Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.41 KB, 31 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH KON TUM
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số
/QĐ-UBND ngày tháng năm 2016 của
UBND tỉnh Kon Tum)
Phần 1
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH KON TUM
GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), của
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; Kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 20122016 (theo Quyết định số 542/QĐ-UBND, ngày 18/6/2012 của UBND tỉnh),
hoạt động KH&CN giai đoạn 2012-2016 đã đạt được một số kết quả nhất định,
đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ,
chặt chẽ các giải pháp chủ yếu về cơng tác tun truyền; cụ thể hóa các cơ chế,
chính sách hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng KH&CN; đẩy mạnh
hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài,
dự án KH&CN vào thực tiễn sản xuất và đời sống; tăng cường công tác quản lý
nhà nước về KH&CN; đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN; xúc tiến hợp tác về
KH&CN... Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, nhìn chung hoạt động
KH&CN của tỉnh đã có một số chuyển biến tích cực, tạo tiền đề để phát triển
cho những năm tiếp theo. Căn cứ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn
2012-2016, kết quả triển khai thực hiện đạt được trên các lĩnh vực sau:
I. KẾT QUẢ CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG KH&CN GIAI ĐOẠN 20122016


1. Kết quả triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng
KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Giai đoạn 2012-2016, phê duyệt 61 đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh, trong
đó có 13 đề tài, dự án khơng thực hiện (Phụ lục 1). Đến ngày 30/4/2016, đã có
13 đề tài, dự án được nghiệm thu (Phụ lục 2).
Trong giai đoạn 2012-2016, có 20 đề tài, dự án chuyển tiếp từ các năm
trước sang và đã được nghiệm thu (Phụ lục 3).
Các đề tài, dự án sau khi nghiệm thu đã được chuyển giao cho các cơ
quan, đơn vị, địa phương triển khai ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống,
góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh. Kết quả
đã đạt được trên một số lĩnh vực sau:
1


1.1. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Phê duyệt triển khai 09 đề tài, chiếm tỷ lệ 18,7%; 04 đề tài chuyển tiếp từ
các năm trước. Kết quả các đề tài đã cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho
các cấp ủy, chính quyền xây dựng các chính sách trong phát triển kinh tế-xã hội,
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Một số kết quả đề tài đã được sử
dụng để xây dựng, ban hành chính sách và in ấn, phát hành các ấn phẩm như:
ban hành kế hoạch phát triển KH&CN tỉnh giai đoạn 2012-2016, biên niên sự
kiện tỉnh Kon Tum; lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum,... và được biên
soạn thành tài liệu để đưa vào ứng dụng trong công tác giảng dạy tại các trường
Mầm non, Cao đẳng sư phạm... trên địa bàn tỉnh. Một số kết quả đề tài đã được
các sở, ngành ứng dụng các giải pháp phục vụ trong công tác quản lý nhà nước
như đề tài: khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn
tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập; giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
tỉnh giai đoạn 2011-2020; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của
đồng báo dân tộc Bana ở tỉnh Kon Tum; đề tài nghiên cứu về nguồn gốc hình

thành, tên gọi, địa bàn cư trú các làng của 6 dân tộc bản địa trên địa bàn tỉnh
Kon Tum,...
1.2. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phê duyệt, triển khai thực hiện 23 đề tài, dự án, chiếm tỷ lệ 48%; 12 đề
tài, dự án chuyển tiếp từ các năm trước. Kết quả các đề tài, dự án tập trung công
tác chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất và đời sống, đạt được một số kết quả sau:
- Đã tiến hành nghiên cứu, khảo nghiệm trên 25 giống các loại, qua đó đã
tuyển chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để đưa vào phục vụ sản
xuất tại các địa phương trong tỉnh như: các giống rau, hoa xứ lạnh (súp lơ, khoai
tây, hoa phong lan, địa lan, hoa lily, đồng tiền); các giống lúa nước mới SH2,
BM9855, ĐB6, TBR1, AN13; các giống lúa lai HYT 100, Việt Lai 20; các giống
lúa nước ngắn ngày năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp cho vùng bán ngập
lòng hồ thủy điện Ialy và Plei Kroong như giống VS1, PC6; các giống sắn KM
140; các giống lúa chất lượng cao RVT, HT9; các giống mía K95-156,
Suphanburi, K88-92, LK92-11; các giống cà phê chè TN1, TN2, F5TN1; một số
giống cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như: cá lăng nha, cá thát lát cườm và đã
nghiên cứu xác định các điều kiện nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi); giống
chim trĩ đỏ…Trên cơ sở các giống được khảo nghiệm, tuyển chọn, các đơn vị
trong tỉnh đã chủ động tổ chức sản xuất một số giống cây trồng để cung ứng trên
thị trường, hàng năm sản xuất và cung ứng khoảng 80 tấn giống lúa/năm; sản
xuất cung ứng các giống rau hoa chất lượng cao: 360.000 cây giống nuôi cấy
mô; sản xuất 2.190.000 cây giống các loại (sâm dây, ngũ vị tử, chuối,…)
- Đã xây dựng hơn 30 mơ hình trình diễn ứng dụng các tiến bộ KHKT (về
giống và biện pháp canh tác); tổ chức 100 lớp tập huấn với hơn 3.000 lượt người
(tập trung cho các cán bộ kỹ thuật làm công tác khuyến nông, khuyến ngư cấp
2


huyện, xã và hộ nơng dân) qua đó đã chuyển giao cho các doanh nghiệp, hộ

nông dân tiếp nhận và triển khai ứng dụng vào sản xuất, các mơ hình, như: mơ
hình thâm canh sắn (năng suất 300-320 tạ/ha); chuyển giao mơ hình trồng sâm
dây trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rơng; sản xuất rau an tồn theo hướng
VietGap; mơ hình thâm canh tăng năng suất cây mía; mơ hình trồng các loại rau,
hoa xứ lạnh có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh trên trên địa bàn huyện Kon
Plông; ứng dụng các thiết bị sấy cà phê cho các xã thuộc vùng Đông Trường
Sơn của tỉnh. Các mơ hình đã được các doanh nghiệp, hộ nông dân tiếp nhận và
triển khai ứng dụng, nhân rộng sản xuất.
- Trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm chủ lực của tỉnh, đã và đang triển
khai nghiên cứu, sản xuất “Nước giải khát sâm dây” đóng lon và “cao sâm dây”
từ nguồn nguyên liệu của địa phương tại Cơng ty TNHH Thái Hịa Kon Tum;
nghiên cứu, sản xuất cà phê chất lượng cao bằng công nghệ lên men tại huyện
Đăk Hà tại Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng;… Kết quả sau khi nghiệm
thu sẽ được các doanh nghiệp cam kết triển khai ứng dụng trong sản xuất.
- Kết quả triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước; chương trình
NT-MN: Từ năm 2012 đến nay, thơng qua chương trình cấp thiết của địa
phương; chương trình NT-MN, Bộ KH&CN đã phê duyệt cho triển khai 06 đề
tài, dự án thuộc chương trình. Kết quả đề tài “Nghiên cứu nhân giống vơ tính và
sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)”
đã nghiên cứu nhân giống thành công cây sâm Ngọc Linh cấy mô và triển khai
trồng trên diện tích 1.700m2; Dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho
sản phẩm sâm củ của 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, thuộc chương trình hỗ trợ
phát triển tài sản trí tuệ, đã tiến hành điều tra, khảo sát để khoanh định vùng xây
dựng chỉ dẫn địa lý đối với 2 xã: Ngọc Lây và Măng Ri, thuộc huyện Tu Mơ
Rông, tỉnh Kon Tum với diện tích là 3.291,59 ha để đề nghị đưa vào xây dựng
và đăng ký chỉ dẫn địa lý “NGỌC LINH”. Hiện nay, Sở KH&CN tỉnh Kon Tum
phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Quảng nam và Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa để
hồn tất các thủ tục gửi Cục Sở hữu Trí tuệ. Các dự án thuộc chương trình NTMN tập trung chuyển giao ứng dụng các giống cây trồng; biện pháp thâm canh
để tăng năng suất cây trồng, như: mơ hình thâm canh lúa, sắn, ngơ lai, trồng rau,
hoa xứ lạnh theo quy mô công nghiệp, cao su, nuôi cá nước ngọt trên lịng hồ

