Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH sử DỤNG THUỐC KHÁNG SINH của NGƯỜI CHĂM sóc CHÍNH có TRẺ tại BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 110 trang )

B ộ GIÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ YTẾ

TRƯ ỜNG ĐAI
• H O• C ĐIÈU DƯỠNG NAM ĐINH


VŨ HỒNG NHUNG

T H ự C TRẠNG VÀ M Ộ T SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN K IẾN
THỨ C, TH Á I ĐÔ, THƯC HÀNH s ử DUNG THUỐC KHÁNG SINH
CỦA N G Ư Ờ I CHĂM SĨC CH ÍN H CÓ TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI
TỈN H NAM ĐỊNH, NĂM 2018

LUÂN
• VĂN THAC
• s ĩ ĐIÈU DƯỠNG

NAM ĐỊNH, 2018


B ộ GIÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ Y TẾ

TRƯ ỜNG ĐAI
• H O• C ĐIÈU DƯỠNG NAM ĐINH


VŨ H Ồ N G NHUNG



TH ựC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC,
THÁI Đ ộ, TH ựC HÀNH s ử DỤNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA NGƯỜI
CHĂM SĨC CHÍNH TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI NAM ĐỊNH, NĂM 2018

Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG

Mã số: 87.20.301

LUẬN VĂN THẠC s ĩ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN CÔNG.
TS. TRÀN VĂN LONG

NAM ĐỊNH, 2018


3

TĨM TẮT
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích và phương pháp chọn mẫu thuận tiện
thực hiện trên 410 người chăm sóc chính cho trẻ có sử dụng thuốc kháng sinh ở
khoa hơ hấp và khoa tiêu hóa của bệnh viện Nhi tỉnh Nam với mục tiêu (1) Mô tả
kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng kháng sinh của NCSC có trẻ đang điều trị
tại Bệnh viện Nhi Nam Định, năm 2018. (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến
kiến thức, thái độ,thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của NCSC có trẻ tại bệnh
viện Nhi Nam Định, năm 2018.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 410 người tham gia có 44,7% là
nữ, 25,4% là nam, 35,4% sống ở nông thôn. Tỷ lệ kiến thức đạt ( >8 điểm) chiếm
32,9%. Tỷ lệ thái độ đạt chiếm 46,6%. Điểm thực hành đạt khi ĐTNC mua thuốc
kháng sinh cho bản thân và cho trẻ có sử dụng đơn của Bác sĩ, tỷ lệ thực hành đạt

chiếm 37,8%.
Nghiên cứu đã tìm ra những yếu tố trình độ học vấn, nơi sinh sống, tiếp nhận
thông tin từ cán bộ y tế thực sự có liên quan đến kiến thức sử dụng kháng sinh của
người chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó cũng chỉ ra việc tiếp nhận thơng tin từ cán bộ y tế
và kiến thức của NCSC có liên quan đến thái độ sử dụng kháng sinh của người
chăm sóc trẻ. Đồng thời chỉ ra tham gia bảo hiểm y tế và dễ dàng tiếp cận cơ sở Y tế
có nguồn kháng sinh liên quan đến thực hành sử dụng kháng sinh của NCSC.
Kết luận và khuyến nghị: Kiến thức, thái độ, thực hành của NCSC vẫn cịn
thấp. Vì vậy cần tăng cường cơng tác quản lý SDKS, bệnh viện cần thực hiện tuyên
truyền lợi ích, tác hại và yêu cầu tuân thủ đúng đơn thuốc của cán bộ Y tế. cần
hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ hơn nữa quá trình NCSC sử thuốc kháng sinh cho
trẻ. Đối với người dân, tuyệt đối tuân thủ thuốc kê toa và hỏi ý kiến Bác sĩ/Điều
dưỡng/Dược sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em. Đặc biệt chú trọng
truyền thông cho những đối tượng ở khu vực nơng thơn, có trình độ học vấn dưới
THPT, người dễ dàng tiếp cận nguồn thuốc kháng sinh và những người có tham gia
BHYT.


4

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài “Thực trạng và một số yếu
tổ liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của
người chăm sóc chính có trẻ tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, năm 2018”, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cơ, gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp.
Với lịng biết ơn sâu sắc, học viên xin gửi lời tri ân đến Đảng ủy - Ban
Giám hiệu và toàn thể đội ngũ giảng viên Trường Điều dưỡng Nam Định, những
người đã đem tâm huyết và tri thức truyền dạy trong suôt q trình học viên học
tập tại trường.

Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn 2 thầy hướng dẫn của tôi TS. Nguyễn
Văn Công và TS. Trần Văn Long đã tận tâm hướng dẫn tơi hồn thành luận văn
này. Với kiến thức chuyên sauu cả về phương pháp lẫn chuyên môn của 2 thầy
đã giúp tôi đi đúng hướng nghiên cứu ngay từ những bước đi đầu tiên.
Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đang
công tác tại khoa Hô hấp và khoa Tiêu hóa của bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lời cho việc thực hiện luận văn của tôi.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
những người bạn thân thiết đã cùng tơi chia sẻ những khó khăn và dành cho tơi
những tình cảm, sự chăm sóc q báu trong suốt q trình học tập và hoàn thành đề
tài này.
Nam Định, ngày ... tháng ... năm 2018
HỌC VIÊN

Vũ Hồng Nhung


5

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc và được phép công bố.
Nam Định, ngày ... tháng ... năm 2018
HỌC VIÊN

