Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá mức độ giảm phát thải khí ô nhiễm khi sử dụng khí sinh học trong sinh hoạt tại xã ngọc lũ huyện bình lục tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN
-----------------------

Nguyễn Thị Hƣơng Dịu

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ Ơ NHIỄM
KHI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC TRONG SINH HOẠT
(TẠI XÃ NGỌC LŨ, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN
-----------------------

Nguyễn Thị Hƣơng Dịu

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ Ơ NHIỄM
KHI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC TRONG SINH HOẠT
(TẠI XÃ NGỌC LŨ, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM)

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60 8502

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


PGS.TS. NGUYỄN THỊ HÀ

Hà Nội - 2011

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3

1.1. TỔNG QUAN KHÍ SINH HỌC ..................................................................... 3
1.1.1. Khái qt về q trình hình thành khí sinh học ............................................3
1.1.2. Ứng dụng khí sinh học ..................................................................................4
1.1.3. Thực trạng ứng dụng cơng nghệ khí sinh học vào phạm vi hộ gia đình tại
Việt Nam .....................................................................................................................4
1.2. THỰC TRẠNG NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG TRONG ĐUN NẤU TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM .............................................................................................. 8
1.2.1. Đặc điểm nhiên liệu đun nấu ........................................................................8
1.2.2. Trên thế giới ................................................................................................10
1.2.3. Tại Việt Nam ..............................................................................................12
1.3. KẾT QUẢ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ GIẢM Ơ NHIỄM
KHƠNG KHÍ DO SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC TRONG SINH HOẠT ................ 14
1.3.1. Đặc điểm ơ nhiễm khơng khí trong khu vực đun nấu.................................14
1.3.2. Trên thế giới ................................................................................................14
1.3.3. Tại Việt nam ...............................................................................................17
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 20

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 20
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................20

2.2.2. Địa bàn nghiên cứu .....................................................................................20
2.2.3. Quy mô nghiên cứu.....................................................................................21
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 21
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .....................................................................21
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngồi hiện trƣờng ...............................................22
2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm .....................................23
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 26

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU TRONG ĐUN NẤU ......... 26
3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG KHU VỰC ĐUN
NẤU ..........................................................................................................................28
3.2.1. Kết quả đánh giá nhanh ảnh hƣởng đến môi trƣờng khu vực đun nấu .......28


3.2.2. Kết quả phân tích các thơng số ơ nhiễm môi trƣờng khu vực đun nấu ......30
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM TÁC ĐỘNG LÊN SỨC KHỎE NHỜ SỬ
DỤNG KHÍ SINH HỌC .......................................................................................... 47
3.3.1. Kết quả điều tra mức độ ảnh hƣởng lên sức khỏe trong sinh hoạt .............47
3.3.2. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng đến sức khỏe thông qua kết quả phân tích ...48
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG PHẠM VI ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ
KHÍ SINH HỌC TRONG SINH HOẠT.................................................................. 51
3.3.1. Giải pháp kỹ thuật .......................................................................................51
3.3.2. Giải pháp tài chính ......................................................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 53

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 53
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 55
PHỤC LỤC ......................................................................................................................... 58



Danh mục chữ viết tắt

CO

Khí cacbon oxit

CH4

Khí metan

H2S

Khí hydro sunfua

KSH

Khí sinh học

NH3

Khí amoniac

PPNN

Phụ phẩm nơng nghiệp

SO2

Khí sunfua dioxit


HCs

Tổng hydrocacbon

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


Danh mục bảng
Bảng 1: Các dự án ứng dụng KSH trong phạm vi hộ gia đình ...................................5
Bảng 2: Tỷ lệ thành phần KSH từ các nguồn nguyên liệu ..........................................8
Bảng 3: Thành phần KSH của một số hộ dân tại Hải Dƣơng .....................................9
Bảng 4: Đặc tính phân tích cơng nghiệp của một số than Việt Nam .........................9
Bảng 5: Thành phần hóa học các nguyên tố chính của củi .........................................9
Bảng 6: Thành phần hóa học của PPNN ...................................................................10
Bảng 7: Tải lƣ ợng ô nhiễm theo đầ u ngƣ ời của các loại nhiên liệu sử dụng trong
đun nấu ......................................................................................................................15
Bảng 8: Tải lƣợng ô nhiễm theo đơn vi ̣năng lƣ ợng của các loại nhiên liệu sử dụng
trong đun nấu ............................................................................................................16
Bảng 9: Hàm lƣợng SO2 trong khu vực đun nấu .....................................................17
Bảng 10: Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm .......................................24
Bảng 11: Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng nhiên liệu và ....................................27
Bảng 12: Kế t quả đánh giá nhanh mức độ ô nhiễm môi trƣờng ...............................28
Bảng 13: Hàm lƣợng tổng bu ̣i lơ lửng ta ̣i khu vực đun nấ u .....................................30

Bảng 14: Hàm lƣợng CO ta ̣i khu vực đun nấ u ..........................................................33
Bảng 15: Hàm lƣợng SO2 tại khu vực đun nấ u .........................................................35
Bảng 16: Nồng độ HCs tại khu vực đun nấ u ............................................................37
Bảng 17: Nồng độ CH4 tại khu vực đun nấ u .............................................................40
Bảng 18: Hàm lƣợng H2S ta ̣i khu vực đun nấ u .........................................................42
Bảng 19: Hàm lƣợng NH3 tại khu vực đun nấ u ........................................................45
Bảng 21: Tổ ng hợp giá tri ̣trung bình các mẫu đƣợc phân tích ................................48
Bảng 22: Mối quan hệ giữa nồng độ CO đến sức khỏe con ngƣời ...........................49
Bảng 23: Một số ảnh hƣởng của SO2 đối với con ngƣời ..........................................50
Bảng 24: Phân tích ƣu các giải pháp hô ̣ dân đang thực hiê ̣n ....................................51
Bảng 25: Thông số kỹ thuâ ̣t áp du ̣ng cho sử dụng máy phát điện ............................52


