Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đề xuất mô hình chuẩn hóa lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.32 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

PHẠM HỒNG THẮNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHUẨN HĨA,
LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

PHẠM HỒNG THẮNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHUẨN HĨA,
LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƯ

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi và được sự hướng dẫn của
TS. Thái Thị Quỳnh Như. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào. Tôi xin cam đoan
rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thơng
tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Hồng Thắng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà
Nội - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho phép tơi có lời cảm ơn chân thành nhất tới các
thầy cô công tác tại Khoa Địa lý nơi mà tôi đã được các thầy, cơ chỉ bảo tận tình, chu
đáo, nhiệt huyết để tôi được trang bị những kiến thức, hành trang đi vào thực tế. Xuất
phát từ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ
giáo. Đặc biệt để có thể hồn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, cịn có sự giúp đỡ rất lớn của TS. Thái Thị Quỳnh Như, giảng viên trực tiếp

hướng dẫn tôi; cùng với các anh, chị ở chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận
Ngũ Hành Sơn, Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường thành phố
Đà Nẵng đã có những chia sẻ rất thẳng thắn với đặc thù của ngành, để tơi có những
kiến thức thực tế phục vụ cho luận văn; các anh, chị, em đồng nghiệp ở Trung tâm
Ứng dụng và Phát triển cơng nghệ địa chính đã giúp đỡ, hỗ trợ tơi để hồn thành luận
văn này. Luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót, tơi rất mong nhận được
sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, các cơ và các bạn đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Với tấm lịng biết ơn, tơi xin chân thành cám ơn mọi sự giúp đỡ q báu đó.
Cảm ơn gia đình và những người bạn đã động viên, đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập nghiên cứu khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2017
Tác giả

Phạm Hồng Thắng


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. i
DANH MỤC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................. iv
DANH MỤC BIỂU ................................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................ 6
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 6
1.1. Cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu thành phần địa chính ...................................... 6

1.2. Quy trình xây dựng CSDL địa chính và quy định vận hành cơ sở dữ liệu ................... 10
1.3. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính.................................................................................. 12
1.4. Mơ hình lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính.................................................................. 14
1.5. Kinh nghiệm xây dựng và chuẩn hóa tư liệu đất đai ở một số nước......................... 16
1.6. Tổng quan công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng ....................................................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................ 24
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI QUẬN
NGŨ HÀNH SƠN - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................................... 24
2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu.................................................................................. 24
2.2. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .................................................. 45
2.3. Thực trạng công tác vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu địa chính ............................. 51
2.4. Những tồn tại trong quá trình xây dựng, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu địa chính.
................................................................................................................................................ 54
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................ 57
ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH CHUẨN HĨA, LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH 57
3.1. Mơ hình chuẩn hóa cấu trúc cơ sở dữ liệu trong trường hợp nâng cấp hoặc chuyển đổi
cơ sở dữ liệu địa chính ........................................................................................................... 57
3.2. Xây dựng mơ hình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính ................................................... 62
3.3. Đề xuất mơ hình lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính .................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 75

i


DANH MỤC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ và từ viết tắt

Giải thích


CSDL
CNTT

Cơ sở dữ liệu
Cơng nghệ thơng tin

Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản

HN - 72

khác gắn liền với đất.
Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia HN-72 được ban hành
theo Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 05/9/1972 của Thủ
tướng Chính phủ

VN - 2000

Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000 ban hành
theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm
2000 của Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ đất đai

Bao gồm hồ sơ địa chính, hồ sơ quy hoạch, hồ sơ giá đất,
hồ sơ thống kê, kiểm kê
Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống thông tin được xây dựng để thu thập, lưu trữ,

(HTTTĐĐ)

cập nhật, xử lý phân tích, tổng hợp và truy xuất các thơng

HTSDĐ
ĐVHC

tin đất đai và thơng tin khác có liên quan đến đất đai.
Hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị hành chính

Topology
TNMT
UBND
VPĐK
VILIS 2.0
FAMIS

Mơ hình quan hệ hình học dữ liệu khơng gian trong hệ
thống thông tin địa lý.
Tài nguyên và Môi trường
Ủy ban nhân dân
Văn phịng đăng ký
Phần mềm hệ thống thơng tin đất đai do Tổng cục Quản lý
đất đai phát hành.
Phần mềm tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính
(Bộ Tài ngun và Mơi trường)

ii



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:

Tên bảng
Tình hình giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất và bố trí tái định cư
cho hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2010 - 2016
Kết quả lập hồ sơ địa chính quận Ngũ Hành Sơn đến 30/6/2016
Thống kê diện tích đất theo đơn vị hành chính quận Ngũ Hành Sơn
năm 2016
Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo từ năm 2010 - 2016
Hiện trạng thiết bị hạ tầng cơng nghệ thơng tin tại chi nhánh Văn
phịng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn
Hiện trạng nguồn nhân lực trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