Vũ Hồng Nhung



MỤC LỤC
TÓM TẮT

i

LỜI CẢM ƠN

ỉỉ

LỜI CAM ĐOAN

iii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG

iv

DANH MỤC BIỂU

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

ĐẶT VẤN ĐỀ

1


MỤC TIÊU NGHIÊN c ứ u

3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Thuốc kháng sinh:

4

1.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh:

5

1.3. Thực trạng kháng kháng sinh và hậu quả:

6

1.4. Nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh:

10

1.5. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho người dân để phòng kháng kháng sinh 10
1.6. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của
người dân

11


1.7. Các yếu tố hên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh 15
1.8. Khung lý thuyết

17

1.9. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

17

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

19

2.1. Đối tượng nghiên cứu

19

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

19

2.3. Thiết kế nghiên cứu

19

2.4. Mẩu nghiên cứu

19

2.5. Phương pháp thu thập số liệu


20

2.6. Biến số nghiên cứu

24

2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

24

2.8. Phương pháp phân tích số liệu:

25

2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu:

25


2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số
Chương 3: KẾT QUẢ

26
27

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:

27


3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ

30

3.3. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về sử kháng sinh cho trẻ

32

3.4. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ 34
3.5. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức của đối tượng nghiên cứu

37

3.6. Một số yếu tố liên quan tới thái độ của đối tượng nghiên cứu

41

3.7. Một số yếu tố liên quan tới thực hành của đối tượng nghiên cứu

45

Chương 4: BÀN LUẬN

49

4.1. Thông tin đối tượng nghiên cứu

49

4.2. Tiếp cận thông tin về kháng sinh


50

4.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng
sinh cho trẻ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2018

58

4.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu

64

KẾT LUẬN

66

1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ
đang điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2018:

66

2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng
sinh cho trẻ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2018
KHUYẾN NGHỊ

66
68

TÀI LIÊU THAM KHẢO


1: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu
PHỤ LỤC 2: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN cứu
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA NGHIÊN cứu
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu
PHỤ LỤC

PHU• LUC
• 5: BIỂN SỐ NGHIÊN c ứ u
PHỤ LỤC 6: BẢNG ĐIỂM KIẾN THỨC CỦA ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN cứu
PHỤ LỤC

7: BẢNG ĐIỂM THÁI Đ ộ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin đối tương nghiên cửu (n = 410)

27

Bảng 3.2. Thông tin của trẻ (h = 410)

29

Báng 3.3. Nguồn thông tin về thuốc kháng sinh mà ĐTNC tiếp cận (n = 410)

29

Bảng 3.4. Kiến thức của người chăm sóc chính về sử dung thuốc kháng sinh cho trẻ

(n=410ì

30

Bảng 3.5. Điểm trung bình chưng kiến thức (n = 410)

31

Bảng 3.6. Thưc trang thái đô sứ dung thuốc kháng sinh cho frẻ của đối tương nghiên cứu
(n=410ì

32

Bảng 3.7. Điểm trung bình chung thái đơ (n = 410)

33

Bảng 3.8. Thưc trang thưc hành sử dung thuốc khảng sinh cho trẻ của ĐTNC
(n=410)

34

Bảng 3.9. Lý do đối tượng cho con sứ dụng thuốc kháng sinh mà không kẽ đơn của
ĐTNC (n=205)

34

Bảng 3.10. Thưc trang thưc hành sử dung thuốc khảng sinh cho trẻ (n=410)

35


Bảng 3.11. Dễ dàng tiếp cận với cơ sở Y tế cỏ nguồn thuốc kháng sinh (n = 410) 36
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa đạc điểm nhân khẩu học với MĐKT của ĐTNC
(n=4101

37

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kiến thức của ĐTNC với các yếu tố truyền thơng fn= 4101 38
Bảng 3.14. Mơ hình hồi quy Logistic đa biến giữa kiến thức của đối tương nghiên
cửu và các biến ảnh hưởng (h=410)

39

Bảng 3.15. Mơ hình hồi quy Logistic đa biến giữa mức đô thái đô của đối tương
nghiên cứu và các biến cỏ p <0,05

40

Bảng 3.16. Kiểm đinh mức đơ chính xác của mơ hình.r n = 4101

40

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đăc điểm nhân khấu hoc với MĐTĐ của ĐTNC
(n=4101

41

Bảng 3.18. Mối lên quan giữa thái đô của ĐTNC với yếu tố truyền thông (n= 410)

42


Bảng 3.19. Mối hên quan giữa mức đô kiến thức vởỉ mức đô thái đô của ĐTNC (n= 4101 43


9

Bảng 3.20. Mơ hình hồi quy Logistic đa biến giữa kiến thức của đối tương nghiên
cửu và các biến ảnh hưởng

43

Bảng 3.21: Mơ hình hồi quy Logistic đa biến giữa MĐTĐ của ĐTNC và các biến cỏ
p <0.05

44

Bảng 3.22. Kiểm đinh mức đơ chính xác của mơ hình (n=41(B

44

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa MĐTH với đặc điểm chung của ĐTNC (n=410)

45

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa MĐTH của ĐTNC với yếu tố tuyền thông (n = 410) 46
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa mức đô kiến thức và thái đô với mức đô thưc hành của
ĐTNCfn = 41(»

47


Bảng 3.26. Mơ hình hồi quy Logistic đa biến giữa kiến thức của đối tượng nghiên
cửu và các biến ảnh hưởng

47

Bảng 3.27. Mơ hình hồi quy Logistic đa biến giữa mức đơ thực hành của đối tượng
nghiên cứu và các biến có p <0,05

48

Bảng 3.28. Kiểm đinh mức đơ chính xác của mơ hình.

