Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi tại thành phố hưng yên năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 79 trang )

1

TÓM TẮT
Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chất luợng giấc ngủ
ở nguời cao tuổi tại thành phố Hung Yên năm 2018” đuợc thực hiện nhằm mơ tả
thực trạng chất luợng giấc ngủ và tìm hiểu các yếu tố liên quan ở nguời cao tuổi.
Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cá nhân, đánh giá chất
lượng giấc ngủ bằng thang đo Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI). Chỉ số
PSQI là tổng họp điểm của một bảng câu hỏi mà nguời đuợc hỏi tham gia trả lời
gồm 4 câu hỏi có kết thúc mở, 14 câu hỏi khi trả lời cần dựa trên tần suất sự kiện và
các mức độ tốt xấu khác nhau. Mức trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 điểm sẽ cho
thấy chất luợng giấc ngủ kém. Mức điểm càng cao thì chất luợng giấc ngủ càng
thấp. Với thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang và đối tuợng nghiên cứu là 400
nguời cao tuổi > 60 tuổi tại 4 phuờng thuộc thành phố Hung Yên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tuợng tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung
bình là 71 ± 7,2 tuổi, trong đó có 143 nam chiếm 35,8%, 257 nữ chiếm 64,2%.
82,3% đối tuợng nghiên cứu có chất luợng giấc ngủ kém (tổng điểm >5) với điểm
trung bình 9,46 ± 3,74 điểm. Nguời cao tuổi có giờ ngủ trung bình thực sự mỗi đêm
là 5,0 ±1,3 giờ và mất trung bình 42 phút để đi vào giấc ngủ.
Trong nghiên cứu này, tuổi càng cao thì điểm chất luợng giấc ngủ càng giảm
(r = 0,241, p < 0,01). Chất luợng giấc ngủ của nữ giới thấp hom nam giới với p <
0,01. Chất luợng giấc ngủ tốt ở nguời cao tuổi có trĩnh độ học vấn cao kết hơn, sống
cùng bạn địi, có thu nhập cao với p < 0,01. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng
nguời cao tuổi đi làm có lương, tham gia thể dục thể thao, đi du lịch hoặc thực hành
vệ sinh giấc ngủ tốt có chất luợng giấc ngủ tốt hơn, trong khi chất luợng giấc ngủ
kém ở nhóm đối tuợng có nguy cơ trầm cảm hoặc mắc một số bệnh mạn tính (hơ
hấp, cơ xuơng khớp, nội tiết) hoặc mắc nhiều bệnh mạn tính. Trong mơ hình hồi
quy phân lóp các yếu tố có liên quan chủ yếu tới chất luợng giấc ngủ của nguời cao
tuổi bao gồm: yếu tố trầm cảm (P = 0,498, p < 0,01), quản lý thời gian ngủ (P =
0,165, p < 0,05) và tâm trạng khi ngủ (P = 0,123, p = 0,05)
Từ khóa: người cao tuổi, chất lượng giấc ngủ, các yếu tố liên quan.




2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo sau Đại học, các
thầy cơ đã giảng dạy trong chương trình học Cao học Điều dưỡng tại trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định - những người đã truyền đạt cho tơi những kiến thức
hữu ích về ngành điều dưỡng làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này và ứng
dụng trong công tác.
Với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới TS. Nguyễn Thị Thanh Hương giảng viên trường Đại học Y Hà Nội đã
đồng hành, tận tâm hướng dẫn tôi trong nghiên cứu và hồn thành luận văn của
mình.
Tơi xin cảm ơn Đảng ủy - Ban giám hiệu, các khoa phòng, bộ môn Điều
dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong công
tác, được tham gia lớp học một cách thuận lợi nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Hưng
Yên, đặc biệt là tập thể cán bộ 4 trạm Y tế, hội người cao tuổi phường Hồng Châu,
Minh Khai, Hiến Nam, Bảo Khê đã tạo điều kiện giúp đõ tôi trong việc liên hệ, thu
thập số liệu đề tài.
Tôi xin cảm ơn quý đồng nghiệp tham gia thu thập số liệu và người cao tuổi
tại 4 phường nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tơi có được số liệu cho cơng
trình nghiên cứu này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu và thực hiện luận
văn của mình.


3


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chua từng
đuợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác, nếu sai tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm.

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ THEN


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
TỎM TAT
i
LỜI CẢM ƠN
ii
LỜI CAM ĐOAN
^
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
iv
DANH MỤC BẢNG
V
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, s ơ ĐỒ
vi
ĐẶT VẤN ĐỀ
1

MỤC TIÊU NGHIÊN c ứ u
3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Tổng quan về người cao tuổi
4
1.2. Chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi
6
1.3. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ
10
1.4. Các phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng giấc ngủ
17
1.5. Khung lý thuyết
19
1.6. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu.
19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
22
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
22
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
22
2.4. Mau và phương pháp chọn mẫu
22
2.5. Phương pháp thu thâp số liêu
24
2.6. Các biến số nghiên cứu:
24

2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá.
26
2.8. Phương pháp phân tích số liệu:
28
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu:
28
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục
29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
30
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
30
3.2. Thực trạng chất lượng giấc ngủ ở NCT
^
35
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi
38
3.4. Mơ hình hồi quy phân lớp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ở
người cao tuổi
45
Chương 4: BÀN LUẬN
47
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
47
4.2. Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu
52
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
54
4.4. Hạn chế của nghiên cứu
58

KẾT LUẬN
60
KHUYẾN NGHỊ
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
63
Phụ lục 1: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
1


Phụ lục 2: Phiếu đánh giáchất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi
Phụ lục 3: Cách tính điểm chất lượng giấc ngủ (PSQI)
Phụ lục 4: Thực hành vệ sinh giấc ngủ ở người cao tuổi
Phụ lục 5: Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Phụ lục 8: Mối tương quan giữa nguy cơ trầm cảm và chất lượng giấc ngủ

3
11
13
15
16


6

DANH MỤC
• CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.

BDI - II (Beck Depression Inventory - II): Thang trầm cảm Beck II
BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối của cơ thể
CLGN: Chất lượng giấc ngủ
HbAlc (Glycosylated Hemoglobin, Type Ale): Chỉ so kiểm soát bệnh đái tháo
đường
NCT: Người cao tuổi
PSQI (Pittsburgh Sleep Quanlity Index): Chỉ số Chất lượng giấc ngủ
SHI (Sleep Hegiene Index): Thực hành vệ sinh giấc ngủ
WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới


7

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đăc điểm nhân khấu hoc của đối tương nghiên cứu
29
Bảng 3.2: Đặc điểm tình trạng sức khỏe của đối tượng nghiên cứu:
30
Bảng 3.3: Đăc điểm tình trang gia đình vả nghỉ hưu của đối tương nghiên cứu: 31
Bảng 3.4: Đặc điểm tham gia công việc hảng ngày của đối tượng nghiên cứu
32
Bảng 3.5: Đăc điểm tham gia các hoat đông tâp thể của đối tương nghiên cứu
32
Bảng 3.6: Đăc điểm nguy cơ trầm cảm của đối tương nghiên cửu

33
Bảng 3.7: Đặc điểm thực hành vệ sinh giấc ngủ
33
Bảng 3.8: Chất lương giấc ngủ ở người cao tuổi
34
Bảng 3.9: Bảv thảnh phần của chất lương giấc ngủ
35
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa yếu tố nhân khấu hoc và chất lương giấc ngủ
37
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa tình trang sức khỏe vả chất lương giấc ngủ
38
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa tình trạng gia đình, nghỉ hưu và chất lượng giấc ngủ
40
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa các công viêc vả hoat đông xã hôi hàng ngày với
chất lương giấc ngủ
41
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa nguy cơ trầm cảm vởi chắt lượng giấc ngủ
42
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa thực hành vệ sinh giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ43
Bảng 3.16: Mơ hình hồi quy phân lởp các yếu tố ảnh hưởng đến PSQI
44


8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, s ơ ĐỒ
Sơ đồ 1: Các giai đoạn của giấc ngủ trong 1 đêm ở người trưởng thành.......7
Biểư đồ 1: Biểu đồ phân bố chất lượng giấc ngủ ở NCT
36



