Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh trung học cơ sở Thụy Xuân, Thái Thụy, Thái Bình năm 2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 115 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---------------------------------------------. NGUYỄN THỊ THÚY. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THỤY XUÂN, THÁI THỤY, THÁI BÌNH NĂM 2020. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. Hà Nội – 2020.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG ---------------------------------------------. NGUYỄN THỊ THÚY KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNHCHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THỤY XUÂN, THÁI THỤY, THÁI BÌNH NĂM 2020. Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Đào Xuân Vinh. Hà Nội – 2020. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. BPTT. Biện pháp tránh thai. LTQĐTD. Lây truyền qua đường tình dục. QHTD. Quan hệ tình dục. KHHGĐ. Kế hoạch hóa gia đình. SKSS. Sức khỏe sinh sản. THPT. Trung học phổ thông. THCS. Trung học cơ sở. TT- GDSK. Truyền thông – giáo dục sức khỏe. VTN. Vị thành niên. WHO. World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới). UNFPA. Quỹ Dân số Liên hợp quốc. GDSKSS. Giáo dục sức khỏe sinh sản.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Chương 1.TỔNG QUAN. 3. 1. Sơ lược về tuổi vị thành niên, sức khỏe sinh sản vị thành niên. 3. 1.1 Một số khái niệm. 3. * Vị thành niên. 3. * Sức khỏe sinh sản. 4. * Sức khỏe sinh sản vị thành niên. 4. 1.2. Những đặc điểm dậy thì ở tuổi vị thành niên, nội dung chăm sóc SKSS sản và hạn chế tiếp cận các lĩnh vực sức khỏe sinh sản của vị. 5. thành niên Việt Nam 1.2.1. Những thay đổi về sinh lý ở tuổi vị thành niên. 5. 1.2.2. Những biến đổi về tâm lý. 5. 1.3. Các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản. 6. 1.3.1. Những chủ đề cần tư vấn về GDSKSS cho VTN. 6. 1.3.2. Các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe vị thành niên. 7. 1.3.3. Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên. 7. 1.3.4. Những rào cản khiến vị thành niên khó tiếp cận các lĩnh vực sức khỏe sinh sản 1.2. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên trên Thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới. Thang Long University Library. 8. 8 8.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Vấn đề quan hệ tình dục, có thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở vị thành niên. 8. * Vấn đề các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS. 11. * Các nguy cơ về sức khỏe và hậu quả về kinh tế, xã hội của vấn đề thai nghén và sinh đẻ ở tuổi vị thành niên 1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe trên thế giới và ở Việt Nam. 11 12 17. 1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu. 18. 1.4.1. Một số đặc điểm huyện Thái Thụy. 18. 1.4.2. Đặc điểm trường Trung học cơ sở Thụy Xuân. 19. 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu. 20. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 21. 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 21. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 21. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu. 21. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu. 21. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 21. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 21. 2.2.1.1. Nghiên cứu định lượng. 21. 2.2.1.2. Nghiên cứu định tính. 21. 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu. 21. 2.2.2.1. Cỡ mẫu. 21. 2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu. 22. 2.3. Phương pháp thu thập thông tin. 22. 2.3.1. Công cụ thu thập thông tin. 22. 2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin. 23. 2.3.3. Cấu trúc bộ câu hỏi. 23. 2.3.4. Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu. 23.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Điều tra viên. 23. * Tiến hành thu thập thông tin. 24. * Sơ đồ nghiên cứu. 25. 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá. 26. 2.4.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu. 26. Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu. 26. 2.4.2.Tiêu chuẩn đánh giá. 28. * Kiến thức về sức khỏe sinh sản của đối tượng. 28. * Thái độ về sức khỏe sinh sản của đối tượng. 29. * Thực hành về sức khỏe sinh sản của đối tượng. 29. 2.5. Phân tích và xử lý số liệu. 29. 2.6. Các biện pháp khống chế sai số. 29. 2.6.1. Sai số. 29. 2.6.2. Biện pháp khống chế. 29. 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. 30. 2.8. Hạn chế trong nghiên cứu. 30. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 31. 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. 31. 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS của đối tượng nghiên cứu. 33. 3.2.1. Kiến thứcvề SKSS của đối tượng nghiên cứu. 33. 3.2.2. Thái độ về SKSS của đối tượng nghiên cứu. 43. 3.2.3. Thực hành về SKSS của đối tượng nghiên cứu. 44. 3.3.4. Các kênh truyền thông về giáo dục sức khỏe sinh sản. 45. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trường Trung học cơ sở Thụy Xuân, huyện Thái. Thang Long University Library. 47 59 59.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2020 4.2. Về một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của đối tượng nghiên cứu. 65. KẾT LUẬN. 70. KHUYẾN NGHỊ. 73. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 74. PHỤ LỤC. 82.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 31. Bảng 3.2. Đặc điểm khu vực sống của đối tượng nghiên cứu. 32. Bảng 3.3. Hoàn cảnh sống. 32. Bảng 3.4. Kiến thức về độ tuổi vị thành niên. 33. Bảng 3.5. Kiến thức về độ tuổi dậy thì của vị thành niên. 33. Bảng 3.6. Kiến thức đúng của đối tượng về dậy thì. 34. Bảng 3.7. Kiến thức của đối tượng về thời điểm dễ có thai nhất. 35. Bảng 3.8. Kiến thức về hành động bạn nam làm cho bạn nữ có thai. 35. Bảng 3.9. Kiến thức đúng về dấu hiệu mà người phụ nữ được cho là có thai. 36. Bảng 3.10. Kiến thức đúng về hậu quả khi làm mẹ quá trẻ. 36. Bảng 3.11 Kiến thức đúng của đối tượng về thụ thai. 37. Bảng 3.12. Kiến thức đúng về hậu quả việc nạo phá thai. 37. Bảng 3.13. Kiến thức về địa điểm nạo phá thai an toàn nhất. 38. Bảng 3.3. Kiến thức của đối tượng về nạo phá thai. 38. Bảng 3.15 Số lượng các biện pháp tránh thai mà đối tượng biết Bảng 3.16. Kiến thức của đối tượng về biện pháp tránh thai phù hợp với vị thành niên (n=417). 39. 40. Bảng 3.17. Những địa điểm có thể cung cấp BCS. 40. Bảng 3.18 Kiến thức đúng về biện pháp tránh thai. 40. Bảng 3.19. Kiến thức của đối tượng về bệnh lây truyền qua đường tình dục. 41. Bảng 3.20. Kiến thức của đối tượng về biểu hiện mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục Bảng 3.21. Kiến thức của đối tượng về biện pháp phòng tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 41. 42. Bảng 3.22. Kiến thức đúng về bệnh lây truyền qua đường tình dục. 42. Bảng 3.23. Kiến thức đúng của đối tượng về sức khỏe sinh sản nam. 42. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bảng 3.24. Đánh giá thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên. 43. Bảng 3.25. Thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày. 45. Bảng 3.26. Loại hình truyền thông chăm sóc SKSS trong trường học. 45. Bảng 3.27. Mối liên quan tới thực hành của học sinh về chăm sóc SKSS VTN. 47. Bảng 3.28. Mối liên quan giữa khối/lớp của đối tượng và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.29. Mối liên quan giữa con thứ mấy và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.30. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.31. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.32. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.33. Mối liên quan giữa tình trạng truyền thông giáo dục sức khỏe của Bảng 3.34. Mối liên quan giữa giới tính của đối tượng và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.45. Mối liên quan giữa khối/lớp của đối tượng và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.36. Mối liên quan giữa con thứ mấy và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.37. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.38. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.39. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ với thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.40. Mối liên quan giữa việc được truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh. 47. 48. 48. 49. 49 50 50. 51. 51. 52. 52. 53 53.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> sản từ nhà trường với thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.41. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.52. Mối liên quan giữa giới tính của đối tượng và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.43. Mối liên quan giữa khối/lớp của đối tượng và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.44. Mối liên quan giữa con thứ mấy và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.45. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.46. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.47. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ với thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.48. Mối liên quan giữa việc được truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản từ nhà trường với thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.49. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.50. Mối liên quan giữa thái độ và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Thang Long University Library. 54. 54. 55. 55. 56. 56. 57. 57. 58. 58.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kiến thức về hiện tượng là mốc đánh dấu dậy thì ở nữ giới/nam giới Biểu đồ 3.2. Kiến thức về biện pháp tránh thai Biểu đồ 3.3. Đánh giá kiến thức chung về chăm sóc sức khỏe sinh sản của đối tượng. 34 39 43. Biểu đồ 3.4. Đánh giá thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên. 44. Biểu đồ 3.5. Thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên. 44. Biểu đồ 3.6. Kênh thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản tin cậy nhất đối với học sinh. 46. Biểu đồ 3.7. Dịch vụ khám chữa bệnh sức khỏe sinh sản thích hợp với vị thành niên. 46.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Nguyễn Thị Thúy Học viên lớp : Thạc sĩ Y tế công cộng khóa 2018-2020 Trường : Đại học Thăng Long Hà Nội Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận “Kiến thức, thái độ, thực hànhchăm sóc sức khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh Trung học cơ sở Thụy Xuân, Thái Thụy,Thái Bình năm 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đào Xuân Vinh. Tất cả số liệu trong luận văn này là hoàn toàn chính xác, trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn./. Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2020 Học viên. Nguyễn Thị Thúy. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Đào Xuân Vinh đã tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi được học tập trong môi trường hiện đại, thanh lịch và thân thiện, giúp tôi có những kiến thức, kỹ năng trong chuyên ngành, có hành trang tốt hơn để áp dụng thực tế thực hiện công tác chuyên môn tại đơn vị tôi công tác. Tôi xin cảm ơn ban giám hiệu, thầy cô giáo và các bạn học sinh trường Trung học cơ sở Thụy Xuân đã tham gia cùng tôi thực hiện nghiên cứu và các đồng nghiệp, cùng bạn học, gia đình đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin kính chúc quý thầy cô giáo, đồng nghiệp, Ban giám hiệu và các bạn học sinh trường THCS Thụy Xuân cùng các bạn học lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công./. Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2020 Học viên. Nguyễn Thị Thúy.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vị thành niên là thời đẹp nhất của cuộc đời. Dậy thì là mốc đánh dấu một khởi đầu của tuổi vị thành niên. Tuổi dậy thì ở các em thường là 8-13 tuổi đối với nữ, với các em nam là từ 10-14 tuổi, tuy nhiên điểm kết thúc lại khác nhau tuỳ thuộc vào các nhân tố: cá tính, gia đình, xã hội và văn hoá. Đây là một giai đoạn có sự thay đổi nhanh và mạnh cả về tâm lý và sinh lý, đồng thời chứa đựng những thay đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn cá tính. [10], [44]. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2018, trong tổng số 8.290 ca nạo hút thai có 130 ca nạo hút thai ở lứa tuổi vị thành niên, 9 tháng năm 2019 có 97 ca nạo hút thai ở lứa tuổi vị thành niên trong tổng số 7.236 ca nạo hút thai [35]. Đây chỉ là con số nhỏ so với thực tế bởi còn rất nhiều vị thành niên tìm đến các phòng khám, dịch vụ tư nhân để nạo hút thai. Bên cạnh đó, các kiến thức, kỹ năng cơ bản về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành niên/thanh niên còn nhiều hạn chế; giáo dục về sức khỏe sinh sản chưa tiếp cận được ở diện rộng; việc cung cấp thông tin, dịch vụ thân thiện về sức khỏe sinh sản chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của vị thành niên/thanh niên. Điều này phản ánh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên/thanh niên vẫn còn nhiều khoảng trống. Việc vị thành niên thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, về giới tính cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến số vụ xâm hại tình dục gia tăng [36]. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, trong giai đoạn 2011 - 2014, toàn tỉnh có 41 trẻ bị xâm hại tình dục, đến giai đoạn 2015 - 6/2019, số trẻ bị xâm hại tình dục lên đến 52 trẻ. Trẻ bị xâm hại tình dục đều là nữ và ở độ tuổi chủ yếu từ 13-16 tuổi, trong đó có một trường hợp bị xâm hại và mang thai ở tuổi 13 (năm 2012). Với những đặc điểm này, tuổi vị thành niên liên tục đối mặt với những thách thức cũng như nguy cơ [44]. Tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có 49 trường Trung cơ sở tại địa bàn 48 xã, thị trấn, với tổng số 11.852 em học sinh. Các em học sinh theo học tại các trường này đều nằm trong lứa tuổi vị thành niên. Công tác phối hợp với Trung tâm Y tế truyền thông ngoại khóa, giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2 huyện Thái Thụy tuy đã được triển khai từ rất sớm nhưng vẫn còn nhiều bất cập do đây là một công việc phức tạp và tế nhị cùng với quan điểm của phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường là các em còn nhỏ, việc giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản là sớm…vì vậy việc giáo dục giới tính chăm sóc sức khỏe sinh sản không chỉ đòi hỏi quan tâm của nghành y tế mà còn của cả xã hội cùng phối hợp thực hiện. Nhiều thống kê cho thấy có sự gia tăng rõ rệt các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam nói chung và tại địa bàn huyện Thái Thụy nói riêng. Tuy nhiên các nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông hoặc sinh viên là độ tuổi đã dậy thì và đã hình thành các hành vi nguy cơ sức khỏe tình dục, mà ít có nghiên cứu về lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở từ 12-15 tuổi là lứa tuổi vừa bước vào tuổi dậy thì, các em còn bỡ ngỡ trước một thế giới kiến thức giới tính rộng lớn, rất dễ có những hiểu biết không đúng, có thái độ không phù hợp và hình thành hành vi nguy cơ đến sức khỏe của mình. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên nói chung và của các học sinh theo học tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn của huyện nói riêng. Vấn đề đặt ra là kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh các trường trung học cơ sở huyện Thái Thụy như thế nào? Sự hiểu biết của các em về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai, thái độ về vấn đề quan hệ tình dục ra sao? Nhu cầu của các em học sinh về thông tin, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của các em về sức khỏe sinh sản? Để trả lời một số câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài về “Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh Trung học cơ sở Thụy Xuân, Thái Thụy, Thái Bình năm 2020” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh Trung học cơ sở Thụy Xuân, Thái Thụy, Thái Bình năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3 Chương 1. TỔNG QUAN Tuổi vị thành niên ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung còn bộc lộ tính phụ thuộc, sự khủng hoảng về nhân cách và hoang mang về tâm lý, các em đang muốn khám phá chính mình. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng vị thành niên chưa được hoàn thiện nhân cách. Lứa tuổi này vẫn đang trong giai đoạn trẻ học tập ở nhà trường nhưng rất dễ bị ảnh hưởng những điều xấu từ xã hội. Thay đổi rõ rệt nhất ở lứa tuổi vị thành niên là các vấn đề về sức khỏe sinh sản, bao gồm cả các biểu hiện về dậy thì. Bất cứ một vấn đề về sức khỏe và tâm lý trong giai đoạn này đều có thể ảnh hưởng và để lại hậu quả nặng nề cho cuộc sống về sau. Cùng với tăng trưởng, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa thách thức lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và sức khỏe vị thành niên, thanh niên nói riêng. Một số vấn đề sức khỏe vị thành niên quan trọng nhất hiện nay là: tình trạng dậy thì sớm, quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, tảo hôn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở lứa tuổi vị thành niên để lại hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần cũng như tương lại của vị thành niên. 1. Sơ lược về tuổi vị thành niên, sức khỏe sinh sản vị thành niên 1.1. Một số khái niệm * Vị thành niên: là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Độ tuổi vị thành niên là 10-19 tuổi (theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa). Lứa tuổi vị thành niên được chia thành 3 nhóm: Từ 10-13 tuổi là nhóm vị thành niên sớm; từ 14-16 tuổi là nhóm vị thành niên giữa; từ 17-19 tuổi là nhóm vị thành niên muộn [3], [4]. Tại Việt Nam quy định vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Độ tuổi vị thành niên chia thành 3 giai đoạn: - Vị thành niên sớm: từ 10 đến 13 tuổi; - Vị thành niên giữa: từ 14 đến 16 tuổi; - Vị thành niên muộn: từ 17 đến 18 tuổi. Ba giai đoạn phân chia này chỉ có tính tương đối, có thể khác nhau ở từng VTN [3], [11].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 4 Ở tuổi vị thành niên, dưới tác dụng của hệ nội tiết, cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, chức năng cơ quan sinh dục, tâm sinh lý, biết phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục, khả năng sinh sản. * Sức khỏe sinh sản Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cairo năm 1994 định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “sức khỏe sinh sản là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó” [10], [44]. Sức khỏe sinh sản gồm các khía cạnh dưới đây: - Khía cạnh sức khỏe thể chất: ở nam và nữ giới có cơ thể khỏe mạnh; tất cả các cơ quan nằm trong hệ thống sinh sản đều không gặp các tổn thương hay khiếm khuyết. Đảm bảo được khả năng thực hiện quan hệ tình dục và chức năng sinh sản về sau. - Khía cạnh sức khỏe tinh thần: mỗi cá nhân cảm thấy khỏe khoắn; thoải mái về sức khỏe sinh sản và khả năng sinh lý của chính bản thân mình. Có thể nhận ra được những điểm mạnh điểm yếu của bản thân; tự tin vào chính bản thân và khả năng của chính mình. - Sức khỏe xã hội: đảm bảo sự an toàn cho xã hội. Sống chan hòa và có mối quan hệ tốt với mọi người trong cộng đồng. * Sức khỏe sinh sản vị thành niên: “Là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên, chứ không chỉ là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”. 1.2. Những đặc điểm dậy thì ở tuổi vị thành niên, nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản và hạn chế tiếp cận các lĩnh vực sức khỏe sinh sản của vị thành niên Việt Nam 1.2.1. Những thay đổi về sinh lý ở tuổi vị thành niên •. Với trẻ nữ - Về thời gian: Bắt đầu từ khi 8-13 tuổi, trung bình 15 tuổi và hoàn tất dậy.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 5 thì vào thời điểm trẻ được 13-18 tuổi; - Về phát triển cơ thể, dưới tác dụng của các hoocmon sinh dục: thay đổi ở vú (núm vú nhô lên rõ hơn, hình thành quầng vú và bầu vú, phát triển đầy đủ sau 18 tháng); phát triển xương chậu (khung chậu của nữ tròn hơn và rộng hơn khung chậu của nam); xương đùi, các mô mỡ phát triển hình thành đường cong cơ thể; phát triển chiều cao, cân nặng; bộ phận sinh dục phát triển (âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển); buồng trứng thực hiện chức năng sinh sản bằng việc xuất hiện kinh nguyệt; - Về thay đổi sinh lý: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Trong khoảng một năm đầu khi có kinh, kinh nguyệt không đều và thời gian hành kinh cũng thay đổi [10], [44]. •. Với trẻ nam - Về thời gian: bắt đầu dậy thì khi trẻ được 10-15 tuổi; - Về thay đổi cơ thể: vỡ tiếng; có ria mép xuất hiện và râu ở cằm; phát triển. chiều cao và cân nặng; tuyến bã và tuyến mồ hôi phát triển, xương ngực và vai phát triển; các cơ rắn chắc hơn; hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển; dương vật và tinh hoàn to lên; - Về thay đổi sinh lý: tinh hoàn hoạt động sinh ra hoocmon sinh dục nam và tinh trùng; biểu hiện xuất tinh, những lần đầu là mộng tinh [10], [44]. 