Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại xưởng thuộc da từ sơn, bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG XUÂN HƯNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI XƯỞNG THUỘC DA TỪ SƠN, BẮC NINH

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIÊP - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Đặng Xuân Hưng

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Cục Kĩ thuật an tồn mơi trường
cơng nghiệp, Vụ Khoa học Công nghệ, Viện Da Giầy thuộc Bộ Công Thương; Hiệp hội Da
Giầy Việt Nam; UBND phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh; Xưởng thuộc
da Từ Sơn, Bắc Ninh; người dân trên địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Đặng Xuân Hưng

ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2


1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực hiện ........................................................................... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3
2.1.

Hiện trạng phát triển ngành da - giầy Việt Nam................................................. 3

2.1.1.

Quy mô ngành Da Giầy Việt Nam ..................................................................... 3

2.1.2.

Tình hình sản xuất kinh doanh ........................................................................... 5

2.1.3.

Hiện trạng cơng nghệ, máy móc thiết bị ............................................................. 5


2.1.4.

Hiện trạng nguồn nhân lực ................................................................................. 6

2.1.5.

Các vấn đề môi trường........................................................................................ 8

2.2.

Hiện trạng phát sinh và ảnh hưởng của chất thải rắn ngành da – giầy ............. 10

2.2.1.

Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ngành Da - Giầy ......................................... 10

2.2.2.

Ảnh hưởng chất thải rắn ngành Da - Giầy ........................................................ 14

2.3.

Tổng quan quản lý chất thải rắn ngành da-giầy Việt Nam ............................... 16

2.3.1.

Các văn bản pháp lý về quản lý môi trường ..................................................... 16

2.3.2.


Thực trạng quản lý chất thải rắn tại các doanh nghiệp ..................................... 16

iii


2.3.3.

Đánh giá phương thức quản lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật
Việt Nam (Viện Da giầy, 2010)........................................................................ 22

2.4.

Một số mơ hình quản lý chất thải rắn ngành da – giầy Việt Nam .................... 24

2.4.1.

Một số mơ hình quản lý chất thải rắn tại các doanh nghiệp Da - giầy Việt Nam ....... 24

2.4.2.

Đánh giá mơ hình quản lý chất thải rắn tại các doanh nghiệp Da - giầy
Việt Nam........................................................................................................... 25

2.5.

Cơ sở các giải pháp quản lý chất thải rắn ......................................................... 27

2.5.1.

Phân loại ........................................................................................................... 27


2.5.2.

Thu gom, lưu giữ và vận chuyển ...................................................................... 28

2.5.3.

Xử lý chất thải rắn ............................................................................................ 28

2.5.4.

Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn ...................................................................... 28

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 30

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 30


3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 30

3.5.1.

Thu thập số liệu thứ cấp.................................................................................... 30

3.5.2.

Phương pháp điều tra ngoại nghiệp .................................................................. 31

3.5.3.

Phương pháp cân chất thải phát sinh ................................................................ 31

3.5.4.

Phương pháp chuyên gia................................................................................... 31

3.5.5.

Phương pháp đánh giá các nguồn thải .............................................................. 32

3.5.6.

Phương pháp phân tích SWOT ......................................................................... 32

3.5.7.


Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 32

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 33
4.1.

Thực trạng xưởng thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh ..................................................... 33

4.1.1.

Quy mô xưởng thuộc da tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ............................... 33

4.1.2.

Hiện trạng cơng nghệ, máy móc thiết bị ........................................................... 35

4.1.3.

Hiện trạng nguồn nhân lực ............................................................................... 37

4.1.4.

Quy trình cơng nghệ sản xuất ........................................................................... 38

4.2.

Hiện trạng phát sinh chất thải rắn xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh ............. 44

iv



4.2.1.

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại Xưởng thuộc da .................................... 44

4.2.2.

Khối lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh tại Xưởng thuộc da ............ 48

4.2.3.

Thành phần chất thải rắn tại Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh .................... 50

4.2.4.

Ảnh hưởng chất thải rắn phát sinh tại Xưởng thuộc da đến môi trường .......... 50

4.3.

Công tác quản lý chất thải rắn xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh .................. 54

4.3.1.

Công tác phân loại chất thải rắn tại Xưởng thuộc da........................................ 54

4.3.2.

Thực trạng thu gom chất thải rắn...................................................................... 55

4.3.3.


Biện pháp lưu giữ chất thải rắn ....................................................................... 56

4.3.4.

Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn ...................................................................... 56

4.3.5.

Xử lý chất thải rắn ............................................................................................ 56

4.4.

Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải rắn tại xưởng thuộc da ............................ 57

4.4.1.

Hiệu quả về mặt môi trường ............................................................................. 57

4.4.2.

Hiệu quả về mặt xã hội ..................................................................................... 59

4.4.3.

Nhận diện những vấn đề chính trong hệ thống quản lý chất thải rắn ............... 62

4.5.

Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn cho xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh ....... 65


4.5.1.

Căn cứ pháp lý, thực tiễn đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn.............. 65

4.5.2.

quá trình sản xuất ............................................................................................. 67

4.5.3.

Thu gom chất thải rắn ....................................................................................... 67

4.5.4.

Vận chuyển chất thải rắn .................................................................................. 67

4.5.5.

Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn ...................................................................... 68

4.5.6.

Xử lý chất thải rắn ............................................................................................ 77

PhẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 78
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 78

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 80
Phụ lục .......................................................................................................................... 82

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Số doanh nghiệp theo lĩnh vực và thành phần kinh tế ................................ 3

Bảng 2.2.

Nguồn phát sinh chất thải trong sản xuất giày .......................................... 10

Bảng 2.3.

Tổng hợp khối lượng CTR ngành Da Giầy năm 2013 .............................. 11

Bảng 2.4.

