Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.03 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH
VPBANK HOÀN KIẾM
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK
HOÀN KIẾM.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 12/8/1993, phòng giao dịch Hoàn Kiếm được khai trương.
Đến tháng 7/2003 phòng giao dịch Hoàn Kiếm được đổi tên thành chi
nhánh VPBank Hoàn Kiếm trực thuộc chi nhánh cấp 1 VPBank Hà Nội.
Ngày 8/10/2007, VPBank Hoàn Kiếm đã chính thức khai trương trụ sở
mới tại địa chỉ số 3 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội trực thuộc chi nhánh VPBank Ngô Quyền.
Với địa điểm mới được đầu tư, khang trang hiện đại, đội ngũ CBNV
nhiệt tình, chu đáo, VPBank Hoàn Kiếm hy vọng sẽ làm hài lòng mọi khách
hàng. Nhân dịp khai trương trụ sở mới, VPBank Hoàn Kiếm cũng có rất nhiều
phần quà dành tặng cho Quý khách hàng khi đến giao dịch tại đây.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh
Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm được tổ chức dưới mô hình chi nhánh cấp
II, là đơn vị trực thuộc chi nhánh cấp I, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu
riêng theo quy định của Nhà nước và chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của chi
nhánh cấp I VPBank Ngô Quyền.
Toàn thể chi nhánh có 35 nhân viên, bao gồm phòng Giám Đốc, phòng
giao dịch, phòng phục vụ khách hàng và phòng kế toán.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban
2.1.3.1. Phòng kế toán – giao dịch
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ
chức hạch toán theo quy định của Nhà Nước; cung cấp các dịch vụ ngân hàng
theo quy định của Ngân hàng nhà nước và ngân hàng Thương mại. Đồng thời
quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện
nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
2.1.3.2. Phòng giao dịch kho quỹ
Là phòng thực hiện công việc đón tiếp khách hàng, giới thiệu và bán chéo


sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giải đáp hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản
phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng. Mặt khác, thu thập các thông tin về khách
hàng, thực hiện mở các loại tài khoản khách hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán, tiền vay…) và bổ sung, thay đổi các thông tin về các tài khoản này.
Đồng thời, phòng giao dịch kho quỹ còn quản lý các loại tài khoản dùng trong
giao dịch với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản
tiền gửi như: gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, phát hành séc…
2.1.3.3. Phòng phục vụ khách hàng
Phòng phục vụ khách hàng bao gồm phục vụ khách hàng doanh nghiệp
và phục vụ khách hàng cá nhân.
Phục vụ khách hàng doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ lập kế hoạch
cho vay, thu nợ của chi nhánh theo quý, năm, tiếp xúc hướng dẫn khách hàng
bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm dịch
vụ phục vụ yêu cầu của khách hàng; kiến nghị dịch vụ, sản phẩm mới phục vụ
nhu cầu của khách hàng; thường xuyên thu thập thông tin, tìm hiểu về khách
hàng; đồng thời thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh, chịu trách nhiệm
về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng cho khách hàng; giám sát,
kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thường xuyên
khi cấp tín dụng; đôn đốc thu hồi nợ, gia hạn nợ hoặc đề xuất chuyển món vay
sang món nợ khó đòi…
Phục vụ khách hàng cá nhân có chức năng nghiên cứu thị trường, tìm
hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo từng đối
tượng, chú trọng các khách hàng từ tầng lớp trung lưu trở lên, lập kế hoạch tiếp
thị và thực hiện kế hoạch đã được duyệt, nghiên cứu đề xuất các hình thức
quảng cáo thu hút khách hàng cá nhân. Đồng thời cũng tiếp xúc hướng dẫn
khách hàng bán chéo sản phẩm, tư vấn góp ý, đề xuất, kiến nghị sản phẩm, dịch
vụ mới phục vụ yêu cầu khách hàng.
2.1.4. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một công tác vô cùng quan trọng đối với hoạt động của
bất kỳ một ngân hàng nào. Bởi vì, vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng

kinh doanh của doanh nghiệp đó. Với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn
thanh khoản và tăng tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống
ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đã tích
cực đẩy mạnh công tác huy động vốn từ khu vực dân cư đến các khu vực liên
ngân hàng bằng cách đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn, đồng thời
đưa ra những sản phẩm huy động vốn mới như: “ Vui cùng sinh nhật VPBank ”,
“ Gửi tiền trúng ngay Camry 2.4G”, “ Tiền gửi VNĐ đảm bảo bằng USD ”, “
Huy động VNĐ được bù đắp trượt giá USD ”, “Đi tìm triệu phú Bạch Kim”…
Các chương trình trên đã góp phần đáng kể vào việc thu hút tiền gửi từ dân cư
và các tổ chức kinh tế. Cụ thể ở bảng đưới đây:
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 TẠI CHI
NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM
( Đơn vị tính: triệu đồng )
Khoản mục 2005 2006 2007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
Số
tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng nguồn vốn
huy động
101.096 148.925 235.142 47.829 47.31% 86.217 57.89%
Phân loại theo kỳ
hạn

101.096 148.925 235.142 47.829 47.31% 86.217 57.89%
Ngắn hạn 68.801 107.226 179.835 38.425 55.85% 72.609 67.72%
Trung và dài hạn 32.295 41.699 55.307 9.404 29.12% 13.608 32.63%
Phân loại theo
khách hàng
101.096 148.925 235.142 47.829 47.31% 86.217 57.89%
Tiền gửi của dân cư
và các TCKT
90.569 135.522 215.408 44.953 49.63% 79.886 58.95%
Tiền gửi của các
TCTD khác
10.527 13.403 19.734 2.876 27.32% 6.331 47.24%
Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn tại VPBank Hoàn Kiếm
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tình hình huy động vốn tại VPBank
Hoàn Kiếm tăng dần qua các năm. Cụ thể là:
Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2006 là 148.925 triệu đồng, tăng so
với năm 2005 là 47.829 triệu với mức tăng 47.31%. Con số này tiếp tục tăng lên
là 235.142 triệu vào năm 2007, tăng so với nguồn huy động năm 2006 là 86.217
triệu với mức tăng 57.89%. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của chi
nhánh VPBank Hoàn Kiếm rất có hiệu quả, đang trên đà phát triển.
Mặt khác, trong tổng nguồn vốn huy động được, nếu phân loại theo kỳ
hạn ta thấy nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn. Cụ thể là chiếm 68.06% năm 2005, 72% vào năm 2006 và chiếm đến
76.48% vào năm 2007. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn ngắn hạn năm 2007
là 67.72% so với năm 2006, tăng 72.609 triệu đồng từ 107.226 triệu lên 179.835
triệu.
Nguồn vốn trung, dài hạn năm 2006 đạt 41.699 triệu tăng 29.12% so với
năm 2005. Tiếp đó tăng lên là 55.307 triệu năm 2007 tăng 13.608 triệu so với
năm 2006 với mức tăng là 32.63%.
Nếu phân loại theo khách hàng ta thấy, nguồn vốn huy động từ dân cư và

các tổ chức kinh tế không ngừng tăng lên từ 90.569 triệu đồng năm 2005 lên
135.522 triệu đồng năm 2006 và 215.408 triệu vào năm 2007. Nguồn vốn từ tổ
chức tín dụng tuy có tăng dần trong 3 năm (2005 – 2007) nhưng lại có xu hướng
giảm trong tổng nguồn vốn từ 10.41% năm 2005 xuống 9% năm 2006 và
xuống 8.39% năm 2007.
Những kết quả trên cho thấy chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đang trên đà
tăng trưởng và phát triển. Mặc dù, công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó
khăn do khách hàng chưa quen với trụ sở mới, tuy nhiên đây vẫn là một dấu
hiệu tốt đánh giá sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên tại chi nhánh
ngân hàng.
2.1.5. Về họat động tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhu cầu đầu tư ngày
càng tăng lên, do đó hoạt tín dụng của chi nhánh cũng ngày càng phát triển.
Mặc dù có những khó khăn về việc thay đổi trụ sở làm việc và cơ cấu nhân sự
nhưng VPBank Hoàn Kiếm vẫn nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới bằng cách
phát triển các dịch vụ mới như: Cho vay các hộ kinh doanh trong chợ (điển hình
là chợ Đồng Xuân), cho vay cầm cố lô hàng nhập khẩu cho phép khách hàng
được cầm cố tại kho mình, …nên hoạt động tín dụng vẫn trên đà phát triển.
Điều này có thể thấy trong bảng dưới đây:
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH VPBANK
HOÀN KIẾM
( Đơn vị: triệu đồng )
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
Số
tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền

Tốc độ
tăng
(%)
1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng dư nợ 91.385 102.685 116.787 11.300
12.37
%
14.102
13.73
%
Ngắn hạn 8.214 15.811 25.523 7.597 92.49% 9.712 61.43%
Trung, dài hạn 83.171 86.874 91.264 3.703 4.45% 4.390 5.05%
Tổng doanh
số cho vay
125.793 146.475 171.369 20.682
16.44
%
24.894
17.00
%
Các tổ chức
kinh tế, cá nhân
95.325 114.251 137.095 18.926 19.85% 22.844 20.00%
Các tổ chức tín
dụng
30.468 32.225 34.274 1.757 5.77% 2.049 6.36%
Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm tại VPBank Hoàn Kiếm
Theo những số liệu ở bảng trên ta thấy, tổng dư nợ năm 2006 đạt 102.685
triệu đồng tăng so với năm 2005 là 11.300 triệu với mức tăng 12.37%. Năm
2007 đạt 116.787 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 14.102 triệu, với mức

tăng 13.73%. Trong đó:
Nợ ngắn hạn tăng từ 8.214 triệu năm 2005 lên 15.811 triệu năm 2006 và
lên 25.523 triệu đồng năm 2007.
Nợ trung, dài hạn năm 2006 là 86.874 triệu đồng tăng 3.703 triệu so với
năm 2005 với mức tăng là 4.45%. Đến năm 2007, nợ trung và dài hạn đã tăng
lên là 91.264 triệu, tăng 4.390 triệu so với năm 2006 với mức tăng 5.05%.
Tổng doanh số cho vay của VPBank Hoàn Kiếm cũng không ngừng tăng
lên, từ mức 125.793 triệu đồng năm 2005 tăng lên 146.475 triệu đồng năm 2006
rồi lên 171.369 triệu vào năm 2007. So với năm 2006, tổng doanh số cho vay
năm 2007 tăng 28.894 triệu với mức tăng 17%. Trong đó, đáng lưu ý là:
Doanh số cho vay của các tổ chức, cá nhân năm 2006 đạt 114.251 triệu
đồng tăng 18.926 triệu so với năm 2005 với mức tăng 19.85%. Năm 2007 đạt
137.095 triệu, tăng so với năm 2006 là 22.845 triệu đồng, tăng 20%.
Doanh số cho vay các tổ chức tín dụng cũng tăng qua các năm từ 30.468
triệu năm 2005 tăng lên 32.225 triệu năm 2006 và đạt 34.274 triệu đồng năm
2007.
Đây là kết quả từ sự cố gắng nỗ lực của toàn cán bộ nhân viên ngân hàng,
đánh dấu sự phát triển của VPBank Hoàn Kiếm trong điều kiện hoạt động tín
dụng còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, chi nhánh vẫn duy trì một chất lượng tín
dụng tốt. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm dần trong 3 năm, đến cuối tháng
12/2007 tỷ lệ này là 1.07%. Có thể thấy qua bảng số liệu dưới đây:
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA CHI NHÁNH VPBANK – HOÀN
KIẾM NĂM 2007
( Đơn vị: triệu đồng )
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
I. Tổng dư nợ 91.385 102.685 116.787
II. Các khoản nợ xấu 1.885 1.602 1.253
1. Nợ dưới tiêu chuẩn. 1.885 1.602 1.253
2. Nợ nghi ngờ
3. Nợ có khả năng mất vốn

