Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Áp dụng mô hình quản lý mbo nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục đối với thanh niên khuyết tật trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN VÕ HỒI NAM

ÁP DỤNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ MBO NHẰM NÂNG CAO
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC ĐỐI VỚI THANH NIÊN
KHUYẾT TẬT TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Nghiên cứu trƣờng hợp trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN VÕ HỒI NAM

ÁP DỤNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ MBO NHẰM NÂNG CAO
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC ĐỐI VỚI THANH NIÊN
KHUYẾT TẬT TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Nghiên cứu trƣờng hợp trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học quản lý

Mã số: 8340401.01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Hải Yến

Hà Nội, 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS Vũ Thị Hải Yến là giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn, cô đã truyền đạt
những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn cho tơi trong q trình học tập
và chỉ bảo cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý đã tạo điều
kiện hỗ trợ cho tôi nghiên cứu tài liệu và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn cho tơi
trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, và gia đình đã động viên, khích
lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận
khóa luận.
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu...................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................6
4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................6
5. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................7
7. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................7
8. Bố cục luận văn .....................................................................................................8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MƠ HÌNH QUẢN LÝ MBO VÀ KHẢ NĂNG

TIẾP CẬN GIÁO DỤC ĐỐI VỚI THANH NIÊN KHUYẾT TẬT TRONG HỆ
THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ......................................................................9
1.1. Một số vấn đề lý luận về mơ hình quản lý MBO ...........................................9
1.1.1. Khái niệm mơ hình quản lý MBO ...................................................................9
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển mơ hình quản lý MBO ............................10
1.1.3. Nội dung và quy trình của mơ hình quản lý MBO .......................................12
1.1.4. Ý nghĩa mơ hình quản lý MBO .....................................................................17
1.2. Một số vấn đề lý luận về khả năng tiếp cận giáo dục đối với thanh niên
khuyết tật trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ..................................................19
1.2.1. Khái niệm khả năng, tiếp cận, khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp ...19
1.2.2. Khái niệm thanh niên khuyết tật ...................................................................22
1.2.3. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên khuyết tật .........................25
1.3. Mối quan hệ giữa việc áp dụng mơ hình quản lý MBO và khả năng nâng
cao tiếp cận giáo dục của thanh niên khuyết tật ..................................................27
1.3.1. Sự phù hợp về lý thuyết của mơ hình quản lý MBO với khả năng tiếp cận
giáo dục của thanh niên khuyết tật .........................................................................27


1.3.2. Sự phù hợp về thực tiễn áp dụng của mơ hình quản lý MBO với khả năng
tiếp cận giáo dục của thanh niên khuyết tật ...........................................................28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC NGHỀ
NGHIỆP CỦA THANH NIÊN KHUYẾT TẬT VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
MƠ HÌNH QUẢN LÝ MBO TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH
VĨNH PHÚC. ...........................................................................................................34
2.1. Khái quát đặc điểm của thanh niên khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc .........................................................................................................34
2.1.1. Khái quát chung về đối tượng thanh niên khuyết tật tại trung tâm bảo trợ
xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ..............................................................................................34
2.1.2. Nhu cầu học nghề của thanh niên khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc .........................................................................................................40

2.2. Khảo sát thực trạng và đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp
của thanh niên khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ..........45
2.2.1. Khảo sát khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của cá nhân thanh niên
khuyết tật...................................................................................................................45
2.2.2. Đánh giá thực trạng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của thanh niên khuyết
tật tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc .....................................................51
2.3.1. Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên
khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc .........................................55
2.3.2. Đánh giá hoạt động hỗ trợ thanh niên khuyết tiếp cận giáo dục nghề
nghiệp và dự báo khả năng áp dụng mơ hình quản lý MBO nhằm nâng cao khả
năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên khuyết tật tại trung tâm bảo
trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. .......................................................................................63
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM ÁP DỤNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ MBO VÀ
KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC
CHO THANH NIÊN KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI
TỈNH VĨNH PHÚC .................................................................................................70


3.1. Định hƣớng và quan điểm đổi mới hoạt động hỗ trợ đối tƣợng bảo trợ xã
hội nói chung và ngƣời khuyết tật nói riêng .........................................................70
3.2. Điều kiện thực nghiêm áp dụng mơ hình quản lý MBO nhằm nâng cao khả
năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của thanh niên khuyết tật tại trung tâm
bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................75
3.2.1. Điều kiện thực nghiệm áp dụng mơ hình quản lý MBO nhằm nâng cao khả
năng tiếp cận giáo dục cho thanh niên khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc .........................................................................................................75
3.2.2. Quy trình thực nghiệm áp dụng mơ hình quản lý MBO nhằm nâng cao khả
năng tiếp cận giáo dục cho thanh niên khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc .........................................................................................................77
3.3. Khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho thanh niên

khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ......................................85
3.3.1. Đối với chính quyền địa phương tỉnh Vĩnh Phúc ........................................85
3.3.2. Đối với Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc .......................................86
3.3.3. Đối với bản thân thanh niên khuyết tật .......................................................88
3.3.4. Đối với gia đình và xã hội ..............................................................................90
KẾT LUẬN................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................94


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NKT

Người khuyết tật

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

MOLISA

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

TNKT

Thanh niên khuyết tật

KT

Khuyết tật



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu % tuổi của ngƣời khuyết tật Vĩnh Phúc .................................34
Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính của thanh niên và thanh niên khuyết tật .................35
Bảng 2.3. Mức độ khó khăn thực hiện chức năng của ngƣời khuyết tật ...........37
Bảng 2.4. Trình độ học vấn cao nhất theo nhóm tuổi thanh niên .................38
Bảng 2.5. Trình độ học vấn của ngƣời khuyết tật từ 16 tuổi trở lên ..................38
Bảng 2.6. Việc làm của thanh niên khuyết tật ......................................................39
Bảng 2.7. Nhu cầu học nghề của thanh niên khuyết tật ......................................42
Bảng 2.8. Khả năng chi trả chi phí học nghề của thanh niên khuyết tật và gia đình 47


