Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 theo dõi tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai năm 2018 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 94 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG. PHẠM THANH HƯƠNG. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 THEO DÕI TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. HÀ NỘI - 2018.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG. PHẠM THANH HƯƠNG. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 THEO DÕI TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành : Y tế công cộng Mã số. : 8 72 07 01. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đồng Văn Thành 2. PGS.TS. Trần Đức Phấn. HÀ NỘI - 2018.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này,Tôi xin chân thành cám ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng Sau Đại học, bộ môn y tế Công Cộng Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội. Với tình cảm chân thành cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, cô giáo bộ môn Y tế Công Cộng. Đặc biệt là PGS. TS Trần Đức Phấn – GV Trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cũng như góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt hơn nữa tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới TS.BS Đồng Văn Thành – Phó Trưởng Khoa Khám Bệnh – Bệnh Viện Bạch Mai đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cám ơn Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Bạch Mai,nơi tôi công tác. Đặc biệt là các bác sỹ, Điều dưỡng tại phòng quản lý người bệnh Đái Tháo Đường đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.Xin gửi lời cám ơn tới các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cũng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình thân yêu đã luôn bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN. PHẠM THANH HƯƠNG.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span> LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Phạm Thanh Hương- Học viên lớp Cao học Y tế Công Cộng khóa V - Trường Đại Học Thăng Long. Tôi xin cam đoan đề tài: “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 theo dõi tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai năm 2018 và một số yếu tố liên quan” do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Nếu có điều gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018 Người viết cam đoan. Phạm Thanh Hương.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADA:. American diabetes Association Hiệp hội đái tháo đường Mỹ. BMI:. Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể. B/M:. Chỉ số bụng mông. ĐTĐ:. Đái tháo đường. HDL-C: High Density Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng cao IDF:. International Diabetes Federation Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế. JNC:. United States Joint National Committee Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ. LDL- C: Low Density Lipoprotein Cholesterol - Cholesterol tỷ trọng thấp TC:. Total Cholesterol - Cholesterol toàn phần. TG:. Triglycerid. THA:. Tăng huyết áp. UKPDS: United Kingdom Prospective Diabetes Study Nghiên cứu tiến cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh WHO:. World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới Bảo hiểm y tế. Bhyt.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Khái niệm và lịch sử bệnh học về đái tháo đường ................................. 3 1.1.1. Một số khái niệm về đái tháo đường............................................... 3 1.1.2. Lịch sử bệnh học về đái tháo đường ............................................... 3 1.2. Phân loại đái tháo đường........................................................................ 4 1.2.1. Đái tháo đường type 1 ..................................................................... 4 1.2.2. Đái tháo đường type 2 ..................................................................... 5 1.2.3. ĐTĐ thai kỳ .................................................................................... 6 1.2.4. Các loại ĐTĐ khác.......................................................................... 6 1.3. Tình hình đái tháo đường ở trên thế giới và ở Việt Nam....................... 6 1.3.1. Trên thế giới .................................................................................... 6 1.3.2. Tại Việt nam.................................................................................... 7 1.4. Chẩn đoán và điều trị đái tháo đường .................................................... 8 1.4.1. Chẩn đoán ....................................................................................... 8 1.4.2. Điều trị .......................................................................................... 10 1.4.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường ................................................... 14 1.4.4. Một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường.................................. 17 1.5. Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ...... 18 1.5.1. Quản lý điều trị đái tháo đường .................................................... 18 1.5.2. Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ..................................................................... 20 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 25 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................... 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 25 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 26.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 26 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................ 26 2.3. Thu thập thông tin ................................................................................ 26 2.3.1. Quy trình thu thập số liệu.............................................................. 26 2.3.2. Các số liệu cần thu thập ................................................................ 27 2.4. Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu .................................................... 28 2.5. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 30 2.6. Sai số và cách khống chế sai số ........................................................... 31 2.6.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 31 2.6.2. Các sai số có thể gặp phải ............................................................. 31 2.6.3. Cách khống chế sai số ................................................................... 31 2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 32 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 32 3.1.1. Thông tin tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn của đối tượng nghiên cứu 32 3.1.2. Thông tin tiền sử bệnh tật của người bệnh trong nghiên cứu ....... 34 3.2. Tuân thủ điều trị của người bệnh ......................................................... 37 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị ..................... 41 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 54 4.1. Bàn về tuân thủ điều trị ........................................................................ 54 4.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 54 4.1.2. Về tiền sử của người bệnh ............................................................ 55 4.1.3. Về đặc điểm mỡ máu và đường huyết .......................................... 57 4.2. Về tuân thủ điều trị của người bệnh ..................................................... 58 4.3. Về các yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị ...................... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 69 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> DANH MỤC BẢNG. Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ và các rối loạn đường huyết ....... 9 Bảng 2.1. Nhóm biến số/chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 28 Bảng 2.2. Nhóm biến số/ chỉ số phục vụ mục tiêu 1. ..................................... 29 Bảng 2.3. Nhóm biến số/ chỉ số phục vụ mục tiêu 2 ...................................... 30 Bảng 3.1. Phân bố người bệnh điều trị theo nhóm tuổi, giới tính................... 32 Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn ..................................... 33 Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp ........................................... 33 Bảng 3.4. Bệnh mắc kèm của người bệnh (n=370) ........................................ 35 Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm mỡ máu và đường huyết theo giới tính .......... 36 Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tuân thủ các chế độ điều trị (n=370) .. 37 Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng nhận được hướng dẫn về tuân thủ điều trị ............ 38 Bảng 3.8. Tỷ lệ lý do các đối tượng không tuân thủ chế độ điều trị ............... 39 Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ ăn ............................. 41 Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ luyện tập ................ 43 Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ dùng thuốc ............. 45 Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ thử đường huyết .... 47 Bảng 3.13. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ việc khám định kỳ............. 49 Bảng 3.14. Mô hình hồi quy logistic đa biến giữa tuân thủ các chế độ điều trị với các yếu tố liên quan .................................................................. 51.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố tiền sử bệnh tật của người bệnh .................................... 34 Biểu đồ 3.2. Phân bố tiền sử ĐTĐ của gia đình người bệnh theo thể bệnh ĐTĐ 35.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của xã hội mô cơ cấu bệnh tật cũng thay đổi, các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng ngày càng giảm thì các bệnh rối loạn chuyển hóa, tim mạch, di truyền, tâm thần ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn trong mô hình bệnh tật. Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường, đây là bệnh di truyền đa nhân tố [50], [53], sự biểu hiện bệnh có vai trò của di truyền và cả tác động của yếu tố môi trường bên ngoài. Ngày nay, chế độ ăn, chế độ sinh hoạt với việc sử dụng nhiều đồ ăn nhanh và lượng lipid cao đã và đang góp phần làm cho tỷ lệ người bị đái tháo đường, đặc biệt đái tháo đường type 2 trên toàn thế giới [65]. Hiện số người mắc đái tháo đường trên thế giới là 157,3 triệu và dự báo sẽ tăng lên 300 triệu vào năm 2025. Đái tháo đường đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tăng nhanh [22], [71]. Đái tháo đường gây ra rất nhiều biến chứng mạn tính trên tim mạch, gây tổn thương thận, võng mạc, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu lớn, loét chân, nhiễm trùng [8], [13], [29], [30], [31], [49], [57]. Do là bệnh mạn tính, việc điều trị phải có quy trình cho từng giai đoạn, phụ thuộc vào các tổn thương phối hợp ở các cơ quan và một điều rất quan trong là phải có chế độ ăn, chế độ sinh hoạt thích hợp. Do việc điều trị kéo dài và cần có nhiều biện pháp phối hợp nên người bệnh hay có hiện tượng không tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, hậu quả là biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác cũng dễ xuất hiện [32], [38], [39], [45], [46]. Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu đánh giá về hiệu quả điều trị với một số thuốc và phác đồ cho người bệnh đái tháo đường, tuy nhiên các nghiên.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. cứu về việc tuân thủ điều trị và các biện pháp hạn chế yếu tố nguy cơ gây biến chứng còn chưa nhiều. Câu hỏi đặt ra ở đây là: tình hình tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường, đặc biệt đái tháo đường type 2 như thế nào? Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị là gì, làm gì để nâng cao chất lượng điều trị. Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng việc tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2 ở các đối tượng trên..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm và lịch sử bệnh học về đái tháo đường 1.1.1. Một số khái niệm về đái tháo đường Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường (ĐTĐ) là hội chứng có sự tăng đường máu do mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết insulin” [1]. Theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) 2010, “ĐTĐ là nhóm những rối loạn không đồng nhất gồm tăng đường huyết và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai” [41], [52]. Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) định nghĩa “ĐTĐ type 2 là bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự phối hợp giữa kháng insulin và thiếu đáp ứng insulin” [35], [46], [54], [58]. Khái niệm “Tiền ĐTĐ (TĐTĐ) là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose bao gồm hai tình huống là rối loạn glucose lúc đói và giảm dung nạp glucose” [9]. Năm 1979, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) nêu khái niệm giảm dung nạp glucose thay cho thuật ngữ “ĐTĐ giới hạn”. Giảm dung nạp glucose được TCYTTG và Hội ĐTĐ Mỹ xem là giai đoạn tự nhiên của rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Năm 1999, rối loạn glucose lúc đói là thuật ngữ mới được giới thiệu. Cả hai trạng thái này đều có tăng glucose máu nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ [35], [42], [47], [59]. Năm 2008, tình trạng trên được Hội ĐTĐ Mỹ có sự đồng thuận của TCYTTG đặt tên chính thức là TĐTĐ (Pre-diabetes) [37]. 1.1.2. Lịch sử bệnh học về đái tháo đường Ngay từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Aretaeus đã bắt đầu mô tả về những người mắc bệnh đái nhiều. Đến năm 1775, Dobson lần đầu tiên hiểu được vị ngọt của nước tiểu ở những người bệnh ĐTĐ là do sự có mặt glucose..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 4. Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài tiết ra insulin và Glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889, Minkowski và Von Mering gây ĐTĐ thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ sở cho học thuyết ĐTĐ do tụy [1]. Ngày nay, Y học hiện đại xếp loại ĐTĐ vào trong nhóm các bệnh lý chuyển hoá thường gặp nhất. ĐTĐ nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức chuyên môn y học nên cũng dẫn đến có nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau, tuy nhiên đều trong xu hướng hòa nhập. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng ĐTĐ (1993) và nghiên cứu UKPDS (1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho quản lý bệnh ĐTĐ đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh. Đáng lưu ý là trong nghiên cứu UKPDS, có tới 50% người bệnh khi phát hiện bệnh thì đã có các biến chứng [2]. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ [1]. 1.2. Phân loại đái tháo đường 1.2.1. Đái tháo đường type 1 ĐTĐ type 1 chiếm 5-10% tổng số người ĐTĐ. Loại ĐTĐ này phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Cơ chế do tế bào  bị phá huỷ dẫn tới thiếu insulin hoàn toàn. Theo nguyên nhân có 2 loại đái tháo được type 1: - Đái tháo đường type 1 do bệnh tự miễn dịch: Là loại ĐTĐ do các tế bào  tuyến tuỵ bị phá huỷ bởi chất trung gian miễn dịch, sự phá huỷ này có thể nhanh hoặc chậm. Dạng phá huỷ nhanh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Dạng phá huỷ chậm hay gặp ở người lớn, gọi là ĐTĐ tự miễn dịch tiềm tàng ở người lớn..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 5. Về tự miễn dịch, có thể phát hiện được tự kháng thể kháng đảo tuỵ, tự kháng thể kháng insulin và tự kháng thể kháng GAD ở 85 - 90% người ĐTĐ type 1. ĐTĐ type 1 còn liên quan đến kháng nguyên HLA-DR3/ HLA-DR4 và HLA-DQ. Những người bệnh này còn có thể mắc các bệnh tự miễn dịch khác như Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto... [41], [62], [64]. - ĐTĐ type 1 vô căn, không thấy căn nguyên tự miễn dịch: những người bệnh này có thiếu hụt insulin liên tục và có khuynh hướng nhiễm toan ceton. 