Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

skkn Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và vận dụng tốt phép so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.68 KB, 48 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với học sinh Lớp 3, So sánh là mảng kiến thức mới song cũng phù hợp

với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học: giàu trí tưởng tượng, giàu cảm
xúc, cách suy nghĩ hồn nhiên, trong sáng…Biện pháp so sánh có khả năng khắc
họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động,
mặt khác so sánh cịn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn
đạt được mọi sắc thái biểu cảm. So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư
tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Như vậy so sánh trong văn học mang chức
năng nhận thức và biểu cảm. Học tốt biện pháp So sánh sẽ giúp các em hiểu và
cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong những câu văn, những bài văn, bài thơ. Qua
đó góp phần mở mang tri thức, làm phong phú tâm hồn để giúp các em viết được
những câu văn hay, gợi tả, gợi cảm và những bài văn giàu cảm xúc. Khơng chỉ có
vậy, nó cịn giúp cho các em học tốt thể loại văn miêu tả ở Lớp 4 và Lớp 5, thể
loại văn nghệ thuật sử dụng lời văn có hình ảnh và cảm xúc làm cho người nghe,
người đọc hình dung rõ nét, cụ thể, sinh động về các sự vật hiện tượng…
Hơn thế nữa, biện pháp So sánh còn giữ vai trị quan trọng trong việc diễn
đạt tư tưởng, tình cảm thích hợp với việc biểu đạt các đặc điểm, thuộc tính riêng
vốn có của các sự vật, hiện tượng… tạo nên những bức tranh sinh động với gam
màu ấn tượng bằng ngơn từ.
Chính vì vậy, dạy So sánh được rất nhiều giáo viên quan tâm, nhất là giáo
viên dạy lớp 3. Vấn đề được đặt ra là dạy như thế nào cho hợp lý nhất, học sinh
nắm bài tốt nhất để từ đó các em biết cách vận dụng vào những bài văn một cách
chính xác và đạt hiệu quả cao.

1



Qua thực tế ở trường mình dạy và trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp ở
trường bạn, tôi thấy các giáo viên đều hiểu rõ tầm quan trọng của phân môn
Luyện từ và câu cũng như cái hay cái mới của phân mơn này. Do có những nét
mới trong phân môn này nên khi dạy về biện pháp tu từ so sánh, nhiều giáo viên
đã biến giờ học Luyện từ và câu thành một giờ “giảng văn” nhằm lột tả cái hay,
cái đẹp trong mỗi hình ảnh so sánh. Điều đó hồn tồn sai phương pháp đặc trưng
của phân môn, dẫn đến học sinh không không nắm được kiến thức trọng tâm của
bài, chính vì vậy mà các em không mấy hứng thú trong học tập dẫn đến hiệu quả
học tập không cao. Là một giáo viên dạy lớp 3 lâu năm, có kinh nghiệm, việc
nghiên cứu về nội dung và phương pháp dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn
là niềm say mê, sự yêu nghề của tôi.

Nhận rõ tầm quan trọng của việc dạy biện pháp tu từ so sánh cho học sinh để
các em biết vận dụng vào nói và viết văn, ngay từ đầu năm học tơi đã đi sâu
nghiên cứu và tìm ra Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và vận dụng tốt
phép so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3

II.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của dạy Luyện từ và câu lớp 3 chính là giúp học sinh tiếp cận kịp

thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có được phương pháp rèn luyện học
sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Từ đó vận dụng linh hoạt vào hướng
dẫn rèn kỹ năng làm các bài tập Luyện từ và câu một cách hiệu quả nhất.
Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh, từ đó học
sinh biết phân biệt, biết cách so sánh tu từ.

III.


PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tôi chọn học sinh lớp 3A3 do tôi chủ nhiệm năm học 2018 - 2019 làm đối

tượng nghiên cứu, sĩ số học sinh là 45 em.

IV.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2


Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tơi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi,
tìm tịi, áp dụng những phương pháp sau:

1. Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu)
2. Phương pháp điều tra giáo dục.
3. Phương pháp phân tích tổng hợp.

4. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm (thông qua các chuyên đề ở tổ khối, dự

giờ rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy
của mình, khảo sát đối tượng học sinh.)
5. Phương pháp quan sát, đàm thoại, trò chuyện với giáo viên và học sinh lớp 3.

V.
PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
− Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 3A3
− Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.

