Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.21 KB, 101 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng
được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Đào Thị Yến My
1
1
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được đề tài
tốt nghiệp, ngoài sự lỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sựu quan
tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
Khoa KT & PTNT – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội những người đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin vày tỏ lòng cảm ơn tới cô giáo ThS. Hà Thị Thanh
Mai, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị
Mến và toàn thể các cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang. Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ UBND và các hộ gia đình tại xã
Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện
khóa luận tôt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích
lệ, cổ vũ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Đào Thị Yến My
2
2
TÓM TẮT
Chè Shan tuyết là cây công nghiệp truyền thống và là cây mũi nhọn có
giá trị kinh tế cao của xã Sinh Long. Tuy nhiên, người dân trồng chè bị ảnh
hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất lạc hậu, chưa có sự đầu tư thỏa đáng
cho cây chè nên sản lượng thấp, thị trường cạnh tranh kém. Xuất phát từ yêu
cầu thực tiễn, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản xuất chè Shan tuyết
trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang”.
Đề tài nghiên cứu về thực trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn
xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Qua việc hệ thống hóa cơ
sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè và bằng các phương
phápchọn điểm nghiên cứu, thống kê mô tả và so sánh để đánh đánh giá thực
trạng tình hình sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản
xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn này.
Sinh Long là xã vùng cao của huyện Na Hang, nơi đây có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển chè Shan tuyết. Chè ở đây phù hợp với thổ
nhưỡng của vùng cao nên thân cây to, tán rộng, lá dày và xanh, phần búp to
mập và có màu trắng như tuyết.
Trong 3 năm 2011- 2013 diện tích trồng chè mới tăng lên đáng kể.
Bình quân 3 năm diện tích đất trồng mới tăng 10,22% cho thấy người dân đã
tích cực tập trung cải tạo đất và sản xuất chè. Hiện nay, toàn xã có 541,3ha
diện tích chè trong đó chè được trồng nhiều nhất ở các thôn: Trung Phìn
(chiếm 18,1%), Phiêng Thốc (chiếm 18,71%), Nặm Đường (chiếm 18,1%)…
Năng suất sản xuất chè không được ổn định. Tuy nhiên, diện tích trồng chè

tăng nên sản lượng vẫn tăng bình quân 3 năm là 11,01%. Sự tăng lên này là
3
3
cần thiết để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, hướng đến phát triển
sản xuất quy mô trên toàn xã.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên 40 hộ ở 3 thôn Phiêng Thốc, Trung
Phìn và Nặm Đường. Từ kết quả điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của chủ
hộ trồng chè là 37. Hầu hết ở tuổi này, các chủ hộ đã ổn định về vốn sống và
kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng chè. Tuy nhiên, họ hầu hết là những người
chưa học hết cấp III nên khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật còn kém. Kết
quả điều tra cho thấy thôn Trung Phìn và Nặm Đường có hộ dân di tập huấn
nhiều nên áp dụng tốt những kỹ thuật thu hái chè dẫn đến năng suất cao, thôn
Phiêng Thốc có ít hộ đi tập huấn tuy nhiên họ lại gần cơ sở chế biến nên năng
suất không cao nhưng quá trình vận chuyển chè ít dập nát nên giá bán cao,
nguồn thu nhập ổn định. Hầu hết các hộ sản xuất chè đều bán chè tươi không
qua chế biến với giá rẻ chỉ có 2/40 hộ điều tra là có máy sấy tại nhà. Tổng thu
nhập bình quân của các hộ dân là 14,14 tr.đ/hộ/năm. Diện tích trồng chè bình
quân là 1,67 ha, thu nhập bình quân từ chè Shan là 5.6 tr.đ/hộ/năm chiếm
khoảng 46,19% trên tổng thu nhập bình quân của hộ.
Giồng chè, điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, trình độ văn hóa, phong tục
tập quán, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, thị
trường tiêu thụ… là các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè Shan tuyết trên
địa bàn xã Sinh Long. Chính vì vậy để phát triển sản xuất chè cần lựa chọn
những giống chè tốt, đủ tiêu chuẩn, áp dụng các phương pháp giâm cành,
trồng rừng…đúng kỹ thuật, đầu tư cơ sở máy móc để chế biến chè tươi đồng
thời phát triển thị trường tiêu thụ để nhân rộng mô hình sản xuất, quảng bá
sản phẩm chè Shan tuyết góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho
các hộ trồng chè.
4
4