1.2.2. Đái tháo đường type 2 Trên thế giới, ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi, trước đây được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin. Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối. Trong phần lớn thời gian bị bệnh, những người bệnh ĐTĐ type 2 không cần insulin cho điều trị. Căn nguyên của ĐTĐ type 2 còn chưa biết rõ nhưng không thấy sự phá huỷ tế bào  do tự miễn dịch như trong ĐTĐ type 1 và cũng không thấy các nguyên nhân khác. Người ĐTĐ type 2 thường có thừa cân hoặc béo phì, vì vậy biểu hiện béo phì luôn được chú ý phát hiện ở người ĐTĐ [28]. Béo phì trong ĐTĐ thường là béo bụng, chính là 1 nguyên nhân gây kháng insulin, ở những người bệnh không có béo phì thì có thể có tăng mỡ ở bụng, nội tạng. Nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 tăng ở người tuổi cao, béo phì, ít hoạt động thể lực, ở người tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc ở những phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai nghén. Bệnh ĐTĐ type 2 có tiền căn di truyền hơn ĐTĐ type 1. Người bệnh ĐTĐ type 2 thường được chẩn đoán muộn (8-10 năm) vì giai đoạn đầu đường máu tăng âm thầm, không có triệu chứng. Mức insulin máu bình thường hoặc tăng nhưng không đủ bù cho tình trạng kháng insulin..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 6. Đặc điểm lớn nhất trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường quy định bệnh. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 có thể điều trị bằng thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì người bệnh cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin. 1.2.3. ĐTĐ thai kỳ Là những phụ nữ được phát hiện ĐTĐ lần đầu tiên khi có thai. Sau đẻ họ có thể trở thành ĐTĐ thực sự sau vài năm, có thể trở thành giảm dung nạp glucose hoặc có thể trở về bình thường nhưng có thể lại bị ĐTĐ trong những lần có thai tiếp theo. ĐTĐ thai kỳ thường không có triệu chứng gì nên phải làm nghiệm pháp dung nạp glucose mới phát hiện ra. 1.2.4. Các loại ĐTĐ khác - Thiếu hụt di truyền chức năng tế bào : ĐTĐ thể MODY. - Bệnh tuyến tuỵ ngoại tiết: Viêm tuỵ mạn, xơ sỏi tuỵ, cắt tuỵ toàn bộ... - ĐTĐ thứ phát sau các bệnh nội tiết: bệnh to đầu chi, hội chứng Cushing, cường giáp, u tuỷ thượng thận, u tế bào tiết Glucagon... - ĐTĐ do thuốc hoặc hoá chất, một số thuốc có thể là nguyên nhân gây ĐTĐ như: glucocorticoid, hormon tuyến giáp. - Nhiễm virus: một số trường hợp nhiễm virus là nguyên nhân gây ĐTĐ như: nhiễm virus sởi, quai bị, cytomegalovirus. - Một số hội chứng di truyền kết hợp với bệnh ĐTĐ hay gặp là: hội chứng Down, hội chứng Klinefelter, hội chứng Turner. 1.3. Tình hình đái tháo đường ở trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Trên thế giới Những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ tăng mạnh trên toàn cầu, nó là 1 trong 4 bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển rất nhanh. Theo Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF: International Diabetes Federation), năm 2006 ước tính có.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 7. khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó ĐTĐ type 2 chiếm 85 - 95% tổng số người bệnh, năm 2011 toàn thế giới đã có 366 triệu người mắc ĐTĐ. Dự tính tới năm 2030, sẽ là 552 triệu người ĐTĐ [11], [52], [71]. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ khác nhau ở từng nước và vùng địa lý. Nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi (1,2%) [1]. Tỷ lệ ĐTĐ ở châu Á cũng tăng mạnh, đặc biệt ở Đông Nam Á (5,3%) [2]. Nguyên nhân của sự tăng này là do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, tăng trưởng kinh tế và chế độ ăn nhiều mỡ. ĐTĐ là bệnh gây nên các hậu quả nặng nề do không được phát hiện hoặc phát hiện quá muộn nhất là ĐTĐ type 2 nhiều khi có biến chứng mới phát hiện được. Hoặc phát hiện bệnh nhưng điều trị không đúng nên kiểm soát bệnh không tốt dẫn đến hậu quả nặng nề như cắt cụt chân, mù loà. 1.3.2. Tại Việt nam Thống kê tại Việt Nam và 11 quốc gia châu Á khác năm 1998, thì tại Việt Nam tỷ lệ ĐTĐ type 2 là 91,8% chỉ có 7,3% là ĐTĐ type 1 và 0,9% là các ĐTĐ khác [1]. Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh thấy rằng tỷ lệ mắc ĐTĐ là 4,6% - 4,9% [2]. Đa số người bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán và điều trị. Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân tại bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ ĐTĐ type 2 chiếm 81,5%; tỷ lệ ĐTĐ type 1 là 18,5%; tỷ lệ nữ chiếm 61,2%; tỷ lệ nam là 38,8% [7], [21]. Nghiên cứu của Lê Minh Sứ tại Thanh Hóa; Vũ Huy Chiến tại Thái Bình, Hồ Văn Hiệu tại Nghệ An cho tỷ lệ mắc ĐTĐ lần lượt là 4%; 4,3% và 3% [10], [24]..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 8. Tạ Văn Bình và cộng sự (2004) nghiên cứu tại Cao Bằng thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ là 6,8% [2]. Cũng năm 2004, Trần Thị Mai Hà nghiên cứu tại Yên Bái, Hoàng Kim Ước nghiên cứu tại Phú Thọ, Sơn La thấy ĐTĐ gặp chủ yếu ở người có thu nhập cao, có địa vị trong xã hội [9], [32]. Đó là một thách thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo vùng, Hà Nội: 1,1% (Theo Phan Sĩ Quốc, Lê Huy Liệu và cs năm 1991) [22]; Huế: 0,96% (Trần Hữu Dàng và cs năm 1996) [4]; Hồ Chí Minh: 2,52% (Mai Thế Trạch và cs năm 1993). Nghiên cứu của Lê Cảnh Chiến tại Tuyên Quang; Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lương tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam, ở nhóm ít hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều [13]. 1.4. Chẩn đoán và điều trị đái tháo đường 1.4.1. Chẩn đoán Theo ADA (1997) và Tổ chức Y tế Thế giới (1998), ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân. - Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc người bệnh đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn. - Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 9. Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ và các rối loạn đường huyết (TCYTTG - 1999) [1]. Nồng độ Glucose máu mmol/l Chẩn đoán. Tĩnh mạch toàn Mao mạch toàn Huyết tương tĩnh phần phần mạch. Đái tháo đường Glucose lúc đói Hoặc 2 giờ sau test dung nạp Glucose. ≥ 6,1. ≥ 6,1. ≥7. hoặc ≥ 10,0. hoặc ≥ 11,1. hoặc ≥ 11,1. 5,6 ≤ 6,1. 5,6 ≤ 6,1. 6,1 ≤ và < 7. hoặc 7,8 ≤ và <. hoặc. 11,1. 7,8 ≤ và < 11,1. 5,6 ≤ và < 6,1. 5,6 ≤ và < 6,1. 5,6 ≤ và < 6,1. hoặc < 6,7. hoặc < 7,8. hoặc < 7,8. RLDNG (IGT) Glucose lúc đói Và 2 giờ sau test dung nạp Glucose. hoặc 6,7 ≤ 11,1. RLĐHLĐ (IFG) Glucose lúc đói Và đo 2 giờ sau test dung nạp Glucose. Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó [1]. Chẩn đoán xác định với xét nghiệm lần thứ hai trừ khi có triệu chứng của tăng Glucose máu rõ và có Glucose máu bất kỳ từ 11,1mmol/l trở lên. Nếu 2 xét nghiệm khác nhau đều đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thì được chẩn đoán xác định. Nếu 2 xét nghiệm khác nhau nên lặp lại cùng xét nghiệm có kết quả đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và chẩn đoán dựa vào kết quả lần sau. Những người này được xem là mắc bệnh ĐTĐ [34]. Năm 2007, Trung tâm kiểm soát bệnh Mỹ (CDC) sử dụng nồng độ Glucose huyết tương lúc đói để ước tính TĐTĐ - ĐTĐ chưa được chẩn đoán. Năm 2011, CDC sử dụng cả nồng độ Glucose huyết tương lúc đói và HbA1c.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 10. để sàng lọc TĐTĐ - ĐTĐ chưa được chẩn đoán. Những xét nghiệm này được chọn vì được thường xuyên sử dụng trong lâm sàng [50]. 1.4.2. Điều trị Mục tiêu điều trị ĐTĐ là kiểm soát đường huyết và hướng tới: - HbA1c < 7% cho cả ĐTĐ type 1 và type 2. - Glucose máu (GM) lúc đói duy trì ở 3,9-7,2mmol/l (70-130mg/dl). - Glucose máu sau ăn 2 giờ < 10mmol/l (< 180mg/dl). - Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu [26], [36], [39]. 1.4.2.1. Chế độ ăn Chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 - 30% tổng số calo trong ngày, chọn thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết (GI) thấp, nhiều chất xơ (rau 100 - 200g/bữa), kiêng đồ ngọt. ĐTĐ type 2 ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối). Người bệnh đang tiêm insulin có thể ăn 4-5 bữa phòng hạ đường huyết. Đặc biệt trong ĐTĐ type 2 việc tránh sinh ra đỉnh (peak) đường huyết cao là rất quan trọng. Để tránh việc tạo ra peak đường huyết cao dẫn đến thận không tái hấp thu được hết đường gây đường niệu thì người ta dùng chế độ ăn với các thức ăn chậm tiêu, việc ăn uống chia ra thành nhiều bữa, ăn nhiều chất sơ để việc hấp thu chậm lại [30], [42], [51]. Tiết chế dinh dưỡng ĐTĐ cả hai thể chế độ ăn cần giảm glucid giảm lipid (đặc biệt hạn chế thức ăn có acid béo bão hoà). Chế độ ăn là hết sức quan trọng, là nền tảng cơ bản của chế độ điều trị bệnh ĐTĐ, nó cần phù hợp với từng người bệnh và phải thoả mãn đầy đủ 1 số yếu tố cơ bản sau: 1. Đủ chất đạm, béo, bột, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý. 2. Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 11. 3. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn. 4. Đủ duy trì hoạt động thể bình thường hàng ngày. 5. Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý. 6. Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận... 7. Phù hợp tập quán ăn uống theo địa dư, dân tộc và gia đình. 8. Đơn giản và không quá đắt tiền. 9. Không nên thay đổi quá nhiều, quá nhanh cơ cấu khối lượng các bữa ăn. Đảm bảo nhu cầu calo theo giới, tuổi nghề nghiệp, cân nặng lý tưởng, với nam đảm bảo 35 kcalo /kg, với nữ 30 kcalo/kg. 1.4.2.2. Hoạt động thể lực Hoạt động thể lực có tác dụng giảm béo, đặc biệt với các bài tập rèn sức bền có hiệu quả giảm béo cao. Trong loại hình vận động này thì đi bộ nhanh là phương pháp giảm béo rất tốt. Đi bộ nhanh kết hợp chế độ ăn uống hạn chế thức ăn có chứa nhiều calo có tác dụng giảm cân nhanh [32]. Nên đi bộ nhanh 5-7 buổi/ tuần, mỗi buổi 40-60 phút trong 4-6 tháng, rồi sau đó chuyển sang tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ để tăng cường phát triển chức năng của hệ thống tim mạch và hô hấp [6], [18], [32], [35] [67]. Để giảm nguy cơ bệnh tim, giảm cholesterol, người ĐTĐ cần 30 phút hoạt động vừa phải trong hầu hết và tốt nhất là tất cả các ngày trong tuần bằng đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi... Mức hoạt động này cũng làm giảm nguy cơ đột quỵ, ung thư đại tràng, THA, ĐTĐ… Cường độ càng về sau càng tăng, ở 50-85% nhịp tim tối đa. + Đi bộ: Trong số các loại hình thể dục thể thao củng cố và nâng cao sức khoẻ thì đi bộ nhanh có vị trí quan trọng và có tính đại chúng cao, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Đi bộ có ảnh hưởng tốt lên toàn bộ cơ.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 12. thể, đặc biệt là đối với tim mạch, hô hấp, giảm cân, chữa bệnh cường độ vận động phụ thuộc vào số bước đi/phút và lượng calo tiêu thụ [50]: + Chạy: chạy là loại rèn luyện phổ biến, có nhiều người tham gia, ở mọi lứa tuổi. Trừ một số ngoại lệ, tất cả mọi người đều có thể chạy, không phụ thuộc vào tuổi, giới tính, trình độ luyện tập [32]. Môn chạy rất đơn giản không đòi hỏi huấn luyện kỹ thuật, nhưng nó rất tốt đối với cơ thể. + Bơi: Ngay từ phút đầu khi người bơi xuống nước, chưa thực hiện các động tác vận động, tiêu hao năng lượng của cơ thể đã tăng thêm 50% so với bình thường để giữ tư thế trong nước, tiêu hao năng lượng đã tăng 2-3 lần, vì tính dẫn nhiệt của nước cao hơn không khí 25 lần. Do lực cản và tính dẫn nhiệt của nước lớn nên tiêu hao năng lượng khi bơi cao hơn 4 lần so với đi bộ cùng tốc độ (3 kcal/kg/km; 0,7 kcal/kg/km tương đương). Như vậy, bơi là phương pháp tuyệt vời để giảm cân. Để đạt được hiệu quả rèn luyện sức khoẻ của khi bơi, cần phải phát triển tốc độ bơi đủ lớn để mạch đập đạt trên 130 lần/phút, bơi 3 buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 30 phút [6], [7]. + Thể dục nhịp điệu: Cần tập tối thiểu tuần 2 lần, mỗi lần 30 phút với cường độ cao, với yêu cầu có hơn 2/3 số cơ của cơ thể tham gia vận động. Hiệu quả tập luyện chỉ đạt được khi cường độ vận động tương đương 65-85% của F max, nhịp tim đạt 136-156 nhịp/phút. Với người trên 40 tuổi, người mới tập hoặc sau khi nghỉ tập một thời gian dài cần phải tập với cường độ 65% của F max (hay 130-140 nhịp/phút). Nếu đối tượng đang tham gia tập luyện thường xuyên và có trình độ rèn luyện tốt thì có thể tập ở vùng cường độ gần 85 % Fmax (hay Số lượng mạch đạt 156 nhịp/phút) [7], [9]. Lựa chọn hoạt động để thực hiện thành công một chương trình rèn luyện cần lựa chọn một hoạt động hoặc những hoạt động phù hợp cho bản thân, thuận lợi về thời gian và những lợi ích gì sẽ thu được từ hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 13. 1.4.2.3. Điều trị bằng thuốc uống Có các nhóm thuốc sau: * Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin (sulphonylurea): - Chỉ định: ĐTĐ type 2 thể trạng trung bình hoặc gầy. Phối hợp với metformin, thiazolidinedion (TZD), acarbose, insulin. - Chống chỉ định: ĐTĐ type 1, suy thận, suy gan nặng, ĐTĐ nhiễm toan ceton, có thai hoặc dị ứng với sulfolilurea. * Biguanid: thuốc duy nhất còn sử dụng là metformin: - Chỉ định: ĐTĐ type 2, nhất là người bệnh có thừa cân hoặc béo phì. - Chống chỉ định: ĐTĐ type 1, nhiễm toan ceton, thiếu oxy tổ chức ngoại biên, suy thận, rối loạn chức năng gan, có thai, chế độ ăn ít calo (để giảm cân), ngay trước và sau phẫu thuật hoặc người bệnh > 70 tuổi. * Thiazolidinedion: - Chỉ định: điều trị kết hợp với sulfonylurea hoặc metformin hoặc insulin. - Chống chỉ định: mẫn cảm với các thành phần của thuốc, có thai, cho con bú, bệnh gan (ALT > 2,5 lần giới hạn cao của bình thường), suy tim. * Nhóm ức chế enzyme alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose: - Chỉ định: tăng nhẹ đường huyết sau ăn. Điều trị đơn trị liệu kết hợp với chế độ ăn hoặc phối hợp với thuốc khác. * Nhóm Glinid: Chỉ định: tăng đường huyết sau ăn, uống thuốc 1-10 phút trước bữa ăn, thường là bữa chính. * Các thuốc đồng phân GLP-1 (glucagon - like peptide 1): Chỉ định: ĐTĐ type 2, tăng đường huyết sau ăn. * Thuốc ức chế DPP IV: Chỉ định: ĐTĐ type 2, tăng đường huyết sau ăn..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 14. 1.4.2.4. Điều trị bằng insulin Dùng insulin bắt buộc với ĐTĐ type 1 và ĐTĐ thai kì. Với ĐTĐ type 2 khi có mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết, tăng ceton máu cấp nặng. 1.4.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Người bệnh có thể tử vong do các biến chứng này. 1.4.3.1. Biến chứng cấp tính Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm [14]. Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức. Tỷ lệ tử vong cao 5 - 10%. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là rối loạn chuyển hóa glucose nặng, đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở người bệnh ĐTĐ type 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong 30 - 50% [47], [68]. Nhiều người bệnh hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng glucose máu, chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ còn chưa được tốt. 1.4.3.2. Biến chứng mạn tính Biến chứng tim - mạch Là biến chứng thường gặp và nguy hiểm ở người ĐTĐ. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chiếm 75% tử vong ở người bệnh ĐTĐ, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 15. Một nghiên cứu ở 353 người ĐTĐ type 2 là người Mỹ gốc Mêhicô trong 8 năm thấy có 67 người bệnh tử vong và 60% là do bệnh mạch vành [2]. Tăng huyết áp Tỷ lệ tăng huyết áp ở người ĐTĐ gấp đôi so với người bình thường. Trong ĐTĐ type 2, 50% ĐTĐ mới có tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở người ĐTĐ type 2 thường kèm các rối loạn chuyển hoá và tăng lipid máu [2], [31], [59], [65]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% người bệnh ĐTĐ mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch [2]. Biến chứng thận Biến chứng thận do ĐTĐ là biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do ĐTĐ khởi phát bằng Protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu [29], [49], [63]. Để theo dõi bệnh thận ĐTĐ có thể định lượng Microalbumin niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/24 giờ. Ngày nay nhiều phòng xét nghiệm định lượng protein niệu trong mẫu nước tiểu qua đêm [29], [45], [63], [68]. Tại Việt Nam, theo một điều tra năm 1998, tỷ lệ có Microalbumin niệu dương tính khá cao chiếm 71% trong số người mắc bệnh ĐTĐ type 2 [2]. Bệnh lý mắt ở người bệnh đái tháo đường Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở người ĐTĐ, biến chứng tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết. Đục thuỷ tinh thể ở người ĐTĐ cao tuổi sẽ tiến triển nhanh hơn người không ĐTĐ [8], [13]. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải và cộng sự tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số người bệnh có bệnh về mắt chiếm 72,5%, trong đó tỷ lệ bệnh võng mạc ĐTĐ 60,5%, đục thủy tinh thể 59% [8]. Nghiên cứu của Đặng Văn Hòa.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 16. tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thấy 52,94% người bệnh bị đục thuỷ tinh thể, 22,94% người bệnh bị bệnh võng mạc ĐTĐ [13]. Bệnh thần kinh do đái tháo đường Bệnh thần kinh do ĐTĐ gặp khá phổ biến, ước tính khoảng 30% người bệnh ĐTĐ có biểu hiện biến chứng này. Người bệnh ĐTĐ type 2 thường có biểu hiện thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán. Bệnh thần kinh do ĐTĐ thường là: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh thực vật, bệnh thần kinh vận động gốc chi [5]. Bệnh lý bàn chân Bệnh lý bàn chân ĐTĐ ngày càng được quan tâm. Nó do sự phối hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do Glucose máu tăng cao. Thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người ĐTĐ có bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do loét chân. Người ĐTĐ phải cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người không bị ĐTĐ, chiếm 45 - 70% tổng số các trường hợp cắt cụt chân [5]. Tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng bàn chân ĐTĐ của Việt Nam cũng cao, khoảng 40% tổng số người có bệnh lý bàn chân ĐTĐ [27]. Nhiễm khuẩn ở người bệnh đái tháo đường Người ĐTĐ thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm khuẩn do có nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp các nhiễm khuẩn: viêm đường tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm… [2]. Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người bệnh đái tháo đường Rối loạn lipid máu hậu quả tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ và các biến chứng mạch máu khác [2], [65]. Người ĐTĐ type 2 thường có tăng triglycerid máu và giảm HDL-C. Người mới mắc ĐTĐ type 2 thường có mức HDL-C thấp ở nam từ 20 - 50%, nữ 10 - 25%. Chuyển hoá LDL-C cũng bị rối loạn ở người.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 17. ĐTĐ type 2, chỉ cần LDL-C tăng nhẹ cũng đã là yếu tố nguy cơ làm bệnh mạch vành tăng rõ rệt. 1.4.4. Một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường * Tuổi Tuổi càng cao tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 càng cao. Ở châu Á, ĐTĐ type 2 có tỷ lệ cao ở người trên 30 tuổi. Ở châu Âu, 85 - 90% các trường hợp ĐTĐ xảy ra sau 50 tuổi [1]. Các thay đổi chuyển hóa hydrate liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao nhiều người mang gen di truyền ĐTĐ mà lại không bị ĐTĐ type 2 từ lúc còn trẻ đến khi về già mới bị bệnh [15], [19]. Càng ngày càng có nhiều người trẻ mắc ĐTĐ type 2. ĐTĐ type 2 có yếu tố di truyền rõ ràng, ở thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở độ tuổi 60 - 70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống còn 40 - 50 và ngày nay người được chẩn đoán ĐTĐ type 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm [54], [68]. * Giới tính Ảnh hưởng của giới tính với bệnh ĐTĐ không theo quy luật, nó tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì. Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở cả hai giới tương đương nhau. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [33]. Nghiên cứu về tình hình ĐTĐ và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2002 - 2003 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới [2]. * Lối sống Nhiều nghiên cứu cho thấy lối sống công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng 2 - 3 lần ở những người nội thành so với người sống ở ngoại thành theo các nghiên cứu dịch tễ ở Unisia, Úc... Một số nghiên cứu của Việt Nam cũng cho kết quả tương tự..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 18. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nội thành là 1,4%, ngoại thành là 0,6%. Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn so với ngoại thành là 2,1% có ý nghĩa thống kê với p <0,01 [3]. Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ĐTĐ thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều, đặc biệt sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, ít chất xơ dẫn đến béo phì gây ra. 1.5. Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị 1.5.1. Quản lý điều trị đái tháo đường Hội nghị lần thứ 42 của TCYTTG tại Geneva tháng 5 năm 1989 đã thông qua lời kêu gọi toàn cầu hành động kiểm soát bệnh ĐTĐ và thông qua Nghị quyết WHA42.36 triển khai cho 5 châu lục. Hội nghị phát động sáng kiến kêu gọi mọi nỗ lực gắn kết để chống lại bệnh ĐTĐ. Nghị quyết WHA42.36 đã mở đầu cho các Chương trình phòng chống ĐTĐ ở cấp quốc gia. Ở mỗi nước chương trình này là phương tiện để quốc gia phân bổ nguồn lực một cách rõ ràng nhằm ngăn ngừa bệnh ĐTĐ và chăm sóc cho người bị ĐTĐ, do đó có thể được xem như là một chỉ số của sự cam kết của các nước để đối phó với bệnh ĐTĐ. Năm 2006 có Nghị quyết WHA 42.36 của TCYTTG, Nghị quyết UN-61/225 của Liên hợp quốc về phòng chống ĐTĐ có 3 thông điệp, một trong số đó kêu gọi: “các nước thành viên xây dựng chính sách quốc gia để điều trị, phòng chống và chăm sóc bệnh ĐTĐ phù hợp với sự phát triển bền vững của hệ thống chăm sóc sức khỏe, tính đến thống nhất mục tiêu phát triển Quốc tế bao gồm cả các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” [9]. Ở Việt Nam, ngày 19 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 172/2008/QĐ-TTg bổ sung Dự án “phòng, chống bệnh ĐTĐ” vào Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 19. dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 [27]. Mục tiêu chung của chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ quốc gia là: 1. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% người dân trong cộng đồng hiểu biết về bệnh ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe do bệnh ĐTĐ gây ra; 2. Giảm tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện trong cộng đồng xuống dưới 60%; 3. Xây dựng, triển khai và duy trì mô hình quản lý bệnh ĐTĐ trên phạm vi cả nước; 4. Theo dõi và điều trị có hệ thống 50% số người mắc bệnh ĐTĐ đã được phát hiện theo phác đồ Bộ Y tế quy định. Chương trình đã triển khai nhiều hạng mục quan trọng như: đào tạo cán bộ làm công tác điều trị, giám sát bệnh ĐTĐ ở cộng đồng; tăng cường công tác quản lý, điều trị cho Bác sĩ và nhân viên y tế có những giải pháp cần thiết tốt nhất cho người bệnh; kiện toàn mạng lưới quản lý từ Trung ương tới cơ sở, phát hiện sớm người ĐTĐ, để hạn chế biến chứng do ĐTĐ gây ra. Đồng thời, tăng cường giáo dục sức khỏe toàn dân, tuyên truyền cho mọi người biết ai cũng có nguy cơ lớn mắc ĐTĐ [17], [20]. Tuy nhiên, số bệnh viện có chuyên khoa ĐTĐ còn ít, chưa có trung tâm đào tạo chuyên gia chăm sóc người ĐTĐ. Vì vậy, kiểm soát đường huyết kém dẫn tới nhiều biến chứng trầm trọng như mù lòa, tàn phế, thậm chí tử vong. Nhiều người bệnh khi phát hiện bệnh lại không được quản lý, theo dõi và điều trị đúng chuyên khoa, dẫn đến biến chứng sớm và nặng nề ảnh hưởng tới đời sống của người bệnh, tốn kém kinh tế gia đình và ngân sách của xã hội. Trước tình hình đó, yêu cầu cần có mô hình quản lý người bệnh ĐTĐ phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam [3]. Yếu tố kiểm soát ĐTĐ thành công không chỉ có sự cam kết chính sách, phát hiện và điều trị sớm giảm nguy cơ mà việc điều trị cần theo hướng dẫn để đạt mục tiêu và sự tuân thủ của người bệnh..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 20. 1.5.2. Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ Khảo sát sự tuân thủ của người bệnh ĐTĐ điều trị tại bệnh viện Gia Lai thì có 82% dùng thuốc thường xuyên theo đơn của bác sĩ; 8% có dùng thuốc nhưng không thường xuyên và 10% không dùng thuốc. Những nguyên nhân, rào cản dùng thuốc là do không biết phải dùng thuốc thường xuyên tại nhà, không biết là có thể lấy thuốc ở Trạm Y tế, điều trị ĐTĐ là dùng insulin và insulin không có ở Trạm Y tế xã, không có điều kiện tiêm insulin (không biết tiêm, không có người tiêm…) và không có điều kiện kinh tế, phương tiện, thời gian để đi khám định kỳ lấy thuốc [6], [15]. Có nhiều người bệnh dù biết phải dùng thuốc tại nhà nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ vì kiến thức về ĐTĐ của người bệnh còn hạn chế, chưa biết được mức độ nguy hiểm của những biến chứng do bệnh ĐTĐ có thể gây ra. Thiếu thời gian hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh, số lượng người bệnh lớn, bản thân nhân viên y tế cũng chưa được đào tạo kỹ về phương pháp tư vấn cho người bệnh và bất đồng ngôn ngữ giữa nhân viên y tế và người bệnh. Mối quan hệ thầy thuốc với người bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho người bệnh được thông tin về các loại thuốc ảnh hưởng tuân thủ do một số người bệnh không có thông tin đầy đủ về phác đồ điều trị của họ, không tuân thủ vì họ không hiểu làm thế nào để có thuốc khiến họ bỏ điều trị. Để người bệnh hiểu đúng về thuốc, uống đúng phác đồ, đến khám đúng lịch… Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự tuân thủ trong điều trị [14], [25]. Người bệnh dùng thuốc thường xuyên là 82%, ăn kiêng là 83%, luyện tập thể dục 70%, có đường huyết ổn định 23%. Nhưng sau khi can thiệp bằng giáo dục sức khỏe tỷ lệ tăng lên đáng kể lần lượt là 85,7%; 41%; 29,8%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của vai trò truyền thông, giáo dục sức khỏe trong điều trị bệnh ĐTĐ, giúp người bệnh hiểu rõ mối nguy hiểm của bệnh, sửa đổi.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 21. nhận thức và hành vi không đúng, tuân thủ điều trị nhằm làm giảm tỷ lên tử vong và ngăn ngừa biến chứng của bệnh [27]. Những người bị ĐTĐ cần phải phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Trong 100 người bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú được điều tra chỉ có 34% người bệnh phân chia khẩu phần ăn đúng cách, còn lại 16% ăn như bình thường thậm chí ăn ít bữa hơn lúc chưa mắc bệnh 48%. Điều này sẽ làm tăng đường máu nhiều sau ăn, hạ đường máu lúc xa bữa ăn: bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt... dễ gây nguy hiểm và không đảm bảo năng lượng cho các hoạt động thường ngày của người bệnh. Trong nghiên cứu 95% người bệnh tuân thủ việc hạn chế mỡ động vật và các loại đường, bánh kẹo, nước ngọt; vẫn còn 22% người bệnh sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích [32]. Người bệnh mắc bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú được phỏng vấn tại khoa khám bệnh bệnh viện Tỉnh Gia Lai, số đi khám bệnh định kỳ và điều trị ĐTĐ tại bệnh viện, tỷ lệ kiểm tra đường huyết định kì 1 tháng/ lần là rất thấp. Vấn đề không tuân thủ yêu cầu điều trị là do kiến thức về bệnh ĐTĐ của người bệnh còn hạn chế, bắt nguồn từ việc thiếu tài liệu giáo dục hợp lý, nhân viên y tế thiếu thời gian hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh với số lượng người bệnh lớn tập trung ở tuyến Tỉnh, và bản thân nhân viên y tế cũng chưa được đào tạo kỹ về phương pháp tư vấn cho người bệnh nhất là ở các tuyến Y tế cơ sở. Mặt khác, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, điều kiện kinh tế, địa lý còn khó khăn… [6]. Người bệnh điều trị nhiều đợt tại bệnh viện, nhưng khi được hỏi lại không biết mình mắc bệnh gì và chế độ điều trị, chế độ ăn uống ra sao. Vì vậy để cải thiện việc tuân thủ yêu cầu điều trị cần nâng cao giáo dục sức khỏe cho người bệnh [3]..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 22. Khả năng chi trả là một vấn đề vì nhiều loại thuốc chống ĐTĐ có giá cao, và nó là một chi phí định kỳ, coi đây là một trong những rào cản đến tuân thủ, nó đã giảm thiểu việc cấp phát thuốc miễn phí cho người bệnh khi đến bệnh viện. Trình độ có thể cản trở sự hiểu biết về bệnh và sự tuân thủ dùng thuốc ảnh hưởng đến một số mức độ nào đó. Do người bệnh đọc và hiểu các hướng dẫn y tế tác dụng thuốc, lịch tái khám và các nội dung tuyên truyền cơ bản. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể đã được quan sát thấy ở các nhóm người bệnh. Một số yếu tố có liên quan đến người bệnh đã không tuân thủ tư vấn về chế độ ăn uống và tập thể dục của thầy thuốc [32]. Mối quan hệ thầy thuốc với người bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho người bệnh được thông tin về các loại thuốc ảnh hưởng tuân thủ do một số người bệnh không có thông tin đầy đủ về phác đồ điều trị của họ, không tuân thủ vì họ không hiểu làm thế nào để có thuốc khiến họ bỏ điều trị. Để Người bệnh hiểu đúng về thuốc, uống đúng phác đồ, đến khám đúng lịch… Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự tuân thủ điều trị. Nhận được phản hồi từ phía người bệnh đặc biệt quan trọng để thày thuốc điều chỉnh chế độ điều trị phù hợp cho từng người bệnh, hình thức câu lạc bộ là một phương thức rất tốt giúp người bệnh phản hồi thông tin của người bệnh đến thày thuốc [12], [32]. Tuân thủ chế độ ăn uống và tập thể dục trong nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và cộng sự (2007) cho thấy người bệnh phù hợp để hướng dẫn chế độ ăn uống so với hướng dẫn trên tập thể dục. Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn uống là gần như tương tự trong nghiên cứu thực hiện trong Alexandra, Ai Cập, (58,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ chế độ tập thể dục là kém hơn so với tại Ai Cập (51,7%) [3]. Sự khác biệt trong kết quả này có thể là do sự dễ dàng hơn để làm theo hướng dẫn chế độ ăn uống so với chế độ tập luyện. Mặt khác,.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 23. tuân thủ chế độ ăn uống đã được thống nhất xem như là khía cạnh khó khăn nhất của phác đồ bệnh tiểu đường [5]. Vì vậy, giáo dục người bệnh đóng một vai trò rất quan trọng để cải thiện tỷ lệ không tuân thủ. Nghiên cứu này là cần thiết để phát triển và điều chỉnh các can thiệp nhằm cải thiện sự tuân thủ của người bệnh tiểu đường và đánh giá hiệu quả của việc loại bỏ những rào cản nhận thức về việc tuân thủ [38]. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2011) tiến hành tại Viện Lão khoa trung ương cho thấy người bệnh ĐTĐ có tuổi trung bình là 68,6 ± 6,1, tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn là 81,6%, tuân thủ chế độ luyện tập là 64,7%, tỷ lệ người bệnh không tuân thủ chế độ dùng thuốc là 3,4%, có tới 48,4% người bệnh không tuân thủ việc thử đường huyết theo lời khuyên của bác sĩ, tỷ lệ khám định kỳ là 77,4% [16]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sang (2007) cho thấy chỉ có 51,9% người bệnh ĐTĐ thực hiện chế độ ăn và luyện tập, người 60 - 70 tuổi tuân thủ chế độ luyện tập là tốt nhất, tỷ lệ người bệnh không tuân thủ chế độ dùng thuốc là 33,4% [23]. Hoàng Văn Thắng (2017) [25] nghiên cứu ở huyện Lập Thạch, Phú Thọ là nơi mà người kinh ít hơn người dân tộc thiểu số, điều kiện sống chưa thật tốt, kết quả cho thấy: Người bệnh tuân thủ kiểm soát đường huyết là 45,0%, không kiểm tra đường máu của mình là 55,0%, chỉ 15,3 % người bệnh ghi lại đường máu của mình thường xuyên. 41,5% người bệnh không hề ghi lại kết quả đường máu của mình. 45,0% người bệnh nghiêm túc thực hiện các chế độ dinh dưỡng của Bác sĩ/ chuyên gia dinh dưỡng, 2,6% người bệnh hoàn toàn không thực hiện chế độ dinh dưỡng của chuyên gia..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 24. 