Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở sinh viên y dược trường cao đẳng Bách Khoa nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 99 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG. NGUYỄN THỊ XUYÊN. THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. HÀ NỘI – 2020.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG ---------------------------------------. NGUYỄN THỊ XUYÊN. THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 872 07 01. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. Nguyễn Thanh Bình. HÀ NỘI – 2020. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn. Nguyễn Thị Xuyên.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Thăng Long đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn là TS.BS Nguyễn Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận án. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo của Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, giáo viên, cộng tác viên, và toàn thể sinh viên tích cực hỗ trợ, hợp tác tham gia nghiên cứu. Để có được những thành quả ngày hôm nay không thể không kể đến bố, mẹ hai bên gia đình tôi đã sinh thành, chăm sóc, ủng hộ, động viên, tạo điều kiện hết mực để tôi không ngừng học tập. Xin chân thành cảm ơn gia đình đã hỗ trợ, động viên giúp tôi vượt qua khó khăn. Xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2020. Nguyễn Thị Xuyên. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nghĩa của từ viết tắt. Từ viết tắt BGH. Ban Giám hiệu. BV. Bệnh viện. CĐBK NSG. Cao đẳng Bách khoa NAM SÀI GÒN. ĐDĐK. Điều dưỡng đa khoa. KTC 95%. Khoảng tin cậy 95%. OR. Odds ratio :Tỷ số chênh. WHO YS. World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới Y sỹ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1 MỤC LỤC ......................................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... 7 DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ 8 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 1.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 4. 1.1.1 Khái niệm về mắt và tật khúc xạ ............................................... 4 1.1.2 Phân biệt cận thị và tật cận thị ................................................ 6 1.2. Phân loại cận thị......................................................................................... 7. 1.3. Biểu hiện của cận thị [9], [10] ................................................................... 7. 1.4. Cận thị học đường...................................................................................... 8. 1.4.1 Nguyên nhân gây cận thị học đường......................................... 8 1.4.2. Cách đánh giá cận thị học đường ............................................. 8 1.4.3 Tiêu chuẩn xác định cận thị học đường .................................... 9 1.5. Một số nghiên cứu về thực trạng cận thị trên thế giới và tại Việt Nam .... 9. 1.5.1 Trên thế giới .............................................................................. 9 1.5.2 Tại Việt Nam ........................................................................... 13 1.6. Một số yếu tố liên quan đến cận thị ......................................................... 16. 1.6.1 Cận thị trục (yếu tố di truyền) ............................................... 16 1.6.2 Cận thị khúc xạ (yếu tố môi trường):.................................... 18 1.7. Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Bách. khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh.................................................. 22 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................... 24. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 25 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 25. 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................... 25. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ............................................................. 25 2.1.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................ 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 25. 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu............................................................... 25 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................... 25 2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu ................................................................ 26 2.3. Phương pháp thu thập thông tin. .............................................................. 26. 2.3.1 Công cụ thu thập thông tin .................................................... 26 2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin ................................................... 26 2.3.3. Quy trình thực hiện ................................................................ 26 2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ........................... 28. 2.4.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................... 28 2.4.2. Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu .................................. 34 2.5. Phân tích và xử lý số liệu ......................................................................... 34 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục ................................................................. 35. 2.7.1. Sai số .................................................................................... 35 2.7.2. Biện pháp hạn chế sai số ...................................................... 35 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................... 36 2.8. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 37. Chương 3: KẾT QUẢ .................................................................................... 38 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu................................................................. 38 3.2. Thực trạng cận thị ở sinh viên ................................................................. 41 3.3. Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên ...................................... 47. Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 53 4.1. Thực trạng cận thị ở sinh viên ................................................................. 53. 4.2 Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên ......................................... 60. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 70.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> DANH MỤC CÁC BẢNG. Bảng 1. 1 Phân loại cận thị .................................................................................. 7 Bảng 2. 1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số .................... 28 Bảng 2. 2 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số ................... 30 Bảng 2. 3 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số ................... 31 Bảng 2. 4 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số ................... 30 Bảng 3. 1 Một số thông tin chung nghiên cứu ................................................... 38 Bảng 3. 2 Tiền sử mắc bệnh mắt và các thông tin khác của sinh viên .............. 39 Bảng 3. 3 Hành vi học tập ở trường của sinh viên ............................................. 40 Bảng 3. 4 Kết quả khám thị lực .......................................................................... 41 Bảng 3. 5 Thực trạng cận thị ở sinh viên ........................................................... 41 Bảng 3. 6 Thực trạng cận thị ở sinh viên tiếp theo ............................................ 42 Bảng 3. 7 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên .................. 43 Bảng 3. 8 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên .................. 44 Bảng 3. 9 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên .................. 45 Bảng 3. 10 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên ................ 46 Bảng 3. 11 Đặc điểm dân số học liên quan đến cận thị ở sinh viên ................... 47 Bảng 3. 12 Tiền sử gia đình và bản thân liên quan đến cận thị ở ....................... 48 Bảng 3. 13 Áp lực học tập liên quan đến cận thị ở sinh viên nghiên cứu .......... 49 Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa hành vi học tập và cận thị ở sinh viên .............. 50 Bảng 4. 1 Tình hình cận thị học đường tại các tỉnh thành Việt Nam qua các năm ...................................................................................................................... 57 Bảng 4. 1 Tình hình cận thị học đường tại các tỉnh thành Việt Nam qua các năm ...................................................................................................................... 57.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1 Mắt bình thường .................................................................................... 4 Hình 1. 2 Mắt cận thị............................................................................................. 6. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các tật về thị giác và gặp ở mọi lứa tuổi [4]. Xã hội ngày càng phát triển, trẻ em sớm được tiếp cận với những phương tiện máy móc tiện ích phục vụ học tập và nhu cầu giải trí nên số lượng người cận thị tăng cao và ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ cận thị và cận thị cao đang gia tăng trên toàn cầu với tốc độ đáng báo động, đã và đang trở thành vấn đề xã hội phổ biến. Theo ước tính trong năm 2016, trên toàn thế giới có khoảng 1,4 tỷ người mắc cận thị, tương ứng 22,9% [53] trong đó khoảng 163 triệu người (2,7% dân số thế giới) mắc cận thị nặng [50], [84]. Tại khu vực Châu Á, tỷ lệ mắc tật cận thị học đường đã và đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng theo từng năm và lan rộng ở nhiều quốc gia. Tại Trung Quốc tỷ lệ tật khúc xạ ở lứa tuổi 15 là 36% (nam) và 55% (nữ). Tại Singapore, tỷ lệ tật khúc xạ ở trẻ mẫu giáo, cấp 1, cấp 2 lần lượt là 8,6%, 32,4%, 79,3%. Nhật Bản cũng có tỷ lệ tật khúc xạ là 66% [47]. Qua đó, cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ khá cao, chiếm gần 1/3 dân số thế giới. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa tật khúc xạ vào danh sách những bệnh trọng tâm của chương trình thị giác 2020 [48]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tật khúc xạ học đường chiếm 30-40% số lượng học sinh, sinh viên [5]. Đặc biệt là ở thành phố, có nơi tỷ lệ này là 80%. Tật khúc xạ có thể gây ra lác, nhược thị làm giảm thị lực và mất mỹ quan của người bệnh. Cận thị nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến mù lòa vĩnh viễn như thoái hóa dịch kính võng mạc, bong võng mạc bên cạnh đó cận thị còn làm hạn chế sự nhanh nhạy trong học tập, thể lực phát triển yếu hơn, dễ bị tai nạn trong sinh hoạt đời sống, gây ảnh hưởng về mặt tinh thần như: mất thẩm mỹ, không tự tin trong giao tiếp [20]. Tuy vậy, tật khúc xạ hiện nay vẫn chưa được xã hội quan tâm đúng mức [8]..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. Theo báo cáo công tác phòng chống mù lòa năm 2006 tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc cận thị ở lứa tuổi học đường dao động từ 10% - 12% ở học sinh nông thôn và từ 17% - 25% ở học sinh thành thị [32]. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ cận thị đã lên tới 40% - 50% trong các học sinh tại khu vực thành thị [18]. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ cận thị cao, và tỷ lệ cận thị có xu hướng gia tăng nhanh chóng [7], [15]. Ngoài yếu tố di truyền bẩm sinh, lối sống và thói quen sinh hoạt là nguyên nhân dẫn đến cận thị. Tốc độ phát triển nhanh của xã hội đã tạo nhiều điều kiện để con người tiếp xúc với các phương tiện điện tử đa dạng, đặc biệt là ở giời trẻ đã làm tăng việc sử dụng mắt nói chung và nhất là tăng mức độ nhìn gần nói riêng khiến thị lực của trẻ giảm dần gây ra tật cận thị [6], [16]. Cận thị học đường là vấn đề rất cần được quan tâm, vì học sinh chính là nguồn lao động tương lai của đất nước. Ngoài những tác hại về sức khỏe, chi phí liên quan đến điều trị tật khúc xạ cũng là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Là một bệnh khó điều trị được nhưng có thể phòng ngừa được, tỷ lệ cận thị học đường cao cho thấy nhận thức của cộng đồng về các biện pháp can thiệp, dự phòng nhằm giảm tỷ lệ cận thị chưa được quan tâm. Do đó, trong chương trình "Thị giác năm 2020" Tổ chức Y tế thế giới đã xếp tật khúc xạ là một trong năm nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù lòa toàn cần [55], [58], [59]. Măc ̣ dù đã có những nghiên cứu về vấn đề cận thị học đường và các yếu tố liên quan trên lứa tuổi học sinh nhưng nghiên cứu trên đối tượng sinh viện hiện tại vẫn còn rất ít nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở Sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn năm 2020” với hai mục tiêu nghiên cứu sau:. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3. 1. Mô tả thực trạng cận thị ở Sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Hồ Chí Minh năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến cận thị của đối tượng nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 4. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm về mắt và tật khúc xạ Mắt chính thị là mắt bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi và không có điều tiết thì các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ được hội tụ trên võng mạc.. Hình 1. 1 Mắt bình thường. Mắt bình thường là mắt có tiêu điểm sau của các tia sáng rơi đúng trên võng mạc, nên mắt nhìn được các vật ở gần và xa. Thị lực luôn lớn hơn hoặc bằng 10/10. Hệ quang học của cả mắt cận thị có lực khúc xạ quá mạnh hoặc trục nhãn cầu của bệnh nhân quá dài nên điểm hội tụ của các tia sáng song song từ vật sau khi đi qua hệ quang học sẽ nằm trước võng mạc làm cho mắt nhìn vật bị mờ và nhỏ hơn bình thường. Điều chỉnh cận thị bằng thấu kính lõm (phân kỳ) có tiêu điểm ở đúng viễn điểm của mắt cận thị. Viễn điểm của mắt cận thị là một điểm thực ở cự ly trước mắt [37]. Xét trên phương diện quang học có thể xem con mắt như một máy chụp ảnh, trong đó vật kính là hệ thống: giác mạc – thủy tinh thể, màng chắn là mống mắt và phim là võng mạc. Để nhìn rõ một vật đòi hỏi hình ảnh của vật phải rơi đúng trên võng mạc, đây là sự hài hòa giữa các yếu tố quang học của. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 5. mắt như giác mạc, thủy tinh thể, các chất dịch trong mắt, trục nhãn cầu… Trong quá trình hình thành và phát triển của những yếu tố quang học này nếu có sự cố, trục trặc thì sẽ dẫn đến những khiếm khuyết về khúc xạ mà ta thường gọi là tật khúc xạ [17]. Thị lực: là khả năng nhận thức rõ chi tiết, hay nói cách khác là khả năng mắt phân biệt được hai điểm riêng biệt. [10], [43]. Phân loại mức độ thị lực của tổ chức Y tế Thế giới [42]: Thị lực > 7/10: Bình thường Thị lực > 3/10 - 7/10: Giảm Thị lực ĐNT 3m - 3/10: Giảm nhiều Thị lực < ĐNT 3m: Mù Tật khúc xạ: mắt có tật khúc xạ khi nhìn một vật ở vô cực các tia sáng song song từ vô cực đến mắt sẽ hội tụ trước hoặc sau võng mạc. Tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị [10], [19]. Tật khúc xạ được chia làm hai loại [41]: -. Tật khúc xạ hình cầu (cận thị, viễn thị): cận thị là tình trạng hình. ảnh của vật được hội tụ phía trước võng mạc, người mắc cận thị muốn nhìn rõ vật phải đưa vật lại gần hay gọi theo cách khác là mắt nhìn gần. Viễn thị là tình trạng hình ảnh của vật được hội tụ phía sau võng mạc, người mắc viễn thị muốn nhìn rõ vật phải đưa vật ra xa hay gọi theo cách khác là mắt nhìn. -. Tật khúc xạ không phải hình cầu (loạn thị): loạn thị là tình trạng. hệ quang học của mắt có công suất khúc xạ không đều trên các kinh tuyến khác nhau. Loạn thị có thể gặp do giác mạc, thể thuỷ tinh, võng mạc, chấn thương… Bình thường mặt giác mạc ở trung tâm có hình cầu giống như bề mặt một quả bóng. Nếu nó không có hình cầu thì mắt sẽ bị loạn thị, làm cho hình ảnh sẽ hội tụ ở hai điểm khác nhau, loạn thị có thể điều chỉnh được bằng kính phức hợp không phải hình cầu (kính trụ)..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 6. Cận thị: là mắt có độ hội tụ quá mạnh đối với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Mắt cận thị có viễn điểm ở một cự ly trước mắt, cận thị càng nặng viễn điểm càng gần mắt. Cận điểm của mắt cận thị cũng gần hơn so với mắt chính thị [11], [34], [43], [65].. Hình 1. 2 Mắt cận thị. 1.1.2 Phân biệt cận thị và tật cận thị Cận thị thường được phân làm hai loại tật cận thị và bệnh cận thị. Nguyên tắc chung về quang học như nhau. Bệnh cận thị: là những trường hợp bệnh bẩm sinh, có yếu tố di truyền, độ cận thường cao, thậm chí rất cao có khi trên 20 đi ốp, mức độ cận tăng nhanh và nhiều ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành. Người bị bệnh cận thị thường có nhiều biến chứng như thoái hóa hắc võng mạc, bong thể pha lê, xuất huyết hoàng điểm, xuất huyết thể pha lê, rách võng mạc, bong võng mạc. Tiên lượng điều trị của những biến chứng này kém, khả năng phục hồi thị lực thấp [10], [56]. Tật cận thị: còn gọi là cận thị học đường hay cận thị mắc phải. