Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu so sánh thành phần loài cá một số vùng cửa sông ven biển tây nam bộ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Thị Ngọc Ánh

NGHIÊN CỨU SO SÁNH THÀNH PHẦN LỒI CÁ
MỘT SỐ VÙNG CỬA SƠNG VEN BIỂN TÂY NAM BỘ, VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Thị Ngọc Ánh

NGHIÊN CỨU SO SÁNH THÀNH PHẦN LỒI CÁ
MỘT SỐ VÙNG CỬA SƠNG VEN BIỂN TÂY NAM BỘ, VIỆT NAM
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8420101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH NAM

Hà Nội - 2019



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thành Nam, người thầy
đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn
này.
Tơi xin gửi lời cám ơn tới PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn đã giúp đỡ và truyền
cho tôi thêm những kinh nghiệm quý báu về nghiên cứu cá.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Bộ môn Động vật học
và Bảo tồn, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sự sống, Khoa Sinh học, Trường Đại
học Khoa học Tự Nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; lãnh đạo và các cán bộ phòng
Nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tạo điều kiện thuận lợi
và đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hồn thiện luận văn này.
Qua đây tơi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Nghiên cứu này được sự hỗ trợ từ nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ độc lập
cấp Nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng mơ hình sinh thái bền vững trên vùng triều ven
biển đồng bằng sơng Cửu Long”, mã số 10/2017/HĐ.ĐTĐL.CN.CNN.
Hải Phịng, ngày 28 tháng 11 năm 2019
Học viên

Trần Thị Ngọc Ánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN .......................................................................................... 2
1. Khái quát về vùng cửa sông - ven biển ...............................................................2
1.1. Các khái niệm ...............................................................................................2
1.2. Hệ thống cửa sông - ven biển Việt Nam ......................................................3
1.3. Khái quát đa dạng sinh học và thành phần lồi cá vùng cửa sơng - ven biển
Việt Nam .............................................................................................................5

1.4. Lịch sử nghiên cứu hệ sinh thái cửa sông - ven biển Việt Nam ..................6
2. Lịch sử nghiên cứu cá khu vực nghiên cứu ......................................................10
3. Điều kiện tự nhiên và nghề cá khu vực nghiên cứu ..........................................14
3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................14
3.2. Đặc điểm nghề cá .......................................................................................19
Chương 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................... 22
1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu .......................................................22
2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................22
2.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp .................................................................22
2.2. Phương pháp thu mẫu ................................................................................23
2.3. Phương pháp định loại ...............................................................................24
2.4. Phân tích số liệu .........................................................................................32


Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 33
1.

Đa dạng sinh học khu hệ cá khu vực cửa sông ven biển TNB ....................33

2. So sánh thành phần lồi cá ở các khu vực cửa sơng ven biển TNB .................52
2.1. Số lượng các bậc phân loại. .......................................................................52
2.2. Sự phong phú trong các bậc phân loại .......................................................53
2.3. Sự khác nhau về cấu trúc theo nhóm sinh thái ...........................................56
2.4. Độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu..............59
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 63
PHỤ LỤC ......................................................................................................................



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Số lượng và khoảng cách phân bố của hệ thống cửa sông ............................3
Bảng 2. Cơ cấu nghề khai thác theo nhóm cơng suất ở vùng biển Tây Nam Bộ......21
Bảng 3. Số lượng và tỷ lệ % các họ, giống, lồi có trong các bộ .............................34
Bảng 4. Thành phần loài cá một số khu vực cửa sông ven biển Tây Nam Bộ .........36
Bảng 5. Chỉ số tương đồng Sorensen giữa các khu vực ...........................................59


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Sản lượng khai thác cá biển của Cà Mau và Kiên Giang giai đoạn 2000-2018
(đơn vị: nghìn tấn) .....................................................................................................19
Hình 2. Tổng cơng suất tàu khai thác thuỷ sản biển của Cà Mau và Kiên Giang giai
đoạn 2010-2018 (đơn vị: nghìn CV) .........................................................................20
Hình 3. Vị trí các khu vực nghiên cứu ......................................................................22
Hình 4. Các thuật ngữ chun mơn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại
cá Mang tấm (cá Sụn) dạng cá Đuối .........................................................................28
Hình 5. Các thuật ngữ chun mơn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại
cá Vây tia (cá Xương) ...............................................................................................29
Hình 6. Các loại vẩy và cách tính vẩy, các kiểu miệng, vị trí các xương hàm và các
kiểu răng dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xương) .............................................30
Hình 7. Các đặc điểm cấu tạo, hình dạng của mang, bóng bơi, tia vây, đi và vây
đi dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xương) .....................................................31
Hình 8. Số lượng các bậc phân loại ở các khu vực nghiên cứu ................................52
Hình 9. Số lượng lồi trong các bộ cá ở các khu vực nghiên cứu ............................54
Hình 10. Các họ có số loài nhiều nhất ở các khu vực nghiên cứu ............................55
Hình 11. Phân bố lồi theo mơi trường nước ở các khu vực nghiên cứu .................57
Hình 12. Số lượng lồi cá phân theo tầng nước ở các khu vực nghiên cứu..............59
Hình 13. Mối quan hệ về thành phần lồi giữa các khu vực nghiên cứu ..................60



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Ý nghĩa

viết tắt

1

CV

2

FAO

Mã lực
Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
International Union for Conservation of Nature and Natural

3

IUCN

Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên thiên nhiên)


