Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.98 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Đội ngũ nhà giáo là một trong những nhân tố quyết định thành
công của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực
hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào
tạo”. Trong xu thế hội nhập quốc tế đã đặt ra cho giáo dục, đào tạo ở
Việt Nam cần đổi mới nhằm đáp ứng với sự phát triển của đất nước,
do đó yêu cầu người giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện
để nâng cao phẩm chất, trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Đối với quá
trình giáo dục, đào tạo ở nhà trường quân đội hiện nay, một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lãnh đạo, chỉ huy các cấp là
phải xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất chính trị và đạo đức
cách mạng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về chất
lượng, trong đó đặc biệt chú trọng về “bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo...”.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát
triển mạnh mẽ tác động đến tồn bộ q trình dạy học ở nhà trường, đòi
hỏi phải đổi mới các thành tố của quá trình dạy học, đặc biệt là nội
dung, hình thức, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học hiện
đại; đổi mới cách kiểm tra, đánh giá năng lực người học. Do vậy, trong
quá trình dạy học, giáo viên cần phải không ngừng rèn luyện kỹ năng
dạy học, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng mục tiêu,
yêu cầu đào tạo. Ở trường đại học quân đội, học viên sư phạm là lực
lượng kế cận quan trọng thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Trước
đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ của các nhà trường, học
viên sư phạm cần được tổ chức, chỉ đạo, đánh giá chặt chẽ trong học
tập, nhất là rèn luyện các kỹ năng để đạt được những kỹ năng dạy học
theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.Vì vậy, quản lý hoạt động rèn luyện


kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm theo hướng chuẩn hóa là một
nhiệm vụ quan trọng, thông qua hoạt động này, những phẩm chất, kỹ
năng và năng lực sư phạm cần thiết của người giáo viên sẽ được hình
thành và phát triển.
Thực tiễn ở các trường đại học trong quân đội, hoạt động rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm đã đạt được một số kết
quả nhất định, thông qua rèn luyện, học viên đã hình thành được những
kỹ năng dạy học cần thiết, bước đầu đáp ứng được yêu cầu giảng dạy ở
các nhà trường. Lực lượng học viên sư phạm khi ra trường nhìn chung
đã hồn thành được nhiệm vụ và phát huy được vai trị của mình trong


2
hoạt động giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ học
viên sau khi ra trường đảm nhiệm cương vị giáo viên cịn có biểu hiện
lúng túng, khơng tự tin, thiếu sáng tạo trong hoạt động dạy học; khả
năng vận dụng các phương pháp dạy học còn hạn chế.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên là do kỹ
năng dạy học của học viên chưa thành thạo; nhận thức, trách nhiệm đối
với rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại
học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa có mặt còn hạn chế. Hoạt
động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên trong những năm qua ở
các trường đại học qn đội cịn thiếu tính hệ thống, phần lớn hoạt
động đều nhằm vào việc hình thành một số kỹ năng truyền thụ kiến
thức, chưa coi trọng đúng mức đến rèn luyện kỹ năng dạy học. Bên
cạnh đó, cơng tác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho
học viên sư phạm có mặt chưa theo quy trình khoa học; việc xây dựng
và tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng dạy học chưa thật
chặt chẽ; chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp rèn luyện
kỹ năng dạy học chưa sát hợp, tổ chức chưa khoa học; điều kiện,

phương tiện bảo đảm cho việc rèn luyện còn thiếu; kiểm tra, đánh giá
kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm có
mặt chưa tồn diện, thường xun. Tự rèn luyện kỹ năng dạy học ở
một số học viên cịn thiếu tích cực, chủ động sáng tạo.
Về rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm đã có các tác
giả trong và ngồi qn đội nghiên cứu trên những góc độ, bình diện khác
nhau, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ
thống về quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên theo
hướng chuẩn hóa. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản
lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các
trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa ” làm đề tài luận
án tiến sĩ để khắc phục những hạn chế trên, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học quân đội hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động
rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm, luận án đề xuất biện
pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư
phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa,
nhằm làm cho hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư
phạm đáp ứng tốt hơn theo yêu cầu của chuẩn, trên cơ sở đó nâng cao
chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học quân đội hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu


3
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ đó
xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết. Làm rõ cơ sở
lý luận của quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên
sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa.

Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học
và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên ở các
trường đại học trong quân đội. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động
rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại
học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động đào tạo giáo viên ở các trường đại học trong
quân đội theo hướng chuẩn hóa.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư
phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
về hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động rèn luyện
kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm theo hướng chuẩn hóa; đề xuất
hệ thống biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho
học viên ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa.
Rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm có nhiều nội
dung rèn luyện khác nhau, đề tài luận án chỉ tập trung làm rõ về nội
dung rèn luyện kỹ năng chuẩn bị và tiến hành bài giảng.
Về khách thể khảo sát: Tập trung khảo sát hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên ở các trường đại học trong quân đội, cụ thể:
Học viện Chính trị, Học viện Phịng khơng - Khơng qn, Trường Sĩ
quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Pháo binh;
số lượng tham gia khảo sát là 120 giảng viên, 75 CBQL và 350 HVSP.
Về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu luận án
được giới hạn chủ yếu từ năm 2014 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng đào tạo giáo viên ở trường đại học phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học
cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong qn đội theo hướng
chuẩn hóa giữ vai trị rất quan trọng. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ
các biện pháp như: tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm
cho các lực lượng; thực hiện tốt kế hoạch hóa hoạt động rèn luyện kỹ


4
năng dạy học cho học viên; đồng thời, chỉ đạo đổi mới nội dung, hình
thức, phương pháp, kết hợp với hoạt động tự rèn luyện kỹ năng dạy
học của học viên cùng bảo đảm tốt các điều kiện, phương tiện và tổ
chức đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng dạy học, thì
hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm sẽ được
quản lý một cách chặt chẽ, khoa học, góp phần trực tiếp nâng cao chất
lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học trong quân đội theo
hướng chuẩn hóa.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, dựa trên
phương pháp luận nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, tác giả vận
dụng các quan điểm tiếp cận: hệ thống - cấu trúc, lịch sử - logic, thực
tiễn và nguyên tắc tiếp cận lý luận quản lý giáo dục như: tiếp cận quá
trình, chức năng quản lý; lý luận bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng dạy học
cho đối tượng đang được đào tạo giáo viên làm cơ sở cho việc nghiên
cứu, giải quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài.
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm được xem xét, nghiên cứu với tư cách là một