3



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:

1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, vì nó là bậc
học nền móng cho các bậc học tiếp theo.
Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng góp phần đào tạo ra lớp
người mới phát triển một cách tồn diện để có thể gánh trên vai sứ mệnh lịch sử của
ngành giáo dục. Ở Việt Nam, những năm gần đây giáo dục tiểu học được quan tâm
đặc biệt. Những năm qua đã có biết bao cơng trình nghiên cứu, bao sáng kiến cải
cách nội dung, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của xã
hội.
Chương trình tiểu học mới địi hỏi người thầy ở khắp mọi miền Tổ quốc phải nỗ
lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học để đạt
được mục tiêu giáo dục đề ra.
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là mơn học có chức năng “kép” (vừa là
mơn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất. Môn
Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi học sinh trước khi
bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện, nâng cao trình độ sử dụng một
phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng
Việt.
Học Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở những hiểu biết về nó, mà điều quan trọng
là sử dụng nó ngày một thành thạo hơn, tốt hơn vào các hoạt động giao tiếp đa dạng

trong xã hội.
Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Luyện từ và câu đã góp phần khơng nhỏ,
ngồi việc củng cố về các mẫu câu và mở rộng vốn từ cho học sinh thì phân mơn
Luyện từ và câu cịn giúp các em làm quen với các biện pháp tu từ, trong đó có biện
pháp tu từ so sánh. Đây là mảng kiến thức rất mới đối với học sinh lớp 3. Qua các bài
học, các em sẽ nhận biết được các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau
trong mỗi khổ thơ, mỗi đoạn văn, các em cần phân biệt được kiểu so sánh của mỗi
4


hình ảnh so sánh ấy; thấy được ý nghĩa, tác dụng của biện pháp so sánh trong biểu
đạt ngôn ngữ làm cho sự vật hiện lên sinh động và gần gũi hơn. Để viết được những
câu văn hay, những bài văn giàu hình ảnh và cảm xúc, các nhà thơ nhà văn phải có sự
quan sát tinh tế và kết hợp với các biện pháp nghệ thuật để tạo nên sự thành cơng của
tác phẩm .
Nhờ những hình ảnh bóng bảy, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả
những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc
biệt là thơ viết cho thiếu nhi.
Việc giúp các em tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong tác phẩm để qua đó dạy các em
biết cách sử dụng các biện pháp tu từ vào trong những bài học của mình. Vậy, vấn đề
đặt ra là: Giáo viên cần có những hình thức tổ chức, phương pháp dạy học như thế
nào để các em tích cực tham gia vào hoạt động học tập và giờ dạy đạt hiệu quả cao.

2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Để nắm rõ nguyên nhân và tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất cho việc dạy
và học biện pháp tu từ so sánh, tơi đã tìm hiểu kĩ thực trạng việc dạy và học biện
pháp này ở giáo viên và học sinh.


Nhìn chung, nhiều giáo viên đã nắm được mục đích của việc dạy phép tu từ so
sánh, biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh. Một số giáo viên biết sử dụng linh hoạt các phương tiện
dạy học, giúp các em tiếp cận với phép so sánh một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, giáo viên và học sinh vẫn cịn gặp một số khó khăn và hạn chế khi
dạy và học phép tu từ so sánh như sau:

2.1. Về phía giáo viên:

Qua thực tế giảng dạy và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp cho thấy:

5


Khi dạy về biện pháp tu từ so sánh một số giáo viên còn rất lúng túng trong việc nắm
vững mức độ nội dung của từng bài cụ thể dẫn đến việc dạy quá cao hoặc quá thấp so
với chương trình.
Giáo viên mới chỉ chú tâm vào việc dạy cho học sinh nhận biết phép tu từ so
sánh mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy học sinh cách cảm nhận và vận dụng các
kiến thức về so sánh vào việc nói và viết.
Phần lớn giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh luyện tập những bài tập trong sách
giáo khoa, rất ít giáo viên sáng tạo ra các bài tập mới, các tình huống mới hay tạo ra
hồn cảnh sử dụng từ của học sinh.
Vốn kiến thức của một số giáo viên còn hạn chế . Tài liệu tham khảo, mở rộng
vốn hiểu biết cho giáo viên và học sinh chưa nhiều.
Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép
trong quá trình dạy học giữa các phân mơn của mơn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy
sự hứng thú học tập và sự tị mị của phân mơn này với phân mơn khác trong mơn

Tiếng Việt.
2.2. Về phía học sinh

Khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực
quan, vốn kiến thức văn học của học sinh rất ít ỏi nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ
so sánh còn hạn chế.