MỤC LỤC
5
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
6
6
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘ
Sơ đồ 4.1: Quy trình chế biến chè xanh
Biểu đồ 4.1 Phân bổ diện tích trồng chè Shan Tuyết ở xã Sinh Long
Hình 4.1 Dây chuyền sản xuất, chế biến chè Shan tuyết tại xã Sinh Long
7
7
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KTCB Kiến thiết cơ bản

ĐVT
UBND
Lao động
Đơn vị tính
Ủy ban nhân dân
8
8
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
xã hội của nước ta. Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc
sống hằng ngày, một tập quánmang nét văn hóa của người Việt Nam. Chè còn
là một sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Hiện

nay trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về
diện tích và đứng thứ 8 về sản lượng (Đỗ Văn Ngọc, 2000). Mặt khác, cây
chè phát triển còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các
vùng nông thôn, đem lại thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm
nghèo, giúp nông thôn rút ngắn về khoảng cách về kinh tế với thành thị.
Chè Shan tuyết là sản phẩm đặc sản của khu vực miền núi phía bắc,
được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận. Theo hiệp hội chè Việt
Nam: chè Shan tuyết cổ thụ xưa nay được xem là một trong những thức uống
thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước.
Giống chè Shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh.
Điều đặc biệt là, từ khi thu hoạch đến khi chế biến đều dựa vào phần lớn
phương pháp thủ công của người dân tộc. Chè Shan tuyết là một đặc sản bởi
nhiều yếu tố. Không giống các loại chè bình thường, loại chè này là loại chè
lâu năm mọc trên các đỉnh núi cao hơn 1000m và chỉ có một vài nơi thích hợp
mới có loại chè này. Các vùng chè Shan tuyết có lịch sử lâu đời, mọc phân
tán, mật độ thưa 1200 – 1700 cây/ha mọc xen kẽ với các cây rừng hoặc mọc
thành rừng chè. Chè Shan tuyết núi cao được hình thành từ lâu đời, phù hợp
với tập quán và các điều kiện canh tác và điều kiện sản xuất của các đồng bào
dân tộc vùng cao. Chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên không đốn, cây
cao, thân lớn.
9
9
Na Hang nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Thị trấn Na Hang
cách thành phố Tuyên Quang chừng 110 km,diện tích: 865,50 km²dân số:
41.868 người (2011), Na Hang là một huyện miền núi khó khăn, nơi đây có
khí hậu đới gió mùa, được thiên nhiên khá ưu ái với một mùa đông lạnh nên
nhìn chung khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, người dân
sống chủ yếu vào nông nghiệp và cây công nghiệp. Chè Shan tuyết là cây
công nghiệp truyền thống và là cây mũi nhọn có giá trị kinh tế cao của huyện,
góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Xã Sinh Long, huyện Na Hang là một xã vùng cao có diện tích 106,53
km², dân số năm 2006 là 2052 người, mật độ dân số đạt 19 người/km² hội tụ
đầy đủ các điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển chè Shan
Tuyết. Tuy vậy, người sản xuất vẫn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản
xuất truyền thống, lạc hậu, chậm thích ứng với xu thế kinh tế thị trường, chưa
có sự đầu tư thoả đáng cho cây chè nên chất lượng và sản lượng thấp, khả
năng cạnh tranh trên thị trường kém nhất là thị trường ngoài nước.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở xã Sinh Long - huyện Na Hang - tỉnh
Tuyên Quang, để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ được
tồn tại trong việc phát triển cây chè từ đó đưa ra các giải pháp sản xuất, chế
biến, tiêu thụ chè ở xã Sinh Long. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu phát
triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang,
Tỉnh Tuyên Quang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã
Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua, từ đó đề
xuất giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết của địa phương trong thời
gian tới.
10
10
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất chè.
- Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh
Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè
Shan tuyết trên đại bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên đại
bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển sản xuất và phát triển
sản xuất chè Shan tuyết tại xã Sinh Long.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu về tình hình phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên
địa bản xã Sinh Long. Trong đó, đánh giá hiệu quả các hình thức tổ chức sản
xuất chè, đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014.
- Số liệu được sử dụng trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013.
11
11
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số tài liệu liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Phát triển là một khái niệm rộng, bao quát nhiều lĩnh vực trong xã hội.
Vì thế, có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển.
Theo ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do về
con người ( World Bank, 1992).
Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương:
phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền

kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự
đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra
các thay đổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz: “ Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội ”.
Tuy có nhiều quan niệm các nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá
trị trong cuộc sống của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao
các quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và
về chất nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh
tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
Tóm lại,phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về qui mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến
12
12
bộ của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích
cuối cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế.
2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất, phát triển sản xuất
a) Khái niệm về sản xuất
Trong quá trình sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay
đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở
và những của cải phục vụ cuộc sống. Sản xuất là điề kiện tồn tại của mỗi xã
hội, việc khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ vào
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những

vấn đề sau: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành
sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực
cần thiết làm ra sản phẩm?
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng
lao động và tư liệu lao động.
+ Sức lao động: là tổng hợp trí lực và thể lựccủa con người được sử
dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao
động, còn lao động là sự tiêu dùng lao động trong lao động.
+ Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của
con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo các mục đích của mình. Đối
tượng lao động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như khoáng
sản, đất đá, thủy sản… Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các
ngành công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự
tác động của lao động trước đó, ví dụ như phôi thép, sợi dệt… Loại này là đối
tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
+ Tư liệu lao động: là một hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sựu
tấc động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao
động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại
13
13
gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng theo mục đích của con người,
tức là công cụ lao động (như máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp hay
gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bãi, đường xá, quyết
định đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình con người sử dụng
công cụ lao động tác động lên đối tượng lao công nhằm thỏa mãn các nhu cầu
tồn tại và phát triển của con người.
Sản xuất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội
của con người, nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội

loài người.
Để tiến hành sản xuất vật chất con người phải có không chỉ quan hệ
với tự nhiên mà phải có quan hệ với nhau và trên cơ sở những quan hệ sản
xuất này màphát sinh ra các quan hệ khác như: chính trị, đạo đức, pháp luật…
Vì vậy, trong quá trình sản xuất vật chất con người không những làm biến đổi
tự nhiên, biến đổi xã hội đồng thời làm biến đổi cả bản thân mình. Do đó, sản
xuất vật chất không ngừng phát triển tất yếu làm cho xã hội không ngừng phát
triển.
Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển
của toàn bộ đời sống xã hội. Sự vận động, phát triển của xã hội suy cho cùng
có nguyên nhân từ sự phát triển cả nền sản xuất xã hội. Vì vậy, để giải thích
và giải quyết các vấn đề xã hội của đời sống xã hội thì phải xuất phát từ thực
trạng sản xuất vật chất của xã hội.
Nhận thức được vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Trên cơ sở đó, nhận thức là cơ sở giúp cho chúng ta nhận
thức được rằng, mọi hoạt động thực tiễn và nhận thức phải dưạ trên nền tảng
sản xuất vật chất.
b) Khái niệm về phát triển sản xuất
14
14
Phát triển sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, trong
đó; con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn
có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác
phcụ vụ cuộc sống.
2.1.2Vai trò của phát triển sản xuất chè Shan tuyết
Việt Nam là nước có tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát
triển cây chè, đặc biệt là cây chè Shan tuyết. Chè Shan tuyết là mặt hàng có
thị trường và giá cả ổn định, với ưu thế không kén đất như các loại cây trồng
như: cà phê, hồ tiêu…, mà năng suất đem lại tương đối ổn định. Trong những
năm qua, phát triển sản xuất chè Shan đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai

của toàn xã, tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần xóa đói giảm
nghèo và phát triển kinh tế của vùng, chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc của
đồng bào dân tộc nơi đây sang một nền kinh tế sản xuất hàng hóa, góp phần
phân công lao động giữa miền ngược và miền xuôi. Đồng thời, chè Shan cũng
đem lại nguồn lợi tương đối lớn cho ngân sách của địa phương.
Theo Tạp Chí Thế Giới Chè và nhiều báo khác đã đăng kết quả nghiên
cứu, các viện hàm lâm khoa học, các trường đại học, các nhà khoa học trên
thế giới đưa ra lời khuyên về việc nên uống Chè Shan tuyết cổ thụ thường
xuyên, bởi nó mang lại lợi ích cho sức khoẻ của con người, những tác dụng
mà chè Shan tuyết mang lại như:
- Tăng khả năng thần kinh trung ương, chống lão hoá.
- Bổ gan, thận, chống béo phì.
- Phòng chống nội chướng, phòng chống bệnh nhồi máu cơ tim
- Phòng chống viêm khẩu xoang, viêm yết hầu, viêm ruột.
- Ngăn ngừa bức xạ.
- Có khả năng hạn chế phát triển và có khả năng tiêu diệt các tế bào
ung thư.
- Tăng khả năng tuổi thọ v.v
15
15
Chè Shan tuyết thân cây to cao, tán rộng. Vì thế, bên cạnh giá trị của
búp thì cây chè Shan tuyết còn được trồng làm rừng phòng hộ, phủ xanh đất
trống đồi trọc. Tác dụng của rừng phòng hộ đầu nguồn thì ai cũng hiểu, nó
giúp cho việc giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi
thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn
hán và giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện… Tuy
nhiên đối với người dân vùng dân tộc thiểu số thì trồng rừng chưa cho ngay
cái ăn cái mặc, trong khi thực hiện trồng rừng theo các chương trình, dự án
của Nhà nước thì vẫn phải vất vả với nỗi lo cơm áo hằng ngày. Nhưng với
rừng chè Shan tuyết thì khác, cây nhanh cho thu hoạch mà vòng đời lại dài nó

không những có tác dụng phòng hộ mà còn bảo đảm cho người trồng rừng
cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy mà không cần tuyên truyền, vận
động, việc trồng rừng này rất nhanh chóng đi vào cuộc sống với tính tự giác
cao của người dân.
Nhận thấy chè Shan tuyết là nguồn sản phẩm quý, cộng với việc Tỉnh
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát
triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết. Với lợi thế đó, tỉnh luôn xác định chè
là cây kinh tế mũi nhọn, từ đó có định hướng phát triển cũng như có sự đầu tư
đúng mức. Nhờ vậy, cây chè có sự phát triển đáng mừng cả về chất lượng
cũng như diện tích, bước đầu hình thành được vùng sản xuất tập trung gắn với
chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
16
16
2.1.3Nội dungphát triển sản xuất chè Shan tuyết
2.1.3.1 Phát triển sản xuất của các nhóm hộ trồng chè
Xã Sinh Long là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
cây chè. Tuy có chất lượng cao nhưng mật độ trồng không đồng đều, người
dân cũng chưa chú trọng đến việc thu hái, tạo sản phẩm chè để tăng thu nhập.
Trong những năm trở lại đây nhận thấy được tiềm năng kinh tế từ cây chè
Shan đem lại, các hộ dân trong xã đã tích cực hơn trong việc trồng và chăm
sóc. Để phát triển sản xuất chè thuận lợi việc huy động nguồn vốn đầu tư rất
quan trọng, đa số hộ dân trồng chè Shan tuyết của xã được Ban Quản lý rừng
phòng hộ của huyện giao khoán vườn chè và giao đất trồng mới nên nguồn
vốn chủ yếu do nhà nước hỗ trợ. Bên cạnh đó, để nâng cao năng suất, sản
lượng các hộ sản xuất chè được hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để áp dụng tốt khoa
học kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lao động của hộ được tham gia vào các
lớp tập huấn nâng cao kinh nghiệm, tay nghề. Tiếp nhận công nghệ trồng,
chăm sóc và quản lý tiên tiến, đổi mới phương pháp canh tác, đặc biệt chú
trọng đến sản xuất chè an toàn đạt tiêu chuẩn. Đẩy mạnh phát huy sức mạnh
của mối liên kết 4 nhà ( Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước, Nhà khoa