1.2.2. Những biến đổi về tâm lý trong thời kỳ VTN: Tùy theo từng giai đoạn phát triển của thời kỳ VTN mà có những biến đổi về tâm lý khác nhau. * Thời kỳ VTN sớm: - Bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ con, muốn được độc lập. - Muốn được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như người lớn. - Chú trọng đến các mối quan hệ bạn bè. - Quan tâm đến hình thức bên ngoài và những thay đổi của cơ thể. - Tò mò, thích khám phá, thử nghiệm. - Bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. - Có những hành vi mang tính thử nghiệm, bốc đồng [10], [44].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 6 * Thời kỳ VTN giữa: - Tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến hình dáng cơ thể. - Tỏ ra độc lập hơn, thích tự mình quyết định, có xu hướng tách ra khỏi sự kiểm soát của gia đình. - Phát triển mạnh cá tính, sở thích cá nhân. - Chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè đồng trang lứa. - Quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn khác giới với tình yêu. - Tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng. - Phát triển kĩ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả của hành vi. - Có xu hướng muốn thử thách các qui định, các giới hạn mà gia đình hay xã hội đặt ra [10], [44]. * Thời kỳ VTN muộn: - Khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân tương đối ổn định. - Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt hơn. - Cách suy nghĩ, nhận xét và ứng xử chín chắn hơn. - Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm dần, quay lại chú trọng mối quan hệ gia đình. - Chú trọng tới mối quan hệ riêng tư, tin cậy giữa 2 người hơn quan hệ theo nhóm. - Định hướng cuộc sống, nghề nghiệp rõ ràng hơn. - Biết phân biệt tình bạn và tình yêu, cách nhìn nhận tình yêu mang tính thực tế hơn, có xu hướng muốn thử nghiệm tình dục [10], [44]. 1.3 Các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên 1.3.1. Những chủ đề cần tư vấn về giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên - Đặc điểm phát triển cơ thể, tâm-sinh lý tuổi VTN. - Kinh nguyệt bình thường và bất thường tuổi VTN. - Thai nghén và sinh đẻ ở tuổi VTN. - Các biện pháp tránh thai ở tuổi VTN. - Tiết dịch âm đạo hoặc niệu đạo ở tuổi VTN. - Mộng tinh, thủ dâm. - Nhiễm khuẩn đường sinh sản và NKLTQĐTD bao gồm cả HIV/AIDS..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 7 - Tình dục an toàn và lành mạnh. - Bạo lực và lạm dụng tình dục. - Lạm dụng chất gây nghiện [3]. 1.3.2. Các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe vị thành niên - Kinh nguyệt và xuất tinh ở vị thành niên. - Những đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý trong thời kỳ vị thành niên. - Tình dục an toàn và đồng thuận. - Các biện pháp tranh thai cho vị thành niên và thanh niên. - Mang thai ở vị thành niên. - Vị thành niên và thanh niên với vấn đề bạo hành. - Kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của vị thành niên - Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên và thanh niên. - Thăm khám sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên. - Sử dụng chất gây nghiện ở vị thành niên và thanh niên - Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhóm vị thành niên/thanh niên yếu thế. - Tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên [3]. 1.3.3. Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức, thậm chí có những rủi ro vượt ngoài phạm vi kiểm soát của gia đình. Do đó, sự quan tâm của xã hội là một đòi hỏi cần thiết trong quá trình chăm sóc sức khỏe vị thanh niên. Các dịch vụ và hỗ trợ và chăm sóc y tế vị thanh niên đã ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu trên, trong đó dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên là một trong những dịch vụ tiêu biểu trong việc hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe vị thành niên một cách hiệu quả. Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên phải là các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của những thanh thiếu niên trong lứa tuổi này một cách tế nhị và có hiệu quả, có thể tiếp cận được, giá cả phù hợp, an toàn, phục vụ theo những cách thức mà vị thành niên chấp nhận được nhằm đáp ứng nhu cầu của vị thành niên và khuyến khích các em trở lại cơ sở y tế khi cần, cũng như giới thiệu dịch vụ với bạn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 8 bè. Dịch vụ này sử dụng tối đa các nguồn lực y tế nhằm đảm bảo quyền lợi và chăm sóc sức khỏe vị thành niên một cách hiệu quả nhất.[3]. 1.3.4. Những rào cản khiến vị thành niên khó tiếp cận các lĩnh vực sức khỏe sinh sản tại Việt Nam - Quan niệm của xã hội về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên còn hạn chế. - Các chính sách, chiến lược về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên còn ít, chưa cụ thể, chưa có nhiều chính sách động viên vị thành niên. - Thiếu các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên. - Thái độ định kiến của thầy cô giáo, cha mẹ, cộng đồng đối với việc cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. - Đa số cán bộ cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản còn chưa được huấn luyện để tiếp xúc và làm việc với vị thành niên [3]. 1.2. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên trên Thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới * Vấn đề quan hệ tình dục, có thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở vị thành niên Trên thế giới, các nghiên cứu về SKSS vị thành niên đã được tiến hành từ sau năm 1975 tại các nước thuộc các khu vực khác nhau như Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu... Quan hệ tình dục (QHTD) sớm là vấn đề xã hội ở nhiều nước: Ở Thái Lan hơn 60% thanh thiếu niên nam có quan hệ tình dục với bạn gái hoặc gái điếm. Ở Mỹ, ở tuổi 15 có 1/4 nữ và 1/3 nam có hoạt động tình dục, đến tuổi 17 thì tỷ lệ này tăng lên 50% cho nữ và 60% cho nam [54]. Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, tỷ lệ vị thành niên mang thai ở Philippines giữ vững trong nhiều năm, trong khi các nước châu Á khác có xu hướng giảm. Gần đây, xu hướng này có thay đổi nhỏ. Dữ liệu từ cuộc Điều tra Dân số và Y tế Quốc gia năm 2017 cho thấy 9% phụ nữ Philippines trong độ tuổi 15-19 bắt đầu sinh con, giảm 10% so với năm 2013. Thế nhưng con số này vẫn còn cao, so với tỷ lệ 4,7% trung bình toàn cầu năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới [69]..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 9 Mỗi năm, ước tính có khoảng 21 triệu nữ vị thành niên và 2 triệu trẻ gái dưới 15 tuổi mang thai ở các nước đang phát triển. Cũng tại các quốc gia này, có gần 16 triệu nữ vị thành niên và khoảng 2,5 triệu trẻ gái dưới 16 tuổi sinh con mỗi năm [48],[60]. Theo số liệu của UNFPA, hiện có khoảng hơn 500 triệu trẻ em gái đang sinh sống tại các nước đang phát triển. Trong số đó có hàng triệu trẻ em gái phải lập gia đình khi còn nhỏ tuổi; phải mang thai và sinh con khi các em chưa thực sự trưởng thành về mặt thể chất, tình cảm và chưa đủ trưởng thành về mặt xã hội để sẵn sàng làm mẹ. Cụ thể, trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên trong độ tuổi từ 20-24 thì có 1 người (tương đương với khoảng 70 triệu người) kết hôn trước lần sinh nhật thứ 18. Nếu xu hướng hiện nay không được cải thiện, trong vòng một thập kỷ tới sẽ có 142 triệu trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18 (tính tới thời điểm năm 2020). Điều này có nghĩa là mỗi năm sẽ có 14,2 triệu trẻ em gái, hay mỗi ngày sẽ có 39 ngàn trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18. Bên cạnh đó, hàng năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15-19 sinh con và cứ 10 trẻ vị thành niên thuộc nhóm này thì có 9 vị thành niên đã lập gia đình. Khu vực châu Phi thuộc tiểu vùng Sa mạc Shahara là nơi có tỷ lệ sinh ở tuổi VTN cao nhất với 120 trẻ/1.000 trẻ VTN trong độ tuổi từ 13 - 19. Ở khu vực châu Mỹ Latin và vùng Caribbean, tỷ lệ sinh con ở tuổi VTN vẫn ở mức cao và chỉ mới bắt đầu giảm gần đây. Tương tự, số lượng bà mẹ sinh con ở tuổi VTN tại các nước ở khu vực Đông Nam Á hiện vẫn rất cao [73], [74]. Đáng lưu tâm là các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tỷ lệ thương tật và tử vong do nạo thai không an toàn ở trẻ em gái VTN và nữ thanh niên trẻ cao; ước tính năm 2008 số ca nạo thai không an toàn ở vị thành niên trong độ tuổi từ 15-19 tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca; thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 20 - 29 tuổi…[69].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 10 Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế - chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Theo các chuyên gia y tế-dân số, với con số mang thai vị thành niên và nạo hút thai nêu trên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số nước ta, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước [12]. Tỷ suất sinh ở lứa tuổi vị thành niên dao động khá lớn giữa các khu vực: 115/1000 phụ nữ ở Tây Phi; 64/1000 phụ nữ ở khu vực Mỹ Latin, khu vực Đông Nam Á là 45/1000 phụ nữ và Đông Á chỉ là 7/1000 phụ nữ. Sự khác biệt này cho thấy, dù tỷ suất sinh toàn cầu của lứa tuổi vị thành niên đã giảm (từ 65/1000 phụ nữ năm 1990 xuống còn 47/1000 phụ nữ năm 2015) nhưng đây vẫn là một vấn đề rất đáng quan tâm [58], [59]. Mang thai và sinh con sớm ở lứa tuổi này không chỉ dẫn đến nguy cơ cho những đứa trẻ mà nó còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các nữ vị thành niên. Các bà mẹ ở lứa tuổi từ 10 đến 19 phải đối diện với nguy cơ tiền sản giật, viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết cao hơn so với các phụ nữ ở lứa tuổi từ 20 đến 24. Hơn nữa, nhu cầu về tình cảm, tâm lý và xã hội đối với các nữ vị thành niên mang thai cũng cao hơn so với phụ nữ ở các lứa tuổi khác. Bên cạnh vấn đề mang thai sớm, mỗi năm, có khoảng 3,9 triệu nữ giới trong độ tuổi 15 đến 19 nạo phá thai không an toàn [56]. Nên biết rằng, 8% nguyên nhân tử vong thai kỳ ở phụ nữ là do nạo phá thai. Đối với vị thành niên, nguy cơ này càng nguy hiểm hơn vì các em có xu hướng tìm đến các cơ sơ nạo phá thai không an toàn và khi có các triệu chứng về sức khỏe sau khi nạo phá thai, các em cũng sợ sệt, trì hoãn việc đến các cơ sở y tế vì lo lắng. Điều này càng làm tăng nguy cơ tử vong, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của các em sau này [73]..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 11 * Vấn đề các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS. QHTD sớm, QHTD trước hôn nhân, QHTD không được bảo vệ là nguy cơ làm tăng các viêm nhiễm bộ phận sinh dục, lây truyền qua đường tình dục. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới thì hàng năm có trên 250 triệu người mới bị bệnh lây truyền qua đường tình dục mà tỷ lệ cao nhất là ở tuổi 20-24, thứ hai là tuổi 15-19. Theo số liệu của WHO trên thế giới có khoảng 1/20 vị thành niên nhiễm các BLTQĐTD mỗi năm. Một vấn đề sức khỏe quan trọng khác ở lứa tuổi vị thành niên đó là HIV/AIDS. Theo thống kê của WHO, năm 2017 có khoảng 1,8 triệu trẻ vị thành niên mắc HIV trên toàn cầu, chiếm 5% tổng số người nhiễm HIV. Tuy nhiên, vị thành niên mới nhiễm HIV lại chiếm tới 16% số người trẻ mới mắc HIV [60], [61], [76]. Từ năm 2010 đến 2015, số trẻ vị thành niên từ 10 đến 14 tuổi tử vong liên quan đến AIDS đã giảm (còn khoảng 20,000 ca vào năm 2015), nhưng số vị thành niên từ 15 đến 19 tuổi chết liên quan đến AIDS lại tăng lên tới 20,800 ca vào năm 2015. Trên thực tế, nhóm tuổi vị thành niên là nhóm duy nhất có tỷ lệ tử vong liên quan đến AIDS không giảm trong khoảng từ năm 2000 đến 2015, ngược lại, nó còn tăng lên gấp đôi trong khoảng thời gian này [63]. * Các nguy cơ về sức khỏe và hậu quả về kinh tế, xã hội của vấn đề thai nghén và sinh đẻ ở tuổi vị thành niên Thai nghén và sinh đẻ ở VTN hầu như không có chuẩn bị, do vậy các biến chứng và tai biến do thai nghén ở VTN cao hơn nhiều tuổi trên 20 dù có chồng hay không. Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ VTN cao hơn 1,5 lần so với nhóm tuổi 20-29. Tử vong sơ sinh cũng rất cao trong những bà mẹ VTN hơn 30% cho những phụ nữ 15-19 tuổi. Đẻ non, sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu cũng như thai kém phát triển trong tử cung cũng chiếm tỷ lệ cao hơn [9]. Ngoài tác động xấu của thai nghén đến sức khỏe, nữ VTN có thai ngoài ý muốn còn có những hậu quả về kinh tế, xã hội. Thai nghén sớm dưới 20 tuổi làm hạn chế khả năng học tập và nguy cơ khó kiếm việc làm thích hợp. Xã hội phải chi trả các dịch vụ về y tế, xã hội, trợ cấp khó khăn cho cả mẹ và con. Các vấn đề tệ. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 12 nạn xã hội cũng tăng cao như mại dâm, ma túy. Sinh đẻ ở độ tuổi VTN làm tốc độ tăng dân số nhanh hơn. 1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Theo các chuyên gia y tế - dân số, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số nước ta, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngày nay, thanh thiếu niên có thể dễ dàng tiếp cận với các thông tin đa chiều về giới tính và sức khỏe sinh sản (SKSS) qua các kênh như: truyền hình, sách báo, băng đĩa, radio, internet . Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, tỷ lệ tuổi vị thành niên mang thai ở nước ta những năm gần đây có xu hướng giảm dần dù vẫn tương đối cao. Tỷ lệ này các năm 2010, 2014 và 2015 lần lượt là 3,24%, 2,78% và 2,66% [1], [2]. Tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, tỷ lệ VTN có thai chiếm 4% trong số các trường hợp có thai. Đây không chỉ là gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Tỷ lệ phá thai cũng tương tự. Thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2010 cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.000 ca vị thành niên.Năm 2015 có hơn 5.500 ca vị thành niên trong số gần 280.000 ca phá thai. Hơn 42.000 trường hợp vị thành niên sinh năm 2015, chiếm hơn 3,5% tổng ca đẻ trong năm. Đây chỉ mới là con số được thống kê từ hệ thống y tế công, chưa kể từ các cơ sở y tế tư nhân. Con số thực tế do đó cao hơn rất nhiều [1]. Mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai, tảo hôn, kết hôn cận huyết là vấn đề lớn mà trẻ vị thành niên nước ta đang phải đối mặt. Tỷ lệ nữ giới tuổi 10-19 hiện chiếm khoảng 15% dân số, tương đương 14 triệu trẻ vị thành niên [1]. Tại Việt Nam, thực tế đang chứng kiến nhiều trẻ vị thành niên mang thai và thậm chí là sinh con ở tuổi 12-13 [1]. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình VN, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 13 sinh, sinh viên. Mặc dù tỉ lệ nạo phá thai ở VN trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỉ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng - chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai [8]. Cụ thể, theo báo cáo của Bệnh viện Phụ sản trung ương tại một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây, thực trạng phá thai to ở trẻ vị thành niên chiếm tỉ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai. Các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên. Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM năm 2012, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống có 73 trường hợp nạo phá thai, trong đó 2,4% là của trẻ vị thành niên. Điều đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ các bệnh viện tư, phòng khám tư thì không thống kê được [8]. Theo một kết quả điều tra gần đây của Bộ Y tế, có tới 300.000 trường hợp có thai ở độ tuổi dưới 20 và có đến 37,5% số trường hợp nạo phá thai là trẻ VTN. Như vậy, một tỷ lệ rất lớn đối tượng VTN không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, đây chính là nguyên nhân quan trọng và cũng chính là nguy cơ dẫn đến tình trạng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ lây nhiễm HIV ngày càng tăng [5]. Theo tác giả của Trần Minh Hậu về “Kiến thức, thái độ, thực hành của vị thành niên về sức khỏe sinh sản” có tới 92,9% VTN hiểu đúng QHTD không an toàn là quan hệ không dùng các biện pháp bảo vệ. Về hậu quả của việc QHTD ở tuổi VTN vẫn còn 13,0% cho rằng không có vấn đề gì. Chỉ có 47,9% VTN hiểu rằng QHTD có thể gây ảnh hưởng tới học tập, 58,7% biết có thể mắc bệnh LTQĐTD. Hậu quả khi QHTD làm bạn gái có thể mang thai được 82,7% VTN biết đến [40]. Biện pháp tránh thai được VTN biết nhiều nhất là thuốc tránh thai (92,7%) và BCS (95,8%), 82,1% VTN biết tác dụng phòng bệnh LTQĐTD của BCS, 88,1% biết tác dụng tránh thai tạm thời của viên tránh thai, 88,8% biết các BPTT từ internet. 20% VTN hiểu đúng thời điểm dễ có thai nhất trong chu kỳ kinh, 58,4% biết khi có thai kinh nguyệt, 6,9% cho rằng nạo hút thai ở tuổi VTN không để lại. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 14 hậu quả gì. Có đến 6,2 – 8,8% hiểu sai về bệnh LTQĐTD, 81,4% - 93,1% biết HIV và giang mai lây qua đường tình dục, 92,9% biết dùng BCS có thể phòng được bệnh LTQĐTD [9]. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Hải Vân về “Kiến thức và thái độ của học sinh Trung học phổ thông huyện Hoài Đức, Hà Nội về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên” cho kết quả:73,1% học sinh biết ít nhất một biện pháp tránh thai (BPTT), chỉ có 13,7% biết thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt dễ mang thai nhất và 67,0% biết rằng bạn gái có thể mang thai dù chỉ quan hệ một lần. Tỷ lệ học sinh không chấp nhận việc có thai trước hôn nhân và quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao (91,0% và 82,0%) [46].Trong nghiên cứu này, tác giả cũng phát hiện ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về dậy thì, kiến thức về mang thai và BPTT của học sinh THPT Hoài Đức bao gồm: khối lớp, kết quả học tập, trình độ học vấn của bố và giới của học sinh. Các yếu tố về giới tính, việc sống chung với bố mẹ có ảnh hưởng đến thái độ của học sinh về việc QHTD trước hôn nhân của học sinh. Theo tác giả Trần Minh Hậu có đến 70,4% VTN quan tâm đến vấn đề SKSS, 62,7% lo lắng nếu mắc bệnh LQĐTD, 93,1% đồng ý sử dụng các BPTT trong QHTD, 60,4% phản đối QHTD ở tuổi VTN [40]. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Bích Hồi và cộng sự về “Kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên tỉnh Bắc Giang năm 2015” cho thấy: 76,3% học sinh có kiến thức về quan hệ tình dục an toàn, nhưng một số vẫn còn hiểu sai về khái niệm an toàn. Có 93,9% học sinh có nghe tới các biện pháp tránh thai, nhiều nhất là bao cao su (98,8%) và thuốc tránh thai khẩn cấp (86,9%) nhưng hiểu biết về các biện pháp tránh thai này còn hạn chế. 15,7% em không biết nguyên nhân có thai ngoài ý muốn và 16,8% em không biết về tai biến do nạo hút thai [39].Với các bệnh LTQĐT, hầu hết các em đều nghe tới ít nhất một bệnh trong đó HIV/AIDS chiếm tỉ lệ cao nhất 93,9%. Đa số các em nghe tới ít nhất một bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có hiểu biết về biểu hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nữ trong đó tỉ lệ hiểu biết của các em nữ đều cao hơn nam. Tỷ lệ các em biết biểu hiện “ra khí hư bất thường” chiếm cao.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 15 nhất với 57% (nữ 59,1%, nam 54,9%). Có 62,1% học sinh đạt kiến thức chung về sức khỏe sinh sản ở vị thành niên [39]. Tình dục an toàn ở lứa tuổi vị thành niên, không chỉ giúp tránh mang thai ngoài ý muốn, mà còn giúp phòng tránh các bệnh LTQĐTD. Xu hướng hiện nay VTN dậy thì sớm hơn, xu hướng xây dựng gia đình muộn hơn. Mặt khác nhiều tác động có tính kích dục trên thông tin đại chúng làm cho vấn đề QHTD trước hôn nhân có chiều hướng gia tăng hơn trước. Vì thế, cần chú trọng phòng bệnh LTQĐTD ở lứa tuổi này, đặc biệt là phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Kết quả điều tra mô tả cắt ngang 300 VTN về kiến thức về bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS của vị thành niên trên địa bàn huyện Kiến Xương-Thái Bình năm 2012 của Nguyễn Đức Thanh cho thấy: phần lớn VTN cho rằng nguyên nhân gây bệnh LTQĐTD do sinh hoạt tình dục với người mắc bệnh mà không dùng bao cao su (63,0%). Tỷ lệ lớn nhất VTN biết hậu quả bệnh LTQĐTD là làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV (66,3%); còn có 23,3% số VTN được hỏi không biết hậu quả nào của bệnh LTQĐTD. Tỷ lệ VTN biết lây nhiễm HIV qua đường tình dục, đường máu và mẹ truyền cho con chiếm tỷ lệ cao (trên 90%). Còn tới 16% số VTN có nhận đinh sai rằng có thể nhận biết người nhiễm HIV thông qua hình dáng bề ngoài và lối sống của họ. Tỷ lệ VTN biết cách phòng lây nhiễm HIV chưa cao, cao nhất là tỷ lệ biết không dùng chung bơm kim tiêm mới chỉ chiếm 69,7%; còn tới 9% số VTN không biết cách nào để phòng lây nhiễm HIV [26]. Nghiên cứu “Thái độ đối với HIV/AIDS, hiểu biết về nguồn cung cấp thông tin và nơi điều trị HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Đức Thanh trên đối tượng là học sinh THPT huyện Thái Thụy cho thấy: thái độ của học sinh đối với người nhiễm HIV/AIDS chưa thực sự tích cực. Mới chỉ có 48,4% học sinh có thái độ tìm cách chia sẻ và giúp đỡ, còn tỷ lệ khá cao học sinh có thái độ xa lánh người nhiễm HIV/AIDS (7,4%), nông thôn cao hơn thành thị (8,6% so với 6,2%). Tỷ lệ học sinh biết về cơ sở y tế nhà nước cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS khá cao (91,7%); tuy nhiên tỷ lệ học sinh không biết nơi nào cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS còn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 16 khá cao (2,6%), nông thôn cao hơn thành thị (2,9% so với 2,3%). Tỷ lệ học sinh cho biết địa chỉ xét nghiệm HIV là Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cao (75,1%), Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh (48,0%), Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh (43,8%) [27]. Kết quả từ cuộc điều tra cắt ngang trên 768 học sinh trung học phổ thông tại địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2013 của Nguyễn Đức Thanh và Đỗ Duy Bình cho thấy: hầu hết các đối tượng đều nghe về bệnh LTQĐTD. Cụ thể, tỷ lệ nghe về các bệnh HIV/AIDS đạt đến 99,0%; các bệnh khác như lậu, giang mai cũng đạt trên 80%. Về các biện pháp phòng chống bệnh LTQĐTD, các học sinh biết nhiều nhất về biện pháp sử dụng bao cao su với 96,0%. Tỷ lệ học sinh biết hậu quả của bệnh LTQĐTD làm tăng nguy cơ lâu nhiễm HIV cao đạt 82,6%. Tỷ lệ học sinh biết các hậu quả khác thấp hơn như lây nhiễm sang trẻ sơ sinh (74,6%), vô sinh (62,5%) … Về nguyên nhân gây bệnh LTQĐTD, 79,0% học sinh biết là do sinh hoạt tình dục với nhiều người mà không dùng các biện pháp bảo vệ. Tỷ lệ học sinh cho biết dịch vụ khám chữa bệnh LTQĐTD là cơ sở y tế nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất (89,1%), tiếp theo là phòng khám tư nhân: 8,5% [26]. Về vấn đề nạo phá thai, ở lứa tuổi vị thành niên nước ta chiếm đến 20% tỷ lệ nạo phá thai chung của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi [7]. Nguyên nhân của vấn đề này có liên quan nhiều đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân. Theo SAVY2, có 7,6% đối tượng được điều tra trả lời đã có hoạt động tình dục trước hôn nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ nạo phá thai theo SAVY 2 chỉ có 7,2% từng nạo hút. Số liệu này có nhiều khác biệt so với các số liệu của các cuộc điều tra trước và sau đó, nguyên nhân được giải thích một phần do bản chất tế nhị của câu hỏi, một phần do việc lựa chọn các đối tượng – đa phần là các phụ nữ trẻ mới cưới, mong muốn có con cùng với đó, việc cung cấp thông tin cũng là vấn đề nhạy cảm [7]. Có thể thấy, vấn đề nạo phá thai ở vị thành niên đang tăng cao và là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Do đó, tăng cường quan tâm đến vấn đề truyền thông, giáo dục SKSS cho lứa tuổi này là cần thiết để góp phần giảm thiểu tình trạng trên..