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc một hay nhiều chức năng nào đó của bộ phận cơ thể bị suy giảm. Do khuyết
tật nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động và
tham gia hoạt động xã hội. Vì vậy việc hỗ trợ trong việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội đối với người khuyết tật là nghĩa vụ
của gia đình, xã hội và nhà nước. Là mắt xích quan trọng trong chính sách an sinh
xã hội, với truyền thống nhân đạo của dân tộc, người khuyết tật luôn nhận được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hồ nhập cộng
đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Người khuyết tật được nhà nước và xã hội trợ
giúp chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng
các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Hiện nay số lượng người khuyết tật ở Việt Nam là khá lớn và tiếp tục có xu
hướng gia tăng đặc biệt trong đó số lượng lớn là các thanh niên khuyết tật. Trước

tình hình đó Đảng và nhà nước đã cung cấp nhiều dịch vụ xã hội để hỗ trợ cho họ
như: y tế, giáo dục, sinh kế và việc làm…Tuy nhiên, không phải người khuyết tật
nào cũng được hưởng các dịch vụ hỗ trợ này và cơ hội tiếp cận các dịch vụ của mỗi
đối tượng và vùng miền là không giống nhau do những rào cản về thơng tin, nhận
thức và những sự kì thị, phân biệt đối xử.
Quá trình tổ chức thực hiện Luật NKT trong những năm qua cho thấy, Nhà
nước, gia đình và xã hội đã nỗ lực cho mục tiêu bảo đảm quyền bình đẳng về cơ hội
cũng như những quyền, lợi ích đặc thù của NKT trên nhiều mặt: chăm sóc sức khỏe,
giáo dục, dạy nghề và việc làm, bảo đảm điều kiện tiếp cận trong các hoạt động văn
hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, nhà chung cư, cơng trình cơng cộng, giao
thơng, cơng nghệ thơng tin và truyền thơng… nhằm khắc phục một phần khó khăn
cho NKT trong hòa nhập cuộc sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội, giảm thiểu dần
1


những rào cản hòa nhập xã hội đối với NKT. Nhà nước đã bố trí ngân sách đảm bảo
thực hiện các chính sách đối với NKT (trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc
hàng tháng, cấp thẻ BHYT, chế độ mai táng phí, đầu tư cơ sở BTXH, chăm sóc
NKT đặc biệt nặng cơ đơn,…) và khuyến khích, vận động nguồn lực từ các tổ chức,
cá nhân tham gia vào các hoạt động trợ giúp NKT. Chính sách khuyến khích tổ
chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp NKT được ưu đãi về tín dụng,
thuế, tiền thuê đất… bước đầu có hiệu quả. Gia đình của NKT phát huy tích cực vai
trị quan trọng trong bảo vệ, ni dưỡng, chăm sóc NKT. Tuy nhiên thực tế cho thấy
theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, phần lớn người khuyết tật có việc khơng ổn định,
làm các cơng việc tạm thời, lao động chân tay, rất ít người khuyết tật tìm được cơng
việc ổn định để tự lập và duy trì cuộc sống.
Như nhiều địa phương khác trên đất nước, Tỉnh Vĩnh Phúc cũng là nơi đang
có nhiều NKT sinh sống và làm việc. Các cơ quan chính quyền địa phương đã triển
khai nhiều dịch vụ xã hội, hoạt động hỗ trợ để giúp cho NKT, tuy nhiên cơ hội để
NKT nói chung và TNKT nói riêng tiếp cận được với giáo dục nghề nghiệp còn

nhiều hạn chế.
Từ những khó khăn nêu trên chúng ta có thể khẳng định rằng NKT rất cần sự
quan tâm từ các cá nhân, gia đình, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt cần nhấn mạnh
vai trị vơ cùng quan trọng của tiếp cận giáo dục nghề nghiệp trong việc giúp đỡ cho
NKT có cơ hội được tiếp cận với giáo dục nghề nghiệp một cách dễ dàng và hiệu
quả nhất.
Dựa trên cơ sở thực trạng tại Việt Nam và tại địa phương tỉnh Vĩnh Phúc tác
giả đã mạnh dạn đi vào thực hiện đề tài: “Áp dụng mơ hình quản lý MBO nhằm
nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục đối với thanh niên khuyết tật trong hệ thống
giáo dục nghề nghiệp, nghiên cứu trường hợp trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc” để hiểu rõ hơn thực trạng khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của thanh
niên khuyết tại tại tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
khả năng tiếp cận giáo dục cho thanh niên khuyết tật một cách hiệu quả nhất. Chọn
đề tài này làm luận văn thạc sĩ tơi hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc phát triển,
2


hoà nhập đời sống cộng đồng xã hội cho người khuyết tật tại Việt Nam nói chung
và tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nâng cao khả năng cho người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng là một đề tài
lớn được cập nhật liên tục trong 5 năm trở lại đây. Mỗi cơng trình được đưa ra ở
Việt Nam hiện nay thì ngày càng có nhiều các cơng trình nghiên cứu về vấn đề
những quan điểm, hướng đi khác nhau về các vấn đề của NKT nói chung và TNKT
nói riêng. Trong đó các cơng trình nghiên cứu đa phần là làm rõ được những khó
khăn mà NKT đang gặp phải như: khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần, về việc
làm, nhà ở, giáo dục và chăm sóc sức khỏe…
Trong đó tiêu biểu phải kể đến các cơng trình về NKT như: Thứ nhất phải kể
đến cuốn sách “Người khuyết tật ở Việt nam: kết quả điều tra tại Thái Bình Quản
Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai” của Viện nghiên cứu phát triển xã hội, nhà xuất bản

