Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tăng cường quản lý các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện động anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH,
TP HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày……tháng……năm 2017
Tác giả luận văn



Dương Thị Bích Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới cơ giáo PGS.TS. Ngơ Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Huyện ủy - HĐND
- UBND huyện Đông Anh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng năm 2017
Học viên

Dương Thị Bích Ngọc

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ..........................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................ viii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................4

2.1.

Lý luận về quản lý HTX nông nghiệp ................................................................4

2.1.1. Lý luận về HTX nông nghiệp .............................................................................4
2.1.2. Lý luận về quản lý đối với HTX nông nghiệp...................................................10
2.2.

Thực tiễn quản lý về HTX nông nghiệp ........................................................... 22

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước hoạt động HTX nông nghiệp của một số
nước trên thế giới .............................................................................................22
2.2.2. Thực tiễn quản lý các hoạt động của HTX nông nghiệp tại Việt Nam............... 24
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................27
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 33

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 38

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................. 38

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................... 39
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 41
3.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 41
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 41
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................43
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đông Anh ..............................................................................................43

4.1.1. Tổng quan về hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh ...............43
4.1.2. Thực trạng Quản lý nhà nước các hợp tác xã nông nghiệp ................................49
4.2.

Đánh giá kết quả, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý về
htx nông nghiệp trên địa bàn huyện Đơng Anh................................................. 76

4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước .............................................. 76
4.2.2. Việc huy động nguồn lực cho quản lý HTX nông nghiệp ................................. 78
4.2.3. Năng lực của cán bộ và sự hiểu biết của người dân ..........................................79
4.2.4. Sự phối kết hợp trong quản lý Nhà nước hoạt động của hợp tác xã nông
nghiệp .............................................................................................................. 81
4.3.

Các giải pháp tăng cường quản lý về htx nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Anh ........................................................................................................84

4.3.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội nông thôn ....................................................84
4.3.2. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về HTX ..........................................85
4.3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về HTX nông nghiệp ................... 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 91
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 91

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 93

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 94
Phụ lục ........................................................................................................................ 98

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQ

Bình quân

CC


Cơ cấu

ĐH, CĐ

Đại học, cao đẳng

DV

Dịch vụ

HTX

Hợp tác xã

HTX NN

Hợp tác xã nông nghiệp

KT – XH

Kinh tế - xã hội

KTTT

Kinh tế tập thể



Lao động


LĐNN

Lao động nông nghiệp

SL

Số lượng

TC – KH

Tài chính kế hoạch

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Đông Anh qua 3 năm .....................31
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh từ 2014-2016 ..........................................34
Bảng 3.3. Tình hình phát triển y tế, giáo dục trên địa bàn huyện Đơng Anh............... 36
Bảng 3.4. Tình hình dân số - lao động huyện Đông Anh từ 2014 - 2016 ....................37
Bảng 3.5. Số lượng các HTX nông nghiệp thuộc các xã trên địa bàn huyện
Đông Anh .................................................................................................38
Bảng 3.5. Thu thập thông tin thứ cấp .........................................................................39
Bảng 3.6. Bảng chọn mẫu điều tra ............................................................................. 40
Bảng 4.1. Khái quát về hợp tác xã trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2014
– 2016 ....................................................................................................... 44
Bảng 4.2. Số lượng xã viên và người lao động của hợp tác xã nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đông Anh ...........................................................................46
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu về diện tích đất, vốn và tài sản của hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh......................................................... 47
Bảng 4.4. Các khâu dịch vụ mà hợp tác xã nông nghiệp đảm nhận trên địa bàn
huyện Đông Anh năm 2016 .......................................................................49
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý hợp tác xã trên
địa bàn huyện Đông Anh ...........................................................................53
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá về những ưu điểm của Luật HTX 2012 so với Luật
HTX 2003 ................................................................................................. 54
Bảng 4.7. Hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật HTX 2012 và các văn bản
liên quan trên địa bàn huyện Đông Anh (2014 – 2016) ..............................56
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá về công tác tuyên truyền Luật hợp tác xã 2012 và
các văn bản liên quan trên địa bàn huyện Đông Anh (2014 – 2016) ........... 57
Bảng 4.9. Đánh giá về Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện Đông Anh .......... 59
Bảng 4.10. Kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông
Anh giai đoạn 2014 - 2016 ........................................................................ 60
Bảng 4.11. Khó khăn trong cơng tác chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012................ 62