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 17 1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe trên thế giới và ở Việt Nam Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Liên về "Thực trạng kiến thức và thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông tại Hải Phòng năm 2010" cho thấy tỷ lệ VTN có QHTD là 6,21%; trong đó tỷ lệ học sinh thành phố QHTD thấp hơn các vùng khác, tỷ lệ nam QHTD cao hơn nữ, nhóm tuổi 10 - 14 QHTD thấp hơn nhóm tuổi 15 - 19. VTN có QHTD lần đầu tiên ở độ tuổi trung bình 15,8 tuổi. VTN nam là 16,1 tuổi, VTN nữ là 15,74 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu nhỏ nhất là 9 tuổi.Khi điều tra về việc có sử dụng BPTT trong lần QHTD đầu tiên, có 50% VTN dùng BPTT trong lần QHTD đầu tiên, 33,3% không sử dụng BPTT trong lần QHTD đầu tiên. Sự khác biệt giữa nam và nữ về sử dụng BPTT trong lần QHTD đầu tiên không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 [47]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 375 học sinh THPT Ngô Sĩ Liên, tỉnh Bắc Giang, cho thấy có mối liên quan giữa giới khối lớp với kiến thức chung của học sinh về SKSS. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự khác biệt giữa các yếu tố học lực, sống cùng bố mẹ, có người yêu chưa với kiến thức chung về SKSS không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [28]. Kết quả nghiên cứu trên 500 học sinh khối lớp 7,8,9 năm 2016, sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính 47,8% học sinh có kiến thức chung đạt. Trong đó, 30,3% học sinh có hiểu biết đúng về tình dục an toàn, 37,2% có kiến thức đúng về dấu hiệu dậy thì của nam và 39,8% có kiến thức đúng về dấu hiệu dậy thì của nữ. 42,2% học sinh có thái độ tích cực với SKSS VTN, 83% học sinh có nhu cầu được cung cấp thêm thông tin về SKSS VTN. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, thái độ về SKSS VTN của học sinh gồm nguồn cung cấp thông tin, người học sinh trao đổi thông tin, bố mẹ chủ động trao đổi thông tin... Nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về SKSS VTN. Những học sinh có kiến thức chưa đạt về SKSS có nguy cơ có thái độ thiếu tích cực cao gấp 4,2 lần học sinh có kiến thức đạt [21].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 18 Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS VTN của học sinh THPT tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được thực hiện năm 2015 với phương pháp mô tả cắt ngang trên 1434 học sinh THPT trên địa bàntỉnh Thừa Thiên - Huế, sử dụng bộ công cụ được thiết kế bao gồm các câu hỏi về kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến chăm sóc SKSS VTN và phân tích hồi quytuyến tính xác định yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy 13,0% có kiến thức tốt; 67,0% có thái độ tốt và 73,2% có thực hành tốt về về SKSS VTN. Có mối liên quan có ýnghĩa thống kê giữa: kiến thức và khu vực, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn của mẹ, thái độ và giới tính, thực hành và khu vực, giới tính, thái độ. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất tăng cường các chương trình, chính sách và phương tiện truyền thông để giúp cho các em nhận thức đầy đủ hơn [42]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 500 học sinh của 3 trường THPT công lập tại Huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014 nhằm tìm hiểu kiến thức và thái độ của học sinh THPT trong chăm sóc SKSS và một số yếu tố ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy 89,0% học sinh biết ít nhất một dấu hiệu dậy thì, 73,1% biết ít nhất một biện pháp tránh thai, chỉ có 13,7% biết thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt dễ mang thai nhất và 67,0% biết rằng bạn gái có thể mang thai dù chỉ quan hệ một lần. Tỷ lệ học sinh không chấp nhận việc có thai trước hôn nhân và QHTD trước hôn nhân khá cao (91,0% và 82,0%) [46]. Trong năm 2001, theo thống kê của Bộ Y tế, có tới 60% người nhiễm HIV trong độ tuổi dưới 30 và 10% trong độ tuổi từ 13 – 19. Đây thực sự là những con số đáng báo động và cần nhận được sự quan tâm tâm gắt gao hơn của các cấp lãnh đạo cũng như cộng đồng xã hội [6]. 1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 1.4.1. Một số đặc điểm huyện Thái Thụy Huyện Thái Thụy là một huyện ven biển, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình. Phía Bắc giáp Hải Phòng; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ; Phía Nam giáp huyện Kiến Xương, Tiền Hải; Phía Tây giáp huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ. Tổng diện tích đất tự nhiên 256,83 Km2(bao gồm cả diện tích bãi triều). Dân số khoảng.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 19 28.980 người, mật độ dân số đông (trung bình khoảng 1090 người/ Km2 ) gấp 4 lần bình quân chung của cả nước. Trong đó, số trẻ em ở độ tuổi VTN và TN là chiếm 21.280 người chiếm gần 8% dân số của toàn huyện. Theo báo cáo của Trung tâm Dân số trong 6 tháng đầu năm có 25 bà mẹ sinh con ở dưới tuổi 20, có 03 trường hợp nạo phá thai dưới 18 tuổi. Trường hợp nạo phá thai của VTN là vấn đề nhạy cảm và thường bị giấu diếm nên rất khó thống kê. Có 49 trường THCS trên địa bàn huyện Thái Thụy. Trường THCS Thụy Xuân là trường có bề dày truyền thống và số lượng học sinh đông, đáp ứng đủ nhu cầu nghiên cứu, chính vì vậy trường THCS Thụy Xuân được chọn làm địa điểm nghiên cứu. 1.4.2. Đặc điểm Trường trung học cơ sở Thụy Xuân Trường trung học cơ sở Thụy Xuân là trường trọng điểm nằm phía ven biển, giáp danh nhiều địa bàn tỉnh khác với khối lượng dân cư đông đúc. Địa bàn tuyển sinh của trường gồm các xã ven biển và vùng giáp ranh từ các huyện khác, hầu hết các xã thuộc phía Tây sông Trà lý. Với mô hình hoạt động trường chất lượng cao, 100% đội ngũ giáo viên tốt nghiệp Đại học trong đó hơn 30% có trình độ Thạc sĩ, một nhà giáo ưu tú. Là những giáo viên giỏi, có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi, du học quốc tế; phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong cách ứng xử thân thiện với học sinh và phụ huynh học sinh. Nhưng lại chưa có giáo viên giảng dạy chuyên ngành giáo dục giới tính cho học sinh. Định kỳ hàng năm, nhà trường chủ động phối kết hợp với Đoàn thanh niên, Trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm Y tế huyện mở các lớp truyên thông, tư vấn cho các em học sinh về các chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản vào các buổi học ngoại khoá (01 buổi/1 năm) của nhà trường và nhà trường cũng lồng ghép vào các môn học Sinh học, môn Giáo dục công dân .. nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và thanh niên.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 20 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu. Một số yếu tố dùng để đánh giá: - Tuổi - Giới - Khối - Chiều cao - Cân nặng -Trình độ văn hóa của Bố, (Mẹ) - Số con thứ mấy trong gia đình -Tình trạng hôn nhân của Bố (mẹ) -Nghề nghiệp của Bố (mẹ. KIẾN THỨC,. - Mối liên quan tới kiến thức của học sinh về chăm sóc SKSS VTN - Kiến thức về hiểu biết đặc điểm dậy thì - Kỹ năng chăm sóc cơ thể dậy thì - Kiến thức hiểu biết về các biện pháp tránh thai - Kiến thức hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN HỌC SINH. - Mối liên quan tới thái độ của học sinh về chăm sóc SKSS VTN - Thái độ có ngại khi nói chuyện hoặc hỏi người thân, bạn bè về lĩnh vực SKSS VTN - Thái độ có quan tâm đến các thông tin về chăm sóc SKSSVTN - Địa điểm học sinh biết về nơi cung cấp bao cao su. TRƯỜNG THCS THỤY XUÂN, THÁI THỤY, THÁI BÌNH. - Mối liên quan tới thực hành của học sinh về chăm sóc SKSS VTN - Thực hành của học sinh về cách sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp nhất với vị thành niên - Số học sinh trong năm vừa qua đã đi khám bệnh định kỳ liên quan tới SKSS VTN - Địa điểm học sinh biết về nơi cung cấp bao cao su - Địa điểm học sinh đi khám bệnh liên quan đến SKSS - Nguồn thông tin về kiến thức chăm sóc SKSS học sinh được tiếp cận.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Học sinh nam, nữ vị thành niên khối lớp 6,7,8,9 tương đương với độ tuổi từ 12-15 tại trường THCS Thụy Xuân. * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng - Học sinh đang theo học tại trường THCS Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. - Có khả năng đọc, hiểu, tự điền vào bộ câu hỏi - Được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh và các em học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng - Số học sinh không đồng ý tham gia phỏng vấn - Số học sinh vắng mặt trong thời gian phỏng vấn do ghỉ học, hoặc do điền sai phiếu phỏng vấn. 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Trường THCS Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 05/2020 đến tháng 11/2020 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Dịch tễ học với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu * Cỡ mẫu Cỡ mẫu cho điều tra được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 22 Trong đó: n : Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu - Z 1 −  / 2 : Là hệ số tin cậy, ở ngưỡng xác xuất 95% ( α= 0,05)→ Z 1 −  / 2 =1,96 - p: là ước đoán tỷ lệ học sinh THCS có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe sinh sản p=0,62 - d: Sai số tuyệt đối, Sai số tuyệt đối chấp nhận được. Lấy d = 0,047. ➔ Kết quả n=410, (trên thực tế nghiên cứu có 417 em học sinh tham gia). * Phương pháp chọn mẫu Số lượng học sinh trưtoàn trường năm 2020 là 436 em với 12 lớp học được chia cho 4 khối lớp 6, 7, 8, 9 cụ thể như sau: Tên khối. Số học sinh. Số lớp. Khối 6. 94. 3. Khối 7. 113. 3. Khối 8. 118. 3. Khối 9. 111. 3. Cộng. 436. 12. Do số lượng học sinh trong các lớp tương đương nhau trung bình trong một lớp sẽ là 436 : 12 = 36 học sinh. - Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ có chủ đích bằng cách: lập danh sách học sinh trong lớp, lấy theo thứ tự từ một đến hết danh sách. - Tiến hành phát vấn thứ tự theo danh sách đã chọn/lớp trong các khối lớp học. - Do một số em không tham gia vào cuộc trả lời phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn và một số em nghỉ học nên số phiếu phỏng vấn thu về được tổng 417 phiếu. 2.3. Phương pháp thu thập thông tin 2.3.1 Công cụ thu thập thông tin - Bộ câu hỏi có cấu trúc dành cho học sinh trung học cơ sở về kiến thức, thái.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 23 độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh Trường THCS Thụy Xuân. (phụ lục 2) 2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin - Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi đã được đã được thiết kế sẵn: 2.3.3 Cấu trúc bộ câu hỏi - Đặc điểm chung của đối tượng: 10 câu hỏi (C1 đến C10) nhằm thu thập các thông tin chung về đối tượng phỏng vấn như giới tính, khối học, gia đình bạn đang ở xã nào của huyện, bạn theo đạo gì và hiện giờ bạn sống với ai? - Kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên: 17 câu hỏi (C11 đến C27) nhằm đánh giá kiến thức cũng như các nội dung liên quan của các em học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên như; độ tuổi vị thành niên, trong chu kỳ kinh nguyệt, thời điểm nào dễ có thai nhất, làm mẹ quá trẻ dẫn đến hậu quả gì, nạo phá thai gây nguy hiểm gì và phá thai ở nơi nào là an toàn nhất, những biện pháp tránh thai, các bệnh lấy qua đường tình dục,…. - Thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên: 17 câu hỏi (C28 đến C36) nhằm đánh giá thái độ cũng như thực hành về CSSKSS vị thành niên như; bạn có ngại khi nói chuyện hoặc hỏi người thân, bạn bè về lĩnh vực SKSS VTN không, bạn có thường xuyên quan tâm đến thông tin về chăm sóc SKSS không, đâu là nguồn - Thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên: 10 câu hỏi (C37 đến C46) nhằm đánh giá thái độ cũng như thực hành về CSSKSS vị thành niên như; bạn có biết cách sử dụng bao cao su hay không; tác dụng của sử dụng BCS là gì; có biết cách thay băng vệ sinh khi bị kinh nguyệt ở nữ; có biết vệ sinh bộ phận sinh dục ở nam(nữ) khi tuổi dậy thì; biết cách phát hiện một số bệnh hay gặp ở VTN; biết các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám sức khỏe phù hợp với VTN…. 2.3.4.Qui trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu * Điều tra viên Với nghiên cứu định lượng, nghiên cứu viên kết hợp với 02 cán bộ Trung. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 24 tâm Y tế huyện Thái Thụy và 02 thành viên của lớp thạc sĩ Y tế công cộng khóa 7.2. Các cộng sự tham gia nghiên cứu này sẽ được tập huấn kỹ về nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra, các kỹ năng tiếp cận và phỏng vấn để đảm bảo độ chính xác cao. Những người này có những thuận lợi trong việc giải thích, tiếp cận địa chỉ với đối tượng nghiên cứu. * Tiến hành thu thập thông tin. - Liên hệ với Ban giám hiệu Trường THCS Thụy Xuân đặt lịch để thực hiện phỏng vấn học sinh theo bộ câu hỏi tự điền. - Thực hiện phỏng vấn theo trình tự các bước: Bước 1: Thử nghiệm bộ câu hỏi Bộ câu hỏi điều tra sẽ được thử nghiệm tại thực địa trước khi tiến hành nghiên cứu, kiểm tra mức dễ hiểu của các khái niệm dùng trong bộ phiếu thông qua trao đổi với một số đối tượng nghiên cứu, thay đổi và chỉnh sửa phù hợp sau khi thử nghiệm. Bước 2: Thống nhất kế hoạch thu thập thông tin Xây dựng kế hoạch với Ban giám hiệu và thầy cô giáo trường THCS Thụy Xuân, cỡ mẫu, phương pháp và cách thức lựa chọn và đề nghị sự phối hợp thực hiện của nhà trường. Liên hệ với trường trung học cơ sở đã chọn về kế hoạch triển khai thu thập số liệu. Bước 3: Tập huấn giám sát viên Ngoài 2 nghiên cứu viên chính chúng tôi có sử dụng thêm một số cộng sự phòng Dân số - TTGDSK – trung tâm Y tế huyện Thái Thụy tham gia vào công tác giám sát điền phiếu điều tra định lượng. Các nghiên cứu viên này được tập huấn một buổi về các khái niệm sử dụng trong bộ câu hỏi, những lưu ý của nghiên cứu để có thể giải đáp thắc mắc liên quan đến nội dung phiếu hỏi của học sinh trong khi điền phiếu. Các giám sát viên cũng được thống nhất về cách thức tiến hành thu thập thông tin và các yêu cầu của nghiên cứu trong khi thực hiện thu thập thông tin. Bước 4: Thu thập thông tin và giám sát - Nghiên cứu viên giới thiệu bản thân, giới thiệu về nghiên cứu và lợi ích đối.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 25 với đối tượng tham gia vào nghiên cứu. Giới thiệu bộ câu hỏi tự điền và phát giấy đồng ý tham gia nghiên cứu. - Có 12 lớp học sinh được dự kiến sẽ đưa vào nghiên cứu định lượng do đó chúng tôi tiến hành thu thập thông tin định lượng trong một ngày với mỗi buổi một nửa số lớp. - Thời gian trả lời cho phiếu hỏi khoảng 30 phút. - Nghiên cứu viên giám sát quá trình trả lời điền phiếu của học sinh, tránh nhìn nhau, điền hộ…để đảm bảo tính riêng tư và khách quan trong câu trả lời của học sinh Bước 5: Tổng hợp phiếu trả lời - Sau khi đối tượng nghiên cứu hoàn thành bộ câu hỏi tự điền, điều tra viên kiểm tra phiếu và nêu các em bỏ sót đề nghị đối tượng nghiên cứu giúp hoàn thiện phiếu. - Sau đó, tổng hợp, kiểm tra lại phiếu trả lời thu được qua bộ câu hỏi phát vấn Sơ đồ nghiên cứu. Lập danh sách đối tượng và đánh số thứ tự. Tiến hành giải thích từ ngữ, thuật ngữ và hướng dẫn trả lời câu hỏi. Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Hoàn thiện và tổng hợp thông tin đã thu thập. Báo cáo số liệu đã phân tích và đánh giá. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 26 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 2.4.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu. Thông tin. Biến số. Phương. Phân loại. Chỉ số. biến số. pháp thu thập. -Tỷ lệ đối tượng phân theo - Tuổi. - Biến rời rạc. tuổi: Tính theo năm dương lịch (tuổi gồm 4 nhóm tuổi 12,13,14,15). - Giới. - Khối. - Biến nhị phân - Biến rời rạc. -Tỷ lệ giới tính (nam, nữ) -Tỷ lệ đối tượng phân theo khối lớp học (khối 6,7,8,9). Thông tin. - Tỷ lệ đối tượng phân theo. chung. trình độ học vấn (tiểu học;. của đối. - Trình độ văn hóa. tượng. của Bố(mẹ) học sinh. -Biến thứ hạng. Trung học cơ sở; Trung học phổ thông; Trung cấp /Cao đẳng; Đại học/trên. nghiên. đại học). cứu. -Tỷ lệ số con trong gia - Số con thứ mấy trong gia đình. - Biến rời rạc. đình (Con thứ nhất; Con thứ hai; Con thứ ba; Con thứ tư; là con thứ 5 trở lên). -Tình trạng hôn nhân của Bố (mẹ) học sinh -Nghề nghiệp của. -Biến thứ hạng -Biến danh. - Tỷ lệ tình trạng hôn nhân của bố, mẹ (Có vợ /chồng; Li dị/li thân; Góa) -Tỷ lệ nghề nghiệp của. Phỏng vấn trực tiếp.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 27 Bố (mẹ) học sinh. mục. bố/mẹ (Nông dân;Công nhân;Buôn bán;Cán bộ; Nghề khác). - Kiến thức về hiểu biết đặc điểm dậy thì - Kỹ năng chăm sóc cơ thể dậy thì. -Biến danh mục -Biến nhị phân. Mục tiêu. - Kiến thức hiểu biết. 1. về các biện pháp tránh thai. -Biến nhị phân. - Kiến thức hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. -Biến nhị phân. -Tỷ lệ có kiến thức về tuổi dậy thì -Tỷ lệ có kiến thức về CS cơ thể khi dậy thì -Tỷ lệ có kiến thức về biện. Phỏng vấn trực tiếp. pháp tránh thai. -Tỷ lệ có kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của đối tượng nghiên cứu Biến số. Phân loại. Cách. biến số. thu thập. - Tuổi - Giới - Khối lớp - Số người trong gia đình. Biến độc. - Tình trạng hôn nhân của bố mẹ. lập/Đầu vào. - Trình độ học vấn của bố mẹ - Nghề nghiệp của bố mẹ - Thu nhập bình quân đầu người. Thang Long University Library. Tính OR (CI95%), p.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 28 - Kiến thức về hiểu biết đặc điểm dậy thì - Kỹ năng chăm sóc cơ thể dậy thì - Kiến thức hiểu biết về các biện pháp tránh thai - Kiến thức về hậu quả mang thai ngoài ý muốn tuổi VTN - Kiến thức về hậu quả nạo phá thai tuổi VTN - Kiến thức hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục - Thái độ có ngại khi nói chuyện hoặc hỏi người thân, bạn bè về lĩnh vực SKSS VTN. Biến Phụ thuộc/Đầu ra. Tính OR (CI95%), p. - Thái độ có quan tâm đến các thông tin về chăm sóc SKSSVTN - Địa điểm học sinh biết về nơi cung cấp bao cao su - Thực hành của học sinh về cách sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp nhất với vị thành niên 2.4.2.Tiêu chuẩn đánh giá * Kiến thức về sức khoẻ sinh sản của đối tượng: Đánh giá kiến thức về sức khoẻ sinh sản của đối tượng bao gồm 16 câu hỏi (từ B1 đến B16). Kết quả đánh giá cho từng câu dựa trên tổng số điểm đạt được của từng câu: đánh giá theo điểm số được cho mỗi câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 1 điểm). Sau khi nhóm nghiên cứu có tham khảo tài liệu y văn liên quan, nhóm nghiên cứu kết định kết quả ở phần kiến thức có tổng 50 điểm, trả lời đạt 2/3 số câu hỏi (>33 điểm) trả lời đúng là kiến thức đạt. - Kiến thức đạt: ≥ 10 câu hỏi trả lời đúng > 33 điểm - Kiến thức chưa đạt < 10 câu hỏi trả lời đúng < 33 điểm * Thái độ về sức khoẻ sinh sản của đối tượng: Thái độ về sức khoẻ sinh sản của đối tượng: bao gồm 9 câu hỏi (từ C1 đến C9), nhóm nghiên cứu kết định kết quả ở phần thái độ có tổng 17 điểm, trả lời đạt 2/3 số câu hỏi (>12 điểm) trả lời đúng là kiến thức đạt..