Chủng loại các chất thải rắn phát thải trong sản xuất sản phẩm da
thuộc của doanh nghiệp thuộc da Việt Nam. ............................................ 13

Bảng 2.5.

Tổng hợp kết quả phân tích một số mẫu chất thải .................................... 14


Bảng 2.6.

Các thông số đặc trưng của nước thải thuộc da ........................................ 15

Bảng 2.7.

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý và
xử lý CTR .................................................................................................. 16

Bảng 4.1.

Cơ cấu sử dụng đất tại Xưởng thuộc da Từ Sơn Bắc Ninh ....................... 34

Bảng 4.2.

Sản lượng, doanh thu của Xưởng Thuộc da .............................................. 35

Bảng 4.3.

Một số máy móc thiết bị chính của Xưởng thuộc da ................................ 36

Bảng 4.4.

Khối lượng các loại chất thải rắn công nghiệp phát sinh (kg) .................. 49

Bảng 4.5.

Thành phần chất thải rắn tại Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh ............. 50


Bảng 4.6.

Ý kiến của cán bộ - công nhân và người dân về tác động của mùi,
bụi, tiếng ồn, ruồi muỗi ............................................................................. 52

Bảng 4.7.

Ý kiến nhận xét của cán bộ và người dân sống xung quanh ..................... 60

Bảng 4.8.

Tổng hợp ý kiến của cán bộ và người dân ................................................ 61

Bảng 4.9.

Phân tích theo mơ hình SWOT ................................................................. 64

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Số lượng và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất da thuộc

4

Hình 2.2.

Cơ sở sản xuất thuộc da


8

Hình 2.3.

Nước thải thuộc da đổ ra kênh mương

9

Hình 2.4.

Tỷ lệ chất thải trong ngành sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da

11

Hình 2.5.

Phân loại CTR tại các doanh nghiệp điều tra khảo sát

17

Hình 2.5.

Thùng chứa CTR tại một số cơng ty FDI

18

Hình 2.6.

Khu vực lưu giữ và thải bỏ chất thải thuộc da


19

Hình 4.1.

Phối cảnh tồn thể Xưởng thuộc da

33

Hình 4.1.

Sơ đồ tổ chức của Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh

37

Hình 4.2.

Sơ đồ cơng nghệ thuộc da mềm và da cứng

39

Hình 4.3.

Sơ đồ cơng nghệ thuộc da lơng

40

Hình 4.4.

Sơ đồ đầu vào, đầu ra tại Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh


47

Hình 4.5.

Cân bằng vật chất tại Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh

49

Hình 4.6.

Chất thải rắn gây mùi hơi thối, ách tắc dịng chảy

51

Hình 4.7.

Hệ thống thu bụi tại Xưởng thuộc da

52

Hình 4.8.

Tỷ lệ người đến khám bệnh tại trạm y tế phường Đồng Ngun

53

Hình 4.9.

Khối lượng chất thải cơng nghiệp thu gom trong năm 2016


58

Hình 4.10.

Vỏ thùng hóa chất chưa được thu gom

59

Hình 4.11.

Mùn bào da chưa được thu gom

59

Hình 4.12.

Sơ đồ thu hồi gelatin từ chất thải rắn thuộc da

69

Hình 4.13.

Sơ đồ chế biến thức ăn chăn nuôi từ CTR thuộc da

71

Hình 4.14.

Sơ đồ của quá trình ủ phân compost


73

Hình 4.15.

Sơ đồ cơng nghệ sản xuất bìa carton

74

Hình 4.16.

Sơ đồ quy trình sản xuất viên nhiên liệu

75

Hình 4.17.

Quá trình sản xuất da tái sinh từ sợi da thải sau thuộc

76

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT


Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

CN

Công nghệ

CP

Cổ phần

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

KD

Kinh doanh

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu


MT

Môi trường

QLCTR

Quản lý chất thải rắn

TNHH

Trác nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

UNIDO

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Xuân Hưng
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Xưởng thuộc da Từ
Sơn, Bắc Ninh
Ngành: Khoa học Môi trường


Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng quản lý và đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải rắn tại Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Việc đánh giá hiện trạng quản lý quản lý chất thải rắn tại Xưởng thuộc da Từ
Sơn, Bắc Ninh được thực hiện dựa trên việc điều tra thu thập số liệu điều tra, phỏng
vấn 40 công nhân và 30 hộ dân sống xung quanh phân xưởng, số liệu thơng tin có
sẵn kết hợp với việc thu thập các số liệu trực tiếp về khối lượng chất thải rắn của quá
trình sản xuất. Đồng thời, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả công tác quản lý và tìm
ra những hạn chế của hoạt động sản xuất cũng như công tác quản lý. Trên cơ sở đó
đề tài kết hợp phương pháp chuyên gia, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chất thải rắn.
Kết quả chính và kết luận
Xưởng thuộc da Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, bao gồm các hoạt động: Thuộc da bò, da
lợn, da đà điều, da cá sấu…; Gia công giầy, dép và dịch vụ khác. Nguồn gốc phát sinh
chất thải rắn tại Xưởng thuộc da chủ yếu từ hoạt động sản xuất bao gồm muối, mỡ, bạc
nhạc, diềm da, váng da, mùn bào, bụi da, bã rắn. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trung
bình 154,9 tấn trong năm 2016 từ Xưởng thuộc da.
Về công tác quản lý chất thải rắn đã thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi
trường và theo quy định của pháp luật, cụ thể lượng chất thải rắn đã được thu gom,
vận chuyển và xử lý khoảng 142,2 tấn (chiếm 95,3%). Tuy nhiên vẫn còn những
vấn đề phát sinh như: lượng chất thải rắn lớn, công tác thu gom chưa kịp thời, một
số chất thải chưa được thu gom hiệu quả.
Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp về kiểm sốt q trình sản xuất
và đề xuất quy trình quản lý chất thải rắn cơng nghiệp, nhất là việc tái chế chất thải
rắn trước thuộc và sau thuộc.