thủy điện,.... Thơng qua các dự án, đã triển khai đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng
trọt cho hàng trăm hộ nông dân triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT trong sản
xuất để nâng cao năng suất cây trồng, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo. Đồng thời các quy trình nhân giống, quy trình kỹ thuật trồng và chăm
sóc, thu hoạch đã được xây dựng và hoàn thiện để triển khai ứng dụng trong sản
xuất.
- Trong lĩnh vực công nghệ sinh học: Việc ứng dụng công nghệ sinh học
(CNSH) trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể,
một vài lĩnh vực đã tiếp cận được trình độ CNSH chung của cả nước. Đặc biệt
trong trong lĩnh vực giống cây trồng đã chọn tạo để đưa vào sản xuất các giống
cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh và phù
3


hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương, như: Sâm Ngọc Linh, Sâm dây, Lan
Kim tuyến, các loại hoa cúc, đồng tiền, phong lan, địa lan, cây công nghiệp ngắn
và dài ngày như mía, cà phê, chuối,... Ứng dụng công nghệ sản xuất giống và
nuôi trồng các loại nấm ăn, nấm dược liệu,... qua đó đã chuyển giao nhân rộng
trong sản xuất tại doanh nghiệp và các địa phương trong tỉnh.
1.3. Lĩnh vực điều tra cơ bản, tài nguyên khoáng sản
Phê duyệt, triển khai thực hiện 05 đề tài, dự án, chiếm tỷ lệ 10,5%; 03 đề
tài chuyển tiếp từ các năm trước. Kết quả điều tra, thăm dò đánh giá trữ lượng,
chất lượng các loại khoáng sản như: Đolomit, đá vôi, Felpat, đá ốp lát Granit,
Mica, puzơlan, Điatomit; tổng hợp và thể hiện trên bản đồ các vùng có biểu hiện
kiểu porphyr Au-Cu-Mo, một số vùng có kiểu quặng thạch anh vàng nhiệt dịch
xâm nhập có tiềm năng lớn, có vùng dự báo lên đến 670kg vàng, vùng 1.233 kg
vàng và một số vùng khác có tiềm năng lớn; mới phát hiện được kiểu quặng
porphyr Mo; ... đã thu hút được một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh làm thủ
tục xin phép đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu
đã tổng hợp chuyển giao Sở Công Thương và đơn vị có liên quan sử dụng xây

dựng quy hoạch thăm dị, khai thác, chế biến một số khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Kon Tum và đã được UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện trong
năm 2014.
1.4. Lĩnh vực Công nghệ thông tin
Đã tập trung triển khai một số nhiệm vụ như: Chuyển giao ứng dụng công
nghệ GMS/GPRS để điều khiển và giám sát hệ thống điện chiếu sáng công cộng
trên địa bàn thành phố Kon Tum; Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tài
nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Hệ hỗ trợ trực tuyến cảnh báo
lũ cho lưu vực sông Đăk Bla, tỉnh Kon Tum...Kết quả bước đầu đã xây dựng
được hệ thống cảnh báo lũ trực tuyến cho lưu vực sông Đăk Bla; đề xuất các giải
pháp giảm thiểu và thích nghi với thiên tai lũ lụt cho lưu vực sông Đăk Bla.
Tồn bộ quy trình vận hành của hệ thống từ thu thập dữ liệu khí tượng thủy văn,
truyền dữ liệu, cập nhật vào cơ sở dữ liệu, xử lý định dạng SWAT, chạy mơ hình
SWAT, hiển thị kết quả đầu ra (mực nước, lưu lượng dòng chảy) lên website đều
được tự động hóa. Đến nay, đề tài đã được chuyển giao ứng dụng cho Đài khí
tượng thủy văn tỉnh, Sở NN&PTNT và một số ngành, địa phương trên địa bàn
tỉnh.
1.5. Lĩnh vực an ninh, quốc phòng
Đã tập trung triển khai một số đề tài như: Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh
Kon Tum (1945-2010). Kết quả đề tài đã đánh giá, phân tích một cách đầy đủ,
tồn diện các bước xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang
tỉnh qua các giai đoạn lịch sử cụ thể (sự ra đời, tổ chức lực lượng, biên chế, thực
hành chiến đấu, sơ đồ trận đánh, thành tích,...); đồng thời rút ra ý nghĩa và bài
học kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn
cách mạng mới; đề tài giải pháp xử lý có hiệu quả một số vấn đề chủ yếu có
nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong tình
4


hình mới; nghiên cứu vai trị của tổ chức Yao phu và những vấn đề đặt ra trong

công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của thiên chúa giáo trên địa bàn
tỉnh Kon Tum. Kết quả các đề tài đã được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh biên soạn và
phát hành sách Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum (1945-2010), làm tài
liệu tuyên truyền, giáo dục, phục vụ công tác nghiên cứu, tham khảo, biên soạn
lịch sử lực lượng vũ trang ở các đơn vị, địa phương trong tỉnh; Công an tỉnh vận
dụng các giải pháp trong cơng tác phịng ngừa, đấu tranh tội phạm trên địa bàn
tỉnh.
1.6. Lĩnh vực công nghiệp
- Trong thời gian qua, số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa
bàn phát triển nhanh (hiện có trên 3.000 cơ sở), một số cơ sở sản xuất công
nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới, cải tiến, ứng dụng công nghệ tiên tiến nâng
cao chất lượng sản phẩm, đứng vững trên thị trường trong nước và xuất khẩu
(gỗ tinh chế, dệt may, cao su, cà phê, tinh bột sắn, điện, viễn thông, vật liệu xây
dựng…). Công nghiệp khai thác, chế biến khống sản, thủy điện được chú trọng
(thơng qua cơng tác điều tra, đánh giá, lập bản đồ địa chất và khoáng sản; điều
tra tiềm năng thủy điện đã giúp tỉnh xây dựng quy hoạch, lập các dự án kêu gọi
đầu tư thăm dị, khai thác, hiện có một số doanh nghiệp đã và đang lập dự án xin
cấp phép đầu tư) mở ra hướng phát triển mới có triển vọng. Hệ thống điện phát
triển mạnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Các cơ sở sản
xuất, sửa chữa cơ khí ở địa bàn các xã được hỗ trợ đổi mới, cải tiến cơng nghệ
phục vụ có hiệu quả sản xuất, chế biến nông sản ở địa bàn nông thôn. Lĩnh vực
xây dựng giao thông đã ứng dụng công nghệ cầu dây văng; cống hộp với khẩu
độ lớn,..., góp phần đẩy nhanh tiến độ thi cơng và nâng cao chất lượng cơng
trình. Nhiều sản phẩm điện, điện tử công nghệ cao, chất lượng tốt đã được ứng
dụng rộng rãi, có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
- Đã tổ chức mở 5 lớp đào tạo nghề, với số lượng 275 học viên cho lao
động nông thôn với các ngành nghề như: Đào tạo nghề mộc dân dụng mĩ nghệ,
dệt thổ cẩm, may dân dụng, đào tạo nghề cơ khí, đào tạo nghề cho người
khuyết tật tại các địa phương như: Thành phố Kon Tum, huyện Đắk Hà, Kon
Plông, Cơ sở Cao Phú; sau đào tạo có một số học viên đã có việc làm và thu

nhập ổn định.
2. Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất sản
phẩm mới, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương
hiệu...để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
- Hỗ trợ 03 doanh nghiệp triển khai thực hiện 03 đề tài nghiên cứu
KH&CN để sản xuất sản phẩm mới gồm: Đề tài “ Nghiên cứu chế biến các loại
trà hòa tan từ các dược liệu sẵn có và trồng tại tỉnh Kon Tum phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu”; Đề tài “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô
đồng (Anabas testudineus) trên địa bàn tỉnh Kon Tum” do Công ty TNHH MTV
Trang Trại Plei Kần, Ngọc Hồi triển khai thực hiện; Đề tài “Chuyển giao công
nghệ ương, ấp giống cá Tầm Siberi trên địa bàn huyện Kon Plông phục vụ nhu
5


cầu phát triển nghề nuôi cá Tầm trên địa bàn tỉnh Kon Tum và một số địa
phương khác” do Công ty CP Hoàng Ngư Măng Đen triển khai thực hiện. Kết
quả đề tài đã hoàn thiện hệ thống ương ấp, tiếp nhận và làm chủ các kỹ thuật và
quy trình ương ấp cá Tầm giống. Việc ứng dụng quy trình, công nghệ ương
trứng giống cá Tầm tại chỗ đã chủ động con giống, cung ứng cho nhu cầu phát
triển cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. Hiện nay, Cơng ty CP
Hồng Ngư Măng Đen đang duy trì sản xuất cá giống để đáp ứng nhu cầu trong
sản xuất.
- Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 cho 03 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm: Công ty TNHH Đông
Sáng; Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học và Công ty TNHH MTV
Đầu tư và Thiết bị giáo dục Kon Tum.
- Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu như: Công
ty TNHH Thái Hòa, đăng ký nhãn hiệu với các sản phẩm: Trà túi lọc, Trà Sâm
dây, Trà Ngũ vị tử, rượu sâm dây Ngọc Linh,...; Công ty XNK Cà phê Đăk Hà.
3. Hoạt động sở hữu trí tuệ

