Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phân tích lợi ích chi phí của việc sử dụng công nghệ khí sinh học biogas ở huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.53 KB, 77 trang )

tế
H

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
.................

in

h

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ
CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ KHÍ SINH
HỌC BIOGAS Ở

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ



cK

HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện
Trần Khánh Linh
Lớp: K42 TNMT

Giáo viên hướng dẫn
TS. Bùi Đức Tính

HUẾ, 5/2012


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế
H

uế

Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại
trường Đại Học Kinh Tế Huế, Đại Học Huế, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, sự dạy dỗ tận tình của
quý thầy cô, cơ quan thực tập, sự động viên giúp
đỡ của bạn bè và người thân, tôi đã hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng cám ơn sâu
sắc tới:
TS. Bùi Đức Tính – người đã trực tiếp tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này.
Toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại
Học Kinh Tế, Đại Học Huế.
Trạm khuyến nông Huyện Thanh Chương, Hội
Làm Vườn, các đoàn thể và bà con nhân dân
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Gia đình bạn bè, người thân đã động viên,
giúp đỡ tôi học tập, thực tập và hoàn thành
khóa luận này.
Do thời gian và kinh nhiệm của bản thân còn
hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong sự góp ý kiến của quý
thầy cô và những người quan tâm để đề tài được

hoàn thiện hơn, cũng như giúp tôi nâng cao năng
lực cho quá trình công tác sau này của bản thân.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm
2012


Sinh vieõn thửùc
hieọn

Tr



ng


i

h

cK

in

h

t
H


u

Tran Khaựnh Linh


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.................................................iv
DANH MỤC BẢN ĐỒ - HÌNH VẼ..............................................................................v

uế

DANH MỤC BIỂU BẢNG ..........................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ vii

tế
H

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Mục tiêu chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................3

h

4. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................3

in


5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3

cK

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI
PHÍ CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC BIOGAS............................................4
1.1.1

Cơ sở lý luận:........................................................................................................4

họ

1.1

Phương pháp phân tích Lợi ích – Chi phí (CBA) .............................................4

1.1.1.1 Định nghĩa ...........................................................................................................4

Đ
ại

1.1.1.2 Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp CBA...................................................5
1.1.1.3 Các chỉ số thường gặp trong CBA ......................................................................8
1.1.1.4. Lợi ích và chi phí trong việc ứng dụng Biogas. .................................................9
Khái niệm về Biogas .......................................................................................11

1.1.3

Cơ chế hoạt động và hiệu suất xử lý chất thải ...............................................11


ng

1.1.2

ườ

1.1.3.1 Quy trình sản xuất khí sinh học (KSH)...........................................................11
1.1.3.2 Nguồn nguyên liệu làm Biogas .......................................................................12
Lợi ích của mô hình Biogas ............................................................................14

Tr

1.1.4

1.1.4.1 Lợi ích về môi trường .....................................................................................14
1.1.4.2 Lợi ích về mặt xã hội.......................................................................................14
1.1.4.3 Lợi ích về năng lượng .....................................................................................15
1.1.4.4 Lợi ích kinh tế và góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển ..............................15
1.2
1.2.1

Cơ sở thực tiễn của phát triển hệ thống Biogas..................................................16
Tiềm năng Biogas trên Thế Giới ....................................................................16
ii


1.2.2

Tiềm năng mô hình Biogas ở Việt Nam ..........................................................17


1.2.3

Tình hình sử dụng mô hình Biogas ở Nghệ An ...............................................19

1.2.4 Tình hình sử dụng mô hình Biogas ở Thanh Chương ..........................................20
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH BIOGAS CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN THANH CHƯƠNG – NGHỆ AN ...............21

uế

2.1 Khái quát đặc điểm địa bàn huyện Thanh Chương .................................................21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................21

tế
H

2.1.1.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................21
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên..............................................................................................22
2.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội .......................................................................................23
2.2 Đặc điểm các hộ điều tra .........................................................................................25

h

2.2.1 Tình hình nhân khẩu của các hộ điều tra. ............................................................25

in

2.2.2 Tình hình chăn nuôi của các hộ được điều tra.....................................................26
2.2.3 Tình hình sử dụng hầm Biogas của các hộ điều tra .............................................27

Các chương trình, chính sách hỗ trợ áp dụng Biogas....................................34

cK

2.2.4

2.2.5 Thuận lợi khó khăn khi áp dụng mô hình Biogas.................................................35

họ

2.2.5.1 Thuận lợi.........................................................................................................35
2.2.5.2 Khó khăn .........................................................................................................36
2.3

Phân tích Lợi ích – Chi phí của ứng dụng mô hình Biogas tại huyện Thanh

Đ
ại

Chương –tỉnh Nghệ An .................................................................................................37
2.3.1 Sử dụng mô hình SWOT để phân tích hiệu quả sử dụng KSH .............................37
2.3.2. Các chi phí của việc áp dụng mô hình Biogas ....................................................38
Lợi ích mang lại từ mô hình Biogas của các hộ điều tra. ..............................41

ng

2.3.3
2.3.4

Kết quả tính toán ............................................................................................47


ườ

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ......................................................50
1.1 Nguyên nhân của các tồn tại về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi ............50
Một số nguyên nhân Biogas chưa được sử dụng rộng rãi. .................................50

1.3

Định hướng thúc đẩy và nhân rộng mô hình Biogas..........................................52

Tr

1.2

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................54
1. KẾT LUẬN.............................................................................................................54
2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................55

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
NPV: (Net Present Value)
PVB: Hiện giá lợi ích.

IRR: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate Of Return – IRR.

tế
H


BCR: Tỷ số lợi ích chi phí (Benefit Cost Ratio).
KSH: Khí sinh học.
CBA: Phân tích lợi ích chi phí.
SWOT: Được viết tắt từ:

h

Strengths: Các điểm mạnh

in

Weaknesses: Các điểm yếu

cK

Opportunities: Cơ hội
Threats: Thách thức

uế

PVC: Hiện giá chi phí.

UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc.

họ

ĐVT: Đơn vị tính.

N – P – K: Nito – Photpho – Kali.

HLV: Hội làm vườn.

Đ
ại

NN & PTNT: Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tr.đồng: Triệu đồng.
C/N: Cacbon/Nito.

ng

C –B: Chuồng – Biogas.
V – C – B: Vườn – Chuồng – Biogas.

ườ

A – C – B: Ao – Chuồng – Biogas.

Tr

V – A – C – B: Vườn – Ao – Chuồng – Biogas.

iv


DANH MỤC BẢN ĐỒ - HÌNH VẼ

Bản đồ 1: Vị trí huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An ........................................22
Hình 1: Thiết kế hầm KT1 .........................................................................................29


uế

Hình 2: Thiết kế hầm KT2 .........................................................................................30
Hình 3: Mô hình Biogas Vacvina cải tiến ................................................................30

tế
H

Hình 4: Túi ủ nilon ......................................................................................................31
Hình 5: Bể Composite ................................................................................................31

Hình 6: Các thiết bị phụ kết nối với hầm Biogas: nồi nấu cơm bằng Gas, bình

h

nóng lạnh đun bằng Gas, bóng đèn, bếp, bộ lọc khí ........................................... 32

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK


in

Hình 7: Đại lý thiết kế, tư vấn, lắp đặt Biogas Composite trên địa bàn ...............36

v


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Biểu đồ 1: Số hộ lắp đặt thêm công trình vệ sinh tự hoại ......................................41
Biểu đồ 2: Cách xử lý chất thải chăn nuôi trước khi có Biogas ............................43

uế

Biểu đồ 3: Cách xử lý chất thải chăn nuôi sau khi có Biogas ................................44
Biểu đồ 4: Cơ cấu chi phí năng lượng trước và sau khi có Biogas .......................46

tế
H

Bảng 1: Giá trị hiện tại của các dòng lợi ích và chi phí dự án .................................6
Bảng 2: Tổng hợp lợi ích, chi phí, NPV của dự án ...................................................7

Bảng 3: Bản Đặc tính và lượng khí sinh ra của một số nguyên liệu .....................13

h

Bảng 4: Tiềm năng Biogas tại Việt Nam..................................................................18

in


Bảng 5: Tình hình về nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra .............................25
Bảng 6: Số lượng chăn nuôi lợn/ lứa của các hộ gia đình được điều tra ..............26

cK

Bảng 7: Tình hình sử dụng Biogas qua các năm của toàn huyện Thanh Chương ......27
Bảng 8: Các loại hầm khác nhau của các hộ điều tra..............................................28

họ

Bảng 9: Thể tích hầm của các hộ điều tra ................................................................33
Bảng 10: Thời gian sử dụng hầm Biogas của các hộ điều tra ................................34

Đ
ại

Bảng 11: Chi phí xây dựng hầm Biogas thể tích 11m3 ...................................... 39
Bảng 12: Chi phí bình quân cho một công trình Biogas Composite thể tích trung
bình 9,7m3 (tính giá năm 2011) .................................................................................40

ng

Bảng 13: Lượng hoá giá trị bằng tiền khi làm giảm phát thải khí nhà kính.........42
Bảng 14: Những công việc kiêm đối với các hộ gia đình ......................................45

ườ

Bảng 15: Tình hình sử dụng các nhiên liệu của các hộ điều tra ............................46

Tr


Bảng 16: Kết quả các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của hầm Biogas .............48

vi


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Là một nước nông nghiệp với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát
triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà
nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt

uế

động phát triển chăn nuôi. Trong những năm qua, chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả
về quy mô và giá trị. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi còn thiếu quy hoạch đã gây ra tình

tế
H

trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Các chất thải chăn nuôi không được xử lý triệt để

là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và đất,
ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khoẻ của cộng đồng dân cư.

Việc sử dụng KSH là một trong những phương pháp có thể làm giảm thiểu ô

h

nhiễm môi trường. Biogas được hình thành từ chất thải của người và động vật trong


in

điều kiện kín khí nên rất phù hợp với những vùng nông thôn, nơi đa số hộ gia đình đều

cK

có hoạt động chăn nuôi. Biogas được sử dụng làm nguyên liệu để đun nấu, thắp sáng,
chạy máy phát điện …

Ngày nay, nhiều hộ gia đình ở Huyện Thanh Chương đã xây dựng hầm Biogas,

họ

vừa tiết kiệm nhiên liệu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, vừa bảo vệ môi trường,
sức khoẻ con người và vật nuôi. Ngoài ra, các phụ phẩm của Biogas có thể sử dụng

Đ
ại

làm phân bón cho cây trồng.

Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích lợi ích - chi phí của việc sử dụng công
nghệ khí sinh học Biogas ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”
Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

ng

Phân tích lợi ích – chi phí của việc sử dụng mô hình Biogas ở các nông hộ thuộc

ườ


Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An.
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng mô hình Biogas ở nông hộ.
Tìm ra những khó khăn khi ứng dụng mô hình, từ đó đề xuất một số biện pháp

Tr

cho việc sử dụng mô hình Biogas một cách hiệu quả ở Huyện Thanh Chương – Tỉnh
Nghệ An.
Trong quá trình phân tích nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp:
Thu thập số liệu đã được công bố.
Điều tra số liệu từ những nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu bằng cách chọn
mẫu và hỏi trực tiếp.
vii


Tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu đã thu thập, điều tra.
Kết quả đạt được:
Khái quát được tình hình sử dụng mô hình Biogas ở Huyện Thanh Chương –
Tỉnh Nghệ An.
Phân tích được lợi ích – chi phí của các nông hộ trong quá trình sử dụng mô

uế

hình Biogas ở Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An.

