Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.94 KB, 34 trang )

CHƯƠNG III
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THUỘC KHU VỰC MIỀN BẮC
3.1 Phương hướng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc
khu vực miền Bắc
Mục tiêu chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2010 xác định
rõ: “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhâp khu vực và thế giới nhằm
bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử dụng
thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân”.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
* Đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý, để
ngành công nghiệp dược từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc. Đến hết
năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và kiểm nghiệm dược
phẩm đều đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (Good Practice - GP).
* Xây dựng cơ sở công nghiệp sản xuất kháng sinh và hoá dược, sản xuất
các nguyên liệu làm thuốc có thế mạnh, đặc biệt từ dược liệu.
* Cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, không để thiếu các
thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu, thuốc cho các chương trình, mục tiêu y tế
quốc gia (thuốc phòng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống bướu cổ
v.v...). Chú trọng bảo đảm đầy đủ các dịch vụ cung ứng thuốc cho nhân dân vùng
khó khăn.
* Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
* Bảo đảm sản xuất từ trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa
bệnh của xã hội; mức tiêu dùng thuốc bình quân đạt 12-15 USD/ người/năm; có
1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân.
Từ mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể đến năm 2010 của ngành dược,
các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc đã thực hiện chiến
lược kết hợp đông tây y, tận dụng nguồn nguyên liệu là thảo dược trong nước kết


hợp với những bài thuốc gia truyền để có những sản phẩm tốt và độc đáo. Bên
cạnh đó, tổ chức sản xuất, dây chuyền máy móc hợp lý, xây dựng các xí nghiệp sản
xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Pratice - thực hành sản xuất
tốt); đảm bảo quy trình sản xuất thuốc đúng tiêu chuẩn đã đặt ra, giảm tối đa tỉ lệ
sản phẩm hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm
giảm chi phí sản xuất; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về các tiêu chuẩn sản
xuất thuốc, các cam kết liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu; sử dụng nguồn
vốn kinh doanh có hiệu quả, không ngừng nâng cao lợi ích của người lao động, của
các cổ đông, tăng tích luỹ và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, góp phần
thiết thực vào việc thực hiện, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân cùng
các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh
tế, các quy định cụ thể cho ngành.
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận
cấu thành công tác hạch toán kế toán, giữ vai trò quan trọng trong các doanh
nghiệp sản xuất. Thông qua kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được tình hình sản xuất của doanh
nghiệp, tình hình tiêu hao vật tư trong các giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng…
tình hình thực hiện các định mức vật tư, lao động… và biết được chỉ tiêu giá thành
đã phản ánh đúng thực chất quá trình sản xuất của doanh nghiệp hay chưa, đã đạt
được các chỉ tiêu đặt ra hay không để từ đó có những biện pháp hữu hiệu để quản
lý tốt chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng tính
cạnh tranh của sản phẩm.
Chính từ vai trò quan trọng trong công tác hạch toán kế toán nên các doanh
nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất luôn phải nghiên cứu, tổ chức thực hiện
hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tốt, phù hợp với đặc
điểm tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm phản ánh một cách
khách quan và chính xác nhất tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
Mặt khác, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung là xu thế tất yếu

của sự phát triển, hướng tới sự phản ánh khách quan và phù hợp với tình hình thực
tế của các hoạt động kinh tế. Như ta đã biết, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
là hai chỉ tiêu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị
những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong sản xuất và kết
tinh trong sản phẩm. Sự hình thành và phát triển của các khái niệm trên là tất yếu
khách quan nhằm phục vụ nhu cầu hạch toán của toàn xã hội. Mặt khác, quá trình
phản ánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thông qua các cách tính toán,
phân loại phải đảm bảo được tính khách quan, phản ánh đúng các yếu tố trong chi
phí và giá thành do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự vận dụng các quy định
một cách hợp lý vào tình hình cụ thể của mình để đạt được hiệu quả cao nhất.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm khảo sát về cơ bản đã thực hiện được nhiệm vụ
cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty trên
phương diện kế toán tài chính. Tuy nhiên, khái niệm kế toán quản trị còn khá mới
mẻ với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến kế toán quản
trị trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Do vậy, việc hoàn thiện
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở cung cấp các
thông tin quản trị, giúp các nhà quản trị có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.
3.3 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực
miền Bắc
3.3.1 Các yêu cầu cơ bản
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc
xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí - giá thành là một vấn đề cấp
thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc hiện
nay, tuy nhiên để các giải pháp hoàn thiện có cơ sở khoa học thì việc hoàn thiện
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Kế toán tài chính và kế toán quản trị có vai trò khác nhau, nhưng cùng nằm

trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp sản
xuất Dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc là phải nghiên cứu, hoàn thiện hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu của kế toán tài chính,
đồng thời hoàn thiện theo hướng phục vụ kịp thời, hiệu quả cho các quyết định
quản trị. Theo đó, hệ thống kế toán của các doanh nghiệp phải được tổ chức một
cách khoa học và đồng bộ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị để vừa đáp ứng
được nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, vừa xử lý, phân
tích và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị nội bộ trong đơn vị.
Thứ hai: Tuân thủ cơ chế quản lý tài chính
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung cơ bản
của hạch toán kế toán. Cho dù là thông tin do kế toán tài chính hay kế toán quản trị
cung cấp vẫn phải đảm bảo việc thực hiện đúng Luật kế toán, các chuẩn mực kế
toán, các quyết định về chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn.
Thứ ba: Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu
được
Việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần
căn cứ vào đặc điểm tổ chức bộ máy, đặc điểm về sản xuất sản phẩm của từng
doanh nghiệp. Đồng thời, phải đảm bảo yêu cầu giảm thiểu chi phí, tránh xây dựng
một hệ thống quá tốn kém. Các phương án đề xuất phải có khả năng áp dụng tại
doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế và có khả năng thích ứng trong tương
lai.
Thứ tư: Tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải vận
dụng các kinh nghiệm cũng như các phương pháp hạch toán kế toán của các nước
phát triển, có như vậy nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Dược phẩm nói
riêng mới đủ sức hoà nhập vào thị trường thế giới và tăng sức cạnh tranh trong
nước.
3.3.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
Việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải

tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Tuân thủ các Chuẩn mực Kế toán Việt nam: Là các chuẩn mực đã và sẽ
được Bộ Tài chính ban hành.
- Tuân thủ tính pháp lý: Trong khi hoàn thiện phải tuân thủ các điều khoản
của Luật Kế toán - Thống kê của Nhà nước, các nghị định, thông tư của Chính phủ,
đồng thời không được mâu thuẫn với các quy định của chế độ kế toán doanh
nghiệp hiện hành.
- Hoàn thiện những nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm còn chưa phù hợp theo chế độ kế toán tài chính hiện hành, thực hiện đầy đủ
mọi nguyên tắc kế toán tài chính, đảm bảo các thông tin chi phí do kế toán cung
cấp cho các đối tượng quan tâm là hoàn toàn chính xác.
3.4 Nội dung hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai bộ phận không thể tách rời trong
công tác kế toán của doanh nghiệp. Do vậy hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm phải xem xét trên cả góc độ của kế toán tài chính và kế
toán quản trị, giúp nhà quản lý có được cái nhìn toàn cảnh về hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
3.4.1 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ
kế toán tài chính
3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán chi phí sản xuất
Với mục đích cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong việc ra quyết định,
lập dự toán chi phí, quản lý chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh... các
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cần có một hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi
tiết để thu thập, xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh diễn ra
trong doanh nghiệp. Hiện nay, tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu
vực miền Bắc mà tác giả đã khảo sát, như đã nhận xét, các sổ kế toán tổng hợp (tại
công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex) và sổ chi tiết (tại công ty Cổ phần Dược
phẩm Hà Tây và công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội) chưa được mở đầy đủ và
hợp lý.

Chính vì vậy kế toán các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cần phải mở các
sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (sổ Cái các TK 621, 622, 627 theo các hình
thức kế toán tại các doanh nghiệp) theo dõi chi phí sản xuất phát sinh ở toàn doanh
nghiệp và mở các sổ chi tiết chi phí sản xuất theo dõi theo từng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh tại từng đối tượng (Sổ chi tiết TK 621, 622 theo từng phân xưởng hoặc
sản phẩm, sổ chi tiết TK 627 theo từng phân xưởng).
3.4.1.2 Hoàn thiện việc phân bổ công cụ, dụng cụ có giá trị lớn
Giá trị CCDC phân bổ lần cuối
Giá trị CCDC bị hỏngSố kỳ phân bổ Khoản bồi thường vật chất (nếu có)
=
-
Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)
-
Hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng cách phân bổ 1 lần với tất cả các
loại công cụ, dụng cụ. Cách làm này tuy đơn giản nhưng sẽ gây ra biến động chi
phí giữa các kỳ, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chi phí, giá thành. Để tránh sự biến
động chi phí các doanh nghiệp nên phân biệt công cụ giá trị nhỏ và công cụ có giá
trị lớn. Đối với bộ phận công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, số lượng không nhiều,
dùng với mục đích thay thế bổ sung một phần công cụ, dụng cụ cho sản xuất thì
tiến hành phân bổ một lần như hiện nay. Đối với CCDC có giá trị lớn thì phân bổ
nhiều lần.
Khi xuất CCDC căn cứ vào giá thực tế xuất kho kế toán ghi:
Nợ TK 142 - đối với loại phân bổ trong 1 niên độ kế toán
Nợ TK 242 - đối với loại phân bổ trong nhiều niên độ kế toán.
Có TK 153: 100% giá trị CCDC xuất dùng.
Căn cứ vào giá trị, thời gian và mức độ tham gia của chúng trong quá trình
sử dụng để xác định số lần phải phân bổ và mức chi phí phân bổ mỗi lần cho từng
loại CCDC. Căn cứ để xác định mức chi phí phải phân bổ mỗi lần có thể là thời
gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm dịch vụ mà CCDC tham gia sản xuất kinh
doanh. Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí của từng kỳ hạch toán kế toán ghi.

Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242, 142
Khi báo hỏng, mất hoặc hết thời hạn sử dụng theo qui định kế toán tiến hành
phân bổ giá trị còn lại của CCDC vào CPSXKD hoặc chi phí quản lý theo công
thức:
Kế toán ghi:
Giá tr m i l nị ỗ ầ
phân bổ
Nợ TK 152 - Giá trị phế liệu thu hồi nếu có.
Nợ TK 138 - số tiền bồi thường vật chất phải thu hồi
Nợ TK 627 - Giá trị CCDC phân bổ lần cuối vào chi phí
Có TK 242, 142: giá trị mỗi lần phân bổ
3.4.1.3 Hoàn thiện hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản
xuất
* Hạch toán về sản phẩm hỏng
Trong sản xuất, việc xuất hiện sản phẩm hỏng là điều không thể tránh khỏi.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, sản phẩm dược phẩm trải qua nhiều
công đoạn như sản phẩm thuốc viên phải trải qua các giai đoạn: pha chế, sấy khô,
dập viên, bao phim, đóng gói, ép vỉ. Sản phẩm hỏng là các sản phẩm không đảm
bảo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế đề ra. Sản phẩm hỏng thường xuất hiện tại
các giai đoạn pha chế và sấy khô. Thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm khảo sát, mặc dù đều xây dựng định mức cho sản phẩm hỏng nhưng hầu hết
các doanh nghiệp đều không theo dõi hoặc không đề cập đến vấn đề này trong quá
trình hạch toán. Không doanh nghiệp nào phân biệt để hạch toán cho sản phẩm
hỏng trong định mức và ngoài định mức. Mọi chi phí phát sinh cho sản phẩm hỏng
đều được tập hợp vào giá thành sản phẩm hoàn thành, làm cho giá thành không
phản ánh đúng bản chất của chi phí cấu thành nên sản phẩm.
Để cải thiện thực trạng đó, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu
vực miền Bắc cần tiến hành các công việc cụ thể sau :
- Xác định rõ nguyên nhân gây ra thiệt hại, chọn phương pháp xác định

khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng. Để đơn giản, các doanh nghiệp có thể sử dụng
giá thành kế hoạch hay chi phí định mức ở từng giai đoạn cụ thể.
- Cuối kỳ, tập hợp toàn bộ thiệt hại về sản phẩm hỏng và tiến hành hạch
toán :
+ Đối với sản phẩm hỏng trong định mức: không tổ chức theo dõi riêng, sau
khi trừ phần phế liệu có thể thu hồi, chi phí về sản phẩm hỏng được tính vào giá
thành sản phẩm hoàn thành.
+ Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: căn cứ vào các biên bản xác nhận
và chứng từ kế toán liên quan, kế toán tiến hành loại trừ chi phí về sản phẩm hỏng
ra khỏi giá thành sản phẩm hoàn thành, hạch toán chi phí này trên tài khoản 1381
để chờ xử lý:
Nợ TK 1381
Có TK 154
Sau đó, căn cứ vào các quyết định xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng của các cấp
có thẩm quyền, kế toán phản ánh :
Nợ TK 152: giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 1388: giá trị bắt bồi thường
Nợ TK 415, 632, 811: khoản thiệt hại tính vào chi phí thời kỳ.
Có TK 1381: tổng giá trị sản phẩm hỏng
* Hạch toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất
Các doanh nghiệp sản xuất nói chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất
dược phẩm nói riêng xuất hiện những khoảng thời gian sản xuất bị gián đoạn.
Nguyên nhân của việc gián đoạn này có thể do thiếu nguyên vật liệu, thời gian sửa
chữa, bảo dưỡng thiết bị... hay có thể xuất hiện do những nguyên nhân bất khả
kháng như thiên tai, hỏa hoạn...Trong thời gian sản xuất bị gián đoạn doanh nghiệp
không tạo ra được sản phẩm nhưng vẫn phát sinh các khoản chi phí nhằm duy trì
hoạt động của doanh nghiệp như: tiền lương trả cho người lao động, khấu hao tài
sản cố định, chi phí bảo dưỡng...
Đối với trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến của doanh nghiệp
như: ngừng để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, kế toán cần tiến hành trích

