Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tình hình sâu răng ở trẻ 25 60 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện vụ bản và thành phố nam định tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 95 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

BÙI THỊ TUYẾT ANH

TÌNH HÌNH SÂU RĂNG ở TRỄ 25 - 60 THÁNG TUỔI
VÀ MỘT SÔ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN
VỤ BẢN VÀ THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH - TỈNH NAM DỊNH

LUẬN VĂN THẠC S Ỹ Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH: Y T Ế CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.76

Người hướng dẫn khoa học:
1. P G S .T S . PHẠM VĂN TRỌNG
2. TS. NINH VĂN MINH

Thái Bình - 2006


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu và hồn thành luận văn cao học tơi đã
nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của nhiều cơ quan, đơn vị, các thày các cô và
bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, phòng Quản lý khoa học, khoa Y tế Cổng
cộng và các Phòng, Ban Trường Đại học Y Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi trong q trình học tập và tiến hành đề tài nghiên cứu.
Tồi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
-

PGS .TS Phạm Văn Trọng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học


Y Thái Bình.

-

PGS. TS Trịnh Đình Hải, Viện Trưởng Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia.

-

TS Ninh Văn Minh, Trường Đại học Y Thái Bình.

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tơi trong q trình nghiên cứu và hồn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn chuyên khoa hệ ngoại
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành khố
học này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Hiệp hội khoa học Tỉnh Nam Định và sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Nam Định, Phòng Y tế và Ban Giám hiệu cùng cô giáo các
trường mầm non thuộc thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định đã
cho phép tôi thực hiện đề tài nghiên cứu trên địa bàn và hỗ trợ tích cực trong q
trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ tôi rất nhiều trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Thái Bình ngày 25/ 10/ 2006

(Sò/

^ĩuụĩlt cJlnlĩ


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trên luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
một cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

(Bìii

thị&uụ


DANH MỤC CÁC CHỮVIÊT TẮT

A

Răng lành

B

Răng sâu ngà

b

Răng sâu biến chứng

c

Răng hàn sâu tái phát


Dmft (DMFT)

Sâu, mất, trám răng (Decay, missing, filling tooth)

ĐT

Điều tra

ĐSR

Đa sâu răng (Rampant caries)

ĐSRTT

Đa sâu răng trầm trọng (Rampant Severe Caries)

EACC

Sâu răng sớm ở trẻ nhỏ (Early childhood caries)

H

Răng hàn

M

Răng mất




Nam Định

OR

Tỷ xuất chênh (Odds Ratio)

FTTH

Phổ thơng trung học

Tl

Viêm tuỷ có hồi phục

T2

Viêm tuỷ khơng hồi phục

Tp

Thành phố

51

Sâu men

52

Sâu ngà nông


53

Sầu ngà sâu

SD

Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

SR

Sâu răng (Dental caries)

SRBB

Sâu răng do bú bình (Nursing Bottle Caries)

VB

Vụ Bản

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ

1


MỤC TIÊU NGHIÊN cứ u

3

CHUƠNG 1 - TỔNG QUAN

4

1.1. Nguyên nhân và phân loại sâu răng ở trẻ em

5

1.2. Tinh hình sâu răng trẻ em

11

1.3. Yếu tố nguy cơ

17

CHUƠNG 2 - ĐỐI TUỢNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

25

2.1. Đối tượng nghiên cứu

25

2.2. Phương pháp nghiên cứu


25

CHUƠNG 3 -KẾTQUẢ NGHIÊN CỨU

38

3.1. Tình hình bệnh sâu răng và chỉ số dmft

38

3.2. Một số yếu tố liên quan đến sâu răng trẻ em

48

CHUƠNG 4 - BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng bệnh sâu răng của trẻ em lứa tuổi mầm non

57
57

huyện Vụ Bản và thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến sâu răng trẻ em

64

KẾT LUẬN

77

KHUYẾN NGHỊ


78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

Phần tiếng Việt

79

Phần tiếng Anh

^

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh lâm sàng SR, đa SR, đa SR trầm trọng
Phụ lục 2: Phiếu điều tra răng miệng trẻ em
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn sức khoẻ răng miệng trẻ (phần
dành cho phụ huynh)


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU Đ ổ

Tỷ lệ trẻ được điều tra phân theo nhóm tuổi, vùng

38

Tỷ lệ trẻ được điều tra phân theo nhóm tuổi - giới


38

Tỷ lệ sâu răng theo nhóm tuổi

39

Tỷ lệ sâu răng phân bố theo tuổi - giới

40

Tỷ lệ sâu các nhóm răng theo tuổi

41

Tỷ lệ đa sâu răng theo nhóm tuổi

42

Tỷ lệ đa sâu răng trầm trọng theo nhóm tuổi

43

So sánh tỷ lệ sâu răng, đa sâu răng và đa sâu răng trầm
trọng giữa Tp Nam Định và Vụ Bản

45

Chỉ số dmft cho từng vùng

45


Chỉ số dmft cho từng nhóm tuổi

46

Tỷ lệ trẻ sâu răng và chỉ số dmft theo nhóm tuổi

47

Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ tới tình hình sâu
răng trẻ em

48

Tỷ lệ sâu răng ở trẻ phân theo nghề nghiệp của mẹ

49

Liên quan giữa ngậm bình sữa thường xuyên khi ngủ với
sâu răng ở trẻ thuộc độ tuổi 25-36 tháng

50

Liên quan giữa thức ăn thêm của trẻ là sữa bột khi trẻ đã
ngồi một tuổi với tình trạng sâu răng

51

Liên quan giữa thói quen sử dụng sữa nước(sữa hộp uống
liền) của trẻ với tình trạng sâu ràng


