Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số đặc điểm xã hội và sử dụng ma tuý của bệnh nhân mới điều trị Methadone tại Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÀ SỬ DỤNG MA TÚY CỦA BỆNH NHÂN MỚI </b>


<b>ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI ĐIỆN BIÊN, LAI CHÂU VÀ YÊN BÁI </b>



<b>NĂM 2014</b>



<b>Nguyễn Thị Minh Tâm1<sub>*, Nguyễn Thanh Long</sub>2<sub>, Nguyễn Hoàng Long</sub>1<sub>, </sub></b>


<b>Nguyễn Thị Lan Anh3<sub>, Lê Thị Thanh Xuân</sub>4<sub>, Lê Thị Hương</sub>4<sub>, Nguyễn Hữu Thắng</sub>4</b>
<i><b>1</b><b><sub>Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế</sub></b></i>


<i><b>2</b><b><sub>Bộ Y tế</sub></b></i>


<i><b>3</b><b><sub>Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội</sub></b></i>
<i><b>4</b><b><sub>Viện Đào tạo YHDP và YTCC, Đại học Y Hà Nội</sub></b></i>


<b>TÓM TẮT</b>



Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả một số đặc điểm (nhân khẩu học, tiền sử sử dụng
ma túy) của người nghiện các chất dạng thuốc phiện bắt đầu điều trị Methadone tại Điện Biên, Lai Châu
và Yên Bái năm 2014. Tổng cộng 301 đối tượng nghiên cứu đã được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi
thiết kế có sẵn. Kết quả nghiên cứu: Người mới điều trị Methadone chủ yếu là nam giới (chỉ có 2 đối tượng
nghiên cứu là nữ giới). Độ tuổi của đối tượng chủ yếu nằm trong khoảng 30-40 tuổi, tuổi trung bình là 35,4.
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là dân tộc Kinh chiếm 57,5%. Đa số các đối tượng không theo tôn giáo nào
(92,7%). Trên 50% đối tượng nghiên cứu hiện sống với vợ/chồng, tiếp đến là độc thân, tỷ lệ ly thân/ly hôn
là 14,3%. Đa số đối tượng nghiên cứu đã tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thơng (>60%). Chỉ
có 6 người trong tổng số 301 người tham gia nghiên cứu là cán bộ cơng chức cịn lại >50% là lao động tự
do hoặc lao động khác. Hơn một nửa số đối tượng hiện có việc làm ổn định (56,8%). Thu nhập trung bình
của các đối tượng trên dưới 3 triệu đồng/tháng. Trung bình 1,22 người khác sống phụ thuộc vào đối tượng.
Đa số đối tượng hiện sống với bố mẹ, vợ/chồng hoặc anh/chị/em (>60%). Tỷ lệ đối tượng có các hành vi
gây rối trong gia đình dao động từ 15% đến 50%. 56,8% đối tượng có việc làm ổn định. Tuổi trung bình sử
dụng ma túy lần đầu là 23,9 tuổi, thấp nhất là 8 tuổi và cao nhất là 54 tuổi. Loại chất gây nghiện sử dụng


chủ yếu là heroin và thuốc phiện (trên 90%) theo đường tiêm ven (62,5%), hít (47,5%).


<b>Từ khố: Đặc điểm, người nghiện các chất dạng thuốc phiện, 2014.</b>


*Tác giả: Nguyễn Thị Minh Tâm


Địa chỉ: Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế
Điện thoại: 0989997234


Ngày nhận bài: 02/07/2015
Ngày phản biện: 09/10/2015
Ngày đăng bài: 10/11/2015

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>



Chương trình điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển
khai thí điểm tại thành phố Hải Phịng và thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2008. Đến nay,
chương trình đã được triển khai rộng rãi tại 47
tỉnh, thành phố trong cả nước. Một số nghiên
cứu tại các thành phố lớn của Việt Nam cho
thấy chương trình điều trị Methadone có hiệu
quả trong việc làm giảm sử dụng ma túy bất hợp
pháp [1], giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV [1 - 2], cải thiện chất lượng cuộc sống và
sức khỏe cho những người nghiện ma tuý được


điều trị thay thế bằng Methadone [3-5].


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

của bệnh nhân, giúp cho những người thực hiện


chương trình đảm bảo tính hiệu quả và duy trì
bền vững của các hoạt động can thiệp. Chính vì
vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu này nhằm
mục tiêu mô tả một số đặc điểm về nhân khẩu
học, tiền sử sử dụng chất gây nghiện của người
nghiện các chất dạng thuốc phiện bắt đầu điều
trị Methadone tại Điện Biên, Sơn La và Lai
Châu năm 2014.