9

ĐẶT VẤN ĐÈ
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và tiến bộ của y học, tuổi thọ của
con người ngày càng nâng cao. Tuổi thọ trung bình dân số cả nước ta năm 2016 là
73,4 [10]. Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2014 là 7,1%, dự báo sẽ tăng lên
18,1% vao năm 2049 [11].
Lão hóa khơng phải là một bệnh nhưng những giảm sút về sức khỏe thể chất
và tinh thần làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Con người
trải qua nhiều thay đổi về mặt thể chất, tinh thần và xã hội khi họ lớn tuổi. Một
trong những thay đổi về thể chất theo tuổi là giấc ngủ, có trên 50% người cao tuổi
có giấc ngủ kém chất lượng [41]. Các rối loạn giấc ngủ và phàn nàn về giấc ngủ phổ
biến hơn ở người cao tuổi với tỷ lệ mất ngủ từ 10 - 48% [52].
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Phụ nữ, người thất
nghiệp, người lớn tuổi, những người góa bụa, ly thân, ly hơn hoặc đơn thân,
những người có trình độ học vấn thấp, và những người có tình trạng kinh tế xã
hội thấp thường có chất lượng giấc ngủ kém hơn [52], [81], [91]. Bên cạnh đó
yếu tố mơi trường và tiếng ồn cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ [66], [77],
[81], [94]. Giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe tối ưu, tăng chất lượng cuộc
sống và có thể tự quản lý được bởi từng cá nhân bằng các thực hành vệ sinh giấc
ngủ tích cực [45], [81].
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa rối loạn giấc ngủ và đời
sống tinh thần ở người cao tuổi. Các vấn đề về giấc ngủ thường xuất hiện như một
triệu chứng trầm cảm hoặc là một phản ứng phụ của việc điều trị [25], [54]. Những
vấn đề về giấc ngủ làm tăng nguy cơ trầm cảm [37], [105], những người bị mất ngủ
dai dẳng có nguy cơ phát hiển bệnh trầm cảm sau này gấp 3,5 lần so với các cá
nhân không mất ngủ [87]. Chất lượng giấc ngủ kém được xem như là yếu tố thúc
đẩy các bệnh mạn tính ở người cao tuổi.
Số lượng người cao tuổi tại thành phố Hưng Yên tính đến tháng 12 năm

2017 là 18,440 người chiếm tỷ trọng 15,7%. Vai trị của NCT có một ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội. Tại tỉnh hưng Yên nhiều nghiên
cứu về các bệnh mạn tính ở NCT, nhu cầu khám chữa bệnh, chi phí khám chữa
bệnh và các ảnh hưởng của già hóa dân số được tiến hành. Nhằm đảm bảo cho NCT
sống vui, sống khỏe, sống có ích, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và
một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi tại thành phố
Hưng Yên năm 2018” với mục đích đánh giá chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên
quan đến chất lượng giấc ngủ góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ qua đó nâng
cao chất lượng cuộc sống và giảm các nguy cơ do chất lượng giấc ngủ kém ở NCT.


10

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Mô tả thực trạng chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi tại thành phố
Hưng Yên năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi
tại thành phố Hưng Yên năm 2018.


11

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về người cao tuổi
1.1.1. Sự già hóa dân số
Già hóa dân số là xu hướng tất yếu đi kèm với sự phát hiển về kinh tế xã hội
và phát triển các dịch vụ y tế. Vào năm 2050 tuổi thọ toàn cầu dự kiến tăng lên gần
8 năm từ 68,6 năm vào năm 2015 lên 76,2 năm vào năm 2050. Dự kiến người từ 80
tuổi trở lên sẽ tăng hơn gấp ba lần vào năm 2050 so với năm 2015. Theo đó, dân số

sẽ tăng từ 126,5 triệu lên 446,6 triệu người. Dân số già nhất ở một số nước Châu Á
và châu Mỹ Latinh được dự đoán sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050 [83]. Tại Tây
Thái Bình Dương năm 2010, khu vực đã có hơn 235 triệu người trong độ tuổi từ 60
trở lên chiếm 13% tổng dân số và hơn 30 triệu người ở độ tuổi từ 80 trở lên chiếm
2% dân số. Tỷ lệ người cao tuổi trong dân số gia tăng hơn bất kỳ hon bất kỳ nhóm
tuổi khác do mức sinh giảm và tuổi thọ trung bình kéo dài [9]. Dân số từ 65 tuổi trở
lên ở Mỹ dự kiến sẽ tăng gấp 3 trong ba thập niên tới, tăng 48 triệu lên 88 triệu vào
năm 2050 [83]. Tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình dân số cả nước ta năm 2016 là
73,4 [10]. Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2014 là 7,1 % dự báo sẽ tăng lên 18,1
% vào nam 2049 [11]
1.1.2. Một sổ đặc điểm sình lý người cao tuổi
Sinh lý của một người luôn thay đổi ở mức độ cấu trúc, chức năng và phân tử
khi họ già đi, mọi hệ thống cơ quan chính đều thay đổi sinh lý theo thời
gian. Những thay đổi đối với hệ thần kinh là những thay đổi về cấu trúc, chức năng,
sự trao đổi chất và lưu lượng máu trong não lão hóa dẫn đến suy giảm nhận thức,
giảm trí nhớ và độ tập trung, hay quên sự việc mới xảy ra, dễ mất thăng bằng và rối
loạn giấc ngủ [14], [24]. Các thay đổi hệ thống tim mạch làm cho cung lượng tim
thấp hơn và huyết áp cao dẫn đến những thay đổi đáng kể đối với cấu trúc và chức
năng của tim [24],[42]. Các thay đổi hệ thống hô hấp: Lồng ngực thay đổi về hình
dạng và hạn chế cử động. Tế bào biểu mô trụ phế quản trở nên dày, tế bào biểu mô
tiết dịch trở nên loạn dưỡng làm cho chất nhày bị cô đặc và giảm về số lượng. Hoạt
động của các nhung mao đường hô hấp bị giảm. Dung tích phổi giảm, khả năng hấp
thu oxy vào máu động mạch giảm dẫn đến suy giảm oxy hóa, giảm thơng khí/ tưới
máu phù họp và tăng nguy cơ xẹp phổi [14], [24]. Thay đổi đường tiêu hóa với lão
hóa bao gồm vận động thực quản bị thay đổi, làm thức ăn lưu ở dạ dày lâu hơn và
giảm chuyển hóa ở gan. Hệ thống thận thay đổi giản tốc độ lọc máu thận, giảm khả
năng kiểm soát điện giải [24]. Hệ thống cơ xương khớp ở NCT cũng biến đổi, giảm
độ lớn của cơ, giảm sức mạnh, giảm tính mềm dẻo, giảm khối lượng xương, giảm tỷ
trọng chất khống, thưa xương, tiêu xương, thối hóa sụn, giảm dịch khớp. Do vậy,
NCT thường đau cơ, khớp, giảm sức chịu đựng với các hoạt động cũng như giảm

chiều cao, gù lưng. Nguy cơ té ngã và gãy xương cũng gia tăng kéo theo nhiều hệ
quả do bất động [14],[24]. Cùng với tuổi cao, sự suy giảm chức năng nội tiết bao
gồm giảm đáp ứng mô và giảm tiết hormon từ các tuyến ngoại vi, dung nạp glucose
bị suy giảm phát triển ở trên 50% số người trên 80 tuổi. Sự giảm sản xuất insulin
bởi các tế bào beta, sự gia tăng đề kháng insulin liên quan đến chế độ ăn uống kém,


