Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Lượng hóa một số giá trị kinh tế của vườn quốc gia cúc phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

LƢỢNG HÓA MỘT SỐ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƢỜN QUỐC GIA
CÚC PHƢƠNG GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

LƢỢNG HÓA MỘT SỐ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƢỜN QUỐC GIA
CÚC PHƢƠNG GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ NAM THẮNG

Hà Nội – 2012



2


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... 7
CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................................ 8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 11
1.1. Mối quan hệ giữa hệ thống sinh thái của vƣờn quốc gia và hệ thống kinh
tế ............................................................................................................................11
1.2. Tổng giá trị kinh tế của vƣờn quốc gia .......................................................12
1.3. Các phƣơng pháp lƣợng hóa giá trị kinh tế vƣờn quốc gia ......................15
1.3.1.Các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng thực..........................................15
1.3.2. Các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng thay thế ..................................17
1.3.3. Các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng giả định ..................................19
1.3.4.Phƣơng pháp chuyển giao giá trị ..........................................................21
1.4. Tổng quan một số nghiên cứu lƣợng hóa giá trị kinh tế trên thế giới và
tại Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm .....................................................21
1.5. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội VQG Cúc Phƣơng .........25
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 29
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 31
3.1. Nhận diện giá trị kinh tế VQG Cúc Phƣơng..............................................31
3.1.1. Giá trị sử dụng .......................................................................................31
3.1.2. Giá trị phi sử dụng .................................................................................37
3.2. Lựa chọn các phƣơng pháp phù hợp để lƣợng hóa giá trị kinh tế VQG
Cúc Phƣơng ..........................................................................................................43
3.3. Kết quả lƣợng hóa một số giá trị kinh tế VQG Cúc Phƣơng ...................51

3.3.1. Lượng hóa giá trị trực tiếp.....................................................................50
3.3.2. Lượng hóa giá trị gián tiếp .....................................................................59
3.3.3. Lượng hóa giá trị phi sử dụng ...............................................................64

3


3.4. Tổng hợp một số giá trị của VQG Cúc Phƣơng ........................................74
3.5. Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG
Cúc Phƣơng ..........................................................................................................75
3.5.1. Đối với phát triển du lịch sinh thái ......................................................75
3.5.2. Nghiên cứu mức chi trả và cơ chế chi trả dịch vụ môi trƣờng ..........77
3.5.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ VQG .................................................77
3.5.4. Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của VQG trong các chƣơng
trình giáo dục và truyền thông .......................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 85

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các giá trị kinh tế quan trọng của vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng ........ 31
Bảng 3.2: Hiện trạng tài nguyên rừng VQG Cúc Phƣơng .................................. 32
Bảng 3.3: Dự báo du khách đến năm 2020 ........................................................... 35
Bảng 3.4: Hệ số chuyển đổi mở rộng áp dụng cho rừng vùng nhiệt đới ............ 48
Bảng 3.5: Đặc điểm du khách trong nƣớc ............................................................ 51
Bảng 3.6: Đặc điểm của du khách nƣớc ngồi ..................................................... 51
Bảng 3.7: Hình thức tham quan ............................................................................ 52

Bảng 3.8: Điểm đến kết hợp trong chuyến đi của du khách trong nƣớc ........... 52
Bảng 3.9: Điểm đến kết hợp trong chuyến đi của du khách quốc tế .................. 53
Bảng 3.10: Tỷ lệ số khách từng vùng .................................................................... 54
Bảng 3.11: Lƣợt khách trung bình một năm của mỗi vùng ................................ 54
Bảng 3.12: Tổng dân số của vùng điều tra............................................................ 55
Bảng 3.13: Tỷ lệ lƣợng khách đến vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng của vùng/1000
dân ............................................................................................................................55
Bảng 3.14: Chi phí du lịch trung bình/ngƣời của mỗi vùng................................ 56
Bảng 3.15: Chi phí cơ hội của một ngày du lịch/du khách .................................. 57
Bảng 3.16: Tổng chi phí của các vùng ................................................................... 57
Bảng 3.17: Giá trị tỷ lệ số lần tham quan và tổng chi phí đi du lịch đến mỗi
vùng ..........................................................................................................................58
Bảng 3.18: Tổng lợi ích từ hoạt động du lịch tại vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng .. 59
Bảng 3.19: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu .................... 60
Bảng 3.20: Trữ lƣợng của 1ha rừng gỗ giàu lá rộng thƣờng xanh trên núi đá
của VQG Cúc Phƣơng ............................................................................................61
Bảng 3.21: Trữ lƣợng các trạng thái rừng............................................................ 61
Bảng 3.22: Trữ lƣợng hấp thụ CO2 bình quân các trạng thái rừng .................. 62
Bảng 3.23: Giá trị lƣu trữ hấp thụ các bon các trạng thái rừng ........................ 63
Bảng 3.24: Tổng hợp số lƣợng bảng hỏi theo các mức tiền sau khảo sát: ......... 67
Bảng 3.25: Sơ lƣợc thông tin của ngƣời trả lời (Ngƣời dân địa phƣơng) .......... 67

5


Bảng 3.26:Mối tƣơng quan giữa tỷ lệ phần trăm và lý do khơng sẵn lịng đóng
góp............................................................................................................................. 69
Bảng 3.27: Mối quan hệ giữa lƣợng tiền và số ngƣời đồng ý chi trả.................. 69
Bảng 3.28: Mối quan hệ giữa lƣợng tiền và tỷ lệ % đồng ý chi trả .................... 70
Bảng 3.29: Giải thích các tham số trong mơ hình phân tích ............................... 70

Bảng 3.30: Kết quả phân tích tham số .................................................................. 73
Bảng 3.31: Tổng hợp một số giá trị kinh tế của VQG Cúc Phƣơng ................... 74

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái của các vƣờn quốc gia và hệ thống kinh
tế ................................................................................................................................ 11
Hình 1.2: Mơ hình hóa Tổng giá trị kinh tế của rừng ......................................... 13
Hình 1.3: Phân loại các phƣơng pháp lƣợng hóa giá trị kinh tế của vƣờn quốc gia
................................................................................................................................... 15
Hình 3.1: Lựa chọn phƣơng pháp phù hợp để lƣợng hóa giá trị kinh tế của
VQG ..........................................................................................................................44
Hình 3.2: Hàm cầu du lịch...................................................................................... 58
Hình 3.3: Mối tƣơng quan giữa mức tiền và tỷ lệ trả lời có sẵn lịng đóng góp
của ngƣời dân địa phƣơng Cúc Phƣơng ...............................................................70

7


CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tên
Phƣơng pháp chi phí thiệt hại tránh đƣợc

1.


