HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRIỆU QUỐC ĐẠT
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG
Ngành:
Phát triển nông thôn
Mã số:
60 62 01 16
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Viết Đăng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…..tháng… .năm 2017
Tác giả luận văn
Triệu Quốc Đạt
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc Thầy TS. Nguyễn Viết Đăng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nơng nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo UBND huyện Vị Xun, Phịng nơng
nghiệp & phát triển nơng thơn, UBND xã Thượng Sơn, Cao Bồ huyện Vị Xuyên đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày…..tháng… .năm 2017
Tác giả luận văn
Triệu Quốc Đạt
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ xxii
Thesis abstract............................................................................................................ xiixiv
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3
1.2.1.
Mục tiêu chung .................................................................................................... 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè hữu cơ ..................... 54
2.1.
Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 54
2.1.1.
Các khái niệm .................................................................................................... 54
2.1.2.
Đặc điểm và vai trò của phát triển sản xuất chè hữu cơ .................................. 114
2.1.3.
Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất chè hữu cơ ................................. 144
2.1.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè hữu cơ .............................. 174
2.2.
Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 194
2.2.1.
Kinh nghiệm thực tiễn phát triển sản xuất chè hữu cơ ở một số nước trên thế
giới.................................................................................................................. 194
2.2.2.
Kinh nghiệm thực tiễn phát triển sản xuất chè hữu cơ ở một số địa
phương trong nước ......................................................................................... 214
iii
2.2.3.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sản xuất chè hữu cơ ở huyện vị
xuyên, tỉnh hà giang ....................................................................................... 254
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 264
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 264
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 264
3.1.2.
Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 314
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 364
3.2.1.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 364
3.2.2.
Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 364
3.2.3.
Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 394
3.2.4.
Phương pháp phân tích thơng tin..................................................................... 394
3.2.5.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 404
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................... 4344
4.1.
Tình hình phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên .. 4344
4.1.1.
Các loại hình tổ chức phát triển sản xuất chè hữu cơ ở huyện vị xuyên ......... 4344
4.1.2.
Vốn cho phát triển sản xuất chè hữu cơ ở huyện vị xuyên................................... 4849
4.1.3.
Đào tạo tập huấn khoa học kỹ thuật cho phát triển sản xuất chè hữu cơ ở
vị xuyên ....................................................................................................... 5254
4.1.4.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ của huyện vị xuyên ..................... 5861
4.1.5.
Kết quả và hiệu quả sản xuất chè trong các hộ nông dân được điều tra................. 6669
4.2.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn
huyện vị xuyên, tỉnh hà giang.......................................................................... 7377
4.2.1.
Ảnh hưởng của giống chè.............................................................................. 7377
4.2.2.
Điều kiện tự nhiên của vùng trồng chè hữu cơ ............................................. 7680
4.2.3.
Ảnh hưởng của vốn đầu tư ............................................................................ 7781
4.2.4.
Ảnh hưởng của nhân tố lao động .................................................................. 7882
4.2.5.
Thị trường tiêu thụ......................................................................................... 8185
4.2.6.
Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ............................................. 8387
4.3.
Một số giải pháp phát triển sản xuất chè hữu cơ tại huyện vị xuyên tỉnh hà
giang đến năm 2020 ....................................................................................... 8387
4.3.1. Tăng cường hợp tác với cơ sở chế biến/doanh nghiệp tiêu thụ chè ................ 8487
4.3.2.
Hoàn thiện quy hoạch vùng chè shan tuyết hữu cơ ....................................... 8690
iv
4.3.3.
Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè shan tuyết
hữu cơ vị xuyên ........................................................................................... 8690
4.3.4.
Tăng cường hỗ trợ về tổ chức sản xuất, giống, kỹ thuật ............................... 8790
4.3.6.
Giải pháp về vốn............................................................................................ 8893
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 9095
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 9095
5.1.
