Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho định hướng bảo tồn và phát triển bền vững thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên bà nà –núi chúa, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------o0o-----------------------

NGÔ THỊ PHƯƠNG OANH

“NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THẢM THỰC VẬT KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN BÀ NÀ – NÚI CHÚA, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”

Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số

: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------o0o-----------------------

NGÔ THỊ PHƯƠNG OANH

“NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THẢM THỰC VẬT KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN BÀ NÀ - NÚI CHÚA, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin đƣợc bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Văn
Thụy - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đã hƣớng dẫn khoa học và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô công tác tại Bộ Môn Sinh thái Môi trƣờng,
khoa Môi trƣờng đã chỉ bảo động viên em, giúp em có thêm kiến thức và kỹ năng
nghiên cứu.
Em cũng xin cảm ơn Ban quản lý và cán bộ công nhân viên khu Bảo tồn thiên
nhiên Bà Nà – Núi Chúa, thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ trong việc điều tra nghiên
cứu thực tế để hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời đã ln ở
bên cạnh ủng hộ, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc để em có thể hồn
thành luận văn này
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2015
Học viên

Ngô Thị Phƣơng Oanh

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iv

DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................3
1.1. Khái quát nghiên cứu và thành lập bản đồ thảm thực vật ................................3
1.1.1. Nghiên cứu thảm thực vật .........................................................................3
1.1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và ở Việt Nam ........................3
1.2. Khái quát nghiên cứu về quản lý bảo tồn thảm thực vật ................................12
1.2.1. Các hướng nghiên cứu về bảo tồn sinh học trên thế giới .......................13
1.2.2. Thực trạng bảo tồn và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam15
1.3. Sơ lƣợc những nghiên cứu và quản lý bảo tồn thảm thực vật ở khu bảo tồn
thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa ..............................................................................16
1.3.1. Nghiên cứu về thảm thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi
Chúa ..................................................................................................................16
1.3.2. Thực trạng về quản lý và bảo tồn thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên
Bà Nà – Núi Chúa .............................................................................................17
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................20
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................20
2.2. Tƣ liệu ............................................................................................................20
2.2.1. Bản đồ địa hình: ......................................................................................20
2.2.2. Tư liệu viễn thám: ...................................................................................20
2.2.3. Tư liệu khảo sát thực địa và nội nghiệp : ...............................................20
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................21
2.3.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu có chọn lọc: .............................21
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và phân tích thảm thực vật: ...21
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................23
3.1. Khái quát các điều kiện tự nhiên và nhân tác - Những nhân tố sinh thái phát
sinh thảm thực vật .................................................................................................23
3.1.1. Vị trí địa lý: .............................................................................................23
3.1.2. Địa chất địa hình: ...................................................................................23

3.1.3. Khí hậu thủy văn: ....................................................................................24

ii


3.1.5. Thực vật: .................................................................................................25
3.1.6. Nhân tác: .................................................................................................26
3.2. Xây dựng và phân tích dữ liệu GIS nhằm đánh giá cấu trúc và đặc điểm của
thảm thực vật. ........................................................................................................26
3.2.1. Lớp thông tin địa hình: ...........................................................................26
3.2.2. Lớp thơng tin thủy văn ............................................................................28
3.2.3. Lớp thông tin giao thông, dân cư ............................................................29
3.2.4. Lớp thông tin thảm thực vật: ...................................................................30
3.2.5. Các lớp thơng tin thuộc tính: ..................................................................31
3.2.6. Lớp thông tin các điểm kiểm tra GPS: ....................................................32
3.3. Những đặc trƣng cơ bản của thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà –
Núi Chúa ...............................................................................................................33
3.4. Giá trị đa dạng sinh học và chức năng môi trƣờng của thảm thực vật...........40
3.4.1. Các loài thuộc sách đỏ và lồi q hiếm .................................................40
3.4.2. Một số chức năng mơi trường của thảm thực vật: ..................................42
3.5. Định hƣớng phát triển bền vững thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Bà
Nà – Núi Chúa. ......................................................................................................43
3.5.1. Phân tích tác động của các hoạt động kinh tế xã hội tới thảm thực vật và
đa dạng sinh học: ..............................................................................................44
3.5.2. Xây dựng bản đồ định hướng bảo tồn và phát triển bền vững thảm thực
vật khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa: ...............................................46
3.6. Đề xuất các giải pháp cho bảo tồn và phát triển bền vững thảm thực vật .....57
3.6.1. Các giải pháp về mặt quản lý: ................................................................57
3.6.2. Các giải pháp về mặt giáo dục: ..............................................................58
3.6.3. Các giải pháp về mặt khoa học:..............................................................59

3.6.4. Các giải pháp kinh tế: .............................................................................59
KẾT LUẬN ...............................................................................................................61
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................64

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BTTN

:

Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

KBT

:

Khu bảo tồn

HST


:

Hệ sinh thái

PTBV

:

Phát triển bền vững

TNTN

:

Tài nguyên thiên nhiên

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

VQG

:

Vƣờn quốc gia

UNESCO


:

Tổ chức Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc

NGO

:

Tổ chức phi chính phủ

WWF

:

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên

TNC

:

Tổ chức bảo tồn tự nhiên

CI

:

Tổ chức bảo tồn quốc tế

WCS


:

Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã

Tiếng Anh

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khả năng liên kết thơng tin trong GIS…………………………………

9

Hình 2: Các tuyến khảo sát …………………………………………………

21

Hình 3. Lớp thơng tin địa hình…………………………………………………

27

Hình 4. Lớp thơng tin thủy văn………………………………………………… 28
Hình 5. Lớp thơng tin giao thơng, dân cƣ………………………………………

29

Hình 6. Bản đồ lớp thơng tin thảm thực vật…….……………………………… 30
Hình 7: Các lớp thơng tin thuộc tính…………………………………………… 31
Hình 8: Lớp thơng tin các điểm kiểm tra GPS……………..…………………... 32

Hình 9: Rừng rậm thƣờng xanh nhiệt đới ƣa mƣa trên đất thấp (dƣới 800m)…. 37
Hình 10: Rừng rậm thƣờng xanh nhiệt đới gió mùa trên núi thấp (800m –
1487m)………………………………………………………………………….