Qua thực tế giảng dạy ở lớp mình phụ trách và tìm hiểu thêm về học sinh lớp
khác qua các đồng nghiệp, tơi thấy các em cịn mắc những lỗi sau:

− Học sinh nhầm lẫn giữa so sánh logic và so sánh tu từ

Ví dụ câu “ Trăng đêm nay sáng quá, trăng mai còn sáng hơn” là một phép so
sánh tu từ bậc hơn kém nhưng thực tế nó là phép so sánh logic.

− Nhận diện sai các yếu tố so sánh

6


Ví dụ câu: “ Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng
đèn pha lê.” học sinh xác định các sự vật được so sánh với nhau là “ hạt sương” so
sánh với “ lá” như vậy là sai. Đáp án ở đây phải là “ hạt sương sớm” được so sánh
với “ bóng đèn pha lê”.

Hay trong các câu thơ sau:
Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung.


Các em thường xác định sai là
mùa đông so sánh với tủ ướp lạnh
mùa hè so sánh với bếp lị nung

− Tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lý

Học sinh đặt câu có hình ảnh so sánh “Con đường thẳng tắp như một chiếc
thước kẻ.” Hầu hết các em chỉ biết tạo ra hình ảnh so sánh mà thiếu đi tính thẩm mĩ
của nghệ thuật so sánh.

− Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh.

Chẳng hạn với những câu hỏi như : Trong các hình ảnh so sánh có ở trong bài,
em thích hình ảnh nào? Vì sao? Các em chỉ nêu được hình ảnh so sánh mình thích
chứ khơng giải thích được vì sao thích.

Để kiểm tra khả năng nắm bài cũng như theo dõi sự tiến bộ của học sinh, tôi đã
tiến hành khảo sát học sinh trước khi áp dụng biện pháp mới. Sau khi học xong tiết

7


về so sánh ở tuần 1 và tuần 3, tôi đã chọn bài tập trong tiết Luyện từ và câu của tuần
5 làm bài tập khảo sát.

Kết quả thu được như sau:

Mức độ


Số lượng học sinh

Tỉ lệ (%)

Nhận biết tốt biện pháp tu từ so sánh

10 em

22%

Nhận biết chưa tốt biện pháp tu từ so sánh

8 em

18%

Chưa nhận biết được biện pháp tu từ so sánh

27 em

60%

Băn khoăn trước kết quả cịn thấp của học sinh lớp mình, tơi đã tìm hiểu ra
những nguyên nhân nêu trên và mạnh dạn đưa ra các biện pháp giúp học sinh nhận
biết và vận dụng tốt hơn phép tu từ so sánh.

CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT VÀ

VẬN DỤNG TỐT CÁC PHÉP TU TỪ SO SÁNH


Biện pháp 1:

Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa,

phân nhóm các dạng bài tập so sánh
1. Nội dung chương trình sách giáo khoa:
Muốn giảng dạy tốt từng bộ môn, phân mơn thì việc đầu tiên người giáo
viên phải nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình sách giáo khoa để có phương
pháp và kế hoạch dạy học đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học,
khi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3 tôi đã bắt tay ngay vào việc
8


nghiên cứu kỹ chương trình để có định hướng dạy tốt phân môn Luyện từ và
câu, nhất là mảng kiến thức về phép tu từ So sánh.
Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 được dạy 1tiết/1 tuần trong đó có 7 tiết
dạy về So sánh (trong học kỳ I). Mục đích yêu cầu về nội dung, kiến thức mỗi
tiết cũng nâng dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học
sinh từng bước nắm bắt, ghi nhớ và luyện tập có hiệu quả.
2.

Yêu cầu và mức độ của mỗi tiết dạy được tôi cụ thể hóa trong bảng sau:
Tiết/tuần
Tiết 1 (Tuần 1)

Nội dung
Học sinh bước đầu làm quen với biện pháp tu từ So sánh
Học sinh biết cách tìm những hình ảnh so sánh trong các

Tiết 2 (Tuần 3)


câu thơ, câu văn và nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các
câu văn đó
Học sinh nắm bắt được kiểu so sánh: So sánh hơn kém, so

Tiết 3 (Tuần 5)

sánh ngang bằng. Biết cách thêm các từ so sánh vào những
câu văn chưa có từ so sánh.
Học sinh tìm hiểu thêm một cách so sánh: so sánh sự vật với

Tiết 4 (Tuần 7)

con người, con người với sự vật.
Học sinh nắm bắt thêm cách so sánh: So sánh âm thanh với

Tiết5 (Tuần10)

âm thanh.

