gia



<b>PTBV </b>


Ecological
Sustainabilit
y


Societal
Sustainability
Economical


Sustainabilit
y


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

14


Từ 1999-2000, các kết quả thử nghiệm của các quốc gia được thảo lận và đáng giá.
Ý kiến chung đều cho rằng bộ chỉ tiêu ban đầu do Hội đồng Phát triển bền vững của
LHQ đặt ra là quá lớn, và đề nghị rút bới còn 58 chỉ số nhằm thích hợp trong khn
khổ chính sách theo định hướng chủ đề và các tiểu chủ đề. Các chỉ số này đã được
trình lên Hội đồng PTBV vào năm 2001, và sau đó được cơng bố như một phần của
ấn phẩm biên tập lần thứ hai của Tài liệu “Chỉ tiêu phát triển bền vững: Hướng dẫn
và phương pháp luận” [20].


Năm 2005, các chỉ tiêu của Hội đồng Phát triển bền vững bắt đầu được xem
xét đánh giá. Sau 5 năm thử nghiệm kể từ phiên bản năm 2001, đã có những quan
điểm và các chỉ tiêu mới được đề xuất. Do hai lý do: i) Một mặt, dựa trên các chỉ
tiêu của Hội đồng Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, nhiều nước đã phát triển
bộ chỉ tiêu quốc gia riêng của mình; ii) Mặt khác, kể từ khi thông qua Tuyên bố
Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào năm 2000, nhiều quốc gia thành viên và các


tổ chức trong hệ thống Liên Hợp Quốc đã xây dựng và sử dụng các chỉ tiêu này để
đo lường tiến bộ đạt được trong các Mục tiêu thiên nhiên kỷ [18]. Kết quả là tại
cuộc họp thứ hai vào tháng 10 năm 2006, nhóm chun gia đã hồn thành việc xem
xét và hoàn thiện danh sách sửa đổi các chỉ tiêu phát triển bền vững của Hội đồng
PTBV của Liên Hợp Quốc. Hội đồng đã công bố Phiên bản thứ ba về “Chỉ tiêu phát
triển bền vững: Hướng dẫn và phương pháp luận” (UN, 2007)


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

15


Những Chỉ tiêu mới được chỉnh sửa bao gồm 50 Chỉ tiêu chính, là một phần
trong Bộ chỉ tiêu lớn hơn gồm 96 chỉ tiêu. Những chỉ tiêu chính này thỏa mãn 3 tiêu
chí, đó là: i) Những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững phù hợp với phần lớn
các nước trên thế giới; ii) Cung cấp những thông tin thiết yếu nhất khơng có ở
những Bộ chỉ tiêu khác; iii) Có thể dễ dàng tính tốn được trong hầu hết các nước
trên thế giới.


Bộ chỉ tiêu này, về cơ bản, vẫn giữ khung logic các chủ đề và chủ đề nhánh
như đã đề xuất trong năm 2001 (UN, 2001), nhưng có bổ sung thêm một số chủ đề
mới, như Thiên tai (Natural hazards), hay kết hợp các chủ đề khác như Quản trị
(Governance) thay cho Khung thể chế và Năng lực thể chế (Bảng 12.2). Các chủ đề
lần này (năm 2007) là 14 so với 15 chủ đề được Liên Hợp Quốc đề xuất năm 2001


<b>Bảng 1.1. Các chủ đề về Chỉ tiêu do Hội đồng PTBV đề xuất năm 2007 </b>
Nghèo đói Thiên tai Phát triển kinh tế


Quản trị Khí quyển Đối tác kinh tế toàn cầu
Sức khỏe Đất đai Hình thái tiêu thụ và sản xuất
Giáo dục Đại dương, biển và vùng


ven biển



Dân số Nước ngọt


Đa dạng sinh học
<i>Nguồn: [6]. </i>


Việc phân chia các Chỉ tiêu thành 4 nhóm (xã hội, kinh tế, mơi trường và thể
chế)không được thể hiện trong Bộ chỉ tiêu lần này. Sự thay đổi này nhấn mạnh bản
chất đa chiều của phát triển bền vững và phản ánh tầm quan trọng của việc lồng
ghép của các nhóm này. Vì vậy, những chủ đề liên ngành như Nghèo đói và Thiên
tai đã được giới thiệu và những chủ đề liên ngành trước kia như Hình thái tiêu thụ
và sản xuất được thể hiện rõ ràng hơn.


<b>Bảng 1.2. Các chủ đề và chủ đề nhánh về Chỉ tiêu phát triển bền vững do </b>
<b>Hội đồng PTBV của Liên Hợp Quốc đề xuất năm 2007 </b>


<b>STT </b> <b>Chủ đề </b> <b>Chủ đề nhánh </b>


1 Nghèo đói Nghèo đói do thu nhập


Bất bình đẳng do thu nhập
Vệ sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

16


Tiếp cận năng lượng
Điều kiện sống


2 Quản trị Tham nhũng



Tội phạm


3 Sức khỏe Tỷ lệ chết


Chăm sóc sức khỏe
Tình trạng dinh dưỡng


Tình trạng sức khỏe và nguy cơ


4 Giáo dục Trình độ giáo dục


Tỷ lệ biết chữ


5 Nhân khẩu Dân số


Du lịch


6 Thiên tai Tính dễ bị tổn thương tới thiên tai


Mức độ sẵn sàng và ứng phó với thiên tai


7 Khơng khí Biến đổi khí hậu


Suy thối tầng ozon
Chất lượng khơng khí


8 Đất đai Sử dụng đất và tình hình


Sa mạc hóa
Nơng nghiệp


Rừng


9 Đại dương, biển, vùng duyên hải Vùng duyên hải
Nghề cá


Môi trường biển


10 Nước ngọt Số lượng nước


Chất lượng nước


11 Đa dạng sinh học Hệ sinh thái


Loài


12 Phát triển kinh tế Hiệu quả kinh tế vĩ mơ
Tài chính cơng bền vững
Việc làm


Công nghệ thông tin và truyền thông
Nghiên cứu và phát triển


Du lịch
13 Đối tác kinh tế tồn cầu Thương mại


Tài chính đối ngoại
14 Cấu trúc tiêu dùng và sản xuất Tiêu dùng vật chất


Sử dụng năng lượng



Sản sinh và quản lý chất thải
Giao thông


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

17


Tài liệu của Hội đồng PTBV năm 2007 còn nhấn mạnh đến mối liên quan giữa
các chỉ tiêu với các chủ đề (UN, 2007:16-20), vì rằng những chỉ tiêu phát triển bền
vững phải đo đạc sự phát triển bền vững trong tính tổng thể, bao gồm cả bản chất đa
chiều và sự lồng ghép của phát triển bền vững. Vì thế, một chỉ tiêu có thể liên quan
đến nhiều chủ đề, và một chủ đề liên quan đến nhiều chỉ tiêu.


Hiện nay, đã có khoảng 120 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương
trình nghị sự 21 về PTBV cấp quốc gia và gần 7.000 Chương trình nghị sự 21 cấp
địa phương. Dưới đây trình bày khái quát Một số bộ chỉ tiêu PTBV địa phương trên
thế giới [1].


i) Giám sát của chiến lược phát triển bền vững của Milanówek


Duy trì và hồn thiện thành phố vườn Milanówek là mục tiêu chính trong
chiến lược phát triển bền vững Milanówek. Chương trình hoạt động và lựa chọn các
chỉ tiêu PTBV đã được đề xuất theo sáu mục tiêu chiến lược. Bộ chỉ tiêu PTBV thị
trấn gồm 37 chỉ tiêu, phản ánh 6 mục tiêu chiến lược phát triển: 1) Hiện đại hóa đơ
thị - Nhanh chóng hiện đại hóa đơ thị Milanówek; 2) Sinh thái học – Nâng cao trình
độ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và hành động của người dân để phát
triển bền vững thị trấn; 3) Văn hóa, du lịch, giải trí - Phát triển các chức năng văn
hóa, du lịch và giải trí của thành phố dựa trên truyền thống và lịch sử địa phương; 4)
Cư dân - Thường xuyên được dịch vụ theo tiêu chuẩn đời sống cao; 5) Xã hội dân
sự - hình thành xã hội dân sự; 6) Doanh nghiệp - Phát triển các dự án kinh doanh
mới trong Milanówek và củng cố các doanh nghiệp hiện tại



ii) Bộ chỉ tiêu giám sát PTBV vùng bờ biển Địa Trung Hải


Khuyến khích sử dụng các chỉ số phát triển bền vững là một trong những Kế
hoạch xanh, chương trình hành động của khu vực Địa Trung Hải trên cả hai mặt:
quốc gia và các vùng ven biển.


Sử dụng các chỉ tiêu PTBV cho phép các nhà chính trị ra quyết định:


- PTBV trở thành nhận thức, nếu cần thiết khi phải đánh đổi giá trị kinh tế với
giá trị sinh thái vùng ven biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

18


khu vực thơng qua số liệu chính "cung cấp bằng cách tính tốn các chỉ tiêu;
Bộ chỉ tiêu bao gồm 52 chỉ tiêu phát triển bền vững ở các vùng ven biển Địa
Trung Hải, xác định theo mơ hình khái niệm vấn đề, trong đó có 42 vấn đề được
xem xét


iii) Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững vùng nông thôn Thụy Điển


Bộ chỉ tiêu PTBV nông thôn Thụy Điển bao gồm bốn lĩnh vực là kinh tế, xã
hội, môi trường và công bằng xã hội. Mỗi lĩnh vực có 5 chỉ tiêu, tổng số là 20 chỉ
tiêu. Một số chỉ tiêu được phân tổ thành 2 hoặc 3 chỉ tiêu (Ingo Mose, Erik
Westholm (2009)).


Trong lĩnh vực kinh tế có 5 chỉ tiêu, gồm: 1. Lao động; 2. Trình độ học vấn; 3.
Chi phí sinh hoạt; 4.Kinh tế sống động; 5. Huy động nguồn lực. Trong đó, chỉ tiêu
về lao động được phân tổ thành lao động thất nghiệp và đa dạng việc làm. Chỉ tiêu
về sự phát triển kinh tế sống động phân tổ thành số doanh nghiệp mới thành lập so
với số doanh nghiệp phá sản và thói quan đi lại. Chỉ tiêu huy động nguồn lực phân


thành sở hữu xe riêng va truy cập Internet.


Trong lĩnh vực xã hội có 5 chỉ tiêu, gồm: 1. Cơ cấu dân số; 2. Phát triển dân
số; 3.Y tế phân tổ thành 3.a. Sự thay đổi mẫu bệnh lý theo mùa và 3.b. Tuổi thọ
trung bình; 4.Văn hóa phân tổ thành chi tiêu cơng cho hoạt động văn hóa và số sự
kiện văn hóa trong năm; 5. Tỉ lệ người mắc vào tội phạm.


Trong lĩnh vực mơi trường có 5 chỉ tiêu, gồm: 1. Mật độ dân số; 2. Sử dụng
đất; 3. Bảo vệ tài nguyên phân tổ thành 3.a Đa dạng sinh học và 3.b Diện tích tự
nhiên được bảo vệ; 4.môi trường nâng cao nhận thức phân tổ thành 4.a Sử dụng
phân bón và thuốc trừ sâu, 4.b Các biện pháp tiết kiệm tài nguyên và 4.c Phân loại
chất thải tại nguồn; 5. Năng lượng và nước tiêu thụ phân tổ thành 5.a Năng lượng
tiêu thụ và 5.b Lượng nước tiêu thụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

19


<i><b>1.2.2.</b><b>Những nghiên cứu về phát triển bền vững và các chỉ sổ đánh giá phát triển </b></i>
<i><b>bền vững ở Việt Nam </b></i>


Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển
tại Rio de Janeiro, Brazinnăm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển
bền vững ở Johannesburg, Nam Phi năm 2002, đã ký Tuyên bố Rio về Môi trường
và Phát triển, Chương trình nghị sự 21 tồn cầu… đồng thời cam kết thực hiện phát
triển bền vững.


Trong 20 năm thực hiện phát triển bền vững đất nước, nhất là sau khi Định
hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
được ban hành (ngày 17 tháng 8 năm 2004), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường được thể hiện trên các mặt
sau [8]:



- Về kinh tế: Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số các
nước đang phát triển đã đạt được những thành tựu nổi bật trong cải cách kinh tế
hướng tới tăng trưởng và giảm nghèo. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt
7,85% trong giai đoạn 2000 - 2008. Quy mô của nền kinh tế và năng lực sản xuất
các ngành đều tăng. GDP bình quân đầu người năm 2011 là trên 1200 đô la Mỹ,
tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Việt Nam đã từ vị trí nhóm nước nghèo bước sang
nhóm nước có mức thu nhập trung bình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

20


- Về mơi trường: Hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT đã được xây dựng
khá đầy đủ và toàn diện. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
từ Trung ương đến địa phương đã từng bước được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn
định. Kinh phí cho cơng tác BVMT đã được tăng cường. Nhiều nội dung về phòng
ngừa, kiểm sốt ơ nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Việc lồng ghép các vấn đề về môi trường từ giai đoạn lập chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch và giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án đã góp phần hạn chế và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


Đánh giá một cách tổng thể, những thành tựu phát triển kinh tế thời gian qua
đã tạo nguồn lực cho việc giải quyết thành công hàng loạt các vấn đề xã hội: xố
đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, hoàn thành các Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân. Các hoạt động phát triển KT - XH trong thời gian qua đã bước đầu gắn kết với
BVMT về các mặt thể chế chính sách, tổ chức - quản lý, xã hội hoá và hợp tác quốc
tế. Bằng việc lồng ghép các mục tiêu PTBV vào các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình phát triển KT - XH và của các ngành, tính bền vững của sự
phát triển hay nói cách khác là sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt: phát
triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường bước đầu được xác lập và


khẳng định mạnh mẽ trong thực tế.


Bộ chỉ tiêu về PTBV đã được các nhà khoa học về môi trường ở nước ta quan
tâm nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại đây. Năm 1998, bộ chỉ tiêu được Cục
Môi trường ban hành thử nghiệm được phân chia thành 3 lĩnh vực là i) Môi trường
(44 chỉ tiêu); ii) Kinh tế - Xã hội (20 chỉ tiêu), và iii) Quản lý môi trường (16 chỉ
tiêu) với 9 nhóm chủ đề bao gồm 80 chỉ tiêu (Lê Thành và Lê Thạc Cán, 2003). Bộ
chỉ tiêu này đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực môi trường, chiếm đến gần 50% (44/90)
số chỉ tiêu chí được đề xuất


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

21


PTBV đã được nghiên cứu và đề xuất. Bộ chỉ tiêu gồm 30 chỉ tiêu bao quát 3 lĩnh
vực: kinh tế (4 chỉ tiêu), xã hội (15 chỉ tiêu) và môi trường (11 chỉ tiêu).


Bộ chỉ tiêu PTBV được nhóm các nhà khoa học nghiên cứu trong khuôn khổ
đề tài khoa học của Hội Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (Lê Thành
và Lê Thạc Cán, 2003). Bộ chỉ tiêu này gồm 42 chỉ tiêu của 4 lĩnh vực: Kinh tế (5
chỉ tiêu), xã hội (16 chỉ tiêu), môi trường (17 chỉ tiêu) và Đáp ứng đảm bảo PTBV
(4 chỉ tiêu).


Cũng trong tài liệu này, bộ chỉ tiêu rút gọn cũng đã được đề xuất, gồm 25 chỉ
tiêu của 4 lĩnh vực: Kinh tế (4 chỉ tiêu), xã hội (9 chỉ tiêu), môi trường (10 chỉ tiêu)
và Đáp ứng đảm bảo PTBV (3 chỉ tiêu)


Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững do tác giả Lê Anh Sơn và Nguyễn Cơng Mỹ
(2006) chủ trì trong khn khổ dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình
nghị sự 21 quốc gia Việt Nam (VIE/01/021) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện,
gồm 44 chỉ tiêu cho cấp độ quốc gia ( kinh tế -12 chỉ tiêu, xã hội – 17 chỉ tiêu, tài
nguyên-môi trường - 12 chỉ tiêu, thể chế - 3 chỉ tiêu) là Bộ chỉ tiêu được đề xuất đầy


đủ nhất dựa trên đánh giá thực trạng trên thế giới và ở Việt Nam.


Ngồi ra tác giả cịn đề xuất 29 chỉ tiêu sử dụng cho các địa phương, bao gồm:
kinh tế (7 chỉ tiêu), xã hội (14 chỉ tiêu), tài nguyên-môi trường (6 chỉ tiêu), thể chế
(2 chỉ tiêu)


Trong Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 được
phê duyệt tại Quyết định số 432/Ttg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng chính phủ đã
đưa ra 30 chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt nam giai đoạn 2011
– 2020 trong đó có 3 chỉ tiêu tổng hợp, 11 chỉ tiêu về kinh tế, 10 chỉ tiêu về xã hội
và 6 chỉ tiêu về môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

22


<b>1.3.Tổng quan tình hình phát triển của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh </b>


<i><b>1.3.1.</b><b>Tình hình phát triển kinh tế </b></i>


<i>1.3.1.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế </i>


- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua (2006-2010) ln duy trì ở mức
cao và ổn định, tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 ước đạt 11.968 tỷ đồng (giá thực
tế), tăng 2,06 lần so với năm 2005, bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 15,55%/năm,
vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra; GDP bình quân đầu người năm 2010 (giá thực tế) ước
đạt 2.680 USD, bằng 1,61 lần năm 2005.


- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - du lịch và dịch
vụ - nông nghiệp, đúng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 đã
được phê duyệt. Năm 2006: Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng : 54,7%,
ngành dịch vụ và du lịch: 44,0%, ngành nông lâm ngư nghiệp: 1,3%. Đến năm


2010, duy trì với tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế tương ứng là công nghiệp và xây
dựng chiếm 54,8%, dịch vụ chiếm 44,2% và nông - lâm - thủy sản chiếm 1%. Đưa
tỷ trọng bình quân giai đoạn (2006 - 2010) là ngành công nghiệp và xây dựng:
55,14% (kế hoạch là 53-56%), ngành dịch vụ và du lịch: 43,7%.


<i>1.3.1.2.Tình hình phát triển các ngành kinh tế </i>
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp


Trong những năm qua mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị giảm nhiều do phát
triển đô thị, song Thành phố đã quan tâm đầu tư các hệ thống thủy lợi nội đồng, hỗ
trợ phát triển các vùng trồng rau an toàn, hoa chất lượng cao, ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong phát triển sản xuất, đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó nâng cao
hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất sản xuất. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nơng,
lâm, ngư nghiệp trung bình 5 năm giai đoạn (2006-2010) đạt 6,54%, trong đó: Nơng
nghiệp tăng 3,9%, ngư nghiệp tăng 8,3%, lâm nghiệp tăng 32,8%


b. Khu vực công nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

23


đồng, tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 17,4%/năm. Các doanh nghiệp có vốn chủ
đạo của nhà nước chiếm 75%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 25%


c. Khu vực kinh tế dịch vụ


Dịch vụ được xác định là một ngành kinh tế trọng yếu, có vai trò rất quan
trọng trong cơ cấu kinh tế chung của Thành phố. Bằng nhiều nguồn lực khác nhau,
cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các ngành dịch vụ tiếp tục được đầu tư theo hướng
đồng bộ, hiện đại. Năm 2010 trên địa bàn thành phố có 10.200 cơ sở tham gia kinh
doanh dịch vụ, tăng 3.300 cơ sở (48%) so với năm 2005, tăng 21% về số vốn đăng


ký. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2010 ước đạt 12.036 tỷ
đồng, tốc độ tăng bình quân 17,45%/năm


<i><b>1.3.2.</b><b>Tình hình xã hội </b></i>


<i>1.3.2.1.Dân số, lao động và việc làm </i>


- Dân số thành phố năm 2006 là 202.839 người đến năm 2010 là 234.592 tăng
31.753 người so với năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,005% đến
năm 2010 là 1,102%, và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cả giai đoạn 2006-2010 trung
bình là 1,051%.


<b>Bảng 1.3. Dân số thành phố Hạ Long tại các phường qua các năm </b>


Đơn vị tính: người
<i>Nguồn: [10]. </i>


<b>STT </b> <b>Đơn vị </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


<b>Năm </b>
<b>2009 </b>



<b>Năm </b>
<b>2010 </b>
Thành phố 202839 218238 223474 229122 234592


1 Hồng Gai 8590 9286 8995 9215 <sub>9385 </sub>


2 Bạch Đằng 11840 12519 11996 12829 <sub>12447 </sub>


3 Trần Hưng Đạo 9750 10266 9962 10188 <sub>10820 </sub>


4 Yết Kiêu 8452 9553 9233 9785 <sub>9995 </sub>


5 Cao Xanh 14875 15839 16521 17038 <sub>17424 </sub>


6 Hà Khánh 5743 6524 6090 6217 <sub>6487 </sub>


7 Cao Thắng 15448 16650 17147 17378 <sub>18230 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

24


9 Hà Trung 7146 7570 8019 8034 <sub>7745 </sub>


10 Hà Tu 11618 11991 12174 12197 <sub>12575 </sub>


11 Hà Phong 8705 9427 9772 9804 <sub>9824 </sub>


12 Hồng Hà 12714 15140 15668 15569 <sub>15602 </sub>


13 Hồng Hải 15439 16584 18005 18440 <sub>18323 </sub>



14 Bãi Cháy 18361 18619 18981 19472 <sub>19890 </sub>


15 Giếng Đáy 10671 12003 13317 14071 <sub>15423 </sub>


16 Hà Khẩu 10016 10769 11369 11845 <sub>12547 </sub>


17 Hùng Thắng 4168 5582 5643 5717 <sub>5866 </sub>


18 Tuần Châu 2387 2573 2256 2355 <sub>2394 </sub>


19 Đại Yên 8253 8443 8526 8678 <sub>9036 </sub>


20 Việt Hưng 9484 9103 9707 10165 <sub>10243 </sub>


- Mật độ dân cư trên toàn thành phố năm 2006 là 820 người/km2, đến năm
2010 mật độ dân cư tăng lên 834 người/km2.


