Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Lưu trữ tài liệu truyền miệng qua nghiên cứu hồi ức các cựu chiến binh trong chiến tranh việt nam giai đoạn 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

Nguyễn Hồng Duy

LƯU TRỮ TÀI LIỆU TRUYỀN MIỆNG QUA
NGHIÊN CỨU HỒI ỨC CỦA CÁC CỰU CHIẾN BINH
TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LƯU TRỮ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

Nguyễn Hồng Duy

LƯU TRỮ TÀI LIỆU TRUYỀN MIỆNG QUA
NGHIÊN CỨU HỒI ỨC CỦA CÁC CỰU CHIẾN BINH
TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
Chuyên ngành:

Lưu trữ học

Mã số:



62 32 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LƯU TRỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Đào Xuân Chúc
2. TS. Nguyễn Liên Hương
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Đào Xuân Chúc

PGS.TS. Vũ Thị Phụng

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của
Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác.

Nghiên cứu sinh


Nguyễn Hồng Duy


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án “Lưu trữ tài liệu truyền miệng qua nghiên
cứu hồi ức của các cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam giai đoạn
1954-1975” tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cơ
quan, tổ chức và cá nhân. Đặc biệt của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phịng là những nơi tơi đang theo học và công tác.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Đào Xuân Chúc,
TS. Nguyễn Liên Hương là hai giảng viên hướng dẫn trực tiếp trong suốt q trình
thực hiện luận án.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, tổ chức, đồng nghiệp,
gia đình và bạn bè đã hỗ trợ tôi cả về thời gian, công việc, tinh thần trong quá
trình nghiên cứu. Đặc biêt là lời tri ân của cá nhân tôi với các nhân chứng là
những cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975 đã giúp
tơi có được nhiều tư liệu q phục vụ luận án. Luận án chắc chắn cịn nhiều thiếu
sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các học giả và những người quan
tâm tới vấn đề này.

Tác giả
Nguyễn Hồng Duy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SƢU TẦM
TÀI LIỆU TRUYỀN MIỆNG Ở CÁC NƢỚC ..................................................... 12
1.1. Nghiên cứu chung về tài liệu truyền miệng- tài liệu khẩu vấn .......................... 12
1.1.1. Định nghĩa “tài liệu” ............................................................................... 12
1.1.2. Khái niệm “Tài liệu truyền miệng” và các thuật ngữ liên quan .............. 14
1.1.3. Các nghiên cứu về phương pháp tạo lập và lưu trữ tài liệu truyền miệng
(tài liệu khẩu vấn) ..................................................................................................... 22
1.2. Tình hình nghiên cứu và hoạt động sưu tầm tài liệu truyền miệng
(tài liệu khẩu vấn) ở một số quốc gia và Việt Nam .................................................. 25
1.2.1. Nghiên cứu của Hoa Kỳ ........................................................................... 25
1.2.2. Nghiên cứu của Canada ........................................................................... 28
1.2.3. Nghiên cứu của Anh ................................................................................. 29
1.2.4. Nghiên cứu của Australia ......................................................................... 31
1.2.5. Nghiên cứu của Singapore ....................................................................... 33
1.2.6. Nghiên cứu của Việt Nam......................................................................... 36
1.3. Khái niệm “hồi ức” và hồi ức của các cựu chiến binh trong giai đoạn
chiến tranh Việt Nam 1954-1975.............................................................................. 39
1.3.1. Khái niệm “Hồi ức” ................................................................................. 39
1.3.2. Khái niệm “cựu chiến binh” .................................................................... 40
1.3.3. Vấn đề tái hiện hồi ức của các cựu chiến binh trong giai đoạn
Chiến tranh Việt Nam 1954-1975 ............................................................................. 41
1.4. Tiểu kết .............................................................................................................. 43
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP TẠO LẬP TÀI LIỆU KHẨU VẤN - VẬN DỤNG
TRONG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ............................................................ 45
2.1. Khái quát về phương pháp khẩu vấn trong nghiên cứu lịch sử ......................... 45
2.1.1. Định nghĩa phương pháp khẩu vấn .......................................................... 45
2.1.2. Ý nghĩa của phương pháp khẩu vấn đối với việc hình thành tài liệu
truyền miệng trong lưu trữ ........................................................................................ 47
2.1.3. Yêu cầu tạo lập tài liệu khẩu vấn ............................................................. 48
2.1.4. Nội dung cơ bản của phương pháp khẩu vấn .......................................... 49

2.2. Vận dụng phương pháp khẩu vấn trong nghiên cứu về hồi ức của các
cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975........................... 59
2.2.1. Đối tượng phỏng vấn ................................................................................ 60
2.2.2. Bảng hỏi ................................................................................................... 60
1


2.2.3. Tiến hành phỏng vấn ................................................................................ 63
2.2.4. Gỡ băng .................................................................................................... 64
2.3. Giá trị tài liệu từ phương pháp khẩu vấn trong luận án ..................................... 65
2.4. Tiểu kết .............................................................................................................. 73
Chương 3. TÀI LIỆU KHẨU VẤN TỪ HỒI ỨC CỦA CÁC CỰU CHIẾN BINH
TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 ......................... 75
3.1. Khái quát Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ..................................... 75
3.2. Hồi ức cựu chiến binh tham chiến trong giai đoạn 1954-1975 ......................... 79
3.2.1. Hồi ức về giai đoạn nhập ngũ .................................................................. 81
3.2.2. Hồi ức về những trận đánh....................................................................... 87
3.2.3. Hồi ức về những kỷ niệm vui, buồn trong chiến tranh ............................. 92
3.2.4. Động lực của người lính .......................................................................... 97
3.2.5. Ký ức ngày thống nhất đất nước .............................................................. 99
3.3. Phê phán sử liệu đối với tài liệu khẩu vấn từ các hồi ức của các cựu chiến binh ....... 100

3.4. Tiểu kết ............................................................................................................ 104
Chương 4. GIẢI PHÁP LƯU TRỮ TÀI LIỆU KHẨU VẤN TRONG BỐI CẢNH
VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................ 107
4.1. Kinh nghiệm lưu trữ và phát huy tài liệu khẩu vấn của nước ngoài ................ 107
4.1.1. Tổ chức khoa học các bộ sưu tập tài liệu khẩu vấn ............................... 107
4.1.2. Bảo quản tài liệu khẩu vấn ..................................................................... 113
4.1.3. Xây dựng công cụ tra cứu ...................................................................... 116
4.1.4. Phục vụ khai thác sử dụng và phát huy giá trị tài liệu khẩu vấn ........... 119