trước chi phí ngừng sản xuất và theo dõi trên tài khoản 335 như sau :
- Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất
Nợ TK 627
Có TK 335
- Khi các chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh:
Nợ TK 335
Có TK 334, 214, 111, 112
Đối với trường hợp ngừng sản xuất mang tính bất thường, kế toán tập hợp
các khoản chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra trong thời gian này trên tài khoản 1381.
Cuối kỳ, sau khi trừ phần giá trị có thể thu hồi, giá trị thiệt hại sẽ được xử lý như
trường hợp sản phẩm hỏng ngoài định mức.
3.4.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ
kế toán quản trị
3.4.2.1 Hoàn thiện việc phân loại chi phí phục vụ kế toán quản trị
Như đã trình bày, các doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm khu vực miền Bắc
mới chỉ phân loại chi phí theo nội dung kinh tế và theo mục đích, công dụng của
chi phí. Sự phân loại chi phí như vậy phục vụ chủ yếu cho việc tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm theo các khoản mục chi phí của kế toán tài chính.
Các chi phí phát sinh là các thông tin quá khứ, được xem xét độc lập, tĩnh tại,
không thấy được mối quan hệ giữa chi phí và kết quả mà chi phí đó mang lại. Để
tăng cường giá trị của thông tin chi phí, vận dụng được tốt vào công tác lập kế
hoạch, dự tính các xu thế trong các tình huống kinh doanh, các doanh nghiệp nên
áp dụng tiêu thức phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí hay mối quan hệ
của chi phí với mức độ hoạt động.
Theo cách phân loại này, chi phí bao gồm chi phí biến đổi (biến phí), chi phí
cố định (định phí) và chi phí hỗn hợp.
- Biến phí là những khoản chi phí mà độ lớn của nó có quan hệ tỷ lệ thuận
với mức độ, quy mô của hoạt động. Với các doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm thì
mức độ, quy mô của hoạt động là sản lượng dược phẩm sản xuất.
Đặc điểm quan trọng của biến phí sản xuất là tổng biến phí thay đổi tỷ lệ

thuận với sản lượng sản xuất còn biến phí sản xuất đơn vị sản phẩm thường ổn
định. Theo đó, biến phí sản xuất sản phẩm Dược phẩm thường bao gồm chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp (giá trị xuất dùng của các loại Vitamin C, Vitamin B, bột
Becberin, bột Amocilin, paracetaniol, clophenoramin, cloroxide, tetracyclin, bột
sắn, bột nếp, tacum, chai nút, bông mỡ,…); chi phí nhân công trực tiếp (lương
chính, các khoản trích theo lương.. của công nhân trực tiếp sản xuất) và một số loại
chi phí trong khoản mục chi phí sản xuất chung như giá trị công cụ dụng cụ, nhiên
liệu, động lực phục vụ sản xuất tại phân xưởng; lương sản phẩm tính cho nhân viên
KCS…
- Định phí là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi mức độ
hoạt động thay đổi. Với các doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm, định phí sản xuất
chủ yếu tồn tại trong các khoản mục chi phí sản xuất chung như khấu hao máy
móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí trang phục lao động...
- Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố biến phí
và định phí. Chi phí hỗn hợp trong sản xuất dược phẩm chủ yếu thuộc chi phí sản
xuất chung như chi phí điện, nước, điện thoại... Để có thể giám sát, quản lý chặt
chẽ, hiệu quả chi phí hỗn hợp, doanh nghiệp cần phân tích chi phí hỗn hợp thành
các yếu tố biến phí và định phí. Hai phương pháp có thể sử dụng để thực hiện việc
phân tích chi phí hỗn hợp là phương pháp cực đại, cực tiểu và phương pháp bình
phương nhỏ nhất.
Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho có quy định: trong
chi phí chế biến hàng tồn kho, chi phí sản xuất chung được phân chia thành hai loại
là chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định. Chi phí sản
xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo
số lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí này được phân bổ cho sản phẩm sản xuất dựa
trên công suất bình thường của máy móc. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra
cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ
cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Nếu mức sản xuất thực tế
thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân
bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường.

Để có thể thực hiện chuẩn mực này, các doanh nghiệp nên mở sổ chi tiết để
theo dõi chi phí sản xuất chung theo định phí và biến phí. Cuối kỳ, căn cứ vào số

×