Bảng 4.12. So sánh mơ hình hợp tác xã NN kiểu cũ và HTXNN kiểu mới................... 64

vi


Bảng 4.13. Đánh giá về mơ hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn
huyện Đông Anh ....................................................................................... 66
Bảng 4.14. Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa
bàn huyện Đông Anh.................................................................................67
Bảng 4.15. Kết quả công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh (2014 – 2016) .................................. 68
Bảng 4.16. Đánh giá về công tác tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các xã viên hợp
tác xã nông nghiệp huyện Đông Anh ......................................................... 69
Bảng 4.17. Kết quả công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh (2014 – 2016) .................................. 69
Bảng 4.18. Tình hình hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các hợp tác xã nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đông Anh ...........................................................................71
Bảng 4.19. Nguyên nhân không được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của các hợp tác
xã được điều tra......................................................................................... 71
Bảng 4.20. Nguyên nhân không được hỗ trợ vay vốn của các HTX được điều tra ........72
Bảng 4.21. Tình hình hỗ trợ về đất đai cho các hợp tác xã nông nghiệp được điều
tra trên địa bàn huyện Đông Anh ...............................................................74
Bảng 4.22. Đánh giá việc hỗ trợ của Nhà nước cho các hợp tác xã nông nghiệp
trên địa bàn huyện Đơng Anh ....................................................................74
Bảng 4.23. Tình hình vi phạm của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đông Anh (2014 -2016) .................................................................75
Bảng 4.24. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ huyện và cán bộ hợp tác xã về
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác xã ...............78
Bảng 4.25. Kinh phí cho quản lý Nhà nước hoạt động các hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh......................................................... 79

Bảng 4.26. Trình độ cán bộ quản lý các HTX nơng nghiệp trên địa bàn....................... 80
Bảng 4.27. Trình độ học vấn, chuyên môn của xã viên ................................................80
Bảng 4.28. Đánh giá của cán bộ quản lý HTX về sự phối kết hợp trong công tác
quản lý nhà nước về HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh ....... 83

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về HTX ................................................ 18
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý về HTX ................................................................ 50
Sơ đồ 4.2. Mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới huyện Đơng Anh ....................... 65

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội............................... 28

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Thị Bích Ngọc
Tên Luận văn: Tăng cường quản lý các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Anh, TP Hà Nội
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan
đến quản lý Nhà nước về Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện. Về thực tiễn,

nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về Hợp tác xã nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý Hợp tác xã nơng nghiệp; từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường quản lý Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới.
Nghiên cứu nội dung quản lý về Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng các phương
pháp phân tích truyền thống, phương pháp phân tích thể chế, phương pháp chuyên gia,
cùng với xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Chúng tôi lựa chọn cụ thể một số xã
của huyện để điều tra, bao gồm: xã Liên Hà, xã Vân Nội, xã Tiên Dương, xã Nam Hồng,
xã Bắc Hồng và xã Xuân Nộn để nghiên cứu điểm. Các thông tin, số liệu thứ cấp, sơ
cấp về thực trạng quản lý nhà nước về Hợp tác xã nông nghiệp được thu thập thông qua
tổng hợp, ghi chép, điều tra phỏng vấn các đối tượng là cán bộ cấp huyện, cấp xã, cán
bộ Hợp tác xã và các xã viên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Số lượng HTX đang hoạt động trên địa bàn huyện
Đông Anh tương đối nhiều, số HTX nông nghiệp chiếm ưu thế hơn so với HTX phi
nông nghiệp tuy nhiên số HTX nơng nghiệp hoạt động tốt và khá cịn ở mức thấp. Số
vốn bình qn/HTX cịn thấp và diện tích đất bình qn đang có xu hướng giảm xuống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Luật HTX 2012 có ưu điểm hơn so với Luật HTX 2003.
Hiện nay bộ máy quản lý Nhà nước về HTX còn chồng chéo, cán bộ phụ trách quản lý
HTX còn thiếu và năng lực cán bộ phụ trách về quản lý HTX còn hạn chế. Ban chỉ đạo
phát triển kinh tế tập thể huyện chưa phát huy được vai trò chủ chốt tham mưu giúp
UBND huyện trong quản lý nhà nước lĩnh vực KTTT. Về công tác tuyên truyền Luật
HTX 2012 và các văn bản pháp luật liên quan trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời
gian vừa qua đã đạt hiệu quả cao và đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của người dân.
Đối với hoạt động rà soát, củng cố và chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012 hiện nay tỷ
lệ số HTX nông nghiệp được chuyển đổi trên địa bàn huyện Đơng Anh cịn thấp. Qua

ix


nghiên cứu, hiện nay việc hỗ trợ của Nhà nước mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ

nhu cầu của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trong đó đáng lưu ý là việc hỗ
trợ về vay vốn, đất đai cũng như hỗ trợ về đầu tư kết cấu hạ tầng chỉ đạt từ 13 đến 16%
nhu cầu của các HTX.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về Hợp tác
xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh bao gồm: Các chủ trương của Đảng,
chính sách, quy định của Nhà nước; Nguồn lực cho quản lý Nhà nước về HTX, Năng
lực của cán bộ quản lý và sự hiểu biết của người dân đối với hoạt động của các HTX
cũng như sự phối kết hợp của các cấp, ngành trong quản lý Nhà nước về HTX nông
nghiệp trên địa bàn huyện.
Để nâng cao hiệu quả quản lý về Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Anh. Trong thời gian tới cần: Tăng cường công tác tuyên truyền về bản chất
và vai trò của kinh tế tập thể, HTX; Kiện toàn bộ máy, tăng cường quản lý NN về
KTTT cấp huyện; Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, Đảng
viên về chủ trương tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý NN về KTTT; Hoàn thiện các cơ chế,
chính sách pháp luật; Đối với các HTX: Ban quản trị, đội ngũ cán bộ chuyên môn
cần tiếp tục tham gia đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức thương mại,
kỹ năng quản trị kinh doanh, mạnh dạn mở ra dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của xã
viên; Ban quản trị HTX cần phải đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu và ý kiến của hộ nơng
dân. Xây dựng phương hướng hoạt động phải phù hợp với điều kiện của HTX và
nhu cầu của nơng dân. Ngồi ra, các hộ nông dân đã tự nguyện tham gia vào HTX
cần phải đóng góp vốn điều lệ và quan tâm tới hoạt động của HTX, đưa ra ý kiến để
HTX ngày càng phát triển hơn; Xã viên HTX cần thực hiện nghiêm túc các quyền,
nghĩa vụ với HTX theo Luật HTX và các quy định, điều lệ, nội quy, quy chế hiện
hành. Xã viên thực hiện nghiêm ngặt quy trình, các tiêu chuẩn kỹ thuật khi tham gia
sản xuất nơng sản hàng hóa, tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật trên địa bàn xã.

x



THESIS ABSTRACT
Author: Duong Thi Bich Ngoc
Thesis title: Strengthen the management of agricultural cooperatives in Dong Anh
district, Hanoi
Major: Economics management

Code: 60.34.04.10

Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research topics to systematize the theoretical and practical basis related to state
management of agricultural cooperatives in the district. In practice, the study aims to
assess the state management of agricultural cooperatives in Dong Anh district, Hanoi;
Analysis of factors affecting the management of agricultural cooperatives; From then on,
propose solutions to strengthen the management of agricultural cooperatives in Dong
Anh district in the coming time.
Study of management content of agricultural cooperatives using traditional
analytical methods, institutional analysis methods, expert methods, and the development
of a research indicator system. We selected specific communes to investigate, including:
Lien Ha Commune, Van Noi Commune, Tien Duong Commune, Nam Hong Commune,
Bac Hong Commune and Xuan Nong Commune for the case study. Secondary and
primary information and data on state management of agricultural cooperatives are
collected through collecting, recording and interviewing subjects of district and
commune officials. Cooperative officers and members.
The results show that the number of cooperatives operating in the area of Dong
Anh is relatively high, the number of agricultural cooperatives is more dominant than
the non-agricultural cooperatives. However, the number of cooperatives is quite good
and good. low. Average capital / cooperatives are still low and the average land area
tends to decrease. Research results show that the Law on Cooperatives 2012 is more
advantageous than the Law on Cooperatives in 2003. Currently, the state management

mechanism over cooperatives is overlapped, the manager in charge of cooperative
management is lacking and the capacity of officers in charge of Cooperative
management is limited. The district Steering Committee for Economic Development has
not promoted the key role of advising the District People's Committee on the state
management of the rural sector. The dissemination of the Law on Cooperatives 2012
and related legal documents in the area of Dong Anh district in the past has achieved
high efficiency and has met the needs of the people. For the activities of reviewing,
consolidating and converting cooperatives under the Law of Cooperatives 2012, the
number of agricultural cooperatives in Dong Anh district is still low. Through research,

xi


the state support only meets a very small part of the demand of agricultural cooperatives
in the district. It is noteworthy that the support for loans, land as well as support on
infrastructure investment only reached from 13 to 16% of the needs of the cooperatives.
The study also pointed out the factors that affect the state management of
agricultural cooperatives in Dong Anh district, including: Party policies, policies and
regulations of the State; The resources for state management of cooperatives, the
capacity of management staff and people's understanding of the operation of
cooperatives, as well as the coordination of all levels and branches in State management
of agricultural cooperatives. Industry in the district.
To improve the management effectiveness of agricultural cooperatives in Dong
Anh district. In the coming time, it should: Strengthen propaganda about the nature and
role of collective economy, cooperative; To consolidate the apparatus, strengthen
district-level rural administration; To bring into play the role of the Party committees at
all levels, administrations, officials and Party members on the policy of further renewal,
development and raising the efficiency of the collective economy; Improve the capacity
of officers in charge of agricultural management of key economic organizations; To
perfect mechanisms and policies; For cooperatives: The management board,