4.2. Các vấn đề đặt ra cho lưu trữ tài liệu khẩu vấn ở Việt Nam............................ 125
4.2.1. Các vấn đề đặt ra cho lý luận khoa học lưu trữ ..................................... 125
4.2.2. Các vấn đề đặt ra cho thực tiễn công tác lưu trữ .................................. 131
4.2.3. Vấn đề đặt ra cho pháp lý về lưu trữ...................................................... 135
4.3. Một số giải pháp thực hiện lưu trữ tài liệu khẩu vấn đối với Việt Nam ... 140
4.3.1. Giải pháp chung cho công tác lưu trữ ................................................... 140
4.3.2. Các giải pháp cụ thể về nghiệp vụ đối với lưu trữ tài liệu khẩu vấn ..... 143
4.4. Tiểu kết ...................................................................................................... 150
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 152
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 157
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài liệu truyền miệng được coi là một trong những nguồn sử liệu quan
trọng trong việc nghiên cứu lịch sử. Đó là việc lưu giữ lại những thông tin thông
qua việc truyền khẩu từ người này qua người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Giá trị của chúng không chỉ dừng lại ở việc góp phần phục dựng lại những sự
kiện trong quá khứ mà còn là biểu hiện cho sự thay đổi về nhận thức của con
người trước sự biến chuyển của tự nhiên và xã hội. Ở thời kỳ nào cũng vậy, chúng
có vị trí nhất định trong việc hình thành và duy trì bản sắc của từng cộng đồng
người và ngay cả ở thế kỷ 21, khi công nghệ thông tin đã làm cho những giới hạn
về không gian bị mờ đi thì một xã hội thơng tin vẫn luôn tồn tại những di sản của
tài liệu truyền miệng, đặc biệt trong việc xem xét những trường hợp trải nghiệm
cụ thể của các nhân chứng. Với sự giúp sức của công nghệ, thông tin từ những

cuộc phỏng vấn nhân chứng lịch sử có thể được thu thập, lưu giữ và bảo quản
bằng các thiết bị điện tử, việc đánh giá giá trị sử liệu của chúng vì thế cũng được
thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đây còn là một vấn đề mới, đặc biệt với lưu trữ học.
Hiện các nghiên cứu về sử liệu từ các ghi chép hồi ức của các nhân chứng ở nước
ta dưới góc độ như là một tài liệu lưu trữ còn hết sức hạn chế. Điều này là một sự
thiếu hụt về lý luận và thực tiễn so với các nước trên thế giới và trong khu vực bởi
đã từ lâu, việc hình thành các dự án trong lưu trữ trong việc thu thập thông tin từ
việc ghi lại hồi ức của các nhân chứng đã trở thành một trong những mảng quan
trọng của các lưu trữ nhằm tái hiện lịch sử từ những dữ liệu truyền khẩu mang tính
cá nhân nhưng vẫn có tính chính xác và giá trị khác biệt ở một mức độ nào đó.
Nhất là trong bối cảnh sự đa dạng của các nguồn tin ln kèm theo tính phức tạp
trong việc thẩm định tính chính xác thì thời gian cũng không cho phép chúng ta
chậm trễ hơn trong việc tiếp cận thơng tin từ phía các nhân chứng bằng cách này
hay cách khác. Chính vì vậy, tiến hành phỏng vấn để ghi lại hồi ức của nhân
chứng là một trong những phương pháp mà lưu trữ cần thực hiện để bù đắp những
thiếu hụt này trong nghiên cứu, cũng như tạo ra được các tài liệu có giá trị để bảo
quản trong các phòng, kho lưu trữ phục vụ cho những nhu cầu các nhau.
3


Chiến tranh Việt Nam từ 1954-1975 là một trong những giai đoạn lịch sử
nhiều biến động với dân tộc Việt Nam. Chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm
nhưng những di chứng của nó để lại cũng như nhiều vấn đề của lịch sử còn đặt ra
cho đến ngày nay cần được lý giải một cách thấu đáo. Bên cạnh các cơng trình
nghiên cứu cơng phu của các nhà sử học thì trách nhiệm của ngành lưu trữ cũng
khơng nhỏ khi phải lưu giữ và bảo quản các minh chứng có giá trị liên quan tới
cuộc chiến. Trong đó, hồi ức của các nhân chứng đã từng tham gia chiến đấu
trên chiến trường là một trong những nguồn tư liệu cần được xem xét một cách
đúng mức. Điều này không chỉ góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu cho
lưu trữ mà xét về mặt lý luận cũng là sự bổ sung cần thiết trong xu thế phát triển

chung của lưu trữ học ngày nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Lưu trữ tài liệu
truyền miệng qua nghiên cứu hồi ức của các cựu chiến binh trong Chiến
tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975” làm hướng nghiên cứu cho luận án tiến
sỹ của mình. Qua thực tiễn tìm hiểu của cá nhân tơi thì đây là một đề tài hoàn
toàn mới trong nghiên cứu về lưu trữ học ở Việt Nam. Những kết quả nghiên
cứu của luận án có thể sẽ tạo ra những cơ sở ban đầu cho việc hiện thực hóa
những dự án về tài liệu truyền miệng trong thực tế
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung vào các mục tiêu chính sau đây:
- Đánh giá được vị trí, tầm quan trọng và giá trị lưu trữ của tài liệu truyền
miệng được hình thành từ việc ghi lại hồi ức của các nhân chứng lịch sử mà cụ
thể ở đây là của các cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 19541975. Đây được coi là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất trên cơ sở tích hợp các
kết quả nghiên cứu từ nước ngoài cũng như khảo sát thực tế từ những phỏng vấn
trực tiếp một số nhân chứng được lựa chọn. Mặt khác, luận án khơng đi sâu vào
việc tìm kiếm và lý giải các vấn đề của lịch sử mà muốn qua việc tiếp cận các
nhân chứng, các dữ liệu từ những hồi ức cá nhân về cuộc chiến để chứng minh
rằng chúng là những nguồn tài liệu có giá trị, cần được thực hiện thu thập nhằm
4


cung cấp các cơ sở dữ liệu cho các mục tiêu nghiên cứu ở các lĩnh vực khác
nhau, đặc biệt là đối với lưu trữ học và nghiên cứu lịch sử.
- Nghiên cứu và xây dựng lý thuyết cơ bản cho phương pháp khoa học
trong việc tạo lập, thu thập và lưu trữ tài liệu truyền miệng như một nguồn tài
liệu sưu tập vào các lưu trữ. Đây được coi là mục tiêu cần thiết trong bối cảnh
chúng ta còn chưa có nhiều các nghiên cứu về vấn đề này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ nghiên