Kết quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính quận Ngũ Hành Sơn
Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu giấy chứng nhận
Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu quyền sử dụng đất
Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu thửa đất đăng ký
Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu người sử dụng, quản lý đất
Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu nhà, tài sản gắn liền với đất
Mô tả cấu trúc dữ liệu lớp thửa đất địa chính
Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu khơng gian thửa đất
Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa liên kết dữ liệu
Kết quả kiểm tra, chuẩn hóa CSDL địa chính phường Mỹ An, quận
Ngũ Hành Sơn

iii

Trang
36
37
40
44
47
48
50
64
64
65
66
66
67
67
68

70


DANH MỤC HÌNH

Tên hình
Hình 1.1:
Hình 1.2:
Hình 1.3:
Hình 1.4:
Hình 1.5:
Hình 1.6:
Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 2.3:
Hình 2.4:
Hình 3.1:
Hình 3.2:
Hình 3.3:
Hình 3.4:
Hình 3.5:
Hình 3.6:
Hình 3.7:

Mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai
Mơ hình dữ liệu khơng gian địa chính trong mối quan hệ với dữ
liệu khơng gian đất đai
Mơ hình dữ liệu thuộc tính địa chính trong mối quan hệ với dữ liệu
thuộc tính đất đai
Mơ hình kiến trúc CSDL đất đai trong mối quan hệ với CSDL Tài

ngun và Mơi trường
Mơ hình lưu trữ CSDL địa chính
Mơ hình tổng qt chia sẻ CSDL địa chính
Sơ đồ đơn vị hành chính quận Ngũ Hành Sơn
Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại quận Ngũ Hành Sơn
Mơ hình vận hành, khai thác CSDL địa chính tại quận Ngũ Hành Sơn
Một số hình ảnh thực tế giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh
vực đất đai tại quận Ngũ Hành Sơn
Quy trình chuẩn hóa dữ liệu trong trường hợp chuyển đổi hoặc
nâng cấp CSDL
Bảng dữ liệu chủ sử dụng đất của CSDL cấp giấy chứng nhận
Lược đồ mô tả ánh xạ chuyển đổi dữ liệu
Lược đồ cấu trúc ánh xạ chuyển đổi dữ liệu
Giao diện phần mềm chuyển đổi dữ liệu
Quy trình chuẩn hóa dữ liệu
Mơ hình tổ chức và quản lý bản đồ số tập trung

Trang
8
9
9
11
14
15
24
49
52
54
58
59

61
62
62
63
73

DANH MỤC BIỂU

Tên biểu
Biểu 2.1:

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2010 - 2016

iv

Trang
38


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng CSDL đất đai hiện nay đã trở thành một nhiệm vụ trọng tâm đối với
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các tỉnh (thành) trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai (Theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm
2012 của Trung ương, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ
thống thông tin đất đai). Đứng trước thực trạng hiện nay hầu hết các các tư liệu đất
đai, đặc biệt là hồ sơ địa chính (sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, bản đồ địa chính) đã
khơng được chỉnh lý biến động thường xuyên dẫn đến tình trạng các thông tin
không đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Mặt khác, trong thời gian
qua, công tác quản lý đất đai liên tục được hoàn thiện về thể chế, chính sách, cơng

nghệ. Điều này dẫn tới hiện nay có nhiều tư liệu, tài liệu đất đai được lập, thu thập
và sử dụng ở các thời kỳ khác nhau, kể cả những tài liệu từ những chế độ trước. Khi
xây dựng CSDL đất đai, tất cả các tư liệu, tài liệu đất đai này đều phải được xem xét
và cập nhật vào trong CSDL đất đai. Tính phức tạp của tư liệu, tài liệu đất đai cụ thể
như sau:
- Hệ thống bản đồ địa chính: Trong thực tế, các địa phương vẫn sử dụng các
hệ thống bản đồ địa chính được đo đạc bằng các cơng nghệ khác nhau, với độ chính
xác khác nhau để phục vụ cơng tác cấp giấy chứng nhận và quản lý đất đai. Hệ
thống bản đồ địa chính gồm bản đồ trích đo phi tọa độ, bản đồ giải thửa thực hiện
theo Chỉ thị 299/TTg, bản đồ địa chính đo chính quy. Một số bản đồ địa chính chính
quy vẫn cịn ở hệ tọa độ HN-72, chưa chuyển về hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
- Hệ thống hồ sơ địa chính bao gồm nhiều loại tài liệu, số liệu: sổ dã ngoại,
hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các thời kỳ, hồ sơ gốc cấp giấy
chứng nhận …Nhiều địa phương chưa quản lý tốt hệ thống hồ sơ địa chính, không
cập nhật kịp thời biến động đất đai, dẫn tới nội dung của bộ sổ hồ sơ địa chính sai
lệch nhiều so với thực tế, khả năng sử dụng hạn chế.
Sau khi cơ sở dữ liệu đã được xây dựng xong và đưa vào vận hành khai thác
cũng bộc lộ một số mặt hạn chế sau:

1


- Do đất đai thường xuyên biến động (đăng ký biến động đất đai) vì vậy
trong quá trình vận hành cơ sở dữ liệu liên tục được cập nhật về dữ liệu khơng gian,
dữ liệu thuộc tính và hồ sơ quét. Trong quá trình cập nhật thường xuyên vào cơ sở
dữ liệu này cũng hay phát sinh một số lỗi dữ liệu do cán bộ chuyên môn thao tác,
theo định kỳ thì việc kiểm tra, chuẩn hóa lại các nội dung sai xót trong cơ sở dữ liệu
cũng phải được thực hiện;
- Cơ sở dữ liệu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi xây
dựng xong sẽ vận hành theo mơ hình tập trung, các cơ quan, đơn vị có liên quan sẽ

kết nối vào cơ sở dữ liệu tập trung để khai thác và vận hành theo chức năng, nhiệm
vụ được giao. Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra trong thực tiễn đó là hệ thống bản đồ
địa chính số lưu trữ trên phần mềm Microstation (*.DGN) vẫn được sử dụng thường
xuyên và song song với q trình vận hành dữ liệu khơng gian trong cơ sở dữ liệu.
Vì vậy cũng cần phải có giải pháp cho việc chia sẻ dữ liệu này đến các cơ quan có
trách nhiệm chỉnh lý bản đồ địa chính (văn phịng đăng ký đất đai tỉnh, chi nhánh
văn phòng đăng ký đất đai).
Xuất phát từ lý do thực tiễn trên, học viên đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ
“Đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đề xuất mơ

hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại quận Ngũ Hành
Sơn - Thành phố Đà Nẵng nhằm làm cơ sở đề xuất mơ hình chuẩn hóa, lưu trữ và
chia sẻ dữ liệu bản đồ địa chính đảm bảo việc vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu
đáp ứng được nhu cầu quản lý của ngành và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện bao gồm:
- Tổng quan các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến hướng nghiên cứu
của luận văn. Thu thập tài liệu, số liệu về công tác xây dựng, vận hành và khai thác
cơ sở dữ liệu quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng năm 2016.

2


- Phân tích thực trạng cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu năm 2016.
- Phân tích thực trạng cơng tác vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu năm 2016.
- Đề xuất quy trình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu trong quá trình vận hành, khai thác
CSDL;

- Đề xuất mơ hình lưu trữ dữ liệu bản đồ địa chính dạng số sử dụng phần
mềm SVNSever;
- Đề xuất mơ hình quản lý bản đồ địa chính số tập trung ứng dụng phần mềm
SVN server.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên toàn bộ địa bàn
quận Ngũ Hành Sơn.
Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau:
+ Phân tích thực trạng và đánh giá kết quả cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu
quận Ngũ HànhSơn - thành phố Đà Nẵng;
+ Đề xuất quy trình, mơ hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ thơng tin bản đồ
địa chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành các nội dung nghiên cứu của luận văn, tác giả đã lựa chọn và sử
dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
a) Phương pháp điều tra, khảo sát
- Điều tra, khảo sát bằng hình thức quan sát và hỏi đáp trực tiếp tại Văn phòng
Đăng ký đất đai thành phố về hiện trạng hạ tầng CNTT và nhân lực cán bộ chun
mơn để tổng hợp kết quả trình bày tại Bảng số 2.5, Bảng số 2.6;
- Điều tra, khảo sát bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các cơ quan, đơn vị
khai thác sử dụng CSDL để phục vụ đánh giá hiệu quả cơng tác xây dựng CSDL địa
chính tại quận Ngũ Hành Sơn;
- Khảo sát hiện trạng hạ tầng CNTT thành phố Đà Nẵng phục vụ việc đề xuất
giải pháp quản lý, lưu trữ và chia sẻ bản đồ địa chính số.
b) Phương pháp kế thừa
- Kế thừa các tài liệu, số liệu, báo cáo về tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng

3



công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn để làm cơ sở giới thiệu
chung về địa bàn nghiên cứu tại Chương 2;
- Kế thừa các sản phẩm của cơng tác xây dựng CSDL địa chính quận Ngũ
Hành Sơn làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả công tác xây dựng CSDL, đề xuất
các mô hình kiểm tra, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu;
- Kế thừa mô đun phần mềm là sản phẩm của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm chuẩn hóa các loại tư liệu đất đai hiện có
phục vụ cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai” và cải tiến để thực nghiệm chuẩn
hóa CSDL địa chính phường Mỹ An quận Ngũ Hành Sơn;
- Kế thừa phần mềm VILIS 2.0 của Tổng cục Quản lý đất đai để thực nghiệm
chuẩn hóa CSDL địa chính phường Mỹ An quận Ngũ Hành Sơn;
- Kế thừa phần mềm mã nguồn mở SVN server để làm cơ sở đề xuất giải pháp
cơng nghệ của mơ hình lưu trữ, chia sẻ bản đồ địa chính số.
c)Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp
- Phân tích, đánh giá cơng tác xây dựng và chuẩn hóa CSDL đất đai ở một số
nước trên thế giới để tổng hợp lên bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Phân tích các tài liệu, số liệu từ đó đánh giá và tổng hợp thực trạng công tác
xây dựng CSDL đất đai trên địa bàn nghiên cứu;
- Phân tích kết quả cơng tác xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn nghiên cứu
để tổng hợp và đưa ra những kết luận về hiệu quả và những tồn tại trong công tác
xây dựng, vận hành và khai thác CSDL;
- Phân tích kết quả khảo sát thực tế công tác khai thác, vận hành CSDL kết
hợp với việc tổng hợp các căn cứ pháp lý, quy định kỹ thuật trong công tác xây
dựng CSDL nhằm đề xuất các nội dung chuẩn hóa CSDL, hình thức chuẩn hóa
CSDL;
- Phân tích các điều kiện khách quan, chủ quan của các yếu tố tác động đến
công tác xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL địa chính tại địa bàn
nghiên cứu để làm cơ sở đề xuất quy trình chuẩn hóa CSDL và mơ hình quản lý,
chia sẻ bản đồ địa chính số theo mơ hình tập trung;
- Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm chuẩn hóa CSDL phường Mỹ An để

hồn thiện quy trình chuẩn hóa CSDL, quy trình lưu trữ và chia sẻ bản đồ số.

