Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn nâng cao tại Học viện Khoa học Quân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.52 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGƠ HỒI PHƯƠNG*<sub>, TRỊNH THANH HOA</sub>**</b>
*<sub>Học viện Khoa học Quân sự, </sub><sub></sub><sub> </sub>
**<sub>Học viện Khoa học Quân sự</sub><sub>, </sub><sub></sub><sub></sub>


<i>Ngày nhận bài: 27/3/2019; ngày sửa chữa: 25/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019</i>


<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng
trong việc giảng dạy và học tập ngơn ngữ, có ảnh
hưởng lớn đến việc hình thành năng lực ngôn ngữ
của người học. Trong bốn kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết thì kỹ năng nghe do đặc thù riêng thường được
coi là khó dạy và khó học. Người dạy thường phải
dành nhiều thời gian trước khi lên lớp để chuẩn
bị một bài dạy nghe nhưng dường như vẫn không
thỏa mãn với chất lượng bài dạy, cịn người học thì
rất ngại nếu khơng muốn nói là sợ học và kết quả
thi- kiểm tra thường không cao. Đặc biệt là trong


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG


DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG NGHE



TIẾNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN NÂNG CAO


TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ



<b>TÓM TẮT</b>


Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc dạy và học ngơn ngữ, có ảnh hưởng lớn
đến việc hình thành năng lực ngôn ngữ của người học. Do vậy, trong quá trình dạy và học tiếng
Trung Quốc cần phải phát huy được vai trò của việc dạy và học kỹ năng nghe, từ đó có thể nâng


cao tồn diện các kỹ năng khác của người học. Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích tìm
hiểu thực trạng dạy và học kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn nâng cao tại Học viện Khoa
học Quân sự. Bằng phương pháp phân tích thống kê, dựa trên cơ sở thực tiễn, tìm ra những vấn
đề cịn tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, đồng thời đề xuất một số giải pháp từ phía
người dạy, người học cũng như môi trường dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng
nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn nâng cao.


<b>Từ khóa</b>: giải pháp, giai đoạn nâng cao, nâng cao chất lượng, kỹ năng nghe, tiếng Trung Quốc


4), nội dung ngữ liệu nghe không phải là những bài
hội thoại giao tiếp thông thường như ở giai đoạn
cơ sở mà đã được nâng cao lên gắn với những nội
dung cả quen thuộc và không quen thuộc, phức
tạp và trừu tượng hơn gây khơng ít khó khăn cho
người học. Chính vì vậy để nghe hiểu được nội
dung người học cần phải có kỹ năng nghe, biết sử
dụng các chiến lược nghe một cách hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

được khắc phục chỉ đạo về cả lý luận và thực tiễn.
Trong phạm vi cụ thể, tới nay cũng chưa có nghiên
cứu tổng thể nào đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng dạy và học kỹ năng nghe tiếng Trung
Quốc cho học viên, sinh viên giai đoạn nâng cao
tại Học viện Khoa học Quân sự (HVKHQS). Vì
thế, bài viết này mong muốn giúp cho các giảng
viên Thực hành tiếng Trung Quốc giai đoạn nâng
cao (Bộ môn Thực hành tiếng 2) cũng như học
viên, sinh viên giai đoạn này có một cái nhìn tổng
quát hơn về thực trạng dạy và học môn nghe đồng
thời cung cấp một số giải pháp góp phần nâng cao


chất lượng dạy và học. Hy vọng đây sẽ là tài liệu
tham khảo cho người dạy cũng như người học về
mặt lý luận và thực tiễn trong q trình dạy và học
ngơn ngữ này.


