TUẦN 15
Ngày soạn: 04 - 12 - 2010
Ngày dạy: thứ hai ngày 06 - 12 - 2010
Tập đọc : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
(Hà Đình Cẩn)
I. Mục tiêu :
- Đọc : + Đọc đúng : Chư Lênh, lũ làng, Y Hoa, Già Rok.
+ Đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu : + Từ ngữ : buôn, nghi thức, gùi.
+ ND bài : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được
học hành. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
- Giáo dục HS biết kính yêu thầy cô giáo, ham học tập.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ bài học SGK phóng to.
- Ghi sẵn đoạn văn (đoạn 3) luyện đọc.
III. Lên lớp:
1. Bài cũ : Gọi 2 HS đọc TL những khổ thơ em yêu thích bài Hạt gạo làng ta.
? Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân ?
? Hạt gạo được làm nên từ những gì ?
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
+ Hướng dẫn HS luyện đọc. Một 1HS đọc toàn bài .
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. Chia làm 4 đoạn như sau:
Đ1: Từ đầu đến... dành cho khách quý. Đ2: Tiếp đến .... sau khi chém nhát dao.
Đ3 : Tiếp đến ... đến xem cái chữ nào! Đ4 : Phần còn lại.
- HS đọc, GV khen những em đọc đúng, kết hợp sửa lỗi cho HS.
- Đến lượt đọc lần 2, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó : HS đọc thầm chú giải và
các từ mới ở cuối bài đọc (buôn, nghi thức, gùi) giải nghĩa các từ ngữ đó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc lại bài.
- GV đọc mẫu.
+ Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi:
? Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ?(…để mở trường dạy học)
? Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo như thế nào ? (…rất trang trọng và thân tình.
Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô
giáo suốt từ đầu cầu thang ... thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn)
? Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý « cái chữ » ?
(…mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng
phắc xem Y Hoa viết, Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo)
? Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào ? (Cô giáo Y
Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho
mọi người xem cái chữ)
? Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ? (…người
Tây nguyên ham học, ham hiểu biết/muốn cho con em mình biết chữ ... )
? Nêu nội dung bài ? (HS phát biểu – GV chốt ghi nội dung bài)
- Vài HS nhắc lại.
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV mời 4 HS đọc nối tiếp bài văn, GV hướng dẫn các em thể hiện giọng đọc và thể
hiện diễn cảm nội dung từng đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV đọc mẫu. HS luyện đọc diễn cảm . HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò :
? Qua bài học em hiểu thêm được điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc trước bài : Về ngôi nhà đang xây.
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp HS biết :
- Chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn liên quan đến chia một số thập phân cho
một số thập phân. HS làm được bài 1(a,b,c), bài 2(a), bài 3
- Giáo dục học sinh học tập tốt bộ môn.
II. Lên lớp :
1. Bài cũ :
- GV yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp :
28,5 : 2,5 ; 29,5 : 2,36
- Sau đó gọi 1 HS nêu kết quả – lớp nhận xét, GV và lớp chốt kết quả đúng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Luyện tập
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập : 1(a,b,c), bài 2(a), bài 3 SGK trang 72 ; em nào xong
làm tiếp những bài còn lại
Bài 1 : - 1em nêu yêu cầu : Đặt tính rồi tính :
- HS làm bài vào vở nháp, GV theo dõi, hướng dẫn cho một số HS nhóm C. GV cho 2
em lên bảng trình bày, GV và lớp chốt lại kết quả đúng.
a. 17,55 : 3,9 = 4,5 b. 0,603 : 0,09 = 6,7
c. 0,3068 : 0,26 = 1,18 d. 98,156 : 4,63 = 21,2
Bài 2 : - 1 em nêu yêu cầu :
? Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì ? (... tìm x.)
a. x
×
1,8 = 72 b. x
×
0,34 = 1,19
×
1,02 c. x
×
1,36 = 4,76
×
4,08
x = 72 : 1,8 x
×
0,34 = 1,2138 x
×
1,36 = 19,4208
x = 40 x = 1,2138 : 0,34 x = 19,4208 : 1,36
x = 3,57 x = 14,28
- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó làm vào vở, 3 em lên bảng trình bày. Lớp và GV
nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3 : 1 em đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở, 1 em trình bày trên bảng. Lớp và GV nhận
xét, chốt kết quả đúng.
Bài giải :
Một lít dầu hoả cân nặng là :
3,952 : 5,2 = 0,76 ( kg)
Số lít dầu hoả có là :
5,32 : 0,76 = 7 ( lít )
Đáp số : 7 lít
Bài 4 (Nhóm A) : HS đọc đề toán.