Danh mục hình
Hình 1: Sơ đồ quá trình hình thành KSH ....................................................................4
Hình 2: Thị phần dân số tại các nƣớc đang phát triển sử dụng .................................11
Hình 3: Tỷ lệ dân cƣ nông thôn và dân cƣ thành thị sử dụng ...................................12
Hình 4: Tỷ lệ dân số sử dụng nhiên liệu trong quá trình đun nấu .............................13
Hình 5. Phân bố nguồn nhiên liệu cho đun nấu ........................................................13
Hình 6: Tải lƣợng ơ nhiễm cho mơ ̣t bữa ăn ..............................................................16
Hình 7: Kết quả đánh giá nhanh mức độ ô nhiễm môi trƣờng khu đun nấu.............29
Hình 8: Kết quả phân tích hàm lƣợng bụi lơ lửng trong khu vực đun nấu ...............30
Hình 9: Kế t quả quan trắc hàm lƣợng bu ̣i lơ lửng theo nhiên liê ̣u ...........................32
Hình 10. Kết quả phân tích hàm lƣợng CO trong khu vực đun nấu .........................33
Hình 11: Kế t quả quan trắc hàm lƣợng CO theo nhiên liê ̣u......................................34
Hình 12: Kết quả phân tích hàm lƣợng SO2 trong khu vực nấ u ăn ..........................35
Hình 13. Kế t quả quan trắc hàm lƣợng SO2 theo nhiên liê ̣u .....................................36
Hình 14: Nồng độ HCs trong khu vực đun nấu ........................................................37
Hình 15: Kế t quả quan trắc hàm lƣợng HCs (trừ CH4) theo nhiên liê ̣u ....................39
Hình 16. Nồng độ CH4 trong khu vực đun nấ u .........................................................39

Hình 17: Kế t quả các lầ n đo CH 4 theo từng loa ̣i nhiên liê ̣u ......................................41
Hình 18: Hàm lƣợng H2S trong khu vực đun nấ u .....................................................42
Hình 19: Kế t quả giám sát hàm lƣợng H2S theo nhiên liê ̣u ......................................44
Hình 20. Hàm lƣợng NH3 trong khu vực đun nấ u ....................................................45
Hình 21: Kết quả giám sát hàm lƣợng NH3 theo nhiên liệu .....................................46
Hình 22: Kết quả đánh giá nhanh tác động lên sức khỏe theo nhiên liệu .................47


LỜI NĨI ĐẦU
Ơ nhiễm khơng khí trong sinh hoạt (khơng khí trong nhà) đang là mối đe dọa
lớn cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em, những ngƣời thƣờng xuyên
phải tiếp xúc khi đun nấu. Hơn nữa, ở Việt Nam đặc biệt là các vùng nông thôn việc
đun nấu chủ yếu vẫn sử dụng than, củi và các loại bếp lò thƣờng phát thải hạt lơ
lửng (có thể cao gấp 20 lần tiêu chuẩn cho phép) và khí cacbon mơnơxít độc
hại,...Do vậy về lâu dài sẽ gây hậu quả xấu tới sức khỏe và môi trƣờng sinh thái.
Ban Tài nguyên không khí California ƣớc tính mức độ ô nhiễm không khí
trong nhà thƣờng nghiêm trọng hơn 25-62% so với ô nhiễm không khí bên ngoài và
có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới năm 2004, mỗi năm gần 2 triệu ngƣời bị mắc những chứng bệnh liên quan
đến ô nhiễm không khí trong nhà.
Việc đun nấu lệ thuộc vào nhiên liệu truyền thống nhƣ: Than, rơm, lá cây,
củi gây hậu quả không những làm cho ô nhiễm không khí mà gây ra những bệnh về
phổi và mắt, bởi vì họ thƣờng xuyên nấu ăn trong những cái bếp nóng và đầy khói.
Do vậy, trong những năm gần đây, nhu cầu cung cấp thêm nguồn năng lƣợng hiện
đại thu hút đƣợc sự quan tâm ngày càng tăng. Một trong những nguồn năng lƣợng
hiện đại đang đƣợc triển khai và mở rộng tại các vùng nông thôn là khí sinh học.
Ở Việt Nam, nông nghiệp hiện đang giữ vai trị chủ đạo, trong đó nghề chăn
nuôi gia súc gia cầm đã chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hóa quy mơ vừa.
Cùng với việc phát triển chăn nuôi, khí sinh học sẽ là một trong những nguồn năng
lƣợng chính trong tƣơng lai. Sử dụng cơng nghệ khí sinh học quy mơ gia đình là

giải pháp hữu hiệu cho phép kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lƣợng với giảm
thiểu ô nhiễm môi trƣờng ở nông thôn nƣớc ta. Mặc dù vậy, hiệu quả giảm ô nhiễm
môi trƣờng không khí tại khu vực đun nấu nhờ sử dụng khí sinh học vẫn chƣa có
các cơng trình nghiên cứu đánh giá đầy đủ.
Để đóng góp vào hƣớng nghiên cứu này, trong luận văn này đã thực hiện đề
tài “Đánh giá mức độ giảm phát thải khí ơ nhiễm khi sử dụng khí sinh học trong
sinh hoạt (tại Xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)” nhằm tìm hiểu tác dụng

1


giảm thiểu ô nhiễm không khí tại khu đun nấu của các gia đin
̀ h sƣ̉ du ̣ng khí sinh ho ̣c
- là nguồn nhiên liệu thay thế cho các loa ̣i nhiên liê ̣u

truyề n thố ng khác ta ̣i Viê ̣t

nam.