tế
H

Đưa ra được một số giải pháp cho việc sử dụng mô hình Biogas một cách hiệu


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

quả cho các nông hộ thuộc Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An.

viii


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu chọn đề tài
Việt Nam là một trong số các quốc gia đông dân trên Thế giới, với dân số tính


uế

đến năm 2009 là hơn 85 triệu người, đứng thứ 13 trên Thế giới và thứ 2 trong khu vực
Đông Nam Á (Tổng cục thống kê). Là một nước nông nghiệp với khoảng 73% dân số

tế
H

sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong

những mục tiêu được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh
tế hộ gia đình thông qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Trong những năm qua,
chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị. Tuy nhiên, hình thức chăn

in

h

nuôi còn thiếu quy hoạch đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Các chất
thải chăn nuôi không được xử lý triệt để là một trong những nguyên nhân gây ra ô

sức khoẻ của cộng đồng dân cư.

cK

nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và đất, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và

Tỷ lệ dân số cao trong nông thôn cùng thói quen sử dụng củi đốt, rơm rạ...


họ

trong đun nấu gây nên ảnh hưởng lớn về tiêu thụ năng lượng. Trong những năm gần
đây, vấn đề về năng lượng luôn được cả thế giới quan tâm, giá xăng, gas, giá điện cũng

Đ
ại

tăng nhanh càng ngày càng gây áp lực lớn lên tất cả các hộ gia đình. Đối mặt với tình
hình khan hiếm năng lượng và ô nhiễm môi trường nông thôn có một giải pháp rất
hiệu quả: làm hầm Biogas trong các hộ gia đình nông thôn. Thực hiện Biogas tạo ra

ng

khí gas phục vụ cho đun nấu, thắp sáng trong gia đình, đồng thời chất thải của động
vật nuôi và chất hữu cơ được xử lý trong hầm kín, tránh được mùi hôi thối, xử lý ô

ườ

nhiễm và chất cặn bã có thể sử dụng làm phân bón. Chỉ với giải pháp sử dụng hầm
Biogas đã giải quyết được vấn đề về môi trường và năng lượng, mang lại hiệu quả

Tr

kinh tế thiết thực cho người nông dân, Biogas thực sự là một giải pháp hiệu quả.
Công nghệ KSH đã được nghiên cứu và thực hiện tại Việt Nam từ năm 1960.

Kể từ đó công nghệ đã được cải thiện và áp dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau,
mang lại lợi ích đáng kể về kinh tế - xã hội và môi trường cho nông dân. "Chương
trình KSH cho ngành chăn nuôi của Việt Nam" bắt đầu vào năm 2003 dưới sự hợp tác

bởi tổ chức phát triển Hà Lan SNV với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

1


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

làm lợi cho nông dân bằng cách cung cấp cho họ một nguồn năng lượng sạch, thường
xuyên và giá rẻ, góp phần giải quyết vấn đề vệ sinh phải đối mặt trong sản xuất chăn
nuôi của các hộ gia đình. Hiệu quả thiết thực đó đã tạo sự hưởng ứng tích cực từ các
địa phương và người chăn nuôi (Cục Chăn nuôi)

uế

Và Thanh Chương là huyện đã tham gia ngay từ bước của chương trình KSH
ngành chăn nuôi của Việt Nam. Là một huyện miền núi, có dân số đông, có số hộ nông

tế
H

dân chăn nuôi khá nhiều nhưng với quy mô nhỏ lẻ, quy hoạch chăn nuôi chưa được

chú trọng, chất thải không được kiểm soát điều này khiến cho môi trường sống của địa
phương đang bị ô nhiễm nặng nề. Biogas là một giải pháp đang dần được người chăn
nuôi địa phương này quan tâm, bởi những lợi ích mà nó mang lại ngày càng được


h

khẳng định là rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa lớn. Nhưng không phải ai cũng

in

hiểu rõ được lợi ích mà Biogas mang lại cho mình và cho xã hội. Do vậy việc hạn chế

cK

tác động xấu của chất thải chăn nuôi đến môi trường là mối quan tâm lớn của nhiều địa
phương hiện nay. Với mục đích tìm hiểu tình hình sử dụng mô hình Biogas để phân
tích lợi ích chi phí mà Biogas mang lại cho người chăn nuôi, từ đó đưa ra những hạn

họ

chế cần được khắc phục và đề ra các giải pháp thiết thực nhân rộng mô hình. Đây
chính là lý do tôi chọn đề tài “ phân tích lợi ích - chi phí của việc sử dụng công nghệ

khó này.

Đ
ại

khí sinh học Biogas ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” để cụ thể hóa bài toán

2. Mục đích nghiên cứu

ng


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá chi phí lợi ích trong sản xuất nông

nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

ườ

- Đánh giá tình hình chăn nuôi ở các hộ nông dân trên địa bàn huyện và hiệu

Tr

quả ứng dụng mô hình Biogas.
- Phân tích lợi ích và chi phí của việc sử dụng mô hình khí sinh học Biogas tại

địa phương.
- Tìm ra các hạn chế và điểm mạnh của mô hình để khắc phục khi áp dụng mô

hình Biogas cho các hộ nông dân khác. Từ đó tìm ra giải pháp hợp lý cho vùng và góp
phần vào phát triển chiến lược cho Quốc Gia.

Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

2


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính


3. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích lợi ích – chi phí của việc áp dụng mô hình Biogas trong chăn nuôi đối
với các hộ gia đình ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
Đối tượng trực tiếp nghiên cứu là các hộ gia đình đã ứng dụng mô hình hầm

uế

Biogas thuộc địa bàn Huyện Thanh Chương
4. Phạm vi nghiên cứu:

tế
H

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Huyện Thanh
Chương Tỉnh Nghệ An

- Phạm vi thời gian: Thời gian điều tra, thu thập thông tin, phỏng vấn trực tiếp

5. Phương pháp nghiên cứu

h

là 02/02/2012 tới 20/04/2012.

in

- Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Số liệu được điều tra thực tế từ các hộ

cK


nông dân

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tình hình kinh tế của Huyện, báo
cáo thống kê từ Trạm Khuyến Nông Huyện - hội làm vườn Huyện qua các năm,các đại

họ

lý dịch vụ làm Biogas, sách, báo, internet....

- Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA).

Đ
ại

- Sử dụng mô hình SWOT để phân tích hiệu quả sử dụng khí sinh học.

Tr

ườ

ng

- Tổng hợp, xử lý, phân tích các dữ liệu đã thu thập và điều tra được

Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

3



Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH

1.1 Cơ sở lý luận:

tế
H

1.1.1 Phương pháp phân tích Lợi ích – Chi phí (CBA)

uế

CHI PHÍ CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC BIOGAS

1.1.1.1 Định nghĩa

Phân tích lợi ích chi phí (CBA) là một phản ánh, công cụ dùng để đánh giá và so

h

sánh giữa các phản ánh có tính cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội nói chung nhằm

in


cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất.
(Trần Võ Hùng Sơn, 2003)

cK

Theo Thayer Watkins, khoa Kinh tế học Trường Đại học bang San Jose, trong
tác phẩm “An Introduction to Cost Benefit Analysis” : Phân tích chi phí - lợi ích là

họ

ước lượng và tính tổng giá trị bằng tiền tương đương đối với những lợi ích và chi phí
của cộng đồng từ các dự án nhằm xác định xem chúng có đáng để đầu tư hay không.
Theo Thayer Watkins các dự án có thể là xây dựng đập ngăn nước hay đường

Đ
ại

cao tốc, hay có thể là các chương trình đào tạo và các hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Ý
tưởng về sự đánh giá mang tính chất kinh tế được bắt đầu với Jules Dupuit, một kỹ sư
người Pháp mà 1848 bài báo của ông vẫn còn có giá trị đọc. Nhà kinh tế người Anh,

ng

Alfred Marshall, đã có một số khái niệm chính thức đặt nền tảng cho CBA. Nhưng quá
trình phát triển thực tế của CBA là kết quả từ lực đẩy của Luật Hàng Hải Liên Bang

ườ

(Federal Navigation Act) năm 1936. Luật này đòi hỏi Đoàn Kỹ sư của Mỹ (U.S. Corps

of Engineers) phải tiến hành các dự án nâng cấp hệ thống đường thuỷ khi tổng lợi ích

Tr

của một dự án vượt quá chi phí của dự án đó. Vì vậy, Đoàn Kỹ sư đã xây dựng những
phương pháp có tính chất hệ thống nhằm đánh giá những lợi ích và chi phí đó. Các kỹ
sư này đã tiến hành công việc với sự hỗ trợ của nhóm các nhà chuyên môn trong lĩnh
vực kinh tế học. Cho đến tận 20 năm sau đó, vào những năm 1950, các nhà kinh tế đã
cố gắng xây dựng một tập hợp những phương pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt để tính toán

Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

4


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

lợi ích, chi phí và quyết định xem liệu một dự án có đáng để thực hiện hay không
(Nguồn: Thayer Watkins, />1.1.1.2 Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp CBA
 Để minh hoạ CBA có thể áp dụng cho một dự án như thế nào, chúng ta hãy

uế

xem kết quả nghiên cứu của Thayer Watkins về việc nâng cấp đường cao tốc như mở
rộng Đại lộ 101 vào San Jose. Đại lộ không mang lại lối đi rộng và thuận lợi cho việc


tế
H

đi lại của những người đi vào San Jose - không có một đường phân chia ở giữa và quá
nhiều những cuộc tai nạn khảm khốc đã dẫn đến cái tên "Con đường máu" (Blood
Alley). Việc nâng cấp đường cao tốc sẽ tạo ra khả năng tiết kiệm thời gian và hạ thấp

thời kỳ của hệ thống đường cao tốc cũ.

h

rủi ro. Nhưng không thể chối cãi được rằng hoạt động giao thông sẽ sôi nổi hơn so với

in

- Lợi ích hàng năm của dự án là tiết kiệm thời gian và rủi ro giảm. Giả sử mức

cK

lợi ích này tiếp tục ở một tỷ lệ cố định trong một khoảng thời gian sống t = 30 năm của
dựa án.

- Chi phí cho đường cao tốc bao gồm chi phí về quyền ưu tiên, chi phí xây dựng

họ

và chi phí tu sửa của nó. Chi phí về quyền ưu tiên là chi phí đất đai và bất cứ kiến trúc
nào trên đó phải được mua trước khi bắt đầu xây dựng đường cao tốc. Với những mục

Đ

ại

đích của nghiên cứu này, chi phí về quyền ưu tiên phải được trả trước thời gian bắt đầu
của bất cứ công việc xây dựng nào. Ít nhất một phần của chi phí về quyền ưu tiên đối
với một đường cao tốc có thể thu lại vào giai đoạn cuối trong thời gian tồn tại của
đường cao tốc nếu nó không được tái xây dựng. Giả sử toàn bộ chi phí quyền ưu tiên

ng

có thể được thu về vào cuối thời gian sống 30 năm của dự án.

ườ

- Lợi ích và chi phí được tính theo đồng USD có giá trị cố định: nghĩa là không

có sự tăng giá trong khi phân tích. Do đó lãi suất chiết khấu được sử dụng phải là lãi

Tr

suất thực tế. Giá trị hiện tại của các dòng lợi ích và chi phí được chiết khấu ở tỷ lệ 2%.

Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

5


Khoá luận tốt nghiệp đại học


GVHD: Bùi Đức Tính

- Qua phân tích CBA đã đưa ra kết quả:
Bảng 1: Giá trị hiện tại của các dòng lợi ích và chi phí dự án
Chỉ tiêu

Giá trị hiện tại (triệu USD)

Quyền ưu tiên

44,79

Xây dựng

190,39

Duy trì

18,59

tế
H

2. Chi phí

304,11

uế

1. Lợi ích


3. Lợi ích ròng (NPV)

50,35

4. BCR

1,2

5. IRR (%)

3

h

(Nguồn: Thayer Watkins)

in

Giá trị hiện tại ròng dương 50,35 triệu và chỉ số lợi ích/chi phí =1,2 cho thấy

cK

dự án đáng để đầu tư nếu chi phí vốn là 2%. Khi tỷ lệ chiết khấu là 3%, chỉ số lợi
ích/chi phí thấp hơn 1,0 một chút. Điều này có nghĩa là tỷ suất hoàn trả nội bộ dưới
3%. Khi chi phí vốn là 3%, dự án không đáng giá để đầu tư. Cần phải thận trọng khi

họ

cho phép mức độ của các yếu tố như lạm phát. Khi tất cả cho thấy đây là một dự án

đáng để đầu tư, trong đó giá trị lợi ích chiết khấu vượt quá giá trị chi phí chiết khấu,

Đ
ại

nghĩa là lợi ích ròng dương. Điều này tương ứng với chỉ số lợi ích/chi phí lớn hơn 1 và
tỷ suất hoàn trả nội bộ lớn hơn chi phí vốn. (Nguồn: Thayer Watkins, Trường Đại học
bang San José, Khoa Kinh tế học).

ng

 Một nghiên cứu khác cho việc áp dụng phương pháp CBA trong đánh giá hiệu
quả dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển khu vực Giao Thuỷ - Nam Định

ườ

(Thảo, 2009). Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp CBA đưa dòng lợi ích, chi phí vào
tính toán để đánh giá hiệu quả của dự án. Với tổng chi phí để trồng một ha rừng ngập

Tr

mặn không quá 1,5 triệu. Giá trị trung bình cho một ha rừng ngập mặn tối thiểu là
khoảng 632.761 đồng/năm.

Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

6



Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

Bảng 2: Tổng hợp lợi ích, chi phí, NPV của dự án
Năm

PVB

PVC

NPV

1

0

840.000

2

0

290.249

- 290.249

3


0

103.661

- 103.661

4

0

41.135

- 41.135

5

0

39.176

- 39.176

6

0

37.311

7


449.691

35.534

8

428.278

33.842

9

407.883

32.230

10

388.460

30.696

Tổng

1.542.010

1.351.532

tế
H


uế

- 840.000

- 37.311
414.157

394.436

357.764
190.478

cK

in

h

375.653

(Nguồn: Thảo, 2009)

Từ kết quả phân tích sau 10 năm, dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê

họ

biển đã cho mức lợi nhuận ròng dương 190.478 đồng/ha. Giá trị này sẽ tiếp tục tăng
khi thời gian phân tích kéo dài, do càng về sau các chi phí cho việc trồng rừng ngập


Đ
ại

mặn là không đáng kể. Trong khi đó các lợi ích về môi trường tiếp tục duy trì và tích
luỹ. Chẳng hạn, nếu rừng ngập mặn được bảo vệ tốt, sau khi trồng được 30 năm thì
mức lợi nhuận ròng của việc trồng rừng phòng hộ đê biển ở mức chiết khấu 5% sẽ là

ng

6.015.000(đồng/ha). Như vậy, dự án này là một dự án hiệu quả.
Mục đích CBA:

ườ

Trong thực tế cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn phải đối mặt với thực tiễn vấn

đề cần lựa chọn và giải quyết, trong đó có những vấn đề thuận và vấn đề chống, buộc

Tr

chúng ta phải lựa chọn và giải quyết. Một phương án hiệu quả giúp chúng ta trong
trường hợp này là phương pháp CBA. Mục đích của CBA là phục vụ cho lựa chọn
chính sách để đi đến một quyết định trong các phương án đưa ra. Các nhà đầu tư và
chính phủ sẽ chọn phương án nào là tối ưu xét trên quan điểm kinh tế.
Tóm lại, CBA là phương pháp đánh giá để thực hiện quyết định lựa chọn, xem
xét tất cả các lợi ích và chi phí. Quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế và xem xét vấn
Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT


7


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

đề trên quan điểm xã hội nói chung.
1.1.1.3 Các chỉ số thường gặp trong CBA
- NPV (giá trị hiện tại ròng): là hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại các lợi ích và
tổng giá trị hiện tại của các khoản chi phí của dự án.

uế

NPV = PVB – PVC

tế
H

Ta có:

h

Trong đó: PVC: hiện giá chi phí

in

C0: chi phí ban đầu, chi phí ước tính năm gốc

cK


C1 … Ct chi phí năm 1 … năm t
PVB: hiện giá lợi ích

B0: lợi ích ban đầu, lợi ích ước tính năm gốc (nếu có)

họ

B1, B2... Bt lợi ích năm 1,2,...t có được
r: suất chiết khấu
t: thời gian

Bt  Ct
(1  r ) t

Đ
ại
n

NPV =

t0

ng

NPV



0 dự án đáng mong muốn


- IRR (hệ số hoàn vốn nội bộ): là suất chiết khấu mà ứng với nó là NPV = 0.