- Số lao động năm 2010 được giải quyết việc làm năm 2006 là 51.967 người
đến năm 2010 số lao động được giải quyết việc làm ước đạt 50.500 người trong đó
tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

25


<b>234.592</b>
<b>229.122</b>


<b>223.474</b>


<b>202.839</b>



<b>218.238</b>


180.000
190.000
200.000
210.000
220.000
230.000
240.000


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010


<b>Hình 1.6. Biến động dân số qua một số năm </b>


<i>Nguồn: [10]. </i>
<i>1.3.2.2.Đô thị và các khu vực nông thôn </i>


- Thành phố Hạ Long được xây dựng và phát triển trên nền thị xã Hồng Gai,
hình thành do công nghiệp khai thác là chủ yếu. Trong quá trình phát triển đến nay,
đến nay thành phố đã thực sự thay đổi về chất, từ một thành phố than đã trở thành
thành phố du lịch, công nghiệp, cảng biển và thương mại của vùng Đông bắc Tổ
quốc. Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cùng với giá trị đa dạng sinh thái đã
khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, mang lại cho thành phố nguồn lợi nhuận lớn về
du lịch, đồng thời tao ra một thách thức lớn về bảo vệ môi trường tự nhiên.


Đô thị Hạ Long gồm có 20 phường, dân số là 234592 người, theo báo cáo
kiểm kê đất đai đến 01/01/2010 tổng diện tích 27195,03 ha, bao gồm các loại sau:


* Nhóm đất nơng nghiệp: 9568,74 ha, trong đó:



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

26


+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 1121,41 ha bằng 4,12% đất đô thị.
+ Đất nông nghiệp khác : 0,15 ha.


* Nhóm đất phi nơng nghiệp: 16278,76 ha, trong đó:
+ Đất ở: 2281,49 ha bằng 8,39% đất đô thị.


+ Đất chuyên dùng: 11028,14 ha bằng 40,55% đất đơ thị.
+ Đất tơn giáo, tín ngưỡng: 3,10 ha bằng 0,01% đất đô thị.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 73,16 ha bằng 0,27% đất đô thị.


+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 2892,83 ha bằng 10,64% đất đô
thị


+ Đất phi nông nghiệp khác: 0,04 ha.


* Nhóm đất chưa sử dụng: 1347,53 ha bằng 4,96% diện tích đất đơ thị.
Trong nhóm đất nơng nghiệp, nhiều nhất là đất lâm nghiệp có rừng 7073,62
ha, đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản 1121,41 ha, đất trồng cây hàng năm 242,53
ha đây là đất để sản xuất, cung cấp thực phẩm rau quả phục vụ tại chỗ cho đô thị.


Đất lâm nghiệp có rừng chiếm 26,01% đất đô thị, đây là tỷ lệ rất thấp so với
đơ thị loại II. Trong đó đất cho an ninh quốc phòng 1192,54 ha bằng 4,38%, đất xây
dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2736,90 ha bằng 10,05%, diện
tích đất đơ thị cịn lại là các loại đất khác.


Diện tích đất ở đơ thị của thành phố là 2281,49 ha, bình quân 96m2/người
đây là tỷ lệ tương đối đảm bảo cho sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên trong thực tế
sự chênh lệch về đất ở còn lớn giữa những người thu nhập thấp, so với mặt bằng


chung.


Đất chưa sử dụng trong đơ thị cịn khá lớn chiếm tới 4,96% diện tích đất đơ
thị chủ yếu là đất trống đồi núi trọc và mặt nước chưa sử dụng. Cần có biện pháp
khai thác hợp lý quỹ đất này


<i>1.3.2.3.Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng </i>
a. Hệ thống giao thông


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

27


thuận lợi vừa có điều kiện thông thương với các nước trong khu vực và thế giới
thông qua cảng Cái Lân, với các tỉnh trong nước thông qua hệ thống giao thông
đường bộ, đường sắt là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ
Long nói chung và phát triển dịch vụ giao thơng vận tải nói riêng.


- Về đường bộ: Mạng lưới đường giao thông của thành phố Hạ Long rất thuận
lợi cho việc giao lưu với thủ đơ Hà Nội, thành phố Hải Phịng, các tỉnh vùng đồng
bằng Sông Hồng, các tỉnh miền núi phía bắc và cửa khẩu biên giới của tỉnh như:
Đường quốc lộ 18A, quốc lộ 18B, hiện nay đã thi công xây dựng xong cầu Bãi
Cháy đi ngang vịnh Cửa Lục và hệ thống đường dẫn vào hai đầu cầu Bãi Cháy.


Thành phố Hạ Long nằm trên trục đường QL 18A, cách Hà Nội 165 km về
phía tây, cách Hải Phịng 70 km về phía tây nam, có một vị trí địa lý và kinh tế - xã
hội quan trọng, đặc biệt là trung tâm du lịch không những của tỉnh mà còn của cả
nước.


+ Quốc lộ 18A qua thành phố dài 47,8 km đã nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường
cấp III đồng bằng, các đoạn đi qua thành phố đã xây dựng thành đường đô thị.



+ Việc đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều cơng trình giao thơng quan trọng trên
địa bàn như cầu Bãi Cháy, cầu Bang, bến xe khách Kênh Đồng, mở tuyến phà Tuần
Châu - Gia Luận (Cát Hải, Hải Phòng), đã làm thay đổi cơ bản hạ tầng giao thông
của thành phố. Cùng với việc phát triển hệ thống xe buýt liên tuyến đi các huyện và
các tuyến xe buýt nội thị phát triển mạnh các loại hình vận tải bằng xe khách, xe tải,
tàu khách du lịch đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Nhìn chung, hệ thống giao thơng đường bộ của thành phố Hạ Long có nhiều
thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển cơng nghiệp -
thủ cơng nghiệp thành phố nói riêng.


-Về đường thuỷ: Hệ thống cảng và bến tàu du lịch nằm trong Vịnh Hạ Long
hồn tồn có điều kiện và sẵn sàng đón nhận các loại tàu nội địa và tàu viễn dương
có trọng tải lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

28
+ Cảng Hòn Nét - Hạ Long.


+ Cảng Hòn Gai hiện nay là cảng du lịch quốc tế.


+ Cảng Nam Cầu Trắng được sử dụng chuyên dùng cho vận chuyển than thay
thế cho cảng Hòn Gai.


+ Cảng Xăng dầu B12 chủ yếu để chuyển xăng dầu cho khu vực phía bắc.
+ Cảng du lịch Bãi Cháy: Được mở rộng, quy hoạch một số bến đỗ tàu du lịch,
tàu cao tốc tại khu vực Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu. Phục vụ vận chuyển
khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long.


- Về đường sắt:


Hiện tại Quảng Ninh nói chung, Hạ Long nói riêng mới chỉ có tuyến đường


sắt từ Kép - Bãi Cháy dài hơn 166 km, (tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy qua địa
bàn thành phố dài 14,5 km tới ga Hạ Long), và một số đường sắt chuyên dùng,
tuyến đường này chỉ chủ yếu vận chuyển than và một lượng hàng hố khơng đáng
kể từ Bãi Cháy vào trong nội địa.


Hiện nay thành phố đang nỗ lực triển khai xây dựng 5 km đường chuyên dụng
từ ga Hạ Long đến cảng Cái Lân, khổ đường 1000 mm, đảm bảo tốc độ lớn và ứng
dụng nhiều công nghệ hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa cảng biển.
Đến nay tuyến đường này vẫn đang trong quá trình triển khai đầu tư và hiện ga Hạ
Long chưa đưa vào hoạt động. Đoạn Hạ Long - Cái Lân thuộc dự án tuyến đường
sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, nối từ Yên Viên (Hà Nội) tới Cái Lân
trong chương trình hợp tác “một vành đai - hai hành lang kinh tế” giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Tuyến mới khi đến địa phận Quảng Ninh cơ bản theo tuyến đường sắt
hiện tại Kép-ng Bí-Hạ Long


b. Thơng tin liên lạc


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

29


Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây cịn có hệ thống thơng tin liên
(TTLL) không dây của VINAPHONE, MOBIPHONE, VIETTEL, S-PHONE phủ
sóng khắp Thành phố và khu vực vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho
phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân Thành phố. Thành phố có một bưu cục
trung tâm, một tổng đài có hơn 80.000 số hòa mạng lưới quốc gia, đảm bảo TTLL
trong nước và quốc tế, các dịch vụ bưu chính viễn thơng ngày càng đa dạng, tuyến
đường cáp quang nối với Hà Nội đã được xây dựng, dịch vụ internet cũng được
phát triển rất nhanh, đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa TTLL.


Hệ thống thơng tin phát thanh, truyền hình phát triển nhanh, số lượng thiết bị
nghe nhìn tăng cao đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân. Thành phố đầu tư


nâng cấp trang thiết bị Đài truyền thanh truyền hình thành phố và truyền thanh
phường (Thành phố đã đầu tư 450 loa truyền thanh; 20/20 phường được đầu tư trạm
truyền thanh không dây; 159 khu phố đã có thiết bị phát thanh khơng dây đạt 98%
số khu phố trên địa bàn).


Tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình đạt trên 95%; 100% phường, xã có điện
thoại và internet


c. Hệ thống thủy lợi, cấp và thoát nước
 Hệ thống thủy lợi


- Thành phố Hạ long có hồ Yên Lập nằm ở địa phận 2 phường Đại Yên và
Việt Hưng có diện tích mặt nước khoảng 600 ha với dung tích 144triệu m3, phục vụ
nước tưới và sinh hoạt trên địa bàn 2 phường và các phường lân cận. Ngồi hồ n
Lập cịn có một số hồ đập nhỏ như: hồ Khe Cá (phường Hà Phong), hồ Cái Mắm
(Phường Việt Hưng), hồ Cái Tần (phường Tuần Châu), hồ Khu 5 (phường Hà
Lầm), hồ Khe Lởi (phường Việt Hưng) các hồ này có khả năng dự trữ nước mùa
mưa, tưới cho cây trồng vào mùa khô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

30


Nhìn chung các cơng trình thủy lợi trên địa bàn thành phố đều rơi vào tình
trạng bị xuống cấp nghiêm trọng cần được sửa chữa nâng cấp. Chủ trương đầu tư
xây dựng và nâng cấp, sửa chữa các cơng trình thủy lợi của thành phố đều nhận
được sự ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên do thủ tục chuẩn bị đầu tư kéo dài, do ảnh
hưởng biến động giá cả nguyên vật liệu và Nhà nước điều chỉnh một số chính sách
về xây dựng cơ bản đã khiến tiến độ triển khai các dự án bị chậm so với kế hoạch đề
ra


 Hệ thống cấp nước



Là thành phố có nguồn nước mặt rất hạn chế, khơng có hệ thống sơng lớn nào
chảy qua, chỉ có một số sông nhỏ, lưu lượng từ vài chục đến trên dưới 100m3/s,
không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về mùa khô.


- Hàng năm nguồn vốn đầu tư vào ngành nước để phục vụ nước sạch cho các
hộ trong địa bàn thành phố là khá lớn; trong 5 năm giai đoạn (2006-2010) là
182.727 triệu đồng, sản lượng nước tiêu thụ trong 5 năm 116 triệu m3, doanh thu
ước đạt 587.438 triệu đồng, tỷ lệ hộ dùng nước chiếm 98% năm 2009 và năm 2010
ước đạt 98,5%.


- Thành phố được chia thành 2 khu vực cấp nước riêng biệt, cả 2 mạng lưới
đều sử dụng nước mặt kết hợp nước ngầm.


+ Khu vực Hòn Gai được cấp khoảng 20.000 m3/ngày.đêm từ nhà máy nước
Diễn Vọng (công suất thiết kế 60.000 m3/ngày.đêm cấp cho khu vực Hòn Gai và
Cẩm Phả). Do lượng nước thất thoát lớn, lên tới 30% lượng nước sản xuất, nên
lượng nước thực cấp chưa thỏa mãn nhu cầu dùng nước. Trung bình dân nội thị
được cấp khoảng 100 lít/người/ngày.đêm và khoảng 80% dân nội thị dùng nước
máy số còn lại dùng nước giếng khơi hay giếng khoan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

31


Các nhà máy nước của thành phố đều ở rất xa thành phố nên tuyến ống dẫn
nước dài gây thất thốt lớn và khó khăn cho cơng tác vận hành và quản lý.


Ngoài hệ thống cấp nước sinh hoạt, thì nước để phục vụ tưới cây cho mùa khô
được lấy từ hồ Yên Lập nằm trên địa bàn 2 phường Đại Yên và Việt Hưng có diện
tích mặt nước khoảng 600 ha với dung tích 144 triệu m3



 Hệ thống thoát nước thải


Nước thải sinh hoạt, thương mại, du lịch, dịch vụ của thành phố Hạ Long phần
lớn chưa được xử lý và thải ra sông, suối, ao, hồ... rồi đổ ra vịnh Cửa Lục vịnh Hạ
Long.


Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có một số nhà máy xứ lý nước thải
(XLNT) đã hoạt động và đang được triển khai xây dựng như:


- Nhà máy XLNT Cái Dăm tại Bãi Cháy có công xuất 3500 m3/ngày.đêm
phục vụ XLNT sinh hoạt cho khu vực Bãi Cháy.


- Trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2500 m3/ngày tại khu vực Vườn
Đào xử lý nước thải cho khu vực du lịch Bãi Cháy.


- Đang xây dựng nhà máy XLNT Hà Khánh bên khu vực Hịn Gai có cơng
xuất khoảng 7000 m3/ngày.đêm sẽ phục vụ XLNT cho các phường Hòn Gai, Bạch
Đằng, Hưng Đạo, Hồng Hải, Cao Thắng.


- Nhà máy xử lý nước thải trong khu công nghiệp Cái Lân do nhà máy xi
măng quản lý có cơng suất 3000 m3/ngày.đêm


 Xử lý chất thải rắn


Trước năm 2006 công ty môi trường đô thị thành phố Hạ Long chịu trách
nhiệm gom và xử lý rác thải trên địa bàn tồn thành phố tính từ 500m nước biển vào
đất liền. Kể từ năm 2006 nhiệm vụ này dần được chuyển giao một phần cho công ty
INDEVCO thực hiện. Hiện nay công tác thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn thành
phố Hạ Long do các đơn vị công ty môi trường đô thị thành phố Hạ Long và công
ty INDEVCO thực hiện. Khoảng 97000 tấn rác thải được thu gom từ các khu dân cư


Hạ Long và mang đi chôn lấp hàng năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

32


Trong những năm gần đây ngành giáo dục - đào tạo thành phố đã có những
bước phát triển mới, nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu ngành giáo dục - đào tạo tỉnh
Quảng Ninh. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của thành phố không ngừng phát triển về
số lượng, chất lượng ở các bậc hệ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học
phổ thông. Hệ thống các trường nội trú phát huy hiệu quả, góp phần đào tạo, bổ
xung cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc.


Toàn thành phố có 25/61 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia tăng 8 trường so với
đầu nhiệm kỳ. Chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học và trình độ của đội ngũ
giáo viên không ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đạt khá và giỏi trên 80%;
100% giáo vên đạt chuẩn, 65% giáo vên đạt trên chuẩn; liên tục nhiều năm là địa
phương đứng đầu toàn tỉnh về chất lượng giáo dục đào tạo; tỷ lệ học sinh các bậc
học lên lớp đạt từ 99,8%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt từ
99-100%.


Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong giáo dục, thành phố đã khuyến khích
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trong lĩnh
vực giáo dục. Trên địa bàn thành phố đến nay đã có 04 trường THPT dân lập (Lê
Thánh Tông, Văn Lang, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hạ Long) được xây dựng với tổng
mức đầu tư trên 57 tỷ đồng; Đầu tư mới 5 trường mầm non ngồi cơng lập với tổng
mức đầu tư gần 60 tỷ đồng, trong đó trường mầm non Quốc Tế Hạ Long đầu tư
đang trong giai đoạn xây dựng với tổng mức đầu tư trên 40 tỷ đồng


e. Y tế


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

33



- Các cơ sở y tế tư nhân phát triển nhân rộng trên khắp địa bàn thành phố năm
2006 số cơ sở y tế tư nhân là 17 đến năm 2010 có thêm 18 cơ sở được cấp phép
thêm nâng tổng số cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố lên là 35 cơ sở.


- Đã tập trung chỉ đạo và phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình mục
tiêu y tế, chủ động phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an tồn thực phẩm.
Việc phịng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, HIV/AIDS được chỉ đạo
chú trọng tập trung chỉ đạo, kiên quyết xử lý


f. Văn hóa – thể thao


Việc thực hiện nếp sống mới, xây dựng các khu văn hố phát triển mạnh mẽ
trên tồn thành phố, với khẩu hiệu “ Người Hạ Long nói lời hay, cử chỉ đẹp”. Từ
năm 2006 đến nay, thành phố đã đầu tư mới và cải tạo 05 sân vui chơi cho thanh
thiếu niên các phường với tổng giá trị đầu tư trên 3 tỷ đồng.


Ngày 08/9/2006 UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 799/QĐ-UB phê
duyệt Đề án xây dựng nhà Sinh hoạt cộng đồng (SHCĐ) khu thôn trên địa bàn
thành phố (giai đoạn 2006-2009), với lộ trình: Năm 2006 xây dựng 12 nhà SHCĐ
và năm 2008-2009 xây dựng các nhà còn lại. Đến nay trên địa bàn có 105/163 nhà
SHCĐ đạt tỷ lệ 64,4% số thơn khu có nhà sinh hoạt cộng đồng; Giai đoạn
(2006-2009), đã đầu tư 41 nhà SHCĐ với giá trị đầu tư 16,5 tỷ đồng, năm 2010 tiếp tục
đầu tư thêm 15 nhà SHCĐ, nâng tổng số nhà SHCĐ trên địa bàn thành phố lên
120/163 nhà đạt 74% mục tiêu. Cịn 43 thơn khu chưa đầu tư nhà SHCĐ nguyên
nhân do chưa tìm được địa điểm xây dựng. Mặt khác, một số thôn khu trên địa bàn
như các thôn khu thuộc phường Việt Hưng, Đại Yên đời sống nhân dân cịn gặp
nhiều khó khăn, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn, đồng thời mật độ dân cư còn thấp nên
việc huy động vốn xã hội hố cịn nhiều khó khăn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

34


thiếu niên các phường với tổng giá trị đầu tư trên 3 tỷ đồng vượt so với mục tiêu đề
ra 02 sân


g. Hệ thống cấp điện


Nằm trong hệ thống điện toàn tỉnh Quảng Ninh, lưới điện thành phố Hạ Long
được cung cấp nguồn từ hệ thống điện miền Bắc.


Về tổng quan, hệ thống phụ tải thành phố được chia thành 2 vùng. Vùng 1 là
tồn bộ khu vực Hịn Gai, được cấp điện từ trạm 110kV Giáp Khẩu và trạm 110 kV
Hà Tu; Vùng 2 là toàn bộ khu vực Bãi Cháy được cấp điện từ các trạm 110 kV
Giếng Đáy, Hùng Thắng, KCN Cái Lân và KCN Việt Hưng. Các trạm biến áp
110kV này chủ yếu được cấp điện từ trạm 220kV Hoàng Bồ. Ngoài ra trong thành
phố cịn có nhà máy điện Điezel Cái Lân cơng xuất 36MW đã hoàn thành phát vào
mạng lưới điện quốc gia [10]


<i><b>1.3.3.</b><b>Tình hình mơi trường </b></i>


<i>1.3.3.1.Mơi trường khơng khí, tiếng ồn </i>


Theo các kết quả quan trắc mơi trường định kỳ được thực hiện bởi Trung tâm
Quan trắc và Phân tích Mơi trường tỉnh Quảng Ninh tiếng ồn tại một số điểm như
Ngã tư ao cá, Loong Tng, Cầu Trắng có dấu hiệu ơ nhiễm khi các kết quả quan
trắc đều vượt QCCP khi so sánh với QCVN 26: 2010/BTNMT. Các điểm này chịu
ảnh hưởng của hoạt động vận chuyển than và lưu thông của các phương tiện đi lại
trên Quốc lộ 18A đoạn qua thành phố Hạ Long [9].


<i>1.3.3.2.Tình hình mơi trường nước </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

35


- Nước mặt: Tình hình chất lượng các thủy vực nước mặt của thành phố Hạ
Long tại các vị trí quan trắc, lấy mẫu phù hợp với các mục đích sử dụng nước như:
cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu thủy lợi trong nông nghiệp, giao thông thủy và các
mục đích khác có u cầu chất lượng nước thấp hơn. Tuy nhiên, nước hồ Yên Lập –
đoạn bến đị Lơi Âm có chỉ số BOD vượt giới hạn cho phép, nên cần sử dụng các
công nghệ xử lý phù hợp trước khi dùng để cấp nước cho sinh hoạt trong tương lai.


- Nước ngầm: Các mẫu nước ngầm được lấy ở tầng nông từ các giếng khoan
có độ sâu dưới 20m đều có chỉ số Amoni và COD cao. Trong mẫu nước ngầm tại
phường Đại Yên, Hà Khẩu, Hà Tu, Hà Lầm cịn phát hiện thấy chì (Pb)


- Nước thải: Đối với nước mặt tại hồ tiếp nhận nước thải từ trại giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung tại phường Hà Khánh: tất các các chất ơ nhiễm phân tích đều
có giá trị nằm trong giới hạn cho phép mức B1 của QCVN 25:2009/BTNMT. Đối
với nước mặt tại các vị trí tiếp nhận nước thải công nghiệp từ: khu công nghiệp Cái
Lân, Trạm xử lý nước rác Hà Khẩu, Trạm xử lý nước thải Hà Khánh, hầu hết các
kim loại nặng và dầu mỡ trong nước có nồng độ thấp, nằm trong giới hạn cho phép
mức B của QCVN 40:2011/BTNMT


<i>1.3.3.3.Tình hình mơi trường đất </i>


Đất nơng nghiệp tại các điểm lấy mẫu có độ chua từ nhẹ đến trung bình, hàm
lượng các kim loại nặng Cu, Cd, Zn trong đất không cao, nằm trong giới hạn cho
phép của QCVN 03:2008/BTNMT. Tuy nhiên, đất nông nghiệp khu vực Hà Phong
có dấu hiệu o nhiễm khi các kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng As tại một điểm
quan trắc và hàm lượng Pb vượt QCCP khi so sánh với QCVN 03: 2008/BTNMT –
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng kim loại nặng trong đất



Tình hình chất thải rắn


Trong quá trình thu gom rác, rác thải đô thị không được phân loại tại nguồn,
kết quả là một lượng lớn chất thải nguy hại lẫn với chất thải không nguy hại được
đổ tại bãi rác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

36


trạng kém, gây tác động tiêu cực tới công nhân và tình trạng vệ sinh, đặc biệt trong
trường hợp chất thải nguy hại từ y tế và công nghiệp v.v…


Trên một số tuyến đường, rác được đổ trực tiếp xuống đường, gây tình trạng
phải có q nhiều nhân cơng để xúc lượng rác đó lên xe trong điều kiện môi trường
vệ sinh lao động kém. Đồng thời điều này cũng gây ra tác động xấu tới luồng giao
thông và cảnh quan đô thị, đặc biệt trong khu đơ thị của thành phố Hạ Long


<i>1.3.3.4.Tình hình đa dạng sinh học </i>


Theo các nhà khoa học, Vịnh Hạ Long có đa dạng sinh học cao với các hệ sinh
thái biển nhiệt đới. Đa dạng sinh học bao gồm ba loại chính: (1) Đa dạng lồi, (2)
Đa dạng hệ sinh thái và (3) Đa dạng gen. Tình hình đa dạng sinh học của Khu vực
Hạ Long được mô tả trong các thành phần khác nhau như dưới đây: [12].


