Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.78 KB, 67 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
- - - -- - -

NHẬT KÝ THỰC TẬP

SINH VIÊN : NGUYỄN ANH QUỲNH

VINH, 05/2010


2

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Anh Quỳnh, với đề tài nghiên cứu: “Thực trạng hoạt động
của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”.
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tơi thực hiện, dưới sự hướng dẫn
của giảng viên Ths. Nguyễn Thị Thúy Vinh. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một cơng trình
khoa học nào, các thơng tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hồn thành luận văn đều được cảm ơn.
Nếu sai sót tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.

Vinh, ngày 16 tháng 5 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Anh Quỳnh

LỜI CẢM ƠN




3

Để hồn thành khóa luận tơt nghiệp này tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận
tình của các cá nhân, tập thể. Nhân đây tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sâu sắc tới:
Cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thúy Vinh – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt q trình hồn thành khóa luận.
Các thầy cơ giáo khoa Nông – Lâm – Ngư trường Đại học Vinh đã tận tình
dạy dỗ tơi trong suốt q trình học tập tại trường và cho tôi những lời khuyên bổ
ích.
Anh Nguyễn Xn Tuấn – Chun viên phịng Nơng nghiệp huyện Can Lộc
đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập cung cấp các thơng tin, số liệu
giúp tôi thực hiện đề tài thuận lợi.
Tập thể và cá nhân các HTX trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin, số liệu quan trọng và cho tôi những lời
khuyên quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Can Lộc, phịng Nơng nghiệp,
UBND các xã trên địa bàn đã tạo điều kiên thuận lợi và cung cấp thông tin, số liệu
cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Lời cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến đại gia đình nơi con sinh ra và
trưởng thành, xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, chia sẽ của đồng
nghiệp trong quá trình học tập.
Vinh, ngày 16 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Anh Quỳnh

DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT



4

STT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

BVTV

2

CC

3

VCĐ-VLĐ

Vốn cố định – vốn lưu động

4

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

5


DNNN

6

ĐVT

Đơn vị tính

7

HTX

Hợp tác xã

8

KN-KL

Khuyến nơng- khuyến lâm

9

UBND

Ủy ban nhân dân

9

S.L


Bảo vệ thực vật
Cơ cấu

Doanh nghiệp nghà nước

Số lượng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Nội dung

Trang


5

1

2

3

Bảng 4.1: Tình hình đội ngũ cán bộ các HTX nơng nghiệp huyện

34

Can Lộc

Bảng 4.2: Tình hình hoạt động dịch vụ của các HTX nơng nghiệp

36

huyện Can Lộc
Bảng 4.3: Tình hình vốn hoạt động của các HTX nơng nghiệp

39

huyện Can Lộc
42

4

5

Bảng 4.4: Tình hình vốn của xã viên các HTX nơng nghiệp huyện
Can Lộc từ năm 2007-2009
Bảng 4.5 : Tình hình áp dụng cơng nghệ của xã viên

44

47
6

Bảng 4.6: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của các HTX
nông nghiệp từ năm 2007-2009.

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ


Nội dung

Trang


6

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện can lộc

26

Sơ đồ: 4.1: Mơ hình quan hệ chỉ đạo, hỗ trợ các HTX tĩnh Hà Tĩnh

30

Sơ đồ 4.2: Bộ máy quản lý HTX nơng nghiệp huyện Can Lộc

32

Hình 4.1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của xã viên các HTX
huyện Can Lộc

46

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................6


7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và
nhất là sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Với những cam kết


8

kèm theo về mở cửa thị trường, giảm thuế hàng hố. Do đó sự cạnh tranh hàng
hóa, sản phẩm… giữa các nước ngày càng gay gắt, tuy các rào cản thương mại dần
dần được gỡ bỏ nhưng thay vào đó là các rào cản kỷ thuật được các nước đặt ra để
bảo vệ nền sản xuất của mình đây là một thách thức rất lớn đối với các nước đang
phát triển nói chung và việt nam nói riêng. Việt Nam, nơng nghiệp chiếm vị trí đặc
biệt trong nền kinh tế và là vấn đề mấu chốt và quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu hộ gia đình nơng dân.
Để hạn chế với các rào cản trên và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
nông nghiệp Việt Nam, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH HĐH tiến tới một nền nơng nghiệp có tính hàng hóa cao thì việc các hộ gia đình
sản xuất một cách nhỏ lẽ, manh mún sẽ khơng cịn phù hợp và đáp ứng được nhu
cầu của xã hội. Vì vậy việc các hộ gia đình liên kết với nhau cùng hợp tác sản xuất
là yêu cầu tất yếu. Sẽ tạo bước đi thích hợp và cần thiết để người nông dân làm
quen với kinh tế thị trường, kinh tế tập thể, cung cấp phương tiện để các hộ gia
đình, các tổ viên có điều kiện làm việc tốt hơn, cùng nhau chia sẻ rủi ro, góp phần
nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của mình trong nền kinh tế thị trường. Việc
các hộ gia đình tự nguyện liên kết với nhau theo nguyện vọng của họ sẽ đáp ứng
được những lợi ích thiết thực cả về kinh tế và xã hội của các thành viên... Từ các
tổ hợp tác, khi quy mô sản xuất được mở rộng sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất của HTX cũng như lợi ích của xã viên.
Bên cạnh đó là sự phát triển tự phát thiếu quy hoạch, nhỏ lẻ, manh mún
cùng với trình độ sản xuất hạn chế của đại đa số nơng dân là vấn đề ngành nơng
nghiệp Việt Nam nói chung và ngành nơng nghiệp huyện Can Lộc nói riêng. Quy