<b>2. CƠ SỞ KHOA HỌC</b>
<b>2.1. Cơ sở lý luận</b>


<i><b>2.1.1. Khái niệm và bản chất của quá trình </b></i>
<i><b>nghe hiểu </b></i>


Theo Hasan (2000) (Dẫn theo Kiều Thị Thu


Hương, 2014), “nghe” và “hiểu” là hai quá trình


tách biệt, trong đó “nghe” là một q trình mà
người nghe tiếp nhận thơng tin, và q trình này
diễn ra một chiều, hồn tồn khơng địi hỏi bất kỳ
sự giải thích hay tương tác nào với văn bản nghe.
Còn “nghe hiểu” là quá trình diễn ra hoạt động
tương tác hai chiều giữa người nghe và văn bản
nghe, và sự tương tác này giúp người nghe có sự
hiểu biết khái quát về văn bản nghe. Quá trình
“nghe” và “hiểu” này được thực hiện khi người
nghe chọn lọc và giải thích được những thơng tin
thu nhận nhờ cơ quan thính giác cùng các dấu hiệu
trực quan khác (nếu có) nhằm mục đích hiểu được
thơng điệp của người nói.


Dương Huệ Nguyên (杨惠元, 1996) cho rằng,



bản chất của nghe hiểu là quá trình con người
thơng qua các cơ quan thính giác tiến hành, tiếp
nhận, giải mã các tín hiệu ngơn ngữ. Khi các tín
hiệu ngơn ngữ được cơ quan thính giác tiếp nhận,
người nghe trước tiên sẽ căn cứ vào các kiến thức


ngơn ngữ văn hóa của mình tiến hành nhận biết và
phân tích các tín hiệu ngơn ngữ đồng thời sắp xếp
và gia cơng thành những đơn vị ngơn ngữ có ý
ng-hĩa, sau đó tiến hành so sánh, nhận biết với các tín
hiệu đã biết trong não bộ, từ đó lý giải hàm ý của
người nói và căn cứ vào mục đích của người nói
để có những phản ứng thích hợp. Trong q trình
nghe, người nghe đóng vai trị là chủ thể tích cực,
xử lý thơng tin theo cách từ dưới lên - phân đoạn
lời nói thành từng đơn vị từ nhỏ đến lớn để hiểu
nội dung, hoặc từ trên xuống - dùng kiến thức nền
sẵn có của mình để nắm bắt vấn đề.


Nếu khơng có kỹ năng nghe, người nghe sẽ
không tiếp nhận được thông điệp, và do đó họ
cũng khơng thể phản hồi nhanh chóng và hiệu
quả được. Nghe tốt thì nói mới có thể giỏi, trong
q trình học chỉ có nghe chuẩn thì mới nói đúng,
trong giao tiếp chỉ có nghe hiểu lời của người nói
mới có thể quyết định điều mình nói và nói như thế
nào. Do vậy trong quá trình dạy và học tiếng Trung
Quốc cần phải phát huy được vai trò đặc biệt của
việc dạy và học kỹ năng nghe, nắm được điều này


để có thể nâng cao tồn diện các kỹ năng khác của
người học.


<i><b>2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nghe </b></i>
<i><b>hiểu và chất lượng dạy và học kỹ năng nghe giai </b></i>
<i><b>đoạn nâng cao</b></i>


<i>2.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghe hiểu </i>


Underwood (1989), Runin (1994), Hasan
(2000), Yagang (1994), cũng như Dương Huệ


Nguyên (杨惠元, 1996), Từ Tử Lượng, Ngô Nhân


Phủ (徐子亮,吴仁甫, 2006) đều đề cập đến các


yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghe hiểu. Các
yếu tố mà các nhà nghiên cứu đưa ra liên quan đến
ba yếu tố (i) nội dung thơng điệp được nghe, (ii)
người nói, (iii) người nghe. (Dẫn theo Kiều Thị
Thu Hương, 2014).


- Yếu tố về nội dung thông điệp nghe


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đoạn ngữ liệu vẫn còn trên giấy có cơ hội cho
chúng ta xem lại. Với những đề tài người học có
hứng thú và những đề tài gần với đời sống hàng
ngày họ sẽ dễ dàng hiểu nội dung hơn và nâng cao
được tính tích cực của người học, hiệu quả nghe
cũng tốt hơn. Với ngữ liệu nghe quá dài thì hiệu


quả nghe sẽ khơng cao, người học khơng thể tập
trung liên tục vào ngữ liệu nghe mà băng/đĩa vẫn
chạy liên tục không thể suy nghĩ lâu, thơng thường
là nghe được nội dung phía sau thì lại quên nội
dung phía trước. Do vậy, trước khi lên lớp giảng
viên cần nghiên cứu kỹ nội dung ngữ liệu nghe,
có những phương pháp phù hợp để xử lý ngữ liệu
nghe một cách hợp lý.