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi học sinh, đôi khi thanh niên, mức độ cận nhẹ và trung bình từ 6 đi ốp trở xuống, tiến triển chậm, tăng độ ít, độ cận thường ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18 - 20 tuổi). Tỷ lệ bị biến chứng thấp [10], [56].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 7. 1.2 Phân loại cận thị Bảng 1. 1 Phân loại cận thị [10], [43] Cận thị đơn thuần Thực thể lâm sàng. Cận thị ban đêm Giả cận thị (cận thị điều tiết) Cận thị thoái hóa Cận thị thứ phát Cận thị nhẹ (< 3,00D). Mức độ. Cận thị trung bình (3,00 D - 6,00D) Cận thị nặng (> 6,00D) Cận thị di truyền (xuất hiện ngay sau khi sinh và tồn tại suốt thời nhỏ). Tuổi mắc cận thị. Cận thị ở lứa tuổi trẻ (< 20 tuổi) Cận thị mắc ở những năm đầu khi trưởng thành (20 - 40 tuổi) Cận thị mắc ở những năm muộn khi trưởng thành (> 40 tuổi). 1.3 Biểu hiện của cận thị [9], [10] - Giảm thị lực nhìn xa - Nhìn vật gì cũng phải đưa sát vào mắt mới nhìn rõ - Hay dụi mắt dù không buồn ngủ - Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt - Thường nheo mắt để nhìn rõ - Đọc sách thường để quá gần mắt đối với cận thị độ cao - Hay nhức đầu, mệt mỏi mắt - Đáy mắt hoàn toàn bình thường..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 8. 1.4 Cận thị học đường 1.4.1 Nguyên nhân gây cận thị học đường Nguyên nhân gây nên cận thị thường do trục trước sau của nhãn cầu dài hơn bình thường, công suất hội tụ của thể thuỷ tinh và giác mạc tăng hơn bình thường [42]. Độ dài của trục nhãn cầu tăng lên thường do sự mất cân xứng giữa áp lực nội nhãn với độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc. Áp lực nội nhãn gia tăng thường do nguyên nhân là sự tăng tiết thuỷ dịch. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tăng tiết thuỷ dịch thường do mắt điều tiết quá mức trong điều kiện mắt phải nhìn gần nhiều hoặc do sự mất cân bằng và rối loạn của thần kinh thực vật và vận mạch [62], [94]. Điều tiết quá mức thường do hiện tượng co quắp cơ thể mi gây ra. Co quắp cơ thể mi thường có những triệu chứng như đau đầu, nhức mắt, nhìn xa mờ từng lúc và cận điểm quá gần. Co quắp cơ thể mi thường xảy ra sau khi mắt phải nhìn gần kéo dài và làm nặng thêm cận thị học đường [27], [68]., Độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc cũng là nguyên nhân gây gia tăng độ dài trục nhãn cầu, làm cho mắt trở thành cận thị. Khi thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A, vitamin E, vitamin C cũng làm cho độ cứng của củng mạc suy giảm nên dễ mắc cận thị [10]. 1.4.2. Cách đánh giá cận thị học đường Có nhiều phương pháp khám xác định cận thị học đường. Trên lâm sàng thường áp dụng một số phương pháp đánh giá cận thị học đường sau: Phương pháp thử kính chủ quan (Dondes): phương pháp này đơn giản, thuận tiện vì chỉ cần một hộp kính và một bảng đo thị lực. Tuy nhiên do chỉ căn cứ vào chủ quan của bệnh nhân nên còn chưa thật chính xác. Do đó khi áp dụng trong nghiên cứu để loại trừ được sự điều tiết của mắt nên kết hợp thăm khám kỹ và cho đối tượng nghỉ ngơi trước khi đánh giá thị lực [20], [41].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 9. Phương pháp soi bóng đồng tử (Streak retinoscopy): phương pháp khách quan, người đo có thể xác định chính xác tình trạng khúc xạ của mắt với gương hoặc máy soi bóng đồng tử. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng trong các nghiên cứu tại cộng đồng vì sẽ mất nhiều thời gian khi khám và đòi hỏi người khám phải có nhiều kinh nghiệm mới có kết quả chính xác [20], [19] [41]. Đo khúc xạ tự động (Auto refractometer): một phương pháp khách quan để xác định cận thị học đường. Có ưu điểm là khám và cho kết quả nhanh, khách quan [6], [41]. Để loại trừ sự điều tiết của mắt làm kết quả đo khúc xạ tự động không chính xác, người được khám được nhỏ thuốc liệt điều tiết cyclopentolate 1% 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, sau khi tra lần thứ 3 khoảng 20 - 30 phút tiến hành đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động [21], [44]. 1.4.3 Tiêu chuẩn xác định cận thị học đường Mắt được coi là chính thị: khi đo bằng máy đo khúc xạ tự động đã nhỏ thuốc liệt điều tiết có độ khúc xạ cầu tương đương (công suất cầu tương đương = công suất cầu + 1/2 công suất trụ) lớn hơn – 0,5D và nhỏ hơn + 2,0D. Mắt được coi là cận thị học đường: tiêu chuẩn xác định cận thị học đường khi đo thị lực giảm 7/10 kết hợp số đo kính thử ở trong giới hạn - 0,5D ≤ cận thị học đường ≤- 6D [4], [17], [41] 1.5 Một số nghiên cứu về thực trạng cận thị trên thế giới và tại Việt Nam 1.5.1 Trên thế giới Tổ chức Y tế thế giới ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng 2,3 tỷ người bị tật khúc xạ. Do thời gian ảnh hưởng rất dài (cận thị thường bắt đầu từ 7 tuổi) nên nếu tính theo “số người  năm bệnh” thì cận thị học đường là.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 10. nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa cao nhất trong các bệnh về mắt (cao gấp 2 lần mù lòa do đục thủy tinh thể) [30]. Cận thị và cận thị nặng được ước tính ảnh hưởng đến 27% (khoảng 1893 triệu) và 2,8% (170 triệu) dân số thế giới và năm 2010. Theo các nghiên cứu được công bố, tỷ lệ cận thị cao nhất ở các nước Đông Á. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore có tỷ lệ lưu hành xấp xỉ 50%, tỷ lệ này thấp hơn ở Úc và các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ [50]. Theo liên hợp quốc dự báo sơ bộ dựa trên dữ liệu về tỷ lệ lưu hành và số liệu về dân số cho thấy tỷ lệ này ngày càng gia tăng cụ thể cận thị và cận thị nặng sẽ ảnh hưởng đến 52% (4949 triệu) và 10% (925 triệu) vào năm 2050 [50]. Tỷ lệ cận thị có sự khác nhau giữa các khu vực và các quốc gia khác nhau. Tỷ lệ cận thị ở các nước thuộc khu vực Châu Á thường cao hơn các khu vực khác trên thế giới. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em trên toàn cầu của tác giả Rudnicka (2016) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở các quốc gia Châu Âu thường chỉ khoảng từ 3% - 5% ở trẻ em 10 tuổi và tăng lên 20% ở lứa tuổi 12 - 13 tuổi, trong khi đó ở các quốc gia Châu Á thì có tỷ lệ tật khúc xạ rất cao, có nơi tỷ lệ tật khúc xạ chiếm tới 80% đến 90% ở học sinh trung học phổ thông [63], [84], [88]. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh được tăng dần theo lứa tuổi, tuổi càng lớn tỷ lệ mắc tật khúc xạ càng cao, học sinh ở thành thị có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn 2,6 lần học sinh ở các vùng nông thôn [84]. Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về tật khúc xạ và tất cả các nghiên cứu đều cho thấy tật khúc xạ đang gia tăng nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á [66], [61]. Tại Cairo, Ai Cập năm 2007, tỷ lệ trẻ em từ 7 - 15 tuổi bị cận thị là 55,7%, trong đó tỷ lệ có đeo kính chỉ chiếm 42,3%, nguyên nhân được ghi. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 11. nhận chủ yếu do tình trạng kinh tế thấp. Và cũng nhận thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cận thị với giới tính của trẻ và tình trạng kinh tế gia đình [55]. Một nghiên cứu về cận thị trên thế giới cho thấy tỷ lệ cận thị tăng dần qua các năm tại khu vực Châu Á [82]. Tại Hồng Kông năm 2011, tỷ lệ cận thị là 47,5%, có sự tăng dần từ 18,3% ở trẻ 6 tuổi đến 61,5% lúc trẻ 12 tuổi [75]. Tại Thái Lan, Ubolrat Nanthavisit (2008) nghiên cứu tình hình tật khúc xạ của học sinh trường phật giáo ở Bangkok, Thái Lan, cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh là 18,74% [81]. Nghiên cứu Watanee Jenchitr (2012), về các nguyên nhân gây giảm thị lực ở Thái Lan, cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ học sinh ở học sinh Tiểu học là 33,94%, trong khi đó ở học sinh Trung học cơ sở là 41,15% [70]. Tại Trung Quốc nghiên cứu của Natban Congdon (2008) về tình hình tật khúc xạ của học sinh Trung học Cơ sở ở vùng nông thôn Xichang Trung Quốc, cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 41,2%, trong đó có 73,6% học sinh bị tật khúc xạ nhưng chưa được chỉnh kính [54]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở các chủng tộc là khác nhau. Ở Australia, Jenny và Huynh SC (2008), nghiên cứu sự phân bố tỷ lệ tật khúc xạ ở 2353 học sinh từ 11- 15 tuổi của 21 trường Trung học Cơ sở ở thành phố Sydney, Australia, cho thấy học sinh có nguồn gốc da trắng ở Châu Âu có tỷ lệ tật khúc xạ thấp nhất là 4,6%, tiếp theo là các học sinh có nguồn gốc Trung Đông chiếm tỷ lệ 6,1% và cao nhất là các học sinh có nguồn gốc Nam Á là 31,5% và Đông Á chiếm tỷ lệ 39,5%. Học sinh ở nội thành có tỷ lệ cận thị là 17,8% trong khi đó ở khu vực ngoại thành có tỷ lệ cận thị là 6,9%. Nguy cơ bị cận cao hơn ở nhóm học sinh có thời gian nhìn gần nhiều và thời gian hoạt động ngoài trời ít. Tỷ lệ cận thị của nhóm học sinh có nguồn gốc Châu Âu là 8,1% thấp hơn nhiều so với nhóm học sinh có nguồn gốc Đông Á là 55,1% [67]. Điều này chứng minh rằng ở học sinh có cùng nhóm tuổi và.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 12. cùng nguồn gốc nhưng học tập và sinh hoạt ở các môi trường khác nhau thì có tỷ lệ tật khúc xạ khác nhau. Có nhiều nghiên cứu nói lên các yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị cần được quan tâm như tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, trình độ học tập của cha mẹ, tình trạng kinh tế gia đình, thời gian học tập, xem tivi, đọc sách báo, sử dụng máy tính, thời gian hoạt động ngoài trời, môi trường vệ sinh học đường… Nghiên cứu của Jenney M Ip ở Australia (2008) trên 2367 học sinh trung học cơ sở về vấn đề cận thị và môi trường đô thị, cho kết quả học sinh ở nội thành có tỷ lệ cận thị là 17,8% trong khi đó ở khu vực ngoại thành có tỷ lệ cận thị là 6,9%. Nguy cơ bị cận cao hơn ở nhóm học sinh có thời gian nhìn gần nhiều và thời gian hoạt động ngoài trời ít. Tỷ lệ cận thị của nhóm học sinh có nguồn gốc Châu Âu là 8,1% thấp hơn nhiều so với nhóm học sinh có nguồn gốc Đông Á là 55,1% [67]. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam tỷ lệ tật khúc xạ tăng dần theo độ tuổi. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em trên toàn cầu của tác giả Rudnicka (2016) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở các quốc gia Châu Âu thường chỉ khoảng từ 3% - 5% ở trẻ em 10 tuổi và tăng lên 20% ở lứa tuổi 12 - 13 tuổi, trong khi đó ở các quốc gia Châu Á thì có tỷ lệ tật khúc xạ rất cao, có nơi tỷ lệ tật khúc xạ chiếm tới 80% đến 90% ở học sinh trung học phổ thông [85], [91]. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh được tăng dần theo lứa tuổi, tuổi càng lớn tỷ lệ mắc tật khúc xạ càng cao, học sinh ở thành thị có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn 2,6 lần học sinh ở các vùng nông thôn [85]. Kết quả điều tra của nhiều nhà nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới cho thấy, thực trạng mắc cận thị đang gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ mắc cận thị học đường năm sau cao hơn năm trước rất rõ rệt.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 13. 1.5.2 Tại Việt Nam Tại Việt Nam tỷ lệ cận thị cũng ở mức cao và đang ngày càng gia tăng. Hiện nay Việt Nam được xem là một trong những nước có tỷ lệ tật khúc xạ rất cao, theo số liệu điều tra của các nhà nghiên cứu tại nhiều tỉnh thành phố thì trong những năm gần đây tỷ lệ tật khúc xạ gia tăng rất nhanh, đặc biệt là ở khu vực thành thị [7], [14]. Nghiên cứu của Trần Minh Tâm (2006) tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ cận thị ở học sinh cấp 2 trên địa bàn Quận 9 là 16,11% và có mối liên quan giữa thời gian học trong ngày với cận thị. Thời gian học trong ngày càng nhiều càng có nguy cơ bị cận thị [31]. Nghiên cứu khác của Vũ Quang Dũng (2008) ở Thái Nguyên, Hoàng Ngọc Chương (2010) ở Huế cho thấy có nhiều yếu tố liên quan giữa cận thị học đường với việc học sinh không thực hiện đúng vệ sinh trong học tập, cụ thể là thói quen cúi đầu khi học, chơi điện tử ≥ 2 giờ/ngày, thói quen thường xuyên nằm học ở nhà và không chơi thể thao [7], [12]. Tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, Lê Thị Thanh Xuyên và cộng sự, công bố tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở là 46,11% [47]. Nghiên cứu của Lê Thị Minh Trân (2009) tại trường trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ, quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy tỷ lệ học sinh mắc cận thị là 55,08% [36]. Nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan (2010) tại trường trung học cơ sở Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội, kết quả có đến 50,3% học sinh bị cận thị. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh dành khá nhiều thời gian cho việc xem tivi và sử dụng máy tính (31, 8% xem ti vi hơn 2 giờ/ngày và 12,7% sử dụng máy tính hơn 2 giờ/ngày), ngoài ra còn nói đến áp lực học thêm khi có đến hơn 81% học sinh học thêm một tuần trên 10 giờ [22]..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 14. Tiền sử gia đình có người bị tật khúc xạ là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng 33% đến 60% trẻ bị cận thị có cả cha và mẹ bị cận thị. Trong khi đó 23% đến 40% trẻ bị cận thị có cha hoặc mẹ bị cận thị và chỉ có 6% đến 15% trẻ cận thị không có cha và mẹ bị cận thị [7], [19]. Tại Việt Nam nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương (2012), cho thấy những học sinh có bố mẹ bị tật khúc xạ thì nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp 2,2 lần so với các học sinh khác. Tương tự kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008), cho thấy những học sinh có tiền sử gia đình bị tật khúc xạ thì có nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp 2,3 lần các học sinh không có tiền sử gia đình bị tật khúc xạ [7], [12]. Cường độ chiếu sáng và hệ số chiếu sáng tại lớp học không đạt tiêu chuẩn theo quy định cũng là yếu tố liên quan đến tật khúc xạ học đường. Những trường đạt tiêu chuẩn về hệ số chiếu sáng lớp học thì nguy cơ mắc tật khúc xạ của học sinh giảm 47% so với những trường không đạt tiêu chuẩn về hệ số chiếu sáng. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác như Trần Văn Nhật (2004), Hoàng Ngọc Chương (2012) ở Đà Nẵng, Vũ Quang Dũng (2008) ở Thái Nguyên và Chu Thị Loan (2010) ở Hà Nội cũng cho rằng yếu tố vệ sinh học đường có liên quan chặt chẽ với tật khúc xạ [7], [12], [23], [28]. Theo tác giả Vũ Quang Dũng ít hoạt động nhìn xa và hoạt động thể thao ngoài trời là yếu tố quan trọng dẫn đến tật khúc xạ học sinh. Kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008) công bố những học sinh tham gia hoạt động ngoài trời trên 2 giờ/ngày với các hoạt động như đá bóng, đá cầu, cầu lông, chạy, nhảy dây hoặc các hoạt động thể dục thể thao khác thì nguy cơ mắc tật khúc xạ giảm 47% so với những học sinh hoạt động ngoài trời dưới 2 giờ/ngày [12].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 15. Nghiên cứu cắt ngang của Phạm Thị Nhuyên trên 221 sinh viên Khoa Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng – Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương năm 2013 cho thấy tỷ lệ cận thị chung là 51,6%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ cận thị ở nữ gấp 3,75 lần so với sinh viên nam. Hầu hết cận thị do nguyên nhân mắc phải (96,5%) và nguyên nhân bẩm sinh rất hiếm gặp (3,5%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy độ cận thị trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất >0,25 -3.0 D (48,87%) rất hiếm sinh viên bị cận > 3,0 – 6,0 D (2,94%). Hiện tại có đeo kính thị lực 10/10- 6/10 chiếm tỷ lệ cao hơn thị lực 5/10-1/10 chiếm tỷ lệ thấp hơn so với không kính [29]. Nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân và cộng sự (2013-2014) được tiến hành ở 1725 sinh viên mới nhập học tại Đại học Thăng Long nhằm xác định tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ tân sinh viên bị cận thị chiếm 61,62%, tỷ lệ này ở nam sinh viên là 19,76%, ở nữ sinh viên là 41,86%. Trong số 395 sinh viên bị cận thị tham gia nghiên cứu, nam chiếm 29,02%, nữ chiếm 70,98%. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, số sinh viên học THPT tại các trường khu vực thành thị chiếm 80,75%, học tại khu vực nông thông chiếm 19,25%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cận thị giữa các sinh viên học THPT tại thành thị và nông thôn (p<0,05). Có tới 68,96% đối tượng tham gia nghiên cứu thường xuyên đọc sách trong tư thế nằm và nhóm đối tượng này có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao hơn gấp 2,23 lần nhóm đối tượng thường xuyên đọc sách trong tư thế ngồi. Số đối tượng khi đọc sách, báo có khoảng cách từ mắt đến sách nhỏ hơn 30cm chiếm 97,35%, và nguy cơ bị cận thị độ II trở lên ở nhóm đối tượng này cao hơn gấp 3,21 lần nhóm đọc sách có khoảng cách phù hợp (từ 30 – 40cm). Nhóm sinh viên có thời gian học thêm ở cấp THPT lớn hơn 10 giờ/tuần có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 1,96 lần nhóm sinh viên không đi học thêm hoặc học.