4

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam


MỞ ĐẦU
Vùng biển Tây Nam Bộ là một phần của Vịnh Thái Lan, có đới bờ rộng kéo
dài từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên - Kiên Giang với sáu con sông đổ ra vịnh, tạo ra bốn
khu vực cửa sơng chính bao gồm khu vực cửa sơng Giang Thành, khu vực cửa sông
Cái Lớn - Cái Bé, khu vực cửa sơng Ơng Đốc và khu vực cửa sơng Cửa Lớn - Bảy
Háp. Vùng cửa sông ven biển Tây Nam Bộ có tính đa dạng sinh học cao, giàu tiềm
năng về kinh tế biển và có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng và phát
triển nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản ven bờ. Tuy nhiên trong nhiều năm gần
đây nguồn lợi hải sản ven bờ nói chung và nguồn lợi cá nói riêng đang bị suy giảm
đáng kể bởi áp lực khai thác, đặc biệt là các hình thức khai thác tận diệt. Bên cạnh
đó, tác động của ô nhiễm môi trường nước từ các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt
cũng là nguy cơ đe dọa đến các loài thủy sinh vật. Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức
cho ngành thủy sản 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau để có thể vừa khai thác hợp lý,
đồng thời phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.
Trước đây đã có một số nghiên cứu về cá được thực hiện ở khu vực Tây Nam
Bộ, tuy nhiên những nghiên cứu này tập trung ở vùng biển và có rất ít nghiên cứu tại
các khu vực cửa sơng. Vì vậy để bổ sung dẫn liệu khoa học cho các nhà quản lý,
nghiên cứu “So sánh thành phần lồi cá một số vùng cửa sơng ven biển Tây Nam
Bộ, Việt Nam” được thực hiện với nội dung:
- Xác định thành phần lồi cá khu vực cửa sơng ven biển Tây Nam Bộ.
- Đánh giá mức độ đa dạng sinh học ở các khu vực nghiên cứu
- So sánh mức độ gần gũi của các vùng cửa sông ven biển trong khu vực.


1


Chương 1 - TỔNG QUAN
1. Khái quát về vùng cửa sông - ven biển
1.1. Các khái niệm
Cửa sông (estuary) theo nghĩa La tinh, bao hàm “aestus” là thủy triều, còn
“estuary” là từ chỉ một dạng của lục địa, trong đó thủy triều đóng vai trị quan trọng
trong đời sống và sự phát triển tiến hóa của vùng. Bởi vậy, trong các từ điển người ta
giải thích “cửa sơng là cửa các con sơng lớn có thủy triều” (từ điển Oxford) hoặc
“một vùng gần bờ được khống chế bởi nước biển khi triều cao, một vùng biển được
tạo thành bởi cửa một con sông” (Larouse) [26].
Theo quan điểm của các nhà địa mạo thì cửa sơng là cửa của con sơng mà ở
đó đang có q trình sụt lún kiến tạo không được đền bù hoặc là một thung lũng sông
bị chìm ngập do mực nước biển dâng lên, thường có dạng hình phễu. Những định
nghĩa dựa trên các quan điểm riêng về địa mạo, địa chất, khí hậu… thường loại bỏ
nhiều nguyên tắc và các khuynh hướng thực dụng trong nghiên cứu khoa học ở các
nước và các khu vực khác nhau trên thế giới [26].
Theo quan điểm động lực, D.W. Pritchard (1967) cho rằng “Cửa sông là một
thủy vực ven bờ nửa khép kín, liên hệ trực tiếp với biển và ở trong đó, nước biển hịa
trộn có mức độ với nước ngọt đổ ra từ các dòng lục địa”. Tuy nhiên, theo định nghĩa
này, các hệ cửa sông mù (blind estuary) và các cửa sông quá mặn (hyperhaline) bị
loại trừ. Do đó, J.H. Day (1981) đã bổ sung và đề xuất một định nghĩa có nội dung
rộng hơn: “Cửa sơng là thủy vực ven bờ nửa khép kín về mặt không gian, liên hệ trực
tiếp với biển một cách thường xuyên hay theo chu kỳ, trong đó độ muối biển đổi do
sự hịa trộn có mức độ của nước biển với nước ngọt đổ ra từ các dòng lục địa” . Như
vậy, vùng cửa sông là nơi tranh chấp mãnh liệt giữa đất liền và biển, ở đó ln xảy
ra hai q trình trái ngược nhau là bồi tụ và bào mịn. Hai q trình này xảy ra phụ
thuộc vào các yếu tố động lực của dịng sơng và dịng biển (sóng, thủy triều, hải lưu)
2



và các q trình địa chất. Vùng cửa sơng khơng chỉ là nơi nước ngọt và nước mặn
pha trộn với nhau đơn thuần mà tại đây có sự chuyển đổi tính chất của nước, từ ngọt
sang mặn. Chính vì vậy vùng cửa sông là vùng chuyển tiếp từ chế độ thủy văn sông
sang chế độ thủy văn biển [26].
Hệ sinh thái điển hình của vùng cửa sơng ven biển bao gồm các thành phần
như vùng châu thổ (delta), vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi
biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn (rừng sác), đầm phá (lagoon),
và các đặc trưng ven bờ khác. Chính những khu hệ khác nhau này cùng sự pha trộn
giữa môi trường nước biển và nước ngọt đã tạo ra nguồn lợi thủy sản vô cùng đa dạng
và phong phú.
1.2. Hệ thống cửa sông - ven biển Việt Nam
Việt Nam với 3.260 km đường bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ, qua 28 tỉnh và thành
phố dọc bờ biển có 114 cửa sơng, cửa lạch đổ ra biển, theo tỷ lệ như sau: Bắc Bộ
28,1%, Bắc Trung Bộ 21,1%, Nam Trung Bộ 27,2% và Nam Bộ 28,6% (Bảng 1).
Tính trung bình cho tồn dải ven biển thì cứ 28,6 km đường bờ biển lại có một cửa
sông đổ ra biển.
Bảng 1. Số lượng và khoảng cách phân bố của hệ thống cửa sông [10]
STT

1
2

3
4

Tên
vùng
Bắc

Bộ
Bắc
Trung
Bộ
Nam
Trung
Bộ
Nam
Bộ

Tổng

Số lượng
cửa sông
đổ ra biển

Tỷ lệ (%) số
lượng cửa sông
của các vùng so
với tồn đới bờ

Chiều dài
đường bờ
của các vùng
(km)

Khoảng cách trung
bình của các cửa
sơng trên đường
bờ (km)