Hàng năm, đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính
sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Qua đó giúp các tổ chức, cá nhân
nắm bắt được các chính sách về sở hữu công nghiệp để thực hiện việc đăng ký,
bảo hộ sở hữu công nghiệp. Sở KH&CN cũng đã làm tốt công tác hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác xác lập, bảo hộ quyền SHTT tại địa
phương, số lượng các tổ chức, cá nhân liên hệ để hướng dẫn thủ tục ngày càng
tăng. Tuy nhiên, do số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển sản xuất
trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, quy mô nhỏ nên việc đăng ký xác lập quyền SHTT
của doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào hoạt động đăng ký nhãn
hiệu hàng hoá. Kết quả từ 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hướng dẫn các tổ
chức, doanh nghiệp làm thủ tục đăng đăng ký 43 nhãn hiệu hàng hóa, 01 chỉ dẫn
địa lý, sáng chế 03, kiểu dáng cơng nghiệp 01, trong đó 15 nhãn hiệu hàng hóa
đã được cấp văn bằng bảo hộ.
II. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
KH&CN
- Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 15 tổ chức KH&CN (Phụ lục 4), trong đó
có 09 tổ chức cơng lập đã được cấp chứng nhận hoạt động KH&CN, 01 doanh
nghiệp đang làm thủ tục cấp giấy chứng nhận. Số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực KH&CN của các tổ chức KH&CN có tăng, được đào tạo, tập huấn về
chuyên môn nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ KH&CN của
tỉnh được nâng lên cả về trình độ đào tạo, kinh nghiệm nghiên cứu (số người
làm chủ nhiệm đề tài, tham gia nghiên cứu đề tài cấp tỉnh chiếm 2/3, tăng đáng
kể so với trước). Tuy nhiên, nhân lực ở hầu hết các tổ chức KH&CN cơng lập
hiện nay cịn mỏng, trình độ năng lực nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ
KH&CN vào sản xuất và đời sống còn nhiều hạn chế, nhất là đối với vùng sâu,
6


vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

- Về phát triển nguồn nhân lực KH&CN: UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết
định 1111/QĐ-UBND ngày 19/10/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê
duyệt quy hoạch nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 đồng thời ban
hành và triển khai các cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao,
trong đó có nhân lực về KH&CN. Nhân lực quản lý nhà nước về KH&CN hiện
có 39 người (Sở KH&CN: 25; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: 10;
trong đó: trình độ thạc sỹ: 07, đại học 27; có 4/9 huyện, thành phố đã bố trí 01
cán bộ chun trách). Tổng số cán bộ của tỉnh có trình độ từ trung cấp trở lên:
405 người, trong đó: trình độ tiến sỹ: 4 người; trình độ thạc sỹ: 99 người; trình
độ đại học: 227 người, cao đẳng 26 người; trung cấp 77 người; số khác 385
người.
Tuy vậy, tiềm lực KH&CN của tỉnh vẫn còn thấp; tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về KH&CN chưa hoàn thiện; đội ngũ khoa học có trình độ cao chưa
nhiều. Việc ứng dụng và nhân rộng các đề tài, dự án thành công vào thực tiễn
cịn gặp khó khăn. Hoạt động KH&CN cấp huyện cịn yếu và cịn nhiều bất cập
trong cơng tác quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư
nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất,
chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm.
III. KINH PHÍ ĐẦU TƯ CHO KH&CN
Đầu tư cho KH&CN bình quân giai đoạn 2012-2016 chiếm 0,47% tổng
chi cân đối ngân sách của địa phương, năm cao nhất 2016 đạt 0,65%, năm thấp
nhất 2015 chỉ đạt 0,33%.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng chi
cân đối
ngân sách Tổng chi
Năm
ngành
địa
phương KH&CN

hàng năm hàng năm

Trong đó:
Chi hoạt
động
QLNN về
KH&CN

Chi sự
nghiệp
KH&CN

Chi đầu
tư phát
triển
KH&CN

Tỷ lệ
% so
với tổng
chi cân
đối ngân
sách địa
phương

2012

3.788.537

15.106


3400

6.519

4.000

0,37

2013

3.397.094

31.366

4.166

9.760

6.342

0,60

2014

4.810.632

30.861

4.574


12.640

2.142

0,40

2015

4.882.658

25.335

4.041

7.518

4.760

0,33

2016

3.820.585

26.737

4.160

10.157


10.520

0,65

Trong đó:
7


- Kinh phí chi đề tài, dự án KH&CN giai đoạn 2012-2016: 32,521 tỷ, cụ
thể như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Kinh phí

4.022

7.407


7.884

7.058

6.150

(Bao gồm cả kinh phí chuyển tiếp từ năm năm trước sang)
- Kinh phí đầu tư phát triển cho KH&CN theo quy định theo Quyết định
317/QĐ-TTg, với nguồn vốn 27,965 tỷ đồng.
+ Dự án: Đầu tư hệ thống nhà lưới và một số hạng mục cấp thiết tại Vườn
thực nghiệm huyện Kon Plong, vốn đầu tư 10,078 tỷ, hoàn thành và đưa vào sử
dụng năm 2014, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm và tổ chức sản xuất
thương phẩm rau, hoa xứ lạnh.
+ Dự án: Phịng thí nghiệm thực vật tại Trại thực nghiệm Kon Plong, vốn
đầu tư 5,026 tỷ đồng, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015.
Hiện nay, đã triển khai các hoạt động nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng tại
Trại thực nghiệm Kon Plong trên một số đối tượng cây trồng như: cây Kim
Tuyến, đồng tiền, Lily, cây tử la lan,.. để phục vụ phát triển sản xuất.
+ Dự án: Nâng cao năng lực của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng tỉnh Kon Tum, vốn 12,861 tỷ đồng, dự án bước đầu đã đầu tư các
hạng mục trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý nhà nước về tiêu
chuẩn - đo lường - chất lượng của tỉnh.
+ Phê duyệt chủ trương đầu tư 02 Dự án: “Nâng cao năng lực ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp” và dự án: “Đầu tư mở rộng, nâng
cao năng lực nghiên cứu, sản xuất cây trồng tại Trại thực nghiệm huyện Kon
Plong”, với tổng mức kinh phí 43 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2016-2020 (theo
Quyết định số 866/QĐ-UBND, ngày 22/10/2015).
IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA KH&CN ĐỐI
VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Kết quả đạt được

a) Các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đã cụ thể hóa và
ban hành cơ bản kịp thời, đầy đủ các văn bản về phát triển KH&CN, phù hợp
với tình hình thực tiễn hoạt động của địa phương.
b) Các nhiệm vụ KH&CN đã bám sát nhiệm vụ, mục tiêu về phát triển
KH&CN Trung ương; kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2012-2016 và
nhiệm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt đối với các sản phẩm chủ lực,
ngành kinh tế mũi nhọn. Công tác nghiên cứu, ứng dụng bước đầu đã gắn kết
với các doanh nghiệp để nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và
sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
8


c) Hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản
xuất và đời sống đã có chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực nơng nghiệp,
đã tạo ra một số sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng và được thương mại hóa
trên thị trường. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng thành cơng, góp
phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các
lĩnh vực sản xuất và đời sống.
+ Trong trồng trọt: đã tuyển chọn và nhân giống cây trồng mới, tăng năng
suất, chất lượng để thay thế giống cũ của địa phương. Nhiều tiến bộ KHKT mới
đã được chuyển giao ứng dụng trong sản xuất, tập trung các sản phẩm có lợi thế
của tỉnh như sản xuất các giống: lúa, rau, hoa xứ lạnh chất lượng cao; Sâm Ngọc
Linh, Đảng sâm (sâm dây), Ngũ vị tử, ấn ăn và nấm dược liệu ...
+ Trong thủy sản: đã triển khai nghiên cứu, ứng dụng về quy trình kỹ
thuật nhân giống và kỹ thuật nuôi trồng trên các đối tượng có giá trị kinh tế cao
như: cá tầm, cá lăng, thác lát, điêu hồng, cá rô đầu vuông,…
+ Trong chăn nuôi: triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT trong chăn
nuôi để lai tạo con giống, kỹ thuật chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng
đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
+ Trong lĩnh vực KHXH&NV: các kết quả nghiên cứu đã được các cấp,