12

tăng khối lượng mỡ bụng và giảm khối lượng cơ. Tất cả đều góp phần làm giảm sự
chuyển hóa glucose và làm cho cao tuổi có nguy cơ cao bị kiểm soát đường huyết
kém. Phụ nữ thường trải qua thời kỳ kinh khi nồng độ esừadiol huyết thanh thấp
hơn và nồng độ hormone kích thích nang trứng cao hơn ở phụ nữ trẻ. Những thay
đổi này, cùng với sự suy giảm estrogen làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch, mất
nhanh khối lượng xương, bất ổn vận mạch, các triệu chứng tâm lý và teo mô đáp
ứng estrogen. Sản xuất steroid tuyến sinh dục nam cũng thay đổi theo độ tuổi, sự
suy giảm rõ rệt về mức độ testosterone tự do do sự gia tăng nồng độ globulin giới
tính liên quan đến hormone giới tính. Sự suy giảm tổng nồng độ testosterone trong
huyết thanh do giảm tỷ lệ sản xuất khi nam giới già đi [24].
Lão hóa làm các giác quan cũng thay đổi rõ rệt. Cơ quan thị giác bị thối hóa
các cấu trực, đục thủy tinh thể, khả năng co giãn đồng tử chậm, khả năng phân biệt
màu sắc giảm. Thối hóa các cấu trúc của tai, khả năng nghe giảm. Mất thính giác
liên quan đến tuổi tác đã cho thấy giảm đáng kể đối với trí nhớ bằng lịi nói, làm
giảm khả năng giao tiếp [14], [93].
Một trong những cơ quan thể hiện sớm sự lão hóa và dễ dàng nhìn thấy bằng
mắt thường là hệ thống da và tóc. Cùng với tuổi cao da mỏng đi, giảm tính đàn hồi,
mạch máu ni da giảm, kém bền vững, giảm xúc giác đặc biệt là cảm nhận với
nhiệt độ. Do vậy, da dễ bị ngứa, tổn thường và khô. Tuyến bã và tuyến mồ hô giảm
tiết nên giảm khả năng bảo vệ và điều hịa nhiệt. Tóc khô, thưa, bạc màu và dễ gãy,
rụng [14].

Bên cạnh những thay đổi về thể chất về sinh lý thì tâm lý còn là một vấn đề
hết sức quan trọng đối với NCT vì trong các giai đoạn của cuộc sống thì tuổi già là
giai đoạn con người khơng phải làm gì để vun đắp cho cuộc sống mà là giai đoạn
thụ hưởng kết quả đạt được từ trước mang lại. Bên cạnh đó, NCT bắt đầu cảm thấy
mình khơng cịn có ích như trước và trở nên lo lắng q độ nên có những xáo trộn
tâm lý như phát bệnh trầm cảm hoặc trở nên lo lắng hay đa nghi [2], [4].
Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính ở NCT khá cao và thường mắc nhiều bệnh
đồng thòi với tỷ lệ trung bình một người mắc gần 3 bệnh hoặc rối loạn bệnh lý,
những bệnh lý rối loạn chiếm tỷ lệ cao là tăng huyết áp, thối hóa khớp, bệnh lý tiêu
hoá, giảm thị lực do đục thuỷ tinh thể; những bệnh lý rối loạn có xu hướng tăng
nhanh như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, trầm cảm, sa sút trí tuệ và bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính [4].
1.2. Chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi
1.2.1. Sinh lý giấc ngủ
Giấc ngủ là một hành vi phổ biến của con người đặc trưng bởi ý thức giảm
và hoạt động cảm giác bị đình chỉ tương đối của cơ thể. Tất cả mọi người cần ngủ
để cung cấp năng lượng cho não và cho các hoạt động thể chất, mặc dù các chức
năng sinh lý của giấc ngủ không được hiểu đầy đủ. Vì vậy, giấc ngủ là một trong
những hành vi phục hồi quan trọng nhất đối với sức khỏe và hạnh phúc của một cá
nhân [35].
Giấc ngủ là nhu cầu cơ bản của con người và là chất lượng cuộc sống và hoạt
động tốt trong ngày [39], [82]. Chúng ta dành một phàn ba đời người để ngủ. Giấc


13

ngủ là trạng thái sinh lý rất hay thay đổi với sự tỉnh táo, thời gian và chất lượng của
nó cũng quan trọng không kém với đối lượng cuộc sống.
Giấc ngủ gồm ba giai đoạn thức giấc, giấc ngủ NREM (Non - Rapid Eye
Movement) và giấc ngủ (REM Rapid Eye Movement) (sơ đồ 1). Ba giai đoạn này

luân phiên nhau tạo thành chu kỳ, mỗi đêm khoảng từ 5 đến 6 chu kỳ, mỗi chu kỳ
kéo dài khoảng 90 phút. Giai đoạn thức giấc, người thư giãn, mắt nhắm, nhịp tim
đều. Giấc ngủ REM còn gọi là giấc ngủ nghịch thường hoặc giấc ngủ với cử động
mắt nhanh Sự kết họp ngược nhau hoạt động của não gần giống như lúc thức giấc
và mất trương lực cơ tư thế. Giấc ngủ REM một phần được đặc trưng bởi các hoạt
động có chu kỳ, thể hiện qua chuyển động của nhãn cầu. Giấc ngủ REM là giai
đoạn gần nhất kết hợp với mơ ước và cần thiết trong quá trình phục hồi tinh thần và
chữa bệnh [5].
Giấc ngủ NREM được chia thành 4 giai đoạn khác nhau từ 1 đến 4. Giai
đoạn 1 và 2 là giấc ngủ chậm và nông. Giai đoạn 1 các sóng não đặc trưng của sự
tỉnh táo thoải mái dần biến mất và được thay thế bởi các sóng chậm và lớn hơn. Sau
đó là quá trình chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 là giai đoạn ngủ nhẹ nhàng,
mắt ngừng chuyển động, các cơ bắp giãn mềm, nhịp tim chậm và nhiệt độ cơ thể
giảm xuống. Giai đoạn 3 và 4: giấc ngủ chậm và sâu, hai giai đoạn này kể từ đây
được tính gộp chung với nhau và chiếm ưu thế vào đầu giấc ngủ, trong 2 chu kỳ ngủ
đầii tiên [82],[79],[61].
CHU KỲ NGỦ ĐIỂN HÌNH

SỐ GIỜ NGỦ
Sơ đồ 1: Các giai đoạn của giấc ngủ trong 1 đêm ở người trưởng thành
1.2.2. Vai trò của giấc ngủ với con người
Giấc ngủ đóng một vai trị quan trọng trong bộ nhớ. Các nghiên cứu cho thấy
rằng giấc ngủ đóng một vai trị quan trọng trong việc củng cố kí ức, đặc biệt là để
nhớ lại các dữ kiện và số liệu. Mặc dù ngủ có thể phục vụ nhiều chức năng nhưng
rõ ràng bộ não ngủ là môi trường lý tưởng để củng cố các thông tin mới được học
trong não [22]. Ngủ đóng một vai trị quan trọng trong chức năng của bộ não, bằng
cách hình thành con đường mới và thông tin xử lý. Nghiên cứu cho thấy rằng ngủ
đủ giúp cải thiện trí nhớ và học tập, tăng sự chú ý, sự sáng tạo và trợ giúp trong việc



14

ra quyết định [50]. Ngủ đóng một vai trị thiết yếu trong việc củng cố bộ nhớ và lựa
chọn các thơng tin quan trọng và kích thích nhận được trong suốt cả ngày cũng như
trong việc củng cố kí ức, đặc biệt là để nhớ lại các dữ kiện và số liệu [85]. Nghiên
cứu gần đây cho thấy chức năng của giấc ngủ vượt qua thời gian nghỉ ngơi tạo
thành một trạng thái xử lý thơng tin tích cực cần thiết cho hoạt động thích hợp của
học tập và trí nhớ, hỗ trợ cho sự thích nghi của chúng vào giáo dục, thực hành trị
liệu và nâng cao thành tích của người cao tuổi [22], [49].
Giấc ngủ khơng đủ có liên quan đến sự phát hiển của bệnh mạn tính. Hệ
thống miễn dịch cũng dựa vào đủ số lượng và chất lượng giấc ngủ và thiếu ngủ liên
quan đến khó khăn chống lại nhiễm trùng và tăng nguy cơ bệnh tật. số lượng giấc
ngủ gần đây đã được sử dụng như là yếu tố dự báo cho chứng xơ vữa động mạch và
Hemoglobin Alc, một dấu hiệu lâm sàng cho mức đường trong máu [65], [86]. Các
nghiên cứu dịch tễ cho thấy mối tương quan giữa thời gian ngủ và chỉ số khối cơ
thể. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của vùng dưới đồi, phần
não giúp điều chỉnh sự thèm ăn và tín hiệu đói [57].
Giấc ngủ đóng vai trị quan trọng trong việc bảo tồn năng lượng và tăng mức
độ tập trung. Quá trình trao đổi chất thấp hơn trong khi ngủ, tổng thời gian ngủ
được cho là tỷ lệ thuận với lượng năng lượng tiêu hao trong suốt thời kỳ tỉnh táo
[55], [70]. Giấc ngủ là một yếu tố quyết định mạnh mẽ về năng suất trong ngày tại
nơi làm. Những người thiếu ngủ đầy đủ, thường mất nhiều thời gian hơn để hồn
thành nhiệm vụ, có nhiều khả năng mắc sai lầm và có thời gian phản hồi chậm hơn
[53], [68]. Ngủ không đủ cũng làm tăng nguy cơ tai nạn xe cơ giới [43], tăng nguy
cơ mắc các bệnh tâm thần bao gồm trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện cũng
như làm giảm khả năng chú ý và xử lý thông tin mới [23].
1.2.3. Chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi
Chất lượng giấc ngủ gồm các khía cạnh khác nhau của cuộc sống của chúng
ta từ tình cảm đến thể chất. Chất lượng giấc ngủ của một người có thể được đánh
giá khách quan và chủ quan, có cả hai yếu tố định lượng và định tính để mơ tả