32

28,1

515

16,1

24

21,1

642

26,7

31

27,2

1290

41,6

27

23,6

828


30,6

114

100

3260

28,8 (trung bình)

3


Theo độ lớn của các lưu vực sơng có thể phân các cửa sông ra làm các loại
sau: cửa sông có lưu vực rất lớn (>50.000km2) thuộc hệ thống sơng Hồng và hệ thống
sơng Cửu Long; cửa sơng có lưu vực lớn (từ 10.000 đến 50.000km2) thuộc các hệ
thống sông: Thái Bình, Đồng Nai, sơng Mã, Thu Bồn, Đà Rằng; cửa sơng có lưu vực
trung bình (1.000 đến 10.000km2) gồm cửa các sông: Lạch Ghép, Gianh, Nhật Lệ,
Cửa Việt, Thuận An, Cổ Luỹ, Cửa Lở, sông Kôn, Cái (Nha Trang), Cái (Phan Rang),
Lũy, Cái (Phan Thiết),…; cửa sơng có lưu vực nhỏ (<1000km2) có số lượng lớn.
Theo lịch sử hình thành, hình thái cấu tạo và lực tương tác sơng biển thì các
hệ cửa sơng nước ta được chia thành các kiểu hệ: các cửa sông châu thổ như hệ cửa
sơng Hồng và sơng Cửu Long; các cửa sơng hình phễu như các cửa sơng vùng Hải
Phịng - Quảng n, Đồng Nai; các đầm phá ven biển và các vùng vịnh nông ven bờ
nhận một lượng nước ngọt do các sơng đổ ra [20].
Sóng ở vùng cửa sơng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió của hai mùa chính
(mùa Đơng và mùa Hè) và kết hợp với địa hình tạo ra hướng và độ cao sóng khác
nhau: về mùa Đông, hướng thay đổi Đông bắc, Đông, Bắc, độ cao sóng trung bình
0,5 - 1,0m; về mùa Hạ, sóng có hướng Nam, Đông Nam, Tây Nam, Tây với độ cao

0,5 - 1,25m.
Phân bố dọc theo bờ biển chiều dài đường bờ biển các cửa sông thuộc đủ các
chế độ thuỷ triều như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều
không đều, phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau: các cửa sông Bắc Bộ và Thanh Hóa thuộc
nhật triều, vùng Thuận An - bán nhật triều; các cửa sơng có chế độ nhật triều khơng
đều phân bố từ Nghệ An đến Cửa Gianh, từ Quảng Nam tới Bình Thuận, và từ Cà
Mau tới Kiên Giang; chế độ bán nhật triều không đều thuộc các cửa sông vùng từ
Cửa Gianh đến Bắc Thuận An, từ Nam Thuận An đến Quảng Nam, và Hàm Tân đến
Cà Mau [2].

4


1.3. Khái quát đa dạng sinh học và thành phần lồi cá vùng cửa sơng - ven biển
Việt Nam
Vùng cửa sông - ven biển là hệ sinh thái độc đáo và phức tạp nhưng giàu có
về tài nguyên thiên nhiên, là bãi đẻ của nhiều loài động vật, là nơi ở vào giai đoạn
sớm của nhiều loài giáp xác và cá biển. Ở vùng ven biển đã xác định được khoảng 94
lồi thực vật ngập mặn, 346 lồi san hơ, 794 loài cá biển, 639 loài rong và cỏ biển,
4971 lồi động vật đáy… [11,13].
Vùng cửa sơng - ven biển là nơi có điều kiện sống đặc trưng tạo nên nhiều đặc
sản như tơm, cua, sị, rong câu… Nhiều lồi là mặt hàng có giá trị kinh tế, làm thực
phẩm, làm cảnh… được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngồi. Trong số đó
cá, giáp xác, thân mềm và rong biển là những đối tượng có sản lượng lớn và đang
được khai thác. Cá ở vùng biển nông chiếm tới 80 - 90% tổng sản lượng cá khai thác
được. Riêng tôm, năm 1995 sản lượng là 19.000 - 24.000 tấn, cua ghẹ chiếm trên 3%
tổng sản lượng hải sản khai thác [11].
Theo Vũ Trung Tạng (2009), khu hệ cá của các cửa sông riêng biệt không đa
dạng so với những vùng biển kế cận của chúng, dao động từ 70 đến 230 lồi. Khu hệ
cá tồn cửa sơng dọc bờ biển nước ta là 615 loài, 120 họ, thuộc 29 bộ. Trong đó có 5

bộ cá sụn (Chondrichthyes) với 11 họ và 26 lồi, cịn lại là đại diện của các nhóm cá
xương, trong đó có trên 50 lồi chưa xác định được tên khoa học, cịn để ở dạng sp.
Bộ cá lớn nhất trong khu vực là cá Vược (Perciformes), gồm 53 họ và 339 loài chiếm
44,17% số lượng họ và 55,12% số lượng loài. Theo số lượng họ, bộ đứng sau đó lần
lượt là Anguilliformes, Scorpaeniformes, Pleuronectiformes, nhưng giàu loài nhất
sau

bộ



Vược



Clupeiformes,

Pleuronectiformes,

Anguilliformes,

Tetraodontiformes, Cypriniformes, Siluriformes, Scorpaeniformes. Các bộ chỉ có 1
họ và 1 lồi khơng nhiều, gồm bộ Lamniformes, Albuliformes, Gonorhynchiformes,
Osteoglossiformes, Cyprinodontiformes, Beryciformes, Lophiformes, Zeiformes và
Gasterosteiformes. Những họ giàu loài nhất, từ 47 đến 19 loài theo thứ tự từ cao tới
5


thấp như sau: Gobiidae (47 loài), Carangidae, Sciaenidae, Serranidae, Cyprinidae,
Tetraodontidae, Cynoglossidae, Clupeidae và Engraulidae (19 lồi). Những họ có 10

