Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh bo kẹo, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 185 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

XAYSONGKHAME PHIMMASONE

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HĨA Ở TỈNH BO KẸO,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

62 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan
PGS.TS. Kim Thị Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án

Xaysongkhame Phimmasone

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này ngoài sự nỗ lực của bản thân, nghiên cứu sinh
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Lời đầu tiên nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn
Hữu Ngoan, PGS.TS. Kim Thị Dung đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo nghiên cứu
sinh trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn thầy, cô giáo Bộ môn Kế hoạch và
Đầu tư, Khoa Kinh tế và PTNT, Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh Bo Kẹo, Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Bo Kẹo
đã tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này cho phép nghiên cứu sinh được chân thành cảm ơn đến các
cơ quan ban ngành thuộc 5 huyện Huội Xài, Tôn Phậng, Mâng, Pha U Đôm và
Pạc Tha, các doanh nghiệp và hộ nông dân đã cung cấp thông tin giúp tơi hồn
thành luận án.
Cuối cùng nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Viện
nghiên cứu Nơng lâm nghiệp quốc gia Lào, gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp trong và ngồi cơ quan đã ln ủng hộ, động viên, tạo điều kiện giúp
đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án này.
Một lần nữa nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ

quý báu của các tập thể và cá nhân dành cho nghiên cứu sinh.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án

Xaysongkhame Phimmasone

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ............................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................vi
Danh mục bảng .................................................................................................... vii
Trích yếu luận án ....................................................................................................xi
Thesis abstract ..................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu .....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................4
Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa ..............................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm liên quan ..........................................................................5
2.1.2. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa ....................................................................................... 10
2.1.3. Đặc điểm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa ....................................................................................... 12
2.1.4. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa ....................................................................................... 14
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ........................................................ 16
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 20

iii


2.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa ở một số nước trên thế giới .......................................... 20
2.2.2. Kinh nghiệm trong nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ........................................................ 32
2.2.3. Những nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ........................................................ 40
2.3.

Bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa rút ra cho tỉnh Bo Kẹo............................... 48

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 51
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................... 51
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào và tỉnh Bo Kẹo .................................................................... 51

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào và tỉnh Bo Kẹo .................................................................................... 55
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 56
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ................................................. 56
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 59
3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu ..................................................... 61
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 61
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 61
3.3.1. Những chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ........................................................ 61
3.3.2. Những chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất............................................. 62
3.3.3. Những chỉ tiêu phản ánh chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế .................... 62
Phần 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................. 65
4.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014 ......................... 65
4.1.1. Chuyển dịch cơ cấu tổng qt tồn ngành nơng nghiệp ở tỉnh
Bo Kẹo ............................................................................................................... 65
4.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp ở tỉnh
Bo Kẹo ....................................................................................................... 67
4.1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng ................ 80
4.1.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành
phần kinh tế ................................................................................................ 90

iv


4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa ỏ tỉnh Bo Kẹo ............................................92


4.2.1. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Bo Kẹo
giai đoạn 2016-2020 ................................................................................... 92
4.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng ............................................................................... 95
4.2.3. Yếu tố Khoa học – Công nghệ ...................................................................97
4.2.4. Nguồn lực của hộ nông dân......................................................................101
4.2.5. Thị trường lao động, vốn, tiêu thụ ...........................................................112
4.2.6. Hệ thống chính sách phát triển nơng nghiệp hàng hóa ............................117
4.3.

Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo ..........................................122

4.3.1. Định hướng ...............................................................................................122
4.3.2. Dự kiến cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo đến năm 2020 ............................................125
4.3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh
Bo Kẹo .....................................................................................................127
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..........................................................................143
5.1. Kết luận ....................................................................................................143
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................144
Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án ..........................146
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................147
Phụ lục .................................................................................................................150

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


vi

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CDCCKTNN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

CDCCKTNT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn

CHDCND

Cộng hịa Dân chủ Nhân dân


CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐNDCM

Đảng Nhân dân Cách mạng

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố

GNP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX


Hợp tác xã

HTX NN

Hợp tác xã nông nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NSHH

Nông sản hàng hóa

PTNT

Phát triển nơng thơn

SL

Số lượng


SPHH

Sản phẩm hàng hóa

SXHH

Sản xuất hàng hóa

TĂCN

Thức ăn chăn ni

TLSX

Tư liệu sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1.

Cơ cấu nông nghiệp trong GDP và lao động nông nghiệp của
một số nước......................................................................................... 21

2.2.

Cơ cấu giá trị sản phẩm trong nước và lao động làm việc ................. 22

2.3.

Cơ cấu giá trị tổng sản lượng nông nghiệp ......................................... 22

2.4.

Cơ cấu GDP các ngành kinh tế của Lào, thời kỳ 1995-2007 ............. 34

2.5.

Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp của Lào thời kỳ
1995-2007 ........................................................................................... 35

2.6.


Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất nông sản hàng hóa
của tỉnh Salavan .................................................................................. 37

3.1.