AC

2.

BTTN

3.

CM

4.

CVM

Phƣơng pháp đánh giá phụ thuộc tình huống giả định

5.

ĐDSH

Đa dạng sinh học

6.

HPM

Phƣơng pháp giá trị hƣởng thụ

7.


HST

Hệ sinh thái

8.

ITCM

9.

MP

Phƣơng pháp giá thị trƣờng

10.

RC

Phƣơng pháp chi phí thay thế

11.

TCM

Phƣơng pháp chi phí du lịch

12.

TEV


Tổng giá trị kinh tế mơi trƣờng

13.

VQG

Vƣờn quốc gia

14.

WTP

Mức sẵn lòng chi trả

15.

ZTCM

Bảo tồn thiên nhiên
Phƣơng pháp mơ hình lựa chọn

Phƣơng pháp chi phí du lịch theo cá nhân

Phƣơng pháp chi phí du lịch theo vùng

8


MỞ ĐẦU

Việt Nam đƣợc đánh giá là 1 trong 10 Quốc gia có tính đa dạng sinh học
(ĐDSH) cao trên thế giới, với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú. Sự đa dạng về
hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật đƣợc thể hiện ở các giá trị chính nhƣ: bảo vệ
thiên nhiên và mơi trƣờng, văn hóa - xã hội và kinh tế. Các hệ sinh thái còn có ý
nghĩa bảo vệ tài nguyên đất và nƣớc, điều hồ khí hậu, giảm nhẹ tác hại ơ nhiễm và
thiên tai. Bên cạnh đó, ĐDSH đóng góp lớn cho nền kinh tế Quốc gia, là cơ sở đảm
bảo an ninh lƣơng thực; duy trì nguồn gen vật ni, cây trồng; cung cấp các vật liệu
cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dƣợc liệu.
Về lý thuyết, có thể nhận thấy rõ những giá trị quan trọng của các hệ sinh
thái tự nhiên nói chung và ĐDSH nói riêng. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết hoặc đánh
giá thấp giá trị của ĐDSH là một trong những nguyên nhân gây nên sự giảm sút về
ĐDSH hiện nay. Lƣợng hóa kinh tế là cơng cụ có thể làm rõ đƣợc giá trị của ĐDSH
nói riêng cũng nhƣ tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nói chung. Kết quả lƣợng
hóa kinh tế sẽ giúp các nhà quản lý đƣa ra những quyết sách hợp lý trƣớc những sức
ép trong phát triển kinh tế.
Trƣớc thực trạng trên, luận văn lựa chọn đề tài “Lượng hóa một số giá trị
kinh tế của Vườn quốc gia Cúc Phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học”.
Cúc Phƣơng đƣợc biết đến là VQG đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên
đầu tiên của Việt Nam với tính đa dạng sinh học cao. Thơng qua kết quả lƣợng hóa
giá trị kinh tế của Cúc Phƣơng, các nhà quản lý sẽ tính tốn đƣợc lợi ích và chi phí
của các phƣơng án sử dụng tài nguyên khác nhau, từ đó lựa chọn đƣợc phƣơng án
phân bổ tài nguyên thích hợp, mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội và cộng đồng.
Bên cạnh đó, lƣợng hoá giá trị VQG Cúc Phƣơng sẽ giúp cho quá trình hoạch định
chính sách phát triển, cụ thể là lựa chọn phƣơng án bảo tồn hay các dự án phát triển.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
 Tổng hợp, phân tích các phƣơng pháp lƣợng hóa giá trị kinh tế và tổng quan
một số kết quả lƣợng hóa trên thế giới và tại Việt Nam;
 Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu;

9



 Nhận diện các giá trị kinh tế của Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng;
 Lƣợng hóa một số giá trị kinh tế của Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng;
 Đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại Vƣờn quốc gia
Cúc Phƣơng.

10


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Mối quan hệ giữa hệ thống sinh thái của vƣờn quốc gia và hệ thống
kinh tế
Xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế là xuất
phát điểm của việc tiếp cận lƣợng hóa giá trị kinh tế của các VQG. Trong HST, tại mọi
thời điểm ln có sự tác động qua lại giữa cấu trúc, quy trình và chức năng của hệ thống.
Cấu trúc của HST bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ. Các quá trình bao gồm sự
chuyển hóa vật chất và năng lƣợng. Tác động qua lại giữa cấu trúc và các quá trình hình
thành nên chức năng sinh thái của các HST nói chung và của các VQG nói riêng. Đến lƣợt
mình, các chức năng này lại cung cấp các hàng hóa, dịch vụ mơi trƣờng và mang lại lợi ích

Các thuộc tính của
hệ sinh thái:
- Sinh học
- Hóa học
- Vật lý

Q trình

Cấu trúc


Hệ sinh thái

cho con ngƣời. Hình 1.1 trình bày mối liên hệ giữa HST của các VQG và hệ thống kinh tế.

Sử dụng VQG
Các hàng hóa

Các dịch vụ

Giao diện giữa
Hệ sinh thái và
hệ thống kinh
tế

Chức năng hệ sinh
thái VQG

Giá trị sử dụng
trực tiếp

Giá trị phi sử dụng:
Giá trị tồn tại
Giá trị lƣu truyền

Giá trị sử dụng
gián tiếp

Giá trị tùy chọn
Giá trị sử dụng


Giá trị phi sử dụng
Tổng giá trị kinh tế
11

Hệ thống kinh té

Các giá trị của VQG

Hình 1.1: Mối liên hệ giữa hệ sinh
thái của các vƣờn quốc gia và hệ
thống kinh tế
(Nguồn:[9])


