Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học khẩu ngữ tiếng Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.01 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1. MỞ ĐẦU</b>


Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009,
tr.1329), trò chơi là “hoạt động bày ra để vui chơi,
giải trí”. Trị chơi sẽ giúp học sinh có thêm động lực
để học hỏi, nâng cao hứng thú học tập, giúp học sinh
phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ, đồng thời nâng
cao hiệu quả giảng dạy trong lớp học. Vì vậy, việc sử
dụng trò chơi dạy học trong giảng dạy ngoại ngữ, đặc
biệt trong dạy khẩu ngữ ngày càng trở nên phổ biến.
Vậy thì trị chơi dạy học là gì? Theo lý luận dạy học,
trò chơi dạy học là một loại hoạt động dạy học tập
trung vào các mục tiêu giảng dạy, lấy hình thức trị
chơi để tiếp cận với giảng dạy, làm cho sinh viên trong
sự cạnh tranh khốc liệt, vơ tình học được nội dung


<b>VI THỊ HOA*</b>


*<sub>Đại học Thái Nguyên, </sub><sub>✉</sub><sub> </sub>


SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DẠY HỌC


TRONG DẠY HỌC KHẨU NGỮ



TIẾNG TRUNG QUỐC


<b>TĨM TẮT</b>


Trị chơi dạy học là những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học. Trong
dạy khẩu ngữ, sử dụng trò chơi dạy học là một trong những phương pháp dạy học luôn gây nhiều
hứng thú cho người học, rất phù hợp và ln mang lại hiệu quả cao. Trị chơi dạy học được sáng
tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy
học, đặc biệt là của lý luận dạy học các môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng, mục


tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như
những giờ học truyền thống. Dưới góc độ giáo dục học, thơng qua nghiên cứu cơ sở lý luận của
trò chơi dạy học, tác giả xin trình bày bốn tác dụng ưu việt của việc sử dụng trò chơi dạy học trong
dạy học khẩu ngữ. Đồng thời giới thiệu một số hình thức trị chơi dạy học thường dùng trong dạy
học khẩu ngữ tiếng Trung Quốc.


<b>Từ khóa</b>: khẩu ngữ, tiếng Trung Quốc, trò chơi dạy học.


giảng dạy, nhưng không phải là đưa vào một cách đơn
độc, mà cần phải tìm ra điểm giao cắt giữa dạy học
và trị chơi, có sự thống nhất hữu cơ giữa dạy học và
trò chơi, khiến cho sinh viên vui vẻ lĩnh hội kiến thức
trong q trình học. Trị chơi dạy học có thể làm cho
một buổi học từ tẻ nhạt đơn điệu trở thành một cuộc
giao tiếp tự nhiên, có chủ đích, từ đó nâng cao hiệu
suất dạy học và tố chất giáo dục.


<b>2. QUAN NIỆM VỀ TRỊ CHƠI DẠY HỌC</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

những trị chơi đó có chứa đựng các yếu tố dạy học.


(Покровский, Е.А, 2010)


Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu về trò chơi dạy
học của các nhà nghiên cứu Xô Viết, tác giả Trương
Thị Xuân Huệ (2004) khẳng định rằng, trị chơi dạy
học được hiểu là trị chơi có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi
dạy học là trị chơi có nội dung và luật chơi cho trước
do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ.



Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng (2002), những
trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp
để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên
tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức,
hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và
lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy
và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi
ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật,
khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất,
tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học
sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học.


Trên đây là những quan niệm khác nhau về trị
chơi dạy học. Có thể thấy, trong lý luận dạy học, tất
cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương
pháp, hình thức tổ chức và luyện tập ... khơng tính đến
nội dung và tính chất của trị chơi thì đều được gọi là
trò chơi dạy học.


<b>3. ƯU THẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI </b>
<b>DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC KHẨU NGỮ </b>
<b>TIẾNG TRUNG QUỐC</b>


Trong các giờ giảng khẩu ngữ, để nâng cao hiệu
suất học tập của sinh viên, điều đó ln phải đi đôi
với một phương pháp dạy học phù hợp. Trị chơi dạy
học có thể điều chỉnh tính tích cực học tập của sinh
viên hiệu quả nhất, khơi gợi hứng thú học tập của sinh
viên, có tác dụng đặc thù đối với việc giảng dạy khẩu
ngữ tiếng Trung Quốc.