học) trong sản xuất và tiêu thụ để mang lại tính toàn diện và hiệu quả.
2.1.3.2 Phát triển sản xuất chè thông qua tăng cường vai trò của chính quyền
địa phương
Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo tay nghề cho người dân trồng chè
giúp họ hiểu được những kiến thức kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, là một
trong những chủ trương quan trọng của chính quyền địa phương nhằm phát
triển tối đa ngành chè Shan. Bên cạnh đó, địa phương cũng áp dụng chính
sách phù hợp với đặc điểm của ngành chè, đầu tư tín dụng, hỗ trợ về vốn
thông qua nguồn vay ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao khoa học – kỹ thuật, giống,
phân bón, cung cấp thông tin về thị trường, đào tạo nhân lực và đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống thủy lợi và đầu tư trang thiết bị cơ giới
17
17
cho các khâu thu hái và chế biến chè. Tích cực trong công tác mở rộng thị
trường, liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất chè nguyên
liệu để hình thành sản xuất theo hướng sản xuất gắn với thị trường.
2.1.3.3 Phát triển sản xuất kết hợp phát triển tiêu thụ
Để tìm được đầu ra ổn định cho chè Shan các hộ trồng chè đã cùng
với doanh nghiệp sản xuất chè cần có sự đổi mới toàn diện. Đẩy mạnh ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến, cải tiến mẫu mã, bao bì
sản phẩm, sản xuất sản phẩm theo hướng đa dạng hóa và phù hợp với nhu cầu
của thị trường. Đồng thời, cần liên tục tổ chức tập huấn, đào tạo lao động,
nhân lực một cách toàn diện và chuyên sâu, nâng cao năng suất và tay nghề.
Đồng thời doanh nghiệp cần tập trung sản xuất chè sạch, chè an toàn.
Quy trình chế biến chè cần đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tiến
dây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại hóa, có hệ thống kiểm tra khắt khe
trước khi đưa ra thị trường.
2.1.3.4 Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ
Điểm nổi bật của ngành chè Việt Nam, đó là thương hiệu chè Việt đã
được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Một số thị

trường lớn của chè Việt Nam như Nga, Đức, Trung Quốc, Pakistan,… Với
trên 160 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè, Việt Nam đã xuất khẩu nhiều
loại sản phẩm trà, trong đó trà đen chiếm chủ yếu (khoảng 78% tổng sản
lượng xuất khẩu), còn lại là trà xanh và các loại sản phẩm trà khác từ chè.
Ngoài tính kinh tế, cây chè còn mang tính xã hội. Cây chè Việt Nam là cây
trồng gắn với vùng trung du và vùng núi với trên 400.000 hộ nông dân tham
gia sản xuất; giá trị sản xuất bình quân đạt bình quân là 68 triệu đồng/ha, có
nơi đạt 90 - 100 triệu đồng/ha. Vì vậy, cây chè có ý nghĩa xoá đói, giảm
nghèo, tăng thu nhập cho người dân ở vùng cao.
Tuy năng suất chè Việt Nam đã đạt mức bình quân của thế giới,
nhưng giá bán thấp, chỉ bằng 60-70% giá bình quân trên thế giới. Nguyên
18
18
nhân chủ yếu là do sản phẩm chè của Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại
(chẳng hạn, trà đen xuất khẩu chiếm tới 78%); chất lượng, mẫu mã chưa hấp
dẫn nên sức cạnh tranh thấp; giữa chế biến và sản xuất nguyên liệu chưa gắn
kết với nhau…
Để ngành chè khắc phục được những tồn tại, phát triển bền vững,
mạnh mẽ hơn nữa, đòi hỏi người trồng chè, các nhà khoa học, nhà quản lý và
các doanh nghiệp cần tiếp tục có những đóng góp cho sự nghiệp phát triển chè
Việt Nam. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chú
trọng hơn nữa phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đối với các vùng
trồng chè nói chung và trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần
xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân, tạo mọi điều kiện cho
ngành chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Anh Đặng Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Dũng cho biết:
Khi lần đầu tiên bắt tay vào sản xuất chè anh rất lo lắng cho đầu ra của sản
phẩm. Mặc dù chè Shan Sinh Long là sản phẩm ngon có tiếng nhưng chưa đi
ra được thị trường ngoài mà chủ yếu vẫn chỉ cung cấp trong nội huyện. Và