Nếu con ngƣời có sự ƣa thích (preference) đối với các lợi ích nói trên và sẵn
lịng chi trả (WTP) để nhận thêm một lƣợng lợi ích nhất định từ HST VQG thì các
lợi ích này sẽ có giá trị kinh tế. Giá trị kinh tế chỉ xuất hiện khi có sự tương tác giữa
các chủ thể và khách thể kinh tế. Cụ thể hơn, các thuộc tính mơi trƣờng của VQG
chỉ có giá trị kinh tế khi nó xuất hiện trong hàm lợi ích của một cá nhân (individual
utility function) hoặc hàm chi phí của một doanh nghiệp (firm production function).
Nhƣ vậy, các chức năng của HST tự nó khơng mang lại giá trị kinh tế; thay vì đó,
các chức năng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ và việc sử dụng các hàng hóa và
dịch vụ đó mới mang lại các giá trị kinh tế cho con người.[16]
Nhƣ trong hình 1.1, các chức năng của HST trong VQG là cung cấp các hàng
hóa và dịch vụ cho hệ thống kinh tế. Về cơ bản, chức năng sinh thái của HST VQG là
kết quả của sự tƣơng tác liên tục giữa các cấu trúc và quá trình sinh thái. Barbier (1994)
đƣa ra hệ thống phân loại các chức năng của VQG gồm 4 nhóm chính là chức năng
điều tiết (regulation function), chức năng cƣ trú (habitat function), chức năng sản xuất
(production function) và chức năng thông tin (information function).

Chức năng điều tiết: có liên quan đến năng lực của HST trong việc điều tiết
các quá trình căn bản của HST và hệ thống hỗ trợ đời sống (life support systems)
thơng qua chu trình sinh địa hóa và các quá trình sinh học.
Chức năng cư trú: của HST liên quan đến việc cung cấp địa bàn cƣ trú và sinh sản
cho các sinh vật, từ đó giúp bảo tồn và duy trì nguồn gen, ĐDSH và quá trình tiến hóa.
Chức năng sản xuất: q trình quang hợp của HST chuyển hóa năng lƣợng,
khí CO2, nƣớc và các chất dinh dƣỡng thành nhiều dạng cấu trúc cacbon. Các cấu
trúc này sau đó đƣợc sử dụng bởi các sinh vật để tổng hợp thành sinh khối của hệ.
Sự đa dạng trong cấu trúc cacbon cung cấp hàng hóa sinh thái cho con ngƣời nhƣ
thực phẩm, nguyên liệu thô hay các nguồn năng lƣợng.
Chức năng thông tin: HST cung cấp thông tin cơ bản cho đời sống tinh thần
của con ngƣời nhƣ giải trí, thẩm mỹ, văn hóa, tơn giáo, khoa học, giáo dục.[9]
1.2. Tổng giá trị kinh tế của vƣờn quốc gia
1.2.1. Khái niệm tổng giá trị kinh tế môi trƣờng (TEV)
Khái niệm về TEV của môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên đƣợc Pearce

12


đƣa ra vào năm 1993. Từ đó đến nay, khái niệm này đã trở thành then chốt trong
việc xác định và phân loại các lợi ích của mơi trƣờng và tài nguyên. Tổng hợp từ
nhiều tƣ liệu nghiên cứu cho thấy, hiện nay có 2 cách tiếp cận khi xác định TEV của
rừng đó là cách tiếp cận theo lợi ích sử dụng và cách tiếp cận theo tổng lợi ích.
Cách tiếp cận giá trị của rừng theo lợi ích sử dụng cho rằng: TEV của HST là
tổng thể những lợi ích mà một HST trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại cho cộng đồng
và xã hội. Cách tiếp cận giá trị của rừng theo tổng lợi ích cho rằng: TEV của HST
đƣợc phân thành 2 loại là giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Trong đó, (i) Giá trị
sử dụng gồm giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value – DUV), giá trị sử dụng
gián tiếp (Indirect Use Value – IUV), và giá trị lựa chọn (Option Value – OP) và (ii)
Giá trị phi sử dụng gồm giá trị giá trị tồn tại (Existence Value – EV) và giá trị lƣu

truyền (Bequest Value – BV). Từ những khái niệm trên có thể hiểu TEV của rừng
đƣợc sơ đồ hóa trong hình 1.2 dƣới đây.[9]
Tổng giá trị kinh tế của VQG (TEV)

Giá trị sử dụng

Giá trị
sử dụng
trực tiếp

Các sản
phẩm có
thể đƣợc
tiêu dùng
trực tiếp

Giá trị sử
dụng gián
tiếp
Lợi ích từ
các chức
năng sinh
thái

Giá trị phi sử dụng

Giá trị
lựa chọn

Các giá trị sử

dụng trực tiếp
hoặc gián tiếp
trong tƣơng lai.

Giá trị
lƣu truyền

Giá trị
tồn tại

Giá trị sử
dụng và phi
sử dụng cho
tƣơng lai

Giá trị từ
nhận thức sự
tồn tại của
tài ngun

Hình 1.2: Mơ hình hóa Tổng giá trị kinh tế của rừng

13

(Nguồn: [10])


1.2.2. Các giá trị kinh tế của vƣờn quốc gia
A. Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là những lợi ích thu đƣợc từ việc sử dụng các nguồn tài

nguyên. Có thể hiểu giá trị sử dụng là giá trị các cá nhân gắn với việc tiêu dùng một
cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp. Giá trị sử
dụng bao gồm:
Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value – DUV): là giá trị các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cung cấp cho con ngƣời. Chẳng hạn, giá trị sử dụng trực
tiếp gồm các sản phẩm thực vật (gỗ, củi, rau quả, thuốc dƣợc liệu…), các sản phẩm
động vật, du lịch/giải trí, giao thơng.
Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value – IUV)
Giá trị sử dụng gián tiếp là các giá trị kinh tế do các dịch vụ môi trƣờng và
chức năng sinh thái sinh của VQG tạo ra nhƣ phịng hộ đầu nguồn, kiểm sốt xói
mịn, giữ đất, giữ nƣớc, điều hồ khơng khí, hấp thụ CO2, cung cấp O2 …
Giá trị lựa chọn (Option Value – OP): là giá trị mà mỗi cá nhân sẵn sàng
chi trả để bảo tồn tài nguyên hoặc một phần nguồn tài nguyên để họ đƣợc sử dụng
trong tƣơng lai. Đây là giá trị có đƣợc từ nhận thức, lựa chọn của con ngƣời đặt ra
trong hệ sinh thái.
B. Giá trị phi sử dụng
Giá trị phi sử dụng là thành phần giá trị của VQG thu đƣợc không phải do
việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các hàng hóa dịch vụ do VQG cung
cấp. Nó phản ánh giá trị từ nhận thức của con ngƣời về sự tồn tại của các giống loài
hoặc của cả hệ sinh thái. Giá trị về dịch vụ ĐDSH và giá trị về ý nghĩa xã hội, văn
hóa là các giá trị phi sử dụng. Giá trị phi sử dụng bao gồm:
Giá trị lưu truyền (Bequest Value – BV): là thành phần giá trị có đƣợc từ sự
mong muốn bảo tồn và duy trì ĐDSH cho thế hệ tƣơng lai. Thông thƣờng, giá trị
lƣu truyền đo lƣờng bằng sự chi trả của thế hệ hiện tại để bảo tồn ĐDSH cho con
cháu họ sử dụng.
Giá trị tồn tại (Existence Value – EV): là giá trị của VQG có đƣợc từ nhận
thức rằng tài sản đó cịn tồn tại. Nó đánh giá mong muốn của con ngƣời để bảo vệ
ĐDSH chỉ vì một mục đích đơn giản là muốn chúng đƣợc tồn tại.[10]