58,1% người bệnh luôn đến tất cả các buổi hẹn gặp với bác sĩ để điều trị bệnh. 80,8% người bệnh sử dụng thuốc theo hướng dẫn và đơn thuốc. 29,3% người bệnh thường xuyên chơi thể thao, thực hiện hoạt động thể chất để đạt được mức đường máu tối ưu..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 25. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Là những người bệnh đã được chẩn đoán ĐTĐ type 2, được theo dõi và điều trị tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2018. Tiêu chuẩn lựa chọn: - Người bệnh được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 nguyên phát (mã ICD X: E11). - Đang được quản lý điều trị tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai. Tiêu chuẩn loại trừ: - Những người bệnh ĐTĐ loại khác, không phải là ĐTĐ type 2. - Những người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Những người bệnh không tự dùng thuốc được, không có khả năng trả lời câu hỏi. - Người bệnh đang có biến chứng cấp tính như: hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, các nhiễm trùng cấp tính (sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, viêm thận bể thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, đợt cấp của suy thận mạn....) điều trị chưa ổn định hoặc tình trạng suy thận cấp. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được bắt đầu từ tháng 12 năm 2017, sẽ kết thúc khi đủ số lượng theo dự kiến. Thực tế nghiên cứu được kết thúc vào tháng 6 năm 2018..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 26. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Cỡ mẫu: Được tính theo công thức:. n = Z2(1 - α/2) × Trong đó: n:. Cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu.. α:. Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số Z(1- α/2) = 1,96.. p:. Tỷ lệ tuân thủ điều trị, chọn p = 0,27 (theo nghiên cứu của Viện Dinh. dưỡng Trung ương, có 73% người bệnh đái tháo đường ở nước ta không tuân thủ thực hành về chế độ dinh dưỡng hợp lý [14]). d:. Sai số mong đợi, chọn d = 0,05. Từ công thức trên ta có số đối tượng nghiên cứu là 302. Thực tế chúng tôi đã tiến hành điều tra ở 370 đối tượng phù hợp tiêu. chuẩn nghiên cứu. Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, nghiên cứu bắt đầu tiến hành tháng 12 năm 2017, chọn tất cả các người bệnh đạt tiêu chuẩn của nghiên cứu. 2.3. Thu thập thông tin 2.3.1. Quy trình thu thập số liệu 2.3.1.1. Công cụ thu thập số liệu Biểu mẫu thu thập được thiết kế bao gồm các thông tin sau:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 27. - Thông tin cá nhân người bệnh: năm sinh, giới tính, nghề nghiệp… - Thông tin về bệnh tật: cận lâm sàng và lâm sàng. - Thông tin về tiền sử bệnh: tiền sử mắc bệnh ĐTĐ của những người thân cận trong gia đình, tiền sử mắc bệnh của người bệnh và tiền sử các bệnh liên qua đến ĐTĐ của người bệnh. - Thông tin về sự tuân thủ điều trị. 2.3.1.2. Các bước tiến hành Với từng người bệnh, nghiên cứu được tiến hành theo các bước: hỏi bệnh, khám bệnh, làm các xét nghiệm theo một mẫu bệnh án thống nhất. 2.3.2. Các số liệu cần thu thập * Các thông tin về nhân khẩu học: tên, tuổi, giới… * Các thông tin về bệnh: - Tình huống phát hiện bệnh (lý do vào viện). - Tiền sử bản thân: + Thời gian phát hiện ĐTĐ. + Bệnh lý phối hợp. - Tiền sử gia đình: về bệnh ĐTĐ, bệnh thận, tim mạch của thế hệ cận kề (anh, chị, em ruột, bố, mẹ). * Một số yếu tố liên quan: + Chế độ tuân thủ điều trị: chế độ ăn, luyện tập, thuốc. + Theo dõi bệnh: tự theo dõi đường máu, huyết áp tại nhà. + Khám định kỳ. + Xét nghiệm và thuốc người bệnh đã được dùng. * Cận lâm sàng Thu thập các kết quả xét nghiệm được tiến hành tại Khoa Sinh hóa, bệnh viện Bạch Mai bao gồm:.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 28. - Glucose máu, HbA1c. - Lipid máu: Cholesterol toàn phần, HDL- C, LDL- C, Triglycerid. 2.4. Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu Bảng 2.1. Nhóm biến số/chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu TT. Định nghĩa biến/chỉ số. Tên biến. Phương pháp thu thập biến số. 1.. Tuổi. Tỷ lệ % các nhóm tuổi. Phỏng vấn. 2.. Giới. Tỷ lệ % theo giới. Phỏng vấn. 3.. Tiền sử bệnh. Tỷ lệ % các bệnh khác ĐTĐ của Phỏng vấn người bệnh. 4.. Tiền sử mắc Tỷ lệ % từng loại ĐTĐ của người Phỏng vấn ĐTĐ của người nhà người bệnh nhà người bệnh. 5.. Trình độ học Tỷ lệ % theo trình độ học vấn. Phỏng vấn. vấn 6.. Khoảng cách từ Tỷ lệ % theo nhóm khoảng cách Phỏng vấn nhà đến nơi khám từ nhà đến nơi khám. 7.. Thời gian phát Tỷ lệ % theo thời gian phát hiện Phỏng vấn hiện bệnh. 8.. bệnh. Có BHYT hay Tỷ lệ % có BHYT. Phỏng vấn. không 9.. Chỉ số đường Nồng độ đường máu, % HbA1C. Lấy từ hồ sơ. huyết. bệnh án. 10. Chỉ máu. số. lipid Nồng độ các loại lipid máu. Lấy từ hồ sơ bệnh án.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 29. Bảng 2.2. Nhóm biến số/ chỉ số phục vụ mục tiêu 1. TT. Tên biến. Chỉ số. 1.. Tuân thủ chế độ ăn. 2.. Trung bình thời gian luyện Trung bình thời gian luyện tập trong một. 3.. Tỷ lệ % đối tượng tuân thủ chế độ ăn. tập trong một tuần. tuần. Tuân thủ chế độ luyện tập. Tỷ lệ % đối tượng tuân thủ chế độ luyện tập. 4.. Lý do không luyện tập bất Tỷ lệ % theo lý do không luyện tập bất kì kỳ hình thức nào. 5.. hình thức nào. Tuân thủ chế độ dùng Tỷ lệ % đối tượng tuân thủ chế độ dùng thuốc. thuốc. 6.. Tỷ lệ thuốc quên dùng. Tỷ lệ % theo thuốc quên dùng. 7.. Lý do quên uống thuốc. Tỷ lệ % theo lý do quên uống thuốc. 8.. Lý do quên thuốc tiêm. Tỷ lệ % theo lý do quên thuốc tiêm. 9.. Thử đường huyết tại nhà Tỷ lệ % đối tượng thử đường huyết tại nhà trong 1 tháng qua. trong 1 tháng qua. 10. Tuân thủ chế độ kiểm soát Tỷ lệ % đối tượng tuân thủ chế độ kiểm đường huyết. soát đường huyết. 11. Lý do thử đường huyết Tỷ lệ % theo lý do thử đường huyết không không đều. đều. 12. Thời gian khám định kỳ. Tỷ lệ % theo thời gian khám định kỳ. 13. Tuân thủ khám định kỳ. Tỷ lệ % đối tượng tuân thủ khám định kỳ. 14. Lý do không tuân thủ Tỷ lệ % theo lý do không đi khám định kỳ khám định kỳ.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 30. Bảng 2.3. Nhóm biến số/ chỉ số phục vụ mục tiêu 2 TT 1.. Tên biến. Tỷ lệ giới các đối tượng tuân Tỷ lệ % giới các đối tượng tuân thủ thủ từng chế độ điều trị. 2.. từng chế độ điều trị. Tỷ lệ nhóm tuổi các đối tượng Tỷ lệ % nhóm tuổi các đối tượng tuân thủ từng chế độ điều trị. 3.. Chỉ số. tuân thủ từng chế độ điều trị. Tỷ lệ trình độ học vấn các đối Tỷ lệ % theo trình độ học vấn các tượng tuân thủ từng chế độ đối tượng tuân thủ từng chế độ điều điều trị. 4.. trị. Khoảng cách từ nhà đến nơi Tỷ lệ % theo nhóm khoảng cách từ khám của các đối tượng tuân nhà đến nơi khám các đối tượng tuân thủ từng chế độ điều trị. 5.. thủ từng chế độ điều trị. Thời gian phát hiện bệnh các Tỷ lệ % theo thời gian phát hiện đối tượng tuân thủ từng chế độ bệnh các đối tượng tuân thủ từng chế điều trị. 6.. độ điều trị. Tỷ lệ có BHYT các đối tượng Tỷ lệ % có BHYT các đối tượng tuân thủ từng chế độ điều trị. tuân thủ từng chế độ điều trị. 2.5. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm Excel 2010 sau đó phân tích bằng phần mềm Excel 2010 và SPSS 23.0. Thống kê mô tả bao gồm: trung bình, trung vị cho các biến số liên tục và tỷ lệ phần trăm cho các biến số phân hạng..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 31. 2.6. Sai số và cách khống chế sai số 2.6.1. Hạn chế của nghiên cứu Hạn chế của nghiên cứu là khảo sát sự tuân thủ điều trị của người bệnh chỉ thông qua bảng hỏi, phỏng vấn chứ không quan sát thực tế nên có một số sai số do chủ quan của người bệnh (không nói thật hoặc không muốn nói). Do thong qua bảng hỏi và phỏng vấn nên có thể gặp các sai số nhớ lại, sai số do ghi chép… 2.6.2. Các sai số có thể gặp phải Các sai số hay gặp là: - Sai số nhớ lại. - Sai số ghi chép. - Sai số do đối tượng không hiểu hoặc hiểu sai câu hỏi. 2.6.3. Cách khống chế sai số - Điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi. - Kiểm tra các thông tin trong phiếu điều tra ngay sau buổi thu thập số liệu để phát hiện sai sót, bổ sung thông tin tại chỗ. 2.7. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được hội đồng Y đức Đại học Thăng Long Hà Nội thông qua, được Khoa Khám Bệnh, Bệnh Viện Bạch Mai cho phép tiến hành và đồng ý cho sử dụng ngân hàng dữ liệu là chất liệu nghiên cứu để hồi cứu thông tin. Nguồn số liệu nghiên cứu được bảo mật. Nghiên cứu chỉ nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh và sức khỏe cộng đồng; ngoài ra, không có mục đích nào khác..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 32. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Thông tin tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố người bệnh điều trị theo nhóm tuổi, giới tính (n=370) Nhóm tuổi <50 50 -59 60-69 ≥70 Tổng % BN theo giới p Tuổi trung bình p. Nam SL 17 24 70 50 161. Nữ. % SL % 10,6 19 9,1 14,9 32 15,3 43,5 82 39,2 31,0 76 36,4 100 209 100 43,51 56,49 p<0,05 64,46 ± 10,67 65,20 ± 12,38 > 0,05. Tổng SL 36 56 152 126 370. % 9,7 15,1 41,1 34,1 100. 64,88 ± 11,66. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: người bệnh trong chương trình quản lý ĐTĐ của Bệnh viện Bạch Mai có tuổi trung bình là 64,88 + 11,66; Tuổi thấp nhất là 18 và tuổi cao nhất là 89. Tuổi trung bình của nhóm người bệnh nam và nữ là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Về tuổi của người bệnh: nhóm người bệnh chủ yếu là 60 - 69 tuổi; Nhóm người bệnh dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất. Tỷ lệ người bệnh nữ giới nhiều hơn nam giới, sự khác biệt về giới tính với p<0,05..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 33. Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn (n=370) Trình độ học vấn. SL. %. Tiểu học. 5. 1,4. Trung học cơ sở. 34. 9,2. Trung học phổ thông. 106. 28,6. Trung học chuyên nghiệp/cao đẳng. 159. 43,0. Đại học /trên đại học. 66. 17,8. Tổng. 370. 100. Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: trình độ học vấn của người bệnh chủ yếu là trung học chuyên nghiệp/cao đẳng, tiếp đến là trung học phổ thông, số có trình độ đại học và trên đại học cũng khá lớn, số người bệnh có trình độ tiểu học và trung học cơ sở ít. Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp (n=370) Nghề nghiệp. SL. %. Làm nông, ngư, lâm nghiệp. 15. 4,1. Cán bộ viên chức. 26. 7,0. Buôn bán kinh doanh. 12. 3,2. Tự do. 55. 14,9. Hưu trí. 219. 59,2. Nội trợ. 22. 5,9. Khác (học sinh, sinh viên, thợ may, thợ điện). 21. 5,7. Tổng. 370. 100.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 34. Về nghề nghiệp kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: hầu hết người bệnh là những người hưu trí, tiếp theo là nhóm người bệnh làm tự do, các nghề nghiệp khác có tần số thấp. 3.1.2. Thông tin tiền sử bệnh tật của người bệnh trong nghiên cứu 72,7. 80 70. Tiền sử bệnh. 60 36,8. 50 40. 23. 30 11,4 20 10 0 Bệnh thận. Tim mạch. Thần Kinh. Bệnh Mắt. Biểu đồ 3.1. Phân bố tiền sử bệnh tật của người bệnh (n=370) Về tiền sử bệnh tật của người bệnh, kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy: tỷ lệ người bệnh có tiền sử mắc các bệnh tim mạch là cao nhất, tiếp theo là tiền sử mắc các bệnh thần kinh, người bệnh có tiền sử mắc bệnh về mắt, người bệnh có tiền sử mắc bệnh về thận..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 35. Bảng 3.4. Bệnh mắc kèm của người bệnh (n=370) Bệnh mắc kèm. SL. %. Tăng huyết áp. 286. 77,3. Rối loạn lipid máu. 247. 66,8. Tai biến mạch não. 21. 5,7. Bệnh thận. 39. 10,5. Bệnh về mắt. 84. 22,7. Khác. 1. 0,3. Về các bệnh mắc kèm với ĐTĐ, kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: số người bệnh có tăng huyết áp là nhiều nhất, tiếp theo là rối loạn lipid máu, bệnh về mắt, bệnh về thận. Cũng có 21 người bệnh đã bị tai biến mạch não. 70. 68,7. Tiền sử gia đình. 60 50 40. 27,8. 30 20 10. 3,2. 0,3. 0 ĐTĐ type 1. ĐTĐ type 2. ĐTĐ khác. Không bị ĐTĐ. Biểu đồ 3.2. Phân bố tiền sử ĐTĐ của gia đình người bệnh theo thể bệnh ĐTĐ (n=370).

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 36. Về tiền sử gia đình, kết quả ở biểu đồ 3.2 cho thấy: số người bệnh không có tiền sử gia đình có mắc ĐTĐ, tỷ lệ người bệnh có tiền sử gia đình đã có người mắc ĐTĐ type 2 là cao nhất, tiếp đến là mắc ĐTĐ type 1, người bệnh có tiền sử gia đình đã có người mắc ĐTĐ thai nghén và ĐTĐ khác. Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm mỡ máu và đường huyết theo giới tính Nam Các chỉ số. Nữ. Trung SL. bình. Tổng. Trung SL. (mmol/l). Trung. bình. SL. (mmol/l). bình (mmol/l). Cholesterol toàn phần. 158. 4,59. 204. 4,72. 362. 4,67. HDL-C. 131. 2,26. 164. 1,32. 295. 1,74. LDL-C. 157. 2,34. 200. 2,49. 357. 2,43. Triglycerid (mmol/l). 156. 2,50. 200. 3,12. 356. 2,85. Đường huyết (mmol/l). 157. 9,12. 207. 8,74. 364. 8,90. HbA1c (%). 158. 7,83. 205. 8,14. 363. 8,00. Về mỡ máu và đường huyết, kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: - Cholesterol toàn phần chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình là 4,67 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ, cao hơn ở nhóm người bệnh nam. - HDL-C chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình là 1,74 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ thấp hơn ở nhóm người bệnh nam. - LDL-C chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình là 2,43 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ cao hơn ở nhóm người bệnh nam. - Triglycerid chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình là 2,85 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ cao hơn ở nhóm người bệnh nam..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 37. - Glucose máu chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình là 8,90 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ thấp hơn ở nhóm người bệnh nam. - HbA1C chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình là 8,0 %; của nhóm người bệnh nữ cao hơn ở nhóm người bệnh nam. 3.2. Tuân thủ điều trị của người bệnh Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tuân thủ các chế độ điều trị (n=370) Chế độ điều trị. Tuân thủ. Không tuân thủ. SL. %. SL. %. Chế độ ăn. 349. 94,3. 21. 5,7. Chế độ luyện tập. 257. 69,5. 113. 30,5. Chế độ dùng thuốc. 353. 95,4. 17. 4,6. Chế độ kiểm soát đường huyết. 272. 73,5. 98. 26,5. Khám định kỳ. 358. 96,8. 12. 3,2. Về tuân thủ các chế độ điều trị, kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: tỷ lệ tuân thủ khám định kỳ là cao nhất, tiếp đến là tuân thủ chế độ dùng thuốc, tuân thủ chế độ ăn. Tuân thủ kiểm soát đường huyết và chế độ luyên tập thấp hơn..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 38. Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng nhận được hướng dẫn về tuân thủ điều trị Đối tượng. Số lượng. %. Chế độ ăn (n=315). 280. 88,89. Chế độ luyên tập (n=315). 206. 63,40. Dùng thuốc (n=315). 305. 96,83. Kiểm soát đường huyết (n=315). 221. 70,16. Khám định kỳ (n=315). 275. 87,30. 352. 98,05. Được nhận hướng dẫn. Tự tìm thông tin tuân thủ điều trị (n = 359). Về tình hình các người bệnh đã được hướng dẫn về tuân thủ điều trị như thế nào, trong 370 người bệnh chỉ có 315 người trả lời câu hỏi, số còn lại có lý do là đã lâu rồi không nhớ có được hướng dẫn gì không hoặc đơn giản không muốn trả lời. Kết quả của những người bệnh có trả lời câu hỏi về phần này cho thấy: người bệnh được hướng dẫn dùng thuốc là cao nhất (96,83%), tiếp theo là được hướng dẫn về chế độ ăn, được dặn dò, hướng dẫn về khám định kỳ, được hướng dẫn cách tự kiểm soát đường huyết, được hướng dẫn về cách luyện tập là thấp hơn cả. Bảng 3.7 còn cho thấy tình hình người bệnh tự tìm hiểu thông tin hướng dẫn tuân thủ ĐTĐ, số người trả lời câu hỏi này là 359 người bệnh. Tỷ lệ người bệnh tự tìm thông tin hướng dẫn cách tuân thủ điều trị là rất cao..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 39. Bảng 3.8. Tỷ lệ lý do các đối tượng không tuân thủ chế độ điều trị Chế độ điều trị Chế độ ăn. Lý do không tuân thủ. SL. %. Không được hướng dẫn. 18. Không có sẵn. 3. Không được hướng dẫn. 16. 14,2. Không có thời gian. 25. 22,2. Không cần thiết. 2. 1,8. Là người lao động bằng thể lực. 29. 