nó. Chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến chất lượng cuộc sống kém hơn về
sức khỏe [99].
Chất lượng giấc ngủ tốt có thể được định nghĩa là đi vào giấc ngủ một cách
dễ dàng, quá trình chuyển đổi dễ dàng từ sự tỉnh táo đến ngủ, duy trì giấc ngủ yên
tĩnh, không bị phá với giấc ngủ giữa đêm bởi sự thức giấc và chuyển đổi dễ dàng từ
giấc ngủ đế sự tỉnh táo vào buổi sáng [34]. Chất lượng giấc ngủ gồm: tổng thời gian
ngủ, độ trễ ngủ, rối loạn giấc ngủ, hiệu suất của giấc ngủ, mức độ sử dụng thuốc
ngủ, ảnh hưởng hoạt động ban ngày và tự đánh giá chất lượng lượng giấc ngủ chủ
quan [59].
Một trong những thay đổi về thể chất theo tuổi là giấc ngủ, có đến hơn
50% người cao tuổi có chất lượng giấc ngủ kém [41], [52]. Người cao tuổi có
một tiến trình khơng thể tránh khỏi về mặt sinh học, đó là trải qua nhiều thay đổi
về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Ngủ là một nhu cầu cơ bản của con người và
đặc biệt với người cao tuổi. Người lớn cần 7 - 8 giờ ngủ vào ban đêm để có một
chức năng sinh lý bình thường trong ngày [5], [83]. Rối loạn giấc ngủ được xem


15

là một trong những vấn đề sức khỏe hay được than phiền nhất ở người già các nước
phương Tây, với tỷ lệ mất ngủ từ 10 - 48% [52]. Rối loạn giấc ngủ xảy ra trên
người cao tuổi ở cả thành thị và nông thôn. Nghiên cứu của Lim và cộng sự (2013)
trên người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở Trung Quốc cũng cho thấy, tỷ lệ NCT ở
thành thị có rối loạn giấc ngủ là 41,5% (P= 0,05, CI = 38,6 - 44,5%) [72], trong khi
đó tỷ lệ này ở nông thôn là 50% [71].
Thời gian ngủ giảm dần theo tuổi. Ở độ tuổi 70, thời gian dành cho ngủ ít
hơn 30 - 60 phút so với người lớn ở độ tuổi 20 [5]. Chất lượng giấc ngủ đêm cũng
giảm theo tuổi, khoảng 30% người cao tuổi có thể bị chứng mất ngủ mạn tính. Sau
60 tuổi, phần lớn giấc ngủ và thời gian thức dậy thường xuyên xảy ra suốt đêm,
ngay cả khi chúng không kéo dài quá lâu [81]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng,

13,7% người cao tuổi có ít nhất một vấn đề về giấc ngủ, 69,4% người cao tuổi bị
gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm, 48,9% người cao tuổi cho biết có khó ngủ, 22,3%
người cao tuổi cho biết thức dậy sớm và 1,4% người cao tuổi gặp cả ba vấn đề [91].
Thay đổi chất lượng giấc ngủ vẫn được xem như một tất yếu của q trình
lão hóa bình thường. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây cho thấy chất lượng
giấc ngủ đóng một vai trị quan trọng trong việc giữ gìn chức năng nhận thức ở
người cao tuổi và giảm nguy cơ sa sút trí tuệ cũng như các bệnh lý tim mạch mạn
tinh[7],[13],[71]7
1.3. Các yếu tố liền quan đến chất lượng giấc ngủ
1.3.1. Các yếu tổ nhân khẩu học
Cùng với tuổi càng cao, NCT có chất lượng giấc ngủ càng giảm. Nghiên
cứu của Hinz và cộng sự (2017)tại Đức trên đối tượng chủ yếu ở đô thị cho thấy,
điểm hung bình PSQI cao hơn ở người già với F = 10,19, p <0,0001 [60], có
nghĩa là chất lượng giấc ngủ giảm khi tuổi càng cao. Tương tự, nghiên cứu
phân tích hồi quy logistic đơn biến trên 2114 đối tượng nghiên cứu tại Tây Ban
Nha đã chứng minh tuổi có liên quan trực tiếp và đáng kể đến giấc ngủ kém
(OR: 1,05; 95% CI: 1,03 - 1,06) [74].
Ở người cao tuổi, nữ giới có chất lượng giấc ngủ kém hơn nam giới. Nghiên
cứu của Anders và cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng 69,1% các nam giới hài lòng với
chất lượng giấc ngủ của mình, trong khi đó con số này chỉ là 57,7% ở nữ giới (R:
1,52; 95% CI: 1,28 - 1,80), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [25].
Tương tự như vậy, nghiên cứu của Thorpy và cộng sự năm 2016 được thực hiện
trên 450 người da đen cho kết quả điểm trung bình chất lượng giấc ngủ của nữ giới
(7,44 ± 3,18) cao hơn nam giới (6,97 ± 3,11) [96].
Nghiên cứu của Sagayadevan và cộng sự (2017) trên 2565 người ửên 60 tuổi
ở Singapore đã chứng minh rằng, những người có trình độ học vấn dưới trung học
thì hay gặp các vấn đề về giấc ngủ cao gấp 2,2 lần những người có trình độ đại học
(95% CI: 1,1 - 4,4; p = 0,03) [91]. Tương tự như vậy, Hinz và cộng sự (2017) đã chỉ
ra trong nghiên cứu của họ, những người khơng hồn thành trung học thì chất lượng
giấc ngủ giảm 2,4 lần so với những người có trình độ học vấn cao hơn (OR:

0,58; 95%; CI: 0,48 - 0,69; p < 0,01) [60]. Điều này có thể được lý giải là,
những người có trình độ học vấn cao hơn thì thường có thu nhập ổn định hơn.


16

Những khó khăn trong kinh tế được xem là một trong những nguy cơ làm giảm
chất lượng giấc ngủ [27]. Nghiên cứu của Anders và cộng sự ở Đức (2013) trên đối
tượng từ 16 đến 72 tuổi cho thấy, những người sống trong mơi trường đơ thị với
tình trạng kinh tế cao hoặc trung bình có chất lượng giấc ngủ tốt (R:l,65; 95%; CI:
1,27 - 2,14 và R; 1,40; 95%; CI: 1,16 - 1,69) so với người có tình trạng kinh tế thấp
[25]. Vì vậy, cũng dễ dàng lý giải kết quả nghiên cứu của Sagayadevan và cộng sự
(2017) trên 2565 người trên 60 tuổi ở Singapore đã chứng minh là, những người có
thu nhập thêm khi đã về hưu thường ít gặp các vấn đề về sức khỏe, trong đó có vấn
đề về giấc ngủ, hơn những người chỉ phụ thuộc vào lương hưu (OR: 1,8; 95% CI:
1,1-2,9; p = 0,01) [91]. Trong một mơ hình hồi quỵ tuyến tính, những căng thẳng về
mặt tài chính đã thể hiện là một trong những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới suy giảm
chất lượng giấc ngủ (R2: 23%; F14, 357 = 7,65, p < 0,001) [56]. Trong nghiên cứu
dọc của Friedman và cộng sự (2007) với 94 phụ nữ (61- 90 tuổi), kết quả đã chỉ ra
rằng, những phụ nữ có tổng thu nhập gia đình cao hơn có chất lượng giấc ngủ cao
hơn những phụ nữ có thu nhập thấp [51].
Cuộc sống hơn nhân có tác động tích cực tới chất lượng giấc ngủ ở người
cao tuổi. Những người đã ly dị hoặc ly thân thường có thực hành vệ sinh giấc ngủ
kém hiệu quả hơn những người đã kết hơn/sống chung với bạn đời của mình(OR:
0,1, 95% CI: 0,03 - 0,6; p = 0,01) [26]. Tương tự như vậy, những người sống
chung với bạn đời của mình thi thường có những đặc tính ngủ tốt hơn những
người sống độc thân. Hơn thế nữa, trong số những người kết hơn, những người có
mối quan hệ hơn nhân hạnh phúc sẽ có ngủ ngon hơn những người có mối quan hệ
hơn nhân bất hịa [35].
1.3.2. Tình trạng sức khỏe

