Quy hoạch và phát triển kè bờ sơng Sài Gịn và sơng, kênh nội thành và các giải pháp
để hồn thành cơ bản kè sơng Sài Gịn, sơng và kênh nội thành vào năm 2025
QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN KÈ,
BỜ SÔNG KÊNH RẠCH THÀNH
PHỐ - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ThS. Lưu Văn Tấn
PGĐ. TT Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh
Hiện nay trên thế giới có nhiều lý thuyết và quan điểm khác nhau về
phát triển đô thị: thành phố sống tốt, thành phố toàn cầu, thành phố phát
triển bền vững, thành phố thông minh… và nhiều cách đánh giá khác nhau.
Tuy có nhiều điểm khác biệt, nhưng nhìn chung khi nói đến phát triển đơ
thị người ta đều ln đề cập đến một sự phát triển hài hịa giữa kinh tế, môi
trường và xã hội một cách bền vững với mục tiêu cuối cùng là đời sống cư
dân đô thị phải khá giả hơn lên, sống tiện nghi hơn và hạnh phúc hơn. Tất
cả những tiêu chí này nên là cơ sở tham khảo để có thể đề ra một triết lý
phát triển đơ thị sao cho có sự hài hịa phù hợp giữa tiêu chí văn minh hiện
đại với đặc điểm văn hóa Việt Nam.
Những năm gần đây q trình phát triển đơ thị ở nước ta diễn ra rất
mạnh mẽ, quy mô phát triển của các đô thị thay đổi rất nổi bật. Đây là xu
hướng tất yếu của tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong
đó, Thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình rõ nét nhất với dân số khoảng
8,993 triệu người (01/4/2019), cư nhân sinh sống, làm việc, học tập thực tế
hơn 13 triệu người, tỉ lệ tăng dân số hàng năm trung bình khoảng 2,15%
(trung bình 10 năm), vào khoảng 200.000 dân/năm. Kèm theo đó là các áp
lực về đảm bảo các điều kiện an sinh xã hội, mơi trường, hạ tầng đơ thị…
địi hỏi Thành phố phải không ngừng vận động nhằm đảm bảo điều kiện tốt
nhất cho người dân và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đồng bằng hạ lưu sơng Đồng Nai –
Sài Gịn, giữa khu vực chuyển tiếp từ cực Nam Trung Bộ sang đồng bằng
sông Cửu Long có đặc điểm địa hình đồng bằng thấp là chủ yếu, bề mặt
tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch
dày đặc. Với tổng chiều dài hơn 5.000 km kênh rạch, thành phố có nhiều
ưu thế nhất định để phát triển một đô thị hiện đại, bền vững và tươi đẹp
166
Quy hoạch và phát triển kè bờ sơng Sài Gịn và sơng, kênh nội thành và các giải pháp
để hồn thành cơ bản kè sơng Sài Gịn, sơng và kênh nội thành vào năm 2025
Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị phát triển, hiện đại hàng đầu của Việt Nam, là bộ
mặt, là đại diện cho Việt Nam trong con mắt của bè bạn năm châu. Nhưng chúng ta cũng đều nhìn
nhận một thực trạng trước mắt là một đô thị nhếch nhác với một hạ tầng khơng hồn thiện, ùn tắt là
chuyện hàng ngày, ngập nước thường xun; một thành phố với bầu khơng khí đầy bụi bặm, hơn 80%
nước thải chưa xử lý đổ thẳng ra sông kênh rạch; khu vực nội thành mới và ngoại thành khơng có một
cơng viên đúng nghĩa và ven sông rạch là các ngôi nhà tạm bợ, chênh vênh…
Chúng ta có thật nhiều lý do để đổ lỗi cho các tồn tại trên sau rất nhiều năm vẫn chưa có dấu
hiệu đột phá, dù các chương trình trên của Thành phố đã sắp qua 2 nhiệm kỳ. Có thể là ngân sách dành
cho đầu tư công thật sự eo hẹp do nguồn thu phải dành phần lớn nộp về trung ương; có thể là các
khoản vay đầu tư từ nguồn ODA ngày càng hạn chế, rằng do vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng
.v.v… Nhưng chúng ta cũng cần phải lý giải thật rõ ràng rằng chúng ta mất từ 10 – 15 năm cho một dự
án đầu tư vốn có thời gian thực tế thi cơng chỉ từ 2 – 3 năm; ví như một vài dự án kêu gọi đầu tư, có
hàng chục nhà đầu tư đề xuất nhưng 07 năm qua chưa có dự án nào được phê duyệt báo cáo đề xuất dự
án hay báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Như vậy đâu là câu trả lời cho vấn đề đảm bảo đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội, mơi trường?
Một số dự án đã hồn thành đưa vào sử dụng cũng xứng đáng ghi nhận như dự án Vệ sinh môi
trường Thành phố - Lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè (giai đoạn 1); dự án Cải thiện môi trường nước (giai
đoạn 1) – Lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé – Kênh Đôi – Kênh Tẻ; dự án Nâng cấp đơ thị lưu vực Tân
Hóa – Lò Gốm. Với tổng mức đầu tư mỗi dự án vài trăm triệu đô la Mỹ, đời sống nhân dân trong khu
vực được nâng lên, nhà cửa, hạ tầng được khang trang hơn, đàng hồng hơn. Nhưng, vẫn cịn lại nhiều
vấn đề tranh cãi: Một bộ phận cư dân vốn là các khu nhà ven kênh rạch ô nhiễm được cải tạo nhanh
chóng trở thành những khu nhà mặt tiền view đẹp với giá trị bất động sản tăng phi mã, và nhiều ngơi
nhà ống với hình thù kỳ dị cũng được xây dựng.