Mục tiêu
- Đánh giá mức độ giảm ô nhiễm khơng khí trong nhà tại khu vực đun nấu
của các gia đình sử dụng khí sinh học thay thế cho các loại nhiên liệu truyền thống
khác tại Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tình hình sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt trên thế giới và tại
Việt Nam
- Tổng quan ơ nhiễm khơng khí trong nhà trong đó có hoạt động đun nấu
trong sinh hoạt
- Tổng quan các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về hiệu quả
của cơng trình khí sinh học giảm ơ nhiễm khí trong sinh hoạt, đặc biệt là khu vực

đun nấu
- Khảo sát thực tế, đo đạc phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm và hiệu quả
giảm ô nhiễm khơng khí trong sinh hoạt nhờ sử dụng khí sinh học
- Đề xuất giải pháp mở rộng phạm vi ứng dụng khí sinh học vào hộ gia đình.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

TỔNG QUAN KHÍ SINH HỌC

1.1.1. Khái qt về q trình hình thành khí sinh học
a) Khái niệm về khí sinh học [7]:
Trong hỗn hợp khí sinh học (KSH), CH4 chiếm 60 ~ 70%; CO2 chiếm 30 ~
40%; phần cịn lại là một lƣợng nhỏ khí H2S, H2, CO, NH3…KSH có khối lƣợng
riêng khoảng 0,9 ~ 0,94 kg/m3. Tỷ lệ này thay đổi khi có sự thay đổi tỷ lệ CH4 so
với các thành phần khác trong hỗn hợp KSH.
b) Q trình hình thành khí sinh học:
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ các chủng vi sinh vật kỵ khí tạo
thành KSH phải trải qua 4 giai đoạn sau đây [7]:
+ Giai đoạn 1 - Giai đoạn thuỷ phân: cắt mạch các hợp chất hữu cơ phức tạp
thành các chất đơn giản hơn. Các chủng vi sinh vật tham gia trong quá trình này là:
Bacteroides fibriolvens, Clostridium, Bacterium butylicum, Bacteroides spec,…
+ Giai đoạn 2 - Giai đoạn a-xít hố: chuyển hố các hợp chất hữu cơ thành
các a-xít
+ Giai đoạn 3 - Giai đoạn acetat hố: chuyển hố các a-xít hữu cơ thành a-xít
acetic. Các chủng vi sinh vật tham gia q trình a-xít hoá và acetate hoá bao gồm:
Clostridium spec, PepHCsoccus anaerobus, Bifidobacterium spec, Desulphovibrio

spec, Corynebacterium spec, …
+ Giai đoạn 4 - Giai đoạn metan hố: chuyển hố a-xít acetic thành khí
mêtan và các sản phẩm phụ khác. Các chủng vi sinh vật tham gia q trình mêtan
hố bao gồm: Methanonbacterium alcaliphium, Methanonbacterium briantii,
Methanonbacterium formicium,…

3


Chất hữu cơ

Vi sinh vật
kỵ khí

Giai đoạn
a-xít hóa
Giai đoạn
acetat hóa

Phân hủy yếm khí

Giai đoạn
thủy phân

Giai đoạn
metan hóa

KHS
Hình 1: Sơ đồ q trình hình thành KSH
1.1.2. Ứng dụng khí sinh học

Một trong những ứng dụng có tính chất chiến lƣợc từ sự phát hiện về loại
KSH này là công nghệ sản xuất KSH nhằm xử lý chất thải động vật tạo khí đốt phục
vụ sinh hoạt, thay thế chất đốt truyền thống nhƣ: gỗ, củi, rơm rạ, điện, than đá,… và
bảo vệ môi trƣờng. Công nghệ này cũng là một giải pháp quan trọng tạo điều kiện
hỗ trợ tích cực cho chƣơng trình phát triển chăn ni ở các vùng nơng thơn.
1.1.3. Thực trạng ứng dụng cơng nghệ khí sinh học vào phạm vi hộ gia đình tại
Việt Nam
Cơng nghệ KSH đƣợc nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam từ những năm
đầu của thập niên 60. Đặc biệt, sau năm 1975 chƣơng trình quốc gia về năng lƣợng
mới và tái tạo (chƣơng trình 52C) ra đời góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu
và ứng dụng công nghệ KSH. Công tác nghiên cứu tập trung vào thiết kế các thiết bị
KSH quy mơ gia đình với thể tích từ 1 – 50m3 [3].

4


KSH hiện tại chủ yếu sử dụng để đun nấu và thắp sáng bằng. Khoảng 2% số
hộ có cơng trình KSH sử dụng cho đun nƣớc nóng và khoảng 1% sử dụng trong sản
xuất. Việc sử dụng KSH phát điện đang đƣợc ứng dụng trong những năm gần đây ở
một số hộ chăn nuôi từ 15-20 đầu lợn trở lên [3].
Cơng nghệ KSH có thể đƣợc nghiên cứu và ứng dụng trong quy mơ hộ gia
đình và quy mơ cơng nghiệp. Với sự phát triển hơn 40 năm, công nghệ KSH quy
mơ gia đình đã đạt đến mức ổn định và hồn thiện: Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
Nơng thơn đã ban hành tiêu chuẩn ngành cho các cơng trình KSH quy mơ gia đình
năm 2003. Có nhiều mẫu thiết kế cơng trình KSH để ngƣời sử dụng có thể tuỳ chọn
một mẫu thích hợp với các điều kiện hiện có. Thiết kế cơ bản đƣợc ƣa chuộng nhất
hiện nay là các mẫu thiết kế theo kiểu NL5 của Viện Năng lƣợng, kiểu KT1 phiên
bản của NL5, kiểu vòm cầu của đại học Cần Thơ, kiểu KT2 phiên bản của kiểu đại
học Cần Thơ và một số kiểu khác.
Ở quy mơ hộ gia đình, cho đến nay, có khoảng 222.000 hầm KSH quy mô

nhỏ và đã và đang đƣợc triển khai trên toàn quốc trong phạm vi các dự án liên quan
đến KSH [8]. Các dự án lớn ứng dụng cơng nghệ KSH trong phạm vi hộ gia đình
bao gồm:
Bảng 1: Các dự án ứng dụng KSH trong phạm vi hộ gia đình
STT