48

Bảng 4.1 ■So sánh kết quả nghiên cửu

52


10

DANH MỤC
• BIỂU
Biểu đồ 3 ■1. Phân bố tuồi của đối tương nghiên cứu

27

Biểu đồ 3.2. Phân bố giới của đối tượng nghiên cửu (n = 410)

28


Biểu đồ 3.3. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 410)

28

Biểu đồ 3.4. Phân loai mức đô kiến thức của người chăm sóc chính (n= 410)

31

Biểu đồ 3.5. Phân loại mức đô thái độ đúng sử dung thuốc kháng sinh cho trẻ của đối
tương nghiên cứu (n=410)

33

Biểu đồ 3.6. Nguồn mua thuốc kháng sinh (n=410)

36

Biểu đồ 3.7. Phân loai thưc hành đủng sứ dung thuốc khảng sinh cho trẻ (n=410) 36


11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Giải thích
ANSORP(The Asian Network for Mạng lưới nghiên cứu châu A vê các tác
nhân kháng thuốc
Surveillance of Resistant Pathogens)
BHYT


Bảo hiểm Y tế

BS

Bác sĩ

CCVC

Công chức viên chức

ĐKKT

Điều kiện kinh tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

HIV (Human Immuno-deficiency Vừus)

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

KS

Kháng sinh


MĐKT

Mức độ kiến thức

MĐTĐ

Mức độ thái độ

MĐTH

Mức độ thực hành

MLQ

Mối liên quan

NCSC

Người chăm sóc chính

TĐHV

Trình độ học vấn

THPT

Trung học phổ thông



12

TNTT

Tiếp nhận thông tin

SDKS

Sử dụng kháng sinh

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế Thế giới


13

ĐẶT VẤN ĐÈ
Thuốc kháng sinh (Antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial
substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes),
có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác [2]. Thuốc kháng sinh có
cơng dụng rất rộng rãi, trong đó, được ứng dụng nhiều nhất là trên y học lâm sàng,
chủ yếu được dùng để ngăn ngừa và điều trị các hình thức viêm nhiễm do vi khuẩn
gây nên. Ngồi tác dụng dự phòng và điều trị bệnh tật cho người, thuốc kháng sinh
còn được dùng trong phòng và điều trị các bệnh gây hại đối với cây trồng và vật
nuôi, kích thích sự sinh trưởng của động thực vật và bảo quản thực phẩm... [9]
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với dữ liệu thu thập từ 114 quốc gia, cho
thấy mối đe dọa nghiêm trọng của tính kháng thuốc khơng cịn là một dự đốn ở
tương lai, mà là đang xảy ra và có khả năng ảnh hưởng đến bất kỳ ai, với mọi lứa
tuổi, ở bất cứ nơi nào trên thế giới [71]. Nếu không khẩn cấp phối họp hành động,

thì thế giới sẽ phải đối mặt với một kỷ nguyên hậu kháng sinh, khi đó các bệnh
nhiễm trùng thông thường hoặc các vết thương nhẹ trước đây có thể chữa trị được
thì nay có thể gây ra chết người do hiện tượng kháng thuốc; do đó, cần nỗ lực hơn
nữa trong việc ngăn chặn nhiễm trùng, thay đổi cách sản xuất, quy định và sử dụng
thuốc kháng sinh [11] [ 71].
Năm 2013, nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Thị Quỳnh Trang về thực
trạng sử dụng thuốc kháng sinh của 280 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Hưng Yên cho
thấy có 58,6% bà mẹ có kiến thức sử dụng kháng sinh (SDKS) đạt [12], kết quả này
của Nghiên cứucủa Trịnh Ngọc Quang (2006) tại Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ người dân
biết thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn còn thấp (42,2%) [18]. Kiến
thức của người dân về sử dụng thuốc kháng sinh còn thấp, kết quả này tương tự như
các kết quả nghiên cứu trên thế giới [29] [35].
Nếu việc nhận thức của cộng đồng về kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh bị
hạn chế. Thói quen tự chữa trị và “bắt chước” đơn thuốc của người dân sẽ dẫn đến
tình trạng sử dụng kháng sinh tùy tiện, góp phần làm gia tăng sự kháng thuốc [1].
Đây là vấn đề gặp rất nhiều, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi mà sự


14

tiếp cận thuốc kháng sinh một cách dễ dàng mà khơng cần đơn thuốc, trong đó có
Việt N am .
Để sử dụng đúng thuốc kháng sinh thì bên cạnh việc kê đơn thuốc của cán bộ y
tế thì người dân cũng cần biết cách sử dụng kháng sinh một cách cơ bản nhất. Kiến
thức thực hành rất quan trọng, nhất là đối với nhóm người dễ mắc bệnh truyền
nhiễm như trẻ em do trẻ là đối tượng phụ thuộc việc sử dụng thuốc vào người lớn.
Để góp phần cung cấp bằng chứng cho đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc
và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 do Bộ Y tế ban hành được thực hiện tại
tỉnh Nam Định nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an
toàn, họp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế đặc biệt là người kê đơn thuốc

và bán lẻ thuốc trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán
thuốc kê đơn trọng tâm là kháng sinh qua đó góp phần giảm tĩnh trạng kháng kháng
sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không họp lý [3] và nhằm đưa ra các khuyến
cáo phù họp, xây dụng các chương trình can thiệp truyền thơng - giáo dục sức khỏe
cho người dân góp phần gia tăng hiệu quả của đề án, tôi thực hiện nghiên cứu
“Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành sử
dụng thuốc kháng sinh của người chăm sóc chính có trẻ tại bệnh viện Nhi tỉnh
Nam Định, năm 2018”.