Béo phì được xem là một nguyên nhân của chất lượng giấc ngủ kém. Sự gia
tăng tỷ lệ bệnh béo phì trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua đã được song hành
bởi một xu hướng giảm thời gian ngủ ở người lớn [86]. Hay ngược lại, Buxton và
Marcelli đã chứng minh sự gia tăng 6% nguy cơ béo phì ở 56,507 người trưởng
thành ở Mỹ với độ tuổi từ 18 đến 85 có liên quan tới thời gian ngủ ngủ ít hơn 7 giờ
mỗi đêm [29]. Nghiên cứu của Luyster và cộng sự trên 5549 phụ nữ trưởng thành
Hoa Kỳ đã chứng minh rằng, thời gian ngủ ngắn có thể là một trong những nguyên
nhân quan trọng của béo phì trầm trọng (AOR của BMI > 40 kg/m23,12 ừong 6 giờ
ngủ, CI 1,70 -5,75) ở đối tượng độ tuổi từ 55 đến 64, khơng có ý nghĩa thống kê đối
với nhóm tuổi > 65 tuổi [75].
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các bệnh mạn tính làm chất lượng giấc
ngủ giảm. Phân tích hồi quy logistic trên đối tượng trên 60 tuổi ở Thượng Hải Trung Quốc chứng minh rằng đối tượng có bệnh mạn tính có chất lượng giấc ngủ
kém hơn (OR: 1,18; 95% CI: 1,03-1,36, p < 0,01) [72]. Nghiên cứu Piccolo và cộng
sự (2013) điều tra dọc về giấc ngủ và bệnh mạn tính đã chỉ ra rằng, tỉ lệ bệnh tim
mạch cao gấp 2,8 lần ở người lớn có chất lượng giấc ngủ kém [86]. Nghiên cứu của
Keskin (2015) đã báo cáo sự hiện diện của rối loạn giấc ngủ ở khoảng 50 - 70%
tiểu đường, trong đó 50,20% có chỉ số đường huyết cao có nguy cơ cao ngưng thở
tắc nghẽn khi ngủ. Nghiên cứu với 585 đái tháo đường typ 2 đã chỉ ra rằng, chỉ


17

số HbAlc liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Nồng độ HbAlc càng cao thì điểm
PSQI càng cao ( r = 0,23; p <0,001 và r = 0,14; p = 0,001), tức là chất lượng giấc
ngủ càng kém [65]. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và giảm
chức năng ở 162 bị viêm khóp dạng thấp thông qua các triệu chứng trung gian trầm
cảm, mức độ nghiêm trọng của đau và mệt mỏi cho thấy chất lượng giấc ngủ kém
có liên quan đáng kể vói mức độ đau nặng hom (r = 0,48; p <0,001), mức độ trầm
cảm cao hơn (r = 0,52; P < 0,001), tăng mệt mỏi (r = - 0,48; p <0,001) [73].
1.3.3. Đời sống tình thần

Tuổi già và bệnh tật ln song hành với nhau. Người già đang phải đối mặt
với những thách thức về sức khỏe thể chất và tâm thần cần được quan tâm. Trong
tâm thần học, “trạng thái trầm cảm” là rối loan thương găp nhất. Nó đang là một
vấn đề quan trọng và phổ biến trong cộng đồng [2]. Theo tổ chức Y tế thế giói
(WHO), có 3-5% dân số thế giới mắc rối loạn tràm cảm (khoảng 35 triệu người ở
mọi lứa tuổi). Rối loan trầm cảm được coi là nguyên nhân gây tàn phế thứ hai trên
toàn thế giới, chỉ đứng sau các bệnh về tim mạch, đóng góp lớn cho gánh nặng tồn
cầu về bênh tật [101]. Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi tại Mỹ sống một mình tăng cao
hom bao giờ hết. Nhà xã hội học Eric Klinenberg thuộc Trường Đại học New York
cho biết, năm 1950, chỉ có 10% người Mỹ trên 65 tuổi sống một mình nhưng nay đã
lên tới hom 30%. Dự đốn, con số này có thể tăng gấp đơi vào năm 2030. Chăm sóc
người già là một trong những thách thức của xã hội Mỹ. Nếu khơng tìm cách giúp
mọi người định hướng cuộc sống sau khi về hưu, số lượng người cao tuổi phải sống
một mình, khơng có ai chăm sóc sẽ ngày càng tăng cao thì nguy cơ rối loạn trầm
cảm ở NCT ngày càng gia tăng [34].
Có mối tương quan chặt chẽ giữa mất ngủ với trầm cảm, stress và tái phát
trầm cảm đặc biệt ở người cao tuổi [54],[63], [81]. Tràm cảm được xem là một
nguyên nhân của mất ngủ, tuy nhiên những vấn đề về giấc ngủ cũng làm thúc đẩy
nguy cơ trầm cảm [37], [105]. Những bị mất ngủ dai dẳng có bình quân tăng 3,5
lần nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm sau này so với các cá nhân mà không mất ngủ
[87]. Tương tự như vậy, một số nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ chặt
chẽ giữa stress và giấc ngủ. Trên thực tế, căng thẳng tâm lý được xem là nguyên
nhân chính gây mất ngủ tâm lý [58].
Vai trị của gia đình rất quan trọng trong sự ổn định cảm xúc, từ đó làm tăng
chất lượng giấc ngủ ở NCT. Đây là môi trường NCT được chăm sóc, an tồn và
thỏa được cac nhu cầu thích họp cho NCT. Gia đình đầm ấm sẽ phát huy được tiềm
năng về cơ thể, tâm lý. Ngược lại, gia đình thiếu tình thương, xung đột, bạo lực thì
NCT khơng có được cảm giác an tồn, nghi ngờ cuộc sống, cô đơn, buồn chán ảnh
hưởng đến chất lượng giấc ngủ [3].
Tuổi nghỉ hưu theo luật định là 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ

[8]. Người già sau khi về hưu thường có cảm giác mình là người thừa thãi, là gánh
nặng cho con cháu, cảm thấy bị mất quyền quyết định nên thường tự dày vị mình
và cáu gắt với người khác. Tất cả những điều trên khiến cho tâm lý rối loạn, gây
căng thẳng thần kinh làm mất ngủ. v ề hưu là một giai đoạn vơ cùng khó khăn đối
với NCT và là giai đoạn có nhiều biến đổi tâm lý. Các rối loạn tâm lý này có liên