52

Liên quan giữa thói quen sử dụng bánh kẹo của trẻ với
tình trạng sâu răng
Liên quan giữa thói quen sử dụng đồ uống có ga với tình
trạng sâu răng

52


Bảng 3.19. Liên quan giữa thời điểm bắt đầu chải răng của trẻ với
tình trạng sâu răng
Bảng 3.20. Liên quan giữa tần số chải răng của trẻ với tình trạng SR

53
54

Bảng 3.21. Liên quan giữa không vệ sinh răng miệng sau khi ăn với
tình trạng sâu răng

54

Bảng 3.22. Liên quan giữa việc cha mẹ không tham gia giúp trẻ vệ
sinh răng miệng với tình trạng sâu răng

55

Bảng 3.23. Tỷ lệ trẻ đi khám và điều trị răng miệng tại Tp Nam Định
và Vụ Bản


55

Bảng 3.24. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến trẻ có đa sâu răng
nhưng cha mẹ khơng cho đi khám đã trên một năm

56

Biểu đồ 1. Tỷ lệ sâu răng theo nhóm tuổi

39

Biểu đồ 2. Tỷ lệ đa sâu răng theo nhóm tuổi

42

Biểu đồ 3. Tỷ lệ đa sâu răng trầm trọng theo nhóm tuổi

44

Biểu đồ 4. Trình độ học vấn của bà mẹ ở Tp Nam Định và Vụ Bản

48

Biểu đồ 5.

Tỷ lệ ngậm bình sữa ở trẻ 25-36 tháng tuổi tại Tp Nam
Định và Vụ Bản

50



ĐẶT VẤN ĐỀ

Răng sữa ở trẻ em cũng quan trọng như răng vĩnh viễn, bộ răng góp phần
tạo nên nét đẹp của khuôn mặt và nụ cười xinh xắn. Khi răng sữa khoẻ mạnh
sẽ giúp cho trẻ ăn nhai, nói chuyện và giữ chỗ cho ràng vĩnh viễn sau này
mọc đúng chỗ, đều và đẹp. Ngoài chức năng ăn nhai, răng sữa cịn đóng vai
trị quan trọng trong việc phát triển xương hàm. Nếu vì một lý do nào đó mà
răng sữa mất quá sớm hay chậm rụng thì các răng vĩnh viễn mọc dễ bị chen
chúc, không đều nhau và dẫn đến hậu quả là xáo trộn khớp cắn. Đối với trẻ
nhỏ, răng sữa có thể sâu tiến triển và biến chứng nhanh. Sâu răng có thể ở
một hoặc nhiều răng (đa sâu răng), và đây có thể là nguy cơ của các tổn
thương mầm răng vĩnh viễn. Nhiều nghiên cứu đáng tin cậy đã cho thấy ở
những trẻ sâu răng trầm trọng, sự tăng trưởng chiều cao cân nặng bị ảnh
hưởng rất nhiều [20], [25], [28], [48], [61]. Chính vì thế việc phát hiện sớm
và điều trị kịp thời sâu răng ở lứa tuổi mầm non là hết sức cần thiết.
Sâu răng ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên
nhân chủ yếu gây sâu răng sớm ở trẻ em là do chế độ ni dưỡng và những
thói quen có hại trong sinh hoạt. Sự thiếu quan tâm chăm sóc răng miệng trẻ
em của gia đình và trường mầm non có thể dẫn đến nhiều hậu quả trầm trọng
của hệ răng sữa. Tỷ lệ sâu răng trẻ em lứa tuổi mầm non liên quan rất nhiều
đến sự quan tâm, giáo dục của gia đình, xã hội và đặc biệt là nhận thức của
các bà mẹ trong việc hình thành những thói quen có lợi cho sức khỏe răng
miệng của trẻ.
Sâu răng ở trẻ em Việt Nam mang tính phổ biến (tỷ lệ sâu răng sữa ở độ
tuổi 6-12 là 85%) [1], đã và đang có những ảnh hưởng sâu sắc đến sức khoẻ
chung của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay sự quan tâm chăm sóc của ngành y tế
cũng như của gia đình đối với trẻ em chưa được đầy đủ. Điều này thể hiện ở



2

chỉ số đáp ứng khám và điều trị của trẻ em lứa tuổi mầm non cịn rất thấp [7].
Chính vì thế cần thiết phải có những nghiên cứu nhằm xác định tình hình sâu
răng của trẻ mầm non và những tác động của nó đến sức khoẻ của trẻ, để có
thể đưa ra những giải pháp can thiệp hiệu quả.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về bệnh sâu răng và các yếu tố liên quan ở lứa
tuổi mầm non còn rất ít. Chương trình nha học đường triển khai trên tồn
Quốc nhưng chủ yếu tập trung vào lứa tuổi từ 6-12.
Hiện tại, miền Bắc chưa có số liệu chính thức nào thông báo về tỷ lệ sâu
răng và các yếu tố liên quan ở lứa tuổi 25-60 tháng . Theo một tác giả ở miền
Nam, nghiên cứu được tiến hành tại một quận của thành phố Hồ Chí Minh,
thì tỷ lệ sâu răng sữa ở lứa tuổi này là 62,2%. Như vậy để thực hiện mục tiêu
của “Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ” và mục tiêu của ngành đến
2010 là giảm 40% bệnh sâu răng, thì chúng ta cần mở rộng hướng nghiên
cứu trên đối tượng là trẻ em mầm non [72], Giáo dục sức khỏe răng miệng
cho các bà mẹ và trẻ em lứa tuổi mầm non nếu được thực hiện tốt chắc chắn
sẽ đem lại những đóng góp rất to lớn trong chương trình chăm sóc sức khỏe
răng miệng cho cộng đồng nói chung và việc hạ thấp tỷ lệ sâu răng nói riêng.
Vì những lý do như trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:
"

Tìnhhình sâu răng ở trẻ 25-60 tháng tuổi và một số yếu tố

quan tại huyện Vụ Bản và thành p h ố Nam Định, tỉnh Nam Đ ịn h ”.
Với các mục tiêu sau:


3


MỤC TIÊU NGHIÊN

cứu

- Xác định tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu, mất, trám răng ở trẻ em 25-60
tháng tuổi tại huyện Vụ Bản và thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, năm
2006.
- Xác định một số yếu tố liên quan đến sâu răng.


