Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất quy mô lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao tại huyện phù cừ tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.21 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------

Nguyễn Thị Hiền An

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍCH TỤ RUỘNG
ĐẤT QUY MƠ LỚN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NƠNG
NGHIỆP HÀNG HĨA, ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ CAO TẠI
HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƢNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------

Nguyễn Thị Hiền An

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍCH TỤ RUỘNG
ĐẤT QUY MƠ LỚN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NƠNG
NGHIỆP HÀNG HĨA, ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ CAO TẠI
HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƢNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Thái Thị Quỳnh Nhƣ


XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Thái Thị Quỳnh Như

PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nỗ lực học tập và tiến hành nghiên cứu làm luận văn tốt
nghiệp, đến nay tơi đã hồn thành được khóa học của mình và luận văn này khẳng
định những nỗ lực của bản thân tôi trong thời gian qua.
Để đạt được những thành cơng này, với lịng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin gửi
lời cám ơn tới tập thể thầy cô giáo Khoa Địa lý, Trường đại học Khoa học Tự
nhiên- ĐHQGHN. Với lịng nhiệt tình u nghề và u học trị các Thầy, các Cơ đã
cho tơi những tri thức mới, vươn tới những tầm cao mới, đã động viên khích lệ tơi
trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống đề vươn lên đạt được như ngày hôm
nay. Với lịng biết ơn của mình, em xin chúc các Thầy, các Cô luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp, chúc các Thầy, các Cơ có những lớp học
trị giỏi, chăm ngoan và thành đạt.
Tơi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới TS. Thái Thị Quỳnh Như –
người hướng dẫn khoa học và PGS.TS Trần Văn Tuấn – Trưởng Bộ môn Quản lý
đất đai. Trong q trình hướng dẫn tơi, thầy cơ ln tạo cơ hội để tôi tiếp thu những
kiến thức, tạo động lực để tơi hồn thành cơng việc nghiên cứu của mình, Thầy cơ

cũng đã giúp tơi có những định hướng và cái nhìn tươi sáng hơn về cuộc sống. Cuối
cùng, tơi xin gửi lời tri ân tới gia đình, Bố Mẹ, các anh chị em và người thân của
mình, những người luôn luôn bên cạnh tôi những lúc tôi vui vẻ hay buồn phiền,
giúp tơi có động lực vươn lên trong thời gian qua cũng như trong cả thời cuộc đời
tôi sau này.
Xin chân thành cám ơn

Nguyễn Thị Hiền An


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận của việc tích tụ, tập trung ruộng đất trong sản xuất nông
nghiệp.......................................................................................................................... 5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 5
1.1.2. Quyền sử dụng đất nơng nghiệp và vấn đề tích tụ, tập trung đất đai quy mô
lớn.............................................................................................................................. 10
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp ....................... 11
1.1.4. Vai trị, mục đích của việc tích tụ tập trung ruộng đất quy mô lớn, ứng dụng
cao nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ................................................ 13
1.2. Chính sách pháp luật của nước ta về tích tụ, tập trung ruộng đất nơng
nghiệp........................................................................................................................ 14

1.2.1. Chính sách pháp luật liên quan đến tích tụ đất nơng nghiệp trước năm 198614
1.2.2. Chính sách pháp luật liên quan đến tích tụ đất nông nghiệp từ năm 1986 đến
nay ............................................................................................................................. 16
1.3. Tổng quan tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp trong nước và thế giới ........... 21
1.3.1. Tình hình tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp trên thế giới.............................. 21
1.3.2. Tình hình tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp trong nước ............................... 34


1.4 Khái quát đề án “Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất quy mô lớn để
phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa giai đoạn 2017-2020” của tỉnh Hưng
n ............................................................................................................................ 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TÍCH TỤ, TẬP TRUNG RUỘNG
ĐẤT QUY MÔ LỚN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP HÀNG
HĨA, ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ CAO TẠI HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƢNG
YÊN .......................................................................................................................... 38
2.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu ............................................................................... 38
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu .......................................................... 38
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội ............................................................................. 40
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến sử
dụng đất nơng nghiệp ................................................................................................ 45
2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cừ .... 45
2.2.1. Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Cừ ............................................. 45
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cừ .................. 46
2.3. Thực trạng thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất quy mô lớn để phát triển
sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Phù Cừ ..................... 49
2.3.1 Khái qt tình hình dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất tại huyện Phù Cừ .. 49
2.3.2. Tình hình triển khai tập trung ruộng đất quy mơ lớn để phát triển sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao trên địa bàn ................................. 59
2.3.3. Phân tích thực trạng tích tụ, tập trung ruộng đất quy mơ lớn để phát triển sản
xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao thông qua tổng hợp phiếu điều tra xã

hội học ....................................................................................................................... 62

2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mơ hình tập trung ruộng đất
quy mơ lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng cơng nghệ cao trên
địa bàn ................................................................................................................. 85
2.4.1. Mơ hình tập trung ruộng đất thông qua dồn điển, đổi thửa ........................... 85
2.4.2. Mơ hình tập trung ruộng đất thơng qua thành lập HTX nông nghiệp ............ 86