Kiến nghị ....................................................................................................... 9095
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 9398
Phụ lục ..................................................................................................................... 9698
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa Tiếng Việt
BQ
Bình quân
CC
Cơ cấu
CNH
Cơng nghiệp hóa
CPRP
Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
GO
Giá trị sản xuất
Ha
Hecta
HĐH
Hiện đại hóa
HTX
Hợp tác xã
IC
Chi phí trung gian
IPM
Quản lý dịch hại tổng hợp
Km
Kilometer
LĐ
Lao động
MI
Thu nhập hỗn hợp
NN
Nông nghiệp
NQ
Nghị quyết
PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
PTNT
Phát triển nông thôn
SL
Số lượng
SWOT
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TT
Thị trấn
UBND
Ủy ban nhân dân
VA
Giá trị gia tăng
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên ........................................ 294
Bảng 3.2. Tình hình lao động dân số huyện Vị Xuyên .............................................. 324
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vị Xuyên .................................... 354
Bảng 3.4. Phân bổ mẫu phiếu điều tra ........................................................................ 374
Bảng 3.5. Tiêu chí điều tra phân loại chè ................................................................... 394
Bảng 3.6. Bảng phân tích SWOT ............................................................................... 404
Bảng 4.1. Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất chè hữu cơ huyện
Vị Xuyên giai đoạn 2014- 2016 ............................................................... 4445
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị
Xuyên năm 2016 ...................................................................................... 4647
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè hữu cơ của huyện Vị Xuyên theo
loại hình sản xuất ..................................................................................... 4748
Bảng 4.4. Thơng tin chung về diện tích sản xuất chè hữu cơ của hộ ....................... 4849
Bảng 4.5. Kết quả giải ngân Nguồn vốn tín dụng phát triển chè huyện Vị Xuyên
năm 2016 .................................................................................................. 4950
Bảng 4.6. Tình hình vay vốn của hộ phục vụ cho sản xuất chè ............................... 5051
Bảng 4.7. Tình hình vay vốn của hộ phục vụ cho sản xuất chè hữu cơ ................... 5051
Bảng 4.8. Tài sản phục vụ cho sản xuất chè của các hộ........................................... 5153
Bảng 4.9. Tài sản phục vụ cho sản xuất chè hữu cơ của các hộ ............................... 5153
Bảng 4.10. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng về sản xuất chè hữu cơ huyện Vị Xuyên
năm 2016 .................................................................................................. 5254
Bảng 4.11. Tình hình tập huấn phục vụ cho sản xuất chè của hộ .............................. 5456
Bảng 4.12. Tình hình tập huấn phục vụ cho sản xuất chè hữu cơ của hộ .................. 5557
Bảng 4.13. Đánh giá về tập huấn phục vụ cho sản xuất chè của hộ ........................... 5658
Bảng 4.14. Đánh giá về tập huấn phục vụ cho sản xuất chè hữu cơ của hộ............... 5759
Bảng 4.15. Tình hình tiêu thụ một số loại chè của huyện trên các kênh tiêu thụ ....... 6164
Bảng 4.16. Thị trưưưường tiêu thụ chè của huyệnVị Xuyên ................................. 6265
Bảng 4.17. Tình hình bán chè của hộ ......................................................................... 6366
Bảng 4.18. Tình hình giá bán chè của hộ ................................................................... 6467
Bảng 4.19. Giá bán chè hữu cơ của hộ ....................................................................... 6467
vii
Bảng 4.20. Tình hình tham gia liên kết của hộ trồng chè........................................... 6567
Bảng 4.21. Chi phí trồng mới 1ha chè của các nhóm hộ............................................ 6770
Bảng 4.22. Chi phí trồng mới 1ha chè hữu cơ của các nhóm hộ ............................... 6871
Bảng 4.23. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha chè của các nhóm hộ năm 2016 ........... 6871
Bảng 4.24. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha chè hữu cơ của các nhóm hộ
năm 2016 .................................................................................................. 6972
Bảng 4.25. Năng suất chè bình quân của hộ .............................................................. 6972
Bảng 4.26. Năng suất chè hữu cơ của hộ phân theo mật độ trồng ............................. 7073
Bảng 4.27. Kết quả sản xuất 1ha chè của hộ trên địa bàn huyện Vị Xuyên ............... 7175
Bảng 4.28. Hiệu quả sản xuất 1ha chè hữu cơ của hộ trong năm 2016...................... 7276
Bảng 4.29. So sánh hiệu quả sản xuất 1ha giữa chè hữu cơ và chè thường trong
năm 2016 .................................................................................................. 7276
Bảng 4.30. Cơ cấu giống chè của huyện Vị Xuyên năm 2016 ................................... 7478
Bảng 4.31. Tình hình nguồn giống của hộ phục vụ cho sản xuất chè ........................ 7579
Bảng 4.32. Tình hình nguồn giống của hộ phục vụ cho sản xuất chè hữu cơ ............ 7579