<b>II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


<b>2.1 Đối tượng nghiên cứu</b>


Bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện bắt
đầu tham gia điều trị bằng thuốc methadone tại
thời điểm nghiên cứu tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc Việt Nam.


Tiêu chuẩn lựa chọn: đối tượng nghiên cứu
cần đáp ứng được các tiêu chí sau:


- Là người bệnh bắt đầu tham gia điều trị
(trong vòng 3 tháng) tại thời điểm nghiên cứu
trong năm 2014.


- Tự nguyện và đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Có đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần để
tham gia nghiên cứu.


<b>2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu </b>



Nghiên cứu đã được tiến hành từ 1 tháng 5
đến 30 tháng 12 năm 2014. Thời gian thu thập
số liệu tại thực địa là tháng 9-tháng 10 tại các
cơ sở Methadone của một số tỉnh miền núi phía
Bắc Việt Nam bao gồm: Điện Biên, Lai Châu
và Yên Bái.


<b>2.3 Thiết kế nghiên cứu</b>


Nghiên cứu mô tả cắt ngang


<b>2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu</b>


n = Z2
1-α/2


p(1-p)
d2


- Z là hệ số tin cậy, với mức xác suất 95%
(= 1,96).


- p là tỷ lệ bệnh nhân bắt đầu tham gia điều
trị nghiện bằng Methadone nhiễm HIV, ước
lượng p =22,5% [6].


-d : sai số tuyệt đối (ước tính là 0,05)
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu trên, nhóm
nghiên cứu đã tính ra cỡ mẫu tối thiểu cho
ng-hiên cứu này là: 267 bệnh nhân điều trị


meth-adone, dự phịng 20% khơng tham gia đầy đủ
hoặc từ chối tham gia nghiên cứu tiến hành
phỏng vấn 300 bệnh nhân bắt đầu tham gia điều
trị Methadone. Như vậy trong nghiên cứu này,
nghiên cứu tại 3 tỉnh nên mỗi tỉnh triển khai
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ít
nhất 100 bệnh nhân tham gia điều trị thay thế
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
methadone, riêng tỉnh Yên Bái là 101 bệnh
nhân. Thực tế đã lựa chọn tổng cộng 301 bệnh
nhân tại 3 tỉnh (phần kết quả nghiên cứu).


<i>Cách chọn mẫu:</i>


Quá trình thực hiện nghiên cứu tiến hành
liên tục từ tháng 10 đến tháng 11 trong năm
2014 cho tới khi đạt đủ 100 bệnh nhân tại mỗi
tỉnh. Mỗi tỉnh lựa chọn 2 cơ sở điều trị
metha-done. Tiêu chuẩn lựa chọn cơ sở điều trị
Meth-adone: 1) hợp tác với nhóm nghiên cứu; 2) dễ
tiếp cận đối tượng nghiên cứu ; 3) có hồ sơ bảo
quản tốt.


<b>2.5 Phương pháp, kỹ thuật thu thập số liệu</b>


Nghiên cứu viên tiến hành thu thập số liệu
sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc thông qua phỏng
vấn trực tiếp bệnh nhân. Bộ câu hỏi được nhóm
nghiên cứu xây dựng dựa trên tham khảo các
bộ câu hỏi đã được sử dụng ở một số nghiên


cứu tương tự khác.


Các biến số nghiên cứu bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

người sống phụ thuộc về kinh tế, Những người
sống cùng có sử dụng ma túy, hiện đang sống
cùng:


- Mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu
với gia đình và xã hội: Đối tượng thường mâu
thuẫn bất đồng, Các hành vi xảy ra trong gia
đình


- Tiền sử sử dụng ma túy: Tuổi lần đầu sử
dụng chất gây nghiện, loại chất gây nghiện sử
dụng lần đầu, hình thức sử dụng chất gây
ng-hiện trước khi tham gia điều trị Methadone, tần
suất sử dụng chất gây nghiện cao nhất trước
khi tham gia điều trị Methadone, tiền sử cai
ng-hiện ma túy, lý do tái ngng-hiện và thời gian sử
dụng chất gây nghiện, tỷ lệ bị sốc do sử dụng
ma túy.


<b>2.6 Xử lý và phân tích số liệu </b>


Sau khi được làm sạch, số liệu được nhập
vào máy tính với phần mềm Epi Data 3.1 và
xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 cho
các thông tin mô tả và phân tích thống kê.