2.4.3. Mơ hình tập trung ruộng đất thơng qua th, mướn đất ................................ 87
2.5. Đánh giá chung về tích tụ, tập trung ruộng đất quy mô lớn để phát triển sản
xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Phù Cừ ............................ 88
2.5.1. Những điển đạt được ....................................................................................... 88
2.5.2. Những khó khăn, tồn tại, hạn chế ................................................................... 89
CHƢƠNG 3 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TÍCH TỤ, TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT, ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ CAO
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ................................................................. 91
3.1. Giải pháp chung ................................................................................................ 91
3.1.1. Tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai ................................................ 91
3.1.2. Đổi mới giải pháp tài chính và khoa học, công nghệ .................................... 93
3.1.3. Tiếp tục đổi mới, hồn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước ....................... 94
3.2. Giải pháp cụ thể cho địa bàn nghiên cứu ........................................................ 95
3.2.1 Giải pháp về quy hoạch.................................................................................... 95
3.2.2 Giải pháp về chính sách, tổ chức thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp
quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao: ...................................................................... 95
3.2.3. Ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh nồn
nghiệp trên địa bàn huyện ......................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 106



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của các nước trên thế giới ............ 21
Bảng 1.2. Thay đổi quy mô trang trại của Nhật Bản, giai đoạn 1955-1985 ............. 24
Bảng 1.3. Quy mô sử dụng đất của hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp các năm
2005, 2010 ............................................................................................................ 35
Bảng 2.1. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm
phân theo ngành kinh tế ............................................................................................ 44
Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp .............................................................. 47
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng nông nghiệp............................ 48
Bảng 2.4. Tổng hợp thực trang trước khi thực hiện công tác DTĐR tại 10 xã, thị
trấn của huyện Phù Cừ .............................................................................................. 52
Bảng 2.5. Kết quả sau khi thực hiện công tác dồn thửa đổi ruộng của 10 xã tại
huyện Phù Cừ ............................................................................................................ 54
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp của huyện Phù Cừ
giai đoạn 2013 – 2015 ............................................................................................... 56
Bảng 2.7. Tổng diện tích làm giao thơng, thủy lợi, nội đồng và đất cơng ích sau
DTĐR gia đoạn (2013- 2015) của huyện Phù Cừ ..................................................... 58
Bảng 2.8. Thực trạng tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp làm trang trại tại huyện Phù
Cừ, năm 2015 ............................................................................................................ 60
Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ gia đình cá nhân về các yếu tố ảnh
hưởng đến hình thức sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương ............................................................... 63
Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến của các hộ gia đình cá nhân về mức độ phù hợp của các
hình thức sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao ....................... 65
Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về quy mô với từng loại hình sử dụng
đất của hình thức tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tại địa phương .. 68



Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về những khó khăn, vướng mắc khi sử
dụng đất tập trung, quy mô lơn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp ........................................................................................................................ 68
Bảng 2.13. Tổng hợp ý kiến về những khó khăn ...................................................... 74
Bảng 2.14. Tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của các tổ chức về các chính sách của
Nhà nước để phát triển kinh tế, sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ........................................................................ 75
Bảng 2.15. Tổng hợp ý kiến của các cán bộ quản lý tại địa phương về yếu tố ảnh
hưởng đến hình thức sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương ............................................................... 78
Bảng 2.16. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về mức độ phù hợp của quy định
hiện hành đối với nhu cầu sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương. ....................................................... 80
Bảng 2.17. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về mức độ phù hợp của các chính
sách đối với nhu cầu sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương. .............................................................. 81
Bảng 2.18. Tổng hợp các ý kiến của cán bộ quản lý đánh giá về mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến việc sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương ............................................................... 82
Bảng 2.19. Tổng hợp ý kiến của các cán bộ vệ mức độ cần thiết phải đưa ra các quy
định và giải pháp ....................................................................................................... 83


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy mơ hộ nơng nghiệp ở Hàn Quốc ....................................................... 28
Hình 1.2. Quy mơ hộ nơng nghiệp ở Trung Quốc .................................................... 30
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Phù Cừ ......................................................................... 39
Hình 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Phù Cừ năm 2017 ................................ 41
Hình 2.3. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hecsta đất trồng trọt và mặt nước nuôi
trồng thủy sản giai đoạn 2012- 2017 ......................................................................... 42

Hình 2.4. Cơ cấu sử dụng đất đai tại huyện Phù Cừ .................................................. 46
Hình 2.5. Bình quân số thửa đất/hộ của các hộ gia đình trước và sau đồn điền đổi
thửa giai đoạn 2013-2015.......................................................................................... 57
Hình 2.6. Tổng hợp ý kiến của người dân về mức ảnh hưởng của hạn mức, thời hạn
sử dụng đất nông nghiệp hiện hành đến tập trung ruộng đất quy mô lớn, ứng dụng
công nghệ cao ............................................................................................................ 66