38

Hình 11: Hình ảnh một phần quần xã trảng cỏ nhiệt đới thứ sinh……………...

39

Hình 12: Rừng nguyên sinh trên đỉnh Bà Nà – nơi chứa đựng nhiều lồi cây
gỗ q hiếm…………………………………………………………………….. 42
Hình 13: Bản đồ định hƣớng bảo tồn và sử dụng hợp lý thảm thực vật Khu bảo
tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa……………………………..……………….

50

Hình14: Các lồi cây họ Dầu trong rừng ít bị tác động trên vùng thấp………...

52

Hình 15: Các cây Ƣơi vùng thấp……………………………………………….. 52
Hình 16: Rừng ít bị tác động trên núi thấp……………………………..………

53

Hình 17: Diện tích rừng bị đốt làm nƣơng rẫy.………………..………..……… 54

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Mối quan hệ giữa mục tiêu quản lý và các phân hạng khu bảo tồn
tự nhiên………………………………………………………………………….

15

Bảng 2. Danh mục các loài thực vật quý hiếm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên
Bà Nà – Núi Chúa………………………………………………………………

41

Bảng 3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp của 2 xã Hịa Ninh, Hòa Phú huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng (2013)…………………………………………

vi

45


MỞ ĐẦU
Thảm thực vật đƣợc coi là một thực thể khách quan của cảnh quan sinh thái
trong lớp vỏ địa lý có vai trị quan trọng. Nó khơng chỉ là một điều kiện tự nhiên
của mơi trƣờng mà cịn là một thực thể chứa đựng giá trị tài nguyên, giá trị đa dạng
sinh học to lớn. Cho tới nay, những nghiên cứu thảm thực vật không chỉ là những
khái niệm của khoa học cơ bản mà đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu ứng dụng
thực tiễn để định hƣớng sử dụng hợp lý, quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững. Vì
vậy những nghiên cứu thảm thực vật trong nƣớc và quốc tế đã và đang trở thành
một hƣớng cơ bản của đa dạng sinh học, qui hoạch tổng thể và phát triển hệ thống
các khu vực bảo tồn.

Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa nằm cách trung tâm Đà Nẵng
30km về phía tây, chiếm phần lớn diện tích lƣu vực thƣợng nguồn sơng Túy Loan
và một phần lƣu vực sông Lỗ Đông. Ngay từ đầu thế kỷ XX, các dẫn liệu khoa học
của Pháp đã khẳng định Bà Nà – Núi Chúa là một trong những trung tâm có giá trị
đa dạng sinh học cao. Điều kiện khí hậu nơi đây thuận lợi cho sự sinh trƣởng và
phát triển của các lồi sinh vật. Chính vì vậy Bà Nà – Núi Chúa là nơi tồn tại hệ
sinh thái rừng mƣa nhiệt đới phong phú, đặc sắc với nhiều nguồn gen động vật, thực
vật quý hiếm có giá trị cao về mặt khoa học và trong đời sống.
Cho tới nay, sau thời gian dài bị tác động, diện tích rừng bị thu hẹp, những
quần xã sinh vật rừng ngun sinh ít bị tác động chỉ cịn tồn tại trên những vùng núi
sâu hiểm trở khó khai thác. Điều đó ảnh hƣởng trực tiếp tới dự trữ nguồn gen tự
nhiên và là nguyên nhân của các hiện tƣợng tai biến thiên nhiên.
Để có cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quản lý, qui hoạch lãnh thổ phát
triển kinh tế xã hội trên cơ sở lồng ghép yếu tố bảo tồn duy trì ổn định hệ sinh thái,
đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho định hướng bảo tồn và phát triển bền vững
thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà –Núi Chúa, thành phố Đà Nẵng”
đƣợc lựa chọn và hoàn thành. Những nội dung của đề tài là những cơ sở khoa học
cần thiết và cấp bách phục vụ cho các mục tiêu trên.

1


Mục tiêu của đề tài:
1. Xây dựng cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng
hợp lý thảm thực vật. Các dẫn liệu này bao gồm:
+ Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sự hình
thành phát triển và tác động đến thảm thực vật.
+ Thống kê các quần xã thực vật thuộc thảm thực vật tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Bà Nà – Núi Chúa, từ đó đánh giá giá trị đa dạng sinh học thơng qua thực
trạng cấu trúc và phân bố các quần xã thực vật trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bà

Nà – Núi Chúa
+ Vận dụng phần mềm Arc GIS 9.0 và Mapinfo 11.0 để phân tích các lớp
thơng tin địa lý và bản đồ thảm thực vật hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà –
Núi Chúa trên quan điểm hệ sinh thái.
2. Đánh giá tổng hợp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý thảm thực vật phục
vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững.

2


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát nghiên cứu và thành lập bản đồ thảm thực vật
1.1.1. Nghiên cứu thảm thực vật
Thảm thực vật (vegetation) là khái niệm rất quen thuộc, có nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nƣớc đƣa ra các định nghĩa khác nhau. Theo J.Schmithusen (1959)
thì thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ phận cấu thành khác nhau của
nó. Thái Văn Trừng (1978) [16] cho rằng thảm thực vật là các quần hệ thực vật phủ
trên mặt đất nhƣ một tấm thảm xanh. Trần Đình Lý (1998) [10] cho rằng thảm thực
vật là toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật
trên toàn bộ bề mặt trái đất. Thảm thực vật là một khái niệm chung chƣa chỉ rõ đối
tƣợng cụ thể nào. Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định nghĩa kèm theo
nhƣ: thảm thực vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn…
Thảm thực vật rừng là một trong những nền tảng của môi trƣờng và tài
nguyên. Xét về mặt sinh thái và tài nguyên, rừng không chỉ là nơi để cung cấp một
lƣợng gỗ hay chất đốt nào đó, hoặc một loại cây thuốc có thể sử dụng đƣợc mà rừng
chính là một tổ hợp mà trong đó các hệ thực vật cùng tồn tại và cùng với các lồi
sinh vật khác để tạo ra và duy trì tính đa dạng về lồi, về tổ thành. Cùng với mơi
trƣờng xung quanh, rừng tạo thành các vùng cƣ trú sinh thái và cả một hệ sinh thái
để cho các cá thể, các loài sinh vật khác nhau sinh sống, mà kết quả là một sự đa
dạng về sinh học. Do vậy thảm thực vật rừng còn đƣợc coi là bộ mặt phản ánh tính