cứu sau đây:
- Luận giải về nội hàm của khái niệm “tài liệu truyền miệng” với các đặc
trưng cơ bản của chúng. Trong đó cần xem xét các khía cạnh về nội dung cũng
như hình thức tài liệu để làm rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu để định hình rõ giá trị của tài liệu
truyền miệng trong mối tương quan với các tài liệu khác trong lưu trữ. Từ đó làm
rõ sự cần thiết phải tiến hành bổ sung các tài liệu này trong các lưu trữ ở Việt
Nam hiện nay.
- Tìm hiểu về phương pháp tạo lập tài liệu truyền miệng trong lưu trữ với
những nguyên tắc cơ bản thông qua việc tiến hành nghiên cứu thực nghiệm từ
việc sưu tầm hồi ức của các cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn
1954-1975. Qua đó, đề tài định hình được rõ những yêu cầu đối với việc triển
khai sưu tầm các tài liệu này trong lưu trữ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là các vấn
đề về pháp lý, bản quyền...
- Luận án có nhiệm vụ quan trọng trong việc xác định rõ những vấn đề đặt
ra về lý luận cũng như thực tiễn đối với công tác lưu trữ nếu thừa nhận tài liệu
truyền miệng như một đối tượng cần bổ sung như các tài liệu khác. Từ đó chỉ rõ
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hồn thiện lý luận cơng tác lưu trữ.
- Thực hiện luận án, tác giả có trách nhiệm trong việc đề xuất các giải
pháp không chỉ với các cơ quan quản lý, các phịng kho lưu trữ cịn có những
đóng góp thiết thực cho cơng tác đào tạo về lưu trữ mà nhất là tại nơi tác giả
đang công tác.
5


3. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận, thực hiện tốt các mục tiêu trên là cơ sở để bổ sung các
khoảng trống trong nghiên cứu trong lưu trữ về tài liệu truyền miệng ở nước ta
hiện nay. Tuy mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu song nếu thành công, đề tài
sẽ là cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện hơn lý luận

về lưu trữ của Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng
như một tài liệu phục vụ cho việc tiến hành sưu tập tài liệu khẩu vấn của các cơ
quan lưu trữ trong thời gian tới. Từ đó có những bước đi cụ thể để hoạt động này
được diễn ra một cách bài bản và có hệ thống như đối với các tài liệu truyền
thống khác. Bên cạnh đó, các vấn đề lý luận trong luận án có thể được sử dụng
trong việc bổ sung nội dung giảng dạy về lưu trữ học ở một số cơ sở đào tạo.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Là một vấn đề nghiên cứu mới trong lưu trữ học, có nhiều vấn đề đặt ra
cho tác giả cần giải đáp trong quá trình nghiên cứu:
- Câu hỏi thứ nhất: Tài liệu khẩu vấn được hình thành qua phỏng vấn nhân
chứng lịch sử (lịch sử qua lời kể) có phải là một loại hình tài liệu truyền miệng?
Đây là một vấn đề cần phải làm rõ bởi có sự khác biệt nhất định trong cách tư
duy về tài liệu truyền miệng dưới góc độ sử liệu của Việt Nam và các nước trên
thế giới. Mặt khác, việc làm rõ khái niệm này là một trong những cơ sở khoa học
quan trọng cho các bước tiếp theo của luận án
- Câu hỏi thứ hai: Tài liệu khẩu vấn có giá trị lưu trữ? Đây là điều cần
được chứng minh xuyên suốt đề tài bởi nó có giá trị quyết định tới tính khoa
học khơng chỉ của luận án mà còn liên quan tới hệ thống lý thuyết về lưu trữ
nói chung
- Câu hỏi thứ 3: Hồi ức của các cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt
Nam giai đoạn 1954-1975 có giá trị lưu trữ? Với nhiều vấn đề trong quá khứ đã
được lịch sử ghi lại thì hồi ức của các nhân chứng sau hơn 40 năm chiến tranh
kết thúc cũng là một nguồn thơng tin cần có sự phê phán và đánh giá đúng mức
6


về giá trị của nó trong nghiên cứu, từ đó mới định hình được vị trí của chúng
trong lưu trữ.

4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Q trình nghiên cứu, tơi đã đặt ra một số giả thuyết cần chứng minh sau:
- Giả thuyết thứ nhất: Tài liệu khẩu vấn là một trong những loại hình tài
liệu truyền miệng có giá trị lưu trữ cần được thu thập và phát huy giá trị trong
thực tiễn. Đây là vấn đề cốt lõi của dự án, nếu được chứng minh sẽ tạo ra cơ sở
khoa học khơng chỉ đối với luận án mà cịn góp phần định hình một số lý thuyết
mới trong lưu trữ học
- Giả thuyết thứ hai: Hồi ức của các nhân chứng là cựu chiến binh trong
chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975 có giá trị sử liệu nhất định, có thể
được sử dụng vào các mục đích nghiên cứu. Từ đó giúp cho việc khẳng định giá
trị lưu trữ của các lài liệu được hình thành từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp nhân
chứng nhằm ghi lại các thông tin qua trải nghiệm của họ trong quá khứ.
- Giả thuyết thứ 3: Tài liệu khẩu vấn đang được các lưu trữ lịch sử Việt
Nam quan tâm, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển. Điều này để chứng
minh cho những thay đổi về nhận thức của các lưu trữ Việt Nam đối với một đối
tượng tài liệu mới.
Việc chứng minh sự tồn tại của hai giả thuyết nói trên có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng đối với việc hiện thực hóa các mục tiêu nghiên cứu nói trên. Song
cũng cần nhận thấy đây cũng là những thách thức khơng nhỏ đối với tác giả
trong q trình thực hiện đề tài.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu trên, tôi tập trung nghiên cứu các đối tượng
chính sau đây:
- Lý luận tài liệu truyền miệng, trong đó chỉ giới hạn ở loại hình tài liệu
khẩu vấn (lịch sử qua lời kể),nói cách khác là loại tài liệu hình thành từ phỏng
vấn và ghi lại hồi ức của các nhân chứng lịch sử. Đối tượng nghiên cứu này chủ
yếu được tiếp cận từ các tài liệu nước ngoài.
7