bộ phận, một khâu quan trọng đặt trong chỉnh thể thống nhất của quá
trình sư phạm quân sự. Theo đó, cần nghiên cứu quản lý hoạt động này
trong mối quan hệ thống nhất với các bộ phận, các yếu tố khác của quá
trình quản lý giáo dục, đào tạo. Đồng thời, tính đến các điều kiện khách
quan, chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình quản lý.
Tiếp cận lịch sử - logic: Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm được xem xét theo thời gian, trong hoàn cảnh
cụ thể và trong mối quan hệ giữa các hoạt động của quá trình quản lý
giáo dục, đào tạo. Mỗi giai đoạn phải gắn với mục tiêu đào tạo ở các
trường, với xu thế đổi mới và phát triển của khoa học giáo dục.
Tiếp cận thực tiễn: Từ thực tiễn về công tác quản lý đào tạo giáo
viên ở nhà trường, đặc điểm đối tượng, địa bàn nghiên cứu và điều
kiện thực hiện cụ thể để tìm ra những mâu thuẫn, khó khăn trong quản
lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm, trên cơ
sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục. Bên
cạnh đó, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận:
Tiếp cận hoạt động: Nghiên cứu quản lý trong mối quan hệ với
các yếu tố cấu thành như mục tiêu, cách thức và các lực lượng, chủ thể
tiến hành. Đồng thời, gắn với thực hiện chương trình, nội dung đào tạo


5
thơng qua những hoạt động ở nhà trường, trong đó có hoạt động rèn
luyện kỹ năng dạy học.
Tiếp cận năng lực: Hướng đến rèn luyện cho học viên có kỹ
năng, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở các nhà trường
quân đội sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, cần coi trọng phát triển năng lực sư
phạm của học viên phù hợp với mục tiêu đào tạo.
Tiếp cận chuẩn hóa: Những quy định về chuẩn do Nhà nước ban
hành đối với phẩm chất và năng lực giáo viên. Cách thức quản lý đào tạo,

bồi dưỡng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để đạt được những kỹ năng dạy
học cần rèn luyện cho học viên theo hướng chuẩn hóa.
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận,
thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu bổ trợ. Cụ thể là:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa, khái quát hóa các tài liệu để rút ra những nội dung liên quan trực
tiếp đến quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên các
trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa, như: một số tác
phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
các nghị quyết của Đảng, của Quân ủy Trung ương về giáo dục, đào
tạo; Luật Giáo dục năm 2019; Chiến lược phát triển giáo dục và đào
tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020. Các giáo trình, tài liệu về bồi
dưỡng, rèn luyện kỹ năng dạy học theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
cơng trình khoa học, bài báo khoa học có liên quan đến đề tài đã được
công bố, đăng tải trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tổ
chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm của các khoa, bộ
môn, lực lượng giảng viên và cán bộ quản lý; hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học của học viên để rút ra kết luận đến nội dung nghiên cứu.
Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tiến hành tọa đàm, trao đổi với
cán bộ, giảng viên ở khoa giáo viên và cán bộ quản lý, học viên sư
phạm, từ đó rút ra những kết luận phục vụ nghiên cứu.
Phương pháp điều tra: Điều tra, trưng cầu ý kiến bằng phiếu ankét
với các đối tượng: giảng viên, cán bộ quản lý, học viên để thu thập thông
tin về thực trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học và quản lý hoạt
động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại
học trong quân đội.
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu các lực

lượng liên quan nhằm tìm hiểu kỹ hơn về quản lý hoạt động rèn luyện


6
kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm, trên cơ sở đó thu thập và xử lý
số liệu làm rõ thêm thực trạng.
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Khái quát kết quả thực tế đạt
được của quá trình đào tạo học viên sư phạm; nghiên cứu báo cáo tổng
kết của các nhà trường, các khoa, báo cáo phân tích chất lượng học
viên; vở ghi, giáo án giảng tập của học viên; báo cáo tổng kết các mặt
hoạt động chủ yếu của các hệ, tiểu đồn học viên, từ đó tổng hợp, nhận
định và bổ sung vào kết quả đánh giá thực trạng.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia của một số nhà
khoa học, các chuyên gia uy tín trong và ngồi qn đội đã và đang tham
gia vào quá trình giáo dục, quản lý ở các nhà trường để triển khai nghiên
cứu để làm sáng tỏ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu đề tài.
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm
các biện pháp và thử nghiệm có đối chứng một số nội dung chủ yếu của
một biện pháp đã đề xuất ở Trường Sĩ quan Chính trị.
Nhóm phương pháp hỗ trợ: Sử dụng tốn thống kê để tổng hợp,
phân tích, tính giá trị điểm trung bình từng nội dung; đưa ra những nhận
định về thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học; phân
tích kết quả tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án khái quát, luận giải, làm rõ hơn những vấn đề lý luận
về hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học
trong quân đội theo hướng chuẩn hóa, như: Xây dựng, làm rõ khái
niệm, xác định rõ hệ thống kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho học
viên và nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học theo

hướng chuẩn hóa. Xác định những yếu tố tác động đến quản lý hoạt
động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên ở các trường đại học
trong quân đội theo hướng chuẩn hóa.
Đề xuất hệ thống biện pháp có tính khả thi giúp các chủ thể vận
dụng vào quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư
phạm ở trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Góp phần bổ sung, phát triển lý luận quản lý giáo dục
ở các nhà trường quân đội, nhất là vấn đề quản lý đào tạo nguồn nhân
lực, trọng tâm là quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học
viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn
hóa; trực tiếp nâng cao trình độ, năng lực của học viên đáp ứng yêu