ix



THESIS ABSTRACT
Master student: Mr. Dang Xuan Hung
Thesis title: Assessing the current state of solid waste management at the Tannery Tu
Son, Bac Ninh
Major: Environmental science

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Evaluation of the current solid waste management and proposed
management solutions to improve efficiency of solid waste management at the Tannery
Tu Son, Bac Ninh.
Materials and Methods:
The evaluation of the status of solid waste management at Tu Son tannery, Bac
Ninh was done based on surveying, collecting data and interviewing 40 workers and 30
households living around it, available data in combination with direct collected data on
the volume of solid wastes production process. At the same time, the subject is aimed at
assessing the effectiveness of management and finding out the limitations of production
as well as management. On that basis, the topic combining with expert's methods,
solutions have been proposed in order to improve the efficiency of solid waste
management.
Main findings and conclusions
The tannery is located in the area of Dong Nguyen ward, Tu Son town, Bac Ninh
province, including: cowhide, pigskin, leathery skin, crocodile skin...; Manufacturing
shoes, slippers and other services. The origin of solid waste generated at the Tannery
mainly from production activities such as salt, fat, silver band, leather fringing, leather
scum, mulch tissue, leather dust, solid residue. The volume of solid waste generated in
2016 from the tannary was 154.9 tons.

Regarding the management of solid waste, environmental protection measures
have been well implemented and according to the law, solid waste has been collected,
transported and treated about 142.2 tons (95.3%). However, there are still problems such
as large volume of solid waste, some waste has not been collected effectively.
On that basis, the subject came up solutions for manufacturing process control and
process proposed solid waste management industry, especially the recycling of solid
waste before and after tanning.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có lợi thế xuất khẩu giầy da đáng kể, triển vọng trong tương lai.
Tuy nhiên lại đối mặt với công nghệ và thiết bị, dây chuyền công nghiệp không
đáp ứng được thế mạnh trên.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam thống kê cho thấy, trong quý đầu tiên
của năm 2016, Việt Nam có 8 loại hàng hóa xuất khẩu kim ngạch đạt hơn 1 tỷ
USD trong đó; đứng đầu là điện thoại di động và các linh phụ kiện; thứ 2 là hàng
dệt may thời trang và giầy da với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 5,18 tỷ USD và
2,77 tỷ USD; xuất khẩu giầy da đứng thứ 3, tuy nhiên túi da – giầy da – phụ kiện
da vẫn còn hạn chế do chuỗi cung ứng các sản phẩm này vẫn chưa hình thành
bền vững. Theo thống kê số liệu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 75% lượng da
thành phẩm để sản xuất công nghiệp giầy da, túi – ví – cặp. Nguồn nguyên liệu
da trong nước khan hiếm, tuy nhiên vấn đề này sẽ được giải quyết khi Việt Nam
gia nhập Hiệp đinh thương mại.
Ngành đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tạo việc làm cho gần một triệu lao
động, góp phần nâng cao cao đời sống và ổn định xã hội. Ngành Da - Giầy luôn
được Đảng, Nhà nước và Bộ Công Thương quan tâm định hướng, hỗ trợ phát
triển phù hợp với chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xưởng thuộc da nằm trên quỹ đất hơn 10 ha tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Đến
cuối năm 2013, Xưởng thuộc da đi vào hoạt động với sản lượng ban đầu đạt 20 30 tấn/tháng da nguyên liệu các loại, điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho đơn
vị cũng như lợi ích cho địa phương. Tuy nhiên, tác động của nó khơng nhỏ đến
mơi trường (nước thải, chất thải rắn, khí thải). Trong đó, khối lượng chất thải
phát sinh vẫn cịn khá lớn, trung bình 1 tấn da ngun liệu thì có đến 450 - 700
kg chất thải rắn. Lượng chất thải này chưa được quản lý hiệu quả về kinh tế và
môi trường. Phương án tái sử dụng, tái chế chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, phương pháp
xử lý chủ yếu là chôn lấp và đốt cùng với chất thải rắn sinh hoạt. Biện pháp quản
lý này chưa thực sự hiệu quả về mặt kinh tế và thân thiện với môi trường. Xuất
phát từ thực tiễn này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng
quản lý chất thải rắn tại Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh”.

1


1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Công tác quản lý chất thải rắn chưa đạt hiệu quả cao và có sự tác động đến
công nhân và người dân xung quanh.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng quản lý và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải rắn tại Xưởng Thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu, điều tra số liệu về phát sinh chất thải, số liệu
ảnh hưởng của chất thải rắn và hoạt động thu gom đến người dân, công nhân tại
Xưởng Thuộc da nằm trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong 15 tháng (từ 01/03/2016 đến 30/05/2017).
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC HIỆN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học

Nhằm đánh giá được được hiện trạng quản lý chất thải rắn của Xưởng
thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh. Luận văn đã tiến hành xác định nguồn gốc, khối
lượng chất thải phát sinh tại Xưởng Thuộc da, đánh giá công tác quản lý chất thải
rắn tại Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh. Đồng thời, tìm hiểu ảnh hưởng của
chất thải rắn cũng như công tác quản lý chất thải rắn đến người dân và cơng
nhân. Bên cạnh đó luận văn cũng dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại Xưởng thuộc da Từ
Sơn, Bắc Ninh.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách khoa học, luận văn này hy vọng
đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải rắn của Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc
Ninh. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải
rắn, mang lại lợi ích kinh tế cho Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh và cho người
dân khu vực lân cận.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM
2.1.1. Quy mô ngành Da Giầy Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội da giày Việt Nam, tính đến năm 2015, số
lượng các doanh nghiệp sản xuất trong ngành da giày như sau:
Bảng 2.1. Số doanh nghiệp theo lĩnh vực và thành phần kinh tế
DN theo thành phần
kinh tế
Công ty CP, TNHH, tư
nhân, cơ sở SX
Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi (FDI)

