Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ THÚY MAI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG VIỆC SỬ DỤNG
CƠNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI
Ở HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh Doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Thủy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp
nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm
ơn và tất cả các trích dẫn trong Luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Ngô Thị Thúy Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng cơng
trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo thuộc Khoa
Quản trị Kinh doanh - Học viên Nông nghiệp Việt Nam, Ban Lãnh đạo và chuyên gia
Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Yên Phong, Phịng
Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, Phịng Tài nguyên và môi trường và các đồng
nghiệp trong Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni Việt Nam”.
Tới nay, Luận văn của tơi đã hồn thành. Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến
với Ts. Nguyễn Thị Thủy đã dành thời gian, công sức giúp đỡ tơi rất tận tình và chu đáo
về chun mơn trong q trình thực hiện đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị Kinh doanh,
đồng nghiệp và bạn bè đã đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hồn thiện đề tài.

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Ngô Thị Thúy Mai

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục từ viết tắt......................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis Abstract ............................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1. Cơ sở lý luận của cơng trình khí sinh học.................................................................. 5
2.1.1. Khái niệm về khí sinh học và cơng trình khí sinh học ............................................ 5
2.1.2. Phân loại cơng trình khí sinh học............................................................................ 7
2.1.3. Vai trị của cơng trình khí sinh học ....................................................................... 13
2.1.4. Ảnh hưởng việc sử dụng cơng trình khí sinh học ................................................. 17
2.1.5. Các yếu tố quyết định đến việc sử dụng cơng trình khí sinh học ......................... 22
2.2. Cơ sở thực tiễn về sử dụng cơng trình khí sinh học................................................. 23
2.2.1. Cơng trình khí sinh học trên thế giới và các nước trong khu vực ......................... 23
2.2.2. Cơng trình khí sinh học tại Việt Nam ................................................................... 25


iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 28
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 28
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện .................................................................... 32
3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất của huyện ................................................................. 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 35
3.2.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu.............................................................................. 35
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................ 36
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 37
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 38
3.2.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia .......................................................... 38
3.2.6. Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) ............................... 38
3.2.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 39
3.2.8. Khung nghiên cứu ................................................................................................. 40
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 41
4.1. Khái quát tình hình phát triển ngành chăn ni tại huyện n Phong, tỉnh Bắc
Ninh ............................................................................................................................... 41
4.1.1. Tình hình chung về sản xuất chăn ni ................................................................ 41
4.1.2. Tình hình chăn ni của các nhóm hộ điều tra ..................................................... 42
4.2. Phân tích ảnh hưởng việc sử dụng cơng trình khí sinh học ở huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh .......................................................................................... 44
4.2.1. Tình hình sử dụng cơng trình khí sinh học ở các hộ điều tra ................................ 44
4.2.2. Ảnh hưởng về kinh tế ........................................................................................... 45
4.2.3. Ảnh hưởng về xã hội............................................................................................. 50
4.2.4. Ảnh hưởng về môi trường..................................................................................... 53
4.3. Phân tích các yếu tố quyết định đến sử dụng cơng trình khí sinh học ..................... 57
4.3.1. Ngun nhân xây dựng cơng trình khí sinh học ................................................... 57

4.3.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 59
4.3.3.Điều kiện vốn ......................................................................................................... 61
4.3.4. Quy mô chăn nuôi ................................................................................................. 62
4.3.5. Yếu tố kỹ thuật ...................................................................................................... 64

iv


4.3.6. Chính sách hỗ trợ .................................................................................................. 65
4.4. Định hướng và giải pháp tăng cường sử dụng cơng trình khí sinh học ở các
hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Phong ...................................................... 66
4.4.1. Một số căn cứ để đưa ra định hướng và giải pháp ................................................ 66
4.4.2. Một số định hướng phát triển cơng trình khí sinh học .......................................... 67
4.4.3. Một số giải pháp tăng cường sử dụng cơng trình khí sinh học ............................. 68
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 71
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 71
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 74
5.2.1. Đối với Nhà nước ................................................................................................. 74
5.2.2. Đối với chính quyền cấp huyện, xã ...................................................................... 74
5.2.3. Đối với người chăn nuôi ....................................................................................... 75
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 76

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BCĐ

Ban chỉ đạo

BQ

Bình qn

BVTV

Bảo vệ thực vật

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KSH

Khí sinh học

NTM

Nơng thơn mới

MTTQ


Mật trận tổ quốc

PCBL

Phịng chống bão lụt

PTNT

Phát triển nông thôn

SNV

Tổ chức Phát triển Hà Lan tại Việt Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


VACVINA

Hội Làm vườn Việt Nam

VBA

Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam

XD

Xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần khí sinh học (%).......................................................................... 5
Bảng 4.1. Diện tích các loại đất qua các năm ............................................................... 30
Bảng 4.2. Sự biến động dân số qua các năm................................................................. 32
Bảng 4.3. Biến động kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm ................................... 34
Bảng 4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện ....................................... 41
Bảng 4.2. Quy mơ chăn ni của các nhóm hộ điều tra ............................................... 44
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng các cơng trình khí sinh học............................................. 45
Bảng 4.4. Tiết kiệm nhiên liệu từ việc sử dụng cơng trình khí sinh học ...................... 46
Bảng 4.5. Chi phí nhiên liệu trước và sau khi có cơng trình khí sinh học .................... 47
Bảng 4.6. Số tiền tiết kiệm trung bình hàng năm từ nhiên liệu .................................... 48
Bảng 4.7. Thay đổi trong tiêu thụ phân bón hóa học .................................................... 49
Bảng 4.8. Thời gian tiết kiệm được của các hoạt động khác nhau ............................... 52
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của cơng trình KSH đến sức khỏe của con người và vật

ni ............................................................................................................... 52
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của cơng trình KSH đến các loại bệnh.................................................. 53
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của việc sử dụng cơng trình KSH tới chăn ni và cách
thức quản lý phân chuồng ............................................................................. 53
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của cơng trình KSH đến vệ sinh mơi trường của hộ gia
đình và chuồng ni ..................................................................................... 54
Bảng 4.13. Trở ngại dẫn đến khơng xây dựng cơng trình khí sinh học..................................... 59
Bảng 4.14. Sở hữu đất đai của các hộ khảo sát .............................................................. 60
Bảng 4.15. Lượng chất thải hàng ngày của vật ni ................................................................... 63
Bảng 4.16. Tình hình chăn ni tại các hộ điều tra ..................................................................... 64