Tiết 6 (Tuần 12)

Học sinh biết cách so sánh hoạt động với hoạt động.

Tiết 7 (Tuần 15)

Học sinh đặt được câu văn có hình ảnh so sánh.

Tồn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập 1 dạy về So sánh gồm 7 tiết với
các mơ hình sau:

− Mơ hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật
− Mơ hình 2: So sánh Sự vật - Con ngƣời
− Mơ hình 3: So sánh Hoạt động - Hoạt động
− Mơ hình 4: So sánh Âm thanh - Âm thanh
9


Đặc trưng của phân mơn Luyện từ và câu có những điểm mới so với sách giáo
khoa cũ là học sinh tự rút ra kiến thức qua việc thực hành làm các bài tập. Vì vậy,
dựa vào nội dung, chương trình như trên tơi đã khái qt lại chương trình thành các
dạng bài tập về biện pháp so sánh như sau:
2. Các dạng bài tập về biện pháp so sánh:

Nhận biết những sự vật so sánh, những hình ảnh so sánh, những đặc điểm so
sánh và những từ so sánh trong câu: Tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh, tập đặt câu có sử dụng phép so sánh:
Tiết 7

Như vậy, mỗi tiết học về so sánh có yêu cầu khác nhau. Tiết học sau đòi hỏi
kiến thức cao hơn tiết học trước, mỗi tiết học cung cấp một mảng kiến thức, một
dạng bài tập. Vì thế tơi tìm hiểu kỹ nội dung, mức độ kiến thức cần truyền đạt của
từng tiết để tạo thành mạch kiến thức có liên kết một cách chặt chẽ logic.

* Một số yêu cầu cơ bản khi dạy so sánh

Học sinh Tiểu học với nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
nên việc hướng dẫn các em tìm hiểu những biện pháp tu từ không phải là dễ. Bởi vậy,
khi dạy phép so sánh trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh, tôi đã chú ý đến
những yêu cầu cơ bản sau:
Sử dụng đồ dùng trực quan và thông qua các ví dụ cụ thể để dẫn dắt học sinh

dần dần hiểu, nắm bắt, vận dụng biện pháp tu từ so sánh theo mức độ từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp để từ đó nâng dần khả năng tư duy, óc sáng tạo cho học
sinh.
Thơng qua các bài tập nhận biết, học sinh được luyện tập và vận dụng biện
pháp tu từ so sánh trong khi nói và viết. Bên cạnh đó, học sinh cịn cần được tiếp xúc
với ngôn ngữ nghệ thuật để biết cách cảm thụ cái hay, cái đẹp của thơ văn.

Biện pháp 2:

Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc của phép tu từ so sánh
10


Để dạy tốt kiến thức về so sánh thì người giáo viên phải nắm vững kiến thức về
phong cách học nói chung và phép so sánh tu từ nói riêng. Có như vậy giáo viên mới
chủ động trong bài giảng cũng xử lý tốt các tình huống.

1. Khái niệm: So sánh tu từ là biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các

sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi
ra hình ảnh cụ thể,những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và
người nghe.
Khi so sánh phải có ít nhất hai sự vật trở lên. Trong đó có sự vật so sánh
(A) và sự vật được so sánh (B). Hai sự vật này phải có ít nhất một nét tương
đồng. Hiệu quả của phép tu từ so sánh là gợi ra những hình ảnh cụ thể, những
cảm xúc thẩm mĩ.
2. Phân biệt sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh logic:
So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là
việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm
ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.


Ví dụ:

Cái lưng cịng của ơng cụ sao giống lưng ơng nội thế.

Cơ sở của phép so sánh logic dựa trên tính đồng nhất, đồng loại của các sự
vật hiện tượng và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối
tượng.

Nếu như giá trị của so sánh logic là xác lập được sự tương đương giữa hai
đối tượng thì giá trị của so sánh tu từ là ở sự liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm
xúc thẩm mĩ ở người đọc, người nghe.
Trong ví dụ :
Bà như quả ngọt chín rồi
11


Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
( TV 3 - tập 1, trang 7)

Ở ví dụ trên “bà” được ví như “quả ngọt” đã chín, bà càng có tuổi thì tình cảm

của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín trên cây. Với sự so sánh
này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của mình
đối với bà.