15

MỤC TIÊU NGHIÊN

cứu

1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người chăm
sóc chính có trẻ đang điều trị tại khoa hơ hấp và khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi
Nam Định, năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng
thuốc kháng sinh của người chăm sóc chính có trẻ đang điều trị tại bệnh viện
Nhi tỉnh Nam Định, năm 2018.


16

Chương 1
TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thuốc kháng sinh:
1.1.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì kháng sinh (Antibiotics) là những chất kháng
khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn,
nấm, Actinomycètes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác [2]
1.1.2. Định nghĩa kháng kháng sinhỉ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì kháng thuốc (Antimicrobial resistance)
là sự đề kháng của một vi sinh vật tới một loại thuốc kháng khuẩn mà ban đầu có
hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi sinh vật. Vi sinh vật kháng
thuốc (bao gồm vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng) có thể chịu đựng được sự tấn
công của các loại thuốc kháng khuẩn, chẳng hạn như các loại thuốc kháng vi khuẩn
(ví dụ như thuốc kháng sinh), kháng nấm, thuốc kháng virus và thuốc sốt rét vì vậy
mà các phương pháp điều trị chuẩn trở nên không hiệu quả và nhiễm trùng vẫn tồn
tại, gia tăng nguy cơ lây lan cho người khác. Sự đề kháng với kháng sinh đề cập cụ
thể đến sự đề kháng với thuốc kháng sinh {Antibiotic resistance) xảy ra trong các vi
khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng. Kháng thuốc là một thuật ngữ rộng lớn hơn, bao
gồm khả năng sự đề kháng tới các thuốc dùng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi
khuẩn khác như ký sinh trùng (ví dụ bệnh sốt rét), virus (ví dụ lao và HIV) và nấm
(ví dụ nấm Candida)[70]
1.1.3. Định nghĩa người chăm sóc chính:
Người chăm sóc chính là một người cung cấp sự chăm sóc, hỗ trợ và giúp đỡ
liên tục cho một người có khuyết tật, bệnh mãn tính (bao gồm bệnh tâm thần) hoặc
yếu đuối (trẻ em), không nhận tiền lương hoặc tiền công cho sự chăm sóc [16].
Dựa trên định nghĩa trên, tùy thuộc vào các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau thì
sẽ áp dụng phù họp. Nghiên cứu của chúng tôi định nghĩa người chăm sóc chính
của trẻ là người thường xun chăm sóc trẻ tại nhà, trực tiếp đưa người bệnh đi
khám bệnh hoặc trực tiếp chăm sóc người bệnh tại viện; dành thời gian chăm sóc


17

dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân hàng ngày cho người bệnh, trên 18 tuổi, sống cùng

với người bệnh (có thể là bố mẹ, anh chị, ông bà...).
1.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh:
1.2.1. Thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về viêc sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý cho
thấy hầu hết chỉ tập trung vào việc kiểm sốt kê đơn của Bác sĩ lâm sàng mà khơng
đi sâu phân tích việc tự sử dụng kháng sinh của đối tượng là người bệnh tự điều trị.
Những nghiên cứu này chỉ ra kháng sinh được mua tự do và có sẵn trên các kênh
bán hàng trực tuyến mà khơng cần đơn thuốc. Đây chính là nguyên nhân khiến
người dân tự điều trị và làm cho chất lượng chăm sóc ngày càng thấp [24].
Một cuộc khảo sát tại Mông cổ của Nakajima và cộng sự (2010) về việc tự ý
sử dụng kháng sinh của người dân trong cộng đồng cho thấy tỷ lệ mua nhiều loại
thuốc kháng sinh chiếm 52%, có hơn một nửa đối tượng nghiên cứu có thể dễ dàng
mua kháng sinh mà không cần đơn của Bác sĩ. Nghiên cứu đưa ra khuyến cáo là cần
có một cơ quan pháp lý để thúc đẩy việc thực thi pháp luật về các quy định của
thuốc ở Mông Cổ, để tạo nhận thức về sự nguy hiểm của kháng sinh đối với người
dân và các chiến dịch nâng cao kiến thức cho người dân là càn thiết [65].
Tại các vùng nông thôn ở Hy Lạp việc sử dụng kháng sinh không theo đơn của
bác sĩ mà tự ý mua thuốc tại các hiệu thuốc cũng rất phổ biến. Nghiên cứu của
Skiliros (2010) cho thấy 44% sử dụng kháng sinh khơng đơn ít nhất 1 lần trong 12
tháng qua và 72,6% sử dụng thuốc không cần đơn của Bác sĩ [33].
Một cuộc khảo sát về SDKS không cần đơn của Youself và cộng sự ( 2008)
cho thấy có tới 42,5% đối tượng nghiên cứu sử dụng kháng sinh không họp lý. Khi
nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của tình hạng này thi lý do bệnh nhẹ chiếm
tỷ lệ 46,4%, sợ tốn kém chi phí là 31,4%. Các thơng tin thuốc kháng sinh lấy từ
người bán thuốc và bạn bè lần lượt là 14,2% và 17.6% [20]
Theo một nghiên cứu khác của Al- Azzam SL tại Jordan ( 2007) khi khảo sát
về sự phổ biến của việc sử dụng kháng sinh không họp lý cho kết quả 39,5% sử
dụng kháng sinh khơng có đơn của cán bộ Y tế. Việc này có liên quan đến tuổi, thu