<b>2.7 Đạo đức nghiên cứu</b>


Các đối tượng tham gia nghiên cứu chỉ được
phỏng vấn sau khi đã đồng ý tham gia nghiên
cứu. Đảm bảo việc bảo mật danh tính bệnh
nhân và các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân
trong các biểu mẫu thu thập thơng tin. Tồn bộ
phiếu nghiên cứu được lưu trữ theo đúng quy
định của pháp luật về bảo mật thông tin.


<b>III. KẾT QUẢ</b>



<b>Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu</b>
<b>Đặc điểm xã hội học của đối </b>


<b>tượng nghiên cứu</b>


<b>Lai Châu</b>
<b>(n=100)</b>


<b>n(%)</b>


<b>Điện Biên</b>
<b>(n=100)</b>


<b>n(%)</b>


<b>Yên Bái</b>
<b>(n=101)</b>
<b>n(%)</b>



<b>Tổng cộng</b>
<b>(n=301)</b>


<b>n(%)</b>
<b>Giới tính</b>


- Nam 100 (100,0) 99 (99,0) 100 (99,0) 299 (99,3)


- Nữ 0 (0) 1 (1,0) 1 (1,0) 2(0,7)


<b>Tuổi</b>


- Trung bình (năm) 34,7 33,6 37,9 35,4


- Trung vị (năm) 33,5 32 38 35


<b>Nhóm tuổi</b>


- Dưới 20 2 (2,0) 3 (3,0) 0 (0) 5 (1,7)
- 20- 24 12 (12,0) 13 (13,0) 2 (1,9) 27 (9,0)
- 25- 29 21 (21,0) 26 (26,0) 14 (13,9) 61 (20,3)
- >= 30 65 (65,0) 58 (58,0) 85 (84,2) 208 (69,1)


<b>Dân tộc</b>


Kinh 61 (61,0) 35 (35,0) 77 (76,2) 173 (57,5)
Khác 39 (39,0) 65 (65,0) 24 (23,8) 128 (42,5)


<b>Tôn giáo</b>



Có 5 (5,0) 5 (5,0) 12 (11,9) 22 (7,3)
Khơng 95 (95,0) 95 (95,0) 89 (88,1) 279 (92,7)
- Tổng số đối tượng nghiên cứu tại 3 tỉnh là 301,


trong đó hơn 99% là nam giới chỉ có 2 nữ giới. Độ
tuổi của đối tượng chủ yếu nằm trong khoảng
30-40 tuổi, độ tuổi trung bình của đối tượng là 35,4.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Bảng 2. Tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu</b>


<b>Biến số</b> <b>Lai Châu</b> <b>Điện Biên</b> <b>Yên Bái</b> <b>Tổng cộng</b>


<b>(n=100)</b> <b>(n=100)</b> <b>(n=101)</b> <b>(n=301)</b>


<b>Tình trạng hơn nhân</b>


- Hiện độc thân 34 (34,0) 29 (29,0) 21 (20,8) 84 (27,9)
- Có gia đình 51 (51,0) 63 (63,0) 57 (56,4) 191 (56,8)
- Sống cùng bạn tình 1 (1,0) 2 (2,0) 0 (0) 3 (1,0)
- Ly thân/ly hôn 14 (14,0) 6 (6,0) 23 (22,8) 43 (14,3)


<b>Trình độ học vấn</b>


- Khơng đi học 1 (1,0) 10 (10,0) 0 11 (3,7)
- Tiểu học 14 (14,1) 18 (18,0) 10 (9,9) 42 (14,0)
- Trung học cơ sở 38 (38,4) 40 (40,0) 31 (30,7) 109 (36,3)
- Phổ thông trung học 38 (38,4) 27 (27,0) 49 (48,5) 114 (38,0)
- Trung cấp hoặc cao hơn 8 (8,1) 5 (5,0) 11 (10,9) 24 (8,0)



<b>Nghề nghiệp</b>


- Lao động tự do 46 (46,0) 51 (51,0) 59 (58,4) 156 (51,8)
- Cán bộ, viên chức 1 (1,0) 2 (2,0) 3 (2,9) 6 (2,0)


- Học sinh, sinh viên 0 0 0 0


- Khác 53 (53,0) 47 (47,0) 39 (38,6) 139 (46,2)
Hiện có việc làm ổn định 55 (55,0) 59 (59,0) 57 (56,4) 171 (56,8)
Có thu nhập 85 (85,0) 67 (67,0) 64 (63,4) 216 (71,8)
Trung bình thu nhập 2,929,647 3,671,875 3,314,286 3,268,019
- Trên 50% đối tượng nghiên cứu hiện sống


với vợ/chồng, tiếp đến là độc thân, tỷ lệ ly thân/
ly hôn là 14,3%.