DN liên doanh
Tổng số

Sản xuất
giầy dép

SX cặp,
túi xách

Sản xuất
NVL, MMTB

Thuộc
da

Tổng
số

424

63

72

24

585

161


25

47

11

242

14

3

-

-

17

599

91

119

35

844

Nguồn: Hiệp hội Da Giầy Việt Nam (2015)


Hiện cả nước có hơn 800 doanh nghiệp trong ngành da giầy, trong đó doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) chiếm gần 30% và doanh thu từ những
doanh nghiệp này đạt hơn 77% doanh thu xuất khẩu của toàn ngành (Viện Da Giầy,
2014).
Trong lĩnh vực thuộc da có 35 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là các doanh
nghiệp ngoài nhà nước. Khối doanh nghiệp này đóng vai trị quan trọng vì họ đại
diện cho khoảng gần 62% của toàn bộ số nhà máy thuộc da trong cả nước, mặc dù
quy mô của các doanh nghiệp đó chủ yếu là nhỏ và chiếm một phần thấp hơn nhiều
tổng sản lượng da thuộc sản xuất tại Việt Nam. Phần lớn các cơ sở thuộc da tập
trung ở các tỉnh phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ,
Bà Rịa Vũng tàu…chiếm hơn 70% lượng da thuộc trong cả nước (Viện Da Giầy,
2014).
Theo Quy hoạch phát triển Ngành Da Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2025, các doanh nghiệp thuộc da được chia làm ba nhóm chính, mỗi nhóm lại
có quy mô sản xuất khác biệt nhau nên lượng phát sinh chất thải cũng khác nhau:
- Nhóm thứ nhất gồm các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi (FDI): Thuộc
da Hào Dương (Đài Loan), Green Tech (Hàn Quốc), Prime Asia Việt Nam (Hồng

3


Kơng), Samwoo (Hàn Quốc), TongHong Việt Nam, Sài Gịn Tantech
(Đức)…chủ yếu tập trung tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng
Tàu, gần những nơi tập trung các nhà máy sản xuất giầy dép lớn tại Việt Nam.
- Nhóm thứ hai gồm các công ty Cổ phần, TNHH: Công ty TNHH thuộc
da Huynh đệ Hưng Thái, Công ty thuộc da Đặng Tư Ký, Cơng ty cổ phần da Sài
Gịn, Công ty cổ phần da Tây Đô, Công ty TNHH thuộc da Nguyên Hồng…tập
trung tại TPHCM, Cần Thơ, Lạng Sơn.
- Nhóm thứ ba gồm các cơ sở tư nhân (các làng nghề thuộc da) sản xuất
quy mô nhỏ chủ yếu ở Phố nối (Hưng Yên), Phú Thọ Hòa (Thành phố HCM) nơi

có tới 60% cơng việc là sản xuất thủ cơng, chỉ có 37% là trang bị nửa cơ khí song
hầu hết sản xuất tại gia đình, mỗi năm sản xuất, chế biến hàng trăm tấn da
nguyên liệu, từ đó đổ ra hàng chục tấn chất thải.
Trong đó:

DN

nhâ
n…

FDI,
30.0
%
CP,
NN,
8.0
%

Hình 2.1. Số lượng và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất da thuộc
Nguồn: Hiệp hội da giầy Việt Nam (2015)

Quy mô doanh nghiệp trong Ngành sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da:
phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần 50% doanh nghiệp có sản lượng nhỏ
hơn 2 triệu sản phẩm/năm, gần 30% doanh nghiệp có sản lượng từ 2 – 5 triệu sản
phẩm/năm) còn lại là doanh nghiệp có quy mơ lớn (Quy hoạch phát triển Ngành
Da Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025).
Sự phân bố các doanh nghiệp trong ngành có sự chênh lệch rõ ràng giữa
các vùng miền, tại miền Bắc các doanh nghiệp da giầy (tập trung ở các tỉnh như:
Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên…) chiếm gần 15% và miền Nam (tập


4


trung ở các địa phương như: Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ và TP. Hồ Chí
Minh…) chiếm hơn 80%, số doanh nghiệp da giầy còn lại tập trung ở miền
Trung (Huế, Đà nẵng, Khánh Hòa..) chiếm khoảng 5% (Quy hoạch phát triển
Ngành Da Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025).
2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh
Cùng với dầu khí, dệt may, thủy sản, hàng da giầy Việt Nam hiện là mặt
hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
Giày dép các loại luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam ra thị trường thế giới trong nhiều năm gần đây.
Theo báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh ngành da giày
trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu tồn ngành đạt 10,344 tỉ đơ la Mỹ,
tăng gần 18% so với năm 2012 và vượt 3% so với kế hoạch. Trong đó, riêng
xuất khẩu cặp, túi xách, vali đạt 1,935 tỉ đô la Mỹ, xuất khẩu giày dép đạt
8,409 tỉ đô la Mỹ (Viện Da Giầy 2014).
Với những kết quả ấn tượng đó ngành cơng nghiệp da giầy túi xách chiếm
tới 11% kim ngạch xuất khẩu (XK) nhóm hàng công nghiệp chế biến và 7,8%
kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Viện Da Giầy 2010).
Xuất khẩu sang thị trường EU chiếm gần 32% kim ngạch XK toàn ngành.
Đặc biệt, XK vào thị trường Mỹ đã tăng mạnh trong những năm gần đây, chỉ tính
riêng năm 2013 Việt Nam XK vào thị trường Mỹ tăng 3,587 tỷ USD, chiếm 36%
tổng kim ngạch XK toàn ngành. Hiện Việt Nam đứng thứ hai về XK giầy dép
vào Mỹ, chỉ sau Trung Quốc (Viện Da Giầy 2014).
Đối với thị trường nhập khẩu (NK), hiện có 10 nước NK giày dép lớn
nhất từ Việt Nam, như: Mỹ, Anh, Đức, Bỉ, Canada, Chile, Trung Quốc (sau
Italia), Phần Lan, Hàn Quốc.
2.1.3. Hiện trạng công nghệ, máy móc thiết bị
Cơng nghệ sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da (chủ yếu là cặp túi ví) có