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình thực hiện giao đất nông nghiệp theo tinh thần của Nghị định
64/CP năm 1993 và Nghị định 85/1999/NĐ-CP, bên cạnh những thành quả quan
trọng đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế, xã hội… còn tồn tại những bất cập, điển
hình là tình trạng đất đai manh mún, khó áp dụng máy móc cơ giới hóa tăng chi phí
sản xuất… Cụ thể cả nước có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6 - 8 thửa với
khoảng 0,3 - 0,5 ha/hộ. Tuy nhiên khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập và phát
triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn thì đất đai
manh mún nhỏ lẻ là một trở ngại cho sản xuất khó áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa
học kỹ thuật, khó hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Vì vậy, tích tụ đất
nơng nghiệp là u cầu tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển sản xuất nơng
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố.
Để khắc phục một phần tình trạng đất nơng nghiệp manh mún tại các địa
phương trên cả nước đã triển khai thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa. Tuy
nhiên việc thực hiện chương trình này mới chỉ dồn nhiều thửa nhỏ thành thửa lớn,
một hộ có nhiều thửa trở nên ít thửa hơn, nhưng diện tích của hộ khơng thay đổi. Do
đó quy mơ diện tích của các hộ dân vẫn ở mức nhỏ. Với quy mơ diện tích nhỏ như
vậy là một rào cản cho các hộ trong việc áp dụng cơ giới hóa và hình thành vùng
sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực tế, trong quá trình thực hiện
dồn điền đổi thửa các hộ đã thực hiện tích tụ đất nơng nghiệp thơng qua việc thực
hiện các quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, cho thuê... Do vậy, chương trình dồn

diền đổi thửa là cơ sở tiền đề cho tích tụ đất nơng nghiệp phát triển, giúp các hộ dân
mở rộng diện tích sản xuất nơng nghiệp.
Huyện Phù Cừ nói riêng và tỉnh Hưng yên nói chung đều nằm trong vùng
đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, Hải Dương vá có các tuyến giao
thông quan trọng như vậy là một lợi thế cho tỉnh Hưng Yên phát triển ngành nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Trước DTĐR, số thửa khi giao ruộng
đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân từ 6-7 thửa (có hộ 14-17 thửa, có thửa
đất diện tích dưới 10m2) nay sau DTĐR cịn 3.16 thửa/hộ đã tạo thuận lợi cho công
1


tác quản lý nhà nước đất đai trên địa bàn (đặc biệt diện tích đất cơng ích đã được
xác định và để tập trung) góp phần tiếp tục thúc đẩy phát triển nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, số thửa đất của mỗi hộ gia đình, cá nhân (3.16
thửa/hộ) vẫn cịn nhiều, cản trở sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung, quy mơ lớn
và chưa đáp ứng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới; chưa
đáp ứng u cầu về hồn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai; đặc biệt việc
quản lý, sử dụng đất cơng ích. Chủ trương tích tụ và tập trung ruộng đất được đặt ra
từ nhiều năm nay nhưng kết quả thực hiện chủ trương đó khơng đạt được mục tiêu
kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là ở chỗ thị
trường đất nông nghiệp chưa phát triển. Thị trường đất nông nghiệp chưa phát triển
lại bắt nguồn từ ngun nhân bất cập trong chính sách đất nơng nghiệp hiện hành.
Chính những bất cập này đang trở thành một trong những lực cản thúc đẩy liên kết
giữa hàng triệu nông dân cá thể với doanh nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp công
nghệ cao, nông nghiệp sạch dưới tác động của biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá
thực trạng tích tụ ruộng đất quy mô lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” để thực
hiện. Đề tài luận văn này được sự hỗ trợ và là một sản phẩm đào tạo của Đề tài
cấp Nhà nước: Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn đề xuất mơ hình sử dụng đất

tập trung, quy mô lớn, hiệu quả, bền vững đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam do TS.
Thái Thị Quỳnh Như làm chủ nhiệm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất quy mô lớn để phát triển
sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao, tại huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng n. Từ đó, đề xuất hồn thiện một số quy định của pháp luật liên quan đến
chính sách này và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại địa
phương.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và chính sách pháp luật về việc việc
tích tụ, tập trung ruộng đất trong sản xuất nơng nghiệp
- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình quản lý sử dụng đất đai, thực trạng
thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng n.
- Điều tra, khảo sát về tình hình tích tụ, tập trung ruộng đất tại huyện Phù Cừ,
tỉnh Hưng Yên.
- Đánh giá, phân tích thực trạng về tích tụ, tập trung ruộng đất quy mô lớn để
phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Phù Cừ.
- Một số đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về sử dụng đất tập trung
quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và các giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: Thực trạng tích tụ, tập trung ruộng đất tại huyện Phù
Cừ, tỉnh Hưng Yên
Phạm vi thời gian: tập trung làm rõ thực trạng tích tụ, tập trung ruộng đất tại
huyện Phù Cừ giai đoạn 2013-2018

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: được sử dụng để thu thập
thông tin, tài liệu, gồm: các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm
pháp luật, các tài liệu hướng dẫn…các báo cáo và số liệu của tỉnh Hưng Yên,
của huyện Phù Cừ về tình hình tích tụ ruộng đất quy mơ lớn để phát triển sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
2. Phương pháp điều tra xã hội học (điều tra nhanh nông thôn PRA): Được sử
dụng để thu thập các thông tin, số liệu có liên quan bằng phiếu điều tra của
50 hộ gia đình, cá nhân tham gia các mơ hình sản xuất nông nghiệp tập
trung, quy mô lớn và 05 tổ chức (chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, Hợp tác