Bảng 4.33. Năng suất của vườn chè hữu cơ theo giống của các hộ dân .................... 7680
Bảng 4.34. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra trồng chè ....................................... 8084
Bảng 4.35. Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất chè hữu
cơ của các hộ dân huyện Vị Xuyên.......................................................... 8387
Bảng 4.36. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất chè
hữu cơ....................................................................................................... 8487
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ hộ có áp dụng kiến thức tập huấn vào sản xuất chè hữu cơ .......... 5759
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ lượng kiến thức tập huấn vào thực tế sản xuất chè hữu cơ của hộ .... 5861
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ phá vỡ hợp đồng liên kết giữa các hình thức ................................ 6669
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên ............................................................. 274
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Triệu Quốc Đạt
2. Tên luận văn: Nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
3. Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16
4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Để đạt được những nội dung chính, đề tài có mục tiêu chính là trên cơ sở đánh
giá thực trạng sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị Xuyên trong thời gian qua, đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị Xuyên
trong thời gian tới
Qua nghiên cứu về diện tích trồng chè hữu cơ của hộ cho thấy bình quân mỗi hộ
có 0,77 ha chè trong đó có 0,67 ha là chè hữu cơ chiếm 86,33 % số hộ có sản xuất chè
theo phương pháp hữu cơ. Nghiên cứu cho thấy giữa các nhóm hộ có sản xuất chè theo
phương pháp hữu cơ và sản xuất chè không theo phương pháp hữu cơ thì ở nhóm sản
xuất theo phương pháp hữu có có tới 70,18 % số hộ trong nhóm được tập huấn thơng
qua cơng ty chè trên địa bàn, trong khi đó đối với nhóm hộ khơng sản xuất chè theo
phương pháp hữu cơ đại đa số được tập huấn kỹ thuật sản xuất thông qua tập huấn
khuyến nông và HTX trên địa bàn tập huấn. Với 57 hộ trong số 60 hộ được điều tra có
tham gia tập huấn thì nhóm quy mơ nhỏ có 60 % số hộ áp dụng vào thực tế sản xuất của
hộ, nhóm hộ quy mơ vừa có 77,14 % số hộ có áp dụng kiến thức tập huấn vào sản xuất,
nhóm hộ quy mơ lớn chỉ có 60 % số hộ áp dụng kiến thức vào tập huấn. Như vậy đánh
giá chung tồn nhóm sản xuất theo phương pháp hữu cơ có 70 % hộ có ứng dụng kiến
thức tập huấn vào sản xuất chè. Đối với với hộ sản xuất chè có phương pháp hữu cơ đa
số bán cho cơng ty, doanh nghiệp chế biến chiếm 56,67 % số hộ trong nhóm; bán cho
HTX và tổ hợp tác chỉ chiếm 8,33 % số hộ trong nhóm. Đối với nhóm hộ không sản
xuất theo phương pháp hữu cơ đa số bán cho hộ thu gom chè tại địa phương chiếm
53,33 % số hộ, chỉ có 6,67 % bán cho cơng ty, doanh nghiệp chế biến. Qua bảng có thể
thấy được khi các hộ bán cho công ty, doanh nghiệp sẽ được giá cao hơn các đối tượng
khác với 12 nghìn đồng/1kg chè búp tươi. Do tỷ lệ liên kết bằng văn bản cịn thấp,
người dân cịn chưa hiểu được lợi ích của liên kết bằng văn bản cho nên qua nghiên cứu
cho thấy ở hình thức liên kết bằng văn bản chỉ có 9,09 % số hộ tham gia liên kết bằng
văn bản có phá vỡ hợp đồng, hình thức liên kết tự do khơng có văn bản thì tỷ lệ phá vỡ
hợp đồng xảy ra chiếm tỷ lệ cao với 62,96 %.
Giá trị sản xuất (GO) đạt được giữa các nhóm có sự khác nhau do có khác nhau
về giá bán và năng suất chè. Đối với hộ quy mô nhỏ đạt giá trị sản xuất là 21,840 triệu
x
đồng. Hộ quy mô vừa đạt 30,956 triệu đồng. Hộ quy mô lớn đạt giá trị sản xuất chè trên
1 ha là 35,105 triệu đồng. Bình qn nhóm hộ sản xuất chè theo hướng hữu cơ có giá trị
sản xuất đạt 29,432 triệu đồng so với hộ không sản xuất theo hướng hữu cơ chỉ đạt
21,098 triệu đồng. Đối với nhóm hộ sản xuất chè hữu cơ cho thấy hộ quy mơ vừa có
MI/IC cao nhất do hộ này tối ưu đầu vào đem lại năng suất cao và chi phí thấp hơn so
với hộ quy mơ lớn vì vậy MI/IC của hộ này đạt 34,63 lần cho thấy với hộ này bỏ ra 1
đồng IC sẽ thu lại được 34,63 đồng MI của hộ. Nhóm hộ quy mơ lớn có MI/IC đạt
33,25 lần cho thấy khi bỏ ra 1 đồng IC thì hộ này sẽ thu lại được 33,25 đồng MI. Bình
qn cho các nhóm hộ sản xuất chè hữu cơ có MI/IC đạt 33,86 cho thấy cứ bỏ ra 1 đồng
IC thì các hộ sản xuất chè hữu cơ sẽ thu lại được 33,86 đồng MI.
Qua nghiên cứu thấy rằng, các yếu tố về điều kiện tự nhiện như đất đai, thời tiết,
khí hậu; nguồn giống, phong tục tập quán và trình độ sản xuất, thị trường, giá cả, vốn
đầu tư, cơ sở vật chất về hạ tầng đã làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè hữu cơ.
Từ đó, đề xuất một số giải pháp: Tăng cường hợp tác với cơ sở chế biến/doanh nghiệp
tiêu thụ chè; Hoàn thiện quy hoạch vùng chè Shan tuyết hữu cơ; Tạo lập, quản lý và
phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ Vị Xuyên; Tăng cường hỗ
trợ về tổ chức sản xuất, giống, kỹ thuật và hạ tầng; Giải pháp đưa giống tốt vào sản
xuất; tăng cường chuyển giao kỹ thuật canh tác, mời gọi các doanh nghiệp có tiềm lực,
năng lực tham gia thúc đẩy giá trị cho chè hữu cơ Vị Xuyên.
xi
THESIS ABSTRACT
1. Author: Trieu Quoc Dat
2. Thesis’s name: Research on development of organic tea production in Vi Xuyen
district, Ha Giang province.