7
cầu xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo ở các trường đại học trong
quân đội hiện nay.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở giúp chủ
thể quản lý các cấp dựa vào đó để đánh giá đúng hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm theo hướng chuẩn hóa. Đồng thời,
là tài liệu tham khảo, phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập
ở các trường đại học trong quân đội hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm mở đầu; 4 chương (13 tiết), kết
luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Hướng nghiên cứu về kỹ năng dạy học và hoạt động rèn

luyện kỹ năng dạy học
Nghiên cứu về hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho đội
ngũ nhà giáo nói chung và rèn luyện thực hành dạy học cho người học
nói riêng là một trong những hướng thu hút quan tâm của các nhà giáo
dục tiến bộ:
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Usinxki (1824-1870), A.S. Macarenkô (1888-1939), nhà giáo
dục lớn người Nga và nhà giáo dục nổi tiếng thời Xô Viết yêu cầu
người thầy “phải dạy tốt mơn của mình; phải là nhà giáo dục yêu
nghề, có tri thức chuyên sâu rộng, có kỹ năng giáo dục học sinh”.
A.V. Petrovxki (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư
phạm. Tác giả đã nghiên cứu quá trình hình thành kỹ năng gồm 3 giai
đoạn: Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều
kiện hành động. Giai đoạn 2: Quan sát và làm thử theo mẫu. Giai
đoạn 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu
nhằm đạt được mục đích đặt ra.
Kixegop (1973), Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm
trong điều kiện giáo dục đại học, tác giả khẳng định: kỹ năng dạy học
được hình thành thơng qua các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm, nhưng tổ chức thực tập sư phạm là con đường chủ yếu để hình
thành nó. Gơnơbơlin (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo
viên”. Bônđưrep (1980), Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục
ở nhà trường phổ thông. Michel (1998), Một số vấn đề về đào tạo giáo
viên. Tác giả đề xuất: “Đào tạo giáo viên cũng là đào tạo con người,


8
cho nên giáo sinh phải được sống thật sự trong các tình huống phong
phú, đa dạng; phải có nhiều cách thức đào tạo”.
Michael Fullan, Andy Hargreaves (2002), Teacher Development

and Educational, (Phát triển đội ngũ nhà giáo và giáo dục). Godek,
Hasan, Bilber (2012) với A study on developing “Microteaching scale”
for student teachers, (Nghiên cứu về phát triển dạy học vi mô cho sinh
viên sư phạm).
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Nguyễn Văn Hộ (2000), Thích ứng sư phạm. Trần Bá Hoành
(2010), Vấn đề giáo viên, những nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Tác giả
nhấn mạnh: “Kỹ năng và năng lực đều là sản phẩm của quá trình đào
tạo, rèn luyện, bao gồm cả sự tự đào tạo, rèn luyện”. Hà Nhật Thăng và
Lê Quang Sơn (2010), Rèn luyện kỹ năng sư phạm. Vũ Xuân Hùng
(2012), Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên.
Đặng Đức Thắng (2014), Lý luận dạy học đại học quân sự,
nhấn mạnh: “Người giáo viên muốn đạt hiệu quả cao trong dạy học,
giáo dục không chỉ cần nắm vững kiến thức chun mơn, kiến thức
nghề nghiệp mà cịn phải thành thạo kỹ xảo, kỹ năng sư phạm...”.
Nguyễn Hữu Các (2000), Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng dạy
học cho học viên Hệ Sư phạm ở Học viện Chính trị quân sự. Tác giả xác
định: “Một trong những điều kiện quan trọng để hình thành kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm là phải tổ chức cho họ thực hành, thực tập,
hướng dẫn cho họ những thao tác dạy học và học cơ bản, cụ thể”.
Nguyễn Đức Miên (2010), Giải pháp nâng cao năng lực sư
phạm cho giảng viên trẻ ở các khoa quân sự Trường sĩ quan Chính trị
hiện nay. Phạm Minh Thụ (2010), Giải pháp rèn luyện kỹ năng sư
phạm cho học viên hệ đào tạo giáo viên ở Học viện Chính trị hiện nay.
Trương Quang Học (2013), Xây dựng kỹ năng dạy học cho học viên
đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan
Chính trị hiện nay. Nguyễn Bá Hùng (2013), Nâng cao chất lượng tổ
chức thực hành sư phạm cho học viên sư phạm ở Học viện Chính trị
hiện nay. Tác giả xác định: “Kỹ năng giảng bài chỉ có được trên cơ sở
vốn tri thức, kinh nghiệm của học viên và quá trình luyện tập lâu

dài...”.
Phan Thanh Long (2004), Các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy
học cho sinh viên cao đẳng sư phạm. Tác giả đã đưa ra 6 nhóm kỹ
năng dạy học cơ bản cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm.
Thân Văn Quân (2013), Hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ
giảng ở đại học quân sự hiện nay. Hà Minh Phương (2015), Hoàn thiện
kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự. Nguyễn Thị Nhân


9
(2015), Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo
tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm. Nguyễn Văn Công (2018), Kỹ
năng dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn của giảng viên ở các
trường sĩ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyễn Thu Nga
(2018), Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành
giáo dục thể chất. Tác giả khẳng định: “Hoạt động thực tiễn là con
đường cơ bản để rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, vì vậy cần tổ chức rèn
luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên một cách thường xuyên theo một
quy trình hợp lý, trên cơ sở phát huy tính tích cực của sinh viên”.
Bên cạnh những cơng trình, cịn có bài báo khoa học của các
tác giả: Vũ Xuân Hùng (2011), “Xây dựng quy trình rèn luyện năng
lực dạy học của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật. Trần Thị Loan
(2018), “Rèn luyện kỹ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực cho
sinh viên sư phạm”.
1.1.2. Hướng nghiên cứu về quản lý hoạt
động rèn luyện kỹ năng dạy học
1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Konđakơp và Saxerđơtơp (1985) (Liên Xơ cũ), Những vấn đề
quản lý trường học”, các tác giả nhấn mạnh: “Đối công tác đào tạo ở
các trường sư phạm, để đào tạo được đội ngũ giáo viên tốt theo tiêu

chuẩn nhất định thì mỗi nhà trường cần chăm lo xây dựng và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên”. Đồng thời, phải biết lựa chọn giáo viên
bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng, rèn luyện họ trở thành giáo
viên tiêu biểu so với các trường khác.
Chris Kyriacou (1998), Essential Teaching Skills (Những kỹ
năng dạy học cần thiết) và Duminy (2006), Teaching Practice (Thực
hành dạy học). Cuốn sách trên là những cẩm nang quan trọng đối với
hoạt động quản lý rèn luyện, phát triển kỹ năng dạy học cho giáo viên.
Darling Hammond, Haselkom E. (2009), Improve the quality of
management internship activities of pedagogical students, (Nâng cao
chất lượng quản lý hoạt động thực tập của sinh viên sư phạm).
Thomas Deissinger, Slilke Hellwig (2011), The role of practice
and internship management in forming practical capacity for pedagogic
students, (Vai trò của quản lý hoạt động thực hành và thực tập trong hình
thành năng lực thực hành cho sinh viên sư phạm).
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Lê Minh Vụ (2009), Quy trình đánh giá năng lực sư phạm quân
sự của đối tượng tuyển chọn đào tạo giảng viên hiện nay. Trần Đình
Tuấn (2018), Sư phạm quân sự thực hành, tác giả nhấn mạnh: để quản
lý và tổ chức có hiệu quả các hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm


10
trong tổ chức thực hành, thực tập cho học viên cần: Mơ hình hóa chức
trách, nhiệm vụ của người giảng viên; tăng thời gian, nội dung thực
hành, thực tập sư phạm của học viên; tổ chức cho học viên dự giờ huấn
luyện mẫu, xem các động tác mẫu, bài thực hành mẫu.
Phan Quốc Lâm (2007), Xây dựng nội dung, quy trình hình thành
kỹ năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành tiểu học
qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.