- Lý thuyết lưu trữ qua đó khẳng định giá trị của tài liệu khẩu vấn đối với
lưu trữ học nói chung
- Nghiên cứu về hồi ức của các cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu
trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Đây là đối tượng khảo sát
chính thông qua việc tiếp cận phỏng vấn các nhân chứng nhằm xem xét giá trị
lưu trữ của các dữ liệu được thu thập và lưu giữ bằng các thiết bị điện tử. Từ đó
làm cơ sở cho việc nghiên cứu về phương pháp tạo lập tài liệu khẩu vấn.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khả năng của mình, tơi tập trung nghiên cứu lý luận về phương
pháp lưu trữ tài liệu truyền miệng mà chủ yếu là các tài liệu khẩu vấn ghi lại hồi
ức của các nhân chứng lịch sử của một số nước như: Mỹ, Canada, Australia,
Sinhgapore;
Phạm vi đối tượng khảo sát: là các cựu chiến binh Quân đội Nhân dân
Việt Nam;
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 19541975;
Phạm vi không gian nghiên cứu: chủ yếu là các nhân chứng đang sinh
sống tại Hà Nội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp là yếu tố
quyết định tới sản phẩm của luận án. Quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng chủ yếu
một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đây được coi là định hướng cơ bản về phương pháp luận trong nghiên cứu, đặc
biệt là các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Với đề tài liên
quan nhiều tới yếu tố lịch sử, có sự nhạy cảm nhất định mang yếu tố chính trị
cũng như những vấn đề thuộc cá nhân của các nhân chứng như luận án đang
triển khai thì việc tn thủ tuyệt đối ngun tắc tơn trọng hiện thực khách quan
và tư duy một cách có hệ thống, có phê phán trên một lập trường khoa học, có
tính xây dựng và cầu thị là vơ cùng cần thiết.

8


- Phương pháp luận của lưu trữ học: Để đánh giá chính xác giá trị của tài
liệu khẩu vấn, tơi đã sử dụng các phương pháp luận của lưu trữ học trên cơ sở
vận dụng các nguyên tắc cơ bản trong việc phân định tài liệu, thu thập và xử lý
thơng tin. Điều này giúp người nghiên cứu có xem xét một cách thấu đáo và lý
giải về vai trò của các lưu trữ trong việc thực hiện các sưu tập tài liệu khẩu vấn.
Đồng thời có thể đưa ra được các khuyến nghị và giải pháp cho vấn đề này trong
thực tiễn.
- Phương pháp khẩu vấn: Đây được coi là phương pháp chính trong q
trình nghiên cứu của tác giả. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong việc
tiếp cận các nhân chứng, tiến hành phỏng vấn, xử lý thơng tin để tạo ra các
nguồn dữ liệu có giá trị phục vụ nghiên cứu. Trong quá trình tiến hành, tôi đã
tiếp cận và phỏng vấn 50 nhân chứng của các sự kiện lớn nhỏ, khác nhau trong
Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Việc sử dụng phương pháp này như
thế nào sẽ được tơi trình bày chi tiết trong phần nội dung của Luận án.
- Phương pháp phê phán của sử liệu học: Nếu sử dụng phương pháp lịch
sử khẩu vấn giúp tơi định hình và khởi tạo được những nguồn tài liệu nhất định
thì phương pháp phê phán sử liệu là cơ sở để tác giả đánh giá một cách tương đối
chính xác giá trị của chúng như một loại hình sử liệu. Tuy gặp nhiều khó khăn
do những hạn chế của bản thân người nghiên cứu do sự hạn chế kiến thức về các
phương pháp của sử học nhưng với nỗ lực của bản thân cũng giúp tôi phần nào
lý giải được một số vấn đề mang tính nguyên tắc.
- Phương pháp hệ thống: Đây cũng là một phương pháp vô cùng quan
trọng đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, việc tiếp cận với lý
thuyết của các nước liên quan tới tài liệu khẩu vấn khơng phải lúc nào cũng hồn
tồn đồng nhất thì phương pháp hệ thống giúp người nghiên cứu có khả năng
phân tích và xâu chuỗi chúng thành một tổng thể có tính biện chứng và khoa
học. Mặt khác, việc sử dụng phương pháp này cùng các phương pháp khác cũng

giúp tơi có được khả năng hệ thống hóa các thông tin từ những chi tiết trong
cuộc phỏng vấn của các nhân chứng đôi khi khá vụn vặt do những khó khăn nhất
định trong trí nhớ của các nhân chứng.
9


- Ngồi ra, q trình nghiên cứu tơi cịn sử dụng một số phương pháp như:
so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp để từ đó có thể sử dụng các kết quả khảo
sát, phỏng vấn một cách tốt nhất cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu
7. Nguồn tài liệu tham khảo
Trong q trình nghiên cứu, tơi tiếp cận một số nguồn tài liệu tham khảo sau:
- Các cơng trình nghiên cứu của Việt Nam về tài liệu truyền miệng như:
luận án tiến sỹ, báo cáo khoa học…đang được lưu giữ tại Thư viện quốc gia,
Viện Khoa học xã hội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học
quốc gia Hà Nội. Nguồn tư liệu này chủ yếu cho tôi cách tiếp cận tài liệu truyền
miệng như một di sản văn hóa dân gian. Song cũng góp phần giúp tác giả lý giải
về nội hàm của thuật ngữ ở một góc độ nhất định;
- Nguồn tài liệu về tài liệu khẩu vấn, phương pháp lịch sử khẩu vấn từ
nước ngoài, chủ yếu là các bài viết trên các trang web của các tổ chức chuyên về
nghiên cứu tài liệu khẩu vấn cũng như một số bản dịch đang lưu giữ tại Trung
tâm Khoa học và Công nghệ văn thư lưu trữ của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà
nước. Đây là khối tài liệu chính giúp tơi có cái nhìn tương đối có chiều sâu về hệ
thống lý thuyết về loại hình tài liệu khẩu vấn cũng như phương pháp luận của nó;
- Nguồn tài liệu là các sản phẩm của một số dự án Tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III liên quan tới phỏng vấn các nhân chứng lịch sử trong Chiến tranh
Việt Nam giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ. Các nguồn tài liệu này tuy khơng
nhiều nhưng giúp tơi có được cách hình dung phần nào về việc triển khai dự án,
song so với lý thuyết thì vẫn cịn có một khoảng cách trong thực tế;
- Nguồn tài liệu là các xuất bản phẩm như: sách, phim tư liệu, ảnh về Chiến
tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Nguồn tài liệu này rất đa dạng và phong

phú, giúp tác giả có những thơng tin tương đối đầy đủ và có hệ thống về diễn biến
của cuộc chiến, qua đó làm sáng tỏ hơn nhiều nội dung khi tiến hành phỏng vấn.
Nhìn chung, nguồn tài liệu phục vụ luận án là khá phong phú song tập
trung chủ yếu vào hệ thống lý thuyết của nước ngồi là chính, nguồn tài liệu
trong nước chủ yếu là về các sự kiện của cuộc chiến. Sự phức tạp trong việc
thẩm định và hệ thống hóa các tư liệu cũng là một rào cản không nhỏ đối với
người nghiên cứu.
10


8. Bố cục của luận án
Bố cục của Luận án ngoài phần Dẫn luận và kết luận, nội dung gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp tạo lập tài liệu khẩu vấn - vận dụng trong nghiên cứu
của luận án
Chương 3: Giá trị tài liệu khẩu vấn từ hồi ức của các cựu chiến binh trong chiến
tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975
Chương 4: Giải pháp lưu trữ tài liệu khẩu vấn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn!