gần 1 năm tiến hành sản xuất đại trà, sản phẩm làm ra mới chỉ dừng lại ở đơn
đặt hàng, thị trường ngoài tiếp nhận vẫn còn khá dè dặt. Anh Dũng khẳng
định, chè Shan do công ty của anh chế biến là loại chè đạt tiêu chí 4 nhất:
Mẫu mã bao gói đẹp nhất, chất lượng chè ngon nhất, sản phẩm sạch tinh khiết
nhất và giá trị chè hàng hóa cao nhất. Tuy nhiên, để thức dậy tiềm năng sản
phẩm chè sạch Shan tuyết Sinh Long, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu
là điều mà anh đang tập trung làm trong năm nay. Lợi thế nhất đối với sản
phẩm này hiện nay chính là việc mẫu mã, bao bì đã cơ bản thống nhất, chè
thành phẩm ra thị trường được giới thiệu với hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn.
19
19
2.1.3.5 Nâng cao chất lượng chè Shan tuyết
Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là một hướng đi đúng đắn
trong xu thế phát triển hiện nay. Chỉ có tích cực chăm sóc, đầu tư tăng năng
suất, chất lượng cũng như việc thu hái đảm bảo phẩm cấp mới là lựa chọn tối
ưu hiện nay và lâu dài. Đối với sản xuất công nghiệp cũng vậy, các doanh
nghiệp đã và đang đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng dây chuyền máy móc. Nhiều
doanh nghiệp đã tiến hành ký kết hợp đồng tiêu thụ với người dân trong vùng
nguyên liệu và cung ứng phân bón, vật tư cho người làm chè.
Song song với việc đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của các
doanh nghiệp, các ngành chức năng cũng cần kiểm tra, rà soát, đánh giá tất cả
các doanh nghiệp và chỉ cho hoạt động đối với các doanh nghiệp đảm bảo các
quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một vấn đề mấu chốt để tạo nên một niên vụ chè thành công là các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè cần liên doanh, liên kết chặt chẽ với
người dân vùng nguyên liệu cũng như các doanh nghiệp để vừa có nguyên liệu
ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè
Shan tuyết vừa không bị các doanh nghiệp lớn hay các đối tác khác ép giá.
2.1.4Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè Shan tuyết
2.1.4.1 Điều kiện tự nhiên

Đất đai: Chè Shan tuyết là một cây không yêu cầu khắt khe về đất so
với một số cây công nghiệp dài ngày khác. Tuy nhiên để cây chè Shan sinh
trưởng và phát triển tốt, nương chè Shan có nhiệm kỳ kinh tế dài, khả năng
cho năng suất cao, ổn định, chất lượng chè Shan ngon thì cây chè Shan cũng
phải trồng ở nơi có đất tốt, phù hợp với đặc điểm sinh vật học của nó. Qua
nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy đất trồng chè Shan tốt phải có điều
kiện: Đất trồng chè Shan có độ cao lớn hươn 600m, đọ dốc từ 15 – 25
0
, độ
chua (pH
KCL
) thích hợp nhất là 4,5 - 5,5. Tính chất vật lý của đất: Tầng dày tối
thiểu là 50cm, thành phần cơ giới đất thích hượp từ thịt nhẹ đến thịt nặng.
20
20
Hóa tính đất chè Shan: Hàm lượng mùn trong đất phải trên 2,5%, dinh dưỡng
trong đất ở mức độ cho phép.
Thời tiết, khí hậu: Độ ẩm, nhiệt độ và hàm lượng mưa là những yếu tố
ảnh hưởng lớn đến cây chè Shan. Để cây chè Shan phát triển tốt thì nhiệt độ
bình quân là 20– 26
0
C, lượng mưa trung bình là 1500 – 2000mm/năm nhưng
phải phân đều cho các tháng, ẩm độ không khí từ 80 – 85%, ẩm độ đất 70 –
80%, cây chè Shan là cây ưa sáng tán xạ, thời gian chiếu sáng trung bình 9
giời/ngày. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây chè Shan. Cây chè Shan ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ
không khí dưới 10
0
C hay trên 40
0

C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh
trưởng, màu xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè Shan dài,
ngắn, sớm, muộn tùy thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các
giống chè Shan khác nhau có mức độ chốn chịu khác nhau. Cây chè Shan vốn
là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm, ẩm ướt. Lúc nhỏ cây
cần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lưu ý là các giống chè Shan lá nhỏ ưa
sáng hơn các giống chè Shan lá to.
2.1.4.2 Nhân tố lao động
Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất, trong
sản xuất chè Shan cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản lượng,
chất lượng cho chè Shan. Để sản phẩm chè Shan sản xuất ra có năng suất cao,
chất lượng tốt ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra cần
phải có lao động có trình độ tốt, có kinh nghiệm. Trong hai khâu: sản xuất –
chế biến, thì nhân tố lao động đều quyết định đến sản lượng và chất lượng của
chè Shan. Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và
thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động. Lao động có tay nghề sẽ
tạo ra năng suất và chất lượng cao.
21
21
2.1.4.3 Nhân tố thị trường, giá cả
Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sựu tồn tại
của cơ sở sản xuất, kinh doanh chè Shan. Thị trường đóng vai trò là khâu
trung gian nối giữa sản xuất và người tiêu dùng, khi tìm kiếm được thị trường,
người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho
phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa. Còn việc giải quyết vấn đề sản
xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường, xác định được rõ khách
hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ. Muốn vậy phải nghiên cứu, xem xét kỹ
quy luật cung cầu trên thị trường. Ngành chè Shan có ưu thế hơn một số
ngành khác, bởi đây là sản phẩm sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu, chất bảo
quản nên rất an toàn cho người sử dụng, khi sử dụng chè Shan có hương vị