nhiều điểm tương tự, bao gồm các cơng đoạn chính sau
- Công đoạn thuộc da;
- Công đoạn pha cắt nguyên liệu;

5


- Cơng đoạn may ráp và hồn thiện chi tiết ngồi;
- Cơng đoạn tiền chế đế (với sản xuất giầy dép);
- Cơng đoạn gị ráp đế và mũi giầy (với sản xuất giầy dép);
- Cơng đoạn hồn thiện sản phẩm.
Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp đã tập trung nâng cấp cơ
sở hạ tầng, thay mới các máy móc thiết bị cũ bằng những máy móc thiết bị hiện
đại nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường nội địa và quốc tế. Hầu hết máy móc thiết bị chuyên dụng được
các doanh nghiệp lựa chọn đều thuộc loại tiên tiến. Một số doanh nghiệp đã đầu
tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hóa thiết kế, ứng dụng CAD, CAM trong tạo mẫu
và quản lý sản xuất, đáp ứng nhanh yêu cấu khách hàng và chủ động hội với thị
trường quốc tế (Viện Da Giầy 2010).
Máy móc thiết bị của các doanh nghiệp có nguồn gốc từ Đài Loan, Hàn
Quốc và Trung Quốc (với tỷ trọng lần lượt là 50%, 20%, 10%). Nhìn chung các
thiết bị này đều có trình độ cơ khí cao, bán tự động hoặc tự động hồn tồn. Việc
phát huy cơng suất của thiết bị phụ thuộc chủ yếu vào trình độ quản lý sản xuất
của bản thân doanh nghiệp (Viện Da Giầy 2010).
2.1.4. Hiện trạng nguồn nhân lực
Tay nghề của người lao động trong Ngành cịn thấp: trong số lao động
hiện có, số có trình độ lớp 12 chiếm khoảng 70%, số công nhân được đào tạo theo
trường lớp chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại dưới dạng kèm cặp. Lực lượng lao động
ở các doanh nghiệp trực tiếp được các chuyên gia đào tạo ngay trên dây chuyền
sản xuất, tiếp thu và thực hành theo từng công việc được giao. Thời gian cho đào

tạo trung bình là 3 tháng, tùy thuộc từng vị trí (Viện Da Giầy, 2014).
Hiện các doanh nghiệp da giầy xuất khẩu đang phải đối mặt với khơng ít
khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là sự thiếu hụt lao động trầm trọng. Theo
kết quả khảo sát mới đây của Hội Da Giầy TP. Hồ Chí Minh, gần như tất cả các
doanh nghiệp da giầy xuất khẩu đều thiếu từ 200 đến 300 lao động, thậm chí có
doanh nghiệp thiếu đến 500 lao động. Đây là con số không nhỏ khi số lượng
công nhân tại các doanh nghiệp thường không quá 2.000 người, được coi là hệ
lụy của tình trạng thiếu đơn hàng từ năm ngoái, khi các doanh nghiệp lâm vào
tình cảnh thiếu việc làm và khơng đủ chi phí để giữ công nhân.

6


Do chế độ tiền lương chưa thật hợp lý nên cơng nhân có tay nghề cao
thường bị các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh thu hút, gây nên
sự biến động lao động của ngành. Việc thường xuyên có lao động mới vào nghề
làm các doanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn trong việc thực hiện các đơn hàng,
năng suất lao động không thể tăng lên được.

7


2.1.5. Các vấn đề môi trường
Theo Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2010 các vấn đề môi trường phát sinh
trong ngành Da Giầy bao gồm:
- Chất thải rắn
+ Chất thải rắn trong lĩnh vực thuộc da: Khoảng 25% khối lượng da (chưa
thuộc và đã thuộc) bị loại ra dưới dạng chất thải rắn trước thuộc cịn gây mùi khó
chịu.


Hình 2.2. Cơ sở sản xuất thuộc da
Nguồn: M.Mwinyihija (2010)

+ Chất thải trong quá trình sản xuất giầy dép, cặp - túi - ví chủ yếu là:
Chất thải sinh hoạt và chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất như các loại
ba via từ vật liệu sản xuất mũ, lót giầy dẹp cặp túi ví và đế giầy bằng các vật liệu
như: da, vải, giả da, cao su, PU, PVC, bao bì v.v.
- Chất thải khí: Trong lĩnh vực thuộc da mơi trường khơng khí cịn bị ơ
nhiễm bởi khí thải và mùi da ngun liệu rất khó chịu. Trong sản xuất giầy dép
bao gồm các chất thải phát sinh từ các hóa chất từ cơng đoạn dán, ép đế và hồn
thiện giầy như: dung mơi, keo dán, chất trau chuốt, các chất sơn xì, chất làm
bóng v.v.
- Chất thải lỏng: Nước thải ở các cơ sở thuộc da thường có mùi khó chịu,
hàm lượng BOD, COD, chất rắn lơ lửng (SS) gấp nhiều lần các chỉ tiêu cho
phép. Ngồi ra, nươc thải cịn chứa kim loại nặng, đặc biệt có chứa Crom, có độ
kiềm và hàm lượng muối cao. Trong lĩnh vực sản xuất giày dép chất thải lỏng
hầu hết là nước thải sinh hoạt và rửa các dụng cụ chứa dung mơi, hóa chất v.v có
chứa ít chất độc hại.