11


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SƢU TẦM
TÀI LIỆU TRUYỀN MIỆNG Ở CÁC NƢỚC
1.1. Nghiên cứu chung về tài liệu truyền miệng- tài liệu khẩu vấn
1.1.1. Định nghĩa “tài liệu”
Việc định nghĩa khái niệm “tài liệu” thường được gắn liền với các vật
mang tin để ghi lại các thông tin liên quan tới các vấn đề của đời sống xã hội. Nó

gắn liền với sự ra đời của chữ viết. Trong xã hội nô lệ, khi nhà nước đầu tiên của
giai cấp chủ nơ ra đời, lúc đó giai cấp chủ nô cần chữ viết để ghi chép những số
liệu đơn giản đầu tiên, như thống kê số lượng nông nô, ghi sản phẩm thừa, ghi
nợ, ghi quyền sở hữu. . . Thực ra, sự ghi chép đó đã có từ cuối thời kỳ cộng sản
nguyên thuỷ để ghi chép số thú săn bắt được và hoa quả dư thừa mà cả bộ lạc
dùng không hết trong ngày và ghi chép các nhu cầu tính tốn khác. Đến khi nghề
chăn ni và nghề trồng trọt xuất hiện thì nhu cầu ghi chép ngày càng lớn, trồng
trọt xuất hiện thì nhu cầu ghi chép ngày càng lớn, vì lẽ của cải trong xã hội tăng
thêm đã đưa lại sự giàu có cho xã hội, và qua đó xuất hiện một nền văn minh cổ
xưa là chữ viết, sau đó tài liệu được hình thành. Việc ghi chép của xã hội loài
người nối tiếp vào các thời kỳ sau, phát triển cùng với sự phân ngành sản xuất
trong xã hội và cải tiến kỹ thuật văn phòng. Những ký tự ban đầu thưởng được
thể hiện dưới dạng biểu tượng trên cát, trên vỏ, lá cây. Dần dần, loài người sản
xuất ra các vật mang tin mới, như thạch cao, đất nung. . .Hiện nay, lồi người
cịn lưu giữ được các kho tài liệu đất nung khổng lồ tại các triền sơng Lưỡng Hà
vùng Trung Cận Đơng. Nhưng nói chung, ngồi tài liệu có vật mang tin như vậy,
hiện nay hầu như các nước khơng cịn lưu giữ được tài liệu thời kỳ nơ lệ, mà phổ
biến chỉ cịn tài liệu thời kỳ phong kiến
Tài liệu (trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga ,…) đều bắt nguồn từ
tiếng Latinh “documentum” có nghĩa là chứng cứ. Tài liệu là dạng vật chất nhìn
thấy được, hiện hữu cụ thể. Qua đó tài liệu được hiểu là dạng vật chất ghi nhận
thông tin.
12


Ở nước Nga, theo tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên về thuật ngữ GOST
16487-70 “Văn thư và công tác lưu trữ. Các thuật ngữ và định nghĩa”, khái
niệm “tài liệu” đã được định nghĩa là “phương tiện để giữ lại các tin tức về
những sự việc, sự kiện, hiện tượng của thực tiễn khách quan và hoạt động tư
duy của con người”1.

Trong tham luận tại Hội thảo “Quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu
điện tử”, tác giả Nguyễn Cảnh Đương-Hoàng Văn Thanh đã đưa ra định nghĩa
“Tài liệu là đơn vị thông tin được ghi lại khơng phụ thuộc vào hình thức và vật
mang tin”2
Tại khoản 2 Luật Lưu trữ năm 2011, tài liệu được định nghĩa: “Tài liệu
là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức,
cá nhân”
Như vậy, có thể thấy “tài liệu” được hiểu như một vật mang tin có chứa
thơng tin và các thơng tin có trong tài liệu được mã hố dưới dạng vật chất nhất
định. Hai yếu tố vật mang tin và thông tin trong tài liệu có mối quan hệ biện
chứng với nhau, trong đó nội dung của thơng tin có trong tài liệu đó đóng vai trị
quyết định tới giá trị của tài liệu. Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn công
tác lưu trữ, người ta chia giá trị tài liệu ra làm hai nhóm chính là: Giá trị thực
tiễn và giá trị lịch sử.
Giá trị thực tiễn của tài liệu là khả năng phục vụ sử dụng thông tin của tài
liệu cho các hoạt động hiện hành trong xã hội như: hoạt động về chính trị, quân
sự, kinh tế văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật. ở nhiều nước, giá trị thực tiễn
của tài liệu được gọi là giá trị hiện hành, tức giá trị phục vụ thông tin cho các
hoạt động đang diễn ra trong xã hội.
Giá trị lịch sử của tài liệu là khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin tài
liệu cho việc nghiên cứu quá khứ, nghiên cứu lịch sử. Để xem xét đánh giá những
vấn đề của xã hội đã qua, đương nhiên các nhà nghiên cứu phải sử dụng nhiều tư
liệu, như khai thác thông tin trong các sách ở thư viện, đọc sách báo, hồi ký.
1

Nguyễn Lệ Nhung, Vài nét về khái niệm “tài liệu”,”tài liệu điện tử”, nguồn:
(21/9/2-15)
2
Nguyễn Cảnh Đương-Hoàng Văn Thanh, Bàn về khái niệm “Tài liệu”, “Văn bản”, “Tài liệu lưu trữ”, “Tài
liệu điện tử”, “Văn bản điện tử” và “Tài liệu lưu trữ điện tử”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quản lý tài liệu

điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử, Bộ Nội vụ

13


Như vậy chúng ta thấy rõ rằng bản chất của tài liệu chính là kết quả của
q trình lao động sáng tạo của con người tạo ra. Nó là nhân tố quan trọng để
thúc đẩy xã hội tiến lên thông qua sự kế thừa những tri thức hay kinh nghiệm từ
đời này sang đời khác, từ thế hệ này, sang thế hệ khác. Và con người muốn xây
dựng xã hội mới phải biết tiếp thu những tri thức đã tích luỹ trong nhiều nguồn
tài liệu khác nhau, áp dụng một cách sáng tạo vào thực tại.
1.1.2. Khái niệm “Tài liệu truyền miệng” và các thuật ngữ liên quan
Khi nói tới “tài liệu truyền miệng” bản thân tên gọi đã cho thấy nguồn gốc
hình thành thơng tin được nói đến trong vật mang tin. Đó là những tài liệu ghi lại
các thơng tin mang tính truyền khẩu. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ nội hàm của
thuật ngữ “tài liệu truyền miệng” được sử dụng trong luận án bởi trong thực tiễn
nghiên cứu, tài liệu truyền miệng được coi là một nguồn sử liệu quan trọng.
Chính vì vậy, thuật ngữ “tài liệu truyền miệng” trong luận án cần được giới hạn
trong phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi muốn nhận mạnh tới nội hàm thuật ngữ này
ở hai góc độ về nội dung và hình thức tạo ra tài liệu:
 Về phƣơng diện nội dung: Trước hết cần phải thấy, sự hình thành tài liệu
truyền miệng trong nghiên cứu luôn gắn liền với sử học. Giáo sư Hà Văn Tấn
trong cuốn “Một số vấn đề lý luận Sử học” có viết: “lịch sử là khách quan.
Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta.
Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những
mục đích khác nhau”3
Theo TS. Trần Thị Bích Ngọc, các định nghĩa thường cũng chỉ đúng một
phần, lịch sử được hiểu theo 3 ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý:
“- Việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện (biến cố/ event) diễn ra
trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong

không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.
- Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá
khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang
tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.
3

Hà Văn Tấn (2007), Một số vấn đề lý luận sử học, NXB Đại học Quốc gia,Hà Nội,tr13

14


- Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá
trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là
câu chuyện kể đối với hiện tại”4
Từ những nhận định trên, cần tiếp cận lịch sử thông qua các phương pháp
ghi lại lịch sử của các sử gia. Người thường được kể đến đầu tiên chính là
Herodotus5 (sống vào thế kỷ V TCN), trong tác phẩm “The Histories”6 ghi nhận
những lời kể, câu chuyện nào đáng tin cậy hay kém tin cậy. Ông đi đến nhiều nơi
để xác minh những ghi nhận tìm ra được câu chuyện lịch sử trung thực của vùng
Địa Trung Hải, trong sách của ông khơng có một ghi chép bình luận nào về các
câu chuyện được nêu ra. Theo cách này, lịch sử là câu chuyện kể và phương
pháp kể lại câu chuyện được biết như phương pháp đầu tiên trong viết sử, được
nhiều nhà nghiên cứu đề cao vì cho rằng sự kiện lịch sử mang tính chất khách
quan nhất, trung thực nhất. Hình thức nghiên cứu này đặt trọng tâm thơng qua
tường thuật, tức là bắt đầu với các trải nghiệm, được bộc lộ qua các câu chuyện
mà cá nhân đã từng sống và được họ kể lại. Người nghiên cứu sẽ cố gắng tạo
dựng các sự kiện trong quá khứ sao cho càng hồn thiện và chính xác càng tốt.
Từ góc độ “ai cũng có những câu chuyện để kể”, các nhà nghiên cứu lịch sử sẵn
sàng lắng nghe tường thuật của tất cả các nhân chứng chứ không chỉ riêng
những người nổi tiếng bởi việc tìm hiểu quan điểm về một sự kiện của lịch sử thì

sự đa dạng trong ký ức của nhiều đối tượng là cần thiết. Nếu chúng ta khơng tiến
hành thu thập thì một ngày nào đó chúng sẽ biến mất mãi mãi và vĩnh viễn
khơng hiểu được vấn đề một cách toàn diện. Từ phương diện này, “tài liệu
truyền miệng” có thuật ngữ phái sinh “lịch sử qua lời kể” mà trong nhiều cơng
trình nghiên cứu, các nhà sử học đã sử dụng.
Judith Moyer trong tài liệu Step-by-step Guide to Oral History7 cho rằng:
“Lịch sử qua lời kể là việc sưu tầm một cách có hệ thống bằng chứng về trải
nghiệm riêng của những người cịn sống. Lịch sử qua lời kể khơng phải là truyện
4

Trần Thị Bích Ngọc (2007), Lịch sử và phương pháp lịch sử, Tạp chí Khoa học xã hội, (số 9-10), tr 59 - 80
Herodotos: Nhà sử học người Hy Lạp sống ở thế kỷ 5 trước Công nguyên (Khoảng 484- 425 TCN)
6
Guy Bourde’ – Herve’ Martin (2001), Các trường phái sử học, Viện Sử học Việt Nam, Hà Nội
7
Judith Moyer (revised Essay) (1999), Step-by-step Guide to Oral History.
source: (12/12/2016)
5

15


kể dân gian,các câu chuyện phiếm, lời đồn đại hay tin đồn. Các sử gia chuyên
nghiên cứu về lịch sử qua lời kể cố gắng kiểm tra những điều họ phát hiện, phân
tích chúng và đặt chúng vào một bối cảnh lịch sử chính xác. Các sử gia này cũng
quan tâm đến việc lưu trữ lại những kết quả phỏng vấn của họ cho những người
nghiên cứu sau này sử dụng”.
Trong cuốn “The oral history”, tác giả Barbara W. Sommer và Mary
Kay Quinlan đã chỉ rõ “Lịch sử qua lời kể là tài liệu cấp 1 được tạo ra thông
qua phỏng vấn với một nhân chứng đã từng tham gia trong một sự kiện hoặc

giai đoạn lịch sử vì mục đích bảo tồn thơng tin làm cơ sở phục vụ khai thác,
sử dụng.” 8
Còn tác giả Valerie Yow trong cuốn “Recording Oral History: A Practical
Guide for Social Scientists”9 cho rằng thuật ngữ “lịch sử qua lời kể” đề cập đến
cả các cuộc phỏng vấn được ghi băng, các bản gỡ băng phỏng vấn và phương
pháp nghiên cứu có liên quan tới phỏng vấn sâu
Hiệp hội nghiên cứu lịch sử qua lời kể (Oral history Association) của Hoa
Kỳ đưa ra định nghĩa: “Lịch sử qua lời kể là một lĩnh vực nghiên cứu và là một
phương pháp sưu tầm, giữ gìn và giải thích những tiếng nói và ký ức của con
người, những cộng đồng và những người đã tham gia vào các sự kiện đã xảy ra
[events] trong quá khứ. Lịch sử qua lời kể bao gồm cả tìm hiểu lịch sử xưa cũ
nhất, khởi đầu bằng những thiết bị ghi âm ở thập niên 1940 và bây giờ là những
thiết bị kỹ thuật số của thế kỷ 21”.10
Tài liệu hướng dẫn Fundametals of Oral History của Ủy ban Lịch sử
Texas [Texas Historical Commission] cho rằng: “Lịch sử qua lời kể là sự thu
thập thông tin thông qua thu âm tiếng nói về ký ức cá nhân như một tài liệu lịch
sử. Lịch sử qua lời kể chứng minh lịch sử bằng những tài liệu tường thuật về các
8

