TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954-1975
I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Đổi mới nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học lịch sử hiện nay để nâng
cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng kết quả các kỳ thi tốt nghiệp THPT và
Đại học, cao đẳng, đồng thời khơi dậy niềm say mê đối với môn sử ở học sinh đang là
vấn đề được cả xã hội quan tâm. Từ những giáo sư đầu ngành Lịch sử, nhà biên soạn
sách giáo khoa và sách tham khảo cho đến khoa Sư phạm Lịch sử ở các trường Đại
học, các thầy cô trực tiếp dạy học ở các cấp trường đều đang nỗ lực cố gắng tìm
phương pháp để đưa môn Lịch sử trở lại với vị trí quan trọng trước đây trong học sinh
và xã hội, nhưng tìm ra giải pháp nào là tối ưu và phù hợp với xu thế phát triển hiện
tại của cách mạng khoa học công nghệ đang bùng nổ hiện nay là một thách thức lớn.
Hơn nữa do đặc trưng riêng của bộ môn Lịch sử: học tập lịch sử không bắt đầu từ trực
quan sinh động mà từ nắm sự kiện và qua tạo biểu tượng lịch sử, tạo biểu tượng lịch
sử là giai đoạn nhận thức đầu tiên của quá trình học tập lịch sử. Tuy nhiên trên thực tế
trong sách giáo khoa, sách giáo viên và cả sách tham khảo hiện nay vẫn chưa thực sự
gắn liền sự kiện, hiện tượng lịch sử với biểu tượng lịch sử, hạn chế đó là do giới hạn
số câu, số chữ trong một cuốn sách, trong khi đó để tạo biểu tượng lịch sử thì cần số
câu, số chữ dài kết hợp với hình ảnh và lời nói sinh động, hấp dẫn. Từ đó dẫn đến lịch
sử trở nên khó hiểu, khó nhớ, khô khan, không hấp dẫn đối với học sinh hiện nay. Tạo
biểu tượng lịch sử để tạo nên hứng thú học tập, khơi dậy những xúc cảm đúng đắn,
hình thành nên nhân cách cho học sinh, đồng thời phát huy năng lực độc lập nhận thức
học sinh đặc biệt là trí tưởng tượng, khả năng quan sát, so sánh và đánh giá nhân vật,
sự kiện , hiện tượng lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề:
1
Biểu tượng lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong học tập lịch sử ở trường THPT
hiện nay nhưng tạo biểu tượng lịch sử lại rất khó và không phải GV nào cũng thực
hiện được vì dạy học học lịch sử là tái tạo lại sự kiện, hiện tượng lịch sử đúng như nó
đã tồn tại, đã xảy ra nhưng sự kiện đó, hiện tượng đó cả GV và HS đều không trực
tiếp được quan sát. Để giúp GV hiểu đúng về lí luận tạo biểu tượng lịch sử đã xuất
hiện một số công trình nghiên cứu: Hồ Ngọc Đại: Tâm lý dạy học NXB: Giáo dục
trong đó khẳng định: Tạo biểu tượng lịch sử như là một khâu không thể thiếu trong
quá trình nhận thức lịch sử, song tác giả chưa nêu ra biện pháp cụ thể để tạo biểu
tượng lịch sử.
Phan Ngọc Liên và Nguyễn Thị Côi: Phương pháp dạy học lịch sử Tập 1, NXB:
Đại học sư phạm đã nêu quan niệm về vai trò, vị trí tạo biểu tượng lịch sử đồng thời
còn chỉ ra một số biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng lịch sử, tuy nhiên cuốn sách
chưa chỉ ra những biện pháp cụ thể để tạo biểu tượng lịch sử trong sách giáo khoa lịch
sử 10,11 và 12.
Nguyễn Thị Côi: Kênh hình Lịch sử ở trường THPT, NXB: Đại học quốc gia Hà
Nội cung cấp chung một số tư liệu về một số nhân vật tiêu biểu trong chương trình
SGK mà chưa có biểu tượng lịch sử cụ thể về không gian, về thời gian, về địa điểm,
về số liệu hay biểu tượng về hiện vật lịch sử.
Một số luận văn, chuyên đề ở các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng
có đề tài: Biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử 1858-1930, biểu tượng về nhân
vật lịch sử thế giới cận đại lịch sử lớp 10… Hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu về
những biện pháp tạo biểu tượng lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975, trong
khi đó đây là giai đoạn có nhiều biểu tượng lịch sử hay, sinh động, có tác dụng giáo
dục tư tưởng và phát triển kỹ năng rất lớn đối với học sinh. Trên cơ sở tổng hợp,
nghiên cứu những công trình trên kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình
dạy học, tôi đã nghiên cứu đề tài: Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1954-1975.
2
Đối tượng nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, đóng
góp mới của đề tài:
- Đối tượng và phạm vi đề tài: Vai trò, ý nghĩa của tạo biểu tượng lịch sử, những
phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử. Từ nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-
1975, những phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam
giai đọan 1954-1975
- Mục đích: Nghiên cứu một số vấn đề lí luận tạo biểu tượng lịch sử , từ đó vận
dụng có hiệu quả vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 trong SGK
Lịch sử 12.
- Phương pháp:
+ Nghiên cứu các tài liệu về “phương pháp dạy học lịch sử”, tài liệu về “tâm lí học”
+ Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 11,12.
+ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh và bổ sung hợp
lí.
- Những đóng góp mới của đề tài:
Đề tài góp phần bổ sung về mặt lí luận tác dụng và phương pháp tạo biểu tượng lịch
sử, cụ thể hóa một số phương pháp tạo một số biểu tượng lịch sử cụ thể trong dạy học
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH
SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
3
• Cơ sở lí luận của tạo biểu tượng lịch sử:
Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: Dạy học lịch sử cũng như bất cứ dạy
cái gì đòi hỏi người thầy khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc các trí
nhớ làm việc, bắt ghi chép rồi trả lời. Như vậy mục đích của việc dạy học lịch sử là
người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quá
khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được
lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện Biểu tưởng lịch sử là “Biểu
tượng của trí tưởng tượng” ,với những quan niệm trên, có thể định nghĩa biểu tượng
lịch sử “Là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí vv
được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất” [8; tr
189].Cũng như biểu tượng nói chung, biểu tượng lịch sử tái hiện những đặc trưng cơ
bản nhất của sự kiện,hiện tượng lịch sử. Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng lịch sử cho
học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài mà còn đi sâu vào bản chất sự
kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện để tiến tới việc nắm khái niệm lịch sử. Vì
vậy, biểu tượng lịch sử rất gần với khái niệm sở đẳng (còn gọi là khái niệm đơn
giản). Nói cách khác, biểu tượng lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm. Biểu
tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý…được
phản ánh trong đầu óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Như vậy,
việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề quan trọng vì yêu cầu cơ bản
của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện đúng như nó tồn
tại, mà những sự kiện đó học sinh không trực tiếp quan sát, nó xa lạ với đời sống hiện
nay, xa lạ với những kinh nghiệm và hiểu biết của các em. Chính vì thế, biểu tượng
lịch sử là cơ sở để học sinh hiểu sâu sắc các sự kiện, giúp các em hình thành những
khái niệm lịch sử, có ý nghĩa giáo dục rất lớn với học sinh.