<b>3.1. Làm sơi nổi bầu khơng khí trong lớp học, </b>
<b>tăng thêm hứng thú học tập cho sinh viên</b>


Trò chơi dạy học cũng giống như bất kỳ mọi trị
chơi đều có sức lan tỏa và sức hấp dẫn rất lớn, có thể
tiết chế được tình cảm, thúc đẩy hoạt động tư duy của
sinh viên, khắc phục cảm giác căng thẳng, khiến cho
sinh viên nảy sinh mong muốn chủ động được nói.
Trị chơi dạy học ni dưỡng trí tưởng tượng của sinh
viên, mà trí tưởng tượng là nhân tố quan trọng thúc
đẩy ngơn ngữ mang tính sáng tạo. Dạy khẩu ngữ tiếng
Trung trên lớp, luyện tập nhiều lần, sẽ có ảnh hưởng
tích cực đến việc học tập. Cịn trị chơi dạy học lại lấy
hình thức trị chơi đưa ra các nhiệm vụ ngồi ngơn
ngữ, khiến cho sinh viên cảm thấy tiếng Trung Quốc
thực sự là cơng cụ giao tiếp, có mối quan hệ mật thiết
tương quan đến hiện thực cuộc sống, từ đó nâng cao
nhận thức với tiếng Trung Quốc, làm cho việc học
tiếng Trung Quốc có ý nghĩa thiết thực.


<b>3.2. Nâng cao sức sáng tạo và trí tưởng tượng </b>
<b>của sinh viên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3.3. Có thể nâng cao năng lực khẩu ngữ cho </b>
<b>sinh viên </b>


Nếu ta triển khai các hoạt động trị chơi trong dạy
học trên lớp học thì đại đa số sinh viên sẽ chủ động
hịa mình vào mơi trường tiếng Trung Quốc, từ đó có


thể mạnh dạn nói tiếng Trung Quốc, dần dần nâng cao
năng lực tổ chức ngơn ngữ. Ví dụ: Học đến bài “ Giới
thiệu về bản thân”, chúng tôi sử dụng trò chơi “phân
vai diễn” (role play) để sinh viên luyện tập, các em
từng người nhập vai các nhân vật làm các ngành nghề
thuộc nhiều lứa tuổi trong xã hội, cùng gặp nhau trong
một đoàn đi du lịch, giới thiệu làm quen với nhau, mở
đầu là người hướng dẫn viên của đoàn, lần lượt giới
thiệu cho đến hết đoàn. Với thờigian ngắn để chuẩn
bị, rất nhanh chóng, sinh viên hăng hái, sử dụng các
cách giới thiệu khác nhau để làm quen, các em đều
cố gắng được nói, được giới thiệu về bản thân mình.
Khơng khí học tập trên lớp rất sơi nổi, sinh viên tích
cực hăng say, khơng những được luyện tập củng cố
kiến thức trong sách vở, mà cịn có thể giảm bớt đi
những khó khăn, trở ngại trong học tập ngôn ngữ, làm
tiêu tan đi những cảm giác căng thẳng, ngại ngùng
thường xuất hiện trong q trình học khẩu ngữ. Từ đó
năng lực nói của sinh viên được rèn luyện và nâng cao.


<b>3.4. Có lợi cho sự dung hịa các mối quan hệ </b>
<b>giao tiếp</b>


Trò chơi dạy học có thể cải thiện mối quan hệ
thầy trò, rút ngắn khoảng cách thầy trò, tạo lòng tin và
cảm giác gần gũi giữa thầy và trò. Người thầy với tư
cách là nhà tổ chức, người tham mưu bình dị gần gũi
để dẫn dắt và tiến hành trò chơi một cách thuận lợi,
dần dần sẽ cảm hóa được sinh viên, để có thể đạt được
mục đích giảng dạy và mục tiêu giáo dục một cách tốt


nhất, nâng cao hơn nữa vị trí và uy tín của người thầy
trong lịng sinh viên. Ngồi ra, trị chơi dạy học thơng
thường là các hoạt động tập thể, nó yêu cầu giữa các
thành viên trong tập thể đó cần phải có sự tương tác
qua lại, giao tiếp với nhau, tôn trọng lẫn nhau và hợp
tác với nhau. Trong trò chơi mọi người cùng nhau lĩnh
hội các ý đồ giao tiếp của đối phương, đồng thời cũng
nỗ lực để đối phương hiểu mình, đồng tâm hiệp lực để


đối với việc xây dựng mối quan hệ giữa các bạn học
trong lớp với nhau, và cũng có lợi cho sự đoàn kết hỗ
trợ lẫn nhau của tập thể lớp.