lồi trở lên đóng góp 326 lồi, chiếm gần 52% tổng số lồi. Trong thành phần khu hệ
cá có khoảng 42 họ chỉ có 1 lồi, chiếm 35% tổng số họ và 6,8% tổng số lồi [11].
Vùng cửa sơng - ven biển là hệ sinh thái độc đáo và phức tạp nhưng giàu có về tài
nguyên thiên nhiên, là bãi đẻ của nhiều loài động vật, là nơi ở vào giai đoạn sớm của
nhiều giáp xác và cá biển. Ở vùng ven biển đã xác định được khoảng 94 loài thực vật
ngập mặn, 346 lồi san hơ, 794 lồi cá biển, 639 loài rong và cỏ biển, 4.971 loài động
vật đáy… [11, 13].
1.4. Lịch sử nghiên cứu hệ sinh thái cửa sông - ven biển Việt Nam
* Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám
Những nghiên cứu trong giai đoạn này đều do các tác giả nước ngoài, được
tiến hành trong phạm vi rộng trên thềm lục địa Biển Đông và các biển kế cận về các
lĩnh vực khoa học cơ bản như địa chất, hải dương, khí tượng - thủy văn, các quá trình
động lực biển, nhất là sự trao đổi nước giữa biển Đơng với Thái Bình Dương. Các
nghiên cứu về thủy sinh vật và nghề cá cũng được coi trọng nhằm tạo cơ sở cho việc
đánh giá tài nguyên, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa [22].
* Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau khi miền Bắc được giải phóng, các
hoạt động nghiên cứu khoa học được chuyển dần sang các nhà khoa học trong nước.
Nhiều cơng trình nghiên cứu lớn được ra đời như: chương trình Thuận Hải Minh Hải,
các đề tài thuộc chương trình 52.02, các chương trình Biển và các chương trình nghiên
cứu Khoa học cơ bản qua các giai đoạn như 48.06, 48B, KT-03, KHCN-06, …
Viện Nghiên cứu biển Hải Phòng vào những năm chiến tranh chống Mỹ (1972)
đã tiến hành điều tra thành phần các loài thực vật nổi và động vật nổi ở vùng của sông
6


thuộc hệ thống sông Hồng: cửa Ba Lạt, cửa Ninh Cơ và cửa Đáy (Trương Ngọc An
và Hàn Ngọc Lương, 1980; Nguyễn Văn Khôi và Dương Thị Thơm, 1980; Nguyễn
Văn Chung và nnk., 1973); nghiên cứu về thành phần các loài cá ở ven biển Quảng
Ninh (Nguyễn Nhật Thi,1971); cá ở biển Nam Hà (Hồ Sỹ Bình, 1974). Sau năm 1975,

các đề tài nghiên cứu độc lập hay đề tài thuộc các chương trình nghiên cứu cấp nhà
nước khác do Phân viện Viện Hải dương Hải Phòng hay Viện Tài ngun và Mơi
trường biển hiện nay chủ trì cũng được tiến hành trên các địa bàn khác như đầm Cái
Tráp (Trương Ngọc An và nnk., 1984), đầm phá Thừa Thiên - Huế (Chương trình
KT-03) [22,24].
Các nghiên cứu của Viện Tài ngun và Mơi trường Hải Phịng, Viện Hải
dương học Nha Trang và các cơ sở khoa học khác trong nước về đa dạng sinh học và
các lĩnh vực liên quan đến các q trình tương tác sơng - biển như đặc điểm địa mạo
trầm tích (Nguyễn Đức Cự, 1985), hình thái phân bố trầm tích và đặc điểm bồi tụ bãi
bồi ven biển huyện Kim Sơn (Trần Đình Lân và ct, 1991), đặc điểm cơ bản của các
bồn tích tụ hiện đại tiêu biểu ở dải ven bờ Tây vịnh Bắc bộ (Trần Đức Thạnh, 1991),
hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải ven bờ Việt Nam (Nguyễn Thanh Ngà Chương trình KT-03) nghiên cứu quy luật và dự đốn xu thế bồi tụ - xói lở vùng ven
biển và cửa sơng Việt Nam (Lê Phước Trình - Chương trình KHCN-06), các q trình
động lực cửa sơng, bờ biển và hệ đầm phá (Nguyễn Văn Điệp, 1986-1990), địa mạo
bờ biển Việt Nam (Lê Xuân Hồng & Lê Thị Kim Thoa, 2007) [22].
Những vấn đề liên quan đến hoạt động của con người như khai thác các dạng
tài nguyên (quai đê lấn biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản, nạo vét luồng lạch phát
triển giao thông, du lịch sinh thái biển), gây ô nhiễm môi trường vùng cửa sông ven
biển được nhiều nhà khoa học quan tâm như hoạt động của đề tài thuộc các chương
trình Thuận Hải - Minh Hải, KT-03, KHCN-07, 48-6; Ơ nhiễm mơi trường do sơng
thải ra (Phạm Văn Ninh, 1991-1995 - Chương trình KT-03); Dynamics of the
landscape and pollution of environment of coastal wetland of Hai Phong - Quang
Ninh caused by human activities (Vu Trung Tang, 2000) thuộc chương trình KHCN7


06 do Đặng Trung Thuận chủ trì (1997-1998); khảo sát và đánh giá các dạng tài
nguyên sinh học nhằm tạo cơ sở khoa học phụ vụ cho khai thác, duy trì và phát triển
tài nguyên (Huỳnh Quang Năng, Vũ Tự Lập & Vũ Trung Tạng - Chương trình Thuận
Hải - Minh Hải); Huỳnh Quang Năng, Nguyễn Tác An, Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn
Đức Cự - Chương trình 48-06; Nguyễn Văn Điệp - Chương trình 48B; Đặng Ngọc