• Cơ sở thực tiễn của tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học lịch sử:
4
Hiện nay đa số học sinh chưa có sự say mê môn học lịch sử cho nên việc ghi nhớ
và hiểu các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Đa số các em đều có quan
điểm giống nhau là học vẹt, học tủ lịch sử mà chưa yêu mến, khám phá lịch sử giống
như những môn học khác. Bởi vậy bản thân các em nên có một phương pháp học như
thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặc khác giáo viên gảng
dạy môn lịch sử ở trường một phần nào đó chưa đưa ra được phương pháp dạy học và
chưa truyền được “nhiệt huyết” cho học sinh cho nên chất lượng các kì thi tốt nghiệp,
thi đại học hay thi học sinh giỏi đều thấp ở mức đáng áo động. Ở trường học THPT
một số em ở một số lớp kết quả học tập môn lịch sử còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn
nhiều. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm dạy học nhiều năm, đặc
biệt là kinh nghiệm luyện thi học sinh giỏi và học sinh thi đại học, tôi luôn học tập và
sáng tạo nên những phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Phương pháp vừa luôn cuốn
các em chú ý giờ học, tiến đến ghi nhớ, tạo được biểu tượng, cho đến cao nhấtt là các
em tự độc lập, tự tìm hiểu về sự kiện và hiện tượng lịch sử đó là “tạo biểu tượng lịch
sử’ trong dạy học. Xuất phát từ những lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Tạo biểu tượng
lịch sử trong dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975”
2.Các loại biểu tượng lịch sử và phương pháp tạo biểu tượng trong quá trình dạy
học lịch sử ở nhà trường phổ thông trung học.
2a. Các loại biểu tượng lịch sử:
2.1.Biểu tượng về hoàn cảnh địa lý:
Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một không gian nhất định. Không
gian của sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn, chẳng hạn như chiến trường Châu Âu
trong chiến tranh thế giới thứ 2, hoặc diễn ra trong phạm vi hẹp như địa điểm của một
trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa. Vì vậy, tạo biểu tượng về hoàn cảnh địa lý là yêu
cầu bắt buộc trong dạy học lịch sử để xác định chính xác không gian diễn ra sự kiện
lịch sử. Nếu như học sinh không có những hình ảnh về hoàn cảnh địa lý nơi xảy ra sự
kiện lịch sử thì những những hiểu biết về sự kiện lịch sử đó trở nên mơ hồ và không
5
thể khắc sâu trong đầu óc của học sinh. Nghĩa là việc tạo biểu tượng đã không thành
công.
2.2.Biểu tượng về nền văn hóa vật chất:
Đó là những hình ảnh về những thành tựu của loài người trong việc chế ngự thiên
nhiên, trong lao động sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất cũng như văn hóa tinh thần
của xã hội loài người. Chẳng hạn, khi nói về Kim Tự Tháp, một công trình kiến trúc
vô tiền khoáng hậu của lịch sử loài người thì giáo viên cần phải tạo cho học sinh
những biểu tượng về sự hùng vĩ của công trình này, về tinh thần lao động sáng tạo và
trình độ kiến trúc của các nhà khoa học cổ đại và sự hi sinh đổ máu của hàng chục vạn
người.
2.3.Biểu tượng nhân vật lịch sử:
Nhân vật lịch sử gồm có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, họ là những
đại biểu điển hình của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, là những nhân vật có ảnh
hưởng đặc biệt đối với lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt Nam. Do đó, việc tạo
biểu tượng về nhân vật lịch sử cho học sinh cũng là một vấn đề quan trọng trong dạy
học lịch sử. Cách tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong chương trình phổ thông
trung học nói chung là dễ làm, chỉ có điều mất nhiều thời gian để chuẩn bị vì có quá
nhiều nhân vật tiêu biểu xuất hiện trong chương trình.
2.4.Biểu tượng lịch sử về thời gian:
Cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử, xác định về thời gian là một đặc điểm
của việc nhận thức một sự kiện lịch sử. Điều này giúp cho học sinh hiểu chính xác
hơn tính chất và ý nghĩa của các sự kiện. Chúng ta có thể xác định khoảng thời gian
xảy ra sự kiện hay hiện tượng lịch sử mà không cần phải chính xác cụ thể, ngày,
tháng, năm mà việc xác định này chỉ mang tính tương đối. Điều này được thực hiện
khi chúng ta phân tích một hiện tượng lịch sử mà không thể xác định mốc thời gian
chính xác.
6
2.5.Biểu tượng lịch sử về những quan hệ xã hội của con người.
Trong dạy học lịch sử, khó khăn nhất có lẽ là tạo cho học sinh những biểu tượng
lịch sử về các mối quan hệ xã hội. Vì đây là những vấn đề khá phức tạp và có phần
trừu tượng của khoa học lịch sử. Muốn có được biểu tượng về nó thì học sinh phải có
khả năng tư duy cao và nhiệm vụ của người giáo viên là tạo điều kiện tối đa cho quá
trình tư duy của học sinh. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể
về đời sống con người, về mối quan hệ giai cấp, về những mâu thuẫn trong xã hội…
qua các thời đại khác nhau. Chúng ta có thể tiến hành bằng một số cách cụ thể sau:
2b. Những phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử:
- Thứ nhất: Cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử.
- Thứ hai: Xác định địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử
- Thứ ba: sử dụng tài liệu, hiện vật để tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể về đời
sống con người.