(1) Đa dạng loài


Đa dạng sinh học ở Vịnh Hạ Long được thể hiện bởi sự đa dạng về loài và các
nguồn gen đặc hữu và hiếm. Theo nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường
biển thực hiện năm 2008 cho thấy, trên Vịnh Hạ Long có 2.949 lồi thực vật và
động vật. Trong đó, 66 lồi bị sát và lưỡng cư, 71 lồi chim và 102 loài khác đang


bị đe dọa ở mức độ khác nhau.


(2) Đa dạng hệ sinh thái


Đa dạng sinh học Hạ Long có thể được chia thành mười loại hệ sinh thái điển
hình, cụ thể là: hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật trên đảo, hệ sinh thái rừng ngập
mặn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái vùng triều thấp đáy
mềm cửa sông, Hệ sinh thái vùng triều thấp đáy cứng cửa sông, hệ sinh thái bãi
triều cát, hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, hệ sinh thái "Tùng" và "Áng" và hệ
sinh thái hang động.


- Hệ thực vật trên đảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

37


Livistona halongensis (Cọ Hạ Long), Cycas tropophylla ( tuế Hạ Long), Impatiens
Halongensis (Bóng nước Hạ Long), Chirita gemella (Cầy ri một cặp), Chirita
Halongensis (Cầy ri Hạ Long), Chirita hiepii (Cầy ri hiệp), Chirita modesta (Cầy ri
ơn hịa), Paraboea halongensts (Song bế Hạ Long), Neolitseaaalonngensis (Nô Hạ
Long), Ficus superba var alongensis (Sung Hạ Long)., Ardtsta pedahs (Cơm nguội
chân), Jasminum alongensis (Nhài Hạ Long), Hedyotis lecomtei (An Điền Hạ
Long), Allophylus leviscens (Ngoại mộc tai), Pilea alongensis (Nan ông Hạ Long),
Alpinia calcicola (Riềng núi đá).


- Hệ sinh thái rừng ngập mặn


Ở Vịnh Hạ Long và các vùng phụ cận, có 30 lồi thuộc 23 họ thực vật ngập
mặn. Rừng ngập mặn trên Vịnh Hạ Long đóng một vai trò quan trọng là nơi sinh
sống của gần 500 loài sinh vật, trong đó có 16 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 306
loài động vật phù du, 90 loài cá biển, 5 lồi bị sát , 37 lồi chim và 12 lồi động vật


có vú.


Rừng ngập mặn cũng là sinh cảnh của các loài đang bị đe dọa. Trong Sách đỏ
của Việt Nam năm 2007, có 3 lồi ốc, 3 lồi bị sát, 3 lồi chim, và một loài động
vật. Đặc biệt, trong rừng ngập mặn, có nhiều lồi thủy sản mang lại lợi ích kinh tế
cao, chẳng hạn như sò, sá sùng và bạch tuộc v.v…


- Hệ sinh thái thảm cỏ biển


Đây là môi trường sống của nhiều lồi tơm, cua, cá. Đặc biệt, hệ sinh thái
thảm cỏ biển đóng một vai trị quan trọng trong việc ổn định dưới đáy biển và xử lý
nước thải. Tuy nhiên, hiện nay, diện tích thảm cỏ biển đang nhanh chóng bị thu hẹp
vì các dự án san lấp đất dọc theo vùng ven biển.


- Hệ sinh thái rạn san hơ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

38


lồi cá biển. Hệ sinh thái này có năng suất sinh học cao, đồng thời là bộ lọc tự nhiên
giúp làm sạch môi trường nước.


- Hệ sinh thái vùng triều thấp đáy mềm cửa sông:


Đây là những bãi triều tại khu vực Cửa Lục, trong khu vực của đảo Tuần
Châu, đảo Hoàng Tân và đảo Phù Long tiếp giáp với rừng ngập mặn và cồn cát, doi
cát nổi lên ở phía ngồi các cửa sông. Đây là những bãi triều tiếp giáp với rừng
ngập mặn và cồn cát, doi cát nổi lên tại các cửa sơng.


Hệ sinh thái này có một mơi trường sinh thái phức tạp thay đổi theo mùa, thời
gian trong ngày, và mực nước. Sinh vật trong hệ sinh thái này có thể được chia


thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm 150 loài sống ở bãi triều bao gồm 58 loài
tảo, 5 loài cỏ biển, và 5 loài cá biển. Nhóm thứ hai bao gồm các lồi có điều kiện
sống dựa vào mức thủy triều, bao gồm 145 loài thực vật phù du, 54 loài động vật
phù du, 74 loài cá biển.


- Hệ sinh thái vùng triều đáy cứng cửa sông


Hệ sinh thái này phân bố ở các bãi triều rạn đá viền quanh chân các hòn đảo
trong Vịnh Hạ Long. Đây là nơi sinh sống của 423 lồi trong đó có 129 lồi rong
biển, 10 lồi san hơ thuộc họ Poritidae và Faviidae, 51 loài giun nhiều tơ
(Polychaeta - giun cát), 60 loài ốc, 75 loài động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, 70 loài
giáp xác, 12 loài da gai (Echinoderm), 2 loài hải miên, 2 lồi bị sát (rắn nước và kỳ
đà), 21 lồi chim biển và 3 loài rái cá.


- Hệ sinh thái bãi triều cát ven đảo


Đây là những bãi triều cát ven các đảo nhỏ thường nằm trong các hõm đảo hay
vùng bãi được che chắn và phía dưới có các rạn san hơ phát triển. Đây là nơi sinh
sống của 116 lồi sinh vật trong đó có 32 lồi giun nhiều tơ, 22 lồi hai mảnh vỏ, 34
loài ốc, 24 loài giáp xác và 4 loài da gai.


- Hệ sinh thái "Tùng", "Áng'':


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

39


hệ sinh thái đặc biệt này và cảnh quan tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long. "Tùng" và /
hoặc "Áng" là một hệ sinh thái điển hình của vùng đảo đá vơi. Hệ sinh thái này đề
cập đến các hồ chứa của các gen độc đáo, hiếm, và bề ngoài của Vịnh Hạ Long.
Hiện nay, Vịnh Hạ Long có 36 "Áng" và 24 "Tùng". Đây là nhà của hơn 72 loài
động vật và thực vật trong đó có 21 lồi tảo, 37 lồi động vật thân mềm, loài giáp


xác 8, 6 loài echinoderm, và một số lồi khác của san hơ.


- Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển


Hệ sinh thái này có thể được tìm thấy tại khu vực mặt nước sâu từ 0 đến 20m.
Đó là một mơi trường sống của nhiều loài khác nhau, chẳng hạn như thực vật phù
du, động vật phù du, giun tròn, nhuyễn thể, giáp xác, Echinoderm, và cá biển.


- Hệ sinh thái hang động


Điều kiện sống trong các hang động là khá nghèo và thấp dinh dưỡng do thiếu
ánh sáng và nguồn thức ăn tự nhiên. Ngoài ra, trong các hang động, độ ẩm khá cao
và nhiệt độ ổn định trong vịng năm. Số lượng các lồi sinh vật trong hệ sinh thái
này là do đó ít hơn so với các hệ sinh thái khác của Vịnh Hạ Long. Hệ sinh thái
hang động là nơi sinh sống của hơn 20 loài, bao gồm: 2 lồi động vật có vú, 5 lồi
giáp xác và động vật thân mềm dưới nhóm Isopoda, 2 lồi ốc Gastropoda, một số
lồi cơn trùng khác. 2 loài cá và 6 loài giáp xác của hệ sinh thái này là loài đặc hữu
của các hang động của Vịnh Hạ Long.


- Đa dạng di truyền


Đa dạng di truyền là các biến thể của di truyền đặc điểm hiện tại trong một
dân số của cùng một loài. Đa dạng di truyền được phát triển bởi sự cơ lập địa lý nói
chung. Có 775 hòn đảo trong khu vực di sản thế giới. Do đó sự đa dạng di truyền
độc đáo phải trong mỗi đảo (kể cả đất liền). Tuy nhiên khơng có thông tin tồn tại về
sự đa dạng di truyền trong khu vực Vịnh Hạ Long


<i>1.3.3.5.Thực trạng xói lở, bồi tụ </i>


- <i>Biến động diện tích mặt nước, bãi triều và rừng ngập mặn </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

40


bờ phía bắc, phía đơng và phía tây vịnh. Nguyên nhân chính là do các hoạt động
phát triển như đắp đầm nuôi, san lấp mặt bằng... xâm lấn bãi triều cao và rừng ngập
mặn


<b>Bảng 1.4. Biến động diện tích bãi triều và rừng ngập mặn trong vịnh Cửa Lục </b>


<b>Khu vực </b> <b>1965 </b> <b>1989 </b> <b>2004 </b> <b>Diện tích giảm </b>


<b>(ha) </b>


Tỷ lệ giảm
(%)


Bãi triêu cao 3.402,5 3.402,5 3.014,2 388 11,4


Bãi triêu thâp 2.116,74 2.116,74 1.416 700 33,1


Rừng ngập mặn 3.402,5 3.261 2.025 1.377 40,5


<i>Nguồn: [11]. </i>


- <i>Biến đổi địa hình đáy và luồng lạch trong vịnh Cửa Lục </i>


Luồng vào sông Diễn Vọng có sự biến đổi phức tạp hơn. Trục luồng chính đi
vào cửa sông Diễn Vọng đã bị thay đổi. Trừ đoạn nằm giữa Hịn Gạc và đảo Sa Tơ
do là đoạn thắt lại cuả luồng làm gia tăng động lực dịng chảy nên vẫn duy trì được
độ sâu, còn đoạn luồng ở khu vực phường Hà Khánh đến ghềnh Cái Đá thì bị bồi


lấp đáng kể, nông hơn so với năm 1965 từ 2 đến 3m. Trục luồng chính hiện giờ lại
chạy vịng lên qua phía tây bắc và bắc của Hịn Gạc rồi chảy về phía Đơng Bắc theo
nhánh cịn lại vào cửa sông


Dựa vào đặc điểm tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội của thành phố Hạ
Long có thể thấy động lực chi phối chính (DRIVER) quan trọng nhất cho vùng
nghiên cứu bao gồm:


 Công nghiệp
 Du lịch
 Vận tải


 Gia tăng dân số và đơ thị hóa
 Biến đối khí hậu


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

41
(1) Động lực chi phối Công nghiệp


DRIVER (Động lực) PRESSURE (Áp lực) STATUS (Hiện trạng) IMPACT (Tác động)


CƠNG NGHIỆP


Khai thác khống
sản và sản xuất vật


liệu xây dựng


Mất rừng Mất đất dẫn đến lấn


biển tạo quỹ đất



Nước thải Thay đổi cảnh


quan, địa hình


Mất hệ sinh thái
rừng


Xói lở


Lũ quét, lũ ống


Mất hệ sinh thái
rừng ngập mặn


Suy thoái tài
nguyên biển


Suy thoái tài
nguyên biển


Biến dạng địa hình


Biến động mạng
thủy văn


Giảm khả năng hấp
thụ khí nhà kính


Các ngành cơng


nghiệp khác


Gia tăng hàm lượng
khí độc


Nước thải


Gia tăng hiệu ứng nhà
kính


Ơ nhiễm mơi trường
khơng khí


Suy thối tài
ngun biển


Tập trung nhiều lao
động


Bất ổn xã hội khi có
biến động ngành


Chất thải rắn và chất
thải nguy hại


Suy thoái tài
nguyên biển


Suy thoái tài
nguyên đất



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

42
(2) Đông lực chi phối Du lịch


DRIVER (Động lực) PRESSURE (Áp lực) STATUS (Hiện trạng) IMPACT (Tác động)
DU LỊCH


Nhà hàng khách
sạn


Khách du lịch


Mất đất dẫn đến
lấn biển tạo quỹ
đất


Nước thải Nhu cầu thức ăn


Mất hệ sinh thái
rừng ngập mặn


Suy thoái tài


nguyên biển


Suy thoái tài


nguyên biển


Nước thải



Đánh bắt quá mức
các loài thủy hải sản


Ơ nhiễm mơi trường
khơng khí


Suy thoái tài


nguyên biển


Tàu du lịch


Gia tăng hàm
lượng khí độc


Nước thải


Gia tăng hiệu ứng
nhà kính


Ơ nhiễm mơi trường
khơng khí


Suy thối tài


nguyên biển


Suy giảm hấp thụ
khí nhà kính



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

43
(3) Động lực chi phối Vận tải biển


DRIVER (Động lực) PRESSURE (Áp lực) STATUS (Hiện trạng) IMPACT (Tác động)


<b>Hình 1.9. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối Vận tải biển </b>


(4) Động lực chi phối Gia tăng dân số và đơ thị hóa


DRIVER (Động lực) PRESSURE (Áp lực) STATUS (Hiện trạng) IMPACT (Tác động)


<b>Hình 1.10. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực gia tăng dân số và </b>
<b>đô thị hóa </b>


VẬN TẢI BIỂN


Tàu chở hàng hóa


Nước la canh Tràn dầu


Suy thoái tài nguyên biển <sub>Sự cố môi trường: tràn </sub>
dầu, đâm va


GIA TĂNG DÂN SỐ
VÀ ĐƠ THỊ HĨA


Đơ thị hóa


Mất hệ sinh thái


rừng ngập mặn
Gia tăng hiệu ứng


nhà kính


Suy thối tài nguyên
biển


Gia tăng dân số


Nước thải Gia tăng khoảng


cách giàu nghèo


Suy thoái tài nguyên
biển


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

44
(5) Động lực biến đổi khí hậu


DRIVER (Động lực) PRESSURE (Áp lực) STATUS (Hiện trạng) IMPACT (Tác động)


<b>Hình 1.11. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực biến đổi khí hậu </b>


Khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng mang lại nguồn thu lớn
cho ngân sách nhà nước đồng thời cũng đóng góp tỉ trong lớn trong cơ cấu ngành
cơng nghiệp của thành phố. Tuy nhiên, cùng với đó cũng làm nảy sinh những vấn
đề về môi trường và xã hội.


Trong quá trình khai thác khoáng sản và sản xuất nguyên vật liệu buộc phải


phá bỏ diện tích rừng tại các mỏ, vỉa khoảng sản khu vực Hà Tu, Hà Phong, Hà
Lầm. Hệ sinh thái rừng tại các khu vực này vĩnh viễn mất đi đã làm giảm đáng kể
khả năng hấp thụ khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.


Cũng do rừng bị mất đi nên làm giảm khả năng thẩm thấu nước của đất, phân
tán dòng chảy và khả năng giữ đất của rừng từ đó làm gia tăng khả năng xảy ra lũ
quét, lũ ống tại lưu vực và xói lở tại các triền núi.


HIỆN TƯỢNG ẤM LÊN
TOÀN CẦU


Gia tăng mực nước
biển


Xâm nhập mặn


Cấp nước sinh hoạt và
sản xuất


Xói mịn


Thiệt hại về người, tài
sản


Mất đất ngập nước,
bãi biển, đầm lầy


Mất các HST nước lợ


Gia tăng tần xuất và


mức độ nghiêm trọng
các trậng thiên tai


Hạn hán, lũ lụt


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

45


Để khai thác được 1 tấn than, trung bình phải đào, đổ thải khoảng 7 tấn đất
nên đã tạo thành bãi thải mỏ rất lớn tại khu vực Núi Béo, Cao Xanh. Các bãi đất đá
thải này lấy đi diện tích đất xây dựng cơ sở hạ tầng kéo theo việc phải lấn biển để
tạo quỹ đất. Việc lấn biển tại các khu vực Cao Xanh, khu đô thị Cột 5, cột 8 đã làm
mất vĩnh viễn hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực này từ đó dẫn đến làm suy thối
tài ngun biển khu vực vịnh Hạ Long. Đồng thời, việc khai thác cũng làm biến
dạng địa hình khu vực Nam Cầu Trắng, Cao Xanh và đồng thời làm biến động
mạng thủy văn


Nước thải trong q trình khai thác khống sản và sản xuất vật liệu xây dựng
như xi măng, gạch cũng như các ngành công nghiệp khác chứa nhiều hàm lượng
kim loại nặng như Fe, Mn… và có pH thấp làm ơ nhiễm nước biển dẫn tới suy thoái
các nguồn tài nguyên của biển như Tôm, Cá, Ngao, Ngán, Hà, Hàu các rạn San
hô… theo điều tra khảo sát đến nay, các rạn San hô khu vực Hạ Long đã biến mất
gần như hoàn toàn.


Chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh trong q trình khai thác và sản
xuất làm ơ nhiễm nước biển và đất từ đó gây suy giảm tài ngun biển và đất.


Khí thải trong q trình sản xuất điện nhiệt, xi măng làm gia tăng hàm lượng
các khí độc CO2, CO, SOx, NOx gây ơ nhiễm mơi trường và gia tăng hiệu ứng nhà


kính.



Việc tập trung một số lượng lớn lao động tại các khu vực khai thác khoáng sản
như than, đá, Antimon… tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi có biến động trong
q trình sản xuất như tinh giản lao động, tăng giảm giá nguyên vật liệu.


Mặc dù được coi là một ngành công nghiệp không khói nhưng q trình phát
triển du lịch tại Hạ Long cũng đang tạo ra những vấn đề về môi trường và xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

46


thái này biến mất làm suy thoái tài nguyên biển khu vực này đồng thời làm suy
giảm khả năng hấp thụ khí nhà kính.


Nước thải sinh hoạt từ các nhà hàng khách sạn, từ khách du lịch chứa hàm
lượng TSS, COD, BOD cao và nước thải nhiễm dầu từ các tàu du lịch làm ô nhiễm
môi trường nước biển dẫn tới suy giảm tài nguyên biển khu vực Hạ Long.


Khí thải từ các tàu du lịch cũng làm gia tăng hiệu ứng nhà kính cũng như ô
nhiễm môi trường.


Nước thải la canh từ các tàu trở hàng hóa chứa nhiều dầu, mỡ. Nếu không
được xử lý tốt, đây là nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễm nước biển vịnh Hạ Long
dẫn tới làm suy thoái tài nguyên biển. Ngoài ra, với lưu lượng tàu ra và nhiều, nguy
cơ đâm va dẫn tới xảy ra tràn dầu là rất lớn và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mơi
trường nước vịnh Hạ Long.


Do diện tích thành phố Hạ Long chủ yếu là đồi núi (chiếm tới 70%) nên trong
q trình đơ thị hóa bắt buộc phải lấn biển để tạo thêm quỹ đất. Quá trình lấn biển
sẽ làm biến mất vĩnh viễn hệ sinh thái rừng ngập mặn như tại khu vực Cao Xanh,
Hà Khánh, Hùng Thắng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn mất đi sẽ làm suy giảm đáng


kể tài nguyên biển và khả năng hấp thụ khí CO2 tại các khu vực này.


Việc gia tăng dân số của thành phố Hạ Long chủ yếu là tăng cơ học, tức là
người dân từ các vùng miền, tỉnh thành khác tập trung tại thành phố Hạ Long để tìm
kiếm việc làm cũng như định cư. Điều này tạo áp lực lớn tới nhu cầu việc làm của
thành phố và làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa những người có việc làm và
những người thất nghiệp. Đồng thời với gia tăng khoảng cách giàu nghèo đó là việc
cơ sở hạ tầng không đáp ứng được so với sự gia tăng dân số dẫn tới các hệ thống
cấp nước thoát nước thải trở nên quá tải buộc phải xả thẳng xuống vịnh Hạ Long
gây ô nhiễm nước biển và dẫn tới ô nhiễm tài nguyên biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

47


nước biển tăng khoảng 10–25cm. Vẫn xu hướng đó, các tổchức này đưa ra một
sốdự báo rằng trong thế kỷ tới, nhiệt độ trung bình tồn cầu sẽ tăng khoảng 0,20C –
0,50C cho mỗi thập kỷ nếu các nước khơng có nỗ lực đáng kể để giảm việc xả các
loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào mơi trường. Như vậy, tổng hợp các ảnh
hưởng của hiện tượng ấm lên toàn cầu, biến đổi chu trình thuỷ văn, băng tuyết hai
cực…báo cáo đánh giá của IPCC dự báo rằng mực nước biển sẽ tăng khoảng
9-88cm, tuỳ từng vùng. Báo cáo này cũng nêu các vùng có nguy cơ ngập lụt do sự gia
tăng mực nước biển là: Bangladesh, Ai Cập, Hà Lan, Italia, vùng Caribbean,…và
Việt Nam. Quan trọng hơn, do Việt Nam có mật độ dân cư đông đúc,nhất là các
vùng ven biển, nên số dân bị ảnh hưởng sẽ là rất đáng kể.


Mực nước biển dâng làm cho các nguồn nước ngầm và nước mặt bị nhiễm
mặn gây ảnh hưởng tới khối lượng cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Đồng
thời nó cũng gây xói mịn tại các khu vực bờ biển và làm thay đổi và biến mất
những khu vực rừng ngập mặn còn lại ở khu vực vịnh Cửa Lục, Đại Yên…và làm
biến mất một số bãi tắm đẹp của Hạ Long như Bãi Cháy, Titop



Hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng làm gia tăng tần suất và mức độ nghiêm
trọng của các trận thiên tai như bão lũ, hạn hán và do đó sẽ gây thiệt hại lớn hơn về
người và tài sản của người dân thành phố.