chính trị quốc gia. Nội dung cuốn sách nêu lên nhứng khái niệm cơ bản về NKT,
những đặc điểm kinh tế - xã hội của NKT như : trình độ học vấn,việc làm,tình trạnh
khuyết tật, những khó khăn của người khuyết tật trong sinh hoạt, giáo dục, hôn
nhân, trong tham gia các hoạt động xã hội, đưa ra những thơng tin về sự kì thị ,
phân biệt đối xử , sự hỗ trợ của nhà nước , của cộng đồng đối với người khuyết
tật…Những thơng tin đó đều có giá trị rất to lớn cả trong nghiên cứu và thực tiễn ,
nó khơng chỉ đúng với NKT tại một số địa phương trong nghiên cứu mà còn đúng
với NKT trong cả nước .
Hội thảo quốc tế Chính sách về Khuyết tật và giáo dục hòa nhập “Quyền của
người khuyết tật và Giáo dục: Liên hệ với Việt Nam, 2016” do viện Khoa học đã
phối hợp với viện Chính sách cơng và người khuyết tật Hoa Kỳ tổ chức. Hội thảo
nhấn mạnh vấn đề giáo dục đạt hiệu quả cao sẽ mang lại lợi ích cho người khuyết
tật, tuy nhiên cơ hội tiếp cận giáo dục ra sao, mức độ của thiết chế giáo dục trong
lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên khuyết tật như thế nào còn chưa được
đề cập đến.

3


Báo cáo khảo sát về “Đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật Việt
Nam” năm 2016 đã cung cấp cái nhìn tổng thể về các tổ chức của người khuyết tật,
các dịch vụ dạy nghề cho người khuyết tật, thực trạng hiện nay ở Việt Nam người
khuyết tật rất ít được học nghề, tuy nhiên báo cáo chưa đưa ra được giải pháp làm
sao để nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục đối với người khuyết tật nói chung và
đối tượng thanh niên khuyết tật nói riêng.Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đưa ra
được giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với giáo dục của thanh niên
khuyết tật trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam
Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu mơ hình sinh kế cho NKT tại cộng đồng” do Hội
bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi được thực hiện năm 2015. Nội dung của đề
tài đã đưa ra được mơ hình hỗ trợ sinh kế phù hợp trợ giúp cho NKT tại cộng đồng,

từ đó thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước,
nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, đảm bảo cuộc sống ổn định lâu dài cho NKT ở
hiện tại và tương lai.
Tiếp đến là “Báo cáo chính sách giảm thiểu kì thị và phân biệt đối xử với
NKT” (trong hai năm 2015 và 2016) của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội. Báo
cáo đã chỉ ra mối quan hệ tương tác giữa khuyết tật, kì thị và nghèo đói. Khẳng định
việc xây dựng các chính sách, chương trình giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ kì thị và
phân biệt đối xử liên quan đến khuyết tật sẽ hạn chế được các chi phí liên quan đến
khuyết tật, thúc đẩy sự hịa nhập bình đẳng của NKT, giảm thiểu các tác động tiêu
cực của khuyết tật và xóa bỏ được tình trạng nghèo đói liên quan đến khuyết tật.
Hội thảo “Đánh gía kết quả và hiệu quả thực hiện thí điểm mơ hình hỗ trợ sinh kế
cho NKT tại cộng đồng” của Hội bảo trợ Người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt nam.
Nội dung chủ yếu là đánh giá hiệu quả của một số mơ hình thí điểm hỗ trợ sinh kế
cho NKT tại một vài địa phương, đưa ra những bài học kinh nghiệm từ những mơ
hình đã được triển khai. Từ đó đề xuất những giải pháp cho các mơ hình tiếp theo1.

1

Báo cáo chính sách giảm thiểu kì thị và phân biệt đối xử với NKT (2015-2016), Viện Nghiên cứu Dư luận
xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội.

4


Hay hội thảo “Phát triển mơ hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho NKT” tổ
chức ngày 24/6/2016 tại Hà Nội, dưới sự phối hợp của Cục Bảo Trợ Xã hội thuộc
Bộ lao động –Thương binh và xã hội với tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Trong
hội thảo, các đại biểu được chia sẻ một số mơ hình dạy nghề gắn với tạo việc làm
cho NKT của các Tổ chức Xã hội như: Hội chữ thập đỏ Tây Ban Nha, Hội vì sự