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Vào những năm 60 - 70 của thập kỷ trước, nhiều nghiên cứu đáng tin cậy
cho thấy ở những nước cồng nghiệp phát triển tỷ lệ sâu răng được ghi nhận là
vượt quá 75%. Điều này là khởi điểm cho việc tìm kiếm những biện pháp
phịng ngừa và triển khai nhiều dự án thông qua Chương trình Nha học đường
và Nha khoa cơng cộng [23], Chính vì thế tỷ lệ sâu răng đã giảm đáng kể
(khoảng 60 - 70%). Tuy nhiên, ở những quốc gia có điều kiện kinh tế, xã hội
thấp thì tỷ lệ này còn rất cao. Ngân sách Nhà nước cũng như người dân
khơng thể nào đáp ứng được các chi phí cho việc chữa răng, đây chính là một
lý do khiến việc nghiên cứu dịch tễ học sâu răng là phần không thể thiếu của
nha khoa công cộng.
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi rất quan trọng vì trong thời kỳ này trẻ em
bắt đầu hình thành nhân cách, hình thành những thói quen chăm sóc răng
miệng và có những nhận thức cơ bản về thế giới xung quanh. Chính vì thế

nghiên cứu tìm ra những thói quen có hại cho răng miệng của trẻ, cách chăm
sóc trẻ chưa hợp lý của các bậc phụ huynh để kịp thời khuyến cáo bậc phụ
huynh cần nâng cao nhận thức về vấn đề chăm sóc răng miệng. Từ đó kết hợp
vói các cơ giáo mầm non giáo dục trẻ hình thành những thói quen có lợi cho
việc chăm sóc sức khoẻ.
Nhiều người và ngay cả một số thầy thuốc cho rằng răng sữa không quan
trọng vì sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn do đó ít quan tâm chăm sóc. Ở
hàm răng trẻ em dưới mỗi răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn, những
mầm răng này sẽ lần lượt thay thế răng sữa từ khi trẻ lên 6 đến khoảng 12-13
tuổi. Răng vĩnh viễn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu như các răng sữa bị sâu và


5

viêm nhiễm. Vì vậy để trẻ có hàm răng sữa khoẻ, đẹp rất cần có sự quan tâm,
chăm sóc khơng những ở gia đình mà của cả cộng đồng.
1.1. NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN LOẠI SÂU RĂNG Ở TRẺ EM
Bệnh sâu răng trẻ em là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi
khuẩn dính trên mặt răng, đưa đến mất cân bằng giữa mô răng và chất dịch quanh
răng cùng với thời gian, hậu quả là sự mất khoáng của mô răng.
1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Sâu răng ở trẻ em hình thành và phát triển thơng qua một phức hợp các
yếu tố bệnh căn. Trước những năm 1970 người ta quan niệm sâu răng là tổn
thương khơng thể hồi phục được. Q trình hình thành sâu răng có tối thiểu 4
yếu tố chính tương tác lẫn nhau.
Những yếu tố đó là:
- Răng nhạy cảm.
- Vi khuẩn nằm trong mảng bám răng.
- Đường trong thức ăn.
- Thời gian tồn tại của mảng bám răng trong miệng.

Trong thời kỳ trước 1970, nguyên nhân sâu răng được giải thích bằng sơ
đỒKey [11], [53],

Sơ đồ Key


6

Toy riỵfêrï vổí việc g ü í ïMcfti Cira irgíiỹ€íí sẩtí Ịãữg tâte© K ey íh$ feă qoă
dự phịng cịn nhiều hạn chế.
Sau những năm 80 của thế kỷ 20, việc nhận thức về cân nguyên sâu răng
có sự thay đổi, lúc này người ta đã nhấn mạnh vai trò của nước bọt và pH
dòng chảy quanh răng, để giải thích cho luận điểm này sơ đồ Key dược thay
thế bằng sơ đồ White.

s. Mutans
Vệ sinh răng
miệns
Fluor mảng
bám

SÂU RĂNG

Tuy nhiên các nhà khoa học thấy rằng để đạt được kết quả hơn nữa cần
phải bàn luận và kiểm soát sâu răng trên lâm sàng và thống nhất sử dụng các
định nghĩa hiện đại về bệnh sâu răng cả về khía cạnh khoa học và lâm sàng.
Tại Hội nghị quốc tế về thử nghiệm lâm sàng sâu răng đã đi đến thống nhất.