? Để tìm số dư của 218 : 3,7 chúng ta phải làm gì ?( ... thực hiện phép chia 218 : 3,7)
? Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào ?( ...đến khi lấy được 2
chữ số ở phần thập phân)
- HS đặt tính và tính, 1 em lên bảng làm.
2180 3,7
330 58,91
340
070
33
? Vậy nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì số dư của phép chia
218 : 3,7 là bao nhiêu ? (Nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì
218 : 3,7 = 58,91 (dư 0,033)
- GV chấm - chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò :
- Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào ?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm BT 1,2,3,4 tr.87 ở VBT. Bài sau : Luyện tập chung
Chính tả (nghe - viết) : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được bài tập chính tả BT (2b ; 3b) phân biệt tiếng có thanh hỏi / thanh ngã.
- Giáo dục HS viết đúng chính tả, có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Viết sẵn bảng phụ bài tập 2b, 3b.
III. Lên lớp:
1. Bài cũ : - GV gọi 1 HS làm bài tập 2b tiết trước.
- GV kiểm tra VBT 1số em, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- GV đọc đoạn văn cần viết trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo, cả lớp theo dõi
trong SGK.
+ Tìm hiểu nội dung đoạn viết :
? Đoạn văn cho em biết điều gì ? (Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên
đối với cô giáo và cái chữ).
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- GV cho HS viết một số từ HS dễ viết lẫn vào vở nháp.
- GV nhắc nhở một số từ các em dễ viết sai chính tả (Y Hoa, bỗng, gùi, quỳ, lồng
ngực, phăng phắc, ...)
- HS gấp SGK, GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc cho HS dò lại bài.
- GV chấm 9 em. HS còn lại từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm BT 2b
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức mỗi đội 5 em (4 đội) lần lượt lên bảng viết nhanh
từ tìm được. VD về các từ :
+ bỏ (bỏ đi) – bõ (bõ công) + chảo (cái chảo) – chão (dây chão)
+ bẻ (bẻ cành) – bẽ (bẽ mặt) + dải (dải băng) – dãi (dãi yếm)
+ cải (rau cải) – cãi (tranh cãi) + đổ (đổ xe) – đỗ (thi đỗ)
+ cổ (cổ áo) – cỗ (ăn cỗ) + mở (mở cửa) – mỡ (lọ mỡ)
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 3 b.
- HS làm việc theo nhóm ; trình bày kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
- Cả lớp và GV nhận xét.
(Thứ tự: tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ)
- Một HS đọc lại câu chuyện sau khi đã điền đầy đủ các tiếng thích hợp.
? Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào ?(Cậu bé học dốt nhưng lại vụng chèo, khéo
chống)
? Em hãy tưởng tượng xem ông sẽ nói gì sau lời bào chữa của cháu ? (Thằng bé này
lém quá !/ Cháu đúng là vụng chèo, khéo chống./ Vậy, sao các bạn cháu vẫn được
điểm cao ?)
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- HS nhớ lại những từ ngữ đã ôn luyện để không viết sai chính tả.
- Bài sau : Về ngôi nhà đang xây.
Đạo đức : TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2)
I. Mục tiêu :
- Thực hành thành thạo ý thức, hành vi quan tâm, chăm sóc phụ nữ, tôn trọng phụ nữ,
không có khái niệm trọng nam, khinh nữ trong cuộc sống hàng ngày.
- Đối xử bình đẳng và công bằng với phụ nữ.
- HS thực hành hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng
ngày. HS khá, giỏi biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ. Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em
gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- Giáo dục HS kĩ năng giao tiếp và kĩ năng ra quyết định thực hiện hành vi : quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. Lên lớp:
1. Bài cũ :
? Nêu những đóng góp của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ?
? Chúng ta cần biểu hiện thái độ tôn trọng phụ nữ như thế nào ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Tôn trọng phụ nữ
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Hoạt động 1: Xử lí tình huống (Bài tập 3, SGK)
- GV chia HS 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận các tình huống ở bài
tập 3 SGK.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
+ Tình huống 1 : Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần xem khả năng tổ chức
công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong việc. Nếu Tiến có khả năng thì có
thể chọn bạn ấy, không nên chọn Tiến chỉ vì lí do là bạn trai.
Nhóm em chọn cách giải quyết như vậy vì : Trong XH, con trai hay con gái đều
bình đẳng như nhau.