8


Hình 2.3. Nước thải thuộc da đổ ra kênh mương
Nguồn: M.Mwinyihija (2010)

Cũng theo nghiên cứu của Mahmood (2000) cho rằng: Các vấn đề mơi
trường chính của nhà máy thuộc da là các chất thải rắn và nước thải. Trong quá
trình chế biến có khoảng 20% lượng chất thải rắn, bao gồm các phế liệu da, tóc,
protein hịa tan, muối chữa và cho thịt. (Mỡ động vật, sợi collagen, thịt vv). Nước
thải thải ra từ các nhà máy thuộc da lớn trong thành phần có độ màu lớn và chứa

các hợp chất kim loại độc hại, hóa chất, nhu cầu oxy sinh hóa lớn. pH của nước
thải thuộc da thấp gây ra sự ăn mòn của hệ thống ống dẫn nước. Biến động pH
lớn và giá trị BOD cao gây ra bởi nước thải thuộc da, có thể giết chết tất cả cuộc
sống tự nhiên. H2S hình thành do sự hiện diện của sunfua trong nước thải có độc
tính cao. Tại Punjab, một số xưởng thuộc da đang trực tiếp làm ô nhiễm đất nông
nghiệp và chất lượng cũng như cây trồng có năng suất từ đất bị ơ nhiễm đã được
tìm thấy. Nhiều báo cáo rằng hầu hết các xưởng thuộc da ở Punjab đang nằm
trong xóm dân cư, gây ra mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người
(Mahmood, 2000).
Theo Romi (2013) Ngồi các tác động mơi trường khác của da, các q
trình sản xuất có tác động môi trường cao, đáng chú ý nhất là do: việc sử dụng
lượng lớn các chất gây ô nhiễm trong quá trình thuộc da. Một tấn da nguyên liệu
thường dẫn đến việc thải ra 20-80 m3 nước thải đục và có mùi hôi, bao gồm cả
hàm lượng crom 100-400 mg/L, nồng độ sulfua 200-800 mg /L và nồng độ cao
của chất béo và chất thải rắn khác, cũng như các mầm bệnh đáng chú ý.
Thuộc da đặc biệt gây ô nhiễm trong nước trong khi đó tiêu chuẩn mơi
trường lại lỏng lẻo, chẳng hạn như ở Ấn Độ - một nước sản xuất và xuất khẩu da
lớn nhất thế giới. Để đưa ra một ví dụ về một hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm hiệu
quả, lượng crôm giảm từ 8 kg đến 1,5 kg/tấn sản phẩm. VOC thường được xử lý
từ 30 kg/tấn đến 2 kg /tấn tại một cơ sở quản lý đúng cách (Romi, 2013).

9


Ở Kanpur, được mệnh danh là "Da phố của thế giới", một thành phố có 3
triệu người bên bờ sơng Hằng với mức độ ô nhiễm quá cao, bất chấp cuộc khủng
hoảng ngành cơng nghiệp, Ban kiểm sốt ơ nhiễm đã quyết định 49 xưởng sản
xuất thuộc da trong tháng 7 năm 2009 (Trịnh Bảo Sơn ,2002).
2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN
NGÀNH DA – GIẦY

2.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ngành Da - Giầy
Trong sản xuất giầy dép các nguồn phát sinh chất thải ở các cơng
đoạn chính như sau:
Bảng 2.2. Nguồn phát sinh chất thải trong sản xuất giày
Nguồn phát thải

Thành phần chất thải
Chất thải rắn: Vụn da có chứa crom, vải, giả da, carton, cao

Công đoạn pha cắt

su, thớt chặt, dao chặt đã qua sử dụng…
Khí thải: Bụi da, vải, cao su, xốp.
Ồn: Tiếng ồn do máy chặt gây ra.
Chất thải rắn: Vụn da có chứa crom, vải, giả da, cao su,

Lắp ráp mũ giày

nhựa tổng hợp: PU, PVC… nguyên phụ liệu hỏng, sản phẩm
lỗi, kim may thừa.
Khí thải: Bụi da, vải, cao su, xốp, dung mơi, keo.

Hồn thiện đế

Chất thải rắn: Bavia cao su, nhựa, crep… đế lỗi.
Khí thải: bụi, hơi dung môi, hơi nước nhiệt độ cao.
Chất thải rắn: Bao bì đựng chi tiết trang trí, chi tiết trang trí

Hồn thiện giày


bị hỏng, lỗi, đầu thừa các chi tiết.
Khí thải: bụi da, dung mơi từ nước xử lý, keo dán…
Chất thải rắn: sản phẩm hỏng, lỗi, bao bì đựng đóng gói bị

Đóng gói sản phẩm

hỏng, băng dán bao bì đã qua sử dụng.
Khí thải: hơi dung mơi từ keo dán.
Nguồn: Viện Da Giầy (2014)

Theo John (2012) chất thải của ngành sản xuất giầy dép và các sản phẩm
từ da có thể chia thành 4 nhóm chính:
- Da và giả da thải các loại;
- Vải vụn thải các loại;
- Chất thải nguy hại (CTNH);
- Chất thải sinh hoạt (CTSH).