18

quan đầu tiên đến sự thích nghi với hồn cảnh sống mới, khi họ phải chuyển từ giai
đoạn làm việc tích cực sang giai đoạn nghỉ hưu - giai đoạn thực thụ mới [1]. vấn đề
về hưu đã làm cho NCT phải trải qua một loạt biến đổi tâm lý quan trọng do phải
thay đổi nếp sống sinh hoạt, các mối quan hệ trong xã hội. Nó có thể trở thành một
cú sốc lớn cho những người khỏ thích nghi được hay chưa chấp nhận được điều này
dẫn đến việc mắc “Hội chứng về hưu” với một loạt các rối loạn tâm trạng lẫn lỗn
như: buồn chán, thiếu tự tin, dễ cáu gắt, nổi giận. Họ đơi khi cịn có tình trạng trở
nên mặc cảm, tự ti, sống cơ độc và cách ly với xã hội [4], [84]. Mặc dù tuổi nghỉ
hưu đã được quy định, nhưng trong một số trường hop nghỉ hưu có xảy ra trước khi
55 tuổi [8]. Theo Bery năm 2011 thì về hưu gồm: v ề hưu ngoài ý muốn, do bệnh tật
hay nhiều lý do khác, trong đó bệnh tật là lý do chính mà NCT đưa ra; tình nguyện
về hưu; phải về hưu vi đến tuổi; sau khi về hưu muốn tham gia vào một cơng việc
nào đó. Mỗi loại về hưu lại có những ảnh hưởng và tác động khác nhau đến NCT,
nhưng về hưu ngồi ý muốn có lẽ là loại ảnh hưởng đến tâm lý nhất và dễ gây đến
trầm cảm [31].
Một số yếu tố như lo lắng, trầm cảm và tình trạng sức khỏe cũng liên quan
đến chất lượng giấc ngủ kém, nhưng đồng thời các yếu tố này xảy ra thường xuyên
hon trong các tầng lóp xã hội thấp hơn [25]. Có một mối liên quan giữa nghề
nghiệp, thu nhập, thể chất và sức khỏe tâm thần mà biểu hiện chính là chất lượng
giấc ngủ. Một số nghiên cứu toàn cầu đã chỉ ra rằng một số lượng lớn người cao
tuổi ở những nơi có thu nhập thấp hiện đang trải qua các vấn đề về giấc ngủ liên

quan đến tình trạng nghèo nói chung, chất lượng cuộc sống và các bệnh về tâm thần
[25], [26], [51], [81].
Một cuộc phỏng vấn trên 2,759 người cao niên từ 65 tuổi trở lên tại nhà cho
thấy rằng, thời gian ngủ trễ, dành hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ là hậu quả của rối
loạn lo âu ở NCT [69].
1.3.4. Thực hành vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ có nghĩa là cải thiện các yếu tố hành vi và môi trường làm
tốt hơn giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon vào ban đêm có thể thúc đẩy sự tỉnh táo ban
ngày [47]. Vệ sinh giấc ngủ là một khái niệm rộng đã được mô tả là “hành vi thực
hành” tạo điều kiện cho ngủ và tránh những hành vi gây trở ngại cho giấc ngủ [77].
Vệ sinh giấc ngủ được định nghĩa là một tập họp các khuyến nghị về hành vi
và môi trường nhằm thúc đẩy giấc ngủ lành mạnh. Thực hành vệ sinh giấc ngủ
thông thường bao gồm quản lý thời gian ngủ, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát
căng thẳng, giảm tiếng ồn, tránh cà phê, nicotin, rượu, giảm giấc ngủ ban ngày [62].
Nghiên cứu của Vũ Thị Minh Phượng (2016) trên 400 người bệnh tăng huyết
áp tại Nam Định cho thấy tổng điểm thực hành vệ sinh giấc ngủ người bệnh tăng
huyết áp là 30,88 ± 3,93, có mối tương quan yếu giữa thực hành vệ sinh giấc ngủ và
chất lượng giấc ngủ (r = 0,182; p = 0,001), tương quan yếu giữa thói quen sinh hoạt
trước ngủ với chất lượng giấc ngủ (r = 0,215; p = 0,001) [7].
Việc quản lý thời gian ngủ ở NCT là một phương pháp hữu ích để NCT vượt
qua chứng mất ngủ. Việc duy trì giấc ngủ bình thường và thịi gian thức giấc, số
lượng giấc ngủ cũng có một tác động rất lớn đến sức khoẻ, giảm ngủ ban ngày, và


19

làm tăng chất lượng giấc ngủ [36], ngủ trưa quá nhiều hoặc đi ngủ tối quá sớm có
thể làm giảm chất lượng giấc ngủ [45]. Nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2017 cho thấy
chỉ số thực hành vệ sinh giấc ngủ (Sleep Hegiene Index - SHI) trung bình của nhóm
nghiên cứu 31,27 ± 6,09 và phần lớn đối tượng nghiên cứu (77,7%) có thực hành vệ

sinh giấc ngủ kém (tổng điểm SHI > 26), các đối tượng có thực hành vệ sinh giấc
ngủ kém có tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém cao gấp 2 lần (OR: 2,194; 95%; CI: 0,59
-3,02) [64].
~
Trong cuộc họp về giấc ngủ của tổ chức y tế thế giới tại Đức (2004), nghiên
cứu của Michel và cộng sự cho kết quả rằng, 40% NCT thức dậy vào một thời điểm
nhất định vào mỗi buổi sáng, tuy nhiên một tỷ lệ nhỏ (9%) trong số họ rời khỏi
phịng của họ nếu họ khơng thể ngủ được trong hom 30 phút và chỉ 4% tiếp xúc với
ánh sáng mặt trời vào ban ngày [81].
Thực tế, vệ sinh giấc ngủ là một tập hợp các thói quen cá nhân để xác định
chất lượng giấc ngủ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen ăn uống ảnh hưởng đến
chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, tỷ lệ NCT có thực hành ăn uống lành mạnh chưa
cao. Tỷ lệ NCT có bữa ăn tối nhẹ chiếm 41%, không dùng nước ngọt trước khi đi
ngủ chiếm 37%. 32% NCT cho biết họ không hút thuốc trước giờ đi ngủ, chắc chắn
họ đánh răng và đọc gì đó (28%). Chỉ một tỷ lệ nhỏ (5%), trong số họ ăn táo trước
khi đi ngủ uống sữa và mật ong (8%) và tránh uống trà hoặc cà phê trước khi đi ngủ
(9%) [36], [81]. Một số NCT đọc hay xem ti vi khi đi ngủ. Bên cạnh đó hoạt động
trí tuệ thường xun gần giờ đi ngủ, vận động quá mức trước giờ đi ngủ có thể làm
rối loạn giấc ngủ [64], [66], [94].
Các yếu tố tâm thần, tâm trạng lo lắng, các sang chấn tâm lý cũng như cố
gắng ngủ trong khi không buồn ngủ cũng làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ ở
NCT [45].
Yeu tố môi trường được mô tả dưới dạng các thông số vật lý như: nhiệt độ
môi trường, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn và rung động, là những ảnh hưởng quan
trọng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ [81]. Tiếng ồn là một nguồn gây rối loạn
giấc ngủ tương đối rõ ràng và các khuyến cáo về vệ sinh giấc ngủ thường xuyên
khuyên các cá nhân giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường ngủ của họ. Tuy nhiên,
tiếng ồn ban đêm trong mơi trường xung quanh bình thường của một người (ví dụ,
giao thơng địa phương, âm nhạc, hệ thống ống nước) có khả năng ảnh hưởng đến
giấc ngủ, ngay cả khi chúng không được quan sát một cách có ý thức. Nói chung,

tiếng ồn về đêm làm tăng số lượng kích thích và giảm chất lượng giấc ngủ [62].
Các điều kiện môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ ổn định, yên tĩnh, không quá
nhiều ánh sáng, sự thoải mái của giường ngủ và ít sự phiền nhiễu điện tử (ti vi,
điện thoại) đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo ra một giấc ngủ hợp lý [66],
[94]. Trong một nghiên cứu Shirin Hasanpour, Đại học Y khoa Tabiz, Iran (2013),
chỉ có 16% NCT có mơi trường ngủ tối ưu và 84% NCT có mơi trường ngủ ở mức
vừa phải. Khoảng 41% NCT sử dụng giường của họ chỉ để ngủ, 37% NCT giữ
phòng tối hoặc sử dụng miếng dán mắt. 9% NCT giữ nhiệt độ phòng của họ từ
17-18°c, 4% thỉnh thoảng thay đổi phòng ngủ của họ và 5% NCT thay đệm mỗi
tuần một lần [81].