phát triển của NKT tỉnh Quảng Ninh, Hội NKT huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Đồng
thời thảo luận xung quanh các vấn đề như khả năng áp dụng các mơ hình dạy nghề,
tạo việc làm cho NKT ở địa phương, các hình thức dạy nghề, những điều kiện cần
thiết để việc học nghề và tạo việc làm cho NKT trở nên hiệu quả.
Vấn đề về dịch vụ xã hội cho NKT được đề cập nhiều trong các bài báo cáo, các
buổi hội thảo và công tác xã hội. Trong đó tiêu biểu phải kể đến báo cáo của
Ths.Phạm Hồng Trang: “Các dịch vụ cơ bản trợ giúp NKT ở Việt Nam” tại Hội
thảo quốc tế Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam
năm 2017 đã đưa ra được những nét khái quát nhất về thực trạng NKT ở Việt Nam
cũng như những dịch vụ xã hội cơ bản trợ giúp cho NKT nhằm giúp bản thân NKT
và toàn thể cộng đồng có cái nhìn đúng đắn về NKT và những việc làm trợ giúp cho
họ, giúp họ có thể dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.
Tất cả những bài viết, bài báo cáo và nội dung cuộc hội thảo kể trên đều khẳng
định chắc chắn rằng việc trợ giúp cho NKT vươn lên hòa nhập với cộng đồng là hết
sức cần thiết. Hiện nay đã và đang có rất nhiều mơ hình được xây dựng để trợ giúp
NKT khắc phục khó khăn và cải thiện cuộc sống.
Tuy nhiên, các bài báo cáo trên chưa đề cập đến các giải pháp cụ thể của trong
việc trợ giúp, hỗ trợ NKT giải quyết các vấn đề khó khăn, đặc biệt là vấn đề tiếp cận
giáo dục nghề nghiệp của NKT sao cho đạt hiệu quả. Các đề tài chỉ đi sâu vào
nghiên cứu một khía cạnh như: y tế, phục hồi chức năng, các chính sách xã hội …
Mà NKT được hưởng chứ không thực sự đi sâu vào nghiên cứu đối tượng riêng là
TNKT và cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của nhóm người yếu thế trong xã
hội, họ cần đến các nghề nghiệp hơn bất kì ai để họ có thể dễ dàng hịa nhập với
cộng đồng xã hội.
5


Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả từ việc dựa trên những kinh
nghiệm và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả sẽ đi sâu
nghiên cứu về thực trạng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của TNKT và các giải

pháp hữu ích nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp cho TNKT
tại tỉnh Vĩnh Phúc trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tính ứng dựng của mơ hình
quản lý MBO.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của thanh niên
khuyết tại tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của thanh
niên khuyết tại tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Mơ hình quản lý MBO đang được áp dụng như thế nào tại Việt Nam nói
chung và tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng?
- Thực trạng khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của thanh niên khuyết tật
tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay như thế nào?
- Áp dụng mơ hình quản lý MBO như thế nào để nâng cao khả năng tiếp cận
giáo dục cho thanh niên khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong
hệ thống giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam?
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Mơ hình quản lý MBO đang được áp dụng rất nhiều trong hoạt động quản lý
của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, bởi
tính đơn giản và dễ áp dụng mơ hình quản lý MBO có thể ứng dụng trong môi
trường cơ quan quản lý nhà nước.
- Thực trạng hiện nay khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của thanh niên
khuyết tật tại tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế.
- Có thể tạo động lực và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên khuyết tật trên
cơ sở áp dụng mơ hình quản lý theo mục tiêu (MBO) tại trung tâm bảo trợ xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc. Các thanh niên khuyết tật được tạo động lực và định hướng nghề
6


nghiệp có khả năng tiếp cận với giáo dục trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp tốt

hơn so với thanh niên khuyết tật không được tạo động lực.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Khảo sát, nghiên cứu các thơng tin liên quan
trong các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, trên mạng Internet, hội nghị, hội
thảo…, phân tích, chọn lọc những dữ liệu cần thiết nghiên cứu các nguồn thông tin,
dữ liệu trong các bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước làm cơ sở lý luận
và chứng minh các lập luận của luận văn.
- Phương pháp thống kê và phân tích định lượng: Dựa trên các số liệu thu thập
và xử lý về NKT tại Việt Nam và địa phương, tác giả sẽ so sánh rút ra các kết luận
cho các vấn đề được nghiên cứu.
- Phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn các thanh niên khuyết tật đang
theo học nghề, thanh niên khuyết tật có nhu cầu học nghề, gia đình của thanh niên
khuyết tật, đại diện đơn vị sử dụng lao động là thanh niên khuyết tật và đại diện đơn
vị đào tạo nghề cho thanh niên khuyết tật nhằm thu thập thông tin khách quan
nhanh chóng.
- Điều tra khảo sát: Tác giả xây dựng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn
trên giấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết
trong một thời gian nhất định, có người không thể viết tác giả sẽ đọc câu hỏi và
đánh phiếu nhằm thăm thu thập thơng tin, thăm dị ý kiến nguyện vọng của đối
tượng.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tác giả nghiên cứu khảo sát tại trung tâm bảo trợ xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc
- Phạm vi thời gian: tác giả nghiên cứu trong thời gian từ năm 2017 đến năm
2018
- Phạm vi đối tượng: nhóm TNKT ở dạng khuyết tật nhẹ, có khả năng nhận thức
và lao động

7



8. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung chính của Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mơ hình quản lý MBO và khả năng tiếp cận giáo
dục đối với thanh niên khuyết tật trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Chương 2: Thực trạng khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp của thanh
niên khuyết tật và khả năng áp dụng mơ hình quản lý MBO tại trung tâm bảo trợ xã
hội tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Thực nghiệm áp dụng mô hình quản lý MBO và khuyến nghị
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên khuyết tật tại
trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

8


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MƠ HÌNH QUẢN LÝ MBO VÀ KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN GIÁO DỤC ĐỐI VỚI THANH NIÊN KHUYẾT TẬT TRONG HỆ
THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề lý luận về mơ hình quản lý MBO
1.1.1. Khái niệm mơ hình quản lý MBO
MBO là Management by Objectives – mơ hình quản trị theo mục tiêu: Bắt đầu
bằng việc xác định mục tiêu của cấp cao nhất, sau đó xác định mục tiêu và chỉ tiêu
của các cấp thấp hơn hoặc trong thời hạn ngắn hơn2. MOB Quản lý tồn bộ cơng
việc dựa trên việc đo lường mục tiêu và dựa trên kế hoạch thực hiện mục tiêu. Mơ
hình quản lý MBO là cách quản lý thông qua các cấp quản lý và các thành viên
trong doanh nghiệp tự mình xác định mục tiêu, sau đó tự tổ chức thực hiện và đánh
giá kết quả3.
Hay cịn có định nghĩa khác: Quản ký theo mục tiêu là cách tiếp cận các nghiệp
vụ đối với các chức năng lập kế hoạch và kiểm tra. Nó trả lời các chức năng lập kế