đa dạng sinh học cho một vùng, một địa phƣơng.
1.1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và ở Việt Nam
a. Nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới
H.G. Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện đã
phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới
và núi cao. J. Beard (1938) đƣa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ
và loạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng
xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thƣờng xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt quần hệ
ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm [11]. Maurand (1943) nghiên cứu

3


về thảm thực vật Đông Dƣơng đã chia thảm thực vật Đông Dƣơng thành 3 vùng:
Bắc Đông Dƣơng, Nam Đông Dƣơng và vùng trung gian. Đồng thời ông đã liệt kê 8
kiểu quần lạc trong các vùng đó.
Cho tới nay, có thể thống kê một số hệ thống phân loại thảm thực vật phổ biến
trên thế giới nhƣ sau: Các hệ thống phân loại thảm thực vật của Grisebach (1872),
Schimper (1898), Drude (1902), Diels và Mattich (1908), Cajander (1909),
Warming (1909), Brockman – Jerosch và Rubel (1912, 1933), Du Rietz (1921),
Graebner (1925), Clemént (1916, 1928), Braun – Blanquet (1928), Sukachev (1932,
ghi theo Ellenberg và Mueller – Dombois năm 1974), Tansley (1935), Champion
(1936), Dansereau (1957), Schmid (1963), Kuchler (1967), Fosberg (1961, 1967),
Ellenberg và Mueller – Dombois (1967), UNESCO (1973).
Trong mỗi một hệ thống phân loại đều có những ƣu điểm nổi bật và những hạn
chế nhất định.
b. Tình hình nghiên cứu trong nước
Những cơng trình nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam đến nay cịn ít.
Chevalier (1918) là ngƣời đầu tiên đã đƣa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng
Bắc bộ Việt Nam (đây đƣợc xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới

Châu Á đầu tiên trên thế giới).
Theo bảng phân loại này rừng ở Miền bắc Việt Nam đƣợc chia thành 10 kiểu
[20]. Năm 1953 ở Miền nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thảm thực vật rừng
Miền nam của Maurand khi ông tổng kết về các cơng trình nghiên cứu các quần thể
rừng thƣa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil. Bảng phân loại đầu tiên của
ngành Lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật rừng ở Việt Nam là bảng phân loại
của Cục điều tra và quy hoạch rừng (1960). Theo bảng phân loại này rừng trên toàn
lãnh thổ Việt Nam đƣợc chia làm 4 loại hình lớn:
Loại I: đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần phải
trồng rừng.
Loại II: gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc tỉa
thƣa.

4


Loại III: gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt
tuy cịn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhƣng cần phải xúc tiến tái sinh, tu bổ,
cải tạo.
Loại IV: gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chƣa bị phá
hoại, cần khai thác hợp lý.
Thomasius (1965) đƣa ra bảng phân loại các kiểu lập quần vùng Quảng Ninh
dựa trên các điều kiện địa hình, đất đai, đá mẹ, khí hậu và các loài cây ƣu thế. Phan
Nguyên Hồng (1970) [6], phân chia kiểu thảm thực vật ven bờ biển Miền bắc Việt
Nam thành rừng ngập mặn, rừng gỗ ven biển và thực vật bãi cát trống.
Trần Ngũ Phƣơng (1970) [13] đƣa ra bảng phân loại rừng ở Miền bắc Việt
Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao: đai rừng nhiệt đới mƣa mùa; đai rừng á nhiệt
đới mƣa mùa; đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa núi cao. Thái Văn Trừng (1978) [16]
đã đƣa ra 5 kiểu quần lạc lớn (quần lạc thân gỗ kín tán; quần lạc thân gỗ thƣa; quần
lạc thân cỏ kín rậm; quần lạc thân cỏ thƣa và những kiểu hoang mạc) và nguyên tắc

đặt tên cho các thảm thực vật. Năm 1975, trên cơ sở các điều kiện lập địa trên toàn
lãnh thổ Việt Nam, tại hội nghị thực vật học quốc tế lần thứ XII (Leningrat), ông
đƣa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam theo quan điểm sinh thái, đây
đƣợc xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam phù hợp nhất theo quan
điểm sinh thái cho đến nay [16].
Phan Kế Lộc (1985) [9] dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973, cũng đã
xây dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15
dƣới lớp, 32 nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau. Nguyễn Nghĩa Thìn (19941996) cũng đã áp dụng cách phân loại này trong những nghiên cứu của ông.
Nguyễn Hải Tuất (1991) [19] nghiên cứu một số đặc trƣng chủ yếu về sinh
thái của các quần thể thực vật tại vùng núi cao Ba Vì đã chia ra 3 kiểu rừng cơ bản:
kiểu rừng hỗn giao ẩm á nhiệt đới; kiểu rừng kín hỗn giao ẩm á nhiệt đới núi cao;
kiểu rừng kín hỗn giao cây hạt kín và hạt trần.
Vũ Tự Lập và cộng sự (1995) [8] cho rằng khí hậu ảnh hƣởng đến sự hình
thành và phân bố các kiểu thực bì thơng qua nhiệt độ và độ ẩm. Dựa vào mối quan