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu tạo của thiết bị KT1 (trái) và KT2 (phải) ................................................ 10
Hình 2.2. Cấu tạo của kiểu VACVINA .......................................................................... 11
Hình 4.1. Bản đồ huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. ...................................................... 28
Hình 4.2. Nguồn thu nhập chính của các hộ điều tra ...................................................... 43
Hình 4.3. Đèn sưởi khí sinh học dùng để úm lợn con .................................................... 48
Hình 4.4. Tỷ lệ % các hộ tiết kiệm thời gian trong các hoạt động khác nhau ................ 51
Hình 4.5. Cơng trình khí sinh học ở bên ngồi chuồng trại ............................................ 51
Hình 4.6. Hộ dân đang sử dụng bếp khí sinh học để đun nấu ........................................ 55
Hình 4.7. Lý do xây dựng cơng trình KSH của các hộ có cơng trình KSH .................... 57
Hình 4.8. Lý do xây dựng cơng trình KSH của các hộ chưa sử dụng KSH ................... 58
Hình 4.9. Cơ cấu chi phí xây dựng cơng trình KSH ....................................................... 62
Hình 4.10. Sự hiểu biết và mức độ ưa chuộng đối với các loại cơng trình KSH............ 65

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Thị Thúy Mai
Tên Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của
các hộ chăn ni ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: CH23QTKDC

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Những năm qua, ở Việt Nam chăn nuôi phát triển khá mạnh cả về số lượng lẫn
quy mô. Nhưng việc chăn nuôi thiếu quy hoạch, đặc biệt ở các vùng dân cư đông đúc đã
gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Trước thực trạng chăn nuôi nhỏ lẻ
vẫn tiếp tục tồn tại trong nhiều năm tới, việc áp dụng các giải pháp để xử lý chất thải
chăn ni trong đó có giải pháp về cơng nghệ khí sinh học (KSH) là hết sức cần thiết.
Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là khu vực chăn nuôi lợn trọng điểm của tỉnh
với số lượng đàn lợn ngày càng lớn kéo theo lượng chất thải chăn nuôi càng tăng đã trở
thành điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường. Một trong những giải pháp hữu hiệu được
huyện Yên Phong thực hiện là xây dựng cơng trình KSH quy mơ hộ gia đình. Tuy
nhiên, việc sử dụng rộng rãi cơng trình KSH của các hộ dân vẫn còn những hạn chế do
nhiều khác nhau nguyên nhân như: thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu chính sách... đã làm
giảm hiệu quả việc sử dụng cơng trình KSH đa lợi ích này. Xuất phát từ những lý luận
và thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng
cơng trình khí sinh học của các hộ chăn ni ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh“.
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình KSH của các hộ
chăn ni ở huyện n Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ đó nhằm đề xuất giải pháp phát huy
các ảnh hưởng tích cực và giảm các ảnh hưởng tiêu cực việc sử dụng cơng trình KSH
của các hộ chăn nuôi ở địa bàn huyện.
Mục tiêu cụ thể: i) Hệ thống hoá cơ sở lý luận về ảnh hưởng của cơng trình

KSH; ii) Phân tích thực trạng ảnh hưởng việc sử dụng cơng trình KSH của các hộ chăn
nuôi ở huyện; và iii) Đề xuất giải pháp phát huy các ảnh hưởng tích cực và giảm các
ảnh hưởng tiêu cực việc sử dụng cơng trình KSH của hộ chăn ni.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơng trình KSH quy mơ hộ gia đình; Hộ chăn ni lợn
trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; Hộ chăn ni lợn sử dụng và hộ chưa sử
dụng cơng trình KSH.

ix


Nội dung nghiên cứu: Tình hình chăn ni và sử dụng cơng trình KSH của các
hộ trên địa bàn; Các ảnh hưởng về kinh tế, xã hội và môi trường mà việc sử dụng cơng
trình KSH của các hộ chăn nuôi mang lại; và Các yếu tố quyết định đến việc sử dụng
cơng trình KSH của các hộ chăn ni.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2015 đến tháng 6/2016; thu thập các số liệu
thứ cấp trong 3 năm từ năm 2013-2015; số liệu điều tra sơ cấp trong năm 2015 và đầu
năm 2016.
Địa điểm và phương pháp nghiên cứu: Các hộ điều tra được chọn mẫu ngẫu
nhiên 35 hộ có cơng trình KSH và 35 hộ chưa có cơng trình KSH lựa chọn từ 6/14 thị
trấn, xã trong địa bàn huyện. Thu thập số liệu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp, sơ cấp và điều tra hộ gia đình. Phân tích số liệu sử dụng phương pháp thống kê mơ
tả và so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Ứng dụng công nghệ KSH là một nhu cầu tất yếu của các hộ chăn ni tại tỉnh
Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng khi nó gắn với các điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi trường, đồng thời giải phóng sức lao động cho phụ
nữ và trẻ em gái ở khu vực nông thôn. Ảnh hưởng của việc sử dụng công trình khí sinh
học tại các hộ chăn ni ở huyện Yên Phong là rất rõ nét ở các mặt kinh tế, xã hội và
môi trường:

Ảnh hưởng về kinh tế: Công trình KSH cung cấp năng lượng sạch, rẻ tiền cho
các hoạt động đun nấu và thắp sáng tại các hộ gia đình. Có cơng trình KSH đã giúp cho
các hộ tiết kiệm được chi phí năng lượng là 3 triệu đồng/năm/hộ. Việc sử dụng phụ
phẩm KSH trong trồng trọt đã làm giảm chi phí mua phân hóa học tại các hộ vào
khoảng 14%, tiết kiệm được 1,1 triệu đồng/năm.
Ảnh hưởng về xã hội: Sử dụng KSH trong đun nấu rất thuận tiện và sạch sẽ đã
góp phần giải phóng phụ nữ và trẻ em gái khỏi gánh nặng vất vả của công việc nội trợ
và kiếm nhiên liệu đã tiết kiệm 1,39 giờ/ngày của họ để học tập, nghỉ ngơi, tham gia vào
các hoạt động xã hội. Ảnh hưởng về sức khỏe của phụ nữ và trẻ em cũng tốt lên ghi
nhận ở mức tưng ứng là 23% và 14%. Khi đầu tư xây dựng cơng trình KSH, các hộ
chăn nuôi thường kết hợp nâng cấp chuồng trại, nhà vệ sinh gia đình, khu vực đun nấu...
do vậy cũng giúp cho cuộc sống của hộ gia đình tiện nghi hơn và thuận tiện như cuộc
sống của người dân thành thị.
Ảnh hưởng về mơi trường: Việc xây dựng cơng trình KSH mang lại tác động
tích cực cho hộ về vệ sinh mơi trường chăn ni. Có đến 97% phản hồi cho biết có sự
cải thiện về mức độ sạch của khn viên tồn gia đình và 100% phản hồi cải thiện về
mức độ sạch của chuồng trại. Phản hồi về giảm mùi hôi thối từ chuồng nuôi, bụi, bồ

x


hóng và khói tại khu vực đun nấu lần lượt là 97%, 94%, 97% và 100%. Cơng trình KSH
đã góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường nông thôn, giữ cho môi trường nông
thôn xanh, sạch và đẹp hơn.
Tuy vậy, việc mở rộng sử dụng cơng trình KHS trên địa bàn huyện n Phong
vẫn cịn những khó nhất định, cụ thể như:
Về đất đai để xây dựng công trình khí sinh học: Hầu hết các hộ chăn ni đều
xây dựng cơng trình ngay trong khn viên gia đình, cá biệt có những hộ dân xây dưới
nền chuồng vật ni, diện tích xây dựng cịn nhỏ đã là một rào cản lớn và vì vậy khơng
tránh khỏi được hiện tượng ô nhiễm.

Về nguồn vốn: Đa phần là từ nguồn vốn tự có của người dân, nguồn vốn hỗ trợ
cịn nhỏ (chiếm dưới 10% tổng giá trị xây dựng). Ngoài ra các thủ tục hỗ trợ còn mất
nhiều thời gian nên có những hộ dân cịn rụt rè khi ra quyết định đầu tư xây dựng cơng
trình. Việc hỗ trợ 5.000.000 đồng/cơng trình/hộ mới được đưa vào thực hiện nên vẫn
chưa được phổ biến rộng rãi về quy trình nhận hỗ trợ.
Về ứng dụng khoa học công nghệ: Mặc dù nhận thức của người dân về công
nghệ KSH đã được nâng lên thông qua các buổi tuyên truyền, tập huấn nhưng họ vẫn
cịn gặp phải những khó khăn trong khâu vận hành, bảo dưỡng nhất là trong những
trường hợp xử lý hỏng hóc nhỏ. Việc ứng dụng sử dụng phụ phẩm KSH trong trồng trọt
và ni trồng thủy sản cịn nhỏ lẻ chưa được phổ biến rộng rãi, trong khi có tiềm năng
lớn để áp dụng.
Từ những lý do trên đã phần nào dẫn đến tâm lý e ngại, khó khăn khi ra quyết
định đầu tư xây dựng cơng trình KSH. Vì vậy, để việc ứng dụng cơng nghệ KSH
trên địa bàn huyện Yên Phong được hiệu quả và bền vững hơn cần có sự phối hợp
chặt chẽ của Nhà nước, nhà nông và nhà khoa học. Các giải pháp cụ thể về nguồn
vốn, kỹ thuật và truyền thông được đưa ra để áp dụng đối với người chăn nuôi và
chính quyền địa phương.

xi


THESIS ABSTRACT
In the past years, in Vietnam, the animal husbandry sector has strongly
developed of in terms of both quantity and scale. But the unplanned breeding, especially
in densely populated areas has caused environmental pollution more seriously. Small
scale raising animal situation continues to exist for years to come, the application of the
solutions for the livestock waste treatment including biogas technology is essential. Yen
Phong district, Bac Ninh province is the pig breeding areas of the province with
increasing the number of pig heads, consequently, the increasing livestock waste has
become a hotspot for environmental pollution. One of the effective measures being