<b>4. MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÒ CHƠI </b>
<b>THƯỜNG DÙNG TRONG DẠY HỌC KHẨU </b>
<b>NGỮ TIẾNG TRUNG QUỐC</b>


Trị chơi ngồi chức năng giải trí, bản thân nó
cũng mang chức năng học tập. Trong quá trình giảng
dạy khẩu ngữ tiếng Trung Quốc, chúng tôi căn cứ vào
mục đích, yêu cầu của từng bài học, đặc điểm của các
nhóm mơn học và tính cách của mỗi giảng viên để lựa
chọn trò chơi dạy học. Dưới đây chúng tơi xin trình
bày một số hình thức trị chơi dạy học mà giảng viên
chúng tơi thường sử dụng trong các giờ dạy học khẩu
ngữ tiếng Trung Quốc.


<b>4.1. Hình thức học tập</b>
<i><b>4.1.1. Hình thức ôn luyện</b></i>



Hình thức này thường được sử dụng giảng dạy
khẩu ngữ ở trình độ sơ cấp và trung cấp. Trong các giờ
học khẩu ngữ, tỷ trọng sinh viên tiến hành luyện tập
thường nhiều hơn giảng viên giảng dạy, cũng chính
trong khi ơn luyện này mà sinh viên mới có thể vận
dụng được các kiến thức đã học được để luyện tập
nói, đồng thời rèn luyện và nâng cao kỹ năng nói.
Kiến thức trong mỗi bài đều liên quan đến các điểm
ngôn ngữ, nhưng trong thời gian hạn hẹp của các tiết
học trên lớp, giảng viên thông thường sẽ chỉ lựa chọn
những điểm khó và trọng tâm của bài để tiến hành
luyện tập cho sinh viên. Trị chơi dạy học theo hình
thức ôn luyện này chú trọng vào luyện tập các điểm
khó ngữ pháp và trọng điểm của bài học, giúp sinh
viên giảm bớt căng thẳng, quên đi nó là điểm khó và
trọng điểm, mà đó chỉ là những điểm ngôn ngữ thú vị,
dễ luyện tập, dễ ghi nhớ.


<i><b>4.1.2. Hình thức hỏi đáp</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hình thức hỏi đáp cũng là một trong những hình thức
luyện tập và kiểm tra nhằm vào từng điểm ngơn ngữ
hiệu quả nhất. Hình thức này có thể sử dụng ở cả ba
trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Thơng thường
thì giảng viên hỏi sinh viên trả lời, nhưng cũng có thể
thiết kế giảng viên cùng tham gia vào trò chơi giảng
viên hỏi sinh viên trả lời và ngược lại.


<b>4.2. Hình thức giải trí</b>
<i><b>4.2.1. Hình thức đố</b></i>



Hình thức đố bao gồm: đốn câu đố, đố chữ Hán,
nhìn vật đốn từ, sắp xếp các chữ Hán cho sẵn thành
từ mới ...


Là hình thức đơn giản dễ chuẩn bị, có thể áp
dụng cho các trình độ sơ cấp, trung cấp và cả cao cấp,
thường được sử dụng giảng dạy khẩu ngữ ở trình độ
sơ cấp. Sinh viên thường rất hiếu kỳ và có hứng thú
đối với những cái mình chưa biết, thích khiêu khích
thách đấu, điều đó khiến cho sinh viên luôn ở tâm thái
phấn chấn để học tập, tích cực tham gia hoạt động trị
chơi và ni dưỡng cảm giác chiến thắng.


<i><b>4.2.2. Hình thức thi đấu</b></i>


Hình thức thi đấu có thể chia nhóm nhỏ thi đấu,
cũng có thể chia thành 2 nhóm lớn tiến hành thi đua
tranh đấu, nhóm nào hồn thành khối lượng cơng việc
nhiều hơn, nhanh hơn, nhóm đó chiến thắng.