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 16. thêm ít hơn 10 giờ/tuần. Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện tỷ lệ cận thị ở sinh viên [1]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bùi Hoàng Hải vào năm 2015 tại trường trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ cận thị học đường chiếm 61,54% và có mối liên quan giữa cận thị ở học sinh với giới tính, thời gian sinh hoạt của học sinh như thời gian xem ti vi, thời gian đọc sách báo truyện tranh, hoạt động thể thao và tư thế đọc sách báo [14]. 1.6 Một số yếu tố liên quan đến cận thị Các yếu tố liên quan đến cận thị hiện vẫn đang được thảo luận. Tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những yếu tố nguy cơ có tác động đến cận thị là hết sức cần thiết nhằm đối phó với tỷ lệ cận thị đang ngày một gia tăng. Hiện tại, đối với cận thị có ba nhóm nguyên nhân chính thường được nhắc tới đó là yếu tố liên quan đến di truyền, yếu tố liên quan đến môi trường và những yếu tố khác. Trong đó, điều kiện vệ sinh học đường là vấn đề đáng quan tâm trong yếu tố môi trường vì ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, điều kiện sống và thói quen sinh hoạt không phù hợp cũng là các vấn đề của yếu tố môi trường liên quan đến cận thị. Về cơ chế bệnh sinh, ta có thể chia cận thị thành 2 loại: cận thị khúc xạ (yếu tố môi trường) và cận thị trục (yếu tố di truyền) [80]. 1.6.1 Cận thị trục (yếu tố di truyền) Cận thị trục: Xảy ra do trục nhãn cầu quá dài, trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường. Trục nhãn cầu bị dài ra nguyên nhân là do cấu trúc của thành nhãn cầu bị dãn mỏng. Loại cận thị này thường có tính chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ con nhỏ tuổi, chưa đi học. Cận thị tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều, đồng thời làm võng mạc bị dãn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 17. mỏng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa hắc võng mạc, rách võng mạc, thậm chí gây bong võng mạc dẫn tới mù lòa [30]. Có mối liên quan gia đình đối với sự phát triển và tiến triển của cận thị đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ cận thị cao hơn ở những đứa trẻ có cha mẹ cận thị so với những đứa trẻ không có cha mẹ cận thị. Nếu trẻ có cha hoặc mẹ bị cận thị thì tỷ lệ cận thị dao động từ 23% đến 40%, trong khi đó tỷ lệ này chỉ là 6% đến 15% ở những đứa trẻ có cha và mẹ không bị cận thị [49], [71]. Hơn thế nữa, nếu cả cha và mẹ cùng mắc cận thị thì tỷ lệ cận thị của con cái họ có thể lên tới 33% đến 60% [33], [95]. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại thành phố Sydney, Úc cho thấy tỷ lệ cận thị là 7,6% ở trẻ 12 tuổi có cha mẹ bình thường, trong khi đó trẻ em có một trong hai người cha hoặc mẹ mắc cận thị có tỷ lệ mắc cận thị cao gấp hai lần (14,9%), và nếu cả cha và mẹ cùng cận thị thì tỷ lệ mắc cận thị của trẻ em cao gấp sáu lần (43,6%) so với nhóm trẻ có cha mẹ bình thường [69]. Theo báo cáo của tác giả Wilson Low trong một nghiên cứu trên 3009 học sinh Singapore gốc Trung Quốc, học sinh có cả cha và mẹ mắc cận thị có khả năng mắc cận thị cao gấp gần 2 lần so với học sinh có cha mẹ không mắc cận thị [79]. Tại Jordan, tác giả Khader YS. và cộng sự đã nghiên cứu tình hình cận thị trên đối tượng học sinh trung học cơ sở, kết quả cũng cho thấy có mối liên quan giữa cận thị của học sinh và tiền sử cận thị của gia đình [72]. Nghiên cứu của tác giả Lisa A. Jones tại Jordan cũng cho thấy mối liên quan giữa cận thị của trẻ em và cha mẹ, cụ thể hơn là có thể sử dụng tình trạng cận thị của cha mẹ để tiên lượng khả năng mắc cận thị của trẻ em [71]. Tại Việt Nam, nghiên cứu được tiến hành đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Đà Nẵng năm 2012 đã cho thấy có mối liên quan giữa cận thị của học sinh và tình trạng cận thị của cha mẹ [7]. Một nghiên cứu khác 11.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 18. vào năm 2014 của tác giả Hoàng Quang Bình cũng ghi nhận mối liên quan giữa cận thị của học sinh và tiền sử cận thị của gia đình [2]. 1.6.2 Cận thị khúc xạ (yếu tố môi trường): Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá lớn (do lực khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh quy định), trong khi chiều dài trục nhãn cầu bình thường. Loại này hay gặp trong cận thị học đường. Khi mắt phải nhìn gần với cường độ lớn và trong một thời gian dài, thể thủy tinh bị phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt. Lúc này muốn nhìn rõ, phải đưa hình ảnh của vật lại gần mắt. Những sự vật ở xa, mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ cận thị. Cận thị học đường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, xuất hiện càng sớm thì khả năng tiến triển càng nhanh và nặng. Cận thị học đường đơn thuần ít khi quá 6 đi-ốp và thường không kèm theo giãn mỏng võng mạc và các nguy cơ khác của đáy mắt [80]. Ngoài ra các nhà khoa học đã đưa ra những nguyên nhân sau: Nguyên nhân môi trường: môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng khúc xạ của mắt học sinh, sự gắng sức trong làm việc ở thị giác gần kéo dài. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa cận thị và thời gian mắt nhìn gần liên tục. Tại Úc, tác giả Jenny M. và cộng sự đã đánh giá mối liên quan giữa thời gian nhìn gần và cận thị đối với nhóm học sinh 12 tuổi ở Úc [83]. Kết quả cho thấy những đứa trẻ dành nhiều thời gian đọc sách trên 30 phút liên tục mỗi ngày có nguy cơ bị cận thị cao hơn so với những đứa trẻ thường xuyên đọc liên tục dưới 30 phút. Khoảng cách đọc gần (<30 cm) cũng được báo cáo là có liên quan nhiều đến cận thị ở trẻ em. Tại Singapore, kết quả từ một nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng trẻ từ 7 đến 9 tuổi đã cho thấy trẻ em đọc nhiều hơn hai cuốn sách mỗi tuần có độ dài trục nhãn cầu dài hơn 0,17 mm và buồng thủy tinh thể sâu hơn 0,15 mm so với trẻ em đọc 2 cuốn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 19. sách hoặc ít hơn mỗi tuần [86]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân và cộng sự tại trường đại học Thăng Long năm học 2013 – 2014, sinh viên có khoảng cách mắt– sách/tài liệu dưới 30 cm có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 3,2 lần so với sinh viên có khoảng cách mắt đúng (từ 30 – 40 cm) khi đọc sách [1]. Đối với lứa tuổi học sinh, yếu tố trường học là một trong những nguyên nhân chính có nguy cơ dẫn đến tật khúc xạ. Các yếu tố trường học có thể kể đến là: - Ánh sáng: Thị lực phụ thuộc vào độ chiếu sáng, nếu tăng độ chiếu sáng thì khả năng phân biệt những vật nhỏ sẽ tăng. Do vậy, thiếu ánh sáng và chiếu sáng không hợp lý trong khi học sẽ gây mỏi điều tiết là một trong những yếu tố tạo điều kiện. Theo quy định về vệ sinh học đường của Bộ Y tế năm 2000 (Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000), đối với chiếu sáng phòng học độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux [6] . Yêu cầu chiếu sáng phải đảm bảo cả nguồn tự nhiên và nguồn kết hợp. Riêng trường có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới 300 lux [6]. Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Xây dựng, độ chiếu sáng được quy định ≥300 lux [3].Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật và Bảo hộ lao động trên 12.008 phòng học phổ thông tại 300 trường học thuộc khu vực Hà Nội cho thấy có tới 91% phòng học không đạt độ chiếu sáng quy định [16]. Bên cạnh đó, một số trường học tại khu vực Hà Nội đã có sự đầu tư kinh phí khá lớn cho chiếu sáng nhưng do việc lắp đặt không đúng khoa học nên không đảm bảo ánh sáng trong quá trình học tập cho học sinh. Một nghiên cứu tại Thái Nguyên cho thấy cường độ chiếu sáng lớp học không đạt liên quan tới mắc cận thị của học sinh [12]..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 20. Nghiên cứu được tiến thành tại Hải Phòng, Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có tới 25% các lớp học không đạt yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo. Xét về quy hoạch và thiết kế xây dựng trường học, có tới 1/4 đến 3/4 số cơ sở không đạt yêu cầu về chiếu sáng. Trong đó, tỷ lệ lớp không đạt yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên là 32,1% và không đạt về chiếu sáng nhân tạo là 27,6% thuận lợi cho tật khúc xạ phát sinh và phát triển [32]. - Kích thước bàn ghế: Bàn ghế không đạt tiêu chuẩn theo quy định của từng cấp học cũng được xem là yếu tố nguy cơ làm gia tăng cận thị. Tại Việt Nam, vấn đề vệsinh học đường được quan tâm từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tiêu chuẩn vệ sinh trường học đã được ban hành và bổ sung hoàn thiện. Quy định về tiêu chuẩn bàn ghế cũng đã được đề cập rõ trong quy định của Bộ Y tế. Bàn ghế thiếu, kích thước không phù hợp với lứa tuổi học sinh, sắp xếp sai quy cách, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh học đường: bàn cao ghế thấp hoặc bàn thấp ghế cao (hiệu số bàn ghế sử dụng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh học đường) [7]. Nguyên nhân bẩm sinh: nguyên nhân của cận thị thông thường là do sự sai lạc phát triển xảy ra ở thời kỳ phôi thai và thời kỳ phát triển tích cực. Những rối loạn dẫn đến những bất thường của những thành phần cấu tạo khúc xạ nhãn cầu như: độ cong giác mạc, độ sâu tiền phòng... Di truyền đóng một vai trò cao và khá rõ nét trong cận thị bẩm sinh và cận thị nặng [27]. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa cận thị với đẻ non và cân nặng thấp khi sinh [83]. Tỷ lệ mắc cận thị thường lớn hơn ở trẻ đẻ non so với trẻ sinh có tuổi thai bình thường [87]. Ngoài ra, trẻ đẻ non sẽ thường mắc các vấn đề liên quan đến bệnh lý võng mạc, ví dụ như bệnh võng mạc trẻ đẻ non [57]. Những trẻ có cân nặng thấp khi sinh cũng có nguy cơ mắc cận thị cao hơn so với những trẻ cân nặng bình thường khi sinh.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 21. Dinh dưỡng cũng đóng vai trò nhất định trong việc đảm bảo đủ các vi chất dinh dưỡng cho mắt, trong đó phải kể đến các Vitamin A, E và các vi chất quan trọng khác như Crom và canxi [52]. Thiếu các Vitamin và vi chất sẽ khiến củng mạc bị suy yếu và trục nhãn cầu bị dài ra, làm tăng nguy cơ cận thị và làm cho cận thị tiến triển nhanh hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có 15 mối liên quan giữa kẽm và Selen với cận thị ở trẻ em. Những trẻ có hàm lượng kẽm và Selen huyết tương thấp có khả năng mắc cận thị cao hơn [60]. Một số yếu tố bất lợi khác: một số yếu tố bất lợi khác như sách vở, chữ viết... chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nhìn gần liên tục, đọc sách truyện quá nhiều, nhất là sách truyện có cỡ chữ nhỏ, giấy đen... Do chế độ học tập quá căng thẳng. Gần đây nguyên nhân do một số trò chơi giải trí như điện tử, băng hoạt hình ngày càng nhiều và chiếm nhiều thời gian học tập, nghỉ ngơi của học sinh, mắt phải điều tiết nhiều, là điều kiện có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tật khúc xạ [7], [19]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ít hoạt động nhìn xa và hoạt động thể thao ngoài trời là yếu tố quan trọng dẫn đến tật khúc xạ học sinh. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến (2006), nhóm học sinh có tập luyện thể dục thể thao thì tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 18%, trong khi đó nhóm học sinh không tập luyện thể thao thì tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn rất nhiều lên tới 66,3% [35]. Kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008) công bố những học sinh tham gia hoạt động ngoài trời trên 2 giờ/ngày với các hoạt động như đá bóng, đá cầu, cầu lông, chạy, nhảy dây hoặc các hoạt động thể dục thể thao khác thì nguy cơ mắc tật khúc xạ giảm 47% so với những học sinh hoạt động ngoài trời dưới 2 giờ/ngày [12]..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 22. 1.7 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh Khoa Y Dược (KYD) Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (CĐBK NSG) được thành lập từ ngày 14 tháng 8 năm 2009. Từ 2018, KYD không đào tạo trình độ trung cấp (theo quy định của Bộ Nội vụ và Bộ y tế), chỉ đào tạo trình độ cao đẳng nên số lượng học sinh đã giảm nhiều, chỉ còn hơn 500 sinh viên các ngành học Cao đẳng Điều dưỡng và Cao đẳng Dược. Về cơ sở vật chất, phòng học khang trang, hiện đại, tiện nghi. Hàng năm đều được đầu tư hơn một tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để bổ sung trang thiết bị, mô hình đồ dùng dạy và học mới, chưa tính thư viện điện tử và các phòng học ngoại ngữ, tin học. Đặc biệt do là trường công lập, nên KYD đã được hổ trợ tích cực của hầu hết các bệnh viện Trung ương, Thành phố và Quận huyện tại TP.HCM, cụ thể đã liên kết đào tạo với hơn 30 bệnh viện và 5 Công ty Dược làm cơ sở thực tập cho HSSV cả 2 ngành học ĐD và DS, nhiều bệnh viện đã công bố là cơ sở thực hành của Trường theo Nghị định 111 của Chính phủ. Ngoài các ngành đào tạo chính quy nêu trên, KYD cũng được phép đào tạo trung cấp và Cao đẳng Hộ sinh (đang tuyển sinh). Trường còn liên kết với tổ chức JICA – Nhật Bản, cử 8 Giảng viên sang Nhật Bản tập huấn Kỹ thuật Kaigo (01 tháng) về triển khai Chương trình đào tạo “Nhân viên chăm sóc người cao tuổi theo kỹ thuật Kaigo – Nhật Bản, trình độ sơ cấp, đến nay đã thực hiện được 8 khóa, với gần 500 người học, đáp ứng yêu cầu xã hội, chủ yếu để cung cấp nguồn lực cho Nhật Bản (theo hợp đồng). Ngành đào tạo: + Đào tạo hệ Cao đẳng: Ngành Điều Dưỡng, Dược Sỹ, Hộ Sinh + Đào tạo hệ Cao đẳng liên thông: Ngành Điều Dưỡng, Dược Sỹ. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 23. + Đào tạo hệ Sơ cấp: Sơ cấp cứu, Nhân viên chăm sóc người cao tuổi theo kỹ thuật Kaigo – Nhật Bản. Đào tạo hệ ngắn hạn: Kỹ thuật chăm sóc Mẹ và Bé sau khi sinh; Kỹ năng bán bán hàng nhà thuốc GPP [39], [40].

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 24. 1.8 Khung lý thuyết nghiên cứu Đặc tính nền: Tuổi Giới tính Dân tộc Sinh viên năm Tiền sử bản thân và gia đình. -. Yếu tố học tập: - Số buổi học ở trường - Thời gian học thêm - Thời gian tự học tại nhà. -. Tỷ lệ cận thị ở sinh viên. Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi Đọc truyện/ đọc sách Xem phim/ xem truyền hình Chơi game Chơi thể thao Khám mắt định kỳ. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 25. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. Sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Hồ Chí Minh năm 2020. Tiêu chí lựa chọn Tất cả sinh viên hiện đang học tại khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn. Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Sinh viên vắng mặt trong thời điểm nghiên cứu và quay lại lần 2 nhưng không gặp. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu. Khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 02/2020 đến tháng 07/2020 2.2.. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. Cắt ngang mô tả có phân tích 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu. Cỡ mẫu: Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính cỡ mẫu theo tỷ lệ. p (1 – p) n =Z. 2. (1α/2). d2. Trong đó: - n là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu - Z1-/2=1,96 trị số phân phối chuẩn, α = 0,05 sai lầm loại I.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 26. - d : độ chính xác (hay sai số cho phép), d = 0,05 - p: tỷ lệ sinh viên mắc cận thị. Theo nghiên cứu của Dương Hoàng Ân “Thực trạng cận thị của tân sinh viên Trường đại học Thăng Long năm 2013-2014 và một số yếu tố ảnh hưởng”. Chọn p=0,616 [1]. Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là n= 400 sinh viên Số lượng mẫu thực tế đưa vào nghiên cứu là 430 sinh viên. 2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu. Sử dụng phương pháp chọn mẫu không xác suất: áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. 