professional staffs should continue to participate in training to improve professional
qualifications, commercial knowledge, business management skills, bravely open new
services to meet the needs of cooperative members; Co-operative management should
go deeper into understanding the needs and opinions of farmer households. The
direction of the activity must be appropriate to the conditions of the cooperative and the
needs of the farmers. In addition, farmers who have volunteered to participate in the
cooperative need to contribute charter capital and pay attention to cooperative activities,
giving ideas for cooperatives to grow more; Co-operative members should seriously
exercise their rights and obligations under co-operative laws according to the Law on
Cooperatives and current regulations, rules and regulations. Members strictly follow the
process, technical standards when participating in production of commodity farm
products, actively participate in technical transfer training in the commune.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế hợp tác là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán của
Đảng, Nhà nước ta. Kinh tế hợp tác với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà
nịng cốt là hợp tác xã hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và cùng có lợi; dựa trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, mang lại lợi ích cho các
thành viên và xã hội; khơng chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà cịn có
đóng góp quan trọng trong phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội ở nông thôn (Nguyễn Thanh Cần, 2015). Ở những nước
nơng nghiệp như nước ta thì HTX nơng nghiệp là hình thức kinh tế tập thể nơng
dân vì vậy hoạt động của HTX nơng nghiệp có tác động to lớn, tích cực đến hoạt
động sản xuất của hộ sản xuất nơng nghiệp. Nhờ có hoạt động của HTX, các yếu
tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung
cấp kịp thời đầy đủ đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được đảm

bảo làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Thông qua hoạt
động dịch vụ vai trị điều tiết của HTX nơng nghiệp được thực hiện, sản xuất của
hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các
vùng sản xuất tập trung chun mơn hố. HTX là nơi tiếp nhận những trợ giúp
của Nhà nước tới hộ nông dân, vì vậy hoạt động của HTX có vai trị làm cầu nối
giữa Nhà nước với hộ nông dân một cách có hiệu quả của nhiều tổ chức tham gia
cung cấp dịch vụ cho hộ nông dân. Hoạt động của HTX là đối trọng buộc các đối
tượng phải phục vụ tốt cho nông dân.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, sau khi Luật
HTX có hiệu lực từ năm 2013, đã có 19 liên hiệp HTX nông nghiệp, với khoảng
10.902 HTX trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp..., chiếm 55,5%
tổng số HTX trong cả nước hoạt động. Cả nước hiện có 6,7 triệu hộ gia đình, cá
nhân là thành viên HTX nơng nghiệp, trung bình mỗi HTX có 650 thành viên.
Tuy nhiên, giá trị sản xuất, kinh doanh của các HTX chỉ đạt con số “khiêm tốn"1 tỷ đồng/HTX/năm. Lợi nhuận bình quân cũng đạt rất thấp, khoảng 200 triệu
đồng/HTX/năm. Thu nhập của các thành viên và người lao động còn thấp
(Nguyễn Kiểm, 2016).
Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội nằm ở vùng ngoại ơ phía Bắc sơng
Hồng, từ lâu là nguồn cung ứng trực tiếp số lượng khá lớn nông sản và thực

1


phẩm cho thị trường Thủ đơ. Để duy trì nguồn cung, huyện đang kiên trì theo
đuổi việc phát triển HTX ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ở khu vực
trung tâm huyện, các xã miền Đông, ven đê sông Hồng và sông Đuống. Phát
triển HTX nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa được chú trọng, tuy
nhiên hiện nay, việc quản lý nhà nước của các HTX nơng nghiệp cịn nhiều khó
khăn, bấp cập. Đội ngũ cán bộ quản lý của HTX yếu về năng lực, cán bộ được
đào tạo về chuyên môn chưa nhiều, chưa thực sự năng động trong việc điều
hành các hoạt động của HTX. Do đó hoạt động cịn lúng túng, hiệu quả chưa

cao. Các HTX chậm đổi mới, chưa mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh,
chủ yếu vẫn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp đơn thuần, như: dịch
vụ bảo nơng, dịch vụ thủy lợi. Vì vậy, khơng theo kịp sự phát triển của kinh tế
thị trường, hiệu quả kinh tế thấp, chưa đem lại lợi ích cho tập thể và xã viên.
Một số HTX hoạt động mang tính hình thức, cầm chừng…Trong thời gian tới
cần phải tăng cường quản lý nhà nước các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Câu hỏi đặt ra là: Quản lý các Hợp tác xã nông nghiệp dựa trên cơ sở lý luận
nào? Thực trạng quản lý về Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông
Anh hiện nay như thế nào? Có những bất cập gì cần giải quyết? Những giải
pháp tăng cường quản lý các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đơng Anh là
gì? Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Anh nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tăng cường quản lý các
HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý các hợp tác xã nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đông Anh, TP Hà Nội”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các
HTX nông nghiệp mà đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý các HTX nông
nghiệp nhằm thực hiện tốt Luật HTX trên địa bàn huyện Đơng Anh, thành phố
Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các HTX
nông nghiệp;