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 29 Thái độ đạt : ≥ 6 câu hỏi trả lời đúng > 12 điểm - Thái độ chưa đạt: < 6 câu hỏi trả lời đúng < 12 điểm * Thực hành về sức khoẻ sinh sản của đối tượng: Thực hành về sức khoẻ sinh sản của đối tượng: bao gồm 10 câu hỏi (từ D1 đến D12), nhóm nghiên cứu kết định kết quả ở phần thực hành đạt có tổng 45 điểm, trả lời đạt 2/3 số câu hỏi (>30 điểm) trả lời đúng là kiến thức đạt. Thái độ đạt : ≥ 7 câu hỏi trả lời đúng > 30 điểm - Thái độ chưa đạt < 7 câu hỏi trả lời đúng < 30 điểm 2.5. Phân tích và xử lý số liệu - Số liệu sau khi thu thập sẽ được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 14.0 để tính tỷ lệ %; trung bình và độ lệch chuẩn; OR( CI95%);  2 ; p.Nhận định có sự khác biệt khi giá trị p <0,05. 2.6. Các biện pháp khống chế sai số 2.6.1. Sai số - Trong quá trình phỏng vấn sẽ xảy ra sai số do cỡ mẫu không đảm bảo, kỹ thuật phỏng vấn chưa thống nhất cách thức trả lời câu hỏi, bộ câu hỏi chưa đảm bảo đủ thông tin, số liệu, chưa rõ giữa định tính và định lượng. - Đây là vấn đề nhạy cảm do đó khi thu thập số liệu sẽ có những khó khăn như đối tượng nghiên cứu không trả lời hoặc trả lời sai so với thực tế vì vậy sẽ có sai số thông tin. - Nghiên cứu thực hiện lứa tuổi THCS tại địa bàn một trường học nên không thể khái quát cho quần thể lớn hơn, như toàn huyện, tỉnh. - Việc so sánh kết quả các nghiên ở Việt Nam cũng có hạn chế vì độ tuổi nghiên cứu khác nhau, ít nghiên cứu với VTN 10 - 15 tuổi. Điều tra sức khỏe thanh niên VTN Việt Nam (SAVY) không thu thập số liệu với VTN dưới 14 tuổi. 2.6.2. Biện pháp khống chế - Cỡ mẫu đảm bảo đủ lớn. - Thiết kế bộ câu hỏi thích hợp, có thử nghiệm để điều chỉnh phù hợp với đối tượng và địa bàn nghiên cứu trước khi triển khai nghiên cứu.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 30 - Khắc phục sai số đối với phương pháp chọn mẫu đã áp dụng. Dùng phương pháp mô tả theo từng câu hỏi để liệt kê câu trả lời được nội dung đề ra. - Giảm thiểu sai số khi chọn mẫu bằng cách soạn kỹ bảng câu hỏi, tập huấn kỹ lưỡng cho đội ngũ điều tra viên, kiểm định tốt phần nhập dữ liệu và mã hoá. - Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra tổng thể toàn bộ các khâu trong quá trình nghiên cứu. 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu - Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp các thông tin chính xác. - Chỉ tiến hành nghiên cứu khi các đối tượng nghiên cứu ký vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu. Tất cả các đối tượng nghiên cứu không cần ghi tên, địa chỉ. Mọi từ chối trả lời đều được chấp nhận. - Tất cả các thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, không nhằm mục đích khác. - Đề cương nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt đề cương Trường Đại học Thăng Long thông qua. - Nghiên cứu về SKSS VTN là vấn đề nhậy cảm cần khéo léo trong phỏng vấn và giải thích rõ những câu hỏi và thống kê số liệu thật chính xác. 2.8. Hạn chế của nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích không xác định được mối quan hệ nhân-quả. - Phỏng vấn vấn đề nhậy cảm dẫn đến các hạn chế thu trong thu thập thông tin chính xác, trung thực… - Lứa tuổi THCS thường không có kiến thức về SKSS vị thành niên, khi phỏng vấn thường xấu hổ và ngại ngần, một mặt với các định kiến các em còn nhỏ chưa biết gì nên không có ai nói cho các em hiểu về kiến thức SKSS và là đối tượng chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 31 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n= 417) Số lượng. %. Nam. 222. 53,2. Nữ. 195. 46,8. Lớp 6. 94. 22,5. Lớp 7. 109. 26,1. Lớp 8. 105. 25,2. Lớp 9. 109. 26,1. Thứ nhất. 143. 34,3. Thứ hai. 179. 42,9. Thứ ba trở lên. 95. 22,8. Bố mẹ sống cùng nhau. 365. 87,5. Li dị/li thân. 24. 5,8. Chỉ còn bố (hoặc mẹ). 28. 6,7. Dưới THCS. 244. 58,5. Hết THPT. 130. 31,2. Trung cấp /Cao đẳng. 18. 4,3. Đại học. 18. 4,3. Trên đại học. 7. 1,7. Nông dân. 45. 10,8. Công nhân. 97. 23,3. Buôn bán. 151. 36,2. Cán bộ. 20. 4,8. Nghề khác. 104. 24,9. 417. 100. Thông tin Giới tính. Khối/lớp. Con thứ mấy. Tình trạng hôn nhân của bố mẹ. Trình độ học vấn của bố mẹ. Nghề nghiệp của bố mẹ. Tổng. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 32 Nhận xét: Bảng 3.1. cho thấy trong 417 học sinh, tỉ lệ nam cao hơn so với nữ giới (53,2% và 46,8%). Tỷ lệ học sinh các khối lớp gần như tương đồng nhau. Phần lớn học sinh là con thứ nhất/thứ hai (77,2%) trong đó tỷ lệ con thứ nhất 34,3%; con thứ hai là 42,9%. Phần lớn tình trạng hôn nhân của bố mẹ đều đang có vợ/chồng 87,5%. Tỷ lệ học sinh có bố mẹ học hết THPT là 31,2%, trên THPT là 8,6%. Về nghề nghiệp của học sinh, tỉ lệ bố mẹ có nghề là buôn bán là 36,2%; công nhân 23,3%; nông dân là 10,8%. Bảng 3.2. Đặc điểm khu vực sinh sống của đối tượng (n=417) Số lượng. Tỉ lệ (%). Các xã ven thị trấn. 150. 36,0. Khu vực xa thị trấn. 267. 64,0. 417. 100. Tình trạng gia đình. Tổng. Nhận xét: Phần lớn đối tượng sinh sống ở các khu vực xa thị trấn 64,0%; tỷ lệ ở các xã ven thị trấn là 36,0%. Bảng 3.3. Hoàn cảnh sống (n=417) Số lượng. Tỉ lệ (%). 348. 83,4. Sống cùng bố. 8. 1,9. Sống cùng mẹ. 25. 6,0. Sống cùng họ hàng. 29. 7,0. Sống cùng người khác. 7. 1,7. 417. 100. Hoàn cảnh sống Sống cùng bố mẹ. Tổng. Nhận xét: Đa số học sinh hiện đang sống cùng bố và mẹ (83,5%). Tuy nhiên vẫn có 7,9% học sinh sống cùng bố hoặc mẹ; Có 7,0% đang sống cùng họ cùng; 1,7% sống cùng người khác..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 33 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc SKSS VTN tại trường THCS Thụy Xuân 3.2.1. Kiến thức về SKSS của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.4. Kiến thức về độ tuổi vị thành niên (n=417) Kiến thức về độ tuổi vị thành niên. SL. Tỉ lệ (%). 10-19 tuổi. 80. 19,2. 10-18 tuổi. 299. 71,7. Khác. 38. 9,1. 417. 100. Tổng. Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy phần lớn đối tượng đều cho rằng độ tuổi của vị thành niên 10-18 tuổi (71,7%); độ tuổi của vị thành niên 10-19 tuổi (19,2%); độ tuổi của vị thành niên ở nhóm khác chiếm (9,6%); Bảng 3.5. Kiến thức về độ tuổi dậy thì của vị thành niên (n=417) Kiến thức về độ tuổi dậy thì của vị thành niên. Tuổi dậy thì nữ giới. Tuổi dậy thì nam giới. Tổng. SL. Tỉ lệ (%). 8-13 tuổi. 171. 41,0. 10-14 tuổi. 219. 52,5. Khác. 27. 6,8. 8-13 tuổi. 36. 8,6. 10-14 tuổi. 305. 73,1. Khác. 76. 18,3. 417. 100. Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ học sinh biết đúng về tuổi dậy thì của nữ giới 10-14 tuổi là 52,5%; tuổi dậy thì của nam giới là 10-14 tuổi 73,1%.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 34. Nữ giới. Nam giới. Biểu đồ 3. 1. Kiến thức về hiện tượng là mốc đánh dấu dậy thì ở nữ giới/nam giới Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng biết về các hiện tượng đánh dấu dậy thì ở nữ giới: về hiện tượng có kinh nguyệt lần đầu tiên chiếm tỉ lệ cao nhất 64,0%; thấp hơn là hiện tượng có mụn trứng cá 28,3%, bộ phận sinh dục nữ phát triển 25,7%. Về hiện tượng mốc đánh dấu dậy thì ở nam giới, tỷ lệ học sinh cho biết xuất tinh lần đầu tiên có tỉ lệ cao nhất 54,0%; giọng ồm 35,0%; mụn trứng cá 28,8%; thấp nhất là hiện tượng BPSD nam phát triển 22,1%. Bảng 3.6. Kiến thức đúng của đối tượng về dậy thì (n=417) Kiến thức đúng về dậy thì. SL. Tỉ lệ (%). Kiến thức đúng về độ tuổi của vị thành niên. 299. 71,7. Kiến thức đúng về tuổi dậy thì của nữ giới. 219. 52,5. Kiến thức đúng về tuổi dậy thì của nam giới. 305. 73,1. Kiến thức đúng về hiện tượng là mốc đánh dấu dậy. 267. 64,0. 225. 54,0. thì ở nữ giới Kiến thức đúng về hiện tượng là mốc đánh dấu dậy thì ở nam Nhận xét: Về kiến thức dậy thì, tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về độ tuổi vị thành niên (là từ 10-19 tuổi) và có kiến thức đúng về tuổi dậy thì ở nam giới là 10-14 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao trên 70% (71,7% và 73,1%). Có 64,0% đối tượng có.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 35 kiến thức đúng về hiện tượng là mốc đánh dấu dậy thì ở nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về tuổi dậy thì của nữ giới và hiện tượng là mốc đánh dấu dậy thì ở nam chiếm tỉ lệ thấp hơn (52,5% và 54,0%). Bảng 3.7. Kiến thức của đối tượng về thời điểm dễ có thai nhất (n=417) Kiến thức về thời điểm dễ có thai nhất. SL. Tỉ lệ (%). Trong khi có kinh. 41. 9,8. Ngay trước kỳ kinh. 10. 2,4. Giưa 2 kỳ kinh. 177. 42,4. Bất kỳ ngày nào trong tháng. 29. 7,0. Không biết. 160. 38,4. 417. 100. Tổng. Nhận xét: Có 42,4% học sinh cho biết đúng về thời điểm dễ có thai nhất là giữa 2 kỳ kinh. Tỷ lệ học sinh trả lời sai về thời điểm dễ có thai nhất là 19,2% và có 38,7% không biết về kiến thức này. Bảng 3.8. Kiến thức về hành động của bạn nam làm cho bạn nữ có thai (n=417) Kiến thức về hành động bạn nam làm cho bạn. SL. Tỉ lệ (%). Hôn nhau. 8. 1,9. Cầm tay nhau. 6. 1,4. QHTD không an toàn. 328. 78,7. Không biết. 75. 18,0. 417. 100. nữ có thai. Tổng. Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy rằng phần lớn học sinh biết QHTD không an toàn có thể có thai (78,7%); vẫn còn 21,3% học sinh có kiến thức chưa đúng hoặc không biết về hành động của bạn nam làm cho bạn nữ có thai (trong đó. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 36 1,9% cho rằng hôn nhau có thể gây có thai, 1,4% cầm tay nhau có thể gây có thai; 18,0% không biết về hành động này). Bảng 3.9. Kiến thức về dấu hiệu mà người phụ nữ được cho là có thai (n=417) Kiến thức đúng về dấu hiệu mà người phụ nữ. SL. Tỉ lệ (%). Chậm kinh (đến kỳ kinh mà không có kinh). 231. 55,4. Thử que thử thai 2 vạch. 223. 53,5. Buồn nôn/nôn; cương vú; bụng lớn dần; thích ăn vặt. 339. 81,3. Mệt mỏi chán ăn. 128. 30,7. Siêu âm có hình ảnh thai nhi trong bụng. 296. 71,0. Không biết. 70. 16,8. được cho là có thai. Nhận xét: Dấu hiệu mà người phụ nữ được cho là có thai: buồn nôn/nôn; cương vú; bụng lớn dần; thích ăn vặt (chiếm tỉ lệ cao nhất 81,3%); Siêu âm có hình ảnh thai nhi trong bụng 71,0%; chậm kinh 55,4%; Thử que thử thai 2 vạch 53,4%; Mệt mỏi chán ăn 30,7%. Tuy nhiên vẫn có 16,8% học sinh không biết dấu hiệu nào của người phụ nữ khi có thai. Bảng 3.10. Kiến thức về hậu quả khi làm mẹ quá trẻ (n=417) Kiến thức đúng về hậu quả khi làm mẹ quá trẻ. SL. Tỉ lệ (%). Nguy cơ tử vong mẹ cao. 110. 26,4. Mẹ mang thai bị thiếu máu. 298. 71,5. Thai kém phát triển. 58. 13,9. Không biết. 79. 18,9. Nhận xét: Có 71,5% học sinh cho biết Nguy cơ tử vong mẹ cao; 26,4% học sinh cho biết mẹ sẽ thiếu máu là hậu quả khi làm mẹ quá trẻ; 13,9 học sinh chọn thai kém phát triển ; 18,9% học sinh không biết hậu quả nào khi làm mẹ quá trẻ..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 37 Bảng 3.11. Kiến thức của đối tượng về thụ thai (n=417) Kiến thức đúng về thụ thai Kiến thức đúng về thời điểm dễ có thai nhất Kiến thức đúng về hành động bạn nam làm cho bạn nữ có thai Kiến thức đúng về dấu hiệu mà người phụ nữ được cho là có thai Kiến thức đúng về hậu quả khi làm mẹ quá trẻ. SL. Tỉ lệ (%). 177. 42,4. 328. 78,7. 231. 55,4. 110. 26,4. Nhận xét: Kiến thức về thụ thai: Phần lớn đối tượng đã có kiến thức đúng về hành động bạn nam làm cho bạn nữ có thai 78,7%; 55,4% có kiến thức đúng về dấu hiệu mà người phụ nữ được cho là có thai; Tỷ lệ có kiến thức đúng về thời điểm dễ có thai nhất và các em học sinh trả lời về hậu quả khi làm mẹ quá trẻ còn rất thấp (<30%). Bảng 3.12. Kiến thức về hậu quả quan trọng nhất của việc nạo phá thai (n=417) Kiến thức đúng về hậu quả quan trọng nhất của. SL. Tỉ lệ (%). Chảy máu. 127. 30,5. Nhiễm trùng đường SD. 213. 51,1. Vô sinh. 357. 85,6. việc nạo phá thai. Nhận xét: Bảng trên cho thấy phần lớn học sinh cho rằng vô sinh là hậu quả của việc nạo phá thai (85,6%); 51,1% cho rằng có thể dẫn tới hậu quả nhiễm trùng đường sinh dục; 30,5% cho rằng nạo phá thai có thể gây biến chứng chảy máu.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 38 Bảng 3.13. Kiến thức về địa điểm nạo phá thai an toàn nhất (n=417) Kiến thức về địa điểm nạo phá thai an toàn nhất. SL. Tỉ lệ (%). Bệnh viện công (cơ sở y tế nhà nước). 336. 80,6. BV tư nhân. 32. 7,7. Phòng khám kín đáo. 10. 2,4. Tự mua thuốc. 2. 0,5. Không biết. 37. 8,9. Nhận xét: Bảng 3 đã chỉ ra tỷ lệ học sinh biết địa điểm nạo phá thai an toàn nhất là tại bệnh viện (chiếm 80,6%); 7,7% tại BV tư nhân. Có 2,5% cho rằng địa điểm phá thai an toàn nhất là phàm khám kín đáo, 0,5% tự mua thuốc để nạo phá thai. Bảng 3.14. Kiến thức của đối tượng về nạo phá thai (n=417) Kiến thức đúng về nạo phá thai Kiến thức đúng về hậu quả quan trọng nhất của việc nạo phá thai Kiến thức đúng về địa điểm nạo phá thai an toàn nhất. SL. Tỉ lệ (%). 357. 85,6. 336. 80,6. Nhận xét: Đa số học sinh có kiến thức đúng về hậu quả quan trọng nhất của của việc nạo phá thai (85,6%); Có80,6% đối tượng có kiến thức về địa điểm nạo phá thai an toàn..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 39. Biểu đồ 3.2. Kiến thức về biện pháp tránh thai Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ học sinh cho rằng biện pháp tránh thai bằng BCS cao nhất 79,6%; viêm thuốc tránh thai 67,4%; vòng tránh thai 67,2%. Thấp hơn là các biện pháp tiêm thuốc tránh thai 43,%; tránh thai khẩn cấp 39,8%, xuất tinh ngoài âm đạo 30,0%; cấy que dưới da 26,6%; tính chu kì kinh nguyệt 26,6%. Bảng 3.15. Biện pháp tránh thai nào sẽ được bạn chọn sử dụng khi QHTD (n=417) Biện pháp tránh thai nào sẽ được bạn chọn sử dụng. SL. Tỉ lệ (%). Bao cao su. 59. 14,1. Viên thuốc tránh thai khẩn cấp. 31. 7,4. Tính vòng kinh. 45. 10,8. Xuất tinh ngoài âm đạo. 83. 19,9. Tiêm tránh thai. 43. 10,3. Cả 5 phương pháp trên. 156. 37,4. khi QHTD. Nhận xét: Có 85,9% học sinh biết ít nhất 1 trong các biện pháp tránh thai (trong đó tỷ lệ biết trên 5 phương pháp chiếm tỉ lệ cao 37,4%). Có 14,1% học sinh không biết biện pháp tránh thai nào.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 40. Bảng 3.16. Kiến thức của đối tượng về biện pháp tránh thai phù hợp với vị thành niên (n=417) Nhận xét: Kết quả biểu đồ trên cho thấy phần lớn học sinh đều cho rằng bao cao su là biện pháp tránh thai phù hợp với vị thành niên nhất (71,17%). Với các biện pháp có tỷ lệ thấp hơn hẳn: viên thuốc tránh thai 39,1%; tránh thai khẩn cấp 27,3%. Bảng 3.17. Những địa điểm có thể cung cấp BCS (n=417) Những địa điểm có thể cung cấp BCS. SL. Tỉ lệ (%). Hiệu thuốc. 315. 75,5. TYT phường. 206. 49,4. CBDS. 46. 11,0. Nhận xét: Tỷ lệ học sinh biết địa điểm có thể cung cấp bao cao su ở hiệu thuốc cao nhất 75,5%; trạm y tế phường 494,%, 11% là do cán bộ dân số cung cấp. Bảng 3.18. Kiến thức đúng về biện pháp tránh thai (n=417) Kiến thức đúng về biện pháp tránh thai. SL. Tỉ lệ (%). Kiến thức đúng về biện pháp tránh thai. 358. 85,9. Kiến thức đúng về biện pháp phù hợp với VTN. 299. 71,7. Biết những nơi có thể cung cấp BCS. 315. 75,5. Nhận xét: Kiến thức về BPTT: 85,9% đối tượng có kiến thức đúng (biết ít nhất 1 BPTT); Có 71,7% biết về các BPTT phù hợp với vị thành niên..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 41 3.2.1.5 Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục Bảng 3.19. Kiến thức của đối tượng về bệnh lây truyền qua đường tình dục Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục. SL. Tỉ lệ (%). Lậu. 191. 45,8. Giang mai. 204. 48,9. Trùng roi. 94. 22,5. Nấm sinh dục. 183. 43,9. Viêm gan B. 149. 35,7. Không biết. 148. 35,5. Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất là giang mai, lậu, nấm sinh dục (trên 40%); viêm gan B 35,7%; trùng roi 22,5%, trong đó một số em học sinh không biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ 35,5%. Bảng 3.20. Kiến thức của đối tượng về biểu hiện mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (n=417) Kiến thức về biểu hiện mắc các bệnh. SL. Tỉ lệ (%). Chảy dịch mủ ở bộ phận tiết niệu, sinh dục. 201. 48,2. Đau ngứa ở bộ phận sinh dục. 208. 49,9. Đau rát khi tiểu tiện. 175. 42,0. Xuất hiện thương tổn ở bộ phận sinh dục. 203. 48,7. Không biết. 170. 40,8. lây truyền QĐTD. Nhận xét: Tỷ lệ học sinh biết biểu hiện mắc các BLTQĐTD: đau ngứa bộ phận sinh dục 49,9%; xuất hiện thương tổn ở bộ phận sinh dục 48,7%; chảy dịch mủ ở bộ phận tiết niệu sinh dục 48,2%. Đau rát khi tiểu tiện 42,0%, còn một số em không biết về biểu hiện khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục chiếm 40,8%.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 42 Bảng 3.21. Kiến thức của đối tượng về biện pháp phòng tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (n=417) Kiến thức về biện pháp phòng tránh BLTQĐTD. SL. Tỉ lệ (%). BCS. 264. 63,3. Sống chung thủy vợ chồng. 143. 34,3. Vệ sinh cá nhân tốt. 221. 53,0. Nguồn nước hợp vệ sinh. 151. 36,2. Không biết. 87. 20,9. Nhận xét: Phần lớn đối tượng cho biết để phòng tránh mắc các BLTQĐTD là sử dụng BSC 63,3%; vệ sinh cá nhân tốt 53,0%. Bảng 3.22. Kiến thức đúng về bệnh lây truyền qua đường tình dục(n=417) Kiến thức đúng về BLTQĐTD. SL. Tỉ lệ (%). Kiến thức đúng về bệnh lây truyền QĐTD. 269. 64,5. Kiến thức đúng về biểu hiện lây truyền TQĐTD. 208. 49,9. Nhận xét: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về bệnh lây truyền qua đường tình dục là 64,5%, biểu hiện BLTQĐTD 59,2%. Bảng 3.23. Kiến thức đúng của đối tượng về sức khỏe sinh sản nam (n=417) Kiến thức về sức khỏe sinh sản nam. SL. Tỉ lệ (%). Đã từng nghe về sức khỏe sinh sản nam giới. 155. 37,2. Cho rằng hiện tượng mộng tinh là bình thường. 336. 80,6. Cho rằng hiện tượng thủ dâm là bình thường. 221. 53,0. Nhận xét: Đánh giá về kiến thức của học sinh về sức khỏe sinh sản nam: 37,2% đã từng nghe về sức khỏe sinh sản nam giới, 80,6% cho biết hiện tượng mộng tinh là bình thường; 53,0% học sinh cho biết hiện tượng thủ dâm là bình thường..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 43. Kiến thức chưa đạt 38.4%. Kiến thức đạt 73,9%. Thái độ không đạt. Thái độ đạt. Biểu đồ 3.3. Đánh giá kiến thức chung về chăm sóc sức khỏe sinh sản của đối tượng (n=417) Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy đánh giá về kiến thức chung về sức khỏe sinh sản có 73,9% học sinh có kiến thức đạt; tỷ lệ học sinh có kiến thức chưa đạt 19,4%. 3.2.2. Thái độ về SKSS của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.24. Thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên (n=417) Thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên. SL. Tỉ lệ (%). Cho rằng quan hệ tình dục vị thành niên là sai. 375. 89,9. Có lo lắng khi bị mang thai. 359. 86,1. Có quan tâm đến mắc các BLTQĐTD. 367. 88,0. Có lo lắng khi mình bị mắc BLTQĐTD. 321. 77,0. Không cảm thấy ngại khi nói chuyện/hỏi người thân về SKSS. 133. 31,9. Thường xuyên quan tâm đến thông tin SKSS. 275. 66,0. Cho rằng SKSS vị thành niên quan trọng. 380. 91,1. 372. 89,2. 323. 77,5. Cho rằng việc GDTT về chăm sóc SKSS trong trường học là cần thiết Cho rằng nên lồng ghép nội dung giảng dạy về SKSS VTN trong chương trình giảng dạy nhà trường. Nhận xét: Kết quả bảng cho thấy: Hầu hết đối tượng cho rằng SKSS VTN rất quan trọng/quan trọng (91,1%). Trên 80% đối tượng cho rằng QHTD vị thành niên là sai, có cảm thấy lo lắng khi bị mang thai, có quan tâm khi mắc STDs. Có 77%. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 44 cảm thấy lo lắng khi mình bị mắc STD, có 66% thường xuyên quan tâm đến thông tin SKSS. Tuy nhiên, chỉ có 31,9% đối tượng không cảm thấy ngại khi nói chuyện hoặc hỏi người thân về SKSS.. Thái độ đạt 61,6%. Thái độ chưa đạt 38,4%. Thái độ không đạt. Thái độ đạt. Biểu đồ 3.4. Đánh giá thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy trên 60% học sinh có thái độ tốt (61,6%); 38,4% có thái độ chưa tốt về sức khỏe sinh sản vị thành niên. 3.2.3. Thực hành về SKSS của đối tượng nghiên cứu. Biểu đồ 3.5. Thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên (n=417) Nhận xét: Đánh giá thực hành về SKSS vị thành viên của đối tượng cho thấy 80,3% học sinh đã được nhà trường giáo dục, truyền thông chăm sóc SKSS; 63,1% đối tượng đã được tư vấn GDSK, 8,2% đã từng đi khám bệnh liên quan SKSS..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 45 Bảng 3.25. Thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày (n=417) Thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày. SL. Tỉ lệ (%). Thực hành đạt (>=2 lần/ngày). 257. 61,6. Thực hành chưa đạt (<2 lần). 160. 38,4. Tổng. 417. 100. Nhận xét: Đánh giá về thực hành chăm sóc sinh khỏe sinh sản của học sinh: có 61,6% học sinh thực hành đạt (khi vệ sinh bộ phận sinh dục trên 2 lần/ngày); 38,4% thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục chưa đạt. 3.3.4. Các kênh truyền thông về giáo dục sức khỏe sinh sản Bảng 3.26. Loại hình truyền thông chăm sóc SKSS trong trường học mong muốn được nhận (n=417) Loại hình truyền thông chăm sóc SKSS trong. SL. Tỉ lệ (%). Hướng dẫn trong hoạt động ngoại khóa. 298. 71,5. Hướng dẫn trong chương trình học. 169. 40,5. Trao đổi riêng. 164. 35,0. Qua phương tiện thông tin đại chúng. 92. 22,1. trường học mong muốn được nhận. Nhận xét: Phần lớn đối tượng mong muốn nhận thông tin về CS SKSS qua các hoạt động ngoại khóa (71,5%); tỷ lệ học sinh mong muốn nhận thông tin qua chương trình học thấp hơn 40,5%; trao đổi riêng 35,0%; thấp nhất là qua phương tiện đại chúng 22,1%.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 46. Biểu đồ 3.6. Kênh thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản tin cậy nhất đối với học sinh (n=417) Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy kênh truyền thông tin tin cậy nhất đối với học sinh là thầy cô giáo 70,5%; từ gia đình 63,6%; các thông tin từ các nguồn khác có tỉ lệ thấp hơn học trên nhà trường 56,1%; internet 55,2%; tivi 54,2%; sách báo 53,2%; thấp nhất là từ bạn bè 33,1%.. Biểu đồ 3. 