Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.14 KB, 6 trang )

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa gắn liền với mở cửa thị trường và
tự do hóa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong hơn hai thập kỷ trở lại đây. Nó đã
trở thành nhân tố bao trùm, làm thay đổi căn bản môi trường hoạt động, trật tự và cấu
trúc kinh tế thế giới; và quan trọng hơn là nó đã thực sự trở thành động lực phát triển
đối với kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới. Việt Nam không phải là trường hợp ngoại
lệ. Sau hai mươi năm đổi mới nền kinh tế theo định hướng thị trường và lấy hội nhập
kinh tế quốc tế làm xung lực cho đổi mới và phát triển. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam
đang có những chuyển biến tích cực, đời sống nguời dân ngày càng được cải thiện. Với
vai trò là mạch máu cho quá trình vận hành nền kinh tế - hệ thống các tổ chức tín dụng,
đứng đầu là các ngân hàng thương mại đã đóng góp một phần to lớn vào sự tăng trưởng
và phát triển đó. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh hiện nay, để giữ vững vị thế
các ngân hàng thương mại phải không ngừng phát triển, cải thiện các sản phẩm dịch vụ,
làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Với phương châm “Ngân hàng của mọi
nhà” ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) luôn đặt khách hàng ở vị trí trung
tâm của mọi hoạt động, chính vì thế ACB đã được bình chọn là ngân hàng thương mại
cổ phần tốt nhất Việt Nam vào năm 2006. Có được thành công này là sự đóng góp
không nhỏ của các chi nhánh và phòng giao dịch ACB trên cả nước. Chi nhánh ACB
Cần Thơ là một điển hình. Với các dòng sản phẩm đa dạng như huy động vốn, cho vay,
bảo lãnh thanh toán, tài trợ xuất khẩu... Hàng năm ACB chi nhánh Cần Thơ đã mang về
một khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Một trong những khu vực được đánh giá
là năng động nhất ở ACB chi nhánh Cần Thơ là khu vực cho vay, trong đó cho vay tiêu
dùng luôn là sản phẩm có số lượng khách hàng vay đông nhất và mang lại lợi nhuận
cao.Tuy nhiên việc đánh giá các khoản cho vay tiêu dùng quả thật không đơn giản với
nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan xuất phát từ phía bên ngoài và bên trong nội
bộ ngân hàng. Chính vì những lý do nêu trên, đề tài “Giải pháp phát triển sản phẩm
cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ” được
thực hiện nhằm giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm này, góp phần gia tăng
lợi nhuận cho ngân hàng và giúp ACB nói chung và ACB chi nhánh Cần Thơ nói riêng
trở thành một trong những ngân hàng có sản phẩm cho vay tiêu dùng phát triển nhất
Việt Nam.


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Định hướng phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ
phần ACB chi nhánh Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên cần có các mục tiêu cụ thể như sau
- Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại ACB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ
năm 2005 đến năm 2007.
- Phân tích các nhân tố tác động: các nhân tố khách quan từ môi trường bên ngoài và
các nhân tố chủ quan xuất phát từ nội bộ ngân hàng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ACB chi
nhánh Cần Thơ.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả loại hình cho vay này?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng là như thế nào?
- Các giải pháp nào để giảm thiểu các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực cũng như gia tăng
các nhân tố ảnh hưởng tích cực?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Giới hạn không gian
Đề tài nghiên cứu về sản phẩm cho vay tiêu dùng được thực hiện tại ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ.
1.4.2 Giới hạn thời gian
Đề tài được thực hiện trong vòng 3 tháng từ ngày 11/02/2008 đến ngày 09/05/2008
với số liệu được thu thập tại ngân hàng từ năm 2005 đến năm 2007.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình hoạt động kinh doanh, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá
hạn và các vấn đề liên quan đến cho vay tiêu dùng tại ngân hàng.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
1.5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp Bàn giấy (Desk research): phương pháp này có tên gọi
xuất phát ở chỗ người nghiên cứu có thể ngồi tại bàn giấy của mình để tiến hành nghiên
cứu không cần ra hiện trường. Muốn vậy người người nghiên cứu phải sử dụng thông
tin có sẵn khác nhau, không phải do tự mình điều tra cho đề tài nghiên cứu. Ở luận văn
này, sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Nguồn thông tin bên trong ngân hàng: là các số liệu và tài liệu do ngân hàng
cung cấp như doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm, doanh số thu nợ, dư nợ, cơ cấu
tổ chức, cơ cấu nhân sự của ngân hàng...
- Nguồn thông tin bên ngoài: được thu thập từ các loại sách báo, tạp chí, từ trang
web của các ngân hàng như thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
1.5.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng
đang giao dịch với ACB chi nhánh Cần Thơ.
 Hoạch định công tác thu thập số liệu sơ cấp
- Soạn thảo bản câu hỏi nghiên cứu.
- Chọn mẫu điều tra:
+ Đối tượng mẫu: Khách hàng đang vay tiêu dùng tại bất kỳ một ngân hàng nào
trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
+ Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Nghĩa là các đơn
vị mẫu được chọn ở tại một địa điểm vào một thời gian nhất định (phỏng vấn khách
hàng ngay sau khi giải ngân xong).
+ Cỡ mẫu: 40
- Điều tra thực địa, thu thập số liệu
Thời gian dự kiến là 01tuần (từ ngày 24/03/2008 đến 31/03/2008).
1.5.2 Phương pháp phân tích số liệu
1.5.2.1 Đối với số liệu thứ cấp
Sau khi được ngân hàng cung cấp và thu thập từ các nguồn bên ngoài, sẽ tiến hành
phân loại, hệ thống, kiểm tra sau đó sử dụng phương pháp tỷ trọng, phương pháp so