- Thứ tư: Sử dụng số liệu để tạo biểu tượng cụ thể về một sự kiện hay hiện tượng
lịch sử.
- Thứ năm: Sử dụng tài liệu văn học.
- Thứ sáu: Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương.
- Thứ bảy: Sử dụng tài liệu về tiểu sử các nhân vật lịch sử.
- Thứ tám: Hình tượng hóa một hiện tượng lịch sử.
3. Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học lịch sử ở
trường THPT
3.1. Về nhận thức :
7
Lênin đã từng nói "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn" [6; 42]. Qúa trình nhận thức hiện nói chung, nhận thức
lịch sử nói riêng đều tuân thủ theo quy luật này; tức là đi từ cảm tính đến lý tính:
từ cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm đến phán đoán và suy luật. Trong đó,
biểu tượng lịch sử có quan hệ hữu cơ với tất cả các qúa trình nhận thức trên. Nó đóng
góp vai trò quan trọng trong qúa trình tri giác. Nếu không có biểu tượng xuất hiện
bằng việc liên kết với các hình ảnh của tri giác thì các hình ảnh lịch sử này sẽ nghèo
nàn và khô cứng. Quá trình tri giác trở thành biểu tượng lịch sử là cơ sở để hình thành
khái niệm, từ đó phát triển óc phán đoán suy luận của con người. Học tập lịch sử
cũng tuân theo qúa trình nhận thức hiện thực khách quan. Tuy nhiên, do đặc
trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học lịch sử phải trên cơ sở nắm bắt sự
kiện và tạo biểu tượng lịch sử từ đó tiến tới hình thành khái niệm, rút ra quy
luật và bài học lịch sử cho HS. Vì vậy, biểu tượng lịch sử chính là giai đoạn nhận
thức cảm tính của qúa trình học tập lịch sử. Nếu như không tạo biểu tượng thì hình
ảnh lịch sử mà HS thu nhận. Ý nghĩa to lớn của tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử là
cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử.Tạo biểu tượng lịch sử sống động giúp học sinh
khôi phục các bức tranh của quá khứ sinh động đúng như nó tồn tại. Mặt khác, tạo
biểu tượng về lịch sử còn giúp cho học sinh tránh được những sai lầm về “hiện đại
hóa” lịch sử, những nhận thức thiếu chủ quan, phiến diện và đánh giá, nhận định tình
hình thiếu cơ sở khoa học.
3.2 Về thái độ
Trong dạy học phổ thông, bộ môn lịch sử có vai trò giáo dục tư tưởng,
đạo đức, tình cảm cho học sinh rất lớn. Đặc biệt việc tạo biểu tượng sinh động, hấp
dẫn về các sự kiện, hiện tượng; nhất là về các nhân vật lịch sử sẽ có tác động sâu sắc
đến tư tưởng tình cảm các em. Các em không chỉ tri giác mà còn có những rung
động, xóc cảm và sự nhập thân vào lịch sử Và “ khi biểu tượng tham gia vào
hoạt động tư duy thì tư duy trở nên sinh động, gợi cảm, say sưa, hồi hộp và khẩn
trương”[17; tr76-77]. Biểu tượng lịch sử tác động không những lên trí tuệ mà cả về
8
tâm hồn và tình cảm, là yếu tố hình thành nên nhân cách của hoc sinh. Thông qua các
bài học lịch sử, những hành động đấu tranh, hi sinh anh dũng quên mình Tổ quốc, vì
sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động có sức hấp dẫn lôi cuốn cực kỳ đối với học
sinh. Vì ở độ tuổi các em tình cảm dễ rung động và có những xúc cảm lịch sử sâu sắc.
Từ đó hình thành ở các em lòng khâm phạuc, biết ơn đối với các anh hùng, vĩ nhân
trong lịch sử. Đồng thời có ý thức tự giác về trách nhiệm của mình trong cuộc sống
hôm nay. Ngược lại, các hành động xấu xa, tàn bạo sẽ hình thành ở các em thái độ
căm ghét.
3.3 Về kỹ năng
Biểu tượng lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng làm cho hoạt động trí
tuệ của học sinh không ngừng phát triển. Vì thông qua việc giáo viên sử dụng kết hợp
các đồ dùng trực quan, tư liệu lịch sử, học sinh phải huy động trí óc quan sát, tư duy
và tưởng tượng để có được biểu tượng lịch sử đúng đắn nhất. Việc tạo biểu tượng
lịch sử là cơ sở để tiến tới sự nhận thức lý tính của hiện thực lịch sử, là điều kiện để
cho học sinh nhân thức lịch sử đúng đắn, tiến tới hình thành khái niệm.
4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ
TRONG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1954-1975
4.1 Tạo biểu tượng lịch sử bằng cách cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch
sử:
-Xác định khoảng thời gian xảy ra sự kiện hay hiện tượng lịch sử mà không cần
phải chính xác cụ thể ngày, tháng. Ví dụ: Kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành
được thắng lợi năm 1975, có thể tạo biểu tượng cho HS ghi nhớ sự kiện này như sau:
“Sự kiện này được ghi vào lịch sử dân tộc ta là một trong những trang chói lọi nhất,
một biểu tượng sang ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hung cách mạng và trí
tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự
kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”.
9
-Tạo biểu tượng lịch sử bằng cách ghi nhớ niên đại rõ ràng, sử dụng biện pháp nêu
đặc trưng của thời điểm diễn ra sự kiện đó. Ví dụ: Để HS ghi nhớ ý những thắng lợi
quân sự quan trọng như sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, Tiến công
chiến lược 1972, Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 thì GV tạo biểu tượng như
sau: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu diễn ra vào thời điểm mùa Xuân trong lịch sử
dân tộc trong giai đoạn 1954-1975. Tương tự như vậy GV có thể mở rộng hơn Những
thắng lợi quân sự tiêu biểu diễn ra vào thời điểm mùa Xuân trong lịch sử dân tộc từ
khi có Đảng lãnh đạo cho đến năm 1975: Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao Điện Biên
Phủ 1954, Đông Xuân 1964-1965 tiêu biểu trận Bình Giã, Mậu Thân 1968, Tiến công
chiến lược 1972 và Đại thắng mùa Xuân 1975.