- Yếu tố về người nói trong ngữ liệu nghe
Ảnh hưởng của người nói chủ yếu là về ngữ
âm và tốc độ khi nói. Đa số các ngữ liệu nghe
được thu trong phòng thu âm và sử dụng tiếng phổ
thông với ngữ âm chuẩn. Tuy nhiên ở giai đoạn
nâng cao để rèn luyện cho người học tiếp xúc với
ngôn ngữ thực tế, nhiều ngữ liệu nghe được ghi
trực tiếp tại hiện trường do đó có người nói ngữ âm
khơng chuẩn và mang sắc thái địa phương vùng
miền, đây là điểm khó đối với người nghe trong
quá trình nghe hiểu.Tốc độ của người nói cũng là
một cản trở khơng nhỏ đối với người nghe. Việc
cố gắng bắt kịp tốc độ, cố gắng hiểu những điều
mình nghe thấy sẽ làm họ thất bại trong quá trình
nghe. Khi họ cố gắng hiểu được một phần nào đó
của ngữ liệu nghe, họ sẽ bị lỡ thông tin của đoạn
nghe kế tiếp và kết quả là sẽ không hiểu cả một
lượng thơng tin lớn của ngữ liệu nghe vì tốc độ lời
nói quá nhanh.


- Yếu tố về bản thân người nghe



Những yếu tố về bản thân người nghe ảnh
hưởng đến hiệu quả nghe theo chúng tôi chủ yếu
là: (i) kiến thức nền và (ii) việc sử dụng các chiến
lược nghe.


Kiến thức nền của người học bao gồm kiến
thức văn hóa xã hội và kiến thức ngơn ngữ. Đây


nghe hiểu của người học. Kiến thức nền của người
nghe là nhân tố căn bản, đầu tiên quyết định thành
cơng trong q trình nghe của họ, thiếu kiến thức
nền sẽ là trở ngại trong q trình nghe. Ngồi ra
một nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến nghe hiểu đó


là việc áp dụng các chiến lượcnghe hiểu của người


học. Chiến lược nghe hiểu gồm (i) chiến lược siêu
nhận thức, (ii) chiến lược nhận thức và (iii) chiến
lược tình cảm, xã hội. Chiến lược siêu nhận thức
là chiến lược được tiến hành để kiểm soát thơng
tin, giám sát và hướng dẫn q trình nhận thức.
Siêu nhận thức hay còn gọi là “ tư duy về tư duy”,
là q trình trí tuệ có khả năng điều khiển và điều
chỉnh cách thức suy nghĩ của con người. Do vậy,
trong quá trình học tập đây là chiến lược sử dụng
kiến thức thu được trong quá trình nhận thức để
điều chỉnh hành vi ngôn ngữ bằng cách thiết lập
mục tiêu và kế hoạch học tập, theo dõi quá trình
học tập và đánh giá kết quả học tập. Chiến lược


nhận thức là những phương pháp và kỹ xảo của
người học để xử lý thông tin, giúp học lý giải và
ghi nhớ thông tin một cách có hiệu quả. Chiến
lược tình cảm, xã hội chính là các cách người học
quản lý tình cảm của mình và giao lưu với người
xung quanh để thúc đẩy quá trình học tập. Người
nghe hiệu quả là người có khả năng áp dụng tất cả
các chiến lược phù hợp cùng lúc, thành công của
người nghe trong việc hiểu nội dung những gì họ
nghe thấy phụ thuộc rất nhiều vào sự thành thạo
của họ trong sử dụng các chiến lược nghe.