Một là tiến trình sâu răng xảy ra như sự tác động giữa lớp màng sinh học với



7

bề mặt cũng như dưới bề mặt răng. Tổn thương sâu răng biểu hiện một giai
đoạn của tiến trình tại thời điểm nào đó. Hai là tiến trình sâu răng xảy ra khi
có sự mất cân bằng giữa khử khống và tái khoáng, dẫn tới mất chất khoáng.
Ba là tái khống có thể ngừng hoặc đảo ngược tiến trình bệnh và có thể dẫn
tới sự thay đổi chất lượng của khoáng chất. Giờ đây người ta cho răng sâu
răng là một tiến trình bệnh mãn tính, và do nhiều yếu tố căn nguyên [72].
Sâu răng chính là hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và
các yếu tố gây mất ổn định. Các yếu tố bảo vệ răng bao gồm: nước bọt, khả
năng kháng acid của men răng, fluor ở bề mặt của men răng, trám bít hố
rãnh, độ pH>5,5, lượng ion Ca, N P 04 quanh răng. Các yếu tố gây mất ổn
định bao gồm: mảng bám vi khuẩn, chế độ ăn nhiều đường, thiếu nước bọt
hay nước bọt acid (pH<3).
Quan niệm sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn và có khả năng lây truyền
được hình thành từ những nghiên cứu đơn giản [11]. Những vi khuẩn này sau
đó được nhận diện là Streptococus mutans (SM). Đây chính là quan niệm sâu
răng là do một nhiễm trùng đặc hiệu mutans streptococci, quan niệm này đã
nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong bốn thập kỷ qua [21], [23], [30].
Streptococus mutans thuộc vào chủng vi khuẩn thường trú và thường gặp
ở dân chúng trên toàn Thế giói. Nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy rằng
khơng có mối tương quan thuận giữa Streptococus mutans và sâu răng. Nói
chung, các quan sát này cho thấy streptococus mutans khơng đóng vai trị cụ
thể trong sâu răng mà sự phát triển tự nhiên của streptococus mutans nên
được giải thích như là kết quả của sự xáo trộn tình trạng cân bằng trong màng
sinh học của răng. Nếu mất đi sự cân bằng giữa các chủng vi khuẩn trong
miệng, thì một nhiễm trùng cơ hội có thể xảy ra, tức là những nhiễm ưùng
này phát sinh từ những vi sinh vật nội sinh đối với ký chủ [23]. Có thể coi sâu
răng là "một bệnh phức hợp gây ra do sự xáo trộn trong cân bằng sinh lý giữa

khoáng chất của răng và dịch của màng sinh học" [21]. Từ trước tói nay khi


8

nhắc tới vi khuẩn người ta thường đề cập đến vị trí mà chúng cư trú đó là
mảng bám răng. Nhưng mảng bám răng cũng không đồng nghĩa trực tiếp với
màng sinh học miệng [4]. Sâu răng thường xảy ra ở mặt nhai (là mặt đặc biệt
có nguy cơ trong thời gian dài từ lúc mọc răng đến khi đạt đến khớp cắn chức
năng), ờ vùng kẽ dưới tiếp điểm của mặt răng, và dọc theo viền lợi.
Cho đến nay vai trò và sự tác động của từng yếu tố chưa được hiểu một
cách đầy đủ và rõ ràng, đồng thời mức độ tác động đến từng cá thể cũng có
sự khác nhau. Sâu răng gần như là bệnh mắc phải do điều kiện môi trường.
Yếu tố di truyền trong sâu răng có ảnh hưởng đến q trình sâu răng nhưng
nó chỉ đóng vai trị thứ yếu.
1.1.2. Chẩn đốn và đặc tính lảm sàng của sâu răng
Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là những vết trắng nhạt trên mặt men khi
thổi khơ răng, dấu hiệu này rất khó nhận biết. Nếu q trình huỷ khống xảy
ra liên tục mặt men sẽ trở nên mờ đục. Sự mất khoáng mạnh hơn ở dưới lớp
bề mặt và khi lớp này vỡ, lỗ sâu sẽ xuất hiện.
1.1.2.1. Một số thuật ngữ sâu răng ở trẻ em
Sâu

răng

sớm ở trẻ nhỏ (Early childhood caries) chỉ những tổn th

sâu răng xuất hiện sớm khi trẻ dưới 36 tháng tuổi [48], [55], [60].
Sâu răng lan nhanh


-đa sâu răng (Rampant caries) là

răng nặng có thể ảnh hưởng đến bộ răng sữa hoặc răng vĩnh viễn, xuất hiện
đột ngột, lan rộng xuất hiện ở các mặt răng, và rất nhanh tổn thương tủy, các
răng hàm thường dễ tổn thương nhất [49], [74], [81]. Răng hàm sữa thứ nhất
thường ít bị sâu hơn so với răng hàm sữa thứ hai, răng hàm dưới dễ sâu hơn
răng hàm trên [38], [23], [89].
Sáu răng do bú bình (Nursing Bottle Caries, Baby Bottle Tooth Decay,
Early Childhood Caries) là một dạng của đa sâu răng, có thể bắt đầu xuất
hiện ngay từ khi trẻ chưa đầy hai tuổi và tiến triển rất nhanh. Ngun nhân từ
cách ni dưỡng: do sử dụng bình sữa không hợp lý như cho trẻ bú vào giờ