Nguyễn Thị Tuyết (2013), Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học
cho giáo viên trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề
nghiệp. Mỵ Giang Son (2014), Quản lý thực tập sư phạm trong đào
tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp.
Lã Hồng Phương (2015), Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm
cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học qn
sự.
Bên cạnh đó, cịn có bài báo khoa học của các tác giả: Nguyễn
Thị Thanh Huyền (2012), “Biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho
sinh viên đại học sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp”. Trần Khánh Trinh
(2019), “Giải pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
trong đào tạo giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”…
1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã được
cơng bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả các cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố
Từ kết quả tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan, có
thể rút ra một số vấn đề cơ bản như sau:
Một là, trong những năm qua đã có nhiều cơng trình, đề tài nước
ngồi và ở trong nước đã nghiên cứu sâu sắc về đào tạo, rèn luyện nâng
cao trình độ người giáo viên, trong đó đi sâu về kỹ năng dạy học ở nhiều
góc độ. Giáo viên và các đối tượng được đào tạo nghiệp vụ sư phạm ở
nhà trường cần coi trọng nghề nghiệp. Đây là những hoạt động dựa trên
cơ sở tri thức, được hình thành bằng con đường luyện tập và thông qua
hoạt động thực tiễn sư phạm.
Hai là, các nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt
động rèn luyện kỹ năng dạy học; đây là hoạt động có mục đích, có tổ
chức, là sự vận dụng, phối hợp giữa kiến thức, kỹ năng nhằm bảo đảm
tính hiệu quả trong dạy học; đồng thời là thành tố quan trọng hình
thành năng lực sư phạm của người giáo viên.

Ba là, một số cơng trình, đề tài đã quan tâm đến tổ chức rèn luyện
kỹ năng sư phạm và đề xuất biện pháp quản lý có hiệu quả hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm cho các đối tượng là giáo viên, sinh viên và


11
học viên sư phạm; nhiều nội dung quản lý chưa được làm sáng tỏ, nhất
là quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở
các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa.
Bốn là, nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa giáo viên, hiện nay đã
có một số cơng trình, đề tài nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học quản lý
đã đặt ra yêu cầu mới về quản lý rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh
viên và học viên sư phạm đáp ứng năng lực dạy học ở các nhà trường
theo hướng chuẩn hóa. Tuy nhiên, góc độ tiếp cận quản lý rèn luyện kỹ
năng thực hành dạy học cho sinh viên và học viên sư phạm theo hướng
chuẩn hóa cịn ít.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Thứ nhất, làm rõ yêu cầu khách quan và ý nghĩa thiết thực của
quá trình nghiên cứu luận án; trên cơ sở đó bổ sung, phát triển những
vấn đề lý luận là: xác định được khái niệm khoa học về hoạt động rèn
luyện kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học
cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng
chuẩn hóa.
Thứ hai, xác định rõ nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong qn
đội theo hướng chuẩn hóa; phân tích những yếu tố tác động tới quá
trình quản lý hoạt động này.
Thứ ba, đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động rèn luyện
kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho
học viên sư phạm; chỉ rõ nguyên nhân để có cơ sở thực tiễn cho

việc đề xuất các biện pháp.
Thứ tư, nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học
trong qn đội theo hướng chuẩn hóa. Kiểm chứng tính cần thiết, tính
khả thi và thử nghiệm một số nội dung của biện pháp.
Kết luận chương 1
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động
rèn luyện kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng
dạy học của các tác giả trên thế giới và trong nước đề cập ở nhiều góc
độ, phạm vi khác nhau. Nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến việc
bồi dưỡng, rèn luyện tay nghề của giáo viên, nhất là sinh viên đang
được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở các trường đại học.
Trên cơ sở cơng trình khoa học, chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu một cách cụ thể về quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học
cho học viên sư phạm. Vấn đề đặt ra, cần làm rõ cơ sở lý luận, thực
tiễn để đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ


12
năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân
đội theo hướng chuẩn hóa.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG DẠY HỌC CHO HỌC VIÊN SƯ PHẠM Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA
2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo
hướng chuẩn hóa
2.1.1. Rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các
trường đại học trong quân đội

2.1.1.1. Kỹ năng dạy học
Kỹ năng dạy học là sự vận dụng hệ thống kiến thức vào việc
giải quyết một cách hiệu quả nhiệm vụ dạy học, nhằm đạt được mục
tiêu dạy học.
2.1.1.2. Rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm
Rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm là quá trình tổ
chức cho học viên luyện tập các hành động dạy học đến mức thành thạo,
nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên của nhà trường đã xác định.
2.1.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và các kỹ năng dạy học
cần rèn luyện cho học viên sư phạm theo hướng chuẩn hóa
2.1.2.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học: “Chuẩn là cái
được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng”.
Chuẩn hóa; chuẩn hóa trong giáo dục; chuẩn hóa giáo viên;
chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Những kỹ năng dạy học cơ bản của giảng viên ở các trường
đại học trong quân đội
Thứ nhất, nhóm kỹ năng chuẩn bị bài giảng; thứ hai, nhóm kỹ
năng tiến hành bài giảng; thứ ba, nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết
quả dạy học.
2.1.2.2. Các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho học viên sư
phạm theo hướng chuẩn hóa
Nhóm kỹ năng chuẩn bị bài giảng: gồm kỹ năng xác định mục
tiêu, yêu cầu bài giảng; kỹ năng xác định kế hoạch bài giảng; kỹ năng
soạn bài giảng; kỹ năng thục luyện và hồn thiện bài giảng.
Nhóm kỹ năng tiến hành bài giảng: gồm kỹ năng ổn định tổ chức
lớp, chuẩn bị các điều kiện dạy học; kỹ năng vào bài mới; kỹ năng trình
bày nội dung bài giảng; kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học; kỹ năng