Từ các phân tích trên có thế thấy rằng với mơ hình phát triển truyền thông lấy
kinh tế làm trọng tâm mặc dù trước mắt có thể tiếp tục phát triển nhưng về lâu về
dài nó sẽ kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng như suy thối mơi trường, gia tăng
khoảng cách giàu nghèo, bất ổn xã hội. Do đó đòi hỏi bức thiết lúc này đối với
người dân và chính quyền thành phố Hạ Long là phải có những Phản hồi
(RESPONSE) hợp lý để làm sao vừa phát triển nhưng cũng đồng thời giảm thiểu
tiến tới đẩy lùi những ảnh hưởng về môi trường cũng như xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

48


<b>CHƯƠNG 2.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP </b>
<b>NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1.Địa điểm nghiên cứu </b>


Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh


<i><b>2.1.1.</b><b>Vị trí địa lý </b></i>


Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/12/1993 theo Nghị định số
102/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ.


Thành phố Hạ Long được mở rộng, sát nhập 2 xã Việt Hưng và Đại Yên của
huyện Hoành Bồ theo Nghị định số 51/2001/ NĐ-CP ngày 16/08/2001 của Chính
phủ. Như vậy thành phố Hạ Long có toạ độ địa lý:



Từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ bắc.
Từ 106050’ đến 107030’ kinh độ đơng.


Phía bắc - Tây bắc giáp huyện Hồnh Bồ, phía nam thơng ra biển giáp vịnh Hạ
Long và thành phố Hải Phòng, phía đơng - Đơng bắc giáp thị xã Cẩm Phả, Phía tây
- Tây nam giáp huyện Yên Hưng.


Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hạ Long là 27.195,03 ha (Theo báo cáo
kết quả kiểm kê năm 2010). Có quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, có bờ biển dài
50 km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới, với diện tích 434 km2.


Thành phố Hạ Long gồm có 20 phường. Thành phố vừa là một đơn vị hành
chính, vừa là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh lớn nằm trong tam giác trọng
điểm kinh tế phía bắc: Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long còn
là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của tỉnh, cách thủ đơ Hà Nội 165 km về phía
tây theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố cảng biển Hải Phịng 70 km về phía
nam theo quốc lộ 10, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 180 km về phía đơng theo
quốc lộ 18A.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

49


phố giao lưu quan hệ quốc tế với nhiều nước trên thế giới và các huyện, tỉnh, thành
phố trong cả nước


<i><b>2.1.2.</b><b>Địa hình, địa mạo </b></i>


- Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức
tạp, gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng



rõ rệt như sau:
+ Vùng đồi núi:


Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía bắc và đơng bắc (phía bắc quốc lộ
18A) chiếm 70% diện tích đất thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150 -
250m, ngọn núi cao nhất 504m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, thấp dần về phía
biển, độ dốc trung bình từ 15 - 20% xen giữa đồi núi là những thung lũng nhỏ, hẹp.


+ Vùng ven biển:


Bao gồm địa phận ở phía nam quốc lộ 18A, đây là dải đất hẹp, đất bồi tụ chân
núi và bãi bồi ven biển, tuy là vùng đất thấp nhưng không được bằng phẳng, độ cao
trung bình từ 0,5 - 5m.


+ Vùng hải đảo:


Đây là tồn bộ diện tích vùng vịnh, gồm khoảng trên 1.900 hòn đảo lớn, nhỏ,
chủ yếu là đảo núi đá. Riêng đảo Tuần Châu nằm phía tây nam thành phố đã được
nối với đất liền bằng đường ra đảo dài 2 km, diện tích đảo trên 400 ha.


<i><b>2.1.3.</b><b>Khí hậu </b></i>


Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, một năm có 2 mùa, mùa
đơng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Là vùng
ven biển với hệ thống đảo và đồi núi nên khí hậu của Hạ Long bị chi phối mạnh mẽ
của biển.


<i>2.1.3.1.Nhiệt độ khơng khí </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

50


<i>2.1.3.2.Lượng mưa </i>


Lượng mưa trung bình năm là 1832 mm, phân bố không đều trong năm và
chia thành 2 mùa.


- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả
năm, cao nhất là tháng 7 và tháng 8 đạt 350 mm.


- Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ đạt từ 15 -
20% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 từ
4 - 40 mm


<i>2.1.3.3.Độ ẩm khơng khí </i>


Độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%
và thấp nhất là 68%.


<i>2.1.3.4.Chế độ gió bão </i>


Do đặc điểm vị trí địa lý, ở Hạ Long có 2 loại gió: Gió mùa đơng bắc và gió
tây nam. Tốc độ gió trung bình năm 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là tây nam 45
m/s. Là vùng biển kín, Hạ Long ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn, sức gió
mạnh nhất là cấp 9. Tuy nhiên những trận mưa bão lớn thường gây ra thiệt hại, đặc
biệt là các khu vực ven biển.


<i>2.1.3.5.Sương muối, sương mù </i>


Mùa đơng thường có sương mù dày đặc, sương muối thường xuất hiện từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều ở những vùng đồi núi.



<i><b>2.1.4.</b><b>Thủy văn </b></i>


<i>2.1.4.1.Hệ thống sơng chính </i>


Các sơng chính chảy qua địa phận thành phố gồm có sơng Diễn Vọng, sông
Vũ Oai, sông Man, sông Trới đổ vào vịnh Cửa Lục và sơng Míp đổ vào hồ Yên
Lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

51
<i>2.1.4.2.Chế độ thủy triều </i>


Vùng biển Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc
Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m.


Nhiệt độ lớp bề mặt trung bình 180C đến 30,80C. Độ mặn nước biển (NaCl)
trung bình 21,6‰ (tháng7) đến 32,4‰ (tháng 2 và 3). Biển ở Hạ Long thường có
biểu hiện xâm thực đáy của các cửa sông và biển gây xói lở biến dạng bờ biển.


<b>2.2.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu </b>


<i><b>2.2.1.</b><b>Phương pháp luận </b></i>


Phương pháp luận được áp dụng trong Luận văn là phương pháp tiếp cận Hệ
thống, Liên ngành và tiếp cận dựa trên hệ sinh thái


1. Phương pháp tiếp cận hệ thống. Phương pháp tiếp cận này nhấn mạnh vào
việc xác định và mô tả liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tương tác
giữa chúng. Một hệ thống là một tập hợp các thành tố tương tác với nhau. Sự thay
đổi một thành tố sẽ dẫn đến sự thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi
thành tố thứ ba... Bất cứ một tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính ngun


nhân, vừa có tính điều khiển. Rất nhiều tương tác có thể liên kết với nhau thành
chuỗi tương tác nguyên nhân - kết quả [7].


2. Phương pháp tiếp cận dựa trên hệ sinh thái: được đề cập trong Công ước đa
dạng sinh học (CBD) là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên
(đất, nước và sinh vật) nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài
nguyên một cách công bằng [19].


<i><b>2.2.2.</b><b>Phương pháp nghiên cứu </b></i>


<i>1.</i> <i>Hồi cứu số liệu </i>


Thu thập, hệ thống, phân tích tổng hợp số liệu thứ cấp gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

52


+ Các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước và
các cấp chính quyền,


+ Các tài liệu, số liệu đã công bố của các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự
án án trong và ngồi nước có nội dung liên quan đến chủ đề của Luận văn,


+ Thông tin được cập nhật hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại
chúng,


<i>2.</i> <i>Phương pháp SWOT </i>


SWOT là chữ viết tắt từ các từ tiếng Anh: Strength (điểm mạnh), Weakness
(điểm yếu), Opportunity (cơ hội) và Threat (đe doạ). Phân tích SWOT giúp cho việc
làm rõ 4 mặt trên đây để lựa chọn phương án hay giải pháp tối ưu, tránh sa vào các


quyết định chủ quan.


- Điểm mạnh và điểm yếu đòi hỏi phải phân tích các nguồn lực bên trong hệ
thống bằng cách kiểm kê tài nguyên và vốn của hệ thống, cấu trúc và mạng phản
hồi của hệ thống. Các nguồn lực rất đa dạng, nhưng tập trung vào các khía cạnh:
nhân lực, tài lực (kinh phí), vật liệu (trang thiết bị, nguyên liệu...), tin lực (thông
tin), thời lực (quỹ thời gian), nguồn lực quản lý - lãnh đạo - điều hành.


- Cơ hội và đe dọa là những đánh giá về mơi trường bên ngồi hệ thống. Cơ
hội chính là những thuận lợi của đầu vào, là mối tương tác thuận lợi với các hệ
thống khác, là thời cơ... Đe dọa bao gồm các sức ép các cản trở, các khó khăn bên
ngồi tác động vào hệ thống... Đó có thể là những đe dọa công khai hay tiềm ẩn
trong môi trường của hệ thống [7].


<i>3.</i> <i>Phương pháp phân tích SMART </i>


SMART là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Specifc (rõ ràng, cụ thể), Measurable (có
thể đo lường được, định lượng được), Achieve (có thể đạt được, hồn thành được),
Realistic (hiện thực) và Time bound (thời gian thực hiện hợp lý).


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

53
<i>4.</i> <i>Phương pháp DPSIR </i>


Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu
(EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mơ hình nhận thức dùng để xác định, phân
tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các
vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc
của mơ hình bao gồm các thơng số chỉ thị về điều kiện tự nhiên – kinh tế– xã hội
của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia
thành 5 hợp phần (Hình 1.3):



<b>Hình 2.1. Mơ hình DPSIR đánh giá phát triển bền vững </b>


Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi
trường vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc
trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các hoạt động sản xuất
phát triển kinh tế– xã hội chính diễn ra trong vùng như cở sở hạ tầng, nông nghiệp,
công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

54


áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của
vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.


Các thơng số về tình hình chất lượng môi trường (STATE indicators). Các
thơng số tình hình chất lượng mơi trường giúp cung cấp thơng tin định tính và định
lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh thái các thành
phần mơi trường vùng (đất, nước, khơng khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh
thái thuỷ sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới cộng
đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.


Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻ
và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).


Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả mơi trường và xã
hội (RESPONSE indicators).


Như thể hiện ở Hình 2.1. các hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo
hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận thức
theo chuỗi như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh


giá các mối quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh
tế– xã hội. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch
và chiến lược quản lý môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm báo phát triển bền
vững


<i>5.</i> <i>Phương pháp tham vấn chuyên gia </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

55


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

56


<b>CHƯƠNG 3.</b> <b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN </b>


<b>3.1.Kinh tế xanh – cơ sở khoa học để phát triển bền vững cho thành phố Hạ </b>
<b>Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu </b>


Trong nhiều năm, kinh tế thành phố Hạ Long luôn tăng trưởng ở mức cao và
ổn định, tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 ước đạt 11.968 tỷ đồng (giá thực tế), tăng
2,06 lần so với năm 2005, bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 15,55%/năm. Cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - du lịch và dịch vụ - nông
nghiệp. Năm 2006: Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng : 54,7%, ngành dịch
vụ và du lịch: 44,0%, ngành nông lâm ngư nghiệp: 1,3%. Đến năm 2010, duy trì với
tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế tương ứng là công nghiệp và xây dựng chiếm
54,8%, dịch vụ chiếm 44,2% và nông - lâm - thủy sản chiếm 1%. Đưa tỷ trọng bình
quân giai đoạn (2006 - 2010) là ngành công nghiệp và xây dựng: 55,14%, ngành
dịch vụ và dụ lịch: 43,7%, ngành nông lâm ngư nghiệp: 1,16%.


Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thành phố Hạ Long đang phải đối mặt với
những khó khăn nội tại của mình mà nếu khơng giải quyết về lâu dài sẽ ảnh hưởng
tới sự phát triển của thành phố, đó là:



- Xuất phát điểm của nền kinh tế chưa cao, tích luỹ thấp, dây chuyền công
nghệ trong các ngành cơng nghiệp cịn nhiều mặt lạc hậu, chưa đổi mới dẫn đến khả
năng cạnh tranh thấp


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

57


- Tỉ trọng ngành công nghiệp tương đối cao. Tuy nhiên, cơ cấu của ngành
cơng nghiệp khai thác khống sản với các nguồn tài nguyên không tái tạo được như
than đá, đá vôi, cao lanh, đất sét... là chủ yếu. Trong quá trình khai thác các khống
sản khơng tái tạo được đã làm biến dạng địa hình và ơ nhiễm mơi trường tại một số
khu vực thuộc thành phố Hạ Long như phường Hà Tu, Hà Lầm, Hà Khánh. Về lâu
dài, khi các nguồn tài nguyên này cạn kiệt, các mỏ buộc phải đóng cửa sẽ đẩy một
số lượng lớn các cơng nhân vào tình trạng thất nghiệp gây áp lực lớn trong việc bố
trí việc làm.


- Thành phố Hạ Long có di sản thiên nhiên thế giới, có nhiều cảnh đẹp, nhiều
di tích lịch sử văn hố, song các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn,
hệ số ngày lưu giữ du khách đến Hạ Long còn thấp chưa tương xứng với trung tâm
du lịch mang tầm cỡ quốc tế


- Hạ Long có khu vực nước sâu là Cái Lân tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển đóng tàu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này phát sinh dầu mỡ, chất thải
rắn có nguy cơ ảnh hưởng tới mơi trường nước biển của vịnh Hạ Long.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

58


do hoạt động xây dựng nhà máy xi măng cùng hoạt động vận chuyển xi măng ở khu
vực Vịnh Cái Lân nên hiện nay diện tích thảm thực vật ngập mặn ở đây bị thu hẹp
đáng kể. Thảm thực vật ở đây chỉ còn lại quần xã Đước vòi phân bố ven bờ phía


Hồnh Bồ và trên gồ đất cao trên bãi triều với diện tích khoảng 60 ha. Hệ quả kéo
theo của việc mất rừng ngập mặn là giảm đa dạng và năng suất sinh học. Theo
nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, cứ mỗi ha rừng ngập mặn mất đi thì
sản lượng cá giảm 180 kg/năm, cịn theo tính tốn của các nhà khoa học nước ngồi
thì con số ấy lớn hơn nhiều, chỉ tính tác dụng lọc chất thải, nước thải thì mỗi 1ha
rừng ngập mặn mất đi, tương đương với giá trị khoảng 30.000 USD. Sự suy giảm về
rừng ngập mặn diễn ra đồng thời với việc môi trường biển của Vịnh Hạ Long ngày
càng bị đe dọa [13].


- Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố phát triển có tác dụng tăng
cường lưu thông nhưng đồng thời cũng làm phát sinh bụi ảnh hưởng tới các khu dân
cư ven đường. Ngồi ra, việc phát triển giao thơng đường biển cũng làm gia tăng ô
nhiễm dầu tại khu vực biển vịnh Hạ Long.


- Là thành phố có nguồn nước mặt rất hạn chế, khơng có hệ thống sơng lớn
nào chảy qua, chỉ có một số sơng nhỏ, lưu lượng từ vài chục đến trên dưới 100m3/s,
không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về mùa khô nên
nguồn vốn đầu tư vào ngành nước hàng năm để phục vụ nước sạch cho các hộ trong
địa bàn thành phố là khá lớn; trong 5 năm giai đoạn (2006-2010) là 182.727 triệu
đồng. Việc này tiềm ẩn nguy cơ thiếu nước sạch cho người dân khi thành phố
khơng đủ kinh phí để đầu tư cho cung cấp nước sạch.


- Mặc dù đã được đầu tư hệ thống xử lý và thoát nước thải nhưng với tốc độ
đơ thị hóa nhanh, hiện nay các nhà máy xử lý nước thải hầu hết đã quá tải, nước thải
không được xử lý xả thẳng ra biển làm ô nhiễm môi trường nước vịnh Hạ Long.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

59


viện khơng có lị đốt rác đúng quy cách; các trạm xá và các cơ sở y tế tư nhân
khơng có là đốt.



Ngồi ra, do là thành phố ven biển nên Hạ Long cũng đồng thời chịu tác động
của những thách thức mang tính chất tồn cầu, cụ thể như sau:


- Biến đổi khí hậu toàn cầu:


+ Những nghiên cứu gần đây cho thấy, biến đổi khí hậu (BĐKH) tồn cầu có
ảnh hưởng tới mơi trường tồn cầu. Theo dự báo của IPCC nhiệt độ Trái đất đến
năm 2100 sẽ tăng khoảng 1 - 3,5oC và năm 2100 sẽ là năm nóng nhất trong 10.000
năm qua. Mực nước biển sẽ tăng khoảng 70 -100 cm/100 năm, sẽ dẫn đến việc biến
mất hoàn toàn các khu vực rừng ngập mặn tại khu vực Đại Yên và Hoành Bồ.


+ Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến các sơng và hồ của thành phố qua sự
thay đổi nhiệt độ nước và mực nước dẫn tới những thay đổi lớn của thời tiết (chế độ
mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, El Nino…), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và thời
gian của những trận lũ và hạn hán lớn gây hậu quả nghiêm trọng cho việc phát triển
kinh tế của thành phố. Bên cạnh đó cịn có khuynh hướng làm giảm chất lượng
nước, sản lượng sinh học và số lượng các động thực vật trong hệ sinh thái nước
ngọt, làm tăng bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vectơ truyền nhiễm (IPCC,
2001, 2007).


- Biến dạng địa hình: Dải ven biển Nam cầu trắng các bến bãi xuất than, dải
ven biển là nơi chứa đựng các mỏ than, bãi thải đất đá với bề mặt địa hình bị thay
đổi biến dạng liên tục, nơi đào khoét thành hồ, nơi đổ thải đất đá thành "núi thải"
(bãi thải bãi thải Lộ Phong, bãi thải 917)


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

60


- Mất rừng: do khai trường khai thác bao gồm moong khai thác, của lị, sân
cơng nghiệp, bãi thải mỏ, bãi sàng tuyển than, cảng, bến bãi sản xuất than, đường


giao thông vận chuyển đất đá và than và khai thác rừng bừa bãi.


- Biến động quá trình ngoại sinh: Khai thác mỏ làm gia tăng q trình ngoại
sinh xâm thực, bóc mịn đổ lở, trượt và bồi tụ lấp biển. Từ năm 1969 đến năm 1985
có nơi đường bờ biển lấn ra 300 - 400m có nơi đến 700m.


- Biến động tài nguyên đất: Công tác khai thác mỏ ảnh hưởng đến tài nguyên
đất do thải tan rã đem lại cho đất chủ yếu chất Fe, NH4, SO4, dễ tạo ra vón Laterit
làm mất độ màu mỡ của đất, cây trồng phát triển chậm gây khó khăn cho việc trồng
rừng và khôi phục rừng.


- Biến động môi trường nước: Mực nước thuỷ tĩnh bị hạ thấp do do khai thác
xuống sâu, bơm thoát nước ngầm. Đất cát bùn ở các bãi thải làm lấp các dịng suối
phá vỡ mạng thuỷ văn tự nhiên, khơng chỉ làm mất nguồn cung cấp nước mà còn
gây tai biến lũ lụt, lũ đá xói mịn địa hình, làm bạc mầu đất, làm sập lò, moong khai
thác, (10-1994) lũ làm gãy cầu Hà Tu. Quá trình khai thác để lại nhiều moong khai
thác cũ thành Hồ chúa nước như Hồ Hà Tu với diện tích mặt nước 20ha có cột nước
cao 45m. Về mặt cơ học nước trên mặt trong vùng khai thác mỏ đã gây sụt nở, úng
lụt, sập lò, lũ đất đá, phá đất mầu, cầu đường là nguồn gây nhiễm bẩn các tầng nước
dưới đất, làm đất yếu về kết cấu đất đá, nhất là nước rò thấm theo mặt lớp và mặt
khe nứt.


- Ô nhiễm và suy thoái tài nguyên biển:


+ Hệ sinh thái ở các vùng ven biển từ Đại Yên tới khu vực Nam Cầu Trắng
tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm và suy thoái do san lấp mặt bằng xây dựng khu đô thị, các
hoạt động vận chuyển than bằng đường biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

61



Như vậy, đòi hỏi bức thiết lúc này là thành phố phải chuyển đổi mơ hình
phát triển nếu không muốn tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác cạn kiệt,
môi trường bị ô nhiễm và bất ổn xã hội ngày càng ra tăng.


Những khó khăn, thách thức mà thành phố Hạ Long đang gặp phải cũng đồng
thời là những vấn đề mà trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam đang phải đối mặt.
Vì vậy, từ lâu trên thế giới đã có những thay đổi trong mơ hình phát triển và phát
triển bền vững là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia để
đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ mơi trường


Tuy nhiên, mặc dù đã có các chiến lược, mơ hình và chương trình PTBV, qua
20 năm thực hiện, mơ hình phát triển của thế giới vẫn là kinh tế “nâu”, phụ thuộc
nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ơ nhiễm mơi trường, suy
thoái tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Trong khoảng 50 năm trở lại đây con
người đã thay đổi, phá hủy các hệ sinh thái với tốc độ và mức độ mở rộng nhanh
hơn rất nhiều so với những thời kỳ trước đó để đáp ứng nhu cầu về thức ăn nước
sạch, gỗ, vải, và năng lượng [15]. Gần đây, trên phạm vi toàn cầu, lại liên tiếp xảy
ra những cuộc khủng hoảng mới, trong đó biến đổi khí hậu được cho là thách thức
lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI [21]. Cuộc chiến chống BĐKH còn rất khó
khăn diễn ra từ COP17 năm 2007 đến COP18 năm 2011, cộng đồng quốc tế vẫn
chưa có được những cam kết pháp lý để ứng phó với BĐKH, thay thế cho Nghị
định thư Kyoto (KP) đã hết hiệu lực vào năm 2012 (COP18 gia hạn KP đến năm
2020).


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

62


Từ năm 2008, trong chiến lược phát triển của mình, nhiều tổ chức quốc tế như
LHQ, Tổ chức hợp và phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp Châu Âu, Ngân hang
thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)…, và các quốc gia có nền kinh tế phát
triển, đã triển khai và thúc đẩy các dự án xanh và coi đây là một trong những giải


pháp giúp chúng ta thốt khỏi tình trạng suy thối hiện nay.


Chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), định nghĩa “Kinh tế Xanh
là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng
thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái”. Nói một
cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh có mức phát thải khí nhà kính (KNK) thấp, sử
dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội.


Kinh tế xanh là một nền kinh tế hay mơ hình phát triển kinh tế dựa trên PTBV
và kiến thức về kinh tế học sinh thái. Các hoạt động trong nền kinh tế xanh tạo ra
lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã
hội con người ( đặc biệt là yếu tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này thân
thiện với môi trường (thành tố quan trọng nhất). Ba yêu tố này đạt trạng thái cân
bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.