2


- Đánh giá thực trạng quản lý các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đơng Anh, Hà Nội;

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các HTX nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đông Anh – Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý các HTX nông
nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến quản lý nhà
nước về các HTX nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện, được cụ thể hơn ở các đối
tượng khảo sát: các loại hình HTX nơng nghiệp; các cơ quan quản lý nhà nước
về hoạt động HTX; các văn bản pháp quy của nhà nước.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về các HTX nông nghiệp,
các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý Nhà nước về HTX nông nghiệp; đề xuất
các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về HTX nông nghiệp
trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới.
- Phạm vi về không gian:
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở một số xã đại diện như xã: Liên Hà,
Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Bắc Hồng và xã Xuân Nộn. Đây là những xã
tập trung nhiều HTXNN, bao gồm cả các HTX sản xuất nông nghiệp và HTX
cung ứng dịch vụ nông nghiệp.
- Phạm vi về thời gian:
Các dữ liệu thứ cấp về tình hình quản lý Nhà nước về hoạt động của các
HTX nông nghiệp của huyện thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2014 đến
năm 2015.
+ Các dữ liệu sơ cấp được điều tra năm 2016.
+ Các giải pháp đề xuất cho năm 2020.

3



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HTX NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Lý luận về HTX nông nghiệp
2.1.1.1. Các khái niệm
* Hợp tác xã
Theo Liên minh HTX quốc tế (1945) (International Cooperative Alliance ICA): “HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp
ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa
thơng qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Năm 1995, định nghĩa
này được hồn thiện thơng qua tun bố: "HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp
mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, cơng bằng và đồn kết. Theo truyền thống
của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo
đức về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người
khác". Định nghĩa của ICA đề cập đến yếu tố chính của HTX là tính tự nguyện
của các thành viên tham gia. HTX thực sự phải hình thành từ sự tin tưởng vào sự
giúp đỡ lẫn nhau chứ không phải dựa trên mệnh lệnh, trên sự cưỡng ép. Trong
HTX thực sự, xã viên tự nguyện gia nhập và có quyền tự do rời bỏ HTX. Ngược
lại, sẽ là những HTX gượng ép.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (2002) “HTX là sự liên kết của
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên
kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ
đã chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó
khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các
chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác, phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh
thần chung”... Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho rằng: HTX là cơ sở kinh doanh do
những người sử dụng tự làm chủ và tự quản lý, lợi nhuận được chia dựa trên cơ
sở của việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 nguyên
tắc chung của HTX, đó là: xã viên tự làm chủ, tự quản lý và phân chia lợi nhuận
theo mức độ sử dụng hàng hóa, dịch vụ của xã viên.

Theo Luật HTX được Quốc hội nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thơng qua năm 2003, "HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia
đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự

4


nguyện góp vốn, góp sức lập ra.” Theo quy định của Luật này để phát huy sức
mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu
quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. HTX hoạt động như một loại
hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác
của HTX theo quy định của pháp luật."
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào Điều 3 Luật HTX được thông
qua năm 2012, cho rằng: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có
tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác
tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp
ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình
đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
* HTX nơng nghiệp
Từ khái niệm HTX nói chung, HTX nông nghiệp dựa theo Nghị định
số 43/1997/NĐ-CP của ngày 29/4/1997, tại Điều 1, chương 1 của Điều lệ mẫu
HTX Nông nghiệp của Việt Nam đã ghi rõ: “Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức
kinh tế tập thể do nơng dân, hộ gia đình nơng dân có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy
sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện
có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.”
Như vậy, hợp tác xã nông nghiệp là hợp tác xã hoạt động trong nông

nghiệp, được thành lập bởi những thể nhân và pháp nhân tự nguyện góp vốn và
cơng sức nhằm giúp nhau thỏa mãn lợi ích chung trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.1.1.2. Đặc điểm của HTX, HTX nông nghiệp
a. Đặc điểm của hợp tác xã
Theo Luật HTX 2012 thì HTX là tổ chức kinh tế tập thể. Các xã viên là
chủ của hợp tác xã, toàn quyền quyết định những vấn đề tổ chức, hoạt động và
phân phối lợi ích trong hợp tác xã trên cơ sở những quy định của Luật Hợp tác xã
và những văn bản có liên quan;
- Hợp tác xã có thể được thành lập khi có số lượng xã viên từ 7 trở lên,
được đăng ký và hoạt động tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm;