13
sử dụng ngôn ngữ, bao quát lớp học; kỹ năng sử dụng phương tiện dạy
học hiện đại; kỹ năng hợp tác với người học; kỹ năng xử lý các tình
huống sư phạm; thực hiện hệ thống hóa bài giảng (với từng kỹ năng có
các tiêu chí đánh giá kỹ năng dạy học của học viên sư phạm).
2.1.3. Hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư
phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa
Dưới góc độ khoa học giáo dục, có thể quan niệm: Hoạt động rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong
quân đội theo hướng chuẩn hóa là cách thức tổ chức cho học viên luyện
tập những kỹ năng dạy học đến mức thành thạo, nhằm đáp ứng mục
tiêu đào tạo giáo viên của nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp.
2.1.4. Đặc điểm, yêu cầu hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học
trong quân đội theo hướng chuẩn hóa
2.1.4.1. Đặc điểm hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên
sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa
Đặc điểm hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư
phạm được biểu hiện ở các yếu tố như sau:
Thứ nhất, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động rèn luyện kỹ năng
dạy học cho học viên sư phạm
Thứ hai, nội dung, hình thức rèn luyện kỹ năng dạy học cho học
viên sư phạm ở các trường đại học trong qn đội theo hướng chuẩn hóa
Thứ ba, quy trình, phương pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho học
viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa
Thứ tư, điều kiện, phương tiện rèn luyện kỹ năng dạy học cho học
viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa
Thứ năm, lực lượng tham gia rèn luyện kỹ năng dạy học cho học
viên sư phạm
Thứ sáu, kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học

viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa
Thứ bẩy, thời gian, khơng gian hoạt động rèn luyện kỹ năng
dạy học của học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội.
2.1.4.2. Yêu cầu hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong
quân đội theo hướng chuẩn hóa
Một là, hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư
phạm phải gắn với chức trách, nhiệm vụ người giáo viên trong tương lai
Hai là, hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư
phạm phải tổ chức chặt chẽ và theo quy trình khoa học


14
Ba là, củng cố nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, hình
thành kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm
Bốn là, phát huy vai trò chủ thể của lực lượng quản lý; đồng thời
kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên sư phạm.
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động rèn luyện
kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học
trong quân đội theo hướng chuẩn hóa
2.2.1. Khái niệm quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng
dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong
quân đội theo hướng chuẩn hóa
Khái niệm quản lý: là những tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức,
làm cho tổ chức đó vận hành và đạt mục tiêu xác định.
Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư
phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa là
hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản
lý đến toàn bộ quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học, nhằm bảo đảm

cho các hoạt động diễn ra đúng kế hoạch, góp phần củng cố, hoàn
thiện kỹ năng dạy học cho học viên đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp
sư phạm xác định.
Mục tiêu quản lý; chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; phương
pháp quản lý; điều kiện, phương tiện, công cụ quản lý.
2.2.2. Nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học
viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa
2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm
2.2.2.2. Quản lý các lực lượng tham gia rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm
2.2.2.3. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, quy trình rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm
2.2.2.4. Quản lý hình thức và phương pháp rèn luyện kỹ năng
dạy học cho học viên sư phạm
2.2.2.5. Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ
thuật rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm
2.2.2.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng
dạy học cho học viên sư phạm
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động rèn luyện
kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học
trong quân đội theo hướng chuẩn hóa


15
2.3.1. Tác động từ sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo và yêu
cầu, nhiệm vụ của quân đội hiện nay
2.3.2. Tác động từ sự phát triển của khoa học và công nghệ
2.3.3. Tác động từ mục tiêu, nội dung, quy trình đào
tạo giáo viên

2.3.4. Tác động từ mơi trường sư phạm quân sự
2.3.5. Tác động từ đặc điểm học viên sư phạm
2.3.6. Tác động từ điều kiện cơ sở vật chất, phương
tiện dạy học.
Kết luận chương 2
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động rèn luyện
kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học
cho học viên sư phạm theo hướng chuẩn hóa là những cơ sở quan
trọng để xác định hệ thống nội dung quản lý, từ đó đánh giá đúng
thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học
viên. Chủ thể quản lý cần có cách nhìn tồn diện để tác động vào đối
tượng và trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động
rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm nhằm đề xuất hệ
thống biện pháp phù hợp có tính khả thi.
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO HỌC VIÊN SƯ PHẠM
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌCTRONG QUÂN ĐỘI
3.1. Khái quát về tình hình đào tạo giáo viên ở các trường đại
học trong quân đội
Là tổ chức bộ phận của hệ thống nhà trường quân đội, các trường đại
học trong quân đội bao gồm 10 học viện, 12 trường sĩ quan, trường đại học
có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội phục vụ trên nhiều lĩnh vực
hoạt động quân sự khác nhau. Trong đó, có 8 học viện, nhà trường đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên các chuyên ngành cho các đơn vị trong toàn quân.
3.1.1. Đặc điểm về hoạt động đào tạo học viên sư phạm ở các
trường đại học trong qn đội
Thứ nhất, mơ hình, mục tiêu giáo dục, đào tạo. Thứ hai, nguồn
tuyển chọn đào tạo giáo viên đa dạng. Thứ ba, quy mô, hình thức,
quy trình đào tạo. Thứ tư, nội dung, chương trình, thời gian đào tạo.

3.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý đào tạo học viên sư phạm ở
các trường đại học trong quân đội
3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
3.2.1. Mục đích, nội dung khảo sát


16
3.2.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian khảo sát
3.2.3. Phương pháp khảo sát
3.2.4. Công cụ khảo sát và phương pháp xử lý số liệu
3.3. Thực trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho
học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội
3.3.1. Thực trạng nhận thức của các lực lượng về vị trí, vai trị
hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học
Giảng viên, cán bộ quản lý và học viên đã nhận thức được sự
cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng dạy học và có trách nhiệm trong
hoạt động này. Có 23.4% giảng viên cho rằng học viên sư phạm khơng
tích cực và chưa quan tâm nhiều tới hoạt động này (điểm trung bình là
2.55). Đối với học viên sư phạm: có 24.3% cho rằng khơng tích cực,
hứng thú với hoạt động này (điểm trung bình là 2.51). Có thể khẳng
định nhận thức về nhiệm vụ hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học của
một bộ phận học viên chưa tốt.
3.3.2. Thực trạng về nội dung hoạt động rèn luyện kỹ năng
dạy học cho học viên sư phạm
3.3.2.1. Thực trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học trong
chuẩn bị bài giảng của học viên sư phạm
Việc “Xác định mục tiêu, yêu cầu bài giảng” của học viên sư
phạm, được giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá ở mức khá, tốt là 69.2%
(điểm trung bình là 2.77). Việc “Xác định kế hoạch bài giảng” của học
viên được giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá mức trung bình là 22.6%