2.3.. Phương pháp thu thập thông tin. 2.3.1. Công cụ thu thập thông tin. - Bảng đo thị lực nhìn xa Snellen - Máy đo khúc xạ - Sử dụng bộ câu hỏi tự điền và được hiệu chỉnh sau khi phỏng vấn thử. 2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin. - Phương pháp thu thập: phỏng vấn gián tiếp/phát vấn và đo thị lực - Tổ chức thu thập số liệu: Việc tổ chức thu thập số liệu được thực hiện qua các bước sau: 2.3.3. Quy trình thực hiện Liên hệ ban quản lý đào tạo xin danh sách sinh viên của mỗi lớp và lịch học của mỗi lớp. Liên hệ với lớp trưởng các lớp sắp xếp vào giờ giải lao của các tiết học tiến hành thu thập thông tin. Nghiên cứu viên đến mỗi lớp, giải thích mục đích nghiên cứu. Sinh viên ký xác nhận vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu và hoàn thành bộ câu hỏi tự điền. - Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 27. + Xây dựng bộ câu hỏi: Các câu hỏi do nghiên cứu viên xây dựng dựa vào các tài liệu tham khảo cũng như sự hiểu biết về tật khúc xạ và cận thị + Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu: sau khi bộ câu hỏi được xây dựng, nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn thử 10 sinh viên, chỉnh sửa lỗi trong nội dung của bộ câu hỏi một cách phù hợp sau đó in ấn phục vụ cho điều tra và tập huấn. - Bước 2: Tập huấn công cụ nghiên cứu + Đối tượng tập huấn: gồm nhân viên y tế khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và cộng tác viên. + Nội dung tập huấn: Mục đích của cuộc điều tra, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc và làm việc + Thời gian, địa điểm: 02 ngày, tại bệnh viện. + Giảng viên tập huấn: trưởng nhóm nghiên cứu (nghiên cứu viên) - Bước 3: Tiến hành điều tra + Đối tượng điều tra được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi sau khi được sự đồng ý của đối tượng. Mỗi buổi điều tra sẽ có 2 giám sát trực tiếp đi cùng các ĐTV, quan sát và kịp thời uốn nắn các sai sót trong quá trình điều tra. - Bước 4: khám mắt – sinh viên được nhân viên y tế trường đo khám mắt. + Phần chỉ số khám mắt: tổ chức khám mắt cho sinh viên vào cuối buổi học. - Bước 5: Thu thập phiếu điều tra + Sau mỗi buổi điều tra, ĐTV nộp phiếu cho giám sát, giám sát có trách nhiệm thu thập, kiểm tra một cách kỹ lưỡng phiếu điều tra về số lượng, chất lượng nội dung câu hỏi..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 28. 2.4.. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 2.4.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu Bảng 2. 1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số. TT. Biến số. Định nghĩa biến số. Phân loại biến số. Phương pháp thu thập. Nhóm biến số về đặc điểm của sinh viên Được tính đến thời điểm khảo sát bằng cách lấy 2019. 1. 1 Năm sinh. trừ đi năm sinh (Năm sinh được lấy theo chứng minh. Rời rạc. Phát vấn. nhân dân, thẻ căn cước công dân, hoặc bằng lái xe) Được đánh giá dựa trên. 2. 2 Giới tính. mặt sinh học của đối tượng.. Nhị giá. Gồm hai giá trị: nam và (Nhị phân). Phát vấn. nữ Dân tộc được lấy theo chứng minh nhân dân, thẻ căn. 3. 3 Dân tộc. cước công dân, hoặc bằng lái xe.. Định danh. Phát vấn. Định danh. Phát vấn. Gồm 5 giá trị: Kinh, Nùng, Tày, Khmer, Khác (ghi rõ)………..… 4 Sinh viên. 4. năm. Năm hiện tại sinh viên đang theo học.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 29. Gồm 4 giá trị: năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 Học lực 5 trong học kỳ 5. I năm 2019 -2020. Danh hiệu sinh viên đạt được trong học kì 1 năm học 2019-2020. Gồm 4 giá trị: Giỏi; khá, trung bình, yếu. Thứ tự. Phát vấn.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 30. Bảng 2. 2 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số(tt). TT. Biến số. Định nghĩa biến số. Phân. Phương. loại biến. pháp thu. số. thập. Tiền sử bản thân và gia đình Tiền sử gia 1đình có 6. người mắc tật khúc xạ. Trong gia đình có bố hoặc. Nhị giá (Nhị. mẹ mắc tật khúc xạ. Gồm 2 giá trị: Có, Không. Phát vấn. phân). Tiền sử gia đình có người. 7. Nếu có, đó 2 là bệnh/tật. mắc bệnh/tật về mắt. gì?. thị;. Gồm 4 giá trị: Cận thị; viễn loạn. thị;. Khác. (ghi. Định danh. Phát vấn. rõ)…… Đối tượng khảo sát được 3Tiền sử mắc 8. cận thị. nhân viên y tế chẩn đoán mắc. Nhị giá. cận thị trước khi được khảo. (Nhị. sát.. phân). Phát vấn. Gồm 2 giá trị: Có, Không 4Có đeo kính 9. không. Hiện tại có phải mang kính khi xem/đọc không?. 10. (Nhị. Gồm 2 giá trị: Có, Không Những. bệnh/tật. Nhị giá. về. Phát vấn. phân). mắt. Tiền sử 5 bệnh/tật về. ngoại trừ tật khúc xạ đã được. Nhị giá. chẩn đo bởi nhân viên y tế. (Nhị. mắt. trước thời điểm phỏng vấn.. phân). Gồm 2 giá trị: Có, Không. Thang Long University Library. Phát vấn.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 31. Thử thị lực được tiến hành cho từng mắt được tiến hành cho từng mắt. Mắt bị giảm thị lực là mắt có thị lực ≤ 7/10 và. 11. 1 Giảm thị lực. >3/10, giảm thị lực trầm trọng. Nhị giá Phiếu khám. là mắt có thị lực ≤ 3/10. Học. (Nhị. bệnh của. sinh bị giảm thị lực khi có 1. phân). bác sĩ. hoặc cả 2 mắt bị giảm thị lực. Gồm 3 giá trị: Bình thường, Giảm thị lực, Giảm thị lực trầm trọng Có một hoặc cả hai mắt. 12. 1 Cận thị. được bác sĩ chẩn đoán là cận thị Gồm 2 giá trị: có, không. Nhị giá Phiếu khám (Nhị. bệnh của. phân). bác sĩ. Bảng 2. 3 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số (tiếp theo). TT. Biến số. Định nghĩa biến số. Phân loại Phương pháp biến số. thu thập. Thứ tự. Phát vấn. Yếu tố học tập Số buổi học trong tuần Một tuần 1bạn học 13. của sinh viên trên giảng đường hoặc hiện đang. bao nhiêu. thực tập, trực đêm tại các. buổi?. cơ sở y tế. Gồm 3 giá trị: 5.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 32. buổi/tuần, 5-10 buổi/tuần; 10-15 buổi/tuần. Việc học tập tại các lớp học thêm tại trung tâm, 1 14. Học thêm. học các lớp học ngoại. Nhị giá. khóa và không phải là giờ. (Nhị. học chính thức ở trường.. phân). Phát vấn. Gồm 2 giá trị có; không Là thời gian sinh viên dành cho việc học tập khi không phải là giờ học 1Thời gian. chính thức là các lớp học. học thêm. thêm tại trung tâm, học. 15. Thứ tự. Phát vấn. Thứ tự. Phát vấn. các lớp học ngoại khóa. Gồm. 2. giá. trị. <24. giờ/tuần, ≥ 24 giờ/tuần Là thời gian sinh viên dành cho việc học tập khi. 1 16. Thời gian tự học ở nhà. không phải là giờ học chính thức trên trường lớp trong ngày. Gồm 3 giá trị: < 2 giờ/ngày, 2- 5 giờ/ngày và ≥ 5 giờ/ngày.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 33. Bảng 2. 4 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số (tiếp theo). Biến số. TT. Định nghĩa biến số. Phân. Phương. loại. pháp thu. biến số. thập. Thói quen sinh hoạt và chăm sóc mắt của sinh viên Thực hành đúng khi ngồi Tư thế. với tư thế thẳng, không gác. 1ngồi học,. chân lên ghế, không nằm. đọc sách,. 17. xem ti vi. ngửa, nghiêng, sấp.. Nhị giá. Phát vấn. Thứ tự. Phát vấn. Nhị giá. Phát vấn. Nhị giá. Phát vấn. Gồm 2 giá trị: đúng, chưa đúng Tổng thời gian chơi game trên máy vi tính hoặc trên. 1 18. Chơi game. điện thoại trong một trong một ngày. Gồm 2 giá trị: < 2 giờ/ ngày, ≥ 2 giờ/ngày. 1 19. Xem truyền hình. Tổng thời gian xem tivi, truyền hình. Gồm 2 giá trị: < 2 giờ/ ngày, ≥ 2 giờ/ngày. Tổng thời gian khi tham. 2Chơi thể 20. thao. gia các môn thể dục, thể thao mỗi ngày, tập thể dục. Gồm 2 giá trị:< 30 phút, ≥ 30 phút.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 34. Tư thế khi 2ngồi học 21. hoặc đọc. đọc sách tại nhà. Có hai giá trị: Tư thế. Nhị giá. Phát vấn. Thứ tự. Phát vấn. đúng; Tư thế chưa đúng. sách Khám 2mắt định 22. Tư thế khi ngồi học hoặc. kỳ hay không?. 2.4.2.. Là số lần sinh viên đi khám mắt định kì trong một năm. Gồm có 4 giá trị: Không bao giờ; Không nhớ rõ; 6 tháng/lần, 1 năm/lần Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu. Thực trạng cận thị ở sinh viên - Tỷ lệ sinh viên mắc cận thị - Tỷ lệ sinh viên mắc cận thị một mắt - Tỷ lệ sinh viên mắc cận thị ở cả 2 mắt Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở sinh viên - Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với cận thị - Mối liên quan giữa đặc điểm sinh viên với cận thị - Mối liên quan giữa gánh nặng học tập với cận thị - Mối liên quan giữa thời gian dành cho các hoạt động nhìn gần như: đọc truyện tranh/ sách/ báo, xem truyền hình, chơi game... với cận thị - Mối liên quan giữa hoạt động thể thao ngoài trời với cận thị 2.5.. Phân tích và xử lý số liệu. Làm sạch số liệu và mã hóa số liệu. Nhập số liệu vào phần mềm Epidata 3.1 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 35. Thống kê mô tả: Tính số lượng và tỷ lệ % để thống kê mô tả cho các biến số định tính: giới, tuổi, sinh viên khóa, học lực, tiền sử cận thị của bản thân và gia đình, tần suất đi học thêm, thói quen sinh hoạt và học tập. Thống kê phân tích: Dùng phép kiểm định chi bình phương nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên. Tính tỉ số số chênh OR của mối liên quan trên với khoảng tin cậy 95%. Tỷ số chênh OR và KTC 95 % dùng để lượng giá mối liên quan. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05 và KTC 95 % của OR không đi qua 1. Kiểm soát yếu tố gây nhiễu: Mô hình hồi quy đa biến dùng để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu tiềm tàng tác động tới mối liên quan thực sự cận thị với các yếu tố. Các yếu tố liên quan tới cận thị trong phân tích đơn biến có p <0,2 sẽ được chọn để phân tích đa biến. 2.6.. Sai số và biện pháp khắc phục 2.7.1. Sai số. Sử dụng thông tin từ kết quả khám thị lực trong khám sức khỏe định kỳ vào đầu năm (do đoàn khám của Bệnh viện Quận 5, TP HCM thực hiện) có thể thay đổi so với thời điểm khảo sát. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền có cấu trúc có thể dẫn đến sai lệch thông tin từ người trả lời do không hiểu rõ câu hỏi. 2.7.2. Biện pháp hạn chế sai số Kiểm soát sai lệch thông tin từ người được phỏng vấn: Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí đưa vào và tiêu chí loại ra trong nghiên cứu. Tập huấn cho điều tra viên trước khi triển khai thu thập dữ liệu Đối tượng được cung cấp thông tin về mục đích nghiên cứu, giải thích việc làm khảo sát không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò quan trọng của đối tượng khi tham gia nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 36. Điều tra viên giải thích và hướng dẫn trả lời từng câu hỏi trước khi phát phiếu khảo sát. Trường hợp đối tượng vắng mặt tại thời điểm khảo sát có việc đột xuất chưa hoàn thành phiếu khảo sát, nghiên cứu viên sẽ liên hệ hẹn gặp lại, đưa phiếu khảo sát và theo dõi đối tượng hoàn thành phiếu khảo sát, kiểm tra và thu lại phiếu khảo sát sau khoảng thời gian 20 phút. Kiểm soát sai lệch thông tin từ người phỏng vấn: Liệt kê và định nghĩa rõ ràng cụ thể từng biến số. Thu thập thông tin đầy đủ, không bỏ sót, kiểm tra hoàn tất toàn bộ câu hỏi khi thực hiện xong cuộc phỏng vấn. Sử dụng các thang đo đã được lượng giá về độ tin cậy và tính giá trị. Chọn điều tra viên có cùng trình độ, tập huấn cho những người tham gia. Kiểm soát thông tin trên phiếu điều tra ngay sau mỗi ngày điều tra, số liệu nghi ngờ phải xác minh ngay. 2.7.. Đạo đức trong nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu đã được thông qua hội đồng xét duyệt đề cương trường đại học Thăng Long thông qua. Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng mục đích nghiên cứu, việc sử dụng kết quả nghiên cứu. Đối tượng được quyền từ chối tham gia nghiên cứu. Những thông tin mà sinh viên cung cấp được đảm bảo tính bảo mật bằng cách không điền họ và tên vào bộ câu hỏi nghiên cứu. Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn đề nhạy cảm nên không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 37. Các số liệu này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, không sử dụng cho các mục đích khác. 2.8.. Hạn chế của đề tài. Nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm nên chỉ phản ánh được tỷ lệ cận thị tại thời điểm nghiên cứu và không thể xác đinh được mối quan hệ nhân quả với các yếu tố liên quan tìm thấy. Vì nguồn lực có hạn nên nghiên cứu chỉ thực hiện được tại một khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh năm 2020, chưa thể đại diện hết cho học sinh, sinh viên với nhiều môi trường sống và điều kiện học tập khác nhau trên cả nước, trong khi cận thị có thể xem là một căn bệnh thời đại của học sinh, sinh viên hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 38. Chương 3: KẾT QUẢ 3.1.. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Bảng 3. 1 Một số thông tin chung nghiên cứu (n=430). Đặc điểm dân số học Giới tính. Số lượng. Tỷ lệ (%). Nam. 93. 21,6. Nữ. 337. 78,4. 26,79  7,06. Tuổi Kinh. 409. 95,1. Khác. 21. 4,9. Năm I. 185. 43,0. Năm II. 220. 51,1. Năm III. 20. 4,7. Năm IV. 5. 1,2. Yếu/kém. 3. 0,7. Trung bình. 80. 18,6. Khá. 279. 64,9. Giỏi. 68. 15,8. Tiền sử người thân. Có. 170. 39,5. có mắc tật khúc xạ. Không. 260. 60,5. Cận Thị. 146. 85,9. Loạn Thị. 21. 12,4. Viễn thị. 2. 1,1. Khác. 1. 0,6. Tiền sử gia đình có. Có. 146. 34,0. người mắc cận thị. Không. 284. 66,0. Dân tộc. Năm học. Học lực. Tiền sử mắc tật khúc xạ của người thân. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 39. Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, gần ¾ sinh viên tham gia nghiên cứu là nữ chiếm tỷ lệ 78,4%. Hầu hết sinh viên đều là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 95,1%.Hơn một nữa mẫu nghiên cứu là sinh viên năm thứ 2 chiếm tỷ lệ 51,2%, sinh viên năm nhất cũng chiếm tỷ lệ khá cao 43,0%, một phần nhỏ là sinh viên năm 3 và năm 4. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên gia đình có tiền sử tật khúc xạ chiếm tỷ lệ 39,5%. Trong đó, tật khúc xạ mắc phải là cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất 85,9% viễn thị chiếm tỷ lệ 12,4%. Bảng 3. 2 Tiền sử mắc bệnh mắt và các thông tin khác của sinh viên (n=430). Nội dung Trước khảo sát đã được chẩn đoán cận thị Tiền sử mắc bệnh về mắt Đeo kính. Số buổi học chính thức trong tuần. Học thêm trong tuần Số giờ học thêm trong tuần Thời gian tự học ở nhà. Số lượng. Tỷ lệ (%). Có. 265. 61,6. Không. 165. 38,4. Có. 30. 7,0. Không. 400. 93,0. Có. 168. 39,1. Không. 262. 60,9. 1- 5 buổi/tuần. 36. 8,4. 5-10 buổi/tuần. 368. 85,6. 10-15 buổi/tuần. 26. 6,0. Có. 175. 40,7. Không. 255. 59,3. <10 giờ/tuần. 119. 68,0. >=10 giờ/ tuần. 56. 32,0. < 2 giờ. 148. 34,4. 2-5 giờ. 267. 62,1. >5 giờ. 15. 3,5.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 40. Trước khảo sát có 265 sinh viên được nhân viên y tế chẩn đoán cận thị chiếm tỷ lệ 61,6%. Hiện tại có 168 sinh viên đang mang kính chiếm tỷ lệ 39,1%. Đa phần trong mẫu nghiên cứu sinh viên có thời lượng học trên trường từ 5 đến 10 buổi chiếm tỷ lệ 85,6%. Về số giờ tự học hơn một nữa mẫu nghiên cứu có số giờ tự học từ 2-5 giờ chiếm tỷ lệ 62,1% tiếp đến là <2 giờ chiếm tỷ lệ 34,4%. Bảng 3. 3 Hành vi học tập ở trường của sinh viên (n=430). Hành vi trong học tập ở trường của sinh viên. Số lượng. Tỷ lệ %. Đúng. 360. 83,7. Chưa đúng. 70. 16,3. <2 giờ. 266. 61,9. ≥ 2 giờ. 164. 38,1. Thời gian đọc truyện,. <2 giờ. 148. 34,4. sách. ≥ 2 giờ. 282. 65,6. <2 giờ. 327. 76,0. ≥ 2 giờ. 103. 24,0. <30 phút. 343. 79,8. ≥ 30 phút. 87. 20,2. Không bao giờ. 109. 25,4. Không nhớ rõ. 124. 28,8. 6 tháng/lần. 99. 23,0. 1 năm/lần. 98. 22,8. Tư thế ngồi học, đọc sách, xem tivi Xem truyền hình. Chơi game Chơi thể thao. Khám mắt định kỳ. Về tư thế của ngồi học, đọc sách, xem ti vi, tư thế đúng chiếm tỷ lệ 83,7%.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 41. Về đọc truyện / sách: có 266 sinh viên đọc truyện/sách <2 giờ chiếm tỷ lệ 61,9%, tỷ lệ sinh viên đọc truyện/ sách ≥ 2 giờ chiếm tỷ lệ 38,1%. Về xem truyền hình: tỷ lệ sinh viên xem <2 giờ là 34,4% và tỷ lệ sinh viên xem ≥2 giờ chiếm 65,6 %. Về chơi game: tỷ lệ sinh viên xem <2 giờ chiếm 76,0%, tỷ lệ sinh viên chơi game ≥ 2 giờ là 76,0%. Về chơi thể thao: hầu hết sinh viên chơi <30 phút chiếm 79,8%. Về khám mắt định kỳ: khám 6 tháng/lần và 1 năm/ lần chiếm tỷ lệ tương đương nhau lần lượt là 23,0% và 22,8%. 3.2.. Thực trạng cận thị ở sinh viên Bảng 3. 4 Kết quả khám thị lực (n=430). Đặc điểm Kết quả khám thị lực. Số lượng. Tỷ lệ (%). Bình thường. 232. 54,0. Giảm thị lực. 195. 45,3. 3. 0,7. Có. 189. 44,0. Không. 241. 56,0. Giảm thị lực trầm trọng Cận thị. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên giảm thị lực chiếm 46%, gần ½ sinh viên tham gia nghiên cứu. Trong đó tỷ lệ sinh viên mắc tật khúc xạ là 44%. Bảng 3. 5 Thực trạng cận thị ở sinh viên ( n=430). Cận thị. Số lượng. Tỷ lệ. Có. 171. 39,8. Không. 259. 60,2. Tổng. 430. 100,0.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 42. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 430 sinh viên tham gia nghiên cứu có 171 sinh viên mắc cận thị, chiếm 39,8%. Bảng 3. 6 Thực trạng cận thị ở sinh viên tiếp theo ( n=171). Đặc điểm. Số lượng. Tỷ lệ (%). 137. 80,1. Cận thị mới phát hiện. 34. 19,9. Cận thị một mắt. 16. 9,4. Cận thị cả hai mắt. 155. 90,6. Đã mang kính đúng. 129. 75,4. Đã mang kính sai. 21. 12,3. Chưa mang kính. 21. 12,3. Cận thị đã đeo kính Cận thị đã đeo kính. Cận thị. Thực trạng mang kính. trước đó. Về cận thị đã đeo kính trước đó có 137 sinh viên đã đeo chiếm tỷ lệ 80,1%, tỷ lệ sinh viên cận thị mới phát hiện là 19,9%. Trong 171 sinh viên cận thị, có 155 sinh viên cận cả hai mắt chiếm 90,6%, 16 sinh viên chỉ cận một mắt chiếm 9,4%. Hơn ¾ sinh viên cận đã mang kính đúng chiếm tỷ lệ 75,4%. Tỷ lệ sinh viên đã mang kính sai và chưa mang kính chiếm tỷ lệ ngang nhau 12,3%.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 43. Bảng 3. 