Dự án

Thời gian

1

Dự án “Ứng dụng KSH và
bếp cải tiến tiết kiệm năng 2001 - 2003
lƣợng”

2

Dự án “Phát triển KSH
2000
giảm hiệu ứng nhà kính”

3

Dự án “Phát triển Năng
lƣợng tái tạo cho các tỉnh 2001 - 2003
Bắc Trung Bộ”

Thông tin dự án
- Tài trợ: Quỹ Mơi trƣờng Tồn cầu

(GEF).
- Địa điểm: Huyện Bình Sơn, Quảng
Ngãi.
- Mục tiêu: Xây dựng các thiết bị KSH
và bếp đun cải tiến tại Quảng Ngãi để
tiết kiệm năng lƣợng, củi gỗ và bảo vệ
môi trƣờng.
- Tài trợ: Trung tâm năng lƣợng mặt
trời Úc.
- Địa điểm: Xã Phù Đổng huyện Gia
Lâm, Hà Nội.
- Tài trợ: Tổ chức Phát triển Hà Lan.
- Địa điểm: Thừa Thiên – Huế, Quảng
Bình và Quảng Trị.

5


STT

Dự án

Thời gian

4

Dự án nƣớc sạch và vệ
sinh môi trƣờng cho tỉnh 1999 - 2003
Hà Tây


5

Dự án “Chƣơng trình KSH
2005 - 2006
ở Quảng Ngãi”

6

Dự án Bảo vệ vùng đệm
2004 - 2006
rừng quốc gia Ba Vì

7

Dự án Bảo vệ vùng đệm
2005 - 2008
quốc gia Tam Đảo

8

Dự án “Phát triển KSH tại
Ngọc Khê và Phong Nậm,
huyện Trùng Khánh, Cao
Bằng”

9

Dự án “Chƣơng trình KSH
cho ngành chăn nuôi Việt 2003 - 2012
nam”


Thông tin dự án
- Hoạt động: Lắp đặt các tấm pin mặt
trời, thuỷ điện nhỏ và động cơ gió phát
điện cho các xã khơng có điện lƣới;
đồng thời lắp đặt các cơng trình KSH
phục vụ đun nấu và thắp sáng để tiết
kiệm điện.
Dự án trình diễn về việc kết hợp lắp đặt
các hệ thống KSH với cải tạo hệ thống
chuồng trại, nhà tắm, nhà vệ sinh cho
cộng đồng nông thôn với sự hỗ trợ của
ngân sách nhà nƣớc và ngân sách địa
phƣơng.
- Tài trợ: Tổ chức Plan.
- Mục tiêu: Hỗ trợ xây dựng 76 cơng
trình tại hai xã Nghĩa Điền và Nghĩa
Mỹ để bảo vệ môi trƣờng và cung cấp
chất đốt.
- Tài trợ: Tổ chức CARE
- Địa điểm: Ba Vì, Hà Tây và Tân Lạc
Hồ Bình.
- Kết quả: Xây dựng đƣợc 200 cơng
trình cho hai huyện để sử dụng KSH
làm nhiên liệu trong đun nấu giảm chặt
gỗ củi từ rừng quốc gia.
- Địa điểm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái
Nguyên và Yên Bái.
- Kết quả: Xây dựng đƣợc hơn 100
cơng trình.

- Tài trợ: Tổ chức Bảo tồn loài Linh
Chƣởng FFI.
- Kết quả: Xây dựng 25 cơng trình KSH
với mục tiêu cung cấp KSH thay thế củi
gỗ trong đun nấu cho bà con các dân
tộc ít ngƣời, giảm áp lực về việc thiếu
hụt nhiên liệu trong sinh hoạt của khu
vực và bảo vệ rừng Quốc gia cho các
vấn đề về bảo tồn sinh thái và mơi
trƣờng.
- Tài trợ: Chính phủ Hà Lan
- Kết quả năm 2010: Dự án triển khai ở
44 tỉnh và hỗ trợ xây dựng 1,2 triệu

2004 - 2006

6


STT

10

11

Dự án

Thời gian

Thơng tin dự án

đồng/cơng trình cho 25.518 cơng trình.
- Tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB).
- Địa điểm: 16 tỉnh gồm: Sơn La, Yên
Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dƣơng, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Hồ Chí Minh, Tiền
Giang và Bến Tre.
- Hoạt động: Hỗ trợ trực tiếp hộ nơng
dân tham gia xây dựng hầm khí biogas
1,2 triệu đồng/hầm, tập huấn kỹ thuật
vận hành, sử dụng, bảo dƣỡng hiệu quả
cơng trình biogas, dự án QSEAP cịn hỗ
trợ nguồn vốn vay ƣu đãi bằng với 90%
giá trị cơng trình, tƣơng đƣơng khoảng
10 triệu đồng/hộ/hầm; lãi suất bằng
75% lãi suất ngân hàng cho vay ở thời
điểm hiện tại thông qua 2 định chế tài
chính là hệ thống ngân hàng nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn và quỹ
tín dụng nhân dân.