3


xã, câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp…), 15 cán bộ quản lý đất đai
các cấp.
3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Dùng để tổng hợp, phân tích, so
sánh số liệu sau khi đã thu thập được tồn bộ tài liệu, số liệu, thơng tin cần
thiết và phiếu điều tra từ các phương pháp được tiến hành trước đó.
4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất: sử dụng để đánh giá hiệu quả
sử dụng đất (kinh tế, xã hội, môi trường) của một số mơ hình sử dụng đất
nơng nghiệp tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn
nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được cấu trúc
thành 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Thực trạng tích tụ, tập trung ruộng đất quy mô lớn để phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao tại huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tích tụ, tập trung
ruộng đất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn nghiên cứu.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của việc tích tụ, tập trung ruộng đất trong sản xuất
nông nghiệp
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
a) Khái niệm về đất đai
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một
nhân tố sinh thái [50]. Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh
học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện
trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: Khí hậu; dáng đất, địa hình; Thổ
nhưỡng; Thủy văn; Thảm thực vật tự nhiên; Cỏ dại trên đồng ruộng; Động vật tự
nhiên; Những biến đổi của đất do hoạt động của con người.
- Đất đai (land): là diện tích đất cụ thể của bề mặt Trái Đất: khí hậu, địa hình,
nước, thổ nhưỡng, trầm tích, sinh vật, hoạt động của con người.
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (landscape ecology) đất đai được coi
là vật mang của hệ sinh thái, đất đai được định nghĩa đầy đủ như sau: “Một vạt đất
xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính
tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của sinh
quyển bên trên, bên dưới nó như là: khơng khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thủy
văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con
người, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử
dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai” [48]
b) Khái niệm đất nông nghiệp
Theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai

của Việt Nam được phân loại thành 3 nhóm đất: đất nơng nghiệp, đất phi nơng
nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó đất nơng nghiệp là đất được sử dụng vào mục
đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy
sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm: Đất
trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây
lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng
5


thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Đối với đất nông nghiệp khác bao
gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích
trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng
trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
đất trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí
nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh [30].
Vai trò của đất đai nói chung đất nơng nghiệp nói riêng là vơ cùng to lớn. Nó
khơng những đóng vai trị là điểm tựa trong ngành sản xuất, là cơ sở cung cấp ni
dưỡng cây trồng trong sản xuất nơng nghiệp mà cịn là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trường sống [46], là nơi tạo ra giá trị sản xuất và thu
nhập của các hộ dân. Nếu con người biết cách sử dụng các công thức luân canh cây
trồng phù hợp với từng loại đất sẽ đảm bảo được năng suất cho cây cũng như đảm
bảo được tính bền vững trong q trình sử dụng đất nông nghiệp.
c) Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn để
sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tùy vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức
của lồi người về mơi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng đất nông
nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái.
Nguyên tắc sử dụng đất: Tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 quy định có 3
nguyên tắc phải đảm bảo khi sử dụng đất: (1) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
và đúng mục đích sử dụng đất; (2) Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ mơi trường và

khơng làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; (3)
Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng
đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan [30].
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi đó nhu cầu của con người lấy
từ đất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trưng
dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nơng nghiệp ở nước ta phải đáp
ứng được mục tiêu là nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương
thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu.
Sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát
6


triển KT-XH, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm
ảnh hướng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo
cho khai thác sử dụng bền vững nguồn tài ngun đất .Do đó, đất nơng nghiệp cần
được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”, phải có các quan điểm đúng đắn
theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện
việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao [35].
Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là cần thiết vì:
- Nó sẽ làm tăng nhanh khối lượng nơng sản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng
cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất.
- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ đó
nâng cao đời sống của nơng dân.
- Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn
với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát
triển nền nơng nghiệp bền vững [14].
d) Tích tụ đất đai
- Tích tụ đất đai (land accumulation) là một hành vi trong đó chủ thể sở hữu và
sử dụng ruộng đất dùng các biện pháp khác nhau như mua, chuyển nhượng và các
biện pháp khác nhằm tăng được quy mơ ruộng đất mà mình sở hữu và sử dụng [13].

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau liên quan đến tích tụ
đất đai nhưng tất cả đều có những điểm chung là: 1- Tích tụ đất nông nghiệp làm
tăng quy mô ruộng đất của một chủ sở hữu; 2- Tích tụ đất nơng nghiệp sẽ khắc phục
được tình trạng manh mún đất đai khi tăng quy mơ diện tích canh tác của hộ gia
đình; 3- Hoạt động tích tụ khơng thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao
gồm thị trường chuyển nhượng QSDĐ và thị trường thuê đất; 4- Tích tụ và tập
trung đất đai đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ đất đai gắn trực
tiếp đến sự phân tầng về diện tích đất và mức sống ở khu vực nơng thơn [32].
Tích tụ đất đai có thể coi là một dạng tích tụ tư bản dưới hình thức hiện vật
trong nơng nghiệp. Tuy nhiên, đặc trưng của tích tụ đất đai trong nơng nghiệp khác
với tích tụ tư bản trong công nghiệp. Do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không
7