7. Dịch vụ khám chữa bệnh sức khỏe sinh sản thích hợp với vị thành niên (n=417) Nhận xét: Khi được hỏi về dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp với vị thành niên, hầu hết học sinh đều cho rằng PK tư nhân là thích hợp nhất khi KSK về SKSS cho vị thành niên (83,9%), tiếp sau là TYT xã (74,1%); PKĐK khu vực (63,1%); BV huyện (42,4%); thấp nhất là BV tỉnh 43,9%..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 47 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khoẻ sinh sản của vị thành niên Bảng 3.27. Mối liên quan giữa giới tính của đối tượng và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Kiến thức Không đạt. Giới tính. OR(CI. Đạt. 95%). SL. %. SL. %. Nam. 65. 29,3. 157. 70,7. Nữ. 44. 22,6. 152. 77,4. p. 1,42 (0,91-. 0,12. 2,13). Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính của đối tượng và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.28. Mối liên quan giữa khối/lớp của đối tượng và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Kiến thức Khối/lớp. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. Lớp 6. 32. 34,0. 62. 66,0. 1. Lớp 7. 46. 42,2. 63. 57,8. 0,71 (0,40-1,25). 0,23. Lớp 8. 23. 21,9. 82. 78,1. 1,84 (0,98-3,45). 0,06. Lớp 9. 8. 7,3. 101. 92,7. 6,52 (2,82-15,05). <0,01. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức của học sinh lớp 7, lớp 8 so với lớp 6; tuy nhiên khả năng kiến thức đạt về chăm sóc SKSS ở học sinh lớp 9 cao hơn gấp 6,52 lần so với học sinh lớp 6 (95%CI: 2,82-15,05), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 48 Bảng 3.29. Mối liên quan giữa con thứ mấy và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Kiến thức Con thứ. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. Thứ 1. 40. 28,0. 103. 72,0. 1. Thứ 2. 50. 27,9. 129. 72,1. 1,00 (0,61-1,64). 0,99. Thứ 3 trở lên. 19. 20,0. 76. 80,0. 1,55 (0,83-2,89). 0,17. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng con thứ mấy trong gia đình với kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05. Bảng 3.30. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Kiến thức Tình trạng hôn nhân. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. Bố mẹ sống cùng nhau. 97. 26,6. 268. 73,4. 1. Li dị/li thân. 8. 33,3. 16. 66,7. 0,72 (0,30-1,75). 0,47. Góa. 4. 14,3. 24. 85,7. 2,17 (0,73-6,42). 0,16. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ với kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 49 Bảng 3.31. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Kiến thức Trình độ học vấn. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. <THPT. 56. 23,0. 188. 77,0. 1. THPT. 40. 30,8. 90. 69,2. 0,67 (0,42-1,08). 0,10. >THPT. 13. 30,2. 30. 69,8. 0,69 (0,34-1,41). 0,31. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ với kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05. Bảng 3.32. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Kiến thức Nghề nghiệp. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. Nông dân. 10. 22,2. 35. 77,8. 1. Công nhân. 24. 24,7. 73. 75,3. 0,87 (0,37-2,01). 0,74. Buôn bán. 43. 28,5. 108. 71,5. 0,72 (0,33-1,58). 0,41. Cán bộ. 2. 10,0. 18. 90,0. 2,57 (0,51-13,01). 0,25. Nghề khác. 30. 28,9. 74. 71,1. 0,70 (0,31-1,60). 0,40. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ với kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 50 Bảng 3.33. Mối liên quan giữa tình trạng truyền thông giáo dục sức khỏe của nhà trường và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Kiến thức Trường GDTT về CS SKSS. Không. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). SL. %. SL. %. 41. 50,0. 41. 50,0. p. 3,93 <0,01. Có. 68. 20,3. 267. 79,7. (2,36-6,53). Nhận xét: Khả năng có kiến thức đạt ở những học sinh có nhận giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản từ trường cao gấp 3,39 lần (95%CI: 2,36-6,53) so với học sinh chưa được truyền thông từ nhà trường, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,01. 3.3.2. Một số yếu tố liên quan tới thái độ chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.34. Mối liên quan giữa giới tính của đối tượng và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thái độ Giới tính. Nam. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). SL. %. SL. %. 102. 46,0. 120. 54,0. 2,01. 70,3. (1,34-3,01). p. <0,01 Nữ. 58. 29,7. 137. Nhận xét: Khả năng có thái độ đạt về chăm sóc SKSS ở nữ giới cao hơn gấp 2,01 lần (95%CI:1,34-3,01) so với nam giới, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,01..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 51 Bảng 3.35. Mối liên quan giữa khối/lớp của đối tượng và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thái độ. OR(CI 95%). Không đạt. Khối/lớp. p. Đạt. SL. %. SL. %. Lớp 6. 41. 43,6. 53. 56,4. 1. Lớp 7. 59. 54,1. 50. 45,9. 0,66 (0,38-1,14). 0,14. Lớp 8. 45. 42,9. 60. 57,1. 1,03 (0,59-1,81). 0,91. Lớp 9. 15. 13,8. 94. 86,2. 4,85 (2,45-9,67). <0,01. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa thái độ của học sinh lớp 7, lớp 8 so với lớp 6; tuy nhiên khả năng thái độ đạt về chăm sóc SKSS ở học sinh lớp 9 cao hơn gấp 4,85 lần so với học sinh lớp 6 (95%CI: 2,45-9,67), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.36. Mối liên quan giữa con thứ mấy và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thái độ Con thứ. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. Thứ 1. 53. 37,1. 90. 62,9. 1. Thứ 2. 77. 43,0. 102. 57,0. 0,78 (0,50-1,22). 0,28. Thứ 3 trở lên. 30. 31,6. 65. 68,4. 1,28 (0,74-2,21). 0,39. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng con thứ mấy trong gia đình với thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 52 Bảng 3.37. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thái độ Tình trạng hôn nhân. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. Có vợ (chồng). 145. 39,7. 220. 60,3. 1. Li dị/li thân. 8. 33,3. 15. 66,7. 1,32 (0,55-3,16). 0,54. Góa. 7. 25,0. 21. 75,0. 1,98 (0,82-4,77). 0,13. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ với thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05. Bảng 3.38. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thái độ Trình độ học vấn. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. <THPT. 88. 36,1. 156. 63,9. 1. THPT. 55. 42,3. 75. 57,7. 0,77 (0,50-1,19). 0,24. >THPT. 17. 39,5. 26. 60,5. 0,86 (0,44-1,68). 0,66. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ với thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 53 Bảng 3.39. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thái độ Nghề nghiệp. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. Nông dân. 20. 44,4. 25. 55,6. 1. Công nhân. 38. 39,2. 59. 60,8. 1,24 (0,61-2,54). 0,55. Buôn bán. 55. 36,4. 96. 63,6. 1,40 (0,71-2,74). 0,33. Cán bộ. 6. 30,0. 14. 70,0. 1,87 (0,61-5,74). 0,28. Nghề khác. 41. 39,4. 63. 60,6. 1,23 (0,61-2,49). 0,57. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ với thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05. Bảng 3.40. Mối liên quan giữa việc được truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản từ nhà trường với thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thái độ. Trường GDTT về. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. 2,33 (1,43-3,80). <0,01. CS SKSS. Không Có. SL. %. SL. %. 45. 54,9. 37. 45,1. 115. 34,3. 220. 65,7. Nhận xét: Khả năng có thái độ đạt ở những học sinh có nhận giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản từ trường cao gấp 2,33 lần (95%CI: 1,433,80) so với học sinh chưa được truyền thông từ nhà trường.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 54 Bảng 3.41. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thái độ Kiến thức. Không đạt Đạt. Không đạt. Đạt. SL. %. SL. %. 70. 64,2. 39. 35,8. 90. 29,2. 218. OR(CI 95%). p. 4,34 (2,74-6,90). <0,01. 70,8. Nhận xét: Khả năng có thái độ đạt ở những học sinh có kiến thức về sức khỏe sinh sản đạt cao gấp 4,34 lần (95%CI: 2,74-6,90) so với học sinh có kiến thức chưa đạt, p<0,05. 3.3.3. Một số yếu tố liên quan tới thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản Bảng 3.42. Mối liên quan giữa giới tính của đối tượng và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thực hành Giới tính. Nam. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). SL. %. SL. %. 97. 43,7. 125. 56,3. 1,63. 67,7. (1,09-2,43). p. 0,02 Nữ. 63. 32,3. 132. Nhận xét: Khả năng có thực hành đạt về chăm sóc SKSS ở nữ giới cao hơn gấp 1,63 lần (95%CI:1,09-2,43) so với nam giới, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 55 Bảng 3.43. Mối liên quan giữa khối/lớp của đối tượng và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thực hành Khối/lớp. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. Lớp 6. 37. 39,4. 57. 60,6. 1. Lớp 7. 55. 50,5. 54. 49,5. 0,64 (0,36-1,11). 0,11. Lớp 8. 24. 22,9. 81. 77,1. 2,19 (1,18-4,05). 0,01. Lớp 9. 44. 40,4. 65. 59,6. 0,96 (0,55-1,68). 0,88. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa thực hành của học sinh lớp 7, lớp 9 so với lớp 6; tuy nhiên khả năng thực hành đạt về chăm sóc SKSS ở học sinh lớp 8 cao hơn gấp 2,19 lần so với học sinh lớp 6 (95%CI: 1,18-4,05), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.44. Mối liên quan giữa con thứ mấy và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thực hành Con thứ. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. Thứ 1. 55. 38,5. 88. 61,5. 1. Thứ 2. 68. 38,0. 111. 62,0. 1,02 (0,65-1,60). 0,93. Thứ 3 trở lên. 37. 39,0. 58. 61,0. 0,90 (0,52-1,56). 0,71. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng con thứ mấy trong gia đình với thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 56 Bảng 3.45. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thực hành Tình trạng hôn nhân. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. 144. 39,5. 221. 60,5. 1. Li dị/li thân. 8. 33,3. 15. 66,7. 1,32 (0,55-3,16). 0,54. Góa. 8. 28,6. 20. 71,4. 1,63 (0,70-3,80). 0,26. Bố mẹ sống cùng nhau. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ với thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05. Bảng 3.46. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thực hành Trình độ học vấn. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. < THPT. 98. 40,2. 146. 59,8. 1. THPT. 48. 36,9. 82. 63,1. 1,15 (0,74-1,78). 0,54. > THPT. 14. 32,6. 29. 67,4. 1,39 (0,70-2,65). 0,35. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ với thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 57 Bảng 3.47. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ với thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thực hành Nghề nghiệp. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). p. SL. %. SL. %. Nông dân. 16. 35,6. 29. 64,4. 1. Công nhân. 35. 36,1. 62. 63,9. 0,98 (0,47-2,44). 0,95. Buôn bán. 62. 41,1. 89. 58,9. 0,79 (0,40-1,81). 0,51. Cán bộ. 7. 35,0. 13. 65,0. 1,02 (0,34-3,09). 0,97. Nghề khác. 40. 38,5. 64. 61,5. 0,88 (0,43-1,83). 0,74. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ với thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05. Bảng 3.48. Mối liên quan giữa việc được truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản từ nhà trường với thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thực hành Trường GDTT về CS SKSS. Không Có. Không đạt. Đạt. SL. %. SL. %. 40. 48,8. 42. 51,2. 120. 35,8. 215. OR(CI 95%). p. 1,71 (1,05-2,78). 0,03. 64,2. Nhận xét: Khả năng có thực hành đạt ở những học sinh có nhận giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản từ trường cao gấp 1,71 lần (95%CI: 1,05-2,78) so với học sinh chưa được truyền thông từ nhà trường.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 58 Bảng 3.49. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thực hành Kiến thức. Không đạt. Không đạt. Đạt. OR(CI 95%). SL. %. SL. %. 58. 53,2. 51. 46,8. p. 2,30 (1,47-3,58) <0,01 Đạt. 102. 33,1. 206. 66,9. Nhận xét: Khả năng thực hành đạt ở những học sinh có kiến thức về sức khỏe sinh sản đạt cao gấp 2,30 lần (95%CI: 1,47-3,58) so với học sinh có kiến thức chưa đạt, p<0,05. Bảng 3.50. Mối liên quan giữa thái độ vàthực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Thực hành Thái độ. Không đạt Đạt. Không đạt. Đạt. SL. %. SL. %. 66. 41,3. 94. 58,8. 94. 36,6. 163. OR(CI 95%). p. 1,22 (0,81-1,82). 0,34. 63,4. Nhận xét: Chưa tìm thấy mối liên quan giữa thái độ với thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, p>0,05..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 59 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trường Trung học cơ sở Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2020. 4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi có tổng số học sinh tham gia nghiên cứu là 417 em học sinh của trường Trung học cơ sở Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020). Trong nghiên cứu này cho kết quả: chia ra các khối lớp (lớp 6: 22,5%; lớp 7: 26,6%; lớp 8: 25,4%; lớp 9: 25,4%), chúng tôi nhận thấy sự phân bố học sinh theo giới giữa các khối tương đối đồng đều nhau. Tỷ lệ học sinh nam tham gia nghiên cứu chiếm 53,2%, cao hơn so với tỷ lệ học sinh nữ (46,8 %). Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Duy Bình, tiến hành trên học sinh của 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Bình với tỷ lệ học sinh nữ tham gia nghiên cứu là 55,5% và học sinh nam là 45,5% [13]. Tuy nhiên trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái tiến hành trên 197 học sinh THPT tại huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh thì tỷ lệ học sinh nam lại cao hơn so với học sinh nữ (53,8% và 46,2%) [21].Giải thích cho sự khác biệt này có liên quan nhiều đến cách chọn mẫu cũng như sự phân bố của học sinh nam, học sinh nữ của trường và việc chọn mẫu. Phần lớn học sinh là con thứ hai, trong đó tỷ lệ con thứ nhất 34,3%; con thứ hai là 42,9%; con thứ 3 trỏe lên là 22,8%. Phần lớn tình trạng hôn nhân của bố mẹ đều đang có vợ/chồng (sống cùng nhau) 87,5%. Tỷ lệ học sinh có bố mẹ học hết THPT là 31,2%, trên THPT là 8,6%. Về nghề nghiệp của bố mẹ, tỉ lệ bố mẹ có nghề là buôn bán là 36,2%; công nhân 23,3%; nông dân là 10,8%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trương Công Hiếu tại Thừa Thiên Huế (2017) cho thấy tỷ lệ nam giới và nữ giới lần lượt là 41,2%, 58,8%; Về tình trạng hôn nhân của cha mẹ: 93,0% đang sống cùng nhau. Các em chủ yếu sống với cả cha và mẹ (86,9%)[42].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 60 Tỷ lệ các em học sinh sống ở xa thị trấn chiếm 64,0% cao hơn so với tỷ lệ ở các xã ven thị trấn là 36,0%. Đa số học sinh hiện đang sống cùng bố và mẹ (83,5%). Tuy nhiên vẫn có 7,9% học sinh sống cùng bố hoặc mẹ; 7,0% đang sống cùng họ cùng; 1,7% sống cùng người khác. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Duy Bình (2012) tiến hành trên học sinh THPT tại địa bàn tỉnh Thái Bình với tỷ lệ học sinh sống cùng cả bộ và mẹ là 88,0%[13]. Các em được sống chung với cả bố và mẹ, các anh chị em trong gia đình và nghề nghiệp, kinh tế của gia đình có ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ vị thành niên, cũng như có tác động đến kiến thức, thái độ và thực hành về các vấn đề SKSS khi mà những thay đổi của cơ thể là những vấn đề tế nhị , khó chia sẻ thì việc sống chung với cả bố lẫn mẹ sẽ là cơ hội tốt để các em tìm hiểu, chia sẻ các vấn đề của bản thân về giới tính. Ngược lại, với các em không được sống cùng bố mẹ thì việc hiểu biết có kiến thức, thực hành về chăm sóc SKSS bị hạn chế, và ảnh hưởng đến phát triểm tâm sinh lý của các em. 4.1.2. Đánh giá kiến thức của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên Có kiến thức đúng và đầy đủ về vấn đề SKSS VTN đối với các em học sinh là vô cùng quan trọng. Ở lứa tuổi khác nhau có sự thay đổi về tâm sinh lý khác nhau, trang bị đủ kiến thức sẽ giúp các em có kỹ năng chăm sóc SKSS VTN bản thân và phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết về chăm sóc SKSS gây nên. Về kiến thức dậy thì: Trong tổng số 417 em học sinh được phỏng vấn về độ tuổi vị thành niên, tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về độ tuổi VTN (từ 10-18 tuổi) là 71,7%; có 19,2% trả lời từ 10-19 tuổi và 9,2% trả lời ở nhóm tuổi khác. Định nghĩa về tuổi VTN theo Tổ chức Y tế thế giới là từ 10 đến 19 tuổi, tuy nhiên , theo Bộ Y tế; Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tuổi VTN Việt Nam từ 10 đến 18 tuổi [2], [32]. Vấn đề nhận thức rõ về lứa tuổi tuổi VTN là cần thiết, đây là giai đoạn VTN được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh cả về trí tuệ và thể lực. Đây cũng là thời kỳ được đánh dấu những bước phát triển lớn về mặt xã hội, các em có xu hướng thoát khỏi.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 61 phạm vi gia đình để hòa nhập vào tập thể cùng lứa tuổi, các em ham muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển kỹ năng mới để tự khẳng định mình. Khi hiểu về quy định tuổi của mình sẽ giúp các em biết được các quyền lợi, nghĩa vụ của mình; không vi phạm pháp luật. Còn một số em chưa hiểu đúng về độ tuổi VTN có liên quan nhiều đến các thông tin mà các e tiếp cận trên các phương tiện truyền thông dẫn đến một số em có hành động suy nghĩ sai lầm, vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiệm trọng. Về kiến thức đúng về tuổi dậy thì, tỷ lệ học sinh biết đúng về tuổi dậy thì của nữ giới 10-14 tuổi là 52,5%; tuổi dậy thì của nam giới là 10-14 tuổi 73,1%. Trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá đối tượng có kiến thức đúng về hiện tượng đánh dấu mốc dậy thì ở nam giới hoặc nữ giới thì đối tượng phải trả lời đúng vả đủ các dấu hiệu ở nữ giới (mụn trứng cá, có kinh nguyệt lần đầu, cơ thể phát triển, bộ phận sinh dục nữ phát triển, ở nam giới thì có dấu hiệu giọng ồm). Kết quả cho thấy có 64,0% đối tượng có kiến thức đúng về hiện tượng là mốc đánh dấu dậy thì ở nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về tuổi dậy thì của nữ giới và hiện tượng là mốc đánh dấu dậy thì ở nam chiếm tỉ lệ thấp hơn (54,0%). Điều này cho thấy kiến thức dậy thì ở học sinh THCS vẫn còn nhiều hạn chế, do đối tượng là học sinh THCS, vì vậy kiến thức về XH và các vấn đề SKSS chưa được tích lũy nhiều. Tỷ lệ đối tượng biết ít nhất 1 dấu hiệu dậy ở nữ giới là 95,9%; nam giới là 88,7%, tỷ lệ này được cho là khá cao ở học sinh THCS. Tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Thị Hải Vân (2014) cho thấy có 89,0% đối tượng biết ít nhất 1 dấu hiệu dậy thì [46]. Đánh giá kiến thức về thụ thai: Phần lớn đối tượng đã có kiến thức đúng về hành động bạn nam làm cho bạn nữ có thai là QHTD không an toàn (78,7%); vẫn còn 21,3% học sinh có kiến thức chưa đúng hoặc không biết về hành động của bạn nam làm cho bạn nữ có thai (trong đó 1,9% cho rằng hôn nhau có thể gây có thai, 1,4% cầm tay nhau có thể gây có thai; 18,0% không biết về hành động này). Tỷ lệ có kiến thức đúng về thời điểm dễ có thai nhất, dấu hiệu được cho là có thai, hậu quả khi làm mẹ quá trẻ còn rất thấp (dưới 30%). Tuy nhiên, kết quả này vẫn cao hơn so với kết quả nghiên cứu của. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 62 Hoàng Thị Hải Vân, có 13,7% học sinh THPT biết được thời điểm giữa chu kì kinh nguyệt bạn gái dễ mang thai nhất [46] và cao hơn so với kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY), qua 2 lần điều tra, kiến thức của VTN về thời điểm dễ mang thai là rất hạn chế: ở SAVY 2 chỉ có 13% VTN trả lời đúng câu hỏi này, trong khi SAVY1 là 17% [6], [7], nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Trương Công Hiếu (32,6% có kiến thức đúng về thời điểm có thai) [42]. Kết quả cho thấy, ngày nay học sinh đã chủ động tìm hiểu nắm bắt chu kỳ kinh nguyệt, xuất tinh ở VTN và biết thời điểm dễ có thai, được tiếp cận và tư vấn sớm về các vấn đề SKSS hơn; công tác tuyên truyền, giáo dục SKSS ở trường đã đạt kết quả tốt, việc tiếp cận các vấn đề dậy thì và mang thai của học sinh đã tốt hơn. Những kiến thức này sẽ giúp các em dự phòng tốt hơn việc mang thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, kiến thức đúng về ngày dễ có thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt còn hỗ trợ cho việc sử dụng các biện pháp tránh thai một cách hiệu quả. Có 80,6% đối tượng có kiến thức về địa điểm nạo phá thai an toàn như Bệnh viện, bệnh viện tư nhân, phòng khám; vẫn có gần 20% đối tượng cho rằng tự mua thuốc về nạo phá thai là an toàn. Phần lớn đối tượng đã tự nhận thức được điểm địa nạo phá thai an toàn tại các cơ sở y tế uy tín. Kết quả nay cho thấy, ngày nay các em tiếp cận được kiến thức, nhận biết được về các cở y tế an toàn khi làm các thủ thuật nạo phá thai khi mang thai ngoài ý muốn. Bảng 3.11 cho thấy phần lớn học sinh cho rằng vô sinh là hậu quả của việc nạo phá thai (85,6%); 51,1% cho rằng có thể dẫn tới hậu quả nhiễm trùng đường sinh dục; 30,5% cho rằng nạo phá thai có thể gây biến chứng chảy máu. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Phương Thùy tại Đồng Tháp (2015) trên đối tượng học sinh Trường THPT, tỷ lệ học sinh biết nạo phá thai và hậu quả của nạo phá thai khá cao (81,8%), trong đó hậu quả vô sinh được 71,4% (năm 69,7%, nữ 72,1%); 18,2% đối tượng không biết hậu quả của nạo phá thai an toàn cũng là thực trạng cần được cải thiện [18]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Long Giang (2016) trên đối tượng học sinh trường Trung cấp Y tế Nam Định, tỷ lệ học sinh biết nạo phá thai có thể gây vô sinh là 80,6% thấp hơn nghiên cứu của.