25,7. Không trả lời. 41. 36,3. Không được hướng dẫn. 7. Chế độ dùng. Đi công tác không mang theo. 1. thuốc (n=17). Không có ai nhắc nhở. 4. Chỉ đơn giản là quên. 5. Không được hướng dẫn. 14. 14,3. 7. 7,1. Không có người hỗ trợ. 44. 44,9. Hết que thử. 28. 28,6. 5. 5,1. (n=21). Chế độ luyện tập (n=113). Chế độ kiểm soát Sợ đau đường huyết (n=98). Đường huyết ổn không cần thử Khám định kỳ (n=12). Không được hướng dẫn. 11. Nhà xa. 1. Về lý do các đối tượng không tuân thủ chế độ điều trị, kết quả ở bảng 3.8 cho thấy:.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 40. Có 21 người không tuân thủ chế độ ăn, trong đó 18 người cho là không được hướng dẫn đầy đủ chế độ ăn, 3 người cho là có được hướng dẫn nhưng thức ăn mà cán bộ y tế khuyết cáo nên dùng không có sẵn ở nơi người bệnh sinh sống. Về chế độ luyện tập, có 115 người bệnh không tuận thủ chế độ luyện tập trong đó 41 người không trả lời lý do, 29 người cho là không cần luyện tập gì vì công việc mình làm đã là công việc chân tay, hoạt động thể lực đủ rồi, 25 người có lý do không luyện tập thể lực vì không có thời gian, chỉ có 16 người cho là không luyện tập vì không được hướng dẫn, lưu ý đầy đủ về việc phải luyện tập, vận động thể lực. Về tuân thủ chế độ dùng thuốc, có 17 người không tuân thủ chế độ dùng thuốc tốt, trong đó có 7 người cho là mình đã không được hướng dẫn, dặn dò đầy đủ về cách dùng thuốc, thời gian dùng thuốc, 5 người không dùng thuốc đầy đủ với lý do đơn giản chỉ là mình bị quên, 4 người quên không dùng thuốc vì người nhà quên không nhắc nhở, chỉ có 1 người không dùng thuốc đúng vì đi công tác quên không mang thuốc theo. Về chế độ kiểm soát đường huyết: có 98 người đã không tuân thủ được chế độ kiểm soát đường huyết thường xuyên, lý do không tuân thủ là: 44,9% do không có, hoặc không thường xuyên có người hỗ trợ để làm xét nghiệm thử đường, 28,6% do hết que thử mà không để ý, có 14,3% cho là mình không tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết thường xuyên là do không được hướng dẫn, đặn dò kỹ về cách thử đường, cách dùng máy thử và thời gian phải thử đường máu, chỉ có rất ít người không thử đường thường xuyên vì sợ đau (7,1%) và vì cho rằng đường huyết của mình khá ổn định không cần phải thường xuyên thử đường (5,1%). Về khám định kỳ, chỉ có 12 người có việc khám định kỳ không đảm bảo được theo lịch hẹn, trong đó 11 người cho là không đến khám vì cán bộ y.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 41. tế không hướng dẫn rõ ràng đầy đủ làm cho mình bị nhầm lịch khám hoặc có lần quên không đến khám, chỉ có 1 trường hợp không khám theo lịch hẹn vì nhà xa. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ ăn (n=370) Yếu tố liên quan. Giới. Nhóm tuổi. Học vấn. BHYT. Không tuân thủ. SL. %. SL. %. OR. p. Nam. 161. 147. 91,3. 14. 8,7. 1. Nữ. 209. 202. 96,6. 7. 3,4. 2,75. <50. 36. 32. 88,9. 4. 11,1. 1. 50-59. 56. 53. 94,6. 3. 5,4. 2,21. >0,05. 60-70. 152. 146. 96,1. 6. 3,9. 3,04. >0,05. >70. 126. 118. 93,4. 8. 6,4. 1,84. >0,05. ≤ 12 năm. 145. 134. 92,4. 11. 7,6. 1. > 12 năm. 225. 215. 95,6. 10. 4,4. 1,76. 51. 43. 84,3. 8. 15,7. 1. 146. 143. 87,9. 3. 20,1. 8,87. <0,001. 173. 163. 94,2. 10. 5,8. 7,03. <0,05. <5 năm. 89. 77. 86,5. 12. 13,5. 1. 5-10 năm. 91. 87. 95,6. 4. 4,4. 3,39. <0,05. >10 năm. 190. 185. 97,4. 5. 2,6. 5,57. <0,001. Không. 11. 3. 27,3. 8. 72,7. 1. Có. 359. 346. 96,4. 13. 3,6. Khoảng cách < 5 km từ nhà đến 5-10 km nơi khám >10 km Thời gian phát hiện bệnh. Tổng. Tuân thủ. <0,05. >0,05. 70,97 <0,001.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 42. Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: Nam giới tuân thủ chế độ ăn không tốt bằng nữ giới, sự khác biệt về tuân thủ chế độ ăn ở nam và nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Giữa các nhóm tuổi, sự tuân thủ chế độ ăn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Về trình độ học vấn, so sánh giữa các người bệnh có học vấn phổ thông trung học trở xuống (< 12 năm) và trên phổ thông trung học (>12 năm), kết quả cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn không khác nhau giữa 2 nhóm này (p>0,05). Về khoảng cách từ nhà đến nơi khám, kết quả cho thấy khoảng cách càng xa nơi khám (bệnh viện Bạch Mai) thì tuân thủ chế độ ăn càng tốt. Sự khác biệt về tuân thủ chế độ ăn giữa các nhóm về khoảng cách có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và 0,05. Liên quan đến thời gian đã bị bệnh, nhóm đã bị bệnh > 10 năm tuân thủ chế độ ăn tốt hơn nhóm 5 - 10 năm, nhóm đã bị bệnh 5 - 10 năm tuân thủ chế độ ăn tốt hơn nhóm <5 năm. Sự khác biệt về tuân thủ chế độ ăn giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và < 0,05. Liên quan đến việc có bảo hiểm y tế hay không, kết quả cho thấy nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ chế độ tốt hơn rất rõ nhóm không có bảo hiểm y tế. Sự khác biệt về tuân thủ chế độ ăn giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,001..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 43. Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ luyện tập (n=370) Yếu tố liên quan. Tổng. Tuân thủ SL. %. Không tuân thủ SL %. OR. p. Nam. 161. 107. 66,5. 54. 33,5. Nữ. 209. 150. 71,8. 59. 28,2 1,28. <50. 36. 18. 50,0. 18. 50,0. 50-59. 56. 28. 67,9. 18. 32,1 2,11. 60-70. 152. 126. 82,9. 56. 17,1 4,85 <0,001. >70. 126. 75. 59,5. 21. 40,5 1,47. ≤ 12 năm. 145. 95. 65,5. 50. 34,5. > 12 năm. 225. 162. 72,0. 63. 28,0 1,35. Khoảng cách < 5 km. 51. 36. 70,6. 15. 29,4. từ nhà đến. 5-10 km. 146. 105. 71,9. 41. 28,1 1,07. >0,05. >10 km. 173. 116. 67,0. 57. 33,0 0,85. >0,05. Thời gian. <5 năm. 89. 61. 68,51. 28. 31,5. phát hiện. 5-10 năm. 91. 67. 73,6. 24. 26,4 1,28. >0,05. bệnh. >10 năm. 190. 129. 67,9. 61. 32,1 0,97. >0,05. Không. 11. 5. 45,5. 6. 54,5. Có. 359. 252. 70,2. Giới. Nhóm tuổi. Học vấn. nơi khám. BHYT. 1 >0,05. 1 >0,05. >0,05. 1 >0,05. 1. 1. 1. 107 29,8 2,83. >0,05. Về các yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ luyện tập, kết quả ở bảng 3.10 cho thấy:.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 44. Nam giới tuân thủ chế độ luyện tập không tốt bằng nữ giới, tuy nhiên, sự khác biệt về tuân thủ chế độ luyện tập ở nam và nữ chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Theo các nhóm tuổi, sự tuân thủ chế độ luyện tập tốt nhất là ở nhóm 60 - 70 tuổi vởi tỷ lệ tuân thủ tốt chế độ luyện tập là 82,9%, các nhóm khác tỷ lệ tuân thủ luyện tập 50 - 67,9%. Sự khác biệt về tuân thủ luyện tập ở nhóm 60 70 tuổi so với các nhóm khác có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Về trình độ học vấn, so sánh giữa các người bệnh có học vấn phổ thông trung học trở xuống (< 12 năm) và trên phổ thông trung học (>12 năm), kết quả cho thấy việc tuân thủ chế độ luyện tập không khác nhau giữa 2 nhóm này (p>0,05). Về khoảng các từ nhà đến nơi khám, kết quả cho thấy sự khác biệt về tuân thủ chế độ luyện tập giữa các nhóm về khoảng cách không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Liên quan đến thời gian đã bị bệnh sự khác biệt về tuân thủ chế độ luyện tập giữa các nhóm có thời gian đã bị bệnh khác nhau không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Liên quan đến việc có bảo hiểm y tế hay không, kết quả cho thấy nhóm nhóm không có bảo hiểm y tế tuân thủ chế độ luyện tập rất ít (chỉ có 45,5%), nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ chế độ luyên tập là 70,2%. Tuy nhiên số người không có bảo hiểm y tế rất ít, chỉ có 11 người, nên khi so sánh sự tuân thủ chế độ luyện tập giữa 2 nhóm thì chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p>0,05..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 45. Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ dùng thuốc (n=370) Yếu tố liên quan. Tổng. Tuân thủ. Không tuân thủ. SL. %. SL. %. OR. p. Nam. 161. 151. 93,8. 10. 6,2. 1. Nữ. 209. 202. 96,6. 7. 3,4. 1,91. <50. 36. 34. 94,4. 2. 5,6. 1. 50-59. 56. 55. 98,2. 1. 1,8. 3,24. >0,05. 60-70. 152. 145. 95,4. 7. 4,6. 1,22. >0,05. >70. 126. 119. 94,4. 7. 5,6. 1. >0,05. ≤ 12 năm. 145. 137. 94,5. 8. 5,5. 1. > 12 năm. 225. 216. 96,0. 9. 4,0. 1,40. Khoảng cách. < 5 km. 51. 44. 86,3. 7. 13,7. 1. từ nhà đến. 5-10 km. 146. 144. 98,6. 2. 1,4. 11,45 <0,001. >10 km. 173. 165. 95,4. 8. 4,6. 3,28. Thời gian. <5 năm. 89. 82. 92,1. 7. 7,9. 1. phát hiện. 5-10 năm. 91. 89. 97,8. 2. 2,2. 3,80. >0,05. bệnh. >10 năm. 190. 182. 95,8. 8. 4,2. 1,94. >0,05. Không. 11. 6. 54,5. 5. 45,5. 1. Có. 359. 347. 96,7. 12. 3,3. 24,1. Giới. Nhóm tuổi. Học vấn. nơi khám. BHYT. >0,05. >0,05. <0,05. <0,001.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 46. Về các yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ dùng thuốc, kết quả ở bảng 3.11 cho thấy: Nam giới tuân thủ dùng thuốc không tốt bằng nữ giới, tuy nhiên, sự khác biệt về tuân thủ dùng thuốc ở nam và nữ chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p>0,05. Theo các nhóm tuổi, sự tuân thủ dùng thuốc tốt nhất là ở nhóm 50 - 59 tuổi vởi tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc thường xuyên, đúng chỉ định là 98,2%, các nhóm khác tỷ lệ tuân thủ luyện tập có thấp hơn một chút nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Về trình độ học vấn, so sánh giữa các người bệnh có học vấn phổ thông trung học trở xuống (< 12 năm) và trên phổ thông trung học (>12 năm), kết quả cho thấy việc tuân thủ dùng thuốc không khác nhau giữa 2 nhóm này (p>0,05). Về khoảng cách từ nhà đến nơi khám, kết quả cho thấy nhóm người sống gần nơi khám (<5km) có tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc (86,3%), không tốt bằng những người sống ở xa nơi khám, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05 và p<0,001). Liên quan đến thời gian đã bị bệnh, tỷ lệ người bệnh tuân thủ dùng thuốc ở nhóm bị bệnh <5 năm là 92,1%, thấp hơn những người đã mắc bệnh lâu hơn, tuy nhiên sự khác nhau giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Liên quan đến việc có bảo hiểm y tế hay không, kết quả cho thấy nhóm nhóm không có bảo hiểm y tế tuân thủ dùng thuốc rất ít (chỉ có 54,5%), nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ dùng thuốc là 96,7%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001)..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 47. Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ thử đường huyết (n=370) Yếu tố liên quan. Tổng. Tuân thủ. Không tuân thủ. SL. %. SL. %. OR. p. Nam. 161. 114. 70,8. 47. 29,2. Nữ. 209. 158. 75,6. 51. 24,4. <50. 36. 26. 72,2. 10. 27,8. 50-59. 56. 44. 78,6. 12. 21,4. 1,41 >0,05. 60-70. 152. 120. 78,9. 32. 25,1. 1,74 >0,05. >70. 126. 82. 65,1. 44. 34,9. 0,72 >0,05. ≤ 12 năm. 145. 106. 73,1. 39. 26,9. > 12 năm. 225. 166. 73,8. 59. 26,2. Khoảng cách < 5 km. 51. 40. 78,4. 11. 21,6. từ nhà đến. 5-10 km. 146. 115. 78,8. 31. 21,2. 1,02 >0,05. >10 km. 173. 117. 67,6. 56. 32,4. 0,57 >0,05. Thời gian. <5 năm. 89. 69. 77,5. 20. 22,5. phát hiện. 5-10 năm. 91. 77. 84,6. 14. 15,4. 1,59 >0,05. bệnh. >10 năm. 190. 126. 66,3. 64. 33,7. 0,57 >0,05. Không. 11. 4. 36,4. 7. 63,6. 268. 74,6. 91. 25,4. Giới. Nhóm tuổi. Học vấn. nơi khám. BHYT. Có. 359. 1 1,28 >0,05 1. 1 1,04 >0,05 1. 1. 1 5,13 <0,01.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 48. Về các yếu tố liên quan đến tuân thủ kiểm soát đường huyết, kết quả ở bảng 3.12 cho thấy: Nam giới tuân thủ chế độ thử đường huyết không tốt bằng nữ giới , tuy nhiên, sự khác biệt về tuân thủ chế độ thử đường huyết ở nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Theo các nhóm tuổi, sự tuân thủ chế độ thử đường huyết ở nhóm >70 tuổi thấp hơn các nhóm khác, tuy nhiên sự khác biệt về tuân thủ thử đường huyết giữa các nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Về trình độ học vấn, so sánh giữa các người bệnh có học vấn phổ thông trung học trở xuống (< 12 năm) và trên phổ thông trung học (>12 năm), kết quả cho thấy việc tuân thủ chế độ thử đường huyết không khác nhau giữa 2 nhóm này (p>0,05). Về khoảng các từ nhà đến nơi khám, kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ thử đường huyết không khác nhau giữa các nhóm người bệnh. Liên quan đến thời gian đã bị bệnh, tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ thử đường huyết không khác nhau giữa các nhóm người bệnh. Liên quan đến việc có bảo hiểm y tế hay không, kết quả cho thấy nhóm nhóm không có bảo hiểm y tế tuân thủ chế độ thử đường huyết thấp (chỉ có 36,4%), nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ chế độ thử đường huyết là 74,6% sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,01..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 49. Bảng 3.13. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ việc khám định kỳ (n=370) Yếu tố liên quan. Tổng. Tuân thủ. Không tuân thủ. SL. %. SL. %. OR. p. Nam. 161. 155. 96,3. 6. 3,7. 1. Nữ. 209. 203. 97,1. 6. 2,9. 1,31. <50. 36. 35. 97,2. 1. 2,8. 1. 50-59. 56. 53. 94,6. 3. 5,4. 0,50. >0,05. 60-70. 152. 148. 97,4. 4. 2,6. 1,06. >0,05. >70. 126. 122. 96,8. 4. 3,2. 0,87. >0,05. ≤ 12 năm. 145. 137. 94,5. 8. 5,5. 1. >12 năm. 225. 221. 98,2. 4. 1,8. 4,23. Khoảng cách < 5 km. 51. 46. 90,2. 5. 9,8. 1. từ nhà đến. 5-10 km. 146. 145. 99,3. 1. 0,7. 15,76. <0,01. >10 km. 173. 167. 96,5. 6. 3,5. 3,03. >0,05. Thời gian. <5 năm. 89. 85. 99,5. 4. 4,5. 1. phát hiện. 5-10 năm. 91. 89. 87,8. 2. 2,2. 2,09. >0,05. bệnh. >10 năm. 190. 184. 96,8. 6. 3,2. 1,44. >0,05. Không. 11. 6. 54,5. 5. 45,5. 1. Có. 359. 352. 98,1. 7. 1,9. 41,9. Giới. Nhóm tuổi. Học vấn. nơi khám. BHYT. >0,05. <0,05. <0,001.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 50. Về các yếu tố liên quan đến tuân thủ việc khám định kỳ, kết quả ở bảng 3.13 cho thấy: Nam giới tuân thủ việc khám định kỳ không tốt bằng nữ giới, tuy nhiên, sự khác biệt này không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Theo các nhóm tuổi không có sự khác biệt giữa các nhóm Về trình độ học vấn, nhóm người bệnh có học vấn phổ thông trung học trở xuống (< 12 năm) tuân thủ khám định kỳ tốt là 94,5%, nhóm có trình độ trên phổ thông trung học (>12 năm) tuân thủ khám định kỳ là 98,2%, sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Về khoảng các từ nhà đến nơi khám, kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ khám định kỳ ở nhóm sống xa nơi khám (5 - 10km và >10km) tốt hơn nhóm sống gần nơi khám <5km. Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa p<0,05 và p<0,01. Sự khác biệt về tuân thủ khám định kỳ giữa các nhóm có thời gian đã bị bệnh khác nhau không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Liên quan đến việc có bảo hiểm y tế hay không, kết quả cho thấy nhóm nhóm không có bảo hiểm y tế tuân thủ chế độ khám định kỳ thấp (chỉ có 54,5%), nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ khám định kỳ là 98,1%, sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,001..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 51. Bảng 3.14. Mô hình hồi quy logistic đa biến giữa tuân thủ các chế độ điều trị với các yếu tố liên quan (n=370). Yếu tố liên quan. Chế độ ăn. Chế độ luyện tập. Chế độ dùng thuốc. aOR (95%CI). aOR (95%CI). aOR (95%CI). Chế độ kiếm soát đường huyết aOR (95%CI. Chế độ khám định kỳ aOR (95%CI). Giới tính Nam Nữ. 1. 1. 1. 1. 1. 2,26 (0,74-6,92). 1,32 (0,82-2,12). 1,57 (0,53-4,68). 1,31 (0,80-2,15). 0,78 (0,19-3,19). Nhóm tuổi <50. 1. 1. 1. 1. 1. 50-59. 0,88 (0,12-6,21). 2,43 (0,95-6,19). 1,76 (0,12-26,54). 1,41 (0,49-4,11). 0,17 (0,09-3,32). 60-70. 1,70 (0,28-10,23). 5,55(*) (2,35-13,12). 0,75 (0,11-5,11). 1,71 (0,68-4,39). 0,52 (0,03-9,28). >70. 0,50 (0,09-2,86). 1,60 (0,68-3,74). 0,55 (0,08-3,98). 0,90 (0,35-2,33). 0,39 (0,02-7,10). Học vấn ≤12 năm. 1. 1. 1. 1. 1. >12 năm. 1,46. 1,41. 1,28. 1,18. 3,38. (0,49-4,40). (0,87-2,30). (0,43-3,80). (0,71-1,97). (0,82-13,94). Khoảng cách từ nhà đến nơi khám <5km 5-10 km >10 km. 1. 1. 1. 1. 1. 4,61 (0,92-23,18). 0,97 (0,45-2,07). 6,73(*) (1,21-37,33). 0,78 (0,33-1,85). 6,33 (0,57-70,06). 2,13. 0,75. 2,34. 0,43(*). 1,70. (0,58-7,81). (0,36-1,57). (0,71-7,77). (0,19-0,97). (0,37-7,89).