Như vậy, so sánh tu từ học và so sánh logic khác nhau ở 3 yếu tố:
- Tính hình tượng
- Tính biểu cảm
-


Tính dị loại (khơng cùng loại) của sự vật.

3. Cấu trúc của phép so sánh tu từ:

Phương diện, đặc
Đối tượng

Đối tượng đưa ra để
điểm so sánh

Từ so sánh

(1)

(2)

(3)

(4)

Trăng

tròn

như

cái đĩa

được so sánh


làm chuẩn so sánh

Trong đó :

-

Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so
sánh là tích cực hay tiêu cực.

-

Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái
của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trị nêu rõ phương
diện so sánh.

12


-

Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng
nhau. Ngoài từ “ như” cịn có các từ “ tựa”, “ tựa như”, “ giống như”, “ là”,
“như là”, “ như thể”…; so sánh hơn kém như từ “ hơn”, “ chẳng bằng”…

- Yếu tố (4) là cái được so sánh, tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.

Theo cấu trúc như trên, đối tượng được so sánh và đối tượng đưa ra để làm
chuẩn so sánh có thể là sự vật, con người, âm thanh, đặc điểm, hoạt động…
Dựa vào cấu trúc có thể chia ra các dạng so sánh sau:

* Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ cả 4 yếu tố:

Ví dụ:Trăng trịn như cái đĩa
1

2

3

4

* Dạng 2: Phép so sánh vắng yếu tố (2)

So sánh vắng yếu tố (2) cịn gọi là so sánh chìm, tức là khơng có cơ sở so sánh.
Khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả cái được so sánh sẽ rõ ràng
hơn.Nó cịn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sự sáng tạo của người
đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố. Dạng so sánh này kích thích thích sự
làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống
nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả.

Ví dụ :

Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

* Dạng 3: Phép so sánh vắng yếu tố (2) và (3)

Đây là dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so
sánh.Trong trường hợp này yếu tố (2) và yếu tố (3) được thay thế bằng chỗ ngắt
giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi.


Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
13


Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng dấu
gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh
có âm điệu nhịp nhàng.

Trong so sánh tu từ, cịn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng
so sánh với nhiều đối tượng được so sánh.

Ví dụ:
Bác là cha, là bác, là anh.

Dựa vào mặt ngữ nghĩa thì so sánh tu từ có 2 dạng: so sánh ngang bằng và so sánh
hơn - kém.

+ Dạng so sánh ngang bằng.

Đây là dạng so sánh phổ biến thường dùng từ “ như”, “ là”, “tựa”, “ tựa
như”… để làm từ so sánh.

Ví dụ: Giọt sương sớm long lanh như những hạt ngọc.


+ Dạng so sánh hơn- kém
Đây là dạng so sánh luôn gắn với từ hơn : khỏe hơn, đẹp hơn hoặc chẳng

bằng.
Ví dụ:

Những ngơi sao thức ngồi kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
14


Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau
về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác
bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống
nhau.
Vậy so sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai
đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hồn tồn mà
chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới
mẻ về đối tượng.

Mặt khác, sách giáo khoa Tiếng Việt 3 không trực tiếp đưa ra khái niệm So
sánh (với tư cách là một biện pháp tu từ) cho học sinh mà thơng qua các bài tập dần
dần hình thành khái niệm đơn giản về so sánh cho học sinh. Chính vì vậy khi dạy về
so sánh cho học sinh, tôi đã dựa trên các dạng bài tập để phân loại và lựa chọn
phương pháp dạy phù hợp với từng dạng bài cụ thể.