mô sản xuất nhỏ nên số lượng, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị
trường. Vấn đề này mỗi người nơng dân, hộ gia đình cá thể khơng thể tự mình
giải quyết được mà cần có nhiều người, nhiều hộ nông dân hợp tác với nhau để
sản xuất ra các loại sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh,
đúng thời gian nhằm tăng cường cạnh tranh và tăng lợi nhuận tạo ra thu nhập
mang tính bền vững hơn. Vì vậy sự ra đời và phát triển các HTX nông nghiệp là
vấn đề tất yếu và khách quan, phù hợp với xu thế phát triển và thực tiển nền nông


9

nghiệp Việt Nam, là hướng đi đúng đắn để giải quyết hiệu quả các vấn đề nông
nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay cũng như trong tương lai.
Luật HTX được quốc hội thơng qua 20/3/1996, có hiệu lực 01/01/1997 và
được sữa đổi ngày 26/11/2003, sẻ tạo cơ sở pháp lý cho các HTX hoạt động bình
đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Khẳng định rõ đường lối, quan điểm
của Đảng, nhà nước ta: Coi hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng cùng với
kinh tế quốc doanh. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành
và phát triển của các HTX.
Huyện Can Lộc là địa phương có số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp tương đối lớn, với 23 HTX. Là lực lượng sản xuất đóng vai trị quan trọng
trong sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên kinh tế HTX đang có nhiều
vấn đề vướng mắc và bất cập, một số HTX đã bước đầu thành cơng, tuy nhiên cịn
nhiều HTX hoạt động chưa chưa hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng, quy
mô và lợi thế của địa phương cũng như sự hổ trợ của nhà nước đối với nơng
nghiệp nói chung và HTX nơng nghiệp nói riêng. Ở đây còn một số vấn đề cần
phải tiếp tục giải quyết như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thị trường đầu ra ổn định
cho sản phẩm, khả năng ứng dụng khoa học cơng nghệ, kỷ thuật mới, vấn đề trình
độ lao động và việc làm, năng lực quản lý, hoạch tốn kinh tế của các doanh
nghiệp nơng nghiệp và HTX.

Với những lý do trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX trên địa
bàn, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển phù hợp với các HTX nông nghiệp
trên địa bàn huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX
nông nghiệp trên địa bàn huyện Can Lộc.


10

- Tình hình hoạt động sản xuất của xã viên các HTX trên địa bàn.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các HTX.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các
HTX trên địa bàn nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Phản ánh thực trạng và xu hướng phát triển của các HTX nông nghiệp trên
địa bàn huyện Can Lộc-Hà Tĩnh.
- Từ những phân tích và kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu là luận cứ cho các cá nhân, tổ chức tiến hành nghiên
cứu các vấn đề có liên quan.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, mơ hình kinh tế hợp tác và HTX đã xuất hiện từ lâu, và vai

trò của HTX đã được khẳng định trong từng giai đoạn cụ thể. Những ưu điểm
cũng như hiệu quả bền vững của nó đã được chứng minh sinh động bằng sự tồn tại
và phát triển của các HTX ở hầu như tất cả các nước trên thế giới. Tuy vậy các


11

nghiên cứu về HTX thì chưa nhiều.
+ Vấn đề đưa nông dân từng bước vào con đường làm ăn tập thể đã được Ăng
Ghen nêu ra từ năm 1894, trong tác phẩm "Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức". Ăng Ghen
đã dạy rằng: ”khi nắm được chính quyền, chúng ta không được suy nghĩ về việc cưỡng
bức những người tiểu nông như chúng ta cần phải làm với bọn địa chủ lớn, mà nhiệm vụ
chính là ở chỗ phải chỉ rõ cho nơng dân thấy, chúng ta có thể cứu và giữ gìn đất đai,
vườn tược cho họ chỉ khi chuyển chúng thành sở hữu tập thể và sản xuất tập thể”[5].
+ Người có đóng góp quan trọng chọ lý luận về kinh tế hợp tác và HTX là
Lê–Nin. Năm 1923, khi nghiên cứu về chế độ hợp tác, Lê-Nin đã đi đến hai kết
luận cực kỳ quan trọng:
+ HTX là bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường đơn giản
nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân.
+ Chế độ xã viên của những HTX văn minh là chế độ xã hội chủ nghĩa.
Theo Lê-Nin thơng qua HTX, nhà nước có thể giúp đỡ, kiểm sốt, hướng
dẫn nơng dân xây dựng chế độ kinh tế mới. Kiểu tổ chức kinh tế này đem lại khẳ
năng kết hợp những nguyên tắc dường như trái ngược nhau giữa lợi ích tư nhân
với lợi ích xã hội, đảm bảo cho lợi ích tư nhân phục tùng lợi ích chung. Điều mà
trước đây nan giải đối với nhiều người xã hội chủ nghĩa [8].
Năm 1925, A. V. Trai-a nốp đã có những nghiên cứu tỉ mỉ sự gắn bó, dung
hợp, tác động qua lại lẫn nhau giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế hợp tác. Theo
ơng: Hợp tác hố là q trình xã hội hố từng bước kinh tế nơng dân, kinh tế HTX
ra đời khơng phá vỡ kinh tế gia đình mà nó chỉ tách dẫn một số lĩnh vực, một số
công việc mà nếu làm ở gia đình khơng có lợi bằng hợp tác lại [8].

