Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Thực tế vận dụng thủ tục phõn tớch với kiểm toỏn khoản mục doanh thu trong kiểm toỏn bỏo cỏo tài chớnh do cụng ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 28 trang )

Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH
VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ERNST &
YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt
Nam
2.1.1.1. Khái quát về Ernst & Young toàn cầu
Ernst & Young toàn cầu là một trong những hãng cung cấp dịch vụ chuyên
nghiệp lớn nhất trên thế giới, và là một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất, cùng
với PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte) và
KPMG, tạo thành Big 4.
Các công ty thành viên của Ernst & Young toàn cầu thuộc một trong bảy
khu vực sau:
- Châu Mỹ
- Bắc Âu, Trung Đông, Ấn Độ và Châu Phi.
- Trung và Đông Âu.
- Lục địa Tây Âu
- Viến Đông
- Châu Đại Dương
- Nhật.
Mỗi vùng nằm dưới sự quản lí của một nhóm quản lí, do Partner vùng lãnh đạo.
Tất cả các công ty thành viên đều hoạt động theo mô hình thống nhất Ernst &
Young toàn cầu đã đề ra.
Với gần 125.000 nhân viên tại hơn 700 thành phố trên 140 quốc gia trên thế
giới, công ty mang đến bề dày kinh nghiệm và chuyên môn, đáp ứng các nhu cầu
chuyên sâu của khách hàng.
Đơn vị: người
Lĩnh vực hoạt động Năm 2007 Năm 2006 % thay đổi
Kiểm toán 69.521 63.475 + 10%
Tư vấn thuế 22.071 19.921 + 11%


Tư vấn doanh nghiệp 5.692 4.762 + 20%
Bộ phận quản lí hành chính 27.051 26.121 + 4 %
Tổng 124.335 114.279 + 9 %
Trong gần 20 năm hoạt động, với phương châm cung cấp dịch vụ
“Quality in everything we do” và chính sách “People First”, số lượng khách hàng
và doanh thu của Ernst & Young toàn cầu ngày càng tăng.
Đơn vị: tỉ USD
Lĩnh vực hoạt động Năm 2007 % tăng trưởng % tổng doanh thu
Kiểm toán
14.530 16 64
Thuế
5.566 18 25
Tư vấn doanh nghiệp
2.463 19 11
Tổng
22.559 15 100
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt
Nam
Công ty kiểm toán Ernst & Young có mặt tại Việt Nam từ những năm
1989. Tuy nhiên phải đến năm 1992, Ersnt & Young mới chính thức đi vào hoạt
động, trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kế
toán, kiểm toán và tư vấn tài chính đầu tiên tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư Số
448/GP ngày 3 tháng 11 năm 1992 và giấy phép đầu tư điều chỉnh số 448/GPĐC1
ngày 23 tháng 1 năm 2002 do Uỷ Ban nhà nước về hợp tác đầu tư, nay là Bộ kế
hoạch và đầu tư cấp. Số vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ USD.
Công ty có:
Trụ sở chính đặt tại: lầu 8, trung tâm Sài Gòn Riverside office – 2A Tôn Đức
Thắng - quận 1 - TP.Hồ Chí Minh.
Chi nhánh tại Hà Nội: Tầng 15, Daeha Business Centre – 360 Kim Mã.
Website: http:// www.ey.com/vn

Quá trình phát triển của công ty Ernst & Young Việt Nam cũng gắn với sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong những năm đầu mới thành
lập, tổng số nhân viên của công ty chỉ có 10 người (năm 1992), năm 1995 là 12
người. Tuy nhiên, từ 7 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt
bậc, hàng loạt các ngân hàng, công ty cổ phần, công ty chứng khoán ra đời, nhu
cầu kiểm toán tăng lên đã tạo cơ hội để Ernst & Young Việt Nam phát triển mạnh
mẽ. Hiện nay, qui mô của công ty đã được mở rộng hơn rất nhiều. Không những số
lượng khách hàng tăng lên mà số lượng nhân viên kiểm toán vững vàng chuyên
môn cũng tăng lên đáng kể với hơn 280 kiểm toán viên chuyên nghiệp và 4 chủ
phần hùn (Partners). Đặc biệt trong năm 2007 vừa qua, công ty Ernst & Young
Việt Nam đã thành lập thêm chi nhánh tại Lào.
Trải qua 16 năm hoạt động, công ty Ernst & Young Việt Nam ngày càng
khẳng định được uy tín của mình trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Các báo cáo của công ty trong các dự án tư vấn, kiểm toán đã được các bên tham
gia (bao gồm các bên trong nước như các bộ, các bên nước ngoài như Quĩ tiền tệ
thế giới, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, công ty tài chính quốc
tế, và các cơ quan chính phủ các nước như Mỹ, Anh, Đan Mạch, Pháp, Nhật, Hà
Lan, Nauy, Thụy Điển…) đánh giá cao.
Với mạng lưới khách hàng ổn định, đa dạng và ngày càng mở rộng, công ty
Ernst & Young Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh chóng. Tốc độ tăng doanh thu
hàng năm đạt 10%, luôn trong tốp dẫn đầu trong các công ty kiểm toán tại Việt
Nam: doanh thu năm 2005 là 80 tỷ, năm 2006 đạt gần 90 tỷ đồng, là công ty kiểm
toán có doanh thu cao nhất tại Việt Nam.
Phó tổng giám đốc(Partner)
Bộ phận hành chính Bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận kế toánBộ phận tin học Bộ phận văn phòng
Phòng kiểm toánPhòng tư vấn doanh nghiệpPhòng tư vấn thuế
Bộ phận nhân sự
Tổng giám đốc(partner)
- Các khách hàng quốc tế như: Harley Davidson, Fedex, Eli Lilly…