- Đa số đối tượng nghiên cứu đã tốt nghiệp
trung học cơ sở hoặc trung học phổ thơng
(>60%), chỉ có một tỷ lệ nhỏ (<10%) là khơng
đi học.


- Chỉ có 6 người trong tổng số 301 người
tham gia nghiên cứu là cán bộ công chức còn
lại >50% là lao động tự do hoặc lao động khác,
khơng có đối tượng là học sinh sinh viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Mối quan hệ của đối tượng </b>


<b>Lai Châu</b>
<b>(n=100)</b>



<b>n(%)</b>


<b>Điện Biên</b>
<b>(n=100)</b>


<b>n(%)</b>


<b>Yên Bái</b>
<b>(n=101)</b>
<b>n(%)</b>


<b>Tổng cộng</b>
<b>(n=301)</b>


<b>n(%)</b>
<b>Số người sống phụ thuộc về kinh tế</b>


Trung bình (người) 1,49 0,95 1,28 1,22


<b>Hiện đang sống cùng </b>


Với bố/mẹ 53 (53,0) 58 (58,0) 45 (44,5) 156 (51,8)
Với vợ 61 (61,0) 46 (46,0) 54 (53,5) 161 (53,5)
Với con 62 (62,0) 49 (49,0) 55 (54,5) 166 (55,1)
Với anh/chị/em 20 (20,0) 23 (23,0) 10 (9,9) 53 (17,6)
Với người yêu/người tình 2 (2,0) 1 (1,0) 0 3 (1,0)
Khác 2 (2,0) 5 (5,0) 6 (5,9) 13 (4,3)


<b>Những người sống cùng có sử dụng ma túy</b>



Bố/mẹ 2 (2,0) 3 (3,0) 0 5 (1,7)


Vợ 3 (3,0) 0 0 3 (1,0)


Con 1 (1,0) 1(1,0) 1 (1,0) 3 (1,0)


Anh, chị, em 2 (2,0) 1 (1,0) 0 3 (1,0)


Họ hàng 0 1 (1,0) 0 1 (0,3)


Bạn bè 0 0 0 0


Người yêu/bạn tình 0 0 0 0


<b>Bảng 3. Cuộc sống hiện tại của đối tượng nghiên cứu</b>


- Hầu hết các đối tượng đều có người sống
phụ thuộc vào đối tượng, trung bình 1,22 người
khác sống phụ thuộc vào đối tượng .


- Đa số đối tượng hiện sống với bố mẹ,
vợ/chồng hoặc anh/chị/em (>60%), rất ít đối


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Bảng 4. Mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu với gia đình và xã hội</b>
<b>Biến số</b>


<b>Lai Châu</b>
<b>(n=100)</b>



<b>n(%)</b>


<b>Điện Biên</b>
<b>(n=100)</b>


<b>n(%)</b>


<b>Yên Bái</b>
<b>(n=101)</b>
<b>n(%)</b>


<b>Tổng cộng</b>
<b>(n=301)</b>


<b>n(%)</b>
<b>Đối tượng thường mâu thuẫn bất đồng</b>


Bố/mẹ 2 (2,0) 2 (2,0) 1 (1,0) 5 (1,7)


Vợ 0 2 (2,0) 0 2 (0,7)


Con 0 0 0 0


Anh, chị, em 0 2 (2,0) 0 2 (0,7)


Họ hàng 0 0 0 0


Bạn bè 0 0 1 (1,0) 1 (0,3)


Người yêu/bạn tình 0 0 0 0



<b>Các hành vi xảy ra trong gia đình</b>


Bán đồ dùng bản thân 30 (30,0) 51 (51,0) 28 (27,7) 109 (36,2)
Cầm đồ dùng của bản thân 39 (39,0) 49 (49,0) 27 (26,7) 115 (38,2)
Nói dối gia đình để có tiền mua ma túy 28 (28,0) 53 (53,0) 41 (40,6) 122 (40,5)
Lấy tiền của gia đình 39 (39,0) 67 (67,0) 37 (36,6) 143 (47,5)
Bán đồ đạc của gia đình 18 (18,0) 41 (41,0) 18 (17,8) 77 (25,6)
Cầm đồ đạc của gia đình 15 (15,0) 36 (36,0) 17 (16,8) 68 (22,6)
Đe dọa cưỡng ép người thân 3 (3,0) 2 (2,0) 1 (1,0) 6 (1,2)
- Các mâu thuẫn bất đồng của đối tượng


với người thân trong gia đình rất ít (<2%), tuy
nhiên tỷ lệ đối tượng có các hành vi như bán
đồ đạc của bản thân, gia đình, cầm đồ đồ đạc
của bản thân, gia đình, nói dối gia đình để có


tiền mua ma túy hay lấy tiền của gia đình để
mua ma túy là khơng nhỏ, dao động từ 15% đến
50% tùy hành vi và tùy từng địa phương mặc
dù tỷ lệ đối tượng cưỡng ép đe dọa người thân
thấp chỉ 1,2%.