18

nhập, trình độ học vấn. Các đối tượng nghiên cứu cho rằng kinh nghiệm trước đây
của họ về SDKS và những đơn thuốc cịn sót lại là ngun nhân chính khiến họ
không sử dụng kháng sinh theo đơn [66].
1.2.2. ViêtNam
m

Tại Việt Nam hàng năm nhập khẩu và sản xuất thuốc chiếm tỷ lệ khá lớn vào
khoảng 200 - 400 triệu đơ la. Bên cạnh đó các bệnh nhiễm khuẩn vẫn luôn là mối
quan tâm của ngành Y tế đặc biệt tình hình nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao .Vì vậy KS
vẫn là thuốc được sử dụng phổ biến chiếm gần một nửa 30 - 40% [14].
Một khảo sát của Ma Than Quế 6 tháng đầu năm 2007 tại Bệnh viện đa khoa
Hàm Yên, tỉnh Tuyên quang cho thấy việc SDKS khơng tương xứng với mơ hình
bệnh tật. Tỷ lệ sử dụng thuốc KS ở bệnh nhân nội trú và ngoại trú lần lượt là 67,3%
và 69,4%. Trong nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ bệnh nhiễm trùng cao nhất là 50,4% vậy
khi so sánh với tỷ lệ kháng sinh được ĐTNC sử dụng lại vượt xa nhu cầu thực tế.
Có thể thấy rằng việc SDKS tại bệnh viện đa khoa Hàm Yên là chưa họp lý, tuy
nhiên vẫn phải có những nghiên cứu khác để làm rõ vấn đề này [7].
Thói quen tự mua thuốc của người dân tại các hiệu thuốc của người dân trước
khi đến khám và điều trị tại cơ sở y tế là khá phổ biến tại Việt Nam. Điều này được
nhìn thấy trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Trung (2006) . Đây chính là
chính là nguyên nhân khiến cho bệnh ngày càng nặng, tốn kém chi phí mà hiệu quả
điều trị khơng cao. Nếu việc bán thuốc kê đơn được quản lý chặt ché, sự tuyên
truyền giáo dục người dân về SDKS được nâng cao có thể tình trạng bệnh của
người dân đã khỏi ngay từ ban đầu [10].
1.3. Thực trạng kháng kháng sinh và hậu quả:
1.3.1. Thực trạng kháng kháng sinh:
1. 3. 1. 1. Thế giới
Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc đã trở

nên báo động. Gánh nặng về chi phí điều trị do các bệnh nhiễm khuẩn gây ra khá
lớn do việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền.


19

Số liệu nghiên cứu giám sát ANSORP từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2001 của
14 trung tâm từ 11 nước Đông Nam Á cho thấy tỷ lệ kháng cao của vi khuẩn
pneumoniae. Trong số 685 chủng vi khuẩn

s.

s. pneumoniae phân lập được từ người

bệnh, có 483 (52,4%) chủng khơng cịn nhạy cảm với penicillin, 23% ở mức trung
gian và 29,4% đã kháng với penicillin (MIC > 2mg/l). Kết quả phân lập vi khuẩn
cho thấy tỷ lệ kháng penicillin ở Việt Nam cao nhất (71,4%) tiếp theo là Hàn Quốc
(54,8%), Hồng Kông (43,2%) và Đài Loan (38,6%). Tỷ lệ kháng erythromycin cũng
rất cao, ở Việt Nam là 92,1%, Đài Loan là 86%, Hàn Quốc là 80,6%, Hồng Kông là
76,8% và Trung Quốc là 73,9%. số liệu từ nghiên cứu giám sát đa trung tâm đã
chứng minh rõ ràng về tốc độ và tỷ lệ kháng của s. pneumoniae tại nhiều nước châu
Á,những noi có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất thế giới[68].
Theo số liệu nghiên cứu KONSAR từ 2005-2007 ở các bệnh viện Hàn
Quốccho thấy

s. aureus kháng Methicillin

(MRSA) 64%; K. pneumoniae kháng

cephalosporin thế hệ 3 là 29%; E. colỉ kháng fluoroquinolone 27%, p. aeruginosa

kháng 33%, Acỉnetobacter spp. kháng 48%; p. aeruginosa kháng amikacin 19%,
Acinetobacter spp. kháng 37%. E. faecium kháng vancomycin và Acinetobacter
spp. kháng imipenem tăng lên dần. Tỷ lệ kháng phát hiện tại các phòng xét nghiệm
của E. colỉ và K. pneumoniae đối với cephalosporin thế hệ 3 và p .aeruginosa đối
với imipenem cao hom trong bệnh viện [50].
Năm 2014, Báo cáo "Kháng thuốc: Báo cáo về giám sát trên toàn cầu" của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp bức tranh toàn diện nhất về sự đề kháng với
kháng sinh cho đến nay với dữ liệu từ 114 quốc giaheo. Phát hiện chính từ báo cáo
bao gồm sự đề kháng tới điều trị với các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất trong
điều trị các nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng do vi khuẩn đường ruột phổ biến
là Klebsiella pneumoniae với thuốc kháng sinh carbapenem đã lây lan sang tất cả
các vùng trên thế giói. K. pneumoniae là một nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn
mắc phải ở bệnh viện như viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và
bệnh nhân ở đơn vị chăm sóc tích cực. Ở một số nước, vì sự đề kháng nên kháng
sinh carbapenem sẽ khơng cịn tác dụng trong hơn một nửa số người được điều trị