2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sớm, có thể là người việt nam đầu tiên
nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế về HTX và truyền bá vào nước ta, được
thể hiện qua tác phẩm “Đường cách mệnh” viết vào năm 1927. Bằng phương pháp
khảo sát, phân tích, tổng hợp Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm phát triển
HTX việt nam có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Người viết:
+ Hạt nhân trung tâm của HTX là xã viên; xã viên hợp tác với nhau để có


12

lợi ích thiết thực và vẫn duy trì tính độc lập của mình; xã viên là chủ đích thực của
HTX là mục tiêu mà HTX phục vụ; HTX là phương tiện để phục vụ xã viên, phải
bảo đảm đem lại lợi ích cho xã viên - thực là “Hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”.
“không phải làng nào cũng phải lập mỗi làng một HTX. Cũng không phải
mỗi làng phải lập cả mấy HTX. Cũng khơng phải có HTX này thì khơng lập được
HTX kia. Chẳng qua theo hồn cảnh nơi nào lập được HTX nào, và có hai HTX
mua và bán lập chung cũng được”[10].
Để trả lời câu hỏi “tại sao người ta cần phải tham gia hợp tác xã”, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đưa ra một ví dụ cụ thể chứng minh, theo đó: Người sản xuất,
nhất là nơng dân được chia sẻ lợi ích phát sinh cả trong quá trình trao đổi, tiêu thụ
sản phẩm, tạo tiết kiệm cho xã hội thông qua giảm chi phí trung gian, tạo lợi ích
cho người tiêu dùng cuối cùng thơng qua giá rẻ. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nhà
bn kiếm được lời là vì người làm ra đồ và người dùng đồ, người mua và người
bán cách xa nhau, phải nhờ nhà bn đứng giữa, nó đã ǎn lời khi mua, lại ǎn lời
khi bán. Thí dụ: Ngoài Bắc là xứ trồng trà, trong Nam là hay uống trà. Nhưng dân
Bắc không đem vào Nam bán, dân Nam khơng ra tới Bắc mua.
Mấy nhà có trà đem bán cho A. hàng trà trong xã; A đem bán lại cho B,
buôn trà trong huyện, ǎn lời một lần. B lại đem bán cho hãng buôn C ở tỉnh, ǎn
lời hai lần. C bán cho công ty Đ Hà Nội, ǎn lời ba lần. Công ty Đ bán cho cơng ty

E Sài Gịn, ǎn lời bốn lần. Cơng ty E lại bán cho nhà buôn F các tỉnh, ǎn lời nǎm
lần, Nhà buôn F bán sỉ cho G các tỉnh phía Nam, ǎn lời sáu lần, G bán lẻ cho H ở
huyện, ǎn lời bảy lần. H bán lẻ cho người uống, ǎn lời tám lần.
Thế là người làm ra chè thua thiệt, người uống chè cũng thua thiệt. Nếu có
HTX thì tránh khỏi những điều ấy.
Hợp tác xã là thể chế hợp tác các thành viên đơn lẻ thành số đơng, từ đó
tạo thành sức mạnh mà nhu cầu và lợi ích chung, trước hết là lợi ích kinh tế là sợi
dây gắn kết xã viên; xã viên tham gia HTX càng động lợi ích đem lại cho xã viên
càng lớn, tạo mục đích kép: từng xã viên khá hơn và cộng đồng đoàn kết hơn”.
“... Nếu chúng ta đứng riêng ra, thì sức nhỏ, mà làm khơng nên việc. Thí dụ
mỗi người mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng mỗi người một nơi, thì lều


13

chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà. Nhóm những cột ấy, tranh ấy, sức ấy, làm ra một
cái nhà rộng rãi bề thế rồi anh em ở chung với nhau. Ấy là hợp tác. Lại thí dụ 10
người muốn ǎn cơm, mỗi người riêng một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ǎn
riêng; ǎn rồi ai nấy dọn dẹp riêng của người nấy, thế thì mất biết bao nhiêu củi,
nước, cơng phu và thì giờ. Hợp tác xã là "góp gạo thổi cơm chung" cho khỏi hao
của, tốn công, lại có nhiều phần vui vẻ"[10].
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: HTX phải mang lại lợi ích thiết thực
cho xã viên, người không tham gia HTX không được hưởng lợi, có như vậy mới
tạo sự hấp dẫn của HTX đối với nhân dân. Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề
cao tính bình đẳng của xã viên HTX khi đã là xã viên hợp tác xã: “Hợp tác xã chỉ
có hội viên mới được hưởng lợi, chì có hội viên mới có quyền, nhưng những việc
kỹ thuật như tính tốn, xem hàng hố, cầm máy, v.v.. thì có phép mướn người
ngồi. Đã vào hội thì bất kỳ góp nhiều góp ít, vào trước vào sau, ai cũng bình
đẳng như nhau”[10].
+ Năm 2001-2003, Nguyễn Mạnh Tuân với đề tài nghiên cứu: “kinh tế hợp