<b>Bảng 5. Tuổi lần đầu sử dụng chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu tại 3 tỉnh</b>
<b>Tuổi lần đầu sử </b>


<b>dụng ma túy </b>


<b>Lai Châu</b>
<b>(n=100)</b>



<b>Điện Biên</b>
<b>(n=100)</b>


<b>Yên Bái</b>
<b>(n=101)</b>


<b>Tổng cộng</b>
<b>(n=301)</b>


Trung bình 22,9 23,9 25,1 23,9


Trung vị 20,5 23 24 23


Max 50 54 47 54


Min 9 12 8 8


Tuổi lần đầu sử dụng ma túy của đối tượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

0%
20%
40%
60%
80%
100%


Loại khác 0 1% 0 0.7%


Thuốc lắc 0 1% 1% 0.7%



Thuốc phiện 49% 31% 34% 37.9%


Heroin 51% 67% 65% 60.8%


Lai Châu Điện Biên Yên Bái 3 tỉnh


<b>Hình 1. Tỷ lệ loại chất gây nghiện đối tượng nghiên cứu sử dụng lần đầu</b>


Loại chất gây nghiện đối tượng sử dụng


lần đầu tại cả 3 tỉnh chủ yếu là heroin và thuốc phiện (trên 90%), còn lại một tỷ lệ rất nhỏ là thuốc lắc và loại khác (chưa đến 1%)


5.6%


47.5% <sub>43.5%</sub>


6.3%


62.5%


<b>0%</b>
<b>20%</b>
<b>40%</b>
<b>60%</b>
<b>80%</b>
<b>100%</b>


<b>Uống</b> <b>Hít</b> <b>Hút</b> <b>Tiêm</b>



<b>dưới da</b>


<b>Tiêm ven</b>
<b>Hình thức sử dụng chất gây nghiện</b>


<b>Tỷ</b>


<b> lệ</b>


<b> %</b>


<b>Hình 2. Hình thức sử dụng chất gây nghiện trước khi tham gia điều trị Methadone</b>


Hình thức sử dụng chất gây nghiện của đối


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>1</b>
<b>3</b>


<b>1</b> <b>1</b> <b>1</b>


<b>6</b>


<b>1</b>
<b>2</b>


<b>0</b>
<b>1</b>
<b>2</b>
<b>3</b>
<b>4</b>


<b>5</b>
<b>6</b>
<b>7</b>


Heroin Morphine Thuốc phiện Amphetamin Thuốc lắc Cần sa Tài ma Thuốc ngủ


<b>Hình 3.Tần suất sử dụng chất gây nghiện cao nhất </b>


<b>của đối tượng trước khi tham gia điều trị Methadone theo các hình thức (lần/ngày)</b>


Loại chất gây nghiện mà đối tượng sử dụng
rất phong phú từ heroin, morphine, thuốc
phiện, amphetamin, thuốc lắc, cần sa, tài ma,
thuốc ngủ. Tần suất sử dụng cao nhất là 6 lần/


ngày rơi vào nhóm đối tượng sử dụng cần sa,
tiếp đến là nhóm thuốc phiện với tần suất cao
nhất 3 lần/ngày. Các loại gây nghiện khác đối
tượng sử dụng 1 lần/ngày.


<b>Bảng 6. Tiền sử cai nghiện ma túy của đối tượng tại từng tỉnh</b>


<b>Tiền sử cai nghiện</b> <b>Lai Châu</b>


<b>(n=100)</b>


<b>Điện Biên</b>
<b>(n=100)</b>


<b>Yên Bái</b>


<b>(n=101)</b>


<b>Tổng cộng</b>
<b>(n=301)</b>


<b>Đã từng cai nghiện</b> 60 (60,0) 88 (88,0) 75 (74,3) 223 (74,1)