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 52. Thời gian phát hiện bệnh <5 năm 5-10 năm. >10 năm. 1. 1. 1. 1. 1. 2,73. 0,86. 3,15. 1,32. 2,07. (0,66-11,28). (0,42-1,78). (0,53-18,71). (0,58-3,00). (0,26-16,43). 8,78(*). 0,71. 1,84. 0,50(*). 1,16. (2,05-37,69). (0,37-1,35). (0,54-6,29). (0,25-0,98). (0,24-5,69). BHYT Không Có. 1. 1. 1. 1. 1. 63,82(***). 2,94. 10,47(**). 6,03(*). 30,15(***). (9,72-418,96). (0,76-11,37). (2,45-44,74). (1,51-24,12). (5,31-171,23). Ghi chú: *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p < 0,001). Bảng 3.14 cho thấy mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với các yếu tố liên quan. Qua mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến: Tuân thủ chế độ ăn có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thời gian bị bệnh (p<0,05), với có bảo hiểm y tế (p<0,001). Với thời gian đã bị bệnh, người bị bệnh càng lâu tuân thủ tốt hơn, đặc biệt nhóm bị bệnh hơn 10 năm tuân thủ chế độ ăn gấp 8,78 lần so với nhóm bị bệnh dưới 5 năm; có bảo hiểm y tế tuân thủ chế độ ăn tốt gấp 63,8 lần so với không có bảo hiểm y tế. Tuân thủ chế độ luyện tập có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi người bệnh, nhóm tuổi 60 - 70 tuân thủ tốt nhất chế độ luyện tập. Nhóm tuổi 60 - 70 tuân thủ chế độ luyện tập 5,55 lần so với tuổi dưới 50 (p<0,05). Tuân thủ chế độ dùng thuốc có mối liên quan với khoảng cách từ nhà đến nơi khám, người bệnh sống cách nơi khám 5 - 10km tuân thủ chế độ dùng thuốc 6,73 lần so với nhóm sống cách nơi khám dưới 5km (p<0,05), liên quan tới việc có bảo hiểm y tế, nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ dùng thuốc 10,47 lần tốt hơn nhóm không có bảo hiểm y tế (p<0,001)..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 53. Tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với khoảng cách từ nhà đến nơi khám, nhà càng xa tuân thủ càng không tốt, nhóm sống cách nơi khám hơn 10km tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết chỉ bằng 0,43 lần so với nhóm sống cách nơi khám dưới 5km (p<0,05); liên quan đến thời gian bị bệnh, nhóm bị bệnh hơn 10 năm tuân thủ chế độ thử đường huyết chỉ bằng 0,5 lần so với nhóm có thời gian bị bệnh dưới 5 năm (p<0,05); liên quan đến có bảo hiểm y tế hay không, nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ thử đường huyết gấp 6,03 lần so với nhóm không có bảo hiểm y tế (p<0,001). Tuân thủ khám định kỳ có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc có bảo hiểm y tế, nhóm đối tượng có bảo hiểm y tế tuân thủ việc khám định kỳ cao gấp 30,15 lần các đối tượng không có bảo hiểm y tế với p < 0,001..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 54. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Bàn về tuân thủ điều trị 4.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình là 64,88 + 11,66; Tuổi thấp nhất là 18 và tuổi cao nhất là 89. Tuổi trung bình của người bệnh nữ là 65,20, của nhóm người bệnh nam là 64,46 tuổi. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2011) (tuổi trung bình là 68,6 ± 6,1) [16], cao hơn so với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Nguyễn Minh Sang (2007) [23] (tuổi trung bình là 63,42 ± 10,48), Phạm Thị Hồng Hoa (2010) [12] (tuổi trung bình là 59,8 ± 10,3). Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và bệnh tật thường gia tăng với tuổi già, nhất là ĐTĐ. Khi cơ thể già chức năng tụy bị suy giảm; đồng thời những thay đổi về chuyển hoá glucose cũng tiến triển song hành với tuổi. Quá trình lão hoá là nguyên nhân quan trọng nhất của sự đề kháng insulin, cơ chế làm tăng tỷ lệ ĐTĐ type 2. Đồng thời những thay đổi về lối sống do tuổi tác là yếu tố đóng góp quan trọng. Theo các tác giả có để cập đến tính chất di truyền thì ĐTĐ là di truyền đa nhân tố (bệnh do di truyền nhiều gen không alen và do cả môi trường quy định), ngưỡng bệnh ở nữ thấp hơn ở nam giới nên nữ dễ bị bệnh hơn, trong quần thể tỷ lệ người bệnh nữ sẽ cao hơn nam. Điều này cũng được thể hiện qua kết quả điều tra tại cộng đồng về giới liên quan ĐTĐ, Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [33]..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 55. Trong nghiên cứu của chúng tôi trình độ học vấn của người bệnh chủ yếu là trung học chuyên nghiệp/cao đẳng (43,0%), tiếp đến là trung học phổ thông (28,6%), số có trình độ đại học và trên đại học cũng khá lớn (17,8%), số người bệnh có trình độ tiểu học và trung học cơ sở ít (1,4 và 9,2%), không có đối tượng mù chữ. So sánh với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2011) [16] và Hoàng Văn Thắng (2017) [25] thì đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi có trình độ học vấn khá cao và không có đối tượng mù chữ. Các đối tượng này có thể tự tìm và đọc các tài liệu liên quan đến bệnh, do đó nâng cao kiến thức về bệnh, hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ các chế độ điều trị trong bệnh đái tháo đường typ 2. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có trình độ học vẫn cao hơn là do chúng tôi nghiên cứu ở Hà Nội, trong khi Hoàng Văn Thắng lại nghiên cứu ở Lập Thạch, một huyện miền núi của Phú Thọ mà tỷ lệ người Kinh ít hơn người thiểu số, còn Trần Thị Thanh Huyền cũng nghiên cứu ở Hà Nội năm 2011 [16], người bệnh là ở bệnh viện Lão khoa nên đối tượng này lớn tuổi, trình độ học vấn trước đây có thể không tốt như hiện nay. 4.1.2. Về tiền sử của người bệnh Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ: Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng gây ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: số người bệnh không có tiền sử gia đình có mắc ĐTĐ là 68,7%, tỷ lệ người bệnh có tiền sử gia đình đã có người mắc ĐTĐ type 2 là 27,8%, mắc ĐTĐ type 1 là 0,3%, người bệnh có tiền sử gia đình đã có người mắc ĐTĐ thai nghén và ĐTĐ khác là 3,2%. Kết quả nghiên cứu này cũng gần giống với các nghiên cứu khác cho thấy những người bị bệnh ĐTĐ có tiền sử trong gia đình đã có người ĐTĐ là 18,2 - 28,3% [8], [15], [18], [19], [40]..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 56. Tiền sử bệnh tật của người bệnh: Về các bệnh tật đã mắc trước khi phát hiện mình bị ĐTĐ, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: số người bệnh có tiền sử mắc các bệnh tim mạch là nhiều nhất 72,7%, tiếp theo là tiền sử mắc các bệnh thần kinh 36,8%, người bệnh có tiền sử mắc bệnh về mắt 23,0%, người bệnh có tiền sử mắc bệnh về thận là 11,4%. ĐTĐ là bệnh di truyền đa nhân tố do nhiều gen không alen và do tác động của yếu tố môi trường [50], [53], vì vậy yếu tố môi trường là rất quan trọng góp phần làm ĐTĐ xuất hiện, cũng vì thế mà chế độ ăn với những đồ ăn nhanh, ít luyện tập… là nguyên nhân làm tăng xuất hiện ĐTĐ, các bệnh tật khác ảnh hưởng tới chuyển hóa đường cũng là nguyên nhân làm cho ĐTĐ dễ xuất hiện [1], [21], [36], [38]. Nhiều bệnh lý có thể là yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện ĐTĐ, hoặc làm cho ĐTĐ tiến triển sấu đi nhanh đó là cao huyết áp và bệnh tim mạch, bệnh của thận, bệnh thần kinh [21], [31], [45], [62], [69], bệnh về mắt cũng có thể xuất hiện tương đối sớm. Mặc dù thường bệnh của mắt là hậu quả của ĐTĐ nhưng khác với ĐTĐ là khi đã có bệnh, nhiều khi người bệnh vẫn chưa biết, trong khi đó bệnh về mắt khi xuất hiện là người bệnh nhận biết được sớm. Vì vậy khi phát hiện ĐTĐ thì trước đó người bệnh cũng đã biết mình bị bệnh về mắt [29], [56], [73]. Với các cơ sở này chúng ta có thể hiểu được tại sao khi phát hiện ĐTĐ thì có một tỷ lệ khá lớn người bệnh đã biết mình bị các bệnh như cao huyết áp và bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh thần kinh và bệnh về mắt. ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa đường, hậu quả của nó là kéo theo các rối loạn chuyển hóa khác đặc biệt là rối loạn chuyển hóa lipid. Cũng do các rối loạn này lại kéo theo các bệnh tật liên qua do rối loạn lipid dẫn đến các bệnh tim mạch và dẫn đến các tai biến do rối loạn mạch mà rối loạn hay gặp nhất là tai biến mạch não [1], [12], [37], [56], [59], [61]. Nghiên cứu của.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 57. chúng tôi cũng cho thấy ở những người bệnh ĐTĐ có một tỷ lệ khá cao mắc một số bệnh và rối loạn có liên quan: số người bệnh có tăng huyết áp là nhiều nhất 77,3%, tiếp theo là rối loạn lipid máu 66,8%, bệnh về mắt là 22,7%, bệnh về thận 10,5%. Cũng có 21 người bệnh đã bị tai biến mạch não chiếm 5,7%. 4.1.3. Về đặc điểm mỡ máu và đường huyết Cholesterol toàn phần chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình là 4,67 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ trung bình là 4,72 mmol/L, cao hơn ở nhóm người bệnh nam, trung bình là 4,59mmol/L. Chỉ số cholesterol nhìn chung ở mức cao, mặc dù tính trung bình cho tất cả các người bệnh thì chỉ số cholesterol ở mức bình thường, tuy nhiên số người vượt qua mức 5,2 mmol/L ở nam là 20,88% trong khi đó ở nữ là 48,26%. Cholesterol của người bệnh nữ cao hơn người bệnh nam cũng đã được một số tác giả đề cập [12], [15], [29], [34]. Mức cholesterol ở người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, song có thấp hơn so với người bệnh trong nghiên cứu của Trịnh Xuân Tráng [29], có lẽ do Trịnh Xuân Tráng nghiên cứu ở những người đã có biến chứng thận nên người bệnh ở đây nhìn chung nặng hơn trong nghiên cứu của chúng tôi nên mức cholesterol cũng cao hơn. HDL-C chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 1,74 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ trung bình là 1,32 mmol/L, thấp hơn ở nhóm người bệnh nam, trung bình là 2,26 mmol/L. Như vậy HDL-C của người bệnh nam nhìn chung tốt hơn so với nhóm người bệnh nữ. Nhận xét này cũng tương tự của một số tác giả khác [12], [29]. LDL-C chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 2,43 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ trung bình là 2,49 mmol/L, cao hơn ở nhóm người bệnh nam, trung bình là 2,34 mmol/L. Cũng giống như với HDL-C, chỉ số LDL-C của người bệnh nam nhìn chung tốt hơn.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 58. so với nhóm người bệnh nữ. Nhận xét này cũng tương tự của một số tác giả khác [12], [29]. Triglycerid chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,85 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ trung bình là 3,12 mmol/L, cao hơn ở nhóm người bệnh nam, trung bình là 2,50 mmol/L. Như vậy, nhìn chung các chỉ số lipid máu của nam giới tốt hơn so với nữ giới. Một số tác giả cho rằng việc kiểm soát lipid máu của nữ không tốt bằng nam giới cũng là nguyên nhân là cho nữ giới dễ mắc bệnh ĐTĐ hơn nam giới [21], [61], [65]. Glucose máu chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,90 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ trung bình là 8,74 mmol/L, thấp hơn ở nhóm người bệnh nam, trung bình là 9,12 mmol/L. HbA1C chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,0 %; của nhóm người bệnh nữ trung bình là 8,14 %, cao hơn ở nhóm người bệnh nam, trung bình là 7,83%. Chỉ số đường máu cao, đặc biệt HbA1C cao chứng tỏ chuyển hóa đường bị rối loạn, vì vậy kiểm soát đường máu có vai trò quan trọng nhất để tránh những hậu quả dẫn đến các rối loạn khác [1], [21], [55], [60], [61], [66]. 4.2. Về tuân thủ điều trị của người bệnh Về các chế độ cần tuân thủ khi điều trị ĐTĐ, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tỷ lệ tuân thủ khám định kỳ là cao nhất (96,8%), tiếp đến là tuân thủ chế độ dùng thuốc (95,4%), tuân thủ chế độ ăn (94,3%). Tuân thủ kiểm soát đường huyết và chế độ luyên tập thấp hơn lần lượt là (73,5%) và (69,5%). Nhìn chung việc tuân thủ điều trị của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là khá tốt, các nghiên cứu khác việc tuân thủ chế độ ăn và chế độ luyện tập.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 59. là khá thấp chỉ đạt khoảng (50%) [3], [7], [9], [15], [16], [25]. Việc tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh thuộc câu lạc bộ ĐTĐ của Bạch Mai có thể do: - Hầu hết người bệnh được hướng dẫn, phổ biến và nhắc nhở tuân thủ các chế độ điều trị. - Những người bệnh trong câu lạc bộ bên cạnh việc được hướng dẫn khi điều trị, chẩn đoán, còn được thường xuyên cập nhật phương pháp tuân thủ điều trị phù hợp với từng người qua sinh hoạt câu lạc bộ. - Việc tự tìm các tài liệu về tuân thủ điều trị cũng thành phong trào chung, rất nhiều người bệnh áp dụng song song với việc đã được hướng dẫn để chọn phương thức phù hợp cho mình. - Việc tuân thủ khám định kỳ là tốt nhất (96,8%) có lẽ do có dự án về cao huyết áp, ĐTĐ, người bệnh đến khám được phát thuốc theo dự án. Về tình hình các người bệnh đã được hướng dẫn về tuân thủ điều trị: trong 370 người bệnh chỉ có 315 người trả lời câu hỏi, số còn lại có lý do là đã lâu rồi không nhớ có được hướng dẫn gì không hoặc đơn giản không muốn trả lời. Kết quả của những người bệnh có trả lời câu hỏi về phần này cho thấy: người bệnh được hướng dẫn dùng thuốc là (96,83%), được hướng dẫn về chế độ ăn là 88,89%, được dặn dò, hướng dẫn về khám định kỳ là (87,3%), được hướng dẫn cách tự kiểm soát đường huyết là (70,16%), được hướng dẫn về cách luyện tập là thấp hơn cả (63,4%), tỷ lệ người bệnh tự tìm thông tin hướng dẫn cách tuân thủ điều trị là (98,05%). Với việc nhận hướng dẫn, nhắc nhở này, tuân thủ điều trị của người bệnh ở bệnh viện Bạch Mai là khá tốt. Về lý do các đối tượng không tuân thủ chế độ điều trị, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: - Có 21 người không tuân thủ chế độ ăn, trong đó 18 người cho là không được hướng dẫn đầy đủ chế độ ăn (85,7%), 3 người cho là có được hướng dẫn.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 60. nhưng loại thức ăn mà cán bộ y tế khuyết cáo nên dùng không có sẵn ở nơi người bệnh sinh sống (14,3%). - Có 115 người bệnh không tuận thủ chế độ luyện tập trong đó 41 người không trả lời lý do (36,3%), 29 người (25,7%) cho là không cần luyện tập gì vì công việc mình làm đã là công việc chân tay, hoạt động thể lực đủ rồi, 25 người (22,2%) không luyện tập thể lực vì không có thời gian, chỉ có 16 người (14,2%) cho là không luyện tập vì không được hướng dẫn, lưu ý đầy đủ về việc phải luyện tập, vận động thể lực. - Có 17 người không tuân thủ chế độ dùng thuốc tốt, trong đó có 7 người (41,2%) cho là mình đã không được hướng dẫn, dặn dò đầy đủ về cách dùng thuốc, thời gian dùng thuốc, 5 người (29,4%) không dùng thuốc đầy đủ với lý do đơn giản chỉ là mình bị quên, 4 người (23,5%) quên không dùng thuốc vì người nhà quên không nhắc nhở, có 1 người không dùng thuốc đúng vì đi công tác quên không mang thuốc theo. - Có 98 người đã không tuân thủ được chế độ kiểm soát đường huyết thường xuyên, lý do không tuân thủ là: 44,9% do không có, hoặc không thường xuyên có người hỗ trợ để làm xét nghiệm thử đường, 28,6% do hết que thử mà không để ý, có 14,3% cho là mình không tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết thường xuyên là do không được hướng dẫn, đặn dò kỹ về cách thử đường, cách dung máy thử và thời gian phải thử đường máu, chỉ có rất ít người không thử đường thường xuyên vì sợ đau (7,1%) và vì cho rằng đường huyết của mình khá ổn định không cần phải thường xuyên thử đường (5,1%). - Có 12 người có việc khám định kỳ không đảm bảo được theo lịch hẹn, trong đó 11 người cho là không đến khám vì cán bộ y tế không hướng dẫn rõ ràng đầy đủ làm cho mình bị nhầm lịch khám hoặc có lần quên không đến khám, chỉ có 1 trường hợp không khám theo lịch hẹn vì nhà xa..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 61. Nhìn chung số không tuân thủ điều trị không nhiều, do bị bệnh lâu năm nên nhiều người bệnh cũng không nhớ chính xác là đã được hướng dẫn việc tuân thủ điều trị hay không, tuy nhiên việc thường xuyên tham gia câu lạc bộ cũng giúp các người bệnh tuân thủ điều trị, có thêm kiến thức để thực hành tốt hơn. Câu lạc bộ là hình thức rất tốt để giúp người bệnh có kiến thức tuân thủ với bệnh ĐTĐ nói riêng, các bệnh mãn tính nói chung. 4.3. Về các yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị Liên quan đến tuân thủ chế độ ăn: Thay đổi chế độ ăn là điều trị nền tảng cần thực hiện tốt ở tất cả các người bệnh đái tháo đường thuộc các typ khác nhau. Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, không làm tăng cao đường huyết sau ăn cũng như không hạ đường huyết khi xa bữa ăn [1], [10], [11], [14]. Không có chế độ ăn lý tưởng cho người bệnh đái tháo đường, một chế độ ăn tốt là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thói quen ăn uống của từng người nhưng cũng tránh kiêng khem quá mức [14], [37]. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tuân thủ chế độ ăn là (94,3%), cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2011) có tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn là (81,6%) [16], nghiên cứu của Hoảng Văn Thắng (2017) người bệnh tuân thủ chế độ ăn dưới (50%) [25]. Liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ chế độ ăn, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Nam giới tuân thủ chế độ ăn không tốt bằng nữ giới, sự khác biệt về tuân thủ chế độ ăn ở nam và nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). Khoảng cách càng xa nơi khám (bệnh viện Bạch Mai) thì tuân thủ chế độ ăn càng tốt. Sự khác biệt về tuân thủ chế độ ăn giữa các nhóm về khoảng cách có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,001) và (0,05). Rất có thể ở gần nơi khám (bệnh viện Bạch Mai), đồng nghĩa với việc sống ở thành phố,.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 62. chế độ ăn nhanh vẫn nhiều hơn ở vùng nông thôn, việc tuân thủ chế độ ăn cũng kém hơn. Về thời gian đã bị bệnh, nhóm đã bị bệnh( > 10 năm) tuân thủ chế độ ăn tốt hơn nhóm (5 - 10 năm), nhóm đã bị bệnh (5 - 10 năm )tuân thủ chế độ ăn tốt hơn nhóm (<5 năm). Sự khác biệt về tuân thủ chế độ ăn giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với (p<0,001) và (0,05). Có lẽ bị bệnh lâu thì người bệnh sẽ có kinh nghiệm hơn, thấy chế độ ăn là có tác dụng tốt kiểm soát đường huyết vì vậy họ tuân thủ tốt hơn, nhiều người bệnh sau một thời gian cũng tự tìm được chế độ ăn hợp lý cho mình. Nhóm người bệnh có bảo hiểm y tế tuân thủ chế độ ăn tốt hơn rất rõ nhóm không có bảo hiểm y tế. Sự khác biệt về tuân thủ chế độ ăn giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với (p<0,001). Tuân thủ chế độ ăn ở người bệnh có bảo hiểm y tế tốt hơn người không có bảo hiểm y tế cũng thấy ở nghiên cứu của Tô Văn Hải và cộng sự [9]. Liên quan đến tuân thủ chế độ luyện tập: Cùng với thay đổi chế độ ăn, luyện tập thể lực cũng là chế độ điều trị không thể thiếu của người bệnh đái tháo đường typ 2. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người bệnh có tuân thủ chế độ luyện tập thể lực là 69,5%. Trong đó: Theo các nhóm tuổi, sự tuân thủ chế độ luyện tập tốt nhất là ở nhóm 60 - 70 tuổi vởi tỷ lệ tuân thủ tốt chế độ luyện tập là 82,9%, các nhóm khác tỷ lệ tuân thủ luyện tập 50 - 67,9%. Sự khác biệt về tuân thủ luyện tập ở nhóm 60 70 tuổi so với các nhóm khác với (p<0,001). Có thể người lớn tuổi có nhiều thời gian hơn, họ cũng cần luyện tập để tốt cho xương khớp, đây cũng là nhận xét của nguyễn Minh Sang [23], Nguyễn Khoa Diệu Vân [32]. Về tỷ lệ có luyện tập, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2011) (tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ luyện tập là (64,7%).