III. Số nợ xấu có TSĐB 1.885 1.602 1.253
IV. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 2.03% 1.56% 1.07%
Nguồn: Báo cáo tình hình nợ xấu tại VPBank Hoàn Kiếm
2.1.6. Về hoạt động dịch vụ
Là một chi nhánh cấp 2, VPBank Hoàn Kiếm thực hiện rất ít hoạt động
thanh toán quốc tế. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của chi nhánh bao gồm:
hoạt động ngân quỹ, hoạt động kiều hối và hoạt động thẻ.
2.1.6.1. Hoạt động ngân quỹ
Thị trường chứng khoán ngày càng hấp dẫn và ngày càng có nhiều công
ty chứng khoán ra đời nên đã có sự dịch chuyển một phần nguồn vốn của các
ngân hàng sang các công ty chứng khoán. Vì thế, lượng tiền đồng trên thị
trường liên ngân hàng càng trở nên khan hiếm. Tuy có những khó khăn nhất
định, song hoạt động ngân quỹ của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm vẫn đạt kết
quả hết sức khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu ngân quỹ đều đạt và vượt kế họạch.
Hoạt động ngân quỹ đã làm tốt công tác điều hoà vốn, đảm bảo nguồn vốn đáp
ứng nhu cầu thanh khoản của chi nhánh ngân hàng.
2.1.6.2. Hoạt động kiều hối
Mặc dù hoạt động kiều hối tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm còn ít phát
triển, song chi nhánh vẫn luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra. Cụ thể doanh
số chi trả kiều hối của chi nhánh tăng 12%, tổng số phí thu được từ chi trả kiều
hối tăng 10% so vói năm 2006.
2.1.6.3. Hoạt động thẻ
Mặc dù hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng VPBank đi sau một số
ngân hàng khác như Vietcombank, Agribank... Tuy nhiên, tháng 7/2007,
VPBank đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo
tiêu chuẩn EMW quốc tế. Do đó, hoạt động thẻ của chi nhánh VPBank Hoàn
Kiếm cũng rất phát triển. Cán bộ nhân viên chi nhánh đã nỗ lực giới thiệu sản
phẩm thẻ mới với nhiều tính năng hiện đại tới các đối tượng khách hàng và thu
hút số lượng khách hàng ngày càng tăng lên.
2.1.7. Về hiệu quả kinh doanh

Cùng với sự phát triển của hoạt động huy động vốn và công tác tín dụng.
Kết quả kinh doanh của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm cũng rất khả quan.Chi
tiết ở bảng dưới đây:
BẢNG 2.4: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH VPBANK HOÀN
KIẾM
( Đơn vị: triệu đồng )
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
Số
tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Số
tiền
Tốc độ
tăng
(%)
1
2 3 4 5 6 7 8
Tổng thu nhập 35.086 39.962 45.95 4.876 13.90% 5.988 14.98%
Tổng chi phí 30.435 33.965 38.139 3.530 11.60% 4.174 12.29%
Lợi nhuận trước
thuế
4.651 5.997 7.811 1.346 28.94% 1.814 30.25%
Lợi nhuận sau
thuế
3.349 4.318 5.624 969 28.94% 1.306 30.25%
Tổng thu nhập
bình quân hàng

tháng của CBNV
3 3,4 4 0,4 13.33% 0,6 17.65%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm được
phản ánh ở bảng trên như sau:
Tổng thu nhập năm 2006 của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đạt 35.086
triệu đồng, tăng 4.876 triệu so với năm 2005 với mức tăng 13.90%. Năm 2007
đạt 45.950 triệu đồng, tăng 5.988 triệu đồng với mức tăng 14.98% so với 2006.
Tổng chi phí cũng tăng từ 30.435 triệu năm 2005 lên 33.965 triệu năm
2006 và đạt 38.139 triệu năm 2007.
Do vậy, lợi nhuận trước thuế tăng liên tục tăng từ 2005 – 2007. Năm
2006 đạt 5.997 triệu đồng tăng 969 triệu so với năm 2005. Năm 2007 đạt 7.811
triệu đồng tăng 1.814 triệu so với năm 2006.
Lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 5.624 triệu tăng 28.94% so với năm
2006 và tăng 67.93% so với năm 2005.
Từ những kết quả trên cho thấy, hoạt động kinh doanh của VPBank Hoàn
Kiếm rất hiệu quả. Lợi nhuận liên tục tăng qua các năm. Vì thế mà đời sống của
cán bộ, nhân viên ngân hàng không ngừng được cải thiện. Tổng thu nhập bình
quân hàng tháng của cán bộ nhân viên tăng từ 3 triệu đồng/tháng năm 2005 lên
3,4 triệu đồng/tháng năm 2006 và lên 4 triệu đồng/tháng năm 2007. Đây là một
dấu hiệu rất tốt cho sự phát triển của chi nhánh, góp phần nâng cao ý thức, trách
nhiệm và sự cống hiến của cán bộ, nhân viên đối với ngân hàng, giúp VPBank
Hoàn Kiếm ngày càng tăng trưởng, phát triển hơn.
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI VPBANK
HOÀN KIẾM
2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank
Hoàn Kiếm.
Cơ sở pháp lý đầu tiên là Luật các TCTD số 07/1997/QHX và luật số
20/2004/QHXI về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD áp dụng cho
tất cả các hoạt động của NHTM. Luật này được ban hành nhằm đảm bảo cho