implemented Yen Phong district is building small scale biogas plants. However, the
widespread use of biogas plants still remain limited due to many different reasons, such
as lack of capital, lack of technical information, lack of support policy ... has reduced
the effectiveness of the use of this multiple benefits biogas technology. Stemming from
the above theoretical and practical, I carried out this thesis to research the effect the use
of biogas plants at raising animal households in Yen Phong district, Bac Ninh province,
from which to propose solutions to promote the positive effects and reduce the negative
effects of use of biogas plants at households in the district. This study aimed at
investigating the effects of using biogas technology on raising animal households in
Yen Phong district. A face-to-face direct interview method was applied to a sample 35
households of using biogas technology and 35 households of non using biogas
technology. We found the results as follows:
Economic effect: Biogas plant provides clean and inexpensive energy for
cooking and lighting at households. Having biogas plants helped households to save
energy costs is 3 million/year/household. The use of bio-slurry in cultivation has
reduced the cost of buying chemical fertilizer at about 14% per household, saving 1.1
million/year.
Social effect: Using biogas for cooking is very convenient and clean has
contributed emancipation of women and girls from the burden of strenuous housework
and saving fuel for 1.39 hours/day to study, rest and participating in social activities.
Impact on health of women and children is also good at respectively 23% and 14%.
When the building biogas plants, farmers often combine upgrade housing, family toilet,
kitchen ... therefore also makes their life more comfortable and convenience as the lives
of the urban population.
Environmental effect: The biogas plants bring positive impact for protection of
livestock sanitation. As many 97% of respondents indicated that there is an

xii



improvement in the cleanliness of the whole family site and 100% feedback about
improving the cleanliness of the cages. Feedback on reducing the stench from the
pigsty, dust, soot and smoke in the cooking area respectively 97%, 94%, 97% and
100%. Biogas plants have contributed greatly to the protection of the rural environment,
keep the rural environment greener, cleaner and more beautiful.
From the above reasons have partly led to psychological fears, difficulties in
investment to decision on the construction of biogas plants. So, in order to apply biogas
technology in Yen Phong district more efficient and sustainable, it is a need for closer
coordination of the State, farmers and scientists. The specific measures of capital,
technology and communications are in place to apply for farmers and local authorities.
Based on those findings, we attempt to provide implications to households,
local goverment to reduce the negative effects of use of biogas plants at households in
the district.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số sống ở vùng
nơng thơn, sản xuất nơng nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
nước ta. Những năm qua, chăn nuôi phát triển khá mạnh cả về số lượng lẫn quy
mô. Việc chăn nuôi thiếu quy hoạch, đặc biệt ở các vùng dân cư đông đúc đã gây
ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Các chất thải chăn nuôi gây ô
nhiễm nguồn nước mặt, khơng khí, và đất, ảnh hưởng xấu đến mơi trường sống
của con người. Theo tính tốn của các chun gia trong nước thì hàng năm tổng
đàn gia súc, gia cầm Việt Nam sẽ thải vào môi trường khoảng 80 triệu tấn chất
thải rắn (Vũ Thị Khánh Vân, 2010). Ngoài các chất thải sinh hoạt của con người,
chất thải rắn và chất thải lỏng từ các trại chăn nuôi ở các hộ gia đình, các trang
trại đã gây ơ nhiễm môi trường sống tại rất nhiều vùng nông thôn, bởi vì phần

lớn các chất thải xả trực tiếp ra cống thốt nước hoặc thải thẳng vào các ao hồ
sơng suối trong khu vực. Không những vậy nhiều hộ chăn nuôi cịn cho nguồn
nước thải chăn ni chảy tràn ra khu vực quanh chuồng trại, cho thấm tự nhiên
xuống lòng đất gây ra ơ nhiễm nặng bầu khơng khí và đất.
Trước thực trạng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn tiếp tục tồn tại trong nhiều năm tới,
việc áp dụng các giải pháp để xử lý chất thải chăn ni trong đó có giải pháp về
cơng nghệ khí sinh học (KSH) là hết sức cần thiết. Thực tế triển khai các chương
trình, dự án khí sinh học đã chứng minh rằng, KSH là một công nghệ hợp lý cho
giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta hiện nay. Nhiều lợi ích do KSH
mang lại cho người dân đã được thể hiện trong các báo cáo điều tra như: cung
cấp năng lượng có giá trị cao là KSH sử dụng trong đun nấu thay thế than, dầu và
các chất đốt sinh khối truyền thống khác; phụ phẩm KSH đã qua xử lý có hàm
lượng dinh dưỡng cao, hạn chế lây lan dịch bệnh, góp phần cải tạo đất; đặc biệt
là tác dụng giảm ơ nhiễm mơi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
Có thể nói lợi ích của cơng trình KSH đối với các hộ chăn nuôi là ngăn
ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, góp phần giảm
thiểu phát thải khí nhà kính; tạo ra nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền cho họ để
góp phần giảm thiểu tình trạng chặt phá rừng để làm chất đốt và giảm thiểu sử
dụng nhiên liệu hoá thạch; cung cấp phụ phẩm KSH cho trồng trọt chăn nuôi, tạo

1


ra thực phẩm sạch; từ đó cũng góp phần cải thiện sinh kế và chất lượng sống của
các hộ chăn nuôi Việt Nam. Tại tỉnh Bắc Ninh, công nghệ KSH được triển khai
và phát triển nhanh từ năm 1997, đến nay, tồn tỉnh xây dựng được gần 22.000
cơng trình KSH các loại, trong đó gần 8.500 cơng trình kiểu KT1 và KT2 được
xây dựng theo các chương trình, dự án KSH, góp phần quan trọng cải thiện mơi
trường, sức khỏe con người, thúc đẩy chăn ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh đến nay, tồn tỉnh có hơn 413