3. Field: Rural development
Code: 60 62 01 16
4. Training Institution: Vietnam National University of Agriculture
To reach the main contents, the overrall objective is to assess the current status
of organic tea production in Vi Xuyen district in the past, propose solutions to develop
organic tea production in Vi Xuyen district in the coming time.
According to the research on organic tea growing areas of households, on
average, each household has 0.77 hectares of tea; of which 0.67 hectares is organic tea,
accounting for 86.33% of households producing organic tea. The research shows that,
among groups of households producing organic tea and households producing nonorganic tea, 70.18% of households producing organic tea are provided trainning via tea
companies in the area; while majority of households producing non-organic tea are
provided trainning on production techniques through extension training courese and by
cooperatives in the area. With 57 out of 60 surveyed households participating in the
training, 60% of households in small-sized groups apply knowledge trained into their
actual production; 77,14% of households in medium-sized groups apply into their
production; only 60% of households in large-sized groups apply into their production.
Thus, overall evaluation on organic production groups, 70% of households apply
knowledge trained into tea production. Households mainly sell tea to companies,
processing
enterprises
(accounting
for
56.67%
of
households)
and
cooperatives/cooperative groups (only accounting for 8.33%). For non-organic
producers households, most of them sell to local tea collectors, accounting for 53.33%
of households; only 6.67% of households sell to companies and processing enterprises.
The table shows that selling to companies, enterprises will get higher prices than others
(with price of 12.000 dong per 1 kilo of fresh bud tea). Due to low rate of linkage by
document/writing, villagers still do not understand benefits of linking in
writing/document/contract. Therefore, the research shows that only 9.09% of
households with writing linkages breaks contracts. For other forms, contract break
occurs with a high rate of 62.96%.
Gross output (GO) achieved between groups are different, because of
differences in selling prices and tea yields. For small-sized households, gross output is
xii
VND 21,840 million. Medium-sized households reach VND 30,956 million. Largescale households reach VND 35,105 million per hectare. On average, gross output of
organic tea producers is VND 29.432 million; while gross output of non-organic tea
producers is VND 21.098 million VND. For organic tea production households, it is
found that the medium-sized households have the highest MI/IC (Mix
Income/Intermediate Cost) due to their optimum input, which results in higher
productivity and lower costs compared to large-scale households. So these households’
MI/IC reach 34.63, showing that this household spending 1 IC will gain 34.63 MI. The
large-sized groups with MI/IC of 33.25 shows that they spend 1 IC and get 33.25 MI.
On average, for organic tea producers with MI/IC of 33.86, it is found that 1 IC spent
will gain 33.86 MI.
The research also shows that natural conditions such as land, weather, climate;,
seed sources, maners and customs, and production levels, markets, prices, investment
capital and infrastructure have affected the development of organic tea production.
From there, I suggests some solutions: Strengthening the cooperation with tea
processing/enterprises; Completion of the planning on organic Shan tuyet tea areas;
Establishment, management and development of geographical indication for organic
Shan tuyet tea in Vi Xuyen district; Increase of support for production organization,
varieties, techniques and infrastructure; Solutions to use good seed into production;
Strengthening the transfer of cultivation techniques, inviting capable and potential
enterprises to promote the value of Vi Xuyen organic tea.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng ở các tỉnh trung du và
miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Chè được sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp
ứng được nhu cầu về chè uống của nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim ngạch
hàng triệu USD hàng năm. Tuy có những thời điểm giá chè thấp làm cho đời
sống người làm chè gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn tổng thể cây chè vẫn là cây
giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm cho người lao
động, tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân ở các vùng trung du,
miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ mơi sinh. Việc phát triển sản
xuất chè là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trởng của nông
nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta.
Chè là thứ nước uống có nhiều cơng dụng, vừa giải khát, vừa chữa bệnh.
Người ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ, ví dụ
cafein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và một
số axit amin cần thiết cho cơ thể... (Đường Hồng Dật, 2004).
Chè là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao và tiềm năng xuất khẩu lớn.
Trên thế giới có khoảng 30 nước trồng chè nhưng có tới trên 100 nước uống chè.
Như vậy tiềm năng về thị trường của chè Việt Nam rất dồi dào. Tuy nhiên, tốc độ
phát triển cây chè của nước ta so với thế giới cịn chậm chưa tương xứng với tiềm
năng sẵn có của nước ta (Đường Hồng Dật, 2004).
Cây chè Hà Giang có lịch sử lâu đời và được trồng ở nhiều huyện thuộc
các tiểu vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh như Bắc Quang, Vị Xun, Hồng
Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn. Từ lâu chè Hà Giang đã nổi tiếng trên thị trường
trong và ngoài nước với những thương hiệu chè Shan tuyết.
Hà Giang là tỉnh có diện tích chè lớn thứ hai cả nước, chỉ sau Lâm Đồng.
Hiện tại, cây chè được xác định là một trong những cây hàng hoá trong chiến lược
tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tỉnh Hà Giang đã có quy hoạch tổng thể
phát triển cây chè đến năm 2020, diện tích chè tồn tỉnh đạt 24.300 ha, năng suất
bình quân đạt 59,4 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 124,10 ngàn tấn, đưa cây chè là cây
trồng hàng hoá chủ lực, cây làm giầu trong phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển
mạnh ở cả 3 khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ (UBND tỉnh Hà Giang, 2016).