Barbara W. Sommer, Mary Kay Quinlan (2009), The Oral History Manual, American Association of State
and Local History, page 1.
9
Valerie Yow (1994), Recording Oral History: A Practical Guide for Social Scientists, Sage Publications,
page 4
10
(16/6/2015)

16



sự kiện trong quá khứ mà thường không được ghi chép lại thành tài liệu và nó
nhấn mạnh vào trải nghiệm thự tế của nhân chứng”.11
Một định nghĩa khác được đưa ra từ bài viết về lịch sử qua lời kể từ trang
Encyclopedia.com (Trang chuyên cung cấp hơn 100 nguồn tin cậy về bách khoa
toàn thư các thuật ngữ, sự kiện…) : “Lịch sử qua lời kể là việc biên soạn các dữ
liệu lịch sử thông qua các cuộc phỏng vấn, thường là ghi âm và đôi khi quay
phim với những nhân chứng đã tham gia các sự kiện lớn trong lịch sử. Xã hội
nguyên thủy từ lâu đã dựa vào truyền miệng để bảo tồn các dữ liệu của quá khứ
trước khi có tài liệu chữ viết”12.
Từ điển American Heritage Dictionary có định nghĩa về lịch sử qua lời kể
với 3 đặc điểm sau:
“1. Lịch sử qua lời kể là những dữ liệu lịch sử bao gồm ký ức cá nhân, thường là
dưới dạng ghi âm lại cưộc phỏng vấn.
2. Lịch sử qua lời kể là việc thu thập và bảo quản những dữ liệu đó
3. Lịch sử qua lời kể là một tài liệu lịch sử dựa trên những dữ liệu đó”13
Từ các định nghĩa trên có thể nhận thấy, tài liệu truyền miệng trong
nghiên cứu của luận án gắn liền với cách hiểu về lịch sử qua lời kể. Song cũng
cần phải phân biệt rõ giữa “lịch sử qua lời kể” với “truyền miệng dân gian”.
Thực tế cho thấy, khoảng cách giữa sự khác biệt của “lịch sử qua lời kể” và
“truyền miệng dân gian” rất mong manh. Thuật ngữ “Lịch sử qua lời kể” đôi
lúc được sử dụng như một hình thức thơng thường trong việc kể lại các thông
tin từ người này sang người khác về một sự kiện lịch sử,vì vậy, nhiều sử gia lại
cho rằng đây là “truyền miệng dân gian”. Tuy nhiên, điều này có những khía
cạnh rất khác. Đối với Việt Nam cũng như một số quốc gia khác, trước khi có
chữ viết, lịch sử chủ yếu được hiểu qua những câu chuyện truyền khẩu. Những
câu chuyện giải thích về nguồn gốc dân tộc, về các nhân vật lịch sử, các sự kiện
11

Texas Historical Commission(2004), Fundamentals of Oral history Texas preservation guidelines, source:
(17/6/2015).

12
The Columbia Encyclopedia (1998), Oral history, source:
(17/6/2015).
13
(21/7/2015)

17


được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác pha lẫn huyền thoại đã tạo nên một
phần bản sắc trong văn hóa của một dân tộc. Ví dụ như truyền thuyết về Lạc
Long Quân và Âu cơ, truyền thuyết về 18 đời vua Hùng, nhà nước Âu Lạc với
truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương, truyền thuyết Thánh Gióng...Tuy
nhiên chúng khơng phải là lịch sử qua lời kể. Truyền miệng dân gian là những
câu chuyện được truyền qua nhiều thế hệ bằng lời nói, vượt qua giới hạn cuộc
đời của một con người. Ngược lại, lịch sử qua lời kể là những lời tường thuật
về những điều đã chứng kiến, những hồi tưởng về các sự kiện đã qua và những
kinh nghiệm xảy ra trong quãng đời của người được phỏng vấn.Lịch sử qua lời
kể là việc tập hợp và nghiên cứu về những thông tin lịch sử về các cá nhân, gia
đình, sự kiện quan trọng hay cuộc sống thường ngày được ghi lại trong các
băng ghi âm, ghi hình hay việc ghi chép lại những chương trình phỏng vấn. Các
cuộc phỏng vấn được tiến hành với những người đã từng tham gia hoặc chứng
kiến những sự kiện trong quá khứ, hoặc ký ức, nhận định của họ về sự kiện đó
và chúng được lưu giữ lại để phục vụ cho các mục đích trong tương lai. Lịch sử
qua lời kể cố gắng để có những thơng tin từ nhiều quan điểm khác nhau và hầu
hết chúng khơng thể được tìm thấy ở nguồn sử liệu viết. Lịch sử qua lời kể
cũng đề cập tới việc thu thập thông tin bằng cách này và để làm việc như một
văn bản, dựa trên những dữ liệu đó và thường được bảo quản trong các lưu trữ
hoặc các thư viện lớn.
Trong cuốn sách “Tiếng nói của quá khứ”, Paul Thompson đã nhấn mạnh

“Khi tơi nói tới truyền miệng dân gian,chính là nói tới truyền thống quốc gia,
được lưu truyền rải rác một cách chung chung bởi người dân , những gì mà mọi
người -những người nơng dân, dân thành thị, người già, phụ nữ , thậm chí cả trẻ
em nói và lặp lại ; là những gì bạn có thể nghe thấy khi bạn bước vào một tửu
quán ở làng quê vào buổi tối; là những thứ bạn tập hợp được khi bắt chuyện cùng
một người qua đường lúc rảnh rỗi, cùng nhau nói về cơn mưa, mùa , giá lương
thực leo cao, sau đó là nói về thời đại của Hoàng đế, Thời đại cách mạng”14
14

Paul Thompson,The Voice of the Past, Third edition, Oxford University Press, page 25