10


Với giầy dép
Với sản phẩm từ da
Hình 2.4. Tỷ lệ chất thải trong ngành sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da
Nguồn: UNIDO (2000), John (2012)

Có thể nhận thấy, trong quá trình sản xuất giầy dép thì các nguyên liệu thay
thế (vải dệt, vải phủ nhựa, giả da...) chiếm tỷ lệ lớn, lên tới 49%, tiếp theo là da thải
(với 32%). CTNH trong sản xuất giầy dép cũng khá lớn (khoảng 15%) do mặt hàng
này sử dụng nhiều loại hóa chất như keo dán, sơn phủ, dung mơi hữu cơ...
Đối với sản xuất sản phẩm từ da (cặp – túi – ví), lượng da và giả da thải là

lớn nhất, lên tới 62%; tiếp sau là chất thải từ các dạng nguyên liệu thay thế khác
với 32%. CTNH trong q trình sản xuất sản phẩm từ da khơng nhiều (khoảng
2%) do cơng nghệ sản xuất chính là khâu ráp nên khơng có dung mơi pha keo,
khơng có thùng chứa hóa chất hay các loại CTNH khác như trong quá trình sản
xuất giầy dép; các chi tiết phụ nhiều nhưng không chứa thành phần nguy hại.
Theo số liệu khảo sát của Viện Da Giầy 2014 cho thấy hàng năm ngành
Da Giầy nước ta thải ra một lượng CTR rất lớn cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.3. Tổng hợp khối lượng CTR ngành Da Giầy năm 2013
STT

Các doanh nghiệp

1
2
3
4
5

Doanh nghiệp sản xuất giầy da
Doanh nghiệp sản xuất giầy vải
Doanh nghiệp sản xuất giầy thể thao
Doanh nghiệp sản xuất cặp túi ví
Doanh nghiệp sản xuất các loại giầy
khác
Doanh nghiệp sản xuất để giầy,
phom, phụ liệu kim loại, phụ liệu
Tổng

6


Lượng chất
thải (tấn)
12.512,4
6.383
90.366,5
22.577,8
6.486
6.916,3

Ghi chú

127,6 triệu đôi, tỷ lệ CTR
bằng khoảng 60% giầy da
5% tổng số chất thải rắn
sản xuất giầy và đồ da

145.242
Nguồn: Viện Da Giầy (2014)

11


Theo đó, tổng khối lượng CTR thải ra lớn nhất ở nhóm doanh nghiệp sản
xuất giầy thể thao 90.366,5 tấn và thấp nhất là doanh nghiệp sản xuất giày vải
6.383 tấn.
Nguồn chất thải rắn chủ yếu là: muối, da thừa của công đoạn xén ướt, xén
khô, đệm… Lượng chất thải rắn thay đổi tùy vào nguyên vật liệu đầu vào, công
nghệ sản xuất và thành phẩm. Hầu hết chất thải rắn phát sinh được cách ly khỏi
nguồn. Tính trên cả nước Việt Nam, năm 2000 có 4300 tấn da phế thải, tương
đương 11,8 tấn da phế thải/ngày. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 1500

tấn tương đương 4,1 tấn/ngày. Tại Đồng Nai, lượng da phế thải là 1,7 tấn/ngày
(Trịnh Bảo Sơn 2002).
Theo Viện Da Giầy (2014) chất thải rắn trong ngành da giầy bao gồm:
chất thải rắn từ sản xuất giầy, đế giầy, túi cặp và chất thải rắn trong sản xuất
thuộc da:
a. Chất thải rắn từ sản xuất giầy, đế giầy, túi cặp
Chất thải rắn trong quá trình sản xuất giầy dép, cặp - túi - ví chủ yếu là
chất thải sinh hoạt và CTR phát sinh trong quá trình sản xuất như các loại da ba
via từ vật liệu sản xuất mũ giầy, lót giầy dép cặp túi ví và đế giầy bằng các vật
liệu như: da, vải, da nhân tạo, cao su, PU, PVC, bao bì v.v (Hiệp hội Da giầy
Việt Nam, 2010).
Công đoạn pha cắt phế liệu: Đây là công đoạn phát sinh chất thải rắn
nhiều nhất liên quan đến việc sử dụng các loại vật liệu làm mũ giầy, đế giầy, túi
cặp. Thông thường phần trăm sử dụng vật liệu để làm giầy và túi, cặp v.v.
khoảng 70 - 90%. Do vậy có một lượng chất thải chất thải rắn rất lớn phát sinh từ
công đoạn pha cắt do ba via từ vật liệu được sử dụng.
Ngồi ra ở cơng đoạn này cịn có chất thải phát sinh do dao chặt bằng kim
loại bị hư hỏng, thớt chặt bằng nhựa đã qua sử dụng, chất thải bao gói như thùng
cac tơng, túi nilon v.v. Nhìn chung các loại chất thải này đều có thể tái chế được.
Ở một số doanh nghiệp, trước khi pha cắt vật liệu được bồi dán keo, nên
có thể sinh ra chất thải rắn là các thùng đựng keo, dung môi v.v.
Công đoạn may mũ giầy và túi cặp: Ở cơng đoạn này sinh ra ít chất thải
rắn. Các chất thải rắn. Các chất thải rắn thường là các đầu chỉ, chi tiết hoặc bán
thành phẩm sai hỏng(số lượng nhỏ), lõi chỉ, các chất thải bao gói.
Cơng đoạn chuẩn bị các chi tiết phần đế và gò ráp đế giầy: Công đoạn này
cũng không phát sinh ra lượng chất thải rắn lớn như ở xưởng pha cắt. Chất thải ở