các ngành sử dụng xây dựng kế hoạch, giải pháp công tác của ngành, đơn vị và
địa phương để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
+ Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng: các kết quả nghiên cứu đã được sử
dụng để xây dựng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại những âm
mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh
(đề tài: trẻ em vi phạm pháp luật; nghiên cứu vai trò của tổ chức Yao phu; ...);
tập trung tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm lịch sử về cơng tác đảng, cơng tác
chính trị trong xây dựng LLVT, của các huyện, tỉnh (đề tài: lịch sử lực lượng vũ
trang tỉnh giai đoạn 1945-2010; lịch sử đảng bộ huyện Tu Mơ Rông giai đoạn
1930-2005).
+ Lĩnh vực bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu: Đã tiến hành
khảo sát bổ sung, thu thập xây dựng bộ số liệu khí hậu, tính tốn các đặc trưng
khí hậu cho từng tiểu vùng của tỉnh; phân định các vùng, tiểu vùng khí hậu.
Đồng thời đánh giá các tác động, đề xuất biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
để giúp các ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo phát triển sản xuất của
tỉnh.
d) Đối với các vùng kinh tế trọng điểm: đã tập trung đầu tư hỗ trợ phát
triển các sản phẩm trọng điểm có lợi thế so sánh của địa phương, như: tuyển
chọn, sản xuất các loại rau, hoa xứ lạnh (hoa Lily, hồ điệp, dendro, đồng tiền;...
cá Hồi, cá Tầm) tại huyện Kon Plông; nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng quy
trình kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Sâm Ngọc Linh, cây Đảng
Sâm; ứng dụng sản xuất cà phê bằng công nghệ lên men; nhân giống các loại
cây trồng: cúc, đồng tiền, cà chua ghép, chuối,.. phục vụ phát triển sản xuất;
ứng dụng các tiến bộ KHKT sản xuất rau an toàn theo hướng Viet Gap trên địa
bàn thành phố Kon Tum,...
e) Tiềm lực KH&CN được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng tốt hơn
9


cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục

vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
2. Những hạn chế
- Một số nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển KH&CN tỉnh giai đoạn 2012 2016 đạt kết quả chưa cao như: chương trình phát triển nguồn nhân lực; phát
triển thị trường KH&CN; chương trình phát triển cơng nghiệp - dịch vụ.
- Một số ngành, địa phương chưa có các giải pháp, kế hoạch cụ thể để
triển khai các nhiệm vụ, chương trình theo Kế hoạch.
- Nguồn kinh phí chi cho KH&CN chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước,
nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trên địa
bàn tỉnh cịn hạn chế (bình quân đạt gần 0,7% năm). Khả năng huy động vốn
ngoài xã hội chưa nhiều, do đó quy mơ triển khai ứng dụng, nhân rộng kết quả
nghiên cứu còn hạn chế.
- Chưa hình thành các tổ chức nghiên cứu, triển khai đủ mạnh để chuyển
giao các kết quả nghiên cứu, thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống, đáp
ứng yêu cầu CNH, HĐH của tỉnh.
3. Nguyên nhân
- Chính sách sử dụng, đãi ngộ đội ngũ cán bộ KH&CN chưa được chú
trọng đúng mức.
- Một số cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm
trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN tại
đơn vị, địa phương.
- Doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư cho KH&CN, việc trích lập quỹ
phát triển KH&CN trong các doanh nghiệp theo Nghị định 95/2014/NĐ-CP của
Chính phủ chưa được triển khai thực hiện. Thiếu cơ chế hỗ trợ cho việc ứng
dụng kết quả nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi
mới cơng nghệ.
- Chưa hình thành mạng lưới các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh, thiếu
các tổ chức hoạt động lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, số lượng
cán bộ làm cơng tác KH&CN cịn hạn chế,.. đã ảnh hưởng đến hoạt động nghiên
cứu, chuyển giao các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống.


Phần 2
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ KH&CN CHỦ YẾU
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
10


Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu của nước
ta giai đoạn 2016-2020 được Bộ KH&CN phê duyệt tại Quyết định số 1318/QĐBKHCN ngày 08/6/2015; Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày
04/5/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XV thực hiện hiện
Nghị Quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Nghị quyết số 08NQ/ĐH, ngày 09/10/2015 Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XV, Đảng bộ tỉnh
Kon Tum; Quyết định số 393/QĐ-UBND, ngày 03/6/2013 của UBND tỉnh ban
hành thực hiện Nghị Quyết 46/NQ-CP, ngày 29/3/2013 Nghị Quyết của Chính
phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về
phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch KH&CN tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 có
các nội dung như sau:
I. PHƯƠNG HƯỚNG
1. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt
động KH&CN
- Tập trung triển khai các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách
về KH&CN. Triển khai áp dụng các quy định cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán chi
đến sản phẩm cuối cùng thực hiện nhiệm vụ KH&CN và áp dụng cơ chế quỹ cấp
phát kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
- Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN cấp tỉnh và
cấp huyện.
- Đổi mới phương thức cấp kinh phí thường xun cho các tổ chức
KH&CN thơng qua nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện nhiệm vụ
KHCN.

- Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công
lập phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN.
2. Tập trung các nguồn lực đề triển khai các định hướng phát triển
KH&CN chủ yếu
- Ưu tiên nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để triển khai các
chương trình, nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của tỉnh, gắn với các nhiệm vụ thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Tập trung nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ trong sản xuất, nhất
là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đối với một số sản phẩm chủ lực,
sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: rau, hoa xứ lạnh, cá nước lạnh, Sâm
Ngọc Linh, cà phê, cao su và một số cây dược liệu khác.
3. Tiếp tục nâng cao tiềm lực KH&CN của tỉnh
- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh, nâng cao năng
lực hạ tầng KH&CN.
11


- Phát triển các tổ chức KH&CN, xây dựng một số tổ chức KH&CN theo
mơ hình tiên tiến.
- Triển khai các biện pháp huy động nguồn vốn xã hội thông qua hệ thống
quỹ phát triển KH&CN của địa phương, doanh nghiệp và các dự án hợp tác
công - tư.
4. Phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN và các hoạt
động dịch vụ KH&CN
Phát triển thị trường KH&CN gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ
nhằm thúc đẩy thương mại hố kết quả nghiên cứu, hình thành hệ thống doanh
nghiệp KH&CN gồm cả doanh nghiệp khởi nghiệp từ các nhóm nghiên cứu và
các tổ chức KH&CN; xây dựng và phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ
KH&CN, dịch vụ chuyển giao công nghệ; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá; đẩy mạnh công công tác thông tin thống kê

KH&CN.
5. Nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cơ sở
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN ở các huyện,
thành phố. Tăng cường hỗ trợ, triển khai ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên
cứu, các thành tựu KH&CN gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng
địa phương, vùng kinh tế động lực của tỉnh.
6. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN nhằm nâng cao khả năng tiếp thu,
làm chủ công nghệ tiên tiến, sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, cơng nghệ mới, góp
phần vào việc phát triển tiềm lực KH&CN, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ và giá trị gia tăng cao.
II. MỤC TIÊU
1. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN từ tỉnh đến huyện,
thành phố; 100% cán bộ quản lý KH&CN được bồi dưỡng, chuẩn hoá theo quy định.
2. Tỷ lệ các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ ngân
sách được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất đạt 60%; phấn đấu thương mại hóa
2-3 kết quả nghiên cứu.
3. Hàng năm hỗ trợ trực tiếp ít nhất 2 doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng
KH&CN để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
4. Xây dựng được 2-3 sản phẩm mang thương hiệu, địa danh của tỉnh.
5. Nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh thông qua
việc thực hiện cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng và cấp
phát kinh phí theo cơ chế quỹ.
6. Nâng cao hiệu quả của các tổ chức KH&CN, hoàn thành việc chuyển
đổi tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm.
12