7 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên nghiên cứu (n=430). Cận thị. Đặc điểm dân số học. Giới tính Dân tộc. Khối lớp. Học lực. Có. Không. SL. %. SL. %. Nam. 30. 32,3. 63. 67,7. Nữ. 141. 41,8. 196. 58,2. Kinh. 165. 40,3. 244. 59,7. Khác. 6. 28,6. 15. 71,4. Năm I. 83. 44,9. 102. 55,1. Năm II. 80. 36,4. 140. 63,6. Năm III. 7. 35,0. 13. 65,0. Năm IV. 1. 20,0. 4. 80,0. Yếu/kém. 0. 0,0. 3. 100,0. TB. 29. 36,3. 51. 63,7. Khá. 111. 39,8. 168. 60,2. Giỏi. 31. 45,6. 37. 54,4. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị ở nữ giới cao hơn ở nam giới, cụ thể tỷ lệ cận thị ở nữ giới là 41,8%, ở nam giới là 32,3%. Về đặc điểm dân tộc, dân tộc Kinh có tỷ lệ mắc cận thị (40,3%) cao hơn các dân tộc còn lại ( 28,6%). Về khối lớp, tỷ lệ cận thị ở các khối lớp có sự chênh lệch không quá nhiều, cụ thể năm I có tỷ lệ mắc cận thị cao nhất 44,9%. Về học lực, tỷ lệ sinh viên mắc cận thị tăng dần theo xếp hạng học lực, cụ thể sinh viên có mức học lực yếu/kém có tỷ lệ mắc cận thị là 0%, trung bình là 36,3%, khá là 39,8% và cao nhất là giỏi 45,6%..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 44. Bảng 3. 8 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên nghiên cứu (n=430). Cận thị. Đặc điểm dân số học. Có. Không. SL. %. SL. %. 141. 78,1. 32. 21,9. 57. 20,1. 227. 79,9. Tiền sử bệnh về Có. 19. 63,3. 11. 36,7. mắt. 152. 38,0. 248. 62,0. Tiền. sử. có Có. người bị cận thị. Không. Không. Nghiên cứu cho thấy ở những sinh viên có tiền sử gia đình có người bị cận thị thì có tỷ lệ cận thị cao (78,1%) 20,1% và gần gấp 4 lần so với những sinh viên không có người thân bị cận thị (20,1%). Tỷ lệ sinh viên mắc cận thị mà có tiền sử bệnh về mắt là 63,3%, tỷ lệ sinh viên mắc cận thị mà không có bệnh về mắt là 38,0%.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 45. Bảng 3. 9 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên nghiên cứu (n=430). Cận thị. Đặc điểm dân số học. Có. Không. SL. %. SL. %. 10-15 buổi. 9. 34,6. 17. 65,4. 5-10 buổi. 148. 40,2. 220. 59,8. 1- 5 buổi. 14. 38,9. 22. 61,1. Có. 61. 34,9. 114. 65,1. tuần. Không. 110. 43,1. 145. 56,9. Số giờ học thêm. <10 giờ. 41. 34,5. 78. 65,5. trong tuần. ≥10 giờ. 20. 35,7. 36. 64,3. < 2 giờ. 62. 41,9. 86. 58,1. 2-5 giờ. 106. 39,7. 161. 60,3. >5 giờ. 3. 20,0. 12. 80,0. Số buổi học chính thức trong tuần Học thêm trong. Thời gian tự học ở nhà. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị có sự chệnh lệch nhau không cao ở nhóm sinh viên có số buổi học chính thức, nhóm sinh viên có số buổi học trong tuần từ 1-5 buổi là 38,9%, từ 5-10 buổi là 40,2% và từ 10-15 buổi là 34,6%. Về học thêm, nhóm sinh viên có học thêm mắc cận thị là 34,9% thấp hơn nhóm sinh viên không học thêm 43,1%. Trong nhóm sinh viên có học thêm, tỷ lệ cận thị ở nhóm có số giờ học thêm nhỏ hơn 10 giờ trong tuần là 34,5%, tỷ lệ cận thị của nhóm học từ 10 giờ trở lên là 35,7%..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 46. Về thời gian tự học ở nhà, tỷ lệ mắc cận thị cao nhất ở nhóm sinh viên học ít hơn 2 giờ trong ngày 41,9%, tiếp theo là nhóm học từ 2-5 giờ 39,7% và thấp nhất là nhóm học nhiều hơn 5 giờ 20,0%. Bảng 3. 10 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên nghiên cứu (n=430). Cận thị. Đặc điểm dân số học. Có. Không. SL. %. SL. %. Chưa đúng. 93. 72,7. 35. 27,3. Đúng. 78. 25,8. 224. 74,2. ≥ 2 giờ. 69. 42,1. 95. 57,9. <2 giờ. 102. 38,3. 164. 61,7. Thời gian đọc. ≥ 2 giờ. 135. 47,9. 147. 52,1. truyện, sách. <2 giờ. 36. 24,3. 112. 75,7. ≥ 2 giờ. 45. 43,7. 58. 56,3. <2 giờ. 126. 38,5. 201. 61,5. <30 phút. 140. 40,8. 203. 59,2. ≥ 30 phút. 31. 35,6. 56. 64,4. Không bao giờ. 42. 38,5. 67. 61,5. Không nhớ rõ. 56. 45,2. 68. 54,8. 6 tháng/lần. 41. 41,4. 58. 58,6. 1 năm/lần. 32. 32,7. 66. 67,3. Tư thế ngồi học, đọc sách, xem tivi Xem truyền hình. Chơi game Chơi thể thao. Khám mắt định kỳ. Trong 430 sinh viên tham gia nghiên cứu, tỷ lệ mắc cận thị ở những sinh viên có tư thế ngồi học, xem tivi, đọc sách đúng chiếm tỷ lệ thấp 25,8%, những viên viên có tư thế ngồi chưa đúng là 72,7%. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 47. Về thời gian xem truyền hình, có 38,3% sinh viên mắc cận thị khi xem ít hơn 2 giờ và 42,1% ở nhóm xem từ 2 giờ trở lên. Về thời gian đọc sách, truyện, có 24,3% mắc cận thị ở nhóm ít hơn 2 giờ, 47,9% mắc cận thị ở nhóm từ 2 giờ trở lên. Về thời gian chơi game, có 38,5% mắc cận thị ở nhóm chơi ít hơn 2 giờ và 43,7% mắc cận thị ở nhóm chơi từ 2 giờ trở lên Về thời gian chơi thể thao, có 40,8% mắc cận thị ở nhóm chơi ít hơn 30 phút/ ngày, 35,5% mắc cận thị ở nhóm chơi thể thao từ 30 phút/ ngày trờ lên. Về khám mắt định kỳ, nhớm có tỷ lệ mắc cận thị cao nhất là không nhớ rõ (45,2%), tiếp theo là nhóm 6 tháng/ 1 lần ( 41,4%), không bao giờ ( 38,5%) và thấp nhất là nhóm 1nam/ 1 lần (32,7%). Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên. 3.3.. Bảng 3. 11 Đặc điểm dân số học liên quan đến cận thị ở sinh viên nghiên cứu (n=430). Cận thị. Đặc điểm dân số học Giới tính Dân tộc. Khối lớp. Có. OR. Không. (KTC 95%). p. SL. %. SL. %. Nam. 30. 32,3. 63. 67,7. Nữ. 141. 41,8. 196. 58,2. Kinh. 165. 40,3. 244. 59,7. Khác. 6. 28,6. 15. 71,4. Năm I. 83. 44,9. 102. 55,1. Năm II. 80. 36,4. 140. 63,6 0,31(0,03-2,80) 0,295. Năm III. 7. 35,0. 13. 65,0. 0,43(0,05-3,98) 0,463. 1 20,0. 4. 80,0. 0,47(0,04-5,00) 0,527. Năm IV. 1 0,66(0,41- 1,08) 0,095 1 1,69(0,64-4,45) 0,282 1.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 48. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa cận thị với giới tính (p=0,095), dân tộc (p=0,282), khối lớp (p=0,253 Bảng 3. 12 Tiền sử gia đình và bản thân liên quan đến cận thị ở sinh viên nghiên cứu (n=430). Cận thị Đặc điểm dân số học. Có SL. Tiền sử gia đình Có có người bị cận thị. Không. Tiền sử gia đình Có bệnh về mắt. OR. Không %. SL. %. 141 78,1. 32. 21,9. 57. 20,1 227 79,9. 19. 63,3. 11. 36,7. Không 152 38,0 248 62,0. (KTC 95%). p. 1 0,07 (0,01-0,19) 0,000 1 0,36 (0,11-0,74) 0,006. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cận thị với tiền sử gia đình có người bị cận thị, tiền sử gia đình có bệnh về mắt. Cụ thể, sinh viên có tiền sử gia đình không có người mắc cận thị có khả năng mắc cận thị thấp hơn 0,07 lần so với sinh viên có tiền sử gia đình có người mắc cận thị (p=0,000; OR=0,07; KTC 95%: 0,01-0,19). Gia đình có tiền sử bệnh mắt thì tỷ lệ cận thị ở sinh viên là 63,3% cao hơn so sinh viên có gia đình không có tiền sử về bệnh mắt 38,0%. Sinh viên có tiền sử gia đình không có người mắc bệnh về mắt có khả năng cận thị thấp hơn 0,36 lần so với sinh viên có tiền sử gia đình có người mắc bệnh về mắt (OR=0,36; KTC 95%: 0,11-0,74). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 49. Bảng 3. 13 Áp lực học tập liên quan đến cận thị ở sinh viên nghiên cứu (n=430). Cận thị Đặc điểm dân số học. 10-15 Số buổi học chính thức trong tuần. buổi 5-10 buổi 1- 5 buổi. Có. OR. Không. (KTC 95%). p. SL. %. SL. %. 9. 34,6. 17. 65,4. 148 40,2 220. 59,8. 1,27(0,51-2,23) 0,761. 14. 38,9. 22. 61,1. 1,2( 0,54-1,91) 0,782. 1. Học thêm. Có. 61. 34,9 114. 65,1. trong tuần. Không. 110 43,1 145. 56,9. Số giờ học. ≥10 giờ. 20. 35,7. 36. 64,3. <10 giờ. 41. 34,5. 78. 65,5. >5 giờ. 3. 20,0. 12. 80,0. 2-5 giờ. 106 39,7 161. 60,3. 2,5( 1,09- 3,26) 0,105. < 2 giờ. 62. 58,1. 2,88( 1,16-4,19) 0,136. thêm trong tuần Thời gian tự học ở nhà. 41,9. 86. 1 0,71(0,47- 1,05) 0,085 1 0,95( 0,79-1,28) 0,870 1. Nghiên cứu không thấy mối liên quan giữa cận thị với số buổi học chính thức trong tuần (p=0.848), học thêm trong tuần (p=0,085), số giờ học thêm trong tuần (p=0,870) và thời gian tự học ở nhà (p=0.256)..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 50. Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa hành vi học tập và cận thị ở sinh viên (n=430). Cận thị Đặc điểm dân số học. Có SL. Tư thế ngồi. Không %. SL. %. OR (KTC 95%). p. Chưa đúng. 93. 72,7. 35. Đúng. 78. 25,8. 224 74,2 0,13(0,06-0,43) 0,000. Xem truyền ≥ 2 giờ. 69. 42,1. 95. hình. <2 giờ. 102. 38,3. 164 61,7 0,85( 0,64-0,98) 0,000. Thời gian. ≥ 2 giờ. 135. 47,9. 147 52,1. <2 giờ. 36. 24,3. 112 75,7 0,35( 0,17-0,82) 0,643. ≥ 2 giờ. 45. 43,7. 58. <2 giờ. 126. 38,5. 201 61,5 0,07(0,02-0,18) 0,451. Chơi thể. <30 phút. 140. 40,8. 203 59,2. thao. ≥ 30 phút. 31. 35,6. 56. 64,4 0,8(0,76- 2,03) 0,378. 42. 38,5. 67. 61,5. 56. 45,2. 68. 54,8 1,32(0,69- 2,25) 0,228. 41. 41,4. 58. 58,6 1,13( 0,72-1,99) 0,047. 32. 32,7. 66. 67,3 0,62(0,34-1,13) 0,120. học, đọc sách, xem tivi. 27,3. 57,9. 1. 1. 1. đọc truyện, sách. 56,3. 1. Chơi game. Không bao giờ Khám mắt định kỳ. Không nhớ rõ 6 tháng/lần 1 năm/lần. 1. 1. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 51. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tư thế ngồi đọc sách/ truyện báo, xem tivi với cận thị học đường. Cụ thể, tư thế ngồi học đọc truyện/ báo sách không đúng là 72,7% cao hơn so với ngồi đúng tư thế 25,8% (p=0,000; OR=0,13; KTC 95%: 0,06- 0,43). Xem phim, xem truyền hình có mối liên quan đến cận thị học đường. Cụ thể, tỷ lệ sinh viên có xem phim, xem truyền hình < 2 giờ/ngày là (24,3%) thấp hơn 0,85 lần so với xem phim, xem truyền hình  2 giờ/ngày (42,1,3%), (p= 0,000; OR=0,85; KTC 95%: 0,64- 0,98)..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 52. 3.15 Mô hình hồi quy đa biến Đặc điểm. Giá trị phc. ORhc (KTChc 95%). Giới tính. 0,632. 1,16( 0,63-2,17). Tiền sử có người bị cận thị. 0,000. 0,08(0,05-0,14). Tiền sử bệnh về mắt. 0,003. 0,22(0,08-0,59). Học thêm trong tuần. 0,70. 1,64(0,96-2,80). Thời gian tự học ở nhà. 0,067. 1,59( 0,97-2,62). 0,000. 6,02(3,39-10,71). Xem truyền hình. 0,012. 2,08( 1,17-3,69). Khám mắt định kỳ. 0,491. 1,09(0,86-1,37). Tư thế ngồi học, đọc sách, xem tivi. Sau khi kiểm soát các yếu tố có p<0,2 bằng mô hình đa biến thì nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ cận thị của sinh viên với các yếu tố liên quan (p<0,05): sinh viên có gia đình có tiền sử mắc cận thị có tỷ lệ cận thị cao hơn sinh viên có gia đình không có tiền sử mắc cận thị; sinh viên có tiền sử mắc bệnh về mắt thì tỷ lệ cận thị cao hơn so với sinh viên không mắc bệnh về mắt; sinh viên có tu thế ngồi học, đọc sách, xem tivi đúng có tỷ lệ cận thị thấp hơn sinh viên có tư thế ngồi chưa đúng; sinh viên có thời gian xem truyền hình trên 2 tiếng có tỷ lệ cận thị cao hơn sinh viên xem truyền hình dưới 2 tiếng. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 53. Chương 4: BÀN LUẬN Cận thị học đường là vấn đề ngày càng được quan tâm tại các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy cận thị học đường đang có xu hướng ngày một gia tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn, đặc biệt là những khu vực quá trình đô thị hoá đang diễn ra. Để hạn chế sự gia tăng của cận thị, việc xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh là hết sức cần thiết. Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả trong và ngoài nước đã đề cập và phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với cận thị học đường như cường độ học tập càng lớn, việc thực hiện vệ sinh học tập chưa tốt… Các nhà nghiên cứu cũng chỉ rõ cần có sự phối hợp can thiệp giữa ngành y tế và giáo dục để giảm tỷ lệ cận thị học đường. Nghiên cứu cắt ngang mô tả của chúng tôi tiến hành tại Sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Hồ Chí Minh năm 2020 nhằm xác định tỷ lệ cận thị học đường tại trường và tìm những yếu tố liên quan đến cận thị học đường. 4.1 Thực trạng cận thị ở sinh viên Những nghiên cứu đầu tiên về cận thị học sinh trên thế giới mới chỉ bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ 19. Trước đó cận thị được coi như một bệnh di truyền mà thầy thuốc bất lực, nhất là thể tiến triển và ác tính [51]. Sau này các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về vệ sinh học đường từ đó các giáo viên bắt đầu thấy tầm quan trọng của cận thị, một tật khúc xạ thường xuất hiện và tiến triển trong thời gian đi học. Qua các thống kê đã được thông báo cho thấy tỷ lệ cận thị và sự phân bố cận thị trong cộng đồng nói chung và trong học sinh nói riêng tùy thuộc vào nghiên cứu của từng tác giả ở các vùng miền khác nhau, ở các đối tượng có lứa tuổi khác nhau cho những kết quả khác nhau [64], [89], [92]. Nghiên cứu chúng tôi tiến hành trên sinh viên một trường Cao Đẳng tại TP.HCM nơi đây có nền kinh tế phát triển, sinh viên tập trung từ các vùng.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 54. miền khác nhau. Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, gần ¾ sinh viên tham gia nghiên cứu là nữ chiếm tỷ lệ 78,4% chiếm tỷ lệ khá cao. Nghiên cứu tại Đại học Thăng Long cho thấy trong tổng số 1725 tân sinh viên năm học 2013 – 2014, sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với sinh viên nam [1]. Hầu hết sinh viên đều là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 95,1%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên gia đình có tiền sử tật khúc xạ chiếm tỷ lệ 39,5%. Trong đó, tật khúc xạ mắc phải là cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất 85,9% viễn thị chiếm tỷ lệ 12,4%.Về tư thế của ngồi học, đọc sách, xem ti vi, tư thế đúng chiếm tỷ lệ 83,7%. Về đọc truyện / sách: có 266 sinh viên đọc truyện/sách <2 giờ chiếm tỷ lệ 61,9%, tỷ lệ sinh viên đọc truyện/ sách ≥ 2 giờ chiếm tỷ lệ 38,1%. Về xem truyền hình: tỷ lệ sinh viên xem <2 giờ là 34,4% và tỷ lệ sinh viên xem ≥2 giờ chiếm 65,6 %. Về khám mắt định kỳ: khám 6 tháng/lần và 1 năm/ lần chiếm tỷ lệ tương đương nhau lần lượt là 23,0% và 22,8%. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại một trường Cao Đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh, đây là thành phố với nhiều hoạt động kinh tế phát triển nên học sinh cũng ít có các hoạt động vui chơi giải trí như những đưa trẻ học ở quê. Đa phần tiết ra chơi sinh viên ở đây ít tham gia các hoạt động giải trí chủ yếu đọc truyện và đọc sách, và giải trí trên mạng và đó cũng là nguyên nhân cận thị tăng cao. Kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên cho thấy, tật khúc xạ học đường hiện đang là một vấn đề y tế công cộng ở nước ta vì số lượng học sinh mắc ngày một tăng. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ học đường cao không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của các em mà còn là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và toàn xã hội. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ trên sinh viên cận thị là 39,8%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nhiều nghiên cứu trên đối tượng sinh viên trước đây. Điển hình nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân tại Đà. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 55. Nẵng vào năm 2013 với tỷ lệ cận thị trên đối tượng sinh viên 61,62% [1]. Tương tự nghiên cứu vào năm 2014 của tác giả Nhuyên năm 2013 trên sinh viên trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương cho thấy tỷ lệ cận thị là 51,6% [29]. Nhìn chung, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng sinh viên Y Dược, hầu hết mọi người được ý thức tầm quan trọng của đôi mắt, hiểu biết các kiến thức về nguyên nhân, tác hại của bệnh tật và phòng chống cận thị để có thái độ và hành vi sức khỏe đúng và tỷ lệ cận thị thấp hơn nhiều so với nhiều nghiên cứu trên sinh viên trước đây. Xu hướng gia tăng tỷ lệ cận thị học đường còn được minh chứng khi so sánh tỷ lệ cận thị theo lớp học hay nói cách khác là cận thị theo độ tuổi. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định độ tuổi có liên quan đến cận thị học đường và cho rằng tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là dấu hiệu dự báo sự gia tăng cận thị ở học sinh những lớp cao hơn. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam trên đối tượng học sinh cho thấy kết quả cận thị học đường tăng dần qua các năm. Nghiên cứu tại Đài Loan cho biết, tỷ lệ cận thị từ 12,0% ở trẻ 6 tuổi, tăng lên 56,0% ở trẻ 12 tuổi (lớp 6) và 76,0% ở trẻ 15 tuổi (lớp 9) [77]. Tương tự, tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu này cao hơn đáng kể tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Dũng tại Thái Nguyên (16,8%) [12], Lê Thị Thanh Xuyên (2009) tại TP. HCM là 46,11% [47], Nguyễn Văn Trung (2014) tại Trà Vinh là 21,87% [38], Trần Đức Nghĩa (2019) [24] tại Điện Biên Phủ là 17,2%. Các kết quả nghiên cứu đã công bố tại các khu vực khác trong và ngoài nước; đó là sự gia tăng nhanh chóng của cận thị học đường trong những năm gần đây. Điều này một phần là do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật với các phương pháp phát hiện cận thị ngày một hiện đại và có độ chính xác cao hơn,.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 56. phần khác là do tác động của sự phát triển kinh tế xã hội khiến áp lực học tập ngày càng cao làm thay đổi các yếu tố nguy cơ đối với cận thị học đường. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam trên đối tượng học sinh cho thấy kết quả cận thị học đường tăng dần qua các năm. Nghiên cứu tại Đài Loan cho biết, tỷ lệ cận thị từ 12,0% ở trẻ 6 tuổi, tăng lên 56,0% ở trẻ 12 tuổi (lớp 6) và 76,0% ở trẻ 15 tuổi (lớp 9) [77].Tương tự, tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu này cao hơn đáng kể tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Dũng tại Thái Nguyên (16,8%) [12]. Sự khác biệt về tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác có thể do khác biệt về đặc điểm về đối tượng nghiên cứu, khác biệt về số lượng mẫu hoặc cách tiếp cận khác nhau khi triển khai nghiên cứu.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 57. Bảng 4. 1 Tình hình cận thị học đường tại các tỉnh thành Việt Nam qua các năm. Đối Địa điểm. Thời gian. Tác giả. Cỡ. tượng. mẫu. nghiên. Tỷ lệ cận thị. cứu Thái Nguyên. 2008. Vũ Quang Dũng [12] Phạm Thị. Hải Dương. 2013. Đại học. 2013-. Dương Hoàng. Thăng Long. 2014. Ân [1]. Đà Nẵng. 2013. Nhuyên [29]. Hoàng Hữu Khôi [20]. 1873. THCS. 16,8%. 221. Sinh viên. 51,6%. 1725. Sinh viên. 61,62%. 1539. THCS. 39,8% 21,87%. TP. Trà Vinh. 2014. Nguyễn Văn Trung [38]. Tiểu học, 1431. THCS, THPT. 16,03% (TH) 16,14% (THCS) 35,09% (THPT). Điện Biên Phủ. 2019. Trần Đức Nghĩa [24]. 4757. Tiểu học. 17,2%. 430. Sinh viên. 39,8%. Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn. 2020. Nguyễn Thị Xuyên.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 58. Bảng 4.2 Tình trạng cận thị ở học sinh các nước trên thế giới qua các năm. Địa điểm. Thời gian. Tác giả. Cỡ mẫu. Tỷ lệ cận thị. Thái Lan. 2012. Watanee. 2097. 41,15. 1123. 10,28. 19.977. 45,5%. 5641. 67,9 %. Jenchitr [70] Ấn Độ. 2014. Hemalatha [74]. Trung Quốc. 2014. Hongmei YI [93]. Iran. 2014. Khalai Mohammad [73]. Qua tổng hợp các nghiên cứu về tình hình cận thị học đường tại các tỉnh thành Việt Nam, tuy các tỷ lệ mắc cận thị được đưa ra khác nhau ở các vùng miền, các khu vực và các quốc gia khác nhau, nhưng nhìn chung thì tỷ lệ cận thị hiện nay trên toàn thế giới là rất cao. Cận thị học đường hiện nay không còn là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu trong chiến lược “thị giác 2020” về quyền được nhìn thấy của chương trình phòng chống mù lòa thế giới. Về cận thị đã đeo kính trước đó có 137 sinh viên đã đeo chiếm tỷ lệ 80,1%, tỷ lệ sinh viên cận thị mới phát hiện là 19,9%. Hơn ¾ sinh viên cận đã mang kính đúng chiếm tỷ lệ 75,4%. Tỷ lệ sinh viên đã mang kính sai và chưa mang kính chiếm tỷ lệ ngang nhau 12,3%. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Trung tại trà Vinh cho thấy: tỷ lệ học sinh cận thị bắt đầu đeo kính trong nhóm cận thị đã được phát hiện là 88,99%, trong đó còn một tỷ lệ đáng kể học sinh mắc tật cận thị chưa đeo kính là 11,01% [38]. Điều này có thể lý giải rằng các em học sinh và gia đình chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc đeo kính theo chỉ định của. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 59. thầy thuốc, nhất là khi làm những công việc nhìn gần. Đồng thời do sự chủ quan ở những học sinh có thị lực giảm ít và khả năng nhìn xa giảm không đáng kể khi các em cố điều tiết mắt. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các khó chịu cho các em như: mỏi mắt, đau nhức mắt, đau đầu… và nặng hơn là làm giảm nhanh khả năng nhìn xa cũng như thị lực ở cả hai mắt Trong 171 sinh viên cận thị thì có 16 sinh viên cận thị một mắt chiếm tỷ lệ 9,4% còn lại là cận thị hai mắt với tỷ lệ 90,6%. Tuy nhiên, cận thị một mắt có tác hại lớn hơn rất nhiều so với cận thị cả hai mắt. Khi cận thị cả hai mắt trẻ có biểu hiện dấu hiệu nhìn mờ rất rõ ràng, trẻ được cha mẹ đưa đi khám, được điều chỉnh kính và thầy thuốc tư vấn. Tuy nhiên, đối với cận thị một mắt dấu hiệu nhìn mờ biểu hiện không rõ, bởi vì mắt có thị lực tốt có khả năng bù trừ. Đối với cận thị một mắt thì mắt cận thị ngày càng không tham gia vào quá trình nhìn, các tế bào cảm thụ võng mạc ngày càng lười hoạt động từ đó dẫn tới bị nhược thị do tật khúc xạ [45]. Nếu nhược thị được phát hiện và điều chỉnh kịp thời thì cá nhân đó còn có cơ hội phục hồi. Tuy nhiên, nếu mắt bị nhược thị không được phát hiện thì sẽ vĩnh viễn không phục hồi thị lực được nữa. Cận thị một mắt cần phải được phát hiện kịp thời, khi đã xuất hiện nhược thị cần phải được tập nhược thị dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc nhãn khoa. Nghiên cứu của tác giả khác tại Việt Nam cũng đã phát hiện ra tình trạng cận thị một mắt ở học sinh: Trần Đức Nghĩa cho thấy số học sinh cận thị hai mắt là 705 trường hợp, chiếm tỷ lệ cao 86,2% số học sinh mắc cận thị một mắt phải hoặc trái là 113 và chiếm 13,8%. Tỷ lệ cận thị một mắt trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Trong đó, tác giả Vũ Thị Thanh và cộng sự đã phát hiện trong 811 trường hợp cận thị có tới 190 trường hợp cận thị một mắt, tương ứng với tỷ lệ là 23,4% [33]. Trong hai nghiên cứu khác tại Thái Nguyên và Đà Nẵng cũng phát hiện những trường hợp cận thị một mắt, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Cụ thể, tác.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 60. giả Vũ Quang Dũng và cộng sự đã phát hiện thấy tỷ lệ cận thị một mắt tại Thái Nguyên là 6,7% [12]. Trong khi đó, tỷ lệ cận thị một mắt tại Đà Nẵng được tác giả Hoàng Hữu Khôi và cộng sự ghi nhận là 6,2% [20]. Trong các trường hợp cận thị, phát hiện các cận thị một bên là hết sức quan trọng để có các giải pháp điều trị phù hợp. Cận thị một mắt cũng là một vấn đề y tế công cộng đáng lưu tâm trong dự phòng và phát hiện sớm cận thị ở học sinh. 4.2 Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên Tình trạng cận thị học đường ở nước ta đang đặt ra vấn đề xã hội bức thiết. Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực, vấn đề cận thị đang được quan tâm đặc biệt và đã trở thành vấn đề nhãn khoa cộng đồng. Tỷ lệ cận thị học đường tại Việt Nam chiếm khoảng 40 – 50% ở học sinh thành phố và 10 – 15% học sinh nông thôn [12]. Tỷ lệ này tương đương một số nước Châu Á như Thái Lan, Malaysia; thấp hơn Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; cao hơn Lào, Campuchia, Mông Cổ. Xu hướng gia tăng tỷ lệ cận thị học đường còn được minh chứng khi so sánh tỷ lệ cận thị theo cấp học hay còn nói cách khác, tỷ lệ này gia tăng theo độ tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là dấu hiệu dự báo cho sự gia tăng cận thị ở những lớp học cao hơn. Năm 2001, Bô G ̣ iáo dục và Đào tạo tiến hành nghiên cứu và nhận thấy tỷ lê c̣ ận thi ̣của học sinh phổ thông Hà Nội năm học 2000 – 2001 ở khối Tiểu học là 11,3%, THCS là 23,3% và THPT là 29,8% [26]. Những số liệu gần đây nhất theo thống kê năm 2009 của Viện khoa học giáo dục cận thị gia tăng nhanh theo cấp học [46]. Điển hình một điều tra khác trong năm 2009 của Bệnh viện Mắt Trung Ương tỷ lệ cận thị ở tiểu học là 18%, cấp trung học cơ sở là 25,5% và cấp trung học phổ thông là 49,7% [25]. Tỷ lệ cận thị ở cấp THPT và THCS cao hơn ở Tiểu học và độ tăng tỷ lệ cận thị giữa các cấp học không giống nhau ở hai nghiên cứu trên. Nghiên cứu của Trần Đức Nghĩa tại Điện Biên. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 61. phủ cho thấy tỷ lệ mắc cận thị của khối 1 và 2 chỉ là 10,3% và 9,8%, nhưng khi lên đến khối 5 thì tỷ lệ cận thị đã tăng lên là 26,7%. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khối lớp học càng cao thì tỷ lệ cận thị càng tăng, hay độ tuổi học sinh bậc tiểu học càng lớn thì tỷ lệ cận thị càng cao (tương ứng với độ tuổi học sinh từ 6 đến 10) [24]. Nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân và cộng sự (2013-2014) cho thấy trong nhóm đối tượng nghiên cứu, một số sinh viên đã được phát hiện bị cận thị từ cấp bậc tiểu học; tỷ lệ này tăng gần gấp ba lần ở cấp học sau, trong đó tỷ lệ học sinh nữ đượcxác định là cận thị (10,92%) cao hơn nam (4,88%). Lên đến bậc trung học cơ sở, số học sinhđược phát hiện cận thị ở giai đoạn này chiếm tỷ lệ cao nhất (42,81%). Như vậy có rất ít học sinh được phát hiện cận thị từ bậc tiểu học (15,8%), tỷ lệ tân sinh viên bị cận thị chiếm 61,62%, tỷ lệ này ở nam sinh viên là 19,76%, ở nữ sinh viên là 41,86% [1]. Nghiên cứu của chúng tôi không thấy mối liên quan giữa cận thị học đường với độ tuổi của sinh viên. Sự khác biệt này cũng có thể do nghiên cứu quan sát chỉ tại một thời điểm nhất định so với diễn tiến của vấn đề sức khỏe, và cận thị sinh viên bao gồm các đối tượng đã mắc cận thị ở cấp dưới chưa được can thiệp và cận thị mới phát hiện ở sinh viên. Nhưng không thể phủ nhận tỷ lệ cận thị gia tăng theo tuổi và cấp học do tăng dần thời gian học tập, áp lực học tập và tiếp xúc các yếu tố liên quan. Vì vậy chúng ta cần trang bị kiến thức về phòng chống cận thị và các giải pháp can thiệp dự phòng sớm là hết sức cần thiết để phòng chống cận thị học đường. Các giải pháp phòng chống cận thị cần được thực hiện sớm ngay từ khi học sinh bắt đầu đi học không tạo gánh nặng sau này. Tỷ lệ cận thị quan sát ở học sinh nữ lớn hơn ở học sinh nam, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Trong tổng số 171 sinh viên tham gia nghiên cứu mắc cận thị tỷ lệ nam sinh viên cận thị chiếm tỷ lệ 32,3%.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 62. và nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn là 41,8%. Nghiên cứu của Trần Đức Nghĩa trong tổng số 2.584 học sinh nam có 413 trường hợp cận thị chiếm tỷ lệ 16,7%, số học sinh nữ là 2173 học sinh có 387 trường hợp mắc cận thị chiếm tỷ lệ 17,8% [24]. Sự khác biệt về tỷ lệ cận thị giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê cũng được ghi nhận ở một số nghiên cứu tại các tỉnh thành Việt Nam [12], [47]. Theo như số liệu của một nghiên cứu tổng hợp, tỷ lệ cận thị có thể thay đổi giữa nam và nữ tuỳ theo từng nghiên cứu [92]. Tuy nhiên cũng có nhiều tác giả tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cận thị với giới tính. Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008) tại khu vực Trung du tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ học sinh nam bị cận thị là 12,5% thấp hơn rất nhiều so với học sinh nữ là 21,6%, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,01) [12].Nghiên cứu của tác Phạm thị Nhuyên năm 2013 trên sinh viên trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương cho thấy tỷ lệ cận thị ở nữ cao gấp 3,75 lần nam [29]. Theo chúng tôi có thể nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này do sinh viên nam thường hiếu động, có thời gian hoạt động ngoài trời trong ngày và sử dụng mắt khi nhìn xa nhiều hơn hẳn so với nữ. Vì vậy, mắt sẽ ít phải điều tiết căng thẳng khi khi nhìn gần hơn. Mặt khác, nếu tập trung vào việc học, đọc sách, xem truyện… trong một thời gian dài mà không có sự kết hợp với những hoạt động thể dục ngoài trời để vận động toàn thân, cho mắt nghỉ ngơi và hít thở không khí trong lành trong một không gian rộng sẽ dẫn đến hậu quả không tốt cho sức khỏe, dễ mắc các bệnh học đường nói chung và cận thị học đường nói riêng. Trong nhiều năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu cho rằng tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị ngoài yếu tố nguy cơ là môi trường học tập và làm việc, thì yếu tố di truyền cũng góp phần tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ. Nhiều nghiên. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 63. cứu đã chứng minh rằng 33% đến 60% trẻ bị cận thị có cả cha và mẹ bị cận thị. Trong khi đó 23% đến 40% trẻ bị cận thị có cha hoặc mẹ bị cận thị và chỉ có 6% đến 15% trẻ cận thị không có cha và mẹ bị cận thị [19], [76]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tiền sử cận thị của gia đình có mối liên quan đến cận thị học đường. Cụ thể, gia đình có tiền sử cận thị thì tỷ lệ mắc cận thị (78,1%) cao gấp gần 4 lần so với những gia đình không có tiền sử (20,1%) (p= 0,000). Tuy nhiên ở Việt Nam yếu tố bẩm sinh và di truyền liên quan đến tật khúc xạ trong kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả còn rất khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Trung năm 2014 tại Trà Vinh tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cận thị học đường với tiền sử gia đình: tỷ lệ cận thị ở nhóm học sinh có người thân mắc tật cận thị là 42,03% cao hơn nhóm đối tượng không có người mắc tật cận thị trong gia đình. Tỷ lệ cận thị ở nhóm học sinh có anh/chị/em ruột mắc cận thị là 46,67% cao hơn các nhóm học sinh có người thân bị cận thị là cha hoặc mẹ với mức ý nghĩa thống kê p=0,00<0,05 [38]. Theo tác giả Hoàng Ngọc Chương (2012) [7], học sinh có bố mẹ bị tật khúc xạ thì có nguy cơ bị tật khúc xạ cao gấp 2,2 lần các học sinh khác. Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008) cũng cho kết quả tương tự, cho thấy học sinh có tiền sử gia đình bị cận thị thì có nguy cơ mắc cận thị cao gấp 2,3 lần các học sinh không có tiền sử gia đình bị cận thị [12]. Vào năm 2004, để chứng minh tật khúc xạ có tính chất di truyền tác giả Morgan, đã công bố kết quả nghiên cứu trên 4000 trẻ em cùng sinh sống tại Mỹ có nguồn gốc từ Châu Á, từ Tây Ban Nha, trẻ em có nguồn gốc da đen và da trắng. Kết quả tỷ lệ tật khúc xạ rất khác nhau, theo đó tỷ lệ tật khúc xạ của trẻ em có nguồn gốc Châu Á là 18,5%, Tây Ban Nha là 13,2%, trẻ em da đen là 6,6% và trẻ em da trắng là 4,4% [78]. Tại Bắc Kinh Trung Quốc (2015), nghiên cứu của Li Juan Wu về các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 64. ở Bắc Kinh, kết quả nghiên cứu cho thấy những học sinh có cha mẹ bị tật khúc xạ thì khả năng mắc tật khúc xạ của các em cao gấp 2,28 lần những học sinh khác [90]. Vào năm 2006 tại Jordan, tác giả Khader Y. S và cộng sự nghiên cứu tình hình tật khúc xạ ở học sinh Trung học Cơ sở cho thấy tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ có bố mẹ bị tật khúc xạ là 54,6% [72]. Qua các nghiên cứu trên có thể thấy cận thị có thể một phần là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, cũng có thể do thói quen nhìn gần của cha mẹ đã ảnh hưởng và tạo nên thói quen xấu ở con cái của họ đó là thói quen nhìn gần, lâu ngày gây ra những rối loạn về thị giác mà cụ thể là cận thị. Vì vậy đối với những gia đình có tiền sử mắc cận thị cần chú ý hơn trong việc phòng chống cận thị cho con em mình. Đặc biệt, cần nắm được các kiến thức về biểu hiện cận thị để sớm phát hiện ra những bất thường và đưa con đi khám và tư vấn từ bác sĩ. Ở lứa tuổi học sinh sự rối loạn điều tiết thường thấy do cường độ học tập căng thẳng, mắt không được nghỉ ngơi gây nên tình trạng mệt mỏi điều tiết dẫn đến co quắp điều tiết và thường gây ra tình trạng cận thị giả. Thời điểm này nếu các em được khám và tư vấn hướng dẫn các bài tập thể dục mắt, xoa bóp, bấm huyệt vùng mắt và tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời thì tình trạng nhức mỏi điều tiết sẽ trở về bình thường và tránh được nguy cơ mắc tật khúc xạ. Tư thế của con người có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Trong hoạt động, tư thế ngồi chiếm phần lớn thời gian, ở tư thế này cơ thể phải có tính ổn định cao, cơ bắp ít phải cố gắng. Con người sẽ chóng mệt mỏi nếu bàn và ghế ngồi không thuận tiện, không được thiết kế đúng. Tư thế ngồi học, đọc sách/ truyện báo, xem ti vi có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với cận thị học đường. Cụ thể, tư thế ngồi học đọc truyện/ báo. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 65. sách không đúng là 72,7% cao hơn so với ngồi đúng tư thế 25,8% (p=0,000; OR=0,131; KTC 95%: 0,082- 0,209). Các nghiên tại các tỉnh thành Việt Nam cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Điển hình, nghiên cứu tại Đại học Thăng Long có tới 68,96% đối tượng tham gia nghiên cứu thường xuyên đọc sách trong tư thế nằm và nhóm đối tượng này có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao hơn gấp 2,23 lần nhóm đối tượng thường xuyên đọc sách trong tư thế ngồi [1]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Dũng (2013), cho thấy những học sinh thường xuyên cúi đầu thấp khi học có nguy cơ bị cận thị cao gấp 2 lần so với những học sinh ngồi học đúng tư thế [13]. Bên cạnh đó, theo tác giả Hoàng Hữu Khôi những học sinh ngồi học đúng tư thế thì nguy cơ mắc tật khúc xạ giảm 45% so với những sinh viên sai tư thế ngồi học. Những sinh viên thường xuyên chơi điện tử thì nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp 2,39 lần so với những học sinh không thường xuyên chơi điện tử [20]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Trung tại Trà Vinh cũng cho kết quả tương tự [38]. Sinh viên có thói quen ngồi học tại nhà đúng mắc cận thị chiếm tỷ lệ là 15,60% thấp hơn so với các sinh viên ngồi học không đúng tư thế (28,51%). Tỷ lệ sinh viên mắc cận thị ở nhóm đối tượng luôn ngồi học là thấp nhất (15,6%) so với nhóm các sinh viên có thói quen khác. Trong đó tỷ lệ cận thị cao nhất ở những sinh viên thường xuyên nằm để học từ 28,12% đến 32,34%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p=0,00<0,05). Các nghiên trên cho thấy tư thế ngồi học, xem tivi đọc truyện/ sách có mối liên quan chặt chẽ đến cận thị học đường. Giảng viên cần hỗ trợ cũng như tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện chế độ vệ sinh trong học tập tốt về: thời khóa biểu học tập, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, tư thế học tập và hạn chế các trò chơi làm tăng điều tiết mắt. Bên cạnh thời gian ở trường, phụ huynh nên dành thời gian quan tâm đến con em nhắc nhở các em ngồi đúng tư thế để.