Dự án “Nâng cao chất
lƣợng, an tồn sản phẩm
nơng nghiệp và phát triển 2009 - 2015
chƣơng trình khí sinh học
(QSEAP)”

- Tài trợ: Ngân hàng Thế Giới.

- Địa điểm: Hà Nội, Thái Bình, Đồng
Nai, Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Hải
Dƣơng, Hƣng Yên, Hải Phịng, Thanh
Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng và Long An.
- Các hạng mục đầu tƣ:
+ Tập huấn truyền thông cho các đối
tƣợng liên quan.
+ Xây dựng và phát triển các vùng chăn
ni an tồn (GAHP).
+ Đầu tƣ xây dựng các cơng trình khí
sinh học.
+ Nâng cấp các cơ sở giết mổ và chợ
thực phẩm tƣơi sống.

Dự án “Cạnh tranh ngành
chăn nuôi và an toàn thực 2010 - 2015
phẩm - Lifsap”

7


1.2.

THỰC TRẠNG NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG TRONG ĐUN NẤU TRÊN

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Đặc điểm nhiên liệu đun nấu
Theo thống kế của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 15 loại nhiên liệu đun
nấu đƣợc sử dụng gồm [18]:
– Nhiên liệu hiện đại gồm: Điện, gas (khí gas hóa lỏng và KSH), nhiên liệu

dạng lỏng (dầu).
- Nhiên liệu truyền thống (nhiên liệu sinh khối truyền thống và than): Than
củi, than đá, gỗ (mùn cƣa, rơm, cây bụi, cỏ và phế phẩm nông nghiệp) và phân gia
súc gia cầm.
Đặc điểm lý hóa của 4 loại nhiên liệu trong phạm vi nghiên cứu này nhƣ sau:
a) Khí sinh học
Khí sinh học có hai thành phần chủ yếu là khí cacbonic (CO2) và khí metan
(CH4), đƣợc sinh ra từ q trình phân giải kỵ khí các hợp chất hữu cơ. Tỷ lệ khí
CH4 của KSH thay đổi theo loại nguyên liệu đầu vào và điều kiện môi trƣờng. Bảng
sau triǹ h bày thành phầ n KSH theo nguồn nguyên liê ̣u đầ u vào:
Bảng 2: Tỷ lệ thành phần KSH từ các nguồn nguyên liệu [10]
Thành phần

Đơn vị

Phân bò

Phân lợn

Phân gà

Hỗn hợp các
loại phân
40 - 50

CH4

%

50 – 58


40 - 60

H2S

%

0,0

0,06 - 0,12

CO2
Alkalinity
(Độ kiềm)
pH
Nhiệt độ
Nhiê ̣t tri ̣

%

42 – 50

59 - 94

70 – 85
Không đáng
Không đáng kể
kể
15 – 30
40 - 45


mg/l

1800 - 2000

1800 - 2500

2500 - 4000

1600 - 1800

o

6–8
27
18 – 21

6,4 - 8,4
27
17 - 24

6,7 - 8,0
27
18 - 25

6 - 7,5
27
16 - 18

C

MJ/m3

Thành phần khí sinh ho ̣c đƣ ợc đo đạc tại một số hộ dân tại tỉnh Hải Dƣơng
có cơng trình KSH sử dụng phân lợn trong d ự án “Chương trình KSH cho ngành

8


chăn nuôi Việt Nam 2007 - 2012” cho kết quả CH4 trong khoảng 60%, đƣợc thể
hiê ̣n trong bảng sau:
Bảng 3: Thành phần KSH của một số hộ dân tại Hải Dương [7]
Thành
phần
CO2
H2S
CH4

Đơn vị
%
%
%

Gia đình
Cao Thanh Khẩn
37
1,7
60,5

Gia đình
Nguyễn Thị Sen

38,6
1,8
58,0

Gia đình
Ngơ Thị Ánh
37
1,6
59

b) Than
Than dùng cho đun nấ u gờ m nhi ều loại nhƣ than bùn , than nâu, và thậm chí
là than đá với thành phần cacbon thay đổi tùy từng loại than. Than đƣợc sử dụng tại
các hộ gia đình chủ yếu là loại có than antraxit chiếm phần lớn.
Bảng 4: Đặc tính phân tích cơng nghiệp của một số than Việt Nam [5]
Loại than

C (%)

V (%)

A (%)

W (%)

Qlvt (kcal/kg)

Cẩm Phả

62,2


6,0

30,1

2,0

5712

Hòn Gai

63,5

6,4

34,85

1,5

5704

Mạo Khê

56,7

4,6

31,1

2,4


5447

Tràng Bạch

57,9

5,9

33,9

2,8

5156

Vàng Danh

62,4

6,11

30,05

2,61

5491

c) Củi [5]
Củi là nhiên liệu hữu cơ với thành phần C trên dƣới 50%, H khoảng 6%, O
khoảng 40%, độ tro A khoảng 2%. Ngoài ra, củi cịn có thành ph ần N khoảng 1%

và độ ẩm thay đổi tƣ̀ 20% đến 70%. Củi dễ cháy, ít tro do có nhiều chất bốc nhƣng
nhiệt trị không cao, khoảng 3000 kCal/kg (12,5 MJ/kg).
Bảng 5: Thành phần hóa học các ngun tố chính của củi
STT
1
2
3
4

Thông số
C
H
O
N

Tỷ lệ
<50%
6%
40%
1%

9


d) Phụ phẩm nông nghiệp
Phụ phẩm nông nghiệp (PPNN) đƣợc sử dụng chính trong đun nấu là thân
ngô và rơm tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam. Đặc điểm của 2 loại nhiên
liệu đó nhƣ sau:
Bảng 6: Thành phần hóa học của PPNN [9]
TT