<i>2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng </i>
<i>dạy và học kỹ năng nghe giai đoạn nâng cao</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Người dạy với vai trò là chủ thể của hoạt động
dạy, người “thiết kế” quá trình dạy học. Thành cơng
của q trình dạy học phụ thuộc nhiều vào các hoạt
động dạy học trên lớp của người dạy. Trên lớp,
người dạy phải tổ chức, điều khiển, tạo ra những
điều kiện và cơ hội cho quá trình dạy học được
tiến hành thuận lợi; tạo ra những qui trình, thao
tác hình thành ở người học các nhu cầu thường
xun học tập, tìm tịi tri thức, rèn luyện kỹ năng,
kích thích khả năng tư duy sáng tạo, định hướng
cho người học trong việc tìm tịi, đào sâu kiến thức
từ nguồn tài ngun kiến thức phong phú trong xã
hội; hình thành thói quen lập kế hoạch tự kiểm tra,
đánh giá hoạt động học của mình.



Người học vừa là khách thể nhưng cũng vừa
là chủ thể của quá trình dạy học, giữ vai trị tích
cực chủ động, quyết định chất lượng và hiệu quả
của quá trình dạy học. Các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng dạy và học kỹ năng nghe từ phía người
học ngồi kiến thức nền và các chiến lược nghe họ
sử dụng trong q trình học đã nói ở phần trên ra,
cịn có động cơ học tập cũng là yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả học tập nói riêng và chất lượng học
tập nói chung. Động cơ học tập là lòng ham muốn
tham dự và học tập những nội dung của mơn học
hay chương trình học. Động cơ học tập là quá trình
quyết định của người học về định hướng, mức độ
tập trung và nỗ lực của họ trong q trình học tập.


Ngồi yếu tố người dạy, người học ảnh hưởng
đến chất lượng dạy và học ra thì yếu tố mơi trường
dạy học cũng góp một phần khơng nhỏ. Đối với


kỹ năng nghe, trong phạm vi nghiên cứu của mình


chúng tơi chủ yếu xét đến yếu tố mơi trường có
ảnh hưởng trực tiếp đó chính là giáo trình và trang
thiết bị dạy học. Ở giai đoạn nâng cao các ngữ
liệu nghe thường là các bài khóa dài đề cập đến
nhiều nội dung, tốc độ nghe nhanh, sẽ không là
việc dễ dàng để nghe hiểu đối với người học. Giáo
trình học khơng phù hợp, khơng hấp dẫn hay cơ sở
vật chất, trang biết bị dạy học không đầy đủ, đồng
bộ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả


giảng dạy.


<b>2.2. Cơ sở thực tiễn</b>


<i><b>2.2.1. Mục đích, đối tượng và phương thức </b></i>
<i><b>khảo sát </b></i>


Mục đích của việc khảo sát nhằm đánh giá
thực trạng quá trình dạy và học kỹ năng nghe tiếng
Trung Quốc giai đoạn nâng cao. Trên cơ sở phân
tích kết quả khảo sát tìm ra những vấn đề còn tồn
tại ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học kỹ năng
nghe giai đoạn nâng cao.


Đối tượng khảo sát là 108 học viên, sinh viên đã
và đang học kỹ năng nghe giai đoạn nâng cao học
phần 5,6,7 và 07 giảng viên đã và đang giảng dạy kỹ
năng nghe tại Khoa tiếng Trung Quốc.


Phương thức khảo sát là lập bảng hỏi, phỏng vấn
và dự giờ nghe ở một số lớp.


<i><b>2.2.2. Đánh giá thực trạng </b></i>


Các vấn đề khảo sát chủ yếu xoay quanh đến
ba nhân tố chính của q trình dạy học, đó là người
dạy, người học và môi trường dạy học, cụ thể là:
chương trình giảng dạy; giáo trình tài liệu và trang
thiết bị giảng dạy; phương pháp dạy và học; nội
dung, hình thức thi kiểm tra đánh giá; chất lượng



đội ngũ giảng viên; kết quả học tập của học viên,


sinh viên. Thông qua việc phân tích kết quả khảo
sát chúng tơi nhận thấy kết quả học tập môn nghe
của học viên, sinh viên hiện nay không cao, họ
chưa có sự hứng thú trong môn học và nguyên
nhân xuất phát từ nhiều phía, cụ thể là:


<i>Về phía người dạy:</i> chúng tơi nhận thấy có 2
vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, đó
là phương pháp giảng dạy theo mơ hình truyền
thống làm môn nghe khô khan, không gây được sự
hứng thú cho người học và việc rèn luyện kỹ năng
nghe thiếu tính khoa học làm cho người học thiếu
và yếu các kỹ năng nghe.