Nguồn và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................ 59

3.2.

Cơ cấu mẫu điều tra ............................................................................ 60

4.1.

Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tỉnh Bo Kẹo giai đoạn
2010-2014 ........................................................................................... 66

4.2.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Bo Kẹo giai
đoạn 2010-2014 .................................................................................. 66

4.3.

Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ yếu của
tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014....................................................... 68

4.4.

Năng suất và sản lượng các loại cây trồng chủ yếu của tỉnh Bo

Kẹo giai đoạn 2010-2014.................................................................... 69

4.5.

Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Bo Kẹo
giai đoạn 2010-2014 ........................................................................... 73

4.6.

Quy mô đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn
2010-2014 ........................................................................................... 76

4.7.

Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh Bo Kẹo
giai đoạn 2010-2014 ........................................................................... 76

4.8.

Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành thủy sản của tỉnh Bo Kẹo giai
đoạn 2010-2014 .................................................................................. 78

4.9.

Giá trị và tỷ suất hàng hóa một số sản phẩm nông nghiệp chủ
yếu của tỉnh Bo Kẹo trong 3 năm 2012 – 2014 .................................. 79

4.10. Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở 3 vùng của tỉnh Bo
Kẹo giai đoạn 2010-2014.................................................................... 81


vii


4.11. Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng của
tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014 ...................................................... 83
4.12. Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở vùng Trung du của
tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014 ...................................................... 86
4.13. Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở vùng Núi của tỉnh Bo
Kẹo giai đoạn 2010-2014 ................................................................... 88
4.15. Số lượng và tỷ lệ người sản xuất trả lời đánh giá về công tác
quy hoạch............................................................................................ 94
4.16. Số lượng và tỷ lệ cán bộ quản lý trả lời về mức độ ảnh hưởng
của quy hoạch ..................................................................................... 95
4.17. Tình hình tham gia tập huấn của hộ được điều tra ............................. 99
4.18. Số lượng và tỷ lệ hộ trả lời về nguồn cung cấp thông tin đối
với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .................................................... 100
4.19. Số lượng và tỷ lệ người sản xuất trả lời đánh giá mức độ tiếp
cận thông tin thị trường .................................................................... 100
4.20. Thông tin chung về chủ hộ được điều tra ......................................... 101
4.21. Diện tích đất sản xuất của hộ được điều tra ..................................... 102
4.22. Nguồn gốc hình thành đất đai của hộ được điều tra ......................... 102
4.23. Đàn vật nuôi của hộ được điều tra .................................................... 103
4.24. Tình hình ni trồng, đánh bắt thủy sản của hộ được điều tra
tính bình qn 1 năm ........................................................................ 103
4.25. Số lượng và tỷ lệ người sản xuất trả lời về chuyển đổi hoặc
mở rộng sản xuất .............................................................................. 104
4.26. Số lượng và tỷ lệ người sản xuất trả lời về kế hoạch chuyển
đổi hoặc mở rộng sản xuất................................................................ 105
4.27. Hiệu quả sản xuất/1ha lúa vụ mùa và ngô tại tỉnh Bo Kẹo năm
2014 .................................................................................................. 107

4.28. Hiệu quả sản xuất/1ha chuối thơm trồng mới tại tỉnh Bo Kẹo
năm 2014 .......................................................................................... 109
4.29. Hiệu quả sản xuất/1ha cao su trồng mới tại tỉnh Bo Kẹo .................. 111
4.30. Số lượng và tỷ lệ người sản xuất trả lời đánh giá về thị trường
lao động ............................................................................................ 112
4.31. Số lượng và tỷ lệ người sản xuất trả lời đánh giá về các kênh
vay vốn ............................................................................................. 113

viii


4.32. Số lượng và tỷ lệ người sản xuất trả lời về việc tiêu thụ sản
phẩm của hộ ...................................................................................... 115
4.33. Số lượng và tỷ lệ người sản xuất trả lời đánh giá về tiềm năng
thị trường tiêu thụ ............................................................................. 116
4.34. Số lượng và tỷ lệ cán bộ quản lý trả lời đánh giá về mức độ
ảnh hưởng của thị trường .................................................................. 116
4.35. Số lượng và tỷ lệ người sản xuất trả lời đánh giá về một số
chính sách ......................................................................................... 120
4.36. Số lượng và tỷ lệ cán bộ quản lý trả lời đánh giá về mức độ
ảnh hưởng của một số chính sách ..................................................... 121
4.37. Dự kiến kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến
năm 2020 của tỉnh Bo Kẹo (giá cố định năm 2010) ......................... 126
4.38. Dự kiến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020
của tỉnh Bo Kẹo (giá cố định năm 2010) .......................................... 127

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ

TT

Tên sơ đồ

Trang

4.1. Kênh tiêu thụ nông sản hàng hố phục vụ tiêu dùng trong
nước khơng qua chế biến ..................................................................139
4.2. Kênh tiêu thụ nơng sản hàng hố qua chế biến phục vụ tiêu
dùng trong nước................................................................................ 139
4.3. Kênh tiêu thụ nơng sản hàng hố phục vụ xuất khẩu ....................... 140