tác và HTX ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”. Bằng phương pháp điều tra,
khảo sát, phân tích, tổng hợp, tác giả đã làm rõ được tính tất yếu khách quan của
việc hình thành và phát triển của kinh tế hợp tác và HTX ở Việt Nam, tác giả đánh
giá được những ưu điểm và tồn tại của kinh tế hợp tác và HTX đồng thời đưa ra
các quan điểm cùng các giải pháp cơ bản để pháp triển kinh tế hợp tác và HTX ở
Việt Nam đến năm 2010.
Năm 2007, TS. Phan Trọng An, trường đại học kinh tế, đại học Đà Nẵng
nghiên cứu về đề tài: “Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở Nhật Bản và
bài học rút ra cho Việt Nam”. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp tác giả đã
đưa ra kết luận:
+ HTX nông nghiệp chỉ phát triển và phát huy tác dụng tốt cho hộ nông
dân khi HTX thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực, tự chịu trách nhiệm, quản
ký dân chủ, hoạt động hiệu quả cao.
+ Việc lựa chọn khâu dịch vụ nào để HTX làm là hết sức quan trọng. Bốn
khâu đó là: Cung ứng vật tư, hàng hố tiêu dùng, tín dụng tương hỗ, tiêu thụ sản


14

phẩm và khuyến nông là rất phù hợp với HTX.
+ Để chiến thắng với tư nhân thì HTX nơng nghiệp nên tổ chức theo kiểu
đa năng, tuyển chọn những người giỏi làm giám đốc để quản lý, điều hành.
+ Ngoài ra để HTX nơng nghiệp phát triển thì cần có sự hổ trợ của nhà
nước[1].
1.3. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và HTX
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản
* Hợp tác
Hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức
mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động
riêng lẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí sẽ khơng thực hiện được hoặc thực hiện kém

hiệu quả so với khi có hợp tác [7].
* Kinh tế hợp tác
Kinh tế hợp tác là một phạm trù kinh tế nói lên sự liên kết tự nguyện của
những người lao động, những người sản xuất nhỏ, dưới nhiều hình thức kết hợp
sức mạnh tập thể với sức mạnh của từng thành viên để thực hiện có hiệu quả hơn
các vấn đề trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
* Hợp tác xã
- Theo định nghĩa của Liên minh HTX quốc tế (ICA): Hợp tác xã là một tổ
chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng nhu cầu và
nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hố thơng qua một xí nghiệp
cùng sở hữu và quản lý dân sự.
- Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế (ILO): HTX là sự liên kết
của những người đang gặp khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau
lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ,sự dụng tài sản mà họ đã chuyển
giao vào HTX, phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết các khó khăn chủ yếu
bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh
doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung[11].
- Theo luật HTX sửa đổi (26/11/2003) được quy định tại điều 1 thì: HTX là
tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung


15

là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy
định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX,
cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ
và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật[9].

* Xã viên: Là những người góp cổ phần, là đại diện của chủ hộ có tham gia
góp cổ phần vào HTX[9].
* Hộ xã viên: Là đơn vị kinh tế tự chủ đồng thời là thành viên của hợp tác
xã[9].
1.3.2. Vai trò của HTX
HTX ra đời đã quy tụ được các hộ sản xuất nhỏ lẽ, khắc phục tình trạng
phát triển thiếu quy hoạch, tăng quy mô sản xuất kinh doanh và lợi thế cạnh tranh,
phát huy tốt các nguồn lực tạo điều kiện phát triển sản xuất theo hướng sản xuất
hàng hoá.
Hỗ trợ và giúp đỡ và thúc đẩy kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển thông
qua việc cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra, hỗ trợ thông tin và bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho xã viên.
Phát triển mơ hình HTX gắn liền với giải quyết các vấn đề về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, lao động, việc làm, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường…
HTX là cầu nối giữa kinh tế hộ, kinh tế trang trại với thị trường, với nhà
nước thông qua các chủ trương, chính sách từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường, giảm thiểu rủi ro cho xã viên khi tham gia HTX.
1.3.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX.
- Tự nguyện: Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy
định của Luật này, tán thành Điều lệ HTX đều có quyền gia nhập HTX; xã viên có
quyền ra HTX theo quy định của Điều lệ HTX[9];
- Dân chủ, bình đẳng và cơng khai: Xã viên có quyền tham gia quản lý,
kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công


16

khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề
khác quy định trong Điều lệ HTX[9];
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự chịu trách

nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu
nhập. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của
HTX, lãi được trích một phần vào các quỹ của HTX, một phần chia theo vốn góp
và cơng sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử
dụng dịch vụ của HTX[9];
- Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên phải có ý thức phát huy tinh
thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng đồng xã hội;
hợp tác giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật[9].
1.1.4. Đặc điểm quyền và nghĩa vụ của HTX:
1.1.4.1. Quyền của HTX


Lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật khơng cấm;



Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của hợp

tác xã;


Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức, cá

nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh
theo quyết định của pháp luật;


Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu

sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;



Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra hợp tác xã,

khai trừ xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;


Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của hợp tác xã;



Quyết định khen thưởng những xã việc có nhiều thành tích trong việc

xây dựng và phát triển hợp tác xã; thi hành kỷ luật những xã viên vi phạm Điều lệ
hợp tác xã; quyết định việc xã viên phải bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho hợp
tác xã;


Vay vốn của tổ chức tín dụng và huy động các nguồn vốn khác; tổ chức

tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật;


17



Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;




Từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật;



Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác



Các quyền khác theo quy định của pháp luật.[9].

xã;
1.1.4.2. Nghĩa vụ của HTX.
 Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng ký;
 Thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm toán;
 Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
 Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của HTX; quản lý và sử dụng đất

được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật;
 Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn

tuỳ tích luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật;
 Bảo vệ môi trường, mơi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử - văn hố và các

cơng trình quốc phịng, an ninh theo quy định của pháp luật;
 Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã

viên;



Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho HTX và

người lao động do HTX thuê theo quy định của pháp luật về lao động; khuyến
khích và tạo điều kiện để người lao động trở thành xã viên;
 Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên là cá nhân và người lao động

làm việc thường xuyên cho hợp tác xã theo quy định của Điều lệ HTX phù hợp với
quy định của pháp luật về bảo hiểm; tổ chức cho xã viên khơng thuộc đối tượng
trên tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.Chính phủ quy định cụ thể về việc
đóng bảo hiểm xã hội đối với xã viên HTX;
 Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết của xã

viên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng HTX[9].
1.2. Cơ sở thực tiển của đề tài
1.2.1. Tình hình phát triển HTX trên thế giới


Tại CHLB Đức


18

Nước Đức được coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của mơ hình kinh
tế HTX ở châu Âu. Từ những năm 40 của thế kỷ 19, mơ hình HTX đã xuất hiện và
phổ biến rộng. Hiện nay HTX nông nghiệp ở CHLB Đức hoạt động theo Luật
HTX Đức được ban hành từ năm 1890. Theo đó các HTX được coi trọng và đối
xử hồn tồn bình đẳng như các doanh nghiệp khác, phải cạnh tranh lành mạnh với
các loại hình doanh nghiệp khác. Cơ quan cao nhất là Liên minh HTX CHLB Đức.
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các HTX đồng thời hỗ trợ các
HTX trong các lĩnh vực đào tạo cán bộ, hỗ trợ pháp lý, định hướng thị trường cho

các HTX. Chính sách phát triển của chính phủ Đức là ưu tiên bảo vệ môi trường
nông nghiệp, ưu đãi về thuế khi đầu tư vào thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời,
sức gió. Hiện nay cộng hồ liên bang Đức có 5324 HTX, trong đó 3188 HTX
nơng nghiệp, chiếm 60% tổng số HTX. Tổng doanh thu của tất cả các HTX nông
nghiệp và 26 liên hiệp HTX nông nghiệp năm 2007 đạt hơn 38,3 tỷ Euro. Các
HTX nông nghiệp đã thu hút tổng cộng 2,2 triệu thành viên. HTX nông nghiệp của
CHLB Đức hoạt động đa dạng ở hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ
khác nhau của nền kinh tế[12].


Tại Ấn Độ

Ở Ấn Độ tổ chức HTX được ra đời từ lâu và chiếm vị trí quan trọng trong
nền kinh tế của nước này, trong đó: Liên minh HTX quốc gia Ấn Độ (NCUI) là tổ
chức cao nhất đại diện cho tồn bộ HTX Ấn Độ. Tính đến cuối năm 2009, NCUI
có 212 tổ chức thành viên: gồm 17 liên đoàn HTX chuyên ngành cấp quốc gia, 171
liên đoàn HTX thuộc các bang và 24 HTX đa chức năng cấp quốc gia.
Mục tiêu chính của NCUI là hỗ trợ, thành lập và phát triển mơ hình kinh tế
HTX ở Ấn Độ. Giáo dục và hướng dẫn nông dân cùng nhau xây dựng và phát triển
HTX.
Nhiệm vụ quan trọng của NCUI là đào tạo nguồn nhân lực quản lý chất
lượng cao phục vụ nhu cầu của các HTX với hệ thống đào tạo 3 cấp:
Viện đào tạo quốc gia có nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng về cao đẳng về
quản lý, kinh doanh HTX.
Viện đào tạo, đào tạo và cấp bằng trung cấp về quản lý, kinh doanh HTX.


