Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đặt vấn đề nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.02 KB, 4 trang )

Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới
cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội
mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới
ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Nước ta đang bắt đầu thực hiện
các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Điều này tạo ra những ảnh
hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến
hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng
nói riêng.
Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, hoạt động tín
dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và
cơ cấu thu nhập. Tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những phương án, dự án cụ thể
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ phương án, dự án... đồng thời đem lại hiệu quả
về mặt xã hội. Đó là mong muốn của người cho vay, cũng như người đi vay, nhưng làm
thế nào để đạt được mục đích đó, quả thật là một vấn đề không hề đơn giản. Hơn nữa
tín dụng ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm, không rập khuôn, không máy móc,
nhưng cũng cần phải đảm bảo tính nguyên tắc cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
cụ thể theo đúng pháp luật và cơ chế hiện hành - ông Trần Văn Thuận, làm việc tại ngân
hàng công thương Bến Thuỷ với vấn đề trao đổi: “Một số suy nghĩ về đổi mới và
nâng cao chất lượng tín dụng”. Do đó, tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh
tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng
và đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Nhận thức
được điều đó, cùng với những kiến thức có được trong quá trình thực tập tại ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Kiều tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao
hiệu quả tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ninh Kiều”
thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tín dụng của ngân hàng từ đó đưa ra các
biện pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn


Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã đọc qua các tài liệu, sách báo có liên quan đến
hoạt động tín dụng của ngân hàng và đã được tham khảo đề tài tiểu luận tốt nghiệp của
sinh viên Nguyễn Thị Hồng Yến lớp Ngân hàng 4 với đề tài “Phân tích hoạt động tín
dụng và các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn quận Ninh Kiều”. Đề tài này tập trung nghiên cứu tình hình tín dụng
của ngân hàng qua 3 năm 2003 – 2005 mà chủ yếu là tập trung phân tích tình hình tín
dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHN
o
& PTNT Ninh Kiều. Như đã đề cập ở
phần sự cần thiết nghiên cứu đề tài nhận định của ông Trần Văn Thuận, làm việc tại
ngân hàng công thương Bến Thuỷ với vấn đề trao đổi: “Một số suy nghĩ về đổi mới
và nâng cao chất lượng tín dụng” là: “tín dụng ngân hàng là một hoạt động rất nhạy
cảm, không rập khuôn, không máy móc, nhưng cũng cần phải đảm bảo tính nguyên tắc
cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể theo đúng pháp luật và cơ chế hiện
hành”. Vì vậy cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay nói chung và thành phố
Cần Thơ nói riêng – nay đã trở thành thành phố trực thuộc trung ương với sự phát triển
nhanh chóng về kinh tế xã hội thì vấn đề tín dụng ngày càng trở nên quan trọng. Vấn đề
đặt ra là làm sao để đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong giai đoạn hiện nay cho phù hợp
với sự phát triển của nền kinh tế xã hội cũng như khả năng đáp ứng tín dụng của ngân
hàng NN và PTNT Ninh Kiều. Do đó em quyết định chọn đề tài này với việc phân tích
tín dụng của ngân hàng trong 3 năm 2005 - 2007 qua đó thấy được tình hình tín dụng
của ngân hàng, kết hợp với việc nghiên cứu tình hình phát triển, những biến động kinh
tế có liên quan đến hoạt động tín dụng trong những tháng đầu năm 2008 để đề ra biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho phù hợp với điều kiện cũng như kế
hoạch của ngân hàng trong năm 2008 và trong những năm sắp tới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Hiện nay, hoạt động dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn
thành phố Cần Thơ vẫn còn nhiều hạn chế về hình thức cấp tín dụng, về tính đa dạng
của các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là mức độ an toàn và khả năng mở rộng tăng trưởng

tín dụng. Trong khi đó, yêu cầu về vốn, về chất lượng dịch vụ tín dụng ngày càng cao,
áp lực cạnh tranh và hội nhập ngày càng lớn.Vì vậy, đề tài tập trung phân tích, đánh giá
hoạt động tín dụng từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị hợp lý, thích ứng với môi trường
kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng, phát huy được các thế mạnh, khắc
phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Kiều.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung như trên, ta có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh
Kiều và mục tiêu, phương hướng kinh doanh của ngân hàng năm 2008.
- Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Ninh Kiều qua 3 năm 2005 – 2007 theo thời hạn tín dụng.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Ninh Kiều qua 3 năm 2005 – 2007.
- Phân tích những biến động ảnh hưởng đến tình hình hoạt động tín dụng của
NHNN & PTNT Ninh Kiều trong những tháng đầu năm 2008.
- Đề ra các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Kiều trong những năm sắp tới theo mục tiêu
phương hướng đề ra năm 2008 của ngân hàng và xu hướng phát triển chung của ngành
ngân hàng theo phương châm “bền vững, an toàn và hiệu quả”.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian nghiên cứu
- Luận văn này được thực hiện trên số liệu và tài liệu tại Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Ninh Kiều.
- Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành tại Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Ninh Kiều phòng giao dịch An Bình, cụ thể là phòng tín dụng. Trong
thời gian thực tập kết hợp nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu cung cách làm việc, quy trình
làm việc của ngân hàng.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu:
Hoạt động tín dụng là một hoạt động sống còn và thường xuyên của các ngân

hàng. Để có thể phân tích được chính xác tình hình tín dụng của ngân hàng qua đó đưa
ra các biện pháp phù hợp với sự phát triển của ngân hàng trong điều kiện hiện nay em
đã chọn số liệu trong 3 năm gần đây nhất của ngân hàng từ 2005 – 2007 có thể phản
ánh đầy đủ về tình hình tín dụng của ngân hàng qua đó làm rõ vấn đề cần nghiên cứu
của luận văn.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2005 –
2007 bao gồm tình hình huy động vốn, tình hình sử dụng vốn vay, thu nợ của Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Kiều thông qua các báo cáo tài chính
của ngân hàng. Do đó đây cũng là các đối tượng nghiên cứu của luận văn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×