Với phương pháp giảng dạy truyền thống theo


các bước: giảng giải từ mới – nghe băng/đĩa – làm


bài tập/đối chiếu đáp án – nghe lại để kiểm tra


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trong tiến trình bài giảng, người dạy truyền thụ,
người học bị động tiếp nhận, người học cảm nhận,
lý giải và củng cố các kiến thức ngôn ngữ đều dưới
sự giúp đỡ của người dạy. Ưu điểm của phương
pháp này là vận dụng tương đối đơn giản, đối với
nhiều giảng viên thì đây là phương pháp được lựa
chọn thường xuyên vừa đảm bảo việc truyền thụ


kiến thức ngôn ngữ vừa dễ thao tác, trong q trình
dạy cũng ít mắc lỗi. Tuy nhiên, phương pháp giảng
dạy theo mơ hình truyền thống thường chú trọng
nội dung, ít chú ý khơi gợi tiềm năng của học viên,
sinh viên, thêm nữa việc rèn luyện kỹ năng nghe
vẫn chủ yếu dựa vào bài tập thiết kế trong giáo trình,
việc mở rộng kiến thức bên ngồi hầu như khơng
có, các hình thức hoạt động trong giờ nghe đơn
điệu, do đó rất dễ làm người học mệt mỏi, không
tạo được sự hứng thú cho người học, chất lượng
giảng dạy không cao. Theo kết quả khảo sát 7/7
(100%) giảng viên đều áp dụng theo mơ hình này.


Ngun nhân của việc rèn luyện kỹ năng nghe,
chiến lược nghe thiếu tính khoa học gồm cả nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là do thời
lượng môn nghe hạn chế, chủ quan là do giảng viên
có lúc chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghe, cụ
thể là: Với số lượng giờ nghe ít, việc rèn luyện kỹ
năng trên lớp không nhiều, thời gian học và thời
gian thi cuối kỳ bị gián đoạn cũng ảnh hưởng ít
nhiều đến kết quả thi. Ngoài ra, nội dung của giáo
trình đã chiếm hết thời gian trên lớp, do vậy, giảng
viên chỉ chú trọng việc hoàn thành nội dung giảng
dạy trong giáo trình, khơng mở rộng nội dung ngồi
giáo trình. Việc này làm cho chất lượng giảng dạy
không thể ở mức cao nhất. Đa số giảng viên không
ra bài tập về nhà nếu trên lớp đã hoàn thành xong
các phần bài tập trong giáo trình, bài tập về nhà
nếu có chỉ là những phần chưa kịp nghe trên lớp


hoặc là yêu cầu ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới
nhưng khơng qui định bắt buộc, do đó chất lượng
giảng dạy cũng bị ảnh hưởng phần nào, người học
cũng dần dần không coi trọng kỹ năng nghe và
khơng có thói quen tự luyện nghe ngồi giờ.


Trong quá trình luyện nghe, người dạy thường
chỉ chú trọng ở việc cho người học hiểu nội dung


rèn luyện kỹ năng nghe. Người dạy thường cho
người học nghe đi nghe lại vài lần cho đến khi
hiểu nội dung ngữ liệu nghe mà chưa chú ý đến
việc làm thế nào để hiểu nội dung đấy một cách có
hiệu quả, trong quá trình nghe nên sử dụng chiến
lược nghe nào để có thể nghe một cách dễ dàng,
thuận lợi và có hiệu quả cao, từ đó dần hình thành
kỹ năng nghe cho người học, nâng cao năng lực
nghe hiểu của học. Trong khi luyện nếu người dạy
không chú trọng bồi dưỡng các chiến lược nghe
thì người học sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi
nghe. Theo kết quả khảo sát về mong muốn của
học viên, sinh viên khi học mơn nghe thì chiếm vị
trí cao nhất là “học được các kỹ xảo, phương pháp
nghe” (72.2%), điều này cho thấy nhu cầu được
bồi dưỡng về các chiến lược nghe là nhu cầu lớn
nhất hiện nay của sinh viên mà giảng viên cần phải
chú ý trong quá trình giảng dạy.