đặc trưng riêng nên người tiêu dùng khá ưu chuộm và sử dụng khá phổ thông
ở trong nước. Do là loại chè quý, ngon nên nhu cầu mặt hàng này khá lớn và
tương đối ổn định. Hơn thế nữa chè Shan không phải là sản phẩm tươi sống,
sau khi chế biến có thể bảo quản lâu dài. Chè Shan mang tính thời vụ ít hơn
các loại cây ăn quả và các giống chè khác. Chính nhờ những ưu điểm trên dễ
tạo thị trường khá ổn định và vững chắc, là điều kiện, nền tảng để kích thích,
thúc đẩy sự phát triển của ngành chè Shan.
Giá cả: Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung và người trồng
chè Shan nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là vấn đề giá cả (giá chè Shan
búp tươi và chè Shan búp khô) trên thị trường, giá cả không ổn định ảnh
hưởng tới tâm lý của người trồng chè Shan. Có thể nói sự biến động của thị
trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người sản xuất cũng như người
làm chè Shan. Do đó, việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè
Shan là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành chè Shan.
2.1.4.4 Hỗ trợ của doanh nghiệp và chính quyền địa phương
Xã Sinh Long hiện có hàng trăm ha chè Shan tuyết cổ thụ từ 50 đến
60 năm tuổi, từ năm 2000 đến nay, xã trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan
22
22
tuyết theo chương trình 327 và chương trình 661 của Chính phủ được hơn 500
ha. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, xã thành lập tiểu ban dự án do
Chủ tịch UBND xã làm trưởng tiểu ban. Các thành viên có trách nhiệm tuyên
truyền vận động đồng bào các dân tộc nâng cao nhận thức về mục tiêu của dự
án, tổ chức cho nhân dân trồng theo đúng quy trình kỹ thuật, tín chấp, quản lý
nguồn vốn Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động về tầm quan trọng
của việc trồng chè để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh
thái và xây dựng vùng chè nguyên liệu đặc sản hàng hoá, nên nhân dân đã
đồng tình ủng hộ, hầu hết các hộ trong xã đều trồng chè, bình quân mỗi hộ
trồng từ 0,5 đến vài ha chè và đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho
người nông dân.

2.1.5 Các hình thức phát triển chè Shan tuyết
Tháng 12/2011, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN - Sở KH&CN
Tuyên Quang phối hợp với UBND Huyện Na Hang tổ chức hội thảo khoa học
thuộc dự án: Xây dựng mô hình trồng và thâm canh chè Shan tuyết theo
hướng tập trung tại huyện Na Hang. Mục tiêu của dự án nhằm: Xây dựng
vùng chè Shan tuyết tại xã Sinh Long, bằng những giống chè Shan tuyết chọn
lọc để tạo vùng chè có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra sản phẩm hàng
hoá đặc sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế cho
vùng dự án. Các nội dung đã được triển khai và đạt được yêu cầu đề ra: đã tổ
chức tập huấn kỹ thuật về thâm canh chè Shan tuyết, kỹ thuật đốn, hái, chế
biến, bảo quản chè cho 220 lượt người dân; xây dựng được vườn ươm 5.000
bầu để chuyển giao công nghệ giâm hom cành chè cho nông dân; trồng được
mô hình 10 ha tập trung chè sinh trưởng phát triển tốt
Năm 2007, mô hình trồng rừng bằng chè Shan tuyết tại Na Hang,
Tuyên Quang bắt đầu manh mún. Ông Hoàng Dùng Hiấng, dân tộc Dao đỏ ở
thôn Phiêng Ngàm, xã Sinh Long, huyện Na Hang được xem là tiên phong
thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan tuyết. Bởi trong khi
23
23
người dân nơi đây chưa mặn mà với công tác trồng rừng, ông Hiấng đã mạnh
dạn cải tạo hơn hai chục ha đồi núi trọc để đầu tư trồng chè. Năm 2007, ông
Hiấng cùng gia đình bắt tay vào công việc trồng chè và ngay từ những năm
đầu tiên, cây chè Shan tuyết đã phát triển rất nhanh phủ xanh 22 ha đồi núi
trọc trước đây, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%. Với tính ổn định đầu ra của sản
phẩm chè Shan tuyết, gia đình ông đã thu về hàng trăm triệu đồng. Trước hiệu
quả kinh tế mang lại rất thuyết phục từ mô hình trồng rừng phòng hộ bằng cây
chè Shan tuyết của gia đình ông Hiấng, từ chỗ người dân địa phương chỉ
trồng rừng bằng các loại cây ngắn ngày, bây giờ họ đã chủ động tìm đến ông
Hiấng để học hỏi kinh nghiệm cũng như quy trình chăm sóc và bảo vệ. Nhờ
đó, việc trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan tuyết tại các xã trong huyện