5


hệ giữa hình thái thực bì và khí hậu chia ra 15 kiểu thực bì khác nhau: kiểu rừng
rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá; kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thƣờng xanh; kiểu rừng
rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá; kiểu rừng khơnhiệt đới gió mùa khơ rụng lá;
kiểu rừng thƣa nhiệt đới khô lá kim; kiểu sa van nhiệt đới khô; kiểu truông nhiệt đới
khô; kiểu rừng nhiệt đới trên đất đávôi; kiểu rừng nhiệt đới trên đất mặn; kiểu rừng
nhiệt đới trên đất phèn; kiểu rừng rậm á nhiệt đới ẩm lá rộng thƣờng xanh; kiểu
rừng rậm á nhiệt đới ẩm hỗn giao; kiểu rừng thƣa á nhiệt đới hơi ẩm lá kín; kiểu
rừng rêu á nhiệt đới mƣa mùa; kiểu rừng lùn đỉnh cao.
Thái Văn Trừng (1998) [18] khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt
Nam đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm cấu trúc
ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thực vật dựa trên yếu tố hệ thực vật
làm tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5 kiểu thảm (5 nhóm

quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (14 quần hệ). Bảng phân loại này của ông từ bậc quần
hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973).
Nguyễn Thế Hƣng (2003)[7] cũng dựa trên nguyên tắc phân loại UNESCO
(1973) đã xây dựng đƣợc 8 trạng thái thảm thực vật khác nhau đặc trƣng cho loại
hình thảm cây bụi ở huyện Hồnh Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Lê Ngọc Công (2004) [1] cũng dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973)
đã phân chia thảm thực vật của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ: rừng rậm;
rừng thƣa; trảng cây bụi và trảng cỏ. Ở đây, những trạng thái thứ sinh (đƣợc hình
thành do tác động của con ngƣời nhƣ: khai thác gỗ, củi, chặt đốt rừng làm nƣơng
rẫy…) bao gồm: trảng cỏ; trảng cây bụi và rừng thƣa.
Ngô Tiến Dũng (2004) [2] dựa theo phƣơng pháp phân loại thảm thực vật của
UNESCO (1973) đã phân chia thảm thực vật Vƣờn quốc gia Yok Don thành: kiểu
rừng kín thƣờng xanh; kiểu rừng thƣa nửa rụng lá và kiểu rừng thƣa cây lá rộng
rụng lá gồm 6 quần xã khác nhau.
1.1.3. Nghiên cứu thảm thực vật thông qua ứng dụng viễn thám và GIS
Viễn thám tiếng anh gọi là Remote Sending đƣợc hiểu nhƣ một khoa học,
nghệ thuật thu nhận thông tin về đối tƣợng, khu vực hay hiện tƣợng trên bề mặt Trái

6


đất mà không tiếp xúc trực tiếp với chúng. Công việc này đƣợc thực hiện bởi cảm
nhận (sensing) và lƣu trữ các nặng lƣợng phản xạ hay đƣợc phát ra từ các đối tƣợng
nghiên cứu. Sau đó là thực hiện phân tích, xử lý và ứng dụng các thơng tin nay vào
nhiều lĩnh vực khác nhau. [4]
Thuật ngữ viễn thám (Remote sensing) - điều tra từ xa, xuất hiện từ năm 1960
do một nhà địa lý ngƣời Mỹ là E.Pruit đặt ra (Thomas, 1999).
Ngày nay kỹ thuật viễn thám đã đƣợc phát triển và ứng dụng rất nhanh và rất
hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.
Nhƣ vậy viễn thám thông qua kỹ thuật hiện đại không tiếp cận với đối tƣợng

mà xác định nó qua thơng tin ảnh chụp từ khoảng cách vài chục mét tới vài nghìn
km. Kỹ thuật viễn thám là một kỹ thuật đa ngành, nó liên kết nhiều lĩnh vực khoa
học và kỹ thuật khác nhau trong các công đoạn khác nhau nhƣ:
+ Thu nhận thông tin;
+ Tiền xử lý thơng tin;
+ Phân tích và giải đốn thông tin;
+ Đƣa ra các sản phẩm dƣới dạng bản đồ chuyên đề và tổng hợp.
Nhiều nhà Địa thực vật trên thế giới đã vận dụng phƣơng pháp này để nâng
cao hiệu quả nghiên cứu, cả về lý thuyết lẫn ứng dụng. Kuchler (1967), thành lập
bản đồ thảm thực vật, với quy trình sử dụng phƣơng pháp viễn thám của ông vận
dụng cho cả ảnh máy bay và ảnh vệ tinh đã trở thành phƣơng pháp phổ cập đối với
các nƣớc đang phát triển. Quy trình này bao gồm ba cơng đoạn sau:
a. Trước thực địa: Kiểm tra giải đốn sơ bộ các tƣ liệu ảnh viễn thám theo các đặc
điểm và độ phân giải của từng loại ảnh. Lập sơ đồ khảo sát vùng chìa khóa;
b. Thực địa: Sử dụng phƣơng pháp mặt đất, điều tra khảo sát vùng khóa, hiệu chỉnh
ranh giới đo vẽ, lập bảng khóa giải đốn;
c. Sau thực địa: Hiệu chỉnh chìa khóa giải đốn, giải đoán, đo vẽ, thành lập bản đồ
trên tƣ liệu ảnh viễn thám.

7


Phƣơng pháp của Kuchler rất phù hợp và không gây trở ngại nào cho việc giải
đoán bằng mắt trong các điều kiện kỹ thuật số hóa ảnh cịn hạn chế ở các nƣớc đang
phát triển, trong đó có Việt Nam.
Blasco, Laumonier và Purnajaya (1983) đã thành lập bản đồ thảm thực vật
nhiệt đới đảo Sumatra, cơ bản dựa trên phƣơng pháp phân tích bằng mắt ảnh vệ tinh
LANDSAT. Phƣơng pháp của Blasco và cộng sự sử dụng thực tế không sai khác
mấy so với phƣơng pháp của Kuchler, tuy về mặt chi tiết của từng cơng đoạn có
những điểm khác nhau.

