Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Cơ sở lý luận về doanh thu của doanh nghiệp của công ty phát hành báo chí Đông Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.21 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.Tổng quan về doanh nghiệp
1.1.1.Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động
kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân.
Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp chứ không
phải các cá nhân.
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi.
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
Các doanh nghiệp ở Vệt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên danh, doanh
nghiệp tư nhân.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh
doanh sau đây:
- Kinh doanh cá thể (sole proprietorship)
- Kinh doanh góp vốn (parnership)
- Công ty (corporation).
Kinh doanh cá thể
+ Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ
chính thức và ít chịu sự quản lý của nhà nước.
+ Không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế
thu nhập cá nhân.
+ Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các
khoản nợ, không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp.


+ Thời gian hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của người
chủ.
+ Khả năng thu hút vốn bị hạn chế bởi khả năng của người chủ.
Kinh doanh góp vốn
+ Việc thành lập doanh nghiệp này dễ dàng và chi phí thành lập doanh
nghiệp thấp. Đối với các hợp đồng phức tạp cần phải được viết tay. Một số trường
hợp cần có giấy phép kinh doanh.
+ Các thành viên chính thức (general partners) có trách nhiệm vô hạn với
các khoản nợ. Mỗi thành viên có trách nhiệm đối với phần tương ứng với phần vốn
góp. Nếu như một thành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần
còn lại sẽ do các thành viên khác hoàn trả.
+ Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành viên chính thức chết hay
rút vốn.
+ Khả năng về vốn hạn chế.
+ Lãi từ hoạt động kinh doanh của các thành viên phải chịu thuế thu nhập
cá nhân.
Công ty
Công ty là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: các
cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý. Theo truyền
thống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động của
công ty. Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban
quản lý. Các nhà quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt
nhất cho cổ đông. Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho
công ty các ưu thế so với kinh doanh cá thể và góp vốn:
+ Quyền sở hữu có thể đễ dàng chuyển cho cổ đông mới.
+ Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông.
+ Trách nhiện của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông góp vào
công ty (trách nhiệm hữu hạn).
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với
quy mô và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động

với tư cách là các công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp.
1.1.2. Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung
ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp
các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu v.v. và sức lao động để
tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanh nghiệp
phải có lượng vốn tiền tệ nhất định. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh
nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số vốn tiền tệ đó
doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu v.v. Sau khi sản suất
xong, doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa và thu được tiền bán hàng. Với số tiền
bán hàng, doanh nghiệp sử dụng để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao,
trả tiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho nhà nước
và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp tiếp tục phân phối số lợi nhuận
này. Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân
phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong
quá trình đó, làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao gồm dòng
tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh
thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp.
1.2. Doanh thu của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch
toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính.
- Doanh thu từ các hoạt động bất thường khác.
Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động

của doanh nghiệp. Đặc biệt,doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng để
trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, là nguồn quan trọng để doanh
nghiệp có thể thực hiện được các nghĩa vụ với Nhà Nước như nộp các khoản thuế
theo luật định, là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh,
liên kết với các đơn vị khác. Khi doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chi phí đã
bỏ ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ
làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và sẽ gặp khó khăn
trong kinh doanh.
Doanh thu bán hàng thường chiếm tỷ lớn trong doanh thu từ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền về tiêu thụ sản phẩm
và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, sản phẩm được coi là kết thúc quá trình tiêu
thụ khi đơn vị mua chấp nhận trả tiền.
1.2.2. Xác định doanh thu của doanh nghiệp
* Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nội dung xác định doanh
thu khác nhau:
- Đối với các cơ sở sản xuất, khai thác, chế biến; doanh thu là toàn bộ tiền
bán sản phẩm, nửa thành phẩm, bao bì, nguyên vật liệu…
- Đối với ngành xây dựng, doanh thu là giá trị công trình hoàn thành bàn
giao.
- Đối với ngành vận tải, doanh thu là tiền cước phí.
- Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống, doanh thu là tiền bán hàng.
- Đối với hoạt động đại lý, ủy thác, doanh thu là tiền hoa hồng.
- Đối với ngành kinh doanh, dịch vụ; doanh thu là tiền dịch vụ.
- Đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ, doanh thu là số chênh lệch giữa lãi
cho vay với lãi huy động.
- Đối với hoạt động bảo hiểm, doanh thu là số tiền bảo hiểm khách hàng
mua.
- Đối với hoạt động cho thuê, doanh thu là toàn bộ tiền thuê.
- Đối với hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, doanh
thu là tiền bán vé.

* Cách xác định doanh thu trong doanh nghiệp:
- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán sản phẩm hàng hóa, căn cứ vào số
lượng sản phẩm bán hàng trong kỳ và giá bán đơn vị sản phẩm và doanh thu
được xác định theo công thức sau:
S =

=
n
i 1
( Q
ti
x P
i
)
Trong đó:
S : là doanh thu bán hàng
Q
ti
: là số lượng sản phẩm bán ra thứ i bán trong kỳ

×