Ví dụ 2: Tạo biểu tượng lịch sử bằng cụ thể hóa thời điểm diễn ra sự kiện bằng
cách nêu đặc trưng như sau: Trong kháng chiến chống Mỹ đây là hai sự kiện mở ra hai
bước ngoặt của cuộc kháng chiến, HS sẽ ghi nhớ đó là Mậu Thân 1968 bước ngoặt
đầu tiên buộc Mỹ tuyên bố “phi Mĩ hóa chiến tranh” thừa nhận thất bại “chiến lược
chiến tranh cục bộ”, buộc Mĩ phải đến bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari; Hiệp định
Pari 1973 là bước ngoặt thứ hai của cuộc kháng chiến: Mĩ phải tôn trọng các quyền
dân tộc cơ bản của Việt Nam, phải rút quân về nước, Mĩ cút tạo điều kiện để ta đánh
cho ‘ngụy nhào”.
-Tạo biểu tượng lịch sử bằng cách nêu chính xác niên đại một sự kiện hay một biến
cố lịch sử. Ví dụ: đó là sự kiện Bác Hồ qua đời 2/9/1969 sự ra đi của Bác là một tổn
thất đau đớn không gì bù đắp nổi đối với toàn thể dân tộc ta và sự nghiệp cách mạng
chống Mỹ cứu nước đang trên đà thắng lợi. Cả đất trời như vỡ tung bởi tiếng
khóc thương Bác của dân tộc: "Suốt mấy hôm rồi đau tiễn đưa, Đời tôi nước mắt trời
tuôn mưa" Tất cả mọi người, không ai muốn tin vào sự thật đau lòng này:"Bác đã đi
rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng vui ngày hội
10
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười"
Qua việc GV sử dụng những câu thơ trên của nhà thơ Tố Hữu đã khơi dậy
được trong mỗi HS sự xúc cảm mạnh mẽ. Các em cảm nhận được nỗi đau của dân tộc
khi mất đi Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc. Từ đó hiểu được di nguyện của
Bác đối với đất nước, đối với cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ ngày càng khốc
liệt.
Ví dụ 2: Cần tạo biểu tượng lịch sử cho HS chính xác thời khắc lịch sử quan trọng
11h30 phút ngày 30/4/1975. Khi thấy lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc
Lập, các chiến sĩ xe tăng vô cùng vui sướng đã bắn một loạt đạn pháo chào mừng giờ
phút trọng đại. Tiếng nổ rung chuyển bầu trời ấy là lúc 11h30 phút ngày 30/4/1975.
Giờ phút đó mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc như một mốc vàng chói lọi. Bởi vì để có
giờ phút lịch sử thiêng liêng đó, cả dân tộc Việt Nam đã phải đi suốt 21 năm trong
mưu bom, bão đạn, 21 năm nhân dân miền Nam chịu nỗi đau chia cắt, 21 năm hàng
triệu nhân dân hai miền đã đổ xương máu đổi lấy hòa bình, độc lập, tự do và thống
nhất.
4.2.Tạo biểu tượng lịch sử bằng cách xác định địa điểm diễn ra sự kiện lịch
sử:
Phương pháp: Gv thường sử dụng kèm với lược đồ và bản đồ, tranh ảnh minh họa
kèm lời nói của GV để tạo biểu tượng lịch sử về địa điểm xảy ra sự kiện.
Ví dụ 1: Tạo biểu tượng về địa điểm diễn ra 3 chiến dịch trong cuộc Tiến công và
nổi dậy Xuân 1975. Sử dụng lược đồ để chỉ rõ vị trí chiến lược quan trọng của Tây
Nguyên: địa bàn chiến lược quan trọng, là cao nguyên rộng lớn, như là mái nhà Đông
Dương; lực lượng địch bố trí mỏng, phán đoán sai hướng tiến công của ta. Vị trí chiến
lược quan trọng của Huế-Đà Nẵng là 2 trong 3 thành phố lớn ở miền Nam, sau khi
mất Tây Nguyên địch càng tập trung lực lượng tử thủ ở đây.
11
Sử dụng lược đồ, xác định địa điểm để phân tích nghệ thuật thế trận chiến lược:
Tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sẽ là nơi có tính chất hiểm yếu, gây bất ngờ lớn,
cắt đôi chiến trường toàn miền Nam. Nét độc đáo là ta không tiến công địch từ vĩ
tuyến 17, không đánh vào chiều dọc chiến tuyến địch vì khả năng đột phá không lớn.
Gv chỉ trên lược đồ vị trí của các binh đoàn của ta đứng chân ở phía Tây chiến tuyến
địch cách Huế-Đà Nẵng 30-40km, cách Sài Gòn 60km, vì thế từ phía Tây đánh vào
chiều ngang đội hình mỏng, yếu của địch thì sẽ tạo nên bất ngờ và đột phá lớn. Thế
trận chiến lược của ta đã chia cắt tập đoàn lực lượng địch ra từng cụm, phá thế liên
hoàn và chúng khó có thể ứng cứu nhau. Thế trận trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy là thế trận chiến tranh nhân dân, từ Quảng Trị qua Tây Nguyên đến Sài Gòn, thế
trận từ Tây sang Đông, đánh cắt giao thông, kết hợp vùng, miền và sự nổi dậy quần
chúng. Xây dựng thế trận chiến lược buộc địch bị động phân tán để đối phó, với ta,
ngược lại ta có điều kiện tập trung đánh đòn chiến lược Tây Nguyên đã phá vỡ thế
chiến lược địch, đánh Huế-Đà Nẵng làm đảo lộn thế chiến lược địch, gây đột biến
chiến tranh, mở chiến dịch Hồ Chí Minh đêt kết thúc chiến tranh.
4.3.Tạo biểu tượng lịch sử bằng sử dụng tài liệu, hiện vật
Tác dụng: giúp Hs tránh rơi vào tình trạng hình dung lịch sử theo một công thức
tránh hiện đại hóa lịch sử, đồng thời giúp Hs có biểu tượng đúng về đời sống vật chất,
đời sống tinh thần của thời đại.
