Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.49 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo&PTNT CHI
NHÁNH THĂNG LONG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Thăng Long
Sở giao dịch I (SGD I) là một bộ phận của Trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt
Nam và là một chi nhánh trong hệ thống NHNo, có trụ sở tại số 4 đường Phạm Ngọc
Thạch,quận Đống Đa, Hà Nội.
Sở giao dịch I NHNo&PTNT được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày
16/03/1991 của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam với chức năng chủ yếu là đầu mối để
quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện thí điểm văn bản, chủ trương của
ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống, trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Hà
Nội, cho vay đối với các công ty lớn về nông nghiệp như: Tổng công ty rau quả, công ty
thức ăn gia súc … Ngày 01/04/1991, SGD I chính thức đi vào hoạt động. Lúc mới
thành lập, SGD I chỉ có hai phòng ban: Phòng Tín dụng và Phòng Kế toán cùng một Tổ
kho quỹ.
Năm 1992, SGD I được sự uỷ nhiệm cuả Tổng giám đốc NHNo đã tiến hành thêm
nhiệm vụ mới đó là quản lý vốn, điều hoà vốn, thực hiện quyết toán tài chính cho 23
tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Trong các năm từ 1992 – 1994 việc thực
hiện tốt nhiệm vụ này của SGD I đã giúp thực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của 23 tỉnh, thành phố phía Bắc. Từ cuối năm 1994,SGD I thực
hiện nhiệm vụ điều chỉnh vốn theo lệnh của NHNo và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên
địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng
nội tệ, ngoại tệ sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần
kinh tế.
Ngoài ra, SGD I còn có các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các
thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh
doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu … và ngày càng khẳng định tầm
quan trọng của mình trong hệ thống NHNo Việt Nam.
Từ ngày 14/4/2003, SGD I đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.


Theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT – TCCB, ngày 12/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng
quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc chuyển và đổi tên Sở giao dịch NHNo&PTNT
I thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long
 Bộ máy tổ chức
- Giám đốc
- Các phó giám đốc
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
o Phòng kế toán tổng hợp
o Phòng tín dụng
o Phòngkế toán ngân quỹ
o Phòng hành chính và nhân sự
o Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
o Phòng kinh doanh ngoại hối
o Phòng dịch vụ và marketing
o Phòng điện toán
- Phòng giao dịch trực thuộc
- Chi nhánh loại 3
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long có: 10 phòng
nghiệp vụ, 9 chi nhánh cấp 2, 2 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp 1, 5 phòng
giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp 2.
Chi nhánh Thăng Long có 5 chi nhánh ngân hàng cấp 2 loại 4; 4 chi nhánh ngân
hàng cấp 2 loại 5, 2 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long
và 3 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp 2 loại 4.
 Mạng lưới hoạt động
Chi nhánh cấp 2
+ Chi nhánh Tây Sơn + Điểm giao dịch 156 phố Tây Sơn
+ Chi nhánh Trung Yên + PGD Số 1
+ Chi nhánh Định Công + PGD Nguyễn Phong Sắc
+ Chi nhánh Láng Thượng + PGD Kim Đồng

+ Chi nhánh Chợ Mơ + PGD Trương Định
+ Chi nhánh Nguyễn Khuyến + PGD Số 2
+ Chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu + PGD Số 3
+ Chi nhánh Hàm Long + PGD Nguyễn Chí Thanh
+ Chi nhánh Phan Đình Phùng + PGD Hàng Gà
+ PGD Bờ Hồ
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây
 Tình hình huy động vốn
Với đặc điểm trong kinh doanh đó là đi vay để cho vay nên huy động vốn là một
trong các nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của ngân hàng, đó là tiền đề, là cơ sở quyết
định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý,
chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Công tác nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng, quyết định các hoạt động kinh
doanh khác của ngân hàng. Nó không những tạo nguồn cho hoạt động cho vay mà còn
ảnh hưởng đến giá cả, thời hạn của khoản vay, là những yếu tố mang tính cạnh tranh
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động từ năm 2005 đến 2006
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006

m
200
7
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ

trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tổng
nguồn
vốn 7.451 100% 8.221 100% 10.518 100%

cấu
nguồn
vốn
theo
kỳ hạn
NV
KKH
và <12
tháng 5390
65,56
% 6.668 63%
NV có
kỳ hạn
từ 12
tháng
đến <
24
tháng

2830
34,44
%

1.796 17%
NV có
kỳ hạn
24
tháng
trở lên 2.053 20%
Phân
theo
đồng
tiền
Nội tệ 6.286
84,36
% 6.854
83,37
% 9.655 91,8%
Ngoại
tệ 1.165
15,64
% 1.367
16,63
% 863 8,2%
Phân
theo
thành
phần
kinh
tế
Tiền
gửi
dân cư 1.395