nghìn con gia súc và 4,1 triệu con gia cầm (Báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh, 2014). Tuy nhiên, do chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư
nên dịch, bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm... ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả chăn nuôi của tỉnh. Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh là khu vực chăn nuôi lợn trọng điểm của tỉnh, số lượng đàn lợn ngày càng
lớn kéo theo lượng chất thải như phân, nước tiểu, chất độn chuồng, thức ăn thừa,
xác vật nuôi chết… càng tăng đã trở thành điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường do
chất thải khơng được xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ rồi thải ra môi trường đã gây tác
động xấu đến nguồn nước, đất, khơng khí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ người chăn ni lợn nói riêng và các hộ dân cư xung quanh nói chung.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây huyện Yên Phong đã đặc biệt chú ý đến
công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi, để vừa đảm bảo phát triển
đàn gia súc gia cầm khỏe mạnh, không bệnh tật vừa tạo môi trường sống trong
lành tại vùng nông thôn. Một trong những giải pháp hữu hiệu được huyện Yên
Phong thực hiện là xây dựng cơng trình khí sinh học quy mơ hộ gia đình. Và kết
quả đây là huyện có số lượng cơng trình khí sinh học lớn của tỉnh Bắc Ninh. Đến
cuối năm 2014, tồn huyện đã có khoảng 1.317 cơng trình KSH kiểu KT1 và
KT2 đã được xây dựng và đang hoạt động hiệu quả.
Việc người chăn nuôi huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã và đang ứng
dụng công nghệ KSH vào trong thực tế sản xuất và được coi là biện pháp hữu
hiệu giải quyết tình trạng ơ nhiễm môi trường chăn nuôi, mang lại nguồn năng
lượng sạch trong đun nấu và thắp sáng, sử dụng phân bón hữu cơ từ phụ phẩm
KSH... Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi cơng trình khí sinh học của các hộ dân
vẫn còn những hạn chế do nhiều nguyên nhân như: người chăn ni thiếu thơng
tin, hiểu biết về cơng nghệ khí sinh học, về các chương trình hỗ trợ của Nhà
nước, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơng trình...
Có những trường hợp đầu tư xây dựng, nhưng do thiếu hiểu biết về kỹ thuật dẫn

2



tới sau một thời gian sử dụng, cơng trình khơng hoạt động hiệu quả hay không đủ
nguyên liệu nạp đầu vào... đã làm giảm hiệu quả việc sử dụng công trình khí sinh
học đa lợi ích này. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng cơng trình khí sinh học của
các hộ chăn ni ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh“.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ
chăn ni ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ đó nhằm đề xuất giải pháp phát
huy các ảnh hưởng tích cực và giảm các ảnh hưởng tiêu cực việc sử dụng cơng
trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hố cơ sở lý luận về ảnh hưởng của cơng trình khí sinh học;
- Phân tích thực trạng ảnh hưởng việc sử dụng cơng trình khí sinh học của
các hộ chăn nuôi ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất giải pháp phát huy các ảnh hưởng tích cực và giảm các ảnh
hưởng tiêu cực việc sử dụng công trình khí sinh học của hộ chăn ni.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các ảnh hưởng việc sử dụng cơng trình khí sinh học của các hộ chăn
ni ở huyện n Phong, tỉnh Bắc Ninh như thế nào?
- Các yếu tố quyết định đến việc sử dụng cơng trình khí sinh học của các
hộ chăn nuôi ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh?
- Các giải pháp phát huy các ảnh hưởng tích cực và giảm các ảnh hưởng
tiêu cực việc sử dụng cơng trình khí sinh học của hộ chăn ni?
- Các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ khí sinh học của
các hộ chăn ni trên địa bàn trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
+ Cơng trình khí sinh học quy mơ hộ gia đình

+ Hộ chăn ni lợn trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

3


+ Hộ chăn nuôi lợn sử dụng và hộ chưa sử dụng cơng trình khí sinh học
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng sử dụng
cơng trình khí sinh học của các hộ chăn ni, nghiên cứu các ảnh hưởng của
cơng trình khí sinh học khi hộ chăn nuôi sử dụng công nghệ này và đề xuất các
giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng cơng nghệ khí sinh học của các hộ chăn
ni trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Do vậy, trong nghiên cứu này
tôi tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:
- Tình hình chăn ni và sử dụng cơng trình khí sinh học của các hộ trên
địa bàn;
- Các ảnh hưởng về kinh tế, xã hội và môi trường mà việc sử dụng cơng
trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi mang lại;
- Các yếu tố quyết định đến việc sử dụng cơng trình khí sinh học của các
hộ chăn nuôi.
Phạm vi thời gian:
- Thời gian làm luận văn: từ tháng 8/2015 đến tháng 6/2016
- Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp trong 3 năm từ năm 2013-2015; số
liệu điều tra sơ cấp trong năm 2015 và đầu năm 2016.
Phạm vi không gian:
- Hộ chăn ni lợn sử dụng cơng trình khí sinh học (trước khi sử dụng và
sau khi sử dụng) và hộ chăn ni chưa có cơng trình khí sinh học tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh.

4



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC
2.1.1. Khái niệm về khí sinh học và cơng trình khí sinh học
Cơ thể sinh vật (động vật, thực vật...) được cấu tạo chủ yếu từ các chất
hữu cơ. Các chất này thường bị thối rữa do tác động của các các vi sinh vật mà
chủ yếu là vi khuẩn. Quá trình này được gọi là quá trình phân giải hay phân hủy.
Quá trình phân giải xảy ra trong mơi trường có oxy được gọi là phân giải hiếu
khí (hay hảo khí) và sinh ra khí các-bon-níc (CO2). Q trình phân giải xảy ra
trong mơi trường khơng có oxy được gọi là phân giải kỵ khí (hay yếm khí), q
trình phân giải kỵ khí sinh ra một hỗn hợp khí gọi là khí sinh học (KSH) với 2
thành phần chủ yếu là khí các-bon-níc (CO2) và khí mê-tan (CH4), khí mêtan là
khí cháy được nên KSH cháy được (Nguyễn Quang Khải, 2010). Như vậy, KSH
là sản phẩm khí của q trình lên men kỵ khí phân giải các hợp chất hữu cơ phức
tạp thành các chất vơ cơ đơn giản, trong đó có sản phẩm chính mà chúng ta cần
là khí mê-tan. Tùy thuộc vào nguyên liệu, thời gian phân hủy và nhiệt độ môi
trường bao quanh, hàm lượng khí mê-tan trong hỗn hợp khí dao động từ 60-70%.
Trong điều kiện vi sinh vật hoạt động kém, lượng khí mê-tan có thể giảm cịn 4050%. Phần còn lại chủ yếu là CO2, thường dao động từ 35-40%. Theo nghiên cứu
của tác giả Ngô Kế Sương, 1981 về sản xuất và sử dụng khí sinh học thể hiện ở
bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Thành phần khí sinh học (%)
Loại khí