18


Nhìn dưới góc độ sử liệu học, chúng tơi cho rằng lịch sử qua lời kể có những
đặc điểm nhất định như:
- Thứ nhất, lịch sử qua lời kể là phương pháp khai thác những thơng tin có giá
trị lịch sử nằm trong trí nhớ của người quan sát hoặc những người tham gia
vào sự kiện nào đó trong quá khứ mà những tài liệu thành văn không thể đề
cập tới được. Nó có thể giúp các sử gia kiểm tra, thẩm định lại các thông tin
lịch sử trong các tài liệu thành văn. Thông qua lời kể của nhân chứng, sử gia
có thể kiểm chứng các thơng tin về một sự kiện qua lời kể và so sánh, đối
chiếu với các nguồn tài liệu khác.Vì vậy, nó được coi là một trong những
nguồn sử liệu cơ bản xét theo tính chất của chúng
- Thứ hai, lịch sử qua lời kể có thể là kênh để đối chứng với các thơng tin
chính sử đã được đưa ra từ góc độ quản lý nhà nước hoặc lịch sử vĩ mơ, ví dụ
như đưa tiếng nói của các cá nhân, những cộng đồng bị coi là yếu thế trong
xã hội như phụ nữ, người dân tộc thiểu số, những người công nhân, những
người lao động… đến công chúng.
- Thứ ba, lịch sử qua lời kể là một phương pháp hỗ trợ tốt cho nghiên cứu lịch

sử vi mô. Bên trong những nghiên cứu của lịch sử vi mô, lịch sử qua lời kể
có giá trị rất lớn và nó giúp cho những người nghiên cứu hiểu và phân tích
những tiếng nói mà họ từng mang trách nhiệm là xây dựng lại lịch sử từ
hiện đại.
- Thứ tư, lịch sử qua lời kể có thể giúp cho sử gia và người đọc có một cách
nhìn mới về sự kiện và con người, phát hiện thêm khía cạnh mới mà trước
đây khơng được nghiên cứu, tìm hiểu hay do thành kiến mà có cách nhìn
nhận khác.
- Thứ năm, lịch sử qua lời kể làm bức tranh lịch sử thêm sinh động, tác động
mạnh đến cảm xúc của người nghe và người đọc vì nó là những câu chuyện
đã thực sự xảy ra trong cuộc đời của một cá nhân. Điều đó giúp ích cho việc
tái hiện lịch sử và tăng thêm sự hiểu biết về các sự kiện lịch sử trong suy nghĩ
của chúng ta.
19


Bên cạnh đó, lịch sử qua lời kể cũng có một số vấn đề cần lưu ý như:
- Thứ nhất, thông tin do những người quan sát hoặc những người tham gia
cung cấp được xem như là một sử liệu trực tiếp. Nhưng do ảnh hưởng của
thời gian, trí nhớ của con người bị suy giảm cộng với sự nhận thức lại sau các
sự việc đã xảy ra. Điều đó làm cho lịch sử qua lời kể có độ tin cậy thấp.
- Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện được diễn đạt chủ yếu bằng lời tường
thuật của nhân chứng nên sự việc có thể cắt bớt hoặc thêm chi tiết làm cho sự
việc có thể khác đi nhiều so với những điều đã xảy ra. Điều này rất dễ hiểu vì
ngay chính những người có học vấn cao cũng ít khi diễn đạt tốt và đầy đủ ý
kiến mà họ muốn trình bày. Thêm vào đó một số người lại khơng có khả năng
diễn đạt bằng lời nói nên thông tin thường bị “méo” đi rất nhiều.
- Thứ ba lịch sử qua lời kể chứa nhiều yếu tố chủ quan trong quan điểm và
kinh nghiệm của người kể. Nó khơng đại diện cho số đơng. Vì thế, những
thơng tin thu thập được từ cuộc phỏng vấn phải được xem xét cẩn thận khi

nghiên cứu và tham khảo.
Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng, cách hiểu về tài liệu truyền
miệng trong luận án gắn liền với cách sử dụng thuật ngữ “lịch sử qua lời kể”.
Cách hiểu này giúp làm rõ hơn mục đích của việc hình thành tài liệu truyền
miệng trong nghiên cứu.
 Về phương diện hình thức tạo ra: Như đã phân tích ở trên, tài liệu truyền
miệng phục vụ nghiên cứu lịch sử được hình thành từ sự thu thập và sự thu
âm tiếng nói về ký ức cá nhân như một tài liệu lịch sử thơng qua hình thức
phỏng vấn nhân chứng. Xét ở khía cạnh nội hàm này, tài liệu truyền miệng có
thuật ngữ tương đương là “tài liệu khẩu vấn”
“Tài liệu truyền miệng” hay “tài liệu khẩu vấn” là vật mang tin chứa đựng
những thơng tin có được từ các cuộc phỏng vấn, ghi âm của những nhân chứng
về những thông tin trong lịch sử như các sự kiện, các nhân vật mà những người
được phỏng vấn đã từng tham gia hoặc chứng kiến chúng. Hầu hết các dự án
20


cơng trình lịch sử qua lời kể đều sử dụng dạng thức ghi âm lại cuộc phỏng vấn
do đó những thơng tin đó được chuyển thể thành dạng tài liệu ghi âm, sau đó tùy
mục đích nghiên cứu hoặc xuất bản mà người ta chuyển thể thành tài liệu chữ
viết để có thể lưu trữ hoặc phổ biến rộng trong công chúng.
Theo cách định nghĩa này, tài liệu khẩu vấn cần đáp ứng được các tiêu chí như:
• Thứ nhất đó là sự nỗ lực của người nghiên cứu nhằm khai thác những lời
tường thuật của các nhân chứng mà chúng có thể khơng được ghi chép trong
các nguồn sử liệu thành văn.
• Thứ hai, phương thức thực hiện địi hỏi phải có mặt của những thiết bị mang
tin như ghi âm hay sự ghi chép vì mục đích lưu trữ và làm sử liệu cho các
nghiên cứu sâu.
• Thứ ba, nội dung tài liệu khẩu vấn là lời tường thuật của những người còn
sống về trải nghiệm của họ trong quá khứ.

• Thứ tư, tài liệu truyền miệng thực chất là sản phẩm được ghi lại qua lời kể
của nhân chứng. Nó khơng phải là những câu chuyện dân gian, những chuỵện
tán gẫu hay là những tin đồn
Như vậy, có thể thấy dù hiểu theo góc độ nào, tầm quan trọng của những
thông tin lịch sử từ tài liệu truyền miệng nằm ở chỗ, nếu chúng ta không tiến
hành thu thập một cách kịp thời thì cùng với sự già và mất đi của các nhân chứng
thì những thơng tin lịch sử đó cũng mãi mãi biến mất, trong khi những thơng tin
này sẽ khơng thể tìm thấy ở bất kỳ tài liệu nào khác. Do đó, việc tiến hành các
cơng trình tìm hiểu các sự kiện, nhân vật lịch sử qua lời kể rất cần thiết và phải
được tiến hành ngay, cùng với những cuộc phỏng vấn là những tài liệu ghi lại
những thông tin từ lời kể của nhân chứng. Những di sản thơng tin đó có thể trở
thành những tài liệu vô giá cho hoạt động nghiên cứu. Mặt khác, việc gắn các
thơng tin đó với vật mang tin và có những phương pháp bảo quản đồng thời
nhằm khai thác sử dụng rộng rãi các thông tin lịch sử có được cần tiến hành song
hành với nhau.
21


×