18,72
% 1.603
19,50
% 1.602 15%
Tiền
gửi tổ
chức
kinh
tế, xã
hội 4.854
65,15
% 5.978
72,72
% 7.960 76%
Tiền
gửi,
tiền
vay
khác 1.202
16,13
% 639 7,78% 956 9%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo chi nhánh Thăng Long)
Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh qua các năm có sự tăng
trưởng, có nghĩa là tình hình huy động vốn của chi nhánh được nâng cao cả về số lượng
và chất lượng.
Tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm, từ 7.451 tỷ năm 2005 lên 8.221 tỷ
năm 2006 (tăng 770 tỷ (10%) so với năm 2005, đạt 108% kế hoạch năm), và lên đến
10.518 tỷ đồng năm 2007 (tăng 2.297 tỷ VNĐ (28%) so với năm 2006, đạt 131% kế
hoạch năm), đó là một bước nhảy vọt trong công tác huy động vốn của chi nhánh.
Vốn huy động chủ yếu là VNĐ với 6.854 tỷ đồng năm 2006 và tăng lên 9.655 tỷ

năm 2007 và luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn huy động (91,8%). Nguồn vốn
này chủ yếu được huy động từ các tổ chức kinh tế, xã hội và dân cư, và một phần không
nhỏ từ vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức khác.
Riêng năm 2007, cùng sự tăng trưởng tổng tài sản có lớn nhất từ trước đến nay của
NHNo&PTNT Việt Nam (20 tỷ), chi nhánh Thăng Long cũng đã đạt nguồn vốn lớn
nhất từ trước tới nay, 10.518 tỷ VNĐ, vượt 2.484 tỷ VNĐ (31%) so với kế hoạch năm,
tổng vốn huy động tăng đến 28% so với năm 2006. Trong nguồn vốn 10.518 tỷ VNĐ
có:
 1.602 tỷ VNĐ huy động từ tiền gửi và tiết kiệm dân cư, chiếm tỷ trọng 15% tổng
nguồn vốn, trong đó ngoại tệ quy đổi: 558 tỷ VNĐ.
 7.960 tỷ VNĐ huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó có một số
khách hàng lớn như là:Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Cục vô tuyến điện, Công ty
viễn thông liên tỉnh, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, một số dự án
từ các Bộ, Ngành … chiếm tỷ trọng: 76% tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ quy
đổi: 291 tỷ VNĐ.
 956 tỷ VNĐ huy động từ các TCTD và các nguồn khác, chiếm tỷ trọng 9% tổng
nguồn vốn, trong đó ngoại tệ quy đổi: 14 tỷ VNĐ. Nguồn từ TCTD khác nhận về
cuối năm chủ yếu nhằm góp phần cân đối vốn nhưng tháng cuối năm của toàn hệ
thống theo văn bản 4098/NHNo – KHTH ngày 6/12/2007 của Tổng giám đốc
NHNo7PTNT Việt Nam.
Nguồn vốn tuy tăng trưởng cao về cuối năm tuy nhiên do Chi nhánh Thăng Long là
đơn vị đầu mối thanh toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nguồn vốn thường tăng lớn
về cuối tháng, cuối năm nên tính chất nguồn vốn không ổn định.
Quan sát biểu đồ nguồn vốn thực hiện so kế hoạch năm 2007 bên dưới:
 Tình hình sử dụng vốn
Song song với nghiệp vụ nguồn vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có một vai trò hết
sức quan trọng, quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Từ năm 2000 trở về trước, hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung vào huy động
nguồn vốn, hoạt động tín dụng bị hạn chế. Thu nhập chủ yếu được tạo ra từ nguồn vốn
và hưởng phí thừa nguồn. Để tạo thu nhập lớn, ổn định và chủ động hơn, Chi nhánh đã

thực hiện tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng theo chỉ đạo của
NHNo&PTNT Việt Nam. Từ năm 2000 dư nợ chỉ đạt 525 tỷ VNĐ, đến năm 2007 đạt
3.563 tỷ VNĐ, trong đó:
 Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước: 1.544 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 43% tổng dư nợ,
trong đó có các khách hàng lớn: Tổng công ty chè, Tổng công ty chăn nuôi,
Công ty vật tư nông sản, Công ty lắp máy và phụ tùng, …
 Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1.339 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 38% tổng
dư nợ, trong đó có một số khách hàng lớn: Công ty TNHH Âu Lạc, Công ty
TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp, …
 Dư nợ hộ gia đình và cá nhân: 413 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 12% tổng dư nợ
 Hợp tác xã: 6 tỷ VNĐ
 Dư nợ khác: 261 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 7% tổng dư nợ

Bảng thống kê dư nợ tại chi nhánh trong 3 năm:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Dư nợ DNNN 1037 40,78% 950 31,29% 901 25,28%
Ngắn hạn 692 22,79% 693 19,44%
Trung hạn 89 2,93% 75 2,1%
Dài hạn 169 5,57% 133 3,73%
Dư nợ DNNQD 1024 40,27% 970 31,95% 1339 37,57%
Ngắn hạn 526 17,33% 1052 29,52%
Trung hạn 103 3,39% 130 3,65%
Dài hạn 341 11,23% 157 4,41%
Dư nợ HTX 6 0,17%
Ngắn hạn 3 0,08%
Trung hạn 3 0,08%
Dài hạn

Hộ gia đình cá thể 482 18,95% 462 15,22% 413 12,09%
Ngắn hạn 340 11.20% 329 9,23%
Trung hạn 120 3,95% 83 2,33%
Dài hạn 2 0,06% 1 0,03%
Dư nợ khác 262 7,35%
Ngắn hạn 189 5,3%
Trung hạn 73 2,05%
Dài hạn
Dư nợ TCTD 654 21,54% 643 18,04%
Tổng cộng 2543 3036 3563
(Nguồn: Thống kê dư nợ qua các năm)
Tổng dư nợ tín dụng tăng khá mạnh qua các năm. Qua bảng trên ta thấy khách hàng
chủ yếu của chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ dư nợ đối với DNNN và
DNNQD lại giảm dần qua các năm. Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ thấp
hơn nhiều so với dư nợ ngắn hạn, đó là một hạn chế của tín dụng ở chi nhánh, nó làm
cơ cấu tín dụng của chi nhánh không ổn định, năm 2007 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ
trọng 64% tổng dư nợ.

×