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 66. tránh các bệnh tật học đường nói chung và cận thị học đường nói riêng, hạn chế các yếu tố nguy cơ cận thị từ phía gia đình. Trên thực tế các hành vi ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tật khúc xạ nói trên đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước và cũng đã được đề cập rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua thầy cô giáo và phụ huynh học sinh nhưng tỷ lệ các hành vi có nguy cơ mắc tật khúc xạ ở học sinh vẫn rất cao. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, sinh viên ngày càng chú ý nhiều hơn đến các trò chơi giải trí trên máy tính hơn các hoạt động ngoại khóa ngoài trời. Mắt làm việc nhiều trong tư thế nhìn gần và tiếp xúc máy vi tính làm tăng điều tiết quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả mắt tăng tiết thủy dịch gây tăng nhãn áp. Nhãn áp cao tác động đến vỏ bọc nhãn cầu làm cho trục trước sau nhãn cầu dài ra gây cận thị. Nghiên cứu chúng tôi chỉ ra xem phim, xem truyền hình có mối liên quan đến cận thị học đường. Cụ thể, tỷ lệ học sinh có xem phim, xem truyền hình ≥ 2 giờ/ngày là (47,9%) cao gấp 1,97 lần so với với xem phim, xem truyền hình < 2 giờ/ngày (24,3%), (p= 0,000; OR=0,350; KTC 95%: 0,225- 0,545). Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới cũng chỉ ra có mối liên quan giữa cận thị với xem phim, xem truyền hình, cũng như chơi game [20], [23], [38]. Chúng tôi nhận thấy, khi mắt phải làm việc liên tục trong khoảng cách gần mà không có sự nghỉ ngơi thư giãn hợp lý cũng như kết hợp với các hoạt động thể lực và có tầm nhìn xa sẽ dễ dẫn đến mắt phải điều tiết nhiều, gây mỏi mắt và nếu kéo dài liên tục sẽ dẫn đến cận thị. Theo tác giả Nguyễn Văn Trung ghi nhận có sự khác nhau về thời gian sử dụng máy vi tính hàng ngày ở các học sinh cận thị (1,73 ± 1,35 giờ/ngày) cao hơn nhóm không cận thị (1,50 ±1,43 giờ/ngày) có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [38]. Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008) cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu chúng tôi. Cụ thể, đọc truyện/sách, sử. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 67. dụng máy vi tính, chơi điện tử và xem ti vi với thời lượng trên 2 giờ/ ngày đều có mối liên quan chặt chẽ với cận thị học đường [12]. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân, sinh viên khi đọc sách, báo có khoảng cách từ mắt đến sách nhỏ hơn 30cm chiếm tỷ lệ 97,35%, và nguy cơ bị cận thị độ II trở lên ở nhóm đối tượng này cao hơn gấp 3,21 lần so với nhóm sinh viên đọc sách có khoảng cách phù hợp (từ 30 – 40cm) [1]. Theo Hoàng Hữu Khôi [20], những học sinh thường xuyên chơi điện tử thì nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp 2,39 lần so với những học sinh không thường xuyên chơi điện tử. Những học sinh không thường xuyên hoạt động thể thao ngoài trời nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp 1,68 lần so với những học sinh thường xuyên hoạt động thể thao ngoài trời. Khi nền công nghiệp hiện đại hóa phát triển, thiếu các sân chơi thể thao cho các em hoạt động ngoài trời dẫn tới việc các em phải thường xuyên hoạt động giải trí sau giờ học bằng việc xem ti vi, đọc truyện và chơi điện tử…càng làm cho mắt phải làm việc ở khoảng cách nhìn gần với cường độ nhiều hơn. Nghiên cứu chúng tôi không thấy mối liên quan giữa cận thị học đường với học thêm cũng như tự học. Các nghiên cứu khác lại cho kết quả khác nghiên cứu của chúng tôi. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân và cộng sự tại trường đại học Thăng Long năm học 2013 – 2014, sinh viên thường học thêm trên 10 giờ/ 88 tuần có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 1,96 lần sinh viên có thời gian đi học thêm dưới 10 giờ/tuần [1]. Trong kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Dũng, học sinh học thêm trên 5 giờ/ngày có nguy cơ cận thị là 3,2 lần so với những học sinh học thêm dưới 2 giờ/ ngày [12]. Bên cạnh đó nghiên cứu của tác giả Trần Đức Nghĩa cũng tìm thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa học thêm và cận thị. Theo đó, những học sinh đi học thêm có khả năng mắc cận thị cao hơn 1,72 lần so với nhóm không học thêm. Hơn nữa, những học sinh có học thêm liên tục trên 1 giờ có.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 68. khả năng mắc cận thị cao hơn 2,48 lần (mô hình hồi quy đa biến) so với nhóm không học thêm liên tục trên 1 giờ [24]. Trong bối cảnh hiện tại, ngoài thời gian học tập tại trường thì đa phần sinh viên phải dành thời gian tự học, học thêm tại nhà để trau dồi kiến thức cho bản thân. Trước hết, gánh nặng học tập từ chương trình học của sinh viên làm tăng thời gian hoạt động nhìn gần của mắt hằng ngày và thiếu đi điều kiện cho các học sinh tham gia các hoạt động thể lực, vui chơi, ngủ nghỉ hữu ích cho sự thư giãn của mắt. Áp lực học tập tăng theo xu hướng thành tích và nhu cầu hoàn thiện bản thân, bắt buộc sinh viên phải tham gia các lớp học bồi dưỡng hay học thêm ngoài giờ học chính khóa. Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với những nghiên cứu trước đây thể do khác biệt về đặc điểm về đối tượng nghiên cứu, sinh viên ý thức được cận thị học đường nên có thời gian phân bổ thời gian học hợp lý, và cũng có thể do có sự khác biệt về số lượng mẫu hoặc cách tiếp cận khác nhau khi triển khai nghiên cứu. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi con người phải chịu áp lực công việc ngày càng nhiều hơn. Học sinh phải chịu áp lực về thành tích học tập và sự kỳ vọng của cha mẹ vào tương lai dẫn đến cường độ học tập và các hoạt động nhìn gần hàng ngày của các em là rất lớn, mắt phải điều tiết liên tục nhiều giờ trong ngày đã dẫn đến tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh ngày càng tăng cao. Vì vậy chứng tôi nhận thấy trong chương trình học chính khóa các trường nên bố trí thời gian biểu hợp lý, tăng hoạt động ngoại khóa và khuyến khích các em học sinh có các hoạt động như luyện tập thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ. Giáo viên có kiến thức đúng về cận thị học đường cũng như quan tâm sinh viên, học sinh của mình. Phụ huynh học sinh nên dành thời gian quan tâm con em nhiều hơn, nhắc nhở con em ngồi học đúng tư thế, hạn chế xem tivi tiếp xúc với những hoạt động giải trí gần.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 69. KẾT LUẬN 1. Tỷ lệ sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh mắc cận thị là 39,8%. Về cận thị đã đeo kính trước đó có 137 sinh viên đã đeo chiếm tỷ lệ 80,1%, tỷ lệ sinh viên cận thị mới phát hiện là 19,9%. 2. Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên đã được xác định. Đó là: a) Gia đình không có người mắc cận thị có khả năng mắc cận thị thấp hơn 0,07 lần so với sinh viên có tiền sử gia đình có người mắc cận thị (p=0,000); b) Sinh viên có tiền sử gia đình không có người mắc bệnh về mắt có khả năng cận thị thấp hơn 0,36 lần so với sinh viên có tiền sử gia đình có người mắc bệnh về mắt (p<0,05) c) Tư thế ngồi học đọc truyện/ báo sách không đúng là 72,7% cao hơn so với ngồi đúng tư thế 25,8% (p=0,000) d) Tỷ lệ cận thị ở sinh viên có xem phim, xem truyền hình < 2 giờ/ngày là (24,3%) thấp hơn 0,85 lần so với xem phim, xem truyền hình  2 giờ/ngày (42,1,3%), (p= 0,000)..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 70. KIẾN NGHỊ 1. Những gia đình có tiền sử cận thị cũng như tiền sử bệnh về mắt cần đưa thành viên trong gia đình đi khám mắt định kỳ nhằm phát hiện sớm ngay từ cấp bậc tiểu học để có biện pháp khống chế tỷ lệ cận thị và mức độ cận thị gia tăng ở các cấp học tiếp theo. 2. Tăng cường truyền thông – giáo dục sức khỏe cho học sinh, sinh viên về tác hại của tư thế và khoảng cách đọc sách không đúng, xem tivi, xem phim truyền hình ảnh hưởng đến thị lực. 3. Cung cấp kiến thức đúng cho sinh viên về tư thế ngồi học, đọc truyện báo sách.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Dương Hoàng Ân (2014) "Thực trạng cận thị của tân sinh viên Trường đại học Thăng Long năm 2013-2014 và một số yếu tố ảnh hưởng". Kỷ yếu công trình khoa học 2014 - Phần II - Đại học Thăng Long, tr. 160-172. 2. Hoàng Quang Bình (2016) "Thực trạng tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở Cần Thơ năm 2013 - 2014". Tạp chí Y học Việt Nam, 442 (1), tr. 187-190. 3.. Bộ. Khoa. học. và. Công. nghệ. (2008). "Quyết. định. số. 2981/2008/QĐBKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 7114: 2008, Chiếu sáng nơi làm việc, Hà Nội". tr. 1-19. 4. Bộ y tế (1993) Nhãn khoa tập 2, Nhà xuất bản y học tr. 22. 5.. Bộ. Y. tế. (2019). Điểm. tin. y. tế. ngày. 8/4/2019,. p_state=maximized&p_p_mode=view&_101_struts_action=%2Fasset_ publisher%2Fview_content&_101_type=content&_101_urlTitle=-iemtin-y-te-ngay-8-4-2019, truy cập ngày 15/11/2019. 6. Bộ Y tế (2000) "Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 về việc ban hành quy định về vệ sinh trường học, Hà Nội". tr. 1-5. 7. Hoàng Ngọc Chương, Hoàng Hữu Khôi (2012) Nghiên cứu giải pháp phòng ngừa và triển khai thí điểm một số giải pháp can thiệp làm giảm nhẹ tật cận thị ở học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng, Đề tài khoa học cấp thành phố Đà Nẵng, tr. 40-74. 8. Cục Y tế Dự phòng (2018) Kết quả hội thảo chia sẽ kinh nghiệm mô hình chăm sóc mắt học sinh,

<span class='text_page_counter'>(82)</span> khong-lay-nhiem/2352/ket-qua-hoi-thao-chia-se-kinh-nghiem-mo-hinhcham-soc-mat-hoc-sinh, truy cập ngày 15/11/2019. 9. Cục Y tế Dự phòng (2010) Hướng dẫn phòng chống một số bệnh, tật phổ biến ở tuổi học đường, tế, B. Y., Government Document, 28, tr. 35 10. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Bộ môn Mắt (2010) Bài giảng Nhãn Khoa, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr.111. 11. Phan Dẫn (2004) Nhãn khoa giản yếu, Nhà xuất bản y học, tr. 605-654. 12. Vũ Quang Dũng (2008) Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa cận thị ở học sinh khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Thái Nguyên, tr. 59-83. 13. Vũ Quang Dũng (2013) Nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ, yếu tố nguy cơ và hiệu quả của một số giải pháp phòng chống tật khúc xạ học đường tại tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp Bộ, tr. 36-39. 14. Bùi Hoàng Hải (2015) Tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm quận 3 thành phố Hồ Chí Minh năm 2015, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 23-42. 15. Nguyễn Thị Hạnh (2010) Nghiên cứu sự thay đổi khúc xạ của học sinh khối 6 trường THCS Cát Linh Hà Nội năm học 2009-2010, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 58-81. 16. Huỳnh Anh Hoàng (2006) "Đánh giá hiệu quả giải pháp thay thế bóng đèn chiếu sáng hiệu suất cao và khuyến nghị một số giải pháp chiếu sáng học đường, Đà Nẵng". tr. 11-19. 17. Hội Nhãn khoa Mỹ (2003) Quang học, khúc xạ và kính tiếp xúc, Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, tr. 21-92.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 18. Đỗ Như Hơn (2014) "Công tác phòng chống mù lòa năm 2013-2014 và phương hướng hoạt động năm 2015". Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2014,Hà Nội, tr. 6-17. 19. Đỗ Như Hơn (2012) Nhãn khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 373-400. 20. Hoàng Hữu Khôi (2017) Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ y học, ĐH Y Dược Huế, tr. 90-95. 21. Nguyễn Ngọc Lai, Trần Anh Tuấn (2010) So sánh các chỉ số khúc xạ bằng khúc xạ tự động với khúc xạ chủ quan và javal kế, Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhãn khoa Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015 và Hội nghị Ngành Nhãn khoa năm 2010, Hà Nội, tr 86-87. 22. Vũ Thị Hoàng Lan, Vũ Thị Minh Thái (2010) "Thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan tại trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2010". Tạp chí y tế Công cộng, 26, tr. 23-27. 23. Chu Thị Loan, Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự (2010) Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống cận thị học đường của giáo viên tiểu học tại thành phố Hà Nội năm 2008. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao. Hội nghị khoa học Giáo dục thể chất, Y tế Ngành Giáo dục lần thứ V. 24. Trần Đức Nghĩa (2019) Thực trạng cận thị ở học sinh tiểu học thành phố Điện Biên Phủ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương, tr. 71-90. 25. Trịnh Thị Bích Ngọc (2009) "Điều tra dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh Hà Nội năm 2009". Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc năm 2009, tr. 24..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 26. Đặng Anh Ngọc (2011) Phòng chống cận thị ở học sinh, Bộ Y tế, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, tr.55-71. 27. Nguyễn Hữu Quốc Nguyên (2004) "Những điều cần biết về mắt và tật khúc xạ". Nhà xuất bản Đà Nẵngtr. 1-23. 28. Trần Văn Nhật (2004) Nghiên cứu tình hình cận thị học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến cận thị học sinh thành phố Đà Nẵng, Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế, tr. 59-94. 29. Phạm Thị Nhuyên (2013) "Đánh giá thực trạng bệnh cận thị của sinh viên Khoa Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng – Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương năm 2013". Tạp chí Y học thực hành, 873 (6), tr. 53-55. 30. Vương Văn Quý (2006) Xử trí tật khúc xạ tại cộng đồng, Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù lòa và Hội nghị khoa học kỹ thuật ngành Nhãn khoa toàn quốc, Huế., tr. 1-29. 31. Trần Minh Tâm (2006) Tình hình cận thị học đường ở học sinh cấp 2 tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh năm 2006,, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 46. 32. Tôn Thị Kim Thanh (2006) "Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù lòa năm 2005-2006, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2006, Đà Nẵng". tr. 1-35. 33. Vũ Thị Thanh (2016) Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y tr. 59-74. 34. Vũ Thị Bích Thủy (2003) Đánh giá các phương pháp xác định khúc xạ và điều trị chỉnh kính ở tuổi học sinh, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, 35. Hoàng Văn Tiến (2006) Nghiên cứu tình hình cận thị ở học sinh lớp 3, lớp 7, lớp 10 của một số trường phổ thông thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> và thử nghiệm mô hình can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 53-91. 36. Lê Thị Minh Trân (2009) Kiến thức - thái độ - thực hành trong phòng chống cận thị học đường ở học sinh trường trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ quận 10, thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 57-72. 37. Lê Ánh Triết (1997) Quang học lâm sàng và khúc xạ mắt, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tr. 21-43. 38. Nguyễn Văn Trung (2014) Nghiên cứu thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan đối tượng học sinh trên địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2014, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Trà Vinh, tr. 50-70. 39. Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn - Khoa Y Dược (2019) Giới thiệu về Khoa Y Dược Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn,. truy. cập. ngày. 15/11/2019. 40. Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (2019) Báo cáo số lượng học sinh sinh viên tại khoa Y dược Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn. 41. Trường đại học Thái Nguyên - Bộ môn Mắt (2010) "Giáo trình Chỉnh quang". 1-12. 42. Trường đại học Y - Dược Thái Nguyên (2011) Giáo trình Nhãn khoa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 14-27. 43. Trường Đại học Y Dược Huế - Bộ môn Mắt (2008) Giáo trình nhãn khoa Nhà xuất bản Y học, tr. 18-26. 44. Mai Quốc Tùng, Vũ Quang Dũng (2006) Tật khúc xạ và thị lực ở học sinh lứa tuổi 6-7 và 12-13 ở thành phố và nông thôn Thái Nguyên, Kỷ.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> yếu Hội nghị phòng chống mù lòa và Khoa học kỹ thuật ngành Nhãn khoa toàn quốc 2005-2006, Đà Nẵng 10/2006, tr. 141-142 45. Nguyễn Thanh Vân (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội tr. 63-91. 