14



1.3. Các phƣơng pháp lƣợng hóa giá trị kinh tế vƣờn quốc gia
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phƣơng
pháp thực nghiệm để lƣợng hóa giá trị kinh tế của mơi trƣờng. Cho đến nay, chƣa
có một hệ thống phƣơng pháp nào đƣợc xây dựng và áp dụng riêng biệt để lƣợng
hóa giá trị của VQG, thay vào đó ngƣời ta xây dựng các phƣơng pháp chung rồi áp
dụng cho các VQG cụ thể. Về cơ bản, tƣơng ứng với từng nhóm giá trị kinh tế khác
nhau sẽ có những phƣơng pháp lƣợng hóa thích hợp.
Barbier (1997) phân chia các phƣơng pháp thành ba loại là:
- Các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng thực (real market)
- Các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng thay thế (surrogate market)
- Các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng giả định (hypothetical market).
Ngoài ra, gần đây phƣơng pháp chuyển giao giá trị (benefit transfer) cũng
đƣợc sử dụng rộng rãi trong lƣợng hóa giá trị kinh tế các VQG.[9]
CÁC PHƢƠNG PHÁP LƢỢNG HÓA
VQG

Thị trƣờng thực

Thị trƣờng thay
thế

Thị trƣờng giả
định

Giá thị trƣờng
(MP)

Chi phí

du lịch

Chi phí thay thế

(TCM)

Giá trị
hƣởng
thụ

Chi phí thiệt hại

Đánh
giá phụ
thuộc
tình
huống
giả định

tránh đƣợc (AC)

(CVM)

(RC)

(HPM)

Phƣơng
pháp
chuyển giao

giá trị


hình
lựa
chọn
(CM)

3.1.1.
dựa vàopháp
thị trƣờng
thựcgiá trị kinh tế của vƣờn quốc gia
HìnhCác
1.3: phƣơng
Phân loạipháp
các phƣơng
lƣợng hóa
Phương pháp giá thị trường (Market Price - MP)
(Nguồn: [9])

15


1.3.1. Phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng thực
Phương pháp giá thị trường (Market price – MP)
Phƣơng pháp giá thị trƣờng ƣớc tính giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch
vụ của VQG đƣợc trao đổi, mua bán trên thị trƣờng. Giả thiết cơ bản của phƣơng
pháp này là khi giá thị trƣờng khơng bị bóp méo bởi sự thất bại thị trƣờng hoặc
chính sách của Chính phủ thì nó sẽ phản ánh chân thực giá trị của hàng hóa hay chi
phí cơ hội của việc sử dụng VQG. Từ đó cho biết giá trị đóng góp của các hàng hóa

và dịch vụ này trong nền kinh tế.
Đây là phƣơng pháp đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện vì các thơng tin liên
quan đến giá cả thị trƣờng của một số các hàng hóa và dịch vụ mà VQG cung cấp là
quan sát đƣợc và dễ thu thập. Vì vậy, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng để
lƣợng hóa các giá trị sử dụng trực tiếp của VQG.
Phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost - RC)
Phƣơng pháp chi phí thay thế ƣớc lƣợng giá trị của các dịch vụ sinh thái
VQG xấp xỉ bằng với chi phí để cung ứng hàng hoá và dịch vụ tƣơng đƣơng do con
ngƣời tạo ra. Ví dụ, giá trị của một vùng VQG hoạt động nhƣ một vùng hồ tự nhiên
có thể đƣợc ƣớc lƣợng bằng chi phí xây dựng và hoạt động của một hồ nhân tạo có
chức năng tƣơng tự. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng để xác định giá trị gián
tiếp của VQG thơng qua việc tìm hiểu giá thị trƣờng của các dịch vụ tƣơng đƣơng
do con ngƣời tạo ra.
Theo Dixon (1993), phƣơng pháp này đặc biệt hữu ích cho việc lƣợng hóa
các dịch vụ của VQG, khá đơn giản trong ứng dụng do không phải thực hiện các
cuộc điều tra chi tiết. Tuy nhiên, nhƣợc điểm chính của phƣơng pháp này là đơi khi
rất khó tìm đƣợc các hàng hóa nhân tạo thay thế tƣơng đƣơng cho các hàng hoá và
dịch vụ sinh thái. Từ đó, phƣơng pháp chi phí thay thế có thể khơng đƣa ra những
đo lƣờng giá trị kinh tế một cách chính xác mà thƣờng là đánh giá quá cao hoặc quá
thấp giá trị của VQG.
Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (Avoided Cost - AC)
Trong rất nhiều trƣờng hợp, HST VQG có khả năng phịng hộ, bảo vệ đƣợc