Trong kinh tế xanh, nhân tố mơi trường thực sự đóng vai trị như là chất xúc
tác cho tăng trưởng, đổi mới nền kinh tế và phúc lợi xã hội. Khi mà sinh kế của một
bộ phân người dân có mức sống dưới mức nghèo khổ, phụ thuộc nhiều vào tự nhên,
hơn nữa họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như
BĐKH, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cũng góp hần cải thiện sự cơng bằng
xã hội và có thể được xem như là một hướng đi đúng đắn để phát triển bền vững.
Tăng trưởng xanh còn là định hướng mới, thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô
hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung
cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào,
cho thế hệ hiện nay cũng như cho thế hệ mai sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

63


khác, kinh tế xanh không thay thế PTBV mà là con đường phát triển để đạt được
các mục tiêu PTBV (Hình 3.7)



<b>(A) </b> <b>(B) </b>


<i>Nguồn: [6]. </i>
<b>Hình 3.1. Sơ đồ phát triển bền vững (UNESCO) (A) và kinh tế xanh, con </b>


<b>đường PTBV </b>


Hiện nay, kinh tế xanh đang là một xu thế tất yếu. Các sáng kiến được các cơ
quan LHQ thúc đẩy hướng tới nền kinh tế xanh như: nông nghiệp thông minh với
khí hậu (FAO phát động), đầu tư cơng nghệ sạch (WB), việc làm xanh (ILO), kinh
tế xanh (UNEP), giáo dục vì sự phát triển bền vững (UNESCO), xanh hóa khu vực
y tế (WHO), thị trường công nghệ xanh (WIPO), tiêu chuẩn công nghệ thông tin
xanh (ITU), giải pháp năng lượng xanh (UN WTO), sản xuất sạch hơn và hiệu quả
sử dụng tài nguyên (UNEP và UNIDO), các tành phố và biến đổi khí hậu
(UN-HABITAT), tái chế dầu biển (IMO)… đang thu được nhiều kết quả khả quan.


Dựa trên các tính tốn của UNEP, năm 2009, cộng đồng EU và Mỹ đã tạo ra
2-3,5 triệu việc làm khi xây dựng các tòa nhà xanh, Trung Quốc tạo nên 10 triệu
việc làm trong lĩnh vực tái chế và năng lượng sạch với doanh thu 17 tỉ USD/năm…


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

64


để cùng đưa ra thong điệp chung “cộng đồng thế giới cần chuyển dịch nhanh sang
nền kinh tế xanh toàn cầu để cứu lấy Trái đất và nhân loại”


Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020 vừa được ban hành. Mục tiêu của Chiến lược là tăng trưởng bền vững, có hiệu
quả, đi đơi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và mơi trường, giữ vững
ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn


vẹn lãnh thổ quốc gia [3].


Theo đó, các chỉ tiêu giám sát và đánh giá PTBV Việt Nam giai đoạn
2011-2020 lần đầu tiên được chính thức đưa ra, gồm: các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh,
chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường); các chỉ tiêu về kinh tế
(hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động xã hội, mức giảm tiêu hao năng
lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân vãng lai...); các
chỉ tiêu về xã hội (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đang làm việc trong
nền kinh tế đã qua đào tạo, tỷ số giới tính khi sinh, hệ số bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập...); các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ
đất được bảo vệ, diện tích đất bị thoái hoá...).


Dựa trên những chỉ tiêu nói trên, Chiến lược đã vạch ra các định hướng ưu
tiên nhằm PTBV trong giai đoạn 2011-2020, cụ thể:


Về kinh tế, cần duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng
trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và
tiêu dùng bền vững; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn
bền vững; PTBV các vùng và địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

65


trình độ nghề nghiệp thích hợp với u cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa
phương;...


Về tài ngun và mơi trường, chống thối hố, sử dụng hiệu quả và bền vững
tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai
thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi
trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển
rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp...



Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Chiến lược cũng đề ra 8 nhóm giải pháp chính
gồm: tiếp tục hồn thiện hệ thống thể chế PTBV; nâng cao chất lượng quản trị quốc
gia đối với PTBV đất nước; tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện PTBV;
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về PTBV; tăng cường năng lực quản lý
và thực hiện PTBV; nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của
cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong thực hiện PTBV; phát
triển nguồn nhân lực cho thực hiện PTBV; tăng cường vai trò và tác động của khoa
học và công nghệ, đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong thực hiện PTBV; mở rộng
hợp tác quốc tế (Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2012a)


Tăng trưởng xanh là một nội dung của Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020 nhằm đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền
vững, đồng thời góp phần giảm nhẹ và phòng chống tác động của BĐKH trong giai
đoạn hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

66


Mục tiêu tổng quát của Chiến lược Tăng trưởng xanh là “Thay đổi mơ hình
tăng trưởng kinh tế theo hướng tận dụng lợi thế so sánh một cách chủ động và sáng
tạo, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.


Mục tiêu cụ thể là:


- Tái cấu trúc nền kinh tế và hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các
ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn
chế tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô
nhiễm môi trường;



- Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với
BĐKH;


- Nâng cao đời sống nhân dân thông qua việc tạo thêm việc làm từ các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh và cải thiện chất lượng cuộc sống thông
qua việc xây dựng hạ tầng xanh, lối sống thân thiện với môi trường.


Trên cơ sở đó, sẽ nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế trong điều
kiện mới, thực hiện việc rút ngắn khoảng cách phát triển, với chất lượng tăng
trưởng cao.


Để đạt được mục tiêu như trên, các hoạt động tăng trưởng xanh trong thời gian
sắp tới sẽ tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ sau:


i) Giảm cường độ phát thải nhà kính (tính trên đơn vị GDP) và tăng tỷ trọng sử
dụng năng lượng tái tạo;


ii) Xanh hóa sản xuất: Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển sâu, giảm
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái và dịch
vụ môi trường, đổi mới công nghệ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

67


hội Việt Nam hiện đại (Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
2012b, c)


Từ những phân tích trên có thể thấy, kinh tế xanh hay tăng trưởng xanh là con
đường để hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.



Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh sẽ giúp cho thành phố Hạ Long
phát huy được tối đa những lợi thế của mình trong việc khai thác các tài nguyên có
thể tái tạo được hoặc thân thiện hơn với mơi trường, đó là :


<i>- Tài nguyên biển: Biển vùng Vịnh hạ Long là vùng biển kín, nhiều cồn rạn </i>
nên vùng biển Hạ Long có nhiều loại hải sản cư trú và sinh sống. Với 950 loài cá,
500 loại động vật thân mềm và 400 lồi giáp xác trong đó có nhiều lồi hải sản có
giá trị kinh tế cao như cá thu, nhụ, song, hồi, tráp, chim, bơn khế, hồng nục gia,
lương mồi, má nhịng, tơm, mực, ngọc trai, bào ngư, sị huyết, các dải đá ngầm san
hô trong vịnh cũng khá phong phú với 117 lồi thuộc 40 họ, 12 nhóm. Ngoài khơi
thuộc vùng biển Hạ Long là 1 trong 4 ngư trường lớn của nước ta. Với 50 km bờ
biển có diện tích bãi triều lớn như vùng Cửa Lục, Yên Cư, Đại Đán, xung quanh
đảo Tuần Châu là điều kiện thuận lợi cho phát triển ni trồng thuỷ sản nhất là tơm,
cá, các lồi nhuyễn thể như ngọc trai, sò huyết mở ra triển vọng to lớn tăng nhanh
sản lượng thuỷ sản cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


- Tài nguyên du lịch: Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở
Việt Nam. Với cảnh đẹp của biển cùng các đảo và hang động. Vịnh Hạ Long đã
đựơc UNESCO ghi vào danh sách di sản thế giới ngày 14/02/1994. Năm 2000 Vịnh
Hạ Long lần thứ hai lại được công nhận là di sản về địa chất, địa mạo thế giới.


- Ngoài nguồn lợi thuỷ sản mà vùng biển mang lại, còn cho phép phát triển
ngành cảng biển như cảng nước sâu Cái Lân, cảng du lịch, cảng than và một số cảng
nhỏ khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

68


đựng áp lực kinh tế của thành phố được tốt hơn. Đồng thời việc phát triển công
nghệ cũng sẽ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường do các hoạt động vận tải biển sinh
ra.



Khi tập trung vào các ngành sử dụng tài nguyên có thể tái tạo được hoặc thân
thiện với môi trường sẽ giúp tạo thêm việc làm cho thành phố từ đó làm giảm tỉ lệ
chênh lệch giàu nghèo và khi người dân có cơng việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của
cuộc sống thì những bất ổn về an ninh trật tự cũng như chính trị cũng giảm theo.


Khi chuyển đổi sang mơ hình kinh tế xanh thành phố cũng đồng thời phải tập
trung hơn vào việc bảo vệ môi trường đặc biệt là các hệ sinh thái như hệ sinh thái
rừng, hệ sinh thái rừng ngập mặn. Các hệ sinh thái này khi được phục hồi và bảo
tồn, đến lượt mình nó sẽ làm gia tăng năng suất đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và
tăng sức chống chịu của môi trường đối với những sự cố môi trường như tràn dầu,
bão lũ và gia tăng khả năng hấp thụ khí CO2 từ đó góp phần làm giảm nguy cơ biến


đổi khí hậu. Song song với việc bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái thành phố cũng
sẽ phải tập trung hơn vào việc xử lý nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của nhà
hàng, nước thải, đất đá thải từ các khu vực khai thác than để bảo vệ môi trường
nước biển vịnh Hạ Long.


Khi áp lực về kinh tế của ngành than được san sẻ dẫn tới áp lực về việc tìm
kiếm các vỉa than mới cũng giảm từ đó sẽ làm giảm các tác động về biến dạng địa
hình, biến động mạng thủy văn, mất rừng, biến động tài nguyên đất, biến động mơi
trường nước và ơ nhiễm, suy thối tài ngun biển.


Khi chuyển sang mơ hình kinh tế xanh, thành phố Hạ Long sẽ tận dụng được
những cơ hội ở trong nước cũng như quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

69


Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch bảo vệ môi trường
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch bảo vệ môi


trường Hạ Long đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 trong đó đã đề cập đầy đủ
đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, Hạ Long đã có đủ hành lang pháp lý
để thực hiện phát triển bền vững cho thành phố. Hành lang pháp lý này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho thành phố thu hút đầu tư về lĩnh vực kinh tế với hàm lượng tri
thức cao cũng như nâng cao đời sống tinh thân cho người dân và bảo vệ môi trường.
- Các tổ chức quốc tế cũng ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững như
JICA, WB, ADB... tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố sử dụng vốn vay ODA
hoặc vốn vay khơng hồn lại của các tổ chức phi chính phủ (NGO) để phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

70


■Biện pháp 2- Hồ lắng: Giảm
lượng các hạt bụi than


Nguồn gây ô nhiễm 3


■Tàu du lịch: Nước thải, Chất
thải rắn, dầu Diesel


Nguồn gây ô
nhiễm 2


■ Nước thải : Khách
sạn, nhà hàng, nhà ở


■Biện pháp 4- Hồ lắng và thiết bị
xử lý với quy trình làm sạch sinh
học và hóa học.


Dầu thải



Áp dụng 3- Sx


phân vi sinh <sub>■</sub><sub>Biệp pháp 1- Trồng cây ngăn ngừa </sub>


tai biến: Cây lấy dầu hạt;
Jatropha、cây thầu dầu, v.v.


Dầu hạt


Nhiêu liệu thay thế
cho dầu Diesel Oil


■Biệp pháp 3- Thiết bị
làm sạch nước cống loại
nhỏ


Hình minh họa 1. Mơ hình Tp. Hạ Long
– tập trung vào Chiến lược cải thiện môi
trường tổng thể


Thức ăn thừa
Áp dụng 4– Sx nhiên


liệu sinh học với PP đồng
dung môi


Nhà máy
nhiệt điện than



Cải thiện hiệu suất năng
lượng/ Giảm thiểu phát sinh khí
CO2


Áp dụng 2 –
Sx nhiên liệu
gas sinh học
từ nước bùn
rác,v.v


Máy móc nông
nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

71


Thuyết minh mô hình cải thiện mơi trường tổng thể áp dụng cho thành phố Hạ
Long:


1. Trồng cây lấy dầu trên các bãi thải mỏ, đất bỏ hoang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

72


Cây Sở (Camellia sp) Cây Jatropha


Cây Trẩu (Vernicia montana Lour) Cây Đậu dầu (Pongamia pinnata)
<b>Hình 3.2. Một số loại cây lấy dầu đang thử nghiệm tại thành phố Hạ Long </b>


Việc trồng cây lấy dầu trên các bãi thải mỏ mang lại các lợi ích sau:
- Tạo vùng nguyên liệu để sản xuất dầu sinh học (biodiesel)



- Chống xói lở tại các bãi thải, phòng chống lũ ống lũ quét tại các lưu vực của
bãi thải.


- Hút bớt một phần các kim loại nặng từ các bãi thải góp phần giảm thiểu ô
nhiễm nước bề mặt cũng như nước ngầm thẩm thấu từ bãi thải mỏ.


- Tăng độ màu mỡ cho đất


- Chuyển hóa khí CO2 góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu


- Góp phần tạo thêm việc làm trong quá trình gieo trồng, chăm sóc và thu
hoạch nguyên liệu của cây lấy dầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

73


Nước mưa chảy tràn từ các mỏ than Hà Tu, Núi Béo xả xuống suối Lộ Phong
mang theo nhiều chất ô nhiễm như kim loại nặng, chất rắn lơ lửng. Ngồi ra, cơng
tác xuất than của cảng Nam Cầu Trắng cũng ảnh hưởng tới môi trường nước biển
của vịnh Hạ Long. Việc xây dựng các hố lắng có tác dụng lắng đọng than bùn từ
suối Lộ Phong và cảng Nam Cầu Trắng trước khi xả thải vào vịnh Hạ Long.


Than bùn lắng đọng trong quá trình này được trộn cùng với rác thải hữu cơ để
làm nhiên liệu phục vụ các nhà hàng, quán ăn vừa tận dụng được than bùn lắng
đọng vừa tái chế được rác thải có nguồn gốc hữu cơ.


3. Thiết kế hệ thống lọc nước loại nhỏ


Nước thải từ các nhà hàng khách sạn được phân loại thành nước rửa từ bồn
rửa tay và nước từ các nguồn khác. Đối với nước rửa tay, hàm lượng các chất ô
nhiễm không cao nên có thể cho lắng đọng và sử dụng hệ thống lọc nước loại nhỏ


để xử lý trước khi xả ra vịnh Hạ Long


4. Hố lắng sinh học và hóa học


Nước thải từ các nhà hàng khách sạn được xử lý bằng các hố lắng sinh học và
hóa học. Các hố lắng này được tận dụng để làm khí gas sinh học tạo nhiên liệu phục
vụ các nhà hàng khách sạn.


5. Xây dựng nhà máy sản xuất phân bón vi sinh


Thức ăn thừa từ các nhà hàng khách sạn, thu gom từ nhà dân và rác thải hữu
cơ được tận dụng để sản xuất phân bón vi sinh. Phân vi sinh này được sử dụng làm
phân bón cho các cây lấy dầu trên bãi thải mỏ


6. Sản xuất nhiên liệu sinh học


Dầu ăn thải từ các nhà hàng khách sạn, hạt cây lấy dầu từ các bãi thải mỏ, phế
thải từ công ty dầu thực vật Cái Lân được tận dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học
bằng phương pháp đồng dung môi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

74


Nhiên liệu sinh học là nhiên liệu tái sinh 100%. Nhiên liệu sinh học không
chứa lưu huỳnh, lượng khí CO2 mà nhiên liệu sinh học thải ra chỉ bằng 1/6 nhiên


liệu hóa thạch. Bụi trong khí thải cũng giảm một nửa và hợp chất hyđrocacbon được
giảm đến 40%. Nhiên liệu sinh học thân thiện với mơi trường, vì nó như một mắt
xích nằm trong một vịng tuần hồn kín của khí CO2 (xem hình 3.4).


<b>Hình 3.3. Vịng tuần hồn của nhiên liệu diesel sinh học </b>



Rõ ràng nhiên liệu sinh học là một trong các phương án tốt nhất để đảm bảo an
ninh năng lượng trong tương lai và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu.


Nhiên liệu sinh học sản xuất từ công nghệ đồng dung môi trước tiên được sử
dụng cho các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long để giảm thiểu ô nhiễm dầu do sử dụng
nhiên liệu hóa thạch. Như đã biết, trong quá trình vận hành, các tàu du lịch khơng
tránh khỏi việc rị rỉ dầu ra mơi trường bên ngồi. Khi sử dụng nhiên liệu sinh học,
nếu dầu có rị rỉ ra bên ngồi thì bởi vì đây là nhiên liệu hữu cơ nên sẽ nhanh chóng
bị phân hủy do đó giảm thiểu ảnh hưởng tới mơi trường nước vịnh Hạ Long. Sau
đó, khi đáp ứng đủ nhu cầu, nhiên liệu sinh học sẽ được cung cấp cho các nhà máy
ở Hạ Long hiện tại đang sử dụng rất nhiều nhiên liệu hóa thạch như nhà máy Nhiệt
điện Quảng Ninh, xi măng Hạ Long, xi măng Thăng Long giúp giảm thiểu khí CO2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

75


mặn khu vực vịnh Cửa Lục, Nam Cầu Trắng, Đại Yên cũng như dần dần sẽ phục
hồi hệ sinh thái nước mặn khu vực Bãi Cháy, Nam Cầu Trắng khôi phục dần dần đa
dạng sinh học đã bị mất đi trong quá trình phát triển của thành phố Hạ Long. Việc
bảo tồn và khôi phục các hệ sinh thái này, đến lượt mình nó sẽ có tác dụng lọc nước
từ sơng Diễn Vọng, giúp điều hóa khơng khí và tăng khả năng hấp thụ khí CO2.


Từ thuyết minh trên có thể thấy, mơ hình này là sự kết hợp giữa hệ sinh thái
nhân văn và các hệ sinh thái khác trong đó đặt con người là trung tâm của sự phát
triển. Hay nói cách khác, mơi trường thành phố Hạ Long có được bảo tồn, bảo vệ và
phát triển hay không đều tùy thuộc vào quyết định của người dân, chính quyền
thành phố Hạ Long.


<b>3.2.Đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong </b>
<b>bối cảnh biến đổi khí hậu </b>



<i><b>3.2.1.</b><b>Các chỉ tiêu đã ban hành và khả năng áp dụng cho thành phố Hạ Long </b></i>


Ngày 11 tháng 11 năm 2013 Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số
2157/QĐ-TTg về việc ban hành bộ chỉ tiêu giám, sát đánh giá phát triển bền vững
địa phương giai đoạn 2013 – 2020. Bộ chỉ tiêu này gồm có 28 chỉ tiêu chung và 15
chỉ tiêu đặc thù vùng, nội dung cụ thể như sau [4].


I. Các chỉ tiêu chung: có 28 chỉ tiêu gồm:


<i>- Chỉ tiêu tổng hợp: 01 chỉ tiêu đó là Chỉ số phát triển con người (HDI). </i>
đơn vị tính là hệ số. HDI lớn hơn khơng và nhỏ hơn 1. HDI càng gần 1 thì thể hiện
phát triển con người càng cao.


Phát triển con người là một trong những nội dung quan trọng của PTBV, nó
nhấn mạnh vào các cơ hội: được sống lâu và khỏe mạnh; được học hành; có cuộc
sống ấm no đồng thời nó cũng thể hiện sự liên kết giữa lĩnh vực xã hội và lĩnh vực
kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

76


lại, khi chỉ số giảm, cần phải xem xét lại các mục tiêu phát triển để điều chỉnh cho
phù hợp


Công thức tính chỉ số phát triển con người (HDI) như sau:


quân tính từ lúc sinh) của con người. HDI được tính theo cơng thức:
)
(
3


1
3
2


1 <i>HDI</i> <i>HDI</i>


<i>HDI</i>


<i>HDI</i>   


Trong đó:


HDI1 – chỉ số GDP bình quân đầu người (GDP tính theo phương pháp sức


mua tương đương “PPP $” có đơn vị tính là USD);


HDI2 - chỉ số học vấn (chỉ số tri thức) được tính bằng cách bình qn hóa giữa


chỉ số tỷ lệ biết chữ (biết đọc, biết viết của dân cư) với quyền số là 2/3 và chỉ số tỷ
lệ người lớn (24 tuổi trở lên) đi học với quyền số là 1/3.


HDI3- chỉ số tuổi thọ bình qn tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống tính từ lúc sinh)


HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con
người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp.


Cơng thức tính các chỉ số thành phần (HDI1, HDI2, HDI3) như sau:


min)
lg(GDP



-max)
lg(GDP
min)
lg(GDP

te)
thuc
lg(GDP
HDI<sub>1</sub>


Từng chỉ số về tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ người lớn đi học được tính tốn riêng biệt
nhưng đều theo công thức khái quát sau đây:


min
L

-Lmax
min
L

-tÕ
thùc
L
DI
H <sub>2</sub> 


Ở đây: L - tỷ lệ người lớn đi học hoặc tỷ lệ biết chữ của dân cư.


min


T

-Tmax
min
T

-tÕ
thùc
T
HDI3


Ở đây: T- tuổi thọ bình qn tính từ lúc sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

77


<b>Bảng 3.1. Các giá trị đầu vào đề tính chỉ số HDI </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Đơn vị </b>


<b>tính </b>


<b>Giá trị tối </b>
<b>đa (max) </b>


<b>Giá trị tối thiểu </b>
<b>(min) </b>
GDP thực tế b/q đầu người


(PPP$)


USD 40000 100



Tỷ lệ biết chữ của dân cư % 100 0


Tỷ lệ người lớn đi học % 100 0


Tuổi thọ b/q tính từ lúc
sinh


Năm 85 25


Chỉ tiêu này có tính khả thi, bởi vì các chỉ tiêu thành phần có trong NGTK các
tỉnh/thành phố, trong tổng điều tra dân số và trong báo cáo kế hoạch của Sở Giáo
dục-Đào tạo


Thời gian thực hiện có thể từ 3 – 5 năm phụ thuộc vào kế hoạch điều tra dân
số


<i>- Lĩnh vực kinh tế: có 07 chỉ tiêu: </i>


<b>(1) Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa </b>
<b>bàn. </b>


Chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn đầu tư phát triển trên địa bàn khi so sánh với
tổng sản phẩm trên địa bàn làm cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của vốn đầu tư
phát triển trên địa bàn đối với tăng trưởng kinh tế. Để có thể đánh giá xem sự đầu tư
vào thành phố có thực sự là phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh hay không,
cần phân loại chi tiết hơn trong đó nhấn mạnh vào tỉ lệ vốn đầu tư phát triển xanh
so với tổng sản phẩm trên địa bàn. Vốn đầu tư xanh có thể hiểu là kinh phí đầu tư
cho các lĩnh vực năng lượng sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, giảm phát
thải hàm lượng cacbon….