Tr

ườ

Phản ánh mức sinh lời mà dự án tạo ra hàng năm.

n

=>

IRR =



t0

Sinh viên: Trần Khánh Linh

Bt
(1  r ) t

n

=




t0

Ct
(1  r ) t
Lớp K42 TN &MT

8


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

- BCR (tỷ số lợi ích chi phí): là tỷ số hiện giá của các lợi ích so với hiện giá của
các chi phí.

thời gian hiện tại). BCR

1 là có lợi và đáng mong muốn.

uế

Chỉ số BCR cho biết một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi ích (quy về

tế
H

Như vậy phân tích chi phí lợi ích (CBA) là một phương pháp dùng để đánh giá

một dự án hay một chính sách bằng việc lượng hóa bằng tiền tất cả các lợi ích và chi

phí trên quan điểm xã hội nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định.

Tất cả các phương án có NPV > 0 tức có lợi ích ròng dương, như vậy là phương

h

án đáng mong muốn. Phương án nào có NPV lớn nhất là đáng mong muốn nhất.

in

Tỉ suất lợi ích chi phí (BCR) là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với

cK

tổng giá trị hiện tại của chi phí. Tỷ suất này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết
khấu. Có thể hiểu là một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi ích.
Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR được định nghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện

họ

thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau. Hệ số IRR tương đương với tỉ lệ chiết khấu r.
IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi. Giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được

Đ
ại

so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỉ lệ chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài
chính hoặc kinh tế của dự án. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có một vai trò rất quan trọng trong
việc xác định tỉ lệ chiết khấu r phù hợp cho một dự án hoặc chương trình. Đối với một


ng

chương trình dự án môi trường có tính dài hạn nó lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Trong nhiều trường hợp, thông qua việc xác định IRR người ta có thể suy đoán

ườ

các chỉ tiêu khác của dự án hoặc chương trình như giá trị NPV, BCR …
1.1.1.4. Lợi ích và chi phí trong việc ứng dụng Biogas.

Tr

Lợi ích:
- Lợi ích là nguồn lợi được hưởng, sự gia tăng thỏa dụng khi sử dụng hàng hóa

dịch vụ nào đó.
- Lợi ích của mô hình Biogas:
 Bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng cuộc sống trong lành,sạch sẽ.
 Tiết kiệm thời gian lao động dọn dẹp chuồng trại
Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

9


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính


 Tiết kiệm chi phí mua các nhiên liệu chất đốt: than, củi,điện ... chính là lợi ích
về kinh tế.
 Góp phần giảm tác động gây hiệu ứng nhà kính
 Và rất nhiều lợi ích khác

Trong đó:
PVB: hiện giá lợi ích của Biogas

tế
H

uế

 Hiện giá lợi ích tính toán

B0: lợi ích ban đầu, lợi ích ước tính năm gốc (nếu có)

cK

t: thời gian

in

r: suất chiết khấu

h

B1, B2... Bt lợi ích năm 1,2,...t có được

Chi phí:


- Chi phí là khoản tiền phải bỏ ra để có được hàng hóa, dịch vụ nào đó hay là để

họ

thực hiện một dự án thực thi nào đó

- Chi phí của mô hình Biogas gồm:

Đ
ại

 Chi phí hầm Biogas: chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng (xi măng, cát,
gạch, đá…),chi phí đào hố, ống dẫn khí gas, bếp gas, các thiết bị khác như: nồi cơm
gas, bình nóng lạnh bằng gas …

 Chi phí bảo quản, bảo dưỡng, ngày công lao động.

ng

 Mô hình Biogas thường được sử dụng lâu dài, qua nhiều năm nên ta phải hiện

Tr

ườ

giá chi phí (PVC) để tính toán.

Trong đó:
PVC: hiện giá chi phí ứng dụng Biogas

C0: Chi phí ban đầu, chi phí ước tính năm gốc
C1 … Ct chi phí năm 1 … năm t
r: suất chiết khấu
t: thời gian

Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

10


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

1.1.2 Khái niệm về Biogas
Biogas là sản phẩm khí của quá trình lên men kị khí phân giải các hợp chất hữu
cơ phức tạp thành những hợp chất hữu cơ đơn giản trong đó có sản phẩm chính mà
chúng ta cần là khí metan, khí này có thể sử dụng như là một loại nhiên liệu dùng để

uế

sinh nhiệt, thành phần chủ yếu của Biogas gồm : CH4 (40-70 %), CO2 (35-40 %) và
các khí khác với hàm lượng thấp như H2S, H2, O2, N2 …

tế
H

Khí CH4 sinh ra của Biogas là một khí rất có ích cho cuộc sống của con người

và góp phần vào việc giải quyết triệt để vấn đề môi trường, đặc biệt là trong ngành
chăn nuôi có thể nói công nghệ này mang lại rất nhiều lợi ích, và góp phần rất lớn
trong việc phát triển kinh tế đất nước và đặc biệt là đối với các nước đang phát triển

h

như chúng ta hiện nay. Đối với nước ta hiện nay mặc dù công nghệ này mới được phát

in

triển cách đây không lâu, khoảng đầu thập niên 60 nhưng khí CH4 sinh ra đã được ứng

cK

dụng vào rất nhiều mục đích và mang lại rất nhiều kết quả, chúng ta sẽ tìm hiểu các lợi
ích chính mà Biogas đã mang lại như:

- Thứ nhất lợi ích về mặt xã hội

họ

- Thứ hai lợi ích trong nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi phát triển.
- Thứ ba lợi ích môi trường.

Đ
ại

- Thứ tư là lợi ích về kinh tế
- Và nhiều lợi ích khác nữa.


1.1.3 Cơ chế hoạt động và hiệu suất xử lý chất thải
1.1.3.1 Quy trình sản xuất khí sinh học (KSH)

ng

- Để sản xuất khí sinh học, người ta xây dựng hoặc chế tạo các thiết bị KSH..

ườ

Nguyên liệu được nạp vào các thiết bị KSH. Thiết bị giữ kín không cho không khí lọt
vào nên nguyên liệu bị phân huỷ kỵ khí và tạo ra KSH.