19

Trung tâm đào tạo cấp quận, huyện đào tạo cán bộ HTX cơ sở, đào tạo

nghề. Do có chính sách và phân cấp quản lý, đào tạo nên Ấn Độ đã có một đội ngũ
cán bộ có trình độ cao, thúc đẩy khu vực kinh tế HTX và mơ hình HTX trở nên
vững mạnh, tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế của đất nước.[1]


Tại Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước có mơ hình kinh tế HTX phát triển hiệu
quả, và là điển hình thành cơng trên thế giới. HTX Nhật Bản được hình thành đầu
tiên từ năm 1843 với mục đích hỗ trợ tín dụng cho người nông dân và ngày càng
phát triển mạnh mẽ nhờ những ưu điểm mà các mơ hình kinh tế khác khơng có
được.
Trước năm 1961 thì chủ yếu là các HTX đơn chức năng. Sau năm 1961, các
HTX đa chức năng phát triển mạnh do chủ trương hợp nhất các hợp tác xã nhỏ
thành các HTX lớn hơn và có tính chun mơn hố cao hơn.
Ở Nhật Bản, mơ hình HTX nơng nghiệp được tổ chức theo 3 cấp: Liên
đồn tồn quốc HTX nơng nghiệp; Liên đồn HTX nơng nghiệp tỉnh; HTX nơng
nghiệp cơ sở.
Hiện nay, Nhật Bản có hơn 850 HTX đa chức năng, 98% nông dân là thành
viên của các HTX này. Để giúp đỡ các tổ chức HTX hoạt động, chính phủ Nhật
Bản đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hố nơng nghiệp nơng thơn,
coi HTX là một trong những hình thức phục vụ xã hội hoá tố nhất và yêu cầu các
cấp, phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức này. Đồng thời chính
phủ cịn u cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỷ thuật, tư
liệu sản xuất…Tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ, độc lập của
HTX[8].


Tại Thái Lan


Thái Lan là một trong những nước có số lượng HTX tín dụng nông thôn
được thành lập từ lâu. Do hoạt động hiệu quả của HTX này nên hàng loạt HTX tín
dụng được thành lập trên khắp cả nước. Cùng với sự phát triển của các HTX tiêu
dung, các loại hình HTX nông nghiệp, công nghiệp cũng được phát triển mạnh và


20

có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế và xã hội. Năm 2001 Thái Lan có 5.611
HTX với hơn 8 triệu xã viên.
Liên đoàn HTX Thái Lan (CLT) là tổ chức cấp quốc gia, với chức năng đại
diện, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của HTX và xã viên theo quy
định.
Hiện nay Thái Lan có một số mơ hình HTX tiêu biểu hoạt động rất hiệu quả
bao gồm: HTX nơng nghiệp và HTX tín dụng[8].


Tại malaixia

Năm 1922 pháp lệnh đầu tiên về HTX của nhà nước Malaixia ra đời. Sau
đó 1993 luật HTX ra đời là khuôn khổ pháp lý để các HTX hoạt động, kinh doanh
và hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển. Đồng thời xây dựng kế hoạch
phát triển và đào tạo cán bộ quản lý HTX, cũng cố quyền xã viên cũng như công
tác đào tạo xã viên. Luật cũng khẳng định việc kiểm soát nội bộ và báo cáo toàn
diện của ban chủ nhiệm HTX trong đại hội xã viên thường kỳ hằng năm. Hiện nay
tổ chức HTX Malaixia có 4.049 HTXX các loại với 4,33 triệu xã viên. Chính phủ
malaixia đã thành lập cục phát triển HTX với một số hoạt động chính như sau:
Quản lý và giám sát các hoạt động cảu các HTX, giúp đỡ về tài chính và cơ sỡ hạ
tầng để HTX có thể tồn tại hoạt động, xây dựng kế hoạch phát triển HTX…[8].
1.2.2. Tình hình phát triển HTX ở Việt Nam

Mơ hình HTX ở Việt Nam ra đời khá sớm, hiện nay cơ quan quản lý cao
nhất của HTX Việt Nam là cục HTX Việt Nam.
Sau khi có chủ trương của bộ chính trị, Nghị Quyết TW 8 (khố 2) ra đời.
Nghị Quyết chủ trương xây dựng thí điểm mơ hình HTX. Tính từ năm 1955 đến
nay tổ chức HTX đã trải qua hơn 55 năm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế
đất nước, kinh tế HTX đã đóng vai trị to lớn trong q trình xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Đảng và nhà nước ta đã luôn sửa đổi
và xây dựng mới các chính sách nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của HTX sao
cho phù hợp. Quá trình hình thành và phát triển HTX Việt Nam có thể chia làm 3
giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Từ năm 1955 đến 1986.


21

Sau 3 năm xây dựng thí điểm thành cơng mơ hình HTX, Đảng và Bác Hồ
đã nhận thức được vai trò to lớn của kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX, cũng như
quan điểm phát triển kinh tế hợp tác và HTX phải đi từng bước. Nghị Quyết TW
lần thứ 14 (khoá II) tháng 11/1958 Đảng ta đã khẳng định: “Phong trào HTX ở
nước ta mới xây dựng, vì vậy phải đi từ thấp đến cao”.
Kể từ khi ra đời đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, cùng với khí thế xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, phong trào xây dựng và phát triển HTX ở miền
bắc nước ta trở nên mạnh mẽ huy động, tổng hợp được sức mạnh của cả dân tộc,
là hậu phương lớn của tuyền tuyến lớn và có đóng góp to lớn đối với cơng cuộc
phát triển kinh tế xã hội ở miền bắc và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng
miền Nam làm nên chiến thắng lịch sử của đất nước. Tuy nhiên ở giai đoạn này
kinh tế HTX cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm lớn: Như sự phát triển ồ ạt của các
HTX, được phát động rộng khắp trên toàn miền bắc, trở thành phong trào dần trở
nên mang tính hình thức, chưa tính đến tình hình cụ thể. Bên cạnh đó là sự nóng
lịng phát triển của các HTX dẫn đến đốt cháy giai đoạn, đi cùng với đó là thiếu cơ