- Các khách hàng trong nước như: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Vietcombank,
BIDV, ICB, Bảo hiểm Bảo Việt, Phở 24, Công ty Kinh Đô, Tập đoàn Hoàng Anh
Gia Lai…
Với những thành tích đã đạt được, công ty Ernst & Young Việt Nam đã
được trao tặng nhiều giải thưởng:
- Ngày 23/4/2007, Tổng cục thuế ra quyết định số 412/QĐ-TCT về việc khen
thưởng thành tích chấp hành tốt các chính sách thuế cho công ty Ernst & Young
Việt Nam
- Giải thưỏng Kinh doanh Úc của hiệp hội thương mại Úc (1/12/2006);
- Giải thưởng Rồng vàng (5/2/2007)...
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam được tổ chức theo mô hình của
công ty Ernst & Young toàn cầu, có thay đổi để phù hợp với điều kiện của Việt
Nam.
Tổng giám đốc : Chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các mặt hoạt động của
công ty tại Việt Nam. Tổng giám đốc trực tiếp quản lý hoạt động tại trụ sở chính ở
TP.Hồ Chí Minh và gián tiếp quản lý các hoạt động của văn phòng Hà Nội thông
qua Phó tổng giám đốc.
Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của văn phòng
Hà Nội, tổ chức chỉ đạo và thực hiện các kế hoạch theo chiến lược phát triển chung
của công ty.
Ngoài tổng giám đốc và phó tổng giám đốc, trong ban quản trị cấp cao của
công ty còn có năm giám đốc khác. Tất cả các thành viên trong ban quản trị cấp
cao này đều có quyền kí kết hợp đồng kiểm toán, thực hiện việc soát xét cuối cùng
đối với hồ sơ kiểm toán, và là người đại diện công ty kí và ban hành báo cáo kiểm
toán và thư quản lý cho khách hàng.
Giúp việc cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng, được chia thành
hai bộ phận chính là bộ phận hành chính và bộ phận nghiệp vụ.
2.1.2.1. Bộ phận hành chính
Bộ phận nhân sự:

Phụ trách vấn đề tuyển nhân sự, chính sách lương và thưởng, đánh giá kết
quả hoạt động qua chương trình PMDP (Performance Management and
Development Process).
Bộ phận tin học ( IT):
Quản lí toàn bộ các vấn đề liên quan tới công nghệ thông tin trong công ty
như cài đặt các phần mềm cho hệ thống máy tính, đảm bảo sự hoạt động của mạng
nội bộ, bảo mật cho các thông tin được lưu trữ trên hệ thống máy tính, trợ giúp sửa
chữa máy tính.
Bộ phận kế toán:
Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày
một cách đầy đủ, kịp thời, xây dựng kế hoạch thu– chi, đồng thời thực hiện bổ
sung qui chế tài chính, đề xuất biện pháp cho lãnh đạo, phục vụ công tác quản trị.
Bộ phận văn phòng:
Có chức năng quản lý công văn, các văn bản hành chính, quyết định quản lý,
phối hợp với bên kế toán về vấn đề nhân sự, chuẩn bị cho nhân viên công ty các
văn phòng phẩm cần thiết.
2.1.2.2. Bộ phận nghiệp vụ
Hiện nay, bộ phận nghiệp vụ được chia thành 3 bộ phận khác nhau, tương
ứng với ba loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp là bộ phận kiểm toán, bộ phận tư
vấn doanh nghiệp, bộ phận tư vấn thuế.
Bộ phận kiểm toán:
Thực hiện cung cấp dịch vụ bảo đảm cho một lượng lớn khách hàng hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, đây là bộ phận chiếm số lượng nhân
viên lớn nhất toàn công ty. Bộ phận này lại được chia thành hai mảng khác nhau:
mảng kiểm toán ngân hàng (Banking) và mảng kiểm toán sản xuất (Non –
Banking).
Bộ phận tư vấn thuế:
Hỗ trợ khách hàng quản lý thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Bộ phận tư vấn doanh nghiệp:

Thực hiện tư vấn kế toán và tài chính doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ doanh
nghiệp, các dịch vụ liên quan tài chính…
Cơ cấu tổ chức của từng bộ phận nghiệp vụ dựa trên trình độ chuyên môn và
kinh nghiệm của các kiểm toán viên.
- Đứng đầu là giám đốc bộ phận (Director). Giám đốc bộ phận cùng với tổng
giám đốc (hoặc phó tổng giám đốc) là những người ký và phát hành báo cáo kiểm
toán hay thư quản lý.
- Dưới giám đốc bộ phận là quản lý cấp cao (Senior manager). Mỗi quản lý cấp
cao được giao phụ trách một số khách hàng lớn trong nhiều năm.
- Tiếp đến là kiểm toán viên cao cấp (Manager). Kiểm toán viên cấp cao
thường được giao phụ trách một hợp đồng kiểm toán nhất định. Manager có trách
nhiệm báo cáo tình hình thực hiện cuộc kiểm toán cho Senior manager.
- Kiểm toán viên kinh nghiệm (Senior): Senior sẽ trực tiếp theo dõi, phân
công công việc, điều hành cuộc kiểm toán tại khách hàng và báo cáo cho Manager
hoặc Senior manager. Trong bậc senior được chia ra thành ba cấp độ : Senior 1,
Senior 2 và Senior 3.
- Trợ lý kiểm toán viên (Staff): là những người thực hiện cuộc kiểm toán
theo kế hoạch đã đề ra dưới sự giám sát của Senior và Manager. Trợ lý kiểm toán
viên cũng được chia thành hai cấp bậc: Trợ lý kiểm toán viên cấp 1, Trợ lý kiểm
toán viên cấp 2.
2.1.3. Đặc điểm kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty TNHH Ernst &
Young Việt Nam
Công ty Ernst & Young Việt Nam cung cấp 3 dòng dịch vụ chính: dịch vụ kiểm
toán (AABS), dịch vụ tư vấn thuế (TAX) và dịch vụ tư vấn doanh nghiệp (TAS).
Dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất (từ 65-70% tổng doanh
thu toàn công ty). Các cuộc kiểm toán đều được thực hiện tuân theo chuẩn mực
kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao gồm các loại hình dịch
vụ đảm bảo sau:
- Kiểm toán độc lập:
Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định

Kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt
Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính
Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước
- Các dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp:
Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm toán nội bộ
Kiểm soát và đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin,
Các dịch vụ kiểm soát và tư vấn rủi ro khác.
Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm:
- Phân tích các vấn đề về thuế
- Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường.
- Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế.
- Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp.
- Tính và kê khai thuế.
- Tư vấn thuế cho chuyên gia nước ngoài.
- Tư vấn cơ cấu tối ưu hóa thuế đa quốc gia
- Tư vấn thuế cho nghiệp vụ mua bán doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp (TAS) bao gồm:
- Tư vấn huy động vốn.
- Soát xét hoạt động toàn doanh nghiệp.
- Tư vấn cơ cấu tài chính doanh nghiệp.
- Tư vấn mua bán, tách, sáp nhập, giải thế doanh nghiệp.
- Tư vấn định giá doanh nghiệp.
- Tư vấn nghiên cứu thị trường.
Hình 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty Ernst & Young Việt Nam trong 3
năm qua
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Kiểm toán 65.142 62% 88.088 64% 133.909 69%
Tư vấn thuế 25.216 24% 34.410 25% 42.695 22%
Tư vấn doanh nghiệp 14.710 14% 15.140 11% 17.466 9%
Tổng cộng 105.268 100% 137.638 100% 194.070 100%
Từ bảng tổng hợp số liệu doanh thu trong 3 năm liên tiếp ở trên, có thể thấy
sự phát triển mạnh mẽ của công ty Ernst & Young Việt Nam. Doanh thu từ dịch vụ
kiểm toán luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng dần qua các năm. Doanh thu từ tư
vấn thuế và tư vấn doanh nghiệp mặc dù thấp hơn doanh thu từ dịch vụ kiểm toán,
nhưng cũng tăng dần qua các năm, chứng tỏ tiềm năng của hai dòng dịch vụ này
trong tương lai.
2.1.4. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young
Việt Nam
Qui trình kiểm toán của công ty Ernst & Young Việt Nam được thực hiện
theo qui trình chuẩn của Ernst & Young toàn cầu (Ernst & Young Global Audit
Methodology – EY GAM). Căn cứ vào đặc điểm riêng của mỗi nước cũng như qui
mô, ngành nghề của công ty khách hàng, các kiểm toán viên sẽ xây dựng nên
những chương trình kiểm toán phù hợp cho công ty được kiểm toán. Qui trình
kiểm toán được chia thành 4 giai đoạn cụ thể.
2.1.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch và nhận diện rủi ro (Planning and risk
identification)
Trong giai đoạn này, công ty Ernst & Young Việt Nam cân nhắc việc có
chấp nhận khách hàng mới hay duy trì cung cấp dịch vụ với khách hàng hiện tại
hay không.
Từ mục đích kiểm toán của khách hàng, công ty Ernst & Young Việt Nam
xác định phạm vi của dịch vụ sẽ cung cấp và lập nhóm kiểm toán.
Công ty tìm hiểu đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng, hoạt
động chính của khách hàng, các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, đối thủ
cạnh tranh, cổ đông chủ chốt, khách hàng mục tiêu. Từ đó đánh giá được các
Significant risks (là các rủi ro hình thành từ các hoạt động, sự kiện bất thường có
ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Đây là một dạng của rủi ro tiềm tàng nhưng khả