4


d) Phương pháp GIS
- Sử dụng kỹ thuật GIS (lý thuyết Topology và kỹ thuật chồng xếp, phân tích
dữ liệu khơng gian) để đề xuất nội dung chuẩn hóa các lớp thơng tin thửa đất;
- Sử dụng các thuật tốn Topology, Overlay để xây dựng mô đun kiểm tra và
chuẩn hóa dữ liệu khơng gian địa chính.
đ) Phương pháp mơ hình hóa
Đây là phương pháp nghiên cứu hệ thống được sử dụng khá rộng rãi. Phương
pháp mơ hình hóa được sử dụng khi có thể biết rõ các yếu tố đầu vào, đầu ra và các
phép biến đổi bên trong hệ thống. Trong các mơ hình, hệ thống được mơ tả thơng
qua các đặc trưng cơ bản của nó. Ngun lý chung của phương pháp này là trừu
tượng hóa các phần tử và các quan hệ trong hệ thống. Có thể hiểu đơn giản, trừu
tượng hóa là hình thành một cách diễn tả đơn giản và dễ hiểu trong đó bỏ qua
những chi tiết có ảnh hưởng rất nhỏ hoặc hầu như khơng có ảnh hưởng đến cấu trúc
và hoạt động của hệ thống. Phương pháp mơ hình hóa được sử dụng trong nội dung
nghiên cứu để đưa ra các kết quả sau:
- Đề xuất quy trình chuẩn hóa và chia sẻ CSDL địa chính (Hình 3.1, Hình 36);
- Đề xuất Mơ hình tổ chức và quản lý bản đồ số tập trung (Hình 3.7);
- Các mơ hình kiến trúc, lưu trữ và vận hành CSDL (Hình 1.1 đến Hình 1.6).
6. Bố cục luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm các phần như sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai
- Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại quận
Ngũ Hành Sơn - thành phố Đà Nẵng
- Chương 3: Đề xuất mơ hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính

- Kết luận và kiến nghị

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu thành phần địa chính
1.1.1. Vai trị của CSDL đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và
chia sẻ thông tin với các lĩnh vực khác.
1.1.1.1. Lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai
Quan điểm về định hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật
về đất đai được Nghị quyết số 19-NQ/TW chỉ rõ “Nâng cao năng lực quản lý đất
đai. Ưu tiên đầu tư xây dựng CSDL, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền
với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước
chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai. Phấn đấu đến năm 2020 cơ
bản hồn thành việc xây dựng hệ thống thơng tin đất đai” [1].
Định hướng này đã được cụ thể hóa trong Luật đất đai 2013 quy định về Hệ
thống thông tin đất đai (Chương IX), CSDL đất đai quốc gia bao gồm các thành
phần:
- Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu địa chính;
- Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Cơ sở dữ liệu giá đất;
- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;
- Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai;
h) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.
Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Dự án “Xây dựng CSDL quốc gia về đất đai”, trong đó giai
đoạn I sẽ tập trung vào những nội dung cơng việc chính sau: Thiết kế hệ thống
thông tin đất đai thống nhất từ trung ương đến địa phương; Xây dựng hệ thống phần
mềm thống nhất cập nhật vận hành và khai thác hệ thống thông tin đất đai; Xây
dựng CSDL đất đai từ nguồn dữ liệu ở Trung ương hiện có tại Tổng cục Quản lý đất
đai, ưu tiên xây dựng CSDL hiện trạng đất trồng lúa.

6


Như vậy, vai trò của CSDL đất đai đối với công tác quản lý nhà nước về đất
đai thể hiện mở các mặt sau:
- CSDL đất đai là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai;
- Việc xây dựng CSDL đất đai quốc gia thống nhất từ trung ương đến địa
phương nhằm đảm bảo hình thành một hệ thống duy nhất quản lý về dữ liệu đất đai
phục vụ công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký
biến động đất đai, thực hiện các giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực đất đai; lập sổ địa
chính điện tử; thống kê, kiểm kê đất đai;
- CSDL đất đai là nền tảng trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực đất đai, minh bạch hóa thơng tin đất đai.
1.1.1.2. Lĩnh vực chia sẻ thông tin với các ngành có liên quan
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai luôn đi liền với công chứng, thuế và
xây dựng (thủ tục đăng ký cấp mới, chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất...). Do vậy, việc liên thông và chia sẻ dữ liệu trong lĩnh vực đất đai với các
ngành như Công chứng, Thuế, Quản lý và cấp phép xây dựng sẽ giúp sức đắc lực
cho việc đảm bảo hạn chế tiêu cực, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự
chính xác trong q trình xử lý công việc và đặc biệt là một loại thông tin được đưa
về một đầu mối quản lý.
Hiện nay, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài ngun và Mơi trường,
Tài chính, Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền

cơ chế liên thông trong thực hiện các thủ tục hành chính về cơng chứng, đăng ký
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế. Theo đó cơ sở dữ liệu đất đai
được sử dụng để cung cấp và trao đổi thông tin trực tiếp với các lĩnh vực công
chứng, thuế, cấp phép xây dựng.
1.1.2. Khái niệm cơ sở dữ liệu đất đai
1.1.2.1. Khái niệm
“CSDL đất đai là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu
quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp
xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương
tiện điện tử” [2]
1.1.2.2. Nội dung, cấu trúc cơ sở dữ liệu đất đai
a) Thành phần CSDL đất đai
Điều 121, Luật đất đai 2013 quy định CSDL đất đai quốc gia bao gồm các
thành phần sau : Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; Cơ sở dữ

7


liệu địa chính; Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai; Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất; Cơ sở dữ liệu giá đất; Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;
Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai; Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.
b) Nội dung, cấu trúc CSDL địa chính
Nội dung, cấu trúc và kiểu thơng tin CSDL địa chính được thực hiện theo quy
định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 7 năm
2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai.
Dữ liệu KG đất đai

Khóa liên kết


Dữ liệu thuộc tính đất
đai

CSDL đất đai

Khóa liên kết

Khóa liên kết
Các dữ liệu khác có
liên quan đến thửa đất

Hình 1.1. Mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai. [3]

8


Dữ liệu thuộc tính đất
đai

Các dữ liệu khác có
liên quan tới thửa đất

Khóa liên kết

Dữ liệu khơng gian chun đề

Nhóm lớp dữ liệu
địa chính

Nhóm lớp dữ liệu quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nhóm lớp dữ liệu thống kê,
kiểm kê đất đai

Dữ liệu không
gian đất đai

Dữ liệu không gian đất đai nền

Nhóm lớp dữ liệu
điểm KC đo đạc

Nhóm lớp dữ liệu
Biên giới, địa giới

Nhóm lớp dữ liệu
thủy hệ

Nhóm lớp dữ liệu
giao thơng

Nhóm lớp dữ liệu
địa danh và ghi chú

Hình 1.2. Mơ hình dữ liệu khơng gian địa chính trong mối quan hệ với dữ liệu
khơng gian đất đai. [3]
Nhóm lớp dữ liệu
TK,KK đất đai


Mã đối tượng

Dữ liệu thống kê,
kiểm kê đất đai

Nhóm lớp dữ liệu
QH, KH sử dụng đất

Mã đối tượng

Dữ liệu quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất

Kh

Dữ liệu thuộc
tính đất đai

Dữ liệu giá đất

Dữ liệu địa chính

Mã thửa đất

nk
liê
óa

ết


M

ãt
hử


ất

Nhóm dữ liệu địa
chính

Các dữ liệu khác
có liên quan

Hình 1.3. Mơ hình dữ liệu thuộc tính địa chính trong mối quan hệ với dữ liệu thuộc
tính đất đai. [3]

9


Trong đó dữ liệu khơng gian và thuộc tính địa chính bao gồm:
 Nhóm lớp dữ liệu khơng gian địa chính gồm lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu
tài sản gắn liền với đất; lớp dữ liệu đường chỉ giới và mốc giới của hành lang an
toàn bảo vệ cơng trình, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thơng và các loại quy
hoạch khác có liên quan đến thửa đất theo quy định của pháp luật về bản đồ địa
chính
 Dữ liệu thuộc tính địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây: (i) Nhóm
dữ liệu về thửa đất; (ii) Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất khơng tạo thành thửa
đất; (iii) Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất; (iv) Nhóm dữ liệu về người sử
dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; (v) Nhóm dữ liệu

về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; (vi)
Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất; (vii) Nhóm dữ liệu về sự biến động trong quá trình sử
dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất; (viii) Nhóm các dữ liệu khác có liên
quan tới thửa đất.
1.2. Quy trình xây dựng CSDL địa chính và quy định vận hành cơ sở dữ liệu
1.2.1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được quy định tại Thông tư số
04/2013/TT-BTNMT quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; quy
định về xây dựng, vận hành, khai thác CSDL địa chính được quy định tại Thơng tư
số 34/2014/TT-BTNMT
Quy trình xây dựng CSDL địa chính được quy định tại các điều: Điều 8, Điều
9, Điều 10, Thơng tư 04/2013/TT-BTNMT. Quy trình được mơ tả bao gồm các quy
trình sau:
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ việc
chỉnh lý hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính gắn với đăng ký, cấp mới,
cấp đổi Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa
đất;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai;

10


c) Hồn thiện cơ sở dữ liệu địa chính đã xây dựng nhưng nội dung chưa theo
đúng quy định tại Thơng tư số 17/2010/TT-BTNMT.
1.2.2. Mơ hình xây dựng, khai thác và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai
Mơ hình kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin đất đai được minh họa như sau:

Hình 1.4. Mơ hình kiến trúc CSDL đất đai trong mối quan hệ với CSDL Tài ngun

và Mơi trường. [4]
Trong đó:
- Hệ thống thơng tin đất là một thành phần của hệ thống thông tin tài nguyên
và môi trường
- Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng, kết nối, đồng bộ, chia sẻ dữ liệu,
quản lý và vận hành ở cấp Trung ương và cấp tỉnh:

11


+ Tại trung ương cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối và chia sẻ dữ liệu với
các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và các cơ sở dữ liệu các bộ ngành có liên quan đến
sử dụng đất
+ Tại địa phương: CSDL đất đai cấp tỉnh được kết nối và chia sẻ dữ liệu với
cơ sở dữ liệu của các ban ngành khác tại tỉnh
- CSDL cấp tỉnh được kết nối và đồng bộ với CSDL quốc gia qua mạng
chuyên dụng.
1.3. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính
1.3.1. Khái niệm chuẩn hóa CSDL địa chính
Chuẩn hóa là một khái niệm rộng áp dụng cho nhiều ngành và lĩnh vực khác
nhau. Trong công tác xây dựng, vận hành CSDL địa chính thì việc chuẩn hóa được
xem như là một giải pháp tổng thể để hoàn thiện dữ liệu đầu vào, đảm bảo sự chính
xác trong q trình vận hành và cập nhật nâng cấp CSDL. Nội dung chuẩn hóa tập
trung vào nguồn tài liệu, dữ liệu khơng gian và thuộc tính. Trong mỗi loại dữ liệu,
tài liệu này cũng được phân chia ra thành các nhóm dựa vào định dạng lưu trữ (dạng
giấy, dạng file thông tin, dạng ảnh quét..). Chuẩn hóa tư liệu phải tuân thủ theo các
quy định, quy phạm và các tiêu chuẩn đã ban hành.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đưa ra khái niệm về chuẩn hóa
cơ sở dữ liệu địa chính : Chuẩn hóa CSDL địa chính là q trình áp dụng những
cơng nghệ, kỹ thuật nhằm làm thay đổi hình thức thể hiện của mỗi giá trị thông tin

kỹ thuật, pháp lý để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và qui định hiện hành mà
không làm thay đổi bản chất của giá trị thông tin kỹ thuật, pháp lý đó.
1.3.2. Đối tượng chuẩn hóa
Việc xác định đối tượng cần chuẩn hóa cũng là nhiệm vụ rất quan trọng trong
cơng tác chuẩn hóa. Đối tượng chuẩn hóa cần phải được phân loại theo tính chất và
mức độ đáp ứng của việc chuẩn hóa. Căn cứ vào thực tế nguồn tư liệu đất đai có thể
chia đối tượng chuẩn hóa thành 2 loại là đối tượng khơng gian và đối tượng thuộc
tính.

12


a) Đối tượng không gian
Đối tượng không gian cần phải chuẩn hóa trong q trình xây dựng, vận hành
và khai thác cơ sở dữ liệu địa chính là bản đồ địa chính dạng số và dữ liệu khơng
gian địa chính, trong đó:
- Bản đồ địa chính dạng số được thành lập theo quy định của Thông tư
25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính được sử dụng
làm dữ liệu đầu vào xây dựng dữ liệu không gian địa chính, khơng gian đất đai nền
và được vận hành song song với CSDL địa chính trong q trình khai thác sử dụng
phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai;
- Dữ liệu khơng gian địa chính, bao gồm các nhóm dữ liệu đã được đề cập tại
Mục 1.1.2.2.
b) Đối tượng thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính trong CSDL được chi thành hai nhóm là dữ liệu thuộc tính
có cấu trúc, bao gồm dữ liệu thuộc tính đã được đề cập tại Mục 1.1.2.2 và dữ liệu
thuộc tính phi cấu trúc, bao gồm dữ liệu về hồ sơ gốc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất được Scan (số hóa) đưa vào lưu trữ trong CSDL.
1.3.3. Hình thức chuẩn hóa
Cơng tác chuẩn hóa CSDL là việc làm thường xuyên nhằm đảm bảo cho

CSDL được vận hành ổn định, chính xác và hoặc khi tiến hành nâng cấp CSDL theo
các quy định bắt buộc. Căn cứ vào các yêu cầu này học viên đưa ra 2 hình thức
chuẩn hóa tư liệu đất đai.
a) Chuẩn hóa nội dung
Hình thức chuẩn hóa trực tiếp là các thao tác kỹ thuật nhằm chuẩn hóa các đơn
vị thơng tin trong mỗi trường dữ liệu hoặc mỗi đối tượng đồ họa (feature) trong
CSDL để mang lại sự chính xác cho đối tượng cần chuẩn hóa. Việc chuẩn hóa trực
tiếp khơng làm thay đổi cấu trúc CSDL hoặc hệ quản trị CSDL đã được thiết lập.
b) Chuẩn hóa hỗn hợp
Hình thức chuẩn hóa kết hợp giữa chuẩn hóa nội dung và chuẩn hóa cấu trúc
dữ liệu. Thơng thường hình thức chuẩn hóa này sẽ được sử dụng khi tiến hành nâng
cấp CSDL theo quy định, khi đó CSDL dữ liệu phải được chuẩn hóa các đơn vị
thông tin và cấu trúc lưu trữ thông tin.