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 63 chúng tôi. Trong nghiên cứu của Trần Thị Bích Hồi (2015) cho thấy hầu hết các em đều có hiểu biết về tai biến do nạo hút thai (52,3% cho biết có thể nhiễm trùng, 51,2% chảy máu, 65,3% vô sinh), tuy nhiên, đối tượng trong nghiên cứu này là học sinh THPT, vì vậy có kiến thức về hậu quả của nạo phá thai sâu hơn so với nghiên cứu của chúng tôi như biết về hậu quả thủng tử cung, sót thai, sót rau, rong huyết…[39]. Những kết quả này phản ánh phần nào việc tiếp cận các thông tin liên quan đến vấn đề nạo phá thai của học sinh, cũng như công tác truyền thông về vấn đề này hiện nay. Điều này cho thấy đối tượng cần truyền thông tư vấn, truyền thông, giáo dục về SKSS một cách bài bản và đầy đủ hơn để có kiến thức toàn diện về SKSS nói chung và hậu quả của việc nạo phá thai ở VTN từ lâu đã là vấn đề cấp bách cần giải quyết ở nước ta, hiện tại sự, phát triển của Internet cùng với hệ thống thông tin rộng khắp cả nước là yếu tố thuận lợi để các em học sinh có thể tìm hiểu và trang bị thêm kiến thức cho chính mình. Đánh giá kiến thức về BPTT: Có 85,9% học sinh biết ít nhất 1 trong các biện pháp tránh thai (trong đó tỷ lệ biết trên 5 phương pháp chiếm tỉ lệ cao 47,4%). Có 14,1% học sinh không biết biện pháp tránh thai nào. Kết qủa của chúng tôi cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Hoàng Thị Hải Vân (2014) có 73,1% học sinh kể được ít nhất 1 BPTT [46], tuy nhiên thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Bích Hồi (2015) có 93,3% biết tới 1 BPTT [39]. Do công tác truyền thông GDSK về BPTT được đẩy mạnh trong những năm gần đây, đồng thời do sự phát triển của nền kinh tế nên thị trường các BPTT ngày càng đa dạng và phổ biến hơn, vì vậy việc học sinh được tiếp cận và biết đến các BPTT là điều có thể giải thích được. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn học sinh đều cho rằng bao cao su là biện pháp tránh thai phù hợp với vị thành niên nhất (71,17%); viên thuốc tránh thai 39,1%; tránh thai khẩn cấp 27,3%. Kết quả trong nghiên cứu của tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga và cộng sự tiến hành năm 2011 tại Na Rì, Bắc Cạn với tỷ lệ VTN biết các BPTT, phổ biến nhất là bao cao su với 90,1% tiếp theo là thuốc tránh thai với 78,6% và vòng tránh thai là 59,5% [23]. Sở dĩ BCS, thuốc tránh thai, thuốc tránh thai khẩn cấp. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 64 được các em biết đến nhiều nhất để lý giải điều này là do nghiên cứu của tôi tiến hành trên đối tượng học sinh THCS, các em mới bắt đầu giai đoạn “mở màn” của dậy thì, các em còn nhỏ, còn bỡ ngỡ, chưa tiếp cận và hiểu sâu về vấn đề SKSS. Với các em ở khối 8-9 các em hiểu rằng BPTT phù hợp với lứa tuổi vị thành niên khi QHTD là BCS và thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ cần dùng 1 lần, không cần dùng hàng ngày mà lại dễ giấu cha mẹ, dễ mang đi và dễ mua nên được các em lựa chọn sử dụng nhiều là điều dễ hiểu. 4.1.3. Đánh giá thái độ về sức khỏe sinh sản của đối tượng Đối với thái độ của học sinh về SKSS vị thành niên, kết quả của chúng tôi cho thấy: hầu hết đối tượng cho rằng SKSS vị thành niên rất quan trọng/quan trọng (91,1%). Trên 80% đối tượng cho rằng QHTD vị thành niên là sai, có cảm thấy lo lắng khi bị mang thai, có quan tâm khi mắc STDs. 77% cảm thấy lo lắng khi mình bị mắc STDs, 66% đối tượng thường xuyên quan tâm đến thông tin SKSS. Nghiên cứu của Võ Thị Hồng Hà cho thấy phần lớn đối tượng có thái độ đúng về việc cần được cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ về các vấn đề SKSS, sức khỏe tình dục, STD, BPTT (82,5%) [45]. Tuy nhiên, chỉ có 31,9% không cảm thấy ngại khi nói chuyện hoặc hỏi người thân về SKSS; phần lớn đối tượng vẫn còn cảm thấy ngại khi nói chuyện về SKSS. 4.1.4. Đánh giá thực hành về sức khỏe sinh sản của đối tượng Định kỳ hàng năm, nhà trường chủ động phối kết hợp với Đoàn thanh niên, Trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm y tế huyện mở các lớp truyên thông, tư vấn cho các em học sinh vào các buổi học ngoại khoá (01 buổi/1 năm) của nhà trường và nhà trường cũng lồng ghép vào các môn học Sinh học, môn Giáo dục công dân .. nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về chăm sóc SKSS vị thành niên. Đánh giá thực hành về SKSS vị thành niên của đối tượng cho thấy 63,1% đối tượng đã được tư vấn GDSK 8,2% đã từng đi khám bệnh liên quan SKSS. Tỷ lệ học sinh đã được tư vấn về SKSS là khá cao. Hầu hết các đối tượng đều đánh giá phòng khám tư nhân là thích hợp nhất khi khám chữa bệnh SKSS cho VTN, tiếp.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 65 sau là TYT xã (74,1%); PKĐK khu vực (63,1%); BV huyện (42,4%); thấp nhất là BV tỉnh 43,9%. Phòng khám tư được xem là riêng tư và khá kín đáo, vì vậy địa điểm này đối tượng đánh giá thích hợp nhất cho việc khám và tư vấn. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của đối tượng nghiên cứu. 4.2.1. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức chăm sóc SKSS vị thành niên Sức khỏe sinh sản không phải là vấn đề dành riêng cho nữ giới mà chung cho cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên, chúng ta thường nghiêng về phía nữ giới và phần nào coi nhẹ những vấn đề sinh sản đối với nam giới. Do quan niệm sai lệch về vai trò giới của mình, nam giới thường ít hiểu biết về sinh lý và sức khỏe của bản thân bao gồm cả những vấn đề SKSS và tình dục, các loại dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản dành cho nam giới còn rất hạn chế, trong khi SKSS của nam giới đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất luợng dân số. Tuy nhiên theo kết quả của chúng tôi, tỷ lệ vị thành niên nam có kiến thức đạt về sức khoẻ sinh sản cao hơn ở đối tượng vị thành niên nữ OR=1,42(CI 95%: 0,91-2,13) điều này cho thấy vị thành niên nam ở tuổi bắt đầu dậy thì có sự tò mò, tìm hiểu về giới tinh nhiều hơn ở vị thành niên nữ. Như vậy ngoài việc SKSS nam giới cần được quan tâm và phổ biến, đối tượng nữ nói chung, vị thành niên nữ nói riêng, cũng cần có sự hiểu biết và quan tâm đến vấn đề này để góp phần tích cực trong viêc nâng cao sức khỏe của cộng đồng. Về mối liên quan giữa khối/lớp của đối tượng và kiến thức của học sinh về chăm sóc SKSS, kết quả nghiên cứu cho thấy: không tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức của học sinh lớp 7, lớp 8 so với lớp 6; tuy nhiên khả năng kiến thức đạt về chăm sóc SKSS ở học sinh lớp 9 cao hơn gấp 6,52 lần so với học sinh lớp 6 (95%CI: 2,82-15,05), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Từ đó cho thấy, các em học sinh ở các khối 6,7,8 có kiến thức về SKSS ít hơn so với các em khối 9, điều này giải thích do các em khối 9 đã dậy thì và có sự tò mò về giới tính và tìm hiểu về giới tính nhiều hơn so với các em khối dưới.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 66 Sự quan tâm của học sinh về vấn đề chăm sóc SKSS cũng được thể hiện thông qua việc ngày càng có nhiều nguồn thông tin được các em lựa chọn để tìm hiểu về vấn đề này. Theo kết quả của chúng tôi cho thấy kênh truyền thông tin tin cậy nhất đối với học sinh là thầy cô giáo 70,5%; từ gia đình 63,6%; các thông tin từ các nguồn khác có tỉ lệ thấp hơn học trên nhà trường 56,1%; internet 55,2%; tivi 54,2%; sách báo 53,2%; thấp nhất là từ bạn bè 33,1%. Học sinh nhận kênh truyền thông từ thầy cô giáo là nguồn cung cấp thông tin chính với khả năng kiến thức đạt ở những học sinh có nhận giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản từ nhà trường cao gấp 3,39 lần (95%CI: 2,36-6,53) so với học sinh chưa được truyền thông từ nhà trường. Các nghiên cứu khác cũng cho các kết quả khá tương đồng. Như kết quả từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái tại Quảng Ninh năm 2017 cho thấy, gia đình là đối tượng được học sinh lựa chọn để chia sẻ thông tin về tình dục và SKSS nhiều nhất với 55,3% trong khi bạn bè chỉ chiếm 9,6% [21]. Hay trong nghiên cứu của Đỗ Đức Thanh và Đỗ Duy Bình tại Thái Bình năm (2013), Internet và tivi là hai phương tiện được các em học sinh sử dụng nhiều nhất để tìm hiểu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến SKSS (74% và 77%) [20]. Rõ ràng với sự tiện lợi và đảm bảo tính riêng tư, các kênh truyền thông gần gũi các em từ nhà trường đã đạt hiệu quả cao và được các em tin tưởng nhận kiến thức, đồng thời các phương tiện hiện đại như internet đang ngày càng chiếm ưu thế, nhất là khi chúng được sử dụng để cung cấp thông tin cho những vấn đề khó nói. Mặc dù những phương tiện này có thể nhanh chóng cung cấp thông tin tới một số đông đối tượng trong một thời gian ngắn và chi phí thấp, tuy nhiên đây là phương pháp truyền thông mang tính đơn chiều, chỉ nhằm mục đích cung cấp kiên thức mà khó có thể tiếp cận được tâm tư, nguyện vọng cũng như đưa ra những giải pháp đúng đắn hỗ trợ các em học sinh trong giải quyết các vấn đề liên quan đến chăm sóc SKSS vị thành niên. Chính vì thế, chúng ta cần phát huy điểm mạnh kết hợp giữa phương pháp truyền thong từ các buổi ngoại khóa ở trường và phương tiện truyền thông hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 67 4.2.2. Một số yếu tố liên quan tới thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên Từ kết quản ghiên cứu của chúng tôi cho thấy: hầu hết đối tượng cho rằng SKSS vị thành niên rất quan trọng/quan trọng (91,1%). Trên 80% đối tượng cho rằng QHTD vị thành niên là sai, có cảm thấy lo lắng khi bị mang thai, có quan tâm khi mắc STDs. Có 77% cảm thấy lo lắng khi mình bị mắc STD, có 66% thường xuyên quan tâm đến thông tin SKSS. Tuy nhiên, chỉ có 31,9% đối tượng không cảm thấy ngại khi nói chuyện hoặc hỏi người thân về SKSS. Quan sát thái độ của vị thành niên/thanh niên khi trả chi phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy, vị thành niên/thanh niên đến từ các địa phương hoặc trường học có triển khai các hoạt động can thiệp về sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục (sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, góc than thiện vị thành niên, truyền thông ngoại khóa...) được vị thành niên trao đổi cởi mở và tự nhiên hơn các địa bàn khác. Khả năng thái độ đạt về chăm sóc SKSS ở nữ giới cao hơn gấp 2,01 lần (95%CI:1,34-3,01) so với nam giới, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ vị thành niên có thái độ đạt về chăm sóc SKSS ở học sinh lớp 9 cao hơn gấp 4,85 lần so với học sinh lớp 6 (95%CI: 2,45-9,67), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05; Kết quả của chúng tôi khác với một số nghiên cứu trước: nghiêu cứu của Lê Thị Phương Thuỳ tại Đồng Tháp (2015) cho thấy đối tượng có kiến thức tốt có thái độ tích cực cao gấp 3,9 lần so với học sinh có kiến thức chưa tốt thái độ chưa tích cực [18]. Trong giai đoạn hiện nay, huyện Thái Thụy đã và đang từng bước triển khai thực hiện chuyển hướng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình sang chính sách dân số và phát triển thực hiện chính sách trong thời kỳ mới, việc chú trọng nghiên cứu các yếu tố liên quan đến chăm sóc sức khỏe vị thành niên/thanh niên nói chung và sức khỏe sinh sản, sức khoẻ tình dục vị thành niên/thanh niên nói riêng đang được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng dân số. Nghiên cức cũng đặt ra phải chú trọng nhiều hơn tới các yếu tố giới, tuổi, gia đình (trình độ học vấn của bố, mẹ) để chú trọng đối với từng khu vực trong tỉnh, đặc biệt chú trọng tới vùng miền biển, các xã xa trung tâm còn khó khăn, lạc hậu của huyện. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 68 Thái Thụy để có những các thức cung cấp thông tin, định hướng thái độ và chuyển đổi thực hành của vị thành hiên/thanh niên trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khoẻ tình dục. Có thể thấy nhu cầu của học sinh về cung cấp thông tin chăm sóc SKSS trong trường học là rất lớn: khả năng thái độ đạt ở những học sinh có nhận giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản từ trường cao gấp 2,33 lần (95%CI: 2,36-6,53) so với học sinh chưa được truyền thông từ nhà trường; Khả năng thái độ đạt ở những học sinh có kiến thức về SKSS cao gấp 4,34 lần (95% CI: 2,74-6,90) so với học sinh có kiến thức chưa đạt, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên, ở các nhà trường hiện nay công tác này còn chưa được thực hiện một cách đồng bộ. Đa số các trường thực hiện lồng ghép nội dung truyền thông chăm sóc SKSS, sức khỏe giới tính cho học sinh vào một số môn học trên lớp. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính, tình dục và SKSS cũng là một hình thức đã được triển khai trong nhà trường nhằm cung cấp thông tin cho các em học sinh (71,5%). Đây cũng là thực tế chung hiện nay của hầu hết các trường THCS tại Việt Nam nói chung và địa bàn huyện Thái Thụy nói riêng [13],[29],[38]. 4.2.3. Một số yếu tố liên quan tới thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi: khả năng thực hành đạt về chăm sóc SKSS ở nữ giới cao hơn gấp 1,63 lần (95%CI:1,09-2,43) so với nam giới, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05; Tỷ lệ khả năng thực hành đạt về chăm sóc SKSS ở học sinh lớp 9 cao hơn gấp 2,19 lần so với học sinh lớp 6 (95%CI: 1,184,05), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi: tỷ lệ đối tượng có thực hành đạt ở những học sinh có nhận giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản từ trường (64,2%) cao gấp 1,71 lần (95% CI: 1,05-2,78) so với học sinh chưa được truyền thông từ nhà trường so với kết quả nghiên cứu của Trương Công Hiếu cho thấy 73,27% học sinh có thực hành tốt [42]..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 69 Sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp đã tác động trực tiếp đến đời sống tâm lý lứa tuổi học sinh với nhiều biểu hiện đáng lo ngại, những thay đổi về tâm sinh lý của các em cũng trở nên phức tạp hơn. Những hình ảnh phản cảm tràn lan trên mạng xã hôi dễ tác động tiêu cực đến các em. Nguy hiểm hơn là tình trạng quan hệ tình dục sớm, nạo phá thai sẽ để lại những hậu quả lâu dài cho gia đình và xã hội. Giáo dục giới tính cho trẻ VTN, giúp các em biết cách bảo vệ chính mình là hết sức quan trọng và cần thiết. Để giúp các em có những hiểu biết đúng, thái độ và thực hành đúng về giới và tình yêu khác giới nhà trường phải tăng cường tổ chức nhiều hoạt động phong phú tuyên truyền về giới tính, sức khỏe sinh sản VTN, tình yêu, tình bạn khác giới… khiến học sinh thích thú và mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ quan điểm cũng như thắc mắc của mình. Tuy nhiên, việc nâng cao nhận thức và giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ VTN là trách nhiệm không chỉ của nhà trường mà còn là trách nhiệm của cả gia đình và toàn xã hội. Từ đó, giúp các em có được kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, có quan hệ giới bình đẳng và tôn trọng, có trách nhiệm về hành vi tình dục thay vì hành động theo bản năng. Nhờ đó các em có thể biết phòng tránh mang thai sớm ngoài ý muốn, cũng không để xảy ra những trường hợp đáng tiếc khác. Một trong các hoạt động truyền thông có hiệu quả đối với nhóm đối tượng này là hoạt động tư vấn. Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa phát hiện ra mối liên quan giữa việc được tư vấn về CSSKSS vị thành niên với giới tính. Với tâm lý e ngại khi tiếp cận với các dịch vụ tư vấn về SKSS VTN ở các em học sinh là không thể tránh khỏi, do đó, các cán bộ tư vấn cũng cần hết sức lưu ý để giúp cho quá trình tư vấn đạt hiệu quả cao.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 70 KẾT LUẬN Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh Trung học cơ sở Thụy Xuân, Thái Thụy, Thái Bình năm 2020. Về kiến thức sức khỏe sinh sản có 64,0% đối tượng có kiến thức đúng về hiện tượng là mốc đánh dấu dậy thì ở nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về tuổi dậy thì của nữ giới và hiện tượng là mốc đánh dấu dậy thì ở nam chiếm tỉ lệ thấp hơn (trên 50%). Phần lớn đối tượng đã có kiến thức đúng về hành động bạn nam làm cho bạn nữ có thai 78,7%. Tuy nhiên tỷ lệ có kiến thức đúng về thời điểm dễ có thai nhất, dấu hiệu được cho là có thai, hậu quả khi làm mẹ quá trẻ, hậu quả phá thai còn rất thấp (dưới 30%). 85,9% đối tượng có kiến thức đúng về biện pháp tránh thai. Về thái độ sức khỏe sinh sản có trên 80% đối tượng cho rằng quan hệ tình dục vị thành niên là sai, có cảm thấy lo lắng khi bị mang thai, có quan tâm khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục). 31,9% đối tượng không cảm thấy ngại khi nói chuyện hoặc hỏi người thân về sức khỏe sinh sản. Về thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành viên có 63,1% đối tượng đã được tư vấn giáo dục sức khỏe; hầu hết các đối tượng đều đánh giá PK tư nhân, TYT xã là thích hợp nhất khi khám chữa bệnh sức khỏe sinh sản cho vị thành niên. Trang bị cho VTN có nhận thức đầy đủ và nghiêm túc các kiến thức về SKSS là một quá trình, đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó gia đình giữ vai trò quan trọng [49] bởi truyền thống gia đình là môi trường đầu tiên quyết định việc hình thành nhân cách của mỗi con người, có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sau này. VTN được trang bị đầy đủ kiến thức về SKSS sẽ có điều kiện phát triển hài hoà cả về thể chất và tinh thần, chủ động trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ bạn bè khác giới, biết sử lý các trường hợp khi không làm chủ được bản thân mình, là yếu tố quan trọng làm giảm thiểu tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và giảm tỷ lệ nạo phá thai không an toàn, góp phần giữ gìn sức khoẻ để có điều kiện học tập và phát triển trở thành những.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 71 công dân có đủ sức khoẻ và trí lực cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu. 2.1. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức chăm sóc SKSS vị thành niên Tỷ lệ vị thành niên nam có kiến thức đạt về sức khoẻ sinh sản cao hơn ở đối tượng vị thành niên nữ OR=1,42(CI 95%: 0,91-2,13). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa giới tính của đối tượng và kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỷ lệ vị thành niên có kiến thức đạt về sức khoẻ sinh sản liên quan đến tình trạng truyền thông giáo dục sức khỏe của nhà trường: Khả năng kiến thức đạt ở những học sinh có nhận giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản từ nhà trường cao gấp 3,39 lần (95%CI: 2,36-6,53) so với học sinh chưa được truyền thông từ nhà trường. 2.2 Một số yếu tố liên quan tới thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên Tỷ lệ vị thành niên có thái độ đạt về sức khoẻ sinh sản liên quan đến giới tính của đối tượng: Khả năng thái độ đạt về chăm sóc SKSS ở nữ giới cao hơn gấp 2,01 lần (95%CI:1,34-3,01) so với nam giới, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ vị thành niên có thái độ đạt về chăm sóc SKSS ở học sinh lớp 9 cao hơn gấp 4,85 lần so với học sinh lớp 6 (95%CI: 2,45-9,67), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ vị thành niên có thái độ đạt về sức khoẻ sinh sản liên quan đến tình trạng truyền thông giáo dục sức khỏe của nhà trường: Khả năng thái độ đạt ở những học sinh có nhận giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản từ trường cao gấp 2,33 lần (95%CI: 2,36-6,53) so với học sinh chưa được truyền thông từ nhà trường. Tỷ lệ vị thành niên có thái độ đạt về sức khoẻ sinh sản liên quan đến kiến thức về chăm sóc SKSS: Khả năng thái độ đạt ở những học sinh có kiến thức về SKSS cao gấp 4,34 lần (95% CI: 2,74-6,90) so với học sinh có kiến thức chưa đạt, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 72 2.3 Một số yếu tố liên quan tới thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỷ lệ vị thành niên có thực hành đạt về sức khoẻ sinh sản liên quan đến giới tính của đối tượng: Khả năng thực hành đạt về chăm sóc SKSS ở nữ giới cao hơn gấp 1,63 lần (95%CI:1,09-2,43) so với nam giới, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ khả năng thực hành đạt về chăm sóc SKSS ở học sinh lớp 9 cao hơn gấp 2,19 lần so với học sinh lớp 6 (95%CI: 1,18-4,05), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ vị thành niên có thực hành đạt về sức khoẻ sinh sản liên quan đến tình trạng truyền thông giáo dục sức khỏe của nhà trường: Khả năng thực hành đạt ở những học sinh có nhận giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản từ trường cao gấp 1,71 lần (95% CI: 1,05-2,78) so với học sinh chưa được truyền thông từ nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 73 KHUYẾN NGHỊ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tôi đưa ra một số khuyến nghị sau: 1. Coi trọng việc truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên qua truyền thông ngoại khóa tại trường và mạng internet, là kênh phù hợp nhất với lứa tuổi vị thành niên, có chương trình cụ thể liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên trong từng giai đoạn phù hợp, đặc biệt là VTN lứa tuổi từ 10-16 tuổi là giai đoạn đầu tiên của dậy thì và các đối tượng có hoàn cảnh gia đình bố mẹ không sống cùng nhau. Ưu tiên nội dung truyền thông về hậu quả mang thai sớm, cách phòng tránh thai phù hợp với vị thành niên, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản nam. 2. Nhà trường và phụ huynh cần phối hợp tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề của chuyên gia về sức khỏe sinh sản vị thành niên, hướng dẫn và định hướng nhân cách rõ ràng về SKSS cho học sinh THCS. Đồng thời có chương trình giáo dục SKSS vị thành niên cho cả đối tượng là giáo viên và phụ huynh học sinh để có cách hiểu đúng, hiểu rõ về SKSS vị thành niên, thay đổi quan niệm “các em còn bé chưa biết gì nên chưa cần giáo dục giới tính” hay “vẽ đường cho hươu chạy”… 3. Cha mẹ học sinh và thành viên gia đình cần có sự hỗ trợ thiết thực cho vị thành niên nói chung, học sinh nói riêng, trong việc nâng cao hiểu biết, có thái độ đúng đắn và tích cực tham gia phòng bệnh, chữa bệnh liên quan tới sức khỏe sinh sản vị thành niên.