9

ngủ hay cho thêm chất ngọt vào bình sữa. Bên cạnh đó, một số thói quen như
cho trẻ ngậm vú mẹ trong khi ngủ hay ngậm vú cao su có tẩm chất ngọt cũng
là một trong những nguyên nhân gây sâu răng bú bình. Sâu răng do bú bình
cũng chính là một dạng đặc biệt của sâu răng lan nhanh, các tổn thương tiến
triển rất nhanh ở nhiều răng, các răng cửa sữa hàm trên thường tổn thương
nặng nề nhất. Các răng cửa dưói thường ít bị ảnh hưởng, do đó trong các
nghiên cứu của các tác giả khơng có sự phân biệt giữa sâu răng bú bình và
sâu răng lan nhanh. Thuật ngữ sâu răng lan nhanh được sử dụng theo các tiêu
chuẩn chẩn đoán khác nhau tùy theo từng nghiên cứu: "Có hai răng cửa trên
sâu" (Winter et al,1966, 1971; Holt 1982) [81], [82], hoặc "Có tối thiểu ba
răng cửa hàm trên bị sâu"(Kelly and Brued 1987) [20], [50], [52], [66],
Đa sâu răng

vàđa sâu răng trầm trọng-. Thuật ngữ đa sâu


nghiên cứu này bao gồm cả sâu răng bú bình và sâu răng lan nhanh với tiêu
chuẩn có tối thiểu hai răng cửa sữa hàm trên sâu và có thể thêm một hay
nhiều mặt răng bị ảnh hưởng. Đa sâu răng trầm trọng là một dạng của đa sâu
răng có đặc trưng là ít nhất hai răng cửa sữa hàm trên sâu, trong đó có tối
thiểu một răng sâu tói tủy hoặc phải nhổ [20], [80].
I.I.2 .2 . Lâm sàng sâu răng
Sâu răng có nhiều giai đoạn.
Giai đoạn tổn thương ở mặt men và chưa tạo thành lỗ sâu (Sl). Giai đoạn
này người bệnh thường không cảm thấy triệu chứng gì đặc biệt, khám thấy
những vết trắng trên mặt men, hoặc những điểm đốm màu vàng nâu.
Giai đoạn tổn thương ở lớp ngà, đã tạo thành lỗ sâu (S2, S3). Giai đoạn
này người bệnh cảm thấy ê buốt khi ăn nóng lạnh, chua ngọt. Giai đoạn S2
cảm giác ê buốt hết ngay sau khi dừng kích thích nóng lạnh. Giai đoạn S3
cảm giác ê buốt có thể kéo dài sau khi hết kích thích từ 30 giây đến 1 phút.
Khám thực thể thấy có lỗ sâu độ sâu của lỗ sâu 1 - 3 mm, khơng có dấu hiệu
hởtuỷ.


10

Cận lâm sàng: dùng Xquang (phim cánh cắn), hoặc phương pháp đo điện
trở men, phương pháp này có nhiều hứa hẹn, cho phép chẩn đoán sâu răng ở
giai đoạn sớm từ khi chưa hình thành lỗ sâu.
Chẩn đốn sâu răng ở cộng đồng có thể khơng cần đến Xquang vì tốn
kém và khó thực hiện. Người ta thấy răng có lỗ sâu ở mặt nhai đến lóp ngà
nếu được khám bằng mắt thường có độ đặc hiệu cao (gần 90%) nhưng độ
nhạy ở mức trung bình (65% - 70%).
Sâu răng khi ở giai đoạn Sl, S2, S3 chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ
của trẻ em vì thế người lớn dễ bỏ qua. Trẻ sâu răng nếu không được gia đình
hay nhà trường quan tâm điều trị sớm thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai

đoạn biến chứng. Q trình chuyển từ sâu răng sang sâu răng biến chứng ờ
răng sữa thường rất ngắn bởi vì lớp men và ngà răng sữa mỏng, buồng tuỷ lại
rộng.
Giai đoạn sâu răng có tổn thương tuỷ: thường có các biểu hiện đau răng,
đau tự nhiên hoặc thành cơn. Có thể đau một hoặc nhiều lần. Có sưng và có
lỗ dị vùng cuống răng.
Đau do kích thích: cảm giác đau kéo dài hơn giai đoạn sâu răng khiến
người bệnh khó chịu. Đối với trẻ em thường kêu đau, tuy không nhiều nhưng
khiến trẻ ngại ăn uống hơn trước. Mức độ đau nhẹ nhàng thường gặp trong
viêm tuỷ có hồi phục (Tl).
Đau tự phát: Đau có thể từng cơn hoặc liên tục. Đau răng nhiều khiến ăn
nhai khó khăn, có thể sợ hay ngại khơng ăn. Đau răng có thể làm trẻ khơng
ngủ được, dùng thuốc an thần hay giảm đau cũng rất ít tác dụng. Tính chất
đau này cho ta thấy một tổn thương tuỷ tiến triển (không thể hồi phục),
thường găp khi viêm tuỷ cấp hoặc viêm quanh cuống. Nhưng đơi khi ưẻ có
thể không đau răng khi ở giai đoạn tuỷ hoại tử. Trong trường hợp này răng có
lỗ sâu to, kích thích vào đáy lỗ sâu khơng có phản ứng. Ngồi ra tiền sử sưng,


11

đỏ (vùng cuống răng hoặc ngồi mặt) đặc biệt có kèm theo sốt hay dấu hiệu
nhiễm trùng tồn thân thì cần hết sức lưu ý.
Khám răng bệnh lý có lỗ sâu lớn, có thể thấy điểm hở tuỷ (T2). Vùng
cuống răng tương ứng sưng đỏ hoặc có lỗ dị (viêm quanh cuống). Như đã
trình bày ở đoạn trên khi sâu răng ờ giai đoạn tuỷ hoại tử thì khám thấy lỗ
sâu to có thể thấy thơng với buồng tuỷ mà kích thích khơng đau. Có sự khác
nhau đáng kể về mức độ lung lay giữa răng nghi ngờ bị sâu và răng đối xứng.
Gõ đau khi thăm khám. Thử độ sống của tuỷ ở trẻ em khơng có giá trị chắc
chắn.