năng xảy ra cũng như mức độ ảnh hưởng lớn hơn các loại rủi ro tiềm tàng khác).
Tìm hiểu môi trường công nghệ thông tin (IT) của khách hàng: Môi trường
IT của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến rủi ro kinh doanh và rủi ro trên báo cáo
tài chính. Vì vậy cần cân nhắc mức độ phức tạp của hệ thống IT, từ đó quyết định
nhu cầu trợ giúp của chuyên gia IT. Tại công ty Ernst & Young Việt Nam, bộ phận
thực hiện đánh giá môi trường IT của khách hàng gọi là TSRS.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bao gồm sự phù hợp của
các thủ tục kiểm soát và sự hoạt động hiệu quả của chúng.
Xác định PM – Mức trọng yếu kế hoạch, TE – Tổng sai sót các tài khoản
chủ yếu, SAD- Mức chênh lệch kiểm toán, Nominal amount. Cả PM và TE đều
được sử dụng để cân nhắc tính trọng yếu nhưng PM liên quan đến toán bộ Báo cáo
tài chính trong khi TE xét cho cấp độ các khoản mục. Thông thường, PM bằng 5%
thu nhập trước thuế và TE bằng 50% - 75% PM. Khi tiến hành kiểm toán. Nếu phát
hiện có chênh lệch, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng điều chỉnh. Nếu khách
hàng không chấp nhận điều chỉnh chênh lệch và chênh lệch vượt quá mức Nominal
Amount thì kiểm toán viên sẽ đưa chênh lệch này vào SAD (Summary of audit
differences). Nominal amount thường bằng 1% - 5% của PM.
Xác định khoản mục trọng yếu: Về mặt định lượng, thông thường, các
khoản mục có số dư lớn hơn TE đều được coi là trọng yếu. Ngoài ra, về mặt định
tính, kiểm toán viên còn phải cân nhắc đến các khoản mục mặc dù số dư nhỏ hơn
TE nhưng rủi ro tiềm tàng rất cao.
2.1.4.2. Xây dựng chiến lược kiểm toán và đánh giá rủi ro
Trước khi tiến hành bất cứ cuộc kiểm toán nào, các kiểm toán viên phụ
trách hoặc kiểm toán viên cấp cao sẽ tổ chức buổi họp (gọi là TPE) để phổ biến
cho tất cả các thành viên trong nhóm về chương trình kiểm toán, nhiệm vụ của
từng thành viên, đặc biệt giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn bao quát về khách
hàng, các rủi ro tiềm tàng, các vấn đề đã được phát hiện năm ngoái…
Nhận diện các nghiệp vụ trọng yếu (Significant classes of transactions) là nhận
diện các nghiệp vụ có ảnh hưởng lớn đến khoản mục trọng yếu và cơ sở dẫn liệu có
liên quan . Sau đó, kiểm toán viên phải tìm hiểu về qui trình diễn ra nghiệp vụ trọng

yếu (các khâu nào, giấy tờ, phần mềm áp dụng…). Từ đó, nhận diện những sai sót có
thể xảy ra trong qui trình đó (What could go wrongs – WCGWs) và những thủ tục
kiểm soát khách hàng đã áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện những sai sót đó.

×