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1.. Bộ Y tế. Tổng cục thống kê, UNICFF và WHO (2005). Báo cáo chuyên đề về SKSS/ SKTD qua cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY1), Hà Nội. 2.. Bộ y tế. (2006). Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 20062010 và định hướng đến năm 2020, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.. 3.. Bộ Y tế. (2016). Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phần 1, trang 363; phần 1, trang 364,365; trang 372. 4.. Bộ Y tế. (2008). Sức khỏe sinh sản (dùng cho đào tạo cử nhân Y tế công cộng), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.. 5.. Bộ Nội Vụ, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2015), Báo cáo Quốc gia về thanh niên Việt Nam, Hà Nội.. 6.. Bộ Y tế và Tổng cục thống kê (2003), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY1).. 7.. Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê (2008), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY2).. 8.. Bộ kế hoạch và đầu tư (2010), Báo cáo mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 2010: Việt Nam 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015, Hà Nội.. 9.. Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình (1998), Chương trình sức khỏe sinh sản, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.. 10.. Bùi Thị Thu Hà (2008), Sức khỏe sinh sản, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội.. 11.. Bộ luật Dân sự, chương III, điều 21, mục 1, chủ biên, Hà Nội---Bộ Y tế. (2016)..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 75 12.. Đỗ Ngọc Tấn, N. V. T. (2004), "Tổng quan các nội dung nghiên cứu về sức khỏe, sức khỏe sinh sản VTN ở Việt Nam từ năm 1995 - 2003", Nhà xuất bản thanh niên.-. 13.. Đỗ Duy Bình (2012), Kiến thức, thái độ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS của học sinh một số trường Trung học phổ thông tại tỉnh Thái Bình năm 2012, Đại học Y Dược Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng.. 14.. Nguyễn Long Giang (2017), Thực trạng kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan tới kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung cấp Y tế Nam Định năm 2016, Đại học Y Dược Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng.. 15.. Lưu Thị Hồng, Trịnh Hữu Vách (2011), "Kết quả điều tra tử vong mẹ ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên trong giai đoạn 2007-2008", Tạp chí Y học Việt Nam. 2, tr. 15-22.. 16.. Lưu Thị Hồng (2011), "Kết quả phân tích 373 hồ sơ bệnh án tai biến sản khoa tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, huyện", Tạp chí Y học Việt Nam. 2, tr. 75-82.. 17.. Lưu Thị Kim Oanh và các cộng sự. (2016), "Kiến thức và thái độ phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản ở vị thành niên tại một số trường trung học của huyện Kim Bảng, Hà Nam, 2015", Tạp chí Y học dự phòng. 13.. 18.. Lê Thị Phương Thuỳ tại Đồng Tháp (2015)" Kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trường trung học phổ thông thanh bình 1, huyện thanh bình tỉnh đồng tháp và một số yếu tố liên quan, năm 2015, Đại học Y tế công cộng, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng.. 19.. Ngô Thị Thu Hà (2013), Kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em của phụ nữ từ 15-49 tuổi đang nuôi con dưới 3 tuổi tại tỉnh Điện Biên năm 2012, Đại học Y Dược Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 76 20.. Nguyễn Đức Thanh và Đỗ Duy Bình (2013), "Kiến thức của học sinh trung học phổ thông về bệnh lây truyền qua đường tình dục", Tạp chí Y học thực hành. 5, tr. 90-93.. 21.. Nguyễn Thị Ái (2018), Thực trạng kiến thức, thái độ về tình dục an toàn của học sinh trung học phổ thông tại huyện đảo Vân Đông, tỉnh Quảng Ninh năm 2017, Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng.. 22.. Nguyễn Đức Thanh, Nguyễn Thanh Hà (2013), "Kiến thức và thực hành của các bà mẹ về chăm sóc sức khỏe trẻ em ở một số tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ", Tạp chí Y học thực hành. 3, tr. 101-104.. 23.. Nguyễn Thị Nga và các cộng sự. (2012), "Kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của vị thành niên và phụ nữ 1549 tại huyện Na Rì, Bắc Kạn", Tạp chí Y tế công cộng. 26(26), tr. 4-9.. 24.. Nguyễn Đình Thanh (2014), Thực trạng làm mẹ an toàn và vai trò của cán bộ y tế trong việc nâng cao công tác làm mẹ an toàn tại huyện Hưng Nguyên, Nghệ An năm 2014, Đại học Y Dược Thái Bình, Luận án BSCKII.. 25.. Nguyễn Đức Thanh (2010), Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản theo Chuẩn Quốc gia tuyến xã tại 3 tỉnh phía Bắc, Đại học Y Dược Thái Bình, Luận án Tiến sỹ Y học.. 26.. Nguyễn Đức Thanh (2013), "Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS của vị thành niên tại một số xã của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình", Tạp chí Y học thực hành. 1, tr. 140-142.. 27.. Nguyễn Đức Thanh (2013), "Thái độ đối với HIV/AIDS, hiểu biết về nguồn cung cấp thông tin và nơi điều trị HIV/AIDS của học sinh Trung học phổ thông", Tạp chí Y học thực hành. 5, tr. 148 - 150.. 28.. Nguyễn Thị Bắc, Trần Thị Bích Hồi và cộng sự (2015), "Kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên tỉnh Bắc Giang năm 2015", Tạp chí Y học dự phòng, XXV(171), tr. 129-134..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 77 29.. Phan Hữu Dũng (2014), Quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học.. 30.. Phạm Phương Lan (2014), Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Luận án Tiến sĩ.. 31.. Phạm Xuân Thành (2012), Đánh giá thực trạng và sự thay đổi về kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của bà mẹ đang nuôi con dư¬ới 24 tháng tuổi năm 2005 và 2010 tại tỉnh Phú Thọ, Đại học Y Dược Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng.. 32.. Quốc Hội (2015), Bộ luật Dân sự, chương III, điều 21, mục 1, chủ biên, Hà Nội.. 33.. Tổng cục thống kê (2017), Kết quả chủ yếu: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016, Nhà xuất bản thống kê.. 34.. Tổng cục Dân số - KHHGĐ (2010), Dậy thì - Sức khỏe tình dục - Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam, Hà Nội.. 35.. Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe (2011), Điều tra chỉ số 2010 Dự án Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (HEMA), Hà Nội.. 36.. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình (2018), Báo cáo thống kê tình hình bệnh tật, công tác chăm sóc SKSS tại tỉnh Thái Bình năm 2018. 37.. Trần Thị Khuyên (2013), "Kiến thức, thái độ và thực hành về làm mẹ an toàn của các bà mẹ tại thị xã Lai Châu năm 2009", Tạp chí Y học thực hành. 869, tr. 157-161.. 38.. Trần Thị Nga (2012), Thực trạng giảng dạy giáo dục sức khỏe ở học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở tại Thành phố Thái Bình năm 2012, Đại học Y Dược Thái Bình, Luận văn Thạc sỹ.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 78 39.. Trần Thị Bích Hồi và các cộng sự. (2015), "Kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên tỉnh Bắc Giang năm 2015", Tạp chị Y học dự phòng. 25(11), tr. 129.. 40.. Trần Minh Hậu và Đặng Thị Kim Anh (2011), "Kiến thức, thái độ , thực hành của vị thành niên về sức khỏe sinh sản tại trường Trung học phổ thông Đông Thụy Anh, tỉnh Thái Bình", Tạp chí Sinh lý học Việt Nam. 15, tr. 44-48.. 41.. Trần Thanh Hải và Tạ Văn Trầm (2013), "Kiến thức về tình dục an toàn của học sinh - sinh viên trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang năm học 2012-2013", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 17(4), tr. 25-30.. 42.. Trương Công Hiếu, Trần Thị Mai Liên, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lương Thị Bích Trang, Diệp Thị Bích Trâm, Nguyễn Văn Hòa (2015), (2015), Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh Trung học phổ thông tại Tỉnh Thừa Thiên Huế., Đề tài cơ sở.. 43.. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình (2019), Báo cáo thống kê điều tra thực trạng công tác chăm sóc SKSS tại tỉnh Thái Bình năm 2019. 44.. Vương Tiến Hòa (2009), Sức khỏe sinh sản, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.. 45.. Võ Thị Hồng Hà (2018), Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ sinh sản của vị thành niên, thanh niên tại tỉnh Quảng Bình năm 2018 và một số yếu tố liên quan. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. Đại học Thăng Long.. 46.. Hoàng Thị Hải Vân (2014), "Kiến thức và thái độ của học sinh Trung học Phổ thông huyện Hoài Đức Hà Nội về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên", Tạp chí Y học dự phòng. 24(3), tr. 75.. 47.. Vũ Kim Liên và Nguyễn Ngọc Sáng (2011), "Thực trạng kiến thức và thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông tại Hải Phòng năm 2010", Tạp chí Thông tin Y dược. 9, tr. 19..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 79 Tiếng Anh 48.. Lydia Aziato và các cộng sự. (2016), "Adolescents' Responses to an Unintended Pregnancy in Ghana: A Qualitative Study", Journal of Pediatric and Adolescent Gynecology. 29(6), tr. 653-658.. 49.. Darroch J và các cộng sự. (2016), Adding it up: Costs and benefits of meeting the contraceptive needs of adolescents, Guttmacher Institute.[5454 Ekundayo OJ và CS (2007), The determinants of sexual intercourse before age 16 years among rural Jamaican adolescents, Scientific WorldJournal. pp. 493-503]. 50.. Hayley J. Denison và các cộng sự. (2017), "Barriers to sexually transmitted infection testing in New Zealand: a qualitative study", Australian and New Zealand Journal of Public Health. 41(4), tr. 432-437.. 51.. UN DESA (2017), SDG Indicators: Global Database, Statistic Devision, New York.. 52.. UN DESA (2017), World Population Prospects: The 2017 Revision, United Nations, New York.. 53.. UNAIDS (2017), Global AIDS monitoring 2018, Geneva, Switzerland.-WHO (2018),. 54.. UNAIDS (2017), Global AIDS monitoring 2018, Geneva, Switzerland. 55.. United Nations Statistics Division (2017), Sustainable Development Goals Indicators: Global Database, United Nation, New York.. 56.. UNICEF (2016), For Every Child, End AIDS: Seventh Stocktaking Report, UNICEF, New York.. 57.. Trang Do và các cộng sự. (2014), "Determinants of condom use at sexual debut among young Vietnamese", International journal of adolescent medicine and health. 26, tr. 1-8.. 58.. L. B. Finer và J. M. Philbin (2013), "Sexual initiation, contraceptive use, and pregnancy among young adolescents", Pediatrics. 131(5), tr. 886-91.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 80 59.. T. Ganchimeg và các cộng sự. (2014), "Pregnancy and childbirth outcomes among adolescent mothers: a World Health Organization multicountry study", Bjog. 121 Suppl 1, tr. 40-8.. 60.. Greydanus, D. E.,. Rimsza, M. E. & Newhouse, P. A. (2002),. "Adolescent sexuality and disability", Adolesc Med, 13(2), pp. 223-47, v. 61.. Guttmacher Institute.--- UNFPA (2015), Girlhood, not motherhood: Preventing adolescent pregnancy, UNFPA, New York.. 62.. O. Ivanova và các cộng sự. (2019), "A cross-sectional mixed-methods study of sexual and reproductive health knowledge, experiences and access to services among refugee adolescent girls in the Nakivale refugee settlement, Uganda", Reprod Health. 16(1), tr. 35.. 63.. Abubakar A. Manu và các cộng sự. (2015), "Parent–child communication about sexual and reproductive health: evidence from the Brong Ahafo region, Ghana", Reproductive Health. 12(1), tr. 16.. 64.. Mohammad K và CS (2007), Sexual risk-taking behaviors among boys Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 aged 15-18 years in Tehran, J Adolesc Health. pp. 407-414]. 65.. Mendes N, Palma F và Serrano F (2014), "Sexual and reproductive health of Portuguese adolescents", Int J Adolesc Med Health. 26(1), tr. 3-12.. 66.. Nair MK và các cộng sự. (2013), "ARSH 2: Reproductive and sexual health knowledge, attitude and practices: comparison among boys and girls (10-24 y)", Indian J Pediatr. 80, tr. 199-202.. 67.. S. Neal và các cộng sự. (2012), "Childbearing in adolescents aged 12-15 years in low resource countries: a neglected issue. New estimates from demographic and household surveys in 42 countries", Acta Obstet Gynecol Scand. 91(9), tr. 1114-8.. 68.. L. Say và các cộng sự. (2014), "Global causes of maternal death: a WHO systematic analysis", Lancet Glob Health. 2(6), tr. e323-33..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 81 69.. Say L, Cho D, Gemmill A, ect.(2014), “Global causes of maternal death: a WHO systematic analysis”, Lancet Glob Helth, 2(6), pp. e323-333. 70.. WHO (2018), WHO recommendations on adolescent sexual and reproductive health and rights, Geneva, Switzerland.. 71.. Sharifaa M. Gaferi và các cộng sự. (2018), "Knowledge, attitude and practice related to reproductive health among female adolescents", Journal of Nursing Education and Practice. 8(8), tr. 53-65.. 72.. A. L. Slogrove và các cộng sự. (2017), "Living and dying to be counted: What we know about the epidemiology of the global adolescent HIV epidemic", J Int AIDS Soc. 20(Suppl 3), tr. 21520.. 73.. Yayat Suryatti (2018), "Knowledge, attitude and Practice of Adolescents Student on Sexual and Reproductive Health in selected government and private senior high school in Cimahi City, West Java, Indonesia: Inputs for an action plan", International journal of Scientific and Technology research. 7(12), tr. 180-194.. 74.. UNAIDS (2017), Global AIDS monitoring 2018, Geneva, Switzerland.. 75.. UNFPA (2009), Adolescet Sexual and Reproductive Health Toolkit for Humanitarian Settings, UNFPA, New York.. 76.. UNFPA (2015), Girlhood, not motherhood: Preventing adolescent pregnancy, UNFPA, New York.. 77.. WHO (2014), Health for the World's Adolescents, Geneva, Switzerland.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 82. PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU Xin chào bạn! Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành Sức khỏe sinh sản tình dục vị thành niên, thanh niên với mục đích thu thập thông tin chính xác nhất để cải thiện chương trình truyền thông giáo dục giới tính, tình dục an toàn nhằm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai an toàn ở vị thành niên. Chúng tôi muốn mời bạn tham gia trả lời bộ câu hỏi tự điền trong vòng 1520 phút. Trong đó có một số câu hỏi mang tính chất cá nhân nhưng rất mong bạn cho chúng tôi câu trả lời trung thực nhất. Mọi thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi qua câu hỏi này được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Vì vậy, việc bạn tự điền chính xác các thông tin vào phiếu góp phần rất lớn đến kết quả nghiên cứu. Quyết định tham gia vào nghiên cứu này của bạn là hoàn toàn tự nguyện. Bạn có quyền từ chối bất cứ cau hỏi nào mà bạn không muốn. Bạn cũng có quyền dừng cuộc phỏng vấn bất kỳ lúc nào. Rất mong được sự hợp tác của bạn! Bạn có đồng ý tham gia nghiên cứu này không Có. Không. Chứ ký của người trả lời (không cần ghi họ tên, hoặc mã hóa tên bằng chữ cái đầu của tên mình):……………………………………………………………………….. Chữ ký của điều tra viên:……………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 83. PHỤ LỤC 2. Mã phiếu :. PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN Mã số phiếu _________ Ngày điều tra _____/_____/ 2020 Lớp…………………………......... Điều tra viên: ………………………………………………………………… STT. Câu hỏi. Trả lời. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG 1. Nam A1. Giới tính của bạn?. 2. Nữ 3. Khác (ghi rõ)………. 1. Lớp 6. A2. Khối học của bạn?. 2. Lớp 7 3. Lớp 8 4. Lớp 9 1. Kinh. A3. Bạn thuộc dân tộc nào?. 2. Vân Kiều 3. Khác (ghi rõ)…………. 1. Một người. Bạn có mấy anh, chị, em? A4. 2. Hai người 3. Ba người. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> 84 4. Bốn người 5. Khác (từ 5 người trở lên) 1. Con thứ nhất. A5. Bạn là con thứ mấy trong gia. 2. Con thứ hai. đình bạn?. 3. Con thứ ba 4. Con thứ tư 5. Khác (là con thứ 5 trở lên) 1. Sống cùng nhau. A6. Tình trạng hôn nhân của bố mẹ bạn?. 2. Li dị/li thân 3. Góa. 1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở 3. Trung học phổ thông A7. Trình độ học vấn của bố mẹ bạn ?. 4. Trung cấp /Cao đẳng 5. Đại học/trên đại học 6. Khác (ghi rõ)…………. 1. Nông dân 2. Công nhân Nghề nghiệp của bố mẹ A8. 3. Buôn bán 4. Cán bộ 5. Nghề khác.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> 85 1. Các xã thuộc 5 xã ven thị trấn (Thụy Hà, A9. Gia đình bạn hiện đang ở xã nào của huyện?. Thụy Hải, Thụy Lương, Thị Trấn, Thụy Trình) 2. Các xã xa khu vực thị trấn. 1. Bố mẹ, anh chị em 2. Bố Hiện giờ bạn đang sống với ai? A10. 3. Mẹ 4. Họ hàng 5. Khác (Ghi rõ)……………….. II. KIẾN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 1. 10-19 tuổi B1. Theo bạn độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu?. 2. 10-18 tuổi 3. Khác. 1. Trong khi có kinh. B2. Bạn có biết trong chu kỳ kinh. 2. 7 ngày trước khi có kinh. nguyệt, thời điểm nào dễ có thai. 3. Ngày giữa 2 chu kỳ kinh. nhất?. 4. 7 ngày giữa hai lần có kinh 5. Bất kỳ ngày nào trong tháng 6. Không biết. B3. Bạn hãy kể những dấu hiệu mà. 1. Đến kỳ kinh mà không có kinh. người phụ nữ được cho là có. 2. Mệt mỏi, chán ăn. thai? (Câu hỏi nhiều lựa chọn). Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> 86 3. Buồn nôn, nôn; cương vú; bụng to dần 4. Siêu âm có hình ảnh thai nhi 5. Thử que thử thai nhanh hiện 2 vạch 6. Khác (ghi rõ…………………..) 1. Nguy cơ tử vong mẹ cao 2. Thai kém phát triển, nguy cơ bị chết lưu. B4. Làm mẹ quá trẻ dễ dẫn đến hậu. 3. Trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ. quả gì? (Câu hỏi nhiều lựa chọn). mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. 4. Khác (ghi rõ…………………..). B5. Theo bạn, nạo phá thai có thể gây 1.. Chảy máu (rong kinh, rong huyết). nên nguy hiểm gì? (Câu hỏi. 2.. Nhiễm trùng đường sinh dục. nhiều lựa chọn). 3.. Vô sinh. 1.. Cơ sở y tế nhà nước. 2.. Cơ sở y tế tư nhân. 3.. Thầy lang, mụ vườn. 4.. Tự mua thuốc hoặc kiếm cây lá thuốc. Theo bạn, nạo phá thai ở nơi nào B6. là an toàn nhất?. uống. Bạn biết những biện pháp nào B7. được sử dụng để tránh thai? (Câu hỏi nhiều lựa chọn). 5.. Khác(Ghi rõ)……………. 1.. Bao cao su. 2.. Viên tránh thai khẩn cấp. 3.. Tính vòng kinh. 4.. Xuất tinh ngoài âm đạo. 5.. Tiêm tránh thai. 6.. Cả 5 phương pháp trên.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> 87. B8. 1.. Hiệu thuốc. Bạn biết những nơi nào có thể. 2.. Trạm y tế xã phường. cung cấp bao cao su? (Câu hỏi. 3.. Cán bộ dân số. nhiều lựa chọn). 4.. Khác (Ghi rõ)………………. 1. Lậu. B9. Theo bạn biết, các bệnh nào dưới. 2. Giang mai. đây LTQĐTD? (Câu hỏi nhiều. 3. Trùng roi. lựa chọn). 4. Nấm sinh dục 5. Khác (ghi rõ…………………..) 1. Chảy dịch, mủ ở bộ phận tiết niệu, sinh dục. B10. Theo bạn biết, các biểu hiện nào. 2. Đau/ngứa ở bộ phận sinh dục. dưới đây biểu hiện mắc các bệnh. 3. Đau/rát khi tiểu tiện. lây truyền qua đường tình dục. 4. Xuất hiện thương tổn ở bộ phận sinh dục. không? (Câu hỏi nhiều lựa chọn). 5. Không biết 6. Khác (ghi rõ…………………..) 1. Sử dụng bao cao su. Theo bạn biết, các biện pháp nào B11. 2. Sống chung thủy vợ/chồng. dưới đây có thể phòng tránh bệnh. 3. Vệ sinh cá nhân tốt. lây truyền qua đường tình dục. 4. Nguồn nước hợp vệ sinh. không? (Câu hỏi nhiều lựa chọn). 5. Không biết 6. Khác (ghi rõ)…... Theo bạn, HIV lây truyền qua B12 đường nào? (Câu hỏi nhiều lựa chọn). 1. Quan hệ tình dục không an toàn 2. Dùng chung bơm kim tiêm 3. Mẹ truyền sang con qua đường nhau thai. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 88 4. Khác(ghi rõ)………… Theo bạn, làm thế nào để tránh B13 lây nhiễm HIV? (Câu hỏi nhiều. 2. Quan hệ tình dục an toàn 1 vợ một chồng. lựa chọn). 3. Khác (ghi rõ)…………. Theo bạn, hiểu biết của mình về. 1. Hiểu biết đủ. B14 chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN hiện ở mức nào?. B15. 1. Sử dụng bao cao su. 2. Hiểu biết mức độ trung bình 3. Hiểu biết kém. Bạn đã nghe nói về sức khỏe sinh 1. Đã nghe sản nam chưa?. 2. Chưa nghe. Nếu đã nghe nói về sức khỏe sinh 1. Còn rất ít B16 sản nam bạn thấy thông tin có được có đáp ứng đủ không?. 2. Vừa đủ 3. Không đủ. III. THÁI ĐỘ VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Theo bạn, học sinh THCS đã cần. C1. 1. Có. cung cấp thông tin, tư vấn và dịch 2. Không vụ về các vấn đề sức khỏe sinh 3. Khác (ghi rõ)…. sản, sức khỏe tình dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục, biện pháp tránh thai hay không?. C2. Bạn có quan tâm đến những biểu. 1. Có. hiện cơ thể để nhận biết mình bắt. 2. Không. đầu dậy thì không?. 3. Khác (ghi rõ)…...