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Tên tác giả: Xaysongkhame Phimmasone
Tên luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở
tỉnh Bo Kẹo, nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào
Chuyên ngành:
Kinh tế nông nghiệp;
Mã số: 62.62.01.15
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa của tỉnh Bo Kẹo trong những năm qua, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm
đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trong
thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; Phương pháp tiếp cận theo khu
vực kinh tế; Phương pháp tiếp cận theo vùng kinh tế; Phương pháp tiếp cận có sự tham
gia trong q trình nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo, trên cơ sở đó đề xuất giải
pháp phù hợp.
Phương pháp phân tích
Bằng các phương pháp thống kê mơ tả, phân tổ thống kê, so sánh để phản ánh
CCKTNN theo ngành sản xuất, theo cây trồng, vật nuôi, theo vùng và theo các hình
thức tổ chức sản xuất, đồng thời xác định các chỉ tiêu giải thích liên quan nhằm phân
tích mối quan hệ của các yếu tố liên quan đến sự CDCCKTNN theo hướng SXHH.
Kết quả chính và kết luận:
(1) Yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia ln địi hỏi có
một cơ cấu kinh tế hợp lý, vì vậy cần xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành kinh tế,
quan hệ giữa các vùng kinh tế, quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Những mối quan hệ
đó được biểu hiện cả về chất và về lượng, chúng luôn luôn chuyển dịch cho phù hợp với
yêu cầu của từng giai đoạn phát triển đất nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nói riêng là địi
hỏi tất yếu khách quan của quá trình vận động và phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Nền kinh tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chủ yếu nhờ vào sự
phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp của Lào đang phát triển ở trình độ thấp, cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chưa được hình thành một cách rõ
nét. Năm 2010, tỷ trọng nơng nghiệp trong GDP của Lào đạt 27%, Việt Nam đạt được
cơ cấu này vào năm 1995, trước Lào 15 năm; ở tỉnh miền núi thuộc khu vực phía Bắc
Lào và có nhiều dân tộc sinh sống như Bo Kẹo, tỷ trọng này chiếm 45,87% và giảm còn
xi


40,93% vào năm 2014. Như vậy, Bo Kẹo là một tỉnh nông nghiệp lạc hậu với một cơ
cấu kinh tế chưa hợp lý. Giai đoạn 2010-2014, ngành trồng trọt của tỉnh Bo Kẹo đã có

bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa rõ nét nhưng vẫn còn
chiếm tỷ trọng cao (năm 2014 là 71,18%); tiểu ngành chăn ni và thủy sản có sự tăng
trưởng thấp nên chưa tạo ra được bước chuyển dịch tích cực (năm 2014 tỷ trọng lần lượt
là 28,53% và 0,29%). Xét về mặt kinh tế, cây trồng có giá trị hàng hóa cao như chuối
thơm và cao su có hiệu quả kinh tế cao hơn lúa và ngô, tuy nhiên cần một lượng vốn
đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và thị trường tiêu thụ ổn định; Về mặt kỹ thuật, quy mô
sản xuất nhỏ, hạ tầng yếu kém, điều kiện sản xuất khó khăn, tư duy lạc hậu đã dẫn đến
năng suất thấp và không đồng đều, sự liên kết giữa nơng nghiệp với chế biến và tiêu thụ
cịn sơ khai. Tuy nhiên, giai đoạn 2010-2014 đã hình thành một điểm sáng trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo là nhóm
cây trồng truyền thống như lúa, ngơ, đậu tương, lạc, vừng... được thay thế bằng cây
trồng có tỷ suất hàng hóa đạt 100% (chuối thơm và cao su), trong đó diện tích cây
truyền thống giảm 16.120ha trong 5 năm và được thay thế bằng nhóm cây có giá trị
hàng hóa cao. Động lực chính đã thúc đẩy sự chuyển dịch này là sự kết hợp giữa chính
sách sản xuất hàng hóa của chính quyền địa phương và sự tham gia của nhà đầu tư nước
ngoài từ Trung Quốc và Thái Lan giúp người nông dân giải quyết vấn đề vốn, kỹ thuật
và thị trường tiêu thụ.
Các yếu tố gồm Quy hoạch sản xuất nơng nghiệp hàng hóa; Chính sách phát triển
nơng nghiệp hàng hóa, thị trường vốn, thị trường tiêu thụ đã có tác động tích cực góp
phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch nhưng đất đai và lao động là hai yếu tố đang có tác
động tiêu cực đến sản xuất nơng nghiệp hàng hóa của hộ. Trên cơ sở phân tích vấn đề
nghiên cứu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh
Bo Kẹo trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi.
(3) Giải pháp cho Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá của tỉnh phải trên cơ sở khai thác sức mạnh tổng hợp; dựa trên cơ sở nhu cầu
của thị trường, lợi thế của tỉnh và theo yêu cầu của phát triển bền vững. Để nâng cao
hiệu quả CDCCKTNN ở Bo Kẹo, cần phải thực hiện một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật
như: (i) Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ một số chính sách để thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; (ii) Xây dựng quy hoạch và bố
trí cây trồng, vật ni phù hợp với điều kiện từng địa phương trong tỉnh; (iii) Phát triển

kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh; (iv)
Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn; (v) Tăng
cường các giải pháp kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh trong sản
xuất nông nghiệp; (vi) Phát triển kinh tế hộ nông dân tạo lập quan hệ giữa các hộ nông
dân và giữa các hộ với các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước; (vii) Phát
triển thị trường và tổ chức tốt q trình tiêu thụ nơng sản.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate:
Xaysongkhame Phimmasone
Thesis Title: Economic Restructuring in Agriculture Towards Commodity Production
in Bo Keo Province, Lao People's Democratic Republic (Lao PDR).
Major:
Agricultural Economics;
Code:
62.62.01.15
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The objectives of this research are to assess the situation of economic
restructuring in agriculture towards commodity production in Bo Keo province in recent
years, and to find out the solutions that improve economic restructuring in agriculture
towards commodity production in the coming period.
Materials and Methods
The approach method
This thesis applied the system approach, economic area approach, regional
economic approach, and participatory approach to analyze and evaluate the economic
restructuring in agriculture towards commodity production in Bo Keo province. Based

on that, to recommend the suitable solutions.
Method of analysis
The data were inputted into the computer to be processed and analyzed. The
descriptive statistic including percentages, tables, frequencies, counts, etc. and
comparision were applied to picked out the information of the economic restructuring in
agriculture towards commodity production and factors those impact on it.
Main Findings and Conclusions
(1) One of the necessaries for social – economic development of nations is
appropriate economy structure. Therefore, it is needed to clarify clearly the relationship
between economic sectors, economic regions, and between economic components.
These relationship are described by the quality and quantity, and always change to be
consistent with the demands of the country development in each period. The economic
restructuring in general and economic restructuring in agriculture towards commodity
production in particular is necessary, undeniable, and objectivity in the process of
movement and development of economy and society.
(2) The economy of Lao People's Democratic Republic mainly lays on agriculture.
Agriculture of Laos has been developing at the low level, the structure of agricultural
economics towards commodity production has not been established clearly. In 2010, the
proportion of the agricultural production value in total GDP was 27% while Vietnam
reached this point in 1995, 15 years before Laos. In moutainous province in Northwest
of Laos where have many ethnic groups as Bo Keo, this proportion was 45,87% in 2010
and decreased to 40,93% in 2014. Bo Keo is a backward agricultural province and has
xiii


the inapproriate structure of agriculture. In the period of 2010-2014, although crop
sector has the economic restructuring towards commodity production clearly, the
percentage of its production value in farming sector still remaining high (71,18% in
2014). Additionally, livestock and aquaculture have the low growth rate, thus the
agriculture sector could not create a positive shift (the share is 28,53% and 0,29% in

2014 respectively). Regarding to economics, fragrant banana and rubber are the types of
crop have the high merchandise value, but they need to invest a large amounts of
capital, modern technology and stable consumption market. In case of technical, small
scale and difficult condition of production, backward thinking have led to the low
yielding and nonuniform of product, and the linkage between production and
processing, consumption are nascent. However, in period of 2010-2014, the remarkable
light of economic restructuring in agriculture towards commodity production in Bo Keo
is the group of traditional crops, such as rice, maize, soybeans, peanuts, and sesame,
decreased 16,120 ha in 5 years, and has been replaced by the groups of crops which
have high merchandise value (fragrant banana and rubber). The motivation promoted
this transition are the linkage among policy of local government on commodity
production and the involvement of foreign investors from China and Thailand. These
stakeholders helped local farmers to solve problems of capital, technology and
consumption market.
The impact factors including commodity production planning in agriculture,
policies of commodity agriculture development, capital market, and consumption
market are the factors have positive impacts on economic restructuring in agriculture
towards commodity production in Bo Keo. However, land and labor are the factors in
opposite. Based on analysis of factors influencing, in coming period, besides investing
to develop the group of crops that has the high merchandise value, Bo Keo needs to focus
on promotion of the development of livestock sector.
(3) To enhance the effectiveness of economic restructuring in agriculture in Bo
Keo, the solutions should be implemented are: (i) Completing and implementing
synchronization the policies to promote economic restructuring in agriculture towards
commodity production; (ii) Planning and arrranging the production of plants and
animals to be suitable with each local condition in the province; (iii) Developing the
infrastructure of agriculuture, rural and agricultural processing industry in Bo Keo
province; (iv) Training and enhancing the quality of rural and agricultural labour;
(v) Enhancing the qualification of intensive farming for farmers; (vi); Developing
household economics, improving the linkage within households and between