Na Hang thực sự trở thành phong trào sâu rộng, được nhiều hộ dân đồng loạt
hưởng ứng tham gia với tổng diện tích trên 1.100 ha. Xã Sinh Long có 9 thôn
bản, 450 hộ dân, với 2.450 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao chiếm 90%, dân
tộc Mông 10%. Trước khi thực hiện dự án trồng rừng bằng chè Shan tuyết, tỷ
lệ hộ nghèo toàn xã chiếm trên 80% và là một xã nghèo nhất của huyện Na
Hang, nhưng nhờ trồng được trên 500 ha chè nên đến nay hộ nghèo giảm còn
một nửa so với trước. Do đó, đồng bào của xã rất khâm phục và quý trọng
ông Hoàng Dùng Hiấng, một người nhạy bén trong tiếp thu mô hình sản xuất
mới và đã thuyết phục được người Dao đỏ trồng chè Shan tuyết để xóa đói,
giảm nghèo bền vững.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè trên thế giới
Trên thế giới chỉ có khoảng hơn 30 nước là có điều kiện tự nhiên thích
hợp để trồng chè, trong khi đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chè
với mức độ khác nhau. Các nước trồng chè đã tận dụng hết những ưu thế đó
để phát triển sản xuất, có những nước xem cây chè là cây trồng chính của đất
nước. Với Việt Nam để ngành chè khắc phục được những tồn tại yếu kém,
24
24
đưa ngành chè phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao năng suất, đóng góp
thiết thực vào công việc xóa đói giảm nghèo và sự phát triển chung của đất
nước, thì việc tìm hiểu kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của nước ngoài là
việc làm cần thiết.
Sau đây là kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của một số nước trên
thế giới:
a) Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của Trung Quốc
Là nước phát triển và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới. Chè trở thành
thứ nước uống giải khát phổ thông trong mọi tầng lớp nhân dân, và được coi
là1 trong 7 thành phẩm quan trọng của đời sống nhân dân Trung Hoa.
Trung Quốc là nước có điều kiện tự nhiên rất phù hợp để sản xuất chè,

tận dụng lợi thế này, Trung Quốc xây dựng các vùng chè nguyên liệu, đa dạng
hóa các giống chè có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng các trung tâm
nghiên cứu chè cả nước, xây dựng các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở
các tỉnh. Xuất bản các tạp chí, sách tham khảo và phổ biến tài liệu khoa học
kỹ thuật trồng và chế biến chè. Đặc biệt Trung Quốc rất chú trọng phát triển
văn hóa trà, xây dựng các nhà bảo tang văn hóa, biện soạn các tác phẩm về
trà, tổ chức các lễ hội văn hóa trà, trà sử, trà pháp… Điều này đã thu hút
khách du lịch và nâng cao được vị thế chè Trung Quốc trên thị trường quốc
tế.
b) Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của Kenya
Kenya hiện là nước đứng thứ 4 ngay phía trên Việt Nam trong top 5
quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Những chia sẻ về kinh
nghiệmc ủa Kenya sẽ là động lực đồng thời tạo ra chiến lược đúng đắn cho
ngành chè Việt Nam phát triển, giúp Việt Nam tối đa hóa lợi ích do hội nhập
đem lại. Nằm ở Châu Phi với mặt bằng phát triển kinh tế xã hội còn nhiều hạn
chế so với thế giới nhưng ngành chè Kenya với chiến lược đúng đắn đã đem
lại những thành công rất đáng khích lệ trong mọi công đoạn từ trồng, hái, sản
25
25

×