1
Vị Xuyên là huyện động lực của tỉnh Hà Giang, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát triển đặc biệt là giống chè Shan tuyết.
Cây chè được trồng tại 19/24 xã, thị trấn, tập trung tại Cao Bồ, Thượng Sơn,
Quảng Ngần, Việt Lâm, Trung Thành, TT Việt Lâm... Đến năm 2016, tồn huyện
có 3544,9 ha, trong đó có 3.331 ha chè cho sản phẩm, sản lượng chè búp tươi đạt
11.162,2 tấn đem lại thu nhập gần 100 tỷ đồng chiếm khoảng 12 % giá trị sản
xuất của ngành trồng trọt. Cây chè không chỉ là cây xố đói giảm nghèo, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc mà cịn là cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nơng nghiệp theo hướng tích cực (Chi cục thống kê huyện Vị Xuyên, 2016).
Sản phẩm chè Vị Xuyên hiện nay phân làm 2 kênh chính. Kênh 1 (chiếm
khoảng 60 % sản lượng) sản xuất các loại chè thông thường, sản phẩm được bán
tại thị trường trong tỉnh và bán sang Trung Quốc theo nhiều hình thức, giá cả bếp
bênh, khơng có hợp đồng hợp tác cụ thể, khơng có cam kết ràng buộc rõ ràng nên
người dân khá tùy tiện sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc
bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương hiệu sản phẩm, thiếu bền
vững trong phát triển (Phòng Kinh tế- Hạ tầng Vị Xuyên, 2016).
Kênh thứ 2 là sản phẩm chè được canh tác, sản xuất theo hướng hữu cơ.
Việc canh tác, sản xuất này dựa trên cơ sở liên kết giữa người dân, doanh nghiệp
và sự quản lý của nhà nước. Quy trình canh tác sản xuất của người dân khơng sử
dụng bất kỳ chất hóa học nào như phân bón, thuốc trừ sâu... doanh nghiệp sẽ hỗ
trợ kỹ thuật sản xuất, ký kết với người dân bao tiêu sản phẩm, nhà nước sẽ quản
lý, giám sát và hỗ trợ người dân sản xuất. Với cách tổ chức này, giá thành sản
phẩm được nâng cao rõ rệt, sản phẩm chè hữu cơ đã được Liên đoàn hữu cơ quốc
tế (IFOAM) chứng nhận, sản phẩm đã có mặt tại các thị trường khó tính như:
Mỹ, Đức, Anh, Canada và một số nước EU, Trung Đơng với giá trung bình từ
6.000 - 8.000USD/ tấn, cao gấp khoảng 5 lần với giá xuất khẩu chè bình qn
của Việt Nam (Phịng Kinh tế- Hạ tầng huyện Vị Xuyên, 2016).
Chè tại huyện Vị Xuyên là cây trồng chủ lực được quy hoạch, phát triển
trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, chè đã góp
phần mạnh mẽ trong cơng tác xóa đói nghèo và có đóng góp quan trọng cơ cấu
kinh tế của huyện. Tuy nhiên, trình độ và tập quán của người sản xuất, điều kiện
về cơ sở hạ tầng, các sản phẩm về chè chưa phong phú, đa dạng, chưa chế biến
sâu dẫn đến năng suất không cao, thu nhập của người trồng chè còn thấp. Trong
2
khi đó, nhu cầu và thị trường rất nhiều tiềm năng, người tiêu dùng ngày càng ý
thức đầy đủ và toàn diện về sử dụng các sản phẩm sạch, an tồn.
Căn cứ vào tình hình thực tế đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
”Nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn
huyện Vị Xuyên trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị Xuyên trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
chè hữu cơ;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất chè hữu cơ
trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa
bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Phát triển sản xuất chè hữu cơ là gì?; Thực trạng phát triển sản xuất chè
hữu cơ hiện nay trên địa bàn huyện như thế nào?; Những khó khăn tồn tại, ảnh
hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè hữu cơ như thế nào?; Những giải
pháp nào để thúc đẩy phát triển sản xuất chè hữu cơ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển sản xuất chè hữu cơ và thực
trạng phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Đối tượng điều tra khảo sát của đề tài là lãnh đạo UBND huyện, các
phòng, trạm cấp huyện, lãnh đạo UBND các xã, cán bộ khuyến nông cấp xã,
thôn; các tổ chức, cá nhân sản xuất chè hữu cơ.
3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017.