20

các bệnh nhiễm trùng do K. pneumoniae. Sự đề kháng đến một trong những các loại
thuốc kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị nhiễm trùng đường tiểu
do E.colỉ với fluoroquinolones là rất phổ biến. Trong những năm 1980s, khi các loại
thuốc này lần đầu tiên được đưa vào sử dụng thì sự đề kháng gần như bằng khơng.
Ngày nay, có nhiều quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới, sự điều trị này hiện nay là
không hiệu quả trong hơn một nửa số bệnh nhân. Thất bại điều trị với thuốc thế hệ
mới nhất cho bệnh lậu-thế hệ thứ ba là cephalosporin đã được xác nhận ở Áo, úc,
Canada, Pháp, Nhật Bản, Na u, Slovenia, Nam Phi, Thụy Điển và Vương quốc Anh
với hơn 1 triệu người bị nhiễm bệnh lậu trên toàn thế giới mỗi ngày. Sự đề kháng
với kháng sinh khiến cho con người bị bệnh lâu hơn và làm tăng nguy cơ tử vong,
ví dụ những người bị nhiễm tụ càu vàng đề kháng với methicillin

(MRSA methicillin resistant Staphylococcus aureus) được ước tính là 64% nhiều
khả năng gây chết người hơn so với những người bị nhiễm mà khơng có sự đề
kháng với thuốc, kháng thuốc cũng làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe với đợt nằm
viện dài hơn và đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt [70].
1.3.1.2. Việt Nam:
Tài Việt Nam, tổng kết các kết quả báo cáo tính nhạy cảm của các kháng sinh
đã được tiến hành từ năm 2003-2006 cho thấy tỉ lệ đề kháng của Klebsiella spp. đối
với các kháng sinh cephalosporins thế hệ 3, thế hệ 4, fluoroquinolon và aminosid đã
tăng nhanh từ >30% trong năm 2003 lên >40% trong năm 2006; đối với
Pseudomonas spp. từ >40% trong năm 2004 lên >50% trong năm 2006 và đối với
Acỉnetobacter spp. từ >50% trong năm 2004 lên >60% trong năm 2006. Trong khi
imipenem/cilastatin, carbapenem được đưa vào thị trường Việt Nam mới gần được
10 năm, cũng đã giảm nhạy cảm đối với các trực khuẩn gram âm không sinh men.
Tỷ lệ đề kháng imipenem/cilastatin của Pseudomonas spp. tăng dần qua các năm
12,5% (2003), 15,5% (2005) và 18,4% (2006) [61]
Theo báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt
Nam năm 2008-2009 cho thấy tình trạng kháng kháng sinh cũng cho thấy mức độ
đáng báo động tại tất cả các bệnh viện. Mức độ kháng kháng sinh phổ biến trong


21

nhóm vi khuẩn Gram-âm bao gồm: Acinetobacter sp., Pseudomonas, E. coli và
Klebsiella sp. Nhìn chung, khoảng 30-70% vi khuẩn Gram âm kháng các kháng
sinh cephalosporin thệ hệ 3 và 4, xấp xỉ 40-60% kháng với các kháng sinh
nhóm

aminoglycosides




fluoroquinolones. Có tới 40% các chủng

Acinetobactergiảm nhậy cảm với imipenem. Tỉ lệ kháng cao nhất của các vi khuẩn
Gram âm với kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 4 tại các bệnh viện khu vực
phía Bắc noi mà có mức độ sử dụng nhóm kháng sinh này cao hom hai khu vực còn
lại, điều này chứng tỏ có sự liên quan giữa mức độ sử dụng kháng sinh và tình trạng
kháng kháng sinh [4]
1.3.2. Hậu quả
Kháng thuốc không phải là một hiện tượng mới, tuy nhiên mức độ ngày càng
ừầm họng và tốc độ gia tăng của vấn đề này ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe cộng
đồng. Kết quả là chỉ sau 70 năm kể từ khi giới thiệu thuốc kháng sinh, chúng ta đang
phải đối mặt với khả năng của một tưomg lai khơng có thuốc kháng sinh điều trị hiệu
quả đối với một số bệnh nhiễm khuẩn, nhất là đối với các phẫu thuật và phưomg pháp
điều trị như hóa trị liệu ung thư và cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người.
Báo cáo "Kháng thuốc: Báo cáo về giám sát trên toàn cầu" của WHO lưu ý
rằng sự đề kháng đang diễn ra trên nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau nhưng báo
cáo tập trung vào sự đề kháng với kháng sinh trong 7 loại vi khuẩn khác nhau chịu
trách nhiệm cho các bệnh nghiêm trọng phổ biến như nhiễm trùng đường máu
(nhiễm trùng huyết), tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lậu.
Kết quả gây ramột mối quan ngại cao, dẫn chứng về sự đề kháng với các thuốc
kháng sinh, đặc biệt là các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất trong tất cả các vùng
trên thế giới [70].
Ngoài ra, kháng thuốc gây ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn
mới, đặc biệt ở người bệnh bị nhiễm khuẩn do sinh vật đa kháng (MDR).
Các chi phí xã hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng
thuốc đặt gánh nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội: do thời gian điều