<i>Về phía người học:</i> chúng tơi nhận thấy những
vấn đề cịn tồn tại về phía người học chủ yếu là


thiếu và yếu kỹ năng nghe một phần do kiến thức
nền hạn chế, một phần là do động cơ học tập chưa
cao và phần nữa là do chưa biết cách sử dụng các
chiến lược nghe một cách hợp lý.


Theo kết quả khảo sát, chỉ có 2.8% học viên,
sinh viên cho rằng khả năng nghe của mình tốt,
26.9% tự nhận ở mức khá, 47.2% nhận mức trung
bình và 23.1% nhận mức yếu/kém, 28,7% sinh
viên không thích học mơn nghe, ngồi ra khi khảo
sát khó khăn của giảng viên khi dạy kỹ năng nghe
thì kiến thức nền của người học ít (42.8%) cũng
đứng ở vị trí thứ 3/8. Điều này cho thấy, động cơ
học tập và kiến thức nền của người học vẫn cần
phải được củng cố và bổ sung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cácchiến lược ngheở cả 3 nhóm có sự khác nhau,
đa số là ở các chiến lược nghe hiệu quả tần suất sử
dụng các chiến lược nghe của nhóm 1 > nhóm 2 >
nhóm 3. Nhóm 1 khi nghe thường sử dụng nhiều


các chiến lược nghe hơn, các chiến lược họ nghe


đều là các chiến lược nghe hiệu quả và điều này
giúp họ dễ dàng lý giải nội dung nghe. Số lượng
các chiến lược nghe nhóm 1 sử dụng thường xuyên
là 16/30, nhóm 2 là 2/30, nhóm 3 là 4/30, tuy nhiên,


ở nhóm 3 có 2 chiến lược khơng hiệu quả, khơng



nên dùng khi nghe. Như vậy, có thể thấy số lượng
các chiến lược nghe được học viên, sinh viên sử
dụng thường xuyên tương đối ít (22/90) hay nói
cách khác là số lượng học viên, sinh viên sử dụng
các chiến lược nghe trong khi nghe vẫn rất ít (trừ
một số có kỹ năng nghe tốt). Đây cũng là nguyên
nhân vì sao đa số học viên, sinh viên yếu và thiếu
kỹ năng khi nghe.


<i>Môi trường dạy học:</i> hiện nay môi trường dạy
học cũng còn một số vấn đề cần được khắc phục.
Về phía giáo trình, chưa có sự đồng bộ giữa các
giáo trình và mỗi giáo trình vẫn có hạn chế nhất
định. Theo kết quả khảo sát, 71.4% giảng viên
cho rằng, các giáo trình trong ba học phần phù
hợp hoặc tương đối phù hợp với yêu cầu, nội dung
và mục tiêu môn học, 14.3% giảng viên cho rằng
chưa phù hợp lắm vì nội dung giáo trình nhiều thời
gian lên lớp còn ngắn hơn so với sách biên soạn.
Về phía học viên, sinh viên, kết quả khảo sát cho
thấy, các giáo trình cơ bản đáp ứng yêu cầu của
họ về tất cả các tiêu chí khảo sát. Giáo trình ở học
phần 5 về độ hài lịng giáo trình được đánh giá
cao nhất, tuy nhiên, vẫn cịn một số ít ý kiến cho
rằng giáo trình dễ (9.3%), khơng thiết thực (4.6%)
và chưa khoa học (4.6%). Giáo trình ở học phần
6 về nội dung khơng phải là giáo trình dễ đối với
người học (0%), vẫn cịn 4.2% sinh viên khơng hài
lịng, 15.3 % sinh viên cho rằng, các chủ đề không
thiết thực và 11.1% sinh viên cho rằng chưa khoa


học. Giáo trình ở học phần 7 được sinh viên đánh
giá là khó nhất (48.6%), nhưng lại được đánh giá
là khoa học nhất (23.6%), tuy nhiên, vẫn còn một
số ít ý kiến cho rằng giáo trình khơng thiết thực
(4.6%). Nhìn chung mỗi giáo trình đều có những