Tr

- Việc nạp nguyên liệu được thực hiện theo 2 cách chủ yếu sau:
 Nạp từng mẻ: Toàn bộ nguyên liệu được nạp đầy vào các thiết bị một lần. Mẻ

nguyên liệu này phân huỷ dần và cho khí sử dụng. Sau một thời gian đủ để nguyên liệu
phân huỷ gần hết, toàn bộ nguyên liệu được lấy ra và thay bằng một mẻ nguyên liệu
mới, thời gian mỗi mẻ thường kéo dài từ 3 – 5 tháng.
 Nạp liên tục: Nguyên liệu được nạp đầy lúc mới đưa thiết bị vào hoạt động.
Sau một thời gian ngắn, nguyên liệu được bổ sung thường xuyên. Khi đó một phần
Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

11


Khoá luận tốt nghiệp đại học


GVHD: Bùi Đức Tính

nguyên liệu được phân huỷ được lấy đi để nhường chỗ cho phần nguyên liệu mới nạp
vào. Trong quá trình phân huỷ, chỉ một phần nguyên liệu được chuyển hoá thành
KSH, phần còn lại được lấy ra cùng với nước pha loãng gọi là bã thải.
- Cấu tạo công nghệ khí sinh học:

uế

Trong thực tế hầu hết các thiết bị KSH được áp dụng ở những dạng thiết bị đơn
giản, hoạt động theo chế độ nạp nguyên liệu bổ sung thường xuyên hàng ngày. Các

tế
H

thiết bị này có 5 bộ phận như sau:

 Bộ phận phân huỷ: Là nơi chứa nguyên liệu đảm bảo những điều kiện thuận
lợi cho quá trình phần huỷ kỵ khí sinh ra. Đây là bộ phận chủ yếu của thiết bị.

 Bộ phận chứa khí: Khí sinh ra từ bộ phận phân huỷ được thu và chứa ở đây.

h

Yêu cầu cơ bản của bộ phận chứa khí là phải kín khí.

in

 Lối vào: Là nơi nạp nguyên liệu bổ sung vào bộ phận phân huỷ.


nguyên liệu mới bổ sung vào.

cK

 Lối ra: Nguyên liệu sau khi phân huỷ được lấy ra qua đây để nhường chổ cho
 Lối lấy khí: Khí được trích từ bộ tích khí tới nơi sử dụng qua lối lấy khí này

họ

1.1.3.2 Nguồn nguyên liệu làm Biogas

Nguyên liệu để sản xuất KSH là những chất hữu cơ như phân động vật: lợn,

Đ
ại

trâu, bò, gà, vịt …, các loại thực vật như bèo, cỏ, rơm rạ, tùy thuộc vào mỗi loại
nguyên liệu khác nhau mà lượng khí sinh ra nhiều hay ít khác nhau. Trong quá trình
hình thành khí thì một thống số quan trọng là tỉ số C/N của nguyên liệu là nằm trong

Tr

ườ

ng

khoản 30 là hợp lý.

Sinh viên: Trần Khánh Linh


Lớp K42 TN &MT

12


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

Bảng 3: Bản Đặc tính và lượng khí sinh ra của một số nguyên liệu
(Hiệu suất xử lý chất thải)
Tổng lượng

chất khô

hàng ngày
(kg)

(%)

Tỉ lệ
C/N

Sản lượng

khí cho

khí hàng


lít/ngày tính

ngày (lit/kg)

trung

bình/con

tế
H

Nguyên liệu

Lượng thải

lượng

uế

Hàm

18-20

15-20

24-25

15-32

470


Phân Trâu

16-18

18-25

24-25

15-32

470

Phân lợn

24-33

1,2-4

12-13

40-60

130

Phân gia cầm

25-50

0,02-0.05


5-15

50-60

1,925

in

h

Phân bò

cK

(Nguồn: 2010)
Với lượng chất thải được thải ra hàng ngày tính trên một con trâu 24 – 25 kg,
bò là 15 – 20 kg, của lợn là 24 – 33 kg nếu lượng chất thải này cứ thế ra môi trường

họ

không qua xử lý, không được sử dụng tạo thành nguồn phân bón hữu ích thì nó sẽ
khiến cho môi trường sống của chúng ra là một bãi thải, ô nhiễm không khí, mùi hôi

Đ
ại

thối, ô nhiễm mạch nước ngầm, và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống chúng ta.
Quá trình hình thành khí còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như:
-


Điều kiện kỵ khí: không có O2 trong dịch lên men.

-

Nhiệt độ: Quy mô nhỏ thực hiện ở 30 – 350C, quy mô lớn có cơ khí hóa và tự

ng

động hóa thực hiện ở 50 – 550C.
Độ pH: 6,5 – 7,5 (nếu < 6,4 thì vi khuẩn giảm sinh trưởng và phát triển).

-

Tỉ lệ Cacbon/Nitơ: 30/1 là tốt nhất.

-

Tỉ lệ pha loãng : tỉ lệ nước/phân dao động từ 1/1 tới 7/1. Tỉ lệ pha loãng đối với

Tr

ườ

-

Sự có mặt của không khí và độc tố : tuyệt đối không có Oxy. Các ion NH4, Ca,

phân bò là 1/1, phân lợn là 2/1 đang được phổ biến nhất.
-


K, Zn, SO4 ở nồng độ cao có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn sinh
Metan.
-

Đặc tính của nhiên liệu.

-

Tốc độ bổ sung nguyên liệu: bổ sung đều đặn thì sản lượng khí thu được cao.

Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

13


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

-

Khuấy đảo môi trường lên men : tăng cường sự tiếp xúc cơ chất.