Giúp học sinh nhận biết các dạng bài tập về so sánh
1. Dạng bài tập nhận biết biện pháp tu từ so sánh
Biện pháp 3:


Đây là dạng bài tập giúp học sinh nhận biết những sự vật so sánh, những hình
ảnh so sánh, những đặc điểm so sánh và những từ so sánh trong câu. Để dạy tốt dạng
bài tập này, tôi đã hướng dẫn học sinh cụ thể trong từng tiết học như sau:

* Ví dụ 1: Tiết 1 - Tuần 1 (Bài tập 2/ Trang 8 - Tiếng Việt 3, Tập 1)

Tìm những sự vật được so sánh trong các câu văn, câu thơ dưới đây:
a)

Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành Huy
Cận
b)

Mặt biển sáng trong như tấm gương khổng lồ bằng ngọc thạch.
Vũ Tú Nam
15


c) Cánh diều như dấu “á” Ai

vừa tung lên trời

Lương Vĩnh Phúc

d) Ơ, cái dấu hỏi Trông ngộ,

ngộ ghê Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe

Phạm Như Hà

Đây là dạng bài tập đầu tiên các em được làm quen với so sánh với yêu cầu là
nhận diện các từ chỉ sự vật được so sánh. Để làm tốt bài tập này học sinh phải nắm
chắc các từ chỉ sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên là:
+ “ Hai bàn tay em” so sánh với “hoa đầu cành”
+ “ Mặt biển so sánh với “tấm thảm khổng lồ”
+ “ Cánh diều” so sánh với dấu “á”
+ “ Dấu hỏi” so sánh với “vành tai nhỏ”.

Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao “Hai bàn tay em” được so sánh với “hoa
đầu cành” hay vì sao nói “ Mặt biển” như “tấm thảm khổng lồ”? Lúc đó giáo viên
phải hướng học sinh tìm xem các sự vật này đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn:

+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa.
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.

Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á.
Trên thực tế ấn tượng thính giác kết hợp với ấn tượng thị giác giúp các em dễ dàng
nhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn nên tôi đã cho học
sinh xem ảnh “cánh diều” và “dấu á”. Còn dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên
rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai thì tơi cho học sinh nhìn vào vành tai bạn.
16


Cuối cùng tôi đưa ra kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện
sự giống nhau giữa các sự vật xung quanh ta. Bởi vậy, khi so sánh cần có hai sự vật
đưa ra, hai sự vật đó phải có điểm giống, điểm tương đồng với nhau. Và trong hai sự

vật đó (1 sự vật được so sánh, 1 sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh) thường được đặt
trước và sau từ “như”. Đây là một dấu hiệu để nhận ra các sự vật được so sánh với
nhau trong câu.

* Ví dụ 2: Tiết 2 - Tuần 3 (Bài tập 1 + 2/ Trang 24 - Tiếng Việt 3, Tập 1)

-

Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu văn, câu thơ sau. Nêu các từ chỉ sự so
sánh.

a)

Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
Thanh Hải

b) Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở Như
mây từng chùm.

Tô Hà
c) Mùa đông

Trời là cái tủ ướp lạnh

Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung.

Lò Ngân Sủn
17


d) Những đêm trăng sáng, dịng sơng là một đường trăng lung linh dát vàng. Đất

nước ngàn năm

Ở bài tập này tơi cho học sinh thảo luận nhóm.

Bằng kiến thức đã học ở tiết 1(Tuần 1), các em dễ dàng nhận ra các hình ảnh
so sánh trong các câu thơ, câu văn:

a)

Mắt hiền sáng tựa vì sao

b) Hoa xao xuyến nở

c) Trời là cái tủ ướp lạnh Trời

là cái bếp lị nung.

d) Dịng sơng là một đường trăng lung linh dát vàng

+ Trong câu a, dựa vào đâu con biết hình ảnh “mắt hiền” được so sánh với “vì

sao”? (Dựa vào từ “tựa”)

Giáo viên chỉ ra: Đây là từ chỉ sự so sánh


Tương tự câu a, học sinh sẽ tìm được các từ so sánh trong các câu còn lại. Sau
đó tơi chốt lại kiến thức của bài bằng cách đưa ra hệ thống câu trả lời nhằm giúp học
sinh nắm chắc nội dung của bài:
Từ chỉ sự vật được so sánh

Từ so sánh

Từ chỉ sự vật dùng để so sánh

Mắt hiền

tựa

vì sao

Hoa xao xuyến nở

như

mây từng chùm

Trời



cái tủ ướp lạnh

Trời




cái bếp lị nung

Dịng sơng



đường trăng lung linh dát vàng
18


Như vậy, yêu cầu của bài học đã nâng cao dần so với tiết 1. Học sinh không
chỉ nêu được các sự vật so sánh, từ chỉ sự so sánh “như” mà còn nêu được các từ chỉ
sự so sánh thường dung: như, là, tựa như, tựa, …

Tôi nhấn mạnh để học sinh hiểu: Từ chỉ sự so sánh chính là dấu hiệu để nhận
biết câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh.