Hình thức trị chơi này thường áp dụng cho các
nhóm mơn học khẩu ngữ ở trình độ cao hơn (trung
cấp, cao cấp). Giảng viên căn cứ vào mục tiêu giảng
dạy, tiến hành thiết kế trị chơi. Trị chơi phải có sự
cạnh tranh, ganh đua mới khơi gợi được sự hứng thú,
kích thích ý chí chiến đấu của sinh viên. Ví dụ: Chia
thành các nhóm nhỏ thi đấu, sinh viên trong khi chơi
đều mong muốn chiến thắng, vì vậy mà vơ cùng quan
tâm đến kết quả cuộc chơi, tập trung chú ý cao độ,


khiến cho hiệu quả học tập cao hơn. Trò chơi dạy học
lại biết lợi dụng sự hứng thú gián tiếp của sinh viên
là sự quan tâm đến kết quả cuộc thi, để từng bước đạt
được mục đích nắm vững tri thức tiếng Trung Quốc.
Tính hiếu thắng của sinh viên cao, vinh quang tập thể
và ý thức cạnh tranh cũng mạnh mẽ, việc lựa chọn


hình thức trị chơi với các hoạt động thi đấu tại lớp
một cách phù hợp, khơng những có thể làm sơi nổi
bầu khơng khí lớp học, mà cịn có thể điều chỉnh được
tính tích cực và chủ động của sinh viên, nâng cao hiệu
quả học tập trên lớp.


<i><b>4.2.3. Hình thức vui chơi vui học </b></i>


Mục đích của dạy học khẩu ngữ tiếng Trung
Quốc, đầu tiên phải kể đến sự khơi gợi hứng thú cho
sinh viên, làm cho sinh viên nảy sinh tinh thần học
tập vui vẻ, thoải mái. Tính thú vị là đặc trưng cơ bản
của trò chơi dạy học khẩu ngữ tiếng Trung, đồng thời
cũng xem xét đến các đặc điểm tâm lý hiếu kỳ, hiếu
thắng, ham chơi của sinh viên. Các trò chơi dạy học
được sử dụng tại lớp phải mới mẻ, có sức lôi cuốn hấp
dẫn, thu hút được sự hứng thú của sinh viên. Ví dụ:
trị phân vai diễn (role play) là việc để cho sinh viên
tập cách diễn lại các nội dung đã học trong giáo trình
bằng cách phân vai cho sinh viên sau mỗi bài.Trên
lớp học, giảng viên có thể mời một vài em sinh viên
lên tập diễn, tất cả đều phải nói bằng tiếng Trung, sau
khi diễn xong, các bạn khác trong lớp cũng có thể


đưa ra ý kiến góp ý, thậm chí cho điểm để tìm ra ai là
người giỏi nhất, để trao phần thưởng. Hình thức vui
chơi này có thể tạo ra môi trường học tiếng Trung
Quốc ưu việt cho sinh viên.


<b>5. KẾT LUẬN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Tài liệu tham khảo:</b>


1. Trương Thị Xuân Huệ (2004), Xây dựng và sử
<i>dụng trò chơi phát triển nhằm hình thành biểu tượng </i>
<i>tốn ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi, Luận án tiến sĩ Giáo </i>
dục, Hà Nội.


2. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại -
<i>Lý luận, biện pháp, kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia, </i>
Hà Nội.


3. Hoàng Phê (2009), <i>Từ điển tiếng Việt, NXB </i>
Đà Nẵng, Đà Nẵng.


4. Wilbert J. McKeachie (2003), Những thủ thuật
<i>trong dạy học các chiến lược, nghiên cứu lý luận về </i>
<i>dạy học dành cho các giảng viên Đại học & Cao </i>
<i>đẳng, Dự án Việt- Bỉ, Hà Nội.</i>


5. Покровский, Е.А (2010)<i>, Русские </i>


<i>детские </i> <i>игры: </i> <i>Жребий, </i> <i>хороводы, </i>
<i>символические игры,</i> Е.А. Покровский. – СПб,


Издательство Речь.


6. 孙军红 (2013),游戏法在对外汉语口语课堂
的应用研究,硕士学位论文,辽宁师范大学.


<b>USING LANGUAGE GAMES IN SPEAKING CLASSES OF CHINESE</b>


<b>VI THI HOA</b>


<b>Abstract: Teaching games or educational game, are selected and employed directly in teaching. </b>
In teaching games are one of appropriate and efficient teaching methods that have highly
motivated learners. Teaching games have been invented and utilized by teachers and adults based
on recommendations of teaching rationale, particularly that of specific subjects. Referring theory,
ideas and objects of teachers, they are one of educational activities that are not subject to rigid
rules in traditional classes. From educational perspective, the paper presents four preeminent
advantages of using games in teaching speaking classes. It also introduces some teaching games
frequently used in teaching oral Chinese.


<b>Keywords:</b><i> speaking, Chinese, teaching games. </i>


</div>

<!--links-->

×