sánh để phân tích về thực trạng của khoản vay tiêu dùng tại ngân hàng.
 Phương pháp tỷ trọng
Xác dịnh phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang
xem xét phân tích.
 Phương pháp so sánh
- Khái niệm
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh
với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng
nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo
các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
- Nguyên tắc so sánh
+ Tiêu chuẩn so sánh
• Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh
• Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua
• Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành
• Chỉ tiêu bình quân của ngành
• Các thông số thị trường
• Các chỉ tiêu có thể so sánh được
+ Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không
gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô
và điều kiện kinh doanh.
- Các phương pháp so sánh
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ
tiêu kinh tế.
F = F
t
– F
0
Trong đó: F

t
là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F
0
là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
+ Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu
kinh tế.
100×

=∆
Fo
FoFt
F
1.5.2.2 Đối với số liệu sơ cấp
Tiến hành kiểm tra chỉnh lý các dữ liệu (làm sạch dữ liệu) đã thu thập được trong
quá trình phỏng vấn. Sau đó tiến hành mã hóa số liệu, nhập số liệu vào máy tính. Sử
dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích dữ liệu, phát triển các mô hình. Cuối cùng
là tóm tắt các kết quả phân tích được, hình thành biểu bảng và diễn giải kết quả.
1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài có sự tham khảo các tài liệu sau:
- Thái Phương Thảo (2007), “Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại
cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ”, Tiểu luận tốt nghiệp, Giáo viên hướng dẫn ThS.
Phạm Thị Thu Trà, Đại học Cần Thơ. Bài viết phân tích về tình hình huy động vốn, cho
vay và các chính sách tín dụng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ trong 2 năm
2005 và 2006. Qua phân tích và tìm hiểu thực tế tại ngân hàng tác giả đã có những nhận
xét và đánh giá sau:
+ Tình hình tài chính của ngân hàng khá bền vững và biến động theo xu hướng tích
cực. Vốn huy động chi nhánh năm sau cao hơn năm trước và chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nguồn vốn, số dư tiền gửi cao.

+ Chính sách huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng rất hiệu quả, phù hợp với
khả năng và vị thế của mình.
+ ACB Cần Thơ rất xem trọng nhân tố con người, xem đó là nhân tố quyết định
thành công của đơn vị. Nhân viên chi nhánh được quan tâm đào tạo nâng cao trình độ
nghiệp vụ.
+ Tuy nhiên do các tác nhân khách quan và chủ quan tác động, ngân hàng cũng có
một số hạn chế như: Vốn huy động tăng nhưng phần lớn nguồn vốn ngắn hạn chiếm đa
số trong khi đó nguồn vốn trong dân cư là không nhỏ, tác giả cho rằng chi nhánh nên
chủ động hơn trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị phần tín dụng. Nợ quá hạn
vẫn phát sinh, các chiến lược quãng bá vẫn chưa thật sự có hiệu quả...
+ Tóm lại tác giả nhận định rằng ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ là
một ngân hàng có tiềm năng phát triển ở thành phố. Do các dịch vụ khách hàng luôn cải
tiến. Trong tương lai có thể là mục tiêu cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn thành

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×