Sau tiết học, nhằm củng cố lại kiến thức cho học sinh, tôi yêu cầu học sinh
làm bài tập sau:

Tìm các sự vật được so sánh, sự vật dùng để so sánh và từ so sánh trong câu
sau:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

Từ chỉ sự vật được so sánh

Từ so sánh


Từ chỉ sự vật dùng để so sánh

Mắt hiền

tựa

vì sao

Hoa xao xuyến nở

như

mây từng chùm

Trời



cái tủ ướp lạnh

Trời



cái bếp lò nung

Dịng sơng




đường trăng lung linh dát vàng

Như vậy, u cầu của bài học đã nâng cao dần so với tiết 1. Học sinh không
chỉ nêu được các sự vật so sánh, từ chỉ sự so sánh “như” mà còn nêu được các từ chỉ
sự so sánh thường dung: như, là, tựa như, tựa, …

19


Tôi nhấn mạnh để học sinh hiểu: Từ chỉ sự so sánh chính là dấu hiệu để nhận
biết câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh.

Sau tiết học, nhằm củng cố lại kiến thức cho học sinh, tôi yêu cầu học sinh
làm bài tập sau:

Tìm các sự vật được so sánh, sự vật dùng để so sánh và từ so sánh trong câu
sau:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Dựa vào các từ so sánh vừa tìm được, tơi hướng dẫn học sinh nhận diện kiểu
so sánh mới (so sánh hơn kém); từ đó phân biệt được 2 kiểu so sánh bằng các câu
hỏi:

+ Trong câu a, cách so sánh “Cháu khỏe hơn ông nhiều” và “Ơng là buổi trời

chiều” có gì khác nhau? Hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu là ngang
bằng nhau hay hơn kém nhau?
Trả lời:


- Câu “Cháu khỏe hơn ông nhiều”, hai sự vật so sánh với nhau là “ông” và
“cháu”; hai sự vật này không ngang bằng nhau mà có sự chênh lệch hơn kém (cháu
hơn ơng).

- Câu “Ơng là buổi trời chiều”, hai sự vật này có sự ngang bằng nhau.

+ Sự khác nhau về cách so sánh của hai câu này do đâu tạo nên?

(Trả lời: Do từ so sánh khác nhau tạo nên. Từ “hơn” chỉ sự hơn kém, từ “là”
chỉ sự ngang bằng nhau).
20


Sau khi học sinh nhận biết được hai kiểu so sánh, giáo viên cho học sinh xếp
các hình ảnh vào hai nhóm: + So sánh ngang bằng

+ So sánh hơn kém

Đặc biệt, ở bài học này, tôi đã nhấn mạnh cho học sinh: Sự khác nhau về cách
so sánh là do từ chỉ sự so sánh tạo nên:

+ Nếu từ so sánh là: tựa, như, là, giống như, như là, bằng… -> thuộc kiểu

so sánh ngang bằng.

+ Nếu từ so sánh là: hơn, chẳng bằng…-> thuộc kiểu so sánh hơn kém. Như

vậy, qua 3 tiết học, mặc dù đều là dạng bài tập nhận biết hình ảnh so

sánh, từ so sánh nhưng học sinh đã nắm bắt được kiểu so sánh và được nâng dần theo

mức độ từ dễ đến khó. Đây cũng là quan điểm chung của tất cả các mơn học ở Tiểu
học.

* Ví dụ 4: Tiết 5 - Tuần 10

Với hai bài tập nhận biết hình ảnh so sánh, học sinh tiếp tục luyện tập về so
sánh và hiểu thêm một cách so sánh mới: So sánh âm thanh với âm thanh. Ở bài học
này tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu như sau:

+ Bài tập 1 (Trang 79 - Tiếng Việt 3, Tập

1) Đọc đoạn thơ:

Đã có ai lắng nghe Tiếng
mưa trong rừng cọ Như

21


tiếng thác dội về Như ào
ào trận gió.

- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp trả lời câu hỏi:

+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

(Trả lời: như tiếng thác, tiếng gió)
Như vậy, khơng chỉ có các sự vật, con người dùng làm đối tượng so sánh mà

những âm thanh trong tự nhiên cũng được các tác giả chọn làm hình ảnh so sánh.