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 63. [16]. Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Park B. Z. thấy tỷ lệ người bệnh ĐTĐ có luyện tập thể lực là 72,6% [61]; cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Sang (2007) [23] chỉ có 51,9% người bệnh thực hiện chế độ ăn và luyện tập [14]. Như vậy tỷ lệ đối tượng không tuân thủ chế độ luyện tập còn cao. Đây là một thực tế đáng lo ngại đặt ra cho người làm công tác y tế, liệu lý do người bệnh không tuân thủ chế độ luyện tập là do chưa được cung cấp, tư vấn đầy đủ hay là do người bệnh chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ hoạt động thể lực giống như tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sỹ. Và cũng đặt ra câu hỏi cho các nhà lâm sàng, liệu có nên đưa hoạt động thể lực vào kê đơn giống như kê đơn thuốc hay không, một mô hình triển khai rất thành công ở các nước phát triển như Thụy Điển [64]. Liên quan đến tuân thủ chế độ dùng thuốc: Thuốc hạ đường huyết được chỉ định khi người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị bằng thay đổi chế độ ăn và luyện tập thể lực mà không kiểm soát được đường huyết. Tìm hiểu về tuân thủ chế độ dùng thuốc của đối tượng chúng tôi thấy: đối tượng tuân thủ chế độ dùng thuốc chiếm (95,4%) là tuân thủ tốt thứ 2 sau khám định kỳ (96,8%). Tỷ lệ đối tượng không tuân thủ dùng thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi là (4,6%). Về khoảng các từ nhà đến nơi khám, kết quả cho thấy nhóm người sống gần nơi khám (<5km) có tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc (86,3%), không tốt bằng những người sống ở xa nơi khám, sự sai khác với (p<0,05) và (p<0,001). Liên quan đến việc có bảo hiểm y tế hay không, kết quả cho thấy nhóm nhóm không có bảo hiểm y tế tuân thủ dùng thuốc rất ít (chỉ có 54,5%), nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ dùng thuốc là (96,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,001). Tỷ lệ đối tượng không tuân thủ chế độ thuốc của chúng tôi (4,6%) thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Minh Sang (2007) nghiên cứu ở người.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 64. bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Bạch Mai (tỷ lệ người bệnh không tuân thủ chế độ dùng thuốc: (33,4%) [23] có lẽ trước đây (2007) người bệnh chưa quan tâm lắm đến tuân thủ điều trị. Đây cũng là lý do cần có một dự án cao huyết áp, ĐTĐ mà bệnh viện Bạch Mai tiến hành. Tỷ lệ không tuân thủ dùng thuốc của người bệnh tham gia câu lạc bộ ĐTĐ mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu cũng nói lên hiệu quả của dự án. Tỷ lệ đối tượng không tuân thủ chế độ thuốc của chúng tôi giống như trong nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2011) (tỷ lệ người bệnh không tuân thủ chế độ dùng thuốc là (3,4%) [16]. So sánh với các nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Bellido V. và cs (2018) [40] (tỷ lệ không tuân thủ chế độ thuốc là (4,3%), tỷ lệ tuân thủ là (95,7%), hay nghiên cứu của Hassanabad M.F. và cs (2018) [44] có (5,6%) không tuân thủ chế độ dùng thuốc, Mamakou V. và cs [56] có (4,2%) người bệnh không tuân thủ chế độ dùng thuốc. Như vậy tỷ lệ các đối tượng tuân thủ chế độ dùng thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao, chứng tỏ hiểu biết và ý thức về điều trị bệnh của các đối tượng đã khá tốt. Liên quan đến tuân thủ chế độ thử đường huyết: Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết có (73,5%), không tuân thủ khá cao, lên đến (28,5%). Nghiên cứu của Hoàng Văn Thắng [25] thì tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết chỉ có (47,6%), không tuân thủ lên đến hơn 50% có lẽ do Hoàng Văn Thắng nghiên cứu ở một huyện Lập Thạch, Phú Thọ là nơi mà người kinh ít hơn người dân tộc thiểu số, điều kiện sống chưa thật tốt. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2011) [16] tại bệnh viện Lão khoa trung ương cho thấy tỷ lệ người bệnh có tới (48,4%) người bệnh không tuân thủ việc thử đường huyết theo lời khuyên của bác sĩ. Rõ ràng việc tuân thủ kiểm soát đường huyết của người bệnh ĐTĐ còn khá hạn chế..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 65. Liên quan đến tuân thủ khám định kỳ: Trong các chế độ cần tuân thủ của người bệnh ĐTĐ, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tuân thủ khám định kỳ là tốt nhất (96,8%). Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2011) [16] tại bệnh viện Lão khoa trung ương cho thấy tỷ lệ này là (77,4%), nghiên cứu của Hoàng Văn Thắng [25] tỷ lệ tuân thủ khám định kỳ là (58,1%). Như vậy người bệnh điều trị ĐTĐ ở bệnh viện Bạch Mai có tỷ lệ tuân thủ khám định kỳ cao hơn hẳn các nơi khác. Một trong các lý do chúng tôi thấy khá quan trọng là do tại khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai là nơi thực hiện dự án kiểm soát cao huyết áp, ĐTĐ nên người bệnh đến khám được phát thuốc theo chương trình của dự án, đồng thời có thể nhận thức người bệnh ở đây tốt hơn do có sự hỗ trợ của câu lạc bộ những người bệnh ĐTĐ, vì vậy những người có trình độ văn hóa cao hơn, sự tuân thủ khám định kỳ cũng tốt hơn, nhóm người bệnh ở xa nơi khám tuân thủ tốt hơn có lẽ do điều kiện kinh tế của họ hạn chế hơn nên họ chủ yếu dùng thuốc của dự án, ít có điều kiện sử dụng các thuốc tốt hơn ngoài chương trình dự án. Tỷ lệ tuân thủ khám định kỳ cũng cao hơn ở nhoám có bảo hiểm y tế. Liên quan đến việc có bảo hiểm y tế hay không, kết quả cho thấy nhóm nhóm không có bảo hiểm y tế tuân thủ chế độ khám định kỳ thấp (chỉ có 54,5%), nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ khám định kỳ là 98,1%, sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê với (p<0,001). Các yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị ĐTĐ typ 2: Phân tích hồi quy logistic đa biến giữa tuân thủ các chế độ điều trị với các yếu tố liên quan, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Trong bệnh ĐTĐ, chế độ ăn có một vai trò rất quan trọng, để điều trị hiệu quả thì chế độ ăn phải không gây pick đường huyết cao, không gây rối.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 66. loạn chuyển hóa đường. Nhiều tác giả cho chế độ ăn cần phải được kê đơn giống như cho thuốc [21], [24], [36], [52], [55], [58], [72], [74]. Tuân thủ chế độ ăn có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thời gian bị bệnh (p<0,05), người bị bệnh càng lâu tuân thủ tốt hơn, đặc biệt nhóm bị bệnh hơn 10 năm tuân thủ chế độ ăn gấp 8,78 lần so với nhóm bị bệnh dưới 5 năm. Giữa tuân thủ chế độ ăn với có bảo hiểm y tế: người, có bảo hiểm y tế tuân thủ chế độ ăn tốt gấp 63,8 lần so với không có bảo hiểm y tế (p<0,001). Người bị bệnh càng lâu càng thấy chế độ ăn là rất quan trọng trong kiểm soát đường máu của người ĐTĐ, những người có bảo hiểm y tế đi khám nhiều hơn, được nhắc nhở thường xuyên hơn nên tuân thủ chế độ ăn tốt hơn. Tỷ lệ nữ tuân thủ các chế độ điều trị đều lớn hơn tỷ lệ nam. Điều này có thể do nữ giới quan tâm đến vấn đề sức khỏe hơn nam giới. Những nhận xét này cũng đã thấy qua các nghiên cứu trước đây [4], [6], [18], [19], [42]. Luyện tập thể lực giúp cho cơ thể không bị tích mỡ, giảm các biểu hiện bất lợi cho người ĐTĐ nên luyện tập cũng là một chế độ cần tuân thủ của người ĐTĐ [14], [21], [37], [53], [61]. Về tuân thủ chế độ luyện tập có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi người bệnh, nhóm tuổi 60 - 70 tuân thủ tốt nhất chế độ luyện tập. Nhóm tuổi 60 - 70 tuân thủ chế độ luyện tập 5,55 lần so với tuổi dưới 50 (p<0,05). Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [15], [19], [20]. Với người ĐTĐ, thuốc dùng phải thường xuyên, đúng giờ và đúng liều lượng, đây cũng là một khó khăn cho người bệnh, đặc biệt nếu không biết được tầm quan trọng của việc dùng thuốc thường xuyên thì có thể do nguyên nhân kinh tế, không có người hỗ trợ (nếu phải dùng thuốc tiêm), không có thời gian hoặc do không nhớ được thời gian, liều lượng thuốc dung nên nhiều người bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc [5], [47], [51], [59], [61], [70]. Trong nghiên cứu của chúng tôi: tuân thủ chế độ dùng thuốc.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 67. có mối liên quan với khoảng cách từ nhà đến nơi khám, người bệnh sống cách nơi khám 5 - 10km tuân thủ chế độ dùng thuốc 6,73 lần so với nhóm sống cách nơi khám dưới 5km (p<0,05), liên quan tới việc có bảo hiểm y tế, nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ dùng thuốc 10,47 lần tốt hơn nhóm không có bảo hiểm y tế (p<0,001). Có thể những người ở thành phố bận rộn hơn nên tuân thủ dùng thuốc không tốt, tìm hiểu nguyên nhân không tuân thủ dung thuốc thì nguyên nhân đơn thuần là quên gặp là chủ yếu. Người có bảo hiểm tuân thủ dung thuốc tốt hơn có thể do họ không hoặc ít phải mua thuốc nên tuân thủ cũng dễ hơn. Trong bệnh ĐTĐ, kiểm soát đường máu là thước đo hiệu quả điều trị, đồng thời giúp người bệnh điều chỉnh chế độ điều trị, kiểm soát đường máu cần làm hàng ngày nên không thể phụ thuộc vào cán bộ y tế mà người bệnh phải tự kiểm soát [11], [43], [57], [66]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tỷ lệ người bệnh tuân thủ kiểm soát đường máu thường xuyên là 73,5% cao hơn so với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Hoàng Văn Thắng [25] chỉ có 47,6%. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với khoảng cách từ nhà đến nơi khám, nhà càng xa tuân thủ càng không tốt, nhóm sống cách nơi khám hơn 10km tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết chỉ bằng 0,43 lần so với nhóm sống cách nơi khám dưới 5km (p<0,05); liên quan đến thời gian bị bệnh, nhóm bị bệnh hơn 10 năm tuân thủ chế độ thử đường huyết chỉ bằng 0,5 lần so với nhóm có thời gian bị bệnh dưới 5 năm (p<0,05); liên quan đến có bảo hiểm y tế hay không, nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ thử đường huyết gấp 6,03 lần so với nhóm không có bảo hiểm y tế (p<0,001). Có thể những người bệnh sống xa bệnh viện Bạch Mai thì điều kiện mua que thử đường cũng khó hơn, thời gian bị bệnh lâu dễ chủ quan, đặc biệt khi thấy đường huyết đã tương đối ổn định..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 68. Tuân thủ khám định kỳ có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc có bảo hiểm y tế, nhóm đối tượng có bảo hiểm y tế tuân thủ việc khám định kỳ cao gấp 30,15 lần các đối tượng không có bảo hiểm y tế với (p < 0,001)..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 69. KẾT LUẬN. Qua nghiên cứu 370 người bệnh ĐTĐ type 2 được quản lý và điều trị tại Khoa Khám Bệnh,bệnh viện Bạch Mai: Người bệnh trong chương trình quản lý ĐTĐ của Bệnh viện Bạch Mai có tuổi trung bình là 64,88 + 11,66; Tuổi thấp nhất là 18 và tuổi cao nhất là 89. Tuổi trung bình của người bệnh nữ là 65,20, của nhóm người bệnh nam là 64,46 tuổi. Trình độ học vấn của người bệnh: 43,0% là trung học chuyên nghiệp/cao đẳng, 28,6% là trung học phổ thông, 17,8% có trình độ đại học và trên đại học, 1,4% có trình độ tiểu học và 9,2% là trung học cơ sở. 59,2% người bệnh là hưu trí, 14,9% làm tự do. 1. Tình hình tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2: - Tỷ lệ tuân thủ khám định kỳ là 96,8%. - Tỷ lệ tuân thủ chế độ dùng thuốc là 95,4%. - Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn là 94,3% - Tỷ lệ tuân thủ kiểm soát đường huyết là 73,5%. - Tỷ lệ tuân thủ chế độ luyên tập là 69,5%. 2. Một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2: Tuân thủ chế độ ăn có liên quan với thời gian đã bị bệnh, người bị bệnh càng lâu tuân thủ tốt hơn, nhóm bị bệnh hơn 10 năm tuân thủ chế độ ăn gấp 8,78 lần so với nhóm bị bệnh dưới 5 năm, sai khác có ý nghĩa thống kê với (p<0,05), Tuân thủ chế độ ăn ở người có bảo hiểm y tế cao gấp 63,8 lần so với không có bảo hiểm y tế, sự khác biệt với (p<0,001)..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 70. Tuân thủ chế độ luyện tập có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi người bệnh, nhóm tuổi 60 - 70 tuân thủ chế độ luyện tập gấp 5,55 lần so với tuổi dưới 50, sai khác với (p<0,05). Tuân thủ chế độ dùng thuốc có mối liên quan với khoảng cách từ nhà đến nơi khám, người bệnh sống cách nơi khám 5 - 10km tuân thủ chế độ dùng thuốc gấp 6,73 lần so với nhóm sống cách nơi khám dưới 5km (p<0,05), liên quan tới việc có bảo hiểm y tế, nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ dùng thuốc 10,47 lần tốt hơn nhóm không có bảo hiểm y tế (p<0,001). Tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với khoảng cách từ nhà đến nơi khám, nhà càng xa tuân thủ càng không tốt, nhóm sống cách nơi khám hơn 10km tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết chỉ bằng 0,43 lần so với nhóm sống cách nơi khám dưới 5km (p<0,05); liên quan đến thời gian bị bệnh, nhóm bị bệnh hơn 10 năm tuân thủ chế độ thử đường huyết chỉ bằng 0,5 lần so với nhóm có thời gian bị bệnh dưới 5 năm (p<0,05); liên quan đến có bảo hiểm y tế hay không, nhóm có bảo hiểm y tế tuân thủ thử đường huyết gấp 6,03 lần so với nhóm không có bảo hiểm y tế (p<0,001). Tuân thủ khám định kỳ có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc có bảo hiểm y tế, nhóm đối tượng có bảo hiểm y tế tuân thủ việc khám định kỳ cao gấp 30,15 lần các đối tượng không có bảo hiểm y tế với (p < 0,001)..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 71. KHUYẾN NGHỊ. Cho đến hiện nay, tỷ lệ tuân thủ luyện tập và tuân thủ kiểm soát đường huyết vẫn chưa cao, cần có hướng dẫn, nhắc nhở người bệnh thường xuyên để hiệu quả điều trị tốt hơn. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ type 2 phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn, chế độ luyện tập, vì vậy trong quản lý điều trị bệnh ĐTĐ, nội dung chế độ ăn, luyện tập cần được coi trọng như là một biện pháp điều trị..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.. Tạ Văn Bình (2007). Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường - tăng glucose máu, Nxb Y học, Hà Nội.. 2.. Tạ Văn Bình (2007). Thực trạng đái tháo đường - suy giảm dung nạp glucose, các yếu tố liên quan và tình hình quản lý bệnh ở Hà Nội, Tạp chí Y - Dược học quân sự. 4, tr. 52 - 58.. 3.. Trần Hữu Dàng và cộng sự (2007). Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở người 30 tuổi trở lên tại Thành phố Quy Nhơn, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, 648-660.. 4.. Trần Hữu Dàng (1996). Nghiên cứu tình hình và đặc điểm các bệnh nhân đái tháo đường ở Huế, luận án tiến sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.. 5.. Đào Thị Dừa, Nguyễn Hải Thuỷ (2008). Nghiên cứu chất lượng sống bệnh nhân đái tháo đường, Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617), 349-357.. 6.. Bế Thu Hà (2009). Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.. 7.. Trần Thị Mai Hà (2004). Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường ở người từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Yên Bái, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.. 8.. Tô Văn Hải, Phạm Hoài Anh (2006). Biến chứng về mắt ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội, Tạp chí Y học thực hành, (548), 166-172.. 9.. Tô Văn Hải, Ngô Mai Xuân và cộng sự (2006). Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội, Tạp chí Y học Thực hành, (548), 158-164.. 10. Hồ Văn Hiệu, Nguyễn Văn Hoàn và cộng sự (2007). Điều tra tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và các yếu tố nguy cơ tại Nghệ An, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, 605-616..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 11. Phạm Thị Hồng Hoa (2007). Đái tháo đường một đại dịch cần được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, 393-399. 12. Phạm Thị Hồng Hoa (2010). Nghiên cứu kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng,cận lâm sàng,biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được quản lý điều trị ngoại trú, Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y. 13. Đặng Văn Hoà, Nguyễn Kim Lương (2007). Đánh giá tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, 888-895. 14. Hội Nội Tiết và đái tháo đường Việt Nam (2013), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2 chưa có biến chứng. 15. Nguyễn Thị Hồng (2013). Kiến thức, thái độ, thực hành về các chỉ số kiểm soát và theo dõi điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội. 16. Trần Thị Thanh Huyền (2011). Nhận xét tình hình kiểm soát đường huyết và 1 số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. 17. Khăm Pheng Phun Ma Keo, Hoàng Trung Vinh (2006). Nghiên cứu tỷ lệ yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại một số bệnh viện Viêng Chăn - Lào, Tạp chí Y học thực hành, (548), 173-178. 18. Nguyễn Văn Lành (2014). Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người KhMer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp Luận án Tiến sỹ y học viên vệ sinh dịch tễ Trung ương. 19. Nguyễn Thị Nhạn (2006). Đái tháo đường ở người già, Tạp chí Y học thực hành, (548), 75-83..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 20. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2006). Nghiên cứu hội chứng chuyển hoá ở người béo phì với BMI ≥ 23, Tạp chí Y học thực hành, (548), 412-413. 21. Đỗ Trung Quân (2011). Bệnh nội tiết chuyển hóa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr 268-298. 22. Phan Sỹ Quốc, Lê Huy Liệu (1991). Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Hà Nội, Nội khoa số chuyên đề Nội tiết, Tổng hội y dược học Việt Nam, tr 2. 23. Nguyễn Minh Sang (2007). Bước đầu nghiên cứu tình hình kiểm soát đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới vào điều trị nội trú tại khoa Nội tiết - đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội. 24. Lê Minh Sứ (2007). Thực trạng bệnh đái tháo đường ở Thanh Hoá, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, 856-864. 25. Hoàng Văn Thắng (2017). Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân Đái tháo đường típ 2 đang được quản lý tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ năm 2016. Luận văn bác sỹ chuyên khoa II. Đại học Y Hà Nội. 26. Trần Thị Lệ Thanh (2006). Nghiên cứu rối loạn nhận thức ở bệnh nhân mắc đái tháo đường typ 2 từ 60 tuổi trở lên, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. 27. Nguyễn Hải Thuỷ, Đào Thị Dừa (2003). Đặc điểm bệnh lý bàn chân đái tháo đường nội trú tại Bệnh viện Trung ương Huế, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ II, 102-105. 28. Nguyễn Đình Toàn, Hoàng Khánh (2006). Một số chỉ số nhân trắc mới trong chẩn đoán béo phì ở người lớn, Tạp chí Y học thực hành, (548), 515523..