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 89. C3. Bạn có quan tâm đến mắc bệnh. 1. Có. lây truyền qua đường tình dục. 2. Không quan tâm. không?. C4. Bạn có lo lắng khi mình bị mắc. 1. Rất lo lắng. bệnh lây truyền qua đường tình. 2. Bình thường, không để ý. dục không?. C5. C6. Bạn có ngại khi nói chuyện hoặc. 1. Rất ngại. hỏi người thân, bạn bè về lĩnh. 2. Ngại. vực SKSS VTN không?. 3. Không ngại gì. Bạn có thường xuyên quan tâm. 1. Có. đến các thông tin về chăm sóc. 2. Không?. SKSSVTN không?. C7. Bạn có cho rằng việc giáo dục,. 1. Rất quan trọng. truyền thông về CSSKSS trong. 2. Quan trọng. trường học là quan trọng không?. 3. Không quan trọng. Theo bạn tìm hiểu về SKSS VTN 1. Rất quan trọng C8. có quan trọng không?. 2. Quan trọng 3. Không quan trọng. C9. Theo bạn có cần lồng ghép nội. 1. Có. dung giảng dạy về SKSS VTN. 2. Không. trong chương trình giảng dạy của nhà trường không?. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> 90 IV. THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 1. Phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường Bạn có biết sử dụng Bao cao su D1. để làm gì không?. tình dục 2. Phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn 3. Không biết. D2. Bạn có chú ý đến vệ sinh kinh. 1. Có. nguyệt không?. 2. Không? 1. Một lần/ngày. D3. Bạn vệ sinh trong ngày kinh nguyệt mấy lần/ngày. 2. Hai lần/ngày 3. Trên 3 lần/1 ngày. D4. 1.. Thầy cô giáo. 2.. Bạn bè. Đâu là nguồn thông tin quan. 3.. Gia đình. trọng nhất bạn biết về chăm sóc. 4.. Mạng internet. SKSS VTN? (Câu hỏi nhiều lựa. 5.. Sách báo,. 6.. Tivi. 7.. Học trên nhà trường. 8.. Khác (ghi rõ)…... chọn). D5. D6. Trường của bạn có giáo dục,. 1. Có. truyền thông về CSSKSS không?. 2. Không. Nếu có từ môn học nào? (Câu hỏi 1. Môn sinh học nhiều lựa chọn).

<span class='text_page_counter'>(104)</span> 91 2. Môn giáo dục công dân 3. Học ngoại khóa 4. Khác (ghi rõ)….. Nếu thấy cần thiết, bạn muốn D7. D8. nhận được qua loại hình giáo dục. 1. Trao đổi riêng 2. Hướng dẫn trong chương trình học. truyền thông nào? (Câu hỏi nhiều 3. Hướng dẫn trong hoạt động ngoại khóa lựa chọn). 4. Qua phương tiện thông tin đại chúng. Bạn đã được tư vấn, giáo dục sức. 1. Đã được tư vấn. khỏe về chăm sóc SKSS VTN. 2. Chưa được tư vấn. chưa? 1. Y tế thôn Ai là người tư vấn bạn? (Câu hỏi D15 nhiều lựa chọn). 2. CTV Dân số 3. Cán bộ y tế xã 4. Khác (ghi rõ)……………........ D9. Trong năm vừa qua, bạn đã đi. 5. Có đi khám. khám bệnh liên quan tới SKSS. 6. Chưa đi khám. VTN lần nào chưa? 1. BV tỉnh 2. BV huyện D10 Nếu có bạn đi khám ở đâu. 3. TYT xã 4. Y tế tư nhân 5. Khác (Ghi rõ). D11 Khi đi khám bạn có cần ai đi. 1. Bạn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> 92 cùng không?. 2. Bố mẹ 3. Anh chị em 4. Khác 5. Không đi cùng ai 1. Trạm y tế xã. D12. Theo bạn, dịch vụ khám chữa. 2. Phòng khám đa khoa khu vực. bệnh về SKSS nào thích hợp với. 3. BV huyện. bạn nhất?. 4. BV tỉnh 5. Phòng khám tư nhân 6. Khác (Ghi rõ)…………………. Xin trân trọng cảm ơn! Điều tra viên ký tên.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> 93 PHỤ LỤC 2. Mã phiếu :. PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN Mã số phiếu _________ Ngày điều tra _____/_____/ 2020 Lớp…………………………......... Điều tra viên: …………………………………………………………………. STT. Câu hỏi. Trả lời. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG 1. Nam A1. Giới tính của bạn?. 2. Nữ 3. Khác (ghi rõ)………. 1. Lớp 6. A2. Khối học của bạn?. 2. Lớp 7 3. Lớp 8 4. Lớp 9 1. Kinh. A3. Bạn thuộc dân tộc nào?. 2. Vân Kiều 3. Khác (ghi rõ)…………. 1. Một người. Bạn có mấy anh, chị, em? A4. 2. Hai người 3. Ba người. Thang Long University Library. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> 94 4. Bốn người 5. Khác (từ 5 người trở lên) 1. Con thứ nhất. A5. Bạn là con thứ mấy trong gia. 2. Con thứ hai. đình bạn?. 3. Con thứ ba 4. Con thứ tư 5. Khác (là con thứ 5 trở lên) 1. Sống cùng nhau. A6. Tình trạng hôn nhân của bố mẹ bạn?. 2. Li dị/li thân 3. Góa 1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở. A7. Trình độ học vấn của bố mẹ. 3. Trung học phổ thông. bạn ?. 4. Trung cấp /Cao đẳng 5. Đại học/trên đại học 6. Khác (ghi rõ)………… 1. Nông dân 2. Công nhân. Nghề nghiệp của bố mẹ A8. 3. Buôn bán 4. Cán bộ 5. Nghề khác. A9. Gia đình bạn hiện đang ở xã. 1. Các xã thuộc 5 xã ven thị trấn (Thụy Hà,.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> 95 nào của huyện?. Thụy Hải, Thụy Lương, Thị Trấn, Thụy Trình) 2. Các xã xa khu vực thị trấn 1. Bố mẹ, anh chị em. Hiện giờ bạn đang sống với ai? A10. 2. Bố 3. Mẹ 4. Họ hàng 5. Khác (Ghi rõ)……………….. II. KIẾN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 1. 10-19 tuổi B1. Theo bạn độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu?. 2. 10-18 tuổi 3. Khác 1. Trong khi có kinh. B2. Bạn có biết trong chu kỳ kinh. 2. 7 ngày trước khi có kinh. nguyệt, thời điểm nào dễ có. 3. Ngày giữa 2 chu kỳ kinh. thai nhất?. 4. 7 ngày giữa hai lần có kinh 5. Bất kỳ ngày nào trong tháng 6. Không biết. Bạn hãy kể những dấu hiệu mà 1. Đến kỳ kinh mà không có kinh B3. người phụ nữ được cho là có. 2. Mệt mỏi, chán ăn. thai? (Câu hỏi nhiều lựa chọn). 3. Buồn nôn, nôn; cương vú; bụng to dần 4. Siêu âm có hình ảnh thai nhi. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> 96 5. Thử que thử thai nhanh hiện 2 vạch 6. Khác (ghi rõ…………………..) 1. Nguy cơ tử vong mẹ cao Làm mẹ quá trẻ dễ dẫn đến hậu B4. quả gì? (Câu hỏi nhiều lựa chọn). 2. Thai kém phát triển, nguy cơ bị chết lưu. 3. Trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. 4. Khác (ghi rõ…………………..). B5. Theo bạn, nạo phá thai có thể. 4.. Chảy máu (rong kinh, rong huyết). gây nên nguy hiểm gì? (Câu. 5.. Nhiễm trùng đường sinh dục. hỏi nhiều lựa chọn). 6.. Vô sinh. 6.. Cơ sở y tế nhà nước. 7.. Cơ sở y tế tư nhân. 8.. Thầy lang, mụ vườn. 9.. Tự mua thuốc hoặc kiếm cây lá thuốc. Theo bạn, nạo phá thai ở nơi B6. nào là an toàn nhất?. uống 10.. Khác(Ghi rõ)……………. 7.. Bao cao su. 8.. Viên tránh thai khẩn cấp. 9.. Tính vòng kinh. 10.. Xuất tinh ngoài âm đạo. 11.. Tiêm tránh thai. 12.. Cả 5 phương pháp trên. Bạn biết những nơi nào có thể. 5.. Hiệu thuốc. cung cấp bao cao su?. 6.. Trạm y tế xã phường. (Câu hỏi nhiều lựa chọn). 7.. Cán bộ dân số. Bạn biết những biện pháp nào B7. được sử dụng để tránh thai? (Câu hỏi nhiều lựa chọn). B8.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> 97 8.. Khác (Ghi rõ)………………. 6. Lậu Theo bạn biết, các bệnh nào B9. dưới đây LTQĐTD.. 7. Giang mai 8. Trùng roi 9. Nấm sinh dục. (Câu hỏi nhiều lựa chọn). 10. Viêm gan B 11. Khác (ghi rõ…………………..) 7. Chảy dịch, mủ ở bộ phận tiết niệu, sinh. Theo bạn biết, các biểu hiện nào dưới đây biểu hiện mắc B10 các bệnh lây truyền qua đường. dục 8. Đau/ngứa ở bộ phận sinh dục 9. Đau/rát khi tiểu tiện. tình dục không? (Nhiều lựa. 10.Xuất hiện thương tổn ở bộ phận sinh dục. chọn). 11.Không biết 12.Khác (ghi rõ…………………..) 1. Sử dụng bao cao su. Theo bạn biết, các biện pháp nào dưới đây có thể phòng B11 tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục không? (nhiều lựa chọn). 2. Sống chung thủy vợ/chồng 3. Vệ sinh cá nhân tốt 4. Nguồn nước hợp vệ sinh 5. Không biết 6. Khác (ghi rõ)….. 1. Quan hệ tình dục không an toàn. Theo bạn, HIV lây truyền qua B12 đường nào? (Câu hỏi nhiều lựa chọn). 2. Dùng chung bơm kim tiêm 3. Mẹ truyền sang con qua đường nhau thai 4. Khác. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> 98 Theo bạn, làm thế nào để tránh 1. Không dùng chung bơm kim tiêm B13 lây nhiễm HIV?. 2. Quan hệ tình dục an toàn 1 vợ một chồng. (Câu hỏi nhiều lựa chọn). 3. Khác (ghi rõ)…………. Theo bạn, hiểu biết của mình. 1. Hiểu biết đủ. B14 về chăm sóc sức khỏe sinh sản. B15. B16. 2. Hiểu biết mức độ trung bình. VTN hiện ở mức nào?. 3. Hiểu biết kém. Bạn đã nghe nói về sức khỏe. 1. Đã nghe. sinh sản nam chưa?. 2. Chưa nghe. Nếu đã nghe nói về sức khỏe. 1. Còn rất ít. sinh sản nam bạn thấy thông. 2. Vừa đủ3. Không đủ. tin có được có đáp ứng đủ không?. Tổng điểm: 50 điểm;. Đạt: > 33 điểm;. Chưa đạt < 33 điểm. III. THÁI ĐỘ VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Theo bạn, học sinh THCS đã. 1. Có. cần cung cấp thông tin, tư vấn. 2. Không. và dịch vụ về các vấn đề sức C1. khỏe sinh sản, sức khỏe tình. 3. Khác (ghi rõ)….. dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục, biện pháp tránh thai hay không?. C2. Bạn có quan tâm đến những. 1. Có. biểu hiện cơ thể để nhận biết. 2. Không.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> 99. C3. mình bắt đầu dậy thì không?. 3. Khác (ghi rõ)…... Bạn có quan tâm đến mắc. 1. Có. bệnh lây truyền qua đường tình 2. Không quan tâm dục không? Bạn có lo lắng khi mình bị mắc 1. Rất lo lắng. C4. C5. bệnh lây truyền qua đường tình 2. Bình thường, không để ý dục không? Bạn có ngại khi nói chuyện. 1. Rất ngại. hoặc hỏi người thân, bạn bè về. 2. Ngại. lĩnh vực SKSS VTN không?. 3. Không ngại gì. Bạn có thường xuyên quan tâm 1. Có C6. đến các thông tin về chăm sóc. 2. Không?. SKSSVTN không? Bạn có cho rằng việc giáo dục, C7. C8. 1. Rất quan trọng. truyền thông về CSSKSS trong 2. Quan trọng trường học là quan trọng 3. Không quan trọng không? Theo bạn tìm hiểu về SKSS. 1. Rất quan trọng. VTN có quan trọng không?. 2. Quan trọng 3. Không quan trọng. C9. Theo bạn có cần lồng ghép nội. 1. Có. dung giảng dạy về SKSS VTN. 2. Không. trong chương trình giảng dạy của nhà trường không?. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> 100 Tổng điểm: 17 điểm;. Đạt: > 12 điểm;. Chưa đạt < 12 điểm. IV. THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 1. Phòng ngừa các bệnh lây truyền qua Bạn có biết sử dụng Bao cao su D1. để làm gì không?. đường tình dục 2. Phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn 3. Không biết. D2. Bạn có chú ý đến vệ sinh kinh. 1. Có. nguyệt không?. 2. Không? 1. Một lần/ngày. D3. Bạn vệ sinh trong ngày kinh nguyệt mấy lần/ngày. 2. Hai lần/ngày 3. Trên 3 lần/1 ngày. D4. 1.. Thầy cô giáo. 2.. Bạn bè. Đâu là nguồn thông tin quan. 3.. Gia đình. trọng nhất bạn biết về chăm. 4.. Mạng internet. sóc SKSS VTN? (Câu hỏi. 5.. Sách báo,. 6.. Tivi. 7.. Học trên nhà trường. 8.. Khác (ghi rõ)…... nhiều lựa chọn). D5. Trường của bạn có giáo dục,. 1. Có. truyền thông về CSSKSS. 2. Không. không?.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> 101 1. Môn sinh học D6. Nếu có từ môn học nào? (Câu. 2. Môn giáo dục công dân. hỏi nhiều lựa chọn). 3. Học ngoại khóa 4. Khác (ghi rõ)…... Nếu thấy cần thiết, bạn muốn D7. D8. 1. Trao đổi riêng. nhận được qua loại hình giáo. 2. Hướng dẫn trong chương trình học. dục truyền thông nào? (Câu. 3. Hướng dẫn trong hoạt động ngoại khóa. hỏi nhiều lựa chọn). 4. Qua phương tiện thông tin đại chúng. Bạn đã được tư vấn, giáo dục. 1. Đã được tư vấn. sức khỏe về chăm sóc SKSS. 2. Chưa được tư vấn. VTN chưa? 7. Y tế thôn Ai là người tư vấn bạn? (Câu D15 hỏi nhiều lựa chọn). 8. CTV Dân số 9. Cán bộ y tế xã 10.Khác (ghi rõ)……………........ D9. Trong năm vừa qua, bạn đã đi. 11.Có đi khám. khám bệnh liên quan tới SKSS. 12.Chưa đi khám. VTN lần nào chưa? 6. BV tỉnh 7. BV huyện D10 Nếu có bạn đi khám ở đâu. 8. TYT xã 9. Y tế tư nhân 10.Khác (Ghi rõ). Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> 102 6. Bạn. D11. Khi đi khám bạn có cần ai đi cùng không?. 7. Bố mẹ 8. Anh chị em 9. Khác 10.Không đi cùng ai 7. Trạm y tế xã. D12. Theo bạn, dịch vụ khám chữa. 8. Phòng khám đa khoa khu vực. bệnh về SKSS nào thích hợp. 9. BV huyện. với bạn nhất?. 10.BV tỉnh 11.Phòng khám tư nhân 12.Khác (Ghi rõ)…………………. Tổng điểm: 45 điểm;. Đạt: > 30 điểm;. Chưa đạt < 30 điểm. Xin trân trọng cảm ơn! Điều tra viên ký tên.

<span class='text_page_counter'>(116)</span>

×