Điều quan trọng tất cả những so sánh này đều gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ, đều là
kết quả của sự liên tưởng, sự phát hiện mà không phải ai cũng nhìn ra và nhận thấy.
Sau bài tập 1, tôi giới thiệu cho học sinh kiểu so sánh: âm thanh với âm thanh.
* Tiết 6 - Tuần 12

-

Tiết học này, học sinh tiếp tục làm quen với phép so sánh nhưng là so sánh
hoạt động với hoạt động

* Bài tập 1/Trang 98 - Tiếng Việt 3, Tập 1

Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
Phạm Hổ

a) Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên
b) Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào?
22


- Với câu hỏi a, học sinh đọc thầm khổ thơ và gạch dưới các từ chỉ hoạt động

(lăn, chạy)

+ Yêu cầu học sinh đọc lại khổ thơ để tìm câu thơ có hình ảnh so sánh:
(Chạy như lăn trịn)


- Với câu hỏi b, tôi cho học sinh thảo luận nhóm 2 và nêu ý kiến

Sau các câu trả lời, tôi nhấn mạnh: đây là cách so sánh hoạt động với hoạt
động. Hoạt động “chạy” của những chú gà con được miêu tả giống hoạt động “lăn”
của những hòn tơ nhỏ.

Qua bài tập 1, học sinh bước đầu đã nắm được cách so sánh hoạt động với hoạt
động. Vận dụng các kiến thức đã học trong các tiết trước và bài tập 1, các em sẽ tự
mình khám phá, tìm hiểu để tìm ra được những hoạt động được so sánh với nhau
trong bài tập 2.

* Bài tập 2 /Trang 98- Tiếng Việt 3, tập 1

Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau:

a. Con trâu đen lơng mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất

b. Cau cao cao mãi

Tàu vươn tới trời
Như tay ai vẫy
23



Hứng làn mưa rơi

c. Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi
có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như
địi bú tí.

Sau khi học sinh trao đổi, nêu ý kiến, giáo viên hệ thống lại kiến thức của bài
tập 2 qua bảng sau nhằm giúp học sinh nắm chắc cấu trúc của so sánh:
Từ
Sự vật,
Hoạt động

con vật

so

Hoạt động

sánh

a) Con trâu đen (chân) đi

như

đập đất

b) Tàu cau

vươn


như

tay (vẫy)

c) Xuồng con

đậu (quanh thuyền lớn)

như

nằm (quanh bụng mẹ)

húc húc (vào mạn thuyền mẹ)

địi (bú tí)

Dạng bài tập này tôi giúp học sinh nắm chắc được các từ chỉ hoạt động, từ đó
học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn:

+ Hoạt động “đi” so sánh với hoạt động “đập đất” qua từ “như”.

*

Như vậy qua 6 tiết học, học sinh đã nhận biết được các sự vật so sánh, các từ
so sánh, kiểu so sánh và các cách so sánh.

Trong mỗi tiết học, mỗi bài tập về dạng nhận biết trên, học sinh lại được cảm
nhận cái hay, cái đẹp của những câu văn có hình ảnh so sánh. Cụ thể như sau:
2. Dạng bài tập cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh
24



* Ví dụ 1: Tiết 5 - Tuần 10 (Bài tập 1/Trang 79 - TV3, Tập 1)

Với dạng bài này, giáo viên cần cho học sinh giải quyết các câu hỏi sau:

Nếu đặt :

A là sự vật so sánh.
B là sự vật được so sánh.

Học sinh phải trả lời được:
+ So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?

Trả lời được câu hỏi này là học sinh đã hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ
so sánh.

Để học sinh cảm nhận được giá trị nhận thức cũng như giá trị thẩm mĩ của
một hình ảnh so sánh, tơi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu bằng các câu hỏi sau:

+ B giúp các em hình dung ra A như thế nào?
+ B giúp em cảm nhận điều gì mới mẻ về A?

+ Hình ảnh so sánh đó gợi cho em cảm xúc gì? Ví

dụ:

Sau khi tìm được những âm thanh so sánh với tiếng mưa trong rừng cọ là

tiếng thác đổ và tiếng gió, tôi đưa tiếp câu hỏi:


Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ như thế nào?
(Trả lời: Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh và rất vang)

-> Như vậy cách so sánh đó đã giúp cho người đọc, người nghe hình dung rõ
hơn về tiếng mưa trong rừng cọ. Đó chính là tác dụng của so sánh: làm cho đối tượng
được so sánh rõ hơn, nổi bật hơn.
25


×