16


các tài sản có giá trị kinh tế cho con ngƣời. Phƣơng pháp chi phí thiệt hại tránh
đƣợc sử dụng thơng tin về những thiệt hại có thể tránh đƣợc hoặc giá trị của những
tài sản đƣợc VQG bảo vệ khi có những biến cố mơi trƣờng xảy ra nhƣ là lợi ích của
HST. Ví dụ, nếu một khu rừng ngập mặn có khả năng phịng hộ bão cho cộng đồng

thì giá trị của khu rừng ngập mặn đó có thể đƣợc tính bằng những thiệt hại về tài
sản mà cộng đồng tránh đƣợc nếu cơn bão xảy ra trong trƣờng hợp khơng có rừng
bảo vệ.
Phƣơng pháp này đặc biệt hữu dụng trong việc đánh giá giá trị của các vùng
VQG có chức năng bảo vệ tự nhiên. Từ đó cung cấp cho các nhà quản lý luận điểm,
bằng chứng để đầu tƣ cho công tác bảo tồn VQG.
Tuy nhiên, việc áp dụng phƣơng pháp cũng có một số vấn đề:
- Thứ nhất, việc thu thập các thông tin tổng thể về thiệt hại để so sánh giữa
vùng đƣợc bảo vệ bởi dịch vụ sinh thái và vùng đối chứng khi có sự cố xảy ra là rất
tốn kém về thời gian và kinh phí vì những tác động có thể là trực tiếp, gián tiếp và
lâu dài.
- Thƣ́ hai, việc xây dựng các mơ hình để ƣớc tính quy mơ tác động của sự cố
khi khơng có HST VQG bảo vệ cũng đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp hoặc các
thông tin chi tiết.[9]
1.3.2. Các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng thay thế
Thực tế cho thấy, có một số hàng hóa và dịch vụ của VQG mặc dù có đƣợc
mua bán, giao dịch trên thị trƣờng nhƣng giá thị trƣờng không phản ánh đầy đủ giá
trị của các hàng hóa và dịch vụ này. Khi đó, ngƣời ta phải xác định giá trị của hàng
hóa, dịch vụ mà VQG cung cấp dựa vào việc phân tích thơng tin trên thị trƣờng thay
thế. Có hai phƣơng pháp truyền thống thuộc nhóm này là chi phí du lịch và giá trị
hƣởng thụ.
Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM)
Chi phí du lịch là phƣơng pháp đƣợc thiết kế và áp dụng để lƣợng hóa giá trị
giải trí của môi trƣờng và các HST. Giả thiết cơ bản của TCM là chi phí bỏ ra để
tham quan một điểm du lịch giải trí phần nào phản ánh đƣợc giá trị giải trí của nơi

17


đó. Mặc dù khơng quan sát trực tiếp đƣợc sự mua bán chất lƣợng hàng hố mơi

trƣờng của du khách nhƣng có thể thu nhận đƣợc thơng tin về hành vi và sự lựa
chọn của du khách để hƣởng thụ tài nguyên môi trƣờng. Thông qua việc ƣớc lƣợng
đƣờng cầu du lịch cá nhân hoặc đƣờng cầu thị trƣờng, các nhà kinh tế sẽ tính đƣợc
phần phúc lợi của cá nhân hay xã hội thu đƣợc khi tham gia thị trƣờng du lịch tại
điểm xem xét.
Desvousges (1983) có chỉ ra một số ƣu, nhƣợc điểm khi áp dụng TCM. Về
ƣu điểm, đây là phƣơng pháp dễ đƣợc chấp nhận về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực
tiễn do dựa trên mô hình đƣờng cầu truyền thống và mối quan hệ giữa chất lƣợng
hàng hố mơi trƣờng với chấp nhận chi trả thực tế để hƣởng thụ giá trị hàng hoá của
du khách. Tuy nhiên, cũng có một số trở ngại khi áp dụng TCM là vấn đề đa mục
đích (multiple purpose trip) có thể phát sinh khi du khách đi tham quan nhiều điểm
trong cùng một chuyến đi và vì vậy chi phí du lịch tồn bộ khơng phản ánh giá trị
du lịch tại một điểm cụ thể. Ngoài ra, khi điểm du lịch có sự hiện diện của khách
quốc tế thì việc phân vùng và tính tốn chi phí của từng vùng là khá phức tạp do cả
vấn đề du lịch đa mục đích và ƣớc tính tỷ lệ du lịch.
Phương pháp giá trị hưởng thụ (Hedonic Pricing Method – HPM)
Phƣơng pháp giá trị hƣởng thụ đƣợc sử dụng để ƣớc tính giá trị của mơi
trƣờng ẩn trong giá thị trƣờng của một số loại hàng hóa và dịch vụ thơng thƣờng. Ví
dụ, giá trị cảnh quan mơi trƣờng đƣợc ẩn trong giá bán hoặc thuê bất động sản.
Phƣơng pháp này đƣợc phát triển từ cơ sở lý thuyết về thuộc tính giá trị của Lancaster
(1966) trong đó lợi ích của mỗi cá nhân khi tiêu dùng một loại hàng hóa phụ thuộc
vào các thuộc tính của hàng hóa (attributes). Nếu chất lƣợng mơi trƣờng là một thuộc
tính của hàng hóa thì thơng qua mơ hình hóa mối quan hệ giữa mức sẵn sàng chi trả
cho hàng hóa của các cá nhân với các thuộc tính của hàng hóa, ta có thể tách đƣợc
phần tác động và giá trị của các thuộc tính mơi trƣờng trong lợi ích cá nhân.
Mặc dù đƣợc áp dụng khá phổ biến nhƣng phƣơng pháp HPM có một số các
nhƣợc điểm nhất định. Để đảm bảo độ tin cậy thì HPM địi hỏi một số lƣợng dữ liệu
rất lớn để chạy mơ hình.[9]