(điểm trung bình là 2.67). “Hoạt động tự thục luyện giáo án của học viên
sư phạm” được giảng viên, cán bộ đánh giá mức trung bình là 22.1%
(điểm trung bình là 2.61).
3.3.2.2. Thực trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng
dạy học trong tiến hành bài giảng của học viên sư phạm
Giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá “Thực hiện quy trình giảng
bài” của học viên ở mức khá là 54.3%, trung bình là 19.5%. “Trình bày
nội dung của bài giảng”, có 53.3% giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá
học viên sư phạm ở mức khá, trung bình là 21.0%. “Sử dụng ngơn ngữ,
tác phong sư phạm” có 50.3% giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá ở mức
khá, trung bình là 21.5%.
Về “Phương pháp sư phạm”, có 48.7% giảng viên, cán bộ quản lý
đánh giá học viên rèn luyện đạt mức khá, trung bình là 20.5% (điểm
trung bình là 2.66); ý kiến của học viên đánh giá ở mức khá là 51.4%,
trung bình là 19.4% (điểm trung bình là 2.64).
3.3.3. Thực trạng về hình thức hoạt động rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm


17
Hình thức rèn luyện kỹ năng dạy học của học viên sư phạm được
thực hiện trong thực hành giảng dạy; thơng qua hoạt động ngoại khóa;
hoạt động hội thảo khoa học, tọa đàm. Tuy nhiên: rèn luyện kỹ năng
trong thực tập sư phạm, có 16.9% giảng viên đánh giá mức tốt; mức khá
42.6%; mức trung bình 20.5%; mức yếu 19.0% (điểm trung bình là 2.57).
Về tự rèn luyện kỹ năng dạy học của học viên sư phạm, có 15.9% giảng
viên đánh giá mức tốt; mức khá 44.1%; mức trung bình 23.1%; mức yếu
16.9% (điểm trung bình là 2.59).
3.3.4. Thực trạng về hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho
học viên sư phạm của giảng viên

Giảng viên đã có nhiều phương pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng
dạy học cho học viên; tổ chức thực hiện khá quy trình rèn luyện kỹ năng
dạy học cho học viên sư phạm và đã bảo đảm các điều kiện, phương
tiện rèn luyện cho học viên. Về kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên được giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá:
54.3% ở mức khá và 20% ở mức trung bình. Đối học viên sư phạm có
21.4% ý kiến đánh giá ở mức trung bình.
3.3.5. Thực trạng về hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học
của học viên sư phạm
Học viên sư phạm đã chủ động nghiên cứu tài liệu, cập nhật
thông tin mới và sử dụng được một số hình thức, phương pháp chuẩn
bị và tiến hành bài giảng. Tuy nhiên, việc xây dựng đề cương và chuẩn
bị bài giảng, giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá mức khá 42.6%;
mức trung bình 20.5%; mức yếu 19% (điểm trung bình là 2.57). Đối
với học viên sư phạm: đánh giá mức khá 52.6%; mức trung bình
19.7%; mức yếu 13.4% (điểm trung bình là 2.68).
3.4. Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội
3.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm
Trong tổ chức thực hiện kế hoạch, phối hợp giữa các lực lượng có
mặt chưa chặt chẽ; cơng tác phổ biến kế hoạch ở một số đơn vị có lúc
chưa cụ thể, việc quán triệt kế hoạch của một số học viên chưa sâu sắc.
Khi được hỏi về việc “Tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng
dạy học cho học viên sư phạm”, đối với giảng viên, cán bộ quản lý: có
12.8% đánh giá mức tốt; mức khá 50.3%; mức trung bình là 23.6%
(điểm trung bình là 2.62). Đối với học viên: có 12.8% đánh giá mức tốt;
mức khá 51.1%; mức trung bình là 20.3% (điểm trung bình là 2.73).
3.4.2. Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm



18
Các lực lượng quản lý ở các cơ quan, khoa giáo viên, bộ mơn đã
đề cao vai trị, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện
khá tốt theo chức trách. Bên cạnh đó, có 23.1% ý kiến đánh giá kết quả
“Tổ chức cho giảng viên bồi dưỡng, hướng dẫn học viên rèn luyện kỹ
năng dạy học” ở mức trung bình (điểm trung bình là 2.72) và 26.7% ý
kiến đánh giá về “Trách nhiệm của cán bộ đơn vị trong bám nắm, giúp
đỡ học viên sư phạm rèn luyện kỹ năng dạy học” ở mức trung bình
(điểm trung bình là 2.68).
3.4.3. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, quy
trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm
Về “Tổ chức thực hiện mục tiêu rèn luyện kỹ năng dạy học cho
học viên sư phạm” được giảng viên, cán bộ quản lý và học viên đánh
giá thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, về “Chỉ đạo thực hiện nội dung rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm”; đối với giảng viên, cán
bộ quản lý: có 51.8% đánh giá ở mức khá, 20% đánh giá ở mức trung
bình (điểm trung bình là 2.65); đối với học viên: có 21.4% đánh giá ở
mức trung bình (điểm trung bình là 2.66).
Về “Tổ chức thực hiện quy trình hoạt động rèn luyện kỹ năng
dạy học cho học viên sư phạm”, đối với giảng viên, cán bộ quản lý:
có 20.5% ý kiến đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình là 2.68);
đối với học viên: có17.7% đánh giá ở mức trung bình (điểm trung
bình là 2.73). Về “Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm”, đối với giảng viên, cán bộ quản lý:
có 22.6% ý kiến đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình là 2.71);
đối với học viên sư phạm: có 21.1% ý kiến đánh giá ở mức trung bình
(điểm trung bình là 2.74).
3.4.4. Thực trạng quản lý hình thức, phương pháp rèn luyện

kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm
Nội dung “Chỉ đạo các hình thức rèn luyện kỹ năng dạy học cho
học viên sư phạm” được giảng viên, cán bộ quản lý và học viên sư
phạm đánh giá đạt khá. Đối với giảng viên, cán bộ quản lý: có 55.4%
đánh giá ở mức độ khá. Đối với học viên: có 52.6% đánh giá ở mức độ
khá. Các trường đã quan tâm đến hình thức rèn luyện cho học viên, tuy
nhiên việc chỉ đạo đổi mới hình thức rèn luyện kỹ năng dạy học cho
học viên sư phạm chưa cụ thể.
Về “Tổ chức các phương pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho
học viên sư phạm”, đối với giảng viên, cán bộ quản lý: có 23.1% ý kiến
đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình là 2.72); đối với học viên:
có 22.6% đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình là 2.66).