ưu khuyết điểm riênglà điều không tránh khỏi,


điều quan trọng đối với người dạy là cần phải tìm
hiểu kỹ giáo trình để phát huy những điểm mạnh
và khắc phục những điểm yếu của giáo trình. Về
trang thiết bị giảng dạy, hiện nay các phòng học
trên giảng đường đều đã trang bị máy tính, tivi,
đèn chiếu và có một số phịng máy chun dụng,
tuy nhiên, hiệu quả khai thác và sử dụng vẫn còn
một số bất cập về công tác bảo dưỡng sửa chữa
cũng như chất lượng.


Những vấn đề còn tồn tại này một phần nào
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học kỹ năng
nghe giai đoạn nâng cao. Đây cũng chính là cơ sở
để chúng tôi đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả chất lượng dạy học kỹ năng nghe tiếng Trung
Quốc giai đoạn nâng cao tại HVKHQS.


<b>3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO </b>


<b>CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC KỸ N</b>Ă<b>NG NGHE </b>


<b>TIẾNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN NÂNG </b>



<b>CAOTẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ</b>


<b>3.1. Nâng cao nhận thức của người dạy và </b>
<b>người học </b>


Người dạy và người học cần có nhận thức đúng
về vai trị, nhiệm vụ của mình trong q trình dạy
học. Quá trình dạy học được hình thành trên cơ sở
của quá trình học và xu hướng phát triển của người
học, ngược lại tính tự giác, chủ động sáng tạo của
người học có được là nhờ có sự tác động kích thích
từ phía người dạy. Người học là trung tâm của quá
trình dạy học, tồn bộ q trình dạy học đều hướng
vào nhu cầu, kỹ năng và lợi ích của người học,
mục đích là phát triển ở người học kỹ năng độc lập
học tập và giải quyết các vấn đề.


Cần phải nhận thức rõ, nghe là kỹ năng có thể
dạy và có thể học. Để rèn luyện kỹ năng nghe có
hiệu quả, người dạy và người học cần hiểu rõ bản
chất của quá trình nghe hiểu, trong đó người nghe
đóng vai trị là một chủ thể tích cực. Người nghe
cần xác định cho mình kỹ năng nắm bắt thông tin


bằng phương pháp từ dưới lên – phân đoạn lời nói


thành từng đơn vị từ nhỏ đến lớn dần để hiểu hoặc


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

nền sẵn có của mình để nắm bắt vấn đề, lý giải


thông tin nghe được. Trên nguyên tắc dạy và học
kỹ năng nghe giai đoạn nâng cao, cần áp dụng các
phương pháp nghe vốn được sử dụng một cách tự
nhiên trong quá trình nghe hiểu tiếng mẹ đẻ (q


trình thụ đắc ngơn ngữ) để luyện nghe – nghe nhiều


luyện nhiều, không nên bám vào từng câu, từng
chữ trong ngữ liệu nghe, cần rèn luyện kỹ năng
nắm bắt những thông tin quan trọng. Người học
cũng cần phải tăng cường học hỏi để tăng cường
vốn kiến thức nền về ngôn ngữ cũng như mở mang
thêm kiến thức văn hóa xã hội có liên quan đến các
lĩnh vực trong đời sống xã hội. Ở giai đoạn nâng
cao với ngữ liệu nghe dài, tốc độ băng nhanh để
nghe hiểu được nội dung ngữ liệu, trước trong và
sau khi nghe cần sử dụng các chiến lược nghe một
cách hợp lý để quá trình nghe được tiến hành thuận
lợi và có kết quả cao. Với thời lượng nghe trên lớp
ít cần rèn luyện cho mình thói quen tự học tập, tự
rèn luyện. Ngoài ra cũng cần phải hình thành động
cơ học tập đúng đắn cho người học, khi có động cơ
học tập đúng đắn, chuyên tâm vào học tập và say
mê học tập, người học sẽ tự tìm ra những phương
pháp tối ưu, phù hợp với mình để đạt kết quả cao.