thể thay thế được và có giới hạn, và do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều
yếu tố sinh thái, tự nhiên, thời tiết, khí hậu... nên lợi thế kinh tế theo quy mơ có
phần hạn chế. Trong khi tích tụ tư bản trong cơng nghiệp gần như là khơng giới
hạn, hình thành nên những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, tận dụng được lợi thế
kinh tế theo quy mơ. Từ đó có thể thấy, cần tính tốn quy mơ tích tụ đất đai phù hợp
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trên thực tế, các mô hình nơng nghiệp cơng
nghệ cao khơng địi hỏi quy mơ ruộng đất quá lớn. Một điểm nữa cũng cần quan
tâm, đó là tích tụ ruộng đất đồng nghĩa với việc một bộ phận nông dân sẽ mất
QSDĐ, đồng nghĩa với việc họ có nguy cơ bị bần cùng hóa rất cao [32].
Hình thức tích tụ đất đai liên quan đến các mơ hình giúp tăng diện tích ruộng
đất của các hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng QSDĐ nông
nghiệp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế hoặc qua các mơ hình góp vốn bằng quyền sử
dụng đất có chuyển QSDĐ giữa nơng dân với doanh nghiệp [32].
e) Tập trung đất đai
Tập trung đất đai (land concentration) được hiểu là q trình làm tăng quy
mơ đất đai cho sản xuất kinh doanh hay mục đích nào đó nhưng khơng thay đổi

quyền sở hữu hay quyền sử dụng của các chủ thể sở hữu và sử dụng ruộng đất [13].
- Tập trung ruộng đất có thể được hiểu là “gom” nhiều mảnh đất hiện có
thành mảnh đất, khu đất, cánh đồng có quy mơ lớn, liền vùng, liền thửa, phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ, bằng con đường thuê mướn hoặc
liên kết sản xuất, kinh doanh, góp vốn QSDĐ vào doanh nghiệp...
- Theo một cách hiểu khác, tập trung ruộng đất là một sự điều chỉnh và sắp
xếp lại các thửa ruộng, thường được áp dụng để hình thành những vùng đất rộng lớn
và hợp lý hơn. Tập trung ruộng đất bên cạnh tạo thuận lợi cho thay đổi phương thức
sản xuất nông nghiệp cịn có thể được sử dụng để cải thiện kết cấu hạ tầng nơng
thơn và thực hiện các chính sách bảo đảm tính bền vững của mơi trường và nơng
nghiệp [32].
Từ các cách hiểu trên, có thể đưa ra nhận xét: 1- Tập trung ruộng đất là sự
mở rộng quy mơ diện tích ruộng đất do hợp nhất nhiều thửa đất lại, chủ sở hữu

8


khơng thay đổi; 2- Tập trung ruộng đất cần có sự hỗ trợ của tín dụng; 3- Tập trung
ruộng đất không chỉ đơn giản là phân bổ lại các lô đất để loại bỏ những ảnh hưởng
của sự phân mảnh mà còn gắn liền với cải cách kinh tế và xã hội rộng lớn hơn [32].
Điểm giống nhau của hai khái niểm trên là đều là quá trình tăng quy mơ diện
tích đất đai phục vụ mục đich kinh tế nhất đinh. Tuy nhiên chúng có điểm khác
nhau cơ bản, tích tụ và tập trung đất đai được thể hiện qua hai tiêu chí: (i) về việc
chuyển giao quyền sử dụng đất và (ii) về tính ổn định của chủ thể có quyền sử dụng
đất. Về việc chuyển giao quyền sử dụng đất, tích tụ đất đai là q trình nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất để sở hữu đất đai ở quy mơ lớn hơn, cịn tập trung đất
đai là liên kết nhiều mảnh đất của nhiều chủ sở hữu khác nhau lại thành mảnh đất
lớn hơn. Do đó, tích tụ đất đai làm thay đổi chủ thể có quyền sử dụng đất từ nhiều
người thành một người duy nhất, cịn tập trung đất đai thì quyền sử dụng đất của các
chủ hộ vẫn khơng thay đổi. Về tính ổn định của chủ thể có quyền sử dụng đất, tích

tụ đất đai giúp người tích tụ có quyền sử dụng đất lâu dài nên sẽ yên tâm hơn khi
tập trung đầu tư và phát triển nơng nghiệp vì có đủ quyền năng của chủ sở hữu,
nhưng sẽ làm phát sinh bài toán về xã hội và dân cư khi một bộ phận nông dân sẽ
mất quyền sử dụng đất do ơng cha để lại. Đó cũng là một trong những nguyên nhân
khiến nhà nước phải ban hành các chính sách và pháp luật về hạn điền để hạn chế
tình trạng nêu trên. Việc phân biệt rõ tích tụ và tập trung đất đai giúp nhà nước có
những chính sách phù hợp hơn để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Như vậy, tích tụ
và tập trung ruộng đất khác nhau từ cách thức tiến hành, quyền tài sản (ở đây là
QSDĐ) và một số tác động xã hội như cách thức duy trì thu nhập, việc làm của
người nơng dân sau tích tụ và tập trung ruộng đất cũng khác. Tuy nhiên, về mặt
kinh tế, mục tiêu cuối cùng vẫn là tạo ra một diện tích đất đai quy mơ lớn để có thể
ứng dụng cơng nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp để đạt được hiệu quả cao
hơn [32].
f) Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao
Theo Luật Công nghệ Cao (2008): “Cơng nghệ cao là cơng nghệ có hàm
lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, được tích hợp từ thành
tựu khoa học và cơng nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt

9


trội, giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trị quan trọng đối với việc
hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ
hiện có” [24].
Theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào
sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nơng nghiệp (cơ giới hóa các khâu của q
trình sản xuất), tự động hóa, cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ vật liệu mới, công
nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật ni có năng suất và chất lượng
cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên

cơ sở canh tác hữu cơ”[24].
Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Là vùng sản xuất nông nghiệp
tập trung, ứng dụng thành tựu của nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông
nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nơng sản hàng hóa và hàng
hóa xuất khẩu chiến lược dựa trên các kết quả chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống
vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi
đạt hiệu quả cao; sử dụng các loại vật tư, máy móc, thiết bị hiện đại trong nơng
nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ CNC trong sản xuất
nông nghiệp [24].
Trong nông nghiệp, khái niệm "công nghệ cao" hình thành, sử dụng rộng rãi
là sự kết hợp và ứng dụng các công nghệ trên để nâng cao hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng hàng hóa, thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, đặc biệt là đảm bảo sự phát triển nông
nghiệp bền vững [24].
1.1.2. Quyền sử dụng đất nông nghiệp và vấn đề tích tụ, tập trung đất đai
quy mơ lớn
Ðể tích tụ ruộng đất phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại, quy mơ lớn,
cần tiếp tục đổi mới, hồn thiện chính sách, pháp luật về đất đai. Trong đó, tập trung
nâng cao hiệu quả quản lý, có quy định phù hợp về hạn mức nhận chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, nhằm vừa nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp, vừa bảo đảm quyền lợi của nông dân…
10


Quyền lợi của nông dân được đặt lên hàng đầu. Khi thực hiện tích tụ ruộng
đất, vấn đề quan trọng nhất là cần bảo đảm quyền lợi cho người nông dân. Thực tế
nước ta hiện nay có một tỷ lệ khá lớn người lao động và dân cư sống phụ thuộc vào
nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ mạnh để thu hút lao động ra
khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, việc chuyển nhượng, thu hồi ruộng đất của
nông dân để giao cho các doanh nghiệp phát triển nơng nghiệp hàng hóa lớn, cơng

nghệ cao cần được xem xét trong mọi điều kiện cụ thể, nhằm bảo đảm ổn định, thỏa
đáng lợi ích của nơng dân. Tích tụ ruộng đất dưới bất kỳ hình thức nào cũng nhằm
tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, qua đó tăng thu nhập cho
người sản xuất nơng nghiệp, góp phần tích lũy xã hội [35].
Tuy nhiên, đi cùng với đó, nếu chính sách khơng tốt sẽ tạo ra sự mất cân
bằng thu nhập xã hội, tạo ra sự phân hóa giàu, nghèo. Những người nơng dân đi làm
thuê có thể bị bần cùng hóa do mất tư liệu sản xuất, tạo ra gánh nặng cho xã hội. Do
đó, việc xây dựng khung pháp lý cần phù hợp, minh bạch cho các hình thức tích tụ
ruộng đất, cần loại bỏ tình trạng tích tụ và sử dụng ruộng đất theo hình thức đầu cơ,
"phát canh thu tô". Hiện nay, người nông dân cũng đã ý thức được việc sản xuất
nơng nghiệp dựa trên diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ sẽ không hiệu quả, dẫn tới lợi
nhuận thu lại không cao. Bản thân người nông dân rất mong muốn được phối hợp,
hợp tác cùng các doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi giá trị và tăng cường đầu ra
cho sản phẩm. Nhưng họ cũng luôn mong muốn quyền lợi của mình được bảo đảm
thơng qua sự bảo vệ bằng cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước [35].
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
Hiện nay, tích tụ đất nông nghiệp tồn tại một số yếu tố hạn chế trong quá trình
thực hiện của các hộ dân tại địa phương, bao gồm các yếu tố sau:
a) Chính sách, pháp luật đất đai
Chính sách đất đai: trong q trình đổi mới chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính
sách đất đai đã từng bước đươ ̣c đ ổi mới với chủ trương giao đất sản xuất ổn định
lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân và cấp giấy chứng nhận. Trên cơ sở củng cố chế độ
sở hữu toàn dân về đấ t đai do Nhà nư ớc là đại diện chủ sở hữu, từng bước mở rộng
11


QSDĐ cho người sử dụng đất; xác định QSDĐ là hàng hóa được lưu thơng trên thị
trường bất động sản; khuyến khích tích tụ ruộng đất (dồn điền, đổi thửa, phát triển
kinh tế trang trại, xây dựng cánh đồng lớn), xây dựng nông thôn mới đã được triển