7. Phấn đấu có 3-5 doanh nghiệp KH&CN được thành lập.

8. Đảm bảo 100% các kết quả nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được đăng ký
và lưu trữ trên hệ thống thông tin KH&CN.
9. Xây dựng 1-2 tổ chức KH&CN có mơ hình tiên tiến so với trong nước.
III. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Tiếp tục hoàn thiện về tổ chức, cơ chế quản lý về hoạt động
KH&CN
1.1. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách mới về hoạt động của
các tổ chức KH&CN
a) Triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch mạng lưới các tổ chức
KH&CN công lập gắn với tái cơ cấu ngành KH&CN để tập trung đầu tư, nâng
cao hiệu quả hoạt động. Các tổ chức công lập không phù hợp với quy hoạch và
hoạt động yếu kém sẽ phải sáp nhập, giải thể, tổ chức lại.
b) Hoàn thành việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt
động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh
phí hoạt động cho các tổ chức KH&CN cơng lập thông qua các nhiệm vụ
thường xuyên theo chức năng và nhiệm vụ KH&CN.
c) Thực thi có hiệu quả các quy định về chuyển giao quyền sở hữu, quyền
sử dụng và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng
nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì nhiệm vụ KH&CN,
đồng thời có cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa nhà nước, cơ quan chủ trì
nhiệm vụ KH&CN và tác giả. Thực hiện các quy định về công nhận kết quả
nghiên cứu KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp KH&CN và thương mại hố.
1.2. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách mới về quản lý,
phương thức đầu tư và cơ chế tài chính:
a) Đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đối với hoạt
động khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù của lĩnh vực KH&CN và nhu
cầu phát triển của tỉnh:
- Chi cho KH&CN không dưới 2% trên tổng chi ngân sách của tỉnh hàng
năm. Phấn đấu đến năm 2020, mức chi cho sự nghiệp KH&CN đạt tỷ lệ 50%

trên tổng chi cho KH&CN hàng năm.
- Thực hiện nghiêm túc cơ chế đặt hàng, quy trình tư vấn xác định nhiệm
vụ KH&CN, tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Áp
dụng cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần thực
hiện nhiệm vụ KH&CN.
- Thực hiện phương thức cấp phát kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN
theo cơ chế quỹ.
- Hoàn thiện cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN tỉnh.
13


b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc
thực hiện các chương trình, đề tài, dự án KH&CN sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nước, triển khai thí điểm cơ chế đánh giá độc lập, đảm bảo nhiệm vụ
KH&CN có tính ứng dụng và hiệu quả cao; phối hợp với Liên hiệp các Hội
KHKT tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh để tư vấn, phản biện, giám định xã
hội đối với các hoạt động KH&CN.
c) Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với nhiệm vụ KH&CN liên kết để đổi
mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của
sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, khai thác sáng chế, ưu tiên
mua bán công nghệ nội địa do các tổ chức KH&CN tạo ra; khuyến khích các tổ
chức KH&CN liên kết với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng
dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhận lực;
d) Thực hiện hiệu quả quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị dây
chuyền cơng nghệ đã qua sử dụng, ngăn chặn nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây
chuyền cơng nghệ lạc hậu, kém chất lượng, tiêu tốn năng lượng và không đáp
ứng các quy định về bảo vệ mơi trường.
1.3. Tiếp tục kiện tồn tổ chức, nâng cao năng lực Bộ máy quản lý
nhà nước về KH&CN
a) Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước

về KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định.
b) Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ, kỹ năng quản lý KH&CN của lực lượng cán bộ quản lý KH&CN ở các
cấp.
c) Chuẩn hóa cán bộ đáp ứng tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý
của cơ quan chuyên môn quản lý KH&CN theo quy định.
2. Tập trung các nguồn lực để triển khai các định hướng, nhiệm vụ
nghiên cứu ứng KH&CN giai đoạn 2016-2020
2.1. Định hướng
- Đầu tư đúng mức cho nghiên cứu, cung cấp cơ sở khoa học về điều kiện
tự nhiên, tài ngun thiên nhiên, mơi trường, văn hóa, xã hội phục vụ cho việc
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu
cầu đẩy mạnh CNH-HĐH, ứng phó với biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường.
- Ưu tiên các nguồn lực để phát triển một số công nghệ tiên tiến, cơng
nghệ cao phục vụ trong sản xuất nơng nghiệp, phịng trừ dịch hại, chế biến, bảo
quản nông sản, xử lý môi trường.
- Nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật ni; xác định cơ cấu cây
trồng, vật ni thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung triển khai nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong
các vùng kinh tế động lực của tỉnh.
14


- Ứng dụng các công nghệ sản xuất vật liệu mới trong xây dựng, cơng
nghiệp chế biến khống sản; ứng dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao chất
lượng, hiệu quả trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KH&CN chủ yếu giai đoạn
2016-2020
a) Lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn
- Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn trong cơng tác tham mưu hoạch

định các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp
với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và phát huy lợi thế của các vùng kinh tế
động lực của tỉnh.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
b) Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật
nuôi, giống thủy sản nước ngọt và nước lạnh; sản xuất và ứng dụng các chế
phẩm sinh học trong phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; nghiên
cứu ứng dụng, phát triển các quy trình cơng nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế
biến sản phẩm có lợi thế của tỉnh: cà phê, cao su, chè, sắn, rau và hoa xứ lạnh và
thủy sản nước lạnh, gia súc, cây dược liệu để nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm, bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn các giống mới có năng suất, chất
lượng cao phù hợp với từng vùng sinh thái của tỉnh; nghiên cứu phục tráng, bảo
tồn các giống cây trồng, vật ni có giá trị khoa học, giá trị kinh tế cao.
- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ
cao đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong quá trình
sản xuất như: biện pháp thâm canh tổng hợp, tự động hóa, cơ giới hóa các khâu
sản xuất gắn với vùng chuyên canh, quy mô lớn; công nghệ chế biến, bảo quản
rau, hoa, quả tươi, thủy sản nước lạnh, các sản phẩm chăn nuôi,… để nâng
cao giá trị và lợi thế cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp.
- Nghiên cứu đề xuất các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật
ni thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng 3-5 mơ hình sản xuất theo chuỗi khép kín từ canh tác đến chế
biến và thị trường tiêu thụ đối với các loại cây trồng và vật ni chủ lực, có lợi
thế cạnh tranh của địa phương theo hướng đảm bảo các tiêu chuẩn của thị trường
nội địa và xuất khẩu.
c) Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ và các lĩnh vực khác
- Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với mơi

trường; cơng nghệ năng lượng mới; cơng nghệ cơ khí-tự động hóa trong sản
xuất. Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại
các khu công nghiệp, làng nghề, các cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn
15


tỉnh
- Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất
để nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp như: cao su, cà phê, mía, sắn,
chè; cơng nghệ chế biến các loại khống sản có giá trị để tạo sản phẩm hàng hóa
trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật phục vụ phát triển ngành nghề theo quy
hoạch ngành nghệ nông thôn; cơ sở chế biến vừa và nhỏ, các hình thức dịch vụ
để thu hút lao động, tạo việc làm ở nông thôn.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả, chất
lượng trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục trên địa bàn tỉnh.
3. Tiếp tục nâng cao tiềm lực KH&CN của tỉnh
3.1. Triển khai các biện pháp huy động nguồn vốn xã hội và các
nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển KH&CN.
a) Thực thi quyết liệt các cơ chế, chính sách nhằm tăng tỷ lệ đầu tư cho
khoa học và công nghệ từ xã hội đạt mức cao hơn so với đầu từ ngân sách của
tỉnh, trong đó có cơ chế hợp tác công tác đồng tài trợ với sự hỗ trợ của Quỹ phát
triển KH&CN của tỉnh; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học
và công nghệ để huy động các nguồn vốn đầu tư cho KH&CN từ các tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân.
b) Xây dựng và thực thi có hiệu quả các quy định về việc trích lập và sử
dụng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp nhà
nước phải trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế của doanh nghiệp và doanh
nghiệp ngồi nhà nước được khuyến khích trích tối đa 10% thu nhập tính thuế
của doanh nghiệp để lập quỹ KH&CN của doanh nghiệp hoặc đóng góp cho

Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh.
c) Khuyến khích các thành phần kinh tế ngồi nhà nước thành lập hoặc
hợp tác công tư với nhà nước thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt
động nghiên cứu phát triển và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ mới, công nghệ
cao.
3.2. Đầu tư phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ.
a) Đầu tư thành lập mới và phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN công
lập: Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao; Trung tâm
ươm tạo doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao; Trung tâm dạy nghề Nông
nghiệp Công nghệ cao; Trung tâm Công nghệ sinh học.
b) Lựa chọn và tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
nghiên cứu cho các tổ chức KH&CN trọng điểm của tỉnh, đảm bảo đến năm
2020, một số trung tâm nghiên cứu có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt trình độ
tiên tiến so với cả nước.
3.3. Phát triển nguồn nhân lực KH&CN cả về số lượng và chất lượng.
16


a) Đẩy mạnh triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
KH&CN tỉnh gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng
nhu cầu phát triển của tỉnh đến năm 2020 theo Quyết định số 1111/QĐ-UBND,
ngày 19/10/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt quy hoạch phát
triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2011-2020;
b) Thực thi hiệu quả chính sách thu hút và trọng dụng cán bộ KH&CN tho
Nghị định 40/2014/NĐ-CP, ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử
dụng, trọng dụng cá nhhân hoạt động KH&CN.
c) Xây dựng kế hoạch cử cán bộ KH&CN đi nghiên cứu, học tập có thời
hạn tại các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp trong nước và nước ngồi.
d) Đổi mới cơng tác tuyển dụng, bố trí cán bộ, đánh giá và bổ nhiệm cán
bộ KH&CN theo hướng giao quyền từ chủ cho thủ trưởng tổ chức KH&CN.

3.4 Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KH&CN
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH tỉnh.
a) Rà soát, chọn lựa để đầu tư nâng cao năng lực của các phịng thí
nghiệm hoạt động có hiệu quả, phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
b) Triển khai thực hiện các Đề án quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao của tỉnh (sau khi được phê duyệt).
c) Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin, thống kê
KH&CN của tỉnh phục vụ yêu cầu quản lý, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm Thông tin KH&CN của tỉnh
để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tạo động lực thúc đẩy phát triển
KH&CN của tỉnh.
4. Phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN và các hoạt
động dịch vụ KH&CN
a) Phát triển các doanh nghiệp KH&CN thông qua thúc đẩy phát triển các
cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.
b) Tăng cường hỗ trợ xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho tổ
chức, cá nhân. Nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và nhà khoa học.
c) Đầu tư nâng cao năng lực đo lường, thử nghiệm cho Trung tâm Kỹ
thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đáp ứng yêu cầu quản lý trong nước
và hội nhập.
5. Nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cơ sở
- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ và bố trí cán bộ chuyên trách làm công
tác KH&CN trên địa bàn huyện theo quy định tại Thông tư liên tịch số: 29/2014TTLT-KHCN-BNV.
17


- Tiếp tục phối hợp với Sở KH&CN và chủ động lập kế hoạch triển khai
các hoạt động quản lý trong lĩnh vực tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng; phối hợp

quản lý, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng KH&CN
trên địa bàn,...
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sự nghiệp KHCN được phân
cấp, huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
- Hàng năm chủ động xây dựng đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN thực
hiện cấp tỉnh, cấp Nhà nước theo thông báo của Sở KH&CN. Đẩy mạnh hoạt
động sở hữu trí tuệ trong việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghệ đối với đặc sản,
nghề truyền thống của địa phương. Đẩy mạnh hoạt động phát huy sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật trong sản xuất.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, đưa nhanh tiến bộ KH&CN (đặc
biệt là các các giống cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu
với sâu bệnh và có khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; các cơng
nghệ và cơng cụ, thiết bị tiên tiến…) vào sản xuất.
6. Về hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án định hướng hội nhập quốc tế của
tỉnh Kon Tum đến năm 2020 (theo Quyết định số 572/QĐ-UBND, ngày
18/6/2014 của UBND tỉnh Kon Tum).
- Nghiên cứu tìm kiếm cơ hội, mơ hình hợp tác nghiên cứu, phát triển với
các tổ chức KH&CN với các nước trên thế giới và khu vực, như: Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan v.v...
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Cơng nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện
Kế hoạch này; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện,
định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Trên cơ sở định hướng ưu tiên phát triển KH&CN theo Kế hoạch này,
hàng năm Sở KH&CN xây dựng định hướng nghiên cứu, ứng dụng KH&CN để
các đơn vị, địa phương căn cứ đề xuất nhiệm vụ KH&CN.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp Sở KH&CN, các ngành liên quan đề xuất, thẩm định,
tham mưu UBND tỉnh quyết định các dự án đầu tư tăng cường tiềm lực
KH&CN phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển KT-XH, phát triển
KH&CN giai đoạn 2016-2020.
3. Sở Tài Chính: Chủ trì phối hợp với Sở KH&CN tham mưu UBND
tỉnh bố trí kinh phí hàng năm bảo đảm thực hiện các mục tiêu, định hướng,
nhiệm vụ đã đề ra.
18


4. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
- Các cấp, các ngành triển khai xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
KT-XH của địa phương, đơn vị phải gắn liền các mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN.
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển KH&CN gắn
với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Định kỳ sơ
kết, đánh giá tình hình thực hiện gửi Sở KH&CN để tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung nội
dung, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp với
Sở KH&CN báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Phụ lục 1:
Số lượng đề tài, dự án triển khai thực hiện giai đoạn 2012 - 2016 phân theo các lĩnh vực.

19



Năm

2012
2013
2014
2015
2016
Tổng
số
Thực
hiện

Số lượng các đề tài, dự án cấp tỉnh phân theo các lĩnh vực
Khoa
Điều
Khoa
Khoa
học
tra cơ
Công
An
Khoa học kỹ
học

bản, tài nghệ
ninh
học y
thuật
Khác
nông

hội
nguyên thơng quốc
dược và cơng
nghiệp nhân
khống
tin
phịng
nghệ
văn
sản
9
2
2
1
2
1
5
7
1
-

Tổng
số

Khơng
thực
hiện

5
4

1
3
13

2
1

2
-

2
-

-

1
1
-

16
14
17
8
6

1

4

5


3

2

2

61

1

3

5

3

2

2

48

9
3
4

3
2
-


1

30

14

23

9

Phụ lục 2:
Danh mục các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh chuyển tiếp từ các năm trước
đã nghiệm thu trong giai đoạn 2012-2016

20


TT
Tên đề tài, dự án
1.
Đánh giá tiềm năng nước
dưới đất phục vụ khai thác
sử dụng và quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội thị
trấn Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

2.

Nghiên cứu vai trò của tổ

chức Yao phu và những
vấn đề đặt ra trong công
tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động của thiên
chúa giáo trên địa bàn tỉnh
Kon Tum.

3.

Nghiên cứu chế phẩm sinh
học phòng trừ ruồi đục quả
trên rau quả ở địa bàn
thành phố Kon Tum.

4.

Nghiên cứu đánh giá tiềm
năng dải khống hóa AuCu-Mo ở Sa Thầy – Đăk
Tơ để phục vụ quy hoạch,
đầu tư khai thác khoáng
sản hợp lý tỉnh Kon Tum.
Xây dựng mơ hình nhân
giống, trồng và sơ chế Ngũ
vị
tử
Ngọc
linh
(Schisandra sphenanthera
Rehd. Et Wils. Họ
Schisandraceae).


5.

6.