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 29. Trịnh Xuân Tráng (2011). Đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa Nội Tiết - Hô Hấp bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên, Tạp chí Y Dược học Quân sự số 5, 36, 197 - 200. 30. Đỗ Gia Tuyển (2012). Bệnh thận nội khoa tập, Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, tr. 380 - 425. 31. Lưu Thị Thúy Vân (2013). Tìm hiểu tình hình tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế, Bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội. 32. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2006). Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tích cực để hạn chế các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới phát hiện, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. 33. Hoàng Kim Ước và cộng sự (2007). Thực trạng bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ cao tại Thành phố Thái Nguyên năm 2006, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, 677-693. 34. Hoàng Trung Vinh (2008). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 trên 60 tuổi Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617), 312-318. 35. ADA (2013). Standards of Medical Care in Diabetes 2013, Diabetes care, Vol 36, Suppl 1, pp. 11-50. 36. American Diabetes Association (2012). Standards of medical care in diabetes. Diabetes Care, 35: S11-S63. 37. Amiri P., Jalali Farahani S., Karimi M., Taherian R., Kazempour Ardebili S., Hosseini Esfahani F., Mirmiran P., Azizi F. (2017). Factors associated with pre-diabetes in Tehranian men and women: A structural equations modeling. PLoS. One. 12(12):e0188898. doi: 10.1371/0188898. 38. Bancha Satirapoj (2010). Review on Pathophysiology and Treatment of Diabetic Kidney Disease, J Med Assoc Thai Vol. 93 Suppl. 6, pp.228-236..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 39. Bailey C.J., Day C. (2012). Diabetes Therapies in Renal Impairment, British Journal of Diabetes and Vascular Disease. (4):167-171. 40. Bellido V., Bellido D., Tejera C., Carral F., Goicolea I., Soto A., García Almeida J.M., Morales C., López de la Torre M. (2018). Effect of Telephone-Delivered Interventions on Glycemic Control in Type 2 Diabetes Treated with Glargine Insulin. Telemed J. E. Health. doi: 10.1089/tmj.2018.0014. 41. Chen L., Liu C., Gao J., Xie Z., Chan L.W.C., Keating D.J., Yang Y., Sun J., Zhou F., Wei Y., Men X., Yang S. (2017). Inhibition of Miro1 disturbs mitophagy and pancreatic β-cell function interfering insulin release via IRS-Akt-Foxo1 in diabetes. Oncotarget. 8(53):90693-90705. 42. Destri K., Zanini R.V., Assunção M.C.F. (2017). Prevalence of food intake. among. individuals. with. hypertension. and diabetes in. the. municipality of Nova Boa Vista, Rio Grande do Sul, Brazil. Epidemiol Serv Saude. 26(4):857-868. 43. de Groot P.F., Belzer C., Aydin Ö., Levin E., Levels J.H., Aalvink S., Boot F., Holleman F., van Raalte D.H., Scheithauer T.P., Simsek S., Schaap F.G., Olde Damink S.W.M., Roep B.O., Hoekstra J.B., de Vos W.M., Nieuwdorp M. (2017). Distinct fecal and oral microbiota composition in human type 1 diabetes, an observational study. PLoS. One. 12(12): e0188475. 59 - 62. 44. Hassanabad M.F., Fatehi M. (2018). Androgen Therapy in Male Patients Suffering from Type 2 Diabetes: A Review of Benefits and Risks. Curr. Diabetes Rev. doi: 10.2174/157339. 45. Henri Afghahi (2011). Risk factors for the development of albuminuria and renal impairment in type 2 diabetes-the Swedish National Diabetes Register (NDR), Nephrol Dial Transplant. 26: 1236-1243..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 46. Hill. J., Peer. N., Oldenburg. B., Kengne. A.P.. (2017).. Roles,. responsibilities and characteristics of lay community health workers involved in diabetesprevention programmes: A systematic review. PLoS One. 12(12):e0189069. 47. Huang. C.J., Hsieh. H.M., Chiu. H.C., Wang. P.W., Lee. M.H., Li. C.Y., Lin C.H. (2017). Health Care Utilization and Expenditures of Patients with Diabetes Comorbid with Depression Disorder: A National Population Based Cohort Study. Psychiatry Investig. 14(6):770-778. 48. Iloh GU Pascal (2011). Blood glucose control and medication compliance in the adult type 2 diabetes Nigeria attended a primary care clinic in East Environment Under Nigerian resources, N Am J Med Sciences. July 2012 4 (7) pp. 310 – 315. 49. International Diabetes Federation (2011). Guideline for management of post meal glucose in diabetes”. Brussels: International Diabetes Federation;. . 50. Jiji Inassi, Vijayalakshmy R. (2013). Role of duration of diabetes in the development of nephropathy in type 2 diabetic patients, National journal of medical research, Vol.3, pp.1 -3. 51. Johan Holmkvist1, Peter Almgren (2008). Common Variants in Maturity Onset Diabetes of the Young Genes and Future Risk of Type 2 Diabetes, American Diabetes Association. 52. KDOQI (2012). Clinical practice guideline for diabetes and CKD: 2012 update, Am J Kidney Dis. 60(5):850-886. 53. Kanazawa I., Sugimoto T. (2018). Prehypertension increases the risk of atherosclerosis in drug-naïve Japanese patients with type 2 diabetes mellitus. PLoS. One. 13(7):e0201055. doi: 10.1371. 54. Leong A., Ekinci E.I., Nguyen C., Milne M., Hachem M., Dobson M., MacIsaac R.J., Jerums G. (2017). Long-term intra-individual variability of albuminuria in type 2 diabetes mellitus: implications for categorization of albumin excretion rate. BMC Nephrol. 6;18(1):355- 359..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 55. Lin Y.C., Chen H.S. (2017). Longer time to peak glucose during the oral glucose tolerance test increases cardiovascular risk score and diabetes prevalence. PLoS One. 12(12):e0189047. doi: 10.1371.0189047. 56. Mamakou V., Hackinger S., Zengini E., Tsompanaki E., Marouli E., Serafetinidis L., Rayner V., Dedoussis. I., Prins. B., Karabela. N.W., Kuchenbaecker G., Gonidakis. A., Glezou. K., Lamnissou. F., Thanopoulou. E., Southam K., Kontaxakis A., Tentolouris. N., Zeggini E. (2018). Combination therapy as a potential risk factor for the development of type 2 diabetes in patients with schizophrenia: the GOMAP study. BMC Psychiatry. 2;18(1):249. doi: 10.1186/s12888-0181826-4. 57. Mensa Wilmot Y., Bowen S.A., Rutledge S., Morgan J.M., Bonner T., Farris K., Blacher R., Rutledge G. (2017). Early Results of States' Efforts to Support, Scale, and Sustain the National Diabetes Prevention Program. Prev Chronic Dis. 14:E130. 58. Miki. A., Hashimoto. Y., Matsumoto. S., Ushigome. E., Fukuda. T., Sennmaru T., Tanaka M., Yamazaki M., Fukui M. (2017). Protein Intake, Especially Vegetable Protein Intake, Is Associated with Higher Skeletal Muscle Mass in Elderly Patients with Type 2 Diabetes. J. Diabetes Res. 7985728. 59. Moreira A.P.L., Malta D.C., Vianna R.P.T., Moreira P.V.L., Carvalho A.T. (2017). Risk and protection factors for self-reported hypertension and diabetes in João Pessoa, Brazil. The VIGITEL survey, 2014. A crosssectional study. Sao Paulo Med. J.135(5): 450 – 461. 60. Nyenwe E., Owei I., Wan J., Dagogo-Jack S. (2017). Parental History of Type 2 Diabetes Abrogates Ethnic Disparities in Key Glucoregulatory Indices. J. Clin. Endocrinol. Metab. doi: 10.1210/jc.2017-01895..

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 61. Park B.Z., Cantrell L., Hunt H., Farris R.P., Schumacher P., Bauer U.E. (2017). State Public Health Actions to Prevent and control Diabetes, Heart Disease, Obesity and Associated Risk Factors, and Promote School Health. Prev Chronic Dis. 14:E127. doi: 10.5888/pcd14.160437. 62. Rajiv Agarwal, Yalew T. Debella, Habtamu D. Giduma and Robert P. Light (2012). Long-term retinal, renal and cardiovascular outcomes in diabetic chronic kidney disease without proteinuria, Nephrol Dial Transplant 27: 310-317. 63. Richard A. Hoefield, Philip A. Kalra (2011). The use of eGFR and ACR to predict decline in renal function in people with diabetes, Nephrol Dial Transplant. 26: 887-892. 64. Segerstedt J., Lundqvist R., Eliasson M. (2015). Patients with type 1 diabetes in Sweden experience more fatigue than the general population. J. Clin Transl Endocrinol. 2(3):105-109. 65. Susan Sam, Steven Haffner (2008). Relationship of Abdominal Visceral and subcutaneous Adipose Tissue with Lipoprotein Particle Number and Size in Type 2 Diabetes, American Diabetes Association. 66. Tan. M.L., Manski. Nankervis. J.A., Thuraisingam. S., Jenkins. A., O'Neal D., Furler J. (2018). Socioeconomic status and time in glucose target range in people with type 2 diabetes: a baseline analysis of the GPOSMOTIC study. BMC. Endocr. Disord. 18(1):47. doi: 10.1186/s12902018-0279-6. 67. Theodore Mazzonel, Peter M., Meyer (2006). Relationship of Traditional and Nontraditional Cardiovascular Risk Factors to Coronary Artery Calcium in Type 2 Diabetes, American Diabetes Association. 68. Thijs W. Cohen Tervaert, Antien L. Mooyaart (2010). Pathologic Classification of Diabetic Nephropathy, J Am Soc Nephrol 21: 556-563..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 69. Velho. G., Ragot. M., Mohammedi. S., El. Boustany. K., Fumeron. F., Potier. R., Saulnier. P.J., Fraty. L., Marre. M., Hadjadj. S., Roussel R. (2018). Plasma copeptin, kidney disease, and risk for cardiovascular morbidity and mortality in two cohorts of type 2 diabetes. Cardiovasc Diabetol. 2;17(1): 110 - 115. 70. Wang Y., Fu H., Zeng D. (2018). Learning Optimal Personalized Treatment Rules in Consideration of Benefit and Risk: with an Application to Treating Type 2 Diabetes Patients with Insulin Therapies. J. Am. Stat. Assoc. 113(521):1-13. 71. Whiting D.R., Guariguata L., Weil C. et al (2011). IDF diabetes atlas: global estimates of the prevalence of diabetes for 2011 and 2030. Diabetes Res Clin Pract, 94: 311-321. 72. Yarovoi S.K., Kareva E.N., Dzhalilov O.V. (2018). Effects of oral hypoglycemic drugs on lithogenic properties of urine in nephrolithiasis patients with concurrent type 2 diabetes. Urologiia. 3, 63-69. 73. Yun J.S., Park Y.M., Cha S.A., Ahn Y.B., Ko S.H. (2018). Progression of cardiovascular autonomic neuropathy and cardiovascular disease in type 2 diabetes. Cardiovasc Diabetol. 2;17(1):109 - 116. 74. Zong G., Lebwohl B., Hu FB. Sampson L. Dougherty LW. Willett WC. Chan AT., Sun Q. (2018). Gluten intake and risk of type 2 diabetes in three large prospective cohort studies of US men and women. Diabetologia. 2018 Aug 3. doi: 10.1007/s00125-018-4697-9..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE2 TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2018 1. Mã bệnh án: 2. Họ và tên:. 3. Tuổi:. 4. Giới: (1:Nam, 2:Nữ). 5. Nghề nghiệp: 6. Địa chỉ: 7. Thời gian phát hiện Đái tháo đường(năm): (1) < 0-5 năm;. (2) Từ 5-10 năm;. (3) >10 năm. 8. Tiền sử bệnh ĐTĐ Bản thân Gia đình 9. Bệnh mắc kèm : 9.1 Bệnh Tăng huyết áp:. (1) Không. (2) Có. 9.2 RLMM:. (1) Không. (2) Có. 9.3 TBMMN:. (1) Không. (2) Có. 9.4 Bệnh thận. (1) Không. (2) Có. 9.5 Bệnh mắt. (1) Không. (2) Có. 10. Khám lâm sàng. 10.1. Cân nặng(kg):………. 10.2. Chiều cao(cm):……… 10.3. Da,nm:. (1) Nhợt;. (2) Hồng.. 10.4. Phù:. (1) Không. (2) Có.. 10.5. Mạch: ………………. lần /phút.. 11. Lipid máu: 11.1. Cholesterol toàn phần:………….Mmol/L 11.2. LDL-C: ………………… Mmol/L 11.3. HDL-C:……… …….Mmol/L 11.4. Triglycerid:…............Mmol/L 12. Đường huyết(ĐH):………………… …. HbA1c(%):………………….

<span class='text_page_counter'>(92)</span> PHỤ LỤC. Mã bệnh án. PHIẾU ĐIỀU TRA. “THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 THEO DÕI TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN” Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi liên quan đến bệnh đái tháo đường của anh/chị (chú ý: tên của anh chị chỉ viết tắt, không viết tên đầy đủ): TT Nội dung câu hỏi 1. Họ và tên. ………………………... 2. Tuổi. ……………………………... 3. Giới. 4 Dân tộc 7. 8. 9. 10. Trình độ học vấn. Tiền sử gia đình. Tiền sử bản thân. Khoảng cách từ nhà đến nơi khám. 11. Thời gian phát hiện bệnh. Nam. 1. Nữ. 2. Kinh. 1. Khác. 2. Biết đọc, biết viết. 1. Tiểu học. 2. Trung học cơ sở. 3. Trung học phổ thông. 4. Trung cấp, Cao đẳng. 5. Có người ĐTĐ type 1. 1. ĐTĐ type 2. 2. ĐTĐ thai nghén. 3. ĐTĐ khác. 4. Có bệnh về thận. 1. Bệnh tim mạch. 2. Bệnh thần kinh. 3. Bệnh về mắt. 4. <5km. 1. 5 - 10 km. 2. >10km. 3. < 5 năm. 1. 5 - 10 năm. 2.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 12 13. Có BHYT hay không Tuân thủ chế độ ăn Lý do không tuân thủ. 14. > 10 năm. 3. Có. 1. Không. 2. Có. 1. Không. 2. Không được hướng dẫn. 3. Điều kiện kinh tế. 4. Không sẵn có. 5. Có. 1. Không. 2. Không có thời gian. 3. Không cần thiết. 4. Là người lao động bằng thể lực. 5. Trung bình thời gian luyện tập trong một tuần. 15. Tuân thủ chế độ luyện tập Lý do không tuân thủ luyện tập. Không trả lời 6 16. Tuân thủ chế độ dùng thuốc Lý do quên dùng thuốc uống. Lý do quên dùng thuốc tiêm. 17. Thử đường huyết tại nhà trong 1 tháng qua. Có. 1. Không. 2. Bận. 3. Đi công tác không mang theo. 4. Không có ai nhắc nhở. 5. Chỉ đơn giản là quên. 6. Bận. 7. Đi công tác không mang theo. 8. Không có ai nhắc nhở. 9. Chỉ đơn giản là quên. 10. Đều. 1. Không đều. 2.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Lý do thử đường huyết. Sợ đau. 3. tại nhà trong 1 tháng qua. Không có người hỗ trợ. 4. Hết que thử. 5. Đường huyết ổn không cần thử. 6. Đều. 1. Không đều. 2. Lý do tuân thủ chế độ. Sợ đau. 3. kiểm soát đường huyết. Không có người hỗ trợ. 4. Hết que thử. 5. Đường huyết ổn không cần thử. 6. Đúng. 1. Không đều. 2. Không có ai đưa đi. 3. Cách nhà xa. 4. Do điều kiện kinh tế. 5. Tình trạng bệnh ổn định không cần. 6. không đều 18. Tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết. khong đều 19. Thời gian khám định kỳ. 20. Tuân thủ khám định kỳ Lý do không tuân thủ khám định kỳ. đi khám 7. Khác: Một lần nữa xin cảm ơn sự hợp tác của Anh chị!. Ngày tháng năm 2018 Điều tra viên.

<span class='text_page_counter'>(95)</span>

×