<b>Hình thức cai nghiện </b>


Cai nghiện tập trung tại trung tâm 43 (43,0) 36 (36,0) 45 (44,5) 124 (41,2)
Cơ sở tư nhân 14 (14,0) 12 (12,0) 6 (5,9) 32 (10,9)
Cắt cơn tại cộng đồng 13 (13,0) 14 (14,0) 4 (3,9) 31 (10,3)
Tự mua thuốc cai 23 (23,0) 50 (50,0) 32 (31,7) 105 (34,9)
Cai khan 17 (17,0) 37 (37,0) 18 (17,8) 72 (23,9)


Khác 1 (1,0) 8 (8,0) 3 (3,0) 12 (4,0)


<b>Số lần cai nghiện</b>


Trung bình 4,02 4,7 4,34 4,4


Trung vị 3 3 2 3


Min 1 1 0 0


Max 16 41 29 41


- Trong số những đối tượng nghiên cứu
có đến trên 60% đối tượng đã từng đi cai
nghiện với nhiều hình thức khác nhau như


cai nghiện tập trung tại trung tâm, cơ sở tư
nhân, cắt cơn tại cộng đồng, tự mua thuốc
cai, cai khan trong đó tỷ lệ tự mua thuốc cai


chiếm tỷ lệ cao nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Bảng 7. Lý do tái nghiện và thời gian sử dụng chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu</b>


<b>Lý do tái nghiện</b> <b>Lai Châu</b>


<b>(n=100)</b>


<b>Điện Biên</b>
<b>(n=100)</b>


<b>Yên Bái</b>
<b>(n=101)</b>


<b>Tổng cộng</b>
<b>(n=301)</b>


Bạn bè rủ rê 43 (43,0) 45 (45,0) 44 (43,6) 132 (43,8)
Thèm muốn ma túy 35 (35,0) 52 (52,0) 44 (43,6) 131 (43,5)
Buồn, chán, thất vọng 12 (12,0) 25 (25,0) 19 (18,8) 56 (18,6)
Khác 1 (1,0) 9 (9,0) 3 (3,0) 12 (4,0)


<b>Tổng số thời gian sử dụng ma túy (tháng)</b>


Trung bình 115,9 111,5 121,9 116,5



Trung vị 105 89,5 95,5 96


Min 10 8 3 3


Max 324 361 400 400


<b>Tỷ lệ bị sốc do sử dụng ma túy</b> 7 (7,0) 5 (5,0) 18 (17,8) 30 (10,0)
- Lý do tái nghiện phần lớn do bạn bè rủ rê


(43,8%) và thèm muốn ma túy (43,5%), ngoài
ra là do buồn chán thất vọng (18,6%) và lý do
khác (4,0%).


- Thời gian sử dụng ma túy tính cho đến
thời điểm nghiên cứu trung bình là 116,5 tháng
(9,7 năm).


- Tỷ lệ sốc thuốc do sử dụng ma túy ở đối
tượng nghiên cứu là 10% .


<b>IV. BÀN LUẬN</b>



Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 301 người
nghiện các chất dạng thuốc phiện bắt đầu điều
trị Methadone tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc năm
2014 sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đã
mô tả được một số đặc điểm của các đối tượng
nghiên cứu.


Câu hỏi mà chúng tơi quan tâm trong nghiên


cứu này đó là những người nghiện các chất dạng
thuốc phiện tham gia điều trị Methadone là ai?
Họ có những đặc điểm như thế nào? Kết quả
này sẽ giúp cho những người đang làm chương
trình này hiểu rõ hơn về đối tượng họ đang can
thiệp, từ đó có những hoạt động phù hợp giúp
chương trình hiệu quả hơn.


Tại Việt Nam, dịch HIV/AIDS vẫn đang
trong giai đoạn dịch tập trung trong nhóm có


chích ma t (NCMT). Kết quả chương trình
giám sát kết hợp hành vi và chỉ số sinh học
(IBBS) chỉ ra rằng tình trạng dùng chung bơm
kim tiêm (BKT) phổ biến trong những người
NCMT là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự lây
truyền HIV trong nhóm đối tượng này. Tuy
nhiên, trên thế giới hiện nay chưa có thuốc điều
trị khỏi cho người nghiện ma túy. Các liệu pháp
điều trị ngắn hạn chỉ mang tính chất tạm thời,
nhằm hỗ trợ người nghiện ma túy điều trị hội
chứng cai chứ không điều trị khỏi hoàn toàn
được nghiện. Người nghiện ma túy vẫn phải
phụ thuộc lớn vào chính ý chí của họ trong việc
cai nghiện. Do vậy, sử dụng Methadone bằng
đường uống có lợi ích lớn nhất là giảm sử dụng
ma túy bất hợp pháp và hậu quả do sử dụng ma
túy gây ra, góp phần giảm nguy cơ lây truyền
HIV ra cộng đồng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

23,9 tuổi, cao hơn so với các nghiên cứu trước
đây. Còn sự khác biệt về dân tộc có thể là do
khác biệt về địa điểm nghiên cứu, trong nghiên
cứu này tiến hành ở miền núi phía Bắc nên dân
tộc thiểu số nhiều hơn.