hoạch và kiểm tra nó trả lời các câu hỏi: cần phải làm gì, điều đó phải làm như thế nào.
Khi nào phải làm điều đó sẽ phải tốn bao nhiêu cần coi các tham số công việc nao là
thoả đáng sẽ đạt đượctiến bộ nào trong công việc thực hiện mục tiêu. Bản chất của
quản lý theo mục tiêu là thiết lập, liên kết mục tiêu cùng với các hành động hướng
tới mục tiêu của mọi nhân viên trong công ty. Một phần quan trọng của quản lý theo
mục tiêu là đo lường và so sánh hiệu suất thực tế của nhân viên với các tiêu chuẩn.
Lý tưởng nhất là nhân viên được tham gia thiết lập mục tiêu và lựa chọn các chương
trình hành động, họ sẽ có nhiều khả năng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.
Theo George S. Odiorne, hệ thống quản lý theo mục tiêu có thể được coi là một
q trình mà trong đó các quản lý và nhân viên cùng xác định mục tiêu chung,
mong đợi của quản lý đối với nhân viên và sử dụng các biện pháp đo lường nhằm
điều hướng hoạt động của tổ chức và đánh giá kết quả của cá nhân4. Quản lý hiện

2

/>Quản trị kinh doanh hiệu quả với chu trình mbo và mbp phần 1, đăng trên website
4
/>3

9


đại ngày nay áp dụng Quản lý theo mục tiêu như là một cấu phần của hệ thống quản
trị nguồn nhân lực (Quản trị nhân sự).
Mục đích của MBO là gia tăng kết quả hoạt động của tổ chức bằng việc đạt
được các mục tiêu của tổ chức thông qua các mục tiêu của nhân viên trong toàn bộ
tổ chức. Lý tưởng là các nhân viên nhận được các dữ liệu đầu vào đủ để xác định
các mục tiêu của họ, thời gian phải hoàn thành. Quản ký theo mục tiêu là cách tiếp
cận các nghiệp vụ đối với các chức năng lập kế hoạch và kiểm tra. Nó trả lời các
chức năng lập kế hoạch và kiểm tra nó trả lời các câu hỏi: cần phải làm gì, điều đó

phải làm như thế nào. Khi nào phải làm điều đó sẽ phải tốn bao nhiêu cần coi các
tham số công việc nao là thoả đáng sẽ đạt đượctiến bộ nào trong công việc thực hiện
mục tiêu.
Trong khuôn khổ của đề tài tác giả theo quan điểm của Peter Drucker đã được
xuất bản trong cuốn sách năm 1954 của ông “Thực hành quản lý”: "Mơ hình quản
lý MBO là cách quản lý thông qua các cấp quản lý và các thành viên trong doanh
nghiệp tự mình xác định mục tiêu, sau đó tự tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả,
MBO đòi hỏi phải xác định rõ ràng và rành mạch các mục tiêu hay các kết quả
công việc mà ta mong muốn xây dựng các chương trình thực tế để thực hiện chúng
và đánh giá chính xác các thông số công việc bằng cách đo kết quả cụ thể theo các
giai đoạn thực hiện các mục tiêu đã đề ra" 5.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển mơ hình quản lý MBO
MBO (Management by Objectives), Mơ hình quản trị mục tiêu được đưa ra và
áp dụng từ nửa đầu thế kỉ XX, cha đẻ của mơ hình này là Peter Drucker – một
chuyên gia quản trị người Đức.
Peter Ferdinand Drucker (19/11/1909 – 11/11/2005) sinh tại thủ đô Vienna
của Áo, lấy bằng tiến sĩ luật quốc tế tại Đại học Frankfurt (Đức). Peter Drucker là
chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị. Ông được coi là cha đẻ của ngành
Quản trị kinh doanh hiện đại, những đóng góp của ơng được đánh giá rất cao, tạp
chí Financial Times (Thời báo Tài Chính) đã bình chọn ông là 1 trong 4 nhà Quản
5

Peter Drucker (1954),“The Practice of Management”, trang 9-24.

10


lý bậc thầy của mọi thời đại. Là một bậc thầy về kinh tế học, ơng cịn nghiên cứu về
các khoa học khác. Trong quá trình truyền đạt kinh nghiệm quản lý của mình, ơng
áp dụng cách truyền đạt những bài học qua những phương pháp thuật học khác nhau