Thanh, Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Chu Hồi; Nguyễn Tác An - Chương trình KHCN
- 06; Nguyễn Văn Tiến, 1999, 2002; Hồ Ngọc Đại, 1998, 1999)…[22].
Sau khi chuyển vào Nha Trang, Viện Nghiên cứu biển nay là Viện Hải dương
học, ngoài việc tham gia vào các chương trình Nhà nước, cịn tiến hành nhiều đề tài
độc lập khác, tập trung chính vào các thủy vực ven bờ như đầm Ô Loan của Bùi Văn
Dương, Nguyễn Hữu Sửu năm 1981; Nguyễn Văn Chung và Huỳnh Quang Năng
năm 1980; đầm Nha Phu Khánh Hòa (Nguyễn Ngọc Lâm và nnk.,2006); vịnh Bình
Cang-Nha Trang (Nguyễn Văn Chung và nnk,1978); Văn Phong và Cam Ranh Khánh
Hòa (Thái Ngọc Chiến và nnk.,2006), các rạn san hô ven bờ Nam Việt Nam (Võ Sỹ
Tuấn và nnk., 1996)…[26].
Trạm cá biển Hải Phòng hay Viện Nghiên cứu Hải sản hiện nay, ngoài tham
gia vào các chương trình khảo sát lớn cấp nhà nước, những năm sau này cịn tiến hành
nhiều đề tài cấp Bộ có liên quan chặt chẽ với việc đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng
ven bờ nhằm tạo cơ sở cho các quy hoạch khai thác, bảo tồn nguồn lợi và bảo vệ môi
trường cũng như cho việc thiết lập các khu bảo tồn biển như nghiên cứu về động vật
thân mềm (Nguyễn Quang Hùng, 2005); cá rạn san hô biển Cát Bà-Hải Phòng (Lại
Duy Phương, 2005); hiện trạng hệ sinh thái san hô và tiềm năng bảo tồn biển quần
đảo Cô Tô, Quảng Ninh (Đỗ Văn Khương và nnk., 2005); rong biển thuộc vùng biển
Cát Bà-Cô Tô (Đỗ Văn Khương và nnk., 2005); điều kiện môi trường và nguồn lợi
hải sản vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa (Chu Tiến Vĩnh và nnk, 2001); nguyên nhân
gây tử vong cao cho trứng cá cá con ở một số vùng ven biển Việt Nam (Nguyễn Khắc
Bát, 2006); trứng cá cá con, tôm con ở vùng nước ven bờ Đông và Tây bán đảo Cà

8


Mau (Nguyễn Quang Huy, 2004-2006); đánh giá nguồn lợi và sự phát triển của nghề
cá nổi ven biển miền Trung và Nam bộ (Nguyễn Long và nnk., 2005) [22].
Các trường Đại học là những đơn vị rất tích cực triển khai nhiều đề tài nghiên
cứu về khu hệ động vật, thực vật thủy sinh (thực vật nổi, thực vật đáy, động vật nổi,

động vật đáy, cá và các nhóm động vật có xương sống khác...), về nguồn lợi thủy sản
cũng như các điều kiện môi trường cửa sông, đầm phá thuộc dải ven biển từ Bắc đến
Nam nhằm đề xuất cơ sở khoa học cho việc sử dụng tổng hợp tài nguyên cho phát
triển bền vững. Nghiên cứu đầu tiên về các lồi cá nước lợ cửa sơng (sơng Ninh Cơ,
Nam Định) có thể tìm thấy trong cơng trình của Đào Văn Tiến và Mai Đình n
(1960), cá sơng Bạch Đằng (Mai Đình Yên và Trần Định, 1969). Từ đầu những năm
1972, các đề tài khảo sát nghiên cứu về các loài cá cũng như thủy sinh vật và nguồn
lợi hải sản cửa sông ven biển được triển khai bởi nhiều tác giả, song tập trung chủ
yếu vào các cán bộ khoa học trường Đại học Tổng hơp Hà Nội (Vũ Trung Tạng,
1974-1976, 1977-1980, 1980-1985, 1996-2000, 2006-2008, cùng các công bố vào
các năm 1977, 1999a, 1999b, 2005; Vũ Trung Tạng và nnk., 1978, 1981, 1988, 2007,
2008, 2008, 2009; Nguyễn Xuân Huấn, 1998-1999, 2004-2005, 2006-2008, 19981999) [22, 24].
Nghiên cứu về thảm thực vật ngập mặn và các nhóm động vật sống trong rừng
hoặc các bãi triều lân cận có thể tìm thấy trong cơng trình của các cán bộ khoa học
Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn như
Phan Nguyên Hồng (1984), Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản (1993), Phan
Nguyên Hồng và nnk. (1999), Nguyễn Hồng Trí (1988, 2004), Đỗ Văn Nhượng và
Hoàng Ngọc Khắc... (2004), Do Van Nhuong and Kejti Wada. (2004) ... [22].
Đối với khu vực cửa sông ven biển miền Trung có thể gặp các cơng trình của
Đại học Tổng hợp Huế trước đây hay Đại học Huế hiện nay (Hoàng Đức Đạt và Võ
Văn Phú, 1977; Phạm văn Miên và Nguyễn Mộng, 1982; Nguyễn Thị Phương Liên
và nnk., 1981; Tôn Thất Pháp, 1993; Võ Văn Phú, 1995, 2001, 2004, 2003 [22, 24].
9