13


1.4. Mơ hình lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính
1.4.1 Mơ hình lưu trữ cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính sau khi được xây dựng xong bao gồm 3 khối dữ liệu:
Dữ liệu khơng gian, dữ liệu thuộc tính, dữ liệu hồ sơ số (hồ sơ gốc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được số hóa), trong đó :
- Cơ sở dữ liệu được tổ chức và vận hành theo 2 tầng bao gồm tầng quản trị hệ
thống và tầng tác nghiệp ;
- Quản trị hệ thống bao gồm các hệ thống máy chủ và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
lưu trữ dữ liệu khơng gian, dữ liệu thuộc tính và dữ liệu hồ sơ số riêng biệt ;
- Tầng tác nghiệp bao gồm các phương thức tác nghiệp trực tiếp đến CSDL :
trực tiếp người dùng thông qua internet, thiết bị di động, máy tính, máy in, tin nhắn..
10.204.30.103


Sử dụng IP tĩnh

10.204.30.101

Cơ sở dữ liệu Web
tách rời cơ sở dữ
liệu đất đai
Sử dụng cơ chế
đồng bộ với máy
chủ CSDL cấp tỉnh
Cài đặt các ứng
dụng Web của hệ
thống

10.204.30.102
Máy chủ cài đặt:
- Windows Server
- SQL Server
- CSDL đất đai

Máy chủ sử dụng
hệ thống ổ đĩa
dung lượng lớn để
lưu trữ hồ sơ quét

Sử dụng cơng nghệ
RAID 5 nhằm tăng
tốc và đảm bảo an
tồn dữ liệu.


Kết nối máy chủ
CSDL đất đai để
đồng bộ hồ sơ quét
và hồ sơ số

(Tối thiểu cần có 3
ổ cứng riêng biệt)

Máy quét 1

CSDL Web độc lập

Web Server

Máy chủ Cơ sở dữ liệu
đất đai cấp tỉnh

Máy quét 2 ...

Máy chủ lưu giữ kho hồ sơ quét

Hệ thống tác nghiệp

Hình 1.5. Mơ hình lưu trữ CSDL địa chính. (Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

14


1.4.2. Mơ hình vận hành và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính
PHỊNG TN&MT

(VP ĐKQSDĐ)

NGƯỜI DÂN
SỞ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
(Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất)

CSDL đất đai
cấp quận, huyện

Server

IPS
Modem

Firewall

10/100Mbps

100Mbps

DMZ

ADSL
Leasedline
128Kbps

Router
Web
Server


PC

Internet

DNS
Server

PC

Proxy
Antivirus
ADSL
Switch
Trung tâm

DB
Server

PC

Proxy
Gateway

1000Mbps

CSDL ĐẤT ĐAI
CẤP TỈNH

Mạng LAN


Switch

ADSL

DMZ Switch

Security
Server

10/100Mbps

PC
Modem

GHDSL

10/100Mbps

10/100Mbps

PC

PC

Mega WAN
PC

PC

PC


PC

PC

PC

UBND xã, phường
(Cán bộ ĐC)

PC

Mạng LAN nội bộ

GHDSL

GHDSL

Router

Router

Switch
10/100Mbps

PC

PC

10/100Mbps


Switch

PC

PC

Mạng LAN

Server

Server

PC

PC

Mạng LAN

SỞ XÂY DỰNG, SỞ TÀI
CHÍNH, SỞ THUẾ

UBND TỈNH

Hình 1.6. Mơ hình tổng quát chia sẻ CSDL địa chính. (Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

Trong đó:
- Hệ thống CSDL được lưu trữ tập trung cấp tỉnh bao gồm CSDL địa chính, hệ
thống máy chủ, thiết bị mạng, đường truyền dữ liệu (mạng chuyên dùng và mạng
internet) ;

- Hệ thống người dùng : bao gồm các cơ quan chun mơn, cơ quan có liên
quan, người sử dụng đất ;
- Hình thức chia sẻ thơng qua kết nối trực tiếp đến CSDL thông qua các thiết bị
định tuyến để đảm bảo an tồn dữ liệu. Hình thức kết nối bao gồm : kết nối qua mạng
nội bộ (mạng LAN), kết nối qua mạng diện rộng chuyên dùng (mạng WAN) và kết
nối công cộng qua mạng internet ;
- Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố, các cơ quan có liên quan trực thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường kết nối đến CSDL thông qua mạng chuyên dùng của thành
phố (mạng MAN) để khai thác và cập nhật dữ liệu ;
- Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, phịng Tài ngun và Mơi trường các
quận, huyện kết nối đến CSDL thông qua mạng chuyên dùng của thành phố (mạng
MAN) để khai thác và cập nhật dữ liệu ;
- Các Sở, ban, ngành có liên quan (cơ quan thuế, cơ quan cấp phép xây dựng...)