20

1.4. Các phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng giấc ngủ
1.4.1. Phương pháp đo lường giấc ngủ khách quan
Phương pháp đo lường giấc ngủ khách quan đa ký giấc ngủ
(Polysomnographie - PSG) là công cụ tiên tiến nhất để chẩn đoán nhiều rối loạn
giấc ngủ. Các rối loạn chính mà đa ký giấc ngủ được phân loại theo phân loại rối
loạn giấc ngủ quốc tế: (i) ngưng thở khi ngủ hoặc ngủ liên quan đến giấc ngủ khác
rối loạn hô hấp, (ii) rối loạn chuyển động chi, (iii) chứng ngủ rũ, (iv) Rối loạn hành vi
giấc ngủ REM, (v) hành vi bất thường trong khi ngủ, và (vi) chứng mất ngủ mạn tính
khơng giải thích được. Đa ký giấc ngủ là một thủ tục y tế bao gồm một số xét nghiệm
đồng thời nhưng độc lập theo dõi các chức năng cơ thể khác nhau trong khi ngủ: ghi
lại hoạt động sóng não, đánh dấu chuyển động mắt, hoạt động cơ bắp, điện tâm đồ,
thông số hô hấp, âm lượng và loại ngáy, ... Phương pháp này thể hiện sự nhạy cảm
cao hơn 90%, tuy nhiên tính đặc hiệu của chúng thấp so với độ nhạy của chúng.
1.4.2. Phương pháp đo lường giấc ngủ chủ quan
Phương pháp đo lường giấc ngủ chủ quan gồm bảng câu hỏi về nhật ký giấc
ngủ. Có nhiều bảng câu hỏi để đo lường giấc ngủ như: thang đo chất lượng giấc ngủ

Pittsburgh, một phương pháp mới để đo lường giấc ngủ ban ngày là thang đo buồn
ngủ của Epworth, chỉ số rối loạn giấc ngủ (Isomnia Severity Index - ISI), chỉ số
mất ngủ nghiêm ừọng, ...
Thang đo PSQI được Buysse và cộng sự phát triển năm 1989 [33] là một bảng
câu hỏi có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Thang đo PSQI đã được dich và sử dụng
bởi Viên sức khỏe tâm thần - Bênh viên Bạch Mai [19] để đo lường chất lượng
giấc ngủ. Thang đo PSQI là tổng họp điểm của một bảng câu hỏi mà người được
hỏi tham gia trả lời gồm 4 câu hỏi có kết thúc mở, 14 câu hỏi khi trả lời cần dựa
trên tần suất sự kiện và các mức độ tốt xấu khác nhau trên 7 phương diện: Chất
lượng giấc ngủ chủ quan, độ trễ ngủ, tổng thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo
thói quen (tỷ lệ tồn bộ thời gian ngủ và thời gian nằm trên giường), rối loạn
giấc ngủ, việc sử dụng thuốc ngủ (bao gồm cả thuốc được kê đơn và không kê
đơn) và ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày.
Cách tính điểm: Bảng câu hỏi PSQI bao gồm một đáp án dưới dạng thang
điểm, cho điểm trên 7 phương diện. Nhóm câu hỏi thuộc các lĩnh vực sẽ sắp xếp
theo thứ tự tăng dần, dao động từ 0 đến 21 điểm. Mức trung bình lớn hơn hoặc bằng
5 điểm sẽ cho thấy chất lượng giấc ngủ kém. Mức điểm càng cao thì chất lượng giấc
ngủ càng thấp [6], [41].

1.5.


21

Khung lý thuyết
Trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu và thực tiễn người cao tuổi tại Việt
Nam. Khung lý thuyết được hĩnh thảnh cho nghiên cứu này như sau:

1.6. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu.
Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ

thuật của tỉnh. Thành phố Hưng Yên nằm ở phía nam của tỉnh Hưng Yên, nằm giữa
các thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và
Thủ đô Hà Nội, cách Thủ đơ Hà Nội 64 km về phía Đơng Nam, cách thành phố Hải
Dương 60 km về phía Tây nam, phía Bắc giáp huyện Kim Động, phía Đơng và Nam
giáp huyện Tiên Lữ, phía Tây giáp Hà Nam theo đường biên là sông Hồng. Thành
phố Hưng Yên là đầu mối giao thông của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và


22

dun hải bằng cả đường bộ và đường sơng, có đường giao thông huyết mạch 39,
39B, đường 38 qua cầu Yên Lệnh nối với Quốc lộ lvà cao tốc Bắc Nam.
Thành phố Hưng n có diện tích tự nhiên là 73 km2. Tổng dân số của thành
phố tính đến 31 tháng 12 năm 2017 là 117,384 người. Trong đó, người trên 60 tuổi
là 18,440 người, chiếm tỷ trọng 15,7%. Cơ cấu hành chính gồm 17 phường, xã (7
phường và 10 xã).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh những năm qua liên tục đạt khá, trong đó
tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 1997-2005 tăng hơn
12%/năm; giai đoạn 2006-2010 tăng 11,74 %/năm; giai đoạn 2011 - 2015 tăng 7,85
%/năm; năm 2017 tăng 8,45%.
v ề Y tế trên địa bàn thành phố gồm có:
- 01 Trung tâm Y tế
- 17 trạm y tế xã phường
- 02 bệnh viện đa khoa: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên và Bệnh viện Đa
khoa tư nhân Hưng Hà
- Các bệnh viện, tâm tâm trực thuộc Sở Y tế
v ề công tác Y tế : Cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, coi
trọng chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Trình độ chun mơn của thầy thuốc được nâng lên.
Cơ sở vật chất của ngành Y tế được tăng cường, 100% trạm y tế phường xã có bác sĩ.
Mạng lưới Y tế từ thành phố đến phường, xã, khu phố, thơn được chăm lo kiện tồn.

Các chương trình Y tế đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Trung tâm Y tế được
nâng cấp và có thêm trang thiết bị mới để khám chữa bệnh, đến nay đã có 100%
phường, xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về Y tế. Các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tinh
trên địa bàn được xây dựng mới và nâng cấp tồn diện, góp phần chăm sóc sức khoẻ
nhân dân thị xã được tốt hơn.
Trong nghiên cứu này, nghiên cứu viên chọn 4 phường, xã để nghiên cứu gồm:
03 phường là Minh Khai, Hiến Nam, Hồng Châu và 01 xã là Bảo Khê.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi ở thành phố Hưng Yên.
Tiêu chuẩn lựa chon:
- Người cao tuổi > - 60 tuổi [16].
- CÓ đủ sức khỏe để tham gia trả lời bộ câu hỏi


23

- Đồng ý tự nguyên tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Thòi gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2018
Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 3 đến tháng 4/2018
Địa điểm nghiên cứu: Tại trạm y tế 4 xã/ phường: Minh Khai, Hiến Nam,
Hồng Châu, Bảo Khê thuộc thảnh phố Hưng Yên.
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Mấu và phưong pháp chọn mẫu
2A I Mau v
Cỡ mẫu của nghiên cứu được lấy dựa theo công thức tính cỡ mẫu trong
nghiên cứu mơ tả ngang:

n = 2*
A
* ~~ Z ả - « / ặ d 2

n: số người cao tuổi được nghiên cứu
p: tỷ lệ người cao tuổi có chất lượng giấc ngủ kém của một nghiên cứu tượng
tự đã được Dagíar và cộng sự (2014) [41].
Z(l-a/2) = 1,96 VỚI a = 0,05
d: sai số ước lượng
Theo kết quả nghiên cứu của Daglar và cộng sự năm 2014 nghiên cứu chất
lượng giấc ngủ trên 112 người cao tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng bộ công cụ PSQI.
Kết quả cho thấy 59% người cao tuổi có chất lượng giấc ngủ kém ứng với tổng
điểm PSQI>5 [41].
Tham khảo một số nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thống kê y học, trong
nghiên cứu này các thông số trên được đề xuất là p = 0,59, d = 0,05. Thay các chỉ
số tính được n= 370, trong nghiên cứu này lấy 400 NCT vào nghiên cứu để tránh
nguy cơ người cao tuổi không hcrp tác hoặc bỏ nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu hệ thống
- Chọn ngẫu nhiên 4 phường từ 17 phường thuộc thành phố Hưng Yên.
- Chọn đối tượng nghiên cứu tại mỗi phường:
+ Từ danh sách NCT tại mỗi phường/xã đã được đánh số thứ tự từ 1 đến hết
số lượng người cao tuổi.
+ Từ số lượng người cao tuổi của mỗi phường tính được hệ số khoảng cách
làk:
k = Tổng số lượng người cao tuổi/100
+ Làm k phiếu có số từ 1 đến k, bốc thăm ngẫu nhiên ra 1 phiếu, số phiếu
này sẽ ứng với số thứ tự NCT đầu tiên được chọn, ví dụ là i.
+ NCT thứ 2 sẽ có số thứ tự là i + k
+ Người thứ 100 sẽ là i + (100 - 1). k

+ Neu NCT có số thứ tự được lựa chọn lại vắng mặt vào buổi khám sức
khỏe, NCT có số thứ tự kế tiếp sẽ được lựa chọn thay thế.
- Cuối cùng chọn được 400 NCT cho 4 phường nghiên cứu.