households and companies with supporting of the government; (vii) Developing market
and well organize the process of farm product consumption.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế nơng nghiệp của Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào
(CHDCND) đang tiến hành trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng với rất
nhiều thách thức. So với các nước thành viên ASEAN, quá trình chuyển từ
nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa của Lào rất
khó khăn, bình qn diện tích đất nơng nghiệp thuộc nhóm thấp nhất (chỉ bằng
1/5 mức diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người của thế giới), năng
suất cây trồng, vật ni nói chung đều xếp vào loại trung bình thấp nếu so với
khu vực và thế giới (Phansay Phengkhammay, 2014). Do vậy, yêu cầu đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
nói riêng là tất yếu khách quan để tận dụng nguồn lực của quốc gia và quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhanh,
đúng xu thế thời đại, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia cho phép
khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế - xã hội, đưa nền nông nghiệp đứng
vững trên thị trường khu vực và thế giới.
Năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Lào đạt 27%, Việt Nam
đạt được cơ cấu này vào năm 1995, trước Lào 15 năm; ở tỉnh miền núi thuộc khu
vực phía Tây bắc Lào và có nhiều dân tộc sinh sống như Bo Kẹo, tỷ trọng này
chiếm 45,87% và giảm còn 40,93% vào năm 2014 (Lê Quốc Doanh, 2006; Trung
tâm Thống kê Quốc gia Lào, 2011, 2015). Như vậy, Bo Kẹo là một tỉnh nông
nghiệp lạc hậu với một cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. Giai đoạn 2010-2014, ngành
trồng trọt của tỉnh Bo Kẹo đã có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất hàng hóa mạnh mẽ nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (năm 2014 là

71,18%); ngành chăn ni và thủy sản có sự tăng trưởng thấp nên chưa tạo ra
được bước chuyển dịch tích cực (năm 2014 tỷ trọng lần lượt là 28,53% và
0,29%). Nguyên nhân cơ bản được xác định là do sản xuất nơng nghiệp mang
nặng tính tự cung tự cấp, quy mơ sản xuất nhỏ, hạ tầng yếu kém, tư duy sản xuất
lạc hậu, liên kết trong nơng nghiệp cịn sơ khai... Tuy nhiên, giai đoạn này cũng
xuất hiện một điểm sáng rất đáng lưu ý là nhóm cây trồng truyền thống như lúa,
ngô, đậu tương, lạc, vừng... được thay thế bằng những cây trồng có tỷ suất hàng
hóa đạt 100% (chuối thơm, cao su), cụ thể, diện tích nhóm cây trồng truyền
1


thống giảm 16.120ha trong 5 năm và được thay thế bằng nhóm cây có giá trị
hàng hóa cao. Động lực chính đã thúc đẩy sự chuyển dịch này là sự kết hợp giữa
chính sách sản xuất hàng hóa của chính quyền địa phương và sự tham gia của
nhà đầu tư nước ngồi từ Trung Quốc, Thái Lan giúp người nơng dân giải quyết
bài toán vốn, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ (Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Bo Kẹo,
2011; 2015).
Như vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bo Kẹo đang dần chuyển
dịch theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng so với các nước đang phát triển trong
khu vực thì tốc độ chuyển dịch cịn chậm và do đó chưa khai thác được các
nguồn lực trong nước cũng như tiếp nhận những nguồn lực của nước ngoài. Để
thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo cần phải khai thác, sử dụng các nguồn lực (cả trong
nước và ngoài nước) một cách hiệu quả, sử dụng được lợi thế của các vùng, các
địa phương, các đơn vị sản xuất để lựa chọn và quyết định sản xuất kinh doanh
những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Đồng thời phải đánh giá đúng thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách
khoa học và khách quan để rút ra những vấn đề cần giải quyết, sau đó đề xuất
những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa trong những năm tới ở tỉnh Bo Kẹo là yêu

cầu cấp thiết đang đặt ra trong tình hình hiện nay.
Ở góc độ khoa học, hiện chưa có cơng trình nào nghiên cứu về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo. Do
đó, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa ở một tỉnh kinh tế chưa phát triển vừa là đòi hỏi, vừa là giải pháp chủ yếu
thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển sản xuất hàng hóa, cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong nơng nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Bo Kẹo, trong những năm qua, đề xuất
giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo trong những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của tỉnh Bo Kẹo theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bo Kẹo diễn ra
như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp tỉnh Bo Kẹo theo hướng sản xuất hàng hóa?
- Giải pháp nào nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Bo Kẹo?
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo
Kẹo, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Đối tượng khảo sát và nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Những cây trồng và vật nuôi đang được sản xuất trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo.
- Những chính sách kinh tế và kỹ thuật trong nông nghiệp đang được thực
hiện trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo.
- Các chủ thể kinh tế hoạt động trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo liên quan đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa đã thực hiện ở tỉnh Bo Kẹo.