Về sử dụng ma tuý, trong nghiên cứu này,
chúng tôi thấy có sự khác biệt so với các tỉnh
đồng bằng đó là chỉ có hơn 60% đối tượng đã
từng tiêm chích trước khi điều trị Methadone.
Tỷ lệ này thấp hơn so với các tỉnh đồng bằng.
Điều này cũng giúp cho cán bộ y tế cần chú ý
đánh giá độ dung nạp của bệnh nhân các tỉnh
miền núi để có liều thuốc Methadone phù hợp.
Trong nghiên cứu này, đa số các đối tượng
nghiên cứu hiện có việc làm ổn định, có trình
độ văn hóa tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên
và đang sống chung với gia đình. Điều này có
thể là một yếu tố thuận lợi để duy trì việc tham
gia chương trình điều trị Methadone tại các tỉnh
nghiên cứu của chính các đối tượng nghiện ma
túy cũng như thuận lợi cho các chương trình
can thiệp phòng ngừa HIV (lưu ý yếu tố gia
đình). Thêm vào đó, cần lưu ý về tài liệu truyền
thơng cho các đối tượng có trình độ văn hố
cao cho phù hợp. Tuy nhiên, đa số đối tượng
đều có người sống phụ thuộc (trung bình 1,22
người). Kết quả này có thể làm hạn chế khả
năng chi dịch vụ điều trị Methadone khi các đối
tượng là nguồn lao động chính trong gia đình.


Điều này cần được lưu ý khi thiết kế chương
trình để đảm bảo độ bao phủ và tính bền vững
của chương trình.


Một tỷ lệ nhỏ (<3%) đối tượng có người
sống chung trong gia đình có sử dụng chất gây
nghiện bao gồm cả bố mẹ, vợ, con và anh chị
em. Kết quả này gợi ý cần tư vấn cho đối tượng
để vận động người thân tham gia điều trị
Meth-adone.


Bên cạnh việc sử dụng chất dạng thuốc
phiện, đối tượng nghiên cứu còn sử dụng các
loại chất gây nghiện khác. Do vậy, trong quá
trình điều trị các tư vấn viên cần tư vấn thêm
về tác hại của các chất gây nghiện khác để giúp


tượng nghiên cứu là 9,7 năm, lâu hơn đối tượng
nghiên cứu tại Hà Nội [6], nhưng tương tự như
đối tượng nghiên cứu tại Hải Phịng và thành
phố Hồ Chí Minh [1], [8]. Lý do tái nghiện
phần lớn do bạn bè rủ rê (43,8%) và thèm muốn
ma túy (43,5%). Kết quả này gợi ý cán bộ y tế
tại cơ sở điều trị cần tuân thủ tốt quy trình điều
trị để tăng đủ liều thuốc Methadone cho bệnh
nhân. Khi đã đủ liều thuốc Methadone bệnh
nhân sẽ khơng cịn thèm muốn ma túy và không
sử dụng lại ma túy. Đồng thời, cần tư vấn để đối
tượng nghiên cứu rủ thêm bạn bè cùng tham gia
điều trị Methadone.



Trong nghiên cứu này để trả lời cho mục
tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã chọn chủ đích
các đối tượng bắt đầu tham gia điều trị thay
thế nghiện các chất dạng thuốc phiện tại 3
tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái. Những
bệnh nhân được điều trị trong chương trình là
những người nghiện ma túy đạt được các tiêu
chuẩn tuyển chọn do Bộ Y tế và các cơ quan địa
phương ban hành. Do vậy, những người nghiện
ma túy đang được điều trị Methadone khơng
hồn tồn đại diện cho quần thể những người
nghiện ma túy tại các địa phương nghiên cứu.
Khi chương trình được mở rộng, hoặc khi điều
kiện tuyển chọn thay đổi, việc điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone có
thể có những tác động khơng hồn tồn như
những phát hiện trong nghiên cứu này.