+ Tình huống 2 : Em sẽ gặp riêng bạn Tuấn và phân tích cho bạn hiểu phụ nữ
hay nam giới đều có quyền bình đẳng như nhau. Việc làm của bạn là thể hiện sự
không tôn trọng phụ nữ. Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn
nên lắng nghe ý kiến của các bạn nữ.
? Cách xử lí của các nhóm đã thể hiện được sự tôn trọng và quyền bình đẳng của phụ
nữ chưa ? (HS trả lời)
*GV kết luận : Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức
công việc và khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc…
- Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
+ Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
*GV kết luận : - Ngày 8 - 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
- Ngày 20 - 10 là ngày phụ nữ Việt Nam.
- Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành
riêng cho phụ nữ.
+ Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (Bài tập 5, SGK)
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em
yêu mến, kính trọng.
- GV tổ chức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn.
- Tuyên dương.
*GV : Qua các câu chuyện, bài hát ... các em đã cho các bạn khoảng thời gian thú vị
và bổ ích.
? Em hãy nêu suy nghĩ (tình cảm) của em về người phụ nữ VN ? (Phụ nữ VN kiên
cường, gan dạ, giàu nghị lực, giỏi việc nước đảm việc nhà ...)
? Họ đã có những đóng góp như thế nào cho xã hội, cho giáo dục. Hãy lấy VD ? (Họ
đã đóng góp rất nhiều cho gia đình, cho HS trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và cải
tổ đất nước)
3. Củng cố, dặn dò :
? Qua bài học em có suy nghĩ gì ?
- 1 HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau : Hợp tác với những người xung quanh.
Ngày soạn: 04 - 12 - 2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 07 - 12 - 2010
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Thực hiện các phép tính với số thập phân.
- So sánh các số thập phân.
- Vận dụng để tìm x. (HS làm được bài 1 (a,b,c), Bài 2 (cột 1); bài 4 (a,c))
- Giáo dục HS có ý thức tự giác trong học tập.
II. Lên lớp :
1. Bài cũ:
- GV gọi 1em lên bảng : Tính giá trị của biểu thức : 8,31 – (64,784 + 9,999) : 9,01
- Lớp làm vào vở nháp. Cả lớp và GV chữa bài trên bảng, chốt kết quả đúng.
- GV chấm vở BT ở nhà một số em - nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài Luyện tập chung
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Học sinh làm bài 1 (a,b,c); bài 2 (cột 1); bài 4 (a,c). Em nào xong làm tiếp những bài
còn lại.
Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài, nêu cách làm, GV gọi 4 em lên bảng thực hiện.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở. GV gọi một số em nối tiếp nêu kết quả.
- GV và lớp chữa bài trên bảng. Chốt kết quả đúng.
a. 450,07 b. 30,54 c. 107,08 d. 35,53 ? Nêu cách làm của em?
Bài 2 :
? Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì ? (Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm – so sánh các
số). GV hướng dẫn.
- ? Để thực hiện được phép so sánh trước hết chúng ta phải làm gì ? (... chuyển hỗn số
thành số thập phân)
- HS làm viêc cá nhân. 1em lên bảng trình bày. GV và lớp nhận xét, chốt kết quả
đúng.
Bài 3 (Nhóm A) : Em hiểu yêu cầu của bài toán như thế nào ? (Để giải quyết yêu cầu
của bài toán ta cần : Thực hiện phép chia đến khi lấy được 2 chữ số ở phần thập phân
của thương. Xác định số dư của phép chia). Tức là :
+ Tìm số dư của phép chia, nếu chỉ lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương.
- GV yêu cầu HS làm vào vở nháp. Sau đó gọi 1 HS lên bảng trình bày :
a. 6,251 : 7 = 0,89 (dư 0,021) b. 33, 14 : 58 = 0,57 (dư 0,08)
c. 375,23 : 69 = 5,43 (dư 0,56)
Bài 4 : HS nêu yêu cầu.
? x là thành phần nào ? HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân vào vở. 2 em lên bảng thực hiện.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất bài làm đúng :
a. 0,8
×
x = 1,2 x 10 c. 25 : x = 16 : 10 d. 6,2
×
x = 43,18 + 18,82
0,8
×
x = 12 25 : x = 1,6 6,2
×
x = 62
x = 12 : 0,8 x = 25 : 1,6 x = 62 : 6,2
x = 15 x = 15,625 x = 10
+ Giáo viên chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
? Muốn thử lại phép chia có dư ta làm thế nào ?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm lại các bài tập bị làm sai. Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ : HẠNH PHÚC
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ
chứa tiếng phúc (BT2, BT3).
- Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
- Giáo dục HS tình cảm yêu thương, đoàn kết để giữ cho gia đình hạnh phúc.
II. Chuẩn bị: Viết sẵn bài tập 1,4. Từ điển Tiếng Việt.
III. Lên lớp:
1. Bài cũ: - Một, hai HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa ở BT3 tiết trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập : trong 3 ý đã cho, có thể có ít nhất 2 ý thích
hợp ; các em phải chọn 1 ý thích hợp nhất
- HS là việc độc lập.
? Em chọn ý nào ? Vì sao ?
- Vài HS trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Ýb : Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
- GV cho HS nối tiếp đặt câu có từ hạnh phúc. VD :
Em rất hạnh phúc vì mình đạt danh hiệu HS giỏi.
Gia đình em sống rất hạnh phúc.
Mẹ em mỉm cười hạnh phúc khi thấy bố em đi công tác về.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu BT.
? Bài tập này yêu cầu gì ? (Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc)
- HS làm việc theo nhóm 4. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận :
+ Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc : sung sướng, may mắn.
+ Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc : bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực, ...
? Em hãy đặt câu với các từ vừa tìm được ? (HS nói câu mình đặt) VD:
Cô ấy rất may mắn trong cuộc sống.
Tôi sung sướng reo lên khi được điểm 10.
Chị Dậu thật khốn khổ.
Cô Tấm có lúc phải sống một cuộc sống cơ cực, ...
Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi theo nhóm làm vào vở bài tập ; GV hướng dẫn HS tìm từ đồng nghĩa và
trái nghĩa hoặc đặt câu với từ các em vừa tìm được để các em hiểu nghĩa của từ ngữ
mà không phải giải thích dài.
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV ghi bảng.
Chẳng hạn: phúc ấm, phúc bất trùng lai, phúc đức, phúc hậu, phúc lợi, phúc lộc,
phúc phận, phúc thần, phúc tinh, phúc trạch, vô phúc, có phúc, ...
Bài tập 4 : 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm lại bài tập đưa ra ý kiến của mình, tranh luận với bạn.
? Trong các yếu tố đó, theo em yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo nên một gia đình
hạnh phúc ? Vì sao ?
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét.
*GV kết luận : Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh
phúc nhưng mọi người sống hòa thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hòa thuận thì
gia đình không thể sống hạnh phúc.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- HS nhớ những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc. Có ý thức góp phần tạo
nên niềm hạnh phúc trong gia đình mình.
- Về nhà hoàn thành các bài tập ở VBT. Chuẩn bị bài: Tổng kết vốn từ.
Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
* Rèn kĩ năng nói :
- Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình
chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK.
* Rèn kĩ năng nghe :
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. HS khá,
giỏi kể được một câu chuyện ngoài SGK.
- Giáo dục HS có ý thức xây dựng cuộc sống giàu đẹp, hạnh phúc.
II. Chuẩn bị:
- HS và GV chuẩn bị chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo,
lạc hậu, ...
III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- 1HS kể lại 1,2 đoạn trong câu chuyện Pa-xtơ và em bé.
? Nêu ý nghĩa câu chuyện ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS kể chuyện và hiểu yêu cầu đề bài.
- Một HS đọc đề bài, GV gạch chân dưới những từ cần chú ý : Hãy kể một câu chuyện
đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu,
vì hạnh phúc của nhân dân.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình định kể. VD :
Tôi xin kể câu chuyện về câu Trâm. Cô đã giàu lòng nhân ái, nuôi hơn 20 trẻ
em nghèo, lang thang. Câu chuyện về cô tôi đọc trên báo phụ nữ.
Tôi xin kể câu chuyện về một anh sinh viên tình nguyện lên tham gia dạy mù
chữ ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái. Câu chuyện về anh tôi đã có dịp xem trên ti
vi, ...
c. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc có thể trả lời câu hỏi của
cô giáo, của các bạn về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện.
? Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện ấy ?
? Câu chuyện muốn nói lên điều gì ?
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Khoa học: THỦY TINH
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS :
- Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
- Nêu được công dụng của thủy tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.
- Giáo dục HS luôn có ý thức giữ gìn vật dụng trong nhà.
II. Chuẩn bị : - Hình và thông tinh trang 60, 61 SGK.
III. Lên lớp :
1. Bài cũ: ? Nêu tính chất và công dụng của xi măng ?
? Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài Thuỷ tinh
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- HS làm việc theo cặp.
- HS quan sát hình trang 60 SGK và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời
nhau theo cặp.