khai thực hiện với các bước đi thận trọng, thích hợp và đã phát huy tác dụng [7]
Pháp luật đất đai: Thể chế hóa chính sách đất đai của Đảng, hệ thống pháp
luật đất đai từng bước được hoàn thiện. Trên cơ sở khẳng định chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai, từng bước mở rộng các quyền của người sử dụng đất, quy định các
QSDĐ được tham gia thị trường bất động sản. Mở rộng thời hạn sử dụng đất từ 20
năm đối với đất trồng cây hằng năm, 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm (Luật
Đất đai năm 2003) lên 50 năm đối với các loại đất trồng cây hằng năm và đất trồng
cây lâu năm (Luật Đất đai năm 2013). Mở rộng hạn mức nhận chuyển QSDĐ từ gấp
2 lần (Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11, ngày 21/6/2007), lên 10 lần
(Luật Đất đai năm 2013) [7]
b) Chính sách phát triển thị trường QSDĐ
Thị trường QSDĐ trong nông nghiệp, nông thôn là một thị trường tiềm năng,
tuy nhiên, thị trường này chưa phát triển: thị trường QSDĐ sơ cấp (Nhà nước giao
đất cho hộ gia đình, cá nhân) đã hoạt động hiệu quả, nhưng thị trường QSDĐ thứ
cấp (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh
và góp vốn bằng QSDĐ) cịn “đóng băng”. Trong các quyền được pháp luật cho
phép, người sử dụng đất mới thực hiê ̣n m ột số quyền, như chuyển đổi, thừa kế, thế
chấp; các quyền khác, như quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, cho thuê lại và
góp vốn bằng QSDĐ cịn ít được sử dụng. Điều này, một mặt, là do các quy định về
quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, cho thuê lại còn chặt chẽ; các quy định và
hướng dẫn về góp vốn bằng QSDĐ chưa đủ rõ ràng để người dân an tâm góp vốn
bằng QSDĐ với DN thuô ̣c các thành ph ần kinh tế; mă ̣t khác, tâm lý của người nông
dân muốn giữ ruộng đất sản xuất, không muốn chuyển nhượng mặc dù khơng có
nhu cầu sử dụng đất (thanh niên thì đi xuất khẩu lao động hoặc tìm cơng việc trong
các khu kinh tế, khu cơng nghiệp; người lớn tuổi thì ra thành phố làm các công việc
dịch vụ lao đô ̣ng) [7].

12



c) Chính sách khác
Muốn tích tụ ruộng đất cần tăng quy mơ diện tích đất canh tác/hộ. Trong điều
kiện quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã khai thác đến trần (khoảng 10 triệu héc-ta) có
thể làm là giảm số hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Năm 2015, nước ta có khoảng
9,3 triệu hộ nơng thơn, với 8,5 triệu hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, quy mô sản
xuất 1,21ha đất sản xuất nơng nghiệp/hộ. Muốn tăng quy mơ tích tụ ruộng đất cần
tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp, nông
thôn. Hộ gia đình muốn tích tụ ruộng đất cần phải có vốn, nếu giá chuyển nhượng
QSDĐ từ 100.000 VNĐ - 200.000 VNĐ/1m2 thì để có thêm 1ha, phải có 1 tỷ - 2 tỷ
VNĐ. Điều này vượt quá khả năng của nơng dân. Vì vậy, muốn thúc đẩy tích tụ
ruộng đất, Nhà nước cần có quỹ phát triển đất và hỗ trợ nông dân vay vốn với cơ
chế phù hợp [7].
1.1.4. Vai trị, mục đích của việc tích tụ tập trung ruộng đất quy mô lớn,
ứng dụng cao nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp ở nước ta
Tích tụ, tập trung đất đai để khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ,
manh mún, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ lớn. Qua đó,
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đầu tư sản xuất nơng
nghiệp hàng hóa, cơng nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao
năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, nâng cao thu
nhập cho người sản xuất. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu và phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại bền vững, góp
phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương và của cả tỉnh phát triển. Đây là
mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 13 – NQ/TU ngày 11– 1–2019 (gọi tắt là NQ13)
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông
nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ở nước ta, những năm qua, các địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu
quả tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, khuyến khích tích tụ, tập
trung đất đai để phát triển nơng nghiệp, sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, tạo điều kiện
để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.... Nhiều nơi sản xuất còn phân
tán, manh mún, nhỏ lẻ; chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, chủ yếu

13


vẫn là sản xuất nông hộ, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh hạn
chế. Một số diện tích đất đã được tích tụ, tập trung nhưng chưa gắn với đổi mới
phương thức sản xuất, chưa có phương án sản xuất cụ thể nên chưa phát huy được
hiệu quả... Chính vì vậy, tích tụ, tập trung đất đai là nhiệm vụ, giải pháp đột phá
quan trọng hàng đầu để chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ lên sản xuất tập trung quy mô
lớn, công nghệ cao và thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thơn
mới [35].
1.2. Chính sách pháp luật của nƣớc ta về tích tụ, tập trung ruộng đất
nơng nghiệp
1.2.1. Chính sách pháp luật liên quan đến tích tụ đất nơng nghiệp trước
năm 1986
Giai đoạn này bao gồm toàn bộ thời kỳ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hồ (1945-1975). Trong đó: từ năm 1945-1954, nước ta thực hiện Cách mạng dân
tộc dân chủ; từ năm 1954-1975 nước ta thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam. Đặc trưng cơ bản của
chính sách ruộng đất trong thời kỳ này là: khai hoang, vỡ hố, tận dụng diện tích đất
đai để sản xuất nông nghiệp; tịch thu ruộng đất của thực dân, việt gian, địa chủ,
phong kiến chia cho dân nghèo; chia ruộng đất vắng chủ cho nông dân [14].
Đồng thời, giai đoạn này còn gồm cả thời kỳ đầu của Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam từ khi thống nhất đất nước cho đến khi bắt đầu đổi mới
(1976- 1987), cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội theo nền kinh tế kế hoạch.
Vì vậy, mỗi thời kỳ đều có chính sách quản lý đất đai khác nhau, phù hợp với
tình hình lịch sử của đất nước [14].
Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời, để giảm bớt khó khăn cho
nơng dân, Nhà nước và các Bộđã ban hành một loạt các văn bản quy định giảm thuế
đất, quy định về sử dụng đất, điển hình là các văn bản sau:
- Ngày 26 tháng 10 năm 1945, Bộ Tài chính ban hành Nghị định "Miễn giảm