15


kết nối đến CSDL thông qua mạng chuyên dùng của thành phố (mạng MAN) để liên
thông và chia sẻ thông tin dữ liệu ;
- Người sử dụng đất kết nối đến CSDL thông qua mạng Internet (sử dụng các
dịch vụ cổng thông tin điện tử của thành phố) để tra cứu thơng tin giải quyết hồ sơ thủ
tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
1.5. Kinh nghiệm xây dựng và chuẩn hóa tư liệu đất đai ở một số nước
1.5.1. Tại Thụy Điển
1.5.1.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Trong những năm 1960, chính phủ đã cân nhắc việc hiện đại hóa các cuốn sổ
đăng ký tài sản bằng ý tưởng tin học hóa đăng ký tài sản. Việc tin học hóa trong đăng
ký tài sản đã được thực hiện vào năm 1968 và đăng ký đất đai năm 1970. Hệ thống
này liên tục được phát triển và bắt đầu được pháp lý hóa vào năm 1975. Đến năm
1995, hệ thống này đã được triển khai trên toàn quốc.[14]

Hệ thống thơng tin đất đai (LIS) tích hợp các thơng tin đăng ký đất đai và địa
chính vào một hệ thống bao gồm những phần sau: Đăng ký tài sản, xác định các đối
tượng trong hệ thống (thửa đất, các đơn vị tài sản), đăng ký đất đai, xác định các
quyền đối với các đối tượng, thiết lập và địa chỉ, thuế và giá trị, lưu trữ dạng số.
Là một hệ thống tích hợp nên LIS mang lại hai ưu thế nổi trội như sau:
- Về phổ biến thông tin: nguồn thơng tin có liên quan đến đất đai được phổ
biến tới người dùng theo một cách thống nhất;
- Về quản lý hệ thống: việc quản lý các thông tin liên quan đến đất đai được
thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Mơ hình hệ thống dựa trên một thiết kế kiến trúc mà môi trường quản lý/cập
nhật quản lý đất đai được tối ưu hóa cho các quy trình làm việc kết hợp với các thủ
tục pháp lý và Hệ thống phân phối được tối ưu hóa cho việc cung cấp, trao đổi và
trình diễn dữ liệu. Mơ hình này bao gồm 4 phần về nền tảng tương kết và giao tiếp
bằng các định dạng tệp cụ thể dựa trên XML/GML.
1.5.1.2. Chuẩn hóa tư liệu đất đai
Việc số hóa bản đồ địa chính được thực hiện theo hai cách. Đầu tiên, họ cũng
dựa trên các nguồn tư liệu đất đai sẵn có, mà cụ thể ở đây, các sơ đồ thửa đất được

16


số hóa từ bản đồ kinh tế. Tiếp đến, tiến hành điều tra điều chỉnh và bổ sung từng
thửa đất để có được dữ liệu chính xác. Các dữ liệu này sau đó được tích hợp với các
hệ thống thơng tin đất đai. Đối với dữ liệu hồ sơ đất đai, họ đã dựa trên tiêu chí đầu
vào của CSDL đất đai, từ đó chuẩn hóa, lấy các thơng tin phù hợp để đưa vào
CSDL đất đai.
Tồn bộ q trình từ quyết định ban đầu tại Quốc hội về việc cải cách hệ thống
quản lý đất đai đến khi hoàn thiện mất khoảng 25 năm. Trong đó, khoảng 10 năm
dành để điều tra bằng các câu hỏi đưa ra về việc cải cách này. Các câu hỏi liên quan
đến việc có thể tách riêng hệ thống đăng ký đất và hệ thống tài sản hay không, cấu

trúc của CSDL, tập trung ở cấp trung ương hay theo các vùng, và hệ thống định
danh tài sản.[14]
1.5.2. Tại Úc
1.5.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
a) Bang Tây Úc
Hệ thống thông tin đất đai Tây Úc (WALIS) được thiết lập từ năm 1981, đã trở
thành hệ thống thông tin đất đai sớm nhất tại Úc sử dụng công nghệ hệ thống thông tin
địa lý trong việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Để xây dựng một hệ thống thông
tin đất đai hiện đại và hiệu quả, một số nguyên tắc chính đã được đề ra khi tiến hành
xây dựng hệ thống, bao gồm: thơng tin là tài sản có giá trị; hệ thống phải đáp ứng mục
tiêu đề ra và người khai thác hệ thống trở thành mục tiêu quan tâm; thông tin thu thập
một lần, sử dụng nhiều lần; phải có sự kết hợp thơng tin, chia sẻ tài ngun với giá trị
gia tăng; chi phí duy trì, bảo dưỡng hợp lý, hiệu quả; có đăng ký phân quyền, bảo mật,
duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thông tin.[11]
Với lịch sử gần ba mươi năm, WALIS đã đạt được nhiều thành công trong
việc xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý thông tin địa lý cũng như thông tin đất
đai, hỗ trợ tích cực cho cơ chế truy cập thơng tin đất đai. Điều này được thể hiện
qua mối quan hệ giữa công tác quản lý, lưu trữ thông tin, thương mại, siêu dữ liệu
và phân quyền truy cập thông tin của hệ thống.
b) Bang Victoria
Tại Victoria, một hệ thống thông tin đất đai đã được phát triển với mơ hình
hiện đại nhằm cung cấp dịch vụ đăng ký đất đai, bất động sản trực tuyến qua mạng

17


×