</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

78


phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn khơng tăng hoặc giảm thì
cần phải xem xét lại các chính sách đầu tư.


Chỉ tiêu này có tính khả thi do nguồn số liệu sẵn có từ số liệu Vốn đầu tư phát
triển thực hiện trên địa bàn và chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn


<b>(2) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR). Hệ số ICOR là một trong </b>
những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế. Hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư là một trong những cơ sở để rà soát và sửa đổi mục tiêu đầu
tư nhằm nâng cao hiệu quả về chất lượng sử dụng vốn đầu tư. Hiệu quả sử dụng nói
chung và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói riêng cũng là mục tiêu của phát triển bền
vững. Sự biến động của chỉ số này mô tả sự nhạy bén của thị trường đối với sự phát
triển. Do đó, chỉ tiêu này là cần thiết cho thành phố Hạ Long trong việc giám sát
tính hiệu quả trong q trình đầu tư trên địa bàn.


Cơng thức tính của hệ số:
Trong đó:


ICOR- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư;
V1 - Tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu;
G1 - Tổng sản phẩm của năm nghiên cứu;


G0 - Tổng sản phẩm của năm trước năm nghiên cứu


<b>(3) Năng suất lao động xã hội. Chỉ số này phản ánh mức độ nâng cao mức </b>
sống xã hội của thành phố. Bởi vì, khi quy mô sản xuất tăng, năng suất lao động
tăng sẽ dẫn tới của cải vật chất được tạo ra nhiều hơn và do đó đáp ứng tốt hơn nhu


cầu của người dân.Do đó chỉ tiêu này là cần thiết cho thành phố để đánh giá hiệu
quả của quá trình phát triển.


<b>(4) Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn. Đơn vị tính là %. </b>
Chỉ số này thể hiện mức độ tái đầu tư phục vụ nhu cầu an sinh xã hội của thành phố.
Tỉ lệ này càng thấp mức độ tái đầu tư cho thành phố càng cao và người dân càng
được hưởng lợi từ những dịch vụ công của chính quyền.


Số liệu có thể thu được từ báo cáo hàng năm của chính quyền thành phố.
ICOR


=


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

79
Thời gian thực hiện: hàng năm


<b>(5) Diện tích đất lúa được bảo vệ và duy trì (theo Nghị quyết của Chính </b>
phủ). Chỉ tiêu này khơng khả thi đối với thành phố Hạ Long vì diện tích đất lúa hầu
như là rất nhỏ và đang được chuyển đổi mục đích sử dụng.


<i><b> Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng:</b></i>


(6) Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tốc
<b>độ tăng trưởng chung. Chỉ tiêu này không khả thi khi áp dụng cho thành phố Hạ </b>
Long vì các nhân tố tổng hợp đơi khi cịn phụ thuộc vào cấp hành chính cao hơn.


<b>(7) Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị tổng sản </b>
<b>phẩm trên địa bàn. đơn vị tính là %. Thành phố Hạ Long có nhiều nhà máy lớn, sử </b>
dụng nhiều năng lượng và hầu hết đều sử dụng năng lượng không tái tạo được như
than đá, dầu mỏ… nên chỉ tiêu này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ


chuyển đổi công nghệ của các đơn vị sản xuất trên địa bàn góp phần sử dụng hiệu
quả năng lượng, nhất là nguồn năng lượng không tái tạo được


<i>- Lĩnh vực xã hội: có 11 chỉ tiêu: </i>


<b>(1) Tỷ lệ hộ nghèo. đơn vị tính là %. Chỉ tiêu này đánh giá mức sống dân cư </b>
và phân hoá giàu nghèo, là căn cứ đề ra các chương trình, chính sách giảm nghèo
đối với các vùng, các nhóm dân cư nghèo nhất. Đây là chỉ tiêu bắt buộc đối với mỗi
chính sách phát triển bền vững, nó đo lường mức độ bao quát của các chính sách tới
người dân của thành phố. Khi tỉ lệ này gia tăng chứng tỏ các chính sách liên quan
đưa ra chưa phù hợp và cần phải điều chỉnh lại. Trong trường hợp ngược lại, các
chính sách đó là đúng đắn nếu nó khơng mâu thuẩn với sự biến động của các chỉ
tiêu khác.


Tính khả thi: các số liệu này có thể có được từ các văn bản quan trọng của
Đảng, chính quyền địa phương.


Thời gian thực hiện 2 năm/lần


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

80


của PTBV là việc làm. Sự biến động của tỉ lệ này sẽ nói lên mức độ phát triển bền
vững của thành phố. Tỉ lệ này gia tăng sẽ kéo theo các vấn đề về xã hội như đói
nghèo, mất ổn định, ô nhiễm môi trường … do người dân phải tìm phương kế để
mưu sinh


Cách tính Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng
lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong kỳ


Tính khả thi: Có thể tính tốn được vì hàng năm đều có khảo sát điều tra lao


động và việc làm


<b>(3) Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo. đơn vị tính là %. Chỉ tiêu </b>
phản ánh chất lượng của lao động đang làm việc trong nền kinh tế.


. Cơng thức tính:


Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo bao gồm những người thỏa mãn cả
hai điều kiện sau đây:


- Là người lao động đang làm việc trong nền kinh tế (xem Chỉ tiêu 0302: “Số
lao động đang làm việc trong nền kinh tế”); và


- Là người đã được đào tạo ở một trường hay một sơ sở đào tạo chuyên môn,
kỹ thuật, nghiệp vụ đã tốt nghiệp, được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một
trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung
cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại
học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học). Tỉ lệ này nói nên hàm lượng tri thức trong
nền kinh tế. Chỉ số này gia tăng qua các năm chứng tỏ sự phát triển của thành phố
hướng dần đến nền kinh tế tri thức và đây cũng đồng thời là một mục tiêu của phát
triển bền vững.


Tỉ lệ lao động
đang Làm việc
đã qua đào tạo


=


Số lao động làm việc tại thời


điểm (t) đã qua đào tạo


Tổng số lao động đang làm
viêc tại thời điểm (t)


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

81


Tính khả thi: Chỉ tiêu này có thể đo lường được dựa trên các báo cáo kinh tế
xã hội của thành phố.


Thời gian thực hiện: 1 năm/lần


<b>(4) Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Hệ số GINI). đơn vị </b>
tính là hệ số lớn hơn khơng và nhỏ hơn 1. Chỉ số GINI càng gần không thì sự cơng
bằng trong phân phối thu nhập càng lớn, càng gần 1 thì sự bất cơng bằng trong phân
phối thu nhập càng lớn. Hệ số GINI phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập của các tầng lớp dân cư, giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa
ra các chính sách phù hợp nhằm thu hẹp sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
Ngoài việc đánh giá giá trị của hệ số Gini, cũng cần phải xem xét tới xu hướng thay
đổi của chỉ số qua các đợt đánh giá. Khi chỉ số tăng dần qua các năm tức là song
song với sự phát triển, sự bất bình đẳng trong thu nhập của các tầng lớp dân cư ngày
càng tăng, sự phát triển như vậy là không bền vững và do đó cần phải có những biện
pháp phù hợp để điều chỉnh lại. Ngược lại khi Hệ số tiến gần về 0 chứng tỏ sự phát
triển đang đi đúng hướng và cần phải thúc đẩy hơn nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

82


<b>Hình 3.4. Biểu đồ đường cong Lorenz </b>


Hệ số GINI là giá trị của diện tích A (được tạo bởi đường cong LORENZ và


đường thẳng 45o từ gốc tọa độ) chia cho diện tính A+B (là diện tích tam giác vng
nằm dưới đường thẳng 45o từ gốc tọa độ).


Theo đó, Hệ số GINI (G) được tính theo cơng thức sau:


Trong đó:


F i - Tỷ lệ dân số cộng dồn đến người thứ i;
Y i - Tỷ lệ thu nhập cộng dồn đến người thứ i.


Căn cứ vào số liệu sẵn có các địa phương có thể tính được hệ số GINI dựa trên
số liệu thu nhập bình quân đầu người theo nhóm dân cư


Thời gian thực hiện: 2 năm/lần


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

83


một năm lịch). Bình thường, tỷ số này dao động từ 103 đến 107 và ổn định theo thời
gian và không gian. Bất kỳ sự thay đổi của tỷ số này chệch khỏi mức dao động bình
thường đều phản ánh sự can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó và làm ảnh hưởng
đến sự mất cân bằng giới tính tự nhiên, đe doạ sự mất ổn định dân số và làm giảm
sự bền vững trong xã hội của thành phố


<b>(6) Tỷ lệ người dân đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm </b>
<b>y tế. vị tính là %. Chỉ tiêu này có ý nghĩa đối với PTBV, bởi vì một trong các </b>
nguyên nhân gây ra hộ nghèo là do gia đình gặp những rủi ro, ví dụ như phải chi
viện phí lớn khi do ốm đau, hoặc gia đình có lao động chính bị mất việc làm trở
thành lao động thất nghiệp, hoặc khi tuổi cao sức yếu khơng có trợ cấp xã hội. Nếu
số người đóng các loại bảo hiểm nêu trên, thì sẽ đỡ một phần gánh nặng, và cịn có
thể tránh được một số rủi ro xã hội khác (như cho vay nặng lãi, bán lúa non).



Chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu vào của các đối tượng tham gia đóng bảo hiểm
bao gồm bảo hiểm xã hội, hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp (kể cả bắt buộc và tự
nguyện) làm cơ sở để tính tỷ lệ dân số và lao động tham gia thực hiện chế độ chính
sách bảo hiểm xã hội, phục vụ việc an sinh xã hội.


(1) Số người đóng bảo hiểm xã hội bao gồm số người tham gia đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện.


(2) Số người đóng bảo hiểm y tế: Số người tham gia đóng bảo hiểm y tế bắt
buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện.


(3) Số người đóng bảo hiểm thất nghiệp: Số người lao động thực tế tham gia
vào loại hình bảo hiểm thất nghiệp để khi bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm mới thì sẽ được
hưởng trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.


Nguồn số liệu có thể được lấy từ báo cáo bảo hiểm xã hội của thành phố.
Thời gian thực hiện: 1 năm/lần


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

84


tâm từ gia tăng của cải vật chất xã hội sang đầu tư cho con người và là một chỉ tiêu
giám sát của phát triển bền vững.


Chỉ tiêu này có thể đo lường được dựa trên báo cáo phát triển kinh tế xã hội
hàng năm của thành phố.


Thời gian thực hiện: 1 năm/lần.



(8) Tỷ lệ xã được cơng nhận đạt tiêu chí nơng thơn mới. Tỉ lệ này không
khả thi đối với thành phố Hạ Long vì cơ cấu thành phố chủ yếu là công nghiệp và
dịch vụ.


(9) Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi
được định nghĩa là số trẻ em dưới 5 tuổi chết tính bình qn trên 1.000 trẻ em sinh
ra sống trong năm. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi phản ánh mức độ chết cho cả
nhóm 5 độ tuổi đầu tiên của cuộc sống, là nhóm dân số có mức độ chết cao, đồng
thời cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng của Mục tiêu phát triển Thiên niên
kỷ của Thế giới và Việt Nam.


Chỉ tiêu này có thể đo lường dựa trên Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành
10 năm/1 lần; Điều tra biến động dân số và KHHGĐ tiến hành hàng năm


Thời gian thực hiện 1 năm/lần


<b>(10) Số người chết do tai nạn giao thơng. đơn vị tính là số vụ, người. Các </b>
chỉ tiêu phản ánh thực trạng, mức độ và hậu quả của tai nạn giao thông, làm căn cứ
để cơ quan quản lý xây dựng chính sách nhằm tăng cường trật tự an tồn giao thơng
và trật tự xã hội của thành phố.


Chỉ tiêu này có thể được tính thơng qua báo cáo của công an thành phố.
Thời gian tính: 1 năm/lần


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

85


Chỉ tiêu này có thể tính tốn được thơng qua báo cáo của phòng giáo dục
thành phố.


Thời gian tính: 1 năm/lần



<i>- Lĩnh vực tài ngun mơi trường: có 9 chỉ tiêu: </i>


<b>(1) Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch. đơn vị tính là %. Chỉ tiêu phản </b>
ánh mức độ tiếp cận nước sạch của người dân; đánh giá hiệu quả của các chương
trình cung cấp nước sạch quốc gia; phản ánh mức sống của người dân. Mức tối đa
của chỉ số này là 100% khi đó một trong những nhu cầu cơ bản, đảm bảo sức khỏe
tính mạng của người dân làm cơ sở để phát triển nguồn nhân lực chất lượng tốt


Cơng thức tính như sau:


Nguồn nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn
các yêu cầu chất lượng: không mầu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành
phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi
đun sôi; đồng thời kết hợp với các quan sát theo hướng dẫn sau:


- Giếng đào hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ơ
nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá
hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát
gạch, đá, không bị nứt nẻ


- Giếng khoan hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây
ơ nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị
nứt nẻ.


Tỉ lệ số dân
được dùng nước
sạch (%)


=



Dân số được sử dụng nguồn
nước hợp vệ sinh


Tổng dân số


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

86


- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: nước suối hoặc nước mặt không bị ô
nhiễm bởi các chất thải của người, động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc
chất thải công nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn,
trần nhà bê tông (sau khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch
trước khi thu hứng; nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi
đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ
thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề.


<b>(2) Tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học. Đơn vị tính là </b>
%, là tỉ trọng diện tích đất thực tế được bảo vệ duy trì đa dạng sinh học so với tổng
diện tích đất quy hoạch nhằm bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học . Đất được bảo vệ
là tồn bộ diện tích mặt đất và mặt nước được bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học.
Chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học của đất, là cơ sở để các
cơ quan chức năng đưa ra các chính sách đảm bảo duy trì đa dạng các lồi, bảo vệ
các lồi động vật, thực vật q hiếm, góp phần vào việc điều hồ sinh thái và phát
triển mơi trường một cách bền vững. Chỉ tiêu này là rất cần thiết đối với thành phố
Hạ Long để hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nguyên
nhân là trước đây hệ sinh thái của thành phố Hạ Long tương đối đa dạng nhưng do
yêu cầu phát triển, một lượng lớn diện tích đất có độ đa dạng sinh học cao tác các
khu vực như Hà Tu, Hà Lầm, Cao Xanh đã bị phá hủy phục vụ cho khai thác tài
nguyên than đá, đá vôi… phục vụ phát triển kinh tế. Sự biến động của tỉ lệ này sẽ là
thước đo hướng tới sự phát triển bền vững của thành phố trong nỗ lực bảo tồn các


khu vực có độ đa dạng sinh học cao cần được bảo tồn.


Cơng thức tính:


Tỉ lệ diện tích đất
được bảo vệ duy trì
đa dạng sinh học


=


Diện tích đất thực tế được bảo
vệ, duy trì đa dạng sinh học
Tổng diện tích đất quy hoạch nhằm
bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

87


Mặc dù chỉ tiêu này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển bền vững của
thành phố nhưng công tác kiểm đếm là tương đối khó khăn. Mặc dù vậy có thể kết
hợp với các báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Tài nguyên và Môi
trường.


Thời gian thực hiện 3 – 5 năm/lần


<b>(3) Diện tích đất bị thối hóa. đơn vị tính ha. Diện tích đất bị thối hố là </b>
diện tích đất khơng có khả năng canh tác hoặc nếu có thì cho năng suất giảm mạnh
so với các diện tích đất bình thường trong điều kiện sản xuất, thời tiết bình thường.
Thối hố đất có khả năng xẩy ra trên tất cả các loại đất: đất trồng cây hàng năm,
đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản. Đất bị
thoái hoá làm cho cây trồng sinh trưởng chậm, phát triển kém dẫn đến giảm năng


suất. Nguyên nhân chính gây nên thối hố đất chủ yếu do con người sử dụng nhiều
phân hoá học, làm giảm độ mầu mỡ của đất. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá
nghèo kiệt đất, ảnh hưởng xấu đến năng suất các loại cây trồng, vật nuôi; giúp cơ
quan quản lý biết được mức độ nghiêm trọng của thoái hoá đất để có giải pháp
phịng chống và đảm bảo độ mầu mỡ cho đất. Ngoài ra, đối với thành phố Hạ Long
nó cịn có thêm một ý nghĩa khác do trong quá trình khai thác than, các lớp đất tại
các mỏ bị xáo trộn, lớp đất tại các bãi thải mỏ bị chôn vùi sẽ trở thành các vùng đất
nghèo dinh dưỡng hay nói cách khác là bị thối hóa cưỡng bức. Việc biến động của
diện tích này ở thành phố Hạ Long chủ yếu là do quá trình khai thác các nguồn tài
nguyên không tái tạo được là than đá, đá vối, đất sét…..nên nó có ý nghĩa quan
trong đối với sự phát triển bền vững của thành phố trong bối cảnh biến đổi khí hậu.


Cơng thức tính:
Số loại động
thực vật xác
định hiện có


Số loại
động thực
vật xác định
hiện có đến
cuối năm
trước
Số loại
động thực
vật mới
phát hiện
năm nay


Số loại


động thực
vật bị tuyệt
chủng trong
năm nay


= + -


Tổng diện
tích đất bị
thối hóa


Diện tích
đất thối
hóa nhẹ


Diện tích
đất bị thối


hóa trung
bình


Diện tích
đất bị thối
hóa nặng


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

88


Diện tích đất bị thối hố nặng là những diện tích làm giảm năng suất các loại
cây trồng vật nuôi trên 40% so với năng suất trung bình. Diện tích đất bị thoại hố
trung bình là những diện tích làm giảm năng suất các loại cây trồng vật nuôi từ 20%


đến 40% so với năng suất trung bình. Diện tích đất bị thối hố nhẹ là những diện
tích làm giảm năng suất các loại cây trồng vật nuôi dưới 20% so với năng suất trung
bình


Tính khả thi: chỉ tiêu này có thể đo lường được dựa trên báo cáo hàng năm của
Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn.


Thời gian tính: 1 năm/lần


(4) Tỷ lệ các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm
<b>công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. đơn vị </b>
tính %. Chỉ tiêu này nhằm mục tiêu giám sát các đơn vị sản xuất xả thải gây ô
nhiễm môi trường của thành phố. Các Do các khu đô thị, khu kinh tế, khu công
nghiệp của thành phố đều nằm sát vịnh Hạ Long là di sản văn hóa của thế giới nên
việc giám sát chỉ tiêu này là rất cần thiết cho việc phịng ngừa ơ nhiễm, bảo tồn di
sản thế giới – Vịnh Hạ Long.


Cơng thức tính:


Tỉ lệ các khu đô
thị, khu kinh tế,
khu công nghiệp,
khu chế xuất xử lý
chất thải rắn, nước
thải đạt tiêu chuẩn
môi trường (%)


=


các khu đô thị, khu kinh tế,


khu công nghiệp, khu chế xuất
xử lý chất thải rắn, nước thải
không đạt tiêu chuẩn môi
Tổng số các khu đô thị, khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu chế xuất


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

89


<b>(5) Tỷ lệ che phủ rừng. đơn vị tính %, Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm </b>
diện tích rừng hiện có so với diện tích đất tự nhiên của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tại một thời điểm nhất định.


Chỉ tiêu phản ánh mức độ che phủ của rừng trên địa bàn tại một thời điểm nhất
định, là căn cứ để Nhà nước xây dựng, kiểm tra kế hoạch phát triển lâm nghiệp; chỉ
đạo các ngành, địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ, phát triển diện tích rừng
hiện có, trồng mới rừng tập trung, trồng cây phân tán. Chỉ tiêu này là rất cần thiết
đối với thành phố Hạ Long, nó phản ánh mức độ phục hồi các khu rừng sau khai
thác tại các mỏ than, đá vơi, sét khi đóng cửa mỏ.


Chỉ tiêu này có thể đo lường được dựa trên báo cáo phát triển kinh tế xã hội
thường niên của thành phố


Thời gian tính: 1 năm/lần


<b>(6) Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý. đơn vị tính %. Chỉ tiêu đánh giá </b>
mức độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường do nước
thải và chất thải rắn tại đô thị và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và dân cư.


Chỉ tiêu này sẽ giám sát sự phát triển bền vững của thành phố trong lĩnh vực
môi trường do thành phố có nhiều khu đơ thị, khu cơng nghiệp và các nhà máy sản


xuất lớn.


Chỉ tiêu này có thể đo lường được dựa trên báo cáo phát triển kinh tế xã hội
thường niên của thành phố


Thời gian tính: 1 năm/lần


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

90


người, là căn cứ cho các cấp, các ngành chủ động có biện pháp phịng ngừa và hạn
chế thiệt hại.


Chỉ tiêu này có thể đo lường được dựa trên báo cáo phát triển kinh tế xã hội
thường niên của thành phố


Thời gian tính: 1 năm/lần


Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng:


<b>(8) Tỷ lệ các dự án khai thác khoáng sản được phục hồi về môi trường. </b>
Ngành công nghiệp của thành phố chủ yếu dựa trên khai thác khoáng sản là than đá,
đá vôi và đất sét nên chỉ số này có ý nghĩa rất lớn trong cơng tác bảo vệ mơi trường
do trong q trình khai thác khống sản, khơng những rừng tại các khu vực khai
thác bị phá bỏ mà còn bị phá hủy tại những nơi được sử dụng làm bãi thải.


Chỉ số này có thể được thống dựa trên số liệu của thành phố cũng như của Sở
Công thương và của ngành than.