như sử học, tâm lý học, xã hội học, vật lý học, văn hóa, tơn giáo…Ơng được trao
tặng rất nhiều giải thưởng cũng như huân chương cáo quý của các nước trong đó có:
Huân Chương Tự Do Tổng Thống do tổng thống George W. Bush trao tặng
9/7/2002; Huân chương Hạng Nhất của Áo 1991, Huân chương của Nhật Bản v..v.
Ông cũng nắm giữ 25 chứng chỉ học vị tiến sĩ các loại của các trường Đại học từ
Hoa Kỳ, Bỉ, Czech, Anh, Tây Ba Nha cho đến Thụy Sĩ6.
Ngay từ những năm đầu trong sự nghiệp của mình, Peter Drucker đã bắt đầu
xây dựng lý thuyết MBO của mình. Năm 1946, ông viết “Concept of Corporation”
(tạm dịch “Quan Niệm về Doanh Nghiệp”) sau 2 năm nghiên cứu cung cách quản lý
của General Motor, lúc đầu cơng ty rất hài lịng với kết quả của Drucke. Nhưng sau
khi cuốn sách được xuất bản cùng với những lời gợi ý về “phân quyền” thì GM coi
đây là sự phản bội với cơng ty họ. Alfred Sloan – giám đốc GM lúc bấy giờ đã dành
hẳn quyển tự truyện của mình như một sự phản đối với “Concept of Corporation”.
Dù vậy, đây là quyển sách đánh dấu sự manh nha ra đời của MBO với lý thuyết về
sự phân quyền (Decentralizing). Tới năm 1954, với sự ra đời của “The Practice Of
Manager” (tạm dịch “Thực Hành Quản Trị”), Drucker đã hoàn thiện lý thuyết
“Quản trị theo Mục Tiêu”. Ông đưa ra lý thuyết về mơ hình MBO thơng qua quyển
sách “The Practice ofManagement”. Drucker đã đặt ra câu hỏi về khả năng liên kết
giữa mối quan hệ con người và hệ thống tổ chức của cơng ty, tính hiệu quả khi vận
hành được đánh giá dựa trên 2 yếu tố khách quan (môi trường kinh doanh) và chủ
quan (khả năng thực thi của kế hoạch). Chính vì nhận biết được tính hiệu quả của
nó nên Odione đã tiếp tục phát triển mơ hình này vào năm 1965 với tên gọi Quản lý
theo mục tiêu (Managerment by objectives – MBO7 )

6
7

/>Drucker Peter(2001), Tinh hoa quản trị của Drucker, Nhà xuất bản Trẻ, Việt Nam

11



Mơ hình này nhận được rất nhiều sự chú ý, và được áp dụng rộng rãi cho đến
những năm 1990. Và MBO đã trở thành một trong những mơ hình có sức ảnh
hưởng lớn được áp dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn cầu cho đến tận ngày nay.
Hiện nay, ý tưởng này có thể đã trở thành một phần không thể tách rời của
thực tiễn kinh doanh hiện đại. Nó đã phát triển thành Balanced Scorecard, cung cấp
một khung tối ưu hơn cho cùng một quá trình. Xuất phát từ thực tế các nhà quản lý
bị sa đà quá nhiều vào các chuỗi công việc hàng ngày mà quên đi mục tiêu chính
của họ. Hiện nay, MBO khuyến khích việc mở rộng tham gia của mọi cấp bậc quản
lý vào quá trình lập kế hoạch chiến lược nhằm tăng cường khả năng thực hiện kế
hoạch thay vì chỉ có một số lãnh đạo cấp cao làm cơng việc này. Mọi thành viên
không chỉ nêu rõ những mục tiêu, định hướng của tổ chứa mà còn nhận thức rõ vai
trị và trách nhiệm của họ trong q trình đạt được mục tiêu của tổ chức.
Thực tế, điểm độc đáo của MBO là cam kết được đưa ra 2 chiều (giữa người
quản trị và nhân viên), cả 2 cùng nhau định giá và ước lượng lại được mình đã làm
được gì và chưa được gì. Yếu tố thành cơng của MBO nằm ở chỗ, nhân viên có
quyền tham gia vào việc đặt ra các mục tiêu và chọn lựa theo ý mình mong muốn,
cam kết đã được đưa ra dựa trên năng lực họ có, từ đó họ tự tin đảm bảo trách
nhiệm trong việc thực thi kế hoạch. Đó là sợ dây liên kết quan trọng giữa mục tiêu
tổng thể của công ty, manager và nhân viên.
Lý thuyết quản trị mà Drucker để lại không chỉ là kho tàng vơ giá của các nhà
quản trị mà cịn cho tất cả mọi người. Những lời khuyên của ông rất thực tế và bất
cứ ai cũng có thể áp dụng. Lý tưởng của Drucker cho tới nay vẫn là kim chỉ nam
cho mọi nhà quản trị, thể hiện giá trị, sự trường tồn vượt thời gian của nó và vẫn sẽ
là trong tương lai tới đây. Ông xứng đáng được vinh danh là “nhà Quản Trị bậc thầy
của mọi thời đại”.
1.1.3. Nội dung và quy trình của mơ hình quản lý MBO
Quản lý theo mục tiêu MBO là một quá trình xác định, thiết lập các mục tiêu trong
nội bộ tổ chức, trong đó nhà quản lý và nhân viên thống nhất mục tiêu và hiểu được làm

thế nào để đạt được đích. MBO là Management by Objectives – mơ hình quản trị theo mục

12


tiêu: Bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu của cấp cao nhất, sau đó xác định mục tiêu và
chỉ tiêu của các cấp thấp hơn hoặc trong thời hạn ngắn hơn.
MBO Quản lý tồn bộ cơng việc dựa trên việc đo lường mục tiêu và dựa trên
kế hoạch thực hiện mục tiêu. Phương thức quản lý theo mục tiêu được Peter
Drucker đưa ra từ năm 1954, do tính đơn giản và hiệu quả, nó được nhiều doanh
nghiệp như Google, Apple, Metro Cash & Carry,… sử dụng.
Trong thực tế (MBO) thường được ứng dụng đến quản lý trực tiếp (trưởng bộ
phận) và cho những công việc rõ chỉ tiêu kế hoạch để giao cho vị trí cơng việc đó.
Trong khi đó, MBO vừa giúp giảm gánh nặng quản lý, vừa tạo điều kiện cho cấp
dưới chủ đông, sáng tạo trong quá trình xây dựng, lựa chọn phương án hành động
để hoàn thành mục tiêu được giao.
Peter Drucker vạch ra quá trình sáu bước cho MBO thể hiện trong mỗi giai
đoạn có những thách thức mà tổ chức phải giải quyết để tồn bộ hệ thống hoạt động
hiệu quả. Quy trình MBO gồm 6 bước:

13


Bƣớc 1: Đặt hoặc xem xét mục tiêu tổ chức
MBO bắt đầu với các mục tiêu tổ chức chiến lược được xác định rõ ràng, được
thể hiện bằng Sứ mệnh và Tầm nhìn rõ ràng, dễ hiểu. Những tuyên bố này nên chứa
các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu mơ hồ như “cải thiện sự hài lòng của khách hàng” là
vơ nghĩa đối với các thành viên trong nhóm; và chúng cũng khó đo lường. Mục tiêu
tốt hơn là “giảm 90% khiếu nại của khách hàng”. Mục tiêu này cụ thể, rõ ràng hơn
nhiều và quan trọng là đo lường được.