Giải pháp nâng cao chất

Kết quả
Đề tài đã đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của thị trấn Đăk Tô như: Vị trí địa lí; đặc điểm địa hình;
đặc điểm khí hậu, thủy văn; đặc điểm kinh tế - xã hội và
tình hình cấp nước, v.v... Đặc điểm địa chất và địa chất
thủy văn đã được làm sáng tỏ. Cụ thể đã xác định được các
tầng chứa nước và không chứa nước, cũng như các khu vực
có khả năng chứa nước. Từ đó đã khoanh định được các
vùng chứa nước khác nhau, làm cơ sở cho việc bố trí các lỗ
khoan khai thác nước.
Trên cơ sở nguồn tài liệu điều tra đã tính tốn trữ lượng
nước dưới đất ở cấp C1 là 1.002,24 m3/ngày và cấp C2 là
1.988 m3/ngày.
Qua nghiên cứu cho thấy chất lượng nước dưới đất phần
lớn đã đảm bảo cho ăn uống và sinh hoạt chỉ một số ít
thành phần hố học chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Nếu khai
thác nguồn nước phục vụ ăn uống và sinh hoạt đảm bảo sức
khỏe cho người dân cần có hệ thống xử lý nước trước khi
đưa vào sử dụng.
Đề tài đã nghiên cứu làm rõ đặc điểm liên quan đến tổ chức
Yao phu trong đạo Thiên chúa trên địa bàn tỉnh Kon Tum
từ năm 1975 đến nay. Qua đó đã làm rõ vai trò tổ chức Yao
Phu tỉnh Kon Tum, những âm mưu, phương thức thủ đoạn

lợi dụng tổ chức Yao phu xâm phạm ANTT của các thế lực
thù địch. Từ nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh giải
quyết những vấn đề về tổ chức Yao phu của lực lượng An
ninh Kon Tum, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà
nước đối với hoạt động của đạo Thiên chúa cũng như đảm
bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh
Đã điều tra thu thập thông tin về thực trạng thiệt hại do ruồi
đục quả gây ra và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong phòng trừ ruồi đục quả; xây dựng 6 ha mơ hình ứng
dụng chế phẩm sinh học phịng trừ ruồi đục quả trên dưa
leo và ổ qua, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng an toàn
thực phẩm; nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ
thuật và chiến thuật phòng trừ ruồi đục quả.
Đề tài đã điều tra tiềm năng về Au-Cu-Mo của dải khoáng hoá
Sa Thầy - Đăk Tơ; Qua đó đánh giá tài ngun - trữ lượng các
kim loại Au-Cu-Mo ở cấp 333 (theo phân cấp tài nguyên - trữ
lượng mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường) và đề xuất các
giải pháp khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
Đề tài đã triển khai nghiên cứu phương pháp nhân giống và
kỹ thuật trồng ngũ vị tử dưới tán rừng tự nhiên và mô hình
trồng có giàn leo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Kết quả
đề tài đã xác định được phương pháp nhân giống, kỹ thuật
trồng cây ngũ vị tử, đồng thời đã xây dựng tài liệu hướng
dẫn kỹ thuật để triển khai ứng dụng trong thực tiễn sản
xuất.
Đề tài đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực nói chung và

21



lượng nguồn nhân lực dân
tộc thiểu số tỉnh Kon Tum
đáp ứng yêu cầu hội nhập
giai đoạn 2011-2020

7.

8.

Nghiên cứu đánh giá tiềm
năng đá mỹ nghệ tỉnh Kon
Tum phục vụ quy hoạch
thăm dò, khai thác (bước
1).
Đánh giá khả năng sinh
trưởng, phát triển của một
số lồi cây bản địa (Trám
trắng, cáng lị, nem Ấn
Độ) trên địa bàn tỉnh Kon
Tum

9.

Nghiên cứu tuyển chọn các
giống lúa nước sản xuất
phù hợp với từng vùng
sinh thái chính của tỉnh
Kon Tum


10.

Nghiên cứu về nguồn gốc
hình thành, tên gọi, địa bàn
cư trú các làng của 6 dân
tộc bản địa trên địa bàn
tỉnh Kon Tum

11.

Nghiên cứu cơ sở lý luận

DTTS nói riêng trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, dự báo
nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực DTTS nói
riêng đến năm 2015 và định hướng năm 2020; đề xuất quan
điểm, mục tiêu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
DTTS đáp ứng yêu cầu địa phương và hội nhập. Trên cơ sở
đó chúng tơi xây dựng các giải pháp để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn tỉnh. Các giải
pháp được xây dựng trên cơ sở khoa học về nguồn nhân
lực, đồng thời căn cứ điều kiện KT-XH trên địa bàn tỉnh
Kon Tum và chủ trương của Đảng, Nhà nước. Giải pháp
được xây dựng còn là kết quả của việc khảo nghiệm, đồng
thời qua trưng cầu ý kiến đã minh chứng tính phù hợp và
tính khả thi của giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Đề tài đã tiến hành khảo sát được 5 đối tượng đá chủ yếu
có nguồn gốc magma, trậm tích biến chất và biến chất có
tiềm năng sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đá mỹ nghệ và

đá cảnh. Kết quả đã được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh
thông qua bước I, và đang triển khai thực hiện bước II.
Đã tiến hành điều tra sinh trưởng, tăng trưởng, đặc điểm tái
sinh các loài cây Trám trắng, Cáng lị trong rừng tự nhiên,
qua đó đề xuất mơ hình trồng rừng hỗn giao Cáng lị với
Chị xót, hỗn giao Trám trắng với Bời lời; Điều tra khảo
sát, chọn địa điểm trồng thử nghiệm các loài cây bản địa
(Trám Trắng, Sưa, Neem Ấn Độ) ở huyện Đăk Glei, Đăk
Tơ, Kon Rẫy, qua đó đã đánh giá tính thích nghi, khả năng
sinh trưởng các lồi cây bản địa ở các địa điểm nghiên cứu,
biên tập tài liệu kỹ thuật trồng các loại cây bản địa có tính
thích nghi và có khả năng nhân rộng ở tỉnh Kon Tum. Qua
đánh giá cho thấy cây sưa có triển vọng phát triển ở các
khu vực đã trồng thử nghiệm.
Đã tuyển chọn giống lúa mới phù hợp được xác định như
sau:Giống SH2 có năng suất vụ Đơng Xn đạt từ 66,38 78,74 tạ/ha; Giống ĐB 6 có năng suất vụ Đơng Xuân đạt từ
76,50 – 81,26 tạ/ha; Giống AN13 năng suất vụ Đông Xuân
đạt 65,5 – 65,82 tạ/ha; Giống BM 9855 có năng suất vụ
Đơng Xn đạt từ 66,67 – 71,45 tạ/ha; Giống TBR 1 có
năng suất vụ Đơng Xn từ 61,37 – 68,33 tạ/ha, vụ Mùa
đạt 56,75 tạ/ha Đã xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm
sóc, thu hoạch và bảo quản đối với các giống lúa được
tuyển chọn.
Đề tài đã phân tích làm rõ q trình hình thành, phát triển,
vai trò của cộng đồng làng trong đời sống của các dân tộc
bản địa ở Kon Tum, những giá trị truyền thống tốt đẹp,
những đóng góp lịch sử đối với sự phát triển của tỉnh qua
các thời kỳ. Qua đó đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát
huy những giá trị tích cực và hạn chế, những tác động tiêu
cực từ tổ chức, thiết chế làng truyền thống và cung cấp cơ

sở lý luận cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện cơng
tác dân tộc và các chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề ra: trên cơ sở

22


và thực tiễn việc thi tuyển
cán bộ lãnh đạo trong cơ
quan hành chính, sự
nghiệp tỉnh Kon Tum.

12.

Nghiên cứu tuyển chọn và
bảo tồn một số giống ngơ
nếp địa phương có năng
suất cao, chất lượng tốt
hiện có tại tỉnh Kon Tum

13.

Nghiên cứu xây dựng các
giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của tỉnh
Kon Tum giai đoạn 20112020
Nghiên cứu xác định
phương pháp nhân giống
và trồng cây Sâm dây
(Đảng

sâm

Codonopsis.sp)

14.

lý luận về quản lý nguồn nhân lực khu vực cơng, các chính
sách cán bộ của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật
của Nhà nước đề ra quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc của
việc thi tuyển, xây dựng mơ hình và cụ thể hóa mơ hình
thành các bước trong quy trình tuyển dụng phù hợp với tỉnh
Kon Tum, đề xuất các giải pháp cụ thể thông qua các kỹ
năng thực hiện các bước trong quy trình tuyển dụng. Đề tài
này đóng vai trị như một nghiên cứu ứng dụng trên cơ sở
làm sáng tỏ tính khả thi của các lý luận về quản lý nguồn
nhân lực cho khu vực công, đặc biệt là thu thập thông tin từ
kinh nghiệm của các tổ chức trong và ngoài nước đã tiến
hành thi tuyển, đề ra các bước, các khâu của quy trình thi
tuyển để giúp tỉnh Kon Tum thực hiện thí điểm thi tuyển
cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Đề tài đã thu thập các thông tin liên quan điều kiện đất đai,
khi Kết quả đã thu thập và tuyển chọn được 3 giống ngô
nếp địa phương (Ngô nếp trắng, ngơ nếp vàng, ngơ nếp
tím) có năng suất đạt 17 – 27 tạ/ha, chống chịu sâu bệnh tốt
để bảo tồn, đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa
phương nhất là vùng sâu, vùng xa. Kết quả đề tài đã xây
dựng tài liệu kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch các giống
ngô địa phương để chuyển giao ứng dụng trong sản xuất.
Đề tài đã nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum, qua