Sắp tới đây, Thành phố sẽ không ngừng đầu tư cải tạo mạng lưới sông kênh rạch nhằm cải thiện
vệ sinh môi trường và chỉnh trang đô thị. Để khắc phục những vấn đề tồn tại như trên, cũng như giải
quyết sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư, giảm áp lực ngân sách nhà nước, cần thiết phải mạnh dạn xã hội
hóa và kêu gọi đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân cả trong và ngoài nước.
167
Quy hoạch và phát triển kè bờ sơng Sài Gịn và sơng, kênh nội thành và các giải pháp
để hồn thành cơ bản kè sơng Sài Gịn, sơng và kênh nội thành vào năm 2025
Nhà siêu mỏng, siêu méo khu vực dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Nhà ống khu vực đường dọc kênh Tân Hóa (quận 11) và đại lộ Võ Văn Kiệt (quận 5)
Một ví dụ cụ thể cho con Rạch Xuyên Tâm, thành phố đã có chủ trương thực hiện đầu tư theo
hình thức đối tác cơng tư (PPP), về cụ thể dự án sẽ hình thành thế nào, chúng ta chưa bàn đến, nhưng
nếu có thể chúng ta cố hình dung một hệ thống kênh rạch có vị trí cực đẹp nằm ở khu vực trung tâm
thành phố với dòng nước hiền hòa, ven kênh sẽ là một cung đường rợp bóng cây xanh với nhiều khơng
gian vui chơi giải trí; tiếp theo sẽ là những tòa nhà cao tầng hiện đại; những người dân lâu nay sống
ven kênh và khu vực lân cận vốn thường xuyên sống chung với bệnh tật, ô nhiễm, ngập nước… sẽ
được sinh sống trong những tòa cao ốc ấy với đầy đủ dịch vụ xã hội. Và để được như vậy, việc cải tạo
rạch Xuyên tâm phải gắn liền với việc chỉnh trang sâu rộng hệ thống hạ tầng đô thị ven kênh và khu
vực lân cận. Các nhà đầu tư phải thực sự có đầy đủ về năng lực, cũng như chính quyền thành phố,
người dân phải chấp nhận, đánh đổi, biến cái lạc hậu, bần cùng thành một khu vực hiện đại, phồn vinh
ở tương lai với phí tổn thấp nhất.
168
Quy hoạch và phát triển kè bờ sơng Sài Gịn và sơng, kênh nội thành và các giải pháp
để hồn thành cơ bản kè sơng Sài Gịn, sơng và kênh nội thành vào năm 2025
Đi kèm theo những kết quả đó chính là những nhà đầu tư với năng lực, tâm quyết của mình phải
đi kèm với những quyền lợi, lợi ích nhất định. Chính sách phải đảm bảo cho quyền lợi và lợi ích đó đủ
lớn để họ vượt qua những chướng ngại, rủi ro đầu tư và mang lại hiệu quả thiết thực cho mình, và đi
kèm đó là hiệu quả cho tồn xã hội, đó là ngun tắc cuộc chơi.
Và để những lợi thế từ mạng lưới sông kênh rạch mang lại cho Thành phố những nguồn lợi từ
tiềm năng của mình, cần thiết cần phải có những chủ trương, chính sách và hành lang pháp lý hiệu quả
đi kèm; cần có bộ máy làm việc chăm chỉ mà nhanh nhẹn, đơn giản mà hiệu quả, mạnh mẽ mà đúng
đắn, tất cả chính là từ quyết sách của chính quyền các cấp từ quy hoạch đơ thị:
1. Nghiên cứu, quy hoạch phát triển bờ kè sông kênh rạch thành phố có chiều sâu với khơng
gian mở rộng theo xu hướng tận dụng tối đa lợi thế về tiềm năng và yếu tố tự nhiên, hướng tới mục
tiêu “Văn minh, hiện đại, sinh thái và bền vững”;
2. Tầm nhìn quy hoạch phải đủ dài, chất lượng quy hoạch đủ cao để không phải liên tục điều
chỉnh, xé nát, gây nhiều hệ lụy cho thế hệ đời sau;
Quy hoạch phát triển sẽ thay đổi theo thời gian, nó phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của con
người và trình độ phát triển của khoa học cơng nghệ. Vì thế, để công tác quy hoạch đem lại hiệu quả
cho thực tiễn phát triển là công việc cần được xem xét thường xuyên và nghiên cứu nghiêm túc. Có
thể nói, tầm nhìn, chất lượng quy hoạch và quản lí quy hoạch vừa là nguyên nhân, vừa là bài học sâu
sắc, đắt giá cho công tác chỉ đạo, điều hành của chúng ta trong thời gian qua và cả trong tương lai.
169