hoạt động của các TCTD được an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
Cơ sở tiếp theo là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho
vay của các TCTD; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và Quyết định
783/2005/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay.
Những Quyết định này là cơ sở cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động
cho vay trả góp mua ô tô nói riêng của NHTM.
Tiếp theo đó, VPBank đã ban hành “Quy chế cho vay đối với khách
hàng” theo Quyết định 467/2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 và Quyết định số
144/2005/QĐ-HĐQT ngày 21/03/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều trong
“Quy chế cho vay của khách hàng”. Hai Quyết định này đã cụ thể hoá các điều
khoản trong Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN vào
hoạt động thực tế tại VPBank. Đồng thời, ngày 13/05/2002 Hội đồng quản trị đã
ban hành “Quy trình nghiệp vụ tín dụng” theo Quyết định số 427-2002/HĐQT
để hướng dẫn chi tiết những nghiệp vụ mà các nhân viên tín dụng phải thực hiện
khi cho vay đối với khách hàng.
Thêm nữa ngày 13/02/2002, Hội đồng quản trị đã ban hành Quyết định số
471-2002/QĐ-HĐQT về “thể lệ cho vay mua ô tô”. Thể lệ này đã quy định một
số vần đề cụ thể hoạt động cho vay trả góp mua ô tô như: thời hạn cho vay, lãi
suất áp dụng… Sau đó Hội đồng quản trị lại ban hành Quyết định số 207-
2005/QĐ-HĐQT về “thể lệ cho vay mua ô tô” thay thế cho Quyết định số 471-
2002/QĐ-HĐQT; Quyết định 2183/2006/QĐ-TGĐ của Tổng giám đốc VPBank
về “thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày 22/09/2006 và
Quyết định số 2330/2006/QĐ-TGĐ về sửa đổi một số điều của “thể lệ cho vay
có bảo đảm bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày 18/10/2006. Với quyết định này,
VPBank cho phép khách hàng có thể dùng chính chiếc xe đã qua sử dụng hình
thành từ vốn vay làm TSBĐ cho khoản vay của mình.
Gần đây nhất là ngày 17/10/2007, Tổng giám đốc VPBank đã ban hành
Quyết định số 3536/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách
hàng cá nhân” và Quyết định số 3537/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô
tô đối với khách hàng doanh nghiệp”. Hai quyết định này đã nêu rõ điều kiện

cho vay, mức cho vay, lãi suất vay và thời hạn cho vay cụ thể... hướng dẫn cán
bộ tín dụng cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
2.2.2. Một số quy định về cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank
Hoàn Kiếm
Theo Quyết định số 3536/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối
với khách hàng cá nhân” và Quyết định số 3537/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho
vay mua ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp” ban hành ngày 17/10/2007, ta
có thể khái quát hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank
Hoàn Kiếm bao gồm những nội dung sau:
2.2.2.1. Đối tượng cho vay
Thể lệ này áp dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh
nghiệp có nhu cầu vay vốn mua ô tô để cho thuê, kinh doanh du lịch, vận tải
hành khách…hoặc làm phương tiện đi lại cho cơ quan hay cá nhân.
2.2.2.1. Điều kiện cho vay
 Điều kiện đối với cá nhân
- Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại địa bàn có đơn vị của VPBank.
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tài sản đảm bảo tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo đảm bằng tài sản.
- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh: Có khả năng tài chính và có
phương án kinh doanh xe ô tô định mua khả thi; Đăng ký kinh doanh dịch vụ
vận tải hành khách, cho thuê xe tự lái…( nếu có ).
- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt: Có khả năng tài chính và có thu
nhập thường xuyên đủ để trả gốc và lãi hàng tháng.
 Điều kiện đối với tổ chức, doanh nghiệp
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.
- Có giấy phép kinh doanh (Giấy đăng ký kinh doanh) theo quy định của
pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi vốn vay cho VPBank
đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Đối với sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh: Có giấy phép kinh

doanh vận tải hành khách (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hành
khách); Có phương án kinh doanh chiếc xe định mua khả thi.
 Điều kiện đối với chiếc xe định mua
Chiếc xe định mua phải có nguồn gốc hợp pháp; đủ tiêu chuẩn lưu thông
theo quy định của pháp luật; thời gian được phép lưu thông còn lại theo quy
định của pháp luật phải từ 7 năm trở lên.
 Điều kiện đối với tài sản đảm bảo là xe ô tô dự định mua đã qua sử dụng

×