đó đề ra các giải pháp cho các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh và các khuyến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh
của tỉnh Kon Tum đến năm 2020.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 03 phương pháp nhân
giống Sâm dây thích hợp, có thể áp dụng vào sản xuất
giống tại tỉnh, đó là phương pháp nhân giống từ củ, phương
pháp nhân giống từ hạt và phương pháp nhân giống bằng
nuôi cấy mô. Qua đó đã xây dựng các quy trình kỹ thuật,
nhân giống; trồng, chăm sóc cây Sâm dây để ứng dụng
trong thực tiễn sản xuất.
Kết quả khảo nghiệm đã tuyển chọn được 4 giống mía mới:
K88-92, LK92-11, K95-156 và Sunphanburi thích hợp với
chân đất ô và đất đồi của tỉnh. Kết quả nghiên cứu đã được
Công ty Cổ phường đường Kon Tum và các hộ dân trên địa
bàn thành phố Kon Tum triển khai ứng dụng trong sản xuất
để thay thế một số giống mía cũ đã bị thối hóa cho năng
suất thấp MY 55-14, ROC 10,… đã bị thối hóa.
Kết quả đề tài đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình kỹ
thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch đối với các loại cây
trồng: hoa Lily, đồng tiền, Hồ điệp sản xuất trong nhà
màng phù hợp với điều kiện sản xuất tại huyện Kon Plong.

15.

Nghiên cứu tuyển chọn các
giống mía có năng suất,
chất lượng cao, khả năng
chống chịu sâu, bệnh tốt
thích hợp trên từng chân
đất ở tỉnh Kon Tum


16.

Nghiên cứu mở rộng mơ
hình sản xuất một số lồi
rau, hoa đã nghiên cứu và
tuyển chọn thêm một số
đối tượng mới có giá trị
kinh tế phù hợp với điều
kiện sinh thái tại huyện
Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
Nghiên cứu cải tạo độ phì Kết quả nghiên cứu tuyển chọn 02 giống cỏ Stylo, cỏ sả và
đất thoái hoá bằng biện xác định các phương thức trồng xen với các loại cây trồng

17.

23


18.

19.

20.

pháp trồng các giống cỏ
phục vụ chăn nuôi tại một
số khu vực trên địa bàn
tình Kon Tum.
Nghiên cứu tuyển chọn

một số giống lúa lai năng
suất cao, chất lượng tốt
cho một số vùng sinh thái
khác nhau trên địa bàn tỉnh
Kon Tum
Nghiên cứu tuyển chọn
một số giống lúa nước
ngắn ngày năng suất cao,
chất lượng tốt phù hợp cho
vùng bán ngập lòng hồ
thủy điện Yaly và Plei
Kroong
Nghiên cứu tuyển chọn
một số giống cà phê chè
phù hợp với đặc điểm sinh
thái ở vùng Đông Trường
Sơn của tỉnh Kon Tum

đậu đen, ngô và cây keo. Các giống các giống có là nguồn
thức cho gia súc có dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng cải tạo
đất. Kết quả đã được các hộ dân duy trì và mở rộng trong
sản xuất.
Đề tài đã nghiên cứu tuyển chọn 2 giống lúa HYT 100 và
Việt Lai 20 có năng suất 6,6 tấn/ha, kết quả đề tài để các
địa phương như Thành phố Kon Tum, Sa Thầy, Đăk Hà
triển khai ứng dụng trong sản xuất
Đề tài đã tuyển chọn hai giống VS1 và PC6 có thời gian
sinh trưởng ngắn từ 90 đến 97 ngày, có năng suất cao
(giống VS1 tà 56-73 tạ/ha; PC6 từ 56-69 tạ/ha), chất lượng
tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp vùng bán ngập

lòng hồ thủy điện Yaly, Plei Kroong
Đã xác định được hai giống cà phê chè TN2 và F5TN1 phù
hợp với vùng Đông Trường Sơn tỉnh Kon Tum.; xây dựng
và hoàn thiện quy trình trồng hai giống cà phê chè TN2 và
F5TN1 để phổ biến đưa vào ứng dụng trong sản xuất.

Phụ lục 3:
Danh mục các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh đã nghiệm thu giai đoạn 2012-2016
TT

Tên đề tài, dự án

Kết quả

24


1.

2.

3.

4.

5.

6.

Hệ hỗ trợ trực tuyến cảnh Kết quả đề tài đã xây dựng hệ thống cảnh báo lũ trực

báo lũ cho lưu vực sông tuyến trên lưu vực sông Đăk La với 03 hệ thống thu thập
ĐăkBLa, tỉnh Kon Tum.
số liệu khí tượng, thủy văn tự động và 01 hệ thống cảnh
báo lũ. Kết quả đề tài đã được được Đài khí tượng tỉnh
Kon Tum và các ngành sử dụng để thu thập số liệu khí
tượng thủy văn phục vụ trong công tác dự báo và cảnh
báo lũ trên địa bàn.
Nghiên cứu xây dựng cơ sở Đề tài đã hệ thống được cơ sở lý luận các khái niệm về
khoa học đề xuất giải pháp các loại nghề, ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống
phát triển nghề ở tỉnh Kon và làng nghề; các lý luận về khôi phục và phát triển các
Tum phù hợp với thời kỳ làng nghề trong đó có làng nghề truyền thống về nghề
CNH, HĐH đất nước.
mới; hệ thống các chủ trương, chính sách của Nhà nước,
của tỉnh trong vấn đề phát triển ngành nghề nông thôn
trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Thông qua công tác khảo sát,
điều tra đã đánh giá được thực trạng phát triển nghề trên
địa bàn tỉnh Kon Tum trong khu vực nông thôn và đã đề
xuất các giải pháp phát triển làng nghề trong thời gian
tới của tỉnh.
Nghiên cứu đánh giá tiềm Kết quả khảo sát chi tiết giai đoạn 2 đã làm sáng tỏ được
năng đá mỹ nghệ tỉnh Kon cấu trúc địa chất thân đá mỹ nghệ Sa Nghĩa, đánh giá
Tum phục vụ quy hoạch chất lượng, trữ lượng và tài nguyên đá mỹ nghệ. Tổng
thăm dò, khai thác.
trữ lượng và tài nguyên đá mỹ nghệ khu vực Sa Nghĩa là
khoảng hơn 1.220 nghìn m3 với độ thu hồi các khối > 0.4
m3
Đánh giá thực trạng công tác Đề tài đã điều tra, đánh giá thực trạng về công tác y học
y học cổ truyền, những giải cổ truyền (YHCT) trên địa bàn tỉnh Kon Tum; đánh giá
pháp phát triển mạng lưới y nhu cầu của người dân về các phương pháp chữa bệnh
học cổ truyền trong thời gian bằng YHCT đồng thời tìm hiểu một số phương thuốc bí

tới trên địa bàn tỉnh Kon truyền của người dân để phổ biến rộng rãi trong nhân
Tum
dân.
Đề tài cũng đã xây dựng các giải pháp nhằm phát triển
mạng lưới YHCT từ tỉnh đến cơ sở, áp dụng các phương
pháp chữa bệnh của đông y vào điều trị người dân địa
phương.
Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Đề tài đã đánh giá, phân tích một cách đầy đủ, tồn diện
Kon Tum (1945-2010)
các bước xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực
lượng vũ trang tỉnh qua các giai đoạn lịch sử cụ thể (sự
ra đời, tổ chức lực lượng, biên chế, thực hành chiến đấu,
sơ đồ trận đánh, thành tích,...); đồng thời rút ra ý nghĩa
và bài học kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình thực
hiện nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Kết quả
của đề tài là tài liệu tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ
hôm nay và mai sau. Đồng thời phục vụ công tác nghiên
cứu, tham khảo, biên soạn lịch sử lực lượng vũ trang ở
các đơn vị của tỉnh và làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo
ở các cơ sở giáo dục, trường, trung tâm chính trị của
tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng mơ Đề tài đã triển xây dựng mơ hình chuồng trại chống rét
hình chăn ni trâu, bị cho trâu bị trên địa bàn huyện Kon Plong, kết quả đề tài
phòng chống rét tại một số đã phát huy hiệu quả trong phòng, chống rét cho trâu bị
xã thuộc vùng Đơng Trường trên địa bàn huyện Kon Plong và là cơ sở để triển khai

25



×