chế quản lý và sự yếu kém trong quản lý đã dẫn đến nguy cơ tan rã của hàng loạt
HTX, chiều hướng suy giảm kéo dài1965 tồn miền bắc có hơn 4.500 HTX thì
trong đó yếu kém chiếm 18%, ở miền núi có tới 605 HTX phải giải thể. Từ sau
1975, đất nước thống nhất cả nước bước vào công cuộc xây dựng đất nước, mơ
hình HTX lại được ưu tiên phát triển và cũng lặp lại những khuyết điểm tương tự
như các HTX ở miền bắc. Năm 1979 tình trạng thối trào xẩy ra nghiêm trọng.
Tính đến năm 1980, miền bắc có tới 1.518 HTX trong đó 1.005 HTX bậc cao và
9.830 tập đồn sản xuất bị phá sản[4].
Đứng trước tình hình đó địi hỏi Đảng và nhà nước phải thay đổi quan điểm
quản lý. Phải có sự đổi mới một cách căn bản các HTX kiểu cũ cả về quy mô, tổ
chức, nội dung lẫn phương thức hoạt động.
Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến năm 1997
Sau khi nhật thức được những vấn đề của kinh tế tập thể, đại hội Đảng lần
thứ VI năm 1986. Quyết định thông qua Nghị Quyết về đổi mới toàn diện kinh tế
tập thể phù hợp với tình hình mới, đồng thời khẳng định quan điểm xuyên suốt về


22

vai trò quan trọng của kinh tế HTX. Nghị Quyết khẳng định: “Phát triển nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần trong các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế quốc
dân, kinh tế HTX được khẳng định và cùng với nền kinh tế nhà nước trở thành nền
tảng cho nền kinh tế. Đồng thời thừa nhận sự tồn tại của kinh tế HTX phải đi đôi
với sự phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, HTX là bộ
phận nòng cốt của kinh tế hợp tác”.
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đổi mới, do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu
là sự thay đổi cơ chế quản lý, thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý của hệ thống HTX,
những yếu kém, khuyết tật và bất cập của mơ hình cũ khơng đáp ứng được trong
điều kiện mới, nên khu vực HTX đã lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc, phần
lớn các HTX tan rã. Đến tháng 12/1996, trước khi thực hiện luật HTX, cả nước chỉ

còn lại 17.462 HTX, giảm mạnh so với trước thời điểm năm 1986 với trên 79.000
HTX. Trong đó, giảm nhiều nhất là các HTX tiểu thủ cơng nghiệp, HTX tín dụng,
HTX thương nghiệp.
Giai đoạn 3: từ năm 1997 đến nay.
Giai đoạn này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng q trình phát triển của
các HTX nói chung và HTX nơng nghiệp nói riêng. Sau khi có Nghị Quyết đại hội
Đảng lần thứ VI năm 1986, tình hình phát triển HTX đã có bước phát triển mới.
Tuy nhiên chưa có một cơ sở pháp lý rõ ràng cho các HTX hoạt động. Điều này
đặc biệt cần thiết trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập ngày càng sâu
rộng với nền kinh tế thế giới. Để tạo khuôn khổ pháp lý và tạo điều kiện cho các
HTX hoạt động và phát triển lâu dài có định hướng rõ ràng, đáp ứng quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Ngày 20/11/1996 Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua luật HTX và có hiệu lực từ ngày 01/01/1997, thể hiện
quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước về việc coi trọng phát triển kinh tế
tập thể. Tiếp tục kiên định với chiến lược phát triển HTX, Nghị Quyết số 13NQ/TW ngày 18/03/2002 Hội nghị TW 5, khoá XI tiếp tục khẳng định: “ Tiếp tục
đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Tiếp tục đổi mới, từng
bước hồn thiện cơ chế quản lý mơ hình kinh tế tập thể, Ngày 17/11/2003 Quốc
hội thông qua Luật HTX sữa đổi. Trong đó khẳng định: “HTX hoạt động như một