- Phạm vi thời gian thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài: Số liệu
phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập qua các năm 2014; 2015; 2016.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu tại huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang, trong đó tập trung
nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ tại 2 xã trọng điểm là xã Cao Bồ,
Thượng Sơn.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển bền vững
a. Phát triển
Theo lý thuyết về sự phát triển thì nghĩa chung nhất của sự phát triển là tăng
nhiều hơn về mặt số lượng, phong phú hơn về mặt chủng loại và chất lượng, phù
hơn về mặt cơ cấu và phân bố. Phát triển còn là sự tăng lên bền vững về các tiêu
chuẩn sống. Có thể nói phát triển là bao hàm ý niệm về sự tiến bộ, bởi vậy phát
triển nghĩa là sự tăng trưởng cộng với sự thay đổi về cấu trúc và thể chế liên quan
đến mục đích hay mục tiêu chủ định nào đó. Các giải pháp phát triển khơng chỉ
chú ý đến việc tăng trưởng kinh tế của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả
đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên,
môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cho con người. Các chỉ tiêu thể hiện
sự phát triển: Gồm các chỉ tiêu phản ánh về mặt số lượng và các chỉ tiêu phản
ánh về chất lượng (Nguyễn Ngọc Long, 2009).
Các chỉ tiêu số lượng thể hiện sự phát triển với một nền kinh tế là sự gia
tăng của cải vật chất và dịch vụ. Sự phát triển của ngành sản xuất về số lượng là
quy mô sản xuất, sự tăng trưởng về số lượng và giá trị sản lượng sản xuất ra, cơ
cấu sản xuất nội bộ ngành và với các ngành khác... Các chỉ tiêu chất lượng thể
hiện sự phát triển của một nền kinh tế là sự tiến bộ về đời sống vật chất, giáo dục,
sức khoẻ và môi trường. Với một ngành sản xuất đó là việc phát huy và khai thác
có hiệu quả các tiềm năng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản, tổ chức
quy trình sản xuất hợp lý. Các yếu tố mang tính quyết định sự phát triển của
ngành sản xuất trong một nền kinh tế là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản
xuất phải tiên tiến hiện đại, là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học
công nghệ phù hợp vào sản xuất, là việc thực hiện đồng bộ các công cụ tài chính,
pháp luật, chính sách, tổ chức, đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển. Phát
triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của
5
cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả
của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là q trình
diễn ra theo đường xốy ốc và hết mỗi chu kỳ sự lặp lại dường như sự vật ban
đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long, 2009).
b. Phát triển bền vững
“Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường trong
những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX. Năm 1987, vấn đề về phát triển
bền vững được Hội đồng Thế giới về Môi trường & Phát triển (WCED) của Liên
Hợp Quốc đề cập lần đầu tiên trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”,
theo đó phát triển bền vững là “Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà
không làm nguy hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Theo quan điểm này chủ yếu nhấn mạnh các khía cạnh sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong
quá trình phát triển (WCED, 1987).
Ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế,
Chính phủ đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”
(Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Khái niệm phát triển bền vững được
hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã
hội, nghĩa là gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, gìn giữ và cải thiện mơi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo
quốc phịng, an ninh”.
Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt
chẽ thực hiện các mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu mơi
trường, mục tiêu thể chế, chính sách và mục tiêu an ninh - quốc phòng. Giữa các
nhóm mục tiêu này ln có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó 3 nhóm
mục tiêu lớn (kinh tế, xã hội, môi trường) là nội dung cơ bản của phát triển bền
vững (Chính phủ, 2004).
2.1.1.2. Khái niệm tăng trưởng và tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình
qn trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc vào hai q trình: sự tích luỹ tài sản (như vốn, lao động, và đất đai) và
6
đầu tư những tài sản này một cách có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng
tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính
phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trị nhất định ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc
GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng
trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số
quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình
quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ
Do vậy để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng
sản lượng nền kinh tế (tính tồn bộ hay tính bình qn theo đầu người) của thời
kỳ sau so với thời kỳ trước. đó là tỷ lệ tăng phần trăm hay mức tăng tuyệt đối
hàng năm, hay mức tăng bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng kinh tế
được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh
tế. đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc (Dwight
H. Perkins et al, 2014).
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế.
Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hồn chỉnh về mặt cơ cấu,
thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống (Dwight H. Perkins et al, 2014).
2.1.1.3. Khái niệm về sản xuất và phát triển sản xuất
a. Khái niệm về sản xuất
Trong quá trình sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi
những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và
những của cải phục vụ cuộc sống. Sản xuất là điề kiện tồn tại của mỗi xã hội,
việc khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất. Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt
động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình
làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản
xuất dựa vào những vấn đề sau: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất
cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác
các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm? (Phan Thúc Huân, 2006).
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động.
7
+ Sức lao động: là tổng hợp trí lực và thể lựccủa con người được sử dụng
trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao
động là sự tiêu dùng lao động trong lao động.
+ Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo các mục đích của mình. Đối tượng lao
động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như khống sản, đất đá,
thủy sản… Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp
khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động
trước đó, ví dụ như phơi thép, sợi dệt… Loại này là đối tượng lao động của các
ngành công nghiệp chế biến (Phan Thúc Huân, 2006).
+ Tư liệu lao động: là một hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sựu tấc
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động
thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ
phận trực tiếp tác động vào đối tượng theo mục đích của con người, tức là cơng
cụ lao động (như máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho
quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bãi, đường xá, quyết định đến năng
suất và chất lượng sản phẩm (Phan Thúc Huân, 2006).