Mueller – Dombois (1984) phân loại và thành lập bản đồ các quần xã thực vật,
nhấn mạnh ở vùng nhiệt đới châu Phi thông qua trắc đạc bằng viễn thám. Tƣ liệu
chính đƣợc sử dụng là ảnh vệ tinh LANDSAT.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều nƣớc đang phát triển thuộc vùng
nhiệt đới nhƣ Ấn Độ, Thái Lan, Malayxia, Indonexia đang tiếp cận và sử dụng
phƣơng pháp này ngày càng rộng rãi và hiệu quả trong lĩnh vực nghiên cứu thảm
thực vật và tài nguyên rừng.
Chaturvedi và Khanna (1982) đƣa ra phƣơng pháp sử dụng các yếu tố giải
đoán ảnh vệ tinh LANDSAT, INSAT để thành lập bản đồ tài nguyên rừng ở Ấn Độ.
Những kết quả này đƣợc ứng dụng khá rộng rãi đối với ngành lâm nghiệp Ấn Độ
trong lĩnh vực điều tra tài nguyên, quy hoạch rừng.
Roy (1979), Roy và Saxena (1986) sử dụng phƣơng pháp giải đoán bằng mắt
và xử lý số ảnh vệ tinh LANDSAT – TM và INDSAT để thành lập bản đồ thảm
thực vật Vƣờn Quốc gia KANHA – Ấn Độ tỷ lệ 1/100 000. Các bậc phân loại đo vẽ
trong bản đồ từ quần hợp đến kiểu thảm thực vật.
Bên cạnh sự phát triển của Viễn thám, từ những năm 1960 khi công nghệ
thông tin ra đời, phổ cập trên một số quốc gia nhƣ Mỹ, Ca Na Đa, Tây Âu thì khái
niệm GIS (Geographic Information System) - Hệ thống thơng tin địa lý cũng đƣợc
hình thành và phát triển nhanh chóng theo bƣớc nhảy vọt của cơng nghệ thơng tin.
Khái niệm “thông tin” đề cập đến phần dữ liệu đƣợc quản lý bởi GIS. Đó là các dữ
liệu về thuộc tính và khơng gian của đối tƣợng. GIS có tính “hệ thống” tức là hệ

8


thống GIS đƣợc xây dựng từ các mô đun. Việc tạo các mô đun giúp thuận lợi trong
việc quản lý và hợp nhất. GIS là một hệ thống có ứng dụng rất lớn. Từ năm 1980
đến nay đã có rất nhiều các định nghĩa đƣợc đƣa ra, tuy nhiên không có định nghĩa
nào khái qt đầy đủ về GIS vì phần lớn chúng đều đƣợc xây dựng trên khía cạnh
ứng dụng cụ thể trong từng lĩnh vực [3].

Theo ESRI (1997), GIS là một tập hợp có tổ
chức bao gồm phần cứng phần mềm máy tính, dữ liệu
địa lý và con ngƣời đƣợc thiết kế nhằm mục đích nắm
bắt, lƣu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và hiển thị
tất cả các dạng thơng tin nhằm giải quyết các bài tốn
ứng dụng liên quan đến vị trí địa lý . Cũng Theo ESRI
(1997) sự khác biệt GIS với cơ sở dữ liệu khác là:
+ Xác định nhanh chóng và chính xác vị trí của
đối tƣợng theo tọa độ của các hệ thống lƣới chiếu khác
nhau đƣợc kết nối trong GIS
+ Tìm ra nhanh chóng các loại hình địa lý cụ thể

Hình 1. Khả năng liên kết thông
tin trong GIS

nào tồn tại:
- Lƣu trữ dữ liệu, truy nhập và giải đáp
- Chuyển đổi phân tích và mơ hình hóa
- Truy xuất dữ liệu hiển thị.
+ GIS liên kết các thông tin trong hệ thống tọa độ quy chiếu khơng gian.
Hình 1: Khả năng liên kết thơng tin

+ Khả năng tích hợp kỹ thuật: Viễn thám, bản đồ, mơ hình, chồng
trong xếp
GIS các lớp.
+ Là công cụ mạnh để vƣợt qua những vấn đề về địa lý và môi trƣờng.
Tùy thuộc vào cấu trúc khác nhau của các hợp phần GIS, ngƣời ta có thể phân
loại các hệ GIS khác nhau. Theo cấu trúc phần cứng có các hệ GIS trên máy tính
lớn (Mainframe GIS) xuất hiện từ năm 1960 tới các hệ GIS trên máy tính cá nhân
(PC GIS) sự tiến bộ của công nghệ thông tin cho ra đời nhiều loại máy tính có cấu

hình mạnh, gọn nhẹ, các thế hệ máy tính xách tay Laptop, notebook…đã tạo điều

9


kiện cho GIS phát triển mạnh mẽ ở các quy mơ khác nhau từ Chính phủ, cơng sở tới
các cá nhân.
Các phần mềm hệ thống hay điều hành phổ biến trên thị trƣờng cũng có thể
tạo nên các GIS khác nhau: GIS cho DOS, GIS cho Macintosh, Windows, OS2, hay
UNIX. Mỗi loại GIS chạy trên các hệ điều hành khác nhau cho ra GIS có những ƣu
khuyết điểm khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Bên cạnh đó có những GIS khác nhau bởi các phần mềm chuyên nghiệp và
phần mềm cơng cộng. Những phần mềm chun nghiệp có thể kể đến là ARC GIS
9.x, Mapinfo 11.x …ra đời bởi các tổ chức khác nhau trong đó nổi tiếng nhất là
ESRI – USA.
Theo cấu trúc dữ liệu có hai loại GIS chính : GIS raster và GIS vector với
các khuôn dữ liệu khác nhau về bộ nhớ khả năng phân tích, chất lƣợng hiển thị, tạo
sản phẩm dƣới dạng bản mềm và bản cứng.
Theo mức độ can thiệp của con ngƣời sử dụng có thể phân biệt hai loại GIS:
GIS thơng thƣờng và GIS có cơ sở tri thức. GIS thơng thƣờng địi hỏi sự tƣơng tác
của ngƣời sử dụng theo các bƣớc xử lý tuần tự. Ngƣời sử dụng trở thành một thành
phần của GIS khi tiến hành các phép phân tích phức tạp, các thao tác khơng gian và
mơ hình hố. Cơng việc này u cầu phải có kĩ năng sử dụng thành thạo các phần
mềm GIS trên các cơng cụ của tổ hợp GIS và có kiến thức về các dữ liệu đang đƣợc
sử dụng. Còn GIS tri thức là những nghiên cứu chuyên sâu để cải tiến các chức
năng của GIS để giảm bớt sự tƣơng tác của ngƣời sử dụng (Usery, 1988).
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1953 – 1954, ngƣời Pháp đã sử dụng ảnh
máy bay vào nhiều mục đích khác nhau trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp. Nhiều khu
vực đƣợc lƣu ý quan trắc bằng máy bay nhƣ Điện Biên (Lai Châu), Cúc Phƣơng
(Ninh Bình), Nà Sản (Sơn La)… cho tới nay vẫn còn giá trị. Năm 1962, với sự giúp