-

Thời gian lên men: 30 – 60 ngày
1.1.4 Lợi ích của mô hình Biogas

1.1.4.1 Lợi ích về môi trường

uế

Phát triển chương trình Biogas là giải pháp hiệu quả để cải thiện vệ sinh môi
trường, đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe ở nông thôn. Nó là biện pháp để thủ tiêu các

tế
H

trứng sán, giun, và các loại ký sinh trùng khác sống trong mọi loại phân. Thu gom tất

cả các phân thải của gia súc và người vào một hầm Biogas là cách giải quyết vấn đề
chất thải tốt nhất

Viện ký sinh trùng của nhiều nước đã công bố rằng: sau khi ủ lên men, bã thải

h

chỉ còn rất ít trứng các ký sinh trùng, giun sán giảm bớt 95%. Số lượng trứng sán, giun

in

và các ấu trùng gây hại khác tìm thấy có thể giảm tới 99%.

cK

Nơi nào phát triển hầm khí sinh vật tốt, nơi đó sẽ kiểm soát có hiệu quả các bệnh
về kí sinh trùng và bệnh giun sán, vệ sinh nông thôn được biến đổi tốt hơn, người làm
nông nghiệp được bảo vệ, tiêu chuẩn chung về bảo vệ sức khỏe được nâng lên rõ rệt.


họ

Ngoài ra như trên ta đã nói thì trong thành phần khí sinh học do phân hủy xác
của các sinh vật nên có một lượng lớn khí metan khoảng trên 50% lượng khí thoát ra

Đ
ại

và 30% còn lại là cacbonic và hơi nước, đây là các khí góp một phần rất to lớn trong
việc gây nên hiệu ứng nhà kính, một vấn đề nóng bỏng không kém. Như vậy việc gom
xác động thực vật lại để phân hủy một chỗ và sử dụng khí metan là một cách góp phần
giảm nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính.

ng

Việc không xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường xung quanh

ườ

đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi
trường đất, ảnh hưởng tới mạch nước ngầm… dễ phát sinh dịch bệnh, ruồi, muỗi,

Tr

gián,chuột lại càng sinh trưởng nhanh và mạnh. Khi có mô hình Biogas thì những vấn
đề khó khăn đó đã được giải quyết.
1.1.4.2 Lợi ích về mặt xã hội
Vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi đã gây không ít bức xúc cho
những dân cư sống xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng nay khi đã áp dụng mô

hình khí sinh học Biogas thì những mâu thuẫn đó đã được tháo gỡ. Cuộc sống của
chính các gia đình chăn nuôi đã được cải thiện, ý thức bảo vệ môi trường được nâng
Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

14


Khoá luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Bùi Đức Tính

cao và là hình mẫu cho các gia đình khác học hỏi. Góp phần xây dựng ý thức bảo vệ
môi trường trong chăn nuôi của cộng đồng ở các vùng nông thôn hiện nay.
1.1.4.3 Lợi ích về năng lượng
Với nguồn nguyên liệu sẵn có trong chăn nuôi mà trước đây họ thải thẳng ra

uế

môi trường xung quanh vừa ô nhiễm, mất cảnh quan làng xóm, ảnh hưởng tới sức
khỏe con người. Giờ đây, xây dựng hầm Biogas thì những chất thải bỏ đi đó đã trở

tế
H

thành một nguồn năng lượng dồi dào cho chính họ, giảm sử dụng năng lượng củi, than,

điện, Gas hoá lỏng dạng năng lương với nguy cơ cạn kiệt và chi phí ngày càng đắt đỏ.
Biogas được dùng như một loại nhiên liệu chất lượng cao để nấu ăn và thắp sáng, cũng

như cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp: Biogas được dùng để chạy các máy phát điện

h

công suất nhỏ quy mô hộ gia đình, và một số động cơ khác. Giúp gia đình bớt đi khoản

in

chi phí về điện năng và chi phí cho việc nấu nướng, vừa tiện lợi, sạch sẽ và tiết kiệm.

cK

Việc phát triển khí sinh học là một bước tiến quang trọng để tiến tới sử dụng năng
lượng tái tạo sạch, an toàn và giảm nguy cơ cạn kiệt đối với những năng lượng không tái
tạo, góp phần cho chiến lược phát triển bền vững của quốc gia cũng như toàn cầu.

họ

1.1.4.4 Lợi ích kinh tế và góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
Sử dụng khí sinh học đã giải quyết vấn đề chất đốt cho các hộ nông dân thay

Đ
ại

thế các nhiên liệu rắn như than, củi…giúp giảm được chi phí tiền bạc cũng như thời
gian tìm kiếm, thu mua nhiên liệu đó. Bên cạnh đó khi có hầm Biogas thì các hộ gia
đình có thể tăng đàn chăn nuôi của mình mà không phải lo ngại vấn đề ô nhiễm môi
trường như trước. Góp phần tăng năng suất, sản lượng trong chăn nuôi, mang lại hiệu

ng


quả cao tăng nguồn thu nhập và hướng tới ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

ườ

Nuôi thủy sản khi sử dụng bã thải làm thức ăn cho cá thì các chất dinh dưỡng

kích thích sự phát triển của các thực vật phù du lẫn các động vật phù du là nguồn thức

Tr

ăn cho cá. Do vậy sản lượng cá tăng đáng kể.
Bã thải biogas còn dùng làm thức ăn khô cho gia súc, các thành phần dinh

dưỡng trong bã thải của Biogas đã được tăng lên rất nhiều lần.Thành phần Nitơ của
chúng được chuyển thành Amoniac dễ dàng hấp thụ hơn đối với các cây trồng, như
vậy cải thiện được phân bón. (Theo kết quả nghiên cứu của các Viện Nông Nghiệp thì
thành phần Amoniac của phân hữu cơ được ủ men trong 30 ngày ở một hầm Biogas đã
tăng lên 19.3% và thành phần Photphat hữu ích tăng lên 31.8%. Ủ kín phân hữu cơ này
Sinh viên: Trần Khánh Linh

Lớp K42 TN &MT

15


×