Ví dụ: khi dạy về chính sách tàn bạo của Mĩ-ngụy không thể nói chug chung mà
cần tạo tượng lịch sử cụ thể gắn liền tội ác, đó chính là nhà tù Côn Đảo: Di tích lịch sử
Nhà tù Côn Đảo được xem là bàn thờ lớn và thiêng liêng của Tổ quốc, là nơi biểu hiện
cho sự đấu tranh khổ cực, hy sinh xương máu, là trường học cộng sản lớn, là nơi thể
hiện khát vọng hòa bình của các thế hệ cha, anh trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ
quyền của đất nước. Những mất mát, hy sinh to lớn ấy với mục đích giữ gìn sự hòa
bình cho đất nước, cho sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam. Những sự hy sinh thầm
lặng đó rất đáng được thế hệ hôm nay, mai sau ghi nhớ và vinh danh. Nhà tù Côn Đảo
12
là nơi mà nước, không khí, ánh sáng không mất tiền mua, không tốn công quỹ nhưng
được bố thí nhỏ giọt. Thiếu đạm, thiếu rau xanh, sinh tố, không khí ánh sáng, thiêú
điều kiện vệ sinh tối thiểu, bị đánh đập triền miên và bệnh tật.Nhưng ghê gớm hơn,
khủng khiếp hơn vẫn là Chuồng Cọp kiểu Mỹ. Bị giam ở đó người tù không có một
chút không khí để thở, lối đi giữa hai dãy buồng giam chỉ đủ cho một người đi, mái
che kín, thiếu không khí trầm trọng, trong phòng giam không có bệ nằm, người tù phải
nằm dưới nền xi măng ẩm thấp. Và hầm phân bò sâu 3m để ngâm những người tù
xuống đó tra tấn cực kỳ dã man và bí mật. Hệ thống nhà tù Côn Đảo với những nhà
giam, hầm xay lúa, khu biệt lập chuồng bò chính là những bằng chứng lịch sử hùng
hồn về tội ác mà thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai đã giành cho chúng ta. Gắn liền
Côn Đảo là những hình thức đấu tranh đặc biệt, toát lên khí phách kiên cường của dân
tộc ta:chống chào cờ, chống khổ sai, chống học tập tố cộng, chống ly khai, tuyệt thực
phản đối chính sách Mĩ-ngụy, mổ bụng để đòi giải quyết yêu sách, làm báo miệng,
vượt ngục. Sau 113 năm tồn tại(1862 – 1975) nhà tù Côn Đảo vừa là nỗi đau thương
kinh hoàng nhưng cũng là niềm tự hào chói sáng của Côn Đảo khi ghi dấu biết bao ý
chí kiên cường, lý tưởng và sức chịu đựng của con người Việt Nam. Đây nghĩa trang
Hàng Dương, Hàng Keo. Đây Cầu Tàu 914, đây Côn Đảo, nơi an nghỉ vĩnh hằng của
gần 20 nghìn người yêu nước và chiến sỹ cách mạng trung trinh, những người con ưu
tú của dân tộc ta.
4.4.Tạo biểu tượng lịch sử bằng sử dụng số liệu cụ thể về sự kiện hay hiện
tượng
Tác dụng: Số liệu số liệu chính xác và khoa học có tính gợi cảm làm cho bài học
lịch sử sinh động và dễ hiểu. Chính số liệu lịch sử sẽ gúp các em tự rú ra nhận xét,
đánh giá bản chất sự kiện và hiện tượng, đồng thời phát triển kỹ năng thực hành bộ
môn. Gv cung cấp cho HS về bảng số liệu thiệt hại chiến tranh, hướng dẫn HS khai
thác tỉ lệ chi phí chiến tranh và số lính người chết, bị thương để tạo cho HS biểu tượng
lịch sử: chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh dài ngày và tốn kém nhất
trong lịch sử nước Mĩ.
13
Bảng thống kê về thiệt hại chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam
Thời gian
chiến tranh
Chi chi
phí CT
phí (Tỉ đôla)
Số quân lính
chết, bị thương
(nghìn tên)
Chiến tranh xâm lược Việt
Nam
222 676 360,0
Chiến tranh xâm lược Triều
Tiên
36 54 136,9
Chiến tranh thế giới thứ hai 42 341 962,4
Chiến tranh thế giới thứ nhất 16 25 257,4
Chiến tranh giành độc lập ở Mĩ 13 0,8 10,6
Theo tính toán của Lầu Năm Góc, chi phí cho chiến tranh Việt Nam gấp 2,6 lần giá
trị toàn bộ hệ thống đường sá giữa các bang Hoa Kỳ (số liệu năm 1972), gấp 2,5 lần
tiền Mỹ viện trợ cho tất cả các nước kém phát triển trong 25 năm, ngốn 70% tiền
chuẩn chi cho quốc phòng Mỹ từ 1967 đến 1972. Như vậy, có thể thấy chi phí cho
chiến tranh Việt Nam là một con số “rợn người” và chính nó đã đẩy nền kinh tế Mỹ
lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc.
4.5.Tạo biểu tượng lịch sử bằng sử dụng tài liệu văn học:
Tác dụng: Việc vận dụng thơ ca trong dạy học lịch sử cũng góp phần quan trọng
nhằm phát huy tích tích cực chủ động nắm bắt tri thức lịch sử như địa danh, tinh thần
ý thức độc lập dân tộc, tinh thần lao động, chiến đấu bất khuất của cha ông, góp phần
bồi dưỡng học sinh lòng tự hào về dân tộc.
Ví dụ 1: Bài 21 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống Đế Quốc
Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam ( với chính sách tố cộng, diệt cộng và đạo
luật 10/59 của Mĩ Diệm) .Qua khổ thơ tạo biểu tượng cho học sinh về tội ác của Mĩ-
Ngụy.
Có những ông già chúng khảo tra
Chẳng khai nó chém giữa sân nhà
14
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ nó đập vọt thai ra (Tố Hữu)
Ví dụ 2: Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống Đế Quốc Mĩ xâm
lược. nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất( chiến tranh phá hoại lần 2 của
Mĩ với 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng…)
Chúng muốn biến ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngat giữa đầm….
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội
Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ
( Tố Hữu )
Qua các khổ thơ trên góp phần tạo cho học sinh nắm được truyền thống đấu tranh
bất khuất của dân tộc ta, trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất. Là cơ sở
hình thành nhân cách, lối sống và tự hào về truyền thống dân tộc đây là nền tảng giúp
học sinh hứng thú hơn trong việc học tập bộ môn lịch sử, là cơ sở phương pháp luận
để học sinh chủ động nắm bắt thông tin cũng như, sưu tầm thơ ca nhằm tiếp cận các
sự kiện lịch sử chính xác khoa học, làm cho tiết học sôi nổi và đạt kết quả cao, khắc
sâu vào tâm trí học sinh.