thuế điền", theo đó giảm 20% thuế ruộng đất và miễn thuế hoàn toàn cho những

14


vùng bị lụt Cũng ngày 26 tháng 10 năm 1945, Bộ Quốc dân kinh tế ban hành Thông
tư về "Khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp" .
-Ngày 15 tháng 11 năm 1945, Bộ Quốc dân kinh tế ban hành Nghị định về
"Kê khai và cho mượn đất giồng màu .
- Ngày 21 tháng 11 năm 1945, Bộ Quốc dân kinh tế ban hành Thông tư số
577- BKT về "Phương pháp cấp tốc khuếch trương mọi việc giồng màu" [14].
-Ngày 30 tháng 01 năm 1946 , Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số
15 "Bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê" .
Trong Cách mạng Tháng Tám, nước ta chủ trương tạm gác khẩu hiệu về
ruộng đất Vì vậy quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ vẫn chưa bị đụng chạm đến.
Tháng 1 năm 1948, Hội nghị Trung ương Đảng đã xây dựng một cách hệ thống
chính sách ruộng đất của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong thời kỳ kháng
chiến là: triệt để thực hiện việc giảm 25% địa tô, bài trừ những thứ địa tô phụ thuộc
(như tiền trình gặt, tiền đầu trâu...); bỏ chế độ quá điền; đưa ruộng đất và tài sản của
bọn phản quốc tạm cấp cho dân nghèo; chia lại công điền cho hợp lý; đem ruộng
đất, đồn điền của địch cấp cho dân công nghèo, chấn chỉnh các đồn điền do Chính
phủ quản lý... [22].
- Ngày 14 tháng 7 năm 1949, lần đầu tiên pháp luật nước ta đánh vào quyền
sờ hữu ruộng đất của địa chủ bằng Sắc lệnh số 78/SL của Hồ Chủ tịch ấn định việc
giảm địa tơ, theo đó quy định giảm 25% địa tơ .
- Ngày 21 tháng 8 năm 1949, liên bộ Nội vụ - Tư pháp - Canh nơng - Tài
chính ban hành Thông tư liên tịch số 33- Nvll "Quy định việc sử dụng ruộng đất
của người Pháp
- Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Hồ Chủ tịch ban hành Sắc lệnh số 88/SL quy
định thể lệ lĩnh canh ruộng đất; theo đó, đảm bảo quyền được lĩnh canh của tá điền

với thời hạn ít nhất là 3 năm, cấm địa chủ vơ cớ đòi lại ruộng đất trong thời hạn lĩnh
canh .
- Cũng ngày 22 tháng 5 năm 1950, Hồ Chủ tịch còn ban hành Sắc lệnh số
90/SL quy định việc sử dụng các ruộng đất bỏ hoang. Cho đến cuối năm 1951,
15


chính quyền đã tịch thu 258.863 ha đất, tạm cấp cho 500.000 nhân khẩu nơng dân;
đồng thời, chính quyền cịn vận động một số địa chủ giàu hiến ruộng đất để chia cho
nông dân với gần 1 triệu ha [22].
- Ngày 5 tháng 3 năm 1952, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 87/SL ban hành Điều
lệ tạm thời sử dụng công điền công thổ. Theo Điều lệ này, công điền công thổ được
chia cho dân theo 3 nguyên tắc chung: lợi cho tăng gia sản xuất, củng cốđồn kết
nơng thôn, dân chủ và công bằng.
- Ngày 9 tháng 10 năm 1952, Bộ Canh nông ban hành Thông tư số 22CNRĐ về việc "Tạm cấp ruộng đất của người Pháp và Việt gian".
Thực hiện mục tiêu đánh đổ giai cấp địa chủ, phong kiến, thủ tiêu chế độ tư
hữu về ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân, ngày 4 tháng 12 năm 1953, Quốc
hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ thơng qua Luật Cải cách ruộng đất. Ngày
19/12/1953, Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 179/SL ban hành Luật Cải
cách ruộng đất.
Như vậy, giai đoạn 1945 đến 1987, tuy chưa có Luật đất đai nhưng đã có
nhiều văn bản pháp quy để điều chỉnh các quan hệ về ruộng đất với nội dung cơ bản
là ngày càng tăng cường công tác quản lý đất đai. Đồng thời cũng đã sơ khai quy
định các nội dung quản lý nhà nước về đất đai [22].
1.2.2. Chính sách pháp luật liên quan đến tích tụ đất nơng nghiệp từ năm
1986 đến nay
a) Đổi mới chính sách quản lý
Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị Khóa VI (năm 1988) xác định chủ trương:
“Củng cố và tăng cường các HTX quy mơ tồn xã, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Điều chỉnh quy mô quá lớn của một số HTX ở các tỉnh đồng bằng và trung du phía

Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên mà sản xuất trì trệ, quản lý kém và xã viên
yêu cầu thành các HTX có quy mơ thích hợp” [4]. Thực hiện Nghị quyết 10, trong
nơng thơn sản xuất và xã hội đã có sự thay đổi nhiều cụ thể: sản xuất lương thực
tăng (1989 đạt 20,5 triệu tấn lương thực), Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu

16


×