19
3.4.5.Thực trạng quản lý cơ sở vật chất,
phương tiện rèn luyện kỹ năng dạy học cho học
viên sư phạm
Về tổ chức của giảng viên, cán bộ trong quản lý và sử dụng các
phương tiện rèn luyện kỹ năng dạy học. Đối với giảng viên, cán bộ quản
lý: có 60% đánh giá mức khá, 12.8% trung bình. Đối với học viên sư
phạm: có 60.3% đánh giá mức khá.
Tuy nhiên, khi được hỏi về “Ý thức, trách nhiệm của học viên sư
phạm trong quản lý và sử dụng các phương tiện rèn luyện kỹ năng dạy
học” có trên 22.6% giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá mức trung bình
và 13.3% đánh giá mức độ yếu (điểm trung bình là 2.64). Đối với học
viên, có 23.1% đánh giá ở mức trung bình và 12.6% đánh giá mức độ
yếu (điểm trung bình là 2.66). Với kết quả trên, cho thấy quản lý vật
chất, phương tiện rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên có mặt cịn
hạn chế, nhất là ý thức, trách nhiệm của học viên trong sử dụng và quản

lý các phương tiện dạy học.
3.4.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm
Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá rèn luyện kỹ năng
dạy học cho học viên được đánh giá mức độ khá. Đối với giảng viên, cán
bộ quản lý: có 60% ý kiến đánh giá ở mức độ khá (điểm trung bình là 2.85);
đối với học viên sư phạm có 58% ý kiến đánh giá ở mức độ khá (điểm
trung bình là 2.70). Hệ thống vật chất, phương tiện kiểm tra, đánh giá rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên được bảo đảm. Hoạt động rút kinh
nghiệm sau tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học được thực hiện thường
xuyên. Tuy nhiên, trong tổ chức kiểm tra, đánh giá rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên vẫn còn hạn chế. Đối với giảng viên, cán bộ quản lý: có
21% đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình là 2.66). Đối với học viên
sư phạm: có 20% đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình là 2.68).
3.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến
quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư
phạm ở trường đại học trong quân đội
Kết quả khảo sát cho thấy, cơ bản ý kiến của giảng viên, cán
bộ quản lý và học viên sư phạm đánh giá về mức độ tác động chung
của 6 yếu tố. Mức độ tác động rất mạnh chiếm tỷ lệ 70.8%; mức độ
tác động khá mạnh chiếm tỷ lệ 19.5%; mức độ tác động trung bình
chiếm tỷ lệ 9.7%. Do vậy, cần chú ý phát huy các yếu tố tác động
trên để công tác quản lý ở nhà trường đạt hiệu quả.


20
3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học
trong quân đội
3.5.1. Ưu điểm

Thứ nhất, Ban Giám đốc (Ban Giám hiệu) đã lãnh đạo, chỉ đạo
sâu sát nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, trong đó có hoạt động thực hành
rèn luyện kỹ năng dạy học của học viên sư phạm; thường xuyên quan
tâm chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo giáo viên.
Thứ hai, khoa giáo viên nắm chắc đặc điểm đối tượng, chương
trình, nội dung học tập, giao nhiệm vụ cụ thể và chỉ đạo bộ môn phổ
biến, hướng dẫn nội dung, hình thức, phương pháp rèn luyện kỹ năng
dạy học theo đúng kế hoạch.
Thứ ba, các chủ thể quản lý đã đề cao trách nhiệm, tích cực chỉ đạo,
hướng dẫn, phối hợp và kiểm tra hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học.
Thứ tư, học viên sư phạm ln tích cực học tập, chủ động tự giác
trong hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng dạy học.
3.5.2. Hạn chế
Thứ nhất, trong xây dựng và thực hiện mục tiêu, kế hoạch rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên có nội dung chưa gắn với các tiêu
chí đánh giá kỹ năng dạy học của học viên sư phạm.
Thứ hai, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện
kỹ năng dạy học có mặt cịn thiếu sáng tạo, chưa thu hút được học
viên sư phạm tích cực tham gia.
Thứ ba, tổ chức phối hợp thực hiện giữa các lực lượng giáo dục
và các đơn vị trong nhà trường có lúc chưa đồng bộ; sự quan tâm về cơ
sở vật chất, phương tiện dạy học có mặt chưa thường xuyên.
Thứ tư, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm chưa toàn diện.
3.5.3. Nguyên nhân
3.5.3.1. Nguyên nhân ưu điểm
Một là, Ban Giám đốc (Ban Giám hiệu) và khoa giáo viên ở các
trường đại học quân đội luôn quan tâm, nhận rõ vai trò của giảng viên
trong nhà trường, nhất là chỉ đạo chặt chẽ hoạt động thực hành rèn
luyện tay nghề sư phạm trong quá trình đào tạo.

Hai là, giảng viên ở các trường đại học trong quân đội có nhiều
kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học.
Ba là, phần lớn giảng viên, cán bộ quản lý và học viên đều có
nhận thức sâu sắc về vai trị và sự cần thiết của hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học đối với thực hiện mục tiêu đào tạo.
3.5.3.2. Nguyên nhân hạn chế


21
Một là, tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan
trọng hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên của các chủ thể có
thời điểm chưa được thực hiện tốt.
Hai là, quản lý kế hoạch và chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức,
phương pháp rèn luyện kỹ năng dạy học chưa sát.
Ba là, trình độ, kinh nghiệm tổ chức và quản lý rèn luyện kỹ năng
dạy học của một số giảng viên, cán bộ quản lý có mặt cịn hạn chế.
Bốn là, một số học viên sư phạm động cơ học tập chưa tốt, nhận
thức về giá trị nghề nghiệp chưa rõ ràng; cịn ngại khó, ngại khổ chưa
thật sự cố gắng, tự giác rèn luyện kỹ năng dạy học.
Kết luận chương 3
Hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở
các trường đại học quân đội đều có kế hoạch, có sự chỉ đạo chặt chẽ, đã
thu hút được học viên tham gia. Đa số cán bộ, giảng viên, học viên đã
nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng dạy học theo
hướng chuẩn hóa. Tuy nhiên, thực tế q trình quản lý, một bộ phận cán
bộ, giảng viên tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm
có mặt cịn hạn chế; quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học cho vẫn còn mang yếu tố tình cảm, nể nang. Trong quản lý
cũng cịn gặp khó khăn về bảo đảm cơ sở vật chất; cơng tác tổ chức phối
hợp của giảng viên, cán bộ có thời điểm chưa chặt chẽ.