<b>(9) Số dự án xây dựng theo cơ chế phát triển sạch – CDM. Là khu vực tiên </b>
phong của Quảng Ninh trong việc thực hiện các dự án theo cơ chế phát triển sạch


nên chỉ số này rất có ý nghĩa đối với thành phố trong việc giám sát chuyển đổi mơ
hình kinh tế từ “nâu” sang “xanh”. Chỉ tiêu này có thể được thống kê dựa trên báo
cáo tình hình hàng năm của thành phố hoặc của sở Kế hoạch và Đầu tư


II. Các chỉ tiêu đặc thù vùng: Có 15 chỉ tiêu:


<i>- Vùng trung du, miềm núi: có 01 chỉ tiêu đó là: Số vụ và diện tích rừng bị </i>
<b>cháy, bị chặt phá. Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009 tổng diện tích đất </b>
lâm nghiệp của thành phố Hạ Long là 5.862,08 ha (bao gồm cả đất rừng sản xuất,
đất rừng phịng hộ và đất rừng đặc dụng), trong đó đất rừng trồng là 5.445,69 ha và
rừng tự nhiên 416,39 ha( bao gồm: rừng gỗ 27,94 ha, rừng tre nứa 17,31 ha, rừng
ngập mặn là 371,14 ha). Độ che phủ của rừng đạt 24,92% đây là tỷ lệ thấp so với
các huyện, thị xã trong tỉnh. Do đó, chỉ số này sẽ đo lường khả năng bảo vệ cũng
như đánh giá tính bền vững hệ sinh thái rừng của thành phố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

91


(1) Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới, tiêu. Chỉ tiêu này
không khả thi đối với thành phố Hạ Long vì cơ cấu kinh tế của thành phố chủ yếu là
công nghiệp, dịch vụ và du lịch.


Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng:


<b> (2) Tỷ lệ diện tích đất ngập nước vùng đồng bằng được bảo vệ và duy trì </b>
<b>đa dạng sinh học. Do đất ngập nước của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất ngập </b>
nước mặn nên chỉ số này không cần thiết.


<i>- Vùng ven biển: có 02 chỉ tiêu: </i>


(1) Hàm lượng một số chất hữu cơ trong nước biển vùng cửa sông, ven


<b>biển. Chỉ số này là tương đối cần thiết đối với thành phố Hạ Long vì mơi trường </b>
nước biển chịu tác động của nước thải từ các nhà máy của khu công nghiệp Cái
Lân, khu công nghiệp Việt Hưng. Chỉ số này có thể được cập nhật từ báo cáo Tình
hình thành phố hàng năm.


<b>(2) Diện tích rừng ngập mặn ven biển được bảo tồn, duy trì đa dạng sinh </b>
<b>học. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với thành phố Hạ Long vì hiện này rừng ngập </b>
mặn của thành phố đang bị suy giảm nghiêm trọng. Khu vực vịnh Cửa Lục bị ảnh
hưởng nặng nề do việc san lấp lấn biển và xây dựng các băng tải chuyển nguyên vật
liệu của nhà máy xi măng Hạ Long, xi măng Thăng Long, nhiệt điện Quảng Ninh.
Rừng ngập mặn khu vực Nam Cầu Trắng bị ảnh hưởng do hoạt động của cảng xuất
than Nam Cầu Trắng. Rừng ngập mặn khu vực Tuần Châu bị ảnh hưởng của hoạt
động san lấp xây dựng khu vui chơi giải trí Tuần Châu. Do đó, chỉ số này cũng đo
lường mức độ chuyển dịch cơ cấu của thành phố từ “nâu” sang “xanh”.


<i>- Đô thị trực thuộc trung ương: có 05 chỉ tiêu: Mặc dù thành phố Hạ Long </i>
không phải là đô thị trực thuộc trung ương nhưng là thành phố trọng điểm của tỉnh
Quảng Ninh và có tốc độ đơ thị hóa tương đối nhanh nên các chỉ số dành cho đô thị
trực thuộc trung ương cũng cần thiết cho thành phố Hạ Long.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

92


đất ở của thành phố là tương đối lớn. Việc giám sát chỉ tiêu này sẽ đánh giá mức độ
đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân của thành phố.


<b>(2) Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt. Chỉ tiêu này cần có khảo sát </b>
không chỉ trong phạm vi thành phố mà cịn cần cả các huyện thị liên quan. Hay nói
cách khác phạm vi khảo sát của chỉ tiêu này rộng so với thành phố Hạ Long do đó
khơng nên áp dụng chỉ tiêu này.



Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng:


<b>(3) Tỷ lệ chi ngân sách cho duy tu, bảo dưỡng các di tích lịch sử và các </b>
<b>điểm du lịch. Chỉ tiêu này là cần thiết cho thành phố Hạ Long do Hạ Long có địa </b>
điểm tham quan du lịch nổi tiếng là vịnh Hạ Long. Mức độ đầu tư cho vịnh Hạ
Long cũng là một trong những tiêu chí đánh giá cho quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.


<b>(4) Diện tích đất cây xanh đơ thị bình qn đầu người. Do q trình đơ thị </b>
hóa ở thành phố Hạ Long tương đối nhanh nên chỉ tiêu này là cần thiết để đánh giá
chất lượng cuộc sống cho các khu vực dân cư.


<b>(5) Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong khơng khí vượt quá tiêu </b>
<b>chuẩn cho phép. Chỉ tiêu này cần thiết cho thành phố Hạ Long. Nó đánh giá chất </b>
lượng cuộc sống của dân cư thành phố trong quá trình phát triển. Chỉ tiêu giám sát
này là khả thi vì hiện nay trên tồn tỉnh Quảng Ninh đã bắt đầu triển khai các trạm
quan trắc môi trường tự động mà trong đó trọng tâm giám sát là thành phố Hạ Long.
<i>- Nơng thơn: có 05 chỉ tiêu: Do thành phố có cơ cấu kinh tế chủ yếu là công </i>
nghiệp , dịch vụ và du lịch nên khu vực nông thôn hầu như không có vì vậy những
chỉ tiêu cho khu vực nơng thôn là không cần thiết.


<b>(1) Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy </b>
<b>sản.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

93


<b>(4) Lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật bình quân 1 ha đất </b>
<b>canh tác.</b>


<b>(5) Tỷ lệ chất thải rắng làng nghề được thu gom, xử lý. </b>



<i><b>3.2.2.</b><b>Đề xuất một số chỉ tiêu bổ sung </b></i>


Năng lượng xanh hay năng lượng tái tạo là một trong những nền tảng của mơ
hình kinh tế xanh. Do đó, việc giám sát việc đầu tư xây dựng, sử dụng các nguồn
năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong q trình chuyển đổi mơ hình
kinh tế từ "nâu" sang "xanh". Hiện nay ở thành phố Hạ Long đang thực hiện một số
hợp phần của dự án giải pháp đa lợi ích giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Việt Nam và
các nước Đơng dương bằng phát triển năng lượng sinh học và một số dự án trong đó
chú trọng tới việc sử dụng năng lượng xanh.


Xuất phát từ bộ chỉ tiêu giám, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai
đoạn 2013 – 2020 ban hành theo Quyết định 2157/QĐ-Ttg ngày 11 tháng 11 năm
2013, những cơ sở khoa học để phát triển bền vững thành phố Hạ Long trong bối
cảnh biến đổi khí hậu, mơ hình bảo vệ môi trường tổng thể được đề xuất và xuất
phát từ thực tiễn của thành phố, trong phạm vi luận văn này tôi xin đề xuất một số
chỉ tiêu bổ sung trong đó trọng tâm là giám sát việc đầu tư xây dựng và sử dụng
năng lượng xanh của thành phố. Các chỉ tiêu cụ thế như sau:


Chỉ tiêu bổ sung trong lĩnh vực kinh tế (02 chỉ tiêu)


- <b>Tỉ lệ năng lượng tái tạo trên tổng mức năng lượng cần dùng. Tỉ lệ này </b>
ngày càng tăng tức là mức độ phụ thuộc của thành phố vào năng lượng hóa thách
ngày càng giảm và ngược lại. Thêm vào đó từ tỉ lệ này cũng đánh giá được mức độ
giảm phát thải khí CO2 vào mơi trường xung quanh. Chỉ tiêu này có thể được thực


hiện trong thời gian 01 năm. Số liệu để tính tốn sẽ dựa trên báo cáo tình hình sử
dụng năng lượng của sở Cơng Thương


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

94



liệu thống kê được tổng hợp từ báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của thành
phố


Chỉ tiêu bổ sung trong lĩnh vực xã hội (01 chỉ tiêu)


- <b>Tỉ lệ lao động trong các ngành khai thác tài nguyên không tái tạo được </b>
<b>so với tổng số lao động trên địa bàn thành phố, </b>Đơn vị tính là %. Ngành tài
nguyên không tái tạo được tại thành phố Hạ Long đó là khai thác, chế biến, kinh
doanh than, sản xuất xi măng, nhiệt điện. Tỉ lệ này rất có ý nghĩa đối với sự phát
triển bền vững của thành phố Hạ Long do số lượng lao động phục vụ trong các
ngành này lớn nên nếu tỉ lệ này tăng sẽ làm gia tăng sự mất ổn định, tạo sức ép về
việc làm khi các nguồn tài nguyên này cạn kiệt. Trong trường hợp ngược lại, nó
chứng tỏ sự phát triển đang đi đúng hướng, việc giảm tỉ lệ lao động ở trong các
ngành này sẽ làm gia tăng lao động ở các ngành khác không phải là khai thác tài
nguyên không tái tạo được như du lịch, vận tải biển….


Chỉ tiêu bổ sung trong lĩnh vực mơi trường (02 chỉ tiêu)


- <b>Diện tích đất trồng cây lấy dầu. Đơn vị tính của chỉ tiêu này là hecta (ha). </b>
Mặc dù đã có chỉ tiêu về tỉ lệ che phủ rừng nhưng chỉ số này mang ý nghĩa khác
hơn đối với thành phố Hạ Long. Khi diện tích này tăng lên nó cho biết diện tích đất
bỏ hoang, các bãi thải mỏ được che phủ đồng thời nó cũng phản ánh mức độ gia
tăng tách chiết cũng như sử dụng nhiên liệu sinh học trên địa bàn.


- <b>Hàm lượng các kim loại nặng trong nước biển. Trong quá trình khai thác </b>
than các kim loại nặng theo nước thải mỏ và nước mưa chảy tràn qua khu vực khai
thác và xả vào Vịnh Hạ Long. Do đó, cần thiết có chỉ tiêu về các hàm lượng kim
loại nặng để đánh giá tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước
biển của vịnh Hạ Long. Số liệu thống kê có thể được trích xuất từ Báo cáo quan trắc


môi trường hàng năm của thành phố Hạ Long. Khoảng thời gian đánh giá là 1 năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

95


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

96


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>Đơn vị tính </b> <b>Kỳ cơng bố </b> <b>Đơn vị thực hiện </b> <b>Ghi chú </b>


CHỈ TIÊU TỔNG HỢP (01 CHỈ TIÊU)


1 1 Chỉ số phát triển con người 0≤HDI≤1 3 – 5 năm Cục thống kê QĐ 2157


LĨNH VỰC KINH TẾ (07 CHỈ TIÊU)


2 1 Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so


với tổng sản phẩm trên địa bàn


% Năm Cục thống kê QĐ 2157


3 2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số


ICOR)


Hệ số 5 năm Cục thống kê QĐ 2157


4 3 Năng suất lao động xã hội Triệu đồng/lao


động



Năm Cục thống kê QĐ 2157


5 4 Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách


trên địa bàn


% Năm thành phố Hạ Long QĐ 2157


6 5 Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản


xuất ra một đơn vị tổng sản phẩm trên địa
bàn


% Năm Sở Công Thương, Cục


Thống kê


QĐ 2157


7 6 Tỉ lệ năng lượng tái tạo trên tổng mức


năng lượng cần dùng


% 2 năm Sở Công Thương, Cục


Thống kê


Bổ sung


8 7 Số dự án về năng lượng xanh được đầu tư



triển khai trên địa bàn


Dự án 2 năm Sở Kế hoạch đầu tư,


Cục thống kê


Bổ sung


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

97


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>Đơn vị tính </b> <b>Kỳ cơng bố </b> <b>Đơn vị thực hiện </b> <b>Ghi chú </b>


9 1


Tỷ lệ hộ nghèo % Năm Cục thống kê, Sở Lao


động thương binh và
xã hội


QĐ 2157


10 2


Tỷ lệ thất nghiệp % Năm Cục thống kê, Sở Lao


động thương binh và
xã hội


QĐ 2157



11 3


Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào
tạo


% Năm Cục thống kê, Sở Lao


động thương binh và
xã hội


QĐ 2157


12 4


Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập (Hệ số GINI)


0≤HDI≤1 2 năm Cục thống kê QĐ 2157


13 5 Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh Trai/100 gái Năm Cục thống kê, Sở Y tế QĐ 2157


14 6


Tỷ lệ người dân đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế


% Năm Bảo hiểm xã hội tỉnh,


Sở Lao động – Thương


binh và Xã hội


QĐ 2157


15 7


Tỷ lệ chi ngân sách địa phương cho hoạt
động văn hóa, thể thao


% Năm Thành phố Hạ Long QĐ 2157


16 8 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi % Năm Cục thống kê, Sở Y tế QĐ 2157


17 9


Số người chết do tai nạn giao thông Người/100.000


dân/năm


Năm Công an thành phố,


Ban an tồn giao thơng


QĐ 2157


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

98


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>Đơn vị tính </b> <b>Kỳ cơng bố </b> <b>Đơn vị thực hiện </b> <b>Ghi chú </b>


tuổi tạo, Cục thống kê



19 11


Diện tích nhà ở bình qn đầu người m2 2 Năm Cục thống kê, Sở Xây


dựng


QĐ 2157


20 12


Tỷ lệ chi ngân sách cho duy tu, bảo dưỡng
các di tích lịch sử và các điểm du lịch


% Năm Sở Văn hóa, Thể thao


và Du lịch, Sở Tài
chính


QĐ 2157


21 13


Diện tích đất cây xanh đơ thị bình qn
đầu người


m2/người Năm Cục Thống kê, Sở Xây


dựng



QĐ 2157


22 14


Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại
trong khơng khí vượt quá tiêu chuẩn cho
phép


% Năm Sở Tài nguyên và Môi


trường


QĐ 2157


23 15


Tỉ lệ lao động trong các ngành khai thác
tài nguyên không tái tạo được so với tổng
số lao động trên địa bàn thành phố


% Năm Cục thống kê, Sở Lao


động thương binh và
xã hội


Bổ sung


LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (14 CHỈ TIÊU)
24



1


Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch % Năm Cục Thống kê, Sở Xây


dựng, Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nơng
thơn


QĐ 2157


25


2


Tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ, duy trì đa
dạng sinh học


% Năm Sở Tài nguyên và Môi


trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

99


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>Đơn vị tính </b> <b>Kỳ cơng bố </b> <b>Đơn vị thực hiện </b> <b>Ghi chú </b>


26


3


Diện tích đất bị thối hóa Ha 2 năm Sở Tài nguyên và Môi



trường, Sở Nông


nghiệp và Phát triển
Nông thôn


QĐ 2157


27


4


Tỷ lệ các đô thị, khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử
lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn
môi trường


% Năm Sở Xây dựng, Sở Tài


nguyên và Môi trường,
Sở Công thương, Ban
quản lý khu kinh tế


QĐ 2157


28


5


Tỷ lệ che phủ rừng % Năm Sở Nông nghiệp và



Phát triển Nông thôn


QĐ 2157


29


6


Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý % Năm Sở Xây dựng, Sở Tài


nguyên và Môi trường,
Sở Công thương, Sở Y
tế.


QĐ 2157


30


7


Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại Vụ, Triệu đồng Năm Sở Nông nghiệp và


Phát triển Nông thôn


QĐ 2157


31


8



Tỷ lệ các dự án khai thác khoáng sản
được phục hồi về môi trường


% Năm Sở Tài nguyên và Môi


trường


QĐ 2157


32 9


Số dự án xây dựng theo cơ chế phát triển
sạch – CDM


Dự án Năm Sở Tài nguyên và Môi


trường, Cục Thống kê


QĐ 2157


33 10


Số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt
phá


Vụ, ha Năm Sở Nông nghiệp và


Phát triển Nông thôn



</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

100


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>Đơn vị tính </b> <b>Kỳ cơng bố </b> <b>Đơn vị thực hiện </b> <b>Ghi chú </b>


34 11


Hàm lượng một số chất hữu cơ trong
nước biển vùng cửa sông, ven biển


mg/l Năm Sở Tài nguyên và Môi


trường, Sở Nông


nghiệp và Phát triển
Nông thôn


QĐ 2157


35 12


Diện tích rừng ngập mặn ven biển được
bảo tồn, duy trì đa dạng sinh học


Ha Năm Sở Nông nghiệp và


Phát triển Nông thôn,
Sở Tài nguyên và Môi
trường


QĐ 2157



36 13


Diện tích đất trồng cây lấy dầu ha Năm Sở Nông nghiệp và


Phát triển Nông thôn,
Sở Tài nguyên và Môi
trường


Bổ sung


37 14


Hàm lượng các kim loại nặng trong nước
biển


mg/l Năm Sở Tài nguyên và Môi


trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

101


<b>KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ </b>


<b>KẾT LUẬN </b>


1. Từ những nghiên cứu của đề tài về phát triển bền vững trong thời gian qua,
những xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới trên thế giới, của Việt Nam tại
Quảng Ninh cũng như ở Hạ Long đã cho thấy tăng trưởng xanh là chiến lược để
thành phố phát triền bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Mặc dù


vậy, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu về tăng trưởng xanh của đề tài.
Việc chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế xanh địi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ
người dân cũng như chính quyền thành phố Hạ Long. Bởi vì, thứ nhất, việc chuyển
đổi mơ hình phát triển là thay đổi quá trình nhận thức từ chỗ phát triển kinh tế, tạo
ra của cải vật chất cho xã hội bằng mọi giá, sử dụng tài ngun khơng tái tạo được
một cách khơng có kiểm soát thay bằng vừa phát triển nhưng cũng đồng thời phải
bảo vệ mơi trường, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài ngun khơng tái tạo, tìm tịi
phát triển nguồn năng lượng mới và không ngừng cải thiện công bằng xã hội. Thứ
hai, hiện nay trên tầm vực quốc tế cũng như quốc gia khơng có một mơ hình kinh tế
xanh áp dụng chung mà phải tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi để áp dụng
một cách tốt nhất. Thứ ba, chuyển đổi một mơ hình phát triển là chuyển đổi cả một
hệ thống, nó liên quan và tác động đến tất cả các ngành nên khối lượng thực hiện là
rất lớn và thời gian thực hiện là tương đối dài mới đánh giá được hiệu quả của mô
hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

102


vi đề tài này, các chỉ tiêu được đề xuất chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích
SMART nghĩa là các chỉ tiêu rõ áp dụng là rõ ràng, cụ thể (S), có khả năng đo
lường được (M), có khả năng đạt được (A), chỉ tiêu phản ánh được sự phát triển bền
vững của thành phố mà theo đó nếu chỉ số tăng lên hoặc giảm đi thì sự phát triển
bền vững hơn hoặc kém bền vững hơn (R), chỉ tiêu có thời gian cụ thể để đo lường
(T) và phương pháp tham vấn các chuyên gia trong ngành. Chính vì lý do đó các chỉ
tiêu khuyến nghị bỏ mặc dù có các yếu tố rõ ràng cụ thể (S), đo lường được (M), có
khả năng đạt được (A), có thời gian cụ thể để đo lường (T) nhưng các chỉ số đó
khơng phản ánh được sự phát triển bền vững của thành phố do khơng có như chỉ
tiêu “Tỷ lệ chất thải rắn làng nghề được thu gom, xử lý” hoặc nhỏ như “tỉ lệ diện
tích gieo trồng cây hàng năm được tưới tiêu” hoặc quá rộng đối với quy mô của
thành phố như “Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào
tốc độ tăng trưởng chung”. Tương tự như vậy, đối với các chỉ tiêu đề xuất bổ sung


phải đáp ứng được các yếu tố S.M.A.R.T đồng thời nó cũng kế thừa kết quả nghiên
cứu của luận văn về chiến lược để thành phố phát triền bền vững trong bối cảnh
biến đổi khí hậu đó là tăng trưởng xanh.


3. Mặc dù đề tài đã cố gắng nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển bền vững của thành phố nhưng nó mới chỉ dừng lại ở việc dựa trên sự tăng
giảm của chỉ số để đánh giá tính bền vững tốt lên hoặc xấu đi mà chưa đưa ra được
mối liên hệ giữa các chỉ số với nhau và mức độ quan trọng của từng chỉ số trong
việc đánh giá phát triển bền vững.


<b>KIẾN NGHỊ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

103


phải. Do đó, thành phố cần mở rộng giao lưu hợp tác với các thành phố khác trên
thế giới để tăng cường học hỏi và tìm kiếm mơ hình phát triển phù hợp hơn cho
mình.


2. Bộ chỉ tiêu được đề xuất trong Luận văn này mới chỉ là những nghiên cứu
bước đầu, để bộ chỉ tiêu thực sự đi vào cuộc sống, là một công cụ đánh giá hiệu
quả, kiến nghị thành phố nên có những nghiên cứu sâu hơn về các chỉ tiêu để tiến
tới có thể thể chế hóa các chỉ tiêu phát triển bền vững trong các văn bản về phát
triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường làm định hướng phát triển cho thành phố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

104
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<b>Tiếng Việt </b>


1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Hội thảo tập huấn Bộ chỉ tiêu giám sát,


<i>đánh giá Phát triển bền vững địa phương. Dự thảo Bộ chỉ tiêu phát </i>
<i>triển bền vững cho địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội, [Tài </i>
liệu chưa xuất bản].


2. Bảo tàng thiên nhiên Việt nam (2013), <i>Hội thảo Đề tài “Nghiên cứu </i>
<i>xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội </i>
<i>và môi trường các tỉnh Tây Nguyên”, Bảo tàng thiên nhiên Việt nam, </i>
Hà Nội, [Tài liệu chưa xuất bản].


3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), <i>Quyết đinh phê duyệt </i>
<i>chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chính </i>
phủ nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội, 21 tr.


4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quyết định ban hành bộ
<i>chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn </i>
<i>2013-2020, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 08 tr. </i>


5. Cục Thống kê Quảng Ninh (2012), <i>Niên giám thống kê Quảng Ninh, </i>
NXB Thống Kê, Hà Nội, 547 tr.


6. Trương Quang Học (2010), Phát triển bền vững : Lý thuyết và thực tiễn
<i>Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 120 tr. </i>


7. Nguyễn Đình Hịe, Vũ Văn Hiếu (2007), <i>Tiếp cận hệ thống trong </i>
<i>nghiên cứu môi trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, </i>
Hà Nội, 184 tr.