Nƣớc sản xuất
Mỹ

Đức

Ấn Độ


CH4

54-70

53,8-62,0

35-70

CO2

27-45

37,0-44,7

28-55

N2

5,3

1,0

1,0

H2

1-10

9,3


1-10

CO

0,10

0,10

0,10

O2

0,10

0,10

0,10

H2 S

0,10

0,10

0,10

5



Trong thiên nhiên, KSH được sinh ra ở những nơi nước sâu, tù đọng thiếu
oxy như các đầm lầy (khí đầm lầy), dưới đáy ao, hồ, giếng sâu, ruộng lúa ngập
nước, bãi rác (khí bãi rác) hoặc trong bộ máy tiêu hố của động vật (khí ruột).
Một trong những người đầu tiên nhắc đến KSH là Van Helmont vào năm 1630
khi ơng nói về một loại khí cháy được khi sinh ra từ sự phân hủy của hợp chất
hữu cơ. KSH còn được sinh ra ở các mỏ than đá (khí mỏ), dầu mỏ (khí đồng
hành) và khí thiên nhiên do các q trình biến đổi địa hố xảy ra hàng triệu năm.
Trong điều kiện nhân tạo, KSH được sinh ra trong các thiết bị KSH nhờ công
nghệ lên men yếm khí và người ta gọi đó là cơng nghệ khí sinh. Cơng nghệ này
mang lại rất nhiều lợi ích, góp phần rất lớn trong việc phát triển đất nước và đặc
biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta hiện nay.
Nói chung các chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học đều có thể làm nguyên
liệu nạp cho các thiết bị KSH. Các nguyên liệu này được chia thành hai loại:
Nguyên liệu có nguồn gốc động vật và nguyên liệu có nguồn gốc thực vật.
Nguyên liệu có nguồn gốc động vật bao gồm chất thải (phân và nước tiểu) của
gia súc, gia cầm và chất thải của người. Các loại chất thải này đã được xử lý
trong bộ máy tiêu hoá của động vật nên dễ phân giải và nhanh chóng tạo KSH.
Các nguyên liệu thực vật gồm lá cây và cây thân thảo như phụ phẩm cây trồng
(rơm, rạ, thân lá ngô, khoai, đậu...), rác sinh hoạt hữu cơ (rau, quả, lương thực bỏ
đi...) và các loại cây xanh hoang dại (rong, bèo, các cây phân xanh...). Gỗ và thân
cây già rất khó phân giải nên không dùng làm nguyên liệu được. Nguyên liệu
thực vật thường có lớp vỏ cứng rất khó bị phân giải. Để q trình phân giải kỵ
khí diễn ra được thuận lợi, người ta thường phải xử lý sơ bộ (cắt nhỏ, đập dập, ủ
hiếu khí) trước khi nạp chúng vào thiết bị KSH để phá vỡ lớp vỏ cứng và tăng
diện tích tiếp xúc cho vi khuẩn tấn cơng.
Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN 97 - 2006 được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn áp dụng từ năm 2006, các thuật ngữ sau được áp dụng trong
cơng nghệ khí sinh học quy mơ hộ gia đình:
1. Thiết bị KSH: là thiết bị dùng để xử lý kỵ khí các chất hữu cơ, sản xuất
KSH và phụ phẩm KSH.

2. Công trình KSH: là hệ thống bao gồm thiết bị KSH, đường ống và dụng
cụ sử dụng khí, bộ phận tích giữa và xử lý phụ phẩm khí sinh học.
3. Phụ phẩm KSH (gọi tắt là phụ phẩm): là sản phẩm dạng lỏng và đặc của
quá trình phân giải cơ chất. Phụ phẩm gồm 3 phần là nước xả, bã cặn và váng.

6


Theo tác giả Martin và cộng sự cho rằng công trình KSH là cơng trình bao
gồm tồn bộ hệ thống thiết bị KSH, như bể phân giải, bể điều áp, bể chế biến
phân hữu cơ, và đường ống dẫn khí, bếp đun và các phụ kiện
Ngồi lợi ích xử lý mơi trường chăn ni, cơng trình khí sinh học cịn góp
phần cải thiện mơi trường nơng thơn, hiện đại hóa nơng thơn, giải phóng sức lao
động phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn, tạo công ăn việc làm mới.
2.1.2. Phân loại cơng trình khí sinh học
Hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều loại thiết bị KSH (bộ phận dùng để
xử lý kỵ khí các chất hữu cơ) với các kích cỡ khác nhau được áp dụng để xử lý
chất thải ở các quy mô khác nhau, từ quy mơ hộ gia đình đến quy mơ nơng
nghiệp, trang trại chăn nuôi lớn. Thiết bị KSH quy mô hộ gia đình là loại thiết bị
đơn giản được phân thành 3 loại theo vị trí của bộ phận tích khí như sau: 1) Nắp
chứa khí nổi; 2) Bộ phận tích khí kết hợp với bể phân giải; và 3) Bộ phận tích khí
tách riêng. Các thiết bị KSH thơng thường hoạt động theo phương thức nạp
nguyên liệu liên tục hàng ngày được phân loại căn cứ theo cách thu khí. Về phân
loại cơng trình KSH, người ta thường chia ra thành 3 loại chính sau: 1) Cơng
trình nắp cố định; 2) Cơng trình làm bằng túi ni-lơng; và 3) Cơng trình phủ bạt.
Cơng trình khí sinh học nắp cố định:
Loại cơng trình này được phát triển đầu tiên ở Trung Quốc, bộ phận chứa
khí và bể phân giải được gắn với nhau thành một bể kín. Khí sinh ra được tích lại
ở phía trên sẽ tạo ra áp suất nén xuống mặt dịch phân giải, đẩy một phần dịch
phân giải lên bể điều áp được nối với lối ra. Giữa bề mặt dịch phân giải và bề mặt