Bƣớc 2: Truyền tải mục tiêu xuống nhân viên
Để hỗ trợ sứ mệnh, tổ chức cần đặt mục tiêu và mục tiêu rõ ràng cho mọi đơn
vị kinh doanh, bộ phận, đội nhóm và nhân viên. (Những mục tiêu này được truyền
tải từ trên xuống từ cấp độ cao đến cấp độ thấp.) Để thiết lập mục tiêu hiệu quả, hãy
sử dụng từ viết tắt SMART để đặt mục tiêu rõ ràng, có thể đạt được. Mục tiêu
SMART là: Specific: Cụ thể, Measurable: Có thể đo lường được, Agree: Đã được
thống nhất, Realistic: Thực tế, Time related: Liên quan đến thời gian cụ thể.8
Thiết lập các mục tiêu rõ ràng và tiêu chuẩn hiệu suất cho từng mục tiêu, mà
bạn có thể sử dụng để theo dõi tiến trình trong toàn tổ chức. Đây cũng là yếu tố
quan trọng để truyền đạt kết quả và đánh giá tính phù hợp của các mục tiêu mà bạn
đã đặt ra.
Bƣớc 3: Khuyến khích nhân viên tham gia vào thiết lập mục tiêu
Các nhân viên cần hiểu mục tiêu và giá trị cá nhân của họ phù hợp với mục
tiêu của tổ chức như thế nào. Điều này sẽ thành công khi bạn chia sẻ và thảo luận
các mục tiêu chung và mục tiêu từng cấp độ, để mọi người hiểu tại sao mọi thứ
đang được thực hiện.
Bắt đầu bằng cách gặp gỡ từng nhân viên. Thảo luận mục tiêu cá nhân và nghề
nghiệp của họ và giúp họ xác định năm giá trị hàng đầu. Hướng dẫn nhân viên viết
một tuyên bố nhiệm vụ cá nhân xác định chính xác những gì họ muốn thực hiện.
Tiếp theo, hãy nhìn vào mục tiêu của tổ chức. Các giá trị cá nhân và mục tiêu
nghề nghiệp của các nhân viên phù hợp với mục tiêu của tổ chức như thế nào? Nếu
8

Drucker Peter (2006), Management by objectives: SMART, Retrieved on 22nd June, 2008 from
http://E:\Management by Objectives (Drucker). SMART.htm

14


điều này không rõ ràng từ đầu, hãy sử dụng các kỹ thuật như Drill Down hoặc 5 câu

hỏi tại sao để tìm được gốc rễ mục tiêu cá nhân của họ. Khi bạn xác định những gì
họ quan tâm nhất, hãy giải thích mục tiêu cá nhân của nhân viên phù hợp với mục
tiêu của tổ chức như thế nào.
Nếu có thể, cho phép các thành viên trong nhóm đặt mục tiêu của riêng mình
để giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung. Quyền tự chủ này sẽ tăng quyền sở hữu
và động lực cho các mục tiêu. Thay vì mù quáng làm theo yêu cầu, người quản lý,
người giám sát và nhân viên trong hệ thống MBO biết họ cần làm gì và tại sao họ
cần phải làm điều đó. Bằng cách ra quyết định và trách nhiệm thơng qua tổ chức,
mọi người có thể giải quyết vấn đề một cách thông minh và độc lập, và điều này
làm tăng động lực và hiệu quả.
Mọi người trong tổ chức đều tham gia đặt mục tiêu của riêng mình. Những đóng
góp vào mục tiêu tổng thể của nhóm, góp phần vào các mục tiêu của bộ phận, góp phần
vào các mục tiêu của đơn vị kinh doanh, góp phần vào mục tiêu của tổ chức.
Bƣớc 4: Theo dõi tiến độ
Để hiệu quả, bạn phải theo dõi tiến độ của các thành viên trong nhóm để đạt
được mục tiêu. Hệ thống giám sát bạn tạo ra cần phải kịp thời, để bạn có thể giải
quyết các vấn đề trước khi nó ảnh hưởng tới các mục tiêu quan trọng. Với hiệu ứng
xếp tầng, khơng có mục tiêu nào được đặt trong sự cô lập; và thiếu mục tiêu trong
một khu vực sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu ở khắp mọi nơi.
Mặt khác, đây là điều cần thiết để đảm bảo rằng các mục tiêu kém được thiết
kế không dẫn dắt các hành vi sai trái. Ví dụ, một mục tiêu của trung tâm chăm sóc
khách hàng là hồn thành tất cả các cuộc gọi trong vịng bảy phút có thể khuyến
khích các thành viên trong nhóm xử lý cuộc gọi nhanh chóng và khơng dành thời
gian khơng cần thiết để trị chuyện.
Tuy nhiên, có thể là cuộc gọi của khách hàng trở nên phức tạp hơn, nhưng các
nhà điều hành trung tâm cuộc gọi sẽ chấm dứt cuộc gọi của họ sau 6 phút 59 giây để
đáp ứng mục tiêu của họ. Rõ ràng, điều này sẽ làm phiền khách hàng, những người