18



1.3.3. Các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng giả định
Với những hàng hóa và dịch vụ của VQG khơng có thị trƣờng và khơng có
giá cả, các nhà nghiên cứu phải xây dựng các thị trƣờng giả định và quan sát hành
vi của cá nhân trên các thị trƣờng này để tính phúc lợi khi tham gia thị trƣờng, từ đó
ƣớc tính giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mơi trƣờng. Nhóm phƣơng pháp này
thƣờng đƣợc sử dụng để xác định các giá trị phi sử dụng của VQG.
Phương pháp đánh giá phụ thuộc tình huống giả định (Contigent
Valuation Method - CVM)
Phƣơng pháp CVM đƣợc phát triển bởi Davis (1963) [16] trong lĩnh vực
phân tích marketing, sau đó đƣợc chuyển sang áp dụng trong đánh giá môi trƣờng
thông qua việc xây dựng các kịch bản giả định về chất lƣợng môi trƣờng và thu thập
thông tin về hành vi và sự lựa chọn tiêu dùng của cá nhân đối với kịch bản giả định
này. Có thể ƣớc lƣợng đƣợc sự thay đổi trong phúc lợi của cá nhân khi chất lƣợng
mơi trƣờng thay đổi, từ đó tính đƣợc thặng dƣ tiêu dùng của cá nhân khi tham gia
thị trƣờng giả định; lợi ích này đo lƣờng giá trị của mơi trƣờng đối với chính cá
nhân đó. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng để lƣợng hóa các giá trị phi sử
dụng của mơi trƣờng vì các giá trị này thƣờng khơng có thị trƣờng giao dịch.
Mặc dù CVM có rất nhiều biến thể khác nhau và ngày càng đƣợc hồn thiện
thì vẫn có một quy trình chung gồm một số bƣớc cơ bản là:
(i) Xác định nhóm đối tƣợng và phạm vi đánh giá.
(ii) Xây dựng dự thảo phiếu hỏi và điều tra thử để điều chỉnh phiếu hỏi và
cách tiếp cận lấy số liệu.
(iii) Xây dựng phiếu hỏi chi tiết bao gồm các thông tin về thị trƣờng giả định,
tình huống giả định, phƣơng tiện chi trả và câu hỏi về sự sẵn sàng chi trả.
(iv) Thu thập số liệu hiện trƣờng và xử lý dữ liệu.
(v) Tính tốn phúc lợi dựa trên mơ hình thực nghiệm và suy rộng kết quả
tính tốn.
Về ƣu điểm, CVM cho phép xác định các giá trị khó lƣợng hóa của tài

nguyên và môi trƣờng. Cách tiếp cận đánh giá đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết

19


về độ thỏa dụng và hàm cầu cá nhân, vì vậy mang tính hợp lệ về lý luận. Ngồi ra,
thơng tin ƣớc lƣợng nếu đƣợc tiến hành với quy trình chuẩn mực, có độ tin cậy cao
có thể sử dụng trong hoạch định các chính sách, cơng cụ quản lý tài nguyên. Tuy
nhiên, phƣơng pháp này cho đến nay vẫn gặp sự phê phán rất nhiều do tính chất giả
định của nó. Nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp là ngƣời trả lời khơng tham gia
một tình huống thực tế mà chỉ là giả định. Vì vậy, động cơ chi trả và mức chi trả có
thể sai lệch so với khi họ phải đối mặt với một tình huống thực. Carson (1993) có
nhận diện 4 loại sai lệch chính khi áp dụng phƣơng pháp gồm sai lệch giả định
(hypothetical bias), sai lệch chiến lƣợc (strategic bias), sai lệch thiết kế (designing
bias) và sai lệch xuất phát điểm (starting bias). Các sai lệch này có thể đƣợc giảm
thiểu qua những kỹ thuật trong thiết kế và điều tra. Một nhƣợc điểm nữa khi áp
dụng phƣơng pháp là sự tốn kém về thời gian và kinh phí do địi hỏi sự tham gia của
nhiều chuyên gia, họp nhóm tƣ vấn thảo luận, điều tra thử tại hiện trƣờng, điều
chỉnh câu hỏi, và một kích cỡ mẫu lớn.[9]
Phương pháp mơ hình lựa chọn (Choice Modelling –CM)
Mơ hình lựa chọn là phƣơng pháp lƣợng hóa thơng qua tun bố về sở thích
đƣợc sử dụng để lƣợng hóa giá trị phi sử dụng của tài nguyên thông qua việc xây
dựng hai hay nhiều kịch bản giả định, mỗi kịch bản có nhiều thuộc tính khác nhau
(attributes). Thông qua sự lựa chọn của cá nhân với từng kịch bản, nhà nghiên cứu
có thể ƣớc lƣợng đƣợc phúc lợi cá nhân khi tham gia kịch bản và sự đánh đổi về giá
trị giữa các thuộc tính trong các kịch bản.
Quy trình tiến hành CM cũng bao gồm một số bƣớc giống nhƣ CVM. Về ƣu
điểm, CM cho phép lƣợng hóa giá trị của nhiều kịch bản lựa chọn khác nhau cũng
nhƣ sự đánh đổi trong các thuộc tính của từng kịch bản, từ đó đƣa ra cho nhà quản
lý nhiều ý tƣởng để lựa chọn hƣớng quản lý mơi trƣờng khi đã có kết quả nghiên

cứu. Tuy nhiên, CM vẫn là phƣơng pháp phân tích dựa trên kịch bản giả định, từ đó
vẫn phát sinh vấn đề sai lệch giả định đối với ngƣời đƣợc phỏng vấn trong khi trả
lời. Ngồi ra, CM địi hỏi q trình xây dựng phiếu điều tra phức tạp do mỗi kịch
bản có nhiều thuộc tính, việc xác định quy mơ của mỗi thuộc tính phải dựa vào các

20


bằng chứng khoa học và ý kiến dự đoán sâu của các chun gia có chun mơn cao
và nhiều kinh nghiệm thực tiễn.[9]
1.3.4. Phƣơng pháp chuyển giao giá trị
Brower (2000) định nghĩa phƣơng pháp chuyển giao giá trị là việc sử dụng
kết quả lƣợng hóa giá trị của một địa điểm nghiên cứu sang một địa điểm khác.
Phƣơng pháp này sử dụng cho những VQG có đặc điểm sinh thái tƣơng tự nhƣ
nhau, đặc biệt là trong bối cảnh cần số liệu gấp mà không đủ thời gian và kinh phí
để tiến hành nghiên cứu mới. Tuy nhiên khi thực hiện phƣơng pháp này cần lƣu ý
đến độ chính xác của nghiên cứu trƣớc đây, cũng nhƣ những biến động về mặt
không gian và thời gian giữa 2 nghiên cứu.[9]
1.4. Tổng quan một số nghiên cứu lƣợng hóa giá trị kinh tế trên thế giới
và tại Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm
* Thế giới
Hiện nay, việc lƣợng hóa giá trị kinh tế VQG trở nên phổ biến tại các nƣớc
phát triển nhƣ: Hoa Kỳ, Canada, Anh, Scotlan, Australia, Thụy Điển hay tại một số
nƣớc đang phát triển nhƣ Uganda, Columbia, Thái Lan... Sử dụng các phƣơng pháp
có giá thị trƣờng và các phƣơng pháp ƣớc tính chuyên ngành nhƣ: phƣơng pháp chi
phí du lịch; phƣơng pháp chi phí cơ hội; phƣơng pháp CVM; phƣơng pháp mơ hình
lựa chọn… để lƣợng hóa các giá trị sử dụng và phi sử dụng của VQG, khu bảo tồn.
- Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu lƣợng cacbon hấp thụ trên cơ sở mơ hình động có
tính đến giá trị sử dụng đất trong nông nghiệp (R.G.Newell và R. N. Stavins, 1999)
và MP để tính giá trị hấp thụ CO2 của rừng. Kết quả nghiên cứu trên 36 địa hạt của