Ví dụ 3: Văn hào M. Goóc-ki từng viết “Thời tối cổ, văn học dân gian đã đi kèm
theo lịch sử một cách khắng khít và đặc thù. Không thể hiểu biết lịch sử chân chính
của nhân dân lao động được nếu không biết văn học dân gian”.Giáo sư – viện sĩ
Nguyễn Khánh Toàn cũng nhận xét rằng: “Văn nghệ dân gian ta có một tác dụng cực
kì quan trọng trong việc bổ sung, đính chính, sàng lọc những kiến thức của chúng ta
15
về lịch sử dân tộc”.Sử dụng tài liệu văn học là ca dao có ý nghĩa hiệu quả trong tạo
biểu tượng lịch sử. khi dạy cho học sinh về cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam
chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), giáo viên có thể sử dụng một
số câu ca dao sau để làm nổi bật tình thần chiến đấu oanh liệt của nhân dân miền
Nam:
“Mĩ khoe có thiết vận xa,
Chạy ngang, chạy dọc, chạy ra, chạy vào.
Hầm ngang, hố dọc ta đào,
Chúi mũi lộn nhào, hết thiết vận xa.”
“Ba Tơ, An Lão, Đồng Xoài,
Cùng với Ấp Bắc tưng bừng chiến công.
Ai về Sơn Tịnh quê ta,
Đừng quên chiến thắng Ba Gia lẫy lừng.”
“Dân mình như hòn đá trên non,
Trời lay không chuyển, gió lòn không xê.
Nó xúc bên ni, nó đổ bên tê,
Phá rào, vượt lối, ta về làng ta”
(Phong trào phá “Ấp chiến lược”)
Công tác binh vận trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”:
“Cùng nhau máu mủ, ruột rà,
16
Nỡ theo Mĩ – Diệm, đốt nhà hại dân.”
“Anh em binh sĩ có hay,
Hai chữ “US” in đầy quân trang.
Ngồi xe “US” đi càn,
Cầm súng “US” bắt làng, hại dân”.
Khi tạo biểu tượng cho HS về tinh thần gắn bó ruột thịt của nhân dân hai miền Nam-
Bắc có thể sử dụng câu ca dao sau: Nghĩa tình Bắc – Nam:
“ Bắc Nam là con một nhà,
Là gà một mẹ, là hoa một cành.
Nguyện cùng biển thẳm non xanh
Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền”
Ví dụ 4: Tạo biểu tượng về niềm vui chiến thắng khi chiến dịch Hồ Chí Minh kết
thúc thì GV có thể sử dụng đoạn thơ sau: Bài 23– “Khôi phục và phát triển kinh tế xã
hội miền Bắc giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973-1975”Với chiến dịch Hồ Chí
Minh, toàn thắng đã về ta, trong giờ phút thiêng liêng ấy lòng mỗi người dân đều rạo
rực muốn dâng chiến công lên Bác:
Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa
(Toàn thắng về ta - Tố Hữu)
4. 6.Tạo biểu tượng lịch sử bằng sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
17
Tác dụng: Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương là để cụ thể hóa kiến thức chung về
lịch sử dân tộc, lĩnh hội những khái niệm phức tạp, khái quát khoa học để tạo biểu
tượng rõ ràng, có hình ảnh. Đồng thời còn có tác dụng gắn các em vào đời sống xã
hội, gắn bó tình cảm với quê hương.
Ví dụ: Dạy về Vai trò hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến Miền Nam, hoặc dạy
tiết Lịch sử địa phương GV sử dụng tư liệu lịch sử địa phương về Ngã ba Đồng Lộc.
Ngã ba Đồng Lộc - một biểu tượng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta; là nơi giáo dục truyền
thống yêu nước và tinh thần cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và
mai sau. Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc (thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh
Hà Tĩnh) là nơi giao điểm của đường 15A với các tỉnh lộ, cách Thành phố Hà Tĩnh
hơn 20 km về hướng Tây Bắc. Nơi đây là một vùng đồi hẹp trống trải, một bên là núi
trọc, một bên là đồng ruộng. Mùa khô đường đầy bụi đỏ trong gió Lào, nắng lửa; mùa
mưa nước ngập bùn lầy. Là vùng địa hình hiểm trở, nếu địch đánh phá thì các tuyến
đường giao thông dễ bị chia cắt và rất khó khắc phục.Từ ngày 20 - 4 - 1968, Đường
quốc lộ 1A bị cắt đứt, ta chuyển hướng vận tải sang tuyến Đường 15A đi qua Ngã ba
Đồng Lộc. Lúc này trên đất Hà Tĩnh chỉ còn Đường 15A là con đường duy nhất đi
vào Nam của các phương tiện cơ giới. Bởi thế, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một đầu
mối giao thông quan trọng, một trọng điểm hiểm yếu, giữ vai trò quyết định đảm bảo
thông suốt cho huyết mạch vận tải nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến
lớn miền Nam. Vì vậy, đế quốc Mỹ đã bằng mọi thủ đoạn đánh phá Ngã ba Đồng Lộc.