đỡ của chuyên gia Trung Quốc, chúng ta đã tiến hành chụp ảnh hàng khơng phục vụ
cho các mục đích lâm nghiệp, địa chất, thành lập bản đồ địa hình… và từ đó đến
nay, nhiều vùng khác nhau thuộc lãnh thổ nƣớc ta, đã đƣợc chụp ảnh viễn thám với
phƣơng tiện thu chụp ngày càng hiện đại.

10


Tuy nhiên, chỉ từ năm 1980, khi ảnh vệ tinh đƣợc đƣa vào Việt Nam, cùng với
sự thành lập Ủy ban nghiên cứu vũ trụ Việt Nam và chƣơng trình nghiên cứu khoa
học cấp Nhà nƣớc “Ứng dụng các thành tựu nghiên cứu từ khoảng không vũ trụ”
(mã số 48 – 07) thì kỹ thuật viễn thám mới đƣợc phát triển tƣơng đối đồng bộ ở tất
cả các ngành khoa học về trái đất, điều tra tài nguyên và nghiên cứu môi trƣờng.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, bản đồ hiện trạng rừng toàn quốc (1983) tỷ lệ 1/500 000
và các bản đồ hiện trạng rừng ở các cấp tỷ lệ khác nhau thuộc các vùng khác nhau ở
nƣớc ta đã đƣợc thành lập thông qua sử dụng tƣ liệu ảnh vệ tinh do Viện Điều tra
Quy hoạch rừng – Bộ Lâm nghiệp (cũ) tiến hành đã phục vụ có hiệu quả cho mục
đích điều tra rừng và quy hoạch lâm nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất ở các tỷ lệ khác nhau thuộc nhiều vùng khác nhau ở nƣớc ta
cũng đã đƣợc thành lập bằng phƣơng pháp viễn thám. Các bản đồ này chủ yếu đƣợc
thành lập bởi Viện Thiết kế Quy hoạch Nông nghiệp – Bộ Nơng nghiệp (cũ)
(Chƣơng trình 46A, Bộ Nơng nghiệp). Mục đích chính của bản đồ hiện trạng sử
dụng đất là thống kê hiện trạng sử dụng đất và quỹ đất nông nghiệp. Tất cả các dạng
bản đồ ở trên đƣợc xem xét là những dạng bản đồ ứng dụng, chƣa đi sâu phân tích
các dạng đặc trƣng cơ bản của thảm thực vật.
Trong lĩnh vực nghiên cứu thảm thực vật thì bản đồ thảm thực vật dải ven biển
Việt Nam thông qua sử dụng phƣơng pháp viễn thám của Phan Kế Lộc và Phan Phú
Bồng (1989) là công trình đầu tiên ở Việt Nam sử dụng ảnh vệ tinh để nghiên cứu
thảm thực vật. Từ đó tới nay, nhiều cơng trình nghiên cứu thảm thực vật bằng
phƣơng pháp viễn thám và GIS đã công bố hoặc thực hiện trong các dự án khoa học

ở các cấp khác nhau. Có thể khái qt một số cơng trình nhƣ sau:
- Thành lập bản đồ và đánh giá thảm thực vật tỉnh Hịa Bình tỷ lệ 1/100 000 do
Trần Văn Thụy, Lê Trần Chấn và nhiều ngƣời khác thực hiện qua việc sử dụng tƣ
liệu chính là ảnh vệ tinh LANDSAT – TM (Hoàn thiện bộ bản đồ tài nguyên thiên
nhiên, kinh tế xã hội và ngân hàng điều tra cơ bản tỉnh Hịa Bình – Lƣu trữ UBND
tỉnh Hịa Bình, 1993).

11


- Thành lập bản đồ và đánh giá thảm thực vật tỉnh Hà Tây tỷ lệ 1/100 000 do
Trần Văn Thụy, Lê Trần Chấn và nhiều ngƣời khác thực hiện qua việc sử dụng tƣ
liệu viễn thám chủ yếu là ảnh vệ tinh LANDSAT - TM (Hoàn thiện bộ bản đồ tài
nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và ngân hàng điều tra cơ bản tỉnh Hà Tây - đƣợc
lƣu trữ tại UBND tỉnh Hà Tây, 1994).
- Thành lập bản đồ và đánh giá thảm thực vật Sơn La do Trần Văn Thụy chủ
biên với nguồn tƣ liệu chính là ảnh vệ tinh LANDSAT - TM tỷ lệ 1/100 000 và
1/250 000 (Hoàn thiện bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và ngân
hàng điều tra cơ bản tỉnh Sơn La - Lƣu trữ tại UBND tỉnh Sơn La, 1994).
- Thành lập bản đồ và đánh giá thảm thực vật thuộc lƣu trữ hồ chứa thủy điện
Thác Mơ, tỷ lệ 1/100 000 do Trần Văn Thụy chủ biên. Tƣ liệu chính đƣợc sử dụng
là ảnh vệ tinh LANDSAT - TM (Dự án “Đánh giá tác động đến môi trƣờng hồ chứa
thủy điện Thác Mơ” - Lƣu trữ tại Viện Địa lý và Bộ Năng lƣợng, 1993).
- Xây dựng ATLATS điện tử quốc gia thông qua sử dụng phần mềm GIS (viết
từ phần mềm Arc GIS ) - Bản đồ thảm thực vật hiện tại (Chủ biên Trần Văn Thụy).
- Sử dụng GIS trong phân tích đa dạng sinh học vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng
phục vụ công tác bảo tồn (2003, Dietzman, G.R.Truong Quang Bich, Nguyen
Tien Hiep, Jacinto C. Regalado, D., Soejarto,D.D. 2002. GIS (Geographic
information system) based biodiversity as a tool to support conservation initiatives
at Cuc Phuong national park).