5


- Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hoạt động như một loại hình doanh
nghiệp, bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các
nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác xã là tổ chức mang tính xã hội, rộng mở cho tất cả những ai có
nguyện vọng trở thành thành viên hợp tác xã. Hợp tác xã ra đời dựa trên ngun
tắc dân chủ, bình đẳng, cơng khai và đồn kết. mỗi xã viên có 1 phiếu bầu;
- Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã là mang lại lợi ích vật chất và tinh
thần cho tất cả các xã viên, tập thể và cộng đồng; Xã viên có trách nhiệm và
nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện tốt những quy định trong Điều lệ của hợp tác xã, hợp
tác, xây dựng và phát triển hợp tác xã.
b. Đặc điểm của hợp tác xã nông nghiệp
- Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, HTX được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ nông nghiệp, là một tổ chức kinh tế của nông dân, có đặc trưng
gắn với hộ nơng dân. Hợp tác xã nơng nghiệp là tổ chức kinh tế mang tính xã hội

cao: HTX nông nghiệp trước hết là để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng của
nông dân về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp; Nông dân gia nhập
hợp tác xã vì họ cần được hợp tác xã phục vụ, cần hợp tác xã trợ giúp những việc
mà họ không thể tự làm hoặc làm một mình khơng có hiệu quả, khắc phục được
những nhược điểm và hạn chế khi sản xuất kinh doanh đơn lẻ; Hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp của hợp tác xã chỉ là công cụ nhằm làm
tăng thêm lợi ích, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân; Mục tiêu của
hợp tác xã là phục vụ nhu cầu, lợi ích chung của xã viên, khơng phải vì lợi
nhuận. Như vậy, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác có tính xã
hội sâu sắc, hỗ trợ các hộ nông dân tăng cạnh tranh trong kinh tế thị trường; Hợp
tác xã là một tổ chức dân chủ, xã hội cao của nông dân, trong đó các thành viên
được bình đẳng, phát huy vai trị của cộng đồng dân cư nơng nghiệp trong quản lí
xã hội, kinh doanh (Nguyễn Thúy Anh, 2015),
- Đối tượng tham gia hợp tác xã bao gồm tất cả những người nông dân, hộ
nông dân và pháp nhân. Khi tham gia hợp tác xã, xã viên hợp tác xã bắt buộc
phải góp vốn, cịn việc góp sức là tuỳ thuộc vào từng loại hình hợp tác xã, vào
yêu cầu của hợp tác xã và nguyện vọng của xã viên, không bắt buộc xã viên phải

6


góp sức.Việc thành lập hợp tác xã dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. xuất phát
từ nhu cầu, lợi ích chung, các thành viên liên kết lại với nhau để phát huy sức
mạnh tập thể của từng thành viên, cùng giúp đỡ lẫn nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
từng thành viên. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm trả nợ
trong giới hạn vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã tại
thời điểm tuyên bố phá sản. xã viên cũng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
trong phạm vi vốn góp của mình (Nguyễn Phước Vinh, 2015).
2.1.1.3. Các loại hình HTX, HTX nơng nghiệp

a. Các loại hình HTX
- Theo quy mơ, có thể phân loại HTX thành các loại như: HTX quy mơ
thơn, xóm. HTX quy mơ liên thơn và HTX quy mơ xã, liên xã…
Các HTX có thể liên kết với nhau và thành lập liên hiệp HTX. Liên hiệp
hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít
nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành
viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý
liên hiệp hợp tác xã. Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ
cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh
nghiệp” (Luật HTX, 2012).
- Theo lĩnh vực hoạt động, ngày nay ngoài những hợp tác xã truyền thống
như nông nghiệp, Dịch vụ tổng hợp, Ơ tơ cịn có các Hợp tác xã trên mọi lĩnh
vực khác, như: HTX Tín dụng, Bệnh viện, Tàu thuyền, Điện tử, Cơng nghệ
Thơng tin…(Bách khoa tồn thư mở, 2017).
b. Các loại hình HTX nơng nghiệp
Đối với HTX nơng nghiệp có thể phân thành các loại hình hoạt động
như sau:
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: Về mặt hình thức, đây là tổ chức kinh
tế trong nơng nghiệp được tách hẳn để làm chức năng dịch vụ nông nghiệp, bao
gồm: dịch vụ các yếu tố đầu vào (các HTX cung ứng vật tư), dịch vụ các khâu
cho sản xuất nông nghiệp (các HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật,…), dịch
vụ quá trình tiếp theo của sản xuất nông nghiệp (các HTX chế biến và tiêu thụ