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là q trình con người sử dụng cơng
cụ lao động tác động lên đối tượng lao công nhằm thỏa mãn các nhu cầu tồn tại
và phát triển của con người.
Sản xuất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội,
là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con
người, nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
Để tiến hành sản xuất vật chất con người phải có khơng chỉ quan hệ với tự
nhiên mà phải có quan hệ với nhau và trên cơ sở những quan hệ sản xuất này
màphát sinh ra các quan hệ khác như: chính trị, đạo đức, pháp luật… Vì vậy,
trong q trình sản xuất vật chất con người khơng những làm biến đổi tự nhiên,
biến đổi xã hội đồng thời làm biến đổi cả bản thân mình. Do đó, sản xuất vật chất
không ngừng phát triển tất yếu làm cho xã hội không ngừng phát triển (Phan
Thúc Huân, 2006).
Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của
toàn bộ đời sống xã hội. Sự vận động, phát triển của xã hội suy cho cùng có
nguyên nhân từ sự phát triển cả nền sản xuất xã hội. Vì vậy, để giải thích và giải
8
quyết các vấn đề xã hội của đời sống xã hội thì phải xuất phát từ thực trạng sản
xuất vật chất của xã hội (Phan Thúc Huân, 2006).
Nhận thức được vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Trên cơ sở đó, nhận thức là cơ sở giúp cho chúng ta nhận thức
được rằng, mọi hoạt động thực tiễn và nhận thức phải dưạ trên nền tảng sản
xuất vật chất.
b. Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, trong đó;
con người ln đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có
nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phcụ
vụ cuộc sống (Phan Thúc Huân, 2006).
2.1.1.4. Khái niệm về sản xuất chè hữu cơ
a. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ
Theo định nghĩa của IFOAM (Liên đồn các phong trào sản xuất nơng
nghiêp hữu cơ quốc tế): Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất nhằm duy
trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa chủ yếu vào các quy trình
sinh thái, đa dạng sinh học và các chu trình thích nghi với điều kiện địa phương
hơn là sử dụng các yếu tố đầu vào mang đến những ảnh hưởng bất lợi. Nông
nghiệp hữu cơ kết hợp phương pháp canh tác truyền thống với những tiến bộ
khoa học kỹ thuật nhằm mang lại lợi ích chung cho mơi trường, thúc đẩy mối
quan hệ bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả những thành phần
tham gia (IFOAM, 2005).
Hay có thể hiểu cách đơn giản hơn nơng nghiệp hữu cơ là cách sản xuất
khơng sử dụng phân bón hố học, thuốc trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh… có nguồn gốc
hoá học, phân tươi (bao gồm cả phân người và phân gia súc, gia cầm).
b. Khái niệm và các bước quy trình để chứng nhận và sản xuất chè hữu cơ
Chè hữu cơ là loại chè được sản xuất trên ngun liệu đã được canh tác
theo quy trình nơng nghiệp hữu cơ. Quy trình này khơng sử dụng các chất hóa
học như phân hóa học, thuốc trừ sâu hay thuốc trừ cỏ. Nông dân sử dụng các chất
thải tự nhiên ví dụ như phân ủ để tạo chất màu cho đất và dùng các phương pháp
tự nhiên để kiểm sốt sâu bệnh và cỏ dại, q trình thu hái, chế biến phải sử dụng
các dụng cụ sạch, khơng cịn tồn dư của các chất hóa học và khơng an toàn.
9
Để được chứng nhận chè hữu cơ, theo tài liệu của Ecolink Co Ltd, các
nhóm sản xuất chè phải thỏa mãn các điều kiện và trải qua các bước sau:
Bước 1: Nơng dân liên hệ với nhóm sản xuất để làm thủ tục tham gia nhóm.
Nơng dân phải tham gia khóa tập huấn về tiêu chuẩn hữu cơ, sau đó hồn thành
và kí cam kết của mình để chứng tỏ sự tự nguyện làm theo các tiêu chuẩn. Cùng
với bản cam kết này, nơng dân cũng sẽ phải hồn thành và nộp lại cho Liên nhóm
một bản Kế hoạch quán ly đồng ruộng (FMP) và chúng được giữ trong hồ sơ dữ
liệu. (Việt Nam Organic, 2017).
Bước 2: Liên nhóm sẽ thẩm tra xem Kế hoạch quản lí đồng ruộng của nơng
dân có được hồn thành đầy đủ khơng và sau đó sẽ thơng báo cho nhóm sản xuất
để tiến hành thanh tra chéo (Việt Nam Organic, 2017).
Bước 3: Nông dân và đồng ruộng của họ sẽ được thanh tra bởi các thành viên
khác trong nhóm sản xuất. Ít nhất có ba thành tra viên của nhóm sản xuất cần có mặt
trong một buổi kiểm tra chéo (Nhóm có thể cử thêm thanh tra viên) và tất cả họ đều
phải kí vào phần báo cáo trong mẫu danh mục thanh tra theo nhóm (Việt Nam
Organic, 2017).