Cận lâm sàng: Một phim tia X tốt sẽ có ích trong chẩn đoán và điểu trị.
1.1.3. Tiến triển
Tổn thương đầu tiên của sâu răng là sự mất khoáng diễn ra ở bề mặt của
men, sau đó dần dần xâm nhập vào lớp ngà. Lớp ngà nâng đỡ dần bị huỷ họai
làm suy sụp lớp men tạo thành lỗ sâu. Sâu răng tiến triển tới tuỷ gây viêm
tuỷ, hoại tử tuỷ và hình thành áp xe. Viêm nhiễm răng miệng có thể dẫn tói
hậu quả: viêm xương tuỷ hàm, nhiễm trùng huyết, các biến chứng xa ở tim và
khóp. Sâu răng thường xảy ra nhiều nhất ờ các mặt răng kề nhau và đối xứng
hai bên, các răng sau bị nhiều hơn răng trước, răng hàm dưới bị nhiều hơn
hàm trên. Tốc độ và sự tiến triển của răng sữa nhanh, thầm lặng và nguy
hiểm hơn răng vĩnh viễn. Do đó cần phát hiện và điều trị sớm các tổn thương
sâu ở răng sữa.
1.2. TÌNH HÌNH SÂU RĂNG TRẺ EM
1.2.1. Tình hình sâu răng trẻ em thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ sâu răng ở hệ răng sữa. Sâu
răng ở lứa tuổi trước khi đến trường được đặc biệt quan tâm vì tiến triển và
hậu quả của nó ở lứa tuổi này rất nặng nề và kéo dài.


12

Nghiên cứu của Winter (1971) về sâu răng ở trẻ em trước tuổi đến
trường trong vùng thiếu fluor cho tỷ lệ sâu răng trẻ 1 tuổi là 5%, trẻ 2 tuổi là
10%, trẻ 3 tuổi là 50%, trẻ 5 tuổi là 75% [21].
Trẻ em bị sâu răng dù sớm hay muộn đều có những ảnh hưởng nhất
định đến sức khỏe. Những trẻ mắc đa sâu răng và đa sâu răng trầm trọng thì
sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều và rõ rệt hơn vì sức nhai giảm và kèm theo các
biến chứng nhiễm trùng răng miệng.
Nghiên cứu về sâu răng của các tác giả trên thế giới ở các vùng miền
khác nhau cho những kết quả khác nhau. Tại Hungari, tần xuất đa sâu răng ở

trẻ 1 đến 6 tuổi là 7,9%; tại Nigeria (năm 1985) qua nghiên cứu 560 trẻ từ 3
đến 7 tuổi tỷ lệ đa sâu răng là 38,4% [trích dẫn từ 20]. Nghiên cứu tại thành
phố Chengdu, phía tây Trung Quốc, trong số 183 trẻ em ở độ tuổi 2 tuổi thì
có 20,2% sâu răng [50]. Một báo cáo ở Canada tỷ lệ sâu răng ở trẻ 18 tháng
tuổi là 20%, nhưng trên trẻ 48 tháng tuổi là 80%, điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Yonezu T, Machida Y tại Nhật (1998) cho thấy tỷ lệ sâu răng
ở trẻ 2 tuổi là 14,7%, nhưng ở trẻ 3 tuổi tỷ lệ sâu đã tăng gấp đôi là 31,8%.
Nghiên cứu chỉ ra những trẻ sâu răng khi 2 tuổi có nguy cơ đa sâu răng rất
lớn [88],
Năm 1999, tại Trung Quốc công bố một nghiên cứu cho thấy chỉ số
dmft (số trung bình răng sữa sâu, mất, trám ở mỗi cá thể) ở trẻ 4 tuổi, 5 tuổi
và 6 tuổi người Trung Quốc sống ở Hồng Kông là 0,9; 1,8 và 3,3. Cũng qua
nghiên cứu này cho thấy trẻ em Trung Quốc ở Mainland trong nhóm tuổi trên
có chỉ số dmft (4,6) cao hơn nhiều so với trẻ em Trung Quốc sống ở Hồng
Kông (1,4). Điều này cho thấy địa bàn sinh sống và điều kiện kinh tế xã hội
có ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng răng miệng của trẻ [23].
Từ khi Chương trình fluor hóa nước sinh hoạt được ứng dụng rộng rãi tại
nhiều nước trên thế giới, người ta đã thấy được sự thành công của Chương


13

trình này. Theo nhiều nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Nha
khoa Thế giới tại 21 quốc gia đã kết luận fluor hóa nước uống làm giảm 40 50% tỷ lệ sâu răng sữa. Theo Arnold và cộng sự, sâu răng giảm khoảng 50%
ở trẻ từ 2 - 5 tuổi [34]. Fluor hóa nước uống là một chỉ sô' sức khỏe cộng
đồng hiệu quả nhất để phịng ngừa bệnh sâu răng và nó cũng là một yếu tố
quan trọng để phồng ngừa sâu răng sớm ở trẻ nhỏ. Trong hội thảo tháng
6/1982 tại Boston (Mỹ), chuyên viên nha khoa của 9 nước phát triển đã cơng
nhận hiệu quả của Chương trình fluor hóa nước uống và Chương trình chăm
sóc răng miệng đã làm giảm được tỷ lệ sâu răng xuống thấp.