Về phía người dạy, với quan điểm lấy người
học làm trung tâm, dạy học hướng vào người học,
tập trung mọi điều kiện tốt nhất cho người học để
được học, được phát triển, địi hỏi người dạy phải


có trình độ cao hơn về phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp. Người dạy là người hướng dẫn, người cố
vấn hơn là chỉ đóng vai trị là cơng cụ truyền đạt
tri thức. Trong quá trình dạy kỹ năng nghe giai
đoạn nâng cao vai trò của người dạy là xác định
lượng kiến thức ngôn ngữ và trọng điểm giảng dạy
của mỗi bài, phán đoán những vấn đề khó đối với
người học, đồng thời sử dụng một số phương pháp
phù hợp dẫn dắt người học trước khi nghe, hướng
dẫn cho người học cách để hiểu những điểm khó
này, tìm ra những ngun nhân gây trở ngại cho
người học và các biện pháp giúp người học vượt
qua những trở ngại này khi nghe. Trên lớp ngoài
việc dẫn dắt cho người học hiểu nội dung ngữ liệu
nghe cần chú trọng rèn luyện kỹ năng nghe, hướng
dẫn người nghe sử dụng các chiến lược nghe có


nghe cho người học, nâng cao khả năng nghe hiểu.
Ngồi ra trong q trình giảng dạy cũng cần kết
hợp đa dạng các hình thức luyện tập để tạo khơng
khí vui vẻ, phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của người học cũng như khắc phục hình thức
các hoạt động đơn điệu hiện nay. Người dạy cũng
cần có ý thức tự đổi mới mình cả về kiến thức ngơn
ngữ cũng như phương pháp giảng dạy.


<b>3.2. Đổi mới về phương pháp dạy và học</b>
<i><b>3.2.1. Đổi mới về phương pháp dạy </b></i>


Đổi mới phương pháp giảng dạy, theo quan


điểm của chúng tơi chính là đổi mới nhận thức,
tư duy và cách lên lớp của mỗi giảng viên, một sự
đổi mới nằm trong bản thân mỗi người đứng lớp.
Cho dù đó là một phương pháp giảng dạy mới,
tiên tiến đã được áp dụng thành công ở một số đối
tượng nhưng nếu người dạy chỉ áp dụng duy nhất
một phương pháp trong một thời gian dài khơng
kể đó là đối tượng nào thì hoặc là nó khơng phù
hợp với đối tượng hoặc nếu có phù hợp thì cũng sẽ
trở nên nhàm chán, lạc hậu trở thành lối mịn đối
với giảng viên đó. Do vậy, việc cải tiến, đổi mới
phương pháp giảng dạy là công việc mà mỗi giảng
viên cần làm thường xuyên và liên tục.


Nhiệm vụ quan trọng của giảng viên trong đổi
mới phương pháp giảng dạy kỹ năng nghe tiếng
Trung Quốc giai đoạn nâng cao là phải tiếp cận
và sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực,
tự nghiên cứu, tự hoàn thiện các phương pháp dạy
học để thích nghi với u cầu giảng dạy trong tình
hình mới, ngồi ra phải sáng tạo trong kết hợp các
phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại.


Căn cứ vào thực trạng dạy và học kỹ năng nghe
giai đoạn nâng cao hiện nay, chúng tôi đề xuất một số
giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại.


<i>3.2.1.1. Các giải pháp khắc phục những hạn </i>
<i>chế của phương pháp giảng dạy truyền thống</i>



</div>

<!--links-->

×