Trường Đại học Thủy sản Nha Trang hay Đại học Nha Trang hiện nay thường
triển khai các nghiên cứu của mình trong các đầm phá Nam Trung Bộ như đầm Thị
Nại (Nguyễn Chính, Ngơ Anh Tuấn, 1982; Nguyễn Trọng Nho và nnk., 1982), đầm
Nha Phu, Phú Khánh (Nguyễn Trọng Nho và nnk., 1982)…[22].
Nghiên cứu về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông ven biển

và đồng bằng Nam Bộ có thể tìm thấy trong các cơng trình của Viện Ni trồng Thủy
sản II cũng như các trường Đại học TP Hồ Chí Minh, Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí
minh, đại học Cần Thơ, trong đó có các nghiên cứu về “Nguồn lợi động vật Hai vỏ
(Bivalvia) ở vùng ven biển thị xã Bạc Liêu” (Dương Trí Dũng và Nguyễn Văn
Thường, 2001), “Thực vật nổi (Phytoplankton) hạ lưu sông Cửu Long năm 19761979” (Trần Trường Lưu, 1979), về thủy sinh vùng cửa sông ven biển Tây thuộc bán
đảo Cà Mau phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản (Lương Văn Thanh và Nguyễn Văn
Khôi, 2002), “Điều tra nghiên cứu sử dụng hợp lí hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển
thuộc hệ thống sông Cửu Long để bảo vệ nguồn lợi và phát triển nuôi trồng thủy sản”
(Trần Thanh Xuân và nnk.,1998) [22].
Các nghiên cứu về địa chất địa mạo thuộc các cửa sông và dải bờ biển Việt
Nam được nhiều tác giả quan tâm, có thể gặp trong ấn phẩm của Lê Xuân Hồng &
Lê Thị Kim Thoa, 2007.
2. Lịch sử nghiên cứu cá ở khu vực nghiên cứu
Mặc dù vùng biển Tây Nam Bộ có tính đa dạng sinh học cao, trữ lượng nguồn
lợi hải sản phong phú và có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế biển, tuy nhiên việc
điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản nói chung và nguồn lợi cá
nói riêng chưa thực sự được quan tâm nếu so sánh với các vùng biển khác ở Việt Nam
như vịnh Bắc Bộ hay Đông Nam Bộ. Các chương trình điều tra ở vùng biển Tây Nam
Bộ được thực hiện muộn hơn và tần suất cũng thấp hơn.

10


Một trong những nghiên cứu đầu tiên về sinh vật biển ở vùng biển Tây Nam
Bộ là nghiên cứu về khu hệ cá biển, đã được công bố trong các cơng trình của
Pellegrin (1905) và Chabanaud (1926).
Từ năm 1961 đến 1971 dưới sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên Hợp
quốc (UNDP) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) các
nghiên cứu ngư nghiệp đã được tiến hành vì mục tiêu phát triển nghề cá Nam Việt
Nam. Đó là hoạt động khảo sát của Kyokuyo Co Ltd. với 2 tầu Kyoshin Maru số 52

(1000CV) và tầu Hữu nghị. Kết quả đánh cá thí nghiệm trong những năm 1969-1971
đã chứng minh rằng nguồn lợi cá biển ở phía Đơng vịnh Thái Lan, tức vùng thềm lục
địa Việt Nam có năng suất đánh bắt thường cao hơn phía thềm lục địa Thái Lan [19].
Cùng với các hoạt động trên, sự hợp tác giữa viện Hải dương Scripps California với
chính quyền Sài Gịn đã tiến hành điều tra cơ bản về các điều kiện tự nhiên và đánh
giá nguồn lợi thủy sinh vật Biển Đông và vịnh Thái Lan. Kết quả cũng được tổng kết
trong ấn phẩm “Scientific result of marine investigation of the South China Sea and
the Gult of Thailand 1959-1961” [41].
Sau năm 1975, những nghiên cứu về nguồn lợi sinh vật ở vùng biển Tây Nam
Bộ được thực hiện ít hơn. Rất nhiều chương trình biển đã được triển khai, tuy nhiên
phạm vi nghiên cứu thường không bao gồm vùng biển Tây Nam Bộ. Đến năm 1996,
dưới sự tài trợ của chính phủ Đan Mạch, dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt
Nam, giai đoạn I” (1996-1999) đã được thực hiện. Trong năm 1996-1997, dự án đã
thực hiện 2 chuyến điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo đáy (trên tàu HL-408 B)
ở vùng biển Việt Nam, tuy nhiên vùng biển Tây Nam Bộ cũng chưa được điều tra,
nghiên cứu. Một trong những nội dung quan trọng đã được dự án triển khai ở vùng
biển Tây Nam Bộ là thí điểm thu thập số liệu sinh học nghề cá, gồm thành phần sản
lượng, thành phần lồi, các thơng tin sinh học của các đối tượng khai thác chính của
các loại nghề khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ. Kết thúc giai đoạn I của dự án, kết
quả điều tra, nghiên cứu đã cung cấp những thông tin cơ bản về hoạt động nghề cá ở
vùng biển này. Giai đoạn II của dự án được thực hiện từ năm 2000 đến 2005 [1]. Dự
11


án đã kết hợp với đề tài “Nghiên cứu thăm dị nguồn lợi hải sản và lựa chọn cơng
nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ (2000-2002)” [23] và dự án
“Điều tra cơ bản nguồn lợi hải sản và điều kiện môi trường các vùng trọng điểm phục
vụ mục tiêu phát triển lâu bền ngành hải sản vùng gần bờ biển nước ta (1997-2003)”
tiến hành điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy và gần đáy bằng tàu lưới kéo đáy (giã
tôm và giã cá) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Kết quả thu

được đã đánh giá được hiện trạng nguồn lợi hải sản sống đáy và gần đáy, nguồn lợi
giáp xác ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Đơng Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Có thể nói đây là dự
án điều tra đánh giá nguồn lợi và khai thác hải sản có quy mơ lớn nhất từ trước đến
nay ở nước ta. Danh sách thành phần loài thu được của dự án đã bổ sung một số loài
hải sản vào danh mục cá biển Việt Nam, đồng thời kết quả phân tích biến động thành
phần sản lượng của loài đã tạo cơ sở khoa học cho việc xác định mức độ nguy cấp
của một số loài hải sản ở biển Việt Nam trong đó có vùng biển Tây Nam Bộ.
Năm 1997 - 1998, Chương trình hợp tác Việt Nam - Thái Lan đã tiến hành
điều tra nguồn lợi sinh vật biển ở vùng chồng lấn vịnh Thái Lan, khu hệ thủy sinh vật
ở khu vực này cũng đã được phân tích. Các kết quả này đã đóng góp một phần quan
trọng vào việc xây dựng tổng quan nguồn lợi hải sản biển Việt Nam. Ngoài ra, nhiều
báo cáo khoa học đã được công bố về đánh giá nguồn lợi, khả năng khai thác, đặc
điểm sinh học chủ yếu của một số lồi hải sản có giá trị kinh tế.
Năm 2003, Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá
trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá nục, cá trích, cá cơm, cá
bạc má, ...) ở biển Việt Nam”, phạm vi nghiên cứu bao gồm cả vùng biển Tây Nam
Bộ [14].
Năm 2005, Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá
rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số lồi hải sản có
giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền
vững nguồn lợi” [12]. Ở vùng biển Tây Nam Bộ, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát
12


đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô tại các đảo Phú Quốc, Hòn Thơm, Nam Du. Kết quả
điều tra đã cung cấp những thông tin cơ bản về nguồn lợi cá rạn tại các khu vực đã
điều tra, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các khu bảo tồn biển ở Tây Nam Bộ.
Cũng trong thời gian này (2005), Bộ Thủy sản cũng đã phê duyệt thực hiện đề tài
“Đánh giá nguồn lợi cá cơm (Stolephorus spp.) ở vùng biển Tây Nam Bộ và đề xuất
giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý” (Đặng Văn Thi, 2007). Viện Nghiên cứu Hải sản

là đơn vị được giao thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được
trữ lượng nguồn lợi cá cơm ở vùng biển Tây Nam Bộ, ước tính khoảng 120 ngàn tấn.
Cá cơm mõm nhọn, cá cơm sọc xanh và cá cơm thường là những loài chiếm ưu thế
trong tổng nguồn lợi cá cơm với tỉ lệ tương ứng là 60,1%; 21,2% và 12,1% về trữ
lượng. Cá cơm ấn độ có trữ lượng ít nhất, ước tính khoảng 3,5 ngàn tấn; chiếm 2,9%
về trữ lượng và 0,3% về số lượng cá thể.
Hiện nay, hai dự án nghiên cứu thuộc đề án 47 thực hiện điều tra tổng thể
nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam bao gồm: “Dự án điều tra hiện trạng và biến
động nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam”(I.8) và “Dự án điều tra hiện trạng và
biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam” (I.9) đang trong giai đoạn thực hiện cuối
cùng. Phạm vi nghiên cứu của cả hai đề tài này đều bao gồm cả khu vực biển Tây
Nam Bộ, trong đó, dự án I.8 nghiên cứu trong khu vực ven bờ và có các khu vực
trùng với phạm vi của nghiên cứu này.

13


3. Điều kiện tự nhiên và nghề cá khu vực nghiên cứu
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Chế độ khí áp
Đặc trưng cơ bản của khí áp vùng biển này là khí áp cận xích đạo, khí áp tương
đối thấp và ít biến động.
Vùng biển Kiên Giang - Cà Mau là một hợp phần thuộc khu vực đồng bằng
Nam Bộ. Sự chênh lệch khi áp giữa các nơi trong khu vực là không đáng kể, thường
dưới 1mb. Số liệu thống kê nhiều năm của các đài, trạm khí tượng trong khu vực cho
thấy: hầu như mọi nơi đều có trị số khí áp trung bình năm xấp xỉ 1,01 mb và có biến
trình năm tương đối rõ rệt, cao trong mùa khơ (mùa gió Đơng Bắc) và thấp trong mùa
mưa (mùa gió Tây Nam). Sự biến động của khí áp vùng biển Kiên Giang - Cà Mau
rất nhỏ. Biên độ năm của khí áp trung bình chỉ 4-5 mb, thấp hơn nhiều so với các tỉnh
miền Bắc và miền Trung nước ta.

Vùng biển miền Tây Nam Bộ cùng nằm trong chế độ khí hậu nhiệt đới gió
mùa và hoạt động của bão Tây Thái Bình Dương thường phát sinh ở phía Đơng
Philippines. Chế độ gió mùa chịu ảnh hưởng một phần của gió Tây Nam nhưng thời
gian có ngắn hơn và ít biến động hơn so với gió mùa đơng bắc, đặc biệt là vào thời
kỳ gió mùa Tây Nam, vùng biển này khơng bị oi bức của hiện tượng gió Lào như ở
Bắc Bộ và Trung Bộ [27].
3.1.2. Đặc điểm về khí tượng
a. Chế độ gió
Vùng biển Tây Nam Bộ hàng năm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đơng
Bắc và Tây Nam; mùa gió Đơng Bắc (mùa khơ) bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến

14


tháng 4 năm sau, gió mùa Tây Nam (mùa mưa) kéo dài từ tháng 6 cho đến tháng 9.
Các tháng 5 và 10 là thời kỳ chuyển tiếp của hai mùa gió.
Trong mùa khơ, hướng gió chủ yếu là hướng Đơng chiếm tần suất lớn nhất.
Hướng gió thịnh hành trong mùa mưa là hướng Tây và Tây Nam trùng với hướng gió
mùa khu vực. Tốc độ gió trong mùa gió Đơng Bắc trung bình từ 3- 4 m/s, mạnh nhất
khoảng 14-16 m/s.Tốc độ đó trung bình trong mùa mưa là 4-5 m/s mạnh nhất là 1820 m/s, khi có bão tốc độ có thể lớn hơn. Đây là vùng biển rất ít khi có bão, thuận lợi
cho cơng việc khai thác, bảo tồn và phát triển nuôi trông thủy sản [27].
b. Nhiệt độ khơng khí
Vùng biển Kiên Giang - Cà Mau nằm trong vĩ độ thấp có nguồn năng lượng
bức xạ dồi dào, chịu ảnh hưởng của các khối không khí nóng ẩm của biển nhiệt đới,
vì vậy khí hậu ở đây quanh năm có nền nhiệt cao ít thay đổi trong năm và cũng ít biến
động theo mùa. Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm đều đạt 26,5 oC - 27,0 oC.
Hàng năm tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, nhiệt độ khơng khí trung bình từ 24 oC đến
25oC. Sang tháng 2, nhiệt độ tăng nhanh và đạt giá trị cực đại vào khoảng từ tháng 4
tháng 5 với nhiệt độ trung bình từ 20,5 oC đến 28,5 oC. Từ tháng 5 nhiệt độ bắt đầu
giảm chậm cho đến giữa tháng 11, sau đó đạt cực tiểu vào tháng12 [27].