Thành phần

Đơn vị

Thân ngơ

Rơm

1

C

%

43,65

41,74

2

H

%

5,56

4,63

3


O

%

43,31

36,57

4

N

%

0,61

0,70

5

S

%

0,01

0,08

6


Cl

%

0,60

0,34

7

Bụi

%

6,26

15,90

8

Nhiê ̣t tri ̣

MJ/kg

16,52

15,34

1.2.2. Trên thế giới

Tại các nƣớc đang phát triển, có khoảng 56% ngƣời dân sử dụng các nhiên
liệu truyền thống nhƣ gỗ (gồm gỗ, mùn cƣa, rơm và PPNN), than, than củi và phân
động vật khô. Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng các công
nghệ vào thực tiễn, các loại nhiên liệu hiện đại đƣợc sử dụng tại những nƣớc này đã
và đang có xu gia tăng (chiếm 41%). (Hình 2).

10


Ghi chú:Gas gồm gas thiên nhiên, khí hóa lỏng, KSH và ethanol
Dầu gồm dầu hỏa và paraffin
Than gồm than cám, than non
Gỗ gồm: gỗ, mùn cưa, PPNN

Hình 2: Thị phần dân số tại các nước đang phát triển sử dụng
các loại nhiên liệu cho đun nấu [18]
Bên cạnh sự khác nhau trong việc sử dụng nhiên liệu đun nấu giữa các nƣớc,
các khu vực trên thế giới, dân số vùng nông thôn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu
truyền thống cho đun nấu hơn là dân thành thị. Khoảng 80% dân nông thôn dùng
than, than củi, gỗ và phân động vật khơ cho đun nấu, trong khi đó chỉ 26% dân
thành thị dùng loại nhiên liệu này. Tại các nƣớc đang phát triển, trong số các nhiên
liệu truyền thống đƣợc sử dụng nhiều nhất vùng nơng thơn thì gỗ là loại nhiên liệu
phổ biến nhất (64% dân sử dụng) vì đây là nguồn nhiên liệu có sẵn, dễ sử dụng, chi
phí thấp, có thể tận dụng từ PPNN (nhƣ rơm, lõi ngơ…), ngƣợc lại thì gas là nhiên
liệu hiện đại đƣợc dùng nhiều nhất tại khu vực thành thị (chiếm 57%) (xem Hình 3).

11


Hình 3: Tỷ lệ dân cư nơng thơn và dân cư thành thị sử dụng

các loại nhiên liệu đun nấu theo khu vực [18]
1.2.3. Tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, năng lƣợng sử dụng cho đun nấu tại các
hộ dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú, từ những loại nhiên liệu truyền
thống (than, PPNN, củi, mảnh gỗ vụn, phân gia súc…) đến các nhiên liệu hiện đại
(dầu, gas, điện). Theo báo cáo của Tổng cục Thống Kê Việt nam thì gỗ (gồm rơm,
PPNN, mùn cƣa) vẫn là nguồn nhiên liệu chính của Việt nam nói chung (56,8% dân
số sử dụng) và dân vùng nơng thơn nói riêng vì đây là nguồn nhiên liệu tự nhiên có
sẵn trong vùng (70,9%); chỉ có 20,4% dân vùng nông thôn tiếp cận với nguồn năng
lƣợng hiện đại trong khi đó 73,6% dân thành thị sử dụng nó. Phân gia súc không
đƣợc coi là nhiên liê ̣u đun nấ u ta ̣i Viê ̣t Nam (xem Hình 4).

12


Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2007

Hình 4: Tỷ lệ dân số sử dụng nhiên liệu trong quá trình đun nấu
Hình 5 dƣới đây trình bày sự khác biệt giữa các tỉnh và các nhóm nhiên liệu
đƣợc sử dụng để nấu ăn khu vực nơng thơn. Nhìn chung, củi và các PPNN nhƣ rơm
rạ, thân cây ngô, rác, mảnh gỗ vụn, trấu…là 2 nguồn chất đốt quan trọng nhất (47%
và 29%). Việc sử dụng điện ở nông thôn là không đáng kể, chỉ dƣới 1% số hộ trong
khảo sát dùng điện để nấu ăn trong khi đó bên cạnh củi và PPNN, KSH phần nào
cũng đƣợc sử dụng khá nhiều (17%). Các hộ ở khu vực càng về phía Nam càng sử
dụng nhiều KSH, trong các tỉnh phía Tây Bắc (Điện Biên và Lai Châu) rất ít hộ sử
dụng các nguồn nhiên liệu khác ngoài củi (tƣơng ứng là 91 và 92% số hộ ở 2 tỉnh
này dùng củi).

Hình 5. Phân bố nguồn nhiên liệu cho đun nấu [1]


13


1.3.

KẾT QUẢ MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ

GIẢM Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ DO SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC TRONG
SINH HOẠT
1.3.1. Đặc điểm ơ nhiễm khơng khí trong khu vực đun nấu
Ơ nhiễm khơng khí trong khu vực đun nấu là một mối nguy cơ lớn cho sức
khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em, những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc gần
với ngo ̣n lƣ̉a trong các lo ại bếp đơn giản. Ô nhiễm khí trong khu vực đun nấu đƣợc
xế p là mô ̣t t rong bố n loa ̣i ô nhiễm quan tro ̣ng nhấ t ảnh hƣởng đế n sƣ́c khỏe con
ngƣời.
Theo báo cáo của Tổ chƣ́c Y tế Thế giới