Hiện nay, theo đánh giá của Ngân hàng Dữ liệu sức khoẻ Thế giới, đang
có hai xu hướng chính của sức khoẻ răng miệng đó là:
Xu hướng cải thiện ở các nước phát triển như các nước bắc
Chỉ số DMFT (số trung bình răng vĩnh viễn sâu, mất, trám ở mỗi cá thể)
của trẻ 12 tuổi giảm từ 7,4 - 12 (năm 1960 -1970) xuống cịn 1,2 - 2,6 (năm
1997). Đây là một thành cơng rất lớn trong Chương trình chăm sóc răng
miệng ban đầu. Ở Hà Lan, theo Tuin và cộng sự mức trung bình DMFT ở trẻ
12 tuổi (năm 1973) là 8 nhưng đến giữa những năm 1990 con số này chỉ là 1.
Năm 1997, Zerfowski cho thấy tần số sâu răng và nhu cầu điều trị của
học sinh 7-10 tuổi ở Tây Nam nước Đức như sau: 30,5% nhóm trẻ này sâu
nhiều răng sữa, 65,2% sâu nhiều răng vĩnh viễn với chỉ số DMFT 2,68. Trẻ
em nơng thơn có tiền sử sâu răng nhiều hơn so với trẻ em vùng thành thị, và
cần có nhiều nỗ lực trong việc phịng ngừa cho nhóm nguy cơ sâu răng cao.
Năm 1998 Whittle [83] đã nghiên cứu 1/5 học sinh của 7 trường trung
học cơ sở ở Salford, nước Anh, cho thấy chỉ số DMFT giảm như sau:
1960: DMFT từ 6,01 - 6,54, tương ứng với mức độ cao.
1988: DMFT từ 2,34 - 3,34, tương ứng vói mức độ trung bình.


14

1997: DMFT chỉ còn 1,65, tương ứng với mức độ thấp.
Sau nhiều nghiên cứu một số tác giả đã đưa ra nhận định: Tại các nước
cơng nghiệp hố, trong đó có một số nước trong khu vực Châu Á như
Malaixia, Singapore, tình hình sâu răng và chỉ số DMFT có nhũng biến
chuyển theo chiều hướng tích cực. Lý do hợp lý nhất của sự thành công này
là nhờ các nhà giáo dục sức khoẻ răng miệng và các bậc cha mẹ đã tích cực
hơn trong việc sử dụng các biện pháp phịng ngừa cơ bản cho trẻ em, tạo thói
quen vệ sinh răng miệng tốt, sử dụng có hiệu quả kem đánh răng chứa fluor.
[41], [42], [57], [68].

Xu hướng xấu đi ở các nước đang phát
So với các nước công nghiệp hóa, ở thời điểm những năm 60 của thế kỷ
trước, tình hình sâu răng của các nước đang phát triển ở mức thấp hơn nhiều:
chỉ số DMFT ở trẻ 12 tuổi khoảng 1,0 đến 3,0; cho đến nay chỉ số này tăng
lên ở mức từ 3,0 đến 5,0 và có nước lên tới 10,7 như ở French Polynesia. Các
nước Lào, Campuchia, Philippines chỉ số DMFT trẻ 12 tuổi tăng từ 2,4 đến
5,5 năm 1994. Iran tăng từ 2,4 (1974) lên 4,9 (1976) [11].
1.2.2. Tình hình sâu răng trẻ em tại Việt Nam
■ Tình hình sâu răng lứa tuổi 6-12 tại Việt Nam
Những nghiên cứu đầu tiên về tình hình sâu răng ở Việt Nam là từ
những năm 1960. Năm 1977 tác giả Nguyễn Dương Hồng thông báo 77% trẻ
6 tuổi tại Hà Nội và nông thôn bị sâu răng sữa, 30% trẻ em 13 tuổi bị sâu răng
vĩnh viễn [12].
Năm 1978 theo số liệu của trường Đại học Y Hà Nội tỷ lệ sâu răng sữa
của trẻ 1-5 tuổi là 31,3%, sâu răng vĩnh viễn của trẻ trên 6 tuổi là 39% [4].


15

Năm 1981 Hồng Tử Hùng thơng báo tỷ lệ sâu răng sữa ở một số tỉnh
miền Nam là 70,49%, Thuận Hải là 72,14% [13]. Lê Đình Giáp cho biết tỷ lệ
sâu răng trẻ 12 tuổi ở 4 tỉnh đồng bằng sông cửu Long là 75,85%.
Năm 1983 tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi là: miền Bắc: 19,3%; miền Nam:
76,29%.
Theo Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 1990: tỷ lệ sâu răng
ở lứa tuổi 12 là 55,6% và chỉ số DMFT là 1,8. Trong đó, miền Bắc chiếm tỷ lệ
44,3%, chỉ số DMFT là 1,15; miền Nam là 76,3% và chỉ số DMFT là 2,9
[20]. Như vậy miền Nam có tỷ lệ sâu răng và chỉ số DMFT cao hơn rất nhiều
so vói miền Bắc.
Theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc từ năm 1999 - 2001 thì sâu

răng sữa ở trẻ em 6 - 8 tuổi có tỷ lệ lớn (85%), trẻ 9 - 11 tuổi (56%). Chỉ số số
trung bình bị sâu răng sữa ở nhóm tuổi 6 - 8 là 5,4 và hầu hết là sâu răng
không được điều trị (94%). Từ các kết quả điều tra trên cho thấy tỷ lệ sâu
răng giữa hai miền Nam và Bắc có sự khác biệt rõ ràng, và có xu hướng tăng
lên [15], [20], [22].
Theo nghiên cứu gần đây nhất của viện Răng Hàm Mặt Trung ương thì
tỷ lệ sâu răng tính chung cả nước khoảng gần 80%. Điều này cho thấy sâu
răng là một bệnh có tính phổ biến ở cộng đồng, hầu hết mọi tầng lớp trong xã
hội đều có thể mắc sâu răng. Với một tỷ lệ sâu răng cao như vậy ngay cả
những nước phát triển cũng không thể nào đáp ứng được lượng kinh phí chi
cho khám và điều trị răng miệng, chính vì thế việc nghiên cứu nhằm tìm ra
những cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để xây dựng những giải pháp dự phịng có
hiệu quả là vơ cùng cần thiết.
Tại Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 80, Chương trình chăm sóc
răng miệng trẻ em tại các trường học đã được triển khai rải rác ở một vài địa
phương. Tói những năm đầu của thập kỷ 90, Chương trình đã được quan tâm