- Sử dụng GIS phân tích điểm nóng đa dạng sinh học thực vật phục vụ cho
công tác bảo tồn tại vƣờn quốc gia Tam Đảo (2007 Dietzman, D.,Soejarto,
D.D.,Trần Văn Thụy, Nguyễn Anh Đức, Phạm Thùy Linh) [26]
Ngoài ra, hàng loạt cơng trình khác về thành lập bản đồ thảm thực vật thông
qua sử dụng tƣ liệu viễn thám và GIS thuộc các vùng: Lƣu vực hồ chứa các nhà
máy thủy điện sông Đà, Yaly, Bonron, Đồng Nai 8,… và các hải đảo Phú Quốc, Cơ
Tơ – Thanh Lân, Hịn Khoai, Cồn Cỏ.
1.2. Khái quát nghiên cứu về quản lý bảo tồn thảm thực vật

12


1.2.1. Các hướng nghiên cứu về bảo tồn sinh học trên thế giới
Năm 1994, dựa trên các nghiên cứu của mình, IUCN khẳng định bảo tồn đa
dạng sinh học là mục tiêu cơ bản của khu BTTN:
“Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được
khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi
kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu
quả khác” (IUCN 1994).
Trong vài thập kỷ qua, các khu BTTN trên thế giới đang có xu hƣớng tăng cả
về số lƣợng và diện tích. Hiện nay trên thế giới có hơn 100.000 khu BTTN (Tạp chí
Khu bảo tồn thiên nhiên, Tập (14), số (3), năm (2004)) chiếm 11,7% diện tích đất
liền tồn thế giới. Vƣờn quốc gia chiếm số lƣợng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là
các khu bảo tồn loài và sinh cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện một hệ thống
quản lý phù hợp trên thực tế nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng mà khu
BTTN có thể đem lại vẫn còn là thách thức lớn tại rất nhiều nơi trên thế giới, trong
đó có Việt Nam.
Cơng ƣớc ĐDSH (1992) xác định các khu BTTN là công cụ hữu hiệu và có
vai trị quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học “tại chỗ”. Tại điều 8 “Bảo tồn tại
chỗ” của Cơng Ƣớc có các mục (a), (b) và (c) qui đinh rõ các nƣớc tham gia công

ƣớc ĐDSH có trách nhiệm thành lập hệ thống khu BTTN, xây dựng các hƣớng dẫn
lựa chọn, thành lập và quản lý các khu BTTN, và quản lý các tài nguyên sinh học
bên trong các khu BTTN để đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững.
Hệ thống phân hạng quốc tế khu BTTN đầu tiên đƣợc IUCN xây dựng và
công bố năm (1978) gồm có 10 phân hạng:
- Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/nghiên cứu khoa học (Scientific
Research/ Strict Nature Reserve).
- Vƣờn Quốc gia (National Park).
- Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (National Monument/ Natural Landmark).
- Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên/Bảo vệ đời sống hoang dã (Nature
Conservation Reserve/ Managed Nature Reserve/ Wildlife Sanctuary).

13


- Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển (Protected
Landscape/Seascape).
- Khu dự trữ tài nguyên (Resource Reserve).
- Khu dự trữ thiên nhiên/nhân chủng học (Nature Biotic Area /
Anthropological Reserve).
- Khu quản lý sử dụng đa mục đích (Multiple use Management Area /
Managed Resource Area).
- Khu dự trữ sinh quyển (Biosphere Reserve).
- Khu di sản thiên nhiên thế giới (World Natural Heritage Site).
Hệ thống này đã đƣợc sử dụng tƣơng đối rộng rãi tại nhiều nƣớc trên thế giới
và trong các hoạt động quốc tế nhƣ làm cơ sở cho xây dựng “Danh mục các khu
BTTN của Liên Hiệp Quốc năm 1993”.
Năm 1984, IUCN đã tiến hành những bƣớc đầu tiên xem xét lại và đề xuất
cập nhật Hệ thống phân hạng và chúng đƣợc công bố năm (1994)
Hệ thống phân hạng 1994 có tất cả 6 phân hạng:

- Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu bảo vệ hoang dã (Strict Nature
Reserve/ Wildeness Area).
- Khu dự trữ thiên nhiên (Strict Nature Reserve).
- Khu bảo vệ hoang dã (Wildeness Area).
- Vƣờn Quốc Gia (National Park).
- Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (National Monument / Natural
Landmark).
- Khu bảo tồn loài/Sinh cảnh (Habitat/Species Management Area).
- Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/biển (Protected Landscape/Seascape).
- Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên (Managed Resource
Protected Area).
Năm phân hạng đầu tiên chủ yếu dựa trên các phân hạng (I-V) của hệ thống
phân hạng 1978. Phân hạng VI tập hợp các ý tƣởng của các phân hạng VI, VII và
VIII của hệ thống phân hạng 1978.