bang Arkansas, Louisiana, Mississippi cho thấy giá trị của số lƣợng gỗ khai thác
định kỳ nhỏ hơn giá trị của hấp thụ cacbon, vì vậy khơng tiến hành việc khai thác
gỗ. Ngồi ra, phƣơng pháp mơ hình tốn đƣợc sử dụng trong một nghiên cứu để
tính giá trị phịng chống lụt bão của bãi đầm lầy ven bờ Terrebonne Parish thuộc
châu thổ Mississippi, bang Louisiana, đã chỉ ra rằng việc mất đi khoảng 1 hải lý
vng đầm lầy ven bờ có thể dẫn đến tổn thất khoảng 5,75 triệu đơla/năm.
- Lƣợng hóa kinh tế đƣợc áp dụng với trƣờng hợp VQG Grampians ở

21


Australia (Sturgess Read, 1994) nghiên cứu các lợi ích thu đƣợc từ sự phát triển du
lịch và sản xuất mật ong. Để tính tốn những lợi nhuận thu đƣợc từ khách du lịch
ngƣời ta đã xác định những chi phí lƣu trú, ăn uống và các chi phí khác. Khách du
lịch đƣợc phân loại theo khoảng cách, loại phƣơng tiện sử dụng và thời gian lƣu trú
tại VQG. Phƣơng pháp chi phí du lịch đƣợc sử dụng nhằm xác định chi phí đi lại
đối với du khách. Từ đƣờng cầu các du khách thăm quan, các nhà nghiên cứu đã
ƣớc tính đƣợc giá trị giải trí của VQG này.
- Tại VQG St. Lucia thuộc miền Nam Châu Phi, các nhà nghiên cứu đã dùng
phƣơng pháp TCM đánh giá so sánh giữa thu nhập từ du lịch sinh thái với thu nhập
từ dự án khai thác mỏ khoáng sản. Kết quả cho thấy những khoản thu mất đi từ du
lịch tƣơng đƣơng với thu nhập có từ sự khai thác khống sản. Các nhà nghiên cứu
cũng đã dùng phƣơng pháp CVM để ƣớc tính giá trị kinh tế của đàn sƣ tử tại VQG
Pilanesberg thuộc phía Nam Châu Phi (Vorhies D., Vorhies F, 1993). Kết quả cho
thấy mức sẵn sàng chi trả để bảo đảm điều kiện sống và nuôi dƣỡng sƣ tử khoảng
63-67 ngàn USD/năm nhỏ hơn rất nhiều so với lợi nhuận bổ sung khoảng 5-12 triệu
USD/năm. Dựa vào những kết quả chi phí và lợi nhuận đó, những công ty du lịch
sinh thái đã đầu tƣ cho VQG nhằm bảo tồn loài sƣ tử. Lợi nhuận thu đƣợc trong lĩnh
vực du lịch sinh thái đã giúp cho hiệu quả kinh tế của VQG tăng lên gấp nhiều lần.
- Có rất nhiều nghiên cứu xác định giá trị mơi trƣờng ở Thái Lan liên quan

đến các VQG và khu bảo tồn. Grandstaff và Dixon (1986) sử dụng phƣơng pháp
TCM và tìm ra giá trị thặng dƣ tiêu dùng của VQG Lumpinee, giá trị sử dụng đƣợc
lƣợng hóa lên tới 132.000.000 baht/năm. TDRI/HIID cũng sử dụng phƣơng pháp
TCM để xác định giá trị sử dụng của VQG Khao Yai và phƣơng pháp CVM để xác
định giá trị phi sử dụng của VQG này. Kết quả nghiên cứu bằng phƣơng pháp TCM
ƣớc tính lợi ích là 1.420 baht cho mỗi chuyến thăm, trong đó có 870 baht là thặng dƣ
ngƣời tiêu dùng. Mức sẵn sàng trả cho phí vào cửa là 22 baht/ngƣời. Giá trị sẵn sàng
trả trung bình cho phí vào cửa sau khi đã nâng cấp các hạng mục là 44 baht/ngƣời.
Giá trị phi sử dụng trung bình đối với ngƣời Thái là 730 baht/ngƣời/năm. Giá trị phi
sử dụng trung bình đối với đối tƣợng khơng phải là ngƣời Thái là 183

22


baht/ngƣời/năm (Kaosa ARD, Patmasiriwat, Panayotou and Deshazo, 1995).[9]
* Việt Nam
Tại Việt Nam, việc lƣợng hóa tài nguyên và tác động môi trƣờng bắt đầu vào
giữa những năm 1990 cùng với sự ra đời của Luật bảo vệ môi trƣờng 1993 và Nghị
định 175/CP, trong đó địi hỏi việc lƣợng hóa mơi trƣờng và những thiệt hại do ơ
nhiễm suy thối mơi trƣờng gây ra. Gần đây, cùng với q trình phát triển, việc định
giá tài nguyên và những tổn hại do ô nhiễm môi trƣờng gây ra càng trở nên cấp
bách. Chính vì vậy, trong những năm qua, có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực
này xuất hiện ở Việt Nam. Các trƣờng hợp lƣợng hóa và các phƣơng pháp lƣợng
hóa cũng ngày càng đa dạng và hồn thiện.[9]
Sử dụng kỹ thuật lƣợng hóa thị trƣờng, tác giả Đỗ Nam Thắng (2005) đã tính
tốn giá trị sử dụng trực tiếp của tài nguyên đất ngập nƣớc vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, ở đây tác giả tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật thơng qua việc sử dụng giá thị
trƣờng có điều chỉnh một số nhân tố (loại trừ những sai lệch) để đƣa ra kết quả khá
chính xác về những khối giá trị trực tiếp của đất ngập nƣớc (gỗ, củi, dƣợc liệu, các
sản phẩm phi gỗ…).[22]