Biểu danh mục thanh tra theo nhóm phải được sử dụng để đảm bảo tính
nhất qn giữa các cuộc thanh tra. Công việc thanh tra gồm cả việc kiểm tra thực
tế trong hộ gia đình (đồng ruộng, nhà kho, khu sơ chế, nhà ở v..v) và sổ sách tài
liệu được nông dân lưu giữ theo quy định. Cẩm nang thanh tra chéo ICS giành
cho các thanh tra viên sẽ cung cấp thông tin cụ thể hơn cho quá trình thanh tra.
Các câu hỏi sẽ được đưa ra để kiểm tra xem người nơng dân có hiểu các tiêu
chuẩn hữu cơ mà họ đã đồng ý làm theo hay khơng. Trong q trình thanh tra, các
thanh tra viên sẽ lấu mẫu đất và nước, khơng khí để kiểm tra. Nông dân sẽ được
miễn kiểm tra khâu này nếu họ đã được kiểm tra trong vòng 12 tháng trước đây hoặc
nếu nơng dân đã có chứng nhận an tồn. Một điều quan trọng, đó là thanh tra sẽ
kiểm tra giống chè. Để được chứng nhận hữu cơ vùng chè bắt buộc không được
sử dụng các giống biến đổi gen. Các giống chè ngoại lai, ngoại nhập sẽ không
được sử dụng trong vườn chè hữu cơ. Một trong số các thanh tra viên sẽ chịu
trách nhiệm đặt câu hỏi cho nông dân được thanh tra theo biểu danh mục thanh
tra và khi kết thúc, thanh tra viên này sẽ đọc to báo cáo thanh tra để nông dân
nghe rõ, nếu nơng dân có bất kỳ ý kiến nào thì nhóm thanh tra sẽ phải ghi bổ
xung ý kiến đó vào trong báo cáo.Báo cáo sau đó sẽ được ký bởinông dân và các
thanh tra viên tham gia vào quá trình thanh tra (Việt Nam Organic, 2017).
10
Bước 4: Dựa trên báo cáo thanh tra theo danh mục và các báo cáo khác (ví
dụ báo cáo kết quả kiểm tra đất và nước) cũng như kiểm tra bản cam kết của
người nông dân và kế hoạch quản lí đồng ruộng, Hội đồng chứng nhận liên
nhóm sẽ ra quyết định về tình trạng cấp chứng nhận của nương chè. Quyết định
sẽ được gửi tới nhóm điều phối trong đó bao gồm các họat động cần thực hiện
nếu có sai phạm (Việt Nam Organic, 2017).
Bước 5: Nhóm điều phối sẽ nhập các thơng tin tóm tắt của từng nơng dân vào
hệ thống dữ liệu và gửi giấy chứng nhận tới nơng có giá trị trong 1 năm kể từ ngày
thanh tra. Mỗi giấy chứng nhận của nơng dân có ghi số nhận diện (số ID) của từng
nông dân gồm cả mã số cho nơng dân và liên nhóm (Việt Nam Organic, 2017).
Bước 6: Các khu vực sản xuất của nông dân sẽ được thanh tra lại hàng
năm. Giám đốc chứng nhận của liên nhóm sẽ điều khiển tiến trình tái thanh tra.
Trước khi thanh tra, nông dân phải cập nhật kế hoạch quản lí đồng ruộng và kiểm
tra hồ sơ ghi chép của họ (ghi chép vật tư đầu vào đã được sử dụng và việc bán
sản phẩm) (Việt Nam Organic, 2017).
Bước 7: Tiến trình thanh tra, ra quyết định và phê chuẩn theo các bước từ
3 đến 5 ở trên.
Khu vực sản xuất sẽ được chọn ngẫu nhiên một tỉ lệ nhỏ để kiểm tra dư
lượng thuốc trừ sâu trong các nương chè. Việc kiểm tra dư lượng thuốc sâu sẽ
được điều khiển bởi nhóm điều phối nhưng liên nhóm sẽ chịu trách nhiệm thực
hiện các hoạt động nếu được yêu cầu (Việt Nam Organic, 2017).
Bước 8: Hàng năm, Giám đốc chứng nhận của liên nhóm sẽ chọn ngẫu
nhiên khoảng 10 % các báo cáo thanh tra để các thành viên của liên nhóm sẽ tái
thanh tra các khu vực sản xuất này và báo cáo tới hội đồng chứng nhận liên nhóm
về các kết luận tái thanh tra theo danh mục. Hội đồng chứng nhận sẽ thông qua
các báo cáo này và ra quyết định phê chuẩn hoặc thay đổi tình trạng chứng nhận
cho nơng dân. Những khu vực được tái thanh tra sẽ được đánh dấu trong hệ
thống dữ liệu (Việt Nam Organic, 2017).
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của phát triển sản xuất chè hữu cơ
2.1.2.1. Đăc điểm của phát triển sản xuất chè hữu cơ
a. Đặc điểm phát triển sản xuất chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng sớm nhất ở Trung Quốc, cách
đây khoảng 5000 năm. Cho đến năm 2000, đã có hơn 100 nước thuộc 5 Châu
trồng và xuất khẩu chè. Sản lượng chè thế giới năm 2000 đạt hơn 2,8 triệu tấn.
11