3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung làm rõ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cụ thể:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản.
- Về khơng gian: Nghiên cứu q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo, đồng thời đi
sâu điều tra, khảo sát hộ nông dân, doanh nghiệp, cán bộ quản lý thuộc 3 huyện
Huội Xài, Tôn Phậng và Phạ U Đôm.

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong 5 năm, từ năm 2010 đến
năm 2014, số liệu sơ cấp được tập trung thu thập vào năm 2014, đề xuất giải
pháp cho giai đoạn 2015-2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận: Hệ thống hoá, luận giải và phát triển cơ sở lý luận, thực tiễn,
xây dựng khung lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa. Qua đó luận án đưa ra nhận định sản xuất nông nghiệp tỉnh Bo
Kẹo đang chuyển tiếp từ canh tác đa dạng sang chun mơn hố vào một số nơng
sản chính, đầu tư tăng năng suất, lấy lợi nhuận làm mục tiêu. Vì vậy, sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là tất yếu, khách
quan, phù hợp với sự vận động của thực tiễn. Đồng thời luận án nêu lên 5 khoảng
trống trong nghiên cứu CDCCKTNN để tập trung giải quyết ở tỉnh Bo Kẹo.
Về mặt thực tiễn: Luận án đã tổng hợp một cách khoa học về thực trạng q
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở
tỉnh Bo Kẹo trong những năm qua (theo ngành, theo vùng và theo thành phần
kinh tế). Trên cơ sở quan điểm và định hướng của CHDCND Lào và tỉnh Bo
Kẹo, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp khả thi cho tỉnh Bo Kẹo đến năm
2020. Luận án là tài liệu để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhất là chính quyền
địa phương tham khảo nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Theo Đường Hồng Dật và cs. (2011), thuật ngữ “cơ cấu” bắt nguồn từ sự

cấu tạo, cấu trúc của sự vật trong tự nhiên và những cơng trình xây dựng do con
người tạo nên. Theo tiến trình phát triển của lịch sử, thuật ngữ “cơ cấu” được vận
dụng và lan tỏa trong nhiều lĩnh vực của xã hội. “Cơ cấu” nói lên mối quan hệ về
chất và mối quan hệ tỷ lệ về lượng của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể
thống nhất của sự vật trong một điều kiện cụ thể nhất định. Do đó một “cơ cấu”
thể hiện các khía cạnh: Bộ phận (hay yếu tố) cấu thành; tỷ lệ về lượng của bộ
phận (hay yếu tố) cấu thành; chất lượng của cấu trúc; điều kiện cụ thể nhất định
của cơ cấu. Trên phạm vi tổng thể có các loại cơ cấu: Cơ cấu vật chất trong thế
giới vô cơ, cơ cấu sinh vật trong thế giới hữu cơ, cơ cấu theo lĩnh vực và chức
năng trong quản lý kinh tế và xã hội.
Riêng trong nông nghiệp, một cơ cấu tiến bộ phải thể hiện mối quan hệ các
ngành hàng có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và chiếm vị thế lớn, cơ cấu vùng
có lợi thế so sánh, cơ cấu kỹ thuật cao và cơ cấu thành phần kinh tế có sức sản
xuất hàng hóa quy mơ lớn, theo hướng xuất khẩu.
Lê Đình Thắng (1994) cho rằng, cơ cấu kinh tế (CCKT) là một tổng thể hệ
thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện
kinh tế xã hội nhất định; nó được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về
chất lượng và số lượng, phù hợp với những mục tiêu được xác định của nền
kinh tế.
Theo Nguyễn Đình Nam (1994), cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ
về chất lượng và số lượng, tương đối ổn định của các bộ phận kinh tế trong điều kiện
thời gian và không gian nhất định, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Có nhiều loại CCKT khác nhau: Cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, cơ
cấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành
5


chính - lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế… Trong đó cơ cấu theo ngành
kinh tế - kỹ thuật là quan trọng nhất. Xác định CCKT hợp lý và chuyển dịch