Chương 4
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO HỌC VIÊN SƯ PHẠM Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA
VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM
4.1. Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội
theo hướng chuẩn hóa
4.1.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho
cán bộ quản lý, giảng viên và học viên sư phạm về hoạt
động rèn luyện kỹ năng dạy học
4.1.2. Kế hoạch hóa hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho
học viên sư phạm theo hướng chuẩn hóa
4.1.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp rèn
luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm theo hướng chuẩn hóa
4.1.4. Thường xuyên chỉ đạo hoạt động tự rèn luyện kỹ năng
dạy học của học viên sư phạm theo hướng chuẩn hóa


22
4.1.5. Bảo đảm các điều kiện, phương tiện cho hoạt động rèn
luyện kỹ năng dạy học theo hướng chuẩn hóa
4.1.6. Tổ chức đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm.
Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp này ln có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau,
tạo thành một chỉnh thể thống nhất cùng thực hiện mục tiêu nâng cao
chất lượng đào tạo. Cán bộ, giảng viên và học viên sư phạm cần thực
hiện đồng bộ các biện pháp, đồng thời không coi nhẹ biện pháp nào.
4.2. Khảo nghiệm, thử nghiệm các biện pháp đề xuất

4.2.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp
4.2.1.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm
Mục đích khảo nghiệm. Nội dung khảo nghiệm. Đối tượng khảo
nghiệm. Phương pháp khảo nghiệm. Quy trình tổ chức khảo nghiệm.
4.2.1.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi
Điểm trung bình về tính cần thiết của 6 biện pháp là 2.81; điểm
trung bình về tính khả thi của 6 biện pháp là 2.78. Như vậy, điểm trung
bình của tính khả thi thấp hơn tính cần thiết là 0.03 điểm. Để làm rõ
thêm về mối tương quan về thứ bậc giữa mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của các biện pháp, sử dụng công thức Spearman (R):
2
Trong công thức này:
6. d i
R = 1R là hệ số tương quan; n là số biện
n.(n 2  1)
pháp đề xuất; di là hệ số chênh lệch thứ
bậc của tính cần thiết và tính khả thi
Thay số vào cơng thức trên có:
R 1 

6.(1  0  1  0  0  1)
6.(6 2  1)

R 1

6.(3)
6.(35)

R = 1 - 0.085 = 0.91

Theo lý thuyết thống kê, với R = 0.91 và R > 0, có thể khẳng
định giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có tính tương
quan thuận và chặt chẽ. Hệ thống biện pháp đã đề xuất nếu được áp
dụng vào thực tiễn sẽ góp phần thiết thực đối với quản lý rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội.
4.2.2. Tổ chức thử nghiệm
4.2.2.1. Những vấn đề chung về thử nghiệm
Mục đích thử nghiệm. Nhiệm vụ, nội dung thử nghiệm. Giả thuyết
thử nghiệm. Đối tượng và cơ sở thử nghiệm. Lực lượng tham gia thử
nghiệm. Thời gian thử nghiệm.


23
4.2.2.2. Phương pháp và quy trình thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm. Chuẩn bị thử nghiệm. Tiêu chí và thang
đánh giá thử nghiệm. Tiến hành thử nghiệm.
4.2.2.3. Xử lý kết quả thử nghiệm
4.2.2.4. Phân tích kết quả thử nghiệm
Phân tích kết quả đầu vào
Phân tích kết quả sau thử nghiệm

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy sự chuyển biến tích cực của nhóm
thử nghiệm trong rèn luyện kỹ năng dạy học sau tác động thử nghiệm,
điểm trung bình nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm đối chứng (điểm trung
bình nhóm thử nghiệm là 3.10 và điểm trung bình của nhóm đối chứng
là 2.88). Chứng tỏ các tác động quản lý đối với rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên có tiến bộ, kết quả rèn luyện kỹ năng dạy học gắn với
các tiêu chí đánh giá của học viên được vững chắc hơn nhóm đối chứng.
4.2.2.5. Kết luận sau khảo nghiệm và thử nghiệm
Mặc dù cịn có một số hạn chế nhất định, nhưng về cơ bản việc

tổ chức thử nhiệm đã đạt mục tiêu đề ra. Kết quả trên chứng minh
việc “Chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm theo hướng chuẩn hóa” là cần thiết trong
hệ thống biện pháp quản lý. Những kết quả nghiên cứu trên cần có
điều kiện thời gian để bổ sung hoàn thiện nhằm đáp ứng thực tiễn
quản lý giáo dục ở các trường đại học trong quân đội.
Kết luận chương 4


24
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học
viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn
hóa là một hệ thống có tính tồn diện từ việc tổ chức giáo dục nâng cao
nhận thức cho các lực lượng về hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học
cho đến tổ chức đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Kết quả
khảo nghiệm cho thấy tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
được đề xuất. Luận án đã tiến hành thử nghiệm một số nội dung biện
pháp 3: “Chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp rèn luyện kỹ năng dạy
học cho học viên sư phạm theo hướng chuẩn hóa ”. Biện pháp thử
nghiệm trên được tiến hành nghiêm túc, cho phép khẳng định, việc áp
dụng các biện pháp quản lý là phù hợp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các
trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa là một hoạt động
quan trọng của quá trình đào tạo giáo viên. Luận án được tổng quan
những vấn đề cơ bản có liên quan. Đồng thời, làm rõ cơ sở lý luận của
quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm theo
hướng chuẩn hóa.
1.2. Luận án đã khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động

rèn luyện kỹ năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học
trong quân đội bằng phiếu khảo sát và trao đổi trực tiếp với giảng viên,
cán bộ có kinh nghiệm. Đồng thời, khảo sát bằng phiếu với học viên
đang học tập tại trường. Luận án làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố tác
động đến quản lý và chỉ ra những nguyên nhân ưu điểm, hạn chế.
1.3. Luận án đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ
năng dạy học cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân
đội theo hướng chuẩn hóa.
1.4. Qua khảo nghiệm hệ thống 6 biện pháp và thử nghiệm một
biện pháp có thể khẳng định các biện pháp đề xuất có tính cần thiết
và khả thi; trên cơ sở đó áp dụng trong thực tiễn ở các trường đại học
quân đội sẽ mang lại kết quả tốt.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Quốc phòng
2.2. Đối với các trường đại học trong quân đội.



×