24

Tại các trạm y tế mỗi năm tổ chức khám sức khỏe tổng quát hoặc khám mắt
cho NCT trong thời gian 1 - 2 ngày cho mỗi đợt khám. Với mỗi trạm y tế, nhóm
điều tra gồm 5 người sẽ phỏng Yấn 100 NCT đủ tiêu chuẩn và đồng ý để tham gia
nghiên cứu này.
Theo kế hoạch khám sức khỏe của các trạm y tế báo cáo với Trung tâm Y tế
Thành phố Hưng Yên, nghiên cứu viên đã lên kế hoạch thu thập số liệu để tránh
chồng chéo. Như vậy trong khoảng 4 ngày, nhóm điều tra sẽ phỏng vấn 400 NCT
tại mỗi trạm y tế, trung bình mỗi điều tra viên phỏng vấn 20 người cao tuổi (buổi
sáng: 10 NCT, buổi chiều: 10 NCT).
2.5. Phương pháp thu thâp sổ liêu
Bước 1: Nghiên cứu viên liên hệ với Trung tâm y tế thành phố và 4 trạm y tế
nơi thực hiện nghiên cứu để được sự đồng ý.
Bước 2: Nghiên cứu viên tập huấn cho nhóm điều tra viên gồm 05 giảng viên
thuộc bộ môn điều dưỡng về bộ câu hỏi. Các điều tra viên được yêu cầu nói rõ ràng
nội dung câu hỏi để NCT hiểu một cách chính xác nhất.
Bước 3: Theo danh sách NCT được lựa chọn tham gia vào nghiên cứu (xem
mục 2.4.2). 05 điều ừa viên sẽ linh hoạt tiếp cận, giới thiệu về nghiên cứu và mời
NCT tham gia nghiên cứu. NCT đồng ý tham gia vào nghiên cứu sẽ ký vào bản
đồng thuận (Phụ lục 2). Các cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra trong thời gian NCT chờ tại
các bàn khám. Các điều tra viên sẽ đpc bộ câu hỏi, và hỗ trợ người cao tuổi trả lời
bô câu hỏi điều tra. Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra trong khoảng 2 0 -3 0 phút.
2.6. Các biến số nghiên cứu:
- Biến phụ thuộc: Biến định lượng chất lượng giấc ngủ đánh giá chất lượng

giấc ngủ sử dụng thang PSQI trên 7 phương diện: Chất lượng giấc ngủ chủ quan,
độ trễ ngủ, tổng thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo thói quen (tỷ lệ toàn bộ thời
gian ngủ và thời gian nằm trên giường), rối loạn giấc ngủ, việc sử dụng thuốc ngủ
(bao gồm cả thuốc được kê đơn và không kê đơn) và ảnh hưởng đến hoạt động ban
ngày.
- Biến độc lập:
+ Biến số tuổi: Biến định lượng, được ghi theo tuổi của NCTlấy năm hiện tại
trừ đi năm sinh.
+ Biến số giới: Biến định tính là nam giới hay nữ giới.
+ Biến trình độ học vấn: Biến định tính, biến ghi nhận dựa vào năm mà
người cao tuổi hoàn thành hoặc dừng lại chương trình học hoặc bằng cấp cao nhất
mag NCT có, được chia thành 5 nhóm là tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung
học, trung cấp/ cao đẳng, đại học hoặc cao hơn.
+ Biến nghề nghiệp trước kia: Biến định tính, là biến số ghi nhận về nghề
nghiệp chính mà NCT đã làm trước khi 60 tuổi được chia thành 5 nhóm là nơng
dân, cơng nhân, kinh doanh/ buôn bán, cán bộ, công chức, viên chức, khác.
+ Biến tình trạng hơn nhân: Biến định tính, ghi nhận tình trạng hơn nhân hiện
tại của NCT, được chia thành 4 nhóm là độc thân, kết hơn, li thân/ li dị, góa.


25

+ Biến thu nhập: Biến định lượng, ghi nhận theo số tiền mà trung bình mà
NCT tham gia nghiên cứu được nhận về trong 1 tháng, chia thành 5 nhóm: dưới 1
triệu, 1 - 2 triệu, 2 - 3 triệu, 3 - 4 triệu, trên 4 triệu.
+ Biến BMI: Biến định lượng gồm cân năng tính bằng kilogam, chiều cao
tính bằng centimet. Chỉ số BMI được tính bằng trọng lượng cơ thể tính bằng kg chia
cho chiều cao tính theo mét bình phương (kg /m2), theo cơng thức sau:
BMI = trọng lượng (kg) / chiều cao2 (m)
Tổ chức Y tế Thế giới được đề xuất cho các quốc gia ở Châu Á [20]:

Cân nặng thấp (gầy):
<18,5 kg/m2
Bình thường:
18,5-22,9 kg/m2
Thừa cân:
23-24,9 kg/m2
Béo phì:
> 25 kg/m2
+ Biến bệnh mạn tính: Biến định tính, nhiều lựa chọn, ghi nhận tình trạng
mắc 7 nhóm bệnh mạn tính là: các bệnh về tim mạch, hơ hấp, tiêu hóa, thần kinh,
nội tiết, cơ xương khớp và các bệnh về tiết niệu sinh dục. mỗi nhóm bệnh có 5 mức
độ là khơng có bệnh, có bệnh nhẹ, vừa nặng và rất nặng.
+ Biến gia đình: Biến định tính, ghi nhận tính trạng gia đình hiện tại của
NCT, được chia thành 5 nhóm: sống một mình, sống một mình cùng con cháu, sống
2 ơng bà, sống 2 ơng bà cùng con cháu, sống với người thân khác.
+ Biến tuổi về hưu: Biến định lượng, ghi theo tuổi của NCT khi về hưu.
+ Biến cảm nhận khi về hưu: Biến định tính, nhiều lựa chọn, ghi nhận tự
đánh giá của NCT khi về hưu, được chia thành 5 nhóm là: thoải mái bớt áp lực; hụt
hẫng, buồn; thu nhập mất ổn định; trở thành gánh nặng cho con cái; Có bệnh tật khi
về già hoặc khơng được con cái chăm sóc.
+ Biến cơng việc hiện tại hàng ngày: Biến định tính, nhiều lựa chọn, ghi
nhận cơng việc mà NCT tham gia hàng ngày hoặc các công việc trong gia đình.
Biến được chia thành 5 nhóm: đi làm có lương, nấu nướng, trông cháu, vệ sinh nhà
cửa, vườn; giao lưu, trị chuyện với hàng xóm, láng giềng (khác,...); làm ruộng.
Mỗi nhóm có 3 mức độ: Khơng, thỉnh thoảng, thường xun.
+ Biến tham gia các hoạt động tập thể của NCT: Biến định tính, nhiều lựa
chọn, ghi nhận các hoạt động tập thể hiện tại mà NCT tham gia, được chia thành 7
nhóm là: tham gia hội cựu chiến binh, tham gia hội phụ nữ, tham gia hội NCT xã,
phường, thành phố; tham gia hoạt động du lịch; đi lễ chùa; hoạt động thể dục thể
thao NCT. Mỗi nhóm được đánh giá theo 4 mức độ: khơng tham gia, ít tham gia,

thỉnh thoảng, thường xuyên.
+ Biến thực hành vệ sinh giấc ngủ: Biến định lượng, biến ghi nhận những
hành động mà người bệnh làm liên quan đến sự thực hành vệ sinh giấc ngủ và được
xác định bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn xung quanh 4 yếu tố về Quản lý
thời gian ngủ (câu 1,2,3,5); thói quen ăn uống trước ngủ (câu 4,6); thói quen sinh
hoạt trước ngủ (câu 7,9,12,), tâm trạng khi đi ngủ (câu 8,13) và yếu tố môi trường
ngủ (câu 10,11).
+ Biến trầm cảm: Biến định lượng, biến ghi nhận cảm nhận của NCT trong 2
tuần vừa qua thể hiện trên thang đánh giá tràm cảm Beck (BDI - II).


×