<b>V. KẾT LUẬN</b>



Bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc
Metha-done chủ yếu ở nhóm 30-40 tuổi, đa số tốt
ng-hiệp trung học cơ sở trở lên, hơn một nửa đối
tượng nghiên cứu là dân tộc Kinh, hiện có vợ/
chồng, có việc làm ổn định, sống với gia đình.
Tỷ lệ có các hành vi gây rối trong gia đình giao
động từ 15% đến 50%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

nhân viên y tế tại cơ sở điều trị Methadone cần


có các biện pháp điều trị và tư vấn phù hợp để
mang lại hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
<i><b>Lời cảm ơn</b></i>


Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn
khổ đề tài cấp cơ sở do TS. Phạm Đức Mạnh,
Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS,
Bộ Y tế và PGS.TS. Lê Thị Hương, Viện
trưởng Viện Đào tạo Y học dự phịng và Y tế
cơng cộng, trường Đại học Y Hà Nội đồng chủ
nhiệm thực hiện năm 2014.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



<i>1. Hoang et al., "Impact of a methadone maintenance </i>
therapy pilot in Vietnam and its role in a scaled-up
response”, Harm Reduction Journal, 2015, DOI
10.1186/s12954-015-0075-9


2. Bộ Y Tế , Sổ tay thông tin điều trị Methadone dành
cho người bệnh, Hà Nội, 2011, tr 3-5


3. Bộ Y Tế (2010), "Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone",


pp. 1


<i>4. Nguyen Thi Huynh et al., “Impact of methadone on </i>
the mental health, quality of life and social
intergra-tion of injecting drugs users in Vietnam". Tạp chí y


học thực hành, 2010. Số 742+743: 364-367
5. Wu Z Xiao L, Luo W, Wei X, "Quality of life of


out-patients in methadone maintenance treatment
clin-ics", J Accquir Immune Defic Syndr, 2010, 53(Suppl
1), pp. 116-120


6. Nguyễn Anh Quang, "Mô tả thực trạng cung cấp
dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng thuốc thay
thế methadone can thiệp trong nhóm nghiện chích
ma túy tại thành phố Hà Nội",Báo cáo nghiên cứu
đề tài cấp cơ sở, Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ
Y tế, 2012.


7. Nguyễn Anh Quang, "Đánh giá hiệu quả chương
trình điều trị nghiện thay thế bằng thuốc methadone
tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2013", Báo cáo
nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, Cục phòng chống HIV/
AIDS, Bộ Y tế, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>SOME CHARACTERISTICS OF DRUG USERS STARTING METHADONE </b>


<b>THERAPY IN DIEN BIEN, LAI CHAU AND YEN BAI PROVINCES IN 2014</b>



<b>Nguyen Thi Minh Tam1<sub>, Nguyen Thanh Long</sub>2<sub>, Nguyen Hoang Long</sub>1<sub>, </sub></b>


<b>Nguyen Thi Lan Anh3<sub>, Le Thi Thanh Xuan</sub>4<sub>, Le Thi Huong</sub>4<sub>, Nguyen Huu Thang</sub>4</b>
<i><b>1</b><b><sub>Vietnam Authority for HIV/AIDS Control, Ministry of Health</sub></b></i>


<i><b>2</b><b><sub>Ministry of Health, Hanoi</sub></b></i>



<i><b>3</b><b><sub>National Institute for Hygiene and Epidemiology, Hanoi</sub></b></i>


<i><b>4</b><b><sub>Institute for Preventive Medicine and Public Health, Hanoi Medical University</sub></b></i>


A cross-sectional study was conducted to
describe some characteristics (demography and
using drugs) among drugs users in Dien Bien,
Lai Chau and Yen Bai in 2014. In total, 301 of
study participants were recruited; face-to-face
interviews applied using structured
question-naires. The new methadone treatment patients
were mainly men (only 2 study subjects were
women). The age of the subjects primarily in
the range of 30-40 years old, average age was
35.4. Percentage of study subjects was 57.5%
occupied Kinh. Most of the objects do not
fol-low any religion (92.7%). Over 50% of the
study subjects who lives with wife / husband,
followed by singles, the proportion of
separa-tion / divorce was 14.3%. Most of the study
subjects have graduated junior high school or
high school (> 60%). Only 6 out of 301 people


who participated in the study are government
staff, remaining> 50% were freelance workers
or other workers. More than half of existing
objects permanent jobs (56.8%). The average
income of the above subjects below 3 million
VND per month. Average 1.22 other people
who depend on the object. Most subjects who


lives with his parents, wife/husband or brother/
sister/brother (> 60%). Percentage of subjects
with bad behaviour in their family from 15%
to 50%. The average age of first drug use was
23.9 years, the lowest was 8 years old and 54
years old was highest. Type of substance used
mainly heroin and opium (90%) by injection
veins (62.5%), aspiration (47.5%).


<b>Keywords: characteristics, drug users, </b>


</div>

<!--links-->

×