7


sản phẩm). Về thực chất các HTX loại này được tổ chức với mục đích phục vụ cho
khâu sản xuất nơng nghiệp của các hộ nơng dân. Vì vậy, sự ra đời của các HTX

dịch vụ hoàn toàn xuất phát từ các yêu cầu khách quan của sản xuất nông nghiệp.
Trong đó đặc điểm sản xuất của ngành, trình độ sản xuất của các hộ nông dân chi
phối một cách trực tiếp nhất (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2011).
Mơ hình kinh tế hợp tác dưới dạng các HTX dịch vụ là hình thức thích
hợp và phổ biến với đặc điểm ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, phải tùy theo tính
chất của từng ngành, từng mức độ, yêu cầu của hợp tác và phân công lao động để
lựa chọn các hình thức HTX cho thích hợp. Mơ hình HTX dịch vụ nơng nghiệp
cũng được phân thành nhiều hình thức: HTX dịch vụ chuyên khâu và HTX dịch
vụ tổng hợp (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2011).
- HTX dịch vụ chuyên khâu: là các HTX chỉ thực hiện chức năng dịch vụ
một khâu cho sản xuất nông nghiệp. Bao gồm:
+ HTX dịch vụ thủy nông.
+ HTX dịch vụ điện nơng thơn.
+ HTX cung ứng vật tư.
+ HTX tín dụng nông nghiệp.
+ HTX tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp….
- HTX dịch vụ tổng hợp là các HTX thực hiện chức năng dịch vụ nhiều
khâu cho sản xuất nông nghiệp, đôi khi cả cho đời sống nông dân (Viện Quy
hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2011).
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kết hợp sản xuất kinh doanh: Các HTX
loại này thường dưới dạng các HTX chun mơn hóa theo sản phẩm. Đó là các
HTX dịch vụ chuyên ngành gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Trong đó, trực
tiếp sản xuất là hộ nơng dân, HTX hợp đồng bao tiêu chế biến và tiêu thụ sản
phẩm. Ví dụ: các HTX sản xuất rau, HTX sản xuất sữa,… Ở Việt Nam, các HTX
nơng nghiệp trong q trình chuyển đổi tồn tại dưới hình thức này là chủ yếu, bởi
vì tính chủ động, độc lập của người dân chưa được xác lập một cách đầy đủ
(Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2011).
- Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thuần túy: HTX loại này giống như các
HTX nông nghiệp ở nước ta trước khi đổi mới. Tức là, những người sản xuất liên
kết với nhau ở khâu sinh học của sản xuất nơng nghiệp với mục đích tạo ra quy


8


mơ sản xuất thích hợp nhằm chống lại sự chèn ép của tư thương, tạo những ưu
thế mới ở những ngành khó tách riêng như chăn ni cá ở các hồ đầm lớn,..
(Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2011).
2.1.1.4. Vai trị của HTX và HTX nơng nghiệp
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, phong trào hợp tác xã nông
nghiệp trải qua những thăng trầm, nhưng luôn giữ vai trị quan trọng trong phát
triển nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới,
hợp tác xã dần chuyển từ sản xuất tập trung sang mô hình cung cấp dịch vụ đầu
vào, đầu ra cho bà con xã viên và có những vai trị sau đây đối với nông nghiệp,
nông thôn và nông dân:
- Hợp tác xã nơng nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giúp
nhau tăng sức cạnh tranh, khai thác các nguồn tiềm năng về vốn, lao động, kỹ
thuật để phát triển, góp phần thúc đẩy q trình xã hội hố sản xuất, thực hiện tốt
vai trò là cầu nối giữa các hộ sản xuất, xã viên với nhà nước và các tổ chức kinh
tế nhà nước. Hợp tác xã nông nghiệp góp phần đưa tiến bộ khoa học, cơng nghệ,
thiết bị kỹ thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp
và nông thôn; phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thống khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương; đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức và thực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn;
tổ chức thực hiện việc phổ cập thông tin khoa học - kỹ thuật và thông tin thị
trường đến các xã, thôn (Quỹ Châu Á, 2012).
- Hợp tác xã nơng nghiệp góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết
bị kỹ thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và
nông thôn; phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thống khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương; đào tạo, bồi

dưỡng kiến thức và thực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn;
tổ chức thực hiện việc phổ cập thông tin khoa học - kỹ thuật và thông tin thị
trường đến các xã, thôn. Hợp tác xã phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp
phần giải quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định
cho xã viên và người lao động, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở địa
phương, là tiền đề quan trọng để thực hiện dân chủ hố và nâng cao văn minh ở
nơng thôn; các hợp tác xã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗ

9


trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt nghèo, góp phần làm giảm bớt những mặt tiêu cực
của kinh tế thị trường và ổn định xã hội ở nông thôn (Quỹ Châu Á, 2012).
- Hợp tác xã nơng nghiệp góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát
triển kết cấu hạ tầng nông thôn: hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thơng nơng thơn,
các cơng trình phúc lợi xã hội, như nhà mẫu giáo, nhà trẻ, nhà văn hoá, trường
học để phục vụ cho xã viên và cộng đồng dân cư (Quỹ Châu Á, 2012).
2.1.2. Lý luận về quản lý đối với HTX nông nghiệp
2.1.2.1. Các khái niệm
* Quản lý
Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái
niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác
nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người
nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ
riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời
sống xã hội.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngoài nước đã đưa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý. Các trường phái
quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:

Theo F.W Taylor (1856 – 1915), là một trong những người đầu tiên khai
sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”
tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: “Quản lý là hồn
thành cơng việc của mình thơng qua người khác và biết được một cách chính xác
họ đã hồn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.”
Theo Henrry Fayol (1886 – 1925), là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo
quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ
thời kỳ cận – hiện đại tới nay, quan niệm rằng: “ Quản lý là một tiến trình bao
gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân cơng, điều khiển và kiểm sốt
các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất
khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”
Từ những cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu quản lý như sau:
Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định.

10


Quản lý là cơng tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng
sự trong cùng một tổ chức.
Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục
đích của tổ chức.
* Quản lý nhà nước các HTX nông nghiệp
Theo Nguyễn Hữu Hải (2010) “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội
và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”. Như vậy, quản lý
nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sửa dụng quyền
lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là
một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là

hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. Theo
nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt
động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp:
Quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
- Đặc điểm quản lý nhà nước
Theo Nguyễn Danh Long (2013), Quản lý Nhà nước có các đặc điểm sau:
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh
lệnh đơn phương của nhà nước. Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở mối
quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”; Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và
điều chỉnh. Tổ chức ở đây được hiểu như một khoa học về việc thiết lập những
mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện q trình quản lý xã
hội. Tính điều chỉnh được hiểu là nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để
buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm
đạt được sự cân bằng trong xã hội; Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế
hoạch. Đặc trưng này đỏi hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của
mình lên đối lên đối tượng quản lý phải có một chương trình nhất qn, cụ thể và
theo những kế hoạch được vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa
học; Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên các
quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến đổi
của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường xuyên,

11


liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định,
khơng được thay đổi quá nhanh. Việc ổn định của các quyết định của nhà nước
giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện tồn hoạt động của mình và hệ
thống hành vi xã hội được ổn định.
- Cơ cấu hệ thống và các yếu tố tạo nên hoạt động quản lý nhà nước
Cơ cấu, hệ thống quản lý nhà nước bao gồm các yếu tố sau đây tạo thành:

chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý trong quá trình quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước được xác định
theo vùng lãnh thổ trên cơ sở hình thành các đơn vị hành chính và có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau theo quy định của pháp luật. Hệ thống quản lý nhà nước
được xây dựng theo hệ thống chức năng chiều dọc, tạo ra cơ cấu quản lý phù hợp
với chức năng quản lý của từng lĩnh vực theo các cơ quan nhà nước và theo
nghành. Hệ thống quản lý nhà nước là một tập hợp các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội được nhà nước uỷ quyền. Trong các cơ quan tổ chức đó, cán bộ,
cơng chức nhà nước được xác định cụ thể về quyền và nghĩa vụ. Xác định đối
tượng quản lý nhà nước giúp cho ta trả lời câu hỏi “quản lý ai” và suy cho cùng
đối tượng quản lý nhà nước chính là con người, hay cụ thể hơn là hành vi con
người trong xã hội. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân chia đối tượng
quản lý nhà nước ra nhiều loại, như các cấp độ đối tượng quản lý (con người, tập
thể, toàn bộ hệ thống tổ chức). Trong quản lý nhà nước cần làm rõ khách thể của
quản lý nhà nước. Khách thể của quản lý nhà nước chính là hệ thống các hành vi,
hoạt động của con người, các tổ chức con người trong cuộc sống xã hội, là hệ
thống trong đó bao trùm các lĩnh vực sản xuất và tái sản xuất các giá trị vật chất
và tinh thần cũng như các điều kiện sống của con người trong xã hội. Có thể chia
khách thể của quản lý nhà nước theo các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hố, xã
hội, an ninh, quốc phòng...(Nguyễn Danh Long, 2013).
Phương pháp quản lý nhà nước là phương thức, cách thức mà chủ thể
quản lý tác động lên khách thể quản lý (hành vi, đối tượng quản lý) nhằm đạt
được những mục đích quản lý. Phương pháp quản lý nhà nước thể hiện ý chí của
nhà nước, nó phản ánh thẩm quyền của các cơ quan nhà nước và được biểu hiện
dưới những hình thức nhất định. Các phương pháp quản lý trong hoạt động quản
lý nhà nước là: thuyết phục, cưỡng chế, hành chính, kinh tế, theo dõi, kiểm tra;
ngồi ra cịn những phương pháp riêng áp dụng trong quá trình thực hiện những
chức năng riêng biệt hoặc những khâu những giai đoạn riêng biệt của quá trình
quản lý (Nguyễn Danh Long, 2013).


12


×