thống ở ngồi khơng khí có độ chênh lệch nhất định, thể hiện áp suất khí trong
cơng trình KSH. Khí tích lại càng nhiều thì độ chênh lệch càng lớn. Khi lấy khí
sử dụng thì dịch phân hủy từ bể điều áp lại chảy vào bể phân giải và đẩy khí lên,
áp suất khí khi đó sẽ giảm dần tới khơng. Dựa vào dạng hình học của bể phân
hủy có thể chia thiết bị nắp cố định thành 3 loại khác nhau như sau: loại hình
hộp; loại hình trụ và loại hình cầu.
Cơng trình KSH nắp cố định được xây dựng từ gạch, xi-măng là các vật
liệu thơng thường sẵn có ở địa phương nên mức độ sẵn có của vật liệu cao và
kích thích sản xuất, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương. Kiểu cơng trình này
có bể điều áp để điều hịa áp suất khí trong bể phân giải nên áp suất khí cao và ổn
định; hơn nữa thời gian lưu đủ đảm bảo cho chất thải phân giải được gần hết
7


trong bể phân giải nên các chỉ số về môi trường cao hơn các loại khác như các
chỉ số về mùi, COD, BOD5, coliform. Mặc dù chi phí đầu tư xây dựng ban đầu
cao hơn so với các loại khác nhưng tuổi thọ và thời gian thu hồi vốn cao nên lợi
ích kinh tế từ kiểu cơng trình này đem lại ưu việt hơn các kiểu khác.
Cơng trình KSH làm bằng túi nilông:
Loại thiết bị bằng túi chất dẻo đầu tiên được phát triển ở Đài loan và chế
tạo bằng chất dẻo bùn đỏ (Red Mud Plastic - RMP) năm 1974. Có thể coi đây là
biến thể của loại nắp cố định. Bể phân giải là một túi bằng chất dẻo hoặc cao su.
Phần dưới là bể phân giải, còn phần trên là nơi chứa khí. Loại này đã phát triển
mạnh ở Việt Nam nhất là tại các tỉnh phía Nam.
+ Ưu điểm:
- Có thể sản xuất hàng loạt nên dễ tiêu chuẩn hóa.
- Giá thành hạ nên đầu tư ban đầu thấp.
- Kỹ thuật nắp đặt đơn giản nhanh chóng.
- Dễ dàng nắp đặt trong các điều kiện địa hình khác nhau
+ Nhược điểm:

- Tốn diện tích mặt bằng.
- Thời gian sử dụng ngắn, dễ hư hỏng (thủng do chuột, dế cắn…).
- Độ an toàn thấp dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn hoặc ngạt khí gas.
- Nếu xây kè thành hố và đổ tấm đan đậy thì giá thành khơng thấp hơn với
thiết bị nắp cố định.
- Khó lấy bỏ váng và lắng cặn sau khoảng 3 năm (tùy công suất sử dụng)
bể sẽ đầy và phải thay túi.
- Bảo ơn kém, đặc biệt với mùa đơng cơng trình hoạt động kém hiệu quả.
- Áp suất thấp nên sử dụng khí hiệu suất thấp, khơng dẫn được khí đi xa.
Cơng trình KSH phủ bạt:
Đây là cơng nghệ mới được đưa vào Việt Nam trong vài năm vừa qua.
Loại bạt sử dụng trong xây dựng loại hầm này là HDPE (High Density
Polyethinel).
Ưu điểm của loại hầm này:

8


- Có dung tích lớn tùy ý, có thể lên tới hàng nghìn m3. Chính vì vậy có thể
áp dụng được cho các trang trại chăn nuôi lớn.
- Giá thành rẻ tính cho một đơn vị dung tích.
Nhược điểm:
- Kém bền hơn so với loại hầm xây bằng gạch.
- Dễ chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài.
- Dễ bị hỏng (thủng) nếu có các yếu tố tác động.
Hiện nay loại hầm này phát triển ở cả các miền ở Việt Nam đặc biệt là tại
những vùng có chăn ni quy mơ lớn. Có những hầm biogas loại này có thể tích
lên đến 36.000 m3. Thời gian sử dụng loại hầm này có thể tới trên 15 năm.
Ở Việt Nam hiện nay, các hộ chăn nuôi với quy mô nông hộ đa phần sử
dụng kiểu cơng trình khí sinh học nắp cố định. Chỉ cịn rất ít hộ chăn ni vùng

