Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.94 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG </b> Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014-2015
Họ và tên: ... Môn: Ngữ văn lớp 7
SBD: ... Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
<i><b>Câu 1</b><b> (1,0điểm):</b></i>
<i><b> </b></i>Chép lại nguyên văn hai câu thực, hai câu luận ở bài thơ Qua đèo Ngang của bà
Huyện Thanh Quan. Điền đúng các từ trong hai câu thực vào bảng sau sao cho hợp lý.
<b>Tính từ - Vị ngữ</b> <b>Danh từ - Trạng ngữ</b> <b>Danh từ - Số từ - Danh từ</b>
<i><b>Câu 2</b><b> (2,0điểm)</b></i>:<i><b> </b></i>
Trong bài thơ: Tiếng gà trưa nhà thơ Xuân Quỳnh có nhắc đến “ tiếng gà trưa”
nhiều lần. Theo em, lần nhắc thứ tư có điều gì đặc biệt?
<i><b>Câu 3</b><b> (2,0điểm):</b></i>
Cho các thành ngữ: lên thác xuống ghềnh, nghèo rớt mùng tơi, an cư lạc
<b>nghiệp, sơn hào hải vị.</b>
- Giải nghĩa các thành ngữ trên.
- Hãy xếp các thành ngữ đó thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
<i><b>Câu 4 </b></i>(<i><b> 5,0điểm</b></i>): <i><b> </b></i>
Cảm nghĩ về người thân yêu nhất.
HẾT
<b>PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG </b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 7 HỌC KÌ I. </b>
<b>NĂM 2014 – 2015</b>
<i><b>Câu</b></i> <i><b>Nội dung</b></i> <i><b>Điểm</b></i>
<i><b>Câu1</b></i> - Chép đúng bốn câu thơ (sai không quá 2 từ, không tính dấu câu)
<i>- Điền đúng vào bảng sau:</i>
Tính từ - Vị ngữ Danh từ - Trạng ngữ <sub>Số từ - Danh từ</sub>Danh từ -
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
<i><b>(0.5đ)</b></i>
<i><b>(0.5đ)</b></i>
<i><b>Câu2</b></i> - Lần thứ tư là tiếng gà mang tính khái quát và biểu cảm về ba
tiếng gà trước.
- Đó là tiếng gà của niềm hạnh phúc, niềm mơ ước của đứa cháu
được sống bên bà trong những năm tháng của tuổi thơ.
<i><b>(1,0đ)</b></i>
<i><b>(1,0đ)</b></i>
<i><b>Câu3</b></i> - Giải nghĩa được các thành ngữ:
+ lên thác xuống ghềnh: trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm.
+ nghèo rớt mùng tơi: nghèo đến cùng cực.
+ an cư lạc nghiệp: sống yên ổn và làm ăn vui vẻ.
+ sơn hào hải vị: món ăn quý hiếm, sang trọng.
- Xếp nhóm và đặt tên:
Thành ngữ Hán Việt Thành ngữ thuần Việt
An cư lạc nghiệp. Lên thác xuống ghềnh.
Sơn hào hải vị. Nghèo rớt mùng tơi.
<i><b>(0,25đ)</b></i>
<i><b>(0,25đ)</b></i>
<i><b>(0,25đ)</b></i>
<i><b>(0,25đ)</b></i>
<i><b>(1,0đ)</b></i>
<i><b>Câu4</b></i> <b>1.Mở bài: </b>
<b> Giới thiệu về người thân và tình cảm, suy nghĩ chung nhất của</b>
mình về người thân đó.
<b>2. Thân bài: Chọn để kể và miêu tả đặc điểm nổi bật của người</b>
thân để thể hiện những suy nghĩ của mình về người đó (lí giải vì
sao mình có tình cảm đặc biệt như vậy)
- Suy nghĩ về tính nết, phẩm chất tốt đẹp, đáng yêu của người
thân.
- Suy nghĩ về sự gắn bó của mình với người thân trong các thời
điểm: q khứ, hiện tại, tương lai...
3. Kết bài : Khẳng định tình cảm của mình với người thân.
<i><b>(0.5đ)</b></i>
<i><b>(4,0đ)</b></i>
<i><b>(0.5đ)</b></i>
<b>*. BIỂU ĐIỂM:</b>
<b>- Điểm 4.5-5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung cũng như cách thức diến</b>
đạt, tạo được sự đồng cảm và thuyết phục cho người đọc.Trình bày sạch, đẹp ; không
mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
<b>- Điểm 3.5-4: Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn</b>
đạt ở mức độ khá.
<b>- Điểm 2.5-3: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên nhưng diễn đạt còn lúng túng,</b>
mắc lỗi chính tả, dùng từ.
<b>- Điểm 1-2: Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên nhưng chưa biểu cảm, mắc</b>
nhiều lỗi chính tả, dùng từ.