22


trị kéo dài, tiên lượng xấu và lãng phí nhiều chi phí tiền thuốc do sử dụng thuốc
khơng phù họp [1]
1.4. Nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh:
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh, trong đó việc lạm
dụng kháng sinh trong cả ngành y tế và nông nghiệp là yếu tố quan trọng nhất.
Trong cộng đồng, người bệnh có thểmua và sửdụng kháng sinh tùy ý mà không
cần đơn của bác sỹ, dẫn đến việc tạo ra những loại vi khuẩn có sức đề kháng mạnh.
Tại các bệnh viện do sốlượng người bệnh quá đông; nhiều người bệnh suy
giảm hệthống miễn dịch nặng; nhiều thiết bị và kỹ thuật mới được áp dụng; vi
khuẩn từ cộng đồng tăng đề kháng; kiểm soát nhiễm khuẩn, thực hành cách ly, sự
tuân thủ chưa hiệu quả; tăng sử dụng kháng sinh dự phòng; tăng điều trị kháng
sinh cho nhiều loại vi khuẩn theo kinh nghiệm; sử dụng kháng sinh nhiều theo
vùng, theo thời gian.
Việc sử dụng kháng sinh không họp lý, khơng hiệu quả đang là vấn đề có
phạm vi ảnh hưởng rộng khắp ởmọi cấp độ chăm sóc y tế, là nguyên nhân làm tăng
đáng kể chi phí khám chữa bệnh, tiền mua kháng sinh luôn chiếm khoảng 50% kinh
phí thuốc của các bệnh viện[l]
1.5. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho người dân để phòng kháng kháng sinh
Theo WHO khuyến cáo người dâncó thể giúp giải quyết kháng thuốc bằng
cách sử dụng thuốc kháng sinh chỉ khi có chỉ định của bác sĩ (using antibiotics only
when prescribed by a doctor); hoàn thành sử dụng thuốc theo đơn đầy đủ, ngay cả
khi cảm thấy tốt hơn (completing the full prescription, even if they feel better);
không bao giờ chia sẻ thuốc kháng sinh với những người khác hoặc sử dụng thuốc
cịn sót lại (never sharing antibiotics with others or using leftover prescriptions) [70]
Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, tiến hành vệ sinh
thực phẩm tốt, tránh tiếp xúc gần gũi với người ốm và cập nhật vắc-xin mới nhất
(preventing infections by regularly washing hands, practicing good food hygiene,
avoiding close contact with sick people and keeping vaccinations up to date); chỉ sử



23

dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi một chuyên gia y tế được được chứng nhận
(only using antibiotics when prescribed by a certified health professional) [70]
1.6. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của
người dân
1.6.1. ViêtNam
Năm 2013, nghiên cứu mô tả cắt ngang kết họp định tính và định lượng
củaNguyễn Thị Quỳnh Trang về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của 280 bà
mẹ có con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã Đơng Kết, huyện Khối
Châu, tỉnh Hưng Yên cho thấy có 58,6% bà mẹ có kiến thức sử dụng kháng sinh
(SDKS) đạt, 97,9% cho rằng SDKS cần có đơn; vẫn có 2,1% cho rằng SDKS khơng
cần đơn. v ề thời gian SDKS có 45,3% cho rằng dùng trong ngày; 54,7% dưới 5
ngày. Chỉ có 21,1% bà mẹ biết uống thuốc đúng liều và đủ số ngày quy định, v ề
cách xử trí sau 2-3 ngày mà bệnh khơng đỡ có 52,9% bà mẹ biết đưa trẻ đi khám
lại; 32,5% cho rằng đổi KS khác; 0,7% tăng liều lên. v ề tác hại khi SDKS không
đúng chỉ có 21,4% bà mẹ biết đến kháng thuốc KS; 15,7% cho rằng bị dị ứng với
thuốc; 38,2% biết dấu hiệu điển hình của dị ứng là mẩn ngứa ban đỏ; 94,4% biết
cách xử trí khi trẻ bị dị ứng là đưa ngay đến CSYT. v ề thực hành đúng SDKS của
bà mẹ vẫn cịn rất thấp chỉ có 38%. 20.9% bà mẹ SDKS theo đơn của bác sĩ, 13,3%
sử dụng đúng theo đơn và 77,8% lý do không sử dụng đúng theo đơn là bệnh đỡ rồi.
Đối với bà mẹ SDKS cho trẻ khơng theo đơn có 75% ngừng dùng thuốc sau 2-3
ngày dùng. Có tinh trạng lạm dụng thuộc trong điều trị các bệnh liên quan đến
đường hô hấp chung 91,1%. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc trước khi mua chỉ có
42,4% [12].
Nghiên cứu của Trịnh Ngọc Quang (2006) về kiến thức, thái độ và thực hành
sử dụng thuốc kháng sinh của các hộ gia đình xã Việt Đoàn - huyện Tiên Du - Bắc
Ninh cho thấy tỷ lệ người dân biết thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn
còn thấp (42,2%). 93,8% người dân biết sử dụng kháng sinh phải có đom của thầy

thuốc, 20% có biết sử dụng kháng sinh đúng cách; 63,5% biết xử trí khi sử dunkg
kháng sinh sau 2-3 ngày khơng đỡ; 88,1% biết phải kiểm tra hạn thuốc trước khi sử