46. Viện khoa học giáo dục Việt Nam (2009) Báo động về bệnh tật học đường, 47. Lê Thị Thanh Xuyên, Bùi Thị Thanh Hương, Phi Duy Tiên, Nguyễn Hoàng Can, Trần Huy Hoàng, Huỳnh Chí Nguyện, et al. (2007) "Tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên về cận thị học đường tại TP. Hồ Chí Minh ". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 13, tr. 13-25. 48. Trần Hải Yến (2016) Cận thị - Cách chăm sóc và phòng ngừa biến chứng truy cập ngày 15/11/2019. TIẾNG ANH 49. Ali A, Ahmed I, Ayub S (2007) "Prevalence of undetected refractive errors among school children". Biomedica, 23 (21), pp. 96-101. 50. Bourne RR, Stevens GA, White RA, Smith JL, Flaxman SR, Price H et al (2013) "Causes of vision loss worldwide, 1990-2010: a systematic analysis". Lancet Global Health, 1 (6), pp. 339–349. 51. Chandran S (1972) "Comparative study of refractive errors in West Malaysia". Br J Ophthalmol, 56 (6), pp. 492-295. 52. Choi J.A, Han K, Park Y.M, La T.Y (2014) "Low serum 25hydroxyvitamin D is associated with myopia in Korean adolescents". Investigative ophthalmology & visual science, 55 (4), pp. 2041-2047.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 53. Chua J, Wong T.Y (2016) "Myopia the silent epidemic that should not be ignored". JAMA ophthalmology, 134 (12), pp. 1363-1364. 54. Congdon N, Wang Y, Song Y, et al (2008) "Visual Disability, Visual Function, and Myopia among Rural Chinese Secondary School Children: The Xichang Pediatric Refractive Error Study (X-PRES)Report 1". Investigative Ophthalmology and Visual Science, 49 (7), pp. 2888-2892. 55. Cumberland P.M, Peckham C.S, Rahi J.S (2007) "Inferring myopia over the lifecourse from uncorrected distance visual acuity in childhood". British Journal of Ophthalmology, 91 (2), pp. 151-153. 56. David A. Gross (2006) "Optometric clinical practice guideline care of the patient with myppia". American Optometric Association, pp. 11211125. 57. Davitt B.V (2005) "Prevalence of myopia at 9 months in infants with high-risk prethreshold retinopathy of prematurity". Ophthalmology, 112 (9), pp. 1564-1568. 58. Douglas Fredrick (2013) "Những hiểu biết cần có để phòng ngừa cận thị tiến triển". Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, 32, pp. 53-54. 59. Eguene M. H (2014) "Planning Eye Care for Children". Orbis Internatinational, pp. 1-51. 60. Fedor M, Socha K, Urban B, Soroczynska J, Matyskiela M, Borawska M.H, et al. (2017) "Serum Concentration of Zinc, Copper, Selenium, Manganese, and Cu/Zn Ratio in Children and Adolescents with Myopia". Biol Trace Elem Res, 176 (1), pp. 1-9. 61. Foster P. J., Jiang Y. (2014) "Epidemiology of myopia". Eye, 28 (2), pp. 202-208. 62. Fredrick Douglas R (2002) "Myopia". BMJ, 324 (7347), pp. 1195-1199..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 63. He M, Xiang F, Zeng Y (2015) "Effect of time spent outdoors at school on the development of myopia among children in China: a randomized clinical trial". JAMA, 314 (11), pp. 1142-1148. 64. He. M, Zheng Y, Xiang F (2009) "Prevalence of myopia in urban and rural children in mainland China". Optometry and vision science, 86 (1), pp. 40-44. 65. Hoang Thi My Hanh, Sawitri Assanangkornchai, Alan Frederick Geater, Vu Thi Minh Hanh (2019) "Socioeconomic inequalities in alcohol use and some related consequences from a household perspective in Vietnam". Drug and alcohol review, 38 (3), pp. 274-283. 66. Ian G. M, Kyoko O. M, Seang M. S (2012) Myopia, The Lancet, pp. 1738-1748. 67. Ip J. M, Rose K. A, Morgan I. G, et al (2008) "Myopia and the Urban Environment: Findings in a Sample of 12-Year-Old Australian School Children". Investigative Ophthalmology and Visual Science, 49 (9), pp. 58-63. 68. Ip J. M, Saw S. M, Rose K. A, Morgan I. G, Kifley A (2008) "Role of near work in myopia: findings in a sample of Australian school children". Invest Ophthalmol Vis Sci, 49 (7), pp. 2903-2910. 69. Ip J.M (2007) "Ethnic differences in the impact of parental myopia: findings from a population-based study of 12-year-old Australian children". Investigative ophthalmology & visual science, 48 (6), pp. 2520-2528. 70. Jenchitr W, Raiyawa S (2012) "Refractive Errors: The Major Visual Impairment in Thailand". Rangsit Journal of Arts and Sciences, 2 (2), pp. 133-141.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 71. Jones-Jordan L.A, Sinnott L.T, et al (2010) "Early childhood refractive error and parental history of myopia as predictors of myopia". Investigative ophthalmology & visual science, 51 (1), pp. 115- 121. 72. Khader Y.S, Batayha W.Q, Abdul A.S.M, Al S.K (2006) "Prevalence and risk indicators of myopia among schoolchildren in Amman, Jordan". pp. 1211-1224. 73. Khalaj M, et al (2014) "Refractive Errors in School-age Children in Qazvin, Iran". Biotech Health Science, 1 (2), pp. 164-168. 74. Krishnamurthy H, Tanushree V, D’Silva A. J (2014) "Prevalence of Refractive Errors among School Children of 5 – 15 Years Age Group in Mysore District". Interational Journalof Scientific Study, 2 (8), pp. 150 - 154. 75. Lam C.S, Lam C.H, Cheng S.C, Chan L.Y (2012) "Prevalence of myopia among Hong Kong Chinese schoolchildren: changes over two decades". Ophthalmic and Physiological Optics, 1 (32), pp. 17-24. 76. Lee Y. Y, Lo C. T, et al (2013) "What Factors are Associated with Myopia in Young Adults? A Survey Study in Taiwan Military Conscripts". Investigative Ophthalmology and Visual Science, 54 (2), pp. 1026-1033. 77. Lin L. L, Shih Y. F, Hsiao C. K, et al (2001) "Epidemiologic study of the prevalence and severity of myopia 134 among schoolchildren in Taiwan in 2000". J Formos Med Assoc, 100 (10), pp. 684-691. 78. Lougheed T (2014) "Myopia: the evidence for environmental factors". Environ Health Perspect, 122 (1), pp. A12-A19. 79. Low W, Dirani M, Gazzard G, Chan Y.H, Zhou H.J, Selvaraj P, et al. (2010) "Family history, near work, outdoor activity, and myopia in.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Singapore. Chinese. preschool. children".. British. Journal. of. Ophthalmology, 94 (8), pp. 1012-1016. 80. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (2012) "Age of drinking onset predicts future alcohol abuse and aependence". 81. Nanthavisit U, Sornchai J, Jenchitr W (2008) "Survey of Refractive Errors among Buddhist Scripture, Dhamma-Bali and Regular School of Buddhist Novices in the Bangkok Metropolitan Area". J Med Assoc Thai, 91 (1), pp. 24-29. 82. Pan C.W, Ramamurthy D, Saw S.M (2012) "Worldwide prevalence and risk factors for myopia". Ophthalmic and Physiological Optics, 1 (32), pp. 3-16. 83. Quinn G.E (1992) "Development of myopia in infants with birth weights less than 1251 grams. The Cryotherapy for Retinopathy of Prematurity Cooperative Group". Ophthalmology, 99 (3), pp. 329-40. 84. Rudnicka A. R., Kapetanakis V. V., Wathern A. K. Logan N. S. (2016) "Global variations and time trends in the prevalence of childhood myopia, a systematic review and quantitative meta-analysis: implications for aetiology and early prevention". British Journal of Ophthalmology, 100 (7), pp. 882-890. 85. Rudnicka A. R, et al (2016) "Global variations and time trends in the prevalence of childhood, a systematic review and quantitative metaanalysis: implications for aetiology and early prevention". British Journal of Ophthalmology, Bjophthalmol-2015, pp. 1110-1127. 86. Saw S.M (2002) "Nearwork in early-onset myopia". Investigative ophthalmology & visual science, 43 (2), pp. 332-339. 87. Saw S.M, Chew S.J (1997) "Myopia in children born premature or with low birth weight". Acta Ophthalmol Scand, 75 (5), pp. 548-50.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 88. Williams C, Miller L. L, Gazzard G, et al (2008) "A comparison of measures of reading and intelligence as risk factors for the development of myopia in a UK cohort of children". British Journal of Ophthalmology, 8 (92), pp. 1117-1121. 89. Wong Y.L, Saw S.M (2016) "Epidemiology of Pathologic Myopia in Asia and Worldwide". Asia Pac J Ophthalmol (Phila), 5 (6), pp. 394402. 90. Wu L. J, You Q. S, et al (2015) "Prevalence and associated factors of myopia in high-school students in Beijing". PloS one, 10 (3) 91. Wu P.C (2016) "He development of myopia among children in China: a randomized clinical trial". JAMA, 314 (11), pp.1142-1148. 92. Wu P.C, Huang H.M, et al (2016) "Epidemiology of Myopia". Asia Pac J Ophthalmol (Phila), 5 (6), pp. 386-393. 93. Yi H, Zhang L, Ma X, Congdon N, et al (2015) "Poor Vision among China’s Rural Primary School Students: Prevalence, Correlates and Consequences". China Economic Review, (33), pp. 247-262. 94. Yingyong P (2010) "Refractive Errors Survey in Primary School Children (6-12 Year Old) in 2 Provinces: Bangkok and Nakhonpathom (One Year Result)". J Med Assoc Thai 2010, 93 (10), pp. 1205-1210..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> PHỤ LỤC 1 ĐẠI HỌC THĂNG LONG. Mã số phiếu: …………... KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE. Ngày điều tra: ………… THƯ NGỎ. Kính gửi: Ban giám hiệu Trường Cao đẳng bách khoa Nam Sài Gòn Tôi là Nguyễn Thị Xuyên, học viên thạc sĩ Y tế Công cộng Đại học Thăng Long. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài “Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Hồ Chí Minh năm 2020”. Đề tài tôi cần thông tin của sinh viên (năm sinh, dân tộc, khóa học, học lực, tình trạng cận thị bản thân và gia đình, thời gian học ở trường và nhà, thời gian đọc truyện/sách/báo, sử dụng máy vi tính/ipad/điện thoại và thời gian vui chơi ngoài trời), đo thị lực cho sinh viên tại khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn. Tất cả thông tin từ cuộc khảo sát chỉ phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Mọi thắc mắc về nghiên cứu xin liên hệ học viên Nguyễn Thị xuyên qua số điện thoại. Kính mong được được sự cho phép của Ban Giám hiệu nhà trường. Xin chân thành cảm ơn! TP. HCM, ngày....tháng...năm 2020 BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN “THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 Bộ câu hỏi dùng để đánh giá, nghiên cứu về cận thị ở sinh viên. Các thông tin bạn cung cấp rất có ý nghĩa và chỉ sử dụng cho việc nghiên cứu khoa học. Chúng tôi đảm bảo giữ bí mật những gì bạn cung cấp. Xin bạn trả lời theo ý kiến của riêng mình. Chân thành cảm ơn bạn! Họ tên điều tra viên:............................... Ngày điều tra:........................................ TT. NỘI DUNG CÂU HỎI MÃ. TRẢ LỜI. A. THÔNG TIN SINH VIÊN A1. Giới tính. A2. Ngày tháng năm sinh. A3. A4. Dân tộc. Sinh viên năm. Kết quả học tập của A5. em trong học kì vừa qua. 1. Nam. 2. Nữ. Ngày………tháng……..năm ….... 1. Kinh. 2. Nùng. 3. Tày. 4. Khmer. 5. Khác. 1. Năm I. 2. Lớp II. 3. Lớp III. 4. Năm IV. 1. Yếu. 2. Trung bình. 3. Khá. 4. Giỏi. B. TIỀN SỬ BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH B1. Tiền sử gia đình có. 1. Có. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> người mắc tạt khúc xạ. B2. 2. Không. 1. Cận thị. Nếu có, đó là bệnh/tật. 2. Viễn thị. gì?. 3. Loạn thị. 4. Khác (ghi rõ)…..... 1. có. 2. không. 1. có. 2. không. 1. Có. 2. Không. Trước khi khảo sát em B3. đã được nhân viên y tế chẩn đovăn cận thị? Hiện tại bạn có phải. B4. mang kính khi xem/đọc không? Ngoài tật khúc xạ, em. B5. có từng đã từng mắc bệnh nào khác về mắt không? C.. C1. YẾU TỐ GÁNH NẶNG HỌC TẬP. Ở trường, bạn học bao nhiêu buổi 1 tuần? Ngoài giờ học ở. C2. .................................. Buổi/tuần 1. Có. 2. Không. trường bạn có học thêm không?. Chuyển sang C4. Bạn học thêm bao C3. nhiêu giờ trong 1. .................................. Giờ/tuần. tuần? C4. Bạn tự học bao nhiêu giờ trong một ngày?. .................................. Giờ/ngày. D. THÓI QUEN HỌC TẬP Ở TRƯỜNG Tư thế của bạn ngồi D1. học, đọc sách, xem ti vi. D2. Đọc truyện, đọc sách. 1. Ngồi. 2. Nằm. ................................. Giờ/ngày. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> D3. Xem phim, xem truyền hình. ................................. Giờ/ngày. D4. Chơi game. ................................. Giờ/ngày. D5. Chơi thể thao. ................................. phút/ngày. Em có được ba mẹ dẫn D6. đi khám mắt định kỳ hay không?. 1. Không bao giờ. 2. Không nhớ rõ. 3. 6 tháng/lần. 4. 1 năm/lần.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> PHỤ LỤC 3 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KẾT QUẢ KHÁM THỊ LỰC Người điền phiếu: ............................... Ngày điền phiếu: ........................................ TT. A. THÔNG TIN HỌC SINH. A1. Họ và tên học sinh. ..................................................................................... A2. Giới tính. A3. Ngày tháng năm sinh. Ngày______/tháng_____/năm_____. A4. Tuổi (tính theo dương lịch). ..................................................................................... A5. Tiền sử mắc bệnh về mắt. ..................................................................................... 1. Nam. 2. Nữ. B. NỘI DUNG KHÁM MẮT B1. Thị lực không kính. Mắt phải .............../10. Mắt trái ............. /10. B3. Thị lực kính đang đeo. Mắt phải .............../10. Mắt trái ............. /10. B4. Công suất kính đang đeo. Mắt phải ................ Mắt trái .................. Bệnh liên quan đến mắt kèm.  1. Có. theo.  2. Không. B5. B6. Ghi rõ tên bệnh liên quan đến mắt. ............................................................................. ............................................................................. .............................................................................  1. Bình thường  Kết thúc. B7. Kết luận thị lực.  2. Giảm thị lực  3. Giảm thị lực trầm trọng. B8. Kết luận tật khúc xạ.  1. Có  2. Không  Kết thúc  1. Không có. B9. Tật khúc xạ mắt phải.  2. Cận thị  3. Viễn thị  4. Loạn thị  1. Không có. B10. Tật khúc xạ mắt trái.  2. Cận thị  3. Viễn thị. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(97)</span>  4. Loạn thị  1. Đã mang kính đúng B11. Thực trạng mang kính.  2. Đã mang kính sai  3. Chưa mang kính.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: NGUYỄN THỊ XUYÊN Đề tài luận văn: “Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020’’ Chuyên ngành: Y tế công cộng;. Mã số chuyên ngành: 8 72 07 01. Hướng dẫn khoa học: TS. BS. NGUYỄN THANH BÌNH Người nhận xét: PGS.TS ĐÀO XUÂN VINH. là Chủ tịch Hội đồng. Cơ quan công tác: Bộ môn y tế công cộng- Trường Đại học Thăng Long Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thăng Long Căn cứ vào biên bản cuộc họp Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ bảo vệ ngày 10/10/2020 tại Trường Đại học Thăng Long – Hà Nội và các nhận xét, góp ý cụ thể của các thành viên hội đồng theo Biên bản chấm luận văn, tác giả luận văn đã thực hiện các chỉnh sửa sau: Chương 1: Tổng quan •. Sắp xếp lại mục 1.4 trang 8 tổng quan một số yếu tố liên quan đến cận thị để sau tổng quan các nghiên cứu về thực trang cận thị trên thế giới và ở Việt Nam.. •. Đưa mục 1.5 Cận thị học đường lên mục 1.3 trang 7 biểu hiện của cận thị. • Bổ sung khung lý thuyết nghiên cứu vào cuối chương Tổng quan Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. •. Nêu rõ áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện của phương pháp chọn mẫu không xác suất vào mục 2.2.3. trang 24. •. Chuyển mục 2.5 trang 29 lên mục 2.3 trang 24. phương pháp thu thập thông tin.. •. Nêu rõ kỹ thuật thu thập thông tin được áp dung gồm phỏng vấn gián tiếp/ phát vấn và đo thị lực. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> •. Bổ sung biến số, (phân loại biến số độc lập và biến phụ thuộc) và phương pháp thu thập cho mục tiêu 2 vào bảng 2.1: dùng phần mềm SPSS để tính OR và KTC. Chương 3: Kết quả nghiêm cứu. •. Cột Có của biến phụ thuộc cận thị đặt trước cột Không thì những nhóm biến số nào có khả năng gây mắc cận thị hơn sẽ phải đặt ở hàng trên. Vì vậy đưa biến số có nguy cơ cận thị lên trên làm chuẩn. Phân tích lại kết quả các bảng 3.10; bảng 3.11; bảng 3.12; bảng 3.14; bảng 3.15.. •. Sửa đổi nhận xét sau khi phân tích kết quả các bảng và thay đổi kết luận.. Chương 4: Bàn luận. Lồng ghép đặc điểm đối tượng nghiên cứu vào với bàn luận kết quả nghiên cứu theo 2 mục tiêu Kêt luận. •. Bổ sung thêm kết luận cho mục tiêu 1 “Về cận thị đã đeo kính trước đó có 137 sinh viên đeo chiếm tỷ lệ 80,1%, tỷ lệ sinh viên cận thị mới phát hiện là 19,9 %. • Kết luận mục tiêu 2 viết ngắn gọn khái quát theo tỷ suất chênh OR phù hợp với kết quả sau khi đặt lại một số biến và tính lại OR ở các Bảng Một số chỉnh sửa khác •. Bỏ trang 67, Điểm mạnh, điểm yếu của nghiên cứu. •. In đậm tên tác giả ở Danh mục TLTK. •. Sửa một số lỗi chính tả. Xác nhận của giảng viên hướng dẫn. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn. Nguyễn Thị Xuyên Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn.

<span class='text_page_counter'>(100)</span>

×