Biến nơi đây thành “toạ độ lửa” để hòng cắt đứt con đường tiếp viện của chúng ta.Từ
tháng 4 đến tháng 10-1968, máy bay địch ném xuống đây 1.863 lần với gần 50 nghìn
quả bom các loại (chưa kể rốc két và đạn 20mm). Ngày đánh nhiều nhất là 103 lượt
máy bay, với hàng trăm quả bom các loại. Bầu trời Đồng Lộc hầu như không lúc nào
ngớt tiếng gầm rú của máy bay địch, tiếng nổ của bom đạn, khói lửa mù mịt. Cả ngày
lẫn đêm, máy bay Mỹ tập trung đánh phá, huỷ diệt các trận địa pháo cao xạ và các
công trình giao thông. Ngã ba Đồng Lộc - một vùng đồi nhỏ hẹp, mặt đất không còn
18
màu xanh cỏ cây, hố bom chồng chất hố bom. Âm mưu chốt chặn chi viện của đế
quốc Mỹ tại “tọa độ lửa” bị thất bại hoàn toàn. Trên trọng điểm ác liệt, tàn khốc ở Ngã
ba Đồng Lộc, đường vẫn thông, các đoàn xe vẫn nối đuôi nhau ra tiền tuyến góp phần
chi viện kịp thời cho quân và dân miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.Lực lượng
bộ đội với Trung đoàn pháo cao xạ 210 thuộc Sư đoàn 304, Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ
bộ đội địa phương Hà Tĩnh và các đại đội trực chiến súng bộ binh của dân quân tại
chỗ đã bám trụ chiến đấu kiên cường giữa bom đạn ác liệt, gió Lào nắng nóng, đánh
hơn 1.076 trận. Trên trọng điểm ác liệt Ngã ba Đồng Lộc, hầu như ngày nào các đơn
vị cũng có thương vong tổn thất Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung
phong được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa
đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo
để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ: Nhận
nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút triển khai công việc với cả niềm vui
được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không
ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ h
ướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống
đường. Hết tiếng máy bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản
lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Các tiểu
đội thanh niên xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy
cũng lao ra gọi tên từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu
hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe
thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ từ 17 đến
22 tuổi Những tập thể, cá nhân được phong tặng anh hung: Đại đội 551 TNXP; tập
thể 10 cô gái Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội 55TNXP do Võ Thị Tần làm tiểu
đội trưởng cùng Hồ Thị Cúc, Trần Thị Hường, Trần Thị Rạng, Hà Thị Xanh, Nguyễn
Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Dương Thị Xuân, Nguyễn Thị Xuân và Võ Thị Hợi đã bám trụ
kiên cường ở Ngã ba Đồng Lộc trong những ngày bom đạn ác liệt nhất và cả 10 cô
anh dũng hy sinh cùng một lúc giữa tuổi đời 18-20 trong một trận mưa bom của giặc
Mỹ tại Ngã ba Đồng Lộc ngày 24-7-1968; Anh hùng La Thị Tám cắm tiêu đánh dấu
19
hơn 1.500 quả bom nổ chậm; Anh hùng phá bom Vương Đình Nhỏ và còn bao nhiêu
tập thể, cá nhân mà sự tích anh hùng của họ còn sống mãi trong lòng đồng đội và nhân
dân. Hơn thế, Ngã ba Đồng Lộc cùng 10 cô gái đã trở thành huyền thoại trong lòng
người, là khúc tráng ca bất tử của tuổi trẻ trong cuộc chiến tranh giải phóng, thống
nhất đất nước. Bài học lịch sử Ngã ba Đồng Lộc góp phần tái hiện một phần hiện thực
lịch sử khốc liệt, hùng tráng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời
nói lên tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường, dũng cảm không quản gian khổ, hy
sinh của quân và dân ta.Qua bài học, góp phần làm phong phú tri thức, giáo dục chính
trị, tư tưởng cho học sinh. Bồi đắp tình cảm, niềm tự hào, biết ơn, trân trọng sự hy
sinh xương máu của quân và dân ta trong những năm tháng hào hùng trên mãnh đất
quê hương Hà Tĩnh. Các em nhận thức sâu sắc được mối quan hệ giữa lịch sử địa
phương với lịch sử dân tộc; dùng kiến thức lịch sử dân tộc soi vào lịch sử địa phương
và ngược lại. Từ đó, góp phần hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, đất nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
4.7.Tạo biểu tượng lịch sử bằng tài liệu về tiểu sử nhân vật lịch sử.
Bằng những từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh khi miêu tả và nêu đặc điểm tiểu sử
nhân vật lịch sử, HS sẽ có được biểu tượng rõ ràng, cụ thể về nhân vật đó. Trên cơ sở
đó, hiểu bản chất nhân vật và những sự kiện lịch sử có liên quan đến nhân vật, rút ra
nhận xét khái quát, đánh giá về vai trò của họ trong tiến trình lịch sử
Ví dụ 1: Khi dạy bài Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, GV cần tạo biểu
tượng về nhân vật lịch sử về chế độ độc tài gia đình trị, cần sử dung tài liệu về tiểu sử
sau: Ngô Đình Diệm (1901 - 1963), Ngô Đình Nhu (1911 - 1963) là hai con của Ngô
Đình Khả, một viên đại thần nhà Nguyễn dưới triều Thành Thái, Duy Tân. Quê ở
làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đây là hai kẻ phản dân hại nước,
chà đạp lên xương máu của dân tộc đồng bào. Thửa nhỏ đều học ở Huế, lớn lên Ngô
Đình Nhu du học tại Pháp còn Diệm làm quan cho triều Huế. Cách mạng tháng Tám
20
năm 1945 thắng lợi, Nhu được chính phủ cách mạng giao nhiệm vụ phụ trách nha thư
viện và lưu trữ văn thư trung ương ở Hà Nội; nhưng sau đó y bỏ trốn sang Lào vào
năm 1948 về sống ẩn dật ở Đà Lạt. Về phía Diệm, năm 1950 y sang Mỹ sống
và học ở đại học Michêgan - Hoa Kỳ. Năm 1954 y được Bảo Đại mời làm thủ
tướng, năm 1955 đảo chính lật đổ Bảo Đại. Từ đó hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô
Đình Nhu trực tiếp dối đầu với cách mạng Việt Nam. Được nuôi dưỡng từ thế lực
ngoại bang qua bàn tay tên trùm gián điệp Hồng Y Spellman, Diệm và gia đình y là
tiêu biểu cho tầng lớp đại tư sản, đại địa chủ phản động đội lốt thiên chúa giáo. Nên
để duy trì chính quyền, y cùng em trai đã thi hành chính sách khủng bố, diệt chủng đi
ngược truyền thống dân tộc, ra sức phá hoại cách mạng Việt Nam. Ngày 1/11/1963
do hết giá trị lợi dụng, anh em Diệm - Nhu đã bị các thế lực khác do Mỹ dàn dựng, tổ
chức giết chết trong cuộc đảo chính Diệm. Qua những nét tiểu sử cơ bản trên, HS có
biểu tượng chính xác về hai anh em Diệm - Nhu, những kẻ phản bội dân téc, giống
nòi cuối cùng đã bị lịch sử lên án và chõng trị. Các em hiểu được bản chất phản động
của Diệm - Nhu, đánh giá được tội ác của chúng đối với dân tộc, căm ghét
những hành động tàn bạo của chúng với quần chúng nhân dân.
