Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thỏa hiệp là một phần của việc lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.03 KB, 2 trang )

Thỏa hiệp là một phần của việc lãnh đạo
Từ điển Webster’s New World định nghĩa thỏa hiệp (compromise) là “một sự dàn
xếp mà ở đó mỗi bên từ bỏ một số yêu cầu của mình hoặc nhượng bộ bên kia”. Thật
không may, thỏa hiệp đã trở thành một thuật ngữ mang ý nghĩa xấu, một điều gì đó
tương tự như sự phản bội.

Trên thực tế, thỏa hiệp có nghĩa là giải quyết vấn đề, hoặc như từ điển Webster
giải thích ở nghĩa thứ hai, “một sự điều chỉnh những nguyên tắc trái ngược
nhau”. Vì một sự thỏa hiệp như thế là cần thiết để mọi việc được giải quyết,
không phải chỉ trong chính phủ mà cả trong khu vực tư nhân.

Thỏa hiệp là cần thiết đối với mọi quá trình đàm phán. Ảnh: Corbis

Điều này có thể là sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Thỏa hiệp là cần
thiết đối với mọi quá trình đàm phán. Dưới đây là ba cách để có được sự thỏa
hiệp hợp lý.
Nghĩ về kết quả đàm phán. Khi các bên tham gia đàm phán, họ tìm kiếm những
yếu tố có lợi nhất cho phe mình. Điều này rất tự nhiên nhưng nó lại bỏ qua nhu
cầu của phe bên kia. Khi đàm phán rơi vào bế tắc, cần phải thận trọng xem xét
quan điểm của phía bên kia. Cách tốt để làm điều này là xem xét những điều mà
cả hai bên cùng muốn.
Tìm một sân chung. Nhận thức rằng kết quả đem đến cho các nhà đàm phán
một xuất phát điểm mới cho những gì họ mong muốn đạt được. Từ đó nó trở
thành một quy trình đàm phán, và dần dần sẽ tiến vào giữa. Điều này có nghĩa là
cả hai bên cần từ bỏ một thứ để có được một thứ khác.
Sự cùng hy sinh là một thuật ngữ có ý nghĩa nhất; cần phải có một “nỗi đau
chung” mà nhờ đó hai bên có được một quyền lợi do bên kia đem lại không chỉ
trong kết quả đàm phán mà còn trong cả quá trình đàm phán.
Đề cao sự kết hợp. Quá nhiều cuộc đàm phán đã kết thúc như một trò chơi
tổng bằng không, có nghĩa là, người chiến thắng sẽ có được tất cả. Điều đó có
thể có tác dụng đối với những giao dịch một lần, như là mua bán ô tô, nhưng nó


sẽ không bền vững trong một tổ chức. Bạn muốn dành cho phía bên kia một
điều gì đó, ít nhất thì cũng là sự tôn trọng.
Thất bại trong việc đó sẽ dẫn đến sự oán thù lẫn nhau, thổi bay những mục tiêu
của tổ chức và tạo ra xích mích làm cho sự việc càng khó giải quyết hơn, chứ
chưa nói đến đàm phán trong tương lai.
Bạn có thể bị thỏa hiệp quá mức không? Tất nhiên. Điều này thường xảy ra khi
người ta muốn tránh sự mâu thuẫn; họ lùi lại đề phục tùng các cá nhân và kết
thúc ở việc hủy hoại nguyên tắc của tổ chức do không khiến các cá nhân chịu
trách nhiệm đối với các hành vi của mình.
Thỏa hiệp, một cách tổng thể, mang nghĩa tích cực. Và khi chúng ta mổ xẻ nó
như một quy trình, chúng ta sẽ thấy đó là một nghệ thuật hơn là một khoa học.
Nghệ thuật thỏa hiệp đến từ tư duy sáng tạo về các cách thức thuyết phục phe
kia. Nó cũng đến từ việc cố gắng hiểu được ý dịnh của đối phương và chuyển
chúng thành đồng minh của mình.
Điều đó không phải lúc nào cũng có thể, nhưng khi lợi ích là lớn và tình huống là
quan trọng, thỏa hiệp là hành động của sự uyển chuyển linh hoạt để mang mọi
người đến gần nhau hơn.
- Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing -

Minh Phương dịch

×