, các thành phần quan trọng nhất

trong ô nhiễm khí trong khu vực đun nấu là bụi lơ lửng, carbon monoxide (CO),
nito oxit (NOx), sulphur oxides (SOx), formaldehyde (CH2O), và chất hữu cơ đa
vòng gồm các chất gây ung thƣ nhƣ benzo(α)pyrene (C20H12) [19].
1.3.2. Trên thế giới
1.3.2.1. Hiệu quả giảm ô nhiễm khơng khí trong sinh hoạt tính trên đầu người
Năm 1985, Hai nhà khoa học là De Koning và Smith đã tiến hành nghiên
cƣ́u tải lƣợng ơ nhiễm từ q trình đốt nhiên liệu đun nấu tại các nƣớc đang phát
triển. Kết quả nghiên cứu triǹ h bày kế t quả tổ ng hợp hiê ̣u quả giảm ô nhiễm không
khí trên một đầu ngƣời với mƣ́c tiêu thụ năng lƣợng nhƣ nhau:
- Tải lƣợng bụi lơ lửng khi sử dụng than, củi/PPNN khi đun nấ u cho mô ̣t đầ u
ngƣời cao gấ p 75 lầ n và 310 lầ n so với sử dụng KSH;

- Tải lƣợng CO khi sử dụng than, củi/PPNN khi đun nấ u cho mô ̣t đầ u ngƣời
cao gấ p 238 lầ n và 1880 lầ n so với sử dụng KSH;
- Tải lƣợng tổng hydrocacbon (HCs) khi sử dụng than , củi/PPNN khi đun
nấ u cho mô ̣t đầ u ngƣời cao gấ p 107 lầ n và 362 lầ n so với sử dụng KSH.

14


Bảng 7: Tải lượng ô nhiễm theo đầ u người của các loại nhiên liệu sử dụng trong
đun nấu [12]
Đơn vi ̣: kg/người/năm
Nhiên liệu

KSH

Than

Củi/PPNN

Hiệu suất* (%)

85

50

40

Bụi lơ lửng

7


520

2170

CO

10

2380

18790

SOx

Rất ít

1200

86

HCs

4

430

1450

NOx


38

270

110

* Hiệu suất ở đây được hiểu là hiệu suất đốt giữa các loại nhiên liệu trên cùng một đơn vị năng lượng.

1.3.2.2. Hiệu quả giảm ơ nhiễm khơng khí trong nhà trên mợt đơn vi ̣ năng lượng
Cơng trình nghiên cứu tác động của các bếp truyền thống lên sức khỏe của
con ngƣời tại vùng nông thôn Bangladesh của giáo sƣ Mahbubul Islam [13] và báo
cáo nghiên cứu tại Nigeria của Trung tâm Mơi trƣờng và Năng lƣợng hộ gia đình đã
xét mức độ phát thải theo một đơn vị năng

lƣợng tại các bếp truyền thống

[11].

Tổ ng hợp kế t quả tƣ̀ hai tài liê ̣u trên theo mô ̣t đơn vi ̣năng lƣợng cho thấ y:
- Tải lƣợng CO khi sử dụng than, củi hay PPNN trên mô ̣t đơn vi ̣năng lƣợng
đun nấ u cao gấ p 300 lầ n, 60 lầ n và 190 lầ n so với sử dụng KSH;
- Tải lƣợng CH4 khi sử dụng than, củi hay PPNN trên mô ̣t đơn vi ̣năng lƣợng
đun nấ u cao gấ p 23 lầ n, 14 lầ n và 41 lầ n so với sử dụng KSH;
- Tải lƣợng HCs (trƣ̀ CH 4) khi sử dụng than, củi hay PPNN trên mô ̣t đơn vi ̣
năng lƣợng đun nấ u cao gấ p 84 lầ n, 52 lầ n và 150 lầ n so với sử dụng KSH.

15



Bảng 8: Tải lượng ô nhiễm theo đơn vi ̣năng lượng của các loại nhiên liệu sử
dụng trong đun nấu [13]
Đơn vi ̣: g/MJ
Nhiên liệu

KSH

Than

Củi

PPNN

CO

0,19

64

5,03 - 11,4

5,43 - 36,1

CH4

0,1

2,37

0,57 - 1,47


0,3 - 4,13

HCs (trƣ̀ CH4)

0,06

5,06

3,13

8,99

1.3.2.3. Hiệu quả giảm ô nhiễm khơng khí trong nhà tính trên một bữa ăn
Một cơng trình nghiên cứu tại Ấn Độ đã đƣợc thực hiện nhằ m so sánh mƣ́c
độ phát thải khi sử dụng nhiên liệu truyền thống và khí hóa lỏng theo mỗ i bƣ̃a ăn .
Cơng trình này cho thấ y viê ̣c sử dụng KSH làm giảm các phát thải CO, HCs và bụi:
- Tải lƣợng bụi khi sử dụng củi, PPNN cho mô ̣t bƣ̃a ăn cao gấ p 104 lầ n và 50
lầ n so với sử dụng KSH;
- Tải lƣợng CO khi sử dụng củi, PPNN cho mô ̣t bƣ̃a ăn cao gấ p 190 lầ n và
600 lầ n so với sử dụng KSH;
- Tải lƣợng HCs khi sử dụng củi, PPNN cho mô ̣t bƣ̃a ăn cao gấ p 57 lầ n và
107 lầ n so với sử dụng KSH.