16

và mở rộng đến cấp huyện thị. Nhờ có Chương trình này các trẻ em lứa tuổi
học đường được chăm sóc răng miệng với một số nội dung: giáo dục nha
khoa, dùng nước súc miệng có fluor, trám bít hố rãnh, khám và điều trị sớm
các bệnh răng miệng ngay tại trường [3]. Tại thành phố Hồ Chí Minh đã có
Dự án đưa fluor vào nguồn cấp nước cơng cộng của thành phố để dự phòng
sâu răng cho cộng đồng dân cư một số quận, và bước đầu đã thu được những
kết quả khả quan [27], [29].
■ Tinh hình sâu răng ở lứa tuổi mầm non tại Việt Nam.
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào trên phạm vi tồn quốc đánh
giá tình hình sâu răng ở lứa tuổi mầm non.

Năm 1978, theo số liệu của trường Đại học Y Hà Nội tỷ lệ sâu răng sữa
của trẻ 1-5 tuổi là 31,3% [4]. Tại thành phố Hồ Chí Minh có cơng bố số liệu
điều tra cơ bản tỷ lệ sâu răng sữa lứa tuổi 25-36 tháng trên địa bàn thành phố
năm 1990 là 83,8%, năm l993 là 41,1% và năm 2000 là 53,5%. ở lứa tuổi 36 tuổi tỷ lệ sâu răng ít biến đổi hơn (năm 1990 là 88,8%, năm 1993 là 80,7%,
năm 2000 là 78,2%) [6], [7], [8].
Những số liệu trên cho thấy tỷ lệ sâu răng trẻ em nhóm tuổi 25-36 tháng
có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ sâu răng chung của trẻ em 3-6 tuổi khơng
giảm và lại tăng lên khá cao so với nhóm 25- 36 tháng.
Theo một nghiên cứu tại thị trấn Long An (năm 2001) ở trẻ 6 tuổi cho
thấy tỷ lệ sâu răng sữa là 92%, chỉ sô' dmft là 6,8. Điều này cho thấy nhu cầu
điều trị ở trẻ 3 - 6 tuổi cần được quan tâm chú trọng hơn nữa [1].
Năm 2003 nghiên cứu trên trẻ em mầm non tại một quận của thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy: Tỷ lệ sâu răng trẻ 3-5 tuổi là: 62%. Tỷ lệ sâu răng
tăng theo lứa tuổi. Tỷ lệ đáp ứng khám và điều trị rất ít (0,8%) [20]. Trong
nghiên cứu này tỷ lệ đa sâu răng ở trẻ 3 - 5 tuổi là 36%, đây là một tỷ lệ


tương đương với một số nước trong khu vực nhưng lại cao hơn nhiều so với
một số nước Âu, Mỹ.
Đa sâu răng trầm trọng là tình trạng trẻ bị sâu nhiều răng trong đó có ít
nhất một răng bị nhiễm khuẩn mãn tính. Chính tình trạng nhiễm khuẩn mãn
tính này đã cản trở việc ăn uống và hậu quả là làm cho tình trạng suy dinh
dưỡng của trẻ trở nên trầm trọng hơn [25], [28], [48], [61], [76], [82].
Năm 2003 nghiên cứu của Trần thị Nguyệt và Hoàng Tử Hùng trên trẻ
em 49- 60 tháng tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
nhóm trẻ bị đa sâu răng là 13,9% và cao hơn nhiều so với 7,6% ỏ nhóm trẻ
khơng mắc sâu răng [20].
■ Chương trình Nha học đường tại tỉnh Nam Định
Chương trình Nha học đường được sự quan tâm rất lớn của tỉnh và sở
chủ quản. Nam Định là một trong những tỉnh được phủ kín Chương trình Nha

học đường sớm nhất miền Bắc. Cho đến nay, Chương trình vẫn được tiến
hành và duy trì rất tốt. Theo thống kê của sở Y tế Nam Định năm 2004 thì
kết quả khám phát hiện sâu răng của Chương trình như sau:
Tổng số học sinh được khám: 320.570. Tỷ lệ đáp ứng khám: 99,64%
Tỷ lệ sâu răng sữa: 17,57%. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn: 7,79%.
1.3. YẾU TỐ NGUY c ơ
Đánh giá nguy cơ sâu răng ờ trẻ em là một phần trong việc đánh giá sức
khỏe toàn thân.
Sơ đồ sau đây của Fejerskov và Manji đã phân tích một số yếu tố nguy
cơ gây sâu răng. Sơ đồ này đã minh họa mối liên quan giữa yếu tố bệnh căn lớp lắng vi khuẩn với răng và các thành phần sinh học (vòng tròn bên trong),
những yếu tố sinh học quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành tổn thương sâu
răng ở một mặt răng riêng lẻ. Vịng trịn ngồi liệt kè các yếu tố thuộc về


18

hành vi và kinh tế - xã hội (hay yếu tố gây nhiễu) ảnh hưởng đến khả năng
hình thành tổn thương ở mức độ cá nhân và cộng đồng [21].

1.4.1- Yếu tố gia đình và xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tình
trạng sâu răng trẻ em. Kinh tế gia đình thấp, trình độ học vấn chưa đạt phổ
thơng trung học (PTTH), thiếu kiên thức về chăm sóc răng miệng và nuôi
dưỡng trẻ, những điều này khiến cho nhiều bậc phụ huynh không thể tạo


×