23

loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự trách nhiệm về các nghĩa
vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác”.
Kể từ đây, các HTX kiểu củ được từng bước chuyển đổi hoạt động theo
luật HTX. Khu vực HTX đã dần khắc phục tình trạng yếu kém, tạo những bước
phát triển mới, thể hiện trên các mặt, như sau:
Số lượng tăng lên đáng kể: Theo số liệu của liên minh HTX Việt Nam, tính
đến tháng 12/2009, cả nước có trên 32.300 tổ hợp tác, tăng 32,6% so với năm
2001, gấp hơn 2,5 lần so với năm 1997. Có 18.104 HTX, trong đó số HTX mới

thành lập theo luật HTX chiếm 57,59%; Có 39 liên hiệp HTX, tăng 18,8% so với
năm 2001. thu hứt trên 12,5 triệu xã viên. Đặc biệt trong lĩnh vực nơng-lâm-ngư
nghiệp, có 8.535 HTX và trên 100.000 tổ hợp tác với khoảng 8,3-8,5 triệu xã viên,
hộ xã viên tham gia[13].
Điều này tiếp tục khẳng định các tổ hợp tác, HTX là khu vực kinh tế-xã hội
rộng lớn nhất và minh chứng cho sự phát triển HTX là nhu cầu tất yếu khách quan.
Một số kết quả đạt được
Sau hơn 55 năm hình thành và phát triển đặc biệt là sau khi có luật HTX ra
đời kinh tế HTX đã đạt được những thành tựu đáng kể:
+ Số lượng các HTX không ngừng được tăng lên, nhất là sau khi luật HTX
được ban hành và ngày càng có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Thể hiện tính ưu việt của một mơ hình sản xuất tiên tiến.
+ Nhật thức của cán bộ và nhân dân về kinh tế HTX kiểu mới đã có những
chuyển biến quan trọng. Điều này được thể hiện bằng sự tăng lên nhanh chóng về
số lượng các HTX và sự quan tâm của đảng và nhà nước, chính quyền địa phương
về ưu tiên phát triển kinh tế hợp tác và HTX.
+ Các HTX kiểu cũ đã được chuyển đổi và thành lập mới theo luật qua đó
góp phần làm rõ và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong nhiều năm của các
HTX kiểu cũ như: quan hệ sỡ hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối và quan hệ
tài chính đã làm trong sạch mơ hình kinh tế HTX tạo điều kiện thuận lợi cho sự sự
phát triển HTX. Các mối quan hệ giữa HTX với HTX, giữa HTX với chính quyền,
quan hệ giữa hộ xã viên và HTX đã được dân chủ và công khai.


24

+ Bộ máy quản lý và hỗ trợ cho sự phát triển các HTX được tổ chức ngày
càng tốt hơn, trình độ của các cán bộ HTX từng bước được được nâng cao.
Những tồn tại và khó khăn hiện nay
Mơ hình HTX đã và đang ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong

sự phát triển của đất nước, tuy nhiên HTX vẫn cịn nhiều khó khăn và bất cập cần
phải được giải quyết như:
+ Công tác tuyên truyền thành lập mơ hình HTX theo luật HTX cho các
cán bộ cơ sở và quần chúng nhân dân còn qua loa, sự buông lỏng quản lý và thiếu
quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành có liên quan đối với sự phát triển của các
HTX.
+ Trình độ chun mơn, năng lực tổ chức, quản lý của cán bộ chủ chốt
trong các HTX trên địa bàn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và
sự phát triển của các HTX trong giai đoạn hiện nay.
+ Cơ sở vật chất kỷ thuật, nguồn nhân lực và trình độ áp dụng các tiến bộ
khoa học chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế xã hội. một số HTX chưa có trụ sở
làm việc, phần lớn các HTX chưa có mặt bằng, kho bãi để triển khai các hoạt động
kinh doanh của mình.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các HTX nông nghiệp trên địa bàn
huyện Can Lộc.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Can Lộc, tĩnh
Hà Tĩnh.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng ngày 22/02 đến tháng 16/05 năm 2010
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung
sau:


25


- Tìm hiểu thực trạng hoạt động của các HTX nơng nghiệp huyện Can Lộc.
Qua đó đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX trên địa
bàn.
- Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn, lao động, công nghệ... và
nhu cầu của các hộ xã viên của 6 HTX. Từ đó làm rõ được những tác động của
HTX lên quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ xã viên.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
các HTX trên địa bàn.
- Từ những kết quả trên, tiến hành phân tích, so sánh từ đó rút ra kết luận và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông cho các HTX trên địa
bàn nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được chọn làm nghiên cứu là 60 xã viên của 6 HTX.(HTX Quyết
Tiến, xã Thiên Lộc; HTX kinh Tế Mới, xã Vượng Lộc; HTX Nam Sơn, thị trấn
Nghèn; HTX Yên Huy, xã Yên Lộc; HTX Đồng Thanh, xã Thanh Lộc; HTX
Thanh Hương, xã Quang Lộc). Được thực hiện bằng phiếu điều tra. Nhằm cung
cấp các thơng tin định tính và đinh lượng về tình hình sản xuất kinh doanh của các
HTX. Nhu cầu sự hợp tác, vay vốn, thông tin đào tạo, thị trường... của các hộ xã
viên.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu


Thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo của các HTX nông nghiệp huyện
Can Lộc, phịng nơng nghiệp huyện Can Lộc, phịng thống kê huyện Can Lộc, liên
minh HTX Hà Tĩnh, và các tài liệu có liên quan để có được tình hình về điều kiện
tự nhiên kinh tế-xã hội, xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ
cán bộ, nguồn vốn hoạt động, các dịch vụ cung cấp, lao động, khả năng áp dụng

các tiến bộ khoa học kỷ thuật...của các HTX nơng nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
Ngồi ra những thơng tin này cịn được sách, báo, internet...


Thu thập số liệu sơ cấ p:


×