24

dụng. Người dân vẫn có thái độ khơng đúng với việc sử dụng kháng sinh trong điều
trị như rút ngắn ngày điều trị, coi thuốc kháng sinh càng đắt tiền thi càng tốt. Tỷ lệ
thực hành sử dụng kháng sinh thấp 37,2%. Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc kháng
không có đơn của bác sĩ vấn cịn cao 51,1% và 32,6% không tuần thủ theo đơn, chủ
yếu là rút ngắn ngày điều trị (63,6%) [18].
Năm 2017, Nguyễn Văn Tiến và cộng sự đã thực hiện Nghiên cứu mô tả cắt
ngang thực hiện trên 392 đối tượng nhằm mô tả kiến thức, thực hành và xác định
một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng thuốc
kháng sinh tại một số xã, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình năm 2017. Kết quả
cho thấy: 65,6% người dân có kiến thức đúng và 56,4% người dân có thực hành
đúng về sử dụng kháng sinh an tồn, họp lý [15].
Nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội năm 2003 chỉ ra rằng thực trạng sử dụng
kháng sinh cho trẻ trước khi điều trị của 356 bà mẹ và người chăm sóc trẻ có 43%
SDKS khơng kê đơn, 57% SDKS đề điều trị các bệnh về hô hấp và 21,8% SDKS để
điều trị bệnh đường tiêu hóa, 18,8% khi sốt và 37,6% SDKS dưới 3 ngày. Các yếu
tố về TĐHV và nghề nghiệp của các bà mẹ có liên quan đến kiến thức và thực hành
SDKS [5].
Theo nghiên cứu của Tràn Đình Kim ( 2005) tại xã Vĩnh Phú - Thanh An Bình Dương cho kết quả về kiến thức sử dụng kháng sinh của các bà mẹ tại đây cho
thấy 33,5% có kiến thức SDKS đạt. Những yếu tố như TĐHV và loại dịch vụ y tế
thường xuyên tiếp cận với kiến thức về kháng sinh của nhóm các bà mẹ này [17]
1.6.2. Thế giới
Nghiên cứu tổng quan tài liệu về kiến thức, thái độ sử dụng kháng sinh của bố
mẹ có trẻ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp của Lourdes Cantarero-Arévalo và cộng
sự (2017) với 43 nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn (12 nghiên cứu định tính

và 31 nghiên cứu định lượng) cho thấy kiến thức về sử dụng kháng sinh của các
nghiên cứu định tính nhấn mạnh nhu cầu sử dụng kháng sinh có liên quan đến các
triệu chứng và kinh nghiệm của cha mẹ, họ nghĩ họ dễ dàng kê đơn khi cần
thiết[43]. Các triệu chứng bao gồm viêm amidan và đau tai [43], chảy nước mũi


25

màu xanh và sốt [51] [72]. Barden và cộng sự đã nhận ra rằng một vài cha mẹ Mỹ
tin rằng kháng sinh phổ rộng sẽ nhanh chóng điều trị nhiễm trùng. Các nghiên cứu
định lượng trên toàn thế giới cho thấy kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh biến động
theo từng quốc gia. Trong khi các nghiên cứu tại Mỹ và Châu Âu cho thấy có 55%
phụ huynh biết thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả chống vi khuẩn[46] thì một vài
nghiên cứu ở Trung Đông và châu Á con số này chưa quá 20% [30][ 38][56][ 60].
Nghiên cứu cắt ngang của Eglẻ Pavydẻ và cộng sự (2015) về kiến thức, niềm
tin và hành vi sử dụng kháng sinh và tự sử dụng kháng sinh của 1005 người dân tại
Lithuania. Kết quả cho thấy hon một nửa đối tượng nghiên cứu (61,1%) có kiến
thức chưa tốt về kháng sinh. Gần một nửa đối tượng không định nghĩa được thuốc
kháng sinh như hiệu quả của kháng sinh ảnh hưởng đến virus (26%) hay cả virus và
vi khuẩn (21,7%). Nhóm tác giả kết luận, về kiến thức thuốc kháng sinh của người
dân Lithuanian còn thấp, thầy thuốc và dược sĩ cần cung cấp thêm nhiều thông tin
cách sử dụng thuốc kháng sinh. Và tự ý sử dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề
nghiêm trọng tại Lithuanian cần được chú ý nhiều hơn [35].
Nghiên cứu cắt ngang của Chan G c và Tang s F (2006) về kiến thức, thái độ
sử dụng thuốc kháng sinh đường hô hấp trên của trẻ đến khám tại bệnh viện Batu Malaysia. Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, khi phụ huynh mang trẻ đến
khám tại tại khoa ngoại trú với tiêu chuẩn lựa chọn là người có quốc tịch Malaysian,
trẻ dưới 12 tuổi có các triệu chứng liên quan đến các nhiễm khuẩn đường hô hấp
trên như sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi và có vấn đề về tai. Tiêu chuẩn loại trừ là
các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như khị khè, thờ dốc, khó thở
đều. Sử dụng bộ công cụ phát vấn và hầu hết các câu hỏi được trả lời dưới dạng

có/khơng hoặc thang đo Likert, khơng có câu hỏi mở. Kết quả cho thấy, có 421 phụ
huynh tham gia đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn. 29% phụ huynh cho rằng tình trạng
bệnh đường hơ hấp ừên của con họ cần thêm kháng sinh nhưng lại không được kê,
17% tin rằng thuốc kháng sinh không cần thiết. Có 28% phụ huynh yêu cầu thêm
thuốc kháng sinh và 93% đã nhận được thêm thuốc kháng sinh cho con họ. Khoảng
31% không yêu cầu thêm thuốc kháng sinh phàn nàn rằng bác sĩ ở phòng khám tư


×