Nghiên cứu của Bùi Dũng Thể (2005) tiếp tục sử dụng kỹ thuật lƣợng hóa
giá thị trƣờng để đánh giá giá trị của các loại rừng, giá trị của việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất và tác động thuốc trừ sâu lên sức khỏe của con ngƣời.[12]
Để đánh giá những phần giá trị khác trong TEV của tài nguyên, các nhà
nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã bƣớc đầu nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm các kỹ
thuật lƣợng hóa phức tạp hơn, phổ biến là kỹ thuật Chi phí du lịch TCM và Đánh
giá phụ thuộc tình huống giả định CVM. Các kỹ thuật này dựa trên việc căn cứ vào
thị trƣờng sẵn có và xây dựng thị trƣờng ảo để đánh giá lợi ích của ngƣời sử dụng
tài nguyên khi tham gia thị trƣờng, từ đó đƣa ra các khuyến nghị về chính sách. Mở
đầu bằng nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1997) về giá trị du lịch
của VQG Cúc Phƣơng thông qua việc sử dụng kỹ thuật TCM [8], kỹ thuật này tiếp
tục đƣợc nhân rộng để định giá giá trị giải trí của các VQG, khu BTTN khác trong
cả nƣớc nhƣ VQG Ba Bể (Nguyễn Quang Hồng, 2005) [5], Khu bảo tồn Hòn Mun

23


(Phạm Khánh Nam, 2001) [6]. Ngoài phƣơng pháp TCM, phƣơng pháp CVM cũng
đƣợc áp dụng phổ biến trong lƣợng hóa các giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng
nhƣ lợi ích của việc tiến hành các chƣơng trình bảo tồn, cải thiện chất lƣợng môi
trƣờng ở Việt Nam. Đỗ Nam Thắng (2008) là một trong những tác giả đầu tiên ở
Việt Nam sử dụng phƣơng pháp lƣợng hóa mơ hình hóa sự lựa chọn (Choice
Modelling-CM) để ƣớc tính giá trị của bảo tồn ĐNN ở VQG Tràm Chim [23]. Kỹ
thuật này địi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu kinh tế và các
nhà sinh thái học để xây dựng các kịch bản bảo tồn phù hợp, từ đó tính ra lợi ích
của từng kịch bản.
* Bài học kinh nghiệm
Có thể nói, việc lƣợng hóa giá trị kinh tế tài nguyên đã đƣợc thực hiện khá
phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam trong những năm qua do yêu cầu của công
tác thu thập thông tin phục vụ quản lý và nghiên cứu khoa học. Các kỹ thuật lƣợng

hóa cũng đƣợc sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn từ nhóm kỹ thuật đơn giản
nhƣ lƣợng hóa giá thị trƣờng đến các nhóm phức tạp hơn nhƣ mơ hình lựa chọn. Có
thể rút ra một số bài học đƣợc rút ra cho quá trình lƣợng hóa giá trị kinh tế VQG
nhƣ sau:
- Lƣợng hóa giá trị kinh tế VQG đòi hỏi khối lƣợng lớn thông tin nền về các
điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, kinh tế, xã hội. Để có đƣợc thơng tin nền này cần có
các điều tra cơ bản và hệ cơ sở dữ liệu đầy đủ về VQG, đặc biệt là số liệu biến động
qua các năm để so sánh đƣợc sự thay đổi về chất lƣợng môi trƣờng cũng nhƣ thay
đổi về các giá trị kinh tế.
- Các nghiên cứu mặc dù áp dụng cách tiếp cận giá trị tổng thể song cần nêu
rõ những giá trị nào lƣợng hóa đƣợc và những giá trị nào khơng lƣợng hóa đƣợc
trong phạm vi nghiên cứu của mình.
- Trong quá trình lƣợng hóa giá trị kinh tế VQG, cần sự phối hợp chặt chẽ
giữa các chuyên gia về sinh thái, chuyên gia kinh tế môi trƣờng và các nhà quản lý.
Chuyên gia sinh thái giúp xác định số liệu nền của VQG về sinh thái, môi trƣờng,
đa dạng sinh học của VQG. Trên cơ sở này, các chuyên gia kinh tế môi trƣờng sẽ
dùng các phƣơng pháp, mơ hình kinh tế để lƣợng hóa các giá trị. Vai trị của nhà

24


quản lý cũng rất quan trọng trong việc đƣa ra các mục tiêu quản lý cần đạt đƣợc, các
khó khăn tồn tại trong việc quản lý các VQG để từ đó các chun gia kinh tế mơi
trƣờng thiết kế các kịch bản quản lý nhằm lƣợng hóa các giá trị phi sử dụng.
- Việc áp dụng các phƣơng pháp phi thị trƣờng để lƣợng hóa các giá trị phi sử
dụng mặc dù cịn có thể gây tranh cãi về tính chính xác song đã đƣợc các nhà khoa
học trên thế giới cơng nhận về cơ sở lý luận. Có thể kết luận rằng cho đến nay,
phƣơng pháp phân tích phi thị trƣờng là phƣơng pháp tối ƣu trong việc lƣợng hóa
các giá trị phi sử dụng của VQG.[9] [11]
1.5. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội VQG Cúc Phƣơng

1.5.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới
a) Vị trí địa lý
Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng nằm ở phía Tây tỉnh Ninh Bình, cách quốc lộ 1A
30 km và cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam. Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng
nằm ở tận cùng phía Đơng Nam của dãy núi đá vơi chạy theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam. Đoạn núi đá vôi thuộc Cúc Phƣơng có chiều dài 25 km, rộng 10 km với
tọa độ địa lý:
- Từ 20014' đến 20024' vĩ độ Bắc.
- Từ 105029' đến 105044' kinh độ Đông.
b) Phạm vi ranh giới
Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng nằm trong khối núi đá vôi, ranh giới bao gồm
đƣờng ven chân dãy núi đá vôi.
- Chạy dọc theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam giáp với các xã là: Tân Mỹ, Ân
Nghĩa, Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn và các xã Lạc Thịnh, thị trấn Hàng Trạm,
Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lƣơng thuộc huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.
- Phía Đơng Nam và Nam giáp xã Yên Quang, Văn Phƣơng, Cúc Phƣơng và
Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
- Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp các xã Thạch Lâm, Thành Mỹ, Thành Yên
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

25


×