Ví dụ 2: Khi tạo biểu tượng về nhân vật Nguyễn Văn Trỗi trong dạy học bài 25:
Mục II: Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ
(1961 - 1965) .Tiêu biểu là chiến sĩ biệt đồng Sài Gòn Nguyễn Văn Trỗi. Tìm đến
với cách mạng, hoạt động của anh chiến đấu chống kẻ thù là rất nhiều, nhưng tạo
biểu tượng về nhân vật này không thể không khắc sâu sự kiện ngày 9/5/1964: anh
được giao nhiệm vụ giết tên bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mácnamara – một tên trùm tội
ác chiến tranh. Sau khi nghiên cứu quy luật đi về của Mácnamara, anh quyết định
dùng cách đánh đặt mìn điểm hỏa bằng điện ở cầu Công Lý, đón tên
Mácnamara trên đường đi ra sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng trận đánh bị bại lộ, anh đã
bị bắt. Giặc giam giữ và dùng mọi thủ đoạn từ dụ dỗ đến tra tấn dã man hòng khuất
phục anh nhưng không lay chuyển được tấm lòng kiên trung của anh đối với Tổ quốc.
Chúng đã kết án tử hình và hèn hạ giết anh (10/1964). Những phút cuối cùng trên
21
pháp trường anh đã hiên ngang vạch tội quân thù, khẳng định cách mạng Việt Nam sẽ
thắng lợi. Trước làn đạn của quân thù, anh dõng dạc hô to: "Hồ Chí Minh
muôn năm. Việt Nam muôn năm". Qua đoạn phân tích, tưởng thuật trên hình
ảnh của anh hùng Trỗi hiện lên chân thật, sinh động và tác động mạnh mẽ đến cảm
xúc của các em về hành động dũng cảm, tinh thần bất khuất, kiên cường của anh. Từ
đó các em hình dung được sự anh dũng của hàng ngàn tấm gương hi sinh của cả một
thế hệ dân tộc để bảo vệ tổ quốc, giành mà giữ trọn độc lập.
Ví dụ khi dạy đến Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai làm
nên trận “Điện Biên Phủ trên không 1972”, GV nên tạo cho HS biểu tượng nhân vật
anh hùng Phạm Tuân: Sinh ra trong gia đình nông dân, tốt nghiệp lớp 10 sau một năm
(15 tuổi), Phạm Tuân được gia nhập quân đội. Ngày 18/12/1972, máy bay Mỹ bất
ngờ tấn công sân bay của ta vốn được bố trí khá xa và ngụy trang tốt. Liên lạc bị cắt,
Phạm Tuân là phi công đầu tiên cất cánh lên bầu trời sau khi có báo động với máy bay
MIG- 21.Khi gặp B52, ông không chỉ hồi hộp, vì nếu sơ hở một chút, bật ra đa sớm
thì F4 (máy bay bảo vệ B52) sẽ đuổi theo và bắn, B52 chạy mất. “Khi gặp B52 xung
quanh có rất nhiều F4. Nguy hiểm lúc đó tôi không sợ mà chỉ sợ B52 chạy mất. Ông
cố gắng làm sao để đạt tốc độ nhanh nhất, dù bay với tốc độ 1.600km/h mà vẫn thấy
chậm vô cùng. Phạm Tuân cho biết: "Lúc đó, cả bầu trời đen kịt. Chốc chốc lại lóe
lên những ánh sáng sau tiếng nổ đanh của những chùm bom rải thảm mà "pháo đài
bay" B-52 của Mỹ mang đến Việt Nam. Khi tôi bay tiếp giáp địch 10km thì nhận được
lệnh tấn công. Song tôi đã thực hiện mệnh lệnh đó chậm hơn, vì tôi muốn tiếp cận
mục tiêu gần hơn nữa để ăn chắc. Cách cự li 3km, tôi được lệnh bắn thoát li bên trái
Phải đến lần thứ 3, khi cự li đã rút xuống còn 1,5-2km, tôi mới quyết định bắn".Phạm
Tuân trở thành phi công đầu tiên hạ siêu pháo đài bay B52 và trở về an toàn; người
châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ và người Việt Nam đầu tiên ba lần được phong tặng
danh hiệu Anh hùng. Tiếp đó khi từ vũ trụ trở về, ông được Đảng và Nhà nước ta tặng
danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Hồ Chí Minh. Cũng năm đó (1980),
ông cũng vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng
22
danh hiệu Anh hùng Liên Xô, kèm theo Huân chương Lê-nin khi mới 33 tuổi, cấp bậc
thượng tá.
4. 8.Tạo biểu tượng lịch sử bằng hình tượng hóa một hiện tượng lịch sử.
Tác dụng: Phương pháp hình tượng hóa một hiện tượng lịch sử thường gắn liền
với những hiện tượng và mối quan hệ phức tạp, giải thích lí luận và hình thành khái
niệm bình thường thì HS không có biểu tượng cụ thể. Hình tượng hóa một hiện tượng
lịch sử giúp các em dễ tiếp thu nội dung và hiểu rõ bản chất hiện tượng.
Ví dụ: Khi dạy về Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước phân
tích đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử nước Mĩ, GV cần tạo cho HS hình tượng
Hội chứng VN : Người ta có thể gặp lại những ký ức nhức nhối khi tới thăm Bức
tường Chiến tranh Việt Nam tại Washington DC - một trong những địa điểm thu hút
nhiều du khách nhất khi tới thủ đô của Mỹ. Chỉ cao so với mặt đất vài mét, bức tường
dài 75m gồm 72 tấm đá hoa cương đen quý hiếm ghép lại, tấm thấp nhất 20cm, cao
nhất 3m, được đánh số thứ tự rất khoa học. Họ tên của hơn 58.000 lính Mỹ tử trận tại
cuộc chiến tranh Việt Nam được khắc lên đá hoa cương. Không có những biểu tượng
của chủ nghĩa anh hùng, niềm vinh quang, lòng yêu nước hay bài học đạo đức thường
thấy ở các đài tưởng niệm chiến tranh, Bức tường Chiến tranh Việt Nam chỉ là ký ức
buồn đau của quá nhiều người Mỹ thời trai trẻ
III. PHẦN KẾT LUẬN
Mặc dù thời gian rất hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào
các tiết dạy và đã đạt được kết quả khả quan. Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng
những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới và với
những tiết dạy theo hướng đổi mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ
động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực
hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ
nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài
23
này học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích
môn học này hơn.
24