Hình 6: Tải lượng ơ nhiễm cho một bữa ăn [16]

16


1.3.2.4. Hàm lượng khí ơ nhiễm theo nhiên liệu đun nấu

Không có nhiề u nghiên cƣ́u so sánh hàm lƣợng 7 khí ơ nhiễm trong sinh hoạt
giữa đun nấu bằng KSH với nhiên liệu truyền thống.
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Năng lƣợng thuộc Học viện khoa học
Henan, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu mức độ giảm khí SO2 do sử dụng KSH
so với than và PPNN tại tỉnh Henan. Theo kết quả thu thập đƣợc (Bảng 9), khi sử
dụng than và PPNN, hàm lƣợng SO2 trong môi trƣờng đun nấ u cao hơn khi sử dụng
KSH, cụ thể là:
- Hàm lƣợng SO2 khi sử dụng than cao gấp 4 lầ n so với sử dụng KSH;
- Hàm lƣợng SO2 khi sử dụng PPNN cao gấ p 5 lầ n so với sử dụng KSH;
Bảng 9: Hàm lượng SO2 trong khu vực đun nấu [15]
Đơn vi ̣: ppm
Thông số

KSH

Than

KSH

Than

KSH

PPNN

Địa điểm

Tất cả các vị trí

Huyện Nanyang


Huyện Zhu Yuan

Giá trị trung bình

0,86

3,5

0,52

2,4

0,60

3,2

Dải hàm lƣợng

0 – 3,9

1,7 - 9

0,4 - 0,9

1,7 - 4

0–3

0 - 13


Số mẫu

16

15

5

5

5

5

1.3.3. Tại Việt nam
Những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sử dụng KSH trong đun nấu tại các
hộ gia đình ở Việt Nam nhƣ hiện tƣợng cháy nổ khi KSH đƣợc trộn lẫn với khơng
khí ở tỷ lệ 6 - 25%; gây chống váng và đau đầu khi hàm lƣợng H2S trong KSH cao
và bị rò rỉ. Nguyên nhân của những hiện tƣợng trên là do bếp đun không đảm bảo
yêu cầu, thiết bị lọc khí H2S khơng đƣợc lắp đạt và cơng trình KSH bị lỗi.
Nhằm hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng, dự án “Chƣơng trình Khí
sinh học trong ngành chăn ni Việt Nam” đã có biện pháp kiểm soát ở cấp huyện,
cấp tỉnh và cấp trung ƣơng nhƣ sau [2]:
- Tại cấp trung ƣơng, theo kế hoạch, việc quản lý chất lƣợng đƣợc thực hiện
2% tổng số công trình xây dựng trong năm 2010. Văn phịng Khí sinh học Trung

17



Ƣơng đã phối hợp với nhóm tƣ vấn độc lập tiến hành công tác kiểm tra chất lƣợng
tại 38 tỉnh, thành phố đạt 88% số tỉnh dự án. 5 tỉnh chƣa tiến hành kiểm tra là Bạc
Liêu, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An và Tuyên Quang. Kết quả tại cấp trung ƣơng
đã tiến hành kiểm tra 635 cơng trình/560 cơng trình theo kế hoạch, tƣơng đƣơng
2,5% tổng cơng trình xây dựng trong năm 2010. Một phần hoạt động quản lý chất
lƣợng (377 cơng trình, tƣơng đƣơng 59%) do cơng ty tƣ vấn độc lập thực hiện tại 20
tỉnh, thành phố. Theo kết quả quản lý chất lƣợng cơng trình của cấp trung ƣơng
nhƣ sau: 34% cơng trình tốt, 56% khá, 8% trung bình và chỉ có 2% là kém.
- Cùng với việc kiểm tra chất lƣợng cơng trình thì cơng tác giải quyết khiếu
nại của hộ dân và quản lý hồ sơ nghiệm thu cũng đƣợc các tỉnh thực hiện khá tốt.
Trong năm đã có 36 trƣờng hợp hộ dân thắc mắc và khiếu nại trong q trình vận
hành cơng trình khí sinh học và đã đƣợc các kỹ thuật viên tỉnh kiểm tra, giải quyết
một cách thỏa đáng. Số lƣợng hồ sơ kỹ thuật trả lại tỉnh và bị loại cũng giảm hơn so
với các năm trƣớc, cụ thể là có 765 hồ sơ cơng trình bị trả lại tỉnh và 32 hồ sơ cơng
trình bị loại do các lỗi kỹ thuật chiếm tỷ lệ tƣơng ứng là 3% và 0,1% tổng số cơng
trình đã đƣợc hỗ trợ xây dựng trong năm 2010.
Tại Việt Nam mặc dù những lợi ích về kinh tế - xã hội khi ứng dụng cơng
trình KSH trong đun nấu tại Việt Nam đã đƣợc các báo cáo nghiên cứu đánh giá
nhƣng hiệu quả giảm phát thải khí ơ nhiễm trong q trình đun nấu của việc chuyện
đổi từ nhiên liệu đun nấu sang KSH chƣa có nhiều cơng trình thực hiện.. Theo tổng
hợp của nhóm nghiên cứu thì Hợp phần Kiể m soát ơ nhiễm PCDA

(Hợp phần

“Kiểm sốt ơ nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo” ) chƣơng trình Viê ̣t Nam Đan
mạch về Môi trƣ ờng (DCE) đã thực hiện một nghiên cứu kiểm sốt ơ nhiễm khí
trong nhà của mơ hình hầm KSH tại Bến Tre nhƣng kết quả không đƣợc công bố.
Kế t quả báo cáo điề u tra ph ục vụ cơng tác tun truyền nhân rộng mơ hình
của Dự án Hỗ trợ mơ hình xây dựng bếp KSH và bếp đun cải tiến địa bàn huyện đảo
Lý Sơn, do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi thực hiê ̣n năm 2003 với 70 hô ̣

gia điǹ h cho thấ y k ết quả khảo sát 8 hộ nhận xây dựng mơ hình tớ t . Nhờ có hệ
thống KSH mà thời gian nội trợ giảm 1 giờ 25 phút/ngày vì vừa đun nấu vừa làm

18


×