14


Việc xắp xếp một khu BTTN vào một phân hạng nhất định cần căn cứ vào
mục tiêu quản lý chủ đạo của khu BTTN đó. Mối quan hệ giữa các mục tiêu quản lý
và các phân hạng thể hiện tại bảng 1:
Bảng 1. Mối quan hệ giữa mục tiêu quản lý và các phân hạng khu
bảo tồn tự nhiên
Mục tiêu quản lý
Ia
Ib
Nghiên cứu khoa học
1
3
Bảo vệ đời sống hoang dã

2
1
Bảo vệ đa dạng lồi và gen
1
2
Gìn giữ các dịch vụ mơi trƣờng
2
1
Bảo vệ các đặc điểm tự nhiên và
văn hố
Du lịch và nghỉ dƣỡng
2
Giáo dục
Sử dụng bền vững tài nguyên của
3
hệ sinh thái tự nhiên
Gìn giữ các bản sắc văn hoá và
truyền thống
Đề tài luận văn vận dụng theo định hƣớng và

II
2
2
1
1

III
2
3
1

-

IV
2
3
1
1

V
2
2
2

VI
3
2
1
1

2

1

3

1

3

1

2

1
2

3
2

1
2

3
3

3

-

2

2

1

-

-

-


1

2

ngun tắc trên nhằm xây dựng

tiêu chí và khơng gian cho bảo tồn các quần xã thực vật, các giải pháp bảo tồn với
mục tiêu phát triển bền vững.
1.2.2. Thực trạng bảo tồn và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam
là một trong 16 nƣớc có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới. Đặc điểm
về vị trí địa lý, khí hậu ... của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh
thái và các loài sinh vật.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH
của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ Việt
Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt
hơn tài nguyên ĐDSH của đất nƣớc.
Trong hệ thống phân hạng KBT, vƣờn Quốc gia tại Việt Nam là một đơn vị
quan trọng đƣợc Chính phủ Việt Nam cơng nhận. Thơng thƣờng, vƣờn quốc gia
nằm trên địa phận nhiều tỉnh, thành phố thì do Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng

15


thơn Việt Nam quản lý cịn vƣờn quốc gia nằm trong địa giới một tỉnh, thành phố
thì do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó quản lý.
Năm 1966, Việt Nam có vƣờn quốc gia đầu tiên là vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng
thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hịa Bình. Hiện nay Việt Nam có 30
vƣờn quốc gia với tổng diện tích các vƣờn quốc gia khoảng 10.350,74 km² (trong
đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích lãnh thổ đất liền.

Hệ thống các KBT của Việt Nam hiện nay có 211 khu, bao gồm: Các KBT
rừng (Khu rừng đặc dụng) và KBT biển thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn đang quản lý 128 KBT (đã đƣợc Chính phủ cơng nhận); Khu bảo tồn đất ngập
nƣớc do Bộ Tài nguyên và môi trƣờng đề xuất 68 KBT; Các KBT đất ngập nƣớc và
trên biển hiện mới chỉ mới đề xuất, nhƣng chƣa có quyết định phê duyệt chính thức.
[10]
1.3. Sơ lƣợc những nghiên cứu và quản lý bảo tồn thảm thực vật ở khu bảo tồn
thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa
1.3.1. Nghiên cứu về thảm thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi
Chúa
a. Cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Các nhà khoa học nƣớc ngồi, đặc biệt nhà khoa học Pháp đã có những cơng
trình nghiên cứu quan trọng liên quan đến Đa dạng Sinh học ở Việt Nam trong
những năm đầu của thế kỷ XX. Tiêu biểu là các tác phẩm sau:
- “Thực vật chí đại cƣơng Đơng Dƣơng” của H. Lecomte (1941), gồm 7 tập,
trong đó thống kê mơ tả hơn 7000 lồi thực vật Đơng Dƣơng, ở Bà Nà thống kê trên
800 loài.
- A. Aubre’ville và J. F. Leory (1960 – 1996), chủ biên bộ Thực vật chí
Campuchia, Lào, Việt Nam đã thống kê mơ tả các lồi ở Bà Nà, Đà Nẵng.
b.Cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước:
- Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) trong tập “Cây cỏ Việt Nam”, đã cơng bố
10484 lồi thực vật bậc cao có mạch, trong đó có trên 700 lồi thực vật đƣợc mơ tả
có ở Bà Nà, Đà Nẵng.

16


- Theo thống kê bƣớc đầu của J. Ghazoul, Lê Mộng Chân, 1994, Sở Thủy sản
Nông Lâm Đà Nẵng (1997), hệ thực vật rừng ở khu vực Bà Nà có ít nhất 136 họ,
379 chi và 544 loài thực vật bậc cao, trong đó xác định 180 lồi thực vật thân gỗ.

Trong đó đã xác định một số lồi thực vật thuộc nguồn gen quý hiếm: Trầm hƣơng
(Aquilaria); Cẩm lai (Dalbergia bariaensis), Sến mật (Madhucapasquieri); Trắc
(Dalbergia cochinchinensis); Kim giao (Podocarpus fleuryi); Gụ lau (Sindora
tonkinensis).
Theo J. Ghazoul, Lê Mộng Chân (1994): Bà Nà – Núi Chúa đƣợc bao phủ bởi
2 kiểu rừng tự nhiên: Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa á nhiệt đới, rừng kín thƣờng
xanh mƣa mùa nhiệt đới.
- TS. Đinh Thị Phƣơng Anh và cộng sự, 2000. Nghiên cứu tài nguyên sinh vật
rừng, đề xuất phƣơng án bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật ở xã
Hòa Ninh, Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, đã thống kê đƣợc 423 lồi thực vật.
- Hiện trạng mơi trƣờng và giải pháp bảo vệ môi trƣờng khu du lịch Bà Nà –
Núi Chúa, chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Văn Lợi, 2001.
- Xây dựng bộ tiêu bản thực vật thân gỗ Quảng Nam – Đà Nẵng, chủ nhiệm đề
tài: KS. Trần Hữu Nghĩa, 1997, đã cơng bố 175 lồi thực vật thân gỗ.
- Đề án xây dựng khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Sở Thủy sản –
Nông lâm TP. Đà Nẵng, 1997.
1.3.2. Thực trạng về quản lý và bảo tồn thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Bà
Nà – Núi Chúa
Ban quản lý Khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa đƣợc chính thức thành lập tháng
3/1999. Theo Quyết định số 3083/QĐ-UB ngày 10/6/1999, diện tích của Khu
BTTN Bà Nà – Núi Chúa là 8.838 ha và điều chỉnh quy hoạch Khu bảo tồn lên
28.030 ha theo Quyết định số 6758/QĐ-UBND ngày 20/8/2008. Đến năm 2013,
UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 5924/QĐ - UBND ngày 27
tháng 8 năm 2013 về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn
2011 – 2020, diện tích của rừng đặc dụng Bà Nà–Núi Chúa là 26.751,3 ha.

17



×