c. Chế độ mưa
Mùa mưa ở vùng biển Kiên Giang - Cà Mau bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc
vào tháng 11, trung bình kéo dài từ 170 - 200 ngày. Nhìn chung ở vùng biển ven biển
Tây Nam Bộ mùa mưa thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn các vùng khác
từ 10 đến 15 ngày. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu trong mùa mưa, trong
thời kỳ này trung bình lượng mưa và từ 100 đến 150 ngày mưa với lượng mưa từ
1500 – 2300 nm, chiếm 90% tổng lượng mưa của cả năm [27].

15


3.1.3. Đặc điểm thủy văn biển
a. Dòng chảy
Về tổng thể, hồn lưu trong vịnh Thái Lan có cấu trúc phức tạp, trong đó hình
thái cuộn xốy là phổ biến nhất. Sự tồn tại ổn định của các xoáy trong vịnh chứng tỏ
chế độ hồn lưu trong vịnh Thái Lan có tính độc lập và khép kín.
Ảnh hưởng của Biển Đơng đến vịnh Thái Lan trong mùa gió Đơng Bắc là rất
đáng kể so với mùa gió Tây Nam. Chính ảnh hưởng này đã phá vỡ tính đối xứng
trong chế độ hoàn lưu trong nước của vịnh Thái Lan trong hai mùa khí hậu mùa nói
trên. Tháng 4 là tháng chuyển tiếp từ hồn lưu thuộc mùa gió Đơng Bắc sang mùa
gió Tây Nam và tháng 10 là tháng chuyển tiếp hồn lưu thuộc mùa gió Tây Nam
trong mùa gió Đơng Bắc.
* Mùa gió Tây Nam
Hướng dịng chảy tầng mặt và tầng đáy tại phần phía Tây Bắc vịnh gần trùng
nhau. Điều này có nghĩa khả năng tải vật chất (trong đó có các chất bẩn) từ phía Tây
sang phía Đơng vịnh vào mùa này là rất lớn.
Dịng chảy có hướng Tây Bắc - Đông Nam tới gần mũi Cà Mau một phần nước
được đưa vào vùng biển phía Đơng Nam Bộ cịn phần lớn được đưa lại vịnh tạo nên
hồn lưu phép kín ở trong vịnh theo chiều kim đồng hồ.
* Mùa gió Đơng Bắc

Vào mùa khơ, trừ dải ven sát bờ biển tỉnh Kiên Giang - Cà Mau hoàn lưu tại
vùng biển Tây Việt Nam có chiều ngược kim đồng hồ.
Gió mùa Đơng Bắc và dịng chảy triều đã tạo nên một vịng tuần hồn khép
kín bao gồm vùng nước trồi và vùng nước chìm địa phương. Nước từ vùng biển miền
16


Đông Nam Bộ một phần đi vào Vịnh Thái Lan có hướng Đơng Nam- Tây Bắc tạo
thành hồn lưu có chiều ngược với gió mùa Tây Nam [27].
b. Nhiệt độ nước biển
Vịnh Thái Lan nói chung và biển Kiên Giang - Cà Mau nói riêng đều nằm
trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hai hệ thống gió mùa chính nằm trong năm
là Đơng Bắc và Tây Nam đã có ảnh hưởng đến sự biến động chế độ nhiệt khơng khí
và nước vùng ven biển.
Dưới tác động của nhiệt khí quyển, chế độ nhiệt nước biển cũng phụ thuộc vào
các mùa thời tiết trong năm. Chế độ nước biển trong vùng này ngoài sự chịu tác động
trực tiếp của việc hấp thụ nhiệt khí quyển thì ảnh hưởng của hoàn lưu nước cũng rất
đáng kể. Vào thời kỳ mùa khô nước từ biển Đông đi vào vịnh Thái Lan dọc theo bờ
biển Cà Mau - Kiên Giang đi lên phía Bắc dịng nước mang theo nhiệt độ thấp, độ
mặn cao đã làm cho vùng biển ven bờ có nhiệt độ giảm và càng ra giữa Vịnh thì nhiệt
độ càng tăng.
Kết quả điều tra nghiên cứu nhiều năm của Viện Nghiên cứu Hải sản cho thấy
vào các tháng trong mùa khô (từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 2 năm sau) nhiệt
độ nước tầng đáy thường có giá trị bằng hoặc cao hơn tầng mặt. Nhiệt độ nước đạt
thấp nhất là vào khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau và cao nhất vào
khoảng tháng 3 đến tháng 5 trong năm. Sự biến thiên nhiệt độ nước trong một ngày
đêm ở những vùng khác nhau và vào những thời điểm khác nhau thì cũng khác nhau.
Vào đầu mùa khô, nhiệt độ nước thay đổi cơ bản tầng mặt (từ 0 - 5 m) nhiệt độ cao
nhất quan sát được vào quãng thời gian từ 13 - 15 giờ và thấp nhất từ 5 - 7 giờ trong
ngày. Nhiệt độ nước ở tầng đáy ít thay đổi thường lớn hơn tầng mặt. Độ chênh lệch

nhiệt độ giữa mặt và đáy ở mỗi vùng khác nhau, chỉ số dao động trong khoảng từ 1,0
- 1,5oC. Vào thời kì mùa khô nhiệt độ tầng mặt dao động khá lớn, thấp nhất quan trắc
được vào khoảng 26oC và cao nhất là 30,6 oC, nhiệt độ trung bình khoảng từ 27 - 28
o

C. Nhìn chung, các đường đẳng nhiệt gần như đồng nhất từ mặt xuống đáy.
17


×