Tây Nam Bộ là cịn sử dụng cơng trình KSH làm bằng túi ni-lơng; cịn đối với
cơng trình KSH phủ bạt chỉ phù hợp với những trang trại lớn, quy mơ chăn ni
nhiều và có mặt bằng để xây dựng. Sau đây là ba loại cơng trình KSH nắp cố
định chính đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Việc lựa chọn loại cơng trình
căn cứ vào ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng và điều kiện của người ứng dụng
(địa điểm xây dựng, vật liệu, thợ xây).
- Kiểu cơng trình KSH nắp cố định vịm cầu KT1 và KT2
KT1 và KT2 là hai kiểu cơng trình KSH vịm cầu nắp cố định được lựa
chọn đưa vào các thiết kế mẫu của Tiêu chuẩn ngành về cơng trình KSH quy mơ
hộ gia đình được Bộ NN&PTNT ban hành năm 2006. KT1 được áp dụng cho
vùng đất tốt, mực nước ngầm thấp, diện tích mặt bằng để xây dựng cơng trình
tương đối hẹp. KT2 được áp dụng cho vùng đất yếu, mực nước ngầm cao và diện
tích mặt bằng để xây dựng cơng trình tương đối rộng. Cho đến nay, KT1 và KT2
vẫn là hai kiểu thiết kế được Dự án “Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn
ni Việt Nam” áp dụng cho 58 tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngồi ra các dự án
khí sinh học trực thuộc Bộ NN&PTNT khác như dự án “Nâng cao chất lượng, an
tồn sản phẩm nơng nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học” (QSEAP);
dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh và an toàn thực phẩm” (LIFSAP) và dự án
“Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp” (LCASP) đều đang áp dụng hai kiểu thiết kế
này. Trên thực tế, ngoài các dự án khí sinh học trên, nhiều hộ chăn ni cũng đã
lựa chọn xây theo kiểu KT1 và KT2 mà không có sự giúp đỡ của dự án.

9


Kiểu KT1 và KT2 có cấu trúc tương tự nhau gồm có 6 bộ phận như trong
Hình 1, được xây dựng bằng các vật liệu xây dựng thông thường.

1


6
4

2
5
3

1

Bể nạp

4

Ống lấy khí

2

Ống lối vào

5

Ống lối ra

3

Bể phân huỷ

6

Bể điều áp


Hình 2.1. Cấu tạo của thiết bị KT1 (trái) và KT2 (phải)

Ưu điểm của hai kiểu KT1 và KT2 là giá thành hạ do tiết kiệm vật liệu
hơn các loại khác vì diện tích bề mặt nhỏ nhất và lực chịu khỏe nhất do gạch
được xây nghiêng. Do bề mặt phần giữ khí là đới cầu có diện tích nhỏ nhất và
khơng có góc cạnh nên giảm tổn thất khí và tránh được các rạn nứt về sau trong
quá trình vận hành và sử dụng. Vì thiết bị được xây ngầm dưới đất nên dễ vận
hành và ít tốn diện tích mặt bằng. Thiết bị cũng hạn chế sự hình thành váng do bề
mặt dịch phân giải phía trong ln lên xuống, diện tích liên tục thu lại và mở
rộng ra. Ngoài ra, do được thiết kế hợp lý nhờ một chương trình máy tính tối ưu
hóa nên đây là thiết kế cơng trình đã được hội đồng thẩm định cấp nhà nước chấp
nhận và được thử nghiệm, chứng minh tính ưu việt qua hơn 15 năm ứng dụng.
Người chăn nuôi cũng có nhiều cơ hội lựa chọn vì có đến 128 cỡ khác nhau. Với
các thiết kế cho các kích thước cơng trình phù hợp với điều kiện khí hậu, số
lượng và loại nguyên liệu nạp, nhu cầu sử dụng khí của từng gia đình nên khi đưa
vào sử dụng, các kiểu thiết bị KT1 và KT2 đã phát huy tối đa cơng suất và tác
dụng của nó trong việc xử lý chất thải chăn ni và nó cũng đang được áp dụng
rộng rãi nhất trên cả nước.

10


Tuy nhiên kiểu KT1 và KT2 cũng cịn có một số nhược điểm cần được
khắc phục và cải tiến như: Người thợ xây dựng theo hai kiểu này phải được đào
tạo vì kỹ thuật xây dựng khác lạ; quá trình xây, trát phải hết sức chú ý nếu không
sẽ gây thất thốt khí trong q trình vận hành và sử dụng cơng trình.
- Kiểu VACVINA
Đây là kiểu mơ hình do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng
nông thôn thuộc Hội làm vườn Việt Nam (VACVINA) giới thiệu, còn được gọi

là mơ hình VACVINA cải tiến. Ngun liệu nạp được đưa và bể phân giải có các
hình dạng khác nhau (hình khối hộp chữ nhật, hình trụ, hoặc hình dạng bất kỳ)
nhờ một hệ thống ống si-phông đầu vào. Khí sinh học sinh ra được lưu trữ nhờ
một hệ thống túi dự trữ khí ở bên ngồi hệ thống bể. Loại mơ hình này được áp
dụng và thử nghiệm từ năm 1998 nhưng cho đến nay cịn rất ít hộ gia đình sử
dụng.
Kiểu VACVINA có cấu trúc đơn giản như các bể tự hoại của nhà vệ sinh
tự hoại quy mơ gia đình. Do đó kỹ thuật xây dựng đơn giản và rất quen thuộc với
thợ xây dựng. Bể gồm 5 bộ phận chính như Hình 2. Các loại vật liệu để xây bể
bao gồm: gạch, xi măng, cát, sắt và một số loại ống. Chi phí xây dựng tuỳ thuộc
vào kích thước của bể. Bể này có tuổi thọ khoảng 15-20 năm.

1 Ống nạp (ống lối vào)

3

Bể chứa dịch thải

2 Bể phân giải

4

Ống xả (lối ra)

5

Túi chứa khí

Hình 2.2. Cấu tạo của kiểu VACVINA


Tuy nhiên kiểu này có một số nhược điểm sau: Áp suất khí thấp nên sử
dụng khí hiệu suất thấp, khó dẫn khí đi xa; tốn nhiều vật liệu hơn các dạng khác
11


×