CCKT kịp thời, năng động, khoa học là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Việc làm này tùy thuộc rất lớn vào sự hiểu biết sâu sắc các nhân tố kinh tế xã hội,
kỹ thuật, công nghệ ở từng giai đoạn phát triển. Ngồi ra, cịn phụ thuộc vào khả
năng tổ chức sản xuất, trình độ quản lý kinh tế của đội ngũ lao động. Thực hiện
cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
kinh tế - xã hội; thúc đẩy sự phát triển trên mọi vùng, miền đất nước; tạo điều
kiện nâng cao đời sống nhân dân; tạo sự phát triển cân đối và đồng đều trên toàn
bộ lãnh thổ (Đường Hồng Dật và cs., 2011).
Theo Chenery (1988), chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) là các thay
đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của sản
phẩm quốc dân (GNP), bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, sự
thay đổi về nhu cầu, sản xuất, lưu thơng và việc làm. Ngồi ra cịn các q trình
kinh tế xã hội kèm theo như đơ thị hố, biến động dân số, thay đổi trong việc
thu nhập.
Theo Đường Hồng Dật và cs. (2011), thuật ngữ “cơ cấu kinh tế nông
nghiệp” được bắt nguồn bởi các thuật ngữ gốc là “cơ cấu” và “cơ cấu kinh tế”.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CCKTNN) là tổng thể các mối quan hệ về chất và
quan hệ theo tỷ lệ về lượng của các bộ phận cấu thành trong q trình phát triển
nơng nghiệp theo từng giai đoạn kinh tế - xã hội nhất định. Khái niệm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CDCCKTNN) được hiểu là sự biến đổi về tỷ
trọng, vị thế và tính cân đối, mối quan hệ giữa các bộ phận, yếu tố cấu thành
trong nông nghiệp, sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong
một giai đoạn nhất định. Như vậy CDCCKTNN là một quá trình, quá trình này
diễn biến theo hình thức tự phát hoặc tự giác. Yếu tố tác động đến CDCCKTNN
thường có rất nhiều. Nhóm yếu tố bên ngồi nơng nghiệp, đặc biệt là khoa học và
công nghệ đã tác động rất lớn và mạnh đến CDCCKTNN. Nhóm yếu tố bên
trong nơng nghiệp: Trong quá trình phát triển đã nảy sinh ra những yếu tố thuận
lợi và những trở ngại, buộc phải có những tác động để thích ứng với cơ cấu kinh
tế tiến bộ hơn.
Xu hướng của CDCCKTNN là dịch chuyển theo yêu cầu sản xuất hàng

hóa, phát triển bền vững, gắn với phát triển kinh tế nông thôn, giảm tỷ trọng giá
trị nông sản và tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Nội
6


dung CDCCKTNN gồm: Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) ngành và nội bộ ngành,
CDCC vùng và tiểu vùng sinh thái, CDCC thành phần kinh tế và CDCC kỹ thuật
trong sản xuất nơng nghiệp. Nghiên cứu CDCCKTNN nhằm mục đích cải biến,
xây dựng một CCKTNN mới tiến bộ hơn, phù hợp với yêu cầu của phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng trong
điều kiện cụ thể nhất định (Đường Hồng Dật và cs., 2011).
Theo Lê Quốc Doanh (2006), chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự
thay đổi cơ cấu các ngành trong khu vực nông nghiệp. Đối với khu vực nông
lâm ngư (nông nghiệp theo nghĩa rộng), sự chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp, ngư nghiệp. Xu hướng chung
của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước: lúc đầu tập trung vào
việc tự túc lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất cây thức ăn gia súc và chăn
ni, rồi các cây có dầu, đạm, rau và quả. Một xu hướng khác diễn ra đồng thời
trong nông nghiệp là chuyển dịch từ nông sản tươi sang nông sản chế biến.
Fisher (1935) phân biệt ba khu vực kinh tế là: Sơ cấp (nông nghiệp), Cấp hai
(công nghiệp) và Cấp ba (dịch vụ) và trong sự phát triển của việc làm và đầu tư
chuyển dần từ khu vực sơ cấp sang cấp hai và một phần sang cấp ba. Clark (1940)
phát triển thêm cho rằng chính năng suất lao động trong các khu vực đã quyết định
việc chuyển lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao.
Chenery (1988) tổng kết quá trình tăng trưởng đã nêu ra các giai đoạn
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước như sau:
Giai đoạn sản xuất sơ cấp, khi thu nhập là 100 - 600 $/người, với tốc độ tăng
trưởng khoảng 4 - 5 %/năm. Trong giai đoạn này, dịch vụ và nơng nghiệp đóng góp
nhiều nhất cho sự tăng trưởng, tích luỹ vốn cịn thấp, lao động tăng nhanh, năng suất
các yếu tố sản xuất tăng chậm, nhưng lại có ý nghĩa hơn vốn đầu tư.

Giai đoạn cơng nghiệp hố, khi thu nhập khoảng 600 - 7.200 $/người, tốc
độ tăng trưởng khoảng 5 - 7 %/năm. Trong giai đoạn này, đóng góp của cơng
nghiệp và cơ sở hạ tầng là chủ yếu và ngày càng tăng, đóng góp của khối dịch vụ
thời gian đầu cao, sau giảm dần, đóng góp của nơng nghiệp ngày càng thấp. Sự
đóng góp của vốn có tính chất quyết định nhất.
Giai đoạn kinh tế đã phát triển, khi thu nhập trên 7.200 $/người, tốc độ
tăng trưởng giảm xuống còn 4 - 5 %/năm. Trong giai đoạn này, đóng góp của
cơng nghiệp và cơ sở hạ tầng còn cao nhưng của dịch vụ giảm dần. Năng suất
7


yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP) vẫn đóng góp cao nhưng lan
dần ra các khu vực khác, nhất là trong nơng nghiệp.
2.1.1.2. Khái niệm về hàng hóa và sản xuất nơng nghiệp hàng hóa
a) Khái niệm hàng hóa và sản xuất hàng hóa
Hàng hố là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó
của con người và có thể dùng để trao đổi với hàng hoá khác. Hàng hoá là một
phạm trù kinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất
và trao đổi hàng hoá. Sản phẩm lao động mang hình thái hàng hố khi nó trở
thành đối tượng mua bán trên thị trường (Nguyễn Lê Huy, 2010).
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm làm ra
khơng phải để đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất mà đáp ứng nhu
cầu của xã hội thông qua trao đổi mua bán. Trong kiểu tổ chức kinh tế này, tồn
bộ q trình sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng; sản xuất ra cái gì, như
thế nào và cho ai đều thông qua việc mua - bán, thông qua thị trường và đều do
thị trường quyết định (Trần Thị Lan Hương, 2008).
Sản xuất hàng hóa nơng nghiệp cần phải mở rộng quy mô, ứng dụng
khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Nó khơng cịn bị giới hạn bởi nguồn lực của gia đình, vùng,... mà cịn phải dựa
trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Chuyển từ quy mô nhỏ, manh mún sang

quy mô lớn, sản xuất chuyên mơn hóa, góp phần nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của mỗi cá nhân và toàn xã hội (Trần Thị Lan Hương, 2008). Trong
sản xuất hàng hóa, cần tuân theo các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu và
giá cả thị trường.
Như vậy, giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính cùng tồn tại, thống
nhất với nhau ở một hàng hố. Q trình thực hiện giá trị và quá trình thực hiện
giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và khơng gian. Q trình
thực hiện giá trị được tiến hành trước và trên thị trường; quá trình thực hiện giá
trị sử dụng diễn ra sau và trong lĩnh vực tiêu dùng (Trần Văn Túy, 2004).
Sự ra đời của sản xuất hàng hóa cần có hai điều kiện trong nghiên cứu của
chủ nghĩa Mác - Lê Nin: Một là, phải có sự phân cơng lao động xã hội, tức là có
sự chun mơn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội vào các ngành, các lĩnh
vực sản xuất khác; Hai là, phải có sự tách biệt tương đối giữa những người sản
xuất về mặt kinh tế, tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể sản
xuất, độc lập nhất định (Trần Thị Lan Hương, 2008).
8


b) Khái niệm về sản xuất nơng nghiệp hàng hố
Phân cơng lao động xã hội càng phát triển thì quan hệ trao đổi cũng được
mở rộng và ngày càng phức tạp, làm cho tiểu thủ công nghiệp tách khỏi ngành
nông lâm nghiệp, hình thành xu hướng cơng nghiệp thành thị và dần dần tách
khỏi nơng nghiệp, nơng thơn. Chính sự phân cơng lao động xã hội này đã hình
thành nền nơng nghiệp hàng hố. Trong đó, “nơng sản được sản xuất ra không
phải để thoả mãn nhu cầu cá nhân của người sản xuất mà là để trao đổi trên thị
trường thì được gọi là sản phẩm hàng hố hay nơng sản hàng hóa (NSHH). NSHH
là tế bào kinh tế của nền nơng nghiệp hàng hố” (Trần Xn Châu, 2002). Do sự
phân công lao động giữa các ngành, sản xuất NSHH ra đời, vì vậy Lênin đã đặt
gạch nối giữa phân công lao động xã hội với khái niệm thị trường nói chung và
thị trường nơng thơn nói riêng.

Nơng sản hàng hóa là phần của tổng sản lượng nơng nghiệp sau khi đã trừ
đi phần dành cho tiêu dùng cá nhân và phần để mở rộng tái sản xuất trong nơng
nghiệp (giống, thức ăn chăn ni...).
Như vậy, có thể hiểu, sản xuất nơng nghiệp hàng hóa là sản xuất theo nhu
cầu thị trường, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn đáp ứng
nhu cầu của các ngành kinh tế; khối lượng nơng sản hàng hóa là một bộ phận
của tổng sản phẩm nông nghiệp.
2.1.1.3. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa
Theo Todaro (1982), sự phát triển của nơng nghiệp từ tình trạng tự cấp
sang sản xuất hàng hố trải qua 3 giai đoạn:
- Sản xuất tự cấp, độc canh, tập trung vào một hay hai cây lương thực.
- Chuyển tiếp sang canh tác đa dạng và đa canh, ngồi cây lương thực trồng
thêm rau, quả, cây hàng hố, chăn ni.
- Chuyển sang chun mơn hố vào một nơng sản chính, đầu tư tăng năng
suất, lấy lợi nhuận làm mục tiêu.
Theo Bun Lọt Chăn Thạ Chon (2008), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng SXHH là quá trình thay đổi cơ cấu giữa các cây trồng, vật nuôi,
ngành nghề trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng suất
lao động tương xứng với tiềm năng về sinh thái cũng như khả năng áp dụng công

9


×