15



sau đó phải gọi lại. Trong tình huống này, q trình giám sát nên chọn sự thay đổi
trong mơi trường mục tiêu và thay đổi mục tiêu.
Thiết lập một kế hoạch cụ thể để theo dõi hiệu suất mục tiêu (mỗi năm một
lần, kết hợp với đánh giá hiệu suất, là không đủ!) Lên kế hoạch họp ba tháng một
lần – hoặc thường xuyên khi thích hợp – để thảo luận về tiến độ công việc và hiệu
suất. Viết thỏa thuận hiệu suất cho các thành viên trong nhóm của bạn và đảm bảo
rằng họ hiểu cách bạn sẽ đo lường hiệu suất của họ. Hãy nhớ rằng MBO thực chất
là một quy trình quản lý. Đừng sử dụng nó như một sự thay thế cho khả năng lãnh
đạo tốt: hai người nên làm việc cùng nhau!
Bƣớc 5: Đánh giá và khen thƣởng hiệu suất
MBO được thiết kế để cải thiện hiệu suất ở tất cả các cấp của tổ chức. Để đảm
bảo điều này xảy ra, bạn phải có một hệ thống đánh giá toàn diện tại chỗ.
Cung cấp phản hồi mang tính xây dựng, kỹ lưỡng cho tất cả nhân viên về mục
tiêu của họ và về mục tiêu của tổ chức. Hãy nhớ nguyên tắc tham gia: khi bạn trình
bày kết quả trên tồn tổ chức, bạn có một cơ hội khác để liên kết những thành tựu
cá nhân và nhóm cụ thể với hiệu suất của cơng ty. Cuối cùng, MBO có thể thúc đẩy
hiệu suất và năng suất toàn tổ chức. Chỉ cần đảm bảo rằng bất kỳ hệ thống giám sát
hiệu suất nào đều có các điều kiện về mơi trường và điều kiện để thực hiện.
Khi các nhân viên của bạn đạt được mục tiêu của họ, bạn có thể khen
thưởng cho họ theo nhiều cách. Một lời cảm ơn đơn giản cho một công việc được
thực hiện tốt cũng là một cách ghi nhận hay, hoặc bạn có thể làm nổi bật thành tích
của họ với nhóm hoặc bạn có thể có chiến lược đãi ngộ cho công việc mà họ làm.
Khi bạn thưởng cho những người đạt mục tiêu, bạn gửi một thông điệp rõ ràng
đến tất cả mọi người rằng mục tiêu đạt được là có giá trị và quá trình MBO khơng
chỉ là một bài tập, mà cịn là một khía cạnh quan trọng của việc đánh giá hiệu suất.
Bƣớc 6: Lặp lại chu trình
Khi bạn đã trải qua năm bước đầu tiên, chu kỳ sẽ bắt đầu lại với một đánh giá
khác về mục tiêu và mục tiêu của tổ chức. Khi xem xét các mục tiêu, thành quả và
tạo các mục tiêu mới, hãy yêu cầu phản hồi từ nhân viên về những gì diễn ra tốt đẹp

16


và những gì có thể được cải thiện, xem xét các yếu tố mơi trường, và tính đến hiệu
suất trong q khứ của nhân viên
1.1.4. Ý nghĩa mơ hình quản lý MBO
Mơ hình quản lý MBO cung cấp cơ sở quan trọng cho việc hoạch định của
doanh nghiệp kích thích tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của mọi người mọi
bộ phận tham gia quản lý tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển năng lực
với tính sáng tạo và năng động giúp nhà quản lý nhận thấy dễ hơn và rõ hơn các
thiếu xót trong công tác quản lý để nâng cao hiệu lực và hiệu qủa. Điều đó cho thấy
tất cả các cán bộ trong bộ máy quản lý của một số tổ chức đều chịu trách nhiệm
thực hiện công tác quản lý mục tiêu nếu khơng có sự hợp tác cần thiết ở tất cả các
cấp thì xác xuất thành cơng sẽ khơng cao xuất phát từ nhiêm vụ trên chúng ta phân
thành ba cấp quản lý cơ bản cấp cao cấp trung và cấp thấp cấp cao gồm hội đồng
giám đốc nhưng người lãnh đạo có trong trách cao nhiệm vụ chính của nhóm này là
xác định những nguyên tắc hoạt động chủ yếu của công ty tập trung vào sự chú ý
vào vấn đề làm gì chứ khơng phải là làm thế nào còn cấp trung gian.
Tương ứng như vậy các mục tiêu của các cán bộ quản lý cấp thấp nhằm nâng
cao sản lượng, nâng cao năng suất lao động và trình độ của từng cán bộ, giảm phế
phẩm, giảm cơng việc làm ngồi giờ. Các cán bộ quản lý ở cấp này thường giải
quyết nhiệm vụ “làm thế nào” và rất ít liên quan. Đến việc xác định cơng tác quản
lý trong điều kiện làm việc hiện nay và tương lai.
Ngồi ra (MBO) cịn là cách để điều khiển phối hợp và thúc đẩy hoạt động
của các nhà quản lý. Bắt đầu từ cấp quản trị cao nhất trong cơng ty nó bao gồm 6
giai đoạn của MBO. Xác định các mục tiêu của doanh nghiệp ở cấp hội đồng quản
trị. Phân tích các cơng việc quản lý và xác định các vị trí nghề nghiệp cơ bản trong
đó phân chia trách nhiệm và quyền quyết định cho cá nhân các nhà quản lý. Xác
định các tiêu chuẩn hoạt động của từng vị trí, bộ phận tồn doanh nghiệp. Chấp
nhận và xác định các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Sắp xếp các mục tiêu cá

nhân với mục tiêu của doanh nghiệp. Thiết lập hệ thống thông tin quản lý để điều

17


×