8. Nước CHXHCN Việt Nam (2012), Thực hiện phát triển bền vững ở
<i>Việt Nam, Công ty TNHH Con Đường Mới, Hà Nội, 85 tr. </i>



9. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2010), <i>Báo cáo hiện </i>
<i>trạng môi trường tổng thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2010, Sở </i>
Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh, 80 tr.


10.Thành ủy thành phố Hạ Long, <i>Báo cáo chính trị của ban chấp hành </i>
<i>đảng bộ thành phố Hạ Long năm 2010, Thành ủy thành phố Hạ Long, </i>
Hạ Long 21 tr.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

105


12.Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2013), <i>Quy hoạch bảo vệ môi </i>
<i>trường thành phố Hạ Long đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Ủy </i>
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh, 280 tr.


13.Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2013), <i>Quy hoạch bảo vệ môi </i>
<i>trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban </i>
nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh, 320 tr.


<b>Tiếng Anh </b>


14.Meadows,D.,(1998), <i>Indicators and Information Systems for </i>
<i>Sustainable Development,The Sustainability Institute, Canada, 95p. </i>
15.Millennium Ecosystem Board (2005), <i>Ecosystems and Human </i>


<i>Well-being, MEA, United States, 155p. </i>


16. IISD (1997), <i>Assessing sustainable development: Principle in </i>
<i>Practice, Canadian Cataloguing in Publication Data, Canada, 166p. </i>
17.IUCN (2001), <i>IUCN resource kit for sustainability assessment, Part </i>



<i>C: Slides for Facilitatorss, IUCN, Switzeland, 89p. </i>


18.IUCN (2003), <i>Sustainable Development Goals and Trade, IUCN& </i>
UNDP, Sri Lanka, 24p.


19.UN (1992), <i>Convention on Biological Diversity, UN, United States </i>
28p.


20.UN (2007), <i>Indicators of Sustainable Development: Guidelines and </i>
<i>Methodologies, UN, New York, 93p. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<b>PHỤ LỤC </b>


<b>Phụ lục 1. Bộ chỉ tiêu đầy đủ do Liên Hiệp Quốc đề xuất </b>
<b>Chỉ tiêu phát triển bền vững lĩnh vực xã hội </b>


<b>STT </b> <b>Danh mục chỉ tiêu </b>


<sub>Chương 3: Đấu tranh chống nghèo đói </sub>
1 Tỷ lệ thất nghiệp


2 Chỉ số nghèo tính theo đầu người nghèo
3 Chỉ số khoảng cách nghèo


4 Chỉ số khoảng cách chênh lệch nghèo
5 Chỉ số Gini bất bình đẳng thu nhập


6 Tỷ lệ tiền lương trung bình nữ so với tiền lương nam
Chương 5: Động lực dân số và phát triển bền vững



7 Tỷ lệ tăng dân số
8 Tỷ suất di cư thuần
9 Tổng tỷ suất sinh
10 Mật độ dân số


<sub>Chương 36: Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và đào tạo </sub>
11 Tỷ lệ thay đổi độ tuổi đi học dân số


12 <sub>Tỷ lệ nhập học tiểu học – tổng </sub>
13 Tỷ lệ nhập học tiểu học


14 Tỷ lệ nhập học Trung học cơ sở - tổng
15 Tỷ lệ nhập học Trung học cơ sở
16 <sub>Tỷ lệ người lớn biết chữ </sub>


17 Trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo
18 Triển vọng số năm đi học


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

20 Lao động nữ so với 100 lao động nam trong độ tuổi lao động
21 GDP chi cho giáo dục


Chương 6: Bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người


22 Vệ sinh cơ bản: Tỷ trọng dân số có cơ sở xử lý chất thải phù hợp
23 Tiếp cận với nước uống an toàn


24 <sub>Tuổi thọ kỳ vọng (tính từ khi sinh) </sub>
25 Trọng lượng trẻ sơ sinh đủ tháng
26 <sub>Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong </sub>



27 Tỷ lệ bà mẹ tử vong khi sinh
28 Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em
29 Tỷ lệ trẻ em tiêm chủng


30 <sub>Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai </sub>


31 Tỷ lệ theo dõi hóa chất độc hại có khả năng có trong thực phẩm
32 <sub>Chi tiêu y tế quốc gia dành cho việc y tế địa phương </sub>


33 Tổng chi y tế quốc gia so với GNP


Chương 7: Thúc đẩy phát triển khu dân cư bền vững
34 Tỷ lệ tăng dân số đô thị


35 Tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của xe vận tải có động cơ bình qn đầu
người


36 Thiệt hại kinh tế và người do thiên tai
37 Tỷ trọng dân số đô thị so với tổng số dân


38 Diện tích và dân số của các khu định cư chính thức và khơng chính thức
đơ thị


39 Diện tích sàn bình quân đầu người
40 <sub>Giá nhà so với thu nhập bình qn </sub>


41 Chi phí cơ sở hạ tầng bình quân đầu người


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

Chương 2: Hợp tác quốc tế để thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước
và các chính sách trong nước liên quan



42 GDP bình quân đầu người
43 Tỷ lệ đầu tư thuần so với GDP


44 <sub>Tỷ lệ (kim ngạch) xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP </sub>
45 Tổng kinh phí (rịng) xử lý mơi trường so với GDP


46 Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm qua chế biến so với tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa


<sub>Chương 4: Thay đổi mơ hình tiêu thụ </sub>
47 Tiêu thụ năng lượng hàng năm


48 Tỷ trọng giá trị gia tăng các ngành thâm dụng tài nguyên thiên nhiên so
với tổng số GTGT cơng nghiệp chế biến


49 Trữ lượng khống sản đã được thăm dò


50 <sub>Trữ lượng nhiên liệu hóa thạch đã được thăm dị </sub>


51 Thời gian dự kiến cạn kiệt trữ lượng năng lượng thăm dò
52 Cường độ sử dụng nguyên vật liệu


53 Tỷ trọng GTGT công nghiệp chế biến so với GDP
54 Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo so với tổng số
Chương 33: nguồn lực và cơ chế tài chính


55 Chuyển nhượng tài chính thuần / GNP
56 <sub>Tỷ lệ ODA giải ngân so với GNP </sub>
57 Nợ / GNP



58 <sub>Dịch vụ nợ / xuất khẩu </sub>


59 Tỷ lệ chi phí bảo vệ mơi trường so với GDP


60 Số tiền tài trợ mới hoặc bổ sung cho phát triển bền vững


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

61 Nhập khẩu trang thiết bị (hàng hóa để đầu tư)
62 Đầu tư trực tiếp nước ngoài


63 Tỷ lệ nhập khẩu tư liệu sản xuất thân thiện môi trường
64 Tài trợ hợp tác kỹ thuật


<b>Chỉ tiêu phát triển bền vững lĩnh vực môi trường </b>


<b>Nước </b>


Chương 18: Bảo vệ chất lượng và cung cấp nguồn nước ngọt
65 <sub>Mức giảm nước ngầm và nước mặt hàng năm </sub>


66 Tiêu thụ nước trong nước bình quân đầu người
67 Dự trữ nước ngầm


68 Nồng độ vi khuẩn (coliform) có trong nước ngọt
69 Nhu cầu oxy sinh hóa trong nước


70 Xử lý chất thải
71 Xử lý nước thải


72 Mật độ mạng lưới thủy văn



Chương 17: Bảo vệ các đại dương, tất cả các loại biển và vùng ven biển
73 Tốc độ tăng dân số (tại các khu vực) ven biển


74 Nước vùng biển ven bờ nhiễm dầu


75 Nồng độ nitơ và phốt pho có trong vùng nước ven biển
76 <sub>Sản lượng khai thác thủy sản tối đa đảm bảo bền vững </sub>
77 Chỉ số tảo


<b>Đất </b>


Chương 10: phương pháp tiếp cận tích hợp để quy hoạch và quản lý tài
nguyên đất


78 Thay đổi sử dụng đất


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

80 Phân cấp địa phương


81 Cấp độ quản lý tài nguyên thiên nhiên


Chương 12: Quản lý các hệ sinh thái mong manh: chống sa mạc hóa và
hạn hán


82 <sub>Tỷ lệ nghèo dân số vùng khô hạn </sub>
83 Chỉ số lượng mưa tháng cả nước


84 Chỉ số thực vật có nguồn gốc ngoại sinh
85 Đất bị sa mạc hóa (hoặc hoang hóa)



Chương 13 : Quản lý các hệ sinh thái mong manh : phát triển bền vững
miền núi


86 - Sự thay đổi dân số ở miền núi


87 <sub>- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong khu vực miền núi </sub>
88 <sub>- Phúc lợi của dân số vùng núi </sub>


Chương 14: Thúc đẩy nông nghiệp bền vững và phát triển nông thôn
89 <sub>Sử dụng thuốc trừ sâu trong nơng nghiệp </sub>


90 Sử dụng phân bón


91 Tỷ lệ đất canh tác được thủy lợi hóa


92 Mức sử dụng năng lượng trong sản xuất nơng nghiệp
93 Đất canh tác bình quân đầu người


94 Khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và ngập úng
95 <sub>Giáo dục nông nghiệp </sub>


<b>Tài nguyên thiên nhiên khác </b>


Chương 11: Đấu tranh chống nạn phá rừng
96 Cường độ khai thác gỗ


97 Thay đổi diện tích rừng


98 Tỷ lệ diện tích rừng được quản lý



</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

Chương 15 : Bảo tồn đa dạng sinh học


100 <sub>Tỷ lệ loài bị đe dọa tuyệt chủng so với tổng số các loài bản địa </sub>
101 Tỷ lệ diện tích bảo tồn so với tổng diện tích tự nhiên


Chương 16 : Quản lý môi trường âm thanh của công nghệ sinh học
102 <sub>Chi phí R & D cho cơng nghệ sinh học </sub>


103 Các quy định hoặc hướng dẫn an tồn sinh học hiện có trong cả nước


<b>Khí quyển </b>


Chương 9 : Bảo vệ khí quyển
104 Phát thải khí nhà kính


105 Phát thải khí oxit lưu huỳnh
106 <sub>Phát thải khí oxit nitơ </sub>


107 Tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozone


108 Nồng độ các chất ô nhiễm môi trường xung quanh trong khu vực đô thị
109 Chi phí cho xử lý chất thải ơ nhiễm khơng khí


<b>Xử lý chất thải </b>


Chương 21 : Quản lý môi trường chất thải rắn và các vấn đề liên quan
đến xử lý nước thải


110 Thế hệ của công nghiệp và chất thải rắn
111 Xử lý rác thải sinh hoạt bình qn đầu người


112 Chi phí quản lý chất thải


113 Tái chế chất thải và tái sử dụng
114 <sub>Xử lý rác thải đô thị </sub>


Chương 19 : Quản lý môi trường hóa chất độc hại
115 Số vụ hóa chất gây ngộ độc cấp tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

Chương 20 : Quản lý môi trường chất thải nguy hại
117 Các thế hệ của chất thải nguy hại


118 Xuất nhập khẩu chất thải nguy hại


119 Diện tích đất bị ơ nhiễm chất thải nguy hại
120 Chi phí xử lý chất thải nguy hại


Chương 22 : Quản lý an toàn và thân thiện môi trường của chất thải
phóng xạ


<sub>Phát sinh chất thải phóng xạ </sub>


<b>Chỉ tiêu phát triển bền vững lĩnh vực thể chế </b>


Chương 8 : Tích hợp mơi trường và phát triển trong việc ra quyết định
121 <sub>Chiến lược phát triển bền vững </sub>


122 Chương trình lồng ghép hạch tốn mơi trường và kinh tế tổng hợp
123 Ủy quyền đánh giá tác động môi trường


124 Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững


<sub>Chương 35 : Khoa học phát triển bền vững </sub>


125 Các nhà khoa học và kỹ sư trên một triệu dân


126 Các nhà khoa học và kỹ sư tham gia vào R & D trên một triệu dân
127 Tỷ lệ chi phí cho R & D so với GDP


<sub>Chương 39 : Các công cụ pháp lý quốc tế và cơ chế </sub>
128 Phê chuẩn điều ước quốc tế


129 Thực hiện thỏa thuận toàn cầu đã phê chuẩn
Chương 40 : Thông tin để ra quyết định


130 <sub>Điện thoại có dây và khơng dây bình qn 100 dân </sub>
131 Tiếp cận thông tin


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

133 Đại diện của các nhóm lớn trong Hội đồng quốc gia về phát triển bền
vững


134 Đại diện của các dân tộc thiểu số và người bản địa trong Hội đồng quốc
gia về phát triển bền vững


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

<b>Phụ lục 2. Bộ chỉ tiêu PTBV đô thị ở Ba Lan </b>


<b>STT Mục tiêu chiến lược </b> <b>Chỉ tiêu </b>


1


Hiện đại hóa đơ thị -
Nhanh chóng hiện đại


hóa đơ thị Milanówek


1. Số lần mất điện,


2. Tỷ lệ của hệ thống thoát nước được xây dựng trong thị
trấn,


3. Số hộ gia đình với nguồn cung cấp khí đốt,
4. Số hộ gia đình có kết nối Internet tốc độ cao,
5. Số lượng đường không trải nhựa.


2


Sinh thái học – Nâng
cao trình độ của chính
quyền địa phương,
doanh nghiệp và hành
động của người dân để
phát triển bền vững thị
trấn


6. Số giấy cho phép tỉa tán cây khỏe mạnh hay hạ cây đã
chết,


7. Số cây được tỉa tán trong một năm,
8. Tỷ lệ cây xanh,


9. Chiều dài của hệ thống thoát nước được xây dựng lại,
10. Tỷ lệ chất thải được phân loại tại nguồn,



11. Số bãi chứa chất thải thải không được phép,


12. Tỷ lệ phần trăm của ngân sách thành phố được sử dụng
để bảo vệ môi trường,


13. Cấp nước thải qua xử lý ở các hồ chứa và cống thốt
nước.


3


Văn hóa, du lịch, giải
trí - Phát triển các
chức năng văn hóa, du
lịch và giải trí của
thành phố dựa trên
truyền thống và lịch
sử địa phương


14. Nguồn lực từ ngân sách thành phố đã dành cho du lịch,
15. Số sự kiện văn hóa, thể thao trong một năm nhất định,
bao gồm cả phối hợp tổ chức với huyện,


16. Số lượng các khóa học máy tính cho các cư dân của
Milanówek được tổ chức trong một năm,


17. Tổng chiều dài tua du lịch trong thành phố, tính cả đi và
về,


18. Tổng số lưu hành các tài liệu quảng cáo xúc tiến du lịch,
19. Số lượng tổ hợp thể thao vào cửa miễn phí cho thanh


thiếu niên,


20. Số khách sạn,


21. Số phòng khách sạn có thể nghỉ qua đêm.


4


Cư dân - Thường
xuyên được dịch vụ
theo tiêu chuẩn đời
sống cao


22. Thông số chất lượng nước uống,


23. Tỷ lệ phần trăm của ngân sách thành phố đầu tư cho giáo
dục,


14. Số lượng người thưởng thức văn hóa của thị trấn trong
một năm,


15. Diện tích khu vực sinh sống bình qn đầu người,
26. Tỷ lệ thất nghiệp,


27. Số vụ tội phạm, chẳng hạn như: đánh đập, cướp bóc, trộm
cắp, trộm xe.


5 Xã hội dân sự - hình


thành xã hội dân sự



28. Số lượng các tổ chức phi chính phủ,


29. Số người là thành viên của các tổ chức phi chính phủ,
30. Khảo sát đánh giá của Văn phòng thành phố và làm việc
của các đơn vị khác, thành phố trực thuộc Trung ương tổ
chức,


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

quyền địa phương trong một năm


32. Tỷ lệ phần trăm của người dân tham gia vào các sự kiện
văn hoá, thể thao,


33. Số sáng kiến của công dân.


6


Doanh nghiệp - Phát
triển các dự án kinh
doanh mới trong
Milanówek và củng
cố các doanh nghiệp
hiện tại


34. Tỷ lệ phần trăm của ngân sách thành phố dành cho xúc
tiến kinh tế,


34. Nguồn tài nguyên dành cho việc trang bị khu vực đầu tư
với các tiện ích cần thiết,



</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

<b>Phụ lục 3. Bộ chỉ tiêu PTBV vùng ven biển Địa Trung Hải </b>
N


° CHỈ TIÊU VẤN ĐỀ


1 Tỷ lệ tăng dấn số Dân số


2 Tỷ lao động có việc làm việc Lao động và nghèo


3 Số lượng xe buyt / 100 người Mức sống và giao thông


4 Tỷ lệ tăng dân số đô thị Dân số và đơ thị hóa


5


Đất nơng nghiệp bị mất do đơ thị


hóa Đơ thị hóa và nơng nghiệp


6 Tốc độ đơ thị hoắ Đơ thị hóa


7


Diện tích nhà ở bình qn đầu


người Đơ thị hóa


8 Chỉ số khai thác tài nguyên rừng Rừng
9



Diện tích rừng ngập mặn/diện tích


rừng Rừng và sử dụng đất


10


Tỷ lệ diện tích rừng ngập mặn/ rừng


được bảo vệ Rừng và bảo vệ thiên nhiên


11 Bờ biển nhân tạo / tổng số bờ biển Đô thị hóa và khu vực ven biển
12


Số lượng khách du lịch bình quân


km bờ biển Du lịch và khu vực ven biển


13 Số du thuyền neo ở các bến cảng Du lịch và khu vực ven biển
14 Tăng dân số ở các vùng ven biển dân số


15 Mật độ dân số ở các vùng ven biển Dân số và sử dụng đất


16 Bờ biển bị xói mịn Vùng ven biển và quản lý lưu vực sông


17 Bảo vệ vùng ven biển Vùng ven biển và bảo vệ thiên nhiên


18


Chất lượng nước ven biển theo tiêu



chuẩn thế giới (tồn cầu) Ơ nhiễm và nước biển ven bờ


19


Tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt của
1 vạn dân đô thị ven biển trước khi


xả ra biển Đơ thị hóa và nước thải


20


Sử dụng thuốc trừ sâu trong nông
nghiệp


Nơng nghiệp và nước bị ơ nhiễm, sói mịn
đất


21


Sử dụng phân hóa học bình qn 1
ha đất nông nghiệp


Nông nghiệp và nước bị ô nhiễm, sói mịn
đất


22


Tỷ trọng đất nơng nghiệp được thủy


lợi hóa Nước và nơng nghiệp



23


Nhu cầu nước cho 1 ha đất nông


nghiệp thủy lợi hóa Nước và nơng nghiệp


24 Đất canh tác bình quân đầu người Nông nghiệp và dân số


25 Sản xuất nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản


26


Lượng chất thải vào nước từ công


nghiệp Công nghiệp và nước thải


27 Cơ cấu phương tiện giao thông Giao thông


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

29 Tỷ trọng giao thông công cộng Giao thông
30


Số khách du lịch nghỉ qua đêm bình


quân trên 100 người dân Du lịch và dân số


31


Tỷ lệ số dân có hai nhà so với tổng



số dân Du lịch và nhà ở


32


Số phịng ngủ khách sạn bình quân


trên 100 dân Du lịch và dân số


33 Chi ngân sách cho phát triển du lịch Du lịch
34


Số khách quốc tế bình quân trên 100


dân Du lịch và dân số


35 Tỷ lệ nước cung cấp dưới chuẩn Du lịch


36 Chỉ số chất lượng nước Nước ngọt và nước thải


37


Tỷ lệ nước thải thu gom xử lý bằng


hệ thống công cộng Nước thải và xử lý


38


Tỷ lệ nước thải công nghiệp được


xử lý tại nguồn Nước thải CN và xử lý



39 Biến động sử dụng đất Sử dụng đất


40 Biến động đất canh tác Nông nghiệp và sử dụng đất


41 Diện tích đất ngập nước ven biển Đa dạng sinh học và sử dụng đất
42 Phát thải chất thải rắn đô thị Dân số và chất thải


43 Phát thải chất thải rắn công nghiệp Cơng nghiệp và chất thải
44


Diện tích đất bị ô nhiễm bởi chất


thải nguy hại Chất thải và sử dụng đất


45 Cơ cấu chất thải đô thị Chất thải và tiêu dùng


46


Thu gom chất thải sinh hoạt (hộ gia


đình) Đất bị ô nhiễm


47


Tuần suất ngày khơng khí vượt tiêu


chuẩn cho phép Chất lượng khí


48 Thiệt hại kinh tế do thiên tai Rủi ro thiên nhiên


49


Số vụ cháy rừng bình quân hằng


năm Rừng và rủi ro thiên nhiên


50


Số của các hiệp hội liên quan đến
môi trường và / hoặc phát triển bền


vững Quan tâm đến môi trường và PTBV


51


Số của Chương trình nghị sự 21 đã


thơng qua chính quyền địa phương T Quan tâm đến môi trường và PTBV


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<b>Phụ lục 4: Bộ 20 chỉ tiêu phát triển nông thôn Thủy Điển </b>


<b>Kinh tế</b> <b>Môi trường</b>


1. Lao động 1. Mật độ dân số


1.a. Thất nghiệp 2. Sử dụng đất


1.b. Đa dạng việc làm 3. Bảo vệ tài nguyên


2. Trình độ học vấn 3.a Đa dạng sinh học



3. Chi phí sinh hoạt 3.b Diện tích tự nhiên được bảo vệ
4.Kinh tế sống động 4.môi trường nâng cao nhận thức
4.a số doanh nghiệp mới thành lập so


với số doanh nghiệp phá sản


4.a Sử dụng phân bón và thuốc trừ
sâu


4.b Thói quen đi lại 4.b Các biện pháp tiết kiệm tài
nguyên


5. Huy động nguồn lực 4.c Phân loại chất thải tại nguồn
5.a Sở hữu xe riêng 5. Năng lượng và sử dụng nước
5.b Truy cập internet 5.a Năng lượng tiêu thụ


<b>Xã hội</b> 5.b Lượng nước tiêu thụ


1. Cơ cấu dân số <b>Công bằng xã hội</b>


2. Phát triển dân số 1. Bình đẳng giới


3.Y tế 1.a. Vị trí lãnh đạo


3.a. Sự thay đổi mẫu bệnh theo mùa 1.b. Sự khác biệt về lương giữa
nam/nữ


3.b. Tuổi thọ trung bình 2. Chất lượng cuộc sống



4.Văn hóa 3.Truy cập vào thiết bị


4.a Chi tiêu cơng cho hoạt động
văn hóa


4. Chất lượng Giao thông vận tải
Công


</div>

<!--links-->

×