12



đây là các bán thành phẩm, thành phẩm sai hỏng, các thùng đựng keo và hóa
chất, chổi quét keo đã qua sử dụng, phom hỏng, đế hỏng, các mùn thải do mài đế,
các thải bao gói v.v.
Ngồi ra cịn có chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất đế giầy,
phom giầy.
b. Chất thải rắn trong sản xuất da thuộc (Viện Da Giầy 2014)
Trong quá trình sản xuất da thuộc chỉ khoảng 40 - 45% da nguyên liệu trở
thành da thuộc thành phẩm, còn lại khoảng 55 - 60% trở thành các loại chất thải
phát sinh ra môi trường gồm các chất thải lỏng, khí và phần lớn chất thải rắn hữu
cơ và vô cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cụ thể, để sản xuất ra 200 kg da
thành phẩm thông thường sẽ phát thải ra lượng chất thải rắn chủ yếu như: chất
thải rắn chưa thuộc gồm 150 - 250 kg dẻo da, 100 - 150 kg bạc nhạc; chất thải từ
xén diềm, mùn bào 150 - 250 kg v.v.
Các chất thải rắn trong thuộc da thường có hai loại: Chất thải là da sống,
chất thải là da sau thuộc Crom. Ngồi ra, cịn có chất thải từ bùn xử lý nước thải,
đây là loại chất thải có thể độc hại do trong bùn thải cịn chứa Crom. Nói chung,
các chất thải rắn trong thuộc da độc hại hơn chất thải rắn từ sản xuất giầy, túi cặp
và không gây ô nhiễm môi trường đất, nước mà cịn cả mơi trường khơng khí.
Bảng 2.4. Chủng loại các chất thải rắn phát thải trong sản xuất sản phẩm da
thuộc của doanh nghiệp thuộc da Việt Nam.
STT
1
2
3
4
5

6

Loại chất thải rắn

Các chất thải rắn từ da nguyên liệu, da
chưa thuộc (da sống, da ngâm vôi…)
Các phế liệu da đã qua thuộc (mùn bào,
rẻo da, bụi da…)
Các chất thải rắn khác (cặn vôi, bã rắn
của hệ pigment trau chuốt…)
Vỏ hộp, thùng, bao bì đựng hóa chất,
dầu mỡ các loại có tính nguy hại
Phế thải bỏ phát sinh trong bảo quản và
sản xuất, đóng gói, tiêu thụ bằng nilon,
giấy, gỗ…
Bùn xử lý nước thải
Tổng trung bình

Số lượng
(kg/tấn
da muối)
250 - 400

Từ ngành thuộc
da năm 2013
(tấn)
58,500

100 - 150

22,500

40 - 50


8,100,000

15 - 20

3,150,000

2-5

630

10 - 20
531

2,700
95,580

Nguồn: Viện Da Giầy (2014)

13


Theo Viện Da Giầy 2014, trong quá trình sản xuất da thuộc chỉ khoảng
45-55% da nguyên liệu thành da thuộc thành phẩm, còn lại khoảng 55 - 60% trở
thành các loại chất phát sinh ra môi trường gồm các chất lỏng, khí và phần lớn
chất thải rắn hữu cơ và vô cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Số liệu khảo sát tại
các doanh nghiệp sản xuất da thuộc của nước ta cho thấy để sản xuất ra 200 kg
da thành phẩm thông thường sẽ phát sinh lượng chất thải rắn chủ yếu như: chất
thải rắn chưa thuộc gồm 150 - 250 kg dẻo da, 100 - 150 kg bạc nhạc; chất thải từ
xén diềm, mùn bào 100 -150 kg v.v.
Như vậy, với 180.000 tấn da muối nguyên liệu ngành thuộc da Việt Nam

đã thải ra môi trường lượng chất thải rất lớn tương đương 95.580 tấn. Trong thời
gian tới sản lượng da thành phẩm hàng năm sẽ tăng mạnh đòi hỏi nguồn nguyên
liệu đầu vào tăng, dự kiến đến năm 2025 sản lượng tăng gấp đơi, khi đó hàng
năm ngành thuộc da sẽ thải ra môi trường khoảng 200.000 chất thải rắn.
2.2.2. Ảnh hưởng chất thải rắn ngành Da - Giầy
Đối với chất thải rắn trong lĩnh vực thuộc da theo Viện Da Giầy 2014 gồm
hai loại chất thải là da sống và chất thải là da sau thuộc Crom. Ngồi ra, cịn có
chất thải từ bùn xử lý nước thải - đây là chất thải có thể độc hại do trong bùn thải
có chứa Crom. Nói chung, các chất thải rắn trong thuộc da độc hại hơn chất thải
rắn từ sản xuất giầy, túi cặp và không những gây ơ nhiễm mơi trường đất mà cịn
cả mơi trường khơng khí.
Cịn theo Trịnh Bảo Sơn 2002 Bên cạnh mùi hơi thối do q trình phân
hủy bầy nhầy, chất thải rắn phân hủy còn thu hút ruồi nhặng và một số thể trung
gian truyền bệnh. Hơn nữa, các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn gây bệnh than
sẽ đi vào nước thải đến nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, muối sulfide và bụi da cũng
rất dễ dàng phát tán ra môi trường.
Theo một nghiên cứu của Viện Da Giầy 2014 đã tiến hành phân tích một
số mẫu da thải, mùn bào da của quá trình sản xuất da và giầy:
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả phân tích một số mẫu chất thải
TT
1
2
3
4

Tên chỉ tiêu
Hàm lượng Cr+6
Hàm lượng Cd
Hàm lượng Pb
Hàm lượng azo


Đơn vị
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg

Da thải
3,07
75,04
57,25
32,14

Kết quả
Mùn bào da
3,75
76,15
54,36
-

Bùn thải
5,26
